Đồ án Thiết kế Trụ sở bảo hiểm nhân thọ Hà Nội
c) Hệ thống thoát hiểm
Cửa vào lồng thang bộ thoát hiểm dùng loại tự sập nhằm ngăn ngừa khói xâm nhập.Trong lồng thang bố trí điện chiếu sáng tự động, hệ thống thông gió động lực cũng được thiết kế để hút gió ra khỏi buồng thang máy chống ngạt.
Hệ thống cầu thang bộ được sử dụng để thoát hiểm.
5.7 Hoàn thiện
Giải pháp chống thấm cho công trình:
Cấu tạo sàn như sau:
+ Dưới cùng là lớp bê tông cốt thép có cấp độ bền 25.
+ Một lớp nhựa Asphal.
+ Lớp bê tông chống thấm đặc biệt.
+ Quét một lớp sơn cách nước, một lớp gạch bảo vệ.
Giải pháp sàn, trần:
+ Trần: lắp trần treo, cách âm tháo lắp được.
+ Sàn được lắp gạch ngoại. Lối đi hành lang cũng được lát gạch có màu sắc phù hợp.
+ Cửa đi, cửa sổ: dùng loại cửa kính khung nhôm.
8 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế Trụ sở bảo hiểm nhân thọ Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
KIẾN TRÚC
(10%)
Gi¸o viªn híng dÉn: ths : nguyÔn thÕ duy
Nhiệm vụ
THỂ HIỆN
MẶT ĐỨNG TRỤC 1 - 8
MẶT ĐỨNG TRỤC A - E.
MẶT BẰNG TẦNG 1.
MẶT BẰNG TẦNG 2.
MẶT BẰNG TẦNG 3-7.
MẶT BẰNG TẦNG 8
MẶT CẮT A - A & B - B
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Từ khi đất nước đổi mới cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao,các nhu cầu về phúc lợi xã hội cần được chú trọng đến. Để đáp ứng điều đó Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội đã quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới nhằm tạo ra nơi làm việc hiện đại, tiện nghi, tạo cảm giác làm việc cho đội ngũ cán bộ nhân viên đưa đến người dân sự thoải mái, tin tưởng.
Công trình được xây dựng tại vị trí thoáng đẹp tạo nên sự hài hoà, hợp lý cho toàn khu vực.
II. VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, THUỶ VĂN
Trụ sở làm việc công ty bảo hiểm nhân thọ Hà Nội đặt tại đường Lê Duẩn , Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội.
Công trình nằm ở thành phố Hà nội, nhiệt độ bình quân hằng năm là 27oc chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất (tháng 4) và tháng thấp nhất (tháng 12) là 12oc.Thời tiết hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.Độ ẩm trung bình từ 75% đến 80%. Hai hướng gió chủ yếu là gió Tây-Tây Nam, Bắc-Đông Bắc. Tháng có sức gió mạnh nhất là tháng 8 tháng có sức gió yếu nhất là tháng 11. Tốc độ gió lớn nhất là 28m/s.
Địa chất công trình tương đối tốt.
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
1. Yêu cầu công năng.
Nhà làm việc công ty bảo hiểm nhân thọ Hà Nội bao gồm các phòng làm việc cho bộ phận hành chính điều hành công ty: phòng giám đốc;các phòng phó giám đốc; phòng tổ chức; phòng tài chính kế toán;phòng hành chính; phòng nghiệp vụ và các phòng chức năng khác gồm:
- Hội trường lớn dùng để tổ chức các cuộc họp lớn và nhỏ, các cuộc mít tinh, đại hội...
-Các công trình phụ trợ như hệ thống giao thông ngang dọc, căng tin phục vụ ăn uống, các phòng vệ sinh.Yêu cầu với các công trình phụ trợ này là phải đảm bảo đầy đủ và tiện nghi cho người sử dụng.
