Đồ án Thực trạng kế toán chi phú sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia

Sắp tới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm và mẫu mã đáp ứng hơn nữa nhu cầu người tiêu dùng. Công ty sẽ tiến tới sản xuất các đơn đặt hàng để phục vụ xuất khẩu. Trước mắt, Công ty đang đầu tư thiết bị máy móc nhiều hơn để có thể sản xuất các đơn hàng hàng loạt với số lượng lớn hơn nữa. Sau đó sẽ sản xuất sản phẩm hàng loạt với các mẫu mã nhằm phục vụ cho văn phòng các công ty. Hiện nay trên thị trường chỉ có hàng Melamine là sản xuất hàng loạt còn hàng veneer thì chưa có công ty nào sản xuất hàng loạt vì đặc thù của sản phẩm là gỗ công nghiệp phủ veneer sơn PU nên giá thành cao. Mà phần lớn các công ty khác sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc trưng bày các sản phẩm tại showroom.

doc61 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng kế toán chi phú sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nợ Có . Cộng tháng 01/2008 150,250 12/2/08 PX05 12/2 Xuất kho ván dán 12ly làm HĐ 04.01/08 1521 15,000 20/2/08 PX08 20/2 Xuất kho keo Bugjo, xăng, sơn lót 1521 6,750 25/2/08 PX09 25/2 Xuất kho đinh, vít 1522 236 . .. Cộng tháng 02/2008 656,035 05/3/08 PX12 05/3 Xuất kho ván dán, veneer sồi, ván lạng 1521 6,615 05/3/08 PX16 05/3 Xuất kho ván veneer sồi 2 mặt cốt ván dán 25ly 1521 35,562 12/3/08 PX21 12/3 Xuất kho keo bột, sơn cứng PU 1521 15,350 20/3/08 PX30 20/3 Xuất kho tay co, bản lề, ray, khoá 1522 7,650 30/3/08 PN23 30/3 Nhập kho ván dán 12 xuất thừa chưa dùng đến 1521 650 . . Cộng tháng 03/2008 560,265 650 . Cộng tháng 04/2008 760,385 Cộng tháng 05/2008 285,068 Cộng tổng 2,412,003 Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Người lập ( Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 02: Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp SỔ CÁI TK 621 – CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Tháng 05/2008 ĐVT: 1000đ NT Ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu tháng 5 12/5/08 PX05 12/5 Xuất kho ván dán 12ly làm HĐ 04.01/08 5 1521 21,000 15/5/08 PX06 15/5 Xuất kho ván veneer XĐ 2 mặt 18ly làm HĐ 02.02/05 6 1521 10,000 18/5/08 PX07 18/5 Xuất kho keo bugjo, sơn lót làm HĐ 02.02/08 7 1522 4,500 20/5/08 PX08 20/5 Xuất kho keo Bugjo, xăng, sơn lót làm HĐ 04.01/08 8 1522 8,680 . Kết chuyển sang TK 154 – 04.01/08 285,068 Kết chuyển sang TK 154 - 02.02/08 13,180 Cộng tháng 05/2008 298,248 298,248 Dư cuối kỳ 0 Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 03: Sổ cái chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này cũng không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng như tài khoản 621. Đây là khoản chi phí chiếm không nhỏ trong giá thành sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm đồ gỗ đòi hỏi sự tinh sảo và cầu kỳ về hình dáng cũng như 1 vài hoạ tiết thì nhân công lại chiếm tỷ trọng rất lớn. Khoản chi phí này bao gồm lương chính phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản có tính chất lương như phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ. Ngoài ra thì các khoản chi phí mà công ty đóng BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động dựa trên mức lương chính cũng được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ lần lượt là 15%,3% và 1% trên tổng tiền lương chính của công nhân sản xuất. Tuỳ từng hạng mục hay sản phẩm hàng hoá mà tỷ lệ chi phí nhân công chiếm trong đó là nhiều hay ít. Đối với các sản phẩm đồ gỗ thì nhìn chung chi phí nhân công chiếm khoảng từ 25 đến 50% tổng chi phí giá thành. Và cũng tuỳ từng sản phẩm trong hợp đồng hay công trình mà tỷ lệ chi phí nhân công cũng khác nhau. Còn đối với các sản phẩm là thạch cao và sơn bả thì tỷ lệ nhân công ổn định hơn chiếm khoảng 30 đến 40% chi phí giá thành. Việc tính chi phí nhân công trong công ty trong việc chi tiết cho từng sản phẩm công trình khá phức tạp. Công ty cũng đã thử nghiệm tính nhân công cho từng sản phẩm đặc trưng cụ thể như tủ áo, bàn làm việc, tủ tài liệu với các kích thước khác nhau ở một loại gỗ, ván nhât định. Tuy nhiên cũng gặp khó khăn nếu sử dụng loại gỗ, ván khác vì thời gian và nhân công khi đó có thể là nhiều hơn hay ít hơn so với sản phẩm đã làm thử. Do vậy trong quá trình sản xuất công ty luôn vừa cho sản xuất vừa đầu tư vào việc làm mẫu các sản phẩm để việc tính chi phí nhân công có được kết quả tốt nhất. VD : Để làm tủ áo có kích thước 1800x450x2000mm với chất liệu là veneer sồi sẽ hết khoảng 4,000,000đ tiền chi phí bao gồm chi phí nhân công, NVL, SXC. Trong đó chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 2,200,000đ ; chi phí nhân công sẽ chiếm khoảng 1,500,000đ còn lại là chi phí SXC. Tuy nhiên nếu tủ áo trên được làm bằng chất liệu gỗ tự nhiên thì chi phí về nhân công và NVL cũng sẽ cao hơn chất liệu gỗ sồi(gỗ công nghiệp) từ 80% đến 120% tuỳ từng loại gỗ tự nhiên. Do công việc trong công ty khá nhiều và ổn định nên số lao động trong biên chế của công ty chiếm tỷ trọng khá nhiều và là lực lượng nòng cốt trong công ty. Bên cạnh đó thì công ty cũng thuê ngoài số không nhiều lao động thời vụ. Tuỳ từng hợp đồng hay công trình mà công ty sẽ thuê lao động thời vụ nhiều hay ít. Việc có nhiều lao động nòng cốt và biên chế giúp công ty ổn định hơn về mặt nhân sự trong việc sắp xếp vị trí của từng người hiệu quả và hợp lý hơn. Việc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí nhân công sẽ giúp kế toán trong việc tính giá thành sản phẩm, công trình hợp lý và hiệu quả. Công ty đang áp dụng 02 hình thức tiền lương là lương thời gian và lương khoán( theo sản phẩm). Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất, thi công như : tổ trưởng và một số công nhân có tay nghề cao chuyên về các dòng sản phẩm đặc trưng và cơ bản. Lương sản phẩm chủ yếu được áp dụng cho tổ sơn hoàn thiện, và lao động thời vụ. Vì hình thức tiền lương công ty áp dụng như trên nên chi phí nhân công trực tiếp cũng sẽ bao gồm 02 loại là chi phí tiền lương của công nhân, quản lý trực tiếp sản xuất trong công ty và lương sản phẩm. Tuy nhiên lương sản phẩm sẽ được chi tiết cho bộ phận tổ sơn hoàn thiện và bộ phân lao động thuê ngoài riêng. Lao động trong biên chế áp dụng lương thời gian Đối với lực lượng lao động trong biên chế áp dụng lương thời gian thì sẽ dựa vào bảng chấm công hành chính và bảng chấm công ngoài giờ để tính lương cho người lao động. Tổng lương = Lương hành chính + Lương ngoài giờ Lương chính = Số ngày công đi làm * Tiền lương 1 ngày Lương ngoài giờ = Số giờ làm thêm * Hệ số làm thêm * Tiền lương 1h. ( Hệ số làm thêm được áp dụng theo quy định của luật lao động là : 1.5 với ngày thường ; 2.0 đối với ngày nghỉ và 3.0 đối với ngày lễ, tết) Bảng 07 : BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 05/2008 Bộ phận : Phân xưởng gỗ ĐVT: 1000Đ STT Họ tên Chức vụ Lương ngày NC Phụ cấp Tổng lương Đã lĩnh Trừ BHXH Còn lại 1 Trần Văn Lý Tổ trưởng 100 26 250 2,850 500 156 2,194 2 Vũ Xuân Tiệm Tổ trưởng 100 26 200 2,800 156 2,644 3 .. Cộng 5,650 4,838 Số tiền bằng chữ : Bốn triệu tám trăm ba mươi tám nghìn đồng. Hà Nội, Ngày 31 tháng 05 năm 2008 Giám đốc (Kế, ghi rõ họ tên) Phó GĐ Sản xuất (Kế, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Kế, ghi rõ họ tên) Kế toán thanh toán (Kế, ghi rõ họ tên) Lao động trong biên chế áp dụng lương sản phẩm(lương khoán) Đối với lực lượng lao động trong biên chế áp dung lương sản phẩm : Thì dựa theo định mức mà công ty quy định cho mỗi sản phẩm hoàn thành. Nếu hoàn thành được bao nhiêu sản phẩm thì lương sẽ được lĩnh tương ứng. Ví dụ : - Đối với tủ áo : + Để sơn hoàn thiện tủ áo công ty sẽ trả cho người lao động là 120,000đ/m2. Như vậy có nghĩa là nếu sơn tủ áo có kích thước 1800x450x2000mm thì tiền lương sẽ là 3.6m2 x 120,000đ/m2 = 432,000đ + Để hoàn thiện phần mộc tủ áo công ty sẽ trả cho người lao động là 150,000đ/m2. Như vậy có nghĩa là nếu tủ áo 1800x450x2000mm thì tiền lương mộc hoàn thiện sẽ là 3.6m2 x 150,000đ/m2 = 540,000đ - Đối với tủ bếp : + Cứ mỗi md tủ bếp sơn hoàn thiện sẽ được trả 150,000đ. Như vậy đối với tủ bếp có kích thước dài 3600mm thì tiền lương sơn hoàn thiện tủ bếp này sẽ là : 3.6md x 150,000đ/md = 540,000đ + Cứ mỗi md tủ bếp nếu làm phần mộc hoàn thiện và dựng lên đúng sản phẩm so với bản vẽ sẽ được trả 180,000đ. Như vậy đối với tủ bếp có kích thước dài 3600mm thì tiền lương mộc hoàn thiện tủ bếp này sẽ là : 648,000đ Kế toán thanh toán là người theo dõi tiền lương của người lao động và bộ phận quản lý trong công ty. Kế toán sẽ lập bảng thanh toán lương khoán sản phẩm trên bảng thanh toán lương khoán và được chi tiết cho từng đối tượng sản phẩm và công trình. PHIẾU YÊU CẦU CÔNG VIỆC Số : S02.05/08 Người nhận yêu cầu : Phạm Văn Trưởng Công trình : Nhà chị Yến – Hoàn Cầu Thời hạn hoàn thành: Ngày 25 tháng 05 năm 2008 STT Tên, quy cách sản phẩm Chất liệu và màu sắc Số lượng Yêu cầu 1 Giường 1800x2200x450mm Gỗ sồi tự nhiên, màu mã S03 02 Chiếc Sơn hoàn thiện 2 Tủ áo 1600x450x2000mm Gỗ CN phủ veneer sồi, màu mã S03 02 Chiếc Sơn hoàn thiện. 3 Tủ bếp treo 3600x500x750mm Gỗ CN phủ veneer sồi, màu mã S03 01 Chiếc Sơn hoàn thiện. 4 .. Ghi chú : Tất cả được chi tiết theo bản vẽ. Hà Nội, Ngày 05 tháng 05 năm 2008 Giám đốc (Kế, ghi rõ họ tên) Kế toán thanh toán (Kế, ghi rõ họ tên) Người nhận yêu cầu (Kế, ghi rõ họ tên) Trưởng bộ phận (Kế, ghi rõ họ tên) Biểu 04: Phiếu yêu cầu công việc BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KHOÁN SƠN của PHẠM VĂN TRƯỞNG tháng 05/2008 ĐVT : VNĐ STT Tên sản phẩm Khối lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền Tên khách hàng (công trình) 1 Tủ áo 1800x450x2100 3.78 M2 120,000 453,600 C.Yến - HCầu 2 Tủ bếp treo 3600 3.6 Md 180,000 648,000 C.Yến - HCầu 3 Tủ tài liệu 1500x2400x450 3.6 M2 80,000 288,000 FPTB - Tầng 1+2 4 Bàn làm việc 1000x1500x750 1 Chiếc 120,000 120,000 FPTB - Tầng 1+2 5 Bàn làm việc 1000x2000x750 1 Chiếc 180,000 180,000 FPTB - Tầng 1+2 6 Bàn ăn 1200x2000x750 1 Chiếc 120,000 120,000 C.Huyền - Linh Đàm 7 Sopha 1 Bộ 450,000 450,000 C.Huyền - Linh Đàm Cộng 2,259,600 Ngày 31 tháng 05 năm 2008 Giám đốc (Kế, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Kế, ghi rõ họ tên) Kế toán thanh toán (Kế, ghi rõ họ tên) Trưởng bộ phận (Kế, ghi rõ họ tên) Bảng 08: Bảng thanh toán lương của Phạm Văn Trưởng tháng 05/2008 Cuối tháng kế toán thanh toán sẽ lấy số liệu trên bảng lương khoán để thanh toán tiền lương cho người lao động. Số liệu đưa vào bảng lương khoán là dựa trên biên bản nghiệm thu của chủ đầu tư công trình với công ty và bảng yêu cầu công việc để xác định sản phẩm hoàn thành do ai sản xuất. Dựa trên số liệu ở bảng lương tổng hợp tháng kế toán sẽ lọc ra cho từng công trình cụ thể. BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG KHOÁN SƠN tháng 05/2008 ĐVT : VNĐ STT Tên sản phẩm Khối lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền Tên khách hàng (công trình) Tên thợ 1 Tủ áo 1800x450x2100 3.78 M2 120,000 453,600 C.Yến - HCầu Trưởng 2 Tủ bếp trên 3600 3.6 Md 180,000 648,000 C.Yến - HCầu Đông 3 Bàn ăn 1200x2000x750 1 Chiếc 120,000 120,000 C.Huyền - Linh Đàm Trưởng . Cộng 102,360,235 Ngày 31 tháng 05 năm 2008 Giám đốc (Kế, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Kế, ghi rõ họ tên) Kế toán thanh toán (Kế, ghi rõ họ tên) Trưởng bộ phận (Kế, ghi rõ họ tên) Bảng 09 : Bảng tổng hợp lương khoán sơn tháng 05/2008 BẢNG TỔNG CHI PHÍ NCTT của FPTB(04.01/08) tháng 05/2008 ĐVT : VNĐ STT Tên sản phẩm Khối lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền CV Tên thợ 1 Tủ tài liệu 1500x2400x450 3.6 M2 80,000 288,000 Sơn Trưởng 2 Bàn làm việc 1000x1500x750 1 Chiếc 120,000 120,000 Sơn Trưởng 3 Bàn làm việc 1000x2000x750 1 Chiếc 180,000 180,000 Sơn Trưởng 4 Sopha 1 Bộ 550,000 550,000 Mộc Lý . .. Cộng 125,050,000 Ngày 31 tháng 05 năm 2008 Giám đốc (Kế, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Kế, ghi rõ họ tên) Kế toán thanh toán (Kế, ghi rõ họ tên) Trưởng bộ phận (Kế, ghi rõ họ tên) Bảng 10: Bảng tổng hợp chi phí NCTT của FPTB(04.01/08) tháng 05/2008 VD : Tháng 05/2008 bảng thanh toán lương của công nhân sản xuất ở trong biên chế là 150,670,000 và lương của công nhân ở ngoài biên chế là 50,261,500. Kế toán sẽ ghi chép vào sổ nhật ký chung rồi sau đó vào sổ chi tiết, sổ cái có liên quan với số liệu : - Nợ TK 622 : 200,931,500 Có TK 334 : 200,931,500 - Nợ TK 622: 28,627,300 Nợ TK 334 : 9,040,200 Có TK 338 : 37,667,500 Lao động ngoài biên chế áp dụng lương sản phẩm Đối với hình thức lao động này thì công ty sẽ làm hợp đồng thời vụ. Những người lao động được công ty thuê chủ yếu để làm các hạng mục như đập phá tường, vận chuyển chất thải tại công trình hay một số sản phẩm đồ gỗ đặc thù mà cá nhân đó đã từng làm với công ty.Căn cứ vào tình hình thực tế công trình