PHẦN 10
VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN TRONG PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
10.1 Vệ sinh công nghiệp
Theo quyết định của Bộ NN và PTNT thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
10.1.1 Nội dung
* Vị trí của cơ sở sản xuất:
+ Đặt trong khu quy hoạch.
+ Tránh xa nơi ẩm ướt, có nguy cơ ô nhiễm, dễ bị ngập lụt.
+ Thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa.
* Thiết kế và bố trí khu sản xuất
- Sơ đồ lưu hành giữa các dây chuyển sản xuất (từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm) phải liên thông, một chiều, dễ thao tác, dễ kiểm soát.
- Bố trí các công đoạn sản xuất đảm bảo chống ô nhiễm chéo gây ra giữa công đoạn này với công đoạn khác cũng như khi thao tác chế biến hoặc xử lý.
- Nền nhà xưởng phải được xây dựng bằng các chất liệu thuận tiện cho công tác vệ sinh và dễ quản lý dịch hại.
- Máy móc được lắp đặt sao cho mọi bề mặt đều có thể tiếp cận được để vệ sinh cả bên ngoài và bên trong máy. Phải bố trí các khoảng không thông hành như: cách vách 45cm, cách nền 15cm.
115 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc với 2 dây chuyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
100
5000
0.7
35
4.4
220
94.9
4745
4.2.3 Tính và chọn thiết bị
Tính theo công thức 1,2 trong tính và chọn thiết bị cho dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
4.2.3.1 Thiết bị vận chuyển
Thiết bị vận chuyển nguyên liệu lên các vựa chứa trong nhà máy là gầu tải.
Gầu tải dùng cho các nguyên liệu:
Chọn 1 gầu tải cho các nguyên liệu thô, tải lên các vựa chứa.
Chọn 1 gầu tải cho các nguyên liệu dạng bột, tải lên vựa chứa.
Chọn gầu tải có thông số kĩ thuật giống gầu trong dây chuyền sản xuất thức ăn dạng viên.
4.2.3.2 Thiết bị làm sạch
Sàng dùng cho ngô, đậu tương, khoai khô
Tính toán:
Lượng nguyên liệu ngô vào sàng làm sạch:
Qn = 1498.5 (kg/h)
Lượng nguyên liệu đậu tương vào sàng làm sạch:
Qn = 749.25 (kg/h).
Lượng nguyên liệu khoai khô vào sàng.
Qn = 1048.95 (kg/h).
Chọn sàng có năng suất: 2000 (kg/h).
Số sàng: N = 1498.5/2000. Chọn N = 1cái dùng cho ngô.
Số sàng: N = 1048.95/2000. Chọn N = 1cái dùng cho khô đậu tương và khoai khô.
Chọn sàng có thông số kĩ thuật: giống sàng dùng cho dây chuyền sản xuất thức ăn dạng viên.
4.2.3.3 Thiết bị nghiền
- Tính toán:
Lượng nguyên liệu ngô vào nghiền:
Qn = 1497 (kg/h).
Lượng nguyên liệu đậu tương vào nghiền:
Qn = 748.5 (kg/h).
Lượng nguyên liệu khoai khô vào nghiền:
Qn = 1047.9 (kg/h)
Chọn năng suất máy: 2000 (kg/h).
Số máy nghiền: N = 1497/2000. Chọn 1 máy nghiền cho ngô.
Số máy nghiền: N = 1047.9/2000 Chọn 1 máy nghiền cho cả nguyên liệu đậu tương và khoai khô.
Chọn máy nghiền búa có thông số kĩ thuật giống máy đã chọn cho dây chuyền sản xuất thức ăn dạng viên.
4.2.3.4 Rây kiểm tra
Bảng 4.2.11: Lượng nguyên liệu vào rây
Nguyên liệu
Khối lượng (kg/h)
Ngô
1495.5
Cám gạo
1198.8
Khoai khô
1046.85
Đậu tương
747.75
bột cá
399.6
Chọn rây có năng suất: 2000 (kg/h)
Số rây: N = 1495.5/2000. Chọn 1 rây cho bột ngô.
Số rây: N = 1198.8/2000. Chọn 1 rây cho nguyên liệu cám gạo và bột cá.
Số rây: N = 1046.85/2000. Chọn 1 rây cho nguyên liệu khoai khô và đậu tương.
Chọn rây có thông số kĩ thuật giống rây trong dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
4.2.3.5 Thiết bị phối trộn
Máy trộn vi lượng
Tính toán:
Lượng nguyên liệu vào máy trộn vi lượng: đậu tương + premix.
Qn = 745.5 + 49.95 + 49.95 = 845.4 (kg/h)
Chọn máy trộn có khối lượng một lần trộn: 200kg
Thời gian trộn: 5phút.
Số máy trộn: N = 845.4/ (200 x 12) = 0.35.
Chọn N = 1cái.
Chọn máy trộn vi lượng có thông số kĩ thuật giống máy trộn vi lượng trong dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Máy trộn chính
Tính toán:
Lượng nguyên liệu vào máy trộn:
Qn = 845.4 + 1491.02 + 1043.72 + 1195.2 + 398.4 = 4575.34 (kg/h).
Chọn máy có năng suất 5tấn/h.
Vậy chọn 1 máy.
Máy có thông số kĩ thuật:
Kí hiệu: TN2T 1.0.
Chọn máy trộn ngang loại 1 trục, năng suất 1 tấn/mẻ.
Kích thước: 2000 x 1000 x 1500mm.
4.2.3.6 Thiết bị định lượng
Mỗi vựa chứa đều gắn cân tự động.
Thông số của cân giống cân được sử dụng trong dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
4.2.3.7 Thiết bị đóng bao
Lượng sản phẩm trước khi đóng bao:
Qn = 4963.6 (kg/h).
Chọn thiết bị đóng bao kí hiệu: DKB - 50∏.
+ Năng suất: Loại bao 40kg, đóng 200kg/h.
+ Số lượng máy: N = 4963.9/ (40 x 200) = 0.62
+ Kích thước: 1460 x 780 x 3835mm
+ Khối lượng: 400kg.
Bảng 4.2.12: Thống kê các thiết bị trong phân xưởng sản xuất thức ăn gia súc dạng bột NS: 40tấn/ca.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Năng suất (kg/h)
Kí hiệu
Kích thước
(mm)
Khối lượng
(kg)
1
Gầu tải
4
2000
HUT-10
380 x 250
189
2
Vựa chứa nguyên liệu
5
2000 x 2000 x 2500
3
Sàng làm sạch
2
2000
KC3-2
1830 x 825 x 1200
940
4
Máy nghiền
2
2000
DM
920 x 1340 x 2210
1420
5
Rây kiểm tra
3
2000
3MC-2-2
2000 x 1240 x 2400
900
6
Vựa chứa bột sau rây
5
2000 x 2000 x 2500
7
Máy trộn vi lượng
1
200 x 12
A9-DCF-0.2
1480 x 525 x 1125
513
8
Máy trộn chính
1
5000
TN2T 1.0
2000 x 1000 x 1500
9
Vựa chứa sản phẩm
1
2500 x 2000 x 2500
10
Máy đóng bao
1
8000
DKB - 50∏
1460 x 780 x 3835
400
PHẦN 5
TÍNH XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC
5.1 Đặc điểm xây dựng
Địa điểm xây dựng nhà máy:
Khu Công Nghiệp Gia Minh – Xã Gia Minh - Huyện Thuỷ Nguyên – Thành Phố Hải Phòng.
Để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và vệ sinh công nghiệp khi xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc ta cần chú ý đến các yếu tố sau:
+ Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhà máy do vậy nhà máy được đặt ở gần hệ thống giao thông lớn.
+ Vì nhà máy chế biến thức ăn gia súc thường gây mùi do mùi của nguyên liệu vì vậy nhà máy được xây dựng nằm trong khu công nghiệp và cách xa khu dân cư.
+ Đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất, điện sinh hoạt, nước cho sinh hoạt, vệ sinh máy móc thiết bị: Khu công nghiệp có mạng điện ổn định, đủ công suất, có hệ thống bể lọc, bể dự trữ nước ngầm.
+ Đảm bảo thoát nước tốt: Nhà máy được xây dựng trên khu đất cao ráo, có độ dốc nhỏ (0.5 – 1%), đảm bảo thoát nước ổn định.
+ Khu đất xây dựng phải có hình dạng và kích thước phù hợp cho việc bố trí các nhà xưởng, diện tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu mở rộng sau này và phải có địa chất ổn định tránh tổn thất trong gia công nền móng.
+ Nhà máy đặt ở nơi cung cấp nhân lực tốt, để giảm chi phí ăn ở cho công nhân đồng thời giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
Vì vậy địa điểm đặt nhà mày tại khu công nghiệp là hoàn toàn phù hợp.
5.2 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy
1. Những yêu cầu chung khi bố trí tổng mặt bằng
Để đạt được hiệu quả tối ưu, việc bố trí mặt bằng thoả mãn các điều kiện sau:
+ Diện tích khu đất và sự bố trí các hạng mục công trình phải được tính toán để thoả mãn được các yêu cầu của dây chuyền công nghệ và nhu cầu mở rộng trong tương lai.
