Sau thời gian thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tại Trung tâm máy tính, khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, em đã đạt được một số kết quả quan trọng sau:
1. Về lý thuyết:
+ Đã tìm hiểu tổng quan về e-Learning.
+ Đã tìm hiểu được về công nghệ web và multimedia trên web, đặc biệt là nguyên tắc hoạt động của World Wide Web và ngôn ngữ asp.net, đã tìm hiểu về mô hình ứng dụng Web Database.
+ Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của công nghệ Active Server Pages để thiết kế các trang web động, tương tác với người sử dụng và cách thao tác dữ liệu trong một CSDL từ xa với asp.net.
2. Về sản phẩm:
Đã xây dựng được tương đối hoàn thiện chương trình quản lý dạy học (LMS) trên Web
+ Sinh viên có thể truy cập vào Web site này để tham gia học tập và kiểm tra kiến thức của mình.
+ Chương trình hỗ trợ giáo viên soạn thảo các bài giảng, và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu, cho phép sau này có thể sửa chữa lại cho phù hợp.
+ Các đề thi tạo ra có thể bao gồm nhiều loại câu hỏi như: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết.
+ Chương trình cũng tự đánh giá và thông báo kết quả cho thí sinh biết, giúp sinh viên có thể tự đánh giá khả năng của mình.
+ Ngoài ra chương trình còn quản lý thông tin về các giáo viên, về sinh viên và về các bài học, bài tập.
Do thời gian có hạn nên chương trình không thể tránh khỏi các sai sót và cần có thời gian để kiểm nghiệm. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy và sự góp ý của các bạn để chương trình được hoàn thiện hơn.
95 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu về e-Learning. Xây dựng hệ thống LMS (Learning Management System), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng ứng với nó nằm ở dòng 9. Dòng 8 chỉ ra BookStore chứa phần tử con là Book... Tất cả các phần tử đều không có phần tử con trong nó. Tức chúng là các phần tử cơ bản và chúng có các kiểu cơ bản đều là kiểu chuỗi (string). Ta liệt kê các kiểu dữ liệu cơ bản thông qua bảng dưới đây:
Kiểu dữ liệu cơ bản
Ví dụ
string
“Hello world”
boolean
(true/false,0/1)
decimal
“7.08”
float
“12.56E3, 12, 12560, 0, -0, INF, -INF, NAN”
double
“12.56E3, 12, 12560, 0, -0, INF, -INF, NAN”
duration
“P1Y2M3DT10H30M12.3S”
dateTime
Định dạng: CCYY-MM-DDThh:mm:ss
time
Định dạng: hh:mm:ss.sss
date
Định dạng: CCYY-MM-DD
gYearMonth
Định dạng: CCYY-MM
gYear
Định dạng: CCYY
gMonthDay
Định dạng: --MM-DD
gDay
Định dạng: ---DD
gMonth
Định dạng: --MM--
hexBinary
Một chuỗi kí tự dạng hex
base64Binary
Một chuỗi kí tự dạng base 64
anyURI
QName
Tên của Namespace
Ngoài ra chúng ta cũng có thể định nghĩa kiểu dữ liệu của riêng mình từ các kiểu dữ liệu cơ bản được cung cấp. Hãy xem ví dụ sau:
Ví dụ 2 :
1:
2: <xsd:schema xmlns:xsd=""
3: targetNamespace=""
4: xmlns=""
5: elementFormDefault="qualified">
6:
7:
8:
9:
10:
11:
12:
13:
14:
15:
16:
17:
18:
19:
20:
Ta thấy ví dụ 2 này hoàn toàn giống ví dụ 1 trước đó về nội dung schema. Điểm khác duy nhất là ví dụ 2 có đưa thêm vào một kiểu cụ thể cho phần tử Book, đó là kiểu BookPublication (dòng 9). Từ dòng 13 đến dòng 19 là định nghĩa tường minh kiểu BookPublication dựa trên các kiểu cơ bản. Vậy một tài liệu XML muốn sử sụng XML Schema thì sử dụng như thế nào? Thông qua ví dụ 3, chúng ta sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.
Ví dụ 3 :
<BookStore xmlns =""
xmlns:xsi=""
xsi:schemaLocation="
BookStore.xsd">
Lập trình hướng đối tượng
Nguyễn Thanh Thuỷ
4/4/2002
Chúng ta sẽ để ý đến các dòng chữ đậm trong ví dụ 3. Dòng đậm đầu tiên chỉ ra rằng các thành phần dùng trong file XML này có xuất xứ từ namespace Ta xét dòng 3 và 4 trước sau đó quay lại với dòng 2. schemaLocation chỉ ra rằng namespace được định nghĩa trong file BookStore.xsd. Tức là schemaLocation bao giờ cũng chứa một cặp giá trị. Dòng 2 nói rằng thuộc tính schemaLocation chúng ta đang sử dụng được quy định trong namespace của XMLSchema Instance. Các dòng từ 6 đến 10 tuân thủ đúng các luật định nghĩa trong XML-Schema. Cụ thể là bao gồm một phần tử Book. Trong phần tử Book chứa các phần tử con Title, Author, và Date. Các phần tử con này xuất hiện đúng một lần.
