Đối với một kỹ sư công nghệ yêu cầu phải biết thiết kế, tổ chức một dây chuyền sản xuất hợp lý, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Phải biết vận dụng giữa những yêu cầu kỹ thuật với điều kiện thực tế.
Trong điều kiện thực tế hiện nay khi Đảng và Nhà Nước đang thực hiện chính sách mở cửa khuyến kích đầu đầu tư xây xựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi nhu cầu lớn về ngành vật liệu trong đó các sản phẩm bê tông và bê tông đúc sẵn chiếm một vị trí quan trọng. Vì vậy để đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết đó từ những thiết kế nhà máy này.
Trong quá trình thiết kế chúng em đã cố gắng tham khảo tài liệu trong và ngoài nước. Tìm hiểu các công nghệ sản xuất của các nước tiên tiến về công nghệ bê tông, vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và thực tế sản xuất ở Việt Nam.
Trong phần thiết kế, khi chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp chúng em đã chú ý đến tận dụng khả năng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu và trở sản phẩm tiêu thụ.
Về dây chuyền công nghệ, em đã tính toán cụ thể các phần đồng thời áp dụng những thành tựu tiên tiến vào trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
Phần kinh tế đã xác định được một số chỉ tiêu trong xây dựng, các chỉ tiêu trong lúc vận hành sản xuất và hoạch toán được giá thành sản phẩm.
Cúng em bố trí tổng mặt bằng nhà máy, các công trình chính và công trình phụ đảm bảo liên hoàn chặt chẽ với nhau.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ có hạn, yêu cầu thiết kế lớn do đó trong quá trình thiết kế và tính toán không tránh khỏi những thiếu sót.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao chúng em đã được sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, các thầy giáo trong khoa và đặc biệt là thầy giáo Trần Ngọc Tính.
Chúng em mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến bổ sung của các thầy và các bạn nhằm làm cho phần thiết kế của em được hoàn thiện hơn và rút ra được những thiếu sót của mình.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy bêtông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đá nào. Mang khuôn mẫu đến thử độ sụt, đúc mẫu, mang toàn bộ số liệu về phòng KCS. Hàng ngày trạm kiểm tra cân xi măng, cân cốt liệu, nếu có sai lệch phải làm vệ sinh và chỉnh lại cân. Khi vận hành máy trộn phải thường xuyên theo dõi hoạt động của máy trộn. Khi bộ phận nào không hoạt động phải báo ngay cho người chịu trách nhiệm xử lý. Thường xuyên kiểm tra lượng vật liệu trong các ngăn của bunke dự trữ. Chiều cao vật liệu trong các ngăn của bunke chứa không được chênh lệch nhau quá tránh hiện tượng ngăn có nhiều vật liệu, ngăn ít vật liệu hoặc không có vật liệu gây đổ vách ngăn. Đối với các bunke chứa xi măng thì khi sử dụng ngăn chứa xi măng nào thì phải ghi rõ vào mẻ trộn để theo dõi lượng xi măng trong bunke. Hai mươi ngày phải kiểm tra một lần van an toàn và làm sạch lưới lọc của xiclo lọc bụi.
2. Kho cốt liệu, xi măng, sắt thép:
Thường xuyên kết hợp với phòng KCS để kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập về nhà máy. Theo dõi, ghi chép đầy đủ lượng nguyên vật liệu nhập kho xem có đúng về qui cách, chủng loại và số lượng không.
3. Phân xưởng cốt thép:
Quản đốc phân xưởng kiểm tra, đối chiếu với bản vẽ thiết kế các yêu cầu kỹ thuật của các linh kiện, khung cốt thép đã chế tạo xong.
4. Phân xưởng tạo hình:
Quản đốc và các nhân viên kỹ thuật kiểm tra kỹ thuật từ khi bắt đầu lắp khuôn đến khi hoàn thành sản phẩm. Ghi ký hiệu sản phẩm, đóng dấu nghiệm thu phân loại sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm của phân xưởng mình sản xuất.
5. Phòng KCS :
Là phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm.
Nhiệm vụ của phòng KCS :
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu ra vào nhà máy.
- Thử tính chất cơ lý như : khối lượng thể tích, khối lượng riêng, độ ẩm, độ dẻo cấp phối cốt liệu…
- Thí nghiệm cấp phối bê tông
- Đúc mẫu kiểm tra cường độ bê tông tại nơi sản xuất và tại công trình.
- Hàng ngày kiểm tra sản phẩm cùng các quản đốc phân xưởng và phó giám đốc.
- Cấp chứng chỉ chất lượng cho khách hàng.
- Theo dõi mẫu thử, ký hiệu số lượng sản phẩm tại công trường và bảo dưỡng.
Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng sản phẩm
I- Kiểm tra chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm
Công tác kiểm tra thường xuyên trong quá trình chế tạo các cấu kiện bê tông cốt thép gồm có:
1. Kiểm tra phẩm chất khi chế tạo hỗn hợp bê tông chính là:
Kiểm tra phẩm chất của vật liệu để chế tạo bê tông, kiểm tra độ ẩm của cốt liệu để bớt lượng nước khi cân nước cho mẻ trộn. Kiểm tra độ chính xác của cân đong vật liệu thành phần, cũng như kiểm tra độ lưu động, độ cứng, độ phân tầng của hỗn hợp bê tông.
2. Kiểm tra mác của cốt thép
Kiểm tra đường kính các thanh cốt thép, cường độ của mối hàn, kích thước của các linh kiện và khung cốt thép đã chế tạo xong, sự phù hợp về kích thước của chúng.
Kiểm tra sự đúng đắn của việc chế tạo và lắp đặt các chi tiết chờ trên khung cốt thép, kiểm tra lớp chống rỉ…
3. Kiểm tra chất lượng dầu lau khuôn, vị trí của các khung cốt thép và các linh kiện cốt thép riêng biệt trong khuôn.
Kiểm tra chất lượng đổ khuôn và lèn chặt bê tông trong khuôn, chất lượng hoàn thiện bề mặt hở của cấu kiện.
4. Kiểm tra chế độ gia công nhiệt (Nhiệt độ và thời gian)
Cường độ của bê tông sau khi gia công nhiệt, chất lượng các bề mặt của cấu kiện sau khi tháo khuôn cũng như chất lượng gia công và hoàn thiện bề mặt các cấu kiện.
Công tác kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở các biểu đồ công nghệ đã lập sẵn cho từng loại sản phẩm.
Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu ban đầu để chế tạo bê tông cốt thép được tiêu chuẩn hoá trong các qui phạm Nhà nước hay các tiêu chuẩn kỹ thuật. Còn các chỉ tiêu thực tế về tính chất của vật liệu được ghi trong các chứng minh kỹ thuật kèm theo khi vật liệu được đưa về nhà máy. Nhưng phẩm chất của chúng vẫn phải được kiểm tra lại. Việc thí nghiệm phải tiến hành theo các phương pháp tiêu chuẩn hiện hành. Nhưng cũng có thể tiến hành theo các phương pháp thí nghiệm nhanh đã sử dụng nhiều trong thực tế.
II. Kiểm tra cường độ của sản phẩm, cấu kiện bê tông
Việc xác định cường độ chịu nén và trong một số trường hợp riêng cường độ chịu kéo khi uốn hay kéo đúng tâm chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ công tác kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Phải xác định cường độ xuất xưởng hay cường mác để lập chứng minh kỹ thuật và xuất sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm được đánh giá và kiểm tra bằng phương pháp cơ học. Trong phương pháp này tải trọng thí nghiệm được đặt lên các mẫu bê tông tăng hơn tải trọng phá hoại, nghĩa là xác định cường độ giới hạn chịu nén (kéo). Trong nhiều trường hợp để kiểm tra cường độ chịu nén của sản phẩm thì dùng phương pháp không phá hoại như phương pháp đo độ cứng.
1. Phương pháp phá hoại:
Chia các sản phẩm được sản xuất thành các lô. Mỗi lô 100 sản phẩm. Trong mỗi lô lấu một mẫu sản phẩm đại diện để kiểm tra.
+ Kiểm tra chất lượng panel sàn..
Đưa sản phẩm lên thiết bị kiểm tra và đặt tải trọng lên dọc theo chiều dài panel sàn.tăng tải trọng q cho đến khi xuất hiện vết nứt có chiều rộng b=0,3(mm). Kiểm tra tải trọng q với tải trọng thiết kế. Nếu q có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị của tải trọng thiết kế thì đạt yêu cầu.