+ Bố trí công trình phù hợp với đặc điểm tự nhiên của hướng gió, địa hình, địa chất để đảm bảo vệ sinh công nghiệp, giảm chi phí san lấp, gia công móng và xây dựng công trình ngầm.
+ Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và hợp lý giữa các bộ phận sản xuất trong nhà máy.
+ Đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa các nhà máy lân cận trong việc sử dụng chung các công trình: xử lý chất thảinhằm tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành.
+ Trên khu đất xây dựng phải phân thành các khu vực dựa vào đặc điểm sản xuất, yêu cầu vệ sinh.
Tổng mặt bằng nhà máy chia 5 vùng:
+ Vùng sản xuất: Phân xưởng sản xuất chính, bộ phận phụ trợ cho sản xuất.
+ Vùng năng lượng: Lò hơi, trạm biến thế, bãi than.
+ Vùng kho: Kho nguyên liệu, kho thành phẩm.
+ Vùng giao thông: Bãi container, đường bộ.
+ Vùng phục vụ sinh hoạt: Nhà hành chính, nhà ăn, hội trường, phòng thí nghiệm
2. Bố trí tổng mặt bằng
Hướng gió chủ đạo: Đông – Nam.
Bố trí mặt bằng theo phương pháp phân vùng.
Vùng phía trước nhà máy là khu hành chính, khu nhà phục vụ cho sinh hoạt, khu nghỉ, nhà giới thiệu sản phẩm, phòng bảo vệ, nán để xe.
Vùng giữa khu đất là phân xưởng sản xuất chính, kho nguyên liệu và kho sản phẩm.
Cuối khu đất là nồi hơi, trạm biến thế, bể nước ngầm, nhà tắm, nhà vệ sinh.
Phương pháp phân vùng có ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
+ Dễ dàng quản lý các phân xưởng.
+ Thuận lợi cho giao thông trong nhà máy.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà máy sau này.
+ Phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta.
Nhược điểm:
+ Dây chuyền sản xuất kéo dài.
+ Hệ thống đường ống, mạng lưới giao thông tăng.
+ Hệ số xây dựng thấp.
5.3 Các giải pháp kết cấu nhà
5.3.1 Phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên
5.3.1.1. Đặc điểm phân xưởng
- Không độc hại, không có khói, bụi, khả năng cháy nổ ít xảy ra.
- Nước thải chủ yếu là nước sinh hoạt, vệ sinh thiết bị.
- Số lượng công nhân làm việc trong một ca: 20 người.
5.3.1.2. Kích thước của các thiết bị được bố trí trong phân xưởng
Bảng 5.1: Kích thước các thiết bị trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
STT
Tên thiết bị
SL
Kích thước
(mm)
Diện tích
(m2)
1
Gầu tải
4
380 x 250
0.38
2
Máy đập
1
1600 x 725 x 975
1.16
3
Sàng làm sạch
5
1830 x 825 x 1200
7.55
4
Máy nghiền
3
920 x 1340 x 2210
3.7
5
Rây kiểm tra
4
2000 x 1240 x 2400
10
6
Vựa chứa
16
2000 x 2000 x 2500
64
7
Máy trộn vi lượng
1
1480 x 525 x 1125
0.777
8
Máy trộn
1
2000 x 1000 x 1500
2
9
Máy ép viên
2
710 x 1700 x 2010
2.414
10
Thiết bị sấy
1
1400 x 1300 x 1800
1.82
11
Vựa chứa sản phẩm
1
2500 x 2000 x 2500
5
12
Máy đóng bao
1
1460 x 780 x 2500
1.14
13
Tổng
40
99.941
Vậy tổng diện tích thiết bị trong phân xưởng sản xuất thức ăn dạng viên là: 99.941 m2.
5.3.1.3. Phương án thiết kế nhà xưởng
Căn cứ vào đặc điểm của dây chuyền sản xuất và kích thước các thiết bị ta chọn phương án thiết kế phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên như sau:
Kết cấu chịu lực
Yêu cầu phải chịu được tải trọng tĩnh và động, ít bị mài mòn, ít dẫn điện, khi có va chạm ít sinh tia lửa, chịu được tác dụng vật lý, hoá học, đi lại thao tác thuận lợi, bề mặt không gây bụi, không gây ồn khi chuyển hàng, không sinh khí, hơi ẩm, dễ sửa chữa, giá thành hạ.
Do các yêu cầu trên nên ta chọn kết cấu nền là:
+ Bề mặt nền bằng vữa, xi măng dày: 80mm.
+ Lớp chống thấm bằng bitum dày: 15mm.
+ Lớp đệm bê tông sỏi dày: 200mm.
+ Lớp nền đất chặt.
Kết cấu bao che.
Tường xây bằng gạch, chịu lực tốt, dễ thi công, cách ẩm, cách nhiệt tốt.
Tường 250mm dùng làm tường chịu lực.
Tường 220mm dùng làm tường bao che hoặc chịu lực.
Cột thép: 400 x 200mm.
Bước cột: 6000mm.
Móng làm bằng bê tông toàn khối.
Cửa sổ: có nhiệm vụ thông gió, chiếu sáng tự nhiên cho phân xưởng. Diện tích chiếm 35 – 52% diện tích tường ngoài. Thường cửa sổ có kích thước 2m.
Cửa chính: dùng để đi lại, vận chuyển, thoát hiểm khi có sự cố, kích thước cửa rộng 3m, cao 2.5m.
Mái lợp tôn, độ dốc mái 1 – 22.
Xà gồ thép.
Khung nhà thép.
Căn cứ vào chiều dài dây chuyền, kích thước thiết bị và năng suất phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên 60tấn/ca, ta chọn kích thước phân xưởng:
Dài x rộng x cao: 36 x 12 x 15.1m. Chia làm 3 tầng và 1 gacxep.
Các phòng trong phân xưởng sản xuất, được bố trí ở tầng 1 bao gồm:
+ Phòng nguyên liệu ca: a x b x h = 6 x 3.5 x 2.5m.
+ Phòng thay đồ: a x b = 7 x 3.5m, được chia làm 2 phòng: nam, nữ.
+ Phòng quản đốc: a x b = 3.5 x 3.5m.
+ Phòng máy: a x b = 3.5 x 3.5m
5.3.2 Phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột
5.3.2.1. Kích thước của các thiết bị được bố trí trong phân xưởng.
Bảng 5.2: Kích thước các thiết bị trong dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột
STT
Tên thiết bị
SL
Kích thước
(mm)
Diện tích
(m2)
1
Gầu tải
4
380 x 250
0.38
2
Sàng làm sạch
2
1830 x 825 x 1200
3
3
Nghiền
2
920 x 1340 x 2210
2.5
4
Rây
3
2000 x 1240 x 2400
7.44
5
Vựa chứa
10
2000 x 2000 x 2500
40
6
Máy trộn vi lượng
1
1480 x 525 x 1125
0.777
7
Máy trộn chính
1
1480 x 525 x 1125
2.33
8
Vựa chứa sản phẩm
1
2500 x 2000 x 2500
5
9
Máy đóng bao
1
1460 x 780 x 2500
1.14
10
Tổng
25
62.567
Vậy tổng điện tích thiết bị trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột là: 62.567 m2.
5.3.2.2 Phương án thiết kế
Căn cứ vào đặc điểm của dây chuyền sản xuất và kích thước thiết bị ta lựa chọn phương án thiết kế phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột cũng tương tự như phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Căn cứ vào chiều dài dây chuyền, kích thước thiết bị, năng suất phân xuởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột: 40tấn nguyên liệu/ca.
Ta chọn diện tích phân xưởng: a x b x h = 36 x 12 x 10.9m chia làm 2 tầng và một gacxep.
5.3.3 Kho nguyên liệu
+ Nhà 1 tầng
+ Kết cấu bê tông cốt thép
+ Kho dự trữ nguyên liệu trong 10 ngày.
+ Nguyên liệu nhập về được đóng trong các bao, các bao được xếp chồng lên nhau cao không quá 2.5m
+ Tiêu chuẩn: 1000kg/10m2.
Diện tích chứa nguyên liệu: S1 = (60000 x 2/1000) ÷ 10 = 1200m2.
Diện tích lối đi: S2 = 20%S1 = 1200 x 20% = 240m2.
Tổng diện tích kho: 1200 + 240 = 1440m2.
Kích thước: 60 x 48 x 4.8m, là kho nguyên liệu chung cho 2 dây chuyền sản xuất.
5.3.4 Kho sản phẩm
+ Nhà 1 tầng.
+ Kết cấu bê tông cốt thép.
+ Diện tích kho nguyên liệu sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên, năng suất 60tấn/ ca. Ngày làm 2 ca.
+ Cần dự trữ nguyên liệu trong 10 ngày.
+ Sản phẩm được đóng trong bao, các bao xếp lên nhau không quá 2.5m.
+ Tiêu chuẩn 1000kg/10m2.
Diện tích chứa sản phẩm: S1 = (60000 x 2/1000) ÷ 10 = 1200m2.
Diện tích lối đi: S2 = 20%S1 = 1200 x 20% = 240m2.
Tổng diện tích kho: 1200 + 240 = 1440m2.
