Mục lục
Chương 1: Tổng quan
1.1 Lập luận kinh tế kỹ thuật
1.2 Lựa chọn năng suất và cơ cấu sản phẩm
1.2.1 Lựa chọn năng suất
1.2.2 Lựa chọn cơ cấu sản phẩm
Chương 2: Tổng quan về nguyên liệu và sản phẩm
2.1 Nguyên liệu
2.1.1 Đặc điểm sinh học và thành phần hóa học của dứa
2.1.2 Chỉ tiêu chất lượng dứa tươi
2.2 Sản phẩm
Chương 3: Quy trình công nghệ sản xuất dứa lạnh đông
3.1 Sơ đồ khối quy trình
3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ
3.2.1 Chọn, phân loại
3.2.2 Sơ chế 1
3.2.3 Ngâm sát trùng
3.2.4 Rửa sạch
3.2.5 Sơ chế 2
3.2.6 Rửa 2
3.2.7 Tạo hình
3.2.8 Lạnh đông nhanh
3.2.9 Bao gói
Chương 4: Tính cân bằng vật chất
4.1 Tính theo năng suất
4.2 Tiêu hao nguyên liệu cho ngày,tháng,năm sản xuất
Chương 5: Tính và chọn thiết bị
5.1 Tính chọn thiết bị chính
5.2 Tính chọn thiết bị phụ
Chương 6: Tính điện - nước - năng lượng
6.1 Tính điện
6.1.1 Điện động lực
6.1.2 Điện chiếu sáng
6.2 Tính nước
6.2 Tính năng lượng
Chương 7: Tính toán xây dựng phân xưởng sản xuất
7.1 Phân xưởng
7.2 Kho chứa nguyên liệu
Chương 8: Tính kinh tế
Chương 9: An toàn lao động - Phòng cháy chữa cháy - Vệ sinh công nghiệp
9.1 An toàn lao động
9.2 Phòng cháy chữa cháy
9.3 Vệ sinh công nghiệp
Chương 10: Kết luận và đề xuất
Tài liệu tham khảo
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông năng suất 6 tấn nguyên liệu/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Lập luận kinh tế kỹ thuật
Nước ta là nước nhiệt đới với rất nhiều trái cây chủ đạo được trồng cho năng suất lớn và
đem lại thu nhập cho quốc gia thông qua xuất khẩu như chuối, cam, bưởi, dứa… Trong đó, dứa là
loại trái cây được trồng khá dễ dàng và là một trong những sản phẩm được xuất khẩu khá nhiều,
đặc biệt được ưa chuộng ở các nước công nghiệp phát triển.
Dứa được trồng dễ dàng ở nhiều nơi khắp đất nước ta, diện tích trồng dứa ở một số tỉnh
như sau: Kiên Giang (12.006 ha), Minh Hải (4704 ha), Tiền Giang (3889 ha), Long An (381 ha),
Bình Định (597 ha), Khánh Hòa (260 ha), Nghệ Tĩnh (654 ha)… Trong đó, miền Nam có diện
tích trồng lớn nhất (chiếm 75,43%), miền Bắc chiếm khoảng 24,56% diện tích trồng dứa cả nước.
Giá trị kinh tế của cây dứa khá cao:
Giá trị sử dụng:
Quả dứa có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp calo khá lớn, có đủ các loại vitamin
ngoại trừ vitamin D, giàu khoáng, nhất là Kali, enzym Bromelin trong dứa giúp tiêu hóa tốt
protein nên người ta hay trộn dứa vào các món ăn khai vị hoặc dùng làm mềm thịt trong y học,
dứa được chỉ dẫn làm thuốc trong các trường hợp thiếu máu, thiếu khoáng chất. Nó giúp sự sinh
trưởng và dưỡng sức, dùng khi ăn uống không tiêu, khi bị ngộ độc, bị xơ cứng động mạch, viêm
khớp, thống phong, sỏi thận và trị chứng béo phì.
Giá trị xuất khẩu và thu ngoại tệ:
Hiện nay dứa và sản phẩm chế biến từ dứa đứng ở vị trí hàng đầu trong rau quả
xuất khẩu ở các tỉnh phía nam, có khả năng ngày càng phát triển khách hàng của dứa.
Đầu tư và thu nhập:
Dứa là loại cây ăn trái rất mau thu hoạch, từ khi trồng đến lúc hái trái trung bình
khoảng 12 - 14 tháng, đồng thời cho thu hoạch lớn. Theo các con số thống kê ở các nước trồng
dứa phát triển trên thế giới cho biết với năng suất trái khoảng 80 tấn/ha. Nếu chỉ đóng hộp để bán
thì lợi nhuận trung bình hàng năm trên một hecta là 10.000 USD (mười ngàn đô la/ha dứa).
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 2
Mở rộng diện tích, phát triển sản xuất:
Dứa là cây rất dễ trồng, có thể trồng được trên nhiều loại đất, kể cả các vùng đất
đồi dốc, sỏi đá lẫn các vùng đất thấp, nhiễm phèn, có độ pH = 3 - 3.5 có nhiều độc chất mà nhiều
cây khác không sống được. Vì vậy, có thể phát triển và mở rộng diện tích trồng dứa rất dễ dàng
trên các vùng đất chua xấu, nhất là các loại đất phèn, hoang hóa.
Dứa cũng được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để chế biến nhiều loại thực phẩm quen
thuộc với người tiêu dùng như: nước dứa ép, dứa ngâm đường, dứa sấy, mứt dứa, dứa lạnh
đông,.v.v..
Thực phẩm từ dứa cũng đem lại nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C,
vitamin nhóm B như B1, B2, B3…, vitamin E và một số chất khoáng đa lượng (như K, Ca…), vi
lượng (như Fe, Cu, Zn…).
Hương vị của dứa cũng thơm ngon phù hợp với khẩu vị nhiều người.
Ngày nay, các nước khác cũng đang gia tăng nhu cầu sử dụng loại trái thơm ngon này.
Vì thế, chúng em chọn thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông để tận dụng được
thuận lợi về mặt nguyên liệu của đất nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội và xuất khẩu là
chủ yếu.
1.2. Lựa chọn năng suất và cơ cấu sản phẩm:
1.2.1. Lựa chọn năng suất:
Nhu cầu của thị trường ngày càng tăng trong việc ưa chuộng các sản phẩm từ dứa.
Nguồn nguyên liệu phong phú, khá ổn định về chất lượng.
Với số vốn đầu tư ban đầu đã được hoạch định để tiến hành dây chuyền sản xuất dứa lạnh
đông theo qui mô tự động hóa.
Chúng em chọn năng suất nhập liệu cho phân xưởng là 6 tấn/ngày.
1.2.2. Lựa chọn cơ cấu sản phẩm:
Đáp ứng nhu cầu đang mạnh mẽ của các nước khác trong việc sử dụng nguyên liệu dứa,
trước mắt chúng em sẽ tiến hành sản xuất sản phẩm dứa lạnh đông để xuất khẩu trước, đồng thời
trong thời gian lâu dài về sau, chúng em sẽ tính toán để thực hiện mở rộng sản xuất thông qua
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 3
một số loại sản phẩm khác từ nguồn nguyên liệu dứa như một số sản phẩm trong cơ cấu chế biến
công nghiệp trái dứa được trình bày dưới đây:
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 4
CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÁI DỨA
Dứa nguyên liệu
Chọn - Xử lý
Trữ tạm ở kho
mát (30 ngày)
Dành cho
xuất tươi
Lạnh đông
Vận chuyển mát
ở 5 – 100C
Làm lạnh đông tại
vùng nguyên liệu
Lạnh đông tạm thời
ở – 180C
Vận chuyển
ở –18oC
Trữ kho mát ở
cảng 5-100C
Chế biến lạnh
đông gần cảng
Trữ đông tạm
ở –18oC
Trữ đông ở cảng
–18oC
Xuất dứa tươi
Xuất dứa
đông lạnh
Chế biến
Nước dứa tươi
Nước dứa cô đặc
Rượu vang dứa
Acid citric
Cồn
Dấm
Dứa sấy khô
Bột dứa hoà tan
Bromelin
Thức ăn gia súc
Phân bón hữu cơ
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 5
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN
PHẨM
2.1. Nguyên liệu: Dứa
2.1.1. Đặc điếm sinh học và thành phần hóa học của dứa:
Về phương diện thực vật, dứa là một quả kép, gồm 100 - 150 quả nhỏ hợp lại (mỗi mắt
dứa là một quả đơn) phần thịt quả mà chúng ta ăn được là do sự phát triển của các mô ở gốc lá
bắc, lá đài và gốc vòi nhụy tạo thành. Các bộ phận như cánh hoa, vòi nhụy héo tàn trong một lỗ
trống ở dưới lá bắc được xem là hố mắt nằm ngoài của quả dứa. Khi gọt chúng, ta thường phải
khứa bỏ đi.
