Đồ án Tìm hiểu giao thức H323, xây dựng ứng dụng VoIP và so sánh H323 với giao thức SIP
Trong một cuộc gọi không có sự tham gia của Gatekeeper thì chỉ cần thực hiện các bước từ 1 đến 6.
Trong cuộc gọi có sự tham gia của Gatekeeper thì cần có hoạt động giải phóng băng tần. Thủ tục này được thể hiện trên hình vẽ. Vì vậy sau khi thực hiện các bước từ 1 đến 6, mỗi đầu cuối sẽ truyền đi bản tin DRQ (3) tới Gatekeeper. Sau đó, Gatekeeper sẽ trả lời bằng bản tin DCF (4). Sau khi gửi DRQ, đầu cuối sẽ không gửi bản tin IRR tới Gatekeeper nữa và khi đó cuộc gọi kết thúc.
Thủ tục kết thúc cuộc gọi do Gatekeeper thực hiện được thể hiện ở hình dưới. Đầu tiên, Gatekeeper gửi bản tin DRQ tới đầu cuối. Khi nhận được bản tin này, đầu cuối sẽ lần lượt thực hiện các bước từ 1 đến 6, sau đó trả lời Gatekeeper bằng bản tin DCF. Thuê bao đầu kia khi nhận được bản tin endSessionCommand sẽ thực hiện thủ tục giải phóng cuộc gọi giống trường hợp đầu cuối chủ động kết thúc cuộc gọi (ở trên). Nếu cuộc gọi là một hội nghị thì Gatekeeper sẽ gửi DRQ tới tất cả các đầu cuối tham gia hội nghị.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Tìm hiểu giao thức H323, xây dựng ứng dụng VoIP và so sánh H323 với giao thức SIP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Thông tin qua mạng viễn thông hiện nay chủ yếu vẫn là thoại. Mạng điện thoại công cộng PSTN và mạng liên kết số đa dịch vụ sử dụng công nghệ số qua chuyển mạch kênh và điều đó tạo ra nhược điểm là thông lượng kênh không thể chia sẻ. Mạng internet là mạng chuyển gói và ta thấy rằng có thể truyền thoại với độ trễ ( latency ) và trượt (jiter ) giới hạn. Dựa trên điều đó mà các tổ chức đã nghiên cứu và triển khai công nghệ VoIP ( dịch vụ điện thoại IP ), nó được dựa trên sự kết hợp giữa mạng chuyển mạch kênh và mạng chuyển mạch gói.
Để có thể triển khai VoIP, người ta đã đưa ra các bộ giao thức hỗ trợ và một trong số các bộ giao thức đó là giao thức H323. H.323 là bộ giao thức truyền thoại, hình ảnh và số liệu một cách đồng thời qua mạng chuyển mạch gói như Internet theo phương thức truyền tin đa phương tiện thời gian thực. Tuân theo chuẩn H.323, các sản phẩm và các ứng dụng đa phương tiện từ nhiều hãng khác nhau có thể hoạt động cùng với nhau, cho phép người dùng có thể thông tin qua lại mà không phải quan tâm tới vấn đề tưương thích.
Với đồ án “Tìm hiểu giao thức H323, xây dựng ứng dụng VoIP và so sánh H323 với giao thức SIP”, nhiệm vụ của đồ án là:
+ Tìm hiểu công nghệ VoIP.
+ Tìm hiểu chuẩn H323 và các đặc điểm công nghệ.
+ Tìm hiểu môi trường Open H323.
+ Lập trình ứng dụng VoIP theo mô hình PC to PC và giải thích kết quả thực nghiệm so với công cụ khác.
Nội dung của đồ án được chia làm 2 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu công nghệ VoIP.
+ Phần 2: Chuẩn H323.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện đồ án, em đã không thể thực hiện được chương trình ứng dụng, ngoài ra với vốn kiến thức và nguồn tài liệu hạn chế, thời gian có hạn nên báo cáo còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ cô giáo và các bạn. Và em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Lan đã giúp em thực hiện đồ án này.
Sinh viên: Trần Tuấn Anh.
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ VOIP
1.Giới thiệu chung về VoIP
1.1 Tổng quan
VoIP là dịch vụ ứng dụng cho phép truyền tải các cuộc đàm thoại sử dụng hạ tầng mạng IP. Nguyên tắc VoIP gồm việc số hoá tín hiệu giọng nói, nén tín hiệu đã số hoá, chia tín hiệu thành các gói và truyền những gói số liệu này trên nền IP. Đến nơi nhận, các gói số liệu được ghép lại, giải mã ra tín hiệu analog để phục hồi âm thanh.
Trong dịch vụ điện thoại IP có thể có sự tham gia của 3 loại đối tượng cung cấp dịch vụ như sau:
- Nhà cung cấp Internet ISP.
- Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet ITSP.
- Nhà cung cấp dịch vụ trong mạng chuyển mạch kênh.
