Đồ án Thiết kế nhà máy bêtông chế tạo ống cống thoát nước, dầm cầu ứng suất trước và hỗn hợp bêtông thương phẩm công suất 50.000 m3/năm

Đối với một kỹ sư công nghệ yêu cầu phải biết thiết kế, tổ chức một dây chuyền sản xuất hợp lý, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đạt được hiệu quả kinh tế cao. Phải biết vận dụng giữa những yêu cầu kỹ thuật với điều kiện thực tế. Trong điều kiện thực tế hiện nay khi Đảng và Nhà Nước đang thực hiện chính sách mở cửa khuyến kích đầu đầu tư xây xựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi nhu cầu lớn về ngành vật liệu trong đó các sản phẩm bê tông và bê tông đúc sẵn chiếm một vị trí quan trọng. Vì vậy để đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết đó từ những thiết kế nhà máy này. Trong quá trình thiết kế em đã cố gắng tham khảo tài liệu trong và ngoài nước. Tìm hiểu các công nghệ sản xuất của các nước tiên tiến về công nghệ bê tông, vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và thực tế sản xuất ở Việt Nam. Trong phần thiết kế, khi chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp em đã chú ý đến tận dụng khả năng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu và trở sản phẩm tiêu thụ. Về dây chuyền công nghệ, em đã tính toán cụ thể các phần đồng thời áp dụng những thành tựu tiên tiến vào trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Phần kinh tế đã xác định được một số chỉ tiêu trong xây dựng, các chỉ tiêu trong lúc vận hành sản xuất và hoạch toán được giá thành sản phẩm. Em bố trí tổng mặt bằng nhà máy, các công trình chính và công trình phụ đảm bảo liên hoàn chặt chẽ với nhau. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ có hạn, yêu cầu thiết kế lớn do đó trong quá trình thiết kế và tính toán không tránh khỏi những thiếu sót. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao em đã được sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, các thầy giáo trong khoa, cán bộ kỹ thuật công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Xuân Mai, Hà Tây và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Thiện Ruệ. Em mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến bổ sung của các thầy và các bạn nhằm làm cho phần thiết kế của chúng em được hoàn thiện hơn và rút ra được những thiếu sót của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhà trường, các thầy giáo trong khoa Công Nghệ Vật Liệu Xây Dựng và các bạn giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

doc125 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy bêtông chế tạo ống cống thoát nước, dầm cầu ứng suất trước và hỗn hợp bêtông thương phẩm công suất 50.000 m3/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
èm theo khi vật liệu được đưa về nhà máy. Nhưng phẩm chất của chúng vẫn phải được kiểm tra lại. Việc thí nghiệm phải tiến hành theo các phương pháp tiêu chuẩn hiện hành. Nhưng cũng có thể tiến hành theo các phương pháp thí nghiệm nhanh đã sử dụng nhiều trong thực tế. 2. Kiểm tra cường độ của sản phẩm, cấu kiện bê tông Việc xác định cường độ chịu nén và trong một số trường hợp riêng cường độ chịu kéo khi uốn hay kéo đúng tâm chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ công tác kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Phải xác định cường độ xuất xưởng hay cường mác để lập chứng minh kỹ thuật và xuất sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được đánh giá và kiểm tra bằng phương pháp cơ học. Trong phương pháp này tải trọng thí nghiệm được đặt lên các mẫu bê tông tăng hơn tải trọng phá hoại, nghĩa là xác định cường độ giới hạn chịu nén (kéo). Trong nhiều trường hợp để kiểm tra cường độ chịu nén của sản phẩm thì dùng phương pháp không phá hoại như phương pháp đo độ cứng. Phương pháp phá hoại: Chia các sản phẩm được sản xuất thành các lô. Mỗi lô 100 sản phẩm. Trong mỗi lô lấy một mẫu sản phẩm đại diện để kiểm tra. Kiểm tra chất lượng sản phẩm ống thoát nước : Đưa ống lên thiết bị kiểm tra và đặt tải trọng lên dọc theo chiều dài sản phẩm. Tăng tải trọng q cho đến khi xuất hiện vết nứt có chiều rộng b=0,3(mm). Kiểm tra tải trọng q với tải trọng thiết kế. Nếu q có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị của tải trọng thiết kế thì đạt yêu cầu. Tăng tiếp tải trọng q đến khi sản phẩm bị phá hoại. Kiểm tra tải trọng phá hoại của sản phẩm Với hỗn hợp bê tông: Xác định cường độ chịu nén bằng cách nén các mẫu hình lập phương và mẫu hình trụ với các kích thước quy định. Việc chế tạo mẫu để thí nghiệm kiểm tra cường độ thực của bê tông được tiến hành bằng chính các phương tiện và thao tác được dùng để chế tạo các sản phẩm. Để kiểm tra cấp phối đã lựa chọn của hỗn hợp bê tông theo cường độ và sự phù hợp với mác đã định của nó, các mẫu kiểm tra thường được chế tạo theo quy phạm Nhà nước. Trong các phân xưởng sản xuất, ở mỗi một ca trên mỗi tuyến công nghệ sản xuất ta lấy ít nhất hai lượng thử của hỗn hợp bê tông trong cùng một cấp phối. Thể tích của lượng thử này được tính toán đủ để chế tạo một xêri mẫu kiểm tra để xác định cường độ xuất xưởng của bê tông trong cấu kiện. Ngoài ra mỗi ngày một lần từ lượng thử đã lấy của hỗn hợp bê tông của mỗi cấp phối người ta chế tạo một xêri mẫu kiểm tra khác để kiểm ra sự phù hợp cường độ thực tế của bê tông với mác thiết kế của nó ở tuổi 28 ngày cứng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn. Trong nhà máy còn lấy các lượng thử phụ để chế tạo các mẫu kiểm tra với mục đích xác định cường độ công nghệ của bê tông trong các thời hạn trung gian. Phương pháp không phá hoại: Sử dụng phương pháp bắn bê tông để xác định độ cứng của bê tông. Từ đó gián tiếp xác định được cường độ của bê tông. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ dàng, sản phẩm không bị phá hoại. Nhưng có nhược điểm là không đánh giá hết và đúng đắn sự làm việc thực tế của sản phẩm. Ngoài ra còn có thể kiểm tra cường độ sản phẩm bằn xung lực siêu âm, dùng máy đo âm điện tử đo được tốc độ lan truyền của sóng siêu âm từ đó xác định được cường độ bê tông, có thể phát âm từ đó xác định được cường độ bê tông, có thể phát hiện được các khuyết tật và sự không đồng nhất trong cấu trúc bê tông, sự xuất hiện các vết nứt. Hoặc dùng máy thử áp lực thuỷ lực để kiểm tra một số sản phẩm đại diện cho lô sản phẩm… 3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đã chế tạo xong. Trước khi xuất xưởng các sản phẩm bê tông ra khỏi nhà máy. Ta tiến hành kiểm tra theo các bước sau: + Kiểm tra hình dáng và kích thước của cấu kiện. - Chất lượng bề mặt và mức độ hoàn thiện. - Chất lượng cốt thép, chi tiết chờ, móc cẩu lắp. - Chất lượng bê tông theo cường độ chịu nén. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận kiểm tra kỹ thuật tiến hành trong quá trình nghiệm thu các sản phẩm. Các cấu kiện thường được chia thành lô khi nghiệm thu. Số lượng cấu kiện mỗi lô được qui định trong các quy phạm Nhà nước tương ứng. Lô gồm các cấu kiện cùng một cỡ loại được chế tạo trong một thời gian không quá 10 ngày trước khi nghiệm thu theo cùng một công nghệ và cùng một loại vật liệu. Số lượng cấu kiện trong một lô không được vượt quá: khi thể tích một cấu kiện từ 0,2 á0,3m3 là 700 cái. Khi thể tích cấu kiện từ 0,3á1 m3 là 300 cái. Khi thể tích cấu kiện từ 1á2m3 là 150 cái . + Kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài và đo: Cấu kiện phải có hình dáng hình học đúng với độ chính xác của kích thước trong các giới hạn cho phép qui định. Độ chính xác về kích thước và hình dạng hình học của cấu kiện (phẩm chất bề mặt của góc vuông, độ thẳng của các mép, cạnh…) được kiểm tra bằng các dụng cụ đo với độ chính xác đến 1mm. Nếu chỉ một trong số các cấu kiện đã chọn trước để kiểm tra không thoả mãn những yêu cầu về hình dạng, kích thước nói trên thì phải tăng số lượng cấu kiện cần kiểm tra lên gấp đôi hay cả lô, trị số các dung sai cho phép so với các kích thước kế của cấu kiện được quy định trong quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành. + Kiểm tra chất lượng của cốt thép Tiến hành kiểm tra vị trí của cốt thép ngay trên cấu kiện đã được chọn để kiểm tra hình dáng và kích thước. Số lượng cấu kiện dùng để kiểm tra có thể được quy định trong các quy phạm Nhà nước hay điều kiện kỹ thuật đối với loại cấu kiện ấy. Hoặc có thể lấy không dưới 1% khi số lượng cấu kiện trong 1 lô là 500 cái hoặc nhiều hơn nữa và trên 5 cái khi khối lượng cấu kiện trong một lô dưới 500 cái. Để kiểm tra vị trí đặt cốt thép trongcấu kiện có thể dùng ngay các cấu kiện đã bị phá hoại khi thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu tải trọng và độ cứng của chúng. Kiểm tra vị trí cốt thép trong cấu kiện bằng cách đục lớp bê tông bảo vệ hai đầu và giữa của cấu kiện để lộ cốt thép ra và kiểm tra theo bản vẽ thi công. Dùng các dụng cụ nam châm, điện từ để kiểm tra chiều dày lớp vữa bảo vệ cũng như hướng phân bố và đường kính thanh cốt thép. + Đánh giá cường độ và độ đồng đều của bê tông trong các cấu kiện: Kiểm tra đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông được tiêu chuẩn hoá bởi 2 chỉ tiêu: cường độ trung bình thực tế đối với các khối lượng kiểm tra và cường độ cho phép tối thiểu của bê tông trong các xêri mẫu kiểm tra riêng biệt trong cùng một khối lượng ấy. Nếu thoả mãn các tiêu chuẩn qui định thì cường độ bê tông coi là thoả mãn. Trong nhà máy bằng cách sử dụng các chỉ tiêu đã được tiêu chuẩn hoá để đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông. + Kiểm tra khả năng chịu lực của sản phẩm. Thí nghiệm trực tiếp cấu kiện với tải trọng giống như tải trọng sử dụng để đánh giá khả năng chịu lực của sản phẩm theo cường độ về độ cứng và khả năng chống nứt, khi các chỉ tiêu phẩm chất của sản phẩm đã kiểm tra ở trên không đạt yêu cầu. Trình tự số lượng cấu kiện được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm, trị số của tải trọng, sơ đồ thí nghiệm, phương pháp xử lý kết quả thí nghiệm được tiến hành theo quy phạm Nhà nước. Sau khi kiểm tra phải lập biên bản và ghi lại kết quả thí nghiệm. Trong biên bản ghi rõ các kết luận về đánh giá cường độ, độ cứng, độ chống nứt của cấu kiện và của cả lô kiểm tra. + Đề mác và lập chứng minh kỹ thuật của sản phẩm. Các sản phẩm khi đã kiểm tra thoả mãn yêu cầu của quy phạm tương ứng hay điều kiện kỹ thuật được đề mác bằng sơn không rửa được. Trong mác ghi rõ số chứng minh kỹ thuật của sản phẩm, ký hiệu và tem của nhà máy chế tạo. Số của nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận kiểm tra. Tem của nhà máy là dấu kiểm tra quy ước (con dấu của bộ phận kỹ thuật). Chỉ đóng dấu lên sản phẩm khi có số chứng minh kỹ thuật bên cạnh ký hiệu của sản phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm đã được bộ phận kiểm tra kỹ thuật nghiệm thu và có thể xuất kho cho người tiêu dùng. Chứng minh kỹ thuật được làm thành 2 bản, một giao cho khách hàng, còn một giữ lại nhà máy. phần IIi Kiến trúc, điện nước, kinh tế và an toàn lao động Chương I: Kiến trúc Một công trình khi thiết kế bao giờ cũng có sự bố trí quy hoạch mặt bằng cũng như mặt đứng. Do đó phần kiến trúc nhằm giải quyết mặt bằng sản xuất của nhà máy để việc sản xuất của nhà máy được ổn định, liên tục, các khu vực sản xuất không chồng chéo nhau. Đồng thời phải đảm bảo được các nguyên tắc về thiết kế xây dựng công nghiệp như chống ồn, chống bụi để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động và môi trường hoạt động xung quanh. Mặt khác, phải tính đến việc mở rộng sản xuất nếu nhu cầu thị trường tăng. Trong nhà máy bê tông có các loại công trình sau đây: + Những phân xưởng sản xuất chính. Phân xưởng tạo hình Phân xưởng cốt thép Phân xưởng trộn Khu vực bảo quản và kiểm tra chất lượng sản phẩm + Những phân xưởng sản xuất phụ Phân xưởng cơ khí Phân xưởng nồi hơi Phân xưởng năng lượng, trạm biến thế, trạm bơm + Các kho chứa Kho cốt liệu Kho ximăng Kho phụ kiện Kho nhũ tương Kho sản phẩm + Các công trình phụ trợ Nhà để xe ôtô Nhà để xe đạp, xe máy của cán bộ công nhân viên Phòng thí nghiệm Phòng bảo vệ + Các công trình phúc lợi hành chính Hội trường, nhà hành chính Đường giao thông trong nhà máy,Cây xanh để giản tiếng ồn ở nhà máy I. Các phân xưởng sản xuất chính: 1. Phân xưởng tạo hình. Trong nhà máy gồm hai phân xưởng tạo hình dùng để sản xuất hai sản phẩm là ống thoát nước và cột điện nên trong mỗi phân xưởng gồm một tuyến công nghệ đước bố trí theo tuyến công nghệ tổ hợp mỗi phân xưởng có khẩu độ nhà là 18 m, chiều dài của nhà tạo hình là 138 m được bố trí tính toán theo yêu cầu của đặc điểm tuyến công nghệ Tạo hình ống cống thoát nước Tạo hình ống cống thoát nước được bố trí trong nhà có nhịp là 18m chiều dài nhà đươc thiết kế theo cách bố trí dây truyền công nghệ và theo nhịp nhà, ta có chiều dài phân xưởng là 138m. Tổng diện tích của phân xưởng tạo hình ống thoát nước là S: S = 18.138 = 2484 m2 Tạo hình dầm cầu : Tạo hình cột điện được bố trí trong nhà có nhịp là 18m chiều dài nhà đươc thiết kế theo cách bố trí dây truyền công nghệ và theo nhịp nhà, ta có chiều dài phân xưởng là 138m. S = 18.138 = 2484 m2 2. Phân xưởng cốt thép. Phân xưởng cốt thép gồm có kho chứa cốt thép, gia công cốt thép và kho sản phẩm. Kho chứa cốt thép và kho chứa sản phẩm được bố trí cùng trong phân xưởng cốt thép. Tổng diện tích của phân xưởng thép là S: S = 12 .138 = 1656 m2 3. Phân xưởng trộn. Phân xưởng trộn được bố trí theo sơ đồ 1 bậc, việc tính toán kiến trúc mặt bằng cho trạm trộn phải theo kích thước máy móc, thiết bị và bố trí máy móc. Kích thước của trạm trộn là: 6 ´ 5 m Diện tích trạm trộn là: S = 6.6 = 30 m2 II. Các phân xưởng sản xuất phụ: 1. Phân xưởng cơ khí sửa chữa, nồi hơI, trạm điện. Phân xưởng cơ khí Phân xưởng này có nhiệm vụ gia công và sửa chữa các loại máy móc và các loại chi tiết máy, bảo dưỡng máy móc trong phạm vi cho phép phụ thuộc vào khả năng, quy mô và trình độ của nhà máy. Đồng thời có cả kho chứa các loại máy móc thiết bị, dụng cụ lao động. Phân xưởng cơ khí và kho được xây dựng với khẩn độ là: 30 . 