Kích thước và trọng lượng quả: tùy thuộc vào giống, mật độ và lượng phân bón. Trồng
càng thưa, bón càng nhiều phân thì quả càng nặng cân.
Hình dạng quả: dạng quả lê, hình trụ hay tháp tùy thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác,
chăm sóc. Trong thời gian hình thành và phát triển quả, chăm sóc kém quả sẽ bị thóp đầu, bẻ
cong ngọn trong thời gian quả đang tăng trưởng sẽ làm tăng trọng lượng quả và quả có dạng hình
trụ.
Màu sắc thịt quả: tùy thuộc giống và phần nào ở phân bón và các điều kiện sinh thái. Các
sắc tố vàng cam carotenoit quyết định màu vàng của thịt quả dứa, được tạo ra nhiều trong quả
dứa trồng ở nhiệt độ thấp và trong mát hơn là trồng ở nhiệt độ cao và ngoài nắng.
Hương vị của quả: vị chua ngọt tùy thuộc vào lượng đường, chủ yếu là đường saccaroza
và lượng acid hữu cơ chủ yếu là acid citric và maleic. Hương thơm của quả tùy thuộc vào 2 chất
Hình 2.1. Trái dứa
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 6
êtyl butyrat và amyl butyrat. Trong quả dứa, lượng đường tăng dần từ đáy quả lên ngọn và lượng
acid thì ngựơc lại. Quả dứa có vị ngọt ngon nhất khi lượng đường tổng số trong quả khoảng 12%
và lượng acid khoảng 0.6 - 0.7%.
Độ chắc của thịt quả: thịt quả mềm hay cứng tùy thuộc chủ yếu vào độ chín của quả khi
thu hoạch còn tỷ lệ xơ tùy thuộc chủ yếu vào giống trồng.
Thành phần của dứa:
o Cuống, đầu: 13%
o Mắt: 11%
o Vỏ: 18%
o Lõi: 12%
o Thịt: 46%
Thành phần hóa học của quả dứa:
Trong quả dứa chín, tùy chủng loại, thời vụ, vùng địa lý… có các thành phần chính
với hàm lượng như ở phụ lục 3.
Ngoài ra, trong thành phần protein của quả dứa còn có enzym Bromelin là một loại
emzym thủy phân protein.
Dứa là loại quả nhiệt đới được sử dụng nhiều để ăn tươi và chế biến đồ hộp xuất khẩu.
Thời vụ thu hoạch dứa thường từ tháng 3 đến tháng 8. Dứa trái vụ thu hoạch vào khoảng tháng
11 đến tháng 1, tháng 2 năm sau.
Dứa trái vụ là kết quả của việc xử lý cây dứa bằng hóa chất (acetylen) kích thích tăng
trưởng. Khi ngọn dứa có từ 10 lá trở lên người ta cho acetylen dạng bột hoặc dung dịch vào nõn
dứa. Sau 6 tháng chúng sẽ ra hoa. Bằng cách này có thể rải vụ dứa để có thể thu hoạch quanh
năm. Tuy nhiên, chất lượng dứa trái vụ của Việt Nam hiện còn kém hơn so với dứa vụ chính.
Thân dứa ngắn, mang những lá hình giải xếp thành hoa thị ở gốc. Hoa tập hợp thành
bông, chùm. Nhiều loài có lá bắc có màu sặc sỡ. Quả mở (ở các chi có bầu trên) và quả mọng (ở
các chi có bầu dưới). Hạt bé, nội nhũ bột. Cây họ Dứa có nhiều đặc điểm sinh thái đặc biệt. Rễ
của các loài biểu sinh chủ yếu để bám vào thân cây chủ, ở một số loài rễ hoàn toàn không phát
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 7
triển. Lá mọc chụm lại ở gốc thành hình phễu, trong có nước và chất hữu cơ bị phân hủy, nên là
môi trường sống thích hợp cho một số động vật và thực vật nhỏ (một số cây ăn thịt, giáp xác
thấp, lưỡng thê v.v). Gốc lá hút nước và chất dinh dưỡng thay cho rễ. Ở nhiều loài lại có lông và
mô giữ nước phát triển.
2.1.2. Các chỉ tiêu chất lượng của dứa tươi:
Tiêu chuẩn nguyên liệu:
- Dứa nguyên liệu được nhân viên phòng QA đánh giá, phân loại rồi mới đưa vào chế
biến.
- Dứa khi nhận vào bông, cuống còn tươi (bông tự nhiên, cuống dài không quá 10cm).
- Dứa già bóng (phải nở từ 2/3 hàng mắt trở lên).
- Ruột dứa phải có màu vàng nhạt trở lên.
- Quả dứa phải tươi tốt, không dập úng, không chín quá (có mùi lên men).
- Không sâu bệnh, không meo mốc, không bị khuyết tật, không dính bùn, đất, chuột
cắn và có mùi lạ khác.
Chỉ tiêu về độ chín:
Độ chín của dứa đánh giá theo màu sắc vỏ quả có 6 mức độ sau:
1. Độ chín 4: 100% quả có màu vàng sẫm, trên 5 hàng mắt mở.
2. Độ chín 3: 75-100% vỏ quả có màu vàng tươi, khoảng 4 hàng mắt mở.
3. Độ chín 2: 25-75% vỏ quả có màu vàng tươi, 3 hàng mắt mở.
4. Độ chín 1: 25% vỏ quả chuyển sang màu vàng, 1 hàng mắt mở.
5. Độ chín 0: quả vẫn còn xanh bóng, 1 hàng mắt mở.
6. Độ chín 00: quả vẫn còn xanh sẫm, mắt chưa mở.
Độ chín được chọn để sản xuất dứa lạnh đông trong phân xưởng là độ chín 2.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 8
2.2. Sản phẩm:
Dứa được cấp đông ở -300C có các yêu cầu về phẩm chất như sau:
Tiêu chuẩn cảm quan :
- Dứa thành phẩm có màu vàng nhạt đến vàng rơm. Không có màu thâm dập của
dứa hỏng, không có vết sâu bệnh, không có màu của mắt, vỏ dứa (do sót lại).
- Màu sắc dứa trong 1 gói phải tương đối đồng đều.
- Mùi vị: sau khi lạnh đông xong và sau khi rã đông chậm trong không khí, sẽ giữ
được mùi thơm tự nhiên của dứa, không có mùi vị khác.
- Độ cứng: dứa sau khi lạnh đông xong phải cứng chắc, sau khi rã đông chậm ở
nhiệt độ bình thường của không khí trong vòng 2 – 4h không bị mềm nhũn, không bị chảy
nước ra nhiều làm cho miếng dứa teo lại và không bị ngả màu sang thâm đen.
Tiêu chuẩn hình thức :
- Dứa khoanh: miếng dứa tròn đều, không còn lõi, không bầm dập. Chiều dày mỗi
miếng từ 14 – 16mm, đường kính của mỗi khoanh không nhỏ quá 55mm.
- Dứa rẽ quạt: không sót lõi, kích thước của cung lớn không nhỏ quá 40mm, miếng
dứa dày từ 10 – 15mm. Kích thước tương đối đồng đều trong một túi.
Tiêu chuẩn vi sinh vật :
- Không có vi trùng gây bệnh: E.coli, Cl.welchi…
- Hoạt độ Bromelin của dứa lạnh đông bảo quản ở t = -18oC trước 6 tháng phải còn
hơn 80% và từ 6-12 tháng phải còn hơn 50% so với dứa tươi.
( Lượng Bromelin còn nhiều chứng tỏ dứa được lạnh đông nhanh).