Kích thước: 60 x 48 x 4.8m
Bố trí một kho chứa 2 sản phẩm dạng viên, dạng bột. Mỗi sản phẩm được xếp một bên.
5.3.5 Khu nồi hơi
Phân xưởng được xây dựng cuối hướng gió chủ đạo. Khói được xử lý bằng hệ thống Xiclon và qua ống khói ra ngoài. chọn chiều cao ống khói 20m.
Kích thước: 10 x 9 x 7.2m
5.3.6 Kho bao nguyên liệu
Bao bì đảm bảo cung cấp cho 10 ngày sản xuất.
Kích thước : 18 x 12 x 4.8m
5.3.7 Trạm điện
Kích thước: 6 x 6 x 4.2m
5.3.8 Trạm cân hàng 80 tấn
Gồm 1 chiếc.
Kích thước: 24 x 6 m2.
5.3.9 Xưởng kho bảo trì
Kích thước: 12 x 12 x 4.2m
5.3.10 Nhà hành chính
Xây dựng nhà hành chính 2 tầng:
Kích thước mỗi tầng: a x b x h = 18 x 9 x 3.5m
Tổng diện tích: 2 x (18 x 9) = 324m2.
5.3.11 Phòng thí nghiệm
Dành cho 4 người làm việc:
Kích thước: 6 x 6 x 4.8m
5.3.12 Hội trường và nhà ăn ca.
+ Nhà ăn: được xây dựng ở tầng 1.
Số người ăn đông nhất trong ca: 50 người.
Diện tích trung bình dành cho mỗi người: 2.5m2
Vậy diện tích cần dùng là: 2.5 x 50 = 125 m2.
Cộng thêm diện tích lối đi, khu vực chế biến: lấy diện tích: 162 m2.
+ Hội trường: Xây dựng hội trường có diện tích: 160m2.
Vậy: Kích thước tầng 1: 18 x 9 x 3.5m.
Kích thước tầng 2: 18 x 9 x 4.2m.
5.3.13 Nhà giới thiệu sản phẩm
Nhà 1 tầng.
Kích thước: 9 x 4 x 4.8m
5.3.14 Nhà để xe 2 bánh, gara ô tô.
Nhà 1 tầng
Kêt cấu: khung thép Zamin Stell.
Số lượng công nhân tối đa trong 1 ca là 60 người.
Nhà máy có 2 xe con.
Xe cán bộ, công nhân, xe của khách: 100 xe.
Diện tích xe 2 bánh: 1.2 m2/xe.
Diện tích xe con: 10 m2/ xe.
Vậy diện tích để xe là: 1.2 x 100 + 10 x 2 = 140 m2.
Kích thước: 12 x 12 x 4.8m
5.3.15 Nhà tắm, nhà vệ sinh
Nhà 1 tầng
Kết cấu: Gạch toàn khối, tường có phủ lớp gạch men trắng cao 1.2m so với mặt sàn.
Diện tích mỗi phòng:
+ Nhà tắm: có 2 nhà tắm (1 cho nam, 1 cho nữ).
+ Nhà vệ sinh: có 2 nhà vệ sinh (1 cho nam, 1 cho nữ)
Kích thước: 6 x 4m.
5.3.16 Khu xử lý nước sạch, bể chứa, tháp nước
Kích thước: 12 x 6 m2.
5.3.17 Trạm xử lý nước thải
Trạm được đặt ở cuối hướng gió, xử lý nước thải sơ bộ cho toàn bộ nhà máy.
Nhà 1 tầng, kết cấu bê tông.
Kích thước: 6 x 6 x 4.2m
5.3.18 Nhà vệ sinh bốc xếp
Kích thước: 12 x 4 m2.
5.3.19 Vỉa hè lát gạch Block
Kích thước: 120 m2.
5.3.20 Bãi container
Kích thước: 1200 m2.
5.3.21 Bãi xỉ
Kích thước: 10 x 9 m2.
5.3.22 Bãi chứa than
Kích thước: 10 x 6 m2.
5.3.23 Phòng bảo vệ
Kích thước: 4 x 4 x 3.6m. Được chia làm 2 phòng.
5.3.24 Hệ thống giao thông của nhà máy
Đường giao thông chính vòng quanh nhà máy rộng 12 – 15m, được giải nhựa, các đường phụ giải nhựa rộng 6 – 8 m dành cho xe cơ giới, 2 bên vỉa hè rộng 1.5m lát gạch đỏ.
Các công trình hướng ra trục chính.
Có đường ra vào cho container, quay xe ô tô được dễ dàng.
- Đường nội bộ và hệ thống hè rãnh, ống kỹ thuật:
Đường nội bộ được xây dựng với diện tích khoảng 3000 m2, gồm 2 làn, 1 chiều, mỗi làn rộng 4,5m.
Hệ thống hè rãnh, ống kỹ thuật được xây dựng với diện tích khoảng 3500 m2.
- Tường rào nhà máy và hệ thống cây xanh trong nhà máy:
Tường rào bao quanh nhà máy với tổng diện tích chiều dài 500 m, tường cao 2 m, xây bằng gạch dày 220 mm.
Cây xanh được trồng thành dải ngăn cách giữa các khu vực sản xuất chính và phụ, khu vực trước nhà máy nhằm tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Bảng 5.3: Thống kê các công trình xây dựng trong nhà máy
STT
Tên công trình
Số lượng
Kích thước (m)
Diện tích (m2)
1
Phân xưởng sx TA dạng viên
1
36 x 12 x 15.1
432
2
Phân xưởng sx TA dạng bột
1
36 x 12 x 10.9
432
3
Kho nguyên liệu chung
1
60 x 48 x 4.8
2880
4
Kho sản phẩm chung
1
60 x 48 x 4.8
2880
5
Khu nồi hơi
1
10 x 9 x 7.2
90
6
Kho bao nguyên liệu
1
18 x 12 x 4.8
216
7
Trạm điện
1
6 x 6 x 4.2
36
8
Trạm cân hàng 80 tấn
1
24 x 6
144
9
Xưởng kho bảo trì
1
12 x 12 x 4.2
144
10
Nhà hành chính
1
18 x 9 x 4.2
162
11
Phòng thí nghiệm
1
6 x 6 x 4.8
36
12
Hội trường + nhà ăn
1
18 x 9 x 4.2
162
13
Nhà giới thiệu sản phẩm
1
9 x 4 x 4.8
36
14
Nhà để xe 2 bánh + gara ô tô
1
12 x 12 x 4.8
144
15
Nhà tắm, nhà vệ sinh
2
9 x 4 x 2.5
72
16
Khu xử lý nước sạch, bể chứa, tháp nước.
1
12 x 6
72
17
Trạm xử lý nước thải
1
6 x 6 x 4.2
36
18
Nhà vệ sinh bốc xếp
1
12 x 4
48
19
Vỉa hè lát gạch Block
1
120
120
20
Bãi container
1
1200
1200
21
Bãi xỉ
1
10 x 9
90
22
Bãi chứa than
1
10 x 9
90
23
Phòng bảo vệ
2
4 x 4 x 3.6
32
Vậy tổng diện tích xây dựng các công trình là: 9554 m2.
5.4 Các chỉ tiêu kinh tế xây dựng
Dự kiến nhà máy được xây dựng trên lô đất có tổng diện tích: 26400 m2.
Với kích thước: dài: 220m, rộng: 120m.
Hệ số xây dựng:
Kxd= (A + B)/F x 100
Trong đó:
+ A: Diện tích các công trình xây dựng: 9554m2.
+ B: Diện tích sân kho bến bãi: 450m2.
+ F: Tổng diện tích của nhà máy: 26400m2.
Vậy Kxd = (9554 + 450)/26400 x 100 = 37.89%
Hệ số sử dụng:
Ksd = (A + B + C)/F x 100.
C: Diện tích chiếm của đường ô tô, đi bộ, mặt bằng hệ thống đường ống: 3500m2.
Ksd = (9554 + 450 + 3500)/26400 x 100 = 51.15%.
PHẦN 6
TÍNH ĐIỆN
Điện được sử dụng trong nhà máy chế biến thức ăn gia súc bao gồm 2 mục đích:
+ Điện dùng cho sinh hoạt, thắp sáng.
+ Điện dùng cho sản xuất.
Điện dùng chiếu sáng
Trong nhà công nghiệp việc bố trí đèn chiếu sáng phụ thuộc vào các thông số sau.
+ Chiều cao phụ thuộc vào thiết bị, vị trí làm việc, thường
H = 2.5 – 4.5m
+ Khoảng cách giữa các đèn: 4 – 6m
+ Khoảng cách từ đèn ngoài đến tường: l = (0.25 – 0.35) x L.
+ Số đèn bố trí dọc theo nhà: n1 = (A - 2 x l)/L +1
+ Số đèn bố trí ngang theo nhà: n2 = (B – 2 x l)/L +1.
A: chiều dài nhà (m)
B: chiều rộng nhà (m).
Số đèn được bố trí: n1 x n2 (chiếc).
Với phân xưởng sản xuất chính, kho chứa nguyên liệu, kho sản phẩm, kho bảo trì, kho bao bì sử dụng bóng đèn dây tóc có chao đèn, công suất 100W – 220V.
Bóng đèn này có ưu, nhược điểm:
Ưu điểm:
+ Sử dụng rộng rãi, lắp đặt dễ dàng.