5.5 Content Aggregation Model
Hình vẽ mô tả tóm tắt cho chúng ta hình dùng qua về cuốn sách CAM. Bên tay trái là các từ khóa của SCORM: Sharable Content Object, Asset, Content Packaging, Meta-data, và Sequencing Information. Bên tay phải là các đặc tả mà cuốn sách mượn từ các tổ chức khác nhau: Meta-data (của IEEE LOM 1484.12), Content Structure (của AICC), Content Packaging (của IMS), và Sequencing Information (của IMS).
Để đảm bảo các yêu cầu cao đặt ra với SCORM, cuốn sách quy định các trách nhiệm và các yêu cầu để xây dựng nội dung và tổ chức nội dung. Cụ thể hơn là cuốn sách chứa các thông tin cần thiết cho việc tạo các gói nội dung, áp dụng meta-data cho các thành phần trong một gói nội dung và áp dụng chi tiết về trình bày thứ tự nội dung học tập (ta gói tắt là xác định thứ tự) và các giao diện người dùng hỗ trợ việc duyệt từ một nội dung học tập (ta gọi tắt là duyệt) trong ngữ cảnh của một gói nội dung. Cuốn sách bao gồm các phần chính sau:
Mô hình nội dung (Content Model): định nghĩa các thuật ngữ quan trọng dùng suốt trong CAM. Xác định các thành phần nội dung của một learning experience.
Các thành phần của Content Model :
Asset :
Asset là dạng cơ bản nhất của một tài nguyên học tập. Asset là biểu diễn điện tử của media, chẳng hạn text, âm thanh, các đối tượng đánh giá hay bất kỳ một mẩu dữ liệu nào có thể hiển thị được bởi web và đưa tới phía học viên. Hơn một asset có thể được tập hợp lại để xây dựng các asset khác (Chẳng hạn như asset là trang HTML có thể là tập hợp của các asset khác nhau như ảnh, text, audio, và video).
Sharable content object (SCO) :
Một SCO là một tập hợp của một hoặc nhiều asset biểu diễn một tài nguyên học tập có thể tìm kiếm và hiển thị được sử dụng SCORM RTE để trao đổi thông tin với LMS
Content organization :
Tổ chức nội dung là một bản đồ biểu diễn dự định sử dụng nội dung thông qua các đơn vị giảng dạy có cấu trúc. Bản đồ chỉ ra các activities quan hệ với nhau ra sao.
Hình 13: Content organization
Đóng gói nội dung (Content Packaging): các mô tả và các yêu cầu dùng để xây dựng và đóng gói nội dung học tập.
- Cung cấp các hướng dẫn thực thi tường minh cho việc đóng gói asset, SCO, và content organization (Content Package Application Profiles)
- Cung cấp một phương pháp chuẩn để biểu diễn các tài nguyên học tập trong quá trình trao đổi thông tin giữa các hệ thống.
- Cung cấp một định dạng đầu vào/đầu ra mà bất kỳ một hệ thống nào cũng có thể hỗ trợ.
Các thành phần chính của Content Packaging: gồm 2 thành phần chính :
+ Một tài liệu đặc biệt mô tả cấu trúc nội dung và các tài nguyên đi kèm với gói gọi là manifest file, cụ thể là trong gói sẽ là file imsmanifest.xml. File này yêu cầu phải có tại gốc của gói nội dung.
+ Các file vật lý tạo nên gói, gồm các nội dung muốn trình bày cho học viên.
Meta-data: Xác định cơ chế để mô tả các thành phần của content model.
- Meta-data là dữ liệu về dữ liệu.
- Cung cấp một thuật ngữ chung để mô tả nội dung học tập theo một cách được chuẩn hóa.
- Có thể được tập hợp catalog, cũng như có thể đóng gói trực tiếp với nội dung học tập như nó mô tả.
- Các nội dung học tập được mô tả với meta-data để có thể tìm kiếm và lấy ra một cách hệ thống dùng cho việc sử dụng và sử dụng lại.
Xác định thứ tự và trình duyệt(Sequencing and Navigation): Các mô tả và các yêu cầu để định nghĩa thông tin xác định thứ tự và duyệt.
5.6 Môi trường thực thi (Run-Time Environment)
Cuốn sách mô tả các yêu cầu đối với Learning Management System (LMS) trong việc quản lý môi trường thực thi (quá trình phân phối nội dung, trao đổi thông tin chuẩn hóa giữa nội dung và LMS, các thành phần mô hình dữ liệu chuẩn dùng trong để chứa các thông tin muốn trao đổi).
