Đồ Án Có Kèm Bản Vẽ
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 7
1.1 Giới thiệu về bia 7
1.2 Malt đại mạch 7
1.3 Thế liệu 8
1.3.1 Mục đích 8
1.3.2 Yêu cầu kỹ thuật của thế liệu 9
1.3.3 Chọn thế liệu 9
1.3.4 Chỉ tiêu chất lượng gạo dùng sản xuất bia 9
1.4 Houblon 9
1.5 Nước 11
1.6 Nấm men 11
1.7 Các chất phụ gia 12
1.8 Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy 12
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 15
2.1 Quy trình công nghệ 15
2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ 16
2.2.1 Tách tạp chất của malt và gạo 16
2.2.2 Nghiền malt và gạo 16
2.2.3 Xử lý thế liệu 17
2.2.4 Nấu dịch nha 18
2.2.5 Lọc dịch nha 19
2.2.6 Đun sôi dịch hoa với hoa Houblon 20
2.2.7 Tách bã houblon 21
2.2.8 Làm lạnh dịch nha 22
2.2.9 Cung cấp oxy cho dịch nha và cấy giống nấm men 22
2.2.10 Lên men chính 22
2.2.11 Lên men phụ 24
2.2.12 Lọc bia 24
2.2.13 Làm lạnh bia 25
2.2.14 Bão hòa CO2 25
2.2.15 Rót bia và đóng nắp 25
2.2.16 Thanh trùng 26
2.2.17 Dán nhãn 26
CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHÂT 27
3.1 Lập kế hoạch sản xuất 27
3.2 Tính cân bằng vật chất 27
3.2.1 Lượng bia sản xuất được với 70 kg malt và 30 kg gạo 28
3.2.2 Lượng malt, gạo và hoa houblon cần dùng để sản xuất 100 (l) bia 29
3.2.3 Lượng nguyên liệu và các hóa chất được tính theo năng xuất của nhà máy 30
CHƯƠNG 4: TÍNH VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ 35
4.1 Lịch làm việc của các phân xưởng 35
4.1.1 Phân xưởng nấu 35
4.1.2 Phân xưởng lên men 35
4.1.3 Phân xưởng chiết 35
4.2 Lựa chọn thiết bị 35
4.2.1 Nhập nguyên liệu 35
4.2.2 Chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nấu 39
4.2.3 Cân 43
4.2.4 Máy nghiền 43
4.2.5 Quá trình nấu 44
4.2.6 Thùng chứa nước rửa bã 50
4.2.7 Bơm 51
4.2.8 Thùng chứa dịch nha sau lọc 52
4.2.9 Thùng chứa bã 53
4.2.10 Nồi đun sôi với hoa houblon 54
4.2.11 Bơm dịch nha từ nồi hoa sang thiết bị lắng whirpool 55
4.2.12 Thiết bị lắng Whirpool 56
4.2.13 Bơm dịch nha đến thiết bị làm lạnh 57
4.2.14 Thiết bị làm lạnh 58
4.2.15 Tank lên men 58
4.2.16 Thiết bị nhân giống cấp II 60
4.2.17 Thiết bị nhân giống cấp I 60
4.2.18 Thiết bị ở phòng xử lý men 61
4.2.19 Thiết bị lọc 62
4.2.20 Máy làm lạnh bia nhanh 64
4.2.21 Thiết bị bảo hòa CO2 65
4.2.22 Bơm từ thùng chứa đến hệ thống chiết 66
4.2.23 Thiết bị gắp chai 66
4.2.24 Thiết bị rửa chai 66
4.2.25 Thiết bị đóng nắp 67
4.2.26 Thiết bị thanh trùng 67
4.2.27 Thiết bị dán nhãn 67
KẾT LUẬN 68
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3501 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế phân xưởng sản xuất lên men bia năng suất 30 triệu lít/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến hành phân cắt tinh bột thành maltose và dextrin. Tiếp theo, gia nhiệt hỗn hơp lên 72oC và giữ ở 72oC cho đến khi kết thúc quá trình đường hóa (kiểm tra bằng phương pháp thử với dung dịch I2 0,02N). Sau cùng gia nhiệt hỗn hợp lên 78oC rồi bơm qua nồi lọc. Lưu ý: trong suốt quá trình nấu, cánh khuấy luôn hoạt động và giữ pH = 5,2 – 5,6.
Hình 22: Giản đồ nấu dịch nha
Lọc dịch nha
Mục đích: khai thác
Tách dịch đường ra khỏi bã với hiệu suất thu hồi lớn nhất, đồng thời hạn chế tối đa sự oxy hoá dịch đường. Sau đó, tiến hành rửa bã để tận thu phần chất hoà tan còn sót lại trong bã.
Biến đổi của nguyên liệu:
Đây là quá trình phân riêng pha lỏng (dịch nha) và pha rắn (bã malt chứa các hợp chất không tan).
Thiết bị và thông số công nghệ:
Quá trình lọc được thực hiện bằng nồi lọc đáy bằng với lớp vật liệu lọc là lớp bã. Nồi lọc được chế tạo từ thép không gỉ có 2 đáy: đáy dưới bằng, đáy trên là lưới gồm nhiều mảnh nhỏ ghép lại tạo thành các rảnh có kích thước nhỏ, bã malt nằm trên lưới tạo thành lớp vật liệu lọc. Bên trong thiết bị có bộ phần đánh tơi bã lọc, có cánh khuấy.
Trước khi tiến hành lọc, nồi lọc cần được vệ sinh kỹ bằng nước. Dịch đường từ nồi đường hoá sau khi được trộn đều, được bơm một lần sang nồi lọc, đồng thời bật cánh khuấy và hệ thống đánh tơi bã hoạt động để dàn đều lớp bã trên mặt đáy giả. Sau khi hết dịch đường hệ thống cánh đảo bã được nâng lên cao. Dịch đường được để yên 20 phút để bã kết lắng tạo thành lớp lọc. Sau đó mở van thu dịch đường, ban đầu dịch đường còn đục nên ta cho hồi lưu trở lại nồi lọc. Khi dịch đường bắt đầu trong thì khoá van hồi lưu, thu dịch đường. Lúc đầu tốc độ lọc nhanh, về sau tốc độ lọc chậm dần do màng lọc bị bít làm tăng trở lực khi đó cần ngừng quá trình lọc dùng hệ thống cào bã tạo lại lớp màng lọc. Dùng áp kế để kiểm tra tốc độ lọc. Thời gian ép dịch lọc khoảng 90 phút. Sau đó tiến hành rửa bã.
Tiến hành rửa bã gián đoạn, nước rửa bã có nhiệt độ 78˚C, pH=6,5. Sau khi thu hết dịch đường, khoá van xả dịch, cho lượng nước rửa bã vào, cho cánh khuấy quay với vận tốc 4 – 5 vòng/phút để làm tơi lớp bã giải phóng chất tan còn lưu trong bã vào dịch. Sau đó tắt cánh khuấy để yên 10 phút thì tháo dịch, dịch này cũng được bơm sang nồi nấu hoa houblon với dịch lọc trước đó. Tiếp tục cho đến khi hàm lượng đường trong bã còn 0,5 – 1˚Bx, thường là rửa 2 -3 lần. Thời gian rửa bã khoảng 60 – 120 phút. Lượng nước rửa bã được sử dụng sao cho thu được lượng thể tích dịch cần.
Chú ý: chiều cao màng lọc thường là 30 – 60cm. Tốc độ lọc 0,5 – 4,5 m/s, nước nha đầu có 16 – 20oPt, 40 – 50% thể tích. Thời gian cho quá trình lọc và rửa bã: thời gian chuẩn bị 50 – 60 phút, thời gian lọc 60 – 110 phút, thời gian rửa bã 60 – 120 phút, thời gian tháo bã và vệ sinh 30 – 40 phút.
Đun sôi dịch hoa với hoa Houblon
Mục đích: khai thác và chuẩn bị cho quá trình lên men.
Trích ly các chất đắng, tinh dầu, polyphenol từ houblon vào dịch nha, đồng phân hóa một số chất đắng để tăng độ hòa tan của chất đắng.
Góp phần điều chỉnh độ chất khô dịch nha.
Vô hoạt enzyme, đông tụ các protein kém bền nhiệt
Được xem như quá trình thanh trùng: tiêu diệt vi sinh vật.
Đun sôi ở 100oC trong thời gian dài sẽ xảy ra phản ứng Maillard, hình thành một số hợp chất có lợi làm tăng cường độ màu của bia.
Tách một số hợp chất dễ bay hơi ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Các biến đổi của nguyên liệu:
Vật lý: có sự thay đổi về tỉ trọng của dịch nha.
Hóa học: xảy ra phản ứng Maillard (có lợi do tăng độ màu, ổn định độ bền bọt cho bia), phản ứng đồng phân hóa chuyển các a-acid thành iso a-acid giúp tăng độ hòa tan, đường và acid amin bị phân hủy, pH giảm 0,1 – 0,2 đơn vị.
Hóa lý: Các chất chiết được trích ly từ hoa houblon vào dịch nha, xảy ra quá trình đông tụ protein, sự tạo phức giữa protein trong malt đại mạch và polyphenol trong hoa houblon sẽ hình thành kết tủa, có sự bay hơi của nước và một số cấu tử dễ bay hơi trong dịch nha.
Sinh học: hệ vi sinh vật trong dịch nha sẽ bị ức chế hoặc tiêu diệt.
Thiết bị và thông số công nghệ
Thiết bị có dạng hình trụ đứng. Bên trong thiết bị có bộ phận gia nhiệt dạng ống để dẫn hơi vào.