Tăng tiếp tải trọng q đến khi sản phẩm bị phá hoại. Kiểm tra tải trọng phá hoại
của panel sàn
Trong các phân xưởng sản xuất, ở mỗi một ca trên mỗi tuyến công nghệ sản xuất ta lấy ít nhất hai lượng thử của hỗn hợp bê tông trong cùng một cấp phối. Thể tích của lượng thử này được tính toán đủ để chế tạo một xêri mẫu kiểm tra để xác định cường độ xuất xưởng của bê tông trong cấu kiện. Ngoài ra mỗi ngày một lần từ lượng thử đã lấy của hỗn hợp bê tông của mỗi cấp phối người ta chế tạo một xêri mẫu kiểm tra khác để kiểm ra sự phù hợp cường độ thực tế của bê tông với mác thiết kế của nó ở tuổi 28 ngày cứng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn. Trong nhà máy còn lấy các lượng thử phụ để chế tạo các mẫu kiểm tra với mục đích xác định cường độ công nghệ của bê tông trong các thời hạn trung gian.
2. Phương pháp không phá hoại:
Sử dụng phương pháp bắn bê tông để xác định độ cứng của bê tông. Từ đó gián tiếp xác định được cường độ của bê tông. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ dàng, sản phẩm không bị phá hoại. Nhưng có nhược điểm là không đánh giá hết và đúng đắn sự làm việc thực tế của sản phẩm.
Ngoài ra còn có thể kiểm tra cường độ sản phẩm bằn xung lực siêu âm, dùng máy đo âm điện tử đo được tốc độ lan truyền của sóng siêu âm từ đó xác định được cường độ bê tông, có thể phát âm từ đó xác định được cường độ bê tông, có thể phát hiện được các khuyết tật và sự không đồng nhất trong cấu trúc bê tông, sự xuất hiện các vết nứt. Hoặc dùng máy thử áp lực thuỷ lực để kiểm tra một số sản phẩm đại diện cho một lô sản phẩm…
III. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đã chế tạo xong.
Trước khi xuất xưởng các sản phẩm bê tông ra khỏi nhà máy. Ta tiến hành kiểm tra theo các bước sau:
- Kiểm tra hình dáng và kích thước của cấu kiện.
- Chất lượng bề mặt và mức độ hoàn thiện.
- Chất lượng cốt thép, chi tiết chờ, móc cẩu lắp.
- Chất lượng bê tông theo cường độ chịu nén.
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận kiểm tra kỹ thuật tiến hành trong quá trình nghiệm thu các sản phẩm.
Các cấu kiện thường được chia thành lô khi nghiệm thu. Số lượng cấu kiện mỗi lô được qui định trong các quy phạm Nhà nước tương ứng. Lô gồm các cấu kiện cùng một cỡ loại được chế tạo trong một thời gian không quá 10 ngày trước khi nghiệm thu theo cùng một công nghệ và cùng một loại vật liệu. Số lượng cấu kiện trong một lô không được vượt quá: khi thể tích một cấu kiện từ 0,2 á0,3m3 là 700 cái. Khi thể tích cấu kiện từ 0,3á1 m3 là 300 cái. Khi thể tích cấu kiện từ 1á2m3 là 150 cái .
1. Kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài và đo:
Cấu kiện phải có hình dáng hình học đúng với độ chính xác của kích thước trong các giới hạn cho phép qui định.
Độ chính xác về kích thước và hình dạng hình học của cấu kiện (phẩm chất bề mặt của góc vuông, độ thẳng của các mép, cạnh…) được kiểm tra bằng các dụng cụ đo với độ chính xác đến 1mm. Nếu chỉ một trong số các cấu kiện đã chọn trước để kiểm tra không thoả mãn những yêu cầu về hình dạng, kích thước nói trên thì phải tăng số lượng cấu kiện cần kiểm tra lên gấp đôi hay cả lô, trị số các dung sai cho phép so với các kích thước kế của cấu kiện được quy định trong quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành.
2. Kiểm tra chất lượng của cốt thép
Tiến hành kiểm tra vị trí của cốt thép ngay trên cấu kiện đã được chọn để kiểm tra hình dáng và kích thước. Số lượng cấu kiện dùng để kiểm tra có thể được quy định trong các quy phạm Nhà nước hay điều kiện kỹ thuật đối với loại cấu kiện ấy. Hoặc có thể lấy không dưới 1% khi số lượng cấu kiện trong 1 lô là 500 cái hoặc nhiều hơn nữa và trên 5 cái khi khối lượng cấu kiện trong một lô dưới 500 cái. Để kiểm tra vị trí đặt cốt thép trongcấu kiện có thể dùng ngay các cấu kiện đã bị phá hoại khi thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu tải trọng và độ cứng của chúng.
Kiểm tra vị trí cốt thép trong cấu kiện bằng cách đục lớp bê tông bảo vệ hai đầu và giữa của cấu kiện để lộ cốt thép ra và kiểm tra theo bản vẽ thi công.
Dùng các dụng cụ nam châm, điện từ để kiểm tra chiều dày lớp vữa bảo vệ cũng như hướng phân bố và đường kính thanh cốt thép.
3. Đánh giá cường độ và độ đồng đều của bê tông trong các cấu kiện:
Kiểm tra đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông được tiêu chuẩn hoá bởi 2 chỉ tiêu: cường độ trung bình thực tế đối với các khối lượng kiểm tra và cường độ cho phép tối thiểu của bê tông trong các xêri mẫu kiểm tra riêng biệt trong cùng một khối lượng ấy. Nếu thoả mãn các tiêu chuẩn qui định thì cường độ bê tông coi là thoả mãn.
Trong nhà máy bằng cách sử dụng các chỉ tiêu đã được tiêu chuẩn hoá để đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông.
4. Kiểm tra khả năng chịu lực của sản phẩm.
Thí nghiệm trực tiếp cấu kiện với tải trọng giống như tải trọng sử dụng để đánh giá khả năng chịu lực của sản phẩm theo cường độ về độ cứng và khả năng chống nứt, khi các chỉ tiêu phẩm chất của sản phẩm đã kiểm tra ở trên không đạt yêu cầu. Trình tự số lượng cấu kiện được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm, trị số của tải trọng, sơ đồ thí nghiệm, phương pháp xử lý kết quả thí nghiệm được tiến hành theo quy phạm Nhà nước. Sau khi kiểm tra phải lập biên bản và ghi lại kết quả thí nghiệm. Trong biên bản ghi rõ các kết luận về đánh giá cường độ, độ cứng, độ chống nứt của cấu kiện và của cả lô kiểm tra.
IV. Đề mác và lập chứng minh kỹ thuật của sản phẩm.
Các sản phẩm khi đã kiểm tra thoả mãn yêu cầu của quy phạm tương ứng hay điều kiện kỹ thuật được đề mác bằng sơn không rửa được. Trong mác ghi rõ số chứng minh kỹ thuật của sản phẩm, ký hiệu và tem của nhà máy chế tạo. Số của nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận kiểm tra.
Tem của nhà máy là dấu kiểm tra quy ước (con dấu của bộ phận kỹ thuật). Chỉ đóng dấu lên sản phẩm khi có số chứng minh kỹ thuật bên cạnh ký hiệu của sản phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm đã được bộ phận kiểm tra kỹ thuật nghiệm thu và có thể xuất kho cho người tiêu dùng. Chứng minh kỹ thuật được làm thành 2 bản, một giao cho khách hàng, còn một giữ lại nhà máy.
II.6. An toàn lao động
Đối với nhà nước ta công tác an toàn lao động được đặc biệt chú trọng, con người là vốn quý, con người tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động sẽ dẫn đến những hậu quả không lường, không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn gây thiệt hại đến tính mạng của con người. An toàn lao động trước hết là người lao động phải được bảo vệ an toàn trong quá trình sản xuất, là được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn lao động. Trong từng ngành khác nhau thì việc trang bị các thiết bị bảo hộ là khác nhau, sao cho phù hợp với từng công việc trong từng ngành. Trước khi nhận cán bộ công nhân viên vào nhà máy thì phải trang bị cho họ một số kiến thức nhất định với công tác an toàn lao động.