Hệ thống các phòng chức năng phải có sự liên hệ công năng với nhau, tiện cho việc qua lại, trao đổi thông tin liên tục và dễ dàng.Các phòng này đều được liên hệ mật thiết hành lang, cầu thang, thang máy và phòng vệ sinh.
Hệ thống điện nước,chiếu sáng phải được cung cấp đầy đủ và liên tục cho các phòng ,hệ thống thông gió, che nắng phải đảm bảo tiện nghi làm việc cao.
2. Yêu cầu về mỹ thuật
Hình khối kiến trúc phải đẹp, bề thế và hài hoà với các công trình xung quanh.Mặt đứng kiến trúc phải được sử dụng các vật liệu hiện đại và trang trí hợp lý,không loè loẹt mà trang nhã, không rườm rà mà độc đáo.Bên trong công trình,các phòng đều phải được sử dụng các vật liệu cao cấp như sơn tường, vật liệu lát sàn ,trần,hành lang ,lan can cầu thang...Các thiết bị sử dụng trong các phòng như bàn ghế,tủ...đều sử dụng loại hiện đại,bền ,đẹp, bố trí hợp lí sao cho vừa tiện nghi cho quá trình làm việc,vừa tạo được không gian kiến trúc nhẹ hàng, linh hoạt và có tác dụng kích thích quá trình làm việc.
3. Giải pháp thiết kế kiến trúc.
3.1 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng
Mặt bằng quy hoạch của công trình có hình chữ nhật với chiều dài lớn hơn hai lần chiều rộng. Tổng diện tích mặt bằng gần 8400m2 được bao quanh bởi hàng rào xây cao 1,4m. Ở phía trước công trình bố trí sân vườn tiểu cảnh và lối vào chính. Phía phải bố trí nhà xe dành cho khách vào làm việc và cổng vào phụ. Phần diện tích còn lại trồng cây xanh xen kẻ với sân nền.
Công trình nằm ở ngã tư đường Lê Duẩn và ngay bên cạnh đường hai chiều lớn tiện lợi cho việc vận chuyển vật liêụ và các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác thi công.Ngoài ra, mặt tiền của công trình được quay ra phía mặt đường cần được chú ý về mặt đứng kiến trúc theo những yêu cầu thẩm mỹ nói trên.
3.2 Giải pháp thiết kế mặt bằng
Từ những tài liệu về mặt bằng quy hoạch, yêu cầu về công năng ,về thẩm mỹ...Giải pháp thiết kế mặt bầng ở đây được chọn là dạng hình chữ nhật có chiều dài lớn hơn hai lần chiều rộng và phát triển theo chiều cao.Theo phương ngang nhà có ba bước cột: tổng chiều dài là 16,8 m. Phương dọc nhà có tám bước cột tổng chiều dài là 44m
Trong nhà bố trí một cầu thang bộ phục vụ giao thông đứng các tầng gần nhau và thoát hiểm; một cầu thang máy trọng tải 500 kG bố trí chạy suốt từ tầng 1đến tầng mái.Khu vệ sinh bố trí hợp lí sau phần lõi thang và tiện liên hệ qua lại cho các phòng ,kể cả hành lang.
Mặt bằng tầng một dùng làm khu vực để xe ôtô của nhân viên trong công ty. Các tầng trên bố trí các phòng chức năng , các phòng làm việc ,và tầng trên cùng bố trí một hội trường đa năng dùng cho hội họp và Đại hội.
Bảng thống kê các loại phòng:
Tầng
Loại phòng
Diện tích (m2)
1
Phòng nghỉ tài xế
Khu vực để xe ô tô
Kho
Phòng điện nước
Phòng vệ sinh
39,6
331,2
39,6
30
39,6
2
Phòng giám đốc
Phòng phó giám đốc
Phòng tiếp khách,tài vụ
Phòng làm việc
Phòng công đoàn
Phòng giao ban
Trực văn thư
Phòng vệ sinh
Kho
39,6
30
39,6
59,4
30
60
30
39,6
9,9
3-7
Phòng làm việc loại 1
Phòng làm việc loại 2
Phòng tiếp khách
Phòng vệ sinh
87,12
39,6
58,8
39,6
8
Phòng chuẩn bị tài liệu
Hội trường
Phòng nghỉ giải lao,căn tin
Khu vệ sinh
Kho
33
300
98,4
39,6
6
3.3 Giải pháp thiết kế mặt đứng
Mặt trước của công trình, kết cấu sàn các tầng 2,5,7 được đưa ra chạy dọc theo công trình tạo vẻ đẹp kiến trúc cho mặt đứng của công trình ,phô trương vẻ đẹp cho công trình khi mặt đứng chính quay ra phía mặt đường.