12 m, với diện tích xây dựng là 360 m2 Phân xưởng nồi hơi Trong quá trình tạo hình sản phẩm ta có công đoạn gia công nhiệt cho sản phẩm rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của khuôn cũng như giảm chiều dài nhà xưởng sản xuất. Với phương pháp gia công nhiệt bằng hơi nước nóng, khi cần phải có hệ thống cung cấp hơi nước nóng cho khu vực gia công nhiệt, phân xưởng nồi hơi có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đó. Phân xưởng nồi hơi được bố trí trong nhà có diện tích: S = 12.6 = 72m2 Trạm biến thế. Có nhiệm vụ đảm bảo về điện cho toàn bộ của quá trình sản xuất và sinh hoạt cho toàn bộ nhà máy, ở đây đồng thời đặt cả máy phát điện. Trạm biến thế có diện tích là: S = 6.6 = 36 m2 Khu vực cung cấp nước cho toàn bộ nhà máy. Với nhiệm vụ thiết kế một nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm thì vấn đề cung cấp nước cho sản xuất là hết sức quan trọng. Nước cung cấp cho quá trình nhào trộn hỗn hợp bê tông, quá trình gia công nhiệt sản phẩm và quá trình dưỡng hộ sản phẩm. Ngoài ra, nước còn cung cấp cho sinh hoạt nhà máy, cho các bộ phận làm nguội máy. Cung cấp nước cho khu vực sản xuất phải đầy đủ, đúng giờ, nên nhà máy sử dụng nguồn nước tự khai thác. Chính vì vậy, khu vực cấp nước bao gồm: trạm bơm và 2 bể nước. Trạm bơm nước có kích thước là: 6.6 m và diện tích xây dựng là: 36 m2 Bể nước có kích thước là: 9.6 m và tổng diện tích xây dựng là: 54 m2 2. Kho bãi. Kho cốt liệu ở dạng kho kín bán Bunke với khẩu đội là 12´54 m và diện tích xây dựng 648 m2 Kho xi măng. Kho xi măng là các Xilô chứa, các Xilô này để trong nhà với diện tích nhà chứa Xilô là: S = 30.6 = 180 m2 Bãi sản phẩm. Bãi sản phẩm được xây dựng ngoài trời, nền làm bằng bê tông với diện tích là 2791,6 m2 Trạm tiếp nhận cốt liệu. Gồm 2 Bunke tiếp nhận đá và 2 Bunke tiếp nhận cát, diện tích xây dựng của khu vực này là: S = 18.5= 90 m2 Kho xăng dầu. Kích thước L ´ B = 12 ´ 6 . Diện tích xây dựng là 72 m2 Kho than Kích thước L ´ B = 12 ´ 12 . Diện tích xây dựng là 144 m2 Bãi xỉ : là bãi chứa tro của than đốt để cung cấp hơi nước nóng, bãi xỉ có diện tích là: S = 6.12 = 72 m2 III. Các công trình phúc lợi hành chính: 1.Nhà hội trường quản lý hành chính nhà máy Được thiết kế 2 tầng, rộng 12 m, dài 40 m và diện tích xây dựng là 480 m2 Nhà ăn tập thể. Nhà ăn tập thể có kích thước 12 x 24 m, với diện tích sử dụng là: S = 12.24 = 288 m2 Nhà vệ sinh, nhà tắm. Nhà vệ sinh có kích thước 6 x12 m với diện tích sử dụng S = 6.12 = 72 m2 Nhà tắm có kích thước 6 x12 với diện tích sử dụng là S = 6.12 = 72 m2 Đường giao thông. Đường giao thông của nhà máy có 1 lối vào và 1 lối ra, đường ôtô có thể đi được 2 ôtô nên được thiết kế rộng 9 m IV. Các công trình khác: 1. Gara ôtô. Diện tích Gara ôtô phụ thuộc vào lượng xe có trong nhà máy, ôtô nhà máy gồm xe chuyên chở nguyên vật liệu: cát, đá, xi măng và xe chuyên chở bê tông thương phẩm. + Xe chở xi măng: 3 + Xe chở cát: 4 + Xe chở đá: 10 + Xe chuyên chở bê tông thương phẩm: 3 Tổng số xe là 20 xe Diện tích chiếm chỗ của mỗi xe là: 3.7 = 21 m2 Ta lấy khoảng cách chống giữa các xe, giữa xe và tuờng khoảng chống di lại của xe bằng 65% tổng diện tích Diện tích xây dựng của Gara là: 21.20.1,65 = 696 m2 Chiều rộng Gara ôtô là 12 m, chiều dài Gara ôtô là 696:12 = 58 m 2. Nhà để xe. Nhà để xe đạp, xe máy của cán bộ, công nhân viên nhà máy có kích thước: L ´ B = 6 ´ 8 m với diện tích xây dựng là: 48 m2 3. Phòng KCS. Phòng KCS có kích thước: L ´ B = 6 ´ 12 m với diện tích xây dựng là: 72 m2 4.Phòng bảo vệ. Phòng bảo vệ có kích thước: L ´ B = 6 ´ 3 m với diện tích xây dựng : 18 m2 Bảng 41: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phần kiến trúc. STT Tên công trình Kích thước Diện tích xây dựng Dài, m Rộng, m (1) (2) (3) (4) (5) 1 Phân xưởng tạo hình ống cống 138 18 2484 2 Phân xưởng tạo hình dầm cầu 138 18 2484 3 Phân xưởng cốt thép 138 12 1656 4 Phân xưởng trộn 6 5 30 5 Phân xưởng nồi hơi 6 6 36 6 Phân xưởng cơ khí 30 12 360 7 Trạm biến thế 6 6 36 8 Trạm bơm nước 6 6 36 9 Bể nước 9 6 54 10 Bãi sản phẩm 84 32 2688 11 Kho cốt liệu 54 12 648 12 Nhà Bunke tiếp nhận cát đá 18 5 90 13 Kho xi măng 30,1 4,3 130 14 Kho xăng dầu 12 6 72 15 Kho than 12 12 144 16 Bãi xỉ 6 12 72 17 Gara ôtô 58 12 696 18 Nhà để xe 8 6 48 19 Phòng KCS 12 6 72 20 Phòng bảo vệ 3 6 18 21 Hội trường nhà hành chính 30 12 360 22 Nhà ăn tập thể 24 12 288 24 Khu vực vệ sinh, nhà tắm 24 6 144 25 Đường ôtô 1000 9 9000 Tổng diện tích của các khu vực là: 21646m2 Quy hoạch mặt bằng nhà máy. Mặt bằng nhà máy là tổng thể sự phân bố các phân xưởng chính và phân xưởng phụ, các nhà hành chính, giao thông nội bộ và giao thông với bên ngoài, các công trình phúc lợi, văn hoá, hành chính và diện tích trồng cây xanh trong khu vực nhà máy. Quy hoạch mặt bằng tổng thể nhà máy dựa trên các nguyên tắc thiết kế dây chuyền công nghệ. Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu công nghệ kiến trúc, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh môi trường về bụi và tiếng ồn, về an toàn về điện, phòng cháy, sử dụng được hướng gió chủ đạo để thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Địa điểm xây dựng nhà máy ở địa phận Mỹ Hào – Hưng yên, nhà máy được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật, có kích thước là 180´240, diện tích 43200 m2. Kho cốt liệu và kho xi măng được đặt gần trạm trộn để cung cấp cốt liệu và xi măng cho trạm trộn được thuận lợi, dễ dàng và kinh tế. Phân xưởng cơ điện được bố trí gần phân xưởng thép để thoả mãn về yêu cầu phòng hoả và chiếu sáng. Phân xưởng nồi hơi được bố trí gần khu vực gia công nhiệt, xa khu vực hành chính và nhà sinh hoạt chung. Hệ thống giao thông trong thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng phải đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu về nhà máy và vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ. Đường ôtô được bố trí bao quanh các phân xưởng chính, tới trạm trộn, khu vực tiếp nhận nguyên vật liệu, kho xi măng và nhà hành chính., tại mỗi cổng đặt một phòng bảo vệ. Nhà máy được bao quanh bằng vành đai cây xanh, có tác dụng vừa tạo bóng mát vừa giảm bụi, chống ồn, đồng thời bảo bệ cảnh quan môi trường. Với hệ thống cây xanh sẽ tạo ra môi trường sinh thái cân bằng có ảnh hưởng tốt đến điều kiện tự nhiên và có lợi cho sức khoẻ của cán bộ công nhân trong nhà máy, từ đó đảm bảo được quá trình sản xuất trong nhà máy được liện tục và không ngừng nâng cao hiệu quả. Những khoảng trống trong nhà máy có thể trồng cây xanh và cỏ, trước khu vực nhà hành chính trồng cây xanh, vườn hoa để tạo cho nhà máy có dáng vẻ đẹp và mát Đánh giá phần kiến trúc quy hoạch người ta sử dụng các chỉ tiêu xây dựng. Chương 2 Điện nước Điện nước là một yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất, việc cung cấp cũng như việc sử dụng một cách hợp lý nhất công suất của các thiết bị điện nhằm tiết kiệm một cách tối đa lượng điện tiêu thụ và làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm. Để cho sản xuất được liên tục thì việc cung cấp điện nước cũng phải liên tục, ngoài nguồn điện lưới thì trong nhà máy còn có một máy phát điện xoay chiều công suất 350 kVA để dự trữ khi mất điện lưới và bổ xung cho nguồn điện lưới khi nó không cung cấp đủ cho công suất của nhà máy. Trong nhà máy còn xây dựng một trạm biến thế điện nhằm điều chỉnh và phân phối dòng điện. Dòng điện vào được qua trạm biến áp điện và từ đây dòng điện sẽ được phân phối cho các khu vực sản xuất khác nhau và phục vụ cho toàn bộ nhà máy Việc chiếu sáng trong nhà máy là hết sức quan trọng, chiếu sáng trong các phân xưởng sản xuất, điện chiếu sáng cho đường đi lối lại trong nhà máy và trong các phòng ban. Để dẫn điện trong nhà máy ta dùng hệ thống cáp ngầm, hệ thống cáp này sẽ dẫn điện phân phối tới các phân xưởng sản xuất và sinh hoạt. Việc bố trí hệ thống này đảm bảo an toàn và mỹ quan trong nhà máy Để cung cấp nước sử dụng trong nhà máy thì ta sẽ xây dựng một trạm bơm nước và bên cạnh đó là bể nước có thể đáp ứng được cho toàn bộ các hoạt động của nhà máy. Nước sử dụng bao gồm nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy, nước phục vụ cho trạm trộn, nước phục vụ cho việc dưỡng hộ và cung cấp cho phân xưởng hơi nước. Nguồn nước này được khai thác ngay tại nhà máy và được phân phối đến các khu vực sử dụng bằng hệ thống ống dẫn ngầm. Chương 3: Hoạch toán kinh tế I. Mục đích, nội dung hạch toán kinh tế: Để đánh giá một phương án thiết kế dây chuyền công nghệ cũng như các nhóm máy, công đoạn. Người ta thường so sánh hiệu quả kinh tế của phương án đó với các phương án hiện còn đang ở trong cùng một giai đoạn thiết kế với nhau. Phương án nào đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là phương án tối ưu nhất. Ngoài ra, hoạch toán còn có mục đích là đưa ra giá bán của sản phẩm sản xuất ra. Để so sánh hiệu quả của các phương án đáng giá, lựa chọn phương án sản xuất tối ưu người ta thường dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sau: Chỉ tiêu xuất vốn đầu tư Chỉ tiêu giá thành sản phẩm Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư Để đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật, ta phải dựa trên những điều kiện cụ thể và điều kiện sử dụng các loại trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, điều kiện về cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cũng như việc sử dụng công nhân cụ thể. II. Xác định chỉ tiêu sản xuất vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: vốn đầu tư xây lắp và vốn đầu tư trang thiết bị máy móc. 1. Vốn đầu tư trang thiết bị máy móc. Theo quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy đã tính toán ở phần trước và đơn giá định mức khấu hao tài sản cố định của các thiết bị nhà máy bê tông đúc sẵn. Để tính toán ta lập bảng thống kê tài sản cố định như sau: Bảng42: Thống kê tài sản cố định STT Tên thiết bị Số lượng chiếc hay m chiều dài Đơn giá 103/Đ.vị Giá trị 103đồng 1 2 3 4 5 1 Bunke tiếp nhận đá, cát 4 2500 10000 2 Băng tải vận chuyển cốt liệu 313 125 39125 3 Bunke trung gian giữa các băng tải 1 2000 2000 4 Xe gạt vật liệu 1 2000 2000 5 Tổ hợp thiết bị kho ximăng 1 320000 320000 6 Xiclon lọc bụi 2 15000 30000 7 Bunke dự trữ nguyên vật liệu 6 2000 12000 8 Silô chứa xi măng 4 15000 60000 9 Cân cốt liệu 2 15000 30000 10 Cân xi măng 1 18000 18000 11 Cân chất lỏng 2 8000 16000 12 Máy trộn 2 120000 240000 13 Bunke chứa hỗn hợp bêtông 1 4000 4000 14 Bun ke tự hành 2 50000 100000 15 Máy tuốt thép 1 30000 30000 16 Máy nắn cắt liên hợp 1 80000 80000 17 Máy tạo cốt vòng MBK 1 1000000 1000000 18 Kích thuỷ lực 2 1.200 2400 19 Máy hàn hồ quang 4 20000 80000 20 Máy uốn thép 2 10000 20000 21 Thiết bị làm sạch khuôn 2 1000 2000 22 Thiết bị lau dầu 2 15000 30000 23 Khuôn ngoài ống thoát nước ặ1000 2 50000 100000 24 Khuôn ngoài ống thoát nước ặ1250 1 50000 50000 25 Khuôn ngoài ống thoát nước ặ1500 1 50000 50000 26 Nắp khuôn dưới ống thoát nước ặ1000 128 500 64000 27 Nắp khuôn dưới ống thoát nước ặ1250 62 500 31000 28 Nắp khuôn dưới ống thoát nước ặ1500 70 500 35000 29 Nắp khuôn trên ống thoát nước ặ1000 1 500 500  30 Nắp khuôn trên ống thoát nước ặ1250 1 500 500  31 Nắp khuôn trên ống thoát nước ặ1500 1 500 500  32 Lõi khuôn ống thoát nước ặ1000 2 300000 600000  33 Lõi khuôn ống thoát nước ặ1250 1 300000 300000  34 Lõi khuôn ống thoát nước ặ1500 1 300000 300000 36 Khuôn chế tạo dầm cầu 98 4000 392000 38 Máy cắt thép thanh 1 50000 50000 39 Thiết bị tạo hình ống cống 1 1500000 1500000 41 Máy hàn điểm 1 10000 10000 42 Máy hàn nối đầu 1 10000 10000 43 Cổng trục 1 500000 500000 44 ôtô vận chuyển cốt liệu 14 450000 6300000 45 ôtô vận chuyển xi măng 3 950000 2850000 46 ôtô vận chuyển BT thương phẩm 3 750000 2250000 47 Nồi hơi 1 200000 200000 48 Hệ thống cung cấp hơi 1 500000 500000 49 Hệ thống cung cấp điện 1 1120000 1120000 50 Hệ thống cung cấp nước 1 600000 600000 51 Thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm 2 10000 20000 52 Xe goòng vận chuyển các sản phẩm 3 5000 15000 53 Thiết bị kéo căng CT kiểm tra chất lượng mối hàn 1 10000 10000 Tổng số vốn đầu tư thiết bị trong nhà máy. VTB = 22413625.103 đồng 2. Vốn đầu tư xây lắp. Bảng 43: Thống kê vốn xây lắp STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Đơn giá 103/Đ.vị Giá trị 103đồng 1 Trạm tiếp nhận cát, đá m2 90 