Mục lục
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 1
PHẦN II: LÝ THUYẾT CHUNG 4
I. NGUYÊN LIỆU ETANOL 4
I.1. Tính chất của Etanol 4
I.2. Cơ chế phụ gia của Etanol khi pha vào xăng 4
I.3. Ứng dụng của Etanol .5
I.4. Tình hình sản xuất Etanol trên thế giới hiện nay 5
II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỒN CAO ĐỘ 8
II.1. Phương pháp chưng cất 8
II.1.1. Chưng trích ly: 8
II.1.2. Chưng phân tử [3] . 10
II.2. Phương pháp dùng chất hấp phụ chọn lọc – Zeolite 11
II.2.1. Giới thiệu về Zeolite [1] 11
II.2.2. Quá trình hấp phụ [4- 241] . 13
II.2.3. Phương pháp sản xuất cồn tuyệt đối bằng vật liệu hấp phụ chọn lọc . 15
II.3. Phương pháp dùng các chất hút ẩm .21
II.4. Phương pháp thẩm thấu qua màng 21
II.5. Phương pháp kết hợp bốc hơi thẩm thấu và rây phân tử 23
II.6. Kết hợp chưng cất và thẩm thấu qua màng: 23
II.7. So sánh đánh giá các phương pháp .24
III. MỘT SỐ CÁC THỰC NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ SẢN XUẤT
CỒN BẰNG ZEOLITE 3A .26
III.1 Các tính chất và các đại lượng nhiệt động của quá trình hấp phụ nước: 28
III.2 Các tính chất và các đại lượng nhiệt động của quá trình hấp phụ Etanol .28
III.3 Đường cong biểu diễn quá trình nhiệt và quá trình hấp phụ , nhả hấp phụ nước
trên chất hấp phụ [7]: .Error! Bookmark not defined.
PHẦN III: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ CÂN BẰNG
NHIỆT LƯỢNG .30
A. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT .30
I. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ .30
I.1. Tính ρv và ρr .30
I.2. Tính lưu lượng khối lượng hỗn hợp đầu vào 30
I. 3. Tính lượng nước bị hấp phụ trong một giờ 31
I.4. Cân bằng vật chất lượng nước vào và ra khỏi tháp hấp phụ 31
II. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH NHẢ HẤP 34
III. TÍNH LƯỢNG ZEOLITE CẦN THIẾT VÀ TỐC ĐỘ HỖN HỢP ĐẦU VÀO 35
III.1 Tính lượng Zeolite cần thiết .35
B. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG 37
I. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ .38
o
I.1. Tính nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình hấp phụ ở 107 C trong một mẻ: 38
I.2. Tính toán nhiệt độ trung bình của toàn bộ thiết bị trong quá trình thực hiện hấp
phụ 39
o o
II. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH LÀM NÓNG VẬT LIỆU (2) TỪ 107 C ÷ 350 C
40
II.1. Tính nhiệt cần thiết để nâng nhiệt độ chất hấp phụ: 40
o
II.2. Nhiệt lượng Q2N để để nâng lượng nước bị hấp phụ từ 107 ÷ 350 C 41
o
II.3. Nhiệt lượng Q2E để nâng nhiệt của Etanol bị hấp phụ từ 107 ÷ 350 C 41
III. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH GIẢI HẤP (3) .41
II.1. Tính nhiệt lượng cần thiết để thực hiện quá trình giải hấp phụ Q3 .42
IV. TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH LÀM MÁT VẬT LIỆU (4) 42
V. TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH CẤP NHIỆT NHẢ HẤP PHỤ .43
V.1. Tính nhiệt lượng do lượng khí N mang vào trong quá trình làm nóng khối vật
2
o
liệu lên nhiệt độ 350 C .43
V.2. Tính lượng nhiệt do Nitơ mang vào trong quá trình thực hiện quá trình nhả hấp
o
phụ ở 350 C .43
V.3. Tính toán lượng N cần thiết cho quá trình nâng nhiệt độ của khối vật liệu từ
2
o
nhiệt độ 107 ÷ 350 C .44
V.4. Tính lượng N cần thiết để thực hiện quá trình nhả hấp phụ 45
2
V.5. Tính tốc độ khí N trong quá trình nhả hấp phụ và làm nóng khối vật liệu 46
2
VI. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN LƯỢNG N ĐỂ LÀM MÁT KHỐI VẬT LIỆU
2
TRONG QUÁ TRÌNH (4) .47
VI.1. Lựa chọn tốc độ dòng khí để thực hiện quá trình làm mát khối vật liệu .47
VI.2. Tính toán nhiệt độ trung bình của dòng khí N sau khi ra khỏi tháp trong quá
2
trình làm mát khối vật liệu .47
VI.2.1. Tính Lượng khí N truyền qua thiết bị trong 8h 48
2
VI.2.2. Tính lượng nhiệt thực tế mà khối vật liệu truyền cho khối khí trong 8h 48
VI.2.3. Tính nhiệt độ dòng khí N sau khi ra khỏi thiết bị T .48
2 4r
VI.3. Tính toán nhiệt độ trung bình của dòng khí sau khi qua thiết bị trao đổi nhiệt
dòng khí nhả hấp phụ .49
VI.3.1. Tính nhiệt lượng dòng hơi nhả hấp truyền cho thiết bị trao đổi nhiệt trong
giai đoạn (2) .50
VI.3.2. Tính lượng nhiệt dòng hơi nhả hấp truyền cho thiết bị trao đổi nhiệt trong
giai đoạn (3) .50
VI.3.3. Tính nhiệt độ của dòng khí N tận dụng nhiệt sau khi đi ra khỏi thiết bị
2
trao đổi nhiệt 51
VII. TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC LÀM MÁT 52
VII.1.Tính nhiệt toả ra do hỗn hợp khí nhả toả ra sau khi làm lạnh .52
VII.2. Tính toán tốc độ dòng nước làm mát 52
VII.3. Tính nồng độ của rượu ngưng tụ lấy ra từ thiết bị làm lạnh 53
VIII. TÍNH TOÁN NHIỆT LƯỢNG CALORIFIER CẦN CẤP 54
Hình 3.6 .54
o o
VIII.1. Tính toán lượng nhiệt cần thiết để đưa dòng khí N từ 115 C ÷ 350 C .54
2
VII.2.Tính toán lưu lượng dòng hơi nước quá nhiệt đi trong calorifier .55
IX. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG NỒI HƠI CUNG CẤP .57
IX.1. Tính lượng nước cần thiết để đun trong nồi hơi .57
IX.2. Tính toán nhiệt lượng cần thiết nồi hơi cung cấp cho hơi nước 57
IX.2.1. Tính toán nhiệt lượng cần thiết đưa nước trong nồi hơi lên 600 C 57
IX.2.2. Tính nhiệt lượng cần thiết mà nồi hơi cần bù lại cho hơi nước khi trao đổi
nhiệt qua calorifier .58
IX.3. Tính lượng than cần cung cấp để đốt nồi hơi .59
PHẦN IV: TÍNH TOÁN CƠ KHÍ .59
I. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH 59
I.1. Chọn kích thước thiết bị 59
I.1.1. Tính vận tốc cho phép của dòng khí 60
I.1.2. Tính toán chiều cao của tháp .60
I.1.3. Tính tổn thấp áp suất qua lớp hạt .63
I.2. Tính chiều dày thân tháp 65
66
I.3. Tính đường kính ống dẫn hơi vào tháp .66
.
II. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHỤ 70
II.1. Thiết bị trao đổi nhiệt .70
II.1.1. Thiết bị truyền nhiệt loại vỏ bọc ngoài [4-113] 70
II.1.2. Thiết bị truyền nhiệt loại ống .71
II.1.4. Thiết bị truyền nhiệt loại xoắn ốc .76
II.1.5. Thiết bị truyền nhiệt loại ống có gân 77
II.1.6. So sánh và lựa chọn thiết bị trao nhiệt 77
II.2. Calorifier cấp nhiệt .78
II.2.3. Calorifier khói – khí 82
II.2.4. Lựa chọn calorifier cấp nhiệt .83
II.3. Nồi hơi .84
II.4. Thiết bị ngưng tụ 85
II.4.1. Ngưng tụ gián tiếp .86
II.5. Lựa chọn thiết bị lọc bụi .87
II.5.1. Thiết bị đường lắng .87
II.5.2. Thiết bị buồng lắng 88
II.5.3 Xyclon lọc bụi 89
II.5.4. Thiết bị lọc tay áo 89
II.5.4. Thiết bị lọc kiểu vách ngăn 90
II.5.5 Một số thiết bị khác 91
II.6. Lựa chọn bơm 92
II.6.1 Bơm vận chuyển chất lỏng 92
II.6.2. Bơm vận chuyển chất khí 92
PHẦN V – XÂY DỰNG 94
I. XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY .94
I.1. Các cơ sở để xác định địa điểm xây dựng 94
I.2. Các yêu cầu đối với địa điểm xây dựng 95
I.2.1. Các yêu cầu chung 95
I.2.2. Các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng .96
II. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG .96
II.1. Các nhiệm vụ chính khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy 97
II.2. Các yêu cầu thiết kế tổng mặt bằng nhà máy 97
II.3. Nguyên tắc phân vùng trong nhà máy .98
II.3.1. Vùng trước nhà máy 98
II.3.2. Vùng sản xuất 99
II.3.3. Vùng các công trình phụ 99
II.3.4. Vùng kho tàng và khu vực giao thông .99
II.3.5. Ưu nhược điểm của phương pháp phân vùng . 100
II.4. Những căn cứ để sản xuất phân xưởng sản xuất cồn tuyệt đối theo phương pháp
hấp phụ Zeolite 100
II.5. Tính toán và xác định kích thước chính của các công trình trong nhà máy. . 100
II.6. Cấu tạo phân xưởng sản xuất. . 101
II.6.1. Kết cấu móng 101
II.6.2. Cột 101
II.6.3. Mái 102
II.6.4. Cửa sổ . 102
II.6.5. Cửa ra vào phân xưởng 102
PHẦN VI: ĐIỆN, NƯỚC .105
I.ĐIỆN 105
I.1. Tính phụ tải chiếu sáng 105
I.2. Tính phụ tải động lực . 106
I.3.Lượng điện tiêu thụ hàng năm của nhà máy 106
I.3.1. Điện năng thắp sáng 106
I.3.2. Điện năng cho phụ tải động lực . 107
I.3.3. Điện năng tiêu thụ toàn phân xưởng trong một năm 107
II. NƯỚC 107
II.1. Nước sinh hoạt . 107
II.2. Nước sản xuất 108
PHẦN VII: KINH TẾ .109
I.TÓM LƯỢC DỰ ÁN 109
II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT . 109
II.1. Kế hoạch sản xuất 109
II.2. Tính toán kinh tế 109
II.2.1. Vốn cố định. 109
II.2.2. Vốn lưu động . 111
II.2.3. Chi phí nhu cầu về nước. . 112
II.2.4. Tính nhu cầu lao động . 112
II.2.5. Giá thành sản phẩm. 113
II.2.6. Lãi và thời gian thu hồi vốn . 114
122 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế xưởng sản xuất cồn tuyệt đối bằng kỹ thuật hấp phụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát huy tốt khả năng hợp tác với các xí nghiệp lân cận tình hình các
khu công nghiệp tập trung lớn, tận dụng tối đa các cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
tạo điều kiện tốt cho cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển trước mắt cũng
như lâu dài và hạn chế được tác nhân ảnh hưởng xấu đến môi trường xung
quanh khu công nghiệp. Đây là điều kiện mấu chốt quyết định sự tồn tại phát
triển của nhà máy trong quá trình phát triển sản xuất và kinh doanh.
Việc làm tốt các lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy đòi hỏi các nhà
thiết kế phải tập hợp phân tích ứng dụng được các kến thức về công nghệ
sản xuất, kinh tế, xây dựng, kiến trúc, môi trường, pháp lý, văn hoá xã hội và
kiến thức xã hội khác.
Việc xác định các địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp công nghiệp
thuộc một trong những nhiệm vụ quan trọng quy hoạch trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư. Địa điểm được lựa chọn hợp lý hay không ảnh hưởng rất
lớn đến xây dựng, sản xuất, kinh doanh của nhà máy. Ngoài ra còn có tác
động rất lớn đến môi trường sống đô thị và khu dân cư lân cận, để làm tốt
người ta thường dựa trên các cơ sở sau:
I.1. Các cơ sở để xác định địa điểm xây dựng
+ Dựa vào mục tiêu kinh tế kỹ thuật của chương trình dự án đầu tư.
+ Dựa vào quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch vùng kinh tế, phân bổ sức
sản xuất của các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Các tài liệu hiện trên địa bàn dự kiến lựa chọn địa điểm xây dựng
như: bản đồ quy hoạch phân khu công nghiệp của tỉnh, thành phố…
+ Dựa vào tài liệu giới thiệu chung về tình trạng khu đất bao gồm: vị
trí, địa hình, đất đai công nghiệp…
+ Dựa vào khí hậu, độ ẩm…
+ Tình hình phát triển và khả năng sản xuất công nghiệp trong vùng.
95
+ Tình hình cung cấp nguyên liệu, vật liệu, việc tiêu thụ thành phẩm,
bán thành phẩm ở địa phương trong nước và nước ngoài.
+ Tình hình cung cấp và sử lý nước thải, cung cấp nguồn điện, và các
nguồn năng lượng khác, cho sản xuất và phục vụ sinh hoạt.
+ Tình hình dân cư và các tập tục sinh hoạt của địa phương.
I.2. Các yêu cầu đối với địa điểm xây dựng
Các yêu cầu đối với địa điểm xây dựng của nhà máy được chia làm
hai loại sau:
I.2.1. Các yêu cầu chung
a. Về quy hoạch.
Địa điểm xây dựng được chọn phải phù hợp với quy hoạch lãnh thổ,
quy hoạch vùng, quy hoạch cụm kinh tế công nghiệp đã được cấp thẩm
quyền phê duyệt. Tạo điều kiện phát huy tối đa công suất của nhà máy và
khả năng hợp tác sản xuất của nhà máy với các nhà máy lân cận.
b. Về điều kiện tổ chức sản xuất.
Địa điểm lựa chọn phải thoả mãn các điều kiện sau:
Phải gần với nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và gần nơi tiêu
thụ sản phẩm của nhà máy. Gần các nguồn cung cấp năng lượng, nhiên liệu
như: điện, nước, hơi, khí nén,… Như vậy sẽ hạn chế tối đa các chi phícho
vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà
máy.
c. Về điều kiện về hạ tầng kỹ thuật.
Địa điểm xây dựng, phải đảm bảo được sự hoạt động liên tục của nhà
máy do vậy cần phải chú ý đến các yếu tố sau:
+ Phù hợp và tận dụng tối đa các hệ thống giao thông quốc gia bao
gồm đường, đường sắt, đường sông, đường biển và kể cả đường hàng không.
+ Phù hợp và tận dụng tối đa các hệ thống mạng lướng cung cấp điện,
thông tin liên lạc và các mạng lưới kỹ thuật khác.
+ Nếu ở địa phương chưa chắc có sẵn các điều kiện hạ tầng kỹ thuật
trên thì phải xét đến khả năng xây dựng nó trước mắt cũng như tương lai.
Nhiều nhà máy riêng khối lượng vận chuyển chiếm tới 40 ÷ 60% giá thành
sản phẩm.
d. Về điều kiện xây lắp và vận hành nhà máy.
Địa điểm xây dựng được chọn cần lưu ý tới các điều kiện sau:
+ Khả năng nguồn cung cấp vật liệu, vật tư xây dựng. Để giảm chi phí
giá thành đầu tư xây dựng cơ bản của nhà máy, hạn chế tối đa lượng vận
chuyển vật tư xây dựng từ nơi xa đến.
+ Khả năng cung ứng nhân công trong quá trình xây dựng nhà máy
cũng như vận hành nhà máy sau này. Do đó, trong quá trình thiết kế cần xác
96
định số công nhân của nhà máy và khả năng cung cấp nhân công ở các địa
phương lân cận trong quá trình đô thị hoá.
I.2.2. Các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng
a. Về địa hình.