Hình 2.2. Dứa khoanh
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 9
CHƯƠNG 3 - QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DỨA
LẠNH ĐÔNG
3.1. Sơ đồ khối qui trình công nghệ sản xuất dứa lạnh đông:
Dứa
Chọn, phân loại
Sơ chế 1
Ngâm sát trùng Chlorine
50 mg/l
Rửa 1
Sơ chế 2
Rửa 2
Tạo hình
IQF (-300C)
LDPE
Dứa lạnh đông
Bao gói
Dứa không đạt yêu cầu
Cuống, bông
Bã, nước thải
Đầu, lõi, vỏ, mắt
Bã, nước thải
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 10
3.2. Thuyết minh qui trình công nghệ:
3.2.1. Chọn, phân loại:
* Mục đích: chọn và phân loại dứa nguyên liệu theo yêu cầu trước khi đưa vào sản xuất.
* Các biến đổi chính:
- Cảm quan: đạt được độ chín, kích thước đồng đều hơn.
* Phương pháp thực hiện:
- Trước khi đưa vào sản xuất, dứa được chọn lọc theo tiêu chuẩn và phân loại theo cấp
hạng và độ chín ngay tại kho. Những quả không đủ tiêu chuẩn phải để riêng còn những
quả đủ tiêu chuẩn thì tiến hành xác định cấp hạng rồi xếp theo từng cấp hạng và độ chín.
- Về độ chín được chia làm 2 loại: độ chín kỹ thuật và quá chín. Trong khi chọn và
phân loại dứa, ta tiến hành vặt cuống và bẻ hoa. Tránh làm bầm dập dứa lẫn lộn cấp hạng
và độ chín của dứa.
3.2.2. Sơ chế 1:
* Mục đích: loại bỏ phần đầu và cuống để dễ dàng hơn cho quá trình đột lõi, gọt vỏ.
* Biến đổi chính:
- Vật lý: khối lượng dứa giảm do đã được loại bỏ phần đầu và cuống.
* Các yếu tố ảnh hưởng:
- Độ sắc, sạch của dao phải đạt yêu cầu nếu không mặt cắt của dứa sẽ không phẳng và
dứa sẽ bị nhiễm bẩn.
- Sự thành thạo trong thao tác.
- Môi trường và thiết bị phải đảm bảo vệ sinh.
* Phương pháp thực hiện:
- Dùng dao sắc để cắt đầu dứa, hai mặt cắt ở hai đầu của quả dứa phải thật phẳng và
thẳng góc với lõi, không làm dập và không làm nhiễm bẩn mặt cắt.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 11
3.2.3. Ngâm sát trùng:
* Mục đích: loại bỏ 1 phần tạp chất và sát khuẩn trên vỏ dứa
* Biến đổi chính:
- Hoá sinh: tiêu diệt phần lớn vi sinh vật trên bề mặt vỏ dứa.
* Các yếu tố ảnh hưởng:
- Nồng độ clo trong dung dịch ngâm nếu sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến
mùi của dứa (có lẫn mùi clo). Ngược lại nếu nồng độ clo quá thấp sẽ không tiêu diệt triệt để vi
sinh vật làm cho dứa bị nhiễm vi sinh vật trong các công đoạn sau này.
- Thời gian ngâm quá lâu có thể làm cho dứa bị mềm và mất chất dinh dưỡng do bị
hoà tan trong nước, ngược lại thời gian quá ít thì clo không kịp tiêu diệt hết vi sinh vật.
- Nước sử dụng phải đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lượng: TCVN
5502-2003.
* Phương pháp thực hiện:
- Dứa có 2 độ chín khác nhau được ngâm riêng trong 2 bể nước Clo hóa 50mg/l trong
thời gian 5 phút.
3.2.4. Rửa sạch:
* Mục đích: loại bỏ clo sót lại trên bề mặt dứa sau giai đoạn ngâm và tạp chất nằm bên
trong mắt dứa.
* Biến đổi chính:
- Vật lý: đảm bảo dứa không còn mùi clo.
- Cảm quan: dứa lúc này đã sạch hoàn toàn và có thể đem đi sơ chế.
* Các yếu tố ảnh hưởng:
- Hệ thống cọ rửa phải đạt yêu cầu sao cho có thể cọ rửa sạch mà không làm dập dứa.
- Nước sử dụng phải đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lượng: TCVN
5502-2003.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 12
* Phương pháp thực hiện:
- Dùng hệ thống bàn chải tre hoặc rễ nằm trong máy rửa để cọ rửa sạch hết đất cát
bám ngoài vỏ sau đó rửa lại bằng nước sạch.
3.2.5. Sơ chế 2:
* Mục đích: loại bỏ phần lõi, vỏ và mắt dứa.
* Biến đổi chính:
- Vật lý: khối lượng dứa giảm do đã được loại bỏ phần lõi, vỏ và mắt dứa.
* Các yếu tố ảnh hưởng:
- Độ sắc, sạch của thiết bị đột lõi, gọt vỏ phải đạt yêu cầu.
- Sự thành thạo trong thao tác (nhất là thao tác loại bỏ mắt không được làm hao hụt
nguyên liệu nhiều, phải loại bỏ sạch mắt dứa, không làm dập nguyên liệu).
- Môi trường và thiết bị phải đảm bảo vệ sinh.
* Phương pháp thực hiện:
- Khi đột lõi phải đặt mặt cuống dứa xuống dưới. Nếu có 2 mặt đều xiên lệch thì trả
lại bộ phận cắt đầu để chữa lại.
- Không được đột lõi một lần nhiều cấp hạng khác nhau.
- Đường kính đột lõi phải phù hợp với bảng trên và không còn sót lõi
- Đột lõi phải ngay thẳng không được xiên gãy, sót lõi và mất thịt dứa
- Trước khi gọt vỏ phải kiểm tra cấp hạng của dứa và điều chỉnh cỡ dao theo bảng
sau:
Bảng 3.1. Qui định về đường kính dao trước khi tiến hành đột lõi cho dứa:
Cấp hạng 1 2
Đường kính dao (mm) 70 75
Đường kính trục lõi (mm) 18-20 20-25
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 13
- Dứa gọt xong không được sót vỏ xanh, vỏ gọt đều đặn thịt quả không đập vỡ. Dứa
đã gọt vỏ xong không được xếp chồng các quả lẫn nhau mà phải xếp đứng từng quả lên
băng chuyền để chuyển sang bộ phận cắt mắt.
- Dùng dao sắc để cắt mắt dứa. Trước khi cắt mắt phải gọt sạch những đường vỏ
xanh còn sót lại để thấy rõ đường mắt. Những vùng đã được gọt sạch mắt, mắt dứa ở khâu
gọt vỏ thì không được cắt thêm. Các đường cắt mắt phải theo hình xoáy ốc mặt rãnh gần
như tam giác. Những vết dao cắt và sửa phải nhẵn không được ăn sâu vào gần đến lõi.
- Yêu cầu dứa sau khi cắt phải sạch hết mắt, hết đường vỏ xanh, hết vết chín quá và
vết dập nhẹ. Chỉ cho phép còn những chấm đen nhỏ như đầu kim và những hạt nằm trong
thịt dứa.
Chú ý:
Công nhân ở khâu sản xuất này nhất thiết phải mang găng tay cao su vào tay cầm dứa
để tránh dứa ăn mòn da tay dẫn đến nứt nẻ chảy máu, giảm năng suất lao động vì trong dứa
có chứa nhiều chất Bromelin.
3.2.6. Rửa 2:
* Mục đích: làm sạch lại dứa do trong quá trình sơ chế có thể nhiễm bẩn và loại bỏ tạp
chất còn sót lại.
* Biến đổi chính:
- Hoá sinh: nguyên liệu đã đạt được độ sạch nhất định.
* Các yếu tố ảnh hưởng:
- Nước sử dụng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống – Yêu cầu chất lượng:
TCVN 1329 - 2002.
* Phương pháp thực hiện:
- Dứa sau khi được xử lý mắt xong được băng chuyền đưa vào máy rửa 2 để làm sạch
tạp chất trước khi được tạo hình.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 14
3.2.7. Tạo hình:
* Mục đích: định dạng nguyên liệu theo yêu cầu (dứa khoanh, dứa rẻ quạt).