Lượng houblon sử dụng được tính theo lượng alpha acid (7 – 20g alpha acid/hL). Sử dụng phương pháp bổ sung hoa houblon hai lần: lần 1 khi dịch nha bắt đầu sôi, lần 2 là 15 phút trước khi kết thúc. Với phương pháp này sẽ có ưu điểm là tổn thất tinh dầu ít hơn.
Thiết bị nấu hoa được vệ sinh sạch sẽ trước mỗi mẻ nấu. Ngay từ khi dịch lọc đưa sang nồi hoa thì mở van cấp hơi nhưng ở mức vừa phải để duy trì nhiệt độ dịch lọc khoảng 78oC. Sau đó nâng dần nhiệt độ sao cho tới khi toàn bộ dịch lọc và nước rửa bã được bơm sang nồi hoa thì dịch đường trong nồi cũng vừa sôi. Khi dịch nha vừa bắt đầu sôi được khoảng 15 phút thì cho toàn bộ cao hoa và một nửa hoa khô vào nồi. Trước khi kết thúc đun hoa 15 phút thì bổ sung phần hoa khô còn lại vào nồi nấu. Tỷ lệ cao hoa/hoa khô = 1/3. Tổng thời gian đun dịch nha với hoa houblon không quá 2 giờ.
Tách bã houblon
Mục đích: hoàn thiện
Các biến đổi của nguyên liệu: đây là quá trình phân riêng để tách bỏ những cấu tử không tan ra khỏi dịch nha.
Thiết bị:
Sử dụng thiết bị lắng xoáy tâm có dạng hình trụ đứng, đáy côn.
Dịch đường ra khỏi nồi hoa được bơm vào thùng lắng xoáy theo phương tiếp tuyến với tiết diện hình tròn của thiết bị với vận tốc 12 – 14m/s. Dưới tác dụng của lực ly tâm và trọng lực các cấu tử rắn sẽ chuyển động theo quỹ đạo đường xoắn ốc và lắng xuống phần đáy hình trụ. Phần dịch lỏng đã tách cặn nằm phía trên sẽ được tháo ra khỏi thùng, có nhiệt độ khoảng 95˚C được bơm sang thiết bị làm lạnh nhanh. Cặn tập trung ở đáy thùng khi bơm hết dịch được xối nước xả bã ra ngoài. Thời gian lắng xoáy khoảng 30 phút.
Dịch nha thu được có các chỉ tiêu:
pH = 5,2 – 5,4.
Nồng độ chất khô: 10 – 13oPt.
Hàm lượng monosaccharide: glucose 7 – 15g/l, fructose 0,5 – 2g/l.
Disaccharide: sucrose 2 – 6g/l, maltose 45 – 65g/l (maltose là đường khử chủ lực).
Trisaccharide dồm có maltosetriose, raffinose…
Dextrin: DP > 10 chiếm 12,5mg/l, DP 4 – 9 chiếm 9,8 mg/.
β glucan và gum: 200 – 800 mg/l.
Nitơ tổng: 500 – 1100mg/l.
Nitơ amin tự do: 100 – 250mg/l xác định theo phương pháp ninhydrine.
Phân đoạn nitơ theo Lundin: A (20 – 25%), B (15 – 20%), C (55 – 60%).
Các chất khác: acid nucleic, vitamin, khoáng, polyphenol…
Làm lạnh dịch nha
Mục đích: chuẩn bị cho quá trình lên men bia.
Các biến đổi của nguyên liệu:
Vật lý: dịch nha được làm lạnh từ 95oC về nhiệt độ lên men.
Hóa lý: một số phân tử protein bị đông tụ trong quá trình làm lạnh và hình thành nên cặn mịn.
Thiết bị:
Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng.
Yêu cầu của quá trình phải thực hiện nhanh và kín để hạn chế quá trình nhiễm vi sinh vật và hoạt hóa bào tử.
Thông thường người ta dùng nước lạnh để hạ nhiệt độ dịch nha từ 95oC về 40oC, sau đó dùng tác nhân lạnh để hạ tiếp về nhiệt độ lên men của chủng nấm men bia sử dụng. Nhiệt độ hoạt động của nấm men chìm trong quá trình lên men chính thường dao động trong khoảng 14 – 18oC.
Cung cấp oxy cho dịch nha và cấy giống nấm men
Mục đích: chuẩn bị cho quá trình lên men bia.
Các biến đổi của nguyên liệu: khi sục không khí vô trùng vào dịch nha, oxy sẽ hòa tan vào dịch nha.
Thiết bị và thông số công nghệ:
Thiết bị cung cấp oxy cho dịch nha có dạng ống hình trụ được đục lỗ trên thân được đặt trong thiết bị lên men chính. Người ta sẽ nén không khí vô trùng vào ống trong. Nồng độ oxy trong dịch nha đạt 6 – 12 mg/l
Để cấy giống nấm men, người ta sẽ bơm canh trường nấm men vào đường ống dẫn dịch nha từ thiết bị nạp oxy đến thiết bị lên men.
Lên men chính
Mục đích: chế biến.
Quá trình lên men chính gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2 ngày đầu tiên): nấm men sẽ nảy chồi, phát triển mạnh dần, sinh khối đạt cực đại ở cuối ngày thứ hai. Đồng thời là sự giảm dần nồng độ chất hoà tan trong dịch đường, nhiệt độ tăng dần, xuất hiện nhiều bóng khí to thô bám xung quanh thùng và ở cuối ngày thứ hai có thể tạo một lớp bọt khí mỏng gồm nhiều bóng khí CO2 ở bề mặt môi trường lên men.
Giai đoạn 2 (2 ngày tiếp theo): quá trình lên men bắt đầu chuyển từ quá trình lên men hiếu khí (tăng sinh khối nấm men) sang kiểu lên men kị khí (tạo C2H5OH và CO2), bọt bia xuất hiện nhiều và nhanh hơn, bóng khí khô và mịn hơn. Đồng thời là sự giảm mạnh nồng độ chất hòa tan trong dịch đang lên men và nhiệt độ tăng nhanh hơn.
Giai đoạn 3 (2 – 3 ngày tiếp theo): trong giai đoạn này sự lên men xảy ra mãnh liệt nhất thể hiện rõ qua sự giảm nhanh nồng độ chất hoà tan cùng sự tăng rất nhanh nhiệt độ lên men. Chính trong giai đoạn này môi trường lên men đang tích luỹ nhiều diacetyl nhất đồng thời khí CO2 thoát ra cũng nhiều nhất. Lúc này cần theo dõi chặt chẽ biến động của nhiệt độ, ngăn chặn không cho nhiệt độ vượt quá nhiệt độ lớn nhất của phương pháp lên men đang áp dụng.
Giai đoạn 4 (1 – 2 ngày cuối cùng): giai đoạn này cường độ lên men yếu dần, nồng độ chất hoà tan giảm chậm nhiệt độ ổn định và theo chiều hướng giảm dần, một bộ phận nấm men sẽ bắt đầu lắng cùng với những thành phần keo tụ của protein, tannin, nhựa đắng houblon.
Các biến đổi của nguyên liệu:
Sinh học: sự phát triển sinh khối và tăng về khối lượng nấm men.
Hóa sinh:
Sự trao đổi chất của nấm men.
Trao đổi glucid.
Trao đổi các hợp chất nitơ.
Trao đổi lipid.
Hóa lý:
Sự thay đổi độ chua và năng lực đệm: pH giảm dần trong thời kỳ lên men chính.
Sự thay đổi thế oxyhóa khử: Do sự tương tác của oxy với các cấu tử trong dịch lên men, sự tạo thành các chất có tính khử trong thời gian lên men.
Sự kết mảng của tế bào nấm men.
Sự tạo bọt: Do lượng CO2 tạo ra nhiều sau lên men.
Vật lý: sự tỏa nhiệt do trao đổi chất của nấm men.
Thiết bị và thông số công nghệ:
Thiết bị lên men được đặt ngoài trời (tank out door). Nhiệt độ lên men được giữ ổn định ở 8 – 15oC, áp lực trong thùng lên men được giữ ở 1,2 – 1,5 kg/cm2. Quá trình lên men chính kết thúc khi hàm lượng đường lên men còn khoảng 1%. Trong quá trình lên men chính có tiến hành thu hồi CO2.
Khi quá trình lên men chính kết thúc thì nấm men bắt đầu kết lắng, áo lạnh ở phần côn của thùng lên men sẽ làm việc, nhiệt độ ở vùng này giảm cùng với áp suất trong thùng được giữ ở 1,2 – 1,5kg/cm2 sẽ thúc đẩy quá trình kết lắng của nấm men nhanh và chặt hơn. Mở van ở đáy côn, sinh khối nấm men sẽ được bơm đến khu vực xử lý và bảo quản ở 0 – 1oC để tái sử dụng. Nấm men có thể tái sử dụng đến đời thứ 7. Sau khi thu hồi nấm men thì sẽ chuyển sang quá trình lên men phụ.
Lên men phụ
Mục đích: hoàn thiện.
Lên men lượng đường còn lại, bão hòa CO2 cho bia tươi, ổn định hương vị, độ trong sản phẩm.
Các biến đổi xảy ra:
Ở giai đoạn lên men phụ các quá trình xảy ra hoàn toàn giống giai đoạn lên men chính nhưng với tốc độ chậm hơn do hầu hết nấm men đã kết lắng và nhiệt độ thấp khoảng 0 – 2oC. Lên men phụ là tiếp tục quá trình lên men chính, nhằm chuyển hóa hết phần đường có khả năng lên men còn sót lại trong bia non.