Khu đất phải có kích thước và địa hình thuận lợi cho việc xây dựng
trước mắt cũng như việc mở rộng nhà máy trong tương lai. Kích thước, hình
dạng và quy mô diện tích của khu đất nếu không hợp lý sẽ gây rất nhiều khó
khăn trong quá trình thiết kế bố trí dây truyền công nghệ, cũng như việc bố
trí các hạng mục công trình trên mặt khu đất đó. Do vậy khu đất được lựa
chọn phải đáp ứng được nhu cầu sau:
+ Khu đất phải cao ráo tránh ngập lụt trong mùa mưa lũ, có mực nước
ngầm thấp tạo điều kiện tốt cho việc thoát nước thải và nước bề mặt dễ dàng.
+ Khu đất phải tương đối bằng phẳng và độ dốc tự nhiên tốt nhất là I
= 0,5÷ 1 % để hạn chế tối đa kinh phí san lấp mặt bằng ( thông thường chi
phí này chiếm 10 ÷ 15 % giá thành công trình).
b. Về địa chất.
Khu đất được lựa chọn phải chú ý đến các yêu cầu sau:
+ Không được nằm trên vùng mỏ, khoáng sản hoặc địa chất không ổn
định (động đất, sói mòn..).
+ Cường độ xây dựng khu đất là 1,5 ÷ 2,5 KG/cm2. Nên xây dựng trên
nền đất sét, sét pha cát, đất đá ong, đất đồi…Để giảm tối đa chi phí gia cố
nền móng của các hạng mục công trình nhất là các hạng mục công trình có
tải trọng bản thân và tải trọng động lớn.
c. Các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp.
Khi chọn địa điểm xây dựng cần xét đến các môi liên hệ mật thiết
giữa khu dân cư đô thị và khu công nghiệp. Điều đó là không tránh khỏi
trong quá trình sản xuất do nhà máy thường thải ra khí thải, khói bụi, tiếng
ồn… Để hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi môi trường công nghiệp tới
khu dân cư, các nhà máy phải có khu cách ly theo tiêu chuẩn. Nếu nhà máy
thải nhiều hơi độc, bụi… thì hệ thống thông gió hay ống khói phải chọn khu
đất ở phía cuối gió thịnh hành trong năm so với khu dân cư phải có vùng cây
xung quanh bảo vệ.
Trong thực tế không có địa điểm nào thoả mãn toàn bộ những yêu cầu
trên nên phải phân tích cân nhắc xem yêu cầu nào là cơ bản, chủ yếu để chú
ý một cách thích đáng, vần đề nào thứ yếu có thể chiếu cố khắc phục được
trong quá trình lựa chọn.
II. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy là một giai đoạn quan trọng, nhiệm
vụ của nó là nghiên cứu, phân tích, tổng hợp mọi giữ liệu của dự án sang các
97
giải pháp bố trí thực tế trên địa hình một khu đất cụ thể đã được lựa chọn
làm cơ sở cho việc tổ chức xây dựng nhà máy công nghiệp.
II.1. Các nhiệm vụ chính khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy
Đánh giá điều kiện tự nhiên, nhân tạo của khu đất xây dựng nhà máy
làm cơ sở cho các giải pháp bố trí xắp xếp các hạng mục công trình, các
công trình kỹ thuật, biện pháp giải quyết các vấn đề về khí hậu nhà máy và
các nhà sản xuất… Sao cho phù hợp tối đa với dây chuyền công nghệ của
nhà máy cũng như nhà máy lân cận trong vùng công nghiệp.
Xác định cơ cấu mặt bằng, hình khối kiến trúc của các hạng mục công
trình, định hướng nhà, tổ chức mạng lưới công trình phục vụ công cộng,
trồng cây xanh, hoàn thiện khu đất xây dựng, định hướng phân tích thời kỳ
xây dựng, nghiên cứu khả năng mở rộng và phát triển của nhà máy.
Giải quyết vấn đề có liên quan đến môi trường qua các giải pháp để
đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp, chống ồn, chống ô nhiễm mặt nước
và khí quyển, cũng như các vấn đề liên quan đến an toàn sản xuất như hoả
hoạn hoặc sự cố đặc biệt khác.
Giải quyết các quan hệ về cảnh quan đô thị với môi trường xung
quanh tạo khả năng hoà nhập của nhà máy với các nhà máy lân cận, phù hợp
hài hoà không gian tự nhiên của vùng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của phương án thiết kế về các
phương diện như hiệu quả sử dụng đất, các chỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành.
II.2. Các yêu cầu thiết kế tổng mặt bằng nhà máy
Để có được phương án tối ưu khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy
công nghiệp cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng nhà máy phải đáp ứng được yêu
cầu cao nhất của dây chuyền công nghệ sao cho chiều dài của dây chuyền
không trùng lặp lộn xộn, hạn chế tối đa sự giao nhau. Bảo đảm mối quan hệ
mật thiết giữa các hạng mục công trình với hệ thống giao thông, các mạng
lưới cung cấp kỹ thuật khác bên trong và bên ngoài nhà máy.
+ Trên khu đất xây dựng nhà máy phải được phân thành các khu vực
chức năng theo đặc điểm sản xuất, yêu cầu vệ sinh, đặc điểm sự cố, khối
lượng phương tiện vận chuyển, mật độ nhân công… Tạo điều kiện tốt cho
việc vận hành của các khu vực chức năng.
+ Diện tích khu đất được tính thoả mãn mọi yêu cầu đòi hỏi của dây
chuyền công nghệ trên cơ sở bố trí hợp lý các hạng mục công trình, tăng
cường vận dụng các khả năng hợp khối nâng tầng sử dụng tối đa các diện
tích không xây dựng để trồng cây xanh tổ chức môi trường công nghiệp và
định hướng phát triển mở rộng nhà máy trong tương lai.
98
+ Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lý phù hợp với dây
chuyền công nghệ, đặc tính hàng hoá đáp ứng được mọi yêu cầu sản xuấtvà
quản lý, luồng người, luồng hàng phải ngắn nhất không trùng lặp hoặc cắt
nhau. Ngoài ra còn phải chú ý khai thác phù hợp với mạng lưới giao thông
quốc gia cũng như các cụm nhà máy lân cận.
+ Thoả mãn các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, hạn chế tối đa các sự
cố sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường bằng các biện pháp phân khu vực
chức năng, bố trí hướng nhà hợp lý theo hướng gió chủ đạo của khu đất.
Khoảng cách các hạng mục công trình phải tuân theo quy phạm thiết kế, tạo
mọi điều kiện cho việc thông thoáng tự nhiên, hạn chế bức xạ nhiệt của mặt
trời truyền vào trong nhà.
+ Khai thác triệt để các đặc điểm địa hình tự nhiên, đặc điểm khí hậu
địa phương nhằm giảm có thể chi phí san nền, sử lý nền đất, tiêu huỷ, sử lý
các công trình ngầm khi bố trí các hạng mục công trình.
+ Phải đảm bảo mật thiết mối quan hệ với các nhà máy lân cận trong
khu công nghiệp với việc sử dụng chung các công trình đảm bảo kỹ thuật,
xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường cũng như công trình hành chính
phục vụ công cộng… Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế vốn đầu tư
xây dựng.
+ Phân chia thời kỳ xây dựng hợp lý, tạo điều kiện thi công nhanh,
sớm đưa nhà náy vào sản xuất, nhanh chóng hoàn vốn đầu tư.
+ Bảo đảm yêu các yêu cầu thẩm mỹ của tổng công trình, tổng thể nhà
máy. Hoà nhập đóng góp cảnh quan xung quanh tạo thành khung cảnh kiến
trúc công nghiệp đô thị.
II.3. Nguyên tắc phân vùng trong nhà máy
Đây là biện pháp có tính định hướng ban đầu để có thể đi đến giải
pháp tổng quy hoạch mặt bằng nhà máy hợp lý. Thực chất của biện pháp này
là phân chia các bộ phận chức năng của nhà máy thành các nhóm theo đặc
điểm sản xuất, khối lượng và đặc điểm vận chuyển hàng hoá, đặc điểm phân
bố nhân lực, đặc điểm về yêu cầu vệ sinh công nghiệp cũng như các đặc thù
sự cố của công đoạn sản xuất. Những nhóm chức năng này sẽ được bố trí
trên các khu đất của nhà máy công nghiệp trong mối quan hệ của công nghệ
sản xuất cũng như các yêu cầu về quy phạm sự cố và vệ sinh công nghiệp.