Hình trên mô tả các từ khóa của SCORM dùng trong cuốn sách và các đặc tả mà SCORM mượn để cấu thành cuốn sách
Cuốn sách sẽ bao gồm các phần sau :
Run-Time Environment Management: tìm kiếm và phân phối các đối tượng nội dung – SCO và asset, quản lý trao đổi thông tin với SCO, quản lý mô hình dữ liệu môi trường thực thi.
Application Programming Interface(API): các yêu cầu về LMS API, các yêu cầu trao đổi thông tin SCORM, các điều kiện sẽ phát sinh lỗi trong trao đổi thông tin).
RTE Environment Data Model: quản lý mô hình dữ liệu và các yêu cầu hành vi, yêu cầu về kiểu dữ liệu.
Cuốn sách này định nghĩa SCORM RTE Model mà chi tiết là tìm và phân phối các đối tượng nội dung, thiết lập trao đổi thông tin giữa LMS và SCO, và quản lý thông tin theo dõi có thể trao đổi giữa LMS và SCO. Trong ngữ cảnh của SCORM, các đối tượng nội dung sẽ là một trong hai trường hợp sau:
Sharable Content Objects (SCOs), mà trao đổi thông tin trong lúc chạy, hoặc
Assets, không trao đổi thông tin lúc chạy.
Cuốn sách mô tả cơ chế chung để tìm kiếm và hiển thị đối tượng nội dung, một cơ chế trao đổi thông tin chung giữa đối tượng nội dung và LMS, và một mô hình dữ liệu chung để theo dõi tương tác của học viên với các đối tượng nội dung. Phải đặt ra những thứ chung như vậy nhằm giải quyết các yêu cầu cao về e-Learning của ADL. Hãy xem hình vẽ tóm tắt về các vấn đề chính trong RTE:
Quá trình Launch xác định một cách chung để LMS bắt đầu các đối tượng nội dung dựa trên web. Từ đối tượng nội dung được dùng theo nghĩa rộng để mô tả một phần thông tin có thể đưa đến cho một học viên. Trong SCORM có hai loại đối tượng là SCO và Asset. Quá trình launch xác định các thủ tục và trách nhiệm trong việc thiết lập giao tiếp trao đổi thông tin giữa đối tượng nội dung đã được khởi tạo và LMS. Quá trình liên lạc được chuẩn hóa thông qua API.
API là cơ chế trao đổi thông tin chung để thông báo LMS các trạng thái trao đổi thông tin giữa một content object và LMS (như khởi tạo, kết thúc, và các điều kiện phát sinh lỗi), và được sử dụng để lấy và lưu trữ dữ liệu (điểm, các hạn chế thời gian…) giữa SCO và LMS.
Data Model là một tập chuẩn các thành phần mô hình dữ liệu để định nghĩa thông tin được theo dõi bởi một SCO, như là trạng thái hoàn thành của SCO hoặc điểm của một bài kiểm tra. Theo nghĩa đơn giản nhất nó là một tập các thành phần mô hình dữ liệu mà cả LMS và SCO đều biết. LMS phải chịu trách nhiệm duy trì trạng thái của các thành phần mô hình dữ liệu của SCO thông qua các phiên học tập của học viên, và SCO phải sử dụng các thành phần mô hình dữ liệu được sử dụng lại trong nhiều hệ thống khác nhau.
5.7 Sequencing & Navigation
5.7.1 Xác định thứ tự trong SCORM
Như ta biết các phần chủ yếu trong cuốn sách dựa trên IMS Simple Sequencing (SS). Chú ý là ở đây chữ đơn giản (simple) không phải vì đặc tả đơn giản dễ hiểu mà là hạn chế về số các hành vi xác định thứ tự được sử dụng như là xác định thứ tự dựa trên trí tuệ nhân tạo, xác định thứ tự dựa trên kế hoạch. Cuốn sách SCORM SN định nghĩa đặc tả của IMS được áp dụng trong môi trường SCORM ra sao. Nó xác định các hành vi cần thiết và các chức năng mà một LMS tương thích với SCORM phải thực hiện để xử lý thông tin xác định thứ tự lúc chạy. Cụ thể hơn, nó mô tả việc rẽ nhánh và luồng của learning activities thông qua một thuật ngữ là Activity Tree, dựa trên các tương tác của học viên với các đối tượng nội dung và chiến lược xác định thứ tự được quy định trước.
Tóm lại, xác định thứ tự trong SCORM phụ thuộc vào một cấu trúc được định nghĩa trước của các learning activities – Activity Tree; một chiến lược xác định thứ tự được định nghĩa trước, the Sequencing Definition Model; và một ứng dụng của hành vi định nghĩa trước đối với các sự kiện được kích hoạt trong hệ thống và ở ngoài, SCORM Sequencing Behavior.