Trong sản xuất để đạt được năng suất, chất lượng cao công tác đầu tiên là phải chất hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của xí nghiệp, mặt khác còn đòi hỏi mỗi người phải có một trình độ tay nghề vững vàng, sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc trong dây chuyền công nghệ mà mình đảm nhiệm. Song song với các yếu tố trên thì vấn đề sức khoẻ cũng là rất quan trọng, bất kỳ một công việc gì dù nhỏ hay lớn thì yếu tố sức khoẻ quyết định sự thành công rất lớn. Có sức khoẻ trong lao động ngoài việc đạt được năng suất chất lượng còn đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động đều tránh được tai nạn rủi ro trong sản xuất. Trong nhà máy để đảm bảo tuyệt đối an toàn, ngoài việc trang bị kiến thức cũng như trang thiết bị cho từng người còn phải có cán bộ làm công tác an toàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tham quan hiện trường để theo rõi kịp thời phát hiện những công việc, hiện tượng nguy hiểm có thể gây ra tai nạn lao động. Trong nhà máy hàng năm có lập quỹ bảo hiểm xã hội để cung cấp đầy đủ các phương tiện cũng như trang thiết bị bảo hộ cho công nhân, sao cho phù hợp với từng vị trí sản suất. Khi có công nhân mới vào xí nghiệp hoặc học sinh, sinh viên được cử đến thực tập hoặc công tác nhà máy trước khi vào nhà máy nhận nhiệm vụ phải được học các nội quy, quy chế của nhà máy, cũng như an toàn lao động. Sau khoá học phải kiểm tra kiến thức của học viên tiếp thu được trên giấy, nếu đạt được yêu cầu thì phân công công tác, không đạt được thì dứt khoát phải học lại.
Đây là nhà máy bê tông và bê tông đúc sẵn nên mặc dù có gắng hạn chế đến mức tối đa cũng không tránh khỏi một lượng bụi cũng như tiếng ồn, nên để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân lao động, giảm sự căng thẳng, mệt mỏi trong sản xuất do bụi, do tiếng ồn ngoài biện pháp cơ bản là cải tiến thiết bị máy móc còn phải tạo vành đai cây xanh xung quanh nhà máy để cải thiện điều kiện môi trường.
Chính vì vậy ban lãnh đạo của nhà máy là giám đốc, các phó giám đốc và quản đốc… phải đôn đốc công nhân viên chức, cán bộ quản lý của nhà máy thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động như sau:
Chỉ cho phép công nhân làm việc khi những công nhân này đã qua học tập về sử dụng thiết bị và học tập quy phạm sử dụng và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động. Tại chỗ làm việc cần phải có các bản nội quy vận hành và bảo quản máy móc thiết bị.
Chỗ làm việc phải rộng rãi không có vật chướng ngại, thuận tiện trong công tác, đảm bảo các yêu cầu về công tác phòng hoả và phải được chiếu sáng tốt.
Các đường dây điện phải an toàn nối đất. Hệ thống điện cần phải có sở bộ mạng điện, có cầu giao chung và cầu giao phân đoạn. điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng. Chỉ được sửa chữa và lắp các bộ phận có điện (hoặc gần các bộ phận có điện), cũng như việc mở và tháo các dây dẫn điện đang vận hành có điện áp cao hơn 36V khi đã cắt điện. Các dụng cụ điện phải kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng trạm mát trên vỏ máy, tình trạng dây nối và một tháng một lần về sứ cách điện của dây dẫn nguồn đIện và chỗ hở đIện.
Tất cả các phần quay của thiết bị phải được chắn lưới.
Loại trừ điều kiện có thể tiếp xúc với các chấn động.
Các thiết bị trong xưởng phải được trang bị tín hiệu ánh sáng và chuông báo.
Khi làm việc ở bàn tạo hình và máy đổ bê tông phải thực hiện các yêu cầu sau:
Không được cho người khác thao tác vận hành điều khiển máy.
Không làm việc khi máy móc đã hỏng.
Không được đứng trên bàn quay ly tâm trong quá trình toạ hình.
Thao tác máy đổ bê tông phải chú ý phía trược và tránh nguy hiểm.
Không di chuyển máy rải bê tông khi người còn đứng trên bàn tạo hình.
Không sử dụng khuôn khi khuôn bị hỏng.
Tường và lắp bể dưỡng hộ phải thường xuyên sửa chữa tránh những tổn thất nhiệt do rò rỉ.
Không được đặt các vật khác lên lắp bể dưỡng hộ.
Chỉ mở lắp bể khi đã xả hơi nước đi.
Khi nâng hạ lắp bể khuôn sản phẩm không để xoắn, thắt nút, và móc phải chịu lực đồng thời. Phải thường xuyên kiểm tra cáp không được sử dụng dây cáp và xích không đảm bảo kỹ thuật.
Phải báo ngay cho công nhân lái cẩu khi thấy có hiện tượng có thể xẩy ra nguy hiểm.
Cấm người đến gần vật cẩu khi chưa hạ xuống cách mặt đất 30cm.
Tất cả các thiết bị tải như cáp, xích, móc phải được thử nghiệm tải trọng theo quy định hiện hành và có văn bản xác nhận, các thiết bị máy móc phải kiểm tra định kỳ.
Mười ngày một lần xem xét các thiết bị chịu tải như: cáp, xích và dây chằng. Phải xem xét đầu móc kẹp trước mỗi ca. Mỗi tháng một lần kiểm tra các thiết bị máy móc và trục. Ba tháng một lần phải kiểm tra các trúc.
Trước khi sử dụng máy mới hoặc đại tu xong phải tiến hành nghiệm thu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại máy. Kết quả nghiệm thu phải có văn bản ghi vào lý lịch máy.
phần III . Kiến trúc, điện nước, kinh tế
Chương i : Kiến trúc
Một công trình khi thiết kế bao giờ cũng có sự bố trí quy hoạch mặt bằng cũng như mặt đứng. Do đó phần kiến trúc nhằm giải quyết mặt bằng sản xuất của nhà máy để việc sản xuất của nhà máy được ổn định, liên tục, các khu vực sản xuất không chồng chéo nhau. Đồng thời phải đảm bảo được các nguyên tắc về thiết kế xây dựng công nghiệp như chống ồn, chống bụi để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Mặt khác, phải tính đến việc mở rộng sản xuất nếu nhu cầu thị trường tăng.
Trong nhà máy bê tông có các loại công trình sau đây:
+ Những phân xưởng sản xuất chính.
Phân xưởng tạo hình
Phân xưởng cốt thép
Phân xưởng trộn
Khu vực bảo quản và kiểm tra chất lượng sản phẩm
+ Những phân xưởng sản xuất phụ
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng nồi hơi
Phân xưởng năng lượng, trạm biến thế, trạm bơm
+ Các kho chứa
Kho cốt liệu
Kho ximăng
Kho phụ kiện
Kho nhũ tương
Kho sản phẩm
+ Các công trình phụ trợ
Nhà để xe ôtô
Nhà để xe đạp, xe máy của cán bộ công nhân viên
Phòng thí nghiệm
Phòng bảo vệ
+ Các công trình phúc lợi hành chính
Hội trường, nhà hành chính
Đường giao thông trong nhà máy
I. Các phân xưởng sản xuất chính
1. Phân xưởng tạo hình.
Phân xưởng tạo hình gồm 2 tuyến sản xuất với 2 loại sản phẩm là panel sàn D.U.L và cọc móng tiết diện vuông. Nên ở đây ta bố trí 2 tuyến công nghệ trong 2 khẩu độ của nhà tạo hình, mỗi khẩu đội là 18 m, chiều dài của nhà tạo hình được bố trí tính toán theo yêu cầu của đặc điểm tuyến công nghệ.
Tạo hình panel sàn D.U.L
Tạo hình loại sản phẩm này trong phân xưởng có chiều dài 150m rộng 18m
Bao gồm 8 bệ mỗi bệ dài 60m dược chia làm 2 tuyến,tuyến đầu gồm 4 bệ ,tuyến
hai 4 bệ mỗi bệ cách nhau 1m ở giữa là đường ray rộng 3m cho xe chở sản
Phẩm di chuyển
Tổng diện tích là : S = 18x150=2700 m2
1.2. Tạo hình cọc móng công trình .
Tạo hình cọc móng công trình được bố trí trong nhà có nhịp là 18m chiều dài nhà đươc thiết kế theo cách bố trí dây truyền công nghệ và theo nhịp nhà, ta có chiều dài phân xưởng là 150m.
S = 18.150 = 2700 m2
2. Phân xưởng cốt thép.
Phân xưởng cốt thép gồm có kho chứa cốt thép, gia công cốt thép và kho sản phẩm.