Tuỳ theo đặc thù sản xuất của nhà máy mà người thiết kế sẽ vận dụng
nguyên tắc phân vùng cho hợp lý. Trong thực tiễn thiết kế theo biện pháp
phân chia khu đất thành các vùng theo đặc điểm sử dụng là phổ biến nhất.
Biện pháp này chia diện tích nhà máy thành bốn vùng chính sau:
II.3.1. Vùng trước nhà máy
Vùng trước nhà máy là nơi bố trí các nhà hành chính, quản lý, phục
vụ sinh hoạt, cổng ra vào, gara… Đối với các nhà máy có quy mô nhỏ, vùng
99
trước nhà máy hầu như được dành diện tích cho bãi đỗ xe, cổng bảo vệ, bảng
tin và cây xanh cảnh quan. Diện tích tích vùng này tuỳ thuộc vào đặc tính
sản xuất, quy mô của nhà máy có diện tích từ 4 ÷ 20% diện tích toàn nhà
máy.
II.3.2. Vùng sản xuất
Vùng này bố trí các nhà và công trình nằm trong dây truyền sản xuất
chính của nhà máy, như các phân xưởng sản xuất chính, phụ, sản xuất phụ
trợ. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và quy mô của nhà máy diện tích vùng này
chiểm từ 22 ÷ 52% diện tích toàn nhà máy. Đây là vùng quan trọng nhất của
nhà máy nên khi bố trí cần lưu ý một số đặc điểm sau:
+ Khu đất được ưu tiên về điều kiện địa hình, địa chất cũng như về
hướng.
+ Các nhà sản xuất chính, phụ, phụ trợ sản xuất có nhiều công nhân
nên bố trí gần phía cổng hoặc gần trục giao thông công chính của nhà máy
và đặc biệt ưu tiên về hướng.
+ Các nhà xưởng trong quá trình sản xuất gây ra các tác động xấu
như: Tiếng ồn, lượng bụi, nhiệt thải ra nhiều hoặc dễ có sự cố cháy nổ nên
đặt ở cuối hướng gió và tuân thủ chặt chẽ theo các quy phạm về vệ sinh công
nghiệp.
II.3.3. Vùng các công trình phụ
Nơi đặt các nhà công trình cung cấp năng lượng bao gồm: các công
trình cung cấp điện nước, sử lý nước thải và các công trình bảo quản kỹ
thuật khác. Tuỳ theo mức độ của công nghệ yêu cầu vùng này có diện tích từ
14 ÷ 28% diện tích toàn nhà máy.
Khi bố trí các công trình trên vùng này cần lưu ý một số điểm sau:
+ Hạn chế tối đa chiều dài của hệ thống cung cấp kỹ thuật bằng cách
bố trí hợp lý giữa các nơi cung cấp và nơi tiêu thụ năng lượng.
+ Tận dụng các khu đất không lợi về hướng hoặc giao thông để bố trí
các công trình phụ.
+ Các công trình có nhiều bụi, khói hoặc chất thải bất lợi đều phải bố
trí cuối hướng gió chủ đạo.
II.3.4. Vùng kho tàng và khu vực giao thông
Trên đó bố trí các hệ thống kho tàng, bến bãi các cầu bốc dỡ hàng, sân
ga, nhà máy… Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và quy mô của nhà máy vùng này
thường chiếm 23 ÷ 37% diện tích toàn nhà máy. Khi bố trí vùng này cần lưu
ý một số các đặc điểm sau:
+ Cho phép bố trí các công trình trên vùng đất không ưu tiên về
hướng. Nhưng phải phù hợp với nơi tập kết nguyên liệu và sản phẩm của
nhà máy để dễ dàng cho việc nhập và xuất hàng của nhà máy.
100
+ Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, do đặc điểm và yêu cầu của dây
chuyền công nghệ hệ thông kho tàng có thể bố trí gắn liền trực tiếp với bộ
phận sản xuất. Vì vậy có thể bố trí một hệ thống kho tàng nằm ngay trong
khu vực sản xuất.
II.3.5. Ưu nhược điểm của phương pháp phân vùng
a. Ưu điểm
+ Dễ dàng quản lý theo ngành, theo các xưởng, theo các công đoạn
của dây truyền sản xuất trong nhà máy.
+ Thích hợp với những nhà máy có những xưởng, những công đoạn
sản xuất có đặc điểm và điều kiện khác nhau.
+ Đảm bảo được yêu cầu vệ sinh công nghiệp, dễ dàng sử lý các bộ
phận phát sinh các điều kiện bất lợi trong quá trình sản xuất như: khí độc,
bụi, cháy nổ…
+ Dễ dàng bố trí hệ thống giao thông bên trong nhà máy.
+ Thuận lợi trong quá trình mở rộng phát triển nhà máy.
+ Phù hợp với đặc điểm khí hậu xây dựng ở nước ta.
b. Nhược điểm
+ Dây chuyền sản xuất phải kéo dài.
+ Hệ thống đường ống kỹ thuật và mạng lưới giao thông tăng.
+ Hệ thống xây dựng và hệ số sử dụng thấp.
II.4. Những căn cứ để sản xuất phân xưởng sản xuất cồn tuyệt
đối theo phương pháp hấp phụ Zeolite
+ Dây chuyền công nghệ:
Dây chuyền làm việc gián đoạn, khép kín.
Thiết bị chính được bố trí trên cao phù hợp với yêu cầu và đặc
điểm sản xuất.
+ Đặc điểm sản xuất của phân xưởng:
Do cồn tuyệt đối là chất lỏng dễ bay hơi và khả năng gây cháy
nổ rất cao do đó các đường ống phải kín, phân xưởng sản xuất phải đảm bảo
thông gió tự nhiên là chính.
+ Điều kiện kinh tế kỹ thuật:
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật được ứng dụng ở nước
ta hiện nay có thể đảm bảo kỹ thuật đối với một nhà máy hoá chất nói chung
và phân xưởng sản xuất cồn tuyệt đối nói chung kể cả về trang bị và công
nghệ kỹ thuật.
Do kinh phí để xây dựng một phân xưởng sản xuất cồn tuyệt
đối không lớn lắm cho nên có thể hoàn toàn xây dựng được nhà máy.
II.5. Tính toán và xác định kích thước chính của các công trình
trong nhà máy.
101
Dựa vào các yêu cầu và nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật và công nghệ, sửa
chữa và thao tác, kích thước và chiều cao thiết bị ta thiết kế phân xưởng sản
xuất cồn tuyệt đối theo phương pháp hấp phụ zeolite là nhà một tầng bê tông
cốt thép toàn khối.
- Kích thước: chiều dài 15m, chiều rộng 9m, chiều cao 5,4m. Trong
nhà được bố trí các khu vực như sau:
+ Khu vực điều khiển: được bố trí cạch của ra vào là phòng có kích
thước: 3×4,5 (m).
+ Khu vực lò hơi: Do lò hơi ta dùng than đốt nên bộ phận lò hơi được
bố trí cách ngăn với các khu vực khác bằng tường ngăn cách. Kích thước
phòng sinh hơi là:4,5×4,5 (m).
+ Phòng đựng khí Nitơ nén được đặt cạnh phòng sinh hơi và có tường
ngăn cách. Kích thước phòng là: 4,5×4,5 (m).
+ Các thiết bị khác được bố trí trong nhà theo các yêu cầu sau:
Thiết bị calorifier được bố trí ở gần lò hơi.
Thiết bị hấp phụ được bố trí gần calorifier.
Thiết bị tận dụng nhiệt được bố trí gần thiết bị chính.
Thiết bị ngưng tụ và làm mát được bố trí gần bộ phận chứa sản
phẩm.
II.6. Cấu tạo phân xưởng sản xuất.
Do đây là một phân xưởng sản xuất với quy mô nhỏ ta chọn phân
xưởng sản xuất nhỏ gọn nhà làm bằng khung thép zamil.
II.6.1. Kết cấu móng
Móng là kết cấu dưới cột, trực tiếp nhận tải trọng từ cột xuống và
chuyền xuống nền móng. Móng cột được chọn là cột BTCT hỗn hợp có cấu
tạo như sau
400 200 150
Hình 5.1 Kết cấu móng
II.6.2. Cột
Cột là kết cấu chịu lực chính của khung, nó chịu tải trọng chính của
mái, tường, tải trọng mưa, gió chuyền vào và đưa xuống móng.