Ở giai đoạn này xảy ra các quá trình nhằm ổn định thành phần và tính chất cảm quan của sản phẩm như hàm lượng diacetyl giảm, các acid hữu cơ tác dụng với rượu tạo thành este... Nhiệt độ và thời gian lên men phụ là 2 yếu tố quan trọng nhất ở giai đoạn này. Nhiệt độ thấp và thời gian dài là những điều kiện quan trọng nhất để thu nhận được bia cóđộ bền keo và chất lượng cao.
Hóa học:
Trong quá trình lên men phụ xảy ra quá trình oxy hóa khử một số thành phần của bia như: aldehyde, acid, các loại rượu, các chất màu, diacetyl…đồng thời giữa chúng có sự tương hỗ về mặt hoá học, góp phần tạo nên thành phần và hương vị của bia.
Trong quá trình này một số tế bào nấm men bị chết và tự phân bởi các enzyme protease có sẵn trong bản thân các tế bào nấm men. Sản phẩm tự phân là các peptid, acidamin, và một vài thành phần của acid nucleid. Các enzyme chủ yếu là nhóm enzyme peptidase và protease. Chính các sản phẩm tự phân này có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của bia.
Quá trình thủy phân protein (protelolysis)
Hóa lý:
Sự kết tủa protein.
Sự lắng trong bia.
Bão hòa CO2 cho bia.
Phương pháp thực hiện: Quá trình lên men phụ thực hiện từ 18 – 20 ngày, nhiệt độ lên men: 0 – 2oC.
Lọc bia
Mục đích: hoàn thiện: tách các chất keo hoà tan do tính chất bất ổn định chúng sẽ gây hiện tượng đục bia. Cải thiện giá trị cảm quan của sản phẩm.
Các biến đổi của nguyên liệu: đây là quá trình phân riêng các cấu tử rắn được loại bỏ ra khỏi bia.
Thiết bị và thông số công nghệ:
Sử dụng thiết bị lọc dạng đĩa lọc.
Sử dụng chất trợ lọc diatomite để tách các cấu tử mịn hoặc polyphenol.
Lọc bia trong điều kiện kín để hạn chế sự thâm nhập của vi sinh vật và oxy không khí vào bia
Cách tiến hành: trong thùng phối trộn, bia và diatomite được khuấy trộn thành huyền phù. Sau đó huyền phù được bơm qua máy lọc nhiều lần để tạo thành màng lọc trên lưới lọc. Sau khi tạo được màng lọc thì bắt đầu điều chỉnh các van sao cho đạt được yêu cầu sau: một phần bia đục được đổ vào thùng phối trộn và huyền phù từ thùng phối trộn bị cuốn theo bia đục ở đường ống chính và được lọc trong. Trong quá trình lọc phải bổ sung thêm diatomite với lượng 50 – 100 g/hl.
Làm lạnh bia
Mục đích: Chuẩn bị cho quá trình bão hòa CO2
Các biến đổi của nguyên liệu: giảm nhiệt độ bia sau khi lọc từ 5oC về 0 – 1oC
Thiết bị: sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng
Bão hòa CO2
Mục đích:
Bảo quản: bão hòa CO2 ức chế hoạt động vi sinh vật
Hoàn thiện: Chuẩn hóa hàm lượng CO2 cho sản phẩm bia chai (hàm lượng 0,5%)
Phương pháp thực hiện:
Sau khi lên men chính, bia được bơm sang máy làm lạnh nhanh để hạ nhiệt độ xuống 0 – 1oC, đi qua thiết bị cacbonic hóa rồi đổ vào tank lên men phụ và tàng trữ.
Trong giai đoạn lên men phụ và tàng trữ, bia được cacbonic hóa bằng bugi.
Rót bia và đóng nắp
Mục đích: hoàn thiện: Giúp quá trình vận hành dễ dàng, thuận tiện hơn.
Nguyên tắc chiết rót: Khác với sản phẩm dạng nước, trong thành phần bia có nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ hòa tan khác nhau, nhiều hợp chất keo, và khí CO2 tồn tại dưới dạng liên kết không chặt chẽ. Các mối liên kết này phải được giữ ổn định tránh gây trào bia và tổn thất CO2. Bia không bao giờ được rót ở áp suất bão hòa CO2 mà chiết rót theo nguyên tắc đẳng áp (phải đạt được trạng thái cân bằng áp suất giữa bồn chiết bia và bao bì chiết rót), để bia có thể chảy vào bao bì một lượng đúng bằng trọng lượng riêng của nó.
Cách tiến hành:
Vỏ chai được bốc ra khỏi két theo băng chuyền đến máy súc rửa chai. Sau đó được kiểm tra lại bằng máy soi chai. Các chai bẩn không làm sạch được hay bị khuyết tật đều được loại bỏ đi. Các chai đạt tiêu chuẩn theo băng chuyền đến máy chiết bia và đóng nắp chai. Tại đây, băng tải sẽ vận chuyển chai vào vị trí khớp với các vòi chiết, chai được con đội nâng lên bịt kín chai vào van chiết bằng vòng ép cao su. Lúc này chai được hút chân không và đưa CO2 và sao cho áp lực CO2 trong chai và bồn chiết bằng nhau. Bia sẽ được chiết vào chai theo nguyên tắc đẳng áp. Sau khi đóng nắp chai sẽ đi qua máy kiểm tra mực bia trong chai.
Vì chai bia được sử dụng lại nhiều lần nên quá trình làm sạch chai trước khi rót bia là hết sức quan trọng. Quá trình làm sạch chai được tiến hành như sau: Tráng chai bằng nước ấm ® Phun dung dịch kiềm loãng ® Ngâm rửa bằng dung dịch kiềm nóng(1–2% NaOH, 60–650C) ® Rửa nước lần 1 ® Rửa nước lần 2 ® Rửa bằng nước sạch ® Kiểm tra.
Thanh trùng
Mục đích: kéo dài thời gian bảo quản và ổn định chất lượng của sản phẩm.
Các biến đổi của nguyên liệu: các vi sinh vật và enzyme trong bia sẽ bị vô hoạt.
Phương pháp thực hiện: thanh trùng trong bao bì bằng thiết bị thanh trùng liên tục tunel. Chai bia được băng tải đưa vào thiết bị thanh trùng qua 5 vùng: vùng gia nhiệt (45oC), vùng thanh trùng (63oC), vùng làm nguội (45oC), vùng làm mát (35oC), vùng làm lạnh (25oC). Thời gian lưu của sản phẩm trong vùng thanh trùng là 20 – 30 phút. Nước được phun cho vùng nào thì được thu gom ngay vào bể chứa tương ứng phía dưới. Cả bể được gia nhiệt thường xuyên.
Dán nhãn
Mục đích công nghệ: hoàn thiện
Thiết bị: sử dụng thiết bị dán nhãn hoạt động tự động theo phương pháp liên tục
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHÂT
Lập kế hoạch sản xuất
Nhà máy được thiết kế với năng suất 30 triệu lít bia/năm, cơ cấu sản phẩm 70% bia chai và 30% bia lon. Nồng độ dịch đường trước lên men là 12˚Bx ứng với bia chai, và 10,5˚Bx ứng với bia hơi. Sử dụng nguyên liệu thay thế là gạo với tỉ lệ thay thế là 20% cho tổng lượng gạo và malt sử dụng.
Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ở miền nam khí hậu có 2 mùa khác nhau vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ bia các mùa cũng khác nhau. Mùa hè do thời tiết nóng nực nên nhu cầu sử dụng bia cao, trong khi mùa đông do thời tiết lạnh nhu cầu về bia giảm. Do đó nhà máy phải có kế hoạch sản xuất một cách hợp lý để lượng bia sản xuất ra tiêu thụ hết tránh lãng phí.
-Một năm nhà máy sản xuất 300 ngày, trung bình mỗi tháng sản xuất 25 ngày, những ngày còn lại để duy tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị.tuy nhiên để tiện cho việc tính toán ta chỉ tính trung bình còn mỗi ngày
Năng suất trung bình một ngày: 30000000/300 = 100000(lít).
Mỗi ngày nấu 5mẻ, năng suất một mẻ khoảng: 20000(lít).
Tính cân bằng vật chất
Trong quá trình sản xuất, tổn thất ở các công đoạn là không thể tránh khỏi nên trong trong quá trình tính toán ta đều phải tính đến lượng tổn thất ở từng công đoạn.Lượng tổn thất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nguyên liệu, chế độ công nghệ thiết bị.
Malt có hàm ẩm 6%, hiệu suất hoà tan 80%.
Gạo có hàm ẩm 13%, hiệu suất hoà tan 85%.
Tổn thất trong các quá trình lần lượt là:
- Nghiền: 0,5%.
- Hồ hoá, đường hoá và lọc: 3% chất hoà tan.
- Nấu hoa: 10% lượng dịch do nước bay hơi.
- Lắng xoáy và lạnh nhanh: 2,5%.
- Lên men: 5%.
- Lọc bia :1,5%.
- Bão hoà CO2: 0,5%.
- Chiết chai: 4%; chiết bock: 1%.