Kho chứa cốt thép và kho chứa sản phẩm được bố trí cùng trong phân xưởng cốt thép.
Tổng diện tích của phân xưởng thép là S:
S = 12 .150 = 1800 m2
3. Phân xưởng trộn.
Phân xưởng trộn được bố trí theo sơ đồ 1 bậc, việc tính toán kiến trúc mặt bằng cho trạm trộn phải theo kích thước máy móc, thiết bị và bố trí máy móc.
Kích thước của trạm trộn là: 6 ´ 5 m
Diện tích trạm trộn là: S = 6.6 = 30 m2
II. Các phân xưởng sản xuất phụ.
1.Phân xưởng cơ khí sửa chữa và kho.
Phân xưởng này có nhiệm vụ gia công và sửa chữa các loại máy móc và các loại chi tiết máy, bảo dưỡng máy móc trong phạm vi cho phép phụ thuộc vào khả năng, quy mô và trình độ của nhà máy. Đồng thời có cả kho chứa các loại máy móc thiết bị, dụng cụ lao động. Phân xưởng cơ khí và kho được xây dựng với khẩn độ là:
30 ´ 12 m, với diện tích xây dựng là 360 m2
a. Phân xưởng nồi hơi
Trong quá trình tạo hình sản phẩm ta có công đoạn gia công nhiệt cho sản phẩm rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của khuôn cũng như giảm chiều dài nhà xưởng sản xuất. Với phương pháp gia công nhiệt bằng hơi nước nóng, khi cần phải có hệ thống cung cấp hơi nước nóng cho khu vực gia công nhiệt, phân xưởng nồi hơi có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đó.
Phân xưởng nồi hơi được bố trí trong nhà có diện tích:
S = 12.6 = 72m2
b. Trạm biến thế.
Có nhiệm vụ đảm bảo về điện cho toàn bộ của quá trình sản xuất và sinh hoạt cho toàn bộ nhà máy, ở đây đồng thời đặt cả máy phát điện.
Trạm biến thế có diện tích là:
S = 6.6 = 36 m2
c. Khu vực cung cấp nước cho toàn bộ nhà máy.
Với nhiệm vụ thiết kế một nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm thì vấn đề cung cấp nước cho sản xuất là hết sức quan trọng. Nước cung cấp cho quá trình nhào trộn hỗn hợp bê tông, quá trình gia công nhiệt sản phẩm và quá trình dưỡng hộ sản phẩm. Ngoài ra, nước còn cung cấp cho sinh hoạt nhà máy, cho các bộ phận làm nguội máy. Cung cấp nước cho khu vực sản xuất phải đầy đủ, đúng giờ, nên nhà máy sử dụng nguồn nước tự khai thác. Chính vì vậy, khu vực cấp nước bao gồm: trạm bơm và 2 bể nước.
Trạm bơm nước có kích thước là: 6.6m và diện tích xây dựng là: 36 m2
Bể nước có kích thước là: 9.6 m và tổng diện tích xây dựng là: 108 m2
2. Kho bãi.
a. Kho cốt liệu ở dạng kho kín bán Bunke với khẩu đội là 9´36 m và diện tích xây dựng 324 m2
b. Kho xi măng.
Kho xi măng là các Xilô chứa, các Xilô này để trong nhà với diện tích nhà chứa Xilô là: S = 30.10 = 300 m2
c. Bãi sản phẩm.
Bãi sản phẩm được xây dựng ngoài trời, nền làm bằng bê tông cốt thép với diện tích là 1656m2
d. Bunke tiếp nhận cốt liệu.
Gồm 2 Bunke tiếp nhận đá và 1 Bunke tiếp nhận cát, diện tích xây dựng của khu vực này là: S = 19.3= 54 m2
e. Kho xăng dầu.
Kích thước L ´ B = 12 ´ 6 . Diện tích xây dựng là 72 m2
f. Kho than
Kích thước L ´ B = 12 ´ 12 . Diện tích xây dựng là 144 m2
g. Bãi xỉ : là bãi chứa tro của than đốt để cung cấp hơi nước nóng, bãi xỉ có diện tích là: S = 6.12 = 72 m2
III. Các công trình phúc lợi hành chính.
1.Nhà hội trường quản lý hành chính nhà máy
Được thiết kế 2 tầng, rộng 12 m, dài 40 m và diện tích xây dựng là 480 m2
a. Nhà ăn tập thể.
Nhà ăn tập thể có kích thước 12.24 m, với diện tích sử dụng là:
S = 12.24 = 288 m2
b. Nhà vệ sinh, nhà tắm.
Nhà vệ sinh có kích thước 6.12 m với diện tích sử dụng S = 6.12 = 72 m2
Nhà tắm có kích thước 6.12 với diện tích sử dụng là S = 6.12 = 72 m2
c. Đường giao thông.
Đường giao thông của nhà máy có 1 lối vào và 1 lối ra, đường ôtô có thể đi được 2 ôtô nên được thiết kế rộng 7 m
IV. Các công trình khác.
1. Gara ôtô.
Diện tích Gara ôtô phụ thuộc vào lượng xe có trong nhà máy, ôtô nhà máy gồm xe chuyên chở nguyên vật liệu: cát, đá, xi măng và xe chuyên chở bê tông thương phẩm.
+ Xe chở xi măng: 3
+ Xe chở cát: 4
+ Xe chở đá: 7
+Xe chở thép:2
Tổng số xe là 16 xe
Diện tích chiếm chỗ của mỗi xe là: 3.7 = 21 m2
Diện tích xây dựng của Gara là: 16´3,5´7 = 336 m2
Chiều rộng Gara ôtô là 12 m, chiều dài Gara ôtô là 3,5.16 = 48 m
2. Nhà để xe.
Nhà để xe đạp, xe máy của cán bộ, công nhân viên nhà máy có kích thước:
L ´ B = 6 ´ 8 m với diện tích xây dựng là: 48 m2
3. Phòng KCS.
Phòng KCS có kích thước: L ´ B = 6 ´ 18 m với diện tích xây dựng là: 108 m2
4.Phòng bảo vệ.
Phòng bảo vệ có kích thước: L ´ B = 6 ´ 3 m với diện tích xây dựng : 18 m2
Bảng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phần kiến trúc.
STT
Tên công trình
Kích thước
Diện tích xây dựng
Dài, m
Rộng, m
1
2
3
4
5
1
Phân xưởng tạo hình
150
36
5400
2
Phân xưởng cốt thép
150
12
1800
3
Phân xưởng trộn
7
4
28
4
Phân xưởng nồi hơi
6
6
36
5
Phân xưởng cơ khí
30
12
360
6
Trạm biến thế
6
6
36
7
Trạm bơm nước
6
6
36
8
Bể nước
9
6
108
9
Bãi sản phẩm
46
36
1656
10
Kho cốt liệu
30
10
300
11
Nhà Bunke tiếp nhận cát đá
19
10
190
12
Kho xi măng
30
10
300
13
Kho xăng dầu
12
6
72
14
Kho than
12
12
144
15
Bãi xỉ
6
12
72
16
Gara ôtô
48
12
576
17
Nhà để xe
8
6
48
18
Phòng thí nghiệm
18
6
108
19
Phòng bảo vệ
3
6
18
20
Hội trường nhà hành chính
30
12
720
21
Nhà ăn tập thể
24
12
288
22
Khu vực vệ sinh, nhà tắm
24
6
144
23
Đường ôtô
800
7
5600
Tổng diện tích của các khu vực là: 40050 m2
Quy hoạch mặt bằng nhà máy.
Mặt bằng nhà máy là tổng thể sự phân bố các phân xưởng chính và phân xưởng phụ, các nhà hành chính, giao thông nội bộ và giao thông với bên ngoài, các công trình phúc lợi, văn hoá, hành chính và diện tích trồng cây xanh trong khu vực nhà máy. Quy hoạch mặt bằng tổng thể nhà máy dựa trên các nguyên tắc thiết kế dây chuyền công nghệ. Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu công nghệ kiến trúc, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh môi trường về bụi và tiếng ồn, về an toàn về điện, phòng cháy, sử dụng được hướng gió chủ đạo để thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
Địa điểm xây dựng nhà máy ở địa phận Thanh Trì - Hà Nội, nhà máy được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật, có kích thước là 240´320m, diện tích 76800 m2.