Để sử dụng điện thoại IP, người sử dụng cần thông qua mạng Internet và các chương trình ứng dụng cho điện thoại IP. Khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ điện thoại IP bằng cách sử dụng các chưương trình ứng dụng dùng cho điện thoại IP, cùng với việc thông qua truy cập internet để thực hiện các cuộc đàm thoại. Với người sử dụng trên mạng chuyển mạch kênh, họ sẽ truy nhập vào ISP hoặc ITSP thông qua các điểm truy nhập trong mạng chuyển mạch kênh.
Áp dụng VoIP sẽ khai thác được tính hiệu quả của mạng truyền số liệu, khai thác tính linh hoạt trong phát triển các ứng dụng mới của giao thức IP. Tuy nhiên VoIP cũng phức tạp và đòi hỏi giải quyết nhiều vấn đề.
1.2 Ưu điểm và nhược điểm VoIP
Ưu điểm của VoIP:
+ Giảm chi phí cuộc gọi: Đây ưu điểm nổi bật nhất của điện thoại IP bởi vì so với dịch vụ điện thoại hiện tại thì khả năng cung cấp những cuộc gọi đường dài giá rẻ là có chất lượng chấp nhận được. Sở dĩ chi phí thấp là do tín hiệu thoại được truyền tải trong mạng IP có khả năng sử dụng kênh hiệu quả cao, kỹ thuật nén thoại tốt, tốc độ xử lý của bộ vi xử lý nhanh, điều đó cho phép truyền thoại theo thời gian thực là có thể thực hiện được với lượng tài nguyên băng thông thấp hơn nhiều so với kỹ thuật cũ.
+ Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu.
+ Khả năng mở rộng: Sự mềm dẻo trong việc bổ sung các dịch vụ trong mạng internet đã giúp cho dịch vụ điện thoại IP có khả năng mở rộng dễ dàng hơn so với điện thoại truyền thống.
+ Không cần thông tin điều khiển để thiết lập kênh truyền vật lý: Do việc truyền gói diễn ra thông qua mạng IP nên chỉ cần nhận biết được địa chỉ đích là đủ, không cần thiết lập kênh.
+ Quản lý băng thông: Trong điện thoại IP, khi một cuộc gọi diễn ra, nếu lưu lượng của mạng thấp, băng thông dành cho liên lạc sẽ cho chất lượng thoại tốt nhất có thể; nhưng khi lưu lượng của mạng cao, mạng sẽ hạn chế băng thông của từng cuộc gọi ở mức duy trì chất lượng thoại chấp nhận được nhằm phục vụ cùng lúc được nhiều người nhất.
+ Nhiều tính năng dịch vụ.
+ Khả năng multimedia: Trong một “cuộc gọi” người sử dụng có thể vừa nói chuyện vừa sử dụng các dịch vụ khác như truyền file, chia sẻ dữ liệu, hay xem hình ảnh của người nói chuyện bên kia.
Nhược điểm:
+ Kỹ thuật phức tạp: Truyền tín hiệu theo thời gian thực trên mạng chuyển mạch gói là rất khó thực hiện bởi vì độ trễ không cố định của các gói thông tin khi truyền trên mạng cũng như không có một cơ chế nào đảm bảo cho việc không xảy ra mất gói khi truyền. Để có được một dịch vụ thoại chấp nhận được, cần phải kỹ thuật nén tín hiệu đạt được những yêu cầu khắt khe: tỉ số nén lớn, có khả năng suy đoán và tạo lại thông tin của các gói bị thất lạc... Tốc độ xử lý của các bộ Codec (Coder and Decoder) phải đủ nhanh để không làm cuộc đàm thoại bị gián đoạn. Đồng thời phải nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng cũng như phải có một cơ chế thực hiện chức năng QoS (Quality of Service). Những điều này đã làm cho kỹ thuật thực hiện điện thoại IP trở nên phức tạp hơn.
+ Vấn đề bảo mật: do truyền thoại qua mạng internet nên không có gì là đảm bảo bí mật khi cuộc thoại đang đang diễn ra.
2. Cấu hình mạng VoIP
Cấu hình chung của một mạng điện thoại IP bao gồm các phần tử sau:
- Thiết bị đầu cuối thoại.
- Gateway.
- Gatekeeper.
- Máy tính.
Mỗi thiết bị đầu cuối giao tiếp với một Gatekeeper và giao tiếp này giống với giao tiếp giữa thiết bị đầu cuối và Gateway. Mỗi Gatekeeper sẽ chịu trách nhiệm quản lý một vùng, nhưng cũng có thể có nhiều Gatekeeper chia nhau quản lý một vùng trong trường hợp một vùng có nhiều Gatekeeper.
Trong vùng quản lý của các Gatekeeper, các tín hiệu báo hiệu có thể được chuyển tiếp qua một hoặc nhiều Gatekeeper. Do đó các Gatekeeper phải có khả năng trao đổi các thông tin với nhau khi cuộc gọi liên quan đến nhiều Gatekeeper.
Cấu hình của mạng điện thoại IP được mô tả như hình dưới:
Cấu hình của mạng điện thoại IP
Chức năng của các phần tử trong mạng như sau:
2.1 Thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối là một nút cuối trong cấu hình của mạng điện thoại IP. Nó có thể được kết nối với mạng IP sử dụng một trong các giao diện truy nhập. Một thiết bị đầu cuối có thể cho phép một thuê bao trong mạng IP thực hiện cuộc gọi tới một thuê bao khác trong mạng chuyển mạch kênh. Các cuộc gọi đó sẽ được Gatekeeper mà thiết bị đầu cuối hoặc thuê bao đã đăng ký giám sát.
