Đồ án Thiết kế Trụ sở công ty Hùng Cường

An toàn lao động là vấn đề rất quan trọng trong thi công. Nếu để mất an toàn sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về con người, tài sản, làm mất uy tín của công ty, cũng như làm chậm tiến độ sản xuất. Từ đặc điểm của công trình: có thời gian thi công lâu dài, khối lượng thi công lớn, thi công trên cao, do đó các vấn đề an toàn lao động phải được đưa thành nội quy để phổ biến cho toàn bộ cán bộ, công nhân trên công trường. Đề cập vấn đề an toàn lao động cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây: Trước khi thi công phần ngầm phải xem xét có các kiến trúc ngầm (đường ngầm, cống ngầm, dây điện ngầm.) hay không, nếu có tuỳ thuộc vào việc bảo quản hay dỡ bỏ mà có thể có biện pháp cụ thể. Những khu vực có hố móng cần có đèn báo hiệu ban đêm và rào chắn ban ngày. Để đảm bảo không bị sập thành hố cần đào đúng taluy, không đi lại trên thành taluy, không chất vật liệu ngay sát mép hố. Khi thi công phần thân: sàn công tác phải được kiểm tra chắc chắn và thường xuyên, nếu thấy có hư hỏng phải lập tức sửa chữa ngay.

doc226 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế Trụ sở công ty Hùng Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các loại công việc như trong bảng sau: Lập tién độ thi công Hiện nay trên thực té có nhiều phương pháp khác nhau để lập tiến đọ thi công cho một công trình .Để lựa chọn phương pháp hợp lý ,ta nhận xét một số phương pháp sau +)Phương pháp tuần tự ,phương pháp song song :đây là các phương pháp đơn giản nhất để tổ chức công việc có tính chất đơn giản hoặc tổng quát ,thể hiện bằng sơ dồ ngang. -Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản ,thích hợp với các loại công trình nhỏ với các quan hệ công việc rõ ràng ,đơn giản. -Nhược điểm lớn nhất là không thể thể hiện được quan hệ về mặt không gian, khó tổ chức với các công trình lớn và phức tạp +)Phương pháp dây chuyền: Theo phương pháp này ,các công việc được tổ chức theo các dây chuyền cụ thể với các tổ đội công nhân chuyên nghiệp .Thông thường tổ chức tiến độ thi công theo phương pháp này được thể hiện bằng sơ đồ xiêm -Ưu điểm của phương pháp này là phân công lao động về vật tư hợp lý, liên tục và điều hoà ,nâng cao năng suất lao động và thời gian rút ngắn công trình,tạo điều kiện để chuyên môn hoá xây dựng .Điều quan trọng nữa là nó cho ta thấy rõ quan hệ ba chiều :nhân công –thời gian –không gian. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ phù hợp với công trình có mặt bằng đủ rộng để chia các phân đoạnvới các dây chuyền sản xuất tương đối đồng nhất .Với các công trình có mặt bằng khó như công trình này thì việc tổ chức theo phương pháp thi công dây chuyền là không hợp lý . +)Phương pháp đồ mạng : Đây là phương pháp khá mới mẻ so với các phương pháp trên , trong đó các công việc được tổ chức trên cơ sở tính toán sơ đồ mạng .Từ quan hệ về mặt thời gian, không gian của các công việc, tính toán tìm ra được thời điểm bắt đầu, kết thúc một công việc, tìm ra được đường gang các công việc tiến hành liên tục . Tuy nhiên, nếu tổ chức theo phương pháp này ,với các công trình lớn và triển khai chi tiết các công việc thì khối lượng tính toán và thể hiện theo phương pháp này là tương đối lớn Hiện nay ,với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ tin học, người ta đã đưa vào tự động hoá thiết kế tiến độ thi công, phổ biến và nổi bật là phần mềm Microsoft project.Phương pháp có thể áp dụng với nhiều loại công trình khác nhau, các dạng mặt bằng công trình khác nhau và cho kết quả hợp lý. Với sự trợ giúp của máy tính điện tử ,công việc thiết kế trở nên nhẹ nhàng hơn .Ưu điểm nôỉ bật của phương pháp này là rất linh động ,có thể thay đổi dễ dàng các dữ liệu nhanh chóng cho ra kết quả mới ,linh động trong công tác tổ chức tiến độ thi công công trình . Từ một số phân tích trên đây,với công trình thiết kế có mặt bằng tương đối, em chọn phương pháp lập tiến độ dựa trên ứng dụng phần mềm Microsoft project với sự trợ giúp của máy tính điện tử . I. Tính toán chọn máy thi công. 1.1. Chọn cần trục tháp. - Cần trục được chọn hợp lý là đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thi công công trình, giá thành rẻ. - Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cần trục là : mặt bằng thi công, hình dáng kích thước công trình, khối lượng vận chuyển, giá thành thuê máy. Ta thấy rằng công trình có dạng hình chữ nhật, chiều dài gấp hơn ba lần chiều rộng ta chọn cần trục tháp đối trọng cao đứng tại chỗ và đặt giữa công trình. Tính toán khối lượng vận chuyển: Cần trục tháp chủ yếu phục vụ cho các công tác bê tông cột và lõi, cốt thép, ván khuôn. Xét trường hợp xấu nhất là cần trục phục vụ cho cả ba công tác trong cùng một ngày. - Khối lượng bê tông phục vụ lớn nhất trong một ca là 24,76 ứng với công tác đổ bê tông cột, lõi thang máy lớn nhất: 24,76. 2,5 = 61,9 (Tấn). - Khối lượng ván khuôn và dàn giáo cần phục vụ trong một ca: Vật liệu Đơn vị Kích thước Trọng lượng Khối lượng(tấn) Khối lượng 1 ca Ván khuôn dầm,sàn m3 2,371 7,8 18,5 Xà gồ m3 420´0,08´0,1x4 0.75 12,6 1,6 Cột chống+giáo Bộ 180 0,15 27 3,4 Vậy tổng khối lượng dàn giáo và ván khuôn là 18,5 + 1 + 1,6 + 3,4 = 24,5 tấn. Khối lượng cốt thép cần vận chuyển trong một ca là: 1,5 tấn. Như vậy tổng khối lượng cần vận chyển là : 61,9 + 24,5 + 1,5=91,4 (Tấn). Tính toán các thông số chọn cần trục : - Tính toán chiều cao nâng móc cẩu: Hyc = H0 + h1 + h2 + h3 Trong đó: H0 : Chiều cao nâng cẩu cần thiết. (Chiều cao từ mặt đất tự nhiên đến cao trình mái). H0 = 39,2 + 1,5 + = 40,7 (m). h1 : Khoảng cách an toàn, h1 = 0,5 á 1 m. h2 : Chiều cao nâng vật, h2 = 1,5 m. h3 : Chiều cao dụng cụ treo buộc, h3 = 1 m. Vậy chiều cao nâng cần thiết là : Hyc = 40,7 + 1 + 1,5 + 1 = 44,2(m). - Tính toán tầm với cần thiết: Ryc. Ryc = B : Bề rộng công trình. B = l + a + b + 2.bg. Trong đó : l : Chiều rộng cẩu lắp. l = 21,4 m. a : Khoảng cách giữa dàn giáo và công trình. a = 0,3 m. bg : Bề rộng giáo. bg = 1,2 m. b : Khoảng cách giữa giáo chống tới trục quay cần trục. b = 2,5 m. ị B = 21,4 + 0,3 + 2,5 + 2.1,2 = 26,6(m). L : Bề dài công trình. L = 35/2+ 0,3 + 1,2 = 19 (m). ị Ryc = = 32,68 (m). - Khối lượng một lần cẩu : Khối lượng thùng đổ bê tông thể tích 0,7 m3 là 1.85 tấn kể cả khối lượng bản thân của thùng. Qyc = 1,85 (T). Ta chọn loại cần trục tháp topkit FO/23b có các thông số sau đây: Các thông số Đơn vị tính Giá trị Chiều cao H m 49 Vận tốc nâng vật m/phút 25 Vận tốc xe m/phút 90 Chiều dài tay cần Rmax m 35 Trọng tải nhỏ nhất Q T 3,65 Trọng tải lớn nhất Q0 T 8 - Tính năng suất của cầu trục trong một ca. Năng suất của cầu trục được tính theo công thức: N = Q ´ nck ´ ktt ´ ktg Trong đó: nck: 3600 /tck là chu kỳ thực hiện trong 1 giờ. Q: Trọng tải của cần trục ở tầm với R ị Q = 1,85 (t) tck: là thời gian thực hiện một chu kỳ. Để đơn giản , ta tính Tck theo công thức sau: tck= 2´ tquay + tnâng + tha + tdỡ = 5 phút ị nck = 8. 