Đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô

MỤC LỤC Chương I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TUYẾN ĐƯỜNG 1.2. TÍNH CHẤT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA ĐOẠN TUYẾN THIẾT KẾ 1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN THI CÔNG 1.4. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN KHI TỔ CHỨC THI CÔNG Chương II:THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.1. PHÂN ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.2. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG 2.3. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG 2.4.XÁC LẬP CÔNG NGHỆ THI CÔNG 2.5.XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.6.CÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHÂN LỰC, TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT MÁY MÓC 2.7.TÍNH TOÁN SỐ CÔNG, SỐ CA MÁY HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC: 2.8.XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 2.9.BIÊN CHẾ TỔ, ĐỘI THI CÔNG 2.10. TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC: 2.11. XÁC ĐỊNH HƯỚNG THI CÔNG, LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG Chương III: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH CỐNG 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG 3.2. CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CỦA CÔNG TRÌNH CỐNG: 3.3. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU CHO CÁC CỐNG 3.4. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG CỐNG 3.5. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG CHO CÁC THAO TÁC 3.6. XÁC LẬP CÔNG NGHỆ THI CÔNG: 3.7. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC: 3.8. TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT MÁY MÓC, XÁC ĐỊNH CÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHÂN LỰC VÀ VẬT LIỆU 3.9. TÍNH SỐ CÔNG SỐ CA MÁY HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC 3.10. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 3.11. BIÊN CHẾ TỔ ĐỘI THI CÔNG 3.12. TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC 3.13. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG, LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG Chương IV: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG ĐẤT NỀN ĐƯỜNG 4.1. NÊU ĐẶC ĐIỂM, CHỌN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 4.2. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐẤT NỀN ĐƯỜNG, VẼ BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI VÀ ĐƯỜNG CONG TÍCH LŨY ĐẤT 4.3. PHÂN ĐOẠN NỀN ĐƯỜNG THEO TÍNH CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG 4.4. XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG MÁY TRONG CÁC ĐOẠN NỀN ĐƯỜNG 4.5. THIẾT KẾ ĐIỀU PHỐI ĐẤT, PHÂN ĐOẠN THI CÔNG VÀ CHỌN MÁY CHỦ ĐẠO 4.6. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG ĐẤT TRONG CÁC ĐOẠN NỀN ĐƯỜNG 4.7. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG 4.8. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC 4.9. TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT MÁY MÓC, XÁC ĐỊNH CÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHÂN LỰC VÀ VẬT LIỆU: 4.10. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 4.11. BIÊN CHẾ CÁC TỔ ĐỘI THI CÔNG 4.12. TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC 4.13. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG CÁC ĐOẠN NỀN ĐƯỜNG VÀ HƯỚNG THI CÔNG 4.14. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG TỔNG THỂ NỀN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH 4.15. VẼ CÁC BIỂU ĐỒ YÊU CẦU CUNG CẤP MÁY MÓC, NHÂN LỰC 4.16. LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘNG MÁY MÓC, NHÂN LỰC