Kho cốt liệu và kho xi măng được đặt gần trạm trộn để cung cấp cốt liệu và xi măng cho trạm trộn được thuận lợi, dễ dàng và kinh tế. Phân xưởng cơ điện được bố trí gần phân xưởng thép để thoả mãn về yêu cầu phòng hoả và chiếu sáng. Phân xưởng nồi hơi được bố trí gần khu vực gia công nhiệt, xa khu vực hành chính và nhà sinh hoạt chung.
Hệ thống giao thông trong thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng phải đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu về nhà máy và vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ. Đường ôtô được bố trí bao quanh các phân xưởng chính, tới trạm trộn, khu vực tiếp nhận nguyên vật liệu, kho xi măng và nhà hành chính., tại mỗi cổng đặt một phòng bảo vệ.
Nhà máy được bao quanh bằng vành đai cây xanh, có tác dụng vừa tạo bóng mát vừa giảm bụi, chống ồn, đồng thời bảo bệ cảnh quan môi trường. Với hệ thống cây xanh sẽ tạo ra môi trường sinh thái cân bằng có ảnh hưởng tốt đến điều kiện tự nhiên và có lợi cho sức khoẻ của cán bộ công nhân trong nhà máy, từ đó đảm bảo được quá trình sản xuất trong nhà máy được liện tục và không ngừng nâng cao hiệu quả.
Những khoảng trống trong nhà máy có thể trồng cây xanh và cỏ, trước khu vực nhà hành chính trồng cây xanh, vườn hoa để tạo cho nhà máy có dáng vẻ đẹp và mát
Đánh giá phần kiến trúc quy hoạch người ta sử dụng các chỉ tiêu xây dựng.
K =
ồDiện tích sử dụng
ồDiện tích xây dựng
= = 0,521
Chương iI : Điện nước
Điện nước là một yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất, việc cung cấp cũng như việc sử dụng một cách hợp lý nhất công suất của các thiết bị điện nhằm tiết kiệm một cách tối đa lượng điện tiêu thụ và làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm. Để cho sản xuất được liên tục thì việc cung cấp điện nước cũng phải liên tục, ngoài nguồn điện lưới thì trong nhà máy còn có một máy phát điện xoay chiều công suất 350 kVA để dự trữ khi mất điện lưới và bổ xung cho nguồn điện lưới khi nó không cung cấp đủ cho công suất của nhà máy.
Trong nhà máy còn xây dựng một trạm biến thế điện nhằm điều chỉnh và phân phối dòng điện. Dòng điện vào được qua trạm biến áp điện và từ đây dòng điện sẽ được phân phối cho các khu vực sản xuất khác nhau và phục vụ cho toàn bộ nhà máy
Việc chiếu sáng trong nhà máy là hết sức quan trọng, chiếu sáng trong các phân xưởng sản xuất, điện chiếu sáng cho đường đi lối lại trong nhà máy và trong các phòng ban.
Để dẫn điện trong nhà máy ta dùng hệ thống cáp ngầm, hệ thống cáp này sẽ dẫn điện phân phối tới các phân xưởng sản xuất và sinh hoạt. Việc bố trí hệ thống này đảm bảo an toàn và mỹ quan trong nhà máy
Để cung cấp nước sử dụng trong nhà máy thì ta sẽ xây dựng một trạm bơm nước và bên cạnh đó là bể nước có thể đáp ứng được cho toàn bộ các hoạt động của nhà máy. Nước sử dụng bao gồm nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy, nước phục vụ cho trạm trộn, nước phục vụ cho việc dưỡng hộ và cung cấp cho phân xưởng hơi nước. Nguồn nước này được khai thác ngay tại nhà máy và được phân phối đến các khu vực sử dụng bằng hệ thống ống dẫn ngầm.
Chương iII : Hạch toán kinh tế
I. Mục đích, nội dung hạch toán kinh tế.
Để đánh giá một phương án thiết kế dây chuyền công nghệ cũng như các nhóm máy, công đoạn. Người ta thường so sánh hiệu quả kinh tế của phương án đó với các phương án hiện còn đang ở trong cùng một giai đoạn thiết kế với nhau. Phương án nào đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là phương án tối ưu nhất. Ngoài ra, hạch toán còn có mục đích là đưa ra giá bán của sản phẩm sản xuất ra. Để so sánh hiệu quả của các phương án đáng giá, lựa chọn phương án sản xuất tối ưu người ta thường dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sau:
Chỉ tiêu xuất vốn đầu tư
Chỉ tiêu giá thành sản phẩm
Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư
Để đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật, ta phải dựa trên những điều kiện cụ thể và điều kiện sử dụng các loại trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, điều kiện về cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cũng như việc sử dụng công nhân cụ thể.
II. Xác định chỉ tiêu sản xuất vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: vốn đầu tư xây lắp và vốn đầu tư trang thiết bị máy móc.
1. Vốn đầu tư trang thiết bị máy móc.
Theo quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy đã tính toán ở phẩn trước và đơn giá định mức khấu hao tài sản cố định của các thiết bị nhà máy bê tông đúc sẵn. Để tính toán ta lập bảng thống kê tài sản cố định như sau:
Bảng thống kê tài sản cố định
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Đơn giá 103/Đ.vị
Giá trị 103đồng
1
2
3
4
5
1
Bunke tiếp nhận đá, cát
3
2.000
6.000
2
Băng tải vận chuyển cốt liệu
120
600
720.000
3
Bunke trung gian giữa các băng tải
3
2.000
6.000
4
Xe gạt vật liệu
1
2.000
2.000
5
Tổ hợp thiết bị kho xi măng
1
320.000
320.000
6
Xilon lọc bụi
5
15.000
75.000
7
Bunke dự trữ nguyên vật liệu
3
50.000
150.000
8
Cân cốt liệu
2
15.000
30.000
9
Cân xi măng
1
18.000
18.000
10
Cân nước
1
8.000
8.000
11
Máy trộn
2
120.000
240.000
12
Bunke trung gian
1
2.000
2.000
13
Bunke chưa hỗn hợp bê tông
1
4.000
8.000
14
Xe goòng chở hỗn hợp bê tông
2
50.000
100.000
15
Máy tuốt thép
2
30.000
30.000
16
Máy nắn cắt liên hợp
1
80.000
160.000
17
Máy dập dải định vị cốt vòng
1
15.000
15.000
18
Cần trục
6
40.000
240.000
19
Máy rải bêtông CMж - 71A
1
92.000
92.000
20
Thiết bị làm sạch khuôn
2
2.000
4.000
21
Thiết bị lau dầu
2
1.000
2.000
22
Máy đổ BT vít xoắn ruột gà
3
15.000
45.000
23
Khuôn pa nel san dul loại I
53
1.000
53.000
24
Khuôn pa nel san dul loại I
93
1.000
93.000
25
Khuôn cọc móng L=8m
44
2.000
88.000
26
Khuôn cọc móng L=6m
59
2.000
118.000
27
Xe goòng
4
20.000
80.000
28
Máy căng cốt thép
3
50.000
150.00
29
Cần trục tháp
1
500.000
500.000
30
Đầm rùi
20
1000
20.00
31
ôtô vận chuyển cốt liệu
11
200.000
2.200.000
32
ôtô vận chuyển xi măng
3
320.000
960.000
33
Nồi hơi
4
200.000
800.000
34
Hệ thống cung cấp hơi
1
500.000
500.000
35
Hệ thống cung cấp điện
1
1.120.000
1.120.000
36
Hệ thống cung cấp nước
1
600.000
600.000
Tổng số vốn đầu tư thiết bị trong nhà máy.
Vn = 12.628.900.103 đồng
2. Vốn đầu tư xây lắp.
Bảng thống kê vốn xây lắp
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá 103/Đ.vị
Giá trị 103đồng
1
Nhà Bunke tiếp nhận cát, đá
m2
76
1.500
114.000
2
Kho cốt liệu
m2
300
2.000
600.000
3
Kho xi măng
m2
300
5.000
1500.000
4
Phân xưởng thép
m2
1668
2.000
3.336.000
5
Phân xưởng trộn
m2
36
2.000
72.000
6
Phân xưởng tạo hình
m2
5004
2.000
10.008.000
7
Phân xưởng cơ khí sửa chữa
m2
360
1.000
360.000
8
Bể nước
m2
108
500
54.000
9
Trạm biến thế
m2
36
1.500
54.000
10
Trạm bơm nước
m2
36
1.500
54.000
11
Bãi sản phẩm
m2
1656
400
662400
12
Hội trường hành chính
m2
1440
1.800
2.592.000
13
Nhà ăn tập thể
m2
432
1.000
432.000
14
Gara ôtô
m2
512
800
409.600
15
Nhà để xe
m2
72
1.000
72.000
16
Phòng thí nghiệm
m2
108
1.000
108.000
17
Phòng bảo vệ
m2
18
1.000
18.000
18
Kho than
m2
144
600
86.400
19
Hệ thống thoát nước
m2
150.000
150.000
20
Đường ôtô
m2
8600
500
4.300.000
Tổng số vốn đầu tư xây lắp là: 24.857.600.103 đồng
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản được xác định bằng tổng vốn đầu tư trang thiết bị với vốn xây lắp.