60 / 5 = 96 lần / ca ktt = 0,6 - do nâng các loại cấu kiện khác nhau ktg = 0,85 - hệ số sử dụng thời gian N = 1,85 ´ 96 ´ 0,6 ´0,85 = 90,6 tấn /ca >N yêucầu Như vậy cần cẩu đủ khả năng làm việc . 1.2. Chọn thăng tải. Thăng tải được dùng để vận chuyển gạch, vữa, xi măng, .. phục vụ cho công tác hoàn thiện. Xác định nhu cầu vận chuyển : - Khối lượng tường trung bình một tầng:38,689 m3ịQt = 38,689.1,8=69,64 (T). - Khối lượng cần vận chuyển trong một ca : 69,64/8 = 8,71 (T). Khối lượng vữa trát cho một tầng : 936,06.0,015 = 14,04 m3. ị Qv = 14,04.1,6 = 22,47 (T). Khối lượng vữa trát cần vận chuyển trong một ca : 22,47/8 = 2,81 (T). Tổng khối lượng cần vận chuyển bằng vận thăng trong một ca : 8,71 + 2,81 = 11,52 (T). Chọn thăng tải TP-5 (X953), có các thông số kỹ thuật sau : + Chiều cao nâng tối đa : H = 50 m. + Vận tốc nâng : v = 0,7 m/s. + Sức nâng : 0,5 tấn. Năng suất của thăng tải : N = Q.n.8.kt. Trong đó : Q : Sức nâng của thăng tải. Q = 0,5 (T). kt : Hệ số sử dụng thời gian. Kt = 0,8. n : Chu kỳ làm việc trong một giờ. n = 60/T. T : Chu kỳ làm việc. T = T1 + T2. T1 : Thời gian nâng hạ. T1 = 2.11,52/0,7 = 32,91 (s). T2 : Thời gian chờ bốc xếp, vận chuyển cấu kiện vào vị trí. T2 = 4 (phút) = 240 (s) Do đó : T = T1 + T2 = 32,91 + 240 = 272,91 (s). N = 0,5.(3600/272,91).8.0,8 = 42,21 (T/ca). Vậy chọn 2 vận thăng 1 máy dùng để chở vật liệu và 1 máy dùng đáp ứng được nhu cầu vạn chuyển. 1.3. Chọn máy bơm bê tông. Khối lượng bê tông lớn nhất của dầm,sàn trong một tầng bơm bằng máy bơm là 126,987 m3. Chọn máy bơm S284A có năng suất lý thuyết là 40 m3/h, năng suất thực tế là 25m3/h. 1.4. Chọn máy đầm bê tông. 10.1.4.1. Chọn máy đầm dùi. Chọn máy đầm dùi phục vụ công tác bê tông cột, lõi, dầm. Khối lượng bê tông lớn nhất là 29,98 m3/ca ứng với công tác thi công bê tông cột và lõi,tường hầm. Chọn máy đầm hiệu U50, có các thông số kỹ thuật sau : + Đường kính thân đầm : d = 5 cm. + Thời gian đầm một chỗ : 30 (s). + Bán kính tác dụng của đầm : 30 cm. + Chiều dày lớp đầm : 30 cm. Năng suất đầm dùi được xác định : P = 2.k.r02.d.3600/(t1 + t2). Trong đó : P : Năng suất hữu ích của đầm. K : Hệ số, k = 0,7. r0 : Bán kính ảnh hưởng của đầm. r0 = 0,3 m. Chiều dày lớp bê tông mỗi đợt đầm. d = 0,3 m. t1 : Thời gian đầm một vị trí. t1 = 30 (s). t2 : Thời gian di chuyển đầm. t2 = 6 (s). ị P = 2.0,7.0,32.0,3.3600/(30 + 6) = 3,78 (m3/h). Năng suất làm việc trong một ca : N = kt.8.P = 0,7.8.3,78 = 21 (m3/h). Vậy ta chỉ cần một đầm dùi U50. Khối lượng bê tông lớn nhất khi thi công dầm là 32.22 m3/ca. Số lượng đầm cần là: 32,21/21 = 1,53 ị chọn 2 đầm cho công tác bê tông dầm sàn. 1.4.2. Chọn máy đầm bàn. Chọn máy đầm bàn phục vụ cho công tác thi công bê tông sàn. Khối lượng bê tông lớn nhất trong một ca là 62.64 m3 ứng với giai đoạn thi công bê tông dầm sàn. Chọn máy đầm U7, có các thông số kỹ thuật sau : + Thời gian đầm một chỗ : 50 (s). + Bán kính tác dụng của đầm : 20 á 30 cm. + Chiều dày lớp đầm : 10 á 30 cm. + Năng suất 5 á 7 m3/h, hay 28 á 39,2 m3/ca. Vậy ta chọn 2 máy đầm bàn U7 1.4.3. Chọn máy trộn vữa. Chọn máy trộn vữa phục vụ cho công tác xây và trát tường. - Khối lượng vữa xây cần trộn : Khối lượng tường xây một tầng lớn nhất là : 92,228 (m3) ứng với giai đoạn thi công tầng 1. Khối lượng vữa xây là : 92,228.0,3 = 27,68 (m3). Khối lượng vữa xây trong một ngày là : 27,68/8 = 3,46 (m3). - Khối lượng vữa trát cần trộn : Khối lượng vữa trát lớn nhất ứng với tầng 1 là : 1174.0,15 = 171,6 (m3). Khối lượng vữa trát trong một ngày là : 171,6/8 = 22,01 (m3). - Tổng khối lượng vữa cần trộn là : 3,46 + 22,01 = 25,47 (m3). Vậy ta chọn máy trộn vữa SB-97A, có các thông số kỹ thuật sau : + Thể tích thùng trộn : V = 325 (l). + Thể tích suất liệu : Vsl = 250 (l). + Năng suất 12,5 m3/h, hay 100 m3/ca. + Vận tốc quay thùng : v = 32 (vòng/phút). + Công suất động cơ : 5,5 KW. 2. Một số biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công . Trong mỗi phần công tác ta đều đề cập đến công tác an toàn lao động trong quá trình thi công công tác đó. ở phần này ta chỉ khái quát chung một số yêu cầu về an toàn lao động trong thi công. 2.1.Biện pháp an toàn khi thi công đổ bê tông: - Cần kiểm tra, neo chắc cần trục, thăng tải để đảm bảo độ ổn định, an toàn trong trường hợp bất lợi nhất : khi có gió lớn, bão, .. - Trước khi sử dụng cần trục, thăng tải, máy móc thi công cần phải kiểm tra, chạy thử để tránh sự cố xảy ra. - Trong quá trình máy hoạt động cần phải có cán bộ kỹ thuật, các bộ phận bảo vệ giám sát, theo dõi. - Bê tông, ván khuôn, cốt thép , giáo thi công, giáo hoàn thiện, cột chống, .. trước khi cẩu lên cao phải được buộc chắc chắn, gọn gàng. Trong khi cẩu không cho công nhân làm việc trong vùng nguy hiểm. - Khi công trình đã được thi công lên cao, cần phải có lưới an toàn chống vật rơi, có vải bạt bao che công trình để không làm mất vệ sinh các khu vực lân cận. - Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra, nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép, độ vững chắc của sàn công tác, lưới an toàn. 2.2.Biện pháp an toàn khi hoàn thiện: - Khi xây, trát tường ngoài phải trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn lao động cho công nhân làm việc trên cao, đồng thời phải khoanh vùng nguy hiểm phía dưới trong vùng đang thi công. - Dàn giáo thi công phải neo chắc chắn vào công trình, lan can cao ít nhất là 1,2 m; nếu cần phải buộc dây an toàn chạy theo chu vi công trình. - Không nên chất quá nhiều vật liệu lên sàn công tác, giáo thi công tránh sụp đổ do quá tải. 2.3.Biện pháp an toàn khi sử dụng máy: - Thường xuyên kiểm tra máy móc, hệ thống neo, phanh hãm dây cáp, dây cẩu. Không được cẩu quá tải trọng