doc12 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TUYẾN ĐƯỜNG 1.1.1 Vị trí địa lý của tuyến Tuyến đường từ A đến B nằm trong địa phận quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, là tuyến đường có cấp thiết kế là cấp IV, đồng bằng. Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách thủ đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc . Hình 1.1: V ị trí tuyến đường Tuyến nằm trong khu vực phường Hoà Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Cách trung tâm phường khoảng 2000(m) về phía Bắc. Nối liền tuyến đường từ Hoà Hiệp đi Hoà Xuân, Hoà Vang. 1.1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của tuyến Bảng 1.1: STT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Trị số tính toán Trị số quy phạm Trị số chọn 1 Cấp thiết kế Cấp IV IV 2 Tốc độ thiết kế Km/h 60, 40 60 3 Độ dốc dọc lớn nhất % 2 6 2 4 Bán kính đường cong nằm Roscmin Rscmin Rscgh m M m 472 130 1500 125 125 1500 130 125 5 Tầm nhìn xe chạy Tầm nhìn một chiều S1 Tầm nhìn hai chiều S2 Tầm nhìn vượt xe S4 m m m 66,35 122,7 360 75 150 350 75 150 360 6 Bán kính đường cong đứng Rlồimin Rlõmmin m m 2343,75 835,2 2500 1000 2500 1000 7 Số làn xe làn 0,214 2 2 8 Bề rộng một làn xe m 3,55 3,5 3,5 9 Bề rộng lề đường m 2´1,0 2´1,0 10 Bề rộng nền đường m 9 9 9 11 Độ dốc ngang mặt đường % 2 2 12 Độ dốc siêu cao lớn nhất % 7 7 13 Độ mở rộng m 0 14 Loại mặt đường Cấp A1 A1 15 Eyc của kết cấu mặt đường Mpa 120 120 1.1.3. Các thông sô kỹ thuật cơ bản của tuyến Chiều dài tuyến: 4062,99m Độ dốc dọc lớn nhất sử dụng: idmax = 190/00. Số đường cong nằm: 5 đường cong. Số đường cong đứng: 4 đường cong. Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất: Rmin = 350m. Bán kính đường cong đứng nhỏ nhất: Rmin = 20000m. Số đường cong bố trí siêu cao: 4 đường cong. Số đường cong bố trí mở rộng: 0 đường cong. Số lượng công trình cầu: 0. Số lượng công trình cống: + Km0+200,00: Cống tròn 1Ø75, + Km0+930,12: Cống tròn 1Ø75, + Km1+700,00: Cống tròn 1Ø75, + Km3+186,75: Cống tròn 1Ø200, + Km3+800,00: Cống tròn 2Ø200, Tổng khối lượng đất đào: 8376,38 (m3). Tổng khối lượng đất đắp: 31392,67 (m3). 1.2. TÍNH CHẤT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA ĐOẠN TUYẾN THIẾT KẾ 1.2.1. Đoạn tuyến thiết kế + Lý trình: từ KM2+00 ÷ KM4+00. + Là đoạn tuyến có cấp thiết kế là IV, là tuyến nối liền Hoà Hiệp, Liên Chiểu đi Hoà Xuân, Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. 1.2.2. Công trình thoát nước Trên đoạn tuyến thiết kế gồm có hai cống thoát nước có đặc điểm sau: + Lý trình, khẩu độ các công trình thoát nước: Cống đơn: 1Ø200 Lý trình KM3+186,75, Cống đôi: 2Ø200 Lý trình KM3+800,00. + Tính chất: Tất cả các cống trên đều là cống không áp, cống loại 1. 1.2.3. Mặt cắt ngang nền đường + Bề rộng nền đường: 9m + Bề rộng lề đường: 2 x 1.0 = 2m + Độ dốc ngang mặt đường: 2% + Độ dốc ngang lề đường không gia cố: 6% + Độ dốc mái taluy nền đường đào: 1 : 1 + Độ dốc mái taluy nền đường đắp: 1 : 1,5 + Chiều cao đào lớn nhất là 1,73m tại KM3+500; chiều cao đắp lớn nhất là 4,31m tại KM3+186,75. + Rãnh biên có kích thước và hình dạng như hình vẽ: 40cm 120cm 40cm 40cm 40cm 1:1 1:1 Hình 1.2: Mặt cắt ngang của rãnh biên 1.2.4. Mặt cắt ngang điển hình + Nền đào hoàn toàn. + Nền đắp hoàn toàn. + Nền nửa, đào nửa đắp. 2% 40 40 i s 1:1 1:1 40 40 1:1 1:1 450 350 50 500 2% 350 450 50 50 6%%%%% 6%%%%%% Hình 