+ Tuổi thọ lớn.
+ Nối trực tiếp vào lưới điện.
+ Bật sáng ngay
+ Giá thành rẻ.
Nhược điểm:
+ Tốn điện.
+ Phát nóng.
Chao đèn là một bộ phận bao bọc ngoài bóng đèn. Chao đèn có tác dụng bảo vệ cho mắt khỏi bị chói, bảo vệ bóng khỏi va đập, bụi bám và bị phá hủy bởi các khí ăn mòn...Chao đèn có tác dụng làm tăng vẻ đẹp của hệ thống chiếu sáng.
Với các công trình phụ trợ sử dụng đèn huỳnh quang Philip, công suất 36W – 220V.
Phân xưởng sản xuất chính
Vì 2 phân xưởng sản xuất chính có kích thức như nhau:
Số bóng đèn: n1 = (36 – 2 x 2)/4 +1 = 9 (đèn)
Số dãy đèn: n2 = (12 – 2 x 2)/4 +1 = 3 (dãy).
Tổng số đèn trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên:
3 x (9 x 3) = 81 (đèn).
Công suất: 81 x 0.1 = 8.1 KW
Tổng số đèn trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột:
2 x (9 x 3) = 54 (đèn)
Công suất: 54 x 0.1 = 5.4 KW.
Vậy tổng công suất trong 2 phân xưởng chính là: 8.1 + 5.4 = 13.5 KW.
Kho nguyên liệu và kho sản phẩm
Vì kho nguyên liệu và kho sản phẩm có kích thước như nhau:
Số bóng đèn: n1 = (60 – 2 x 2)/4 +1 = 15 (đèn)
Số dãy đèn: n2 = (48 – 2 x 2)/4 +1 = 12 (dãy).
Tổng số đèn trong kho là: 2 x (15 x 12) = 360 (đèn)
Công suất: 360 x 0.1 = 36 KW.
Kho bao bì
Số đèn: n1 = (18 – 2 x 2)/4 + 1 = 5 (đèn)
Số dãy: n2= (12 – 2 x 2)/4 +1 = 3 (dãy).
Số bóng đèn trong kho: 5 x 3 = 15 (đèn)
Công suất: 15 x 0.1 = 1.5 KW
Xưởng kho bảo trì
Số đèn: n1 = (12 – 2 x 2)/4 + 1 = 3 (đèn).
Số dãy: n2 = (12 – 2 x 2)/4 +1 = 3 (dãy).
Số đèn trong xưởng: 3 x 3 = 9 (đèn)
Công suất: 9 x 0.1 = 0.9 KW
6.1.5 Khu nồi hơi
Số đèn: : n1 = (10 – 2 x 2)/4 +1 = 3 (đèn).
Số dãy: n2 = (9 – 2 x 2)/4 +1 = 3 (dãy)
Số đèn cần dùng: 3 x 3 = 9 (đèn)
Công suất: 9 x 0.036 = 0.324 KW
Trạm điện
Số đèn: n1 = (6 – 2 x 2)/4 +1 = 2 (đèn).
Số dãy: n2 = (6 – 2 x 2)/4 +1= 2 (dãy).
Số đèn cần dùng: 2 x 2 = 4 (đèn).
Công suất: 4 x 0.036 = 0.144 KW.
Nhà hành chính
Số đèn: n1= (18 – 2 x 2)/4 +1 = 5 (đèn).
Số dãy: n2 = (9 – 2 x 2)/4 +1 = 3 (dãy).
Số đèn cần dùng: 2 x (5 x 3) = 30 (đèn).
Công suất: 30 x 0.036 = 1.08 KW.
Phòng KCS
Số đèn: n1 = (6 – 2 x 2)/4 + 1 = 2 (đèn)
Số dãy: n2 = (6 – 2 x 2)/4 + 1 = 2 (dãy).
Số đèn cần dùng: 2 x 2 = 4 (đèn).
Công suất: 4 x 0.036 = 0.144 KW
Hội trường nhà ăn
Số đèn: n1 = (18 – 2 x 2)/4 +1 = 5 (đèn)
Số dãy: n2 = (9 – 2 x 2)/4 + 1 = 3 (dãy).
Số đèn cần dùng: 2 x (5 x 3) = 30 (đèn).
Công suất: 30 x 0.036 = 1.08 KW
Nhà giới thiệu sản phẩm
Số đèn: n1 = (9 – 2 x 2)/4 + 1 = 3 (đèn).
Số dãy: n2 = (4 – 2 x 2)/4 + 1 = 1 (dãy).
Số đèn cần dùng: 3 x 1 = 3 (đèn)
Công suất: 3 x 0.036 = 0.108 KW.
Nhà để xe 2 bánh + gara ô tô.
Số đèn: n1 = (12 – 2 x 2)/4 +1 = 3 (đèn)
Số dãy: n2 = (12 – 2 x 2)/4 +1 = 3 (dãy)
Số đèn cần dùng: 3 x 3 = 9 (đèn)
Công suất: 9 x 0.036 = 0.324 KW.
Nhà tắm, nhà vệ sinh
Dùng 5 bóng đèn, mỗi bóng có công suất 100W – 220V. Vậy tổng công suất: 5 x 0.1 = 0.5 KW.
Nhà bảo vệ
- Kích thước: 4 x 4 x 4.2 m
- Mỗi phòng bảo vệ bố trí một bóng 100W. Vậy cần 2 bóng cho 2 phòng bảo vệ.
- Tổng công suất: P = 2 x 0.1 = 0.2 KW.
6.1.14 Bãi than, bãi xỉ
Mỗi bãi bố trí 4 bóng đèn ở 4 góc, dùng đèn công suất 100W-220V
Cần 8 bóng cho 2 bãi.
Công suất: 8 x 0.1 = 0.8 KW
6.1.15 Khu xử lý nước sạch, tháp nước
Sử dụng 2 đèn, mỗi đèn có công suất 100W – 220V.
Tổng công suất: 2 x 0.1 = 0.2KW
6.1.16 Trạm xử lý nước thải
Sử dụng 2 đèn, mỗi đèn có công suất 36W – 220V.
Công suất: 2 x 0.036 = 0.072KW
6.1.17 Nhà vệ sinh bốc xếp
Sử dụng 2 đèn, mỗi đèn có công suất 100W – 220V.
Công suất: 2 x 0.1 = 0.2 KW
6.1.18 Bãi container
Sử dụng 10 đèn, mỗi đèn có công suất 100W – 220V
Công suất: 10 x 0.1 = 1 KW.
6.1.19 Điện bảo vệ
Đặt bóng đèn quanh nhà máy với khoảng cách 10m/đèn.
Chu vi của nhà máy: 2 x (160 + 150) = 620 m.
Số bóng cần: 620/10 = 62 đèn.
Mỗi cổng có 2 đèn 2 bên, bố trí 20 đèn rải rác khắp nhà máy.
Tổng số bóng đèn bảo vệ: 62 + 4 + 20 = 86 (đèn)
Công suất mỗi đèn: 200W – 220V
Tổng công suất: 86 x 0.2 = 17.2 KW.
Bảng 6.1: Thống kê các công trình sử dụng điện chiếu sáng trong nhà máy
STT
Tên công trình
Diện tích (m2)
Số bóng
Công suất (KW)
1
Phân xưởng sx TA dạng viên
432
81
8.1
2
Phân xưởng sx TA dạng bột
432
54
5.1
3
Kho nguyên liệu + sản phẩm
5760
360
36
4
Khu nồi hơi
90
9
0.036
5
Kho bao bì
216
15
1.5
6
Trạm điện
36
4
0.144
7
Xưởng kho bảo trì
144
9
0.9
8
Nhà hành chính
162
30
1.08
9
Phòng KCS
36
4
0.144
10
Hội trường + nhà ăn
162
30
1.08
11
Nhà giới thiệu sản phẩm
36
3
0.108
12
Nhà để xe 2 bánh + gara
144
9
0.324
13
Nhà tắm, nhà vệ sinh
48
5
0.5
14
Khu xử lý nước sạch, tháp nước
72
2
0.2
15
Trạm xử lý nước thải
36
2
0.072
16
Nhà vệ sinh bốc xếp
48
2
0.2
17
Bãi container
1200
10
1
18
Bãi than, bãi xỉ
180
8
0.8
19
Phòng bảo vệ
32
2
0.2
20
Điện bảo vệ
86
17.2
21
Tổng
725
74.688
Tổng công suất chiếu sáng: 74.688 (KW)
Tổng công suất chiếu sáng thực tế: Ptt = Pcs x k
Hệ số không đồng đều: k = 0.55.