cho phép. - Các thiết bị điện phải có ghi chú cẩn thận, có vỏ bọc cách điện. - Trước khi sử dụng máy móc cần chạy không tải để kiểm tra khả năng làm việc. - Cần trục tháp, thăng tải phải được kiểm tra ổn định chống lật. - Công nhân khi sử dụng máy móc phải có ý thức bảo vệ máy. 2.4.Công tác vệ sinh môi trường : - Luôn cố gắng để công trường thi công gọn gàng, sạch sẽ, không gây tiếng ồn, bụi bặm quá mức cho phép. - Khi đổ bê tông, trước khi xe chở bê tông, máy bơm bê tông ra khỏi công trường cần được vệ sinh sạch sẽ tại vòi nước gần khu vực ra vào. - Nếu mặt bằng công trình lầy lội, có thể lát thép tấm để xe cộ, máy móc đi lại dễ dàng, không làm bẩn đường sá, bẩn công trường, .. II. Tính toán lập tổng mặt bằng thi công 1. Cơ sở và mục đích của việc lập tổng mặt bằng : Tổng mặt bằng thi công là mặt bằng tổng quát của khu vực công trình được xây dựng,ở đó ngoài mặt bằng công trình cần giải quyết vị trí các công trình tạm,kích thước kho bãi vật liệu,kho tàng,các máy móc phục vụ thi công.. 1.1.Cơ sở : -Căn cứ theo yêu cầu của tổ chức thi công tiến độ thực hiện công trình ta xác định nhu cầu về vật tư, nhân lực, nhu cầu phục vụ. -Căn cứ vào tình hình cung cấp vật tư thực tế. -Căn cứ tình hình thực tế và mặt bằng công trình ta bố trí các công trình phục vụ, kho bãi theo yêu cầu cần thiết để phục vụ công tác thi công. 1.2.Mục đích : -Tính toán lập tổng mặt bằng thi công để đảm bảo tính hợp lý trong công tác tổ chức, quản lý, thi công hợp lý trong dây chuyền sản xuất. Tránh hiện tượng chồng chéo khi thi công. -Đảm bảo tính ổn định và phù hợp trong công tác phục vụ cho thi công, tránh trường hợp lãng phí hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu. -Đảm bảo để các công trình tạm, các bãi vật liệu, cấu kiện, các máy móc thiết bị được sử dụng một cách tiện lợi nhất. -Đảm bảo để cự ly vận chuyển là ngắn nhất và số lần bốc dỡ là ít nhất. -Đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ. 2.Tính toán lập tổng mặt bằng : 2.1.Bố trí cần trục, máy và các thiết bị xây dựng trên công trường. Cần trục tháp. Ta chọn loại cần trục đứng cố định có đối trọng trên cao, cần trục đặt ở giữa công trình và có tầm hoạt động của tay cần bao quát toàn bộ công trình, khoảng cách từ trọng tâm cần trục tới mép ngoài của công trình được tính như sau: A = rc/2 + lAT + ldg (m) ở đây : rc : chiều rộng của chân đế cần trục rc=4,6 (m) lAT : khoảng cách an toàn = 1 (m) ldg : chiều rộng dàn giáo + khoảng không lưu để thi công ldg=1,2+0,5=1,7 (m) ị A = 4,6/2 + 1 +1,7 =5 (m) Thăng tải . Thăng tải dùng để vận chuyển các loại nguyên vận liệu có trọng lượng nhỏ và kích thước không lớn như: gạch xây, gạch ốp lát, vữa xây, trát, các thiết bị vệ sinh, thiết bị điện nước... Máy trộn vữa xây trát. Vữa xây trát do chuyên chở bằng thăng tải ta bố trí gần vận thăng. 2.2.Thiết kế kho bãi công trường. 2.2.1.Đặc điểm chung: Do đặc điểm công trình là thi công toàn khối, phần lớn công việc tiến hành tại công trường, đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu tại chỗ. Vì vậy việc lập kế hoạch cung cứng, tính dự trữ cho các loại nguyên vật liệu và thiết kế kho bãi cho các công trường có vai trò hết sức quan trọng. Do công trình sử dụng bê tông thương phẩm, nên ta không phải tính dự trữ xi măng, cát, sỏi cho công tác bê tông mà chủ yếu của công tác trát và công tác xây. Khối lượng dự trữ ở đây ta tính cho ngày tiêu thụ lớn nhất dựa vào biểu đồ tiến độ thi công và bảng khối lượng công tác. - Số ngày dự trữ vật liệu . T=t1+t2+t3+t4+t5 ³ [ tdt ]. + Khoảng thời gian giữa những lần nhận vật liệu: t1= 1 ngày + Khoảng thời gian nhận vật liệu và chuyển về công trường: t2= 1 ngày + Khoảng thời gian bốc dỡ tiếp nhận vật liệu: t3= 1 ngày + Thời gian thí nghiệm, phân loại vật liệu: t4= 1 ngày + Thời gian dự trữ tối thiểu để đề phòng bất trắc được tính theo tình hình thực tế ở công trường : t5= 1 ngày ị Số ngày dự trữ vật liệu : T=t1+t2+t3+t4+t5 = 5 ngày 2.2.2.Diện tích kho xi măng: Dựa vào công việc thực hiện được lập ở tiến độ thi công thì ngày thi công tốn nhiều xi măng nhất là ngày đổ bê tông cột tầng 1, còn bê tông đài, dầm sàn thì mua bê tông thương phẩm. Vậy xi măng cần dự trữ đủ một đợt bê tông cột là: XM=0,327.68,04= 22,25 (tấn) Ngoài ra luôn luôn phải có một lượng dự trữ để làm các công việc phụ (khoảng 5tấn) cho các công việc sau khi đổ bê tông. Vậy lượng xi măng dự trữ ở tại kho là: 22,25+5=27,25(Tấn) Với định mức sắp xếp vận liệu là 1,1T/m2 ta tính được diện tích kho: Chọn diện tích nhà kho chứa xi măng là 25(m2). 2.2.3. Diện tích kho thép: Kho thép phải chứa được 1 lượng thép đủ để gia công lắp đặt cho 1 tầng (cột, dầm sàn và cầu thang), ở đây tầng có lượng cốt thép lớn nhất là tầng 1 với tổng khối lượng là: 6,94+6,96=13,9(Tấn) Định mức sắp xếp vật liệu là 1,5T/m2, diện tích kho thép: Để tiện cho việc sắp xếp các cây thép theo chiều dài, ta chọn kích thước kho thép kết hợp với xưởng gia công thép là: F =16.4=64 (m2). 2.2.4. Kho chứa cốp pha: Lượng ván khuôn lớn nhất là ván khuôn cột ,sàn tầng 2 với diện tích: 310,08+1085=1395(m2) Với cốp pha định hình của hãng NITETSU có sườn cao 5,5 cm do đó thể tích chiếm chỗ của khối lượng cốp pha này là: 1395.0,055=77(m3) Định mức sắp xếp cốp pha trong kho bãi là 7m3/m2. Ta tính được diện tích: Chọn diện tích kho là 20m2 2.2.5.Bãi chứa cát vàng: Lượng cát dùng trong một ngày nhiều nhất là lượng cát dùng để đổ bê tông cột tầng 1. Khối lượng bê tông dùng để đổ trong một ngày là: Khối lượng cát vàng dùng trong một ngày: Vcát = 7,56.0,461=3,5(m3). Với định mức là 0,6m3/m2 ta tính được diện tích bãi chứa cát vàng dự trữ trong 5 ngày: Chọn diện tích bãi chứa cát vàng là 30m2. 2.2.6.Diện tích bãi chứa đá 2´4: Khối lượng đá sử dụng nhiều nhất là khối lượng đá dùng để đổ bê tông cột tầng 1, khối lượng đá dùng trong một ngày đổ bê tông được tính: 7,56.0,870=6,58 (m3) Định mức 2,5m3/m2 ị diện tích bãi chứa đá (dùng trong 5 ngày): Lấy diện tích bãi chứa đá 2´4 là 15m2. 2.2.7.Bãi chứa gạch: Theo định mức cần 550 viên gạch chỉ cho 1m3 tường xây . Khối lượng gạch xây cho tầng 1: 92,8.550=51040(viên). Định mức sắp xếp vật liệu 1100v/m2: Diện tích bãi chứa gạch(dự trữ trong 5 ngày): Chọn diện tích bãi chứa gạch là 25m2. 