1500 135000 2 Kho cốt liệu m2 648 2000 1296000 3 Kho xi măng m2 130 5000 650000 4 Phân xưởng thép m2 1656 2000 3312000 5 Phân xưởng trộn m2 30 2000 60000 6 Phân xưởng tạo hình m2 4968 2000 9936000 7 Phân xưởng cơ khí sửa chữa m2 360 1000 360000 8 Bể nước m2 54 500 27000 9 Trạm biến thế m2 36 1500 54000 10 Trạm bơm nước m2 36 1500 54000 11 Bãi sản phẩm m2 2688 400 1075200 12 Hội trường hành chính m2 7200 1800 1296000 13 Nhà ăn tập thể m2 288 1000 288000 14 Gara ôtô m2 696 800 556800 15 Nhà để xe m2 48 800 38400 16 Phòng KCS m2 72 1000 72000 17 Phòng bảo vệ m2 18 1000 18000 18 Kho than m2 144 600 86400 19 Hệ thống thoát nước m2 - 150000 150000 20 Đường ôtô m2 9000 2000 18000000 22 Nhà vệ sinh, nhà tắm m2 144 500 72000 23 Kho xăng dầu m2 72 600 43200 24 Phân xưởng Nồi hơi m2 72 600 43200 25 Bãi xỉ m2 72 200 14400 Tổng số vốn đầu tư xây lắp là: VXL = 37637600.103 đồng Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản được xác định bằng tổng vốn đầu tư trang thiết bị với vốn xây lắp. V = VTB + V XL VTB: Vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị VXL: Vốn đầu tư xây lắp V = 22413625.103 + 37637600.103 = 60051225.103 đồng Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là: (đồng/m3bêtông) III. Hạch toán giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất, nó cho phép đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả kinh tế hay không? Giá thành sản phẩm bao gồm: Chi phí mua nguyên vật liệu. Chi phí trả lương cho công nhân Chi phí sản xuất Chi phí khấu hao tài sản cố định ..... 1. Chi phí mua nguyên vật liệu Giá thành của nguyên vật liệu như sau: + Giá cát: 45000đồng/m3 + Giá đá: 90000đồng/m3 + Giá xi măng PC40: 680/kg + Giá phụ gia siêu dẻo Selfill-4R: 10000đồng/lít + Giá thép thường : Thép sản xuất ống thoát nước là: 6800đồng/kg Thép sản xuất cột điện là: 6800đồng/kg Dựa trên lượng dùng vật liệu cho loại sản phẩm và đơn giá vật liệu ở trên lập được bảng giá thành nguyên vật liệu dùng cho mỗi loại sản phẩm có tính đến hao hụt. Như phần tính toán kho ta đã có tổng hao hụt của các loại nguyên liệu như sau: Hao hụt cốt liệu 5% Hao hụt xi măng 4% Hao hụt sắt 1% Bảng 44: Giá thành vật liệu cho mỗi loại sản phẩm Loại sản phẩm Loại vật liệu Đơn vị Đơn giá (đồng) Khối lợng vật liệu Thành tiền (đồng) Tổng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) ống thoát nớc ặ960 Xi măng kg 680 221.83 150844.4 454426 Cát m3 45000 0.424 19080 Đá m3 90000 0.559 50310 Thép kg 6800 34.44 234192 ống thoát nớc ặ1250 Xi măng kg 680 163.77 111364 502216 Cát m3 45000 0.328 14760 Đá m3 90000 0.432 38880 Thép kg 6800 49.59 337212 ống thoát nớc ặ1500 Xi măng kg 680 192.86 131145 548106 Cát m3 45000 0.387 17415 Đá m3 90000 1 45810 Thép kg 6800 52.02 353736 Dầm cầu ƯST Xi măng kg 680 8875.5 6035340 34230205 Cát m3 45000 9.06 407831 Đá m3 90000 12.03 1083434 Thép kg 6800 3927 26703600 Bê tông thơng phẩm 200# Xi măng kg 680 315.12 214282 331542 Cát m3 45000 0.584 26280 Đá m3 90000 0.742 66780 Phụ gia lít 10000 2,42 24200 Bê tông thương phẩm 250# Xi măng kg 680 354.64 241155 359040 Cát m3 45000 0.545 24525 Đá m3 90000 0.734 66060 Phụ gia lít 10000 2.73 27300 Bê tông thương phẩm 300# Xi măng kg 680 398.32 270858 398123 Cát m3 45000 0.535 24075 Đá m3 90000 0.721 64890 Phụ gia lít 10000 3.83 38300 Bê tông thương phẩm 400# Xi măng kg 680 504.4 342992 475192 Cát m3 45000 0.5 22500 Đá m3 90000 0.68 61200 Phụ gia lít 10000 4.85 48500 2. Chi phí sản xuất a) Chi phí điện Chi phí điện sản xuất cho từng loại sản phẩm như sau: ống cống thoát nước : 35% Dầm cầu ƯST : 50% Bê tông thương phẩm : 15% Tổng lượng điện cần thiết cho nhà máy : Pn = [(1 + 0,1)Psx.15 + Tcs .14].K Psx: Công suất của các khu vực sản xuất trong nhà máy kW/ngày Công suất này bao gồm toàn bộ công suất của các ống cống thiết bị phục vụ cho các công đoạn sản xuất của các phân xưởng sản xuất và thống kê được là : 800kW Tcs: Công suất phục vụ cho việc chiếu sáng kW/ngày Bao gồm toàn bộ công suất của các thiết bị chiếu sáng trong nhà máy : 102 kW K: Hệ số làm việc không đồng thời, K = 0,7 0,1.Psx: Công suất sản xuất của khu vực trạm trộn ca 3 (nếu có) và những khu vực sản xuất liên quan đến nó. Vậy: Pn = (1,1.15.800 + 102.14).0,7 = 10240 kW/ngày Xác định chi phí điện cho mỗi sản phẩm Chi phí điện cho 1 m3 sản phẩm ống thoát nước là: Q = kW/ m3sp V : Khối lượng ống thoát nước sản xuất trong năm m3 Q = = 71,68 kW/ m3sp + Chi phí điện cho 1 sản phẩm ống thoát nước f1000 T1 = Q.Vs1 (kW/sp) Q = 71,68 kW/m3sp Vs1 = 0,67 m3 Vậy: T1 = 71,68 .0,67 = 48,03 kW/sp Giá thành tiêu thụ điện một sản phẩm ống thoát nước f1000 G1 = T1 . G (đồng/sp) G: Giá thành 1 kWh điện sản xuất, G = 1000 đồng/kWh G1 = 48,03.1000 = 48030 đồng/sp + Chi phí điện cho 1 sản phẩm ống thoát nước f1250 T2 = 71,68.0,518 = 37,13 kW/sp G2 = 37,13.1000 = 37130 đồng/sp + Chi phí điện cho 1 sản phẩm ống thoát nước f1500 T3 = 71,68 .0,61 = 43,72 kW/sp G3 = 43,72 .1000 = 43720 đồng/sp Chi phí điện cho 1 m3 sản phẩm dầm cầu : Q = V : Khối lượng loại sản phẩm dầm cầu trong năm, V = 20.000 m3 Q = = 76,8 kW/m3sp + Chi phí điện cho 1 sản phẩm dầm cầu : T4 = Q.Vs4 Q = 76,8 kW/m3 sp Vs4= 18,3 m3 Vậy: T4 = 76,8 . 18,3 = 1405,4 kWh/sp Giá thành tiêu thụ điện 1 sản phẩm dầm cầu : G4 = T4. G =1405,4.1000 = 1405400 đồng/sp +Chi phí điện cho bê tông thương phẩm Q = (kW/m3 bê tông) Q = = 30,72 kW/m3 bê tông +Giá thành chi phí điện cho 1m3 bê tông là: Gs = 30,72.1000 = 30720 đồng/m3 b) Chi phí than cho gia công nhiệt sản phẩm được xác định Gt = Ghn: Lượng hơi nước cần thiết cho một sản phẩm qt : Khối lượng than cần thiết để tạo ra 1kg hơi nước, qt = 0,13 kg K : Hiệu suất tạo hơi nước, K = 0,7 Chi phí giá thành cho gia công nhiệt sản phẩm : T = G. g g: Giá thành 1 kg than, g = 300 đồng/kg Lượng hơi nước cung cấp cho 1 m3 sản phẩm Ghn = 390 kg hơi/m3 Lượng hơi nước cung cấp cho từng sản phẩm. G = 390. 18,3= 7137 kg hn/sp + Chi phí than cho mỗi sản phẩm dầm G = . 