5.7.2 Duyệt trong SCORM
Việc duyệt trong SCORM với giả định rằng đã tồn tại giao diện người dùng để kích hoạt các sự kiện duyệt. Giao diện người dùng có thể cung cấp bởi LMS hoặc nhúng trong các đối tượng học tập. Khi học viên kích hoạt giao diện người dùng (chẳng hạn click vào một nút), LMS sẽ dịch sự kiện ra thành yêu cầu duyệt tương ứng với nó, xử lý yêu cầu, và có thể chỉ ra learning activity tiếp theo để phân phối cho học viên. Cuốn sách SN cũng mô tả một mô hình dữ liệu lúc thực thi mà SCO có thể sử dụng để thông báo các yêu cầu duyệt cho LMS.
CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ ASP.NET
Như đã nói ở trên, môi trường chuẩn của e-Learning là WWW. Cũng tương tự như vậy LMS, về ngôn ngữ chọn lựa để phát triển các vấn đề liên quan đến web thì có khá nhiều như Java (bao gồm JSP, Servlet), .NET (bao gồm VB .NET, C#), Perl, Python, PHP, Tcl/Tk. Nói chung dùng bất kỳ một ngôn ngữ nào ở trên cộng thêm các công nghệ phát triển kèm theo thì đều có thể phát triển được LMS tuân theo SCORM 2004. Việc lựa chọn công nghệ phụ thuộc chủ yếu và thói quen và độ tiện lợi của ngôn ngữ đối với từng người. Tuy nhiên xét tổng thể vào thời điểm này thì các giải pháp web cung cấp dựa trên .NET nhiều và toàn diện hơn. Đồ án lựa chọn .Net để phát triển LMS tuân theo SCORM 2004 vì các lí do sau:
Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, theo thói quen và mức độ tiện lợi của ngôn ngữ đối với người phát triển.
Thứ 2, asp.net cung cấp các giải pháp web rất toàn diện và dễ dùng.
Mô hình kiến trúc .Net :
Trang ASP.Net
asp.net Web service
Thành phần hỗ trợ asp.net
Các chương trình Windows truyền thống
Windows và các dịch vụ của HĐH
Bộ khung và môi trường thực thi NGWSF
Hạt nhân của hệ điều hành Windows.
Khung làm việc NGWSF cung cấp bộ máy thực thi mã lệnh cùng với tập hợp các lớp hay thành phần hướng đối tượng có thể sử dụng tạo nên ứng dụng. Bộ khung làm việc như là lớp giao tiếp giữa ứng dụng và hạt nhân của hệ điều hành. Nó cho phép các ứng dụng sử dụng tốt hơn các ưu điểm của hệ điều hành, đơn giản hoá quá trình phát triển và phân phối ứng dụng trong môi trường thương mại đầy cạnh tranh hiện nay. Để đạt được mục đích này, bộ khung thực thi runtime của NGWSF đã cài đặt rất nhiều đặc điểm mà lập trình viên hay một môi trường ngôn ngữ lập trình cụ thể nào đó phải tự cài đặt trước đó. Bộ khung này cung cấp các cơ chế như : tự động thu gom rác bộ nhớ, tập các đối tượng đầy đủ những chức năng phục vụ cho những công việc lập trình thông thường nhất. Tăng khả năng bảo mật và an toàn cho ứng dụng. Chức năng bảo mật sau cùng rất quan trọng, nhất là đối với các chương trình mở rộng triệu gọi thông qua mạng internet như ngày nay.
Tuy nhiên một trong những đặc điểm nổi bật nhất của bộ khung thực thi cung cấp cho bạn môi trường thực thi trung lập về ngôn ngữ. Tất cả các mã lệnh bất kể viết bằng ngôn ngữ nào đều được tự động biên dịch thành ngôn ngữ trung gian là IL( Intermedia language). Bộ khung thực thi sẽ tạo ra mã nhị phân cuối cùng hình thành nên ứng dụng và điều khiển mã. Đối với các trang asp.net, mã nguồn sẽ được dịch ra mã IL và chỉ có mã IL được gọi thực thi. Khi mã nguồn thay đổi thì mã IL của trang asp.net sẽ được biên dịch lại. Các trang asp.net còn giữ trong vùng đệm cache sẽ bị huỷ bỏ thay bằng các trang biên dịch asp.net với mã IL mới.
Kiến trúc asp.net chi tiết :
Asp.net sử dụng ISAPI để chạy trên IIS trong Windows 2000 Server. Không chỉ làm việc với IIS host asp.net, cơ chế lọc ISAPI còn cho phép cả asp và asp.net cùng tồn tại trên cùng một IIS server.
Cấu hình của asp.net được quản lý bởi thông tin được lưu theo định dạng XML trong file cấu hình ( Web. config)
Cache ( chỗ cất giữ ) cho phép sự thực thi của asp.net được cải tiến, như là các trang được yêu cầu phổ biến nhất sẽ được phục vụ từ asp.net cache.
.Net Framework cung cấp CLR ( common Language Runtime) biên dịch và quản lý sự thực thi của mã asp.net, và các thư viện lớp , cái cung cấp các tính năng lập trình được xây dựng trước cho Web Forms, hỗ trợ XML, và điều khiển ngoại lệ.