Từ đó ta có các thong số cụ thể như sau:
Lượng bia sản xuất được với 70 kg malt và 30 kg gạo
Nguyên liệu
Độ ẩm (% khối lượng)
Độ trích ly ( % chất khô)
Khối lượng riêng (kg/m3)
Malt
6
80
530
Gạo
13
85
700
PHÂN XƯỞNG NẦU
Đơn vị tính
Bia 12oS
Đối với malt
Lượng malt ban đầu
kg
70
Tổn thất trong quá trình làm sạch
%
0,5
Lượng malt còn lại, Gmalt = 70*(1-0.005)
kg
69,65
Độ ẩm của malt
%
6
Lượng chất khô có trong malt, Gckm = Gmalt*(1-0.05)
kg
65,47
Độ trích ly của malt
%
80
Lượng chất chiết thu được, Gccm = Gckm*0.80
kg
52,38
Đối với gạo
Lượng gạo ban đầu
kg
30
Tổn thất trong quá trình làm sạch
%
0,5
Lượng malt còn lại, Ggạo = 30*(1-0.005)
kg
29,85
Độ ẩm của gạo
%
13
Lượng chất khô có trong gạo Gckg = Ggạo*(1-0.13)
kg
25,97
Độ trích ly của gạo
%
85
Lượng chất chiết thu được, Gccg = Gckg*0.85
kg
22,07
Tổng cộng
Tổng lượng chất chiết thu được, Gccbd=Gccm + Gccg
kg
74,45
Tổn thất chất chiết trong phân xưởng nấu
%
3
Lượng chất chiết thu được, Gcc = Gccbd*(1-0.03)
kg
72,22
Nồng độ chất khô trước khi lên men:
%
12
Lượng dịch nha thu được, Gdn = Gcc/0.12
kg
601,81
Khối lượng riêng của dịch nha (d)
kg/l
1,05
Thể tích dịch nha, Vdn = Gdn/d
lít
574,03
Hệ số giãn nở thể tích
1,04
Thể tích dịch nha nóng, Vdnn = Vdn*1.04
lit
596,99
Tổn thất dịch nha phân xưởng nấu
%
5
Thể tích dịch nha thu được ở phân xưởng nấu: Vdn1 = Vdnn*(1-0.05)
lít
567,14
PHÂN XƯỞNG LÊN MEN
Đơn vị tính
Bia 12oS
Tổn thất do quá trình lên men
%
5
Thể tích bia 120s sau khi lên men, Vbslm = Vdn (1-0.05)
lít
545,33
Tổn thất trong quá trình lọc
%
1,5
Thể tích XXXias au lọc, Vbsl = Vbslm (1-0.016)
lít
537,15
Tổn thất trong quá trình chiết rót, thanh trùng
%
2,2
Thể tích bia 120s sau khi rót, thanh trùngVbsr = Vbsl (1-0.022)
lít
525,33
Lượng malt, gạo và hoa houblon cần dùng để sản xuất 100 (l) bia
Tính cân bằng vật chất cho 100 lit bia
Khối lượng nguyên liệu cần
Malt
13,32
kg
Gạo
5,71
kg
Tổng cộng
19,04
kg
Lượng houblon cần dùng
Bia có độ đắng là 32BU, nghĩa là có 32mg chất đắng / lít bia
Hiệu suất chiết chất đằng trong hoa là 30%
Tổn thất trong quá trình nấu là 5%
Đơn vị tính
Lượng chất đắng cần cho 100 lit bia
0,16
g chất đắng/hl
Lượng chất đắng sử dụng
0,53
g chất đắng/hl
Lượng hoa khô (chứa 7% chất đắng) cần (75%)
5,71
g/hl
Lượng cao hoa (chứa 60% chất đắng) cần (25%)
0,22
g/hl
Lượng acid H2SO4 sử dụng
0,80
g/hl
CaCl2
1,20
g/hl
Lượng nguyên liệu và các hóa chất được tính theo năng xuất của nhà máy
Đơn vị
Số ngày làm việc
300
ngày
Số lít bia trong 1 ngày
100000
lit
Số mẻ trong ngày, k
5
mẻ
T\hể tích 1 mẻ sản xuất
20000
lit
Số mẻ nấu trong 1 năm
1500
mẻ
Lượng nguyên liệu sử dụng cho 1 mẻ
Malt
2664,99
kg
Gao
1142,14
kg
Tổng lượng malt và gạo
3807,13
kg
Hoa khô, mhk (Xem như hoa khô có lượng chất khô hòa tan 30%, có độ ẩm 8%; cao hoa tan hoan toàn)
22,86
kg
Cao hoa
0,89
kg
Lượng houblon cần, mh1m
1,19
kg
H2SO4
160
g
CaCl2
240
g
Lượng nguyên liệu sử dụng cho 1 ngày
Malt
13324,96
kg
Gao
5710,70
kg
Tổng lượng malt và gạo
19035,66
kg
Hoa khô
114,29
kg
Cao hoa
4,44
kg
H2SO4
0,80
kg
CaCl2
1,20
kg
Lượng nguyên liệu sử dụng cho 1 năm
Malt
3997,49
tấn
Gao
1713,21
tấn
Tổng lượng malt và gạo
5710,70
tấn
Hoa khô
34,29
Tấn
Cao hoa
1,33
Tấn
H2SO4
240
kg
CaCl2
360
kg
Thể tích nguyên liệu chiếm chỗ trong 1 mẻ
Malt
Khối lượng malt ban đầu, mm
2664,99
kg
Lượng nước trong malt, Gn1 = mm*0.06
159,90
kg
Lượng chất khô trong malt, Gckm = mm - Gn1
2505,09
kg
Lượng chất tan trong malt, Gctm = Gckm*0.80
2004,07
kg
Lượng chất không tan trong malt, Gktm = Gckm*0.20
501,02
kg
Dung trọng malt khô
530
kg/m3
Thể tích malt chiếm chỗ, Vm = mm/530
5,03
m3
Gạo
Khối lượng gạo ban đầu, mg
1142,14
kg
Lượng nước trong gạo, Gn2 = mg*0.13
148,48
kg
Lượng chất khô trong gạo, Gckg = mg - Gn2
993,66
kg
Lượng chất tan trong gạo, Gctg = Gckg*0.85
844,61
kg
Lượng chất không tan trong gạo, Gktg = Gckg*0.15
149,05
kg
Dung trọng gạo khô
700
kg/m3
Thể tích gạo chiếm chỗ, Vg = mg/700
1.,63
m3
Lượng dịch đường đun sôi trong 1 mẻ
Khối lượng nguyên liệu sử dụng, m = mm + mg
3807,13
kg
Lượng dịch đường đun sôi trong 1 mẻ, Vs = Vdn*m/100/1000
22,73
m3
Thể tích dịch đường lên men trong mỗi mẻ, Vlm=Vs (1-0.05)
21,59
m3
Thể tích dịch đường lên men trong mỗi ngày, Vlm * k
107,96
m3
Thể tích dịch đường lên men trong một năm, Vlm * k * 300
32387,66
m3
Lượng bia thu được sau quá trình lọc
Lượng bia 1 mẻ, Vbtt = (Vbsl*m)/100/1000
20,45
m3
Lượng bia trong 1 ngày, Vbtt*k
102,25
m3
Lượng bia 1 năm, Vbtt*k*300
30674,85
m3
Lượng bia thành phẩm
Thể tích bia thành phẩm 1 mẻ, Vtp = Vbtp*m/100/1000
20,00
m3
Thể tích bia thành phẩm 1 ngày, Vtp * k
100.00
m3
Thể tích bia thành phẩm 1 năm, Vtp * k * 300
30000,00
m3
Các phụ phẩm
Bã malt
Bã malt, chọn độ ẩm bã, wbm
0,85
Lượng bã thu được từ 1 mẻ, Gb1m = (Gktm + Gktg)/(1-0.85)/1000
4,33
tấn
Lượng bã thu được từ 1 ngày
21,67
tấn
Lượng bã thu được từ 1 năm
6500,68
tấn
Bã houblon
Bã houblon, chọn độ ẩm bã, wbh
0,85
Lượng houblon không hòa tan, mkth = mhk*0.92*0.7
14,72
kg
Lượng bã thu được từ 1 mẻ, mkth = mh1m/(1-0.85)
98,13
kg
Lượng bã thu được từ 1 ngày
490,67
kg
Lượng bã thu được từ 1 năm
147,20
tấn
CO2
Lượng CO2 thu được từ 10 lit bia
3,1
g
Lượng CO2 thu được trong 1 mẻ
6,2
kg
Lượng CO2 thu được trong 1 ngày
31
kg
Lượng CO2 thu được trong 1 năm
9300
kg
Bã men
Lượng bã men thu được từ 100lit bia
0,5
kg
Lượng bã men thu được trong 1 mẻ
150
kg
Lượng bã men thu được trong 1 ngày
750
kg
Lượng bã men thu được trong 1 năm
225000
kg
Số chai
Dung tích chai, v
0,5
lit
Số chai sử dụng cho 1 mẻ, n = Vtp/v
60000
chai
Tổn thất do bảo quản trong kho
0,2
%
Số chai bị tổn thất trong quá trình bảo quản, n1 = n*0.002
120
chai
Tổn thất chai trong quá trình rửa
1
%
Số chai bị tổn thất trong quá trình rửa, n2 = n*0.01
600
chai
Tổn thất chai trong quá trình rót, đóng nắp, thanh trùng
1
%
Số chai bị tổn thất trong quá trình rót, đóng nắp, n3 = n*0.01
600
chai
Tổn thất chai trong quá trình xếp vào két
0,1
%
Số chai bị tổn thất trong quá trình xếp vào két, n4 = n*0.011
60
chai
Số chai thực tế cần dùng trong 1 mẻ, nt = n+n1+n2+n3+n4
61380
chai
Số chai nhận về trong 1 ngày
306900
chai
Số chai nhận về trong 1 năm
92070000
chai
Số két, pallet
Số chai trong 1 két, nc
20
chai
Số két trong 1 pallet, nk
48
két
Số két dùng trong 1 mẻ, Nkm = nt/nc
3069
két
Số két dùng trong 1 ngày
15345
két
Số pallet dùng trong 1 mẻ, Npm = Nkm/nk
64
pallet
Số pallet dùng trong 1 ngày
320
pallet
Số nắp
Số nắp cần cho việc đóng nắp so với số chai thành phẩm
104
%
Tiêu hao cho mỗi mẻ SNm = 1.04*(n+n3+n4)
63086
nắp
Tiêu hao cho 1 ngày
315430
nắp
Tiêu hao cho 1 năm
94629000
nắp
Lượng diatomit trong quá trình lọc bia
Tiêu hao cho 10 lit bia thành phẩm
25
g
Tiêu hao cho 1 mẻ, Gd = Vtp*125/10
50
kg
Tiêu hao cho 1 ngày
250
kg
Tiêu hao cho 1 năm
75
tấn
Phụ liệu trong quá trình vệ sinh thiết bị
Nước clo
Lượng nước clo cần sử dụng cho 10m3 sản phẩm
1.6
kg
Lượng clo cần cho 1 mẻ, Gcl = 1.6*Vtp/10
3,2
kg
Lượng clo cần cho 1 ngày
16
kg
Lượng clo cần cho 1 năm
4800
kg
NaOH
Lượng NaOH cần sử dụng cho 10m3 sản phẩm
1,7
kg
Lượng NaOH cần cho 1 mẻ, Gnaoh = 1.7*Vtp/10
3,4
kg
Lượng NaOH cần cho 1 ngày
17
kg
Lượng NaOH cần cho 1 năm
5100
kg
Phụ liệu trong quá trình rửa chai
Sulphanol
Lượng tiêu thụ cho 10 triệu lit sản phẩm
225
kg
Lượng tiêu hao cho 1 năm
675
kg
NaOH
Lượng NaOH dùng để rửa 1 triệu chai thành phẩm
1100
kg
Lượng NaOH dùng để rửa chai trong 1 năm
101,277
tấn
TÍNH VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ
Lịch làm việc của các phân xưởng
Phân xưởng nấu
ü Soá giôø laøm vieäc trong 1 ca: 8 (giôø).