7137= 1325 (kg/sp) + Chi phí tính thành tiền cho mỗi sản phẩm dầm cầu : T1 = 300.1325 = 397632 (đồng/sp) c) Chi phí vận chuyển 1 m3 bê tông thương phẩm đi tiêu thụ xác định bằng công thức: Tvc = L.C L : Khoảng cách vận chuyển, chọn khoảng cách vận chuyển trung bình là 15km. C : Chi phí vận chuyển 1m3 bê tông đi 1 km, C = 3500 đồng/km Tvc = 15.3500 = 52500 đồng/m3 bê tông thương phẩm 3. Chi phí trả lương cho công nhân a. Chi phí trả lương cho công nhân ở các khu vực + Kho cốt liệu: Lương công nhân bậc 3: 25.000 đồng/ngày Lương công nhân bậc 4: 28.000 đồng/ngày Lương công nhân bậc 5: 32.000 đồng/ngày Lương Kỹ sư : 67000 đồng/ ngày Số công nhân làm việc ở kho cốt liệu trong một ngày là: 6 công nhân bậc 3 3 công nhân bậc 4 3 công nhân bậc 5 Chi phí trả lương công nhân tính vào 1 m3 cốt liệu Lcl = Qcl: Lượng cốt liệu cần trong một ngày (m3) Qcl = (189,42 + 141)/1,45 = 228 T đồng/m3 + Kho xi măng Tổng số công nhân làm việc ở kho xi măng là 3 công nhân bậc 4 Qx: Lượng xi măng trong một ngày Qx = 44,86 tấn/ngày Lx = = 1873 đồng/tấn + Phân xưởng trộn Tổng số công nhân làm việc trong một ngày là 15 người Trong đó: 3 công nhân bậc 5 2 công nhân bậc 4 3 công nhân bậc 3 1 kỹ sư vật liệu xây dựng Chi phí trả lương công nhân tính vào bê tông, nên chi phí trả lương công nhân tính vào 1m3 bê tông Lb = Vb: Khối lượng bê tông sản xuất trong một ngày, Vb = 167 m3/ngày Lb = = 1729 đồng/m3 + Khu vực cốt thép và tạo hình Tổng số công nhân sản xuất trong một ca là 48 người và 2 kỹ sư Trong đó: 14 công nhân phân xưởng thép 34 công nhân phân xưởng tạo hình (cả gia công nhiệt) Ta có: 12 công nhân bậc 3 24 công nhân bậc 4 12 công nhân bậc 5 Số công nhân sản xuất trong phân xưởng thép là 14 người 4 công nhân bậc 3 6 công nhân bậc 4 4 công nhân bậc 5 Số công nhân sản xuất ống thoát nước là 16 người Trong đó: 1 kỹ sư 4 công nhân bậc 3 8 công nhân bậc 4 4 công nhân bậc 5 Số công nhân sản xuất dầm cầu là 18 người Trong đó: 1 kỹ sư 4 công nhân bậc 3 10 công nhân bậc 4 4 công nhân bậc 5 - Chi phí trả lương theo khối lượng thép là LTH = (đồng/kg) Qsp : Khối lượng thép sản xuất trong một ngày = 19895 kg/ngày LTH = = 20 (đồng/kg) - Chi phí trả lương theo 1m3 sản phẩm ống thoát nước là: LOTN = Qsp: Thể tích sản phẩm trong 1 ngày là Qsp = = 50 m3/ngày LOTN = = 10380 đồng/m3 +Chi phí trả lương theo 1m3 sản phẩm dầm cầu là: LCM = m3/ngày đồng/m3 + Chi phí trả lương cho vận chuyển bốc dỡ ở bãi sản phẩm: 6 công nhân bậc 3 + Chi phí bốc dỡ cho 1 m3 sản phẩm là: Lbd = Vsp = 167 m3/ngày ị Lbd = = 899 đồng/m3 + Chi phí trả lương cho lái xe chở bê tông thương phẩm gồm 6 người, mỗi người 50000 đồng/ngày Chi phí trả lương tính cho 1 m3 bê tông thương phẩm đồng/m3 Chi phí trả lương công nhân tính vào giá thành 1 sản phẩm được thống kê Bảng 45: Chi phí trả lương công nhân cho mỗi công đoạn sản xuất các sản phẩm: Loại sản phẩm Khu vực Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Tổng ống cống thoát nước ặ1000 Kho cốt liệu m3 0.936 1447 1354 11059 Kho xi măng T 0.2 1873 375 Phân xưởng trộn m3 0.67 1729 1158 Tạo hình m3 0.67 10280 6888 Phân xưởng thép kg 34.1 20 682 Bốc dỡ sản phẩm m3 0.67 899 602 ống cống thoát nước ặ1250 Kho cốt liệu m3 0.724 1447 1047 9010 Kho xi măng T 0.157 1873 294 Phân xưởng trộn m3 0.518 1729 896 Tạo hình m3 0.518 10280 5325 Phân xưởng thép kg 49.1 20 982 Bốc dỡ sản phẩm m3 0.518 899 466 ống cống thoát nước ặ1500 Kho cốt liệu m3 0.852 1447 1233 10483 Kho xi măng T 0.185 1873 347 Phân xưởng trộn m3 0.61 1729 1055 Tạo hình m3 0.61 10280 6271 Phân xưởng thép kg 51.5 20 1030 Bốc dỡ sản phẩm m3 0.61 899 548 Dầm cầu ƯST Kho cốt liệu m3 21.26 1447 30763 319080 Kho xi măng T 8.87 1873 16613 Phân xưởng trộn m3 18.4 1729 31813 Tạo hình m3 18.3 8625 157837 Phân xưởng thép kg 3283.3 20 65666 Bốc dỡ sản phẩm m3 18.23 899 16388 Bê tông thương phẩm 200# Kho cốt liệu m3 1.263 1447 1828 10125 Kho xi măng T 0.303 1873 568 Phân xưởng trộn m3 1 1729 1729 Tạo hình m3 0 0 0 Bốc dỡ sản phẩm m3 1 6000 6000 Bê tông thương phẩm 250# Kho cốt liệu m3 1.219 1447 1764 10132 Kho xi măng T 0.341 1873 639 Phân xưởng trộn m3 1 1729 1729 Tạo hình m3 0 0 0 Bốc dỡ sản phẩm m3 1 6000 6000 Bê tông thương phẩm 300# Kho cốt liệu m3 1.197 1447 1732 10178 Kho xi măng T 0.383 1873 717 Phân xưởng trộn m3 1 1729 1729 Tạo hình m3 0 0 0 Bốc dỡ sản phẩm m3 1 6000 6000 Bê tông thương phẩm 400# Kho cốt liệu m3 1.128 1447 1632 10269 Kho xi măng T 0.485 1873 908 Phân xưởng trộn m3 1 1729 1729 Tạo hình m3 0 0 0 Bốc dỡ sản phẩm m3 1 6000 6000 b. Chi phí lương tích luỹ vào bảo hiểm xã hội + Phần chi phí này lấy bằng 15% lương chính, vậy chi phí lương thực tế cho công nhân sản xuất trực tiếp được xác định theo sản phẩm. ống thoát nước f1000 : Lsx1 = 1,15.11059 = 12718 đồng/sp ống thoát nước f1250 : Lsx2 = 1,15.9010 = 10362 đồng/sp ống thoát nước f1500 : Lsx3 = 1,15 .10843 = 12469 đồng/sp Dầm cầu ƯST : Lsx5 = 1,15. 319080 = 366942 đồng/sp Bê tông thương phẩm: - Mác 200# : Lsx6 = 1,15.10125 = 11644 đồng/m3 - Mác 250# : Lsx7 = 1,15.10132 = 11652 đồng/m3 - Mác 300# : Lsx8 = 1,15.10178 = 11705 đồng/m3 - Mác 400# : Lsx9 = 1,15.10269 = 11809 đồng/m3 + Chi phí trả lương cho cán bộ quản lý nhà máy và phục vụ sản xuất lấy bằng 18% công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí lương cho các công nhân phục vụ và cán bộ quản lý tính vào giá thành sản phẩm. Vậy tổng chi phí trả lương cho công nhân viên theo mỗi loại sản phẩm là: ống thoát nước f1000: L’sx1 = 1,18.Lsx1 = 1,18.12718 = 15007 đồng/sp ống thoát nước f1250: L’sx2 = 1,18.Lsx2 = 1,18.10362 = 12227 đồng/sp ống thoát nước f1500: L’sx3 = 1,18.Lsx3 = 1,18.12469 = 14713 đồng/sp Dầm cầu UST : L’sx5 = 1,18.Lsx5 = 1,18. 366942 = 432991 đồng/sp Bê tông thương phẩm mác 200#: L’sx6 = 1,18.Lsx6 = 1,18.11644 = 13740 đồng/m3 Bê tông thương phẩm mác 250#: L’sx7 = 1,18.Lsx7 = 1,18.11652 = 13750 đồng/m3 Bê tông thương phẩm mác 300#: L’sx8 = 1,18.Lsx8 = 1,18.11705 = 13812 đồng/m3 Bê tông thương phẩm mác 400#: L’sx9 = 1,18.Lsx9 = 1,18.11809 = 13935 đồng/m3 4. Phần tính toán khấu hao tài sản cố định. Phần tính toán khấu hao tài sản cố định bao gồm: Khấu hao trang thiết bị và khấu hao nhà xưởng. Phần khấu hao này được phân bố cho các sản phẩm như sau. ống thoát nước: Khấu hao 35% Dầm cầu ƯST : Khấu hao 50% Bê tông thương phẩm: Khấu hao 15% Khấu hao trang thiết bị và nhà xưởng là 10% Tổng số tiền khấu hao trong năm cho toàn bộ nhà máy là. P = 6005122500 (đồng) Vậy số tiền tính khấu hao tính cho 1 m3 bê tông của mỗi loại sản phẩm là. ống thoát nước : Tkh = P: Tổng số tiền khấu hao trong năm Vn: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm, m3 Tkh = = 140120 đồng/m3sp Khấu hao cho từng loại sản phẩm ống thoát nước ống thoát nước f1000: Tkh1 = 140120 ´0,67 = 93880 đồng/sp ống thoát nước f1250: Tkh2 = 140120 ´0,518 = 72582 đồng/sp ống thoát nước f1500: Tkh3 = 140120 ´0.61 = 85473 đồng/sp Dầm cầu ƯST : Tkh = P: Tổng số tiền khấu hao trong năm Vn: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm, m3 Tkh = = 150128 đồng/m3sp Khấu hao cho một sản phẩm dầm cầu : Tkh4 = 150128.18,3 = 2747342 đồng/sp + Sản phẩm bê tông thương phẩm Tkh = P: Tổng số tiền khấu hao trong năm