cần thi công trong thời gian bao lâu để ký hợp đồng với người người lao động. Hợp đồng thường có thời hạn 03 tháng. Công ty cũng làm phiếu yêu cầu và bảng thanh toán lương khoán cho bộ phận lao động ngoài biên chế theo hình thức lương khoán tương tự đối với lao động trong biên chế theo hình thức lương khoán. Cuối tháng kế toán sẽ tập hợp số liệu trên bảng lương của từng bộ phận để vào bảng tổng hợp tiền lương tháng. Cũng từ số liệu trên bảng tổng hợp sẽ được chuyển sang tài khoản 622,627. Còn căn cứ vào số liệu trên bảng thanh toán chi tiết kế toán sản xuất sẽ vào sổ cái liên quan. Căn cứ vào bảng tiền lương kế toán sẽ phân bổ cho các công trình tương ứng. Căn cứ dùng để phân bổ là dựa vào doanh thu( giá bán) của sản phẩm hay công trình đó, đối với các sản phẩm hay công trình không xác định rõ được chi phí nhân công. Còn đối với các công trình, sản phẩm có phiếu yêu cầu cụ thể và xác ịnh rõ được chi phí nhân công thì sẽ được tính trực tiếp vào công trình, sản phẩm đó Chi phí NCTT = Doanh thu của từng đối tượng X Tổng CP cần phân bổ cho từng đối tượng Tổng doanh thu của tất cả các đối tượng cần phân bổ Dựa vào số liệu trên bảng thanh toán lương và phụ cấp của các tổ và bộ phận kế toán tiến hành lập bảng kê chứng từ tiền lương để theo dõi từng công trình. Dựa theo số liệu trên bảng kê chứng từ tiền lương kế toán sản xuất sẽ phản ánh : Nợ TK 622 – Chi tiết từng đối tượng, công trình Có TK 334,338. Đối với các khoản lương nghỉ phép, thì dựa trên số liệu trên bảng theo dõi nghỉ phép của người lao động trong biên chế. Nếu số ngày nghỉ phép của người lao động vẫn còn thì số ngày nghỉ phép sẽ được tính thêm tiền lương nghỉ phép vào bảng lương tháng cuối cùng của năm. Kế toán sản xuất sẽ là người gửi mọi số liệu liên quan đến lương của công nhân sản xuất lên cho kế toán thanh toán.Dựa vào giấy tờ và số liệu của kế toán sản xuất cung cấp, kế toán thanh toán sẽ thanh toán cho người lao động. BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ TRÍCH BHXH tháng 05/2008 ĐVT : 1000Đ STT Ký hiệu HĐ Trích yếu nội dung Ghi nợ TK Ghi có TK 334 338 CN trong biên chế CN ngoài biên chế 1 01.05/08 Anh Trung – 34T – Trung Hoà 622 15,000 5,250 2,850 2 02.05/08 Chị Hằng - Mỹ Đình 622 8,280 7,250 1,573.2 3 03.05/08 Chị Nhung - Dịch Vọng 622 10,320 4,560 1,960.8 Cộng 33,600 17,060 6,384 Bảng 11: Bảng tổng hợp tiền lương và trích BHXH SỔ CÁI TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 05/2008 ĐVT: 1000đ NT Ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu tháng 5 31/5/08 Bảng 9 31/5 Lương thợ mộc làm bàn 1000x2000 FPTB HĐ 04.01/08 5 334 180 31/5/08 Bảng 9 31/5 Lương thợ mộc làm bàn 1000x1500 FPTB HĐ 04.01/08 5 334 120 31/5/08 Bảng 9 31/5 Lương thợ sơn làm sopha FPTB HĐ 04.01/08 5 334 550 31/5/08 Bảng 9 31/5 Lương thợ sơn làm tủ tài liệu 1500x2400 FPTB HĐ 04.01/08 5 334 288 31/5/08 Bảng 31/5 Lương thợ mộc làm tủ TL 1800x2000 HĐ 02.02/08 9 334 288 31/5/08 Bảng .. 31/5 Lương thợ sơn làm tủ TL 1800x2000 HĐ 02.02/08 9 334 324 31/5/08 Bảng 31/5 Lương thợ mộc làm bàn họp 4000x8000 HĐ 02.02/08 9 334 2,240 .. . Kết chuyển sang TK 154 – 04.01/08 125,050 Kết chuyển sang TK 154 - 02.02/08 16,758 . Cộng tháng 05/2008 200,931 200,931 Dư cuối kỳ 0 Hà nôi, ngày 31 tháng 05 năm 2008 Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 05: Sổ cái chi phí nhân công trực tiếp 3.Kế toán chi phí sản xuất chung Tài khoản để sử dụng để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung là 627 “ Chi phí sản xuất chng”. Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết cho từng phân xưởng và tổ sản xuất. Đây là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Khoản chi phí này bao gồm chi phí lương phải trả cho tổ trưởng tổ quản lý sơn, mộc, trả hàng nhân viên bảo vệ xưởngvà các khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng. Cho đến các khoản khấu hao, chi phí trích trước, mua sắm trong kỳ dùng cho hoạt động phân xưởng. 3.1 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, công trình : Tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng và công trình cũng được lập và tính như tiền lương của bộ phận lao động trong biên chế hưởng theo lương thời gia. Kế toán cũng tiến hành tính các khoản lương và trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo quy định. Tiền lương cũng bao gồm các khoản phụ cấp và thưởng công trình. Tiền thưởng công trình được chi khi công trình kết thúc với kết quả tốt nhất thường là dành cho bộ phận giám sát. Cũng tuỳ từng công trình mà mức thưởng cũng khác nhau điều đó phụ thuộc vào doanh thu và chất lượng công trình. Tài khoản kế toán sử dụng là 6271 VD: Trong tháng 05/2008, phát sinh tiền lương, phụ cấp và thưởng của bộ phận quản lý phân xưởng và giám sát với số tiền thể hiện trên bảng tính lương và các khoản phụ cấp, thưởng là : 26,117,000đ Số liệu này được ghi vào sổ nhật ký chung và sau đó phản ánh vào sổ cái, chi tiết có liên quan. Nợ TK 6271 – 26,177,000 Có TK 334 – 26,177,000 Nợ TK 6271 – 4,962,230 Nợ TK 334 – 1,305,850 Có TK 338 - 6,268,080 Vì chi phí sản xuất chung được dùng cho tất cả mọi hoạt động trong sản xuất ở phân xưởng nên ta cần phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình. Chi phí sản xuất chung có 02 loại chi phí là chi phí cố định(định phí) và chi phí biến đổi(biến phí). Chi phí cố định đó là các khoản chi phí lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc định kỳ. Còn chi phí biến đổi là những chi phí phát sinh trong kỳ nhưng liên quan đến một kỳ sản xuất và các chi phí như tiếp khách, hội nghị phục vụ sản xuất. Việc phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng thực hiện theo tiêu chí dựa trên chi phí nhân công trực tiếp. BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN VIÊN PHÂN XƯỞNG tháng 05/2008 ĐVT : 1000đ STT Tên công trình, sản phẩm HĐ Chi phí NCTT Tỷ lệ phân bổ Chi phí NVPX cần phân bổ 1 FPTB - Tầng 1+2 04.01/08 125,050 78.63% 20,537 2 NHQĐ – CN Đền Hùng 02.02/08 16,758 10.54% 2,752 3 C.Huyền – Linh Đàm 01.05/08 7,850 4.94% 1,289 4 Chị Yến – Hoàn Cầu 05.05/08 9,372 5.89% 1,539 .. - Cộng 159,030 26,117 Hà nội, ngày 31 tháng 05 năm 2008 Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán sản xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 12: Bảng phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng 3.2. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung Vật liệu mà công ty hay xuất dùng nhất dùng cho hoạt động sản xuất chung là xăng. Xăng được dùng để bôi trơn, tra vào máy móc để thiết bị máy móc được chạy an toàn, liên tục. Xăng còn được dùng để lau chùi dụng cụ pha sơn sau mỗi lần đổi màu sơn cho sản phẩm để khi pha màu sơn khác không bị không đúng mầu. Tài khoản sử dụng là 6272 và được chi tiết làm 02 tài khoản cấp 3: + TK 62721 - Vật liệu dùng cho sản xuất chung + TK 62722 – Công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung. Ví dụ : - Ngày 15/5/2008, tổ trưởng tổ sơn viết phiếu yêu cầu xuất xăng để lau chùi dụng cụ pha sơn sau khi đã sơn xong công trình nhà chị Yến – Hoàn Cầu và cần tiếp tục sơn công trình NHQĐ – CN Cầu Diễn với số lượng 3kg. Kế toán sẽ ghi : Nợ TK 62721 - 3kg Có TK 1521( Butyl) – 3kg Cuối kỳ căn cứ vào tồn đầu và nhập trong kỳ, tồn kho cuối kỳ kế toán sẽ tính giá trị vật liệu đã xuất kho dùng cho sản xuất chung. Xuất máy trà makita cầm tay cho tổ mộc : Nợ TK 6272 Có TK 153 Cuối tháng hoặc khi căn cứ vào phiếu xuất mà thủ kho gửi lên, kế toán sẽ tổng hợp và phân bổ vào từng công trình cụ thể. Số liệu này sẽ được ghi vào sổ nhật ký chung và được ghi thành 1 dòng cho từng công trình cụ thể trên sổ cái TK 627 cũng như sổ chi tiết TK 6272. 3.3.Chi phí khấu hao TSCĐ : Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc loại định phí sản xuất chung. Tại công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia, tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung là dựa vào chi phí tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp. Cả hai loại biến phí đều được áp dụng theo tiêu thức phân bổ này. TK sử dụng là 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ Mức biến phí SXC = Chi phí NCTT của từng đối tượng X Tổng biến phí SXC cần phân bổ cho từng đối tượng Tổng chi phí NCTT của các đối tượng cần phân bổ Mức định phí SXC = Chi phí NCTT của từng đối tượng X Tổng định phí SXC cần phân bổ cho từng đối tượng Tổng chi phí NCTT của các đối tượng cần phân bổ Trong kỳ căn cứ vào chi phí phát sinh kế toán sẽ phản ánh vào các tài khoản có liên quan và được ghi chép trên sổ nhật ký chung cũng như các sổ chi tiết, tổng hợp có liên quan. Nợ TK 627 Có TK 214 – Trích khấu hao TSCĐ Máy móc thiết bị ở công ty khá nhiều loại phục vụ công việc chính là sản xuất gỗ như : máy cắt ván, máy khoan 60 đầu mũi khoan trục đứng, máy hút bụi, máy trà và hàng chục loại máy cầm tay khác. Công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Từ nguyên giá công ty sẽ tính khấu hao theo từng tháng và phân bổ vào chi phí sản xuất chung. Dựa trên cơ sở mức khấu hao của tháng kế toán sẽ phân bổ khấu hao cho từng công trình cụ thể dựa theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ CỦA PHÂN XƯỞNG GỖ tháng 05/2008 ĐVT : VNĐ STT Tên TSCĐ Mã Nguyên giá Tháng trích Số trích 1 Máy khoan trục đứng 60 mũi MK-60M 278,000,000 60 4,633,333 2 Máy hút bụi MH-BG 51,250,000 30 1,708,333 3 Máy cát ván của Đức MC-V 380,170,000 72 5,280,139 4 Máy cắt gỗ của Ý MC-G 175,432,000 48 3,654,833 Cộng 884,852,000 15,276,638 Hà nội, ngày 31 tháng 05 năm 2008 Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán TSCĐ (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 13: Bảng trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ dùng cho sản xuất chung tháng 05/2008 ĐVT : 1000Đ STT Tên công trình, sản phẩm HĐ Chi phí NCTT Tỷ lệ phân bổ Chi phí KH TSCĐ cần phân bổ 1 FPTB - Tầng 1+2 04.01/08 125,050 78.63% 12,012 2 NHQĐ – CN Đền Hùng 02.02/08 16,758 10.54% 1,610 3 C.Huyền – Linh Đàm 01.05/08 7,850 4.94% 754 4 Chị Yến – Hoàn Cầu 05.05/08 9,372 5.89% 900 Cộng 159,030 15,276 Hà nội, ngày 31 tháng 05 năm 2008 Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán sản xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 14: Bảng phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chung Trong trường hợp chi phí sản xuất đã xuất dùng để tính cho khối lượng sản phẩm với công suất bình thường nhưng khối lượng thực tế lại ít hơn thì kế toán sẽ phản ánh : Nợ TK 152,153 Có TK 627 Cuối kỳ toàn bộ phát sinh của tài khoản 627 sẽ được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành SỔ CHI TIẾT 627 - Chi phí sản xuất chung Tháng 5/2008 ĐVT : 1000đ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/5/08 Bảng 12 31/5 Phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho HĐ 04.01/08 334 20,536 31/5/08 Bảng 31/5 Phân bổ chi phí vật liệu xuất dùng cho HĐ 04.01/08 152 250 31/5/08 Bảng 31/5 Phân bổ ccdc xuất dùng cho HĐ 04.01/08 153 185 31/5/08 Bảng 13 31/5 Phân bổ chi phí KH TSCĐ cho HĐ 04.01/08 214 12,102 31/5/08 Bảng 11 31/5 Phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho HĐ 02.02/08 334 1,610 31/5/08 Bảng 31/5 Phân bổ chi phí vật liệu xuất dùng cho HĐ 02.02/08 152 105 31/5/08 Bảng 31/5 Phân bổ ccdc xuất dùng cho HĐ 02.02/08 153 74 31/5/08 Bảng .. 31/5 Phân bổ chi phí KH TSCĐ cho HĐ 02.02/08 214 1,025 Kết chuyển TK 627- HĐ 04.01/08 154 32,983 Kết chuyển TK 627- HĐ 02.02/08 154 4,814 . Cộng tháng 05/2008 76,930 76,930 Dư cuối kỳ 0 Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Người lập ( Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 06: Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4. Thiệt hại trong sản xuất Đây là khoản chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong chi phí sản xuất. Tuy nhiên để công tác hạch toán đầy đủ và chính xác thì kế toán cần phản ánh các khoản làm thiệt hại trong sản xuất. - Đối với chi phí hỏng trong định mức. Sản phẩm hỏng trong định mức được phân thành loại có thể sửa chữa được và loại không thể sửa chữa được. Với sản phẩm hỏng trong định mức thì căn cứ vào mức hỏng thực tế để kế toán hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với sản phẩm hỏng trong đinh mức trong lĩnh vực sản xuất nội thất được tính đến khoảng 15 đến 25% so với chi phí thực tế của sản phẩm. Kế toán vẫn sử dụng tài khoản 621 để theo dõi chi phí nhưng được chi tiết ở tài khoản 6218, nhưng khi vật tư được xuất thì kế toán cần chi tiết ở tài khoản 152. Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia đã mở chi tiết thêm tài khoản 1528 để thoe dõi việc xuất vật tư liên quan đến việc sản phẩm hỏng trong định mức. + TK 1528 sẽ được chi tiết ở TK 15281 – NVL Chính TK 15282 – NVL Phụ + Tương tự như thế tài khoản 6218 sẽ được chi tiết TK 62181 – Chi phí hỏng NVLTT chính TK 62182 – Chi phí hỏng NVLTT phụ Các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm như thời tiết khô hay ẩm ướt, ván xấu hay tốt. Bề mặt ván tốt, vân gỗ đều thì giảm thiểu được chi phí liên quan đến việc bả bề mặt ván và phun sơn sẽ không bị hao nhiều. Cuối kỳ kế toán sẽ tổng hợp chi phí để biết cụ thể được chi phí NVLTT trong năm như thế nào. Từ đó rút ra kinh nghiệm hay đánh giá được tình hình kinh doanh năm đó như thế nào? Đây cũng là số liệu giúp ban giám đốc đánh giá cụ thể hơn về tay nghề của thợ. Tay nghề của thợ cao điều đó cũng chứng tỏ sản phẩm hỏng sẽ ít, hay thời tiết thuận lợi cũng giúp cho sản phẩm hỏng được giảm thiểu rất nhiều. Nợ TK 6218 ( Chi tiết cho từng đối tượng) Có TK 1528 Chi tiết cho từng vật liệu Kế toán cũng mở sổ chi tiết và sổ cái riêng của tài khoản 6218 Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức. Do sai sót, thiếu cẩn thận của công nhân, máy móc hỏng nên những chi phí này không được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm mà được trừ vào lương, thu hồi giá trị còn lại (nếu có). Tài khoản dùng để theo dõi là 1381 ( Chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức) 5. Tập hợp chi phí sản xuất Các chi phí đã phát sinh ở các tài khoản 621,622,627 sẽ được kết chuyển sang bên nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình của các bộ phận sản xuất kinh doanh. Tài khoản này có số dư cuối kỳ, số dư nợ thể hiện số chi phí thực tế của sản phẩm dở dang, chưa hoàn thành. Cuối kỳ, kế toán làm bút toán kết chuyển chi phí. Nợ TK 154 – Chi tiết cho từng đối tượng Có TK 621, 622, 627 – Chi tiết cho từng đối tượng Với các phế liệu thu hồi như gỗ vụn, kính nhỏ, sắt thép sẽ được kiểm tra và xem xét kỹ. Nếu vẫn tận dụng được thì để lại và ghi giảm chi phí đi còn nếu không tận dụng được sẽ vứt bỏ. Số liệu để ghi giảm chi phí sẽ dựa trên cơ sở dự tính của cán bộ trong công ty và sẽ có biên bản đánh giá và nhập lại giá trị thu hồi. Nợ TK 152,153,111 – Giá trị thu hồi thực tế được đánh giá Có TK 154 – Chi tiết cho từng đối tượng Cuối tháng từ số liệu trên các sổ chi tiết kế toán sẽ tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng yếu tố chi phí trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT tháng 05/2008 ĐVT: 1000Đ STT Diễn giải Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng cộng 1 FPTB - Tầng 1+2 285,068 125,050 32,983 443,101 2 NHQĐ – CN Đền Hùng 178,320 16,758 3,047 198,125 3 C.Huyền – Linh Đàm 18,637 7,850 1,023 27,510 4 Chị Yến – Hoàn Cầu 24,240 11,250 1,564 37,054 5 Chị Nhung - Dịch Vọng 31,150 14,880 1,798 47,828 Cộng 537,415 175,788 40,415 753,618 Hà nội, ngày 31 tháng 05 năm 2008 Kế toán sản xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán sản xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 15: Bảng tập hợp chi phí sản xuất tháng 05/2008 II.ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA Đánh giá sản phẩm dở dang. Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phần trăm hoàn thành công việc. Cuối tháng kế toán sản xuất cùng với giám sát công trình xác định khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng như tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong kỳ để tính sản phẩm dở dang cuối kỳ dựa theo chi phí dự toán. Chi phí theo dự toán dùng để theo dõi chi phí thực tế khi phát sinh của công trình. Nếu số phát sinh thực tế lại nhiều hơn so với dự toán nhưng không phải do phát sinh hạng mục hàng hoá. Khi đó kế toán cần xem xét tại sao lại có sự biến động ấy? Ví dụ : Công trình FPTB HĐ số 04.01/08 có chi phí theo dự toán là 3,700,256,500đ Tính đến cuối tháng 4, chi phí thực tế đã phát sinh là 3,393,460,793đ. Theo chi phí dự toán thì chi phí dở dang cuối kỳ sẽ là : 306,795,707đ Trong tháng 5 : Chi phí sản xuất phát sinh thực tế là : 443,101,000. Cuối tháng 5 khi kết thúc công trình thì chi phí dở dang để kết chuyển sang TK 632 sẽ là : 3,836,561,793đ Việc đánh giá sản phẩm dở dang đối với sản phẩm đồ gỗ được dựa trên định mức mà công ty quy định và dựa trên cơ sở những phiếu xuất kho dùng cho sản phẩm đó.Cụ thể: * Đối với 1 sản phẩm. Nếu sản phẩm chỉ hoàn thành xong phần mộc thì coi như đã hoàn thành 50%. Còn nếu chỉ cắt xong ván thì hoàn thành 20%. Các sản phẩm chỉ mới hoàn thành phần bả thì sản phẩm hoàn thành 65%. Sản phẩm hoàn thành phần sơn lót thì sản phẩm hoàn thành 75%. Sản phẩm hoàn thành sơn phủ tức là đã hoàn thành phần mộc và sơn thì sản phẩm đã hoàn thành 90%. Sản phẩm được lắp đặt hoàn thiện thì đã hoàn thành 100%. * Đối với hợp đồng bao gồm nhiều sản phẩm : Công ty sẽ áp dụng cho từng sản phẩm đơn chiếc và sau đó tính bình quân cho cả công trình. Cuối tháng kế toán sản xuất cùng với giám sát sẽ tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang và được ghi vào bảng kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang. Ví dụ : Cuối tháng 4/2008, kế toán đã kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ công trình FPTB hợp đồng 04.01/08. BẢNG KIỂM KÊ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM ĐỒ GỖ DỞ DANG Công trình : FPTB – HĐ 04.01/08 Tháng 04/2008 STT Diễn giải Chi phí dự toán % Hoàn thành Thành tiền 1 Bàn làm việc 1200x1500 2,500,000 100% 2,500,000 2 Bàn họp 2000x8000x750 35,000,000 80% 28,000,000 3 Bộ sopha phòng GĐ 11,250,000 50% 5,625,000 . Cộng 175,306,287 Hà nội, ngày 30 tháng 04 năm 2008 Kế toán trưởng Kế toán sản xuất Giám sát (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 16: Bảng kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang Đối với các sản phẩm khác như sơn tường, thạch cao, vách kính ta cũng tính tương tự như sản phẩm đồ gỗ. Dựa trên số liệu trên bảng chi tiết của từng công trình, kế toán sẽ tổng hợp ghi vào bảng tổng hợp của công trình, sản phẩm dở dang thực hiện trong tháng. Số liệu này sẽ được phản ánh ở bên nợ của TK154. Từ đó nếu công trình hoàn thành thì kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ phần dư nợ của TK 154 công trình đó sang TK 632 để tính giá vốn. Tính giá thành sản phẩm Khi công trình hoàn thành kế toán sẽ xác định được giá thành thực tế của công trình dựa trên số liệu đã tổng hợp về chi phí thực tế của công trình đó. Giá thành thực tế = Chi phí NCTT + Chi phí NVLTT + Chi phí sản xuất chung Số liệu được lấy trên bảng tổng hợp chi phí theo từng tháng của từng công trình để vào bảng tổng hợp giá thành của công trình. Từ số liệu đó ta sẽ ghi vào sổ nhật ký chung. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH FPTB HĐ số : 04.01/08 ĐVT: VNĐ STT Diễn giải Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng cộng 1 Tháng 01/2008 150,250,260 106,256,000 5,385,000 261,891,260 2 Tháng 02/2008 656,035,099 450,045,444 8,362,250 1,114,442,793 3 Tháng 03/2008 560,265,413 321,983,201 5,982,000 888,230,614 4 Tháng 04/2008 760,385,002 362,260,250 6,250,874 1,128,896,126 5 Tháng 05/2008 285,068,000 125,050,000 32,983,000 443,101,000 Cộng 2,412,003,774 1,365,594,895 58,963,124 3,836,561,793 Hà nội, ngày 31 tháng 05 năm 2008 Kế toán sản xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán sản xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 17: Bảng tổng hợp chi phí giá thành công trình Từ bảng tổng hợp trên ta thấy được giá thành công trình FPTB HĐ 04.01/08 là 5,436,561,793đ. Các công trình khác ta cũng tinh tương tự. Số liệu này được ghi như sau: Nợ TK 632 3,836,561,793 Có TK 154 3,836,561,793 Từ đó ta kết chuyển số liệu trên TK 632 sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Khi kết thúc công trình kế toán sẽ tính giá thành sản phẩm cũng như lợi nhuận của từng công trình. Và cuối mỗi năm ta sẽ tính được tổng giá thành thực tế của tất cả các công trình cũng như công trình còn dở dang. SỔ CHI TIẾT TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang FPTB – HĐ 04.01/08 Tháng 05/2008 ĐVT: 1000đ NT Ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu tháng 5 3,393,460 31/5/08 Bảng 15 31/5 Kết chuyển chi phí NVLTT 12 621 285,068 31/5/08 Bảng 15 31/5 Kết chuyển chi phí NCTT 12 622 125,050 31/5/08 Bảng 15 31/5 Kết chuyển chi phí SXC 12 627 32,983 Kết chuyển giá vốn hàng bán 13 632 3,836,561 Cộng tháng 05/2008 443,101 3,836,561 Dư cuối kỳ 0 Hà nội, ngày 31 tháng 05 năm 2008 Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán sản xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 07: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Phần 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA I.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA Ta nhận thấy rằng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng đặc thù hay thị trường chưa nhiều thì bên cạnh những thế mạnh cũng là nhiều khó khăn và vướng mắc mà chỉ có kinh nghiệm thực tế mới nhìn thấy được. Đồ gỗ nói riêng hay trang trí nội thất nói chung là lĩnh vực mà ở Việt Nam mới chỉ phát triển ở những bước đầu. Mọi chuẩn mực kế toán đều tuân theo chuẩn mực chung. Tuy nhiên có nhiều lĩnh vực mà các định mức sản phẩm đều có và thậm chí đều có những phầm mềm cũng như nhiều sách tham khảo để hướng dẫn làm. Còn lĩnh vực đồ gỗ thì các cơ quan ban nghành liên quan mới đang từng bước xây dựng định mức phù hợp với tình hình thực tế. Khi áp dụng cách tính toán, phân bổ cũng như hạch toán đồ gỗ tại công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia cũng không nằm ngoài những khó khăn chung. Kế toán công ty cũng phải là người am hiểu nhiều mới hạch toán tốt được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán sản xuất lại càng đòi hỏi hơn nữa về trình độ chuyên môn cũng như thâm niên kinh nghiệm. Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác quản lý hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia tuy thời gian không nhiều nhưng cũng đã hiểu biết hơn về công tác này. Sau đây em xin trình bày một số ý kiến và nhận xét về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau: 1.Ưu điểm Khi áp dụng chế độ hạch toán thì vì chưa có chính sách hay văn bản nào cụ thể nên kế toán có thể tính theo tình hình thực tế. Mặc dù vậy nhưng công ty đã chủ động nghiên cứu và tìm tòi tài liệu được các chuyên gia trong nghành ở trong nước viết cũng như những tài liệu được dịch từ nước ngoài. Không những thế công ty còn thường xuyên cử cán bộ đi tham quan và tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp khác. Các phòng ban được phân công theo những chức năng cụ thể nên tính chuyên môn cao đảm bảo cho việc cung cấp thông tin được liên tục, chính xác và kịp thời Tổ chức công tác quản lý chứng từ khá chi tiết và cụ thể. Khi cần lấy bất cứ thông tin nào kế toán đều có thể cung cấp một cách đầy đủ, chi tiết và chính xác. Với việc mua phần mềm phục vụ công tác kế toán nên giảm thiểu tối đa việc ghi chép bằng tay. Mặc dù phần mềm kế toán chuyên dụng dùng cho hoạt động xây lắp chưa có hoàn thiện nhưng kế toán công ty đã học hỏi bằng việc áp dụng một số cách tính toán cũng như bảng biểu ở excel. 2.Nhược điểm Cũng vì chưa có văn bản hay chính sách cụ thể nào về việc xác định định mức sản phẩm nên kế toán cũng gặp nhiều khó khăn khi xác định sản phẩm hỏng trong định mức và hỏng ngoài định mức. Việc hạch toán chi phí nhân công, sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu phụ tuy đầy đủ nhưng tốn nhiều thời gian trong việc xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành cũng như cách phân bổ còn nhiều bất cập Việc xác định sản phẩm dở dang hoàn toàn chỉ dựa trên kinh nghiệm thực tế mà chưa có định mức cụ thể nào quy định. II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu chủ yếu và quan trọng trong công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia nói riêng và trong các doanh nghiệp xây lắp và sản xuất đồ gỗ nói chung. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra thường xuyên với số lượng nhiều và ở nhiều nơi khác nhau. Hàng tuần, tháng các chúng từ này được chuyển về phòng kế toán để tập hợp và phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Do vậy khi chứng từ phát sinh thì cần phải ghi ngay trên chứng từ đó là của công trình nào. Khi đó kế toán sẽ kiểm tra lại xem có phát sinh ngoài các hạng mục trong dự toán hay không? Và nó thuộc công trình nào? để phản ánh cho đúng, kịp thời và đầy đủ, chính xác. Đối với các ngành xây dựng cơ bản thì giá mua và giá bán được lập cũng như dự tính trước khi sản xuất hay mua sản phẩm đó. Do vậy trong các dự toán hay các hồ sơ đấu thầu thì giá dự toán được lập thường được quy định rõ là có thời hạn trong bao lâu? Đối với một số mặt hàng thì giá dự toán sẽ tính theo giá thị trường tại thời điểm lập còn giá quyết toán cũng sẽ được tính theo giá trên thị trường tại thời điểm quyết toán công trình. Do vậy trong một số hạng mục ở các công trình sẽ có sự biến đổi giá do giá vật liệu trên thị trường có sự biến động mạnh. Chính vì vậy mà