Pcstt = 74.688 x 0.55 = 41.1 (KW)
Điện động lực
Bảng 6.2: Các thiết bị sử dụng điện trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Công suất
(KW)
Tổng công suất (KW)
1
Gầu tải
4
2.2
8.8
2
Máy đập
1
2.5
2.5
3
Sàng làm sạch
5
2.8
14
4
Máy nghiền
3
30
90
5
Rây kiểm tra
4
1
4
6
Máy trộn vi lượng
1
3
3
7
Máy trộn chính
1
22
22
8
Máy ép viên
2
30
60
9
Thiết bị sấy
1
10
10
10
Máy đóng bao
1
3
3
11
Tổng
23
217.3
Bảng 6.3: Các thiết bị sử dụng điện trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Công suất
(KW)
Tổng công suất (KW)
1
Gầu tải
4
2.2
8.8
2
Sàng làm sạch
2
2.8
5.6
3
Máy nghiền
2
30
60
4
Rây kiểm tra
3
1
3
5
Máy trộn vi lượng
1
3
3
6
Máy trộn chính
1
22
22
7
Máy đóng bao
1
3
3
8
Tổng
14
105.4
Tổng điện năng tiêu thụ của các thiết bị trong nhà máy:
P = 217.3 + 105.4 = 322.7 (KW).
Công suất của các động cơ khác như bơm, quạttrong nhà máy chiếm 20% công suất tiêu thụ trong nhà máy:
Pkh = 397.388 x 20% = 79.5 (KW).
Điện động lực toàn nhà máy:
Pdl = 322.7 + 79.5 = 402.2 (KW).
Công suất điện động lực thực tế trong nhà máy:
Pdltt = 402.2 x 0.55 = 221.21 (KW)
Xác định phụ tải tính toán
Công suất tính toán là công suất thực tế của nhà máy:
Ptt = Pcstt + Pdltt = 41.1 + 221.21 = 263.31 (KW)
Phụ tải toàn nhà máy được tính theo công thức:
St = Ptt/ cos.
Trong đó: coshệ số hưu ích, lấy cos = 0.8
St = 263.31/0.8 = 329.14 (KVA)
Chọn máy biến áp
St = 329.14 (KVA). Chọn 1 máy biến áp có thông số sau:
Máy biến áp 3 pha hai cuộn dây do Liên Xô chế tạo chọn loại biến áp TM – 320/10
Công suất: 500 (kVA)
Dung lượng định mức: 320 (kVA)
Điện áp giới hạn trên của cuộn dây sơ cấp (cuộn cao áp): 10.5 kV
Điện áp giới hạn dưới của cuộn dây thứ cấp (cuộn hạ áp): 0.525 kV
Tổn thất không tải: 1.9 kW
Tổn thất ngắn mạch: 6.2 kW
Điện áp ngắn mạch: 5.5 %
Dòng điện không tải: I0 = 7 %
Tính điện năng tiêu thụ hằng năm
6.4.1 Điện năng chiếu sáng
Acs = Pcstt x T x K (KWh)
Trong đó:
+ Pcstt: Công suất chiếu sáng thực tế: Pcstt = 41.1 (KWh).
+ T: Thời gian chiếu sáng trong năm: T = K1 + K2.
K1: Số giờ thắp sáng trong ngày K1 = 16h.
K2: Số ngày làm việc trong năm K2 = 288ngày
T = 16 x 288 = 4608 h
+ K: Hệ số chiếu sáng đồng thời K = 0.9
Vậy Acs = 41.1 x 4608 x 0.9 = 170449.92 (KWh)
6.4.2 Điện năng tiêu thụ cho phụ tải động lực
Adl = Pdltt x T x K = 221.21 x 4608 x 0.9 = 917402.112 (KWh)
6.4.3 Điện năng tiêu thụ cho nhà máy trong một năm
A = (Acs + Adl) x km (KWh)
km: hệ số tổn hao trên mạng điện hạ áp, km= 1.03.
A = (170449.92 + 917402.112) x 1.03 = 1120487.6 (KWh).
PHẦN 7
TÍNH HƠI, TÍNH NƯỚC
7.1 Tính hơi
Hơi được sử dụng trong nhà máy chế biến thức ăn gia súc chủ yếu dùng để ép, sấy thức ăn, ngoài ra còn sử dụng trong sinh hoạt, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị. Trong nhà máy chế biến thức ăn gia súc người ta sử dụng hơi nước bão hoà vì nó có những ưu điểm sau:
+ Hệ số cấp nhiệt lớn ( = 10000 ÷ 15000 w/m2 độ).
+ Lượng nhiệt cung cấp lớn.
+ Dễ điều chỉnh nhiệt độ đun nóng bằng cách điều chỉnh áp suất hơi.
+ Dễ vận hành đi xa bằng hệ thống ống.
Tuy nhiên hơi nước bão hoà cũng có nhược điểm là không thể đun ở nhiệt độ cao, vì nhiệt độ hơi nước tăng thì áp suất hơi nước bão hoà cũng tăng đồng thời nhiệt độ bay hơi giảm. Mặc dù vậy trong nhà máy sản xuất thức ăn gia súc vẫn sử dụng hơi nhỏ hơn 1800C cho nên việc dùng hơi bão hoà là kinh tế và hiệu quả nhất.
Để chọn được nồi hơi thích hợp cần xác định lượng hơi tiêu tốn trong nhà máy.
Bảng 7.1: Thống kê các thiết bị dùng hơi liên tục
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Năng suất hơi
(kg/h)
Tổng số
(kg/h)
1
Máy ép
2
1500
3000
2
Máy sấy
1
1500
1500
3
Tổng
3
4500
Tổng lượng hơi dùng cho thiết bị là: 4500 (kg/h)
+ Chi phí riêng của lò hơi = 10% lượng hơi tiêu tốn.
Vậy tổng hơi tiêu thụ:
4500 x (1 + 10/100) = 4950 (kg/h)
Chọn nồi hơi có năng suất: 2000 (kg/h).
Số nồi hơi: N = 4950/2000 = 2.5
Chọn N= 3 nồi.
Vậy chọn nồi hơi có thông số kĩ thuật:
+ Kí hiệu: BH – 2.
+ Năng suất: 2000 (kg/h).
+ Áp suất nồi hơi: 13 at.
+ Khả năng bay hơi: 25 kg/m2.h
+ Thể tích lò đốt: 7.6m3
+ Thể tích nước: 4.2m3.
+ Bề mặt bay hơi: 100m2.
+ Hệ số hữu ích: 63 – 66%.
+ Nhiệt độ khói ra: 4000C
+ Kích thước nồi: 4.25 x 3.16 x 5.3m.
Tính đường kính ống dẫn hơi
Đường kính ống dẫn hơi từ phân xưởng nồi hơi đến phân xưởng sản xuất là:
(mm)
+ d: đường kính ống dẫn (mm)
+ Dh: lượng hơi đi qua ống hơi = 4950 (kg/h)
+ : Khối lượng riêng của hơi nước bão hoà tại áp suất 13at = 6.474 (kg/m3) (Tra bảng 1.251 Sổ tay QT và TB, trang 315).
+ : Vận tốc hơi đi trong ống = 25m/s.
= 0.105 m
Vậy chọn đường kính ống dẫn hơi là: 110 mm.
Tính nhiên liệu cho nồi hơi
Nhà máy sử dụng than gầy (angtroxit) làm nhiên liệu chính; than này có ưu điểm:
+ Cung cấp lượng nhiệt lớn, giá cả phải chăng.
+ Hiệu suất đốt cháy cao.
Lượng than cần cho nồi hơi hoạt động trong 1h được tính theo công thức:
(kg/h)
Trong đó:
+ D: năng suất nồi hơi; D = 2000 (kg/h).
+ Ih: Nhiệt hàm của hơi nước ở áp suất 13at; Ih = 666.6 (kcal/kg)
+ In: Nhiệt hàm của nước đưa vào nồi; In = 25 (kcal/kg).
+ Q: Nhiệt lượng của nguyên liệu đem đốt: Q = 5500 (kcal/kg).
+ : Hệ số hữu ích = 65%.
Vậy lượng than cần dùng là:
= 359 (kg/h).
Lượng than cần dùng trong 1 ngày:
359 x 16 = 5744 (kg)
Lượng than cần dùng trong 1 tháng cao điểm:
5744 x 54 = 310176 (kg)
Lượng than cần cho các lò hơi dùng cho 1 năm sản xuất.
5744 x 288 = 1654.3 (tấn/năm)
7.2 Tính nước
Vai trò nước sử dụng trong nhà máy sản xuất thức ăn gia súc:
+ Nước dùng cho sinh hoạt, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, nồi hơi, phòng cháy chữa cháy.
+ Nước dùng cho sản xuất.
Nước dùng phải đảm bảo yêu cầu về chỉ tiêu hoá lý, vi sinh vật của bộ y tế đề ra.
7.2.1 Hệ thống cấp thoát nước trong nhà máy
Để đảm bảo an toàn và tiết kiệm thì hệ thống cấp thoát nước trong nhà máy được bố trí, lắp đặt hợp lý, không chồng chéo gây lãng phí.
Nước trong nhà máy chủ yếu được lấy từ nguồn nước sử dụng chung của khu công nghiệp, nguồn nước vào nhà máy bằng đường ống Ф100 được dẫn vào bể nước. Nước từ bể được bơm lên tháp nước có độ cao 15m. Từ tháp nước được đưa đi đến nơi tiêu thụ. Bể nước được đặt sâu dưới đất 2.2m và nhô lên khỏi mặt đất 1.8m, bể dự trữ nước cho 1 tuần.
Nước dùng cho sản xuất có áp suất 3 – 4at, tạo điều kiện cho ép, sấy sản phẩm được thuận lợi.