1.3: Dạng nền đường đào hoàn toàn. 350 50 50 2% 50 350 IS% 450 450 50 6% 2% 1:1.5 1:1.5 6% Hình 1.4: Dạng nền đường đắp hoàn toàn. Hình 1.5: Dạng nền đường nữa đào, nữa đắp. 1.2.5. Khối lượng đất đào, đắp + Trên đoạn tuyến có các đoạn đào đắp xen kẽ nhau nên có thể tận dụng đất ở nền đào để đổ về nền đắp, chiều cao đào đắp trên đoạn tuyến tương đối thấp. Đoạn có chiều cao đào lớn nhất 1,73m tại lý trình KM3+500 và đoạn có chiều cao đắp lớn nhất là 4,31m tại lý trình KM3+186,75. Đoạn tuyến có khối lượng đắp lớn hơn nhiều so với khối lượng đào, khối lượng đào đắp xen kẽ nhau nhưng đoạn đào quá ngắn và khối lượng nhỏ. Do vậy ta phải vận chuyển đất từ mỏ về để cho đủ đất đắp. 1.2.6. Đường cong nằm Đoạn tuyến cần thi công dài 2000m, có 03 đường cong. Các yếu tố cơ bản của ba đường cong như sau: + Đường cong 01: Lý trình KM1+794,10 có: α = 66046'15'', R = 400.00m, T = 288,77m, P = 79,36m, K = 516,15m + Đường cong 02: Lý trình KM2+347,34 có: α = 29051'41'', R = 600.00m, T = 185,04m, P = 21,14m, K = 362,71m + Đường cong 03: Lý trình KM3+186,75 có: α = 230002'30'', R = 1500.00m, T = 330,76m, P = 30,91m, K =653,23m Cả ba đường cong này không cần phải mở rộng đường cong vì bán kính đường cong là lớn (lớn hơn 600m), riêng hai đường cong 01 và 02 có bố trí siêu cao nên việc thi công trong hai đường cong này được tiến hành chi tiết hơn. 1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN THI CÔNG 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1. Địa hình: Tuyến có tổng chiều dài là 4062,99m và đoạn tuyến được giao nhiệm vụ thi công là 2km từ KM2+00 đến KM4+00. Vậy có thể xem là đoạn từ KM0+00 đến KM2+00 đã thi công xong và có thể sử dụng để phục vụ cho việc thi công đoạn tiếp theo. Tuyến đi qua vùng địa hình có độ dốc dọc tối đa 190/00. Điểm cao nhất có cao độ 93,98m, điểm thấp nhất có cao độ 77,40m. Tuyến được thiết kế chủ yếu bám dọc theo sườn đồi nên khối lượng đào đắp tương đối lớn. Độ dốc ngang sườn 0,45% -10,2% nên theo TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy phạm TCNT tại mục 3.41 thì không đánh bậc cấp. Tuyến có độ dốc ngang trải dài từ Tây sang Đông. Địa hình ít bị chia cắt nên các đường tụ thủy, phân thủy không rõ rệt. Với địa hình như vậy thì ta có thể chọn loại máy di chuyển bằng bánh xích hay bánh lốp để thi công điều được, tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong giai đoạn phân đoạn thi công sau này. 1.3.1.2. Địa mạo: Tuyến đi qua khu vực rừng loại II tức là rừng cây con có mật độ cây con, dây leo chiếm dưới 2/3 diện tích và cứ 100m2 thì có từ 5 đến 25 cây có đường kính từ 5 đến 10cm xen lẫn những cây có đường kính lớn hơn 10cm (Bảng phân loại rừng của Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình). Địa mạo thỉnh thoảng có những cây lớn, nhưng khô ráo và hoàn toàn không có đầm lầy hay vùng ngập nước. 1.3.1.3. Địa chất: Những tài liệu khảo sát địa chất cho thấy toàn bộ lớp đất mặt suốt chiều dài tuyến là: + Lớp 1: đất hữu cơ dày từ 10-20cm, trung bình ta xem như nó dày 15cm. + Lớp 2: đất á sét dày 6m, có các chỉ tiêu cơ lý cơ bản : g =1,98 g/cm3 , gh=2.65 g/cm3 Wnh=24%, Wd=16%, IP=8% c=0.25 g/cm3 f=37o + Lớp 3: sét dày 8-10m, + Lớp 4: đá gốc dày vô cùng. Địa chất phân tầng theo phương ngang rất thuận lợi cho công tác đào lấy đất đắp nền đường. Theo bảng phân cấp đất (dùng cho công tác đào, vận chuyển và đắp đất bằng máy) của Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình thì lớp thứ 2 nằm ở cấp III, với nhóm này thì dùng cuốc chim mới cuốc được, còn