3.Thiết kế đường trong công trường: -Do đặc điểm công trường thi công trong thành phố, bị giới hạn mặt bằng ta chỉ thiết kế đường cho một làn xe với hai cổng ra và vào ở hai mặt đường đã có, có kết hợp thêm một đoạn đường cụt để ôtô chở bê tông thương phẩm lùi vào cho gọn, và để chở vật liệu vận chuyển ra thăng tải. -Thiết kế đường một làn xe theo tiêu chuẩn là: Trong mọi điều kiện đường một làn xe phải đảm bảo: Bề rộng mặt đường b = 4 m Bề rộng lề đường = 2x1 = 2 m Bề rộng nền đường tổng cộng là: 4 + 2 = 6( m) 4.Nhà tạm trên công trường. 4.1. Số CBCNV trên công trường. -Số công nhân làm việc trực tiếp ở công trường (nhóm A): Việc lấy công nhân nhóm A bằng Nmax, là số công nhân lớn nhất trên biểu đồ nhân lực, là không hợp lí vì biểu đồ nhân lực không điều hoà, số nhân lực này chỉ xuất hiện trong một thời gian không dài so với toàn bộ thời gian xây dựng. Vì vậy ta lấy A = Atb Trong đó Atb là quân số làm việc trực tiếp trung bình ở hiện trường được tính theo công thức: Ni - là số công nhân xuất hiện trong thời gian ti, Txd là thời gian xây dựng công trình Txd=363 ngày, S Ni.ti = 22012 (công) Vậy : (người) - Số công nhân gián tiếp ở các xưởng phụ trợ ( nhóm B ). B= 25%A = 0,25x61 = 15 (người) - Số cán bộ kỹ thuật (nhóm C). C= 5%(A+B) = 0,05(61+15) = 4 người - Nhân viên hành chính (nhóm D). D = 5%(A+B+C) = 0,05( 61 + 15 + 4 ) = 4 (người) - Số nhân viên phục vụ. E = 4%( A + B + C + D ) = 0,04( 61 + 15 + 4 + 4 ) = 4 (người) -Số lượng tổng cộng CBCNV trên công trường. G = 1,06( A + B + C + D + E ) = 1,06( 61 + 15 + 4 + 4 + 4 ) = 94 (người) 4.2.Nhà tạm. - Nhà cho cán bộ: 4 m2/ người S1= 4 . 4= 16 m2 - Nhà để xe: Sđx= 20 m2 - Nhà tắm : 2,5 m2/ 25 người S3=94. 2,5/ 25 = 9 m2 - Nhà bảo vệ: 2 m2/ người S4= 4. 2=8 m2 - Nhà vệ sinh: 2,5 m2/ 25 người. S5= 2,5/ 25.94= 9 m2 - Nhà làm việc: 4 m2/ người S6= 4. 4= 16 m2 -Nhà nghỉ tạm cho công nhân S7=24 (m2) 5.Cung cấp điện cho công trường. 5.1. Điện thi công: - Cần trục tháp P=36(KW) - Máy trộn bê tông (400lít) P = 2,8x2 = 4,1(KW) - Máy vận thăng (2 máy) P = 3,1x2 = 6,2(KW) - Máy đầm dùi (2 máy) P = 1x2 = 2,0(KW) - Máy đầm bàn (1 máy) P = 2,0(KW) - Máy cưa P = 3,0(KW) - Máy hàn P =3,0(KW) - Máy bơm nước P = 1,5(KW) 5.2. Điện sinh hoạt: Điện chiếu sáng các kho bãi, nhà chỉ huy, y tế, nhà bảo vệ công trình, điện bảo vệ ngoài nhà. a)Điện trong nhà: TT Nơi chiếu sáng Định mức (W/m2) Diện tích (m2) P (W) 1 Nhà chỉ huy-y tế 15 32 480 2 Nhà bảo vệ 15 8 120 3 Nhà nghỉ của công nhân 15 24 360 4 Nhà vệ sinh 3 9 27 b)Điện bảo vệ ngoài nhà: TT Nơi chiếu sáng P(W) 1 Đường chính 6 x 100 = 600W 2 Bãi gia công 2 x 75 = 150W 3 Các kho, lán trại 6 x 75 = 450W 4 Bốn góc tổng mặt bằng 4 x 500 = 2.000W 5 Đèn bảo vệ các góc công trình 6 x 75 = 450W 5.3.Tính công suất của máy biến thế: Tổng công suất dùng: P = Trong đó: 1,1: là hệ số tính đến hao hụt điện áp trong toàn mạng. cos: Hệ số công suất thiết kế của thiết bị (lấy = 0,75) K1, K2, K3: Hệ số sử dụng điện không điều hoà. ( K1 = 0,7 ; K2 = 0,8 ; K3 = 1,0 ) là tổng công suất các nơi tiêu thụ. ị Ptt = Công suất cần thiết của trạm biến thế: S = Nguồn điện cung cấp cho công trường lấy từ nguồn điện quốc gia đang tải trên lưới cho thành phố. 5.4.Tính dây dẫn: -Xác định vị trí máy biến áp và bố trí đường dây. Mạng điện động lực được thiết kế theo mạch hở để tiết kiệm dây dẫn. Từ trạm biến áp dùng dây cáp để phân phối điện tới các phụ tải động lực, cần trục tháp, máy trộn vữa... Mỗi phụ tải được cấp một bảng điện có cầu dao và rơle bảo vệ riêng. Mạng điện phục vụ sinh hoạt cho các nhà làm việc và chiếu sáng được thiết kế theo mạch vòng kín và dây điện là dây bọc căng trên các cột gỗ (Sơ đồ cụ thể trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công). -Chọn dây dẫn (giả thiết có l= 300 m). + Kiển tra theo độ bền cơ học: It= = = 130 A Chọn dây cáp loại có bốn lõi dây đồng. Mỗi dây có S= 50 mm2 và [I]= 335 A > It + Kiểm tra theo độ sụt điện áp: Tra bảng có C= 83. DU% = = = 4,22% < [DU]= 5% Như vậy dây chọn thoả mãn tất cả các điều kiện. Dây có vỏ bọc PVC và phải căng cao 5m được mắc trên các sứ cách điện.Với đường dây đi qua các khu máy móc thi công thì đi trong cáp ngầm dưới đất để tránh va quệt gây nguy hiểm cho công trình. 6.Cung cấp nước cho công trường. 6.1.Tính lưu lượng nước trên công trường -Nước dùng cho nhu cầu trên công trường bao gồm: -Nước phục vụ cho sản xuất . -Nước phục vụ sinh hoạt ở hiện trường. -Nước phục vụ sinh hoạt ở khu nhà ở. -Nước cứu hoả. a)Nước phục vụ cho sản xuất (Q1) Bao gồm nước phục vụ cho các quá trình thi công ở hiện trường như rửa đá, sỏi, trộn vữa xây, trát, bảo dưỡng bê tông,và nước cung cấp cho các xưởng sản xuất và phụ trợ như trạm trộn động lực, các xưởng gia công. Lưu lượng nước phục vụ sản xuất tính theo công thức: n: Số nơi dùng nước ta lấy n=2. Ai: Lưu lượng tiêu chuẩn cho một điểm sản xuất dùng nước (l/ngày), ta tạm lấy SA = 2000 l/ca( phục vụ trạm trộn vữa xây, vữa trát, vữa lát nền, trạm xe ôtô) kg =2 là hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ 1,2 -là hệ số kể đến lượng nước cần dùng chưa tính đến, hoặc sẽ phát sinh ở công trường b)Nước phục vụ sinh hoạt ở hiện trường (Q2) Gồm nước phục vụ cho tắm rửa, ăn uống. N: số công nhân lớn nhất trong một ca, theo biểu đồ nhân lực N = 85 người B:lưu lượng nước tiêu chuẩn dùng cho công nhân sinh hoạt ở công trường B=15á20 l/người kg: hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ (kg=1,8á2) c)Nước phục vụ sinh hoạt ở khu nhà ở (Q3) ở đây: Nc - là số người ở khu nhà ở Nc = A+B+C+D = 84 người C - tiêu chuẩn dùng nước cho các nhu cầu của dân cư trong khu ở C = (40á60l/ngày) kg - hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ (kg=1,5á1,8) kng – hệ số sử dụng không điều hoà trong ngày (kng=1,4á1,5) d)Nước cứu hỏa (Q4) Được tính bằng phương pháp tra bảng, ta lấy Q4 = 10l/s Lưu lượng tổng cộng ở công trường theo tính toán: Qt = 70% (Q1 + Q2 + Q3) + Q4 (l/s) (Vì Q1 + Q2 + Q3 < Q4) Vậy lưư lượng tổng cộng là: Qt = 70% (0,17+0,011+0,5) + 10 =10,48 (l/s) 6.2.Thiết kế đường kính ống cung cấp nước Đường kính ống xác định theo công thức: Trong đó: Dij - đường kính ống của một đoạn mạch (m) Qij - lưu lượng nước tính toán của một đoạn mạch (l/s) V - tốc độ nước chảy trong ống (m/s) 000 - đổi từ m3 ra lít. -Chọn đường kính ống chính: Q = 10,91 (l/s) V = 1 (m/s) Chọn đường kính ống chính F150 -Chọn đường kính ống nước sản xuất: Q1 = 0,17 (l/s) V = 0,6 (m/s) Vì F<100 Chọn đường kính ống F40 -Chọn đường kính ống nước sinh hoạt ở hiện trường: Q2 = 0,011 (l/s) V = 0,6 (m/s) Vì F<100 Chọn đường kính ống F30 -Chọn đường kính ống nước sinh hoạt ở khu nhà ở: Q3 =0,5 (l/s) V = 0,6 (m/s) Vì F<100 Chọn đường kính ống F50 -Chọn đường kính ống nước cứu hoả: Q1 = 10 (l/s) V = 1,2 (m/s) Vì F>100 Chọn đường kính ống F110 Ngoài ra trên mặt bằng ta bố trí thêm các bể nước phục vụ. CHƯƠNG III. An toàn lao động 1. An toàn lao động khi thi công cọc nhồi : -Khi thi công cọc nhồi cần phải huấn luyện công nhân, trang bị bảo hộ, kiểm tra an toàn các thiết bị phục vụ. -Chấp hành nghiêm chỉnh ngặt quy định an toàn lao động về sử dụng, vận hành máy khoan cọc,động cơ điện, cần cẩu, máy hàn điện các hệ tời, cáp, ròng rọc. -Các khối đối trọng phải được chồng xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định. Không được để khối đối trọng nghiêng, rơi, đổ trong quá trình thử cọc. -Phải chấp hành nghiêm ngặt quy chế an toàn lao động ở trên cao: Phải có dây an toàn, thang sắt lên xuống.... 2. An toàn lao động trong thi công đào đất: 2.1.Đào đất bằng máy đào gầu nghịch : -Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trên mái dốc tự nhiên, cũng như 0trong phạm vi hoạt động của máy khu vực này phải có biển báo. -Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải. -Không được thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay cần. Cấm hãm phanh đột ngột. -Thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp, không được dùng dây cáp đã nối. -Trong mọi trường hợp khoảng cách giữa ca bin máy và thành hố đào phải >1m. -Khi đổ đất vào thùng xe ô tô phải quay gầu qua phía sau thùng xe và dừng gầu ở giữa thùng xe. Sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất. 2.2.Đào đất bằng thủ công : -Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành. -Đào đất hố móng sau mỗi trận mưa phải rắc cát vào bậc lên xuống tránh trượt, ngã. -Trong khu vực đang đào đất nên có nhiều người cùng làm việc phải bố trí khoảng cách giữa người này và người kia đảm bảo an toàn. -Cấm bố trí người làm việc trên miệng hố đào trong khi đang có người làm việc ở bên dưới hố đào cùng 1khoang mà đất có thể rơi, lở xuống người ở bên dưới. 3. An toàn lao động trong công tác bê tông : 3.1.Dựng lắp, tháo dỡ dàn giáo: -Không được sử dụng dàn giáo: Có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận: móc neo, giằng .... -Khe hở giữa sàn công tác và tường công trình >0,05 m khi xây và 0,2 m khi trát. -Các cột dàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định. -Cấm xếp tải lên giàn giáo, nơi ngoài những vị trí đã qui định. -Khi dàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. -Khi dàn giáo cao hơn 12 m phải làm cầu thang. Độ dốc của cầu thang < 60o -Lổ hổng ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở 3 phía. -Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận kết cấu của dàn giáo, giá đỡ, để kịp thời phát hiện tình trạng hư hỏng của dàn giáo để có biện pháp sửa chữa kịp thời. -Khi tháo dỡ dàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm người qua lại. Cấm tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật đổ. -Không dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo và khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên. 3.2.Công tác gia công, lắp dựng coffa : -Coffa dùng để đỡ kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt. -Coffa ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp phải tránh va chạm vào các bộ kết cấu đã lắp trước. -Không được để trên coffa những thiết bị vật liệu không có trong thiết kế, kể cả không cho những người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng trên coffa. -Cấm đặt và chất xếp các tấm coffa các bộ phận của coffa lên chiếu nghỉ cầu thang, lên ban công, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình. Khi chưa giằng kéo chúng. -Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra coffa, nếu có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn, biển báo. 3.3.Công tác gia công lắp dựng cốt thép : -Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo. -Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m. -Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1,0 m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định. -Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn. -Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân. -Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẩu ngắn hơn 30cm. -Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chẽ qui định của quy phạm. -Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay. -Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây điện. 3.4.Đổ và đầm bê tông: -Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt coffa, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ sau khi đã có văn bản xác nhận. -Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biến cấm. Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó. -Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông.Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh máy, vòi bơm đổ bê tông phải có găng, ủng. -Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần: +Nối đất với vỏ đầm rung +Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm +Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc +Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút. +Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác. 3.5.Bảo dưỡng bê tông: -Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng dàn giáo, không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh coffa, không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng. -Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng. 3.6.Tháo dỡ coffa : -Chỉ được tháo dỡ coffa sau khi bê tông đã đạt cường độ qui định theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công. -Khi tháo dỡ coffa phải tháo theo trình tự hợp lý phải có biện pháp đề phòng coffa rơi, hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo coffa phải có rào ngăn và biển báo. -Trước khi tháo coffa phải thu gọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ phận công trình sắp tháo coffa. -Khi tháo coffa phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết. -Sau khi tháo coffa phải che chắn các lỗ hổng của công trình không được để coffa đã tháo lên sàn công tác hoặc ném coffa từ trên xuống, coffa sau khi tháo phải được để vào nơi qui định. -Tháo dỡ coffa đối với những khoang đổ bê tông cốt thép có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời. 4. Công tác làm mái : -Chỉ cho phép công nhân làm các công việc trên mái sau khi cán bộ kỹ thuật đã kiểm tra tình trạng kết cấu chịu lực của mái và các phương tiện bảo đảm an toàn khác. -Chỉ cho phép để vật liệu trên mái ở những vị trí thiết kế qui định. -Khi để các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có biện pháp chống lăn, trượt theo mái dốc. -Khi xây tường chắn mái, làm máng nước cần phải có dàn giáo và lưới bảo hiểm. -Trong phạm vi đang có người làm việc trên mái phải có rào ngăn và biển cấm bên dưới để tránh dụng cụ và vật liệu rơi vào người qua lại. Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra mép ngoài của mái theo hình chiếu bằng với khoảng > 3m. 5. Công tác xây và hoàn thiện : 5.1.Xây tường: -Kiểm tra tình trạng của dàn giáo giá đỡ phục vụ cho công tác xây, kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác. -Khi xây đến độ cao cách nền hoặc sàn nhà 1,5 m thì phải bắc dàn giáo, giá đỡ. -Chuyển vật liệu (gạch, vữa) lên sàn công tác ở độ cao trên 2m phải dùng các thiết bị vận chuyển. Bàn nâng gạch phải có thanh chắc chắn, đảm bảo không rơi đổ khi nâng, cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2m. -Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5m nếu độ cao xây 7,0m. Phải che chắn những lỗ tường ở tầng 2 trở lên nếu người có thể lọt qua được. -Không được phép : +Đứng ở bờ tường để xây +Đi lại trên bờ tường +Đứng trên mái hắt để xây +Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống +Để dụng cụ hoặc vật liệu lên bờ tường đang xây -Khi xây nếu gặp mưa gió (cấp 6 trở lên) phải che đậy chống đỡ khối xây cẩn thận để khỏi bị xói lở hoặc sập đổ, đồng thời mọi người phải đến nơi ẩn nấp an toàn. -Khi xây xong tường biên về mùa mưa bão phải che chắn ngay. 5.2.Công tác hoàn thiện : -Sử dụng dàn giáo, sàn công tác làm công tác hoàn thiện phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Không được phép dùng thang để làm công tác hoàn thiện ở trên cao. -Cán bộ thi công phải đảm bảo việc ngắt điện hoàn thiện khi chuẩn bị trát, sơn,... lên trên bề mặt của hệ thống điện. * Trát : -Trát trong, ngoài công trình cần sử dụng dàn giáo theo quy định của quy phạm, đảm bảo ổn định, vững chắc. -Cấm dùng chất độc hại để làm vữa trát màu. -Đưa vữa lên sàn tầng trên cao hơn 5m phải dùng thiết bị vận chuyển lên cao hợp lý. -Thùng, xô cũng như các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt. Khi xong việc phải cọ rửa sạch sẽ và thu gọn vào 1 chỗ. * Quét vôi, sơn: -Dàn giáo phục vụ phải đảm bảo yêu cầu của quy phạm chỉ được dùng thang tựa để quét vôi, sơn trên 1 diện tích nhỏ ở độ cao cách mặt nền nhà (sàn) <5m -Khi sơn trong nhà hoặc dùng các loại sơn có chứa chất độc hại phải trang bị cho công nhân mặt nạ phòng độc, trước khi bắt đầu làm việc khoảng 1h phải mở tất cả các cửa và các thiết bị thông gió của phòng đó. -Khi sơn, công nhân không được làm việc quá 2 giờ. -Cấm người vào trong buồng đã quét sơn, vôi, có pha chất độc hại chưa khô và chưa được thông gió tốt. -Để đảm bảo vệ sinh môi trường phải căng lưới an toàn và chống bụi xung quanh công trường. Trên đây là những yêu cầu của quy phạm an toàn trong xây dựng. Khi thi công các công trình cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trên 10.3. Tổng mặt bằng thi công 10.3.1. Phân tích đặc điểm mặt bằng xây dựng : - Công trình xây dựng trên mặt bằng có mối liên hệ với các công trình lân cận, do vậy phải bố trí các công trình phụ trợ, tạm thời một cách hợp lý để không ảnh hưởng tới các công trình lân cận đó. - Gần trục đường giao thông thành phố, lối vào công trình rộng, đường tạm đã có sẵn . - Điện nước có thể lấy trực tiếp từ mạng lưới điện nước của thành phố . 10.3.2. Tính toán tổng mặt bằng thi công : 10.3.2.1. Diện tích kho bãi : - Diện tích kho bãi tính theo công thức sau : S = F .a = qdt .a q = qsdngày(max).tdt .a q (m2) Trong đó : - F : diện tích cần thiết để xếp vật liệu (m2). - a : hệ số sử dụng mặt bằng, phụ thuộc loại vật liệu chứa . - qdt : lượng vật liệu cần dự trữ . - q : lượng vật liệu cho phép chứa trên 1m2. - qsdngày(max): lượng vật liệu sử dụng lớn nhất trong một ngày. - tdt : thời gian dự trữ vật liệu . - Ta có : tdt = t1+ t2+ t3+ t4+ t5. Với : - t1=1 ngày : thời gian giữa các lần nhận vật liệu theo kế hoạch. - t2=1 ngày : thời gian vận chuyển vật liệu từ nơi nhận đến CT. - t3=1 ngày : thời gian tiếp nhận, bốc dỡ vật liệu trên CT. - t4=1 ngày: thời gian phân loại, thí nghiệm VL, chuẩn bị cấp phối. - t5=2 ngày : thời gian dự trữ tối thiểu, đề phòng bất trắc . Vậy tdt = 1+1+1+1+2= 6 ngày . - Công tác bêtông dầm sàn: sử dụng bêtông thương phẩm nên bỏ qua diện tích kho bãi chứa cát , đá , sỏi , xi măng , phục vụ cho công tác này . - Tính toán lán trại cho các công tác còn lại . + Vữa xây trát . + Bê tông cột, lót . + Cốp pha , xà gồ , cột chống . + Cốt thép . + Gạch xây, lát . Stt Tên công việc KL M3 Ximăng Cát Đá, Gạch ĐM kg/m3 NC Tấn ĐM m3 NC m3 ĐM m3 NC m3 1 Bêtông cột 12,85 405 5,204 0,444 5,71 0,865 11,11 2 Vữa xây tường 9,1 213 1,938 1,15 10,5 - 21,2 3 Vữa trát tường 7,45 225 1,676 1,1 8,2 4 Vữa lát nền 1,7 116 0,197 1,19 2,02 - 1,7 Bảng diện tích kho bãi : STT Vật liệu Đơnvị KL VL/m2 Loại kho a Diện tích kho ( m2) 1 Cát m3 26,43 2 Lộ thiên 1,2 95,15 2 Ximăng Tấn 9,06 4,3 Kho kín 1,5 19 3 Gạch xây m3 21,2 1,3 Lộ thiên 1,3 127 4 Gạch lát m3 1,7 0,67 Lộ thiên 1,3 20 5 Ván khuôn m3 11,45 2,5 Kho kín 1,5 41 6 Cốt thép Tấn 5,51 4 Kho kín 1,5 12,4 III. Tính toán lán trại công trường : 3.1. Dân số trên công trường : - Dân số trên công trường : N = 1,06.( A+B+C+D+E) Trong đó : + A: nhóm công nhân xây dựng cơ bản, tính theo phần trăm số CN có mặt đông nhất trong ngày theo biểu đồ nhân lực. A = Ntb = 105 (người). + B : Số công nhân làm việc tại các xưởng gia công : B = 20%. A = 21 (người). + C : Nhóm người ở bộ phận chỉ huy và kỹ thuật : C = 4á8 %. (A+B) . Lấy C = 5 %. (A+B) = 6 (người). + D : Nhóm người phục vụ ở bộ phận hành chính : D = 5á6 % (A+B+C) . Lấy D = 5 %. (A+B+C) = 7 (người). + E : Cán bộ làm công tác ytế , bảo vệ , thủ kho : E = 5 %. (A+B+C+D) = 7 (người). Vậy tổng dân số trên công trường : N = 1,06. ( 105 + 21 +6+7+7 ) = 146(người). 