Đường ống chính được nối với các đường ống trực tiếp để tiêu thụ. Tất cả các đường ống dẫn đều được chôn sâu dưới đất, cách tường 0.5m.
Khi vệ sinh thiết bị dùng ống cao su lắp vào các vòi nước ở nơi thuận tiện đưa tới, tất cả các vòi đều có Ф25.
Hệ thống thoát nước:
+ Cống 2 bên đường, ở trước nhà hành chính, phòng họp, nhà chưng bày sản phẩm sẽ được dẫn ra hệ thống thoát nước của khu công nghiệp.
+ Các cống đặt xung quanh phân xưởng cách tường phân xưởng là: 1.5 – 2m và được dẫn vào khu xử lý nước thải của nhà máy để xử lý sơ bộ: làm sạch, loại bỏ độc tố, vi sinh vật trước khi vào hệ thống nước thải của khu công nghiệp.
7.2.2 Nước dùng cho sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, nước không được dùng vào các công đoạn chế biến thức ăn mà chỉ sử dụng một lượng nhỏ để hoà vào mất rỉ, pha loãng premix.
Giả sử:
Lượng nước cần bổ sung: 2000l/ngày = 2m3/ngày.
Lượng nước cần dùng : 2 x 288 = 576m3/năm.
7.2.3 Nước dùng cho sinh hoạt, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng.
a. Nước dùng cho vệ sinh thiết bị, nhà xưởng
Sau mỗi ngày làm việc các thiết bị cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước.
Bảng 7.1: Các thiết bị cần phải vệ sinh trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên
STT
Tên thiết bị
Số lượng
1
Gầu tải
4
2
Máy đập
1
3
Sàng
5
4
Máy nghiền
3
5
Rây kiểm tra
4
6
Máy trộn chính
1
7
Máy ép viên
2
8
Máy đóng bao
1
9
Máy trộn vi lượng
1
10
Tổng
22
Để vệ sinh 1 thiết bị hết: 100l nước.
Lượng nước cần vệ sinh thiết bị là: 22 x 100 = 2.2 m3.
Để rửa sàn trung bình: 2l/m2.
Lượng nước cần dùng để rửa sàn: 2 x 432 = 864l = 0.864m3
Vậy tổng lượng nước cần dùng là: 2.2 + 0.864 = 3.064 m3/ ngày.
Bảng 7.2: Các thiết bị cần phải vệ sinh trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột
STT
Tên thiết bị
Số lượng
1
Gầu tải
4
2
Sàng làm sạch
2
3
Nghiền
2
4
Rây kiểm tra
3
5
Máy trộn vi lượng
1
6
Máy trộn
1
7
Máy đóng bao
1
8
Tổng
14
Lượng nước dùng để vệ sinh thiết bị: 14 x 100 = 1.4 m3.
Lượng nước dùng để rửa sàn: 2 x 432 = 0.864m3.
Vậy lượng nước dùng để vệ sinh thiết bị, nhà xưởng trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột: 1.4 + 0.864 = 2.264 m3/ngày.
b. Lượng nước dùng trong sinh hoạt
Lượng nước dùng cho công nhân vệ sinh tắm rửa là 30l/người/ngày.
Tổng số công nhân trong nhà mày: 60 người
Vậy nước cần sử dụng là: 30 x 60 = 1.8m3/ngày.
Tổng nước dùng cho vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, sinh hoạt là:
3.064 + 2.264 + 1.8 = 7.128 m3/ngày = 7.128 x 288 = 2052.864 m3/năm.
7.2.4 Lượng nước dùng cho phòng cháy chữa cháy
Lượng nước dùng cho phòng cháy chữa cháy được tính bằng 50% lượng nước dùng cho sinh hoạt và vệ sinh thiết bị:
2052.864 x 50% = 1026.432 m3/năm.
7.2.5 Lượng nước dùng cho nồi hơi
Theo tính toán lượng nước dùng cho nồi hơi bằng lượng hơi cung cấp cho nhà máy nhưng 80% lượng hơi ngưng tụ lại trở về nồi hơi. Do vậy lượng nước dùng cho nồi hơi = 20% lượng nước cung cấp cho nhà máy.
3655.296 x 20% = 731.1 m3/năm.
Vậy tổng lượng nước toàn nhà máy tiêu thụ trong năm:
3655.296 + 731.1 = 4386.4 m3/năm.
PHẦN 8
TÍNH KINH TẾ
8.1 Chi phí đầu tư cho nhà máy
8.1.1 Chi phí đầu tư cho xây dựng
Diện tích xây dựng được xác định theo phần tính xây dựng.
Đơn giá xây dựng xác định dựa vào mức độ kiên cố của công trình, yêu cầu đặc biệt của các hạng mục.
Nhà hành chính, nhà ăn, các phân xưởng sản xuất chính là các hạng mục xây dựng kiên cố và cẩn thận do yêu cầu về sản xuất và sinh hoạt.
Các hạng mục ít quan trọng, không có yêu cầu đặc biệt nên vốn đầu tư thấp.
Bảng 8.1: Chi phí cho các hạng mục xây dựng trong nhà máy
STT
Tên công trình
Diện tích
(m2)
Đơn giá
(triệu/m2)
Tổng chi phí
(triệu)
1
Phân xưởng sản xuất chính
864
20
17280
2
Kho nguyên liệu + sản phẩm
5760
2.5
14400
3
Khu nồi hơi
90
1.5
135
4
Kho bao bì
216
1.5
324
5
Trạm điện
36
1.5
54
6
Trạm cân hàng 80 tấn
144
1.5
216
7
Xưởng kho bảo trì
144
2
216
8
Nhà hành chính
324
2.5
810
9
Phòng KCS
36
2.5
90
10
Hội trường, nhà ăn
162
2.5
405
11
Nhà giới thiệu sản phẩm
36
2
72
12
Nhà để xe 2 bánh + gara
144
2
288
13
Nhà tắm, nhà vệ sinh
48
1.5
72
14
Khu xử lý nước sạch, bể chứa, tháp nước
72
2
144
15
Trạm xử lý nước thải
36
2
72
16
Nhà vệ sinh bốc xếp
48
1.5
72
17
Vỉa hè lát gạch Block
120
1
120
18
Bãi container
1200
1.5
1800
19
Bãi xỉ
90
2
180
20
Bãi chứa than
90
2
180
21
Phòng bảo vệ
32
2
64
22
Tổng
9692
57.5
36994
8.1.2. Chi phí cho mua sắm thiết bị
Bảng 8.2: Chi phí mua sắm thiết bị trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên
STT
Tên thiết bị
Số lượng
(Cái)
Đơn giá
(Triệu/cái)
Tổng chi phí
(Triệu)
1
Gầu tải
4
1
4
2
Sàng làm sạch
5
15
75
3
Rây kiểm tra
4
10
40
4
Máy nghiền
3
25
75
5
Các vựa chứa
16
5
80
6
Máy trộn vi lượng
1
25
25
7
Máy trộn chính
1
30
30
8
Máy ép viên
2
150
300
9
Thiết bị sấy
1
20
20
10
Vựa chứa sản phẩm
1
5
5
11
Máy đóng bao
1
15
15
12
Máy đập
1
15
15
13
Tổng
40
684
Chi phí vận chuyển, lắp đặt = 7% x 684 = 47.88 (triệu)
Chi phí thiết bị phụ 5% x 684 = 34.2 (triệu)
Vậy tổng chi phí cho mua thiết bị sản xuất thức ăn dạng viên:
684 + 47.88 + 34.2 = 766.08 (triệu).
Bảng 8.3: Chi phí mua sắm thiết bị cho phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột
STT
Tên thiết bị
Số lượng
(cái)
Đơn giá
(triệu/cái)
Tổng chi phí
(triệu)
1
Gầu tải
4
1
4
2
Sàng làm sạch
2
15
30
3
Rây kiểm tra
3
10
30
4
Máy nghiền
2
25
50
5
Các vựa chứa
11
5
55
6
Máy trộn vi lượng
1
25
25
7
Máy trộn chính
1
30
30
8
Máy đóng bao
1
15
15
9
Tổng
25
239
Chi phí vận chuyển, lắp đặt = 239 x 7% = 16.73 (triệu)
Chi phí cho thiết bị phụ = 5% x 239 = 11.95 (triệu)
Vậy tổng chi phí mua thiết bị sản xuất thức ăn dạng bột:
239 + 16.73 + 11.95 = 267.68 (triệu)
Tổng chi phí cho mua sắm thiết bị toàn nhà máy: 766.08 + 267.68 = 1033.76 (triệu).
8.1.3 Chi phí lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên nhà máy
Bảng 8.4: Chi phí lương cho nhà máy
STT
Vị trí công việc
Số nguời
Mức lượng
(triệu/người/tháng)
Tổng chi phí
(triệu)
1
Giám đốc
1
5
5
2
Bộ phận quản lý
5
4
20
3
Bộ phận sản xuất
40
2
120
4
Bộ phận KCS
4
3
12
6
Bộ phận HC – NS
6
2.5
15
7
Bộ phận kế toán
5
3
15
8
Bộ phận thu mua
3
1.5
4.5
9
Depot
6
3
18
10
Sale - marketing
40
2
80
11
Tổng
110
289.5
Lương cho công, nhân viên nhà máy trong năm: 289.5 x 11 = 3184.5 (triệu/năm).