* Biến đổi chính:
- Vật lý: nguyên liệu đã được định hình theo yêu cầu.
* Các yếu tố ảnh hưởng:
- Độ sắc, sạch của dao.
- Sự khéo léo, thành thạo của công nhân càng cao thì dứa được định hình càng đều,
đẹp.
- Môi trường phải đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm bẩn trong nguyên liệu.
* Phương pháp thực hiện:
- Cắt khoanh: trước khi đưa vào máy cắt khoanh phải kiểm tra và điều chỉnh các cỡ
ống đựng dứa sao cho ống không lớn hơn đường kính quả dứa quá 3mm. Điều chỉnh cự li
cắt theo độ dày miếng dứa yêu cầu.
- Cắt riêng từng đợt theo cấp hạng và độ chín. Khi cho quả dứa vào ống phải nhẹ
nhàng chọn mặt phẳng cho vào trước, trong mỗi ống chỉ cho phép cắt 1 quả.
- Yêu cầu độ dày của khoanh dứa khoảng 15mm, khoanh dứa phải đều không bị
lệch, 2 mặt cắt phải bằng phẳng.
- Những khoanh dứa cắt xong phải được chọn ngay những khoanh đạt yêu cầu
chuyển sang bộ phận đóng gói, còn những khoanh không đạt yêu cầu chuyển sang bộ phận
cắt miếng rẻ quạt hoặc cắt miếng vụn.
- Cắt miếng rẻ quạt: trước khi cắt miếng rẻ quạt phải kiểm tra phẩm cấp hạng của
khoanh dứa để chọn hình thái cắt lợi nhất. Nếu dùng dao nhiều lưỡi để cắt khoanh thành
những miếng rẻ quạt có bề mặt không dưới 3cm2 thì theo bảng sau:
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 15
Bảng 3.2. Yêu cầu về đường kính dao cắt rẻ quạt cho dứa:
Cấp hạng 1 2
Đường kính trục lõi dao (mm) 18-20 20-25
Số miếng từ 1 khoanh 4-6 8
- Những khoanh vì nát không thể cắt rẻ quạt thì cắt thành loại dứa vụn (miếng nhỏ)
có chiều dài không quá 40mm.
- Cắt thanh dọc: chọn mặt phẳng nhất của quả dứa đặt trên thớt dùng dao cắt bổ dọc
quả dứa làm đôi rồi làm 4, 6 hoặc 8 phụ thuộc các nhát dao phải chuyển theo chiều dọc
đúng tâm của quả dứa. Yêu cầu miếng dứa tương đối đều không dập nát.
3.2.8. Làm lạnh đông nhanh:
* Mục đích: để tránh sản phẩm lên men rượu và bị nhiễm vi sinh vật.
* Biến đổi chính:
- Vật lý: dứa được làm lạnh đông đến -300C.
- Hoá lý: quá trình hô hấp ngưng hoàn toàn.
- Hoá sinh: ức chế hoàn toàn hoạt động của vi sinh vật.
* Các yếu tố ảnh hưởng:
- Bộ phận cấp đông của hệ thống IQF phải đảm bảo cấp đủ hơi lạnh và thời gian.
* Phương pháp thực hiện:
- Dứa phải nhanh chóng đưa vào làm lạnh đông trong thiết bị IQF. Thời gian lạnh
đông nhanh phụ thuộc vào loại dứa Tây và dứa Ta, kích thước miếng dứa và khối lượng sản
phẩm trong túi, thường từ 5-25phút. Lúc đó trung tâm sản phẩm đạt -12oC và lượng nước
trong sản phẩm sẽ đóng băng tới 85% sản phẩm đã đạt yêu cầu chuyển sang khâu bao gói.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 16
3.2.9. Bao gói:
* Mục đích: dễ đóng kiện, dễ định lượng, dễ phân phối.
* Biến đổi chính:
- Vật lý: dứa được bao gói trong bao LDPE không còn tiếp xúc với không khí bên
ngoài.
* Yếu tố ảnh hưởng: nguyên liệu LDPE phải đảm bảo độ dày, vệ sinh.
* Phương pháp thực hiện:
- Dứa đã đạt yêu cầu làm lạnh đông nhanh thì cần tiến hành bao gói. Từng túi dứa
được định lượng (500g + 10g) túi. Nguyên liệu dùng làm bao gói là LDPE.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 17
CHƯƠNG 4 – TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
Bảng 4.1. Tỷ lệ phế liệu trong các công đoạn chế biến dứa lạnh đông
STT Cộng đoạn sản xuất % phế liệu
1 Chọn, phân loại 8
2 Sơ chế 1 (bỏ cuống, đầu) 13
3 Ngâm sát trùng 0.5
4 Rửa 1 0.5
5 Sơ chế 2 (bỏ vỏ, lõi, mắt) 41
6 Rửa 2 0.5
7 Tạo hình 1
8 Cấp đông IQF 0.5
9 Bao gói 0.5
10 Tổng cộng 65
4.1. Tính cân bằng vật chất theo năng suất:
4.1.1. Giai đoạn chọn, phân loại:
6 tấn dứa nguyên liệu
Chọn, phân loại Tỷ lệ hao hụt: 8%
5520 kg nguyên liệu
6000 – 6000 * 8% = 5520
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 18
4.1.2. Giai đoạn sơ chế 1 (cắt cuống, đầu):
4.1.3. Giai đoạn ngâm sát trùng:
4.1.4. Giai đoạn rửa 1:
4.1.5. Giai đoạn sơ chế 2:
5520 kg dứa nguyên liệu
Sơ chế 1 Tỷ lệ hao hụt: 13%
4740 kg nguyên liệu
5520 – 6000 * 13% = 4740
4740 kg dứa nguyên liệu
Ngâm sát trùng Tỷ lệ hao hụt: 0.5%
4710 kg nguyên liệu
4740 – 6000 * 0.5% = 4710
4710 kg dứa nguyên liệu
Rửa 1 Tỷ lệ hao hụt: 0.5%
4680 kg nguyên liệu
4710 – 6000 * 0.5% = 4680
4680 kg dứa nguyên liệu
Sơ chế 2 Tỷ lệ hao hụt: 41%
2220 kg nguyên liệu
4680 – 6000 * 41% = 2220
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 19
4.1.6. Giai đoạn rửa 2:
4.1.7. Giai đoạn tạo hình:
4.1.8. Cấp đông IQF:
4.1.9. Bao gói:
2220 kg dứa nguyên liệu
Rửa 2 Tỷ lệ hao hụt: 0.5%
2190 kg nguyên liệu
2220 – 6000 * 0.5% = 2190
2190 kg dứa nguyên liệu
Tạo hình Tỷ lệ hao hụt: 1%
2130 kg nguyên liệu
2190 – 6000 * 1% = 2130
2130 kg dứa nguyên liệu
Cấp đông -300C và bao gói Tỷ lệ hao hụt: 0.5%
2100 kg nguyên liệu
2130 – 6000 * 0.5% = 2100
2100 kg dứa nguyên liệu
Cấp đông -300C và bao gói Tỷ lệ hao hụt: 0.5%
2070 kg nguyên liệu
2100 – 6000 * 0.5% = 2070
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 20
Bảng 4.2. Bảng tính cân bằng vật chất theo năng suất:
Giai đoạn Lượng vào (kg) Lượng ra (kg)
Chọn, phân loại 6000 5520
Sơ chế 1 (bỏ cuống, đầu) 5520 4740
Ngâm sát trùng 4740 4710
Rửa 1 4710 4680
Sơ chế 2 (bỏ vỏ, lõi, mắt) 4680 2220
Rửa 2 2220 2190
Tạo hình 2190 2130
Cấp đông IQF 2130 2100
Bao gói 2100 2070
4.2.Tiêu hao nguyên liệu theo ngày, tháng, năm:
Bảng 4.3. Bảng tiêu hao nguyên liệu theo ngày, tháng, năm:
Ngày Tháng (26 ngày) Năm (300 ngày)
Nguyên liệu 6 tấn 156 tấn 1800 tấn
Sản phẩm 2070 kg 53820 kg 621 tấn
Nước thải 29.04 m3 755.04 m3 8712 m3
Tạp, phế phẩm 3930 kg 102180 kg 1,179 tấn
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 21
CHƯƠNG 5 – TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ
5.1. Thiết bị chính:
5.1.1. Giai đoạn sơ chế 2: dứa được xử lý bỏ lõi, vỏ
Bảng 5.1. Thông số thiết bị xử lý lõi, vỏ:
Thông số Đơn vị Giá trị