Kết cấu mái lợp tôn giả ngói có tác dụng che chắn và thoát nước tốt ,dễ bố trí các lớp chống nóng cách nhiệt cho tầng thượng vừa có tác dụng tạo ra sự hài hoà cân đối cho hình khối công trình. Về tổng quan,sự phát triển theo chiều cao của công trình một mặt thoả mãn các yêu các cầu về không gian sử dụng, mặt khác tạo ra kiến trúc cho qui hoạch tổng thể xung quanh và sự nổi bật của công trình thiết kế.
3.4 Giải pháp thiết kế mặt cắt
Nhà có 8 tầng với tổng chiều cao cả mái là +33,2m(tính từ cốt 0,00 cách mặt đất tự nhiên 0,5m) . Tầng 1 cao 3m, tầng 2-8 cao 3,9m.
Ở đây em chỉ thể hiện 2 mặt cắt đứng để thể hiện các chi tiết bên trong như cầu thang máy, cầu thang bộ.
Kết cấu công trình là hệ khung toàn khối chịu lực; các tường biên và tường ngăn là tường xây gạch.
4. Giải pháp thiết kế kết cấu.
Kết cấu công trình là hệ khung bê tông cốt thép chịu lực kết hợp lõi bê tông cốt thép (lồng thang máy)chịu tải trọng ngang. Kích thước kết cấu gồm:theo phương cạnh dài(phương mặt tiền)có tám bước cột theo phương cạnh ngắn có ba bước cột là:. Hệ thống cột tương đối đối xứng theo các phương.Chiều cao các tầng như sau: tầng một cao 3m, tầng 2 đến tầng 8 cao 3.9m, tầng thượng cao 3m.Chiều cao mái là 3 m với giải pháp kết cấu là mái tôn giả ngói đặt trên hệ xà gồ và dàn vì kèo bằng thép hình.
Lõi thang máy bằng bê tông cốt thép có kích thước 3400x2600 và chiều dày lõi là 200.Như vậy sơ đồ kết cấu là khung phẳng chịu lực và sơ đồ tính là sơ đồ khung -giằng.
5. Các giải pháp kỹ thuật khác
5.1.Giải pháp cấp thoát nước:
Nước được lấy từ nguồn nước máy thành phố qua bể dự trữ nước ngầm, dùng máy bơm bơm nước lên các tầng.
Cấp nước bên trong công trình:
Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt.
Nước dùng cho chữa cháy.
Để đảm bảo yêu cầu công trình phải có một bể nước 120 m3 .
Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế theo mạng lưới vòng khép kín cho toàn nhà.
Sơ đồ phân phối nước cho toàn nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn qui phạm hiện hành.
Hệ thống thoát nước:
- Nước thải sinh hoạt trong công trình được dẫn theo các ống dẫn đứng đỗ vào bể tự hoại.
Hệ thống thoát nước mưa trên mái được thiết kế theo các đường ống đứng ở 4 góc nhà. Để nước thoát nhanh yêu cầu mái có độ dốc lớn
Nước thải từ bể tự hoại được dẫn qua các hệ thống mương rãnh đỗ vào hệ thống thoát nước có sẵn của khu vực. Hướng thoát nước chính của công trình là phía đường Lê Duẩn.
5.2. Hệ thống điện
Dùng nguồn điện 6 KV từ thành phố, có trạm biến áp riêng. Bên cạnh đó còn có máy phát điện dự phòng.