Khi nghỉ tết mỗi công nhân viên trong nhà máy được thưởng 1 tháng lương.
Vậy tổng tiền lương: 3184.5 + 289.5 = 3474 (triệu/năm)
8.1.4 Chi phí thu mua nguyên liệu
Bảng 8.5: Chi phí mua nguyên liệu trong 1 ngày trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên
STT
Tên nguyên liệu
Đơn giá
(Đồng/kg)
Số lượng
(Tấn/ngày)
Tổng chi phí
(Triệu)
1
Ngô
3000
57.6
172.800
2
Khô lạc
1500
14.4
21.600
3
Khô đậu tương
1500
7.2
10.800
4
Cám gạo
2000
20.4
40.800
5
Bột cá
7000
3.6
25.200
6
Bột cỏ
4000
4.8
19.200
7
Bột vỏ sò
4000
4.8
19.200
8
Bột xương
5000
2.4
12.000
9
Premix khoáng, VTM
9000
0.6
5.000
10
Mật rỉ
4000
3.6
14.400
11
Muối
2000
0.6
1.200
12
Tổng
120
342.6
Bảng 8.6: Chi phí mua nguyên liệu trong 1 ngày trong phân xưởng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột
STT
Tên nguyên liệu
Đơn giá
(đồng/kg)
Số lượng
(tấn/ngày)
Tổng chi phí
(triệu)
1
Ngô
3000
24
72.000
2
Cám gạo
2000
19.2
38.400
3
Khoai khô
3000
16.8
50.400
4
Bột cá
7000
6.4
48.800
5
Đậu tương
6000
12
72.000
6
Premix – khoáng
10000
0.8
8.000
7
Premix – VTM
8000
0.8
6.400
8
Tổng
80
292
Tổng chi phí nguyên liệu trong 1 ngày sản xuất: 342.6 + 292 =634.6 (triệu).
Chi phí nguyên liệu trong một tháng cao điểm: 634.6 x 27 =17134.2 (triệu).
Chi phí nguyên liệu trong một năm: 634.6 x 288 = 182764.8 (triệu/năm).
8.1.5 Các chi phí cho nhiên liệu
Bảng 8.7: Chi phí mua nhiên liệu
STT
Nhiên liệu
Đơn vị
Đơn giá
(đồng/đvị)
Số lượng
Thành tiền
(triệu/năm)
1
Than
Tấn
5x105
1654.3
827.15
2
Điện
KWh
2000
1120487.6
2240.98
3
Nước
M3
5000
4386.4
21.93
4
Tổng
3090.06
8.1.6 Chi phí cho thiết bị phụ trợ
Bảng 8.8: Chi phí mua thiết bị phụ trợ
STT
Thiết bị phụ trợ
Tổng giá trị (triệu)
1
Nồi hơi
63
2
Thiết bị văn phòng
700
3
Thiết bị nhà nghỉ
300
4
Tổng
1063
Bảo hiểm y tế, xã hội = 19% tiền lương = 19% x 3474 = 660.06 (triệu/năm).
Điện thoại: 5triệu/ tháng = 55 (triệu/ năm).
Sửa chữa, bảo dưỡng = 3% vốn xây dựng = 3% x 36994 = 1109.82 (triệu/năm).
Xăng sử dụng: 20triệu/tháng = 220 (triệu/năm).
Ô tô: 900 (triệu).
Tổng các chi phí để xây dựng nhà máy trong 1 năm.
Bảng 8.9: Tổng kết các chi phí trong nhà máy
STT
Loại chi phí
Chi phí cho dây chuyền (triệu/năm)
Dạng viên
Dạng bột
1
Xây dựng
22196.4
14797.6
2
Thiết bị
766.08
267.68
3
Lương
2084.4
1389.6
4
Nguyên liệu
98668.8
84096
5
Thiết bị phụ trợ
637.8
425.2
6
Nhiên liệu
1854.1
1235.96
7
Chi phí khác
1766.926
1177.952
8
Tổng
127947.5
103390
Chi phí quản lý: Chiếm 2% chi phí sản xuất.
Chi phí cho dịch vụ quảng cáo, hội chợchiếm 5% chi phí sản xuất.
8.2 Giá thành sản phẩm
8.2.1 Dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên:
Tổng chi phí sản xuất cho 1 năm của nhà máy:
M = (100% + 2% + 5%) x 127947.5 = 136903.83 (triệu/năm)
Năng suất: 60 (tấn/ca) = 34560 (tấn/năm).
Giá thành: 136903.83 x 106/34560 x 103 = 3961.34 (đồng/kg).
8.2.2 Dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột
Tổng chi phí sản xuất cho 1 năm của nhà máy:
M = (100% +2% + 5%) x 103390 = 110627.3 (triệu/năm).
Năng suất: 40 (tấn/ca) = 23040 (tấn/năm).
Giá thành: 110627.3 x 106/23040 x 103 = 4801.5 (đồng/kg).
8.2.3 Định giá bán sản phẩm
Căn cứ vào thị trường đã phân tích, giá thành nguyên liệu, điều kiện kinh tế, và giá các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Định giá bán sản phẩm như sau:
+ Thức ăn hỗn hợp dạng viên: 6000 (đồng/kg).
+ Thức ăn hỗn hợp dạng bột: 5500 (đồng/kg).
8.3 Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế
8.3.1 Vốn cố định
Vcd = Vtb + Vxd =37977.76 (triệu)
8.3.2 Doanh thu bán hàng hàng năm
Tiền thu về cho nhà máy là tiền bán sản phẩm
Thức ăn dạng viên
Sản phẩm: 30826.08 (tấn/năm)
DT =6000 x 30826.08 = 184956.48 (triệu/năm).
Thức ăn dạng bột
Sản phẩm: 21864.96 (tấn/năm)
DT = 5500 x 21864.96 = 120527.28 (triệu/năm).
Tổng DT = 2184956.48 + 120527.28 = 305213.76 (triệu/năm).
8.3.3 Lợi nhuận bán hàng sau thuế hàng năm
- Thức ăn dạng viên:
LN = [(GB – GT)x SL] – VAT (Thuế VAT = 10%DT).
LN =[(6000 – 3961.34) x 30826.08] – 184956.48 x 10% = 44348.25 (triệu)
-Thức ăn dạng bột:
LN = [(GB – GT)x SL] – VAT
LN = [(5500 – 4801.5) x 21846.96] – 120257.28 x 10% = 3234.374 (triệu) .
Vậy tổng lợi nhận: 44348.25 + 3234.374 = 47582.624 (triệu).
8.3.4 Vốn lưu động
Vld = (TDT – VAT – C1) / N.
Trong đó:
+ Tổng doanh thu, TDT = 305213.76 (triệu/năm).
+ Thuế giá trị gia tăng, VAT = 10% x 305213.76 = 30521.376 (triệu/năm)
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định, C1 = 12% x Vcd.
C1 = 12% x 37977.76 = 4557.33 (triệu/năm)
+ Vòng quanh vốn lưu động: N = 5 năm.
Vld = (305213.76 – 30521.376 – 4557.33)/5 = 54027 (triệu/năm).
8.3.5 Thuế lợi tức
Thuế lợi tức = 40% lợi nhuận bán hàng sau thuế
TLT = 40% x 47582.624 = 19033.05 (triệu/năm)
Thuế vốn = 3.6% (Vcd + Vld)
TV = 3.6% x (37977.96 + 54027) = 3312.17 (triệu/năm).
8.3.6 Lợi nhuận doanh nghiệp
LNDN = LNBST – TLT – TV
LNDN = 47582.624 – 19033.05 – 3312.17 = 25237.404 (triệu/năm).
8.3.7 Doanh lợi
DL = (LNDN/Vkd) x100%
DL = (25237.404/ 92004.76)x100% = 27.43%
8.3.8 Thời gian thu hồi vốn
T = Vcd /(LNDN - C1)
T = 37977.76/(25237.404 - 4557.33) = 1.8(năm).
Vậy thời gian thu hồi vốn của nhà máy: 22 tháng.
Kết quả:
+ DL: 27.43%
+ Thời gian thu hồi vốn: 22 tháng.
PHẦN 9
TỔ CHỨC NHÀ MÁY
Để nhà máy hoạt động có hiệu quả thì phải có một hệ thống tổ chức phù hợp đem lại hiệu quả cao cho hoạt động và kinh doanh.
Hệ thống quản lý của nhà máy:
Giám Đốc
PGĐ sản xuất
PGĐ kinh doanh
TP kĩ thuật
Quản đốc phân xưởng
TP kinh doanh
Tổ trưởng kinh doanh
Tổ trưởng
Nhân viên kinh doanh
Công nhân nhà máy
Giám đốc:
Là người đứng đầu nhà máy, có chức vụ và trách nhiệm lớn nhất nhà máy. Là người chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật. Giám đốc nắm bắt tình hình, giám sát mọi hoạt động của nhà máy.
Phó giám đốc:
Nhà máy có 2 phó Giám Đốc, có chức trách như nhau.
+ PGĐ sản xuất: Phụ trách hoạt động sản xuất, chịu trách nhiệm về sản xuất trước giám đốc và nhà máy.