Một thiết bị đầu cuối có thể gồm các khối chức năng sau:
- Chức năng đầu cuối: Thu và nhận các bản tin;
- Chức năng bảo mật kênh truyền tải: đảm bảo tính bảo mật của kênh truyền tải thông tin kết nối với thiết bị đầu cuối.
- Chức năng bảo mật kênh báo hiệu: đảm bảo tính bảo mật của kênh báo hiệu kết nối với thiết bị đầu cuối.
- Chức năng xác nhận: thiết lập đặc điểm nhận dạng khách hàng, thiết bị hoặc phần tử mạng, thu nhập các thông tin dùng để xác định bản tin báo hiệu hay bản tin chứa thông tin đã được truyền hoặc nhận cha.
- Chức năng quản lý: giao tiếp với hệ thống quản lý mạng.
- Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định hoặc ghi lại các thông tin về sự kiện ( truy nhập, cảnh báo ) và tài nguyên.
- Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin đã được sử dụng ra thiết bị ngoại vi.
2.2 Mạng truy nhập IP
Mạng truy nhập IP cho phép thiết bị đầu cuối, Gateway, Gatekeeper truy nhập vào mạng IP thông qua cơ sở hạ tầng sẵn có.
Các loại giao diện mạng truy nhập IP:
- Truy nhập PSTN
- Truy nhập ISDN
- Truy nhập LAN
- Truy nhập GSM
2.3 Gatekeeper
Gatekeeper là phần tử của mạng chịu trách nhiệm quản lý việc đăng ký, chấp nhận và trạng thái của các thiết bị đầu cuối và Gateway. Gatekeeper có thể tham gia vào việc quản lý vùng, xử lý cuộc gọi và báo hiệu cuộc gọi. Nó xác định đường dẫn để truyền báo hiệu cuộc gọi và nội dung đối với mỗi cuộc gọi. Gatekeeper có thể bao gồm các khối chức năng sau:
- Chức năng chuyển đổi địa chỉ E.164 ( Số E.164 là số điện thoại tuân thủ theo cấu trúc và kế hoạch đánh số được mô tả trong khuyến nghị E.164 của Liên minh viễn thông quốc tế ITU) : chuyển đổi địa chỉ E.164 sang địa chỉ IP và ngợc lại để truyền các bản tin, nhận và truyền địa chỉ IP để truyền các bản tin, bao gồm cả mã lựa chọn nhà cung cấp.
- Chức năng dịch địa chỉ kênh thông tin: nhận và truyền địa chỉ IP của các kênh truyền tải thông tin, bao gồm cả mã lựa chọn nhà cung cấp.
- Chức năng dịch địa chỉ kênh: nhận và truyền địa chỉ IP phục vụ cho báo hiệu, bao gồm cả mã lựa chọn nhà cung cấp.
- Chức năng giao tiếp giữa các Gatekeeper: thực hiện trao đổi thông tin giữa các Gatekeeper.
- Chức năng đăng ký: cung cấp các thông tin cần đăng ký khi yêu cầu dịch vụ.
- Chức năng xác nhận: thiết lập các đặc điểm nhận dạng của khách hàng, thiết bị đầu cuối hoặc các phần tử mạng.
- Chức năng bảo mật kênh thông tin: đảm bảo tính bảo mật của kênh báo hiệu kết nối Gatekeeper với thiết bị đầu cuối.
- Chức năng tính cớc: thu thập thông tin để tính cớc.
- Chức năng điều chỉnh tốc độ và giá cớc: xác định tốc độ và giá cớc.
- Chức năng quản lý: giao tiếp với hệ thống quản lý mạng.
- Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định hoặc ghi lại các thông tin về sự kiện (truy nhập, cảnh báo) và tài nguyên.
- Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin đã được sử dụng ra thiết bị ngoại vi.
2.4 Gateway
Gateway là một phần tử không nhất thiết phải có trong một giao tiếp H.323. Nó đóng vai trò làm phần tử cầu nối và chỉ tham gia vào một cuộc gọi khi có sự chuyển tiếp từ mạng IP sang mạng chuyển mạch kênh. Một Gateway có thể kết nối vật lý với một hay nhiều mạng IP hay với một hay nhiều mạng chuyển mạch kênh. Một Gateway có thể bao gồm: Gateway báo hiệu, Gateway truyền tải kênh thoại, Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại. Một hay nhiều chức năng này có thể thực hiện trong một Gatekeeper hay một Gateway khác.
- Gateway báo hiệu SGW: cung cấp kênh báo hiệu giữa mạng IP và mạng chuyển mạch kênh. Gateway báo hiệu là phần tử trung gian chuyển đổi giữa báo hiệu trong mạng IP ( ví dụ H.323) và báo hiệu trong mạng chuyển mạch kênh (ví dụ R2, CCS7). Gateway báo hiệu có các chức năng sau:
+ Chức năng kết cuối các giao thức điều khiển cuộc gọi.