theo (công tác đào vận chuyển, đắp đất bằng thủ công) của Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình thì lớp thứ 2 nằm ỏ nhóm 4 cấp II, với nhóm này thì dùng mai xắn được.Và không thuộc các loại đất sau: -Đất lẫn muối và lẫn thạch cao (quá 5%, đất bùn, đất than bùn, đất phù sa và đất mùn (quá 10% thành phần hữu cơ). -Đất sét nặng có độ trương nở tự do vượt quá 4%. -Đất bụi và đá phong hoá, đá dễ phong hoá. Như vậy thì lớp đất á sét này là loại đất hoàn toàn có thể đắp nền đường (không thuộc mục 7.4.2 của TCVN 4054-2005 Đường Ôtô – Yêu cầu thiết kế). 1.3.1.4. Địa chất thủy văn: - Khu vực tuyến đi qua có mạch nước ngầm tuy có hoạt động nhưng ở rất sâu (sâu 10m) nên không ảnh hưởng đến công trình. - Ở khu vực này không có hiện tượng Cáttơ, cát chảy hay xói ngầm. Như vậy cao độ của nền đường ở bất kì vị trí nào trên tuyến điều thỏa mãn sự ảnh hưởng của thuỷ văn. 1.3.1.5. Khí hậu: - Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. - Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 7, 8, trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C. - Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%. - Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng. - Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 7, 8, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. Nên thi công khoảng tháng 4 đến tháng 6 là tốt nhất vì giai đoạn này ít mưa nắng vừa phải, không gắt ảnh hưởng đến thi công. 1.3.1.6. Thuỷ văn: Nước mặt thoát tương đối dễ dàng, nước chủ yếu chảy theo các con suối nhỏ đổ về hai bên sườn dốc xuống đồng bằng. Do độ dốc sườn nhỏ nên nước tập trung chậm và chảy không thường xuyên vì vậy khi thi công cống không cần có kênh dẫn dòng hay đường tạm. 1.3.2. Điều kiện xã hội khu vực tuyến đi qua 1.3.2.1. Dân cư và tình hình phân bố dân cư: - Dân số không đông, phân bố không đều và thưa thớt, thường tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển hay trung tâm quận.Quận Liên Chiểu có diện tích 82,37km2 dân số 70 441 người, mật độ dân số 855 người/km2. Hoà Hiệp là một phường thuộc quận Liên Chiểu, nằm về phía Bắc thành phố Đà Nẵng, giáp ranh với thị trấn Lăng Cô - Thừa Thiên Huế. Tổng diện tích tự nhiên 53,72km2. Là một phường ven biển, ven núi (rừng đặc dụng nam Hải Vân), người dân sống dọc theo quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy song song. - Dân cư chủ yếu là tập trung ở khu vực trung tâm quận (phường Hoà Khánh) còn khi ra khỏi khu vực này thì dân số thưa thớt hơn. Đặc biệt trên tuyến thì ít dân cư. Nhà cửa, ruộng vườn nằm xa chỉ giới xây dựng, hơn nữa người dân lại rất ủng hộ dự án nên dự kiến việc đền bù giải toả sẽ được tiến hành nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công hoàn thành đúng tiến độ. 1.3.2.2. Tình hình kinh tế- chính trị, văn hoá -xã hội trong khu vực: - Khu vực mà tuyến đi qua là thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng-nằm ở trung độ cả nước, trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Đà Nẵng được đánh giá là tỉnh có bước đột phá mạnh về tốc độ phát triển kinh tế và là địa phương hội đủ các yếu tố, điều kiện cần thiết để trở thành một thành phố công nghiệp, phấn đấu để thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế-văn hoá lớn của miền Trung và cả nước…Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã có những bước tiến đáng kể. - Tốc độ tăng trưởng GDP thành phố bình quân giai đoạn 1997-2001 đạt 10,6%/năm; trong đó công nghiệp tăng 16,6%, dịch vụ 7,77%, nông nghiệp 3,5%. Năm 2004, năm thứ tư liên tiếp kinh tế Thành phố tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng tăng dần (GDP 2001 tăng 12,13%, 2002 tăng 12,56%, 2003 tăng 12,62%, 2004 tăng 13,3%). Giá trị SXCN tăng 20,17%, dịch vụ tăng 7,12%, nông nghiệp tăng 5,64% so với năm 2003. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1997-2001 đạt 1.014 triệu USD, tăng bình quân 17,16%. Năm 2004, xuất khẩu đạt 400 triệu USD, tăng 21,69% so với năm 2003. Tổng đầu tư toàn xã hội 5 năm (1997-2001) đạt 9.024 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 27,97%. Năm 2004 đạt 5.518 tỷ đồng tăng 68,8% so với năm 2003. Trong 5 năm (1997-2001), Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 82.000 lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2,09%. Riêng năm 2004 đã giải quyết việc làm cho 24.136 lao động, 36.000 hộ được vay vốn xoá đói giảm nghèo với số tiền 113 tỷ đồng, xây dựng mới và sửa chữa 384 ngôi nhà tình thương với kinh phí 3,29 tỷ đồng, đưa 2.451 hộ thoát nghèo và tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,13% (185 hộ). GDP bình quân đầu người năm 2004 đạt 12,54 triệu đồng. 1.3.2.3. Các định hướng phát triển kinh tế, VH-XH trong tương lai: - Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh có môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, phát triển trong thế ổn định và bền vững, giữ vai trò trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên với cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, nông lâm nghiệp, trong mối quan hệ với cả nước, khu vực hành lang Đông - Tây và ASEAN. - Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch. - Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. - Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội. Tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư công cộng cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa nhằm làm cho mức sống của các tầng lớp dân cư ngày càng nâng cao. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh; phát huy nội lực, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng, để thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và quốc tế. - Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển sử dụng nhân tài. Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Phát huy truyền thống văn hoá, dũng cảm, cần cù của nhân dân Đà Nẵng và hoà nhập với các thành phố lớn trong nước và khu vực. - Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU - GDP tăng 13%/năm thời kỳ 2001-2005; tăng 14%/năm thời kỳ 2006-2010; tăng 13,5%/năm cả thời kỳ 2001-2010. - GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2000 USD. - Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 21-23%/năm giai đoạn 2001-2010, đạt 1.720 triệu USD vào năm 2010. - Tốc độ phát triển dân số ở dưới mức 1,2% vào năm 2010. - Đến 2010 giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới mức 10%, số hộ được sử dụng điện 100% và nước sạch là 95%. - Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho khoảng 2,2-2,5 vạn lao động. - Cơ cấu kinh tế: đến năm 2010 theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. + Công nghiệp + Xây dựng: 46,7%. + Dịch vụ: 50,1%. + Thuỷ sản, nông, lâm nghiệp: 3,2%. 