Có khả năng tự động hoá cao.
- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ dọi từ 20 Lux đến 40 Lux, sử dụng đèn huỳnh quang kết hợp với các loại đèn chùm, đèn trần và đèn tường tạo vẻ đẹp lộng lẫy về đêm.
Các bảng điện, ổ cắm, công tắc bố trí ở nơi thuận tiện nhất cho sử dụng và an toàn cho người tránh hoả hoạn.
Tổng công suất dự kiến gồm:
+ Công suất thiết bị phụ tải bình thường: 260Kw
+ Công suất thiết bị phụ tải dự phòng : 50Kw
Tổng cộng : 310Kw
5.3.Giải pháp chống sét:
Để đảm bảo yêu cầu về chông sét, toàn bộ máy móc thiết bị dùng điện đặt cố định đều phải có hệ thống nối đất an toàn.
Hệ thống chống sét gồm: kim thu sét, lưới dây thu sét trên mái, hệ thống dây dẫn thép và hệ thống cọc thép nối đất theo qui phạm chống sét hiện hành.
Tại những nơi có dòng điện gần hệ thống dây dẫn điện, thiết bị khác như vô tuyến, anten, các máy móc chuyên dùng,... phải đảm bảo khoảng cách an toàn, có bọc cách điện cẩn thận tránh chập điện.
5.4. Giải pháp thông gió:
Vấn đề thông gió tự nhiên được đảm bảo nhờ hệ thống hành lang, cửa sổ có kích thước và vị trí hợp lý. Bên cạnh đó còn có một hệ thống điều hoà trung tâm cho toàn bộ công trình, hệ thống quạt đẩy, hút gió để điều tiết nhiệt độ đảm bảo yêu cầu thông thoáng cho làm việc và sinh hoạt.
5.5 Giải pháp thông tin liên lạc
Công trình được lắp đặt một hệ thống tổng đài phục vụ thông tin liên lạc trong nước và quốc tế.
Hệ thống thông tin liên lạc như đường dây điện thoại, truyền hình cáp,.. được bố trí theo hộp kỹ thuật chạy dọc nhà.
5.6. Giải pháp phòng cháy chữa cháy:
a)Hệ thống báo cháy:
Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi tầng và mỗi phòng, ở nơi công cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát hiện được cháy, phòng quản lý, bảo vệ nhận tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hoả hoạn cho công trình.
b) Hệ thống cứu hoả:
*Nước: Được lấy từ bể nước xuống, sử dụng máy bơm xăng lưu động. Các đầu phun nước được lắp đặt ở các tầng theo khoảng cách thường 3m 1 cái và được nối với các hệ thống cứu cháy khác như bình cứu cháy khô tại các tầng, đèn báo các cửa thoát hiểm, đèn báo khẩn cấp tại tất cả các tầng.
c) Hệ thống thoát hiểm
Cửa vào lồng thang bộ thoát hiểm dùng loại tự sập nhằm ngăn ngừa khói xâm nhập.Trong lồng thang bố trí điện chiếu sáng tự động, hệ thống thông gió động lực cũng được thiết kế để hút gió ra khỏi buồng thang máy chống ngạt.
Hệ thống cầu thang bộ được sử dụng để thoát hiểm.
5.7 Hoàn thiện
Giải pháp chống thấm cho công trình:
Cấu tạo sàn như sau:
+ Dưới cùng là lớp bê tông cốt thép có cấp độ bền 25..
+ Một lớp nhựa Asphal.
+ Lớp bê tông chống thấm đặc biệt.
+ Quét một lớp sơn cách nước, một lớp gạch bảo vệ.
Giải pháp sàn, trần:
+ Trần: lắp trần treo, cách âm tháo lắp được.
+ Sàn được lắp gạch ngoại. Lối đi hành lang cũng được lát gạch có màu sắc phù hợp.
+ Cửa đi, cửa sổ: dùng loại cửa kính khung nhôm.