ü Soá ca laøm vieäc trong 1 ngaøy: 3 (ca).
ü Soá ngaøy laøm vieäc trong 1 thaùng: 25 (ngaøy).
ü Soá ngaøy laøm vieäc trong 1 naêm : 300 (ngaøy).
ü Thôøi gian veä sinh thieát bò: thöù hai moãi ñaàu tuaàn, moãi laàn veä sinh trong 8 giôø.
Phân xưởng lên men
ü Soá giôø laøm vieäc trong 1 ca: 8 (giôø).
ü Soá ca laøm vieäc trong 1 ngaøy: 3 (ca).
ü Soá ngaøy laøm vieäc trong 1 thaùng: 25 (ngaøy).
ü Soá ngaøy laøm vieäc trong 1 naêm: 300 (ngaøy).
ü Thôøi gian veä sinh thieát bò: veä sinh thieát bò leân men vaø ñöôøng oáng sau moãi laàn leân
men, moãi laàn veä sinh trong 8 giôø.
Phân xưởng chiết
ü Soá giôø laøm vieäc trong 1 ca: 8 (giôø).
ü Soá ca laøm vieäc trong 1 ngaøy: 2 (ca).
ü Soá ngaøy laøm vieäc trong 1 thaùng: 25 (ngaøy).
ü Soá ngaøy laøm vieäc trong 1 naêm: 300 (ngaøy).
ü Thôøi gian veä sinh thieát bò: veä sinh ñöôøng oáng vaø thieát bò chieát roùt sau moãi laàn
chieát roùt, moãi laàn veä sinh trong 8 giôø.
Lựa chọn thiết bị
Nhập nguyên liệu
Gàu tải nhập liệu vào silo
Malt
Dự tính nhập malt trong 15 ngày
Lượng malt cần dùng cho sản xuất trong 2 tháng:
Gm = mm*5*25*2 = 13325 x 25 x 2 = 666248 kg
Dự kiến nhập malt trong 15 ngày, mỗi ngày 2 ca. Năng suất thực tế của gàu tải:
Hiệu suất làm việc của gàu tải là 80%. Năng suất lý thuyết của gàu tải là:
Gạo
Dự tính nhập gạo trong 3 ngày
Lượng gạo cần dùng cho sản xuất trong 1 tháng:
Dự kiến nhập gạo trong 3 ngày, mỗi ngày 2 ca. Năng suất thực tế của gàu tải là:
Hiệu suất làm việc của gàu tải là 80%. Năng suất ký thuyết của gàu tải là:
Vì malt và gạo không vận chuyển cùng lúc nên có thể chọn một thiết bị gàu tải chung để tải malt và gạo vào silo.
Chọn gàu tải có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 41: Thông số kĩ thuật gàu tải
Hãng cung cấp
Sydney manufacturing
Năng suất
tấn/h
5
Công suất động cơ
KW
0.75
Dung tích gàu tải
lít
0.88
Khoảng cách giữa 2 gàu
mm
200
Chiều rộng gàu
mm
550
Chiều cao gàu
mm
50
Vít tải nhập liệu vào silo
Vít tải sẽ chọn năng suất tương đương với năng suất gàu tải.
Chọn vít tải có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 42: Thông số kĩ thuật vít tải
Hãng cung cấp
Sydney manufacturing
Năng suất
tấn/h
5
Bước vít
mm
200
Đường kính vít
mm
200
Số vòng quay
vòng/phút
60
Cân
Chọn loại cân tự động có năng suất tương đương với năng suất của gàu tải.
Chọn cân điện tử có các thông số lỹ thuật sau :
Bảng 43: Thông số kĩ thuật bơm
Hãng cung cấp
Olympia Conveyors
Năng suất
tấn/h
5
Dung sai cho phép
%
Dung tích gàu
m3
0.04
Silo
Malt
Thể tích malt chiếm chỗ:
Chọn silo có kích thước:
Chiều cao thân trụ: 12 (m).
Đường kính: 5 (m).
Góc nón: 60o.
Thể tích thân và đáy nón:
Hệ số sử dụng của silo là: 0.9. Dung tích chứa thực tế của silo là:
Số silo cần dùng để trữ malt:
Vậy số silo cần dùng là: 6 cái.
Gạo
Thể tích gạo chiếm chỗ:
Chọn silo có kích thước:
Chiều cao thân trụ: 11 (m).
Đường kính: 4.5 (m).
Góc nón: 60o.
Thể tích thân và đáy nón:
Hệ số sử dụng của silo là 0.9. Dung tích thực tế của silo là:
Số silo cần dùng để trữ gạo là:
Vậy số silo cần dùng là: 2 cái.
Chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nấu
Gàu tải
Malt
Lượng malt cần dùng trong 1 mẻ: mm= 2665 (kg).
Thời gian vận chuyển malt dự kiến là 60 phút.
Hiệu suất làm việc của gàu tải là 80%.
Năng suất gàu tải là:
Chọn gàu tải có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 44: Thông số kĩ thuật gàu tải
Hãng cung cấp
Sydney manufacturing
Năng suất
tấn/h
5
Công suất động cơ
KW
0,75
Dung tích gàu
lít
0,86
Khoảng cách giữa hai gàu
mm
200
Chiều rộng gàu
mm
500
Chiều cao gàu
mm
50
Gạo
Lượng gạo cần dùng trong 1 mẻ: mg= 1142,14 (kg).
Thời gian vận chuyển gạo dự kiến là 30 phút.
Hiệu suất làm việc của gàu tải là 80%.
Năng suất gàu tải là:
Chọn gàu tải có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 45: Thông số kĩ thuật gàu tải
Hãng cung cấp
Sydney manufacturing
Năng suất
tấn/h
3
Công suất động cơ
KW
0,55
Dung tích gàu
lít
0,6
Khoảng cách giữa 2 gàu
mm
250
Chiều rộng gàu
mm
400
Chiều cao gàu
mm
13.,5
Vận tốc bộ phận kéo
m/s
1,5
Vít tải
Malt
Chọn vít tải có năng suất tương tự năng suất của gàu tải:
Bảng 46: Thông số kĩ thuật vít tải
Hãng cung cấp
Sydney manufacturing
Năng suất
tấn/h
5
Bước vít
mm
200
Đường kính vít
mm
200
Số vòng quay
vòng/phút
60
Gạo
Chọn vít tải có năng suất tương tự năng suất của gàu tải:
Bảng 47: Thông số kĩ thuật vít tải
Hãng cung cấp
Sydney manufacturing
Năng suất
tấn/h
3
Bước vít
mm
200
Đường kính vít
mm
200
Số vòng quay
vòng/phút
40
Sàng phân loạ:
Malt
Lượng malt dùng trong 1 mẻ: mm= 2665 (kg).
Thời gian sàng 1 mẻ là 60 phút.
Năng suất máy sàng:
Gạo
Lượng gạo dùng trong 1 mẻ: mg= 1142,14 (kg).
Thời gian sàng 1 mẻ: 30 phút.
Năng suất máy sàng:
Chọn máy sàng gạo và sàng malt có thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 48: Thông số kĩ thuật sàng
Hãng cung cấp
Gusmer
Năng suất
tấn/h
3
Kích thước ()
mm
16008001200
Công suất động cơ
KW
4
Trọng lượng máy
kg
1800
Cân
Trước khi đưa nguyên liệu từ máy sàng vào máy nghiền, nguyên liệu phải được cân để đảm bảo đủ khối lượng cần thiết. Chọn loại cân tự động phù hợp với năng suất của máy sàng.