Năng suất Kg/h 500
Công suất điện kW 4
Chiều dài mm 3000
Chiều rộng mm 1500
Chiều cao mm 1800
5.1.2. Giai đoạn rửa 1:
Dứa mới ngâm sát trùng trong dung dịch Chlorine, sau đó dùng máy rửa có bàn chải để rửa
lại. Chọn thiết bị có thông số như bảng sau:
Bảng 5.2. Thông số thiết bị rửa có bàn chải:
Thông số Đơn vị Giá trị
Năng suất Kg/h 500
Công suất điện kW 2
Chiều dài mm 2000
Chiều rộng mm 1000
Chiều cao mm 1500
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 22
5.1.3. Giai đoạn tạo hình cho nguyên liệu:
Chủ yếu tạo hình cho nguyên liệu theo dạng khoanh và rẻ quạt, ta chọn thiết bị cắt khoanh
và cắt rẻ quạt cho dứa có các thông số như sau:
Bảng 5.3. Thông số thiết bị cắt khoanh:
Thông số Đơn vị Giá trị
Năng suất Kg/h 500
Công suất điện kW 1
Chiều dài mm 1500
Chiều rộng mm 900
Chiều cao mm 1200
Bảng 5.4. Thông số thiết bị cắt rẻ quạt:
Thông số Đơn vị Giá trị
Năng suất Kg/h 500
Công suất điện kW 1
Chiều dài mm 1000
Chiều rộng mm 800
Chiều cao mm 800
5.1.4. Giai đoạn rửa 2:
Dứa sau khi được sơ chế 2 (bỏ lõi, vỏ, mắt) được rửa lần 2. Ta chọn thiết bị rửa có thông
số như sau:
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 23
Bảng 5.5. Thông số bồn rửa:
Thông số Đơn vị Giá trị
Kích thước băng tải mm 6560L * 400W
Kích thước cơ sở mm 2000L * 600B * 900H
Năng suất kg 500kg/h
Động cơ điện kW 0.37kw/3p/220 - 380V/50Hz
Kích thước máy mm 2800L * 750B * 200H
Nguồn điện kW 4
5.1.5. Băng chuyền:
Nguyên liệu được chuyển tự động bằng băng chuyền đến các khâu xử lý bắt đầu từ khâu rửa
1 đến hết hệ thống IQF.
Bảng 5.6. Thông số băng chuyền tự động:
Thông số Đơn vị Giá trị
Năng suất kg 500
Công suất kW 0.4
Kích thước mm 770W*1592H
Chiều rộng mm 508
Động cơ điện (Motor) kW 0.37kW/3p/220 - 380V/50Hz
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 24
5.1.6. Lạnh đông IQF:
Dứa sau khi được tạo hình tuỳ theo yêu cầu sẽ được băng chuyền đưa vào hệ thống IQF đến
khi đủ 500 kg sẽ được tiến hành lạnh đông đến -300C.
Nguyên tắc hoạt động của thiết bị:
Trong suốt thời gian cấp đông, khi sản phẩm di chuyển xuyên qua buồng cấp đông trên
những băng chuyền, hàng ngàn tia khí lạnh với tốc độ cao hướng trực tiếp và liên tục lên mặt trên
và mặt dưới của sản phẩm thổi hơi nóng bao bọc quanh sản phẩm đẩy nhanh quá trình trao đổi
nhiệt. Các tia khí lạnh này làm lạnh đạt hiệu quả tương đương phương pháp nhúng Nitơ lỏng.
Khi các tia khí lạnh thổi qua bề mặt sản phẩm, trên bề mặt sản phẩm nhanh chóng tạo
nên một lớp băng mỏng bao bọc quanh sản phẩm, làm giảm mất nước và giữ sản phẩm không bị
biến dạng về mặt cơ học. Hình dạng và kích thước ban đầu của sản phẩm được duy trì trong suốt
quá trình cấp đông.
Ta chọn hệ thống lạnh đông IQF theo các thông số sau:
Bảng 5.7. Thông số của thiết bị IQFMK/T500-06:
Thông số Đơn vị Giá trị
Công suất cấp đông kg/h 500
Công suất lạnh (đến -450C) kW 110
Chiều rộng băng tải mm 500
Chiều dài buồng đông-L mm 6000
Chiều rộng buồng đông-B mm 3300
Chiều cao buồng đông – H mm 3500
Thời gian cấp đông phút 1-30
Nguồn diện kW 380V/3p/50Hz
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 25
5.1.7. Thiết bị bao gói:
Bảng 5.8. Thông số kỹ thuật của thiết bị bao gói của hãng TMC Machinery:
Thông số Đơn vị Giá trị
Năng suất kg 500
Công suất kW 3.6
Kích thước mm 2300L * 560B * 1410H
Động cơ điện (Motor) kW 1.1 kW/3p/220 - 380V/50Hz
Bảng 5.9. Tổng kết thiết bị chính:
Thiết bị Năng suất Kích thước (mm) Số lượng
Bồn rửa 500kg/h 750W * 2800L * 1000H 1
Băng chuyền 500kg/h 770W*1592H
IQF 500kg/h 6000L*3300B*3500H 1
Thiết bị xử lý
đầu, lõi, vỏ
80 quả/phút 3000L*1500B*1800H 1
Máy rửa bàn
chải
500kg/h 2000L*1000B*1500H 1
Thiểt bị cắt dứa
rẻ quạt
500kg/h 1000L*800B*800H 1
Thiết bị cắt
khoanh
500kg/h 1500L*900B*1200H 1
Thiết bị bao gói 500kg/h 2300L * 560B * 1410H 1
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 26
5.2. Thiết bị phụ:
5.2.1. Cân dứa nguyên liệu:
Dứa nguyên liệu được cân lúc được tiếp nhận tại nhà máy và cân định lượng dứa nguyên
liệu cho từng mẻ làm việc.
Đặt hàng cân dứa nguyên liệu loại cân bàn, vận hành bằng tay có các thông số kỹ thuật như
sau:
Bảng 5.10. Bảng thông số kỹ thuật của cân dứa nguyên liệu:
Tên gọi Đơn vị Thông số
Tải trọng tối đa kg 500
Tải trọng tối thiểu kg 50
Chiều cao mm 1500
Kích thước bàn cân (LxB) mm x mm 1000 x 800
Trọng lượng kg 200
5.2.2. Ngâm sát trùng:
Dứa sau khi được chọn, phân loại và sơ chế 1 (cắt cuốn, bông) thì được ngâm sát trùng
bằng dd chlorine 50mg/l. Ta chọn 2 thùng mỗi thùng có thể tích 2m3 .
5.2.3. Bơm:
Bơm nước cho giai đoạn ngâm rửa nguyên liệu, vệ sinh thiết bị nhà xưởng và phòng cháy
chữa cháy, ta chọn bơm có các thông số kỹ thuật như sau:
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 27
Bảng 5.11. Thông số kỹ thuật của bơm:
Tên gọi Đơn vị Thông số
Năng suất m3/h 3.6
Áp suất toàn phần m cột nước 20
Số vòng quay Vòng/phút 1450
Chiều cao hút m nước 2.8
Nhiệt độ nước 0C -40 ÷ 90
Công suất kw 0.5
Bảng 5.12. Tổng kết thiết bị phụ:
Thiết bị Năng suất Kích thước Số lượng
Cân bàn 500kg LxB=1000mm x 800mm 2
Bơm 3.6m3/h 3
Thùng chứa 2m3 2
Dao cắt mắt L = 100mm 20
Bàn cắt mắt LxB= 700mmx150mm 1
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 28
CHƯƠNG 6 – TÍNH ĐIỆN, NƯỚC, NĂNG LƯỢNG
6.1. Tính điện:
6.1.1. Điện động lực:
Bảng 6.1. Điện năng tiêu thụ của các thiết bị
Thiết bị Điện năng (kw/h) Số lượng tổng điện
Thiết bị xử lý lõi, vỏ 4 1 4
Máy rửa bàn chải 2 1 2
Thiểt bị cắt dứa rẻ quạt 1 1 1
Thiết bị cắt khoanh 1 1 1
Máy rửa 0.37 2 0.74
Băng chuyền 0.4 0.4
IQF 110 1 110
Bơm 0.5 3 1.5
Thiết bị bao gói 3.6 1 3.6
Tổng cộng 124.24
Lấy công suất phụ trợ là 15% tổng công suất của các động cơ, vậy công suất động lực của
phân xưởng là Pđl = 1.15 * 124.24 = 142.876 (kW).