V = VTB + V XL
VTB: Vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị
VXL: Vốn đầu tư xây lắp
V = 12.628.900.103 + 24.857.600.103 = 37.486.500.103 đồng
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là:
E = = = 927.162 (đồng/m3 bê tông)
III. Hạch toán giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất, nó cho phép đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả kinh tế hay không?
Giá thành sản phẩm bao gồm:
Chi phí mua nguyên vật liệu.
Chi phí trả lương cho công nhân
Chi phí sản xuất
Chi phí khấu hao tài sản cố định .....
1. Chi phí mua nguyên vật liệu
Giá thành của nguyên vật liệu như sau:
+ Giá cát: 45.000đồng/m3
+ Giá đá: 90.000đồng/m3
+ Giá xi măng PC40: 90.000/tạ
+ Giá thép thường : 5000/kg
Thép cường độ cao:12000/kg
Dựa trên lượng dùng vật liệu cho loại sản phẩm và đơn giá vật liệu ở trên lập được bảng giá thành nguyên vật liệu dùng cho mỗi loại sản phẩm có tính đến hao hụt.
Hao hụt cốt liệu 2%
Hao hụt xi măng 0,5%
Hao hụt sắt 1%
Bảng giá thành vật liệu cho mỗi loại sản phẩm
Loại sản phẩm
Loại vật liệu
Đơn vị
Đơn giá (đồng)
Khối lượng vật liệu
Thành tiền (đồng)
Tổng
1
2
3
4
5
6
7
Panel sàn D.U.L
2490x1150x150
Xi măng
Cát
Đá
Thép
kg
m3
m3
kg
900
45.000
90.000
10.000
82
,07
0,12
13,7
73800
3150
10800
137000
224750
Panel sàn D.U.L
2490x710x
150
Xi măng
Cát
Đá
Thép
kg
m3
m3
kg
900
45.000
90.000
10.000
47
0,04
0,07
9,2
42300
1800
6300
92000
142400
Cọc móng có mũi L=8m 30x30cm
Xi măng
Cát
Đá
Thép
kg
m3
m3
kg
900
45.000
90.000
5.000
260
0,22
0,35
130
234000
9900
31500
650000
925400
Cọc móng không có mũi L=8m 30x30cm
Xi măng
Cát
Đá
Thép
kg
m3
m3
kg
900
45.000
90.000
5000
260
0,22
0,35
150
234000
9900
31500
750000
1025400
Cọc móng có mũi L=6m 30x30cm
Xi măng
Cát
Đá
Thép
kg
m3
m3
kg
900
45.000
90.000
5000
190
0,16
0,26
110
171000
7200
23400
550000
751600
Cọc móng không có mũi L=6m 30x30cm
Xi măng
Cát
Đá
Thép
kg
m3
m3
kg
900
45.000
90.000
5000
190
0,16
0,26
150
171000
7200
23400
750000
951600
2. Chi phí sản xuất
a. Chi phí điện
Chi phí điện sản xuất cho từng loại sản phẩm như sau:
Panel sàn D.U.L:35%
Bê tông thương phẩm 65 %
Tổng lượng điện cần thiết cho nhà máy :
Pn = [(1 + 0,1)Psx.15 + Tcs .14].K
Psx: Công suất của các khu vực sản xuất trong nhà máy kW/ngày
Công suất này bao gồm toàn bộ công suất của các máy móc thiết bị phục vụ cho các công đoạn sản xuất của các phân xưởng sản xuất và thống kê được là : 420kW
Tcs: Công suất phục vụ cho việc chiếu sáng kW/ngày
Bao gồm toàn bộ công suất của các thiết bị chiếu sáng trong nhà máy : 102 kW
K: Hệ số làm việc không đồng thời, K = 0,7
0,1.Psx: Công suất sản xuất của khu vực trạm trộn ca 3 và những khu vực sản xuất liên quan đến nó.
Vậy:
Pn = (1,1´15´420 + 102´14)´0,7 = 5851 kW/ngày
Xác định chi phí điện cho mỗi sản phẩm
Chi phí điện cho 1m3 sản phẩmpanel sàn d.u.l
Q= kW/m3 sp
V : Khối lượng panelsản suất trong năm m3
Q = = 61,44 kW/m3 sp
+ Chi phí điện cho 1 sản phẩm panel sàn 2490x1150x150mm
T1 = Q.Vs1 (kW/sp)
Q = 61,44 kW/m3 sp
Vs1 = 0,21 m3
Vậy:
T1 = 61,44´0,21= 13kW/sp
Giá thành tiêu thụ điện một sản phẩm là:
G1 = T1 . G (đồng/sp)
G: Giá thành 1 kW điện sản xuất, G = 1000 đồng/kW
G1 = 13 x1000= 13000 đồng/1sp
+ Chi phí điện cho 1 sản phẩm panel sàn 2490x710x150
T2 = 61,44´0,12= 7,4kW/sp
G2 = 7,4x1000= 7400 đồng/1sp
Chi phí điện cho 1 m3 sản phẩm cọc móng
Q =
V : Khối lượng loại sản phẩm cọc móngtrong năm, V = 20.000 m3
Q = = 57kW/m3sp
+Chi phí điện cho 1 sản phẩm cọc móng L=8m
T5 = Q.Vs5
Q = 57kw/m3sp
Vs5 = 0,695m3
Vậy:
T5 =0,695x57=40
Giá thành tiêu thụ điện 1 sản phẩm là:
G5 = T5. G = 40x1000=40000 đồng/sp
+Chi phí điện cho 1 sản phẩm cọc móng L=6m
T6 = 54´0,515= 28 kw/sp
G6 = 28´1000 = 28000 đồng/sp
Chi phí than cho gia công nhiệt sản phẩm được xác định
Gt =
Ghn: Lượng hơi nước cần thiết cho một sản phẩm
qt : Khối lượng than cần thiết để tạo ra 1 kg hơi nước, qt = 0,13 kg
K : Hiệu suất tạo hơi nước, K = 0,7
+Chi phí giá thành cho 1 gia công nhiệt sản phẩm
T = G. g
g: Giá thành 1 kg than, g = 300 đồng/kg
Lượng hơi nước cung cấp cho 1 m3 sản phẩm
Ghn = 150 kg hơi/m3
Lượng hơi nước cung cấp cho từng sản phẩm.