Vn: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm, m3 Tkh = = 60051 đồng/m3p 5. Giá thành của các sản phẩm Giá thành của các sản phẩm bằng tổng các chi phí: Chi phí điện, chi phí trả lương công nhân, chi phí than, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu,… Giá thành này được tổng hợp vào bảng sau. Bảng 45 : Tính tổng giá thành chi phí cho 1 sản phẩm: Loại sản phẩm Đơn vị Chi phí nguyên vật liệu Chi phí điện Chi phí than Chi phí VC Chi phí trả lương KH Tài sản Tổng giá thành sản phẩm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cống ặ1000 sp 454426.4 48030 0 0 14089 93880 610425 Cống ặ1250 sp 502215.6 37130 0 0 13390 72582 625318 Cống ặ1500 sp 548105.8 43720 0 0 13390 85473 690689 Dầm cầu ƯST sp 34230205 1405400 397632 0 366942 2747342 39147521 BTTP 200# m3 307341.6 30720 0 52500 13060 60051 463673 BTTP 250# m3 331740.2 30720 0 52500 13103 60051 488114 BTTP 300# m3 359822.6 30720 0 52500 13169 60051 516263 BTTP 400# m3 426692 30720 0 52500 13323 60051 583286 V. Xác định thời hạn thu hồi vốn đầu tư: Nhà máy bán các loại sản phẩm cho khách hàng với đơn giá như Bảng 46 : Thống kê mức lãi của nhà máy sau một năm như sau: Loại sảnphẩm Tổng chi phí cho mỗi SP Giá bán cho mỗi SP Mức lãi mỗi loại sản phẩm Tổng số sản phẩm mỗi loại Tổng mức lãi của mỗi loại SP Cống ặ1000 610425 733000 122575 11940 1463545500 Cống ặ1250 625318 751000 125682 5792 727950144 Cống ặ1500 690689 830000 139311 6557 913462227 Dầm cầu ƯST 39147521 45000000 5852479 1093 6396759547 BTTP 200# 463673 557000 93327 5000 466635000 BTTP 250# 488114 586000 97886 5000 489430000 BTHP 300# 516263 620000 103737 3000 311211000 BTHP 400# 583286 700000 116714 2000 233428000 Tổng thu nhập của nhà máy sau 1 năm là Lxd Ta dựa vao bảng trên ta tính đựoc Lxd = 11002421418 đồng Theo quy định về mức thuế của nhà nước thì thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp là 32% do vậy số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp là: 11002421418 ´32% = 3520774853 đồng Từ đó ta có lãi của nhà máy là : 11002421418 - 3520774853= 7481646564 (đồng) Định mức lãi của Nhà nước được xác định. Dm = Dm = 100. = 12,5 % Thời hạn thu hồi vốn đầu tư. Tth = Tth: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư V: Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản Lkd: Lãi hàng năm của nhà máy (năm) IV.An toàn lao động: Đối với nhà nước ta công tác an toàn lao động được đặc biệt chú trọng, con người là vốn quý, con người tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động sẽ dẫn đến những hậu quả không lường, không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn gây thiệt hại đến tính mạng của con người. An toàn lao động trước hết là người lao động phải được bảo vệ an toàn trong quá trình sản xuất, là được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn lao động. Trong từng ngành khác nhau thì việc trang bị các thiết bị bảo hộ là khác nhau, sao cho phù hợp với từng công việc trong từng ngành. Trước khi nhận cán bộ công nhân viên vào nhà máy thì phải trang bị cho họ một số kiến thức nhất định với công tác an toàn lao động. Trong sản xuất để đạt được năng suất, chất lượng cao công tác đầu tiên là phải chất hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của xí nghiệp, mặt khác còn đòi hỏi mỗi người phải có một trình độ tay nghề vững vàng, sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc trong dây chuyền công nghệ mà mình đảm nhiệm. Song song với các yếu tố trên thì vấn đề sức khoẻ cũng là rất quan trọng, bất kỳ một công việc gì dù nhỏ hay lớn thì yếu tố sức khoẻ quyết định sự thành công rất lớn. Có sức khoẻ trong lao động ngoài việc đạt được năng suất chất lượng còn đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động đều tránh được tai nạn rủi ro trong sản xuất. Trong nhà máy để đảm bảo tuyệt đối an toàn, ngoài việc trang bị kiến thức cũng như trang thiết bị cho từng người còn phải có cán bộ làm công tác an toàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tham quan hiện trường để theo rõi kịp thời phát hiện những công việc, hiện tượng nguy hiểm có thể gây ra tai nạn lao động. Trong nhà máy hàng năm có lập quỹ bảo hiểm xã hội để cung cấp đầy đủ các phương tiện cũng như trang thiết bị bảo hộ cho công nhân, sao cho phù hợp với từng vị trí sản suất. Khi có công nhân mới vào xí nghiệp hoặc học sinh, sinh viên được cử đến thực tập hoặc công tác nhà máy trước khi vào nhà máy nhận nhiệm vụ phải được học các nội quy, quy chế của nhà máy, cũng như an toàn lao động. Sau khoá học phải kiểm tra kiến thức của học viên tiếp thu được trên giấy, nếu đạt được yêu cầu thì phân công công tác, không đạt được thì dứt khoát phải học lại. Đây là nhà máy bê tông và bê tông đúc sẵn nên mặc dù có gắng hạn chế đến mức tối đa cũng không tránh khỏi một lượng bụi cũng như tiếng ồn, nên để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân lao động, giảm sự căng thẳng, mệt mỏi trong sản xuất do bụi, do tiếng ồn ngoài biện pháp cơ bản là cải tiến thiết bị máy móc còn phải tạo vành đai cây xanh xung quanh nhà máy để cải thiện điều kiện môi trường. Chính vì vậy ban lãnh đạo của nhà máy là giám đốc, các phó giám đốc và quản đốc… phải đôn đốc công nhân viên chức, cán bộ quản lý của nhà máy thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động như sau: Chỉ cho phép công nhân làm việc khi những công nhân này đã qua học tập về sử dụng thiết bị và học tập quy phạm sử dụng và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động. Tại chỗ làm việc cần phải có các bản nội quy vận hành và bảo quản máy móc thiết bị. Chỗ làm việc phải rộng rãi không có vật chướng ngại, thuận tiện trong công tác, đảm bảo các yêu cầu về công tác phòng hoả và phải được chiếu sáng tốt. Các đường dây điện phải an toàn nối đất. Hệ thống điện cần phải có sở bộ mạng điện, có cầu giao chung và cầu giao phân đoạn. điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng. Chỉ được sửa chữa và lắp các bộ phận có điện (hoặc gần các bộ phận có điện), cũng như việc mở và tháo các dây dẫn điện đang vận hành có điện áp cao hơn 36V khi đã cắt điện. Các dụng cụ điện phải kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng trạm mát trên vỏ máy, tình trạng dây nối và một tháng một lần về sứ cách điện của dây dẫn nguồn đIện và chỗ hở đIện. Khi căng cáp, cắt cáp thép cường độ cao cần che chắn, cần có đèn báo hiệu và biển báo cấm những người không có phận sự đến gần. Tất cả các phần quay của thiết bị phải được chắn lưới. Loại trừ điều kiện có thể tiếp xúc với các chấn động. Các thiết bị trong xưởng phải được trang bị tín hiệu