Chọn cột vát I 300
102
II.6.3. Mái
Ta chọn kết cấu mái dầm làm bằng tôn.
II.6.4. Cửa sổ
Của sổ có kích thước: 1500×1500 (mm).
II.6.5. Cửa ra vào phân xưởng
Phân xưởng được bố trí với hai cửa ra vào. Cửa mặt tiền là cửa để vận
chuyển khí N2 nén, than, nước mềm vào. cửa mặt ngang dùng để vận xuất và
nhập hàng.
Qua quá trình tính toán và lựa chọn ta thiết kế xưởng sản xuất cồn
tuyệt có cấu tạo chi tiết như sau:
A
75
0 2
M? T B? NG XU? NG S? N XU? T C? N TUY? T
Đ? I THEO PHUONG PHÁP H? P PH?
9
mÆt b»ng
1500
1 2 3 4 5
3000
750 1500 750750
15000
3000 3000 3000
5001500 750 500 1500 1500 750
21
60
D
10
30
00
43
20
6
3000
750
4
14
40
21
60
C 4
7
90
00
30
00
14
40
B
6
4
5
V
=
35
00
lí
t
V
=
35
00
lí
t
75
0 1
30
00
15
00 3 8
103
1 2
3000
3 4
3000 3000
5 6
3000 3000
12
6
1 0
9
8
8
10 4
7
99
54
00
1 2 3 4
3000 3000 3000
5 6
3000 3000
2,3 4
54
00
M? T C? T D? C XU? NG S? N XU? T C? N TUY? T
Đ? I THEO PHUONG PHÁP H? P PH?
104
54
00
54
00
9
9000
A B
4
5
1 1 1 6
3
2
7
8 8
1500150015001500 1500
1500
M? T C? T NGANG XU? NG S? N XU? T C? N TUY? T
Đ? I THEO PHUONG PHÁP H? P PH?
105
PHẦN VI: ĐIỆN, NƯỚC
I.ĐIỆN
Trong phân xưởng sản xuất sử dụng điện vào hai mục đích là chiếu
sáng và tạo động lực cho động cơ làm việc. Chi phí điện năng sẽ làm ảnh
hưởng đến giá thành sản phẩm. Do vậy phảI bố trí điện cho hợp lý, vừa tiết
kiệm, vừa đảm bảo phục vụ sản xuất.
I.1. Tính phụ tải chiếu sáng
Xác định loại đèn.
Loại đèn sử dụng phụ thuộc vào chiều cao nhà, ở đây tẳ dụng hai loại
đèn: đèn dây tóc và đèn neong.
+ Bố trí đèn:
Việc bố trí đèn căn cứ vào các thông số sau:
H: Chiều cao đèn tính từ mặt sàn hoàn thiện đến vị trí treo đèn, yêu
cầu H> Hmin.
( Hmin = 3 4 (m) đối với đèn thông thường sử dụng công suất nhỏ
hơn 200 w ).
L: Khoảng cách giữa các đèn. Nếu chiếu sáng đồng đều thì đèn được
mắc khắp phòng tạo thành hình chữ nhật, khoảng cách L chọn theo tỷ lệ: L/h
có lợi nhất.
Trong đó h = H – Ho
h : chiều cao tính toán.
Ho : chiều cao của thiết bị cao nhất.
+ Nếu đặt một hàng đèn thì: L/h = 1,8 2 ( m ).
+ Nếu đặt nhiều hàng đèn thì L/h = 1,8 2,5 (m).
Khoảng cách từ đèn ngoàI cùng đến tường là I.
+ Nếu sát tường có người làm việc I = ( 0,25 0,32).L
106
+Nếu sát tường không có người làm việc I = (0,4 0,5).L
Số lượng đèn và công suất tiêu thụ để chiếu sáng cho toàn phân xưởng
cho trong bảng sau:
TT Tên phòng Công suất
đèn, (w )
Số lượng Tổng
công suất
1. Toàn bộ mặt bằng sản xuất 100 30 3000
I.2. Tính phụ tải động lực
Công suất động lực của dây chuyền được xác định theo bảng sau:
TT Tên động cơ Công suất
động cơ, (kw)
Số lượng Tổng công
suất, (kw)
1. Bơm kiểu cánh guồng 2,1 5 10,5
2. Bơm ly tâm 2,1 1 4,8
11. Tổng số 6 9
I.3.Lượng điện tiêu thụ hàng năm của nhà máy
I.3.1. Điện năng thắp sáng
Điện năng thắp sáng có thể tính theo công thức sau:
Acs = Pcs.T.K
Trong đó:
K - hệ số đồng thời (Lấy K = 0,7).
Pcs - công suất chiếu sáng.
Pcs = 3 (kw).
T - Thời gian chiếu sáng trong một năm
T = T1.T2
Với T1 – thời gian chiếu sáng trong một ngày.
107
T1 = 20 h
T2 – Thời gian làm việc trong năm
T2 = 336 (ngày).
Acs - Điện năng dùng chiếu sáng.
Acs = 3.20.336.0,7 = 14112 (kwh).
I.3.2. Điện năng cho phụ tải động lực
Ađl = Kc.Pđl.T
Trong đó:
Kc – hệ số cần dùng. Kc = 0,5.
T - số giờ máy móc làm việc trong năm
T = T1.T2
Với
T1 – Thời gian làm việc trong ngày, T1 = 20 (h).
T2 – Thời gian làm việc trong năm, T2 = 336 (ngày)
Acs = 0,5.9.20.336 = 30240 (kw).
I.3.3. Điện năng tiêu thụ toàn phân xưởng trong một năm
A = Kn. (Acs + Ađl)
Trong đó:
Kn - hệ số tính đến tổn hao trên mạng điện hạ áp, Kc = 1,01
A = 1,01.( 14112 + 30240) = 44795 (kwh).
II. NƯỚC
Nước sử dụng trong phân xưởng nhằm hai mục đích: nước sinh hoạt
và nước sản xuất.
II.1. Nước sinh hoạt
Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của người sản xuất là: 75 lít/người/ngày
Số công nhân sản xuất trong một ca: 3 người;
Nước sinh hoạt dùng trong một ngày: 3.75 = 225 (lít) = 0,225 (m3);
108
Tiêu tốn nước dùng cho sinh hoạt trong một năm là:
Nsh = 0,225.336 = 7,56 (m3);
II.2. Nước sản xuất
Lượng nước mà chúng ta sử dụng để sản xuất bao gồm nước làm mát
và nước mềm dùng trong lò hơi.
Lượng nước dùng để làm mát là: 51 kg/h.
Lượng nước dùng để sinh hơi là: 3340 kg/h.
Do lượng nước dùng cho các quá trình này có hồi lưu lại sử dụng. Do
đó lượng nước thực tế sử dụng cho một tháng cũng chính là lượng nước sử
dụng trong một ngày. Giả thiết mỗi tháng ta phải thay lượng nước mềm này
một lần.
Lượng nước sản xuất trong một năm là:
M = (51 + 3340).24.12 = 976608 kg
Thể tích nước cần dùng trong một năm là:
V =
n
M
=
1000
976608 = 976,6 m3
109
PHẦN VII: KINH TẾ
I.TÓM LƯỢC DỰ ÁN
Dự án kinh tế phản ánh cơ cấu tổ chức sản xuất vốn đầu tư xây dựng, thiết bị
máy móc, giá thành sản phẩm và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Thông qua
tính toán kinh tế cho ta biết tính hợp lý của dự án và hiệu quả kinh tế của nó
đồng thời quyết định xem xét việc xây dựng phân xưởng sản xuất đó có
đúng đắn không.
Trên cơ sở tính toán kinh tế thấy được hiệu quả kinh tế của toàn phân
xưởng để xây dựng, thiết kế nhằm xác định chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật từ đó
cho phép đầu tư các hạng mục trong giá thành sản phẩm.
Cồn tuyệt đối là một loại nhiên liệu không được sử dụng nhiều ở Việt Nam
nhưng vai trò của nó rất quan trọng trong việc làm tăng trị số octan của
xăng, với nồng độ cồn trong xăng 10% thể tích nó làm tăng đáng kể trị số
octan của xăng. Hơn nữa, việc nghiên cứu sản xuất cồn tuyệt đối với quy mô
công nghiệp là một bước đột phá cho các ngành sản xuất nhiên liệu sạch ở
Việt Nam. Sản xuất cồn nhiên liệu với quy mô công nghiệp còn giải quyết
được vấn đề lao động cho lượng nhân công dồi dào ở Việt Nam.