việc đối chiếu số liệu do giám sát cung cấp ở các công trình về với kế toán là vô cùng quan trọng. Do sự phức tạp cũng như khó khăn trong công tác kế toán ở công ty xây lắp nên kế toán trong công ty đòi hỏi phải làm tốt việc luân chuyển chứng từ kế toán, kiểm tra và tính toán số liệu một cách chính xác và đầy đủ đảm bảo tính liên tục. Tuy thời gian thực tập tại công ty không nhiều nhưng tôi xin đề xuất một số ý kiến về việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất tại công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia dựa trên những gì đã thu thập được từ thực tế cũng như kiến thức đã học để việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được tốt hơn như sau: 1.Hạch toán chi phí NVLTT Công ty hạch toán giá trị vật tư xuất kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán đúng và đủ cho từng công trình. Tuy nhiên giá xuất kho lại sử dụng theo phương pháp bình quân cuối kỳ dự trữ sẽ không đảm bảo nguyên tắc chính xác và kịp thời. Vì khi hạch toán giá xuất kho theo phương pháp này sẽ phản ánh không đúng giá trị thực của từng công trình. Tại thời điểm ký hợp đồng giá vật tư nhập vào là thấp nhưng nếu trong kỳ lại nhập thêm nhiều vật tư có giá cao hơn do việc sử dụng phương pháp giá bình quân cuối kỳ nên giá vật tư sẽ bị đẩy cao hơn. Kết quả là công trình đó bị hạch toán không chính xác hay không đúng giá trị thực. Ví dụ : Đầu tháng 01/2008 ván dán 12ly còn tồn kho 25 tấm với đơn giá 140,000đ tấm. Ngày 15/02/2008 Khi nhập vật tư ván dán 12ly với số lượng 250 tấm và đơn giá là 145,000đ/ tấm phục vụ cho công trình FPTB. Tuy nhiên đến tháng 6/2008 công ty lại nhập 300tấm ván phục vụ công trình khác với đơn giá 185,000đ/ tấm. Nếu công trình FPTB cần 250 tấm thì khi xuất theo phương pháp: Bình quân cuối kỳ dự trữ thì : giá trị xuất kho là 250 x 166,106 = 41,526,500đ Nhập trước xuất trước thì : giá trị xuất kho là : 25x140,000+125x140,000=36,125,000đ Dẫn đến việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế của công trình FPTB giảm 540,500đ. Do vậy lợi nhuận tương ứng của công trình FPTB sẽ tăng 1 lượng tương ứng. Mặc dù việc sử dụng phương pháp bình quân cuối kỳ có ưu điểm làm đơn giản và không mất nhiều công sức tính toán, nhưng phương pháp này có độ chính xác không cao.Vì vậy công ty nên sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước sẽ phản ánh một cách trung thực và chính xác hơn. Công ty cũng nên xem xét cách phân bổ vật tư phụ cho hợp lý hơn. Việc phân bổ dựa theo nguyên vật liệu chính là khá hợp lý. Tuy nhiên thực tế thì có những sản phẩm sử dụng nhiều vật liệu chính nhưng lại ít sử dụng đến vật liệu phụ và ngược lại. Do vậy mà việc phân bổ cần tìm phương pháp hợp lý nhất. 2.Hạch toán chi phí NCTT Công ty đã sử dụng tài khoản 334 “ Phải trả công nhân viên” để theo dõi tiền lương chi tiết của công nhân viên trong công ty và lao động thuê ngoài, điều này là hợp lý. Tuy nhiên khi kết chuyển sang TK 622 lại không chi tiết cho từng khoản mục lương cụ thể. Công ty nên mở sổ chi tiết TK 622 theo không chỉ chi phí lương phát sinh trực tiếp liên quan đến từng công trình cụ thể mà còn nên mở sổ chi tiết theo từng khoản mục lương cụ thể đó là lương của công nhân viên trong công ty hay lương phải trả cho lao động thuê ngoài. Việc hạch toán chi phí tiền lương the từng đối tượng lao động sẽ theo dõi được sự biến đổi lao động của từng đối tượng lao động cụ thể. Điều này tốt cho việc quản lý nhân sự cũng như giúp cho công ty nắm bắt được tình hình biến động cụ thể của từng khoản mục lương. Tuy nhiên việc hạch toán này cũng làm tăng thêm chi phí cho việc quản lý giấy tờ, do vậy đòi hỏi kế toán phải theo dõi chặt chẽ và hạch toán cũng như ghi chép một cách chính xác. Lao động trong công ty phân theo nhiều loại, do vậy việc tính tiền lương của từng loại bộ phận mất khá nhiều thời gian và tốn kém. Do vậy công ty cần tiến tới việc hoàn chỉnh hơn nữa quy định trong việc phân công lao động và hạch toán tiền lương. Cần tách biệt rõ việc trả lương theo sản phẩm và lương khoán. Công ty hiện nay đang áp dụng hai chế độ tiền lương là lương theo thời gian và lương khoán. Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán không thể dựa vào số liệu trên tài khoản 334 để tính toán được ngay. Do vậy, công ty có thể phản ánh tiền lương của công nhân viên trực thuộc công ty vào TK 334 còn tiền lương của lao động thuê ngoài có thể theo dõi trên TK 331 được chi tiết 331 - Phải trả lao động thuê ngoài. Khi đó việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. 3.Hạch toán chi phí sản xuất chung Việc hạch toán chi phí sản xuất chung mà vấn đề chủ yếu ở đây là phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình vô cùng quan trọng. Vì máy móc thiết bị trong công ty mua về chủ yếu để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung nên chi phí khấu hao của các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cũng được phân bổ cho các công trình. Tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia, vì máy móc mua về chủ yếu dùng để cắt và ép ván nên ta không thể tính cụ thể được chi phí cho từng công trình mà dùng phương pháp phân bổ. Tại công ty, việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các hạng mục công trình cũng khá phức tạp vì được chia nhỏ cho từng khoản mục chi tiết của chi phí sản xuất chung như chi phí nhân viên, chi phí khấu hao, chi phí khác. Chi phí nhân viên phân xưởng thì được phân bổ dựa theo chi phí tiền lương sản xuất trực tiếp. Tuy nhiên tiền lương này lại không được chi tiết cho tiền lương của lao động trong công ty hay lao động thuê ngoài. Do vậy khi phân bổ chi phí sẽ không đảm bảo tính chính xác và hợp lý. Ví dụ: Trên sổ cái TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” tiền lương phải trả trong tháng 05/2008 cho bộ phận sản xuất trực tiếp là : 200,931,500đ. Trên sổ cái lại chỉ thể hiện được phần lương dành cho lao động thuộc biên chế của công ty. Còn phần lương của bộ phận thuê ngoài lại không thể hiện trên sổ cái TK 622. Như vậy khi hạch toán kế toán đã không phản ánh đầy đủ vào TK 622. Nguyên tắc phản ánh đầy đủ và thống nhất đã bị vi phạm. Công ty nên hạch toán và phản ánh đầy đủ một cách thống nhất các chỉ tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó nếu số liệu tiền lương của bộ phận thuê ngoài được phản ánh vào sổ cái TK622 thì khi tách phần tiền lương dành cho bộ phận lao động trong công ty để phân bổ cho các chỉ tiêu khác sẽ khó khăn. Nếu hạch toán như thế cũng không được chính xác và khách quan. Bởi vì có những hạng mục mà phần lớn thuê ngoài thì lại phân bổ các chỉ tiêu liên quan ít. 4.Hạch toán sản phẩm hỏng Việc hạch toán chi phí sản phẩm hỏng ở công ty kế toán cũng đã phản ánh tuy nhiên lạI chưa được đầy đủ. Công ty nên sử dụng TK 155 và được chi tiết là 1552 – Thành phẩm bị hỏng. Những thành phẩm hỏng là những sản phẩm mà khi làm hoàn thiện nhưng đến khi trả hàng mớI phát hiện ra không đúng với yêu cầu của hợp đồng. Khi đó kế toán sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để phản ánh theo tài khoản và ghi chép vào sổ cái tương ứng. Nợ TK 138 - Phải thu khác ( Chi tiết cho sản phẩm hỏng) Có TK 1552 – Thành phẩm bị hỏng Khi có quyết định xử lý thành phẩm bị hỏng kế toán sẽ ghi : Nợ TK 334 - Nếu trừ vào lương của nhân viên Nợ TK 111 - Nếu thu lại bằng tiền mặt Có TK 138 - Số sản phẩm hỏng đã xử lý. Việc hạch toán sản phẩm hỏng cũng cần xác định chính xác và khách quan. Nhất là việc xác định sản phẩm đó là hỏng trong hay hỏng ngoài định mức, cần phải có quy định cụ thể. Ví dụ : Để hoàn thành tủ áo có kích thước : 1500x2000x450mm với chất liệu veneer sồi. Khi đó thì việc xuất vật tư sẽ được coi là trong định mức khi xuất với số lượng như sau: Ván ép 18ly : 6tấm Ván veneer sồi : 12 tấm Keo Bugjo : 6Kg Xăng ( Dung dịch pha sơn) : 15Kg .. Nếu việc xuất vật tư vượt quá mức trên sẽ là ngoài định mức. Khi đó kế toán sẽ tìm hiểu nguyên nhân và hạch toán vào các tài khoản liên quan. Công ty cần tiến tới hoàn thiện hơn nũa việc xây dựng các định mức đối với các sản phẩm đặc thù. Vì việc hỏng trong định mức đối với các loại gỗ ở các thời điểm khác nhau sẽ khác nhau. 5.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Công ty nên có phương pháp thích hợp cho việc lập báo cáo đốI với các mục đích khác nhau. Nếu được dùng cho kế toán quản trị thì + Xây dựng hệ thống định mức chi phí khoa học. + Quy định cụ thể việc phân loại chi phí. + Hoàn thiện các kỹ thuật tính giá thành ước tính và đánh giá sản phẩm dở dang. + Xây dựng các giải pháp xử lý chênh lệch cuối kỳ Còn nếu được dùng cho kế toán tài chính thì các số liệu nên được thể hiện nhằm mục đính cho việc thuân lợi trong việc: + Giá thành thực tế  + Chi phí sản xuất dở dang thực tế. Tuỳ từng đơn hàng mà kế toán sẽ chọn phương pháp hạch toán nào cho hợp lý nhất nhưng cần thống nhất các phương pháp tính toán. KẾT LUẬN Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công rực rỡ. Chúng ta vừa thoát khỏi một nền kinh tế tự cung tự cấp với một cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trì trệ kéo dài hàng chục năm để chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Việc gia nhập hiệp hội ASEAN và gia nhập WTO cùng với xu thế quốc tế hoá toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội để hoà nhập vào thế giới đã làm cho thị trường nước ta ngày một phong phú về hàng hoá sản phẩm trong và ngoài nước, điều này đã gắn nền kinh tế nước ta gặp những khó khăn và thử thách trước mắt. Hiện nay, trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnh tranh, ra sức tìm chỗ đứng vững trên thị trường bằng các sản phẩm và hàng hoá của mình. Cho nên việc hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú cả trong và ngoài nước là một điều hết sức khắc nghiệt và khó khăn cho các doanh nghiệp là muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để cạnh tranh và phát triển. Để sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường thì sản phẩm đó phải đẹp, giá bán hợp lý để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Cùng với sự phát triển chung của kinh tế trong nước thì công tác kế toán cũng được quan tâm nhiều hơn để phù hợp với sự phát triển của kế toán thế giới. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Tuy thời gian thực tập không nhiều tại công ty nhưng em đã đưa ra một số ý kiến nhận xét à đóng góp cho công tác kế toán tại công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia để có thể tham khảo và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán trong công ty. Vì thời gian thực tập không nhiều mặc dù nhận được sự giúp đỡ và quan tâm từ phía công ty nhưng do trình độ còn hạn chế nên báo cáo em làm sẽ không thể tránh khỏi sai sót. Em chân thành cảm ơn cô giáo Đặng Thị Thuý Hằng và ban giám đốc cũng như nhân viên trong công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Danh mục tài liệu tham khảo: Tài liệu của công ty. Tham khảo sách báo ở ngoài. MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu 1-2 Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia I. Lịch sử hình thành vè phát triển 3-9 II. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 10-13 1. Đặc điểm tổ chức quản lý 10-12 2. Hình thức và quy trình sản xuất 12-12 2.1 Hình thức sản xuất 12-12 2.2 Quy trình sản xuất 12-12 3.Thị trường kinh doanh và một số công trình đã thi công 12-13 III. Đặc điểm tổ chức kế toán 13-17 1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 13-15 2. Chính sách kế toán 15-15 2.1. Chế độ kế toán và hệ thống chứng từ sổ sách 15-15 2.2. Hệ thống tài khoản kế toán 15-16 2.3. Hệ thống báo cáo kế toán 16-17 Phần 2: Thực trạng kế toán CPSX và tính Giá thành sản xuất 18-51 I. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 18-47 1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18-27 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 28-38 3. Kế toán chi phí sản xuất chung 39-44 3.1. CP NVQL Phân xưởng, công trình 39-40 3.2. CP Vật liệu, ccdc xuất dùng cho SXC 41-41 3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ 41-44 4. Thiệt hại trong sản xuất 45-46 5. Tập hợp chi phí sản xuất 46-47 II. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 47-51 1. Đánh giá sản phẩm dở dang 47-49 2. Tính giá thành sản phẩm 49-51 Phần 3 : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện 52-60 I. Đánh giá thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 52-53 1. Ưu điểm 52-53 2. Nhược điểm 53-53 II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện 54-60 1. Hạch toán CP NVLTT 55-56 2. Hạch toán CP NCTT 56-57 3. Hạch toán CP SXC 57-58 4. Hạch toán sản phẩm hỏng 58-59 5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 59-60 Kết luận 60-61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6490.doc