ánh sáng và chuông báo. Khi làm việc ở bàn tạo hình và máy đổ bê tông phải thực hiện các yêu cầu sau: Không được cho người khác thao tác vận hành điều khiển máy. Không làm việc khi máy móc đã hỏng. Thao tác máy đổ bê tông phải chú ý phía trược và tránh nguy hiểm. Không di chuyển máy rải bê tông khi người còn đứng trên bàn tạo hình. Không sử dụng khuôn khi khuôn bị hỏng. Tường và lắp bể dưỡng hộ phải thường xuyên sửa chữa tránh những tổn thất nhiệt do rò rỉ. Không được đặt các vật khác lên lắp bể dưỡng hộ. Chỉ mở lắp bể khi đã xả hơi nước đi. Khi nâng hạ lắp bể khuôn sản phẩm không để xoắn, thắt nút, và móc phải chịu lực đồng thời. Phải thường xuyên kiểm tra cáp không được sử dụng dây cáp và xích không đảm bảo kỹ thuật. Phải báo ngay cho công nhân lái cẩu khi thấy có hiện tượng có thể xẩy ra nguy hiểm. Cấm người đến gần vật cẩu khi chưa hạ xuống cách mặt đất 30cm. Tất cả các thiết bị tải như cáp, xích, móc phải được thử nghiệm tải trọng theo quy định hiện hành và có văn bản xác nhận, các thiết bị máy móc phải kiểm tra định kỳ. Mười ngày một lần xem xét các thiết bị chịu tải như: cáp, xích và dây chằng. Phải xem xét đầu móc kẹp trước mỗi ca. Mỗi tháng một lần kiểm tra các thiết bị máy móc và trục. Ba tháng một lần phải kiểm tra các trúc. Trước khi sử dụng máy mới hoặc đại tu xong phải tiến hành nghiệm thu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại máy. Kết quả nghiệm thu phải có văn bản ghi vào lý lịch máy. phần IV Kết luận Đối với một kỹ sư công nghệ yêu cầu phải biết thiết kế, tổ chức một dây chuyền sản xuất hợp lý, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đạt được hiệu quả kinh tế cao. Phải biết vận dụng giữa những yêu cầu kỹ thuật với điều kiện thực tế. Trong điều kiện thực tế hiện nay khi Đảng và Nhà Nước đang thực hiện chính sách mở cửa khuyến kích đầu đầu tư xây xựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi nhu cầu lớn về ngành vật liệu trong đó các sản phẩm bê tông và bê tông đúc sẵn chiếm một vị trí quan trọng. Vì vậy để đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết đó từ những thiết kế nhà máy này. Trong quá trình thiết kế em đã cố gắng tham khảo tài liệu trong và ngoài nước. Tìm hiểu các công nghệ sản xuất của các nước tiên tiến về công nghệ bê tông, vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và thực tế sản xuất ở Việt Nam. Trong phần thiết kế, khi chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp em đã chú ý đến tận dụng khả năng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu và trở sản phẩm tiêu thụ. Về dây chuyền công nghệ, em đã tính toán cụ thể các phần đồng thời áp dụng những thành tựu tiên tiến vào trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Phần kinh tế đã xác định được một số chỉ tiêu trong xây dựng, các chỉ tiêu trong lúc vận hành sản xuất và hoạch toán được giá thành sản phẩm. Em bố trí tổng mặt bằng nhà máy, các công trình chính và công trình phụ đảm bảo liên hoàn chặt chẽ với nhau. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ có hạn, yêu cầu thiết kế lớn do đó trong quá trình thiết kế và tính toán không tránh khỏi những thiếu sót. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao em đã được sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, các thầy giáo trong khoa, cán bộ kỹ thuật công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Xuân Mai, Hà Tây và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Thiện Ruệ. Em mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến bổ sung của các thầy và các bạn nhằm làm cho phần thiết kế của chúng em được hoàn thiện hơn và rút ra được những thiếu sót của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhà trường, các thầy giáo trong khoa Công Nghệ Vật Liệu Xây Dựng và các bạn giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. tài liệu tham khảo 1. Công nghệ Bêtông ximăng I ( GS.TS. Nguyễn Tấn Quý- GVC.TS.Nguyễn Thiện Ruệ ) 2. Công nghệ Bêtông ximăng II ( GVC. Nguyễn Văn Phiêu- GVC.TS.Nguyễn Thiện Ruệ -KS. Trần Ngọc Tính ) 3. Giáo trình Vật Liệu Xây Dựng ( Phùng Văn Lự - Phạm Duy Hữu - Phan Khắc Trí ) 4. Thiết bị nhiệt trong sản xuất vật liệu xây dựng (GVC- Nguyễn Kim Huân- PGS. TS. Bạch Đình Thiên ) 5. Máy sản xuất Vật Liệu Xây Dựng ( TS. Nguyễn Thiệu Xuân - PGS.TS. Trần Văn Tuấn - KS. Nguyễn Thị Thanh Mai - ThS. Nguyễn Kiếm Anh) Công nghệ chất kết dính vô cơ ( Bộ môn Công nghệ Vật Liệu Xây Dựng ) Giáo trình thí nghiệm vật liệu xây dựng (Bộ môn vật liệu xây dựng) Giáo trình phục vụ lớp đào tạo thí nghiệm kiểm tra chất lượng ximăng theo ISO (Viện khoa học công nghệ vật liệu xây dựng) Sổ tay máy xây dựng ( PGS.TS Vũ Liêm Chính- PGS.TS Đỗ Xuân Đinh- KS. Nguyễn Văn Hùng- KS. Hoa Văn Ngũ- TS.Trương Quốc Thành- PGS.TS Trần Văn Tuấn) Thiết kế kiến trúc công nghiệp (PTS.KTS Nguyễn Minh Thái) Thiết kế cấu tạo kiến trúc nhà công nghiệp (PTS.KTS Nguyễn Minh Thái) Máy và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng (TS.Trần Quang Quý- TS.Nguyễn Văn Vịnh- TS.Nguyễn Bính). Mục lục Phần I giới thiệu chung I.Mở đầu 1 II.Giới thiệu mặt bằng nhà máy 3 III.Các loại sản phẩm của nhà máy 4 IV.Yêu cầu nguyên vật liệu để sản xuất các loại sản phẩm 11 V.Tính toán cấp phối 16 VI.Kế hoạch sản xuất của nhà máy 29 Phần II Thiết kế công nghệ Chuong I Thiết kế kho cốt liệu và kho xi măng I.Kho xi măng 32 II.Kho cốt liệu 39 Chương II Phân xuỏng chê tạo hỗn hợp bê tông I.Yêu cầu đối với sản phẩm của nhà máy 50 II.Thiết kế sơ đồ công nghệ 52 Chuong III Thiết kế phân xưởng thép I.Giới thiệu về phân xương thép II.Sơ đồ dây truyền công nghệ III.Kế hoạch sản xuất của phân xưởng IV.Tính toán thiết bị và kho bãI Chương IV Phân xưởng tạo hình I.Kế hoạch sản xuất 83 II.Giới thiệu và lựa chọn phương pháp công nghệ 83 III.Phân xưởng tạo hình 85 IV.Một số tính toán công nghệ khác 111 Chương V Tính toán bãI sản phẩm,kiểm tra chất lượng sản phẩm I.Tính toán bãI sản phẩm 118 II.Kiểm tra chất lượng sản phẩm và bảo quản sản phẩm 120 III.Kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm 122 Phần III Kiến trúc ,đIện nước, kinh tế và an toàn lao động Chương I Kiến trúc I.Các phân xưởng sản xuất chính 130 II.Các phân xưởng phụ 130 III.Các công trình phúc lợi hành chính 132 IV.Các công trình khác 132 Chương II điện nước chương III hoạch toán kinh tế I.Mục đích ,nội dung hoạch toán kinh tế 137 II.Xác định chỉ tiêu sản xuất vốn đầu tư xây dựng cơ bản 137 III.Hoạch toán giá thành sản phẩm 143 IV.Xác định thời hạn thu hồi vốn đầu tư 156

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN012.doc
Tài liệu liên quan