Công suất tính toán Ptt = Kc * Pđl = 0.7 * 142.876 = 100.0132 (kW).
Trong đó Kc = 0.7 là hệ số cần dùng, phụ thuộc vào mức độ phụ tải của các thiết bị làm
việc không đồng thời.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 29
6.1.2. Điện chiếu sáng:
- Tiêu chuẩn về độ chiếu sáng trong phân xưởng thực phẩm là 300 lux.
1 bóng đèn: 2650 lm 1 bóng đèn chiếu sáng được 2650/300 = 8.83 (m2).
- Diện tích phân xưởng là: 12 * 15 = 180 (m2).
Số bóng đèn cần: 180/8.83 = 21 (bóng).
- Công suất định mức của đèn huỳnh quang là 40W.
Công suất chiếu sáng: Pcs = 40 * 21 = 840 (W) = 0.84 (kW).
- Tổng điện chiếu sáng và động lực dùng trong phân xưởng sản xuất là:
P = 100.0132 + 0.84 = 100.85 (kW).
6.1.3. Xác định hệ số công suất và tính dung lượng bù:
Hệ số công suất:
Trong các nhà máy thực phẩm thường dùng loại động cơ không đồng bộ hay gọi là động
cơ cảm ứng, công suất phản kháng tạo ra từ trường. Vì vậy, hệ số công suất thấp, do đó ta tính
theo công suất trung bình (costb) chứ không tính theo công suất định mức (cosdm).
22
tttt
tt
tb QP
PCos
Ptt = Ptt + Kcs* Pcs = 100.0132 + 0.9 * 0.84 = 100.77(kW).
Kcs: hệ số không đồng bộ, Kcs = 0.9.
Qtt = công suất phản kháng, Qtt = Ptt * tgtb.
Với nhà máy sản xuất rau quả đông lạnh, thông thường costb = 0.6 tgtb = 1.33
Qtt = 100.77 * 1.33= 134.02 (kW)
Tính dung lượng tụ bù: tìm cách nâng cao cos để giảm tổn thất điện trên toàn đường dây,
giảm tổn thất điện cho các máy và thiết bị đồng bộ. Ta dùng tụ tĩnh điện:
Qbù = Ptt * (tg1 - tg2) = 100.0132 * (250 -0.48)
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 30
Trong đó:
tg1 = 1.33 ứng với cos1 = 0.6.
tg2 = 0.48 ứng với công suất cần nâng cos1 = 0.9.
Qbù = 100.0132 * (1.33 – 0.48) = 85.01 (kW).
Chọn tụ điện của công ty TNHH thiết bị điện miền Đông (Tp. Hồ Chí Minh) với các
thông số kỹ thuật sau:
- Loại tụ: BZMJO.415-10-3
- Điện áp làm việc: 0.415 kV
- Công suất định mức: 10 kW
- Điện dung: 185 µF
Vậy số tụ cần là: n = Qbù /10 = 9 (tụ).
Tính lại hệ số công suất :
cos = Ptt/(( Ptt)2 + (Qtt – n * 10)2)1/2 = 0.92.
6.1.4. Chọn máy biến áp:
- Để đảm bảo cho việc sản xuất ổn định, ta chọn 2 máy biến áp (hoạt động thay phiên
nhau), chọn phụ tải làm việc có công suất bằng 80% công suất định mức của máy.
- Công suất máy biến áp: 101.345 0,8 112.6( )
cos 0.9
tt
dm
PP xS kW
(sửa lại giá trị của
P và kết quả tính)
Suy ra: Sđm = 139.96 (kW).
Chọn máy biến áp có các thông số kỹ thuật dự kiến như bảng 6.2.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 31
Bảng 6.2: Thông số kỹ thuật dự kiến của máy biến áp loại TM – 15 của Công ty TNHH
Thiết bị điện miền Đông:
Thông số Đơn vị tính Giá trị
Công suất kW 150
Điện áp ngắn mạch kV 4
Chiều dài mm 400
Chiều rộng mm 400
Chiều cao mm 300
xem lại có hợp lí ko?
6.2.Tính nước: (cho một ngày sản xuất)
6.2.1. Nước rửa dứa:
- Độ rỗng của dứa: 40%.
- Tỷ trọng: 1.2 – 1.3 kg/lít.
- Để ngâm 400 kg dứa cần 1 thùng chứa có thể tích khoảng 2m3.
Thể tích nước để ngâm ngập dứa:
4.01*1.1
400
= 606.06 (lít)
- Thể tích nước dư = 15% * Vthùng = 15% * 2 = 0,3 (m3) = 300 (lít).
- Thể tích để ngẩm 400 kg dứa = 606.06 + 300 = 906.06 (lít).
- Nước cần cho giai đoạn ngâm sát trùng với khối lượng nguyên liệu trong giai đoạn này
là 4740 kg:
Vngâm = 4740 * 906.06/400 = 10736.8 (lít).
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 32
- Nước cần cho giai đoạn rửa 1 với khối lượng nguyên liệu trong giai đoạn này là
4710kg:
Vrửa 1 = 4710 * 906.06/400 = 10668.9 (lít)
- Nước cần cho rửa 2 với khối lượng nguyên liệu trong giai đoạn này là 2220 kg:
Vrửa 2 = 2220 * 906.06/400 = 5028.6 (lít)
- Tổng lượng nước sử dụng cho quá trình xử lý nguyên liệu:
Vtổng = Vngâm + Vrửa 1 + Vrửa 2 = 10736.8 + 10668.9 + 5028.6 = 26400 (lít) = 26.4 (m3).
6.2.2. Nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng:
Tùy theo tình hình sản xuất thực tế tại nhà máy, độ sạch của thiết bị, nhà xưởng mà ta sử
dụng lượng nước vệ sinh nhiều hay ít. Ở đây ta chọn lượng nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng bằng
20% lượng nước rửa nguyên liệu:
Vvệ sinh = 20% * Vtổng = 20% * 26.4 = 5.28 (m3).
Vậy tổng lượng nước cần dùng cho 1 ngày:
V = Vtổng + Vvệ sinh = 26.4 + 5.28 = 31.68 (m3).
6.3. Tính năng lượng:
- Nhiệt lượng cần để cấp đông cho dứa đến -300C:
- Dứa được cấp đông ở -300 C.
- Năng suất 500kg/h.
- Nhiệt lượng cần làm lạnh dứa từ 250C đến -300C là: Q = Gsp * ( id – ic) * 1/t
- Trong đó :
Gsp là khối lượng sản phẩm cấp đông.
Với id = 81,89 kcal/kj , ic = 0,0356 kcal/kj lần lượt là entanpi của nguyên liệu vào và ra.
t : thời gian cấp đông (h), chọn t= 25 phút.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 33
Q = 500 * (81,89 – 0,0356) * 1/0,4166 = 196,48 (kW).
Tính và chọn nồi hơi:
Nhà máy dùng hơi nước bão hòa để cấp nhiệt trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình vệ
sinh thiết bị, nhà xưởng. Tuy nhiên, trong phân xưởng chỉ dùng hơi nước để vệ sinh thiết bị IQF,
với thể tích toàn thiết bị IQF là 60m3 nhưng thực tế phần cần vệ sinh chỉ khoảng 20 m3.
Lượng hơi cần tiêu tốn là 20 m3/h.
Tỷ khối hơi của không khí là 1,293kg/m3.
Khối lượng hơi cần để vệ sinh thiết bị IQF là: 20 * 1,293 = 25.86 (kg hơi/h).
Để dự phòng trường hợp mở rộng sản xuất hoặc sử dụng cùng một lúc cho nhiều mục
đích khác, ta chọn nồi hơi có năng suất 100 kg hơi/h.