G1 = 150´0,21 = 30,15 kg hn/sp
Panel sàn 2490x710x150
G2 = 150´0,12 = 18 kg hn/sp
Cọc móng L=8m
G3 = 150´0,695=100 kg hn/sp
Cọc móng L=6m
G4 = 150´0,515= 77 kg hn/sp
+Chi phí cho mỗi sản phẩm
Panel sàn 2490x1150x150
Gt1 = . 30,15 = 5,6 (kg/sp)
Panel sàn 2490x710x150 :
Gt2 = . 18 = 3,1 (kg/sp)
Cọc móng L=8m:
Gt3 = . 100 = 17 (kg/sp)
Cọc móng L=6m
Gt4 = .77 = 13 (kg/sp)
+Chi phí tính thành tiền cho mỗi sản phẩm
Panel sàn 2490x1150x150
T1 = 300´5,6 = 1700 (đồng/sp)
Panel sàn 2490x710x150
T2 = 300´3,1 = 930 (đồng/sp)
Cọc móng L=8m
T3 = 300´17 = 5100 (đồng/sp)
Cọc móng L=6m
T4 = 300´13 = 3900 (đồng/sp)
3. Chi phí trả lương cho công nhân
a. Chi phí trả lương cho công nhân ở các khu vực
+ Kho cốt liệu:
Số công nhân làm việc ở kho cốt liệu trong một ngày là:
5 công nhân bậc 3
2 công nhân bậc 4
3 công nhân bậc 5
Lương công nhân bậc 3: 20.000 đồng/ngày
Lương công nhân bậc 4: 25.000 đồng/ngày
Lương công nhân bậc 5: 30.000 đồng/ngày
Chi phí trả lương công nhân tính vào 1 m3 cốt liệu
Lcl =
Qcl: Lượng cốt liệu cần trong một ngày (m3)
Qcl = 58 + 34 = 92 m3
Lcl = = 3400 đồng/m3
+ Kho xi măng
Tổng số công nhân làm việc ở kho xi măng là 6 công nhân bậc 4
Lx =
Qx: Lượng xi măng trong một ngày
Qx = 38,03 tấn/ngày
Lx = = 3900 đồng/tấn
+ Phân xưởng trộn
Tổng số công nhân làm việc trong một ngày là 15 người
Trong đó:
3 công nhân bậc 5
4 công nhân bậc 4
4 công nhân bậc 3
Chi phí trả lương công nhân tính vào bê tông, nên chi phí trả lương công nhân tính vào 1m3 bê tông
Lb =
Vb: Khối lượng bê tông sản xuất trong một ngày, Vb = 150 m3/ngày
Lb = = 1800 đồng/m3
+ Khu vực cốt thép và tạo hình
Tổng số công nhân sản xuất trong một ca là 48 người
Trong đó:
14 công nhân phân xưởng thép
52 công nhân phân xưởng tạo hình (cả gia công nhiệt)
Ta có:
17 công nhân bậc 3
32 công nhân bậc 4
17 công nhân bậc 5
Số công nhân sản xuất trong phân xưởng thép là 14 người
4 công nhân bậc 3
6 công nhân bậc 4
4 công nhân bậc 5
Số công nhân sản xuất panel là 32 người
Trong đó:
8 công nhân bậc 3
16 công nhân bậc 4
8 công nhân bậc 5
Số công nhân sản xuấtcọc móng là 20 người
Trong đó:
5 công nhân bậc 3
10 công nhân bậc 4
5 công nhân bậc 5
+Chi phí trả lương theo khối lượng thép là
LTH = (đồng/kg)
Qsp : Khối lượng thép sản xuất trong một ngày = 11491,12 kg/ngày
LTH = = 60,92 (đồng/kg)
+Chi phí trả lương theo 1m3 sản phẩm cọc móng tạo hình là
LONC =
Qsp: Thể tích sản phẩm trong 1 ngày là
Qsp = = 66,66 m3/ngày
LONC = = 15000 đồng/m3
+Chi phí trả lương theo 1m3 sản phẩm panel sàn là:
LONT =
Qsp = = 33,33 m3/ngày
LONT = = 48000 đồng/m3
+Chi phí trả lương cho vận chuyển bốc dỡ sản phẩm
Bãi sản phẩm gồm 5 người:
3 công nhân bậc 3
2 công nhân bậc 4.
+Chi phí bốc dỡ cho 1 m3 sản phẩm là:
Lbd =
Vsp = 100 m3/ngày
ị Lbd = = 1100 đồng/m3
Chi phí trả lương công nhân tính vào giá thành 1 sản phẩm được thống kê bảng sau:
Loại sản phẩm
Khu vực
Đơn vị
Khối lượng công việc
Đơn giá
Thành tiền
( đồng )
Tổng
( đồng )
Panel sàn D.U.l
2490x1150x150
Kho cốt liệu
Kho xi măng
Phân xưởng trộn
Phân xưởng thép
Tạo hình
Vận chuyển, bốc dỡ
m3
T
m3
kg
m3
m3
0,19
0,081
0,21
13,7
0,21
0,21
3400
3900
1800
60,92
13500
1100
646
316
378
836
2835
231
5242
Panel sàn D.U.l
2490x
710x150
Kho cốt liệu
Kho xi măng
Phân xưởng trộn
Phân xưởng thép
Tạo hình
Vận chuyển, bốc dỡ
m3
T
m3
kg
m3
m3
0,11
0,046
0.12
9,2
0,12
0,12
3400
3900
1800
60,92
13500
1100
374
180
216
561
1620
132
3083
Cọc móng L=8m
có mũi
Kho cốt liệu
Kho xi măng
Phân xưởng trộn
Phân xưởng thép
Tạo hình
Vận chuyển, bốc dỡ
m3
T
m3
kg
m3
m3
0,581
0,28
0,695
130
0,695
0,695
3400
3900
1800
60,92
13500
1100
1976
1092
1251
7930
9383
765
22397
Cọc móng L=8m
Không có mũi
Kho cốt liệu
Kho xi măng
Phân xưởng trộn
Phân xưởng thép
Tạo hình
Vận chuyển, bốc dỡ
m3
T
m3
kg
m3
m3
0,581
0,28
0,695
150
0,695
0,695
3400
3900
1800
60,92
13500
1100
1976
1092
1251
9150
9383
765
23617
Cọc móng L=6m
có mũi
Kho cốt liệu
Kho xi măng
Phân xưởng trộn
Phân xưởng thép
Tạo hình
Vận chuyển, bốc dỡ
m3
T
m3
kg
m3
m3
0,43
0,19
0,515
110
0,515
0,515
3400
3900
1800
60,92
13500
1100
1462
741
927
6710
6953
567
17360
Cọc móng L=6m
Không có mũi
Kho cốt liệu
Kho xi măng
Phân xưởng trộn
Phân xưởng thép
Tạo hình ống thường
Vận chuyển, bốc dỡ
m3
T
m3
kg
m3
m3
0,43
0,19
0,515
130
0,515
0,515
3400
3900
1800
60,92
13500
1100
1462
741
927
7930
6953
567
18580
b. Chi phí lương tích luỹ vào bảo hiểm xã hội
Phần chi phí này lấy bằng 15% lương chính, vậy chi phí lương thực tế cho công nhân sản xuất trực tiếp được xác định theo sản phẩm.
Panel sàn dul 2490x1150x150
Lsx1 = 1,15´5242=6029 đồng/sp
Panel sàn dul 2490x710x150
Lsx2 = 1,15´3083 = 3546 đồng/sp
Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=8m có mũi
Lsx3 = 1,15 ´22397 = 25756 đồng/sp
: Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=8m, không có mũi
Lsx4 = 1,15´23617 = 27159 đồng/sp
Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=6m có mũi
Lsx5 = 1,15´17360= 19964 đồng/sp
: Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=6 m , không có mũi
Lsx6 = 1,15´18580 = 21367 đồng/sp
Chi phí lương cho các công nhân phục vụ và cán bộ quản lý tính vào giá thành sản phẩm. Vậy tổng chi phí trả lương cho công nhân viên theo mỗi loại sản phẩm là:
Panel sàn dul 2490x1150x150
L’sx1 = Lsx1.1,18 = 1,18´6029 = 7114 đồng/sp
Panel sàn dul 2490x710x150
L’sx2 = Lsx2.1,18 = 1,18´3546 = 4184 đồng/sp
Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=8m có mũi
L’sx3 = Lsx3.1,18 = 1,18´25756 = 30392 đồng/sp
Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=8m không có mũi
L’sx4 = Lsx5.1,18 = 1,18´27159 = 32048 đồng/sp
: Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=6m có mũi
L’sx5 = Lsx6.1,18 = 1,18´19964 = 23558 đồng/sp
Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=6m, không có mũi
L’sx6 = Lsx7.1,18 = 1,18´21367 = 25213 đồng/sp
4. Phần tính toán khấu hao tài sản cố định.
Phần tính toán khấu hao tài sản cố định bao gồm: Khấu hao trang thiết bị và khấu hao nhà xưởng. Phần khấu hao này được phân bố cho các sản phẩm như sau.
Panel sàn D.U.L : Khấu hao 40%
Cọc món tiết diện vuông : Khấu hao 60%
Tổng số tiền khấu hao trong năm cho toàn bộ nhà máy là.
P = 4.935.812.500 (đồng)
Vậy số tiền tính khấu hao tính cho 1 m3 bê tông của mỗi loại sản phẩm là.