1.3.3. Các điều kiện có liên quan khác: 1.3.3.1. Điều kiện khai thác, cung cấp nguyên vật liệu và đường vận chuyển: 1.3.3.1.1. Điều kiện khai thác, cung cấp nguyên vật liệu: - Theo kết quả thí nghiệm, đất ở đây đạt tiêu chuẩn để đắp, vì vậy nên sử dụng đất đắp là đất được đào ra. Thiếu ở đâu thì không được lấy đất ở thùng đấu hoặc đất ở phía thượng lưu sườn dốc mà chỉ có thể lấy đất ở mỏ đất (bãi đất) cách KM4+00 khoảng 2300m. - Các vật liệu như đá hộc, sỏi sạn, cấp phối đá dăm, cát được vận chuyển tới tận công trình từ những mỏ khai thác gần bằng ôtô. Cụ thể sỏi sạn, cát này được khai thác từ sông Cu Đê thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu; đá hộc và đá dăm được chở về từ mỏ đá Cẩm Khê - Phước Tường thuộc địa phận phường Hoà Phát quận Cẩm Lệ. - Xi măng này được mua ở nhà máy xi măng tại nhà máy xi măng Hải Vân – TP Đà Nẵng vì đó là nhà máy xi măng gần tuyến nhất. - Vật liệu được tập kết tại vị trí cách KM4+00 khoảng 2km để sau này vận chuyển đến nơi thi công. 1.3.3.1.2. Đường vận chuyển: - Việc vận chuyển vật liệu khá thuận lợi do địa hình không dốc lắm và đồng thời đã có tuyến trước đó hoàn thành. - Nếu trong quá trình thi công có những vị trí không thuận lợi cho máy móc di chuyển thì ta có thể làm đường tạm. Việc này được tiến làm bằng nhân công kết hợp với máy ủi. 1.3.3.2. Điều kiện cung cấp cấu kiện: - Các cấu kiện đúc sẵn (ống cống) có chất lượng đảm bảo được chuyên chở bằng ôtô. Ta có thể thuê xe ôtô tại nơi sản xuất để vận chuyển vì do có khối lượng nhỏ và do đơn vị sản xuất có những xe chuyên dụng để chuyên chở. Nó được vận chuyển tập kết tại vị trí cách KM4+00 khoảng 2km. Trạm trộn bê tông, phân xưởng đúc các cấu kiện tiến hành tại vị trí cách KM4+00 khoảng 2km do vậy dùng ôtô vận chuyển là tối ưu nhất. 1.3.3.3. Khả năng cung cấp nhân lực phục vụ thi công: - Về nhân lực phục vụ thi công không cần đỏi hỏi có trình độ thi công chuyên môn cao thì có thể tận dụng lượng nhân công tại địa phương để có thể làm lợi cho địa phương ngay trong quá trình thi công. 1.3.3.4. Khả năng cung cấp máy móc thiết bị thi công và phụ tùng thay thế: - Về máy móc thi công: đơn vị thi công có đầy đủ các loại máy như: máy san, máy đào, máy xúc chuyển, các loại lu (lu bánh cứng, lu bánh hơi, lu chân cừu của hãng SAKAI, BOMAG), ôtô tự đổ (nếu trong quá trình thi công có sử dụng quá nhiều ô tô thì có thể thuê ở một số đơn vị khác) với số lượng thoả mãn yêu cầu. Các xe máy được bảo dưỡng tốt, cơ động và luôn luôn sẵn sàng. Đơn vị thi công có một trạm sửa xe máy ngay tại công trường. Khi cần thay thế phụ tùng có thể đến các cửa hàng tại trung tâm quận, cách công trình khoảng 4km. 1.3.3.5. Khả năng cung cấp các loại nhiên liệu, năng lượng phục vụ thi công: - Nhiên liệu xăng dầu cho các máy móc thi công hoạt động luôn đảm bảo đầy đủ. Dùng ôtô để chở xăng từ trạm cách tuyến không xa bằng xì tẹc. Những xì tẹc chứa xăng đươc đặt gần nơi thi công nhất nếu điều kiện cho phép, để máy móc khỏi di chuyển xa. Công tác an toàn,chống cháy nổ được đảm bảo. - Về điện nước: đơn vị thi công có máy phát điện với công suất lớn, có thể cung cấp đủ cho việc thi công cũng như sinh hoạt cho công nhân. Trong trường hợp máy điện có sự cố thì có thể nối với mạng điện của nhân dân. Đơn vị cũng có những máy bơm nước hiện đại, đảm bảo bơm và hút nước tốt trong quá trình thi công. Các máy bơm này nhỏ gọn có thể chở bằng ôtô hoặc nhiều công nhân khiêng. 