ADO.net cung cấp cho asp.net các kết nối tới DBs.
Kiến trúc chi tiết của ASP.NET
Để hiểu thêm , bạn hãy xem tại trang :
Phải nói rằng một trong các điểm tiện lợi khi phát triển dựa trên công nghệ web của .Net là hướng đối tượng, rất dễ quản lý và mở rộng.
CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG LMS
I. Mở đầu
1.LMS là gì?
Ở phần tổng quan về e-Learning ta đã biết LMS là gì, phần này ta sẽ trình bày chi tiết hơn. LMS là viết tắt của cụm từ Learning Management System (hệ thống quản lý đào tạo). Nó là một hệ thống gồm một tập các chức năng dùng để phân phối nội dung học tập, theo dõi, thông báo và quản lý nội dung học tập, quá trình tiến bộ của học viên và các tương tác của học viên. LMS có thể áp dụng cho hệ thống quản lý đơn giản cho hoặc môi trường phân tán quy mô lớn có tính phức tạp cao. Mô hình LMS có tính tổng quát cao được mô tả qua hình vẽ dưới đây :
Trong mô hình này bao gồm: dịch vụ xác định thứ tự các bài học, dịch vụ kiểm tra/đánh giá, dịch vụ quản lý khóa học, dịch vụ quản lý thông tin học viên, dịch vụ theo dõi, dịch vụ quản lý nội dung, dịch vụ phân phối nội dung, dịch vụ quản lý nội dung, quản lý các hàm API.
Trong ngữ cảnh SCORM, LMS có thể thay đổi rất nhiều về quy mô, cũng như các chức năng có trong đó. SCORM chỉ tập trung vào các điểm giao tiếp giữa nội dung học tập và LMS và không có một quy định cụ thể nào về các chức năng còn lại. Theo như khuyến cáo của ADL , muốn triển khai tốt LMS theo SCORM 2004 phải có một đội lớn, bao gồm cơ cấu như sau:
Nhóm các nhà phát triển, lập trình viên với khả năng lập trình tốt và am hiểu sâu sắc về SCORM 2004.
Nhóm quản lý dự án và các chuyên gia thiết kế giảng dạy đưa ra các lời khuyên cần thiết trong khi xây dựng LMS.
Nhóm thu thập, phân tích ý kiến của các đối tượng mà LMS đự định hướng tới.
Nhóm thử nghiệm, đánh giá LMS.
2 . Phương pháp chung xây dựng một phần mềm quản lý đào tạo LMS có ứng dụng Multimedia.
Đây là một chương trình dạy học vì vậy để xây dựng được thì trước tiên phải tìm hiểu về phương pháp chung để xây dựng một phần mềm dạy học multimedia.
Quá trình tạo một ứng dụng multimedia
Muốn xây dựng một ứng dụng multimedia thì trước hết phải tìm hiểu quá trình tạo một ứng dụng multimedia. Quá trình này bao gồm các phase như sau:
Phase phân tích: Trong phase này, nhà phát triển phải phân tích các tính năng của hệ thống mà mình sẽ phát triển dựa trên các yêu cầu ban đầu đưa ra, dựa trên các người sử dụng khác nhau... Trong phần này, họ phải trả lời được hệ thống là gì, nó làm việc như thế nào.
Phase thiết kế: Sau khi đã hiểu rõ về hệ thống sẽ xây dựng, trong phase này, nhà phát triển bắt đầu thiết kế chương trình bao gồm xác định cụ thể hơn các nội dung của chương trình, thành lập độ thực thi dự án: người quản lý dự án, nhà phát triển/thiết kế, họa sĩ, chuyên gia phim, âm thanh,...
Phase phát triển: Với phase này, hệ thống đã được thiết kế tổng thể được đưa vào phát triển. Tại đây, họ bắt đầu xây dựng các modul tổng thể, sau đó phát triển dần dần các modul cụ thể hơn để ghép nối thành chương trình.
Phase thực thi: Sau khi đã phát triển hệ thống, các modul nhỏ được ghép lại và hoạt động cùng nhau tạo thành hệ thống hoàn chỉnh. Tại phase này, chương trình được đưa cho người sử dụng cũng như nhóm người kiểm tra chương trình để chạy thử.
Phase đánh giá: Theo các kết quả kiểm tra và chạy thử của người sử dụng ở bước trên, các nhà phát triển phải quay lại các bước xây dựng chương trình trước đó để sửa lại các lỗi cũng như điều chỉnh cho hợp lý với người sử dụng. Sau đó có thể đưa chương trình tới tay người sử dụng.