Chọn nồi hơi có thông số như sau:
Bảng 6.3. Thông số kỹ thuật của thiết bị nồi hơi NHOL05/8:
Tên gọi Đơn vị tính Thông số
Năng suất hơi kg/h 100
Áp suất làm việc bar 7
- Tính nhiên liệu cho nồi hơi:
Nhiên liệu đốt là dầu FO.
Khối lượng dầu FO sử dụng (gần đúng):
M =
q
rG [kg/giờ]
- Trong đó:
G: lượng hơi bão hòa dùng trong 1 giờ, G = 25.86 (kg/h).
r: ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở áp suất 7bar, r = 2067 (KJ/kg).
q: nhiệt trị của nhiên liệu, q = 40375 (KJ/kg).
µ: hệ số hữu ích của nồi hơi, µ = 0,8.
- Vậy lượng dầu FO cần dùng là:
M = (25.86 * 2067)/(40375 * 0.8)= 1.65 (kg/h).
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 34
- Thể tích dầu FO cần dùng trong 1 ngày là:
V = (1.65 * 24)/0.874= 45.31 (lít/h).
- Quá trính truyền nhiệt bằng hơi nước bão hòa sử dụng lại 80% nước ngưng tụ, nên thể
tích nước phải cung cấp thêm cho nồi hơi trong 1 ngày là 20%:
Vnước = 25.86 × 24 × 0,2 = 124.128 (m3/ngày).
Một ngày cấp đông 3 mẻ, sau mỗi lần cấp đông ta vệ sinh thiết bị IQF một lần.
Một ngày làm vệ sinh 3 lần cần 45.31 * 3 = 135.93 lít dầu FO.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 35
CHƯƠNG 7 – TÍNH TOÁN XÂY DỰNG PHÂN XƯỞNG SẢN
XUẤT
7.1. Tính toán xây dựng phân xưởng sản xuất:
Bảng 7.1. Kích thước các thiết bị:
Thiết bị Kích thước Số lượng Diện tích (m2)
Bồn rửa 2800L * 750B * 1000H 1 2.1
Băng chuyền 770B * 1592H
IQF 6000L * 3300B * 3500H 1 19.8
Thiết bị xử lý lõi,
vỏ
3000L * 1500B * 1800H 1 4.5
Máy rửa bàn chải 2000L * 1000B * 1500H 1 2
Thiết bị cắt dứa rẻ
quạt
1000L * 800B * 800H 1 0.8
Thiết bị cắt khoanh 1500L * 900B * 1200H 1 1.35
Thùng ngâm 2000L * 1000B * 1000H 2 4
Thiết bị bao gói 2300L * 560B * 1410H 1 1.28
Bàn cắt mắt 7000L * 1500B * 700H 1 10.5
Vậy tổng diện tích của các thiết bị là: 46.33 (m2).
Dựa vào diện tích chiếm chỗ của thiết bị trong nhà máy và khoảng cách giữa các thiết bị
từ 1 – 1.5 m (tùy vào thiết bị), với các bước cột là 6m, nhịp cột là 3m. Sau khi bố trí ta thiết kế
phân xưởng có diện tích là 12m * 15m.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 36
7.2. Tính toán xây dựng kho chứa nguyên liệu:
Năng suất của phân xưởng là 6 tấn dứa nguyên liệu mỗi ngày, phải dự trữ dứa nguyên liệu
để ủ chuẩn bị cho ngày sản xuất hôm sau nên chúng ta cần xây dựng kho chứa cho 12 tấn dứa.
Dựa vào tỷ trọng và độ rỗng của dứa, ta có:
Tỷ trọng của dứa là 1.2 – 1.3 kg/lít.
Thể tích của 12 tấn dứa là: 12000/ [1.2 * (1 – 0.4)] = 16,666.66 (lít) = 16.67 (m3).
Ta ủ thành 4 khối dứa, mỗi khối có thể tích là: 16.67/4 = 4.17 (m3).
Ta chọn kích thước cho mỗi khối là 2m * 4m * 0.5m.
Mỗi khối cách nhau 0.8m, cách tường 1m. Vì vậy ta có được diện tích kho là 6mx12m.
Bảng 7.1. Bảng tổng kết kế hoạch xây dựng phân xưởng sản xuất:
Tên công trình Đặc điểm Diện tích (m2)
Nhà xưởng Toàn khối bê tông (12 x 12) 144
Kho chứa Nền bê tông, tường và mái tôn 72
1m
0.8m
2m
4m
Hình 7.1. Sơ đồ bố trí kho chứa dứa nguyên liệu
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 37
CHƯƠNG 8 – TÍNH TOÁN KINH TẾ
8.1. Vốn đầu tư vào thiết bị sản xuất:
Bảng 8.1.Vốn đầu tư các thiết bị:
STT Tên thiết bị Đơn vị Số
lượng
Đơn giá
(triệu)
Thành tiền (triệu)
1 Bồn rửa Cái 1 3 3
2 Băng chuyền mét 10 2 20
3 Thiết bị IQF máy 1 400 400
4 Thiết bị xử lý đầu, lõi,
vỏ
máy 1 75 55
5 Máy rửa bàn chải máy 1 30 30
6 Thiết bị cắt dứa rẻ
quạt
máy 1 25 25
7 Thiết bị cắt khoanh máy 1 25 25
8 Máy biến áp máy 1 40 40
9 Thiết bị bao gói máy 1 80 80
10 Cân bàn cái 2 10 20
11 Bàn cắt mắt cái 1 7 7
12 Dao cắt mắt cái 20 0.05 1
13 Bơm cái 3 6 18
14 Thùng ngâm cái 2 15 30
15 Tụ bù cái 9
16 Tổng 704 + tụ bù
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 38
8.2. Vốn đầu tư vào xây dựng phân xưởng sản xuất:
Bảng 8.2.Vốn đầu tư các công trình xây dựng phân xưởng sản xuất:
Tên công trình Đặc điểm Diện tích
(m2)
Đơn giá (triệu
đồng/m2)
Thành tiền
Xây dựng nhà
xưởng
Toàn khối bê tông
(12 x 12)
144 2 288
Xây dựng kho
chứa dứa
Nền bê tông,
tường và mái tôn
72 1.2 86.4
Tổng 216 374.4
8.3. Đầu tư nguyên liệu:
Tính lượng LDPE sử dụng:
- Đóng gói dứa để cấp đông với khối lượng 500g/bao.
- Bao LDPE có kích thước 20x30cm.
- Bề dày 1 lớp bao là 200µm.
- Khối lượng 1 bao là: 2 * (20 * 30 * 0.02 * 0.925) = 22.2 (g).
- Trong đó tỉ trọng của LDPE là 0.925g/cm3.
- Năng suất cấp đông là 2100kg/ngày vậy cần 2100/0.5 = 4200 bao LDPE
Lượng LDPE cần : 4200x 22.2 = 93240 (g) = 93.24 (kg).
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 39
Bảng 8.3. Đầu tư nguyên liệu mỗi ngày:
STT Nguyên liệu Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)
1 Dứa 6000 kg 1,500 9,000,000
2 LDPE 93.5 kg 55,000 5,142,500
3 Dầu FO 135.93 lít 40,000 5,437,200
4 Nước 31.68 m3 3,000 95,040
5 Hơi nước 25.86 Kg hơi/h
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 40
CHƯƠNG 9
An toàn lao động - Phòng cháy chữa cháy - Vệ sinh công nghiệp
9.1. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
Vấn đề an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy trong quá trình sản xuất là một vấn đề
hết sức quan trọng của nhà máy, xí nghiệp. Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và phòng
cháy chữa cháy không những đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho người lao động mà còn ngăn
ngừa được những thiệt hại lớn về tài sản cũng như tính mạng của công nhân.
9.1.1. An toàn lao động:
Đảm bảo an toàn lao động là tìm mọi cách để phòng ngừa tai nạn và hạn chế đến mức tối
thiểu các sự cố có thể dẫn đến tai nạn khi công nhân làm việc đồng thời có những biện pháp xử lý
kịp thời khi xảy ra sự cố.