+ Chức năng kết cuối báo hiệu từ mạng chuyển mạch kênh: phối hợp hoạt động với các chức năng báo hiệu của Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại.
+ Chức năng báo hiệu: chuyển đổi báo hiệu giữa mạng IP với báo hiệu mạng chuyển mạch kênh khi phối hợp hoạt động với Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại.
+ Chức năng giao diện mạng chuyển mạch gói: kết cuối mạng chuyển mạch gói.
+ Chức năng bảo mật kênh báo hiệu: đảm bảo tính bảo mật của kênh báo hiệu kết nối với thiết bị đầu cuối.
+ Chức năng quản lý: giao tiếp với hệ thống quản lý mạng.
+ Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định hoặc ghi lại các thông tin về sự kiện (truy nhập, cảnh báo) và tài nguyên.
+ Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin đã được sử dụng ra thiết bị ngoại vi.
- Gateway truyền tải kênh thoại MGM: cung cấp phương tiện để thực hiện chức năng chuyển đổi mã hoá. Nó sẽ chuyển đổi giữa các mã hoá trong mạng IP với các mã hoá truyền trong mạng chuyển mạch kênh. Gateway truyền tải kênh thoại bao gồm các khối chức năng sau:
+ Chức năng chuyển đổi địa chỉ kênh thông tin: cung cấp địa chỉ IP cho các kênh thông tin truyền và nhận.
+ Chức năng chuyển đổi lưuồng: chuyển đổi giữa các lưuồng thông tin giữa mạng IP và mạng chuyển mạch kênh bao gồm việc chuyển đôỉ mã hoá và triệt tiếng vọng.
+ Chức năng dịch mã hoá: định tuyến các lưuồng thông tin giữa mạng IP và mạng chuyển mạch kênh.
+ Chức năng giao diện với mạng chuyển mạch kênh: kết cuối và điều khiển các kênh mang thông tin từ mạng chuyển mạch kênh.
+ Chức năng chuyển đổi kênh thông tin giữa mạng IP và mạng chuyển mạch kênh: chuyển đổi giữa kênh mang thông tin thoại, Fax, dữ liệu của mạng chuyển mạch kênh và các gói dữ liệu trong mạch IP. Nó cũng thực hiện các chức năng xử lý tín hiệu thích hợp nh: nén tín hiệu thoại, triệt tiếng vọng, mã hoá, chuyển đổi tín hiệu Fax và điều tiết tốc độ modem tơng tự. Thêm vào đó, nó còn thực hiện việc chuyển đổi giữa tín hiệu mã đa tần DTMF trong mạng chuyển mạch kênh và các tín hiệu thích hợp trong mạng IP khi các bộ mã hoá tín hiệu thoại không mã hoá tín hiệu mã đa tần DTMF. Chức năng chuyển đổi kênh thông tin giữa mạng IP và mạng chuyển mạch kênh cũng có thể thu nhập thông tin về lưu lợng gói và chất lợng kênh đối với mỗi cuộc gọi để sử dụng trong việc báo cáo chi tiết và điều khiển cuộc gọi.
+ Chức năng quản lý: giao tiếp với hệ thống quản lý mạng.
+ Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định hoặc ghi lại các thông tin về sự kiện (truy nhập, cảnh báo) và tài nguyên.
+ Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin đã được sử dụng ra thiết bị ngoại vi.
- Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại MGWC: đóng vai trò phần tử kết nối giữa Gateway báo hiệu và Gatekeeper. Nó cung cấp chức năng xử lý cuộc gọi cho Gateway, điều khiển Gateway truyền tải kên thoại, nhận thông tin báo hiệu của mạng chuyển mạch kênh từ Gateway báo hiệu và thông tin báo hiệu của mạng IP từ Gatekeeper. Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại bao gồm các chức năng sau:
+ Chức năng truyền và nhận các bản tin.
+ Chức năng xác nhận: thiết lập các đặc điểm nhận dạng của ngời sử dụng, thiết bị hoặc các phần tử mạng.
+ Chức năng điều khiển cuộc gọi: lưu giữ các trạng thái cuộc gọi của Gateway. Chức năng này bao gồm tất cả các điều khiển kết nối logic của Gateway.
+ Chức năng báo hiệu: chuyển đổi giữa báo hiệu mạng IP và báo hiệu mạng chuyển mạch kênh trong quá trình phối hợp hoạt động với Gateway báo hiệu.
+ Chức năng quản lý: giao tiêp với hệ thống quản lý mạng.
Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định hoặc ghi lại các thông tin về sự kiện (truy nhập, cảnh báo) và tài nguyên.
+ Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin đã được sử dụng ra thiết bị ngoại vi.
3. Cấu trúc kết nối
Các phần tử cơ bản của mạng điện thoại IP
Về cơ bản có thể chia cấu trúc kết nối trong các ứng dụng dịch vụ thoại Internet thành ba loại:
Kết nối PC-PC
Kết nối PC-Máy thoại
Kết nối Máy thoại-Máy thoại
3.1 Kết nối PC-PC
Khi thực hiện kết nối PC với PC về mặt hình thức có thể chia làm hai loại:
Kết nối thông qua mạng LAN hoặc một mạng IP.