3.2. Diện tích lán trại , nhà tạm : - Giả thiết có 30% công nhân nội trú tại công trường . - Diện tích nhà ở tạm thời : S1 = 30%. 146. 2,5 = 110 (m2). - Diện tích nhà làm việc cán bộ chỉ huy công trường : S2 = 6.4 = 24 (m2). - Diện tích nhà làm việc nhân viên hành chính : S3 = 7.4 = 28 (m2). - Diện tích nhà ăn : S4 = 30% . 146 . 1 = 44 (m2). - Diện tích khu vệ sinh , nhà tắm : S5 = 20 m2. - Diện tích trạm y tế : S6 = 25 m2. - Diện tích phòng bảo vệ : S7 = 15 m2. IV. Tính toán Điện nước phục vụ công trình 4.1. Tính toán cấp điện cho công trình : a. Công thức tính công suất điện năng : P = a . [ ồ k1.P1/ cosj + ồ k2.P2+ồ k3.P3 +ồ k4.P4 ] Trong đó : + a = 1,1 : hệ số kể đến hao hụt công suất trên toàn mạch. + cosj = 0,75 : hệ số công suất trong mạng điện + P1, P2, P3, P4 : lần lượt là công suất các loại động cơ , công suất máy gia công sử dụng điện 1 chiều , công suất điện thắp sáng trong nhà và công suất điện thắp sáng ngoài trời . + k1, k2, k3, k4 : hệ số kể đến việc sử dụng điện không đồng thời cho từng loại . - k1 = 0,75 : đối với động cơ . - k2 = 0,75 : đối với máy hàn cắt . - k3 = 0,8 : điện thắp sáng trong nhà . - k4 = 1 : điện thắp sáng ngoài nhà . -Bảng thống kê sử dụng điện : Pi Điểm tiêu thụ Công suất định mức Klượng Phục vụ Nhu cầu dùng điện KW Tổng nhu cầu KW P1 Cần trục tháp 62 KW 1máy 62 Thăng tải 2,2 KW 2máy 4,4 Máy trộn vữa 5,5 KW 1máy 5.5 75.9 Đầm dùi 1 KW 2máy 2 Đầm bàn 1 KW 2máy 2 P2 Máy hàn 18,5 KW 1máy 18,5 Máy cắt 1,5 KW 1máy 1,5 22,2 Máy uốn 2,2 KW 1máy 2,2 P3 Điện sinh hoạt 13 W/ m2 275 m2 3,575 Nhà làm việc,bảovệ 13 W/ m2 150 m2 1,95 Nhà ăn , trạm ytế 13 W/ m2 85 m2 1,105 7,36 Nhà tắm,vệ sinh 10 W/ m2 30 m2 0,3 Kho chứa VL 6 W/ m2 72,4 m2 0,434 P4 Đường đi lại 5 KW/km 200 m 1 6,76 Địa điểm thi công 2,4W/ m2 1044 m2 5,76 Vậy : P = 1,1. ( 0,75. 75.9 / 0,75 + 0,75 . 22,2 + 0,8 . 7,36 + 1. 6,76 ) = 140 KW b. Thiết kế mạng lưới điện : + Chọn vị trí góc ít người qua lại trên công trường đặt trạm biến thế . + Mạng lưới điện sử dụng bằng dây cáp bọc, nằm phía ngoài đường giao thông xung quanh công trình. Điện sử dụng 3 pha, 3 dây. Tại các vị trí dây dẫn cắt đường giao thông bố trí dây dẫn trong ống nhựa chôn sâu 1,5 m. - Chọn máy biến thế BT- 180 /6 có công suất danh hiệu 180 KWA. + Tính toán tiết diện dây dẫn : - Đảm bảo độ sụt điện áp cho phép . - Đảm bảo cường độ dòng điện . - Đảm bảo độ bền của dây. Tiến hành tính toán tiết diện dây dẫn theo độ sụt cho phép sau đó kiểm tra theo 2 điều kiện còn lại . +Tiết diện dây : S = 100. ồ P.l k. Ud2. [ DU] Trong đó : k = 57 : điện trở dây đồng . Ud = 380 V : Điện áp dây ( Upha= 220 V ) [ DU] : Độ sụt điện áp cho phép [ DU] = 2,5 (%) ồ P.l : tổng mô men tải cho các đoạn dây . + Tổng chiều dài dây dẫn chạy xung quanh công trình L =130 m. + Điện áp trên 1m dài dây : q = P/ L = 140 / 150 = 1,077 ( KW/ m ) Vậy : ồ P.l = q.L2/ 2 = 9100 ( KW.m) S = 100. ồ P.l k. Ud2. [ DU] = 100. 9100.103 57. 3802. 2,5 = 44,22 (mm2) ị chọn dây đồng tiết diện 50 mm2 , cường độ cho phép [ I ] = 335 A. Kiểm tra : I = P 1,73.Ud .cosj = 140. 103 1,73.380 . 0,75 = 283 A< [ I ] Vậy dây dẫn đủ khả năng chịu tải dòng điện . 4.2. Tính toán cấp nước cho công trình : a. Lưu lượng nước tổng cộng dùng cho công trình : Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 Trong đó : + Q1 : lưu lượng nước sản xuất : Q1 = ồ Si. Ai . kg / 3600.n (lít /s) - Si : khối lượng công việc ở các trạm sản xuất . - Ai : định mức sử dụng nước tính theo đơn vị sử dụng nước . - kg : hệ số sử dụng nước không điều hòa . Lấy kg = 1,5. - n : số giờ sử dụng nước ngoài công trình, tính cho một ca làm việc, n= 8h . Bảng tính toán lượng nước phục vụ cho sản xuất : Dạng công tác Khối lượng Tiêu chuẩn dùng nước QSX(i) ( lít / s) Q1 ( lít / s) Trộn vữa xây 9,1 m3 260 l/ m3 vữa 0,123 Trộn vữa trát 7,45 m3 300 l/ m3 vữa 0,116 0,498 Bảo dưỡngBT 112,74 m2 1,5 l/ m2 sàn 0,0088 Công tác khác 0,25 + Q2 : lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt trên công trường : Q2 = N . B . kg / 3600.n Trong đó : - N : Phần trăm số công nhân vào thời điểm cao nhất có mặt tại công trường . Theo biểu đồ tiến độ N = 105 người . - B : lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 công nhân ở công trường. B = 15 l / người . - kg : hệ số sử dụng nước không điều hòa . kg = 2,5. Vậy : Q2 = 105. 13.2,5/ 3600. 8 = 0,118( l/s) + Q3 : lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt ở lán trại : Q3 = N . B . kg . kng / 3600.n Trong đó : - N : số người nội trú tại công trường = 30% tổng dân số trên công trường Như đã tính toán ở phần trước : tổng dân số trên công trường 367 (người). ị N = 30% . 105= 32 (người). - B : lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 người ở lán trại : B = 25 l / người . - kg : hệ số sử dụng nước không điều hòa . kg = 2,5. - kng : hệ số xét đến sự không điều hòa người trong ngày. kng = 1,5. Vậy : Q3 = 32 . 25 . 2,5 . 1,5 / 3600. 8 = 0,103 ( l/s) + Q4 : lưu lượng nước dùng cho cứu hỏa : Q4 = 3 ( l/s). -Như vậy : tổng lưu lượng nước : Q = Q1+ Q2+ Q3+ Q4 = 0,498 + 0,118 + 0,103 + 3 = 3,72 ( l/s) . b. Thiết kế mạng lưới đường ống dẫn : -Đường kính ống dẫn tính theo công thức : D === 0,0503 (m) = 50,3 (mm) Vậy chọn đường ống chính có đường kính D = 60 mm. - Mạng lưới đường ống phụ : dùng loại ống có đường kính D = 30 mm. - Nước lấy từ mạng lưới thành phố, đủ điều kiện cung cấp cho công trình . V. Bố trí tổng mặt bằng thi công : 5.1. Nguyên tắc bố trí : - Tổng chi phí là nhỏ nhất . - Tổng mặt bằng phải đảm bảo các yêu cầu . + Đảm bảo an toàn lao động . + An toàn phòng chống cháy, nổ . + Điều kiện vệ sinh môi trường . - Thuận lợi cho quá trình thi công . - Tiết kiệm diện tích mặt bằng . 