Phương pháp chung xây dựng phần mềm dạy học
Ở trên ta đã tìm hiểu về phương pháp xây dựng phần mềm multimedia nói chung, vì vậy ta có sơ đồ công nghệ cho quá trình thiết lập một phần mềm dạy học có sử dụng multimedia như sau:
Phương pháp xây dựng phần mêm Multimedia
Từ sơ đồ trên ta thấy khi có quyết định xây dựng chương trình, có nghĩa là khi đã nhận thấy được sự cần thiết phải có phần mềm mới và đã quyết định được phần mềm đó về vấn đề gì, chúng ta bắt đầu lập kế hoạch phát triển và kế hoạch sản xuất phần mềm đó. Hai quá trình lập kế này có tác động lẫn nhau. Giai đoạn này tương đương với phase phân tích (analysis phase). ở giai đoạn này, nhà phát triển đã có mô hình tổng thể của phần mềm mình sẽ xây dựng.
Tiếp theo, mô hình tổng thể về chương trình này được chi tiết hóa bằng quá trình thiết kế chương trình và viết kịch bản cho chương trình. Việc thiết kế chương trình sẽ xác định cụ thể từng chức năng của nó và các dữ liệu cần thiết là gì, cách thực thi chương trình như thế nào... Đối với chương trình có sử dụng multimedia, một bước không thể thiếu trong quá trình xây dựng chương trình là phải viết kịch bản cho chương trình. Kịch bản cho chương trình có sử dụng multimedia cũng tương tự như kịch bản phim, phải xác định được khi nào thì đưa ra các hình ảnh nào, âm thanh nào, các tương tác giữa chương trình và người sử dụng như thế nào... Việc thiết kế chương trình và viết kịch bản có mối quan hệ mật thiết và có tác động qua lại với nhau. Quá trình này tương đương với phase thiết kế (design phase).
Tiếp đến là giai đoạn phát triển chương trình, giai đoạn này bao gồm việc viết chương trình song song với việc thu thập dữ liệu cần thiết. Sau đó các dữ liệu đã thu thập được kết hợp và ghép lại với các modul chương trình đã xây dựng, tạo thành các phiên bản chạy thử. Toàn bộ quá trình trên tương đương với phase phát triển (development phase).
Sau khi có các phiên bản thử nghiệm, chúng được đưa cho người sử dụng và người kiểm tra để dùng thử, quá trình này tương đương với phase thực thi (implementation phase).
Sau khi chạy thử, ta thu thập các kết quả và thực hiện lại theo trình tự các bước trên để sửa đổi chương trình cho phù hợp với thực tế. Quá trình đó tương đương với pha đánh giá (evalution phase).
Khi đã qua tất cả các bước trên, chương trình mới được hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng trong thực tế.
II. Phân tích và thiết kế
1. Mô tả về hệ thống
Ban đầu một người dùng bất kì có thể yêu cầu trang web giới thiệu của hệ thống. Họ sẽ được giới thiệu một cách khái quát về hệ thống. Giới thiệu về các cua học mà họ có thể tham gia khi gia nhập hệ thống, các lợi ích khi họ tham gia vào hệ thống. Nếu cảm thích một cua học nào đó người dùng phải đăng kí là học viên. Sau khi được chứng thực quyền, người dùng có thể tự mình gia nhập vào cua học đó.
Các thông tin cần thiết để đăng kí vào hệ thống với tư cách là một học viên:
User name: Tài khoản để đăng nhập vào cua học
Password .
Tên.
Địa chỉ.
Email.
Khi đó người dùng này sẽ được cung cấp một ID để đăng nhập vào hệ thống với tư cách là một học viên. Lúc này người dùng có thể tham gia bất kỳ một cua học nào họ muốn. Một người có thể đăng kí tham gia vào nhiều cua học cùng một lúc tuỳ theo khả năng và nhu cầu của họ. Với tư cách là học viên của một cua học thì họ có quyền tra cứu cập nhập (sửa chữa, xoá) các thông tin về cá nhân mình. Họ cũng có thể tra cứu các thông tin về các thành viên khác trong hệ thống (các học viên cùng lớp, thầy giáo,...). Khi đã là học viên của một cua học thì học viên đó có thể yêu cầu trang web của cua học đó. Xem giới thiệu một cách chi tiết về cua học bao gồm: cấu trúc của cua học (cua học sẽ có cấu trúc như một cuốn sách sẽ bao gồm nhiều chương, trong mỗi chương sẽ có các bài học nhỏ). Hoặc xem giới thiệu một cách tóm lược về nội dung trong một chương cũng như trong từng bài học nhỏ. Sau khi xem qua phần tóm lược về chương học người dùng có thể chọn để download nội dung thực sự về chương mà mình muốn học chỉ có thể là một bài học nhỏ trong chương đó về máy của