Kết nối giữa một PC trong mạng IP này với một PC trong mạng IP khác thông qua mạng PSTN .
3.2 Kết nối PC-Máy thoại
Đối với các kết nối PC và máy thoại, do có sự chuyển tiếp từ mạng Internet sang mạng SCN nên bao giờ cũng có sự tham gia của Gateway.
Một số tình huống kết nối PC - máy thoại:
Một mạng LAN/Một nhà quản trị vùng
Hai mạng LAN/Một Gatekeeper/Một nhà quản trị vùng.
Hai mạng LAN/Hai Gatekeeper/Một nhà quản trị vùng.
Hai mạng LAN/Hai nhà quản trị vùng/Có kết nối trực tiếp với nhau.
Hai mạng LAN/Hai nhà quản trị vùng/Kết nối thông qua Gatekeeper trung gian
3.3 Kết nối Máy thoại-Máy thoại
Trong đó kết nối giữa hai máy điện thoại được thực hiện thông qua mạng IP thay vì được kết nối trong mạng PSTN.
CHƯƠNG II. CHUẨN H323
Chuẩn H323 được ra đời vào tháng 5/1996 do ITU-T đặc tả. Chuẩn H.323 cung cấp nền tảng kỹ thuật cho truyền thoại, hình ảnh và số liệu một cách đồng thời qua các mạng IP, bao gồm cả Internet. Tuân theo chuẩn H.323, các sản phẩm và các ứng dụng đa phương tiện từ nhiều hãng khác nhau có thể hoạt động cùng với nhau, cho phép người dùng có thể thông tin qua lại mà không phải quan tâm tới vấn đề tương thích.
H.323 cũng cung cấp các tiêu chuẩn về độ trễ cho các tín hiệu âm thanh, định nghĩa mức
ưu tiên trong việc chuyển tải các tín hiệu yêu cầu thời gian thực trong truyền thông Internet.
Hiện nay, H323 đã phát triển lên version 4 ( công bố vào 17/11/2000 ).
1 Chồng giao thức H.323
H323 bao gồm các chuẩn sau:
+ H.245: khuyến nghị về báo hiệu điều khiển truyền thông multimedia.
+ H.225.0: Đóng gói và đồng bộ các dòng thông tin đa phương tiện (thoại, truyền hình, số liệu). Khuyến nghị này bao gồm giao thức RTP/RTCP và các thủ tục điều khiển cuộc gọi Q.931 (DSS 1).
+ Các chuẩn nén tín hiệu thoại: G.711 (PCM 64 kbps), G.722, G.723, G.728, G.729.
Kênh Số liệu
Kênh Video
LAN (Ethernet, Token Ring,...)
IP
TCP
UDP
RTP
Audio codec
G.711
G.722
G.723
G.728
G.729
Video codec
H.261
H.263
RTCP
(Kênh điều khiển A/V)
RAS
H.225.0 (Q.931)
(Kênh điều khiển cuộc gọi)
H.245
(Kênh điều khiển truyền thông)
Data application
T.120
Kênh Audio
Các kênh điều khiển
Chồng giao thức H.323.
+ Các chuẩn nén tín hiệu video: H.261, H.263
+ T.120: Các chuẩn cho các ứng dụng chia sẻ số liệu.
2 Các thành phần trong hệ thống H.323
Cấu trúc hệ thống H323:
H.323 Terminal
H.323
MCU
H.323 Gatekeeper
H.323 Terminal
H.323 Terminal
cuối H.323
GSTN
N-ISDN
B-ISDN
Mạng chuyển mạch gói
H.323 Gateway
Hệ thống H.323 bao gồm các thành phần:
- Thiết bị đầu cuối H.323 (H.323 Terminal): Là một trạm cuối trong mạng LAN, đảm nhận việc cung cấp truyền thông hai chiều theo thời gian thực .
- H.323 Gateway: Cung cấp khả năng truyền thông giữa hệ thống H.323 và các hệ thống chuyển mạch kênh khác (PSTN/ISDN)
- Gatekeeper: Là một thành phần không bắt buộc. Nó thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của hệ thống. Khi có mặt gatekeeper trong hệ thống, mọi thành phần trong hệ thống phải thực hiện thủ tục đăng ký với gatekeeper. Tất cả các điểm cuối H.323 (terminal, gateway, MCU) đã đăng ký với gatekeeper tạo thành một vùng H.323 (H.323 zone) do gatekeeper đó quản lý.
- Đơn vị điều khiển liên kết đa điểm (MCU - Multipoint Control Unit): Thực hiện chức năng tạo kết nối đa điểm hỗ trợ các ứng dụng truyền thông nhiều bên. Thành phần này cũng là tuỳ chọn.