5.2. Tổng mặt bằng thi công : a. Đường xá công trình : - Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình vận chuyển , vị trí đường tạm trong công trường không cản trở công việc thi công , đường tạm dẫn đến các kho bãi chứa vật liệu. Trục đường tạm cách mép công trình khoảng 6 m. + Mạng lưới cấp điện : - Bố trí đường dây điện dọc theo các biên công trình, sau đó có đường dẫn đến các vị trí tiêu thụ điện. Như vậy, chiều dài đường dây ngắn hơn và cũng ít cắt các đường giao thông . + Mạng lưới cấp nước : - Dùng sơ đồ mạng nhánh cụt, có xây một số bể chứa tạm đề phòng mất nước . Như vậy thì chiều dài đường ống ngắn nhất và nước mạnh . b. Bố trí kho , bãi: - Bố trí kho bãi cần gần đường tạm, cuối hướng gió, dễ quan sát và quản lý. - Những cấu kiện cồng kềnh ( Ván khuôn , thép ) không cần xây tường mà chỉ cần làm mái bao che. - Những vật liệu như ximăng, chất phụ gia, sơn, vôi ... cần bố trí trong kho khô ráo . - Bãi để vật liệu khác : gạch, đá, cát cần che, chặn để không bị dính tạp chất , không bị cuốn trôi khi có mưa . c. Bố trí lán trại , nhà tạm : - Nhà tạm để ở : bố trí đầu hướng gió, nhà làm việc bố trí gần cổng ra vào công trường để tiện giao dịch . - Nhà bếp ,vệ sinh : bố trí cuối hướng gió . Dàn giáo cho công tác xây: - Dàn giáo là công cụ quan trọng trong lao động của người công nhân. Vậy cần phải hết sức quan tâm tới vấn đề này. Dàn giáo có các yêu cầu sau đây : + Phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định, có tính linh hoạt, chịu hoạt tải do vật liệu và sự đi lại của công nhân. + Công trình sử dụng dàn giáo định hình, dàn giáo được di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác vào cuối các đợt, ca làm việc. Loại dàn giáo này đảm bảo chịu được các tải trọng của công tác xây và an toàn khi thi công ở trên cao. - Người thợ làm việc phải làm ở trên cao cần được phổ biến và nhắc nhở về an toàn lao động trước khi tham gia thi công. - Trước khi làm việc cần phải kiểm tra độ an toàn của dàn giáo, không chất qúa tải lên dàn giáo. - Trong khi xây phải bố trí vật liệu gọn gàng và khi xây xong ta phải thu dọn toàn bộ vật liệu thừa như: gạch, vữa... đưa xuống và để vào nơi quy định. Tuy nhiên các tính toán trên chỉ là lý thuyết, thực tế áp dụng vào công trường là khó vì diện tích thi công bị hạn chế bởi các công trình xung quanh, tiền đầu tư cho xây dựng lán trại tạm đã được nhà nước giảm xuống đáng kể. Do đó thực tế hiện nay ở các công trường, người ta hạn chế xây dựng nhà tạm. Chỉ xây dựng những khu cần thiết cho công tác thi công. Biện pháp để giảm diện tích lán trại tạm là sử dụng nhân lực địa phương. Mặt khác với các kho bãi cũng vậy: cần tiện thể lợi dụng các kho, công trình cũ, cũng có thể xây dựng công trình lên một vài tầng, sau đó dọn vệ sinh cho các tầng dưới để làm nơi chứa đồ, nghỉ ngơi cho công nhân. Với các công tác sau có thể sử dụng kho bãi của công tác trước. Ví dụ như công tác lắp kính ngoài thực tế thi công sau các công tác ván khuôn, cốt thép, xây. Do đó diện tích kho chứa kính có thể dùng ngay kho chứa xi măng, thép ( lúc này đã trống) để chứa. Tóm lại như ta đã trình bày ở trước: tổng bình đồ công trình được xác lập thực tế qua chính thực tế của công trình. Tuy nhiên, những tính toán trên là căn cứ cơ bản để có thể từ đó bố trí cho hợp lý. VI. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 6.1. Kỹ thuật an toàn trong thi công. An toàn lao động là vấn đề rất quan trọng trong thi công. Nếu để mất an toàn sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về con người, tài sản, làm mất uy tín của công ty, cũng như làm chậm tiến độ sản xuất. Từ đặc điểm của công trình: có thời gian thi công lâu dài, khối lượng thi công lớn, thi công trên cao, do đó các vấn đề an toàn lao động phải được đưa thành nội quy để phổ biến cho toàn bộ cán bộ, công nhân trên công trường. Đề cập vấn đề an toàn lao động cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây: Trước khi thi công phần ngầm phải xem xét có các kiến trúc ngầm (đường ngầm, cống ngầm, dây điện ngầm....) hay không, nếu có tuỳ thuộc vào việc bảo quản hay dỡ bỏ mà có thể có biện pháp cụ thể. Những khu vực có hố móng cần có đèn báo hiệu ban đêm và rào chắn ban ngày. Để đảm bảo không bị sập thành hố cần đào đúng taluy, không đi lại trên thành taluy, không chất vật liệu ngay sát mép hố. Khi thi công phần thân: sàn công tác phải được kiểm tra chắc chắn và thường xuyên, nếu thấy có hư hỏng phải lập tức sửa chữa ngay. Khi thi công trên cao, công nhân phải có sức khoẻ tốt, có dây, mũ an toàn. Sử dụng công nhân vào đúng nghề, có trình độ, có kinh nghiệm. Với công tác ván khuôn: khi lắp dựng ván khuôn, công nhân phải được thao tác trên sàn công tác chắc chắn, có thành bảo vệ, có dây an toàn. Khi tháo ván khuôn cần tuyệt đối tháo theo đúng quy định, không để ván khuôn nơi tự do có thể làm hỏng ván khuôn cũng như gây tai nạn. Với công tác cốt thép: khu vực kéo thẳng, đánh gỉ phải có rào chắn, công nhân làm việc phải có găng tay, kính mắt, mũ bảo hiểm. Không nên cắt các đoạn cốt thép ngắn hơn 20 (cm) bằng máy vì sẽ gây văng ra nguy hiểm. Khi treo buộc cẩu lắp phải được bó buộc chắc chắn. Công tác bê tông: trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra lại tất cả thiết bị an toàn, kiểm tra chất lượng sàn công tác. Không cho những công nhân thiếu kinh nghiệm sử dụng các máy móc có sử dụng điện (máy đầm, hàn). Hệ thống điện cần được bảo vệ chắc chắn, chống rò rỉ: ở bên dưới công trình cho qua dây cáp có vỏ bọc đi ngầm dưới đất, ở những nơi lộ thiên hay khu vực dẫn vào thi công cần có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, có vỏ bọc hai lớp. Với các công tác khác: khi thi công cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc về an toàn lao động. Trong mỗi công tác có đặc tính riêng do đó có các biện pháp an toàn cụ thể, tuy nhiên nói chung thì cần thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra về an toàn lao động. 6.2. Vệ sinh công nghiệp. Do công trình thi công ở khu vực có khá nhiều dân cư và các đơn vị khác, do vậy việc đảm bảo vệ sinh lao động là rất cần thiết. Có các biện pháp phòng chống bụi như sử dụng lưới chắn bụi, sử dụng vật liệu ít bụi, những khu vực gây ra bụi nên đặt ở cuối hướng gió. Việc sử dụng bê tông thương phẩm là biện pháp tốt để hạn chế lượng bụi cũng như đảm bảo tốt vệ sinh công nghiệp. Thường xuyên kiểm tra máy móc để hạn chế tối đa tiếng ồn. Khi thi công trong khu vực nguy hiểm cần có mũ, găng tay, đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHUONG thuyetminhhoanchinh.doc
  • dwgcauthang-MBKC- -KC.DS-03.dwg.dwg
  • xlscot.xls
  • xlsdam.xls
  • dwgKCmong- KC04 -KC da sua.dwg
  • dwgkhungthepDS-02.dwg.dwg
  • dwgKIENTRUC.DWG - tot nghiep.dwg
  • dwgsan-01.dwg.dwg
  • dwgthicong1.hoan chinh.dwg
Tài liệu liên quan