mình (bài học trong từng chương cũng như trong từng bài học nhỏ sẽ do giảng viên biên soạn có thể bằng bất kì trình soạn thảo văn bản nào và sau đó upload lên hệ thống). Học viên cũng có thể kiểm tra kiến thức của mình bằng cách tham gia vào các bài kiểm tra trắc nghiệm do giảng viên soạn thảo (bài kiểm tra này được soạn thảo trên hệ thống theo một cấu trúc định trước không như bài giảng có thể soạn thảo bằng bất kì trình soạn thảo văn bản nào theo ý muốn chủ quan của giảng viên). Các bài kiểm tra này có thể là kiểm tra cuối chương hoặc là bài kiểm tra cuối khoá học. Nếu là bài kiểm tra cuối chương thì kiến thức sẽ được giới hạn trong chương học đó. Nếu là bài kiểm tra cuối khoá học thì kiến thức sẽ được phân bố trong suốt toàn bộ chương trình đào tạo. Đối với các câu hỏi trong phần kiểm tra cuối chương trình học giảng viên có thể biên soạn mới hoặc có thể lấy trong hệ thống ngân hàng câu hỏi mà mình đã soạn ra trước đây trong phần kiểm tra. Nếu giảng viên không biên soạn câu hỏi thì học viên sẽ không thể vào được phần kiểm tra cuối mỗi chương học cũng như cuối chương trình học. Nếu muốn, học viên có thể xem lại các kết quả mà mình đã kiểm tra các lần trước đó, theo dõi một các sát sao quá trình học tập của mình để từ đó các kế hoạch học để kết quả tốt hơn. Với tư cách là học viên, người dùng có thể tham gia các diễn đàn để trao đổi, học hỏi với các học viên khác trong cua học đó và với các thầy cô phụ trách cua học đó. Học viên cũng có thể gửi thư trao đổi bài với nhau. Các giáo viên sẽ tận tình hướng dẫn khi học viên có vấn đề gì vướng mắc.
Người sử dụng cũng có thể đăng nhập hệ thống với tư cách là một giảng viên. Quyền giảng viên này phải được người quản trị hệ thống, hoặc các giáo viên của cua học nào đó cấp. Ban đầu người dùng phải gửi các thông tin cần thiết đến cho người quản trị hệ thống như:
User name: Tài khoản để đăng nhập vào cua học
Password .
Tên.
Địa chỉ.
Email.
Lúc đó người dùng này sẽ được gửi một email để chứng thực quyền là thành viên của hệ thống. Người dùng thực sự có quyền giảng viên chỉ khi admin cấp cho. Với tư cách là một giảng viên thì người này có thể có mọi quyền hạn của học viên ngoài ra giảng viên có thể loại bỏ, bổ xung học viên hoặc một hay nhiều giảng viên phụ cùng giảng dạy trong cua học đó. Bên cạnh đó giảng viên còn có chức năng soạn thảo bài giảng, bài tập cuối mỗi chương học cũng như là kiểm tra cuối cua học là những chức năng hết sức quan trọng. Giảng viên khi được người quản trị hệ thống chấp nhận sẽ được cấp phát một không gian địa chỉ để có thể upload lên đó các bài giảng. Quá trình xây dựng bài giảng cụ thể như sau:
Đầu tiên người giảng viên phải đưa ra cấu trúc của cua học mà anh ta sẽ giảng dạy (bao gồm bao nhiêu chương, mỗi chương có bao nhiêu bài học nhỏ) cũng như nhập vào các thông tin liên quan đến bài học mà anh ta sẽ giảng dạy (chẳng hạn như tóm lược nội dung trong một chương (trong một bài học trong chương), các thông tin liên quan đến chương học (trong một bài học trong chương) mà anh ta sẽ giảng dạy). Các thông tin này chỉ có người giảng viên chính là có thể cập nhập thay đổi (thêm, bớt, sửa) ngoài ra các thành viên khác trong hệ thống chỉ có thể xem thông này mà thôi. Các thông tin này sẽ được hiển thị cho người dùng với tư cách là học viên thấy vì vậy nó càng rõ ràng bao nhiêu sẽ càng giúp cho người học hiểu được họ đang học cái gì và cần phải học cái gì?
Ví dụ: trong một cua học thì chương đầu chỉ là giới thiệu tổng quan cũng như là lịch sử không quan trọng lắm nếu như giảng viên khuyến cáo điều này với học viên của mình thì họ có thể bỏ qua chương này mà chuyển ngay sang chương kế tiếp bằng cách chỉ download về chương tiếp sau, hay trong một chương trình về dạy lập trình CSDL có thể chương 3 là chương dạy về ngôn ngữ SQL, một học viên nào đó đã biết ngôn ngữ này lúc đầu anh ta lựa chọn chương này thông tin về chương 3 hiện lên cho anh ta biết rằng nó chỉ nói về SQL là cái mà anh ta đã biết khi đó học viên này có thể bỏ qua chương này mà chỉ down load chương sau cái mà anh ta cần nghiên cứu.