2.1 Thiết bị đầu cuối H.323
Các thành phần chức năng của một thiết bị đầu cuối H.323 được miêu tả như hình vẽ dưới đây:
Giao diện với mạng LAN
(LAN Interface)
Chức năng điều khiển hệ thống (System Control)
RAS Control H.225.0
Call Control H .225.0
H.245 Control
Trễ chiều thu
(Receive Path Delay)
Lớp đóng gói dữ liệu Multimedia, chuẩn H.225.0
(H.225.0 Layer)
Audio Codec
G.711, G.722, G.723, G.728, G.729(G.711:Bắt buộc)
Video Codec
Camera/
display
Micro/
Speaker
ứng dụng số liệu
Giao diện điều khiển hệ thống cho người sử dụng
Hình 2.3 Thiết bị đầu cuối H.323 (H.323 Terminal)
- Các phần giao tiếp với người sử dụng.
- Các bộ codec (Audio và video).
- Phần trao đổi dữ liệu từ xa (telematic).
- Lớp (layer) đóng gói (chuẩn H.225.0 cho việc đóng gói multimedia).
- Phần chức năng điều khiển hệ thống
- Và giao diện giao tiếp với mạng LAN.
2.2 H.323 gateway
Gateway mang các tính năng phục vụ cho hoạt động tương tác của các thiết bị trong hệ thống với các thiết bị trong mạng chuyển mạch kênh như PSTN, ISDN,... H.323 gateway được đặt ở giữa các thành phần trong hệ thống H.323 với các thiết bị nằm trong các hệ thống khác (các mạng chuyển mạch kênh SCN). Nó phải cung cấp tính năng chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu truyền và chuyển đổi thủ tục một cách thích hợp giưa mạng LAN các loại mạng mà gateway kết nối tới, đó là:
- Thực hiện chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu thoại, video, số liệu nếu cần.
- Thực hiện chức năng thiết lập cuộc gọi, huỷ cuộc gọi đối với cả hai phía mạng LAN và mạng chuyển mạch kênh (SCN - Switched Circuit Network).
Nhìn chung, thiết bị cổng có nhiệm vụ phản ánh đặc tính của một điểm cuối H.323 trong mạng LAN tới một thiết bị cuối trong mạng chuyển mạch kênh và ngược lại nhằm tạo ra tính trong suốt đối với người sử dụng.
Các gateway có thể liên kết với nhau thông qua mạng chuyển mạch kênh để cung cấp khả năng truyền thông giữa các thiết bị đầu cuối H.323 không nằm trong cùng một mạng LAN.
Cấu trúc của Gateway bao gồm :
- Khối chức năng của thiết bị H.323, khối chức năng này có thể là chức năng đầu cuối (để giao tiếp với một terminal trong hệ thống H.323) hoặc chức năng MCU (để giao tiếp với nhiều terminal).
- Khối chức năng của thiết bị chuyển mạch kênh, mang chức năng giao tiếp với một hay nhiều thiết bị đầu cuối trong mạng chuyển mạch kênh.
- Khối chức năng chuyển đổi, bao gồm chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu và chuyển đổi thủ tục.
2.3 Gatekeeper
Gatekeeper cung cấp các dịch vụ điều khiển cuộc gọi cho các điểm cuối trong hệ thống H.323. Gatekeeper là tách biệt với các thiết bị khác trong hệ thống về mặt logic, tuy nhiên trong thực tế thì nó có thể được tích hợp với các thiết bị khác như gateway, MCU...
Khi có mặt trong hệ thống, gatekeeper phải cung cấp các chức năng sau:
- Dịch địa chỉ: Dịch từ địa chỉ alias hoặc một số điện thoại ảo của một điểm cuối sang địa chỉ IP tương ứng.
- Điều khiển kết nạp: Điều khiển việc cho phép hoạt động của các điểm cuối.
- Điều khiển băng thông: Điều khiển cấp hoặc từ chối cấp một phần băng thông cho các cuộc gọi của các thiết bị trong hệ thống.
- Quản lý vùng: Thực hiện các chức năng trên với các điểm cuối H.323 đã đăng ký với gatekeeper (một vùng H.323).
Ngoài ra, GateKeeper có thể cung cấp các chức năng như báo hiệu điều khiển cuộc gọi, điều khiển cho phép cuộc gọi, quản lý băng thông, quản lý cuộc gọi, tính cước.
2.4 Đơn vị điều khiển liên kết đa điểm MCU
- MCU hỗ trợ việc thực hiện các cuộc đàm thoại hội nghị giữa nhiều thiết bị đầu cuối. Trong chuẩn H.323, MCU bắt buộc phải có một bộ điều khiển đa điểm MC (Multipoint Controller) và MP (Multipoint Processor).
MC điều khiển việc liên kết giữa nhiều điểm cuối trong hệ thống bao gồm:
- Xử lý việc đàm phán giữa các thiết bị đầu cuối để quyết định một khả năng xử lý dòng dữ liệu media chung giữa các thiết bị đầu cuối.
- Quyết định dòng dữ liệu nào sẽ là dòng dữ liệu multicast.
MC không xử lý trực tiếp một dòng dữ liệu media nào. Việc xử lý các dòng dữ liệu sẽ do các MP đảm nhiệm. MP sẽ thực hiện việc trộn, chuyển mạch, xử lý cho từng dòng dữ liệu thời gian thực trong cuộc hội nghị.