9.1.1.1. Chống khí độc:
Khí CO2 sinh ra do quá trình lên men nếu tích tụ với nồng độ lớn có thể sẽ gây ngạt thở
cho công nhân, nhất là công nhân vệ sinh thiết bị lên men. Ta có thể dùng các biện pháp thu hồi
khí này để tận dụng vào mục đích khác. Đồng thời nhà xưởng cần phải thông thoáng, phải trồng
cây xanh xung quanh nhà máy để làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, tạo cảnh quan cho nhà
máy.
9.1.1.2. Chống ồn và chống rung:
Tiếng ồn và chấn động ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của công nhân như gây mỏi
mệt, mạch đập và nhịp thở tăng, huyết áp tăng, kém tập trung, ảnh hưởng đến thính giác, khả
năng làm việc bị giảm sút.
Khắc phục:
Thường xuyên tra dầu mở vào các máy. Phát hiện và sửa chữa kịp thời các bộ
phận rơ, cũ hay bị mòn.
Giảm rung bằng cách lắp ráp chính xác các thiết bị, cách ly các móng máy với
sàng, dưới bệ máy có lót các tấm đàn hồi hay bộ phận chống sóc, có thể gắn các lò
so giảm rung cho thiết bị.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 41
Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động để chống ồn trong quá trình sản xuất.
9.1.1.3. An toàn về thiết bị chịu áp:
Các thiết bị chịu áp trong nhà máy như nồi hơi, máy nén,.… cần đảm bảo vận hành đúng
theo chỉ dẫn. Cần phải kiểm tra định kỳ về độ chịu lực của thiết bị, độ chính xác của áp kế, van
an toàn. Phải sửa chữa kịp thời hay thay thế các thiết bị khi bị hư hỏng.
Nồi hơi phải đặt xa nơi sản xuất, phải có van an toàn và hệ thống tự động ngưng đốt lò khi
đủ áp suất.
Các thùng lên men thường xuyên kiểm tra độ kín, tránh hiện tượng rò rỉ.
9.1.1.4. An toàn về sử dụng điện:
Để đảm bảo an toàn cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Công nhân phải tuyệt đối thực hiện nội quy an toàn về điện.
- Các đường dây điện phải được bao bọc kỹ, không để hở bất kỳ chỗ nào.
- Không đặt máy gần các bộ phận sinh nhiệt.
- Bố trí đường dây xa tầm tay hay đường đi lại của công nhân trong phân xưởng, bố trí
cầu dao điện hợp lý để ngắt kịp thời khi có sự cố.
- Khi vận hành thao tác gần điện phải có dụng cụ cách điện.
- Trạm biến áp phải có rào chắn, ngăn không cho người vào vùng nguy hiểm.
9.1.1.5. An toàn khi sử dụng máy móc:
Người công nhân đứng máy cần hiểu rõ về nguyên tắc hoạt động, cách vận hành của máy
móc để tránh các sự cố hư hỏng thiết bị và tai nạn xảy ra.
9.1.1.6. An toàn lao động trong phòng thí nghiệm, KCS:
Cần nắm vững các đặc điểm của hoá chất, của phản ứng hoá học. dự kiến các sự cố xảy ra
đồng thời đề ra phương pháp phòng ngừa và xử lý sự cố.
9.1.2. Phòng cháy chữa cháy:
Thực hiện các yêu cầu sau trong phòng cháy chữa cháy:
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 42
Trong từng phân xưởng phải có các bình chữa cháy. Nhà máy phải có hệ thống dự trữ
nước cho phòng cháy chữa cháy. Thường xuyên tổ chức hội thao pccc để huấn luyện cho các cán
bộ công nhân viên biết ý thức về PCCC.
Quần áo dính dầu mỡ phải giặt sạch hoặc treo trong tủ kín tránh bắt lửa.
Sau giờ làm việc phải luôn vệ sinh sạch sẽ phân xưởng sản xuất, các kho dự trữ.
Tất cả đường đi trong nhà máy phải trống để dễ dàng di chuyển người, tài sản và xe khi
có sự cố.
Cấm hút thuốc ở những nơi dễ phát sinh lửa, điện.
9.2. Vệ sinh công nghiệp:
9.2.1. Vệ sinh thiết bị nhà xưởng:
Nhà xưởng cần đảm bảo thông gió thoáng khí.
Các thiết bị trong phân xưởng phải được làm vệ sinh bằng xút, acid, nước nóng sau mỗi
mẻ. Ở các thùng lên men, nước rửa phải được kiểm tra vi sinh.
Tại phân xưởng chiết rót, phải vệ sinh chai, nút trước khi chiết rót.
Thường xuyên khử trùng các thiết bị và các đường ống dẫn. Tiến hành tổng vệ sinh trong phân
xưởng 1 tuần 1 lần, vệ sinh toàn nhà máy 1 tháng 1 lần.
Tất cả các máy móc phải có bộ phận bảo trì.
9.2.2. Vệ sinh công nhân:
Bên cạnh việc bảo đảm vệ sinh cho sản xuất, cần chú ý đến vệ sinh cho công nhân:
Công nhân phải mặc đồng phục khi làm việc, phải tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an
toàn lao động. Công nhân phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng 1 lần.
Nhà vệ sinh phải được lau chùi sạch sẽ và đảm bảo cung cấp đủ nước cho công nhân sử
dụng. Phòng thay quần áo phải có các ngăn, móc treo.
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 43
CHƯƠNG 10 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Thiết kế phân xưởng sản xuất là một phần của thiết kế nhà máy, đòi hỏi người thiết kế phải
có kiến thức tổng quát, không chỉ lĩnh vực công nghệ mà còn phải có kiến thức về thực tế và
nhiều kiến thức phụ trợ khác.
Thực hiện đồ án môn học Công nghệ thực phẩm lần này về đề tài thiết kế phân xưởng sản
xuất dứa lạnh đông đã đem lại cho chúng em thêm rất nhiều kiến thức, đặc biệt là những kiến
thức thực tế. Qua đó, chúng em về cơ bản đã có thể tự thiết kế được một phân xưởng sản xuất
thực phẩm theo yêu cầu.
Việc thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông là thực sự cần thiết để đáp ứng với nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội, tận dụng được lợi thế về nguồn nguyên liệu và thành tựu khoa học kỹ
thuật thể hiện qua dây chuyền sản xuất gần như là hoàn toàn tự động.
Với một phân xưởng sản xuất thực phẩm để đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài chúng
em nghĩ nên thực hiện tốt các qui định về an toàn lao động và đặc biệt là các yêu cầu về vệ sinh
an toàn thực phẩm, ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm áp dụng hệ thống HACCP - Hệ
thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn. Với HACCP, việc kiểm soát vệ sinh
thực phẩm dựa vào các hệ thống các biện pháp phòng ngừa hiệu quả từ khâu nguyên liệu, bán
thành phẩm, thành phẩm, thể hiện qua việc kiểm soát các quá trình công nghệ, môi trường, con
người thực hiện bằng việc phân tích, xây dựng và tổ chức kiểm soát các mối nguy hiểm tại các
điểm kiểm soát trọng điểm trong cả dây chuyền sản xuất chứ không chỉ kiểm tra các chỉ tiêu trên
sản phẩm cuối cùng.
Việc áp dụng các qui phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm càng cần thiết hơn đối với các cơ
sở sản xuất thực phẩm nhằm mục đích xuất khẩu, công tác kiểm soát vệ sinh cần thực hiện ở mức
độ cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu mà các phân xưởng sản xuất rau quả đông
lạnh ở nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, với gần 10 tuần tìm hiểu thực hiện đồ án này cùng với vốn kiến thức còn hạn
chế đồng thời đây cũng là lần đầu tiên chúng em thực hiện thiết kế một phân xưởng sản xuất nên
Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông
Trang 44
đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót mà chúng em nhận thấy qua những điểm
sau:
Phần chọn thiết bị: khả năng tìm tài liệu trên mạng còn hạn chế nên các thông số của thiết bị
nhiều khi sẽ không hợp lý với thực tế sản xuất.
Phần tính kinh tế: chỉ ở mức độ tương đối và giá tiền của thiết bị chỉ mang tính tham khảo
nên không xác định được chính xác hiệu quả kinh tế mà đồ án thiết kế mang lại.
Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô để bổ sung thêm kiến thức
của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_phan_xuong_san_xuat_dua_lanh_dong.pdf