Panel sàn D.U.L
Tkh =
P: Tổng số tiền khấu hao trong năm
Vn: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm, m3
Tkh =
= 172753 đồng/m3sp
Khấu hao cho từng loại sản phẩm panel sàn
Panel sàn dul 2490x1150x150
Tkh1 = 172753´0,3 = 51826 đồng/sp
Panel sàn dul 2490x710x150
Tkh2 = 172753´0,17=29368 đồng/sp
Tkh =
P: Tổng số tiền khấu hao trong năm
Vn: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm, m3
Tkh =
= 135735 đồng/m3sp
Khấu hao cho từng loại sản phẩm cọc móng
Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=8m có mũi
Tkh4 = 135735´0,6 59 = 88441 đồng/sp
Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=8m không có mũi
Tkh5 = 135735´0,695 = 88441 đồng/sp
Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=6m có mũi
Tkh6 = 135735´0,515 = 69904 đồng/sp
Cọc móng tiết diện vuông 30x30cm L=6 m không có mũi
Tkh6 =135735´0,515 = 69904 đồng/sp
5. Giá thành của các sản phẩm
Giá thành của các sản phẩm bằng tổng các chi phí: Chi phí điện, chi phí trả lương công nhân, chi phí than, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu,… giá thành này được tổng hợp vào bảng sau.
Loại sản phẩm
Đơn vị
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí điện
Chi phí than
Chi phí trả lương
KH
tài sản
Tổng giá thành SP
1
2
3
4
5
7
8
9
Cọc móng 8m cómũi
sp
224750
13000
1700
7114
51826
305792
Cọc móng 8m không có mũi
sp
142400
7400
930
4184
29368
188471
Cọc móng 6m cómũi
sp
925400
40000
5100
30392
88441
1103803
Cọc móng 6m không cómũi
sp
1025400
40000
5100
22048
88441
1205458
Panel sàn loại I
sp
751600
28000
3900
23558
69904
883314
Panel sàn loại II
sp
951600
28000
3900
25213
69904
1084970
Chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu
T =
ồTnvl: Tổng số tiền mua nguyên vật liệu
ồTnvl = 11198.(305792 + 188471)+
21512 (1103803 +1205458+883314+1084970)
= 122102077980
Q: Công suất của nhà máy, Q = 30000 m3
T =
= 3.802.552 (đồng/m3)
Xác định thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
Nhà máy bán các loại sản phẩm cho khách hàng với đơn giá như sau:
- panelsàn dul
+ Loại 2490x1150x150:450.000 đồng/sp
+ Loại 2490x710x150 :300.000đồng/sp
- Sản phẩm cọc móng
+ Loại 8m có mũi :1.300.000 đồng/sp
+ Loại 8m không có mũi1:1.400.000 đồng/sp
+ Loại 6m có mũi :1.000.000 đồng/sp
+Loại 6m không có mũi:1.200.000đồng/sp
Mức lãi các loại sản phẩm
+panelsàn dul Loại 2490x1150x150
+: L1 =450.000 - 305792 = 144208 đồng/sp
panelsàn dul Loại 2490x1150x150
+ L2 =300.000 - 188471 = 111529 đồng/sp
Loại cọc móng 8m có mũi
+: L3 =1.300.00 - 1103803 = 196197 đồng/sp
Loại cọc móng 8m không có mũi
+: L4 = 1.400.000 - 1205458 = 194542 đồng/sp
Loại cọc móng 6m có mũi
+: L5 = 1.000.000 - 883314 = 116686 đồng/sp
Loại cọc móng 6m không có mũi
+: L6 = 1.200.000 - 1084970 = 115210 đồng/sp
-
- Lãi của nhà máy trong một năm sản xuất kinh doanh là.
Lxd =
Trong đó: ni là số lượng của loại sản phẩm i sản xuất trong năm.
Li là lãi của loại sản phẩm i sản xuất trong năm
Vậy:
Lxd = (16666´144208 + 29412´111529 + 7194x196197+7194x194542
+9708x116686+9708x115210)
= 11.282.610.440 đồng
Theo quy định về mức thuế của nhà nước thì thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp là 32% do vậy số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp là:
11.282.610.440´32% = 4.250.435.341 đồng
Từ đó ta có lãi của nhà máy là :
11.282.610.440 - 4.250.435.341 = 7.032.175.099
Định mức lãi của Nhà nước được xác định.
Dm =
Dm = 100. = 17,81%
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
Tth =
Tth: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
V: Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Lkd: Lãi hàng năm của nhà máy
Tth = = 5,62 (năm)
Kết luận.
Đối với một kỹ sư công nghệ yêu cầu phải biết thiết kế, tổ chức một dây chuyền sản xuất hợp lý, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Phải biết vận dụng giữa những yêu cầu kỹ thuật với điều kiện thực tế.
Trong điều kiện thực tế hiện nay khi Đảng và Nhà Nước đang thực hiện chính sách mở cửa khuyến kích đầu đầu tư xây xựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi nhu cầu lớn về ngành vật liệu trong đó các sản phẩm bê tông và bê tông đúc sẵn chiếm một vị trí quan trọng. Vì vậy để đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết đó từ những thiết kế nhà máy này.
Trong quá trình thiết kế chúng em đã cố gắng tham khảo tài liệu trong và ngoài nước. Tìm hiểu các công nghệ sản xuất của các nước tiên tiến về công nghệ bê tông, vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và thực tế sản xuất ở Việt Nam.
Trong phần thiết kế, khi chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp chúng em đã chú ý đến tận dụng khả năng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu và trở sản phẩm tiêu thụ.
Về dây chuyền công nghệ, em đã tính toán cụ thể các phần đồng thời áp dụng những thành tựu tiên tiến vào trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
Phần kinh tế đã xác định được một số chỉ tiêu trong xây dựng, các chỉ tiêu trong lúc vận hành sản xuất và hoạch toán được giá thành sản phẩm.
Cúng em bố trí tổng mặt bằng nhà máy, các công trình chính và công trình phụ đảm bảo liên hoàn chặt chẽ với nhau.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ có hạn, yêu cầu thiết kế lớn do đó trong quá trình thiết kế và tính toán không tránh khỏi những thiếu sót.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao chúng em đã được sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, các thầy giáo trong khoa và đặc biệt là thầy giáo Trần Ngọc Tính.
Chúng em mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến bổ sung của các thầy và các bạn nhằm làm cho phần thiết kế của em được hoàn thiện hơn và rút ra được những thiếu sót của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhà trường, các thầy giáo trong khoa Công Nghệ Vật Liệu Xây Dựng và các bạn giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
tài liệu tham khảo
1. Công nghệ Bêtông ximăng I ( GS.TS. Nguyễn Tấn Quý- GVC.TS.Nguyễn Thiện Ruệ )
2. Công nghệ Bêtông ximăng II ( GVC. Nguyễn Văn Phiêu- GVC.TS.Nguyễn Thiện Ruệ -KS. Trần Ngọc Tính )
3. Giáo trình Vật Liệu Xây Dựng ( Phùng Văn Lự - Phạm Duy Hữu - Phan Khắc Trí )
4. Thiết bị nhiệt trong sản xuất vật liệu xây dựng ( GVC. TS. Bạch Đình Thiên )
5. Máy sản xuất Vật Liệu Xây Dựng ( TS. Nguyễn Thiệu Xuân - PGS.TS. Trần Văn Tuấn - KS. Nguyễn Thị Thanh Mai - ThS. nguyễn Kiếm Anh)
6. Công nghệ chất kết dính vô cơ ( Bộ môn Công nghệ Vật Liệu Xây Dựng )
mục lục
Phần I
Mở đầu và giới thiệu chung
Trang
I.1 Mở đầu 1
I.2 Giới thiệu về mặt bằng nhà máy 3
I.3 Các loại sản phẩm mà nhà máy sản xuất 3
I.4 Yêu cầu đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất các sản phẩm 8
I.5 Tính toán cấp phối bêtông 10
I.6 Kế hoạch sản xuất của nhà máy 18
Phần II
Thiết kế công nghệ
II.1 Tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu 19
II.1.1. Kho ximăng 22
II.1.2. Kho cốt liệu 29
II.2 Phân xưởng chế tạo hỗn hợp bêtông 37
II.3 Kho thép và phân xưởng thép 48
II.4 Phân xưởng tạo hình 59
I. Tạo hình cọc móng tiết diện vuông 61
II. Tạo hình panel sán dự ứng lực 78
II.5 Kiểm tra chất lượng sản phẩm và bảo quản sản phẩm 93
II.6 An toàn lao động
Phần III
Kiến trúc, điện nước, kinh tế
Chương I : Kiến trúc 101
Chương II : Điện nước 107
Chương III : Hạch toán kinh tế 108
Kết luận 126
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26130.doc