Việc truyền thông tin trong mạng IP tồn tại dưới ba hình thức: Unicast, multicast và broadcast.
Trong hệ thống H.323 cuộc hội nghị nhiều bên có thể có ba loại cấu hình hội nghị sau:
- Cấu hình tập trung (Centralized Multipoint Conference).
- Cấu hình phân tán (Decentralized Multipoint Conference).
- Cấu hình lai (Hybrid Multipoint Conferrence).
3.Báo hiệu và xử lý cuộc gọi
Kênh RAS
Kênh RAS dùng để truyền tải các bản tin sử dụng trong quá trình đăng ký điểm cuối và tìm kiếm Gatekeeper mà liên kết một địa chỉ định danh của điểm cuối với “địa chỉ lớp giao vận” kênh báo hiệu cuộc gọi của nó. Kênh RAS là kênh không tin cậy, vì thế trong khuyến nghị H.225 đã khuyến nghị thời gian giới hạn định trước và số lần gửi yêu cầu cho một vài loại bản tin.
1/ Tìm kiếm Gatekeeper
Điểm cuối sẽ tìm kiếm Gatekeeper mà nó đăng ký, việc tìm kiếm này có thể được thực hiện bằng thủ công hoặc tự động.
2/ Đăng ký điểm cuối
Đăng ký điểm cuối là quá trình điểm cuối liên kết vào vùng dịch vụ và thông báo cho Gatekeeper địa chỉ định danh cũng như “địa chỉ lớp giao vận” của nó. Sau khi tìm (tự động) được Gatekeeper, tất cả các điểm cuối sẽ đăng ký với Gatekeeper này. Việc đăng ký này phải được thực hiện trước khi một vài cuộc gọi nào đó bắt đầu, và có thể xẩy ra theo chu kỳ khi cần thiết. Một Gateway hoặc MCU có thể đăng ký theo một hoặc nhiều địa chỉ lớp giao vận. Việc đăng ký theo nhiều địa chỉ lớp giao vận sẽ làm cho việc định tuyến các cuộc gọi tới các cổng định trước đơn giản hơn. Điểm cuối sẽ gửi yêu cầu đăng ký RRQ(Registration Request) tới Gatekeeper, RRQ này được gửi tới địa chỉ truyền kênh RAS của Gatekeeper. Sau khi tìm được Gatekeeper, điểm cuối sẽ có được địa chỉ mạng của Gatekeeper này và sử dụng bộ nhận dạng TSAP kênh RAS điển hình. Nếu chấp nhận sự đăng ký của điểm cuối, Gatekeeper sẽ trả lời lại bằng xác nhận đăng ký RCF (Registration Confirmation), ngược lại nó sẽ trả lời bằng tín hiệu từ chối RRJ (Registration Reject).
3/ Định vị điểm cuối
Điểm cuối hoặc Gatekeeper có địa chỉ định danh của một điểm cuối và muốn liên lạc với nó, thì có thể dùng bản tin “Yêu cầu định vị” LRQ. Bản tin LRQ này sẽ được gửi tới bộ nhận dạng TSAP kênh RAS của Gatekeeper định trước, hoặc có thể gửi bản tin GRQ quảng bá tới địa chỉ quảng bá điển hình của Gatekeeper. Gatekeeper tương ứng sẽ gửi trả lời bản tin LCF chứa thông tin cần thiết của điểm cuối hoặc Gatekeeper của điểm cuối. Thông tin này bao gồm địa chỉ kênh báo hiệu cuộc gọi và kênh RAS.
4/ Mã thông báo truy nhập
Mã thông báo truy nhập là một xâu đã được kiểm tra ở bản tin cài đặt và các bản tin RAS.
Kênh báo hiệu
Có 3 kênh báo hiệu tồn tại độc lập với nhau liên quan đến báo hiệu và xử lý cuộc gọi là: kênh điều khiển H.245, kênh báo hiệu cuộc gọi và kênh báo hiệu RAS.
Các thủ tục báo hiệu
Người ta chia một cuộc gọi làm 5 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 1: thiết lập cuộc gọi.
- Giai đoạn 2: thiết lập kênh điều khiển .
- Giai đoạn 3: thiết lập kênh thoại ảo.
- Giai đoạn 4: dịch vụ.
- Giai đoạn 5: kết thúc cuộc gọi.
Thiết lập cuộc gọi
Việc thiết lập cuộc gọi sử dụng các bản tin được định nghĩa trong khuyến nghị H.225.0. Có thể xẩy ra 6 trường hợp, đó là :
- Cuộc gọi cơ bản - Cả hai thiết bị đầu cuối đều không đăng ký.
- Cả hai thuê bao đều đăng ký tới một Gatekeeper.
- Chỉ có thuê bao chủ gọi có đăng ký với Gatekeeper.
- Chỉ có thuê bao bị gọi có đăng ký với Gatekeeper.
- Hai thuê bao đăng ký với hai Gatekeeper khác nhau.
- Thiết lập cuộc gọi qua Gateway.