+ PGĐ kinh doanh: Phụ trách các hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm về kinh doanh, nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm trong nhà máy.
Hai PGĐ luôn giám sát công việc của nhân viên mình.
Trưởng phòng kĩ thuật:
Dưới quyền của phó Giám Đốc, chịu trách nhiệm về kĩ thuật cho phân xưởng. Thực hiện các hoạt động sửa chữa và báo cáo lên PGĐ sản xuất.
Trưởng phòng kinh doanh:
Chịu trách nhiệm của mình trước PGĐ kinh doanh và ban lãnh đạo nhà máy. Có trách nhiệm quản lý nhân viên kinh doanh. Lo việc nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm cho nhà máy.
Tổ trưởng:
Quản lý công nhân trong ca sản xuất.
Công nhân:
Là người trực tiếp sản xuất ra hang hoá, có trách nhiệm với công việc của mình.
Mặt khác nhà máy có những quy định riêng đặt ra nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi công nhân viên trong nhà máy đảm bảo tổ chức sản xuất diễn ra chủ động.
PHẦN 10
VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN TRONG PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
10.1 Vệ sinh công nghiệp
Theo quyết định của Bộ NN và PTNT thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
10.1.1 Nội dung
* Vị trí của cơ sở sản xuất:
+ Đặt trong khu quy hoạch.
+ Tránh xa nơi ẩm ướt, có nguy cơ ô nhiễm, dễ bị ngập lụt.
+ Thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa.
* Thiết kế và bố trí khu sản xuất
- Sơ đồ lưu hành giữa các dây chuyển sản xuất (từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm) phải liên thông, một chiều, dễ thao tác, dễ kiểm soát.
- Bố trí các công đoạn sản xuất đảm bảo chống ô nhiễm chéo gây ra giữa công đoạn này với công đoạn khác cũng như khi thao tác chế biến hoặc xử lý.
- Nền nhà xưởng phải được xây dựng bằng các chất liệu thuận tiện cho công tác vệ sinh và dễ quản lý dịch hại.
- Máy móc được lắp đặt sao cho mọi bề mặt đều có thể tiếp cận được để vệ sinh cả bên ngoài và bên trong máy. Phải bố trí các khoảng không thông hành như: cách vách 45cm, cách nền 15cm.
10.1.2 Cấu trúc và lắp ráp bên trong nhà xưởng
Cấu trúc bên trong phải được xây dựng bằng vật liệu bền chắc, dễ dàng cho việc duy tu bảo dưỡng, làm sạch và tẩy trùng khi cần thiết.
Cần phải có kho để chứa các chất phụ gia, các loại vitamin và các chất bổ sung khác. Kho cần thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà phải được làm bằng vật liệu không thấm, không độc hại.
+ Tường, vách ngăn và sàn nhà phải có bề mặt nhẵn, thích hợp cho thao tác sản xuất và vệ sinh.
+ Trần nhà và các vật cố định phía trên trần phải được thiết kế để làm sao có thể giảm tối đa sự bám bụi.
+ Đảm bảo nhiệt độ, độ thông thoáng, ánh sáng.
+ Cửa ra vào, cửa sổ phải dễ lau chùi, được thiết kế sao cho có thể hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất.
10.1.3 Máy móc, thiết bị
Được mua từ những nhà cung cấp thiết bị có uy tín, đảm bảo tốt việc bảo trì.
Tất cả những thiết bị phải được xây dựng và lắp đặt theo một yêu cầu vệ sinh đã được thiết kế, cần phải có lịch bảo trì các trang thiết bị và ghi chép toàn bộ quá trình làm việc.
Thiết bị, máy móc phải được bố trí để có thể:
+ Cho phép duy tu bảo dưỡng và làm sạch dễ dàng.
+ Vận hành đúng với mục đích sử dụng.
+ Thuận lợi cho việc thực hành vệ sinh, kiểm tra.
Kiểm tra các thông số kỹ thuật của sản phẩm tạo thành qua từng dây chuyền sản xuất (dựa vào catalogue).
10.1.4 Quản lý nguyên liệu đầu vào
Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc cho từng loại nguyên liệu đầu vào.
Nguyên liệu nhập phải được kiểm tra để đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn đã đề ra theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra lý tính: tạp chất, kích cỡ hạt, độ cứng của viên.
+ Kiểm tra dinh dưỡng: phân tích hóa học.
+ Kiểm tra độc tố: xác định aflatoxin, các chất kháng dinh dưỡng.
Các loại nguyên liệu nhập vào kho cần có đầy đủ các thông tin sau đây:
+ Tên nguyên liệu.
+ Ngày tháng nhập.
+ Họ tên chủ hàng.
+ Họ tên người giám định bốc dỡ.
Lưu mẫu nguyên liệu của từng lô hàng và lưu cho đến khi sản phẩm được sản xuất từ loại nguyên liệu này đã được tiêu thụ hết.
Ưu tiên sử dụng nguyên liệu của các nhà cung cấp có uy tín, đã được chứng nhận hệ thống chất lượng GMP hoặc ISO.
Sử dụng nguyên liệu nhập vào theo nguyên tắc: Nguyên liệu nhập trước – sản xuất kho trước, nguyên liệu nhập sau – sản xuất sau.
Cần xác lập các qui trình xử lý hạt nguyên liệu (nếu thấy cần thiết) trước khi đưa vào sản xuất.
10.1.5 Nghiền nguyên liệu
Kiểm tra búa và lựa chọn sàng của máy nghiền. Lưu ý kích cỡ hạt sẽ không đạt chuẩn trong trường hợp búa mòn hoặc lưới bị mòn.
Tùy thuộc vào đối tượng vật nuôi để xác định kích cỡ hạt nghiền cho phù hợp.
10.1.6 Phối trộn nguyên liệu
Trước khi phối trộn phải xây dựng công thức thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
Hệ thống cân nạp cần được kiểm tra thường xuyên đảm bảo chuẩn xác. Cho nguyên liệu đi qua cân trước khi nạp vào trộn.
Những nguyên liệu có khối lượng nhỏ trước khi đưa vào máy trộn cần được làm loãng bằng một lượng nhất định nguyên liệu chính trong công thức để tăng độ đồng đều của các chất này trong hỗn hợp.
Kiểm soát chặt chẽ để tránh sự nhiễm chéo các chất phụ gia từ mẻ trộn này sang mẻ trộn khác. Về nguyên tắc: trộn các công thức thức ăn không chứa kháng sinh hoặc dược liệu trước, tiếp theo trộn các công thức thức ăn chứa kháng sinh hoặc dược liệu từ thấp đến cao.
10.1.7 Quản lý thành phẩm.
Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô).
Kiểm tra các chỉ tiêu dinh dưỡng chính được công bố trong tiêu chuẩn cơ sở.
Lưu mẫu thành phẩm theo từng lô sản xuất. Lưu mẫu cho đến khi sản phẩm đã được tiêu thụ hết.
Sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải có nhãn. Nội dung và qui cách bao bì, nhãn mác phải tuân thủ theo các qui định hiện hành.
Sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải được xếp trên các bệ kê, không để trực tiếp xuống sàn nhà và phải cách vách và cột ít nhất 45cm để thông thoáng.
10.1.8 Vận chuyển
Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi được chuyên chở bằng các phương tiện có mái che, đảm bảo khô, sạch, không nhiễm các chất độc hại hoặc các vi sinh vật gây bệnh.
Khi vận chuyển qua các vùng có dịch bệnh gia súc - gia cầm phải được thực hiện theo qui định của Thú y.
10.1.9 Vệ sinh cơ sở sản xuất
Cơ sở sản xuất phải được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp có định kỳ.
Thường xuyên kiểm tra bên ngoài và bên trong nhà máy để không có nguyên liệu rơi vãi nhằm tránh nguy cơ tích tụ thức ăn nhằm giảm thiểu côn trùng, nấm mốc, chim và các loài gặm nhấm.
Cán bộ, công nhân viên làm việc tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đều phải tuân thủ những quy định về vệ sinh cá nhân.
10.2 Phòng chống cháy nổ
Quy định về phòng cháy chữa cháy
Điều 1: Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy, kể cả khách đến quan hệ công tác với nhà máy.
Điều 2: Không được sử dụng củi, lửa, hút thuốc, đun nấu trong kho nơi sản xuất và nơi cấm lửa.
Điều 3: Không sử dụng điện tùy tiện, hết giờ làm việc phải kiểm tra đèn, quạttrước khi về.
Không được:
+ Dùng dây đồng, giấy bạc thay cầu trì.
+ Dùng dây điện cắm trược tiếp vào ổ cắm.
+ Để các chất dễ cháy gần cầu trì, bảng điện và đường dây dẫn điện.
+ Dùng sắt, thép để mở nắp khuy xăng.
Điều 4: Sắp xếp hàng hóa trong kho gọn gàng, sạch sẽ.
Điều 5: Khi xuất nhập hàng phải hướng đầu xe ra ngoài.
Điều 6: Không để chướng ngại vật trong lối đi lại.
Điều 7: Phương tiện và dụng cụ chữa cháy phải để đúng nơi quy định, dễ lấy.
Điều 8: Ai thực hiện tốt sẽ được khen thưởng, ai vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý từ cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2.Tran Thi Thao.doc