Bảng 49: Thông số kĩ thuật cân
Hãng cung cấp
Olympia Conveyors
Năng suất
tấn/h
3
Dung sai cho phép
%
0,1
Dung tích gàu
m3
0,03
Máy nghiền
Nghiền malt
Lượng malt dùng trong 1 mẻ: mm= 2665 (kg).
Thời gian nghiền 1 mẻ: 60 phút.
Năng suất máy nghiền:
Chọn máy nghiền malt có thông số kỹ thuật sau:
Bảng 410: Thông số kĩ thuật máy nghiền
Hãng cung cấp
Künzel
Năng suất
tấn/h
3
Công suất động cơ
KW
10
Kích thước máy ()
mm
197016751745
Số trục
trục
6
Nghiền gạo
Lượng gạo dùng cho 1 mẻ: mg= 1142,14 (kg).
Thời gian nghiền 1 mẻ: 30 phút.
Năng suất máy nghiền:
Chọn máy nghiền gạo là máy nghiền búa có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 411: Thông số kĩ thuật máy nghiền búa
Hãng cung cấp
Glen Moray
Mã hiệu
PHM – 2
Năng suất
tấn/h
3
Công suất động cơ
KW
8
Đường kính buồng nghiền
mm
550
Chiều rộng buồng nghiền
mm
360
Vận tốc quay roto
vòng/phút
3000
Quá trình nấu
Lượng nguyên liệu trong 1 mẻ nấu:
Chọn hệ 3 nồi: 2 nồi malt, 1 nồi gạo.
Nồi nấu gạo
Lượng gạo dùng trong 1 mẻ: mg= 1142,14 (kg).
Thể tích gạo chiếm chỗ: Vg= 1,63 (m3).
Lượng nước dùng để nấu gạo trong 1 mẻ: V2= 6,52 (m3).
Thể tích malt lót chiếm chỗ:
Thể tích cháo gạo: Vchaogao = Vg + Vml + V2 = 8,32 (m3)
Hệ số sử dụng của nồi gạo là 65%.
Thể tích thực của nồi nấu gạo:
* Chọn thiết bị nấu gạo là thiết bị thân hình trụ, đáy chỏm cầu, nắp nón, làm bằng thép không gỉ, có các thông số như sau: H = 0,6D; h1 = 0,2D; h2 = 0,15D.
Hình 41: Nồi nấu gạo
Thể tích nồi:
V = Vtrụ + Vđáy = =
= 0,554D3
Ta có: 0,554D3 = 12,8(m3). Suy ra: D = 2,85m.
Ta chọn : D = 3m. H = 1,8m; h1 = 0,6m; h2 = 0,45m.
Vỏ áo hơi và bảo ôn dày 100mm, đường kính ngoài thùng: Dng = 3,2m.
Chọn nồi nấu có thông số kỹ thuật sau:
Bảng 412: Thông số kĩ thuật nồi nấu
Hang cung cấp
huppmann
Thể tích của nồi
m3
16
Bề mặt truyền nhiệt
m2
10,9
Đường kính trong
mm
3000
Đường kính ngoài
mm
3200
Chiều cao thân trụ
mm
1800
Chiều cao phần đáy cầu
mm
600
Chiều cao phần đỉnh cầu
mm
450
Số vòng quay của cánh khuấy
Vòng/phút
25
Công suất động cơ
KW
8
Áp suất hơi
Kg/cm2
2,5
Đường kính ổng đãn hơi vào
mm
40
Đường kính ống đãn hơi ra
mm
500
Đường kính ống dẫn nước vào
mm
80
Đường kính ống dẫn cháo
mm
120
Khối lượng thiết bị
Tấn
23
Nồi nấu malt
Lượng malt dùng trong 1 mẻ nấu: mm1= mm – mmml = 2550,79 (kg).
Thể tích malt chiếm chỗ: = 4,813 (m3).
Lượng nước cần để nấu malt trong 1 mẻ: V1= 19,252 (m3).
Thể tích cháo malt: Vchaomalt = Vm + V1 = 24,065 (m3)
Hệ số sử dụng của nồi nấu là 65%.
Thể tích thực của nồi nấu là:
* Chọn thiết bị hồ hoá là thiết bị thân hình trụ, đáy chỏm cầu, nắp nón, làm bằng thép không gỉ, có các thông số như sau: H = 0,6D; h1 = 0,2D; h2 = 0,15D.
Hình 42: Nồi nấu malt
Thể tích nồi:
V = Vtrụ + Vđáy = =
= 0,554D3
Ta có: 0,554D3 = 18,51(m3). Suy ra: D = 3,25m.
Quy chuẩn: D = 3,25m. H = 1,95m; h1 = 0,65m; h2 = 0,4875m.
Vỏ áo hơi và bảo ôn dày 100mm, đường kính ngoài thùng: Dng = 3,45m.
Chọn nồi nấu có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 413: Thông số kĩ thuật nồi nấu
Hãng cung cấp
Huppmann
Dung tích toàn phần
m3
19
Bề mặt truyền nhiệt
m2
12,6
Đường kính trong
mm
3250
Đường kính ngoài
mm
3450
Chiều cao phần thân trụ
mm
1950
Chiều cao phần đỉnh cầu
mm
487,5
Chiều cao phần đáy cầu
mm
650
Số vòng quay cánh khuấy
vòng/phút
25
Công suất động cơ
KW
8
Áp suất hơi
kg/cm2
8,5
Đường kính ống dẫn hơi vào
mm
40
Đường kính ống dẫn hơi ra
mm
500
Đường kính ống dẫn nước vào
mm
90
Đường kính ống dẫn cháo
mm
120
Khối lượng thiết bị
tấn
24
Thiết bị lọc bã malt
Thể tích cháo malt cần lọc mỗi mẻ:
Thời gian lọc : 90 phút. Năng suất thiết bị:
Hệ số sử dụng của thiết bị lọc bã malt là 80%.
Thể tích của thiết bị lọc bã malt:
Chọn chiều cao lớp bã là: 0,5m
Chọn 2 thiết bị lọc đáy bằng. và ta có diện tích đáy lọc là = 30,8(m2)
Suy ra đường kính của thiết bị lọc là : D = ≈ 4(m)
Hình 43: Thiết bị lọc đáy bằng
Đường kính ngoài của thiết bị là 4 m
Nắp nón h2 = 0,15 D = 0,6 m
Chọn 2 thiết bị lọc đáy bằng có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 414: Thông số kĩ thuật nồi lọc
Hãng cung cấp
Huppmannn
Thể tích tổng
15,4
m3
Năng suất thiết bị
20
m3/h
Đường kính trong của nồi
4000
mm
Chiều cao thân trụ
600
mm
Tốc độ cánh khuấy
1 – 5
vòng/phút
Công suất động cơ
4,5
KW
Diện tích lọc
46
m2
Khối lượng thiết bị
50
tấn
Thùng chứa nước rửa bã
Thể tích dịch đường đun sôi: Vs= 22,73 (m3).
Thể tích cháo malt cần lọc: = 24,16 (m3).
Khối lượng riêng của bã: rb = 564,259
Thể tích bã trong 1 mẻ:
Thể tích nước rửa bã khi lọc:
Hệ số sử dụng của thùng chứa nước rửa là 80%.
Thể tích thực của thùng chứa:
*Chọn thùng chứa nước có thể tích như nhau, thùng thân trụ H = 1,5D, đáy bằng, nắp chỏm cầu nhô lên: h2 = 0,1D.
Thể tích thùng là: = = 1,178D3
Ta có: 1,178D3 = 7,8(m3). Suy ra D = 2; H = 3 m ; h2 = 0,3m
Thong số kĩ thuật của thiết bị
Đường kính: 2000 (mm).
Chiều cao thân : 3000 (mm).
Chiều cao đỉnh 300 mm
Bơm
Bơm từ nồi nấu gạo sang nồi nấu malt
Lượng cháo gạo cần bơm sang trong 1 mẻ: = 8,32 (m3).
Thời gian bơm hết cháo gạo là 20 phút.
Năng suất bơm:
Các thông số kĩ thuật của bơm
Bảng 415: Thông số kĩ thuật bơm
Mã hiệu
HX - 4P
Năng suất
m3/h
30
Ap suất toàn phần
m
30
Số vòng quay của roto
vòng/phút
1150
Công suất
KW
7
Bơm từ nồi nấu sang thiết bị lọc
Lượng cháo malt và cháo gạo trong một mẻ: = Vcg +Vcm = 8,32 + 24,16 = 32,48 (m3).
Thời gian bơm hết lượng cháo là 75 phút.
Năng suất bơm:
Chọn bơm ly tâm chịu được nhiệt độ cao có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 416: Thông số kĩ thuật bơm ly tâm
Mã hiệu
HX - 4P
Năng suất
m3/h
30
Ap suất toàn phần
m
30
Số vòng quay của roto
vòng/phút
1150
Công suất
KW
7
Thùng chứa dịch nha sau lọc
Lượng dịch đường đun sôi trong 1 mẻ: Vs = 22.73 (m3).
Hệ số sử dụng của bồn là 90%.
Thể tích thực của bồn chứa trung gian:
* Chọn thiết bị là thiết bị thân hình trụ, đáy chỏm cầu, nắp nón làm bằng thép không gỉ, có các thông số như sau: H = 0,6D; h1 = 0,2D; h2 = 0,15D.
Hình 44: Thùng chứa dịch nha sau lọc
Thể tích nồi:
V = Vtrụ + Vđáy = =
= 0,554D3
Ta có: 0,554D3 = 25,26m3
Suy ra: D = 3,6m. Chọn
Thiết bị có thong số như sau:
Bảng 417: Thông số kĩ thuật nồi
Đơn vị
Giá trị
Đường kính
mm
3600
Chiều cao thân trụ
mm
2160
Chiều cao đáy nón
mm
720
Chiều cao đỉnh
mm
540
Thể tích tổng
m3
26
Thể tích sử dụng
m3
22,37
Thùng chứa bã
Lượng bã ướt có trong 1 mẻ: = 4330 (kg).
Khối lượng riêng của bã ướt sau lọc: = 564.259 (kg/m3).
Thể tích bã chiếm chỗ:
Hệ số sử dụng của thùng là 80%. Thể tích thực của thùng là:
Chọn thùng chứa bã hình trụ, đáy côn, góc đáy 60o, có kích thước như sau:
Bảng 418: Thông số kĩ thuật thùng chứa bã
Đơn vị
Giá trị
Đường kính
mm
2400
Chiều cao thân trụ
mm
2000
Chiều cao đáy nón
mm
2078
Thể tích tổng
m3
12.18
Thể tích sử dụng
m3
12.03
Nồi đun sôi với hoa houblon
Lượng dịch đường đun sôi trong 1 mẻ: Vs = 22,73(m3).
Hệ số sử dụng của nồi là 80%.
Thể tích thực của nồi là :
* Chọn thiết bị đun hoa là 1 thiết bị thân hình trụ, đáy chỏm cầu, nắp nón làm bằng thép không gỉ, có các thông số như sau: H = 0,6D; h1 = 0,2D; h2 = 0,15D.
Hình 45: Nồi đun sôi với hoa houblon
Thể tích nồi:
V = Vtrụ + Vđáy = =
= 0,554D3
Ta có: 0,554D3 = 28,48/3 = 9,49m3 suy ra D = 2,6m ; H = 1,56 m ; h1 =0,52 m ; h2= 0,39m
Chọn nồi đun sôi 1 nồi hoa houblon có kích thước như sau:
Bảng 419: Thông số kĩ thuật nồi đun
Hãng cung cấp
Huppmann
Thể tích tổng
m3
15
Diện tích bề mặt truyền nhiệt
m2
12,6
Đường kính trong
mm
2600
Đường kính ngoài
mm
2800
Chiều cao thân trụ
mm
1560
Chiều cao đỉnh
mm
390
Chiều cao đáy
mm
520
Công suất động cơ
KW
8.5
Số vòng quay của cánh khuấy
Vòng/phút
50
Áp lực hơi làm việc
kg/cm2
2.5
Đường kính ống dẫn hơi
mm
90
Khối lượng thiết bị
tấn
22
Bơm dịch nha từ nồi hoa sang thiết bị lắng whirpool
Khi đun sôi với hoa sẽ có một phần nước bay hơi, khoảng 7%.
Thể tích dịch đường sau khi đun sôi với hoa houblon trong 1 mẻ:
Thời gian bơm dịch đường đến thiết bị whirlpool là 35 phút.
Năng suất bơm:
Chọn bơm ly tâm có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 420: Thông số kĩ thuật bơm
Mã hiệu
DWO
Năng suất tối đa
m3/h
50
Ap suất toàn phần
m
90
Số vòng quay của roto
vòng/phút
1600
Công suất tối đa
KW
8
Thiết bị lắng Whirpool
Chọn thùng lắng Whirlpool có ống dẫn dịch đường đi vào theo phương tiếp tuyến cách đáy thùng theo chiều cao và có 3 cửa tháo dịch đường sau khi lắng.
Thể tích dịch đường lắng trong 1 mẻ: = 21,14 (m3).
Hệ số sử dụng của thiết bị là 80%.
Thể tích thực của thùng là:
Thời gian lắng là 40 phút.
Công suất của thùng lắng là:
Đáy bằng hơi nghiêng 3 - 5˚, thân trụ H = 0,8D, nắp nón h2 = 0,15D.
Hình 46: Thiết bị lắng whirlpool
Thể tích thùng: V = = 0,628D3
Suy ra 0,628D3 = 26,425=> D = 3,5m ; H =2,8m ; h2 =0,525m
Bảng 421: Thông số kĩ thuật thiết bị lắng
Hãng cung cấp
Huppmann
Thời gian lắng
phút
40
Công suất
m3/h
45
Thể tích tổng
m3
27
Đường kính trong
mm
3500
Đường kính ống dẫn dịch vào đoạn lớn nhất
mm
120
Đường kính ống dẫn dịch vào đoạn bé nhất
mm
40
Chiều cao thân thiết bị
mm
2800
Chiều cao đỉnh thiết bị
mm
525
Khối lượng thiết bị
tấn
2.2
Bơm dịch nha đến thiết bị làm lạnh
Lượng dịch cần bơm là: = 21,14 (m3).
Thời gian bơm dịch đường từ thiết bị lắng đến thiết bị làm lạnh là 30 phút.
Năng suất của bơm là:
Chọn bơm ly tâm có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 422: Thông số kĩ thuật bơm
Mã hiệu
PEDROLLO
Năng suất tối đa
m3/h
50
Ap suất toàn phần
m
5
Công suất tối đa
KW
8
Số vòng quay của roto
Vòng/phút
1500
Thiết bị làm lạnh
Lượng dịch nha cần làm lạnh V = 21,14
Thời gian bơm dịch đường từ thiết bị lắng đến thiết bị làm lạnh là 30 phút.
Năng suất của bơm là:
Chọn bơm ly tâm có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 423: Thông số kĩ thuật thiết bị làm lạnh
Hãng cung cấp
Alfa Laval
Năng suất
m3/h
50
Số ngăn
ngăn
5
Nhiệt độ dịch đường ở ngăn 1
oC
90
Nhiệt độ dịch đường ở ngăn 2
oC
60 – 65
Nhiệt độ dịch đường ở ngăn 3
oC
40 – 45
Nhiệt độ dịch đường ở ngăn 4
oC
20 – 25
Nhiệt độ dịch đường ở ngăn 5
oC
8
Công suất động cơ
kW
8.5
Tank lên men
Thể tích của tank out door:
Thể tích nấm men cấy bằng 6% thể tích dịch nha
Hệ số sử dụng của tank 70% (lượng dịch nha chứa trong bồn chiếm 2/3 chiều cao bồn nhằm tạo khoảng không cho sự sinh khí CO2 trong quá trình lên men)
Số mẻ dự định châm cho 1 tank lên men : 5 (mẻ)
Số tank lên men:
Vậy số tank sử dụng là 30 (cái).
Chọn tank lên men là thiết bị thân trụ đường kính D, đáy côn góc côn ở đáy là 60˚, nắp cầu h4 = 0,1D. Phần trụ trống không chứa dịch có chiều cao h3, phần trụ chứa dịch có chiều cao h2 = 1,5D, phần đáy côn có chiều cao h1 = 0,866D
Thể tích hữu ích của thiết bị là:
Vhi = = = 1,405D3
Lấy thể tích phần trống của thiết bị chiếm 15% tổng thể tích có thể chứa của thùng, ta có: Vtr = =
Suy ra: h3 = 0,316D
Tổng thể tích của thiết bị là: V = 1,653D3
Suy ra 1,405D3 = 133,71 =>chọn D= 4,6m; h1 = 3,98m; h2 = 6,9m ; h3= 1,45 m , h4 =0,46
Bảng 424: Thông số kỹ thuật của tank lên men
Thể tích tổng
160 (m3)
Thể tích làm việc
137 (m3)
Chiều cao thiết bị
12790 (mm)
Chiều cao nắp
1050 (mm)
Chiều cao thân trụ
10941 (mm)
Chiều cao đáy nón
3504 (mm)
Đường kính trong
4000
Thiết bị nhân giống cấp II
Chọn thiết bị nhân giống cấp II là thiết bị thân trụ đường kính D, đáy côn góc côn ở đáy là 60˚, nắp cầu nhô lên h4 = 0,1D. Phần trụ trống không chứa dịch có chiều cao h3, phần trụ chứa dịch có chiều cao h2 = D, phần đáy côn có chiều cao h1 = 0,866D
Thể tích hữu ích của thiết bị là:
Vhi = = = 1,012D3
Lấy thể tích phần trống của thiết bị bằng 1/5 thể tích hữu ích của thiết bị, ta có:
Vtr = = 0,2Vhi
Suy ra: h3 = 0,258D
Tổng thể tích của thiết bị là: V = 1,215D3
Thể tích hữu ích của thiết bị bằng 1/10 thể tích dịch lên men trong 1 tank lên men:
0,1.133,71 = 13,371(m3)
Ta có: Vhi = 1,012D3 = 13,37(m3) Suy ra: D = 2,36(m)
Quy chuẩn: D = 2,4m; h1 =2m ; h2 = 2,4m; h3 = 0,63m; h4 = 0,24m
Thể tích thực của thiết bị là: V = 1,215D3 = 1,215.2,43 = 17(m3)
Thùng nhân giống có vỏ áo lạnh và cách nhiệt dày 100mm, đường kính ngoài của thiết bị là: Dng = 2,6m.