Thiết lập kênh điều khiển
Khi kết thúc giai đoạn 1 tức là cả chủ gọi lẫn bị gọi đã hoàn thành việc trao đổi các bản tin thiết lập cuộc gọi, thì các đầu cuối sẽ thiết lập kênh điều khiển H.245. Bản tin đầu tiên được trao đổi giữa các đầu cuối là terminalCapabilitySet để các bên thông báo cho nhau khả năng làm việc của mình. Mỗi một thiết bị đầu cuối đều có đặc tính riêng nói lên khả năng chế độ mã hoá, truyền, nhận và giải mã các tín hiệu đa dịch vụ. Kênh điều khiển này có thể do thuê bao bị gọi thiết lập sau khi nó nhận được bản tin Set-up hoặc do thuê bao chủ gọi thiết lập khi nó nhận được bản tin Alerting hoặc Call Proceeding. Trong trường hợp không nhận được bản tin Connect hoặc một đầu cuối gửi Release Complete, thì kênh điều khiển H.245 sẽ được giải phóng.
Thiết lập kênh truyền thông
Sau khi trao đổi khả năng (tốc độ nhận tối đa, phương thức mã hoá..) và xác định quan hệ master-slave trong giao tiếp ở giai đoạn 2, thủ tục điều khiển kênh H.245 sẽ thực hiện việc mở kênh logic để truyền số liệu. Các kênh này là kênh H.225. Sau khi mở kênh logic để truyền tín hiệu là âm thanh và hình ảnh thì mỗi đầu cuối truyền tín hiệu sẽ truyền đi một bản tin h2250MaximumSkewIndication để xác định thông số truyền.
Dịch vụ cuộc gọi
Có một số dịch vụ cuộc gọi được thực hiện trên mạng H.323 như : thay đổi độ rộng băng tần, giám sát trạng thái hoạt động, hội nghị đặc biệt, các dịch vụ bổ sung.
Kết thúc cuộc gọi
Một thiết bị đầu cuối có thể kết thúc cuộc gọi theo các bước của thủ tục sau:
Dừng truyền luồng tín hiệu video khi kết thúc truyền một ảnh, sau đó giải phóng tất cả các kênh logic phục vụ truyền video.
Dừng truyền dữ liệu và đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền dữ liệu.
Dừng truyền audio sau đó đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền audio.
Truyền bản tin H.245 endSessionCommand trên kênh điều khiển H.245 để báo cho thuê bao đầu kia biết nó muốn kết thuc cuộc gọi. Sau đó nó dừng truyền các bản tin H.245 và đóng kênh điều khiển H.245.
Nó sẽ chờ nhận bản tin endSessionCommand từ thuê bao đầu kia và sẽ đóng kênh điều khiển H.245
Nếu kênh báo hiệu cuộc gọi đang mở, thì nó sẽ truyền đi bản tin Release Complete sau đó đóng kênh báo hiệu.
Nó cũng có thể kết thúc cuộc gọi theo các thủ tục sau đây.
Một đầu cuối nhận bản tin endSessionCommand mà trước đó nó không truyền đi bản tin này, thì nó sẽ lần lượt thực hiện các bước từ 1 đến 6 ở trên chỉ bỏ qua bước 5.
Thiết bị đầu cuối kết thúc cuộc gọi có sự tham gia của Gatekeeper
Trong một cuộc gọi không có sự tham gia của Gatekeeper thì chỉ cần thực hiện các bước từ 1 đến 6.
Trong cuộc gọi có sự tham gia của Gatekeeper thì cần có hoạt động giải phóng băng tần. Thủ tục này được thể hiện trên hình vẽ. Vì vậy sau khi thực hiện các bước từ 1 đến 6, mỗi đầu cuối sẽ truyền đi bản tin DRQ (3) tới Gatekeeper. Sau đó, Gatekeeper sẽ trả lời bằng bản tin DCF (4). Sau khi gửi DRQ, đầu cuối sẽ không gửi bản tin IRR tới Gatekeeper nữa và khi đó cuộc gọi kết thúc.
Thủ tục kết thúc cuộc gọi do Gatekeeper thực hiện được thể hiện ở hình dưới. Đầu tiên, Gatekeeper gửi bản tin DRQ tới đầu cuối. Khi nhận được bản tin này, đầu cuối sẽ lần lượt thực hiện các bước từ 1 đến 6, sau đó trả lời Gatekeeper bằng bản tin DCF. Thuê bao đầu kia khi nhận được bản tin endSessionCommand sẽ thực hiện thủ tục giải phóng cuộc gọi giống trường hợp đầu cuối chủ động kết thúc cuộc gọi (ở trên). Nếu cuộc gọi là một hội nghị thì Gatekeeper sẽ gửi DRQ tới tất cả các đầu cuối tham gia hội nghị.
Kết thúc cuộc gọi bắt đầu từ Gatekeeper
Tài liệu tham khảo:
Nâng cao hiệu suất sử dụng băng thông cho các ứng dụng VoIP – Trung tâm Tin học bưu điện – 2005.
Công nghệ VoIP và các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ - Trung tâm Tin học bưu điện – 2006.
VoIP H323 Technology.
Network convegence and Voice over IP – Debashish Mitra – 2001
www.VoIP-voice-over-ip.com/H323
www.openh323.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN379.doc