II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
II.1. Kế hoạch sản xuất
Với tình hình giá thành nhiên liệu thế giới gia tăng chóng mặt hiện
nay thì việc xây dựng một nhà máy sản xuất cồn ở Việt Nam là hết sức đúng
đắn, đáp ứng và khắc phục được những nhu cầu nhiên liệu hiện nay. Với
thực lực và kinh nghiệm của nước ta hiện nay chắc chắn phân xưởng sẽ
nhanh chóng phát huy được toàn bộ công suất và có khả năng mở rộng nhà
máy trong một thời gian ngắn.
II.2. Tính toán kinh tế
II.2.1. Vốn cố định.
110
Vốn cố định là giá trị các tài sản cố định như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị,
phương tiện…
+ Vốn xây dựng:
Diện tích của phân xưởng là: 9.15 = 135 m2
Giá thuê đất: 420000 đ/m2.năm
Giá xây dựng: 3000000 đ/m2
Giá thành thuê đất trong một năm là: 135 . 420000 = 56000000 đ
Giá thành xây dựng phân xưởng là: 135.3000000 = 405000000đ
Tổng số vốn đầu tư xây dựng lý thuyết là:
405000000 + 56000000 = 461000000 đ
Khấu hao xây dựng XA lấy bằng 3% vốn xây dựng:
461000000.0,03 = 13891000 14000000 đ(đồng).
Tổng vốn xây dựng thực tế là:
461000000 + 140000000 = 475000000
+ Vốn đầu tư máy móc, thiết bị:
TT Tên thiết bị Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 Tháp hấp phụ 3 300.000.000 900.000.000
2 Calorifier 1 100.000.000 200.000.000
3 Bơm ly tâm 1 3.400.000 3.400.000
4 Bơm cánh guồng 4 5.000.000 20.000.000
5 Thiết bị ngưng tụ 2 60.000.000 120.000.000
6 Bể chứa nguyên liệu 2 18.000.000 36.000.000
7 Thiết bị chứa nitơ nén 8 5.000.000 40.000.000
8 Quạt gió 5 500.000 30.000.000
111
9 Hệ thống điều khiển 1 10.000.000 10.000.000
10 Máy nén khí Nitơ 1 5.000.000 5.000.000
10 Zeolite 668 (kg) 50.000/kg 34.430.000
10 nồi hơi 1 150.000.000 150.000.000
10 Tổng 1.549.000.000
Bảng 7.1
Vốn thiết bị: Vtb = 1.549.000.000(đồng)
+ Chi phí lắp đặt, vận chuyển bằng 20% vốn thiết bị.
+ Chi phí, dụng cụ đo, hệ thống dẫn lấy bằng 10% vốn thiết bị
Vậy vốn đầu tư máy móc, thiết bị là:
Vthm = 1549000000 + 0,2. 1549000000 + 0,1. 1549000000
Vthm = 2.013.000.000 (đồng)
Tổng vốn cố định là: Vcđ = Vxd + Vtbm
Vcđ =2013000000 + 475000000
Vcđ = 2.488.000.000 (đồng)
II.2.2. Vốn lưu động.
IV.2.2.1. Chi phí nguyên liệu.
TT Tên nguyên liệu Số lượng
(tấn, lít)
Đơn giá
(đồng /tấn,lít)
Chi phí một
năm(đồng)
1 Cồn công nghiệp 33600(l) 12.000/l 403.200.000
2 Khí Nitơ 16,6 7.000.000 121.000.000
3 Than đốt 379 3.000.000 1.137.000.000
4 Tổng cộng 1.661.200.000
Bảng 7.2
112
Chi phí nguyên vật liệu ở trên là đã tính cả chi phí cho vận chuyển, bốc
rỡ….
IV.2.2.2. Chi phí về điện.
Phần điện đã tính được lượng điện dùng trong một năm là:
44795 (kwh).
Giá thành: 1500 (đồng/kwh)
Chi phí cho nhu cầu về điện là:
Vđiện = 1500. 44795 = 67 190 000 (đồng/năm).
II.2.3. Chi phí nhu cầu về nước.
Phần nước đẫ tính được một năm lượng nước cần là: 3951,32 (m3).
Giá nước 6000 (đồng/m3).
Vậy giá thành nước sản xuất là:
Vnước = 6000.977 =5 862 000 (đồng/năm)
II.2.4. Tính nhu cầu lao động
+ Bố trí nhân công tham gia trực tiếp cho từng thiết bị và từng ca trực như
sau:
Thiết bị phản ứng: 1 công nhân.
Kiểm tra nồng độ hơi cồn: 1 công nhân.
Nồi cấp hơi: 1 công nhân.
Kỹ sư: 1 kỹ sư
Quản đốc 1 người
Tổng: 5 người.
II.2.4.1. Tính quỹ lương trả cho công nhân trực tiếp
+ Lương trả cho mỗi công nhân: 3 000 000/tháng
Tổng số tiền phải trả lương cho công nhân trong một năm là:
3.3000000.12 = 108 000 000 đồng
+ Mức lương trả cho một kỹ sư hiện nay: 5000000 đồng/tháng
113
Tổng lương phải trả cho kỹ sư là: 5000000.12 = 60 000 000 đồng
+ Mức lương trả cho quản đốc: 12 000 000 đồng
Tổng lương phải trả cho quản đốc trong một năng là:
12000000.12 = 144 000 000 đồng.
Tổng lương chi trả cho lao động trong năm là:
144 000 000 + 60 000 000 + 108 000 000 = 312 000 000 đồng
II.2.5. Giá thành sản phẩm.
+ Khấu hao tài sản hàng năm.
+ Khấu hao trung bình hàng năm về thiết bị:
A1 = 0,1.Vthiết bị = 0,1. 424900000 = 42490000 (đồng).
+ Khấu hao tài sản cố định bằng khấu hao xây dựng cộng khấu hao
máy móc:
28830000 + 42490000 = 71320000 (đồng).
Bảng tổng hợp chi phí chủ yếu:
TT Khoản mục chi phí chủ yếu Tiền
1 Nguyên liệu 1.661.200.000
2 Điện 67.190.000
3 Nước 5.862.000
4 Lương 312.000.000
6 Khấu hao tài sản cố định 14.000.000
7 Tổng 2.058.000.000
Bảng 7.3
+ Giá thành toàn bộ (Gtb).
Gtb =
phÝ kh¸c chi c¸c % lÖ tû
100 yÕu. chñphÝ chi tæng
100
Trong đó các chi phí khác bao gồm:
114
+ Chi phí phân xưởng chiếm 10% giá thành toàn bộ.
+ Chi phí quản lý nhà máy chiếm 3% giá thành toàn bộ.
+ Chi phí ngoài sản xuất chiếm 2% giá thành toàn bộ.
Do đó ta có:
Gtb = 15100
2058000000
.100 = 2417861000 (đồng).
+ Chi phí phân xưởng:
Ppx = 0,1.Gtb
Ppx = 0,1. 2417861000 = 241786100 (đồng).
+Suy ra giá thành phân xưởng:
Gpx = chi phí chủ yếu + Ppx
G px = 2417861000 + 241786100
Gpx = 2659647000 (đồng).
Bảng ước tính giá thành sản phẩm:
TT Khoản mục chi phí Tiền (đồng)
1 Nguyên liệu 1.661.200.000
2 Nước, điện 33.052.000
3 Lương 312.000.000
4 Khấu hao tài sản cố định 14.000.000
5 Chi phí phân xưởng 2659647000
6 Tổng 4.674.829.000
Bảng 7.4
+ Giá thành một tấn sản phẩm:
Gsp =
c¶ n¨m lîng ns¶
bé toµn thµnh gi¸
(đồng/l).
Gsp = 336000
4674829000 = 13.900 (đồng/ l)
II.2.6. Lãi và thời gian thu hồi vốn
115
+ Thời gian thu hồi vốn: T =
LA
V
Trong đó:
A – khấu hao tài sản cố định hàng năm.
L – lãi hàng năm.
V – vốn đầu tư xây dựng và thiết bị.
Ta chọn chỉ tiêu sau 5 năm thì vốn cố định sẽ được thu hồi.