Thiết bị nhân giống cấp I
Chọn thiết bị nhân giống cấp I là thiết bị thân trụ đường kính D, đáy côn góc côn ở đáy là 60˚, nắp cầu nhô lên h4 = 0,1D. Phần trụ trống không chứa dịch có chiều cao h3, phần trụ chứa dịch có chiều cao h2 = D, phần đáy côn có chiều cao h1 = 0,866D
Thể tích hữu ích của thiết bị là:
Vhi = = = 1,012D3
Lấy thể tích phần trống của thiết bị bằng 1/5 thể tích hữu ích của thiết bị, ta có:
Vtr = = 0,2Vhi
Suy ra: h3 = 0,258D
Tổng thể tích của thiết bị là: V = 1,215D3
Thể tích hữu ích của thiết bị bằng 1/3 thể tích dịch nhân men cấp II:13,37/3 =4,46(m3)
Ta có: 1,012D3 = 4,46(m3) Suy ra: D = 1,54(m)
Quy chuẩn: D = 1,6m; h1 = 1,39m; h2 = 1,6m; h3 = 0,41m; h4 = 0,16m
Thể tích thực của thiết bị: V = 1,215D3 = 1,215.1,63 =5,0(m3)
Thiết bị có vỏ áo lạnh và cách nhiệt dày 100mm, đường kinh ngoài của thiết bị là: Dng = 1,8m.
Thiết bị ở phòng xử lý men
Thông thường 100 lít dịch sau lên men thu được 6 lít sữa men
Lượng sữa men thu được 1 tank là:
Lượng sữa men thu được: 1/3 được tuần hoàn tái sử dụng cho lần lên men sau, 2/3 còn lại đem ép bán làm thức ăn gia súc
Thùng chứa nấm men bẩn
Thể tích nấm men bẩn:
Hệ số sử dụng của thùng: 0,9
Thể tích thực của thùng:
Chọn thùng hình trụ đáy nón:
Chọn các kích thước của thùng: D = H =2h
Vậy ta có thùng chứa nấm men bẩn với các thông số như sau:
D = 1,8 m
H = 1,8 m
h = 0,6 m
Bảng 425: Thông số kỹ thuật của thùng chứa nấm men bẩn
Chiều cao thân trụ
1800 (mm)
Chiều cao đáy nón
600 (mm)
Đường kính trong
1800 (mm)
Thể tích
5 (m3)
thùng bảo quản nấm men sạch
Thể tích nấm men sạch:
Hệ số sử dụng của thùng: 0,9
Thể tích thực của thùng:
Chọn thùng chứa thân trụ, đáy côn có các thông số kỹ thuật sau:
Chọn các kích thước của thùng: D = H =2h
Vậy
D = 1,4 m
H = 1,4 m
h = 0,7 m
Bảng 426: Thông số kỹ thuật của thùng bảo quản nấm men sạch
Chiều cao thân trụ
1400 (mm)
Chiều cao đáy nón
700 (mm)
Đường kính trong
1400 (mm)
Thể tích
2,5 (m3)
Thiết bị lọc
Thể tích bia cần lọc 1 mẻ = 20,45 m3
Thời gian lọc là 1 giờ. Năng suất yêu cầu máy lọc:
Chọn thiết bị lọc membrane có tên profi membrane system for DE-free clarification of beer
Hình 47: Thiết bị lọc
Với các thông số kĩ thuật như sau
Bảng 427: Thông số kĩ thuật thiết bị lọc
Tên hãng sản xuất
Pall
Năng suất của thiết bị
240 (hl/h)
Số modules
20x2
Thể tích lọc tối da trong một ngày
3840(hl)
Diện tích lọc
200(l/m2)
Áp suất
6(bar)
Nhiệt độ
80c
Bơm qua hệ thống lọc:
Thời gian dự kiến lọc là 1 giờ
Vậy năng suất lọc là: 20,45 m3/h
Chọn bơm có thông số kĩ thuật như sau
Bảng 428: Thông số kỹ thuật của bơm
Hãng cung cấp
Alfa Laval
Model
MR – 185S
Công suất động cơ
5,5 kW
Áp suất đầu vào lớn nhất
4 bar
Nhiệt độ hoạt động
-10°C tới +140°C
Kích thước dài ´ rộng ´ cao
685 ´ 383 ´ 513 (mm)
Hình 48: Thiết bị bơm
Máy làm lạnh bia nhanh
Lượng dịch nha cần làm lạnh là: Vbtt = 20,45 (m3)
Thời gian làm lạnh dự kiến là: 20 phút.
Làm lạnh bằng thiết bị bản mỏng. Năng suất làm lạnh của thiết bị là:
Chọn thiết bị làm lạnh có vách ngăn với các thong số sau
Bảng 429: Thông số kỹ thuật của thiết bị làm lạnh
Hãng cung cấp
Alfa Laval
Model
Front 10
Năng suất
65 (m3/h)
Kích thước bản mỏng
1500 x 500 (mm)
Bề mặt truyền nhiệt
0,62 (m2)
Kích thước thiết bị (dài ´ rộng ´ cao)
5000 ´ 850 ´ 2167 (mm)
Thiết bị bảo hòa CO2
Thể tích bia sau lọc trong 1 mẻ: Vbtt = 20,45 (m3)
Thời gian bão hoà CO2 dự kiến: trong 30 phút
Năng suất của máy bão hòa CO2:
Chọn máy bão hòa CO2 có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 430: Thông số kỹ thuật của máy bão hòa CO2
Năng suất
28 – 50 (m3/h)
Áp lực CO2 trong thiết bị
0,3 MPa
Kích thước dài ´ rộng ´ cao
1,5 ´ 1,0 ´ 2,3 (m)
Nồng độ CO2 đạt được tối đa trong sản phẩm
7 (g/l)
Khối lượng thiết bị
g)
Hình 49: Thiết bị bão hòa CO2
Phân xưởng chiết
Sản lượng bia chai trong 1 ngày: 200 000 chai.
Thời gian sản xuất 1 ngày: 16 giờ.
Bơm từ thùng chứa đến hệ thống chiết
Thời gian làm việc của bơm phải tương ứng với thời gian chiết chai. Do đó năng suất của bơm là: .
Chọn bơm với thông số như sau:
Bảng 431: Thông số kỹ thuật của bơm (từ tank tàng trữ đến bộ phận chiết)
Hãng cung cấp
Alfa Laval
Model
MR – 185S
Công suất động cơ
5,5 kW
Áp suất đầu vào lớn nhất
4 bar
Nhiệt độ hoạt động
-10°C tới +140°C
Kích thước dài ´ rộng ´ cao
´ 383 ´ 513 (mm)
Thiết bị gắp chai
Bảng 432: Thông số kỹ thuật của thiết bị gắp chai
Hãng cung cấp
Krones
Năng suất
18000 (chai/h)
Công suất điện
5 (kW)
Kích thước thiết bị (dài ´ rộng ´ cao)
´ 1000 ´ 1800 (mm)
Thiết bị rửa chai
Bảng 433: Thông số kỹ thuật của thiết bị rửa chai
Hãng cung cấp
Krones
Năng suất
18000 (chai/h)
Công suất điện
68 (kW)
Kích thước thiết bị (dài ´ rộng ´ cao)
14500 ´ 4200 ´ 2600 (mm)
Khối lượng thiết bị
tấn)
Thiết bị đóng nắp
Bảng 434: Thông số kỹ thuật của thiết bị đóng nắp
Hãng cung cấp
Krones
Năng suất
18000 (chai/h)
Công suất điện
8 (kW)
Kích thước thiết bị (dài ´ rộng ´ cao)
3100 ´ 2300 ´ 2180 (mm)
Khối lượng thiết bị
6,5 (tấn)
Thiết bị thanh trùng
Bảng 435: Thông số kỹ thuật của thiết bị thanh trùng
Hãng cung cấp
Sander Hansen
Năng suất
18000 (chai/h)
Thời gian thanh trùng
60 phút
Nhiệt độ lớn nhất của quá trình
630C
Kích thước thiết bị (dài ´ rộng ´ cao)
15200 ´ 3000 ´ 2000 (mm)
Khối lượng thiết bị
22 (tấn)
Công suất điện
kW)
Thiết bị dán nhãn
Bảng 436: Thông số kỹ thuật của thiết bị dán nhãn
Hãng cung cấp
Krones
Năng suất
18000 (chai/h)
Dung tích chai
0,45 (l)
Công suất điện
3 (kW)
Kích thước thiết bị (dài ´ rộng ´ cao)
3000 ´ 2400 ´ 1100 (mm)
Khối lượng thiết bị
1,9 (tấn)
KẾT LUẬN
Nhà máy sản xuất bia theo công nghệ lên men hiện đại bao gồm nhiều phân xưởng với các máy móc, trang bị hiện đại. Do đó thiết kế một nhà máy bia hoàn chỉnh với đầy đủ các bộ phận là một công việc rất phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian và phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực. Điều này cũng nói lên rằng thiết kế nhà máy bia là một yêu cầu và cũng là điêu kiện cần thiết để rèn luyện kỹ năng và giúp tiếp cận gần hơn với công nghiệp sản xuất thực phẩm và đặc biệt là ngành công nghệ sản xuất các sản phẩm lên men.
Quá trình làm đồ án đã giúp em có thêm nhiều hiểu biết về công nghệ sản xuất bia theo công nghệ hiện đại, một ngành sản xuất hiện vẫn còn là tiềm năng và hứa hẹn phát triển ở nước ta. Đây sẽ là một kinh nghiệm rất hữu ích cho công việc của em sau này.
Được sự giúp đỡ tận tình của Cô Nguyễn Thị Hiền cùng các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa, đồ án của em đã hoàn thành. Do kinh nghiệm bản thân còn ít và thời gian có hạn, đồ án của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô để em hoàn thiện kiến thức và rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Phan Thương