Tiếp theo giảng viên sẽ phải biên soạn bài giảng cái mà các học viên sẽ phải download về để nghiên cứu. Giảng viên có thể soạn thảo bài giảng của mình bằng bất kì một chương trình soạn thảo văn bản nào (như word chẳng hạn) tại máy của mình hoặc soạn trực tuyến. Một bài học có thể bao gồm nhiều file đi kèm (một chương trình học bao gồm nhiều chương, mỗi chương lại bao gồm nhiều bài học). Sau khi soạn thảo xong file bài giảng của mình trên máy tính riêng, giảng viên sẽ phải đăng nhập vào hệ thống để upload các file bài giảng của mình, cứ mỗi lần anh ta upload một file thì sẽ phải nhập vào một số thông tin để hệ thống có thể quản lý được bài giảng của giảng viên đó như:
File đó là bài học số mấy, trong chương nào của cua học nào.
Người giảng viên (cả chính và phụ nếu có) có thể cập nhập (thêm, xoá, sửa các file) đối với bài giảng của mình. Sau khi giảng viên đã upload xong bài giảng của mình thì các học viên trong cua học có thể download bài giảng đó về máy của mình để học. Việc download này là hoàn toàn tự do theo ý muốn chủ quan của học viên, anh ta có thể download về bất cứ chương, bài học nào mà anh ta thấy là cần thiết cho công việc của mình.
Chức năng soạn thảo để kiểm tra:
Chỉ có giảng viên (có thể là phụ mới có quyền này). Đối với các bài kiểm tra mang tính chất ôn tập ở cuối mỗi chương thì không có quy định gì chặt chẽ lắm. Người giảng viên chỉ lựa chọn hình thức soạn thảo là ôn tập cuối chương do hệ thống cung cấp. Sau đó nhập vào câu hỏi cũng như là câu trả lời. Hệ thống sẽ lưu trữ toàn bộ vào CSDL. Sau đó nếu học viên chọn kiểm tra cuối chương thì toàn bộ câu hỏi liên quan đến chương đó sẽ được trình diễn. Công việc của học viên chỉ là chọn vào câu trả lời mà họ cho là đúng khi đó kết quả sẽ được hiển thị.
Người giảng viên có thể tạo (hoặc huỷ) các diễn đàn có phạm vi trong lớp học cho phép mọi học viên trong lớp hay là chính giảng viên có thể tham gia để thảo luận trao đổi về một chủ đề nghiên cứu nào đó.
Người sử dụng cuối cùng trong hệ thống là người quản trị hệ thống. Người này có tất cả các quyền trong hệ thống. Ngoài các chức năng như của học viên và giảng viên thì chức năng chính của anh ta là cập nhập người dùng (gồm thêm, sửa, xoá học viên cũng như là giảng viên).
2. Phân tích hệ thống:
2.1 Sơ đồ phân cấp chức năng.
Sơ đồ phân câp chức năng chính.
Sơ đồ phân cấp chức năng chính của hệ thống LMS
Mô tả chức năng :
Hỗ trợ học viên : quản lý các chức năng đặc trưng dành cho học viên như : Học bài, làm bài kiểm tra, download tài liệu…
Hỗ trợ giáo viên : quản lý các chức năng đặc trưng dành cho giảng viên như : Soạn bài giảng, upload bài giảng, tạo bài thi…
Tìm kiếm, thống kê : chức năng này dùng cho người quản trị, học viên, giảng viên, học khách thăm hệ thống tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ quá trình dạy học như : tìm kiếm khoá học…
Quản trị : giúp người quản trị hệ thống quản lý các user, các khóa học, theo dõi các hoạt động của user, và quản lý các tệp tin của trang web. Đồng thời nó cũng xử lý quá trình đăng ký của người dùng, và quá trình đăng nhập vào của các thành viên tham gia hệ thống.
Sơ đồ phân rã chức năng Hỗ trợ học viên.
Sơ đồ phân cấp chức năng Hỗ Trợ Học Viên
Mô tả các chức năng :
Vào khoá học : cho phép học viên có thể tự tham gia vào bất kỳ khóa học nào mà học muốn.
Học tập Online : có sẵn các bài giảng trên trang web. Học viên có thể học trực tuyến.
Học tập Offline : hệ thống tạo điều kiện cho học viên có thể download các tài liệu tham khảo, bài học liên quan tới cua học thông qua các tài liệu mà giảng viên, hoặc quản trị hệ thống đưa lên. Các tài liệu mà giảng viên hoặc quản trị hệ thống đưa lên có thể dưới dạng pdf, doc, html, xml, zip, rar…
Kiểm tra kiến thức :trước hết giảng viên tạo ra các bài tự kiểm tra cho học viên. Bài kiểm tra có thể bao gồm 2 loại câu hỏi khác nhau là câu hỏi chọn, câu hỏi điền, và bao giờ cũng kèm thêm các feedback để thông báo cho học viên biết kết quả. Các học viên sẽ dùng các bài kiểm tra này để tự kiểm tra mình.
Thảo luận qua forum : forum nhằm tạo môi trường chung cho tất cả mọi người tham gia học