L =
T
V - A
=
5
1549000000 - 14000000
= 295800000 đ
+ Lãi hàng năm:
L = S.(Gtp - B)
Gtp = S
L + B
Trong đó:
L – lãi hàng năm của nhà máy.
S – sản lượng hàng năm của nhà máy.
Gtp – giá thành một đơn vị sản phẩm bán ra.
B – giá một đơn vị sản phẩm.
Gtp = 336000
2958000000 + 13900 đ
= 14.800 đ
+ Tỷ suất lãi:
Tỷ suất lãi =
4674829000
2958000000
G
L = 0,06
= 6%
116
117
KẾT LUẬN
Sau một thời gian học tập tại trường em đã cố gắng học tập và trau dồi
kiến thức. Em đã được giao nhiệm vụ thiết kế xưởng sản xuất cồn tuyệt đối
theo phương pháp hấp phụ chọn lọc trên chất hấp phụ zeolite 3A với năng
suất 1000l/ngày.Vận dụng những kiến thức đã được học và sự hướng dẫn tận
tình của thầy Văn Đình Sơn Thọ em đã hoàn thành được các nhiệm vụ chính
sau:
- Tổng quan của quá trình sản xuất cồn tuyệt đối.
- Tính toán cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt lượng.
- Tính toán thiết bị phản ứng chính
D = 0,8 (m) ; H = 2 (m)
- Lựa chọn các thiết bị trao đổi nhiệt phù hợp các quá trình truyền
nhiệt trong sơ đồ.
- Thiết kế xây dựng: Tổng diện tích 135m2.
- Tính toán kinh tế cho toàn phân xưởng.
Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều song do còn thiếu những kinh nghiệm
thực tế nên bản đồ án không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất
mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô để đồ án của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Văn Đình Sơn
Thọ và các thầy cô trong toàn khoa và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành
quyển đồ án này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Lê Văn Trung
118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đinh Thị Ngọ. Hoá học dầu mỏ và khí. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
2006
2.Nguyễn Bin . Tính toán quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá chất và
thực phẩm . Tập 4 .Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật . 2001
3. Tập thể tác giả. Sổ tay quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá chất và
thực phẩm. Tập 1. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 2005
4. Tập thể tác giả. Sổ tay quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá chất và
thực phẩm. Tập 2. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 2005
5. Nguyễn Bin. Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực
phẩm. Tập 4. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 2002
6. Bùi Hải, Trần Thế Sơn. Kỹ thuật nhiệt. Đại học Bách Khoa Hà Nội - 1990
7.E.Lalik , R.Mirek , J.Rakocry , A.Groszek . Microcalorimetric study of
sorption of water and etanol in Zeolites 3A and 5A .Catalysis today
114(2006) 242-247 .
8.John Cambell. Gas conditioning and processing.Cambell petroleum series
USA.1984.
9. Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Văn Cường. Nghiên cứu các phương pháp và
chế độ tái sinh Zeolite dùng trong sản xuất cồn cao độ. 2007.
10.Ullmann’s Encyclopedia of industrial chemitry. Wiley-VCH Verlag
GmbH & Co. KgaA. 2004 .
11.Tập thể tác giả. Sổ tay tóm tắt các đại lượng hoá lý. Tủ sách đại học Bách
Khoa thành phố Hồ Chí Minh. 1992.
12. Hoàng Văn Chước. Thiết kế hệ thống thiết bị sấy. Nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật Hà Nội – 2006.
13.Nguyễn Bin . Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực
phẩm. Tập 1 . Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 2002
14.Nguyễn Bin . Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực
phẩm. Tập 2 . Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 2002
15.Nguyễn Bin . Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực
phẩm. Tập 3 . Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 2002
119
Mục lục
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................. 1
PHẦN II: LÝ THUYẾT CHUNG ................................................................ 4
I. NGUYÊN LIỆU ETANOL ......................................................................................4
I.1. Tính chất của Etanol ..........................................................................................4
I.2. Cơ chế phụ gia của Etanol khi pha vào xăng ......................................................4
I.3. Ứng dụng của Etanol .........................................................................................5
I.4. Tình hình sản xuất Etanol trên thế giới hiện nay ................................................5
II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỒN CAO ĐỘ ............................................................8
II.1. Phương pháp chưng cất ....................................................................................8
II.1.1. Chưng trích ly: ..........................................................................................8
II.1.2. Chưng phân tử [3]...................................................................................10
II.2. Phương pháp dùng chất hấp phụ chọn lọc – Zeolite ........................................11
II.2.1. Giới thiệu về Zeolite [1]........................................................................11
II.2.2. Quá trình hấp phụ [4- 241].....................................................................13
II.2.3. Phương pháp sản xuất cồn tuyệt đối bằng vật liệu hấp phụ chọn lọc.........15
II.3. Phương pháp dùng các chất hút ẩm.................................................................21
II.4. Phương pháp thẩm thấu qua màng ..................................................................21
II.5. Phương pháp kết hợp bốc hơi thẩm thấu và rây phân tử ..................................23
II.6. Kết hợp chưng cất và thẩm thấu qua màng: ....................................................23
II.7. So sánh đánh giá các phương pháp .................................................................24
III. MỘT SỐ CÁC THỰC NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ SẢN XUẤT
CỒN BẰNG ZEOLITE 3A .......................................................................................26
III.1 Các tính chất và các đại lượng nhiệt động của quá trình hấp phụ nước: ..........28
III.2 Các tính chất và các đại lượng nhiệt động của quá trình hấp phụ Etanol .........28
III.3 Đường cong biểu diễn quá trình nhiệt và quá trình hấp phụ , nhả hấp phụ nước
trên chất hấp phụ [7]: ...............................................Error! Bookmark not defined.
PHẦN III: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ CÂN BẰNG
NHIỆT LƯỢNG .........................................................................................30
A. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT ...............................................................30
I. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ .........................................................30
I.1. Tính vρ và rρ .................................................................................................30
I.2. Tính lưu lượng khối lượng hỗn hợp đầu vào ....................................................30
I. 3. Tính lượng nước bị hấp phụ trong một giờ ......................................................31
I.4. Cân bằng vật chất lượng nước vào và ra khỏi tháp hấp phụ ..............................31
II. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH NHẢ HẤP........................................................34
III. TÍNH LƯỢNG ZEOLITE CẦN THIẾT VÀ TỐC ĐỘ HỖN HỢP ĐẦU VÀO ....35
III.1 Tính lượng Zeolite cần thiết ...........................................................................35
B. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG ........................................................37
I. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ .........................................................38
I.1. Tính nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình hấp phụ ở 107 oC trong một mẻ: ..........38
120
I.2. Tính toán nhiệt độ trung bình của toàn bộ thiết bị trong quá trình thực hiện hấp
phụ ........................................................................................................................39
II. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH LÀM NÓNG VẬT LIỆU (2) TỪ 107oC ÷ 350oC
..................................................................................................................................40
II.1. Tính nhiệt cần thiết để nâng nhiệt độ chất hấp phụ: ........................................40
II.2. Nhiệt lượng Q2N để để nâng lượng nước bị hấp phụ từ 107 ÷ 350 oC ..............41
II.3. Nhiệt lượng Q2E để nâng nhiệt của Etanol bị hấp phụ từ 107 ÷ 350 oC............41
III. TÍNH TOÁN CHO QUÁ TRÌNH GIẢI HẤP (3) .................................................41
II.1. Tính nhiệt lượng cần thiết để thực hiện quá trình giải hấp phụ Q3 ...................42
IV. TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH LÀM MÁT VẬT LIỆU (4) ......................................42
V. TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH CẤP NHIỆT NHẢ HẤP PHỤ ...................................43
V.1. Tính nhiệt lượng do lượng khí N2 mang vào trong quá trình làm nóng khối vật
liệu lên nhiệt độ 350oC...........................................................................................43
V.2. Tính lượng nhiệt do Nitơ mang vào trong quá trình thực hiện quá trình nhả hấp
phụ ở 350oC...........................................................................................................43
V.3. Tính toán lượng N2 cần thiết cho quá trình nâng nhiệt độ của khối vật liệu từ
nhiệt độ 107 ÷ 350oC .............................................................................................44
V.4. Tính lượng N2 cần thiết để thực hiện quá trình nhả hấp phụ............................45
V.5. Tính tốc độ khí N2 trong quá trình nhả hấp phụ và làm nóng khối vật liệu ......46
VI. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN LƯỢNG N2 ĐỂ LÀM MÁT KHỐI VẬT LIỆU
TRONG QUÁ TRÌNH (4) .........................................................................................47
VI.1. Lựa chọn tốc độ dòng khí để thực hiện quá trình làm mát khối vật liệu .........47
VI.2. Tính toán nhiệt độ trung bình của dòng khí N2 sau khi ra khỏi tháp trong quá
trình làm mát khối vật liệu .....................................................................................47
VI.2.1. Tính Lượng khí N2 truyền qua thiết bị trong 8h ......................................48
VI.2.2. Tính lượng nhiệt thực tế mà khối vật liệu truyền cho khối khí trong 8h ..48
VI.2.3. Tính nhiệt độ dòng khí N2 sau khi ra khỏi thiết bị T4r .............................48
VI.3. Tính toán nhiệt độ trung bình của dòng khí sau khi qua thiết bị trao đổi nhiệt
dòng khí nhả hấp phụ.............................................................................................49
VI.3.1. Tính nhiệt lượng dòng hơi nhả hấp truyền cho thiết bị trao đổi nhiệt trong