1.3.3.6. Khả năng cung cấp các loại nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt: Khu vực thi công cách trung tâm phường Hoà Hiệp 2000m nên đảm bảo đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết (lương thực thực phẩm, ăn mặc…), đảm bảo phục vụ đầy đủ cho đời sống cho cán bộ công nhân viên. 1.3.3.7. Điều kiện về đảm bảo y tế, giáo dục, thông tin liên lạc: - Khu vực xây dựng có 1 trường tiểu học (Trường tiểu học Nguyễn Công Sáu), 1 trường THCS (Trường THCS Nguyễn Trãi) và 1 trường THPT (Trường PTTH Huỳnh Ngọc Huệ) đảm bảo nhu cầu về học tập cho con em địa phương. - Hệ thống thông tin liên lạc (cả điện thoại di dộng và điện thoại cố định, internet) được đảm bảo, sinh hoạt tinh thần của cán bộ công nhân trong đơn vị rất tốt. Các điều kiện về truyền thanh, truyền hình, điện chiếu sáng sinh hoạt...được phục vụ đầy đủ. Các bưu điện văn hóa của phường đã được hình thành góp phần đưa thông tin liên lạc về từng thôn đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác thi công, giám sát thi công, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa ban chỉ huy công trường và các ban ngành có liên quan. Lớn nhất là có trung tâm bưu điện quận Liên Chiểu. - Tại các phường,xã của quận đều có trạm y tế và tram xá giải quyết vấn đề sơ cấp cứu nếu có tai nạn lao động xảy ra. Lớn nhất là có trung tam Y Tế Liên Chiểu đóng tại trung tâm quận. => Điều kiện thi công rất thuận lợi nên các đơn vị cố gắng hoàn thành các công tác đúng tiến độ, đạt chất lượng và tận dung tối đa mọi nguồn lực của địa phương để có thể giảm giá thành xây dựng. 1.4. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN KHI TỔ CHỨC THI CÔNG 1.4.1. Tốc độ thi công chung: Thời hạn thi công là 60 ngày. Tốc độ thi công: VTCmin = , (km/ca) Trong đó: L: Chiều dài đoạn đường phải hoàn thành trong thời gian qui định; L = 2 (km) T: Thời gian thi công tính theo lịch: T = min [ n(t-t1), n(t-t2) ] Trong đó: t0: thời gian khai triển dây chuyền; t0 = 3 (ngày) . t: Số ngày tính theo lịch, xác định theo thời gian thi công qui định là t = 60 (ngày) . t1: Số ngày gặp mưa hoặc thời tiết xấu bình quân trong thời gian thi công. Xác định theo số liệu khi tượng thuỷ văn tại địa phương có tuyến đi qua là t1 = 2 (ngày) . t2: Số ngày nghỉ theo thời gian qui định của nhà nước trong thời gian thi công t2 = 9 (ngày) bao gồm 1 ngày lễ và 8 ngày chủ nhật. n: số ca thi công trong 1 ngày, n = 1 Þ T = min [ 1(60 - 2 ), 1( 60 - 1 ) ] = min [ 58, 51 ] T = 51 (ca) . Vậy tốc độ thi công tối thiểu: VTCmin = 1.4.2. Hướng thi công: - Chọn hướng thi công từ KM4+00 do vị trí các mỏ vật liệu, các xí nghiệp phục vụ xây dựng đường đều ở phía này. Ngoài ra còn có thể lợi dụng nền đường đã thi công để vận chuyển vật liệu được dễ dàng hơn. Đồng thời gió thổi từ KM4+00 đến nên chọn hướng thi công là cuối hướng gió để tránh ô nhiễm cho công nhân và người dân ở gần công trường. 1.4.3. Phương pháp thi công chính: - Chọn phương pháp thi công chính là bằng cơ giới có kết hợp với thủ công. 1.4.4. Phương pháp tổ chức thi công chung: - Chọn phương pháp tổ chức thi công là phương pháp hỗn hợp (tuần tự + song song). - Công tác xây dựng nền đường do khối lượng công tác phân bố không đều dọc tuyến, tính chất công việc khác nhau trên từng đoạn nhỏ nên đề xuất sử dụng phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp. Ta chọn phương pháp này nhằm mục đích phát huy ưu điểm của từng phương pháp riêng lẻ và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tiến độ xây dựng. ------ ™¯˜ ------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong I_Nguyen Van Te Ron.doc
  • bakBan Ve_Dieu phoi.bak
  • dwgBan Ve_Dieu phoi.dwg
  • dwgBan Ve_Tien do.dwg
  • dwgBanVe_Cong.dwg
  • docChuong II_Nguyen Van Te Ron.doc
  • docChuong III_Nguyen Van Te Ron.doc
  • docChuong IV_Nguyen Van Te Ron.doc
  • docPhu luc dung_Nguyen Van te Ron.doc
  • docPhuLucNgang_Nguyen Van te Ron.doc
  • docthuyet minh.doc