giai đoạn (2).......................................................................................................50
VI.3.2. Tính lượng nhiệt dòng hơi nhả hấp truyền cho thiết bị trao đổi nhiệt trong
giai đoạn (3).......................................................................................................50
VI.3.3. Tính nhiệt độ của dòng khí N2 tận dụng nhiệt sau khi đi ra khỏi thiết bị
trao đổi nhiệt......................................................................................................51
VII. TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC LÀM MÁT ........................................................52
VII.1.Tính nhiệt toả ra do hỗn hợp khí nhả toả ra sau khi làm lạnh.........................52
VII.2. Tính toán tốc độ dòng nước làm mát............................................................52
VII.3. Tính nồng độ của rượu ngưng tụ lấy ra từ thiết bị làm lạnh ..........................53
VIII. TÍNH TOÁN NHIỆT LƯỢNG CALORIFIER CẦN CẤP ................................54
Hình 3.6.............................................................................................................54
VIII.1. Tính toán lượng nhiệt cần thiết để đưa dòng khí N2 từ 115oC ÷ 350 oC.......54
VII.2.Tính toán lưu lượng dòng hơi nước quá nhiệt đi trong calorifier ...................55
IX. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG NỒI HƠI CUNG CẤP ...................57
IX.1. Tính lượng nước cần thiết để đun trong nồi hơi.............................................57
IX.2. Tính toán nhiệt lượng cần thiết nồi hơi cung cấp cho hơi nước ......................57
121
IX.2.1. Tính toán nhiệt lượng cần thiết đưa nước trong nồi hơi lên 600oC ..........57
IX.2.2. Tính nhiệt lượng cần thiết mà nồi hơi cần bù lại cho hơi nước khi trao đổi
nhiệt qua calorifier .............................................................................................58
IX.3. Tính lượng than cần cung cấp để đốt nồi hơi .................................................59
PHẦN IV: TÍNH TOÁN CƠ KHÍ...............................................................59
I. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH............................................................................59
I.1. Chọn kích thước thiết bị ..................................................................................59
I.1.1. Tính vận tốc cho phép của dòng khí ..........................................................60
I.1.2. Tính toán chiều cao của tháp .....................................................................60
I.1.3. Tính tổn thấp áp suất qua lớp hạt...............................................................63
I.2. Tính chiều dày thân tháp..................................................................................65
66
I.3. Tính đường kính ống dẫn hơi vào tháp.............................................................66
.......................................................................................................................
II. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHỤ....................................................70
II.1. Thiết bị trao đổi nhiệt .....................................................................................70
II.1.1. Thiết bị truyền nhiệt loại vỏ bọc ngoài [4-113] ......................................70
II.1.2. Thiết bị truyền nhiệt loại ống ...................................................................71
II.1.4. Thiết bị truyền nhiệt loại xoắn ốc.............................................................76
II.1.5. Thiết bị truyền nhiệt loại ống có gân ........................................................77
II.1.6. So sánh và lựa chọn thiết bị trao nhiệt......................................................77
II.2. Calorifier cấp nhiệt .........................................................................................78
II.2.3. Calorifier khói – khí ................................................................................82
II.2.4. Lựa chọn calorifier cấp nhiệt ...................................................................83
II.3. Nồi hơi ...........................................................................................................84
II.4. Thiết bị ngưng tụ ............................................................................................85
II.4.1. Ngưng tụ gián tiếp ...................................................................................86
II.5. Lựa chọn thiết bị lọc bụi.................................................................................87
II.5.1. Thiết bị đường lắng .................................................................................87
II.5.2. Thiết bị buồng lắng..................................................................................88
II.5.3 Xyclon lọc bụi ..........................................................................................89
II.5.4. Thiết bị lọc tay áo ....................................................................................89
II.5.4. Thiết bị lọc kiểu vách ngăn ......................................................................90
II.5.5 Một số thiết bị khác ..................................................................................91
II.6. Lựa chọn bơm ................................................................................................92
II.6.1 Bơm vận chuyển chất lỏng........................................................................92
II.6.2. Bơm vận chuyển chất khí ........................................................................92
PHẦN V – XÂY DỰNG ............................................................................94
I. XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY.................................................94
I.1. Các cơ sở để xác định địa điểm xây dựng ........................................................94
I.2. Các yêu cầu đối với địa điểm xây dựng............................................................95
I.2.1. Các yêu cầu chung ....................................................................................95
I.2.2. Các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng .............................................................96
II. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG ...........................................................................96
II.1. Các nhiệm vụ chính khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy ................................97
II.2. Các yêu cầu thiết kế tổng mặt bằng nhà máy ..................................................97
122
II.3. Nguyên tắc phân vùng trong nhà máy.............................................................98
II.3.1. Vùng trước nhà máy ................................................................................98
II.3.2. Vùng sản xuất..........................................................................................99
II.3.3. Vùng các công trình phụ ..........................................................................99
II.3.4. Vùng kho tàng và khu vực giao thông.....................................................99
II.3.5. Ưu nhược điểm của phương pháp phân vùng ......................................... 100
II.4. Những căn cứ để sản xuất phân xưởng sản xuất cồn tuyệt đối theo phương pháp
hấp phụ Zeolite ....................................................................................................100
II.5. Tính toán và xác định kích thước chính của các công trình trong nhà máy. ...100
II.6. Cấu tạo phân xưởng sản xuất. ....................................................................... 101
II.6.1. Kết cấu móng ........................................................................................ 101
II.6.2. Cột ........................................................................................................ 101
II.6.3. Mái........................................................................................................ 102
II.6.4. Cửa sổ ...................................................................................................102
II.6.5. Cửa ra vào phân xưởng .......................................................................... 102
PHẦN VI: ĐIỆN, NƯỚC .........................................................................105
I.ĐIỆN .................................................................................................................... 105
I.1. Tính phụ tải chiếu sáng .................................................................................. 105
I.2. Tính phụ tải động lực..................................................................................... 106
I.3.Lượng điện tiêu thụ hàng năm của nhà máy .................................................... 106
I.3.1. Điện năng thắp sáng................................................................................ 106
I.3.2. Điện năng cho phụ tải động lực ............................................................... 107
I.3.3. Điện năng tiêu thụ toàn phân xưởng trong một năm ................................ 107
II. NƯỚC ................................................................................................................ 107
II.1. Nước sinh hoạt ............................................................................................. 107
II.2. Nước sản xuất .............................................................................................. 108
PHẦN VII: KINH TẾ ...............................................................................109
I.TÓM LƯỢC DỰ ÁN ............................................................................................ 109
II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ................................................................................... 109
II.1. Kế hoạch sản xuất ........................................................................................ 109
II.2. Tính toán kinh tế .......................................................................................... 109
II.2.1. Vốn cố định. .......................................................................................... 109
II.2.2. Vốn lưu động......................................................................................... 111
II.2.3. Chi phí nhu cầu về nước. ....................................................................... 112
II.2.4. Tính nhu cầu lao động ........................................................................... 112
II.2.5. Giá thành sản phẩm. .............................................................................. 113
II.2.6. Lãi và thời gian thu hồi vốn ...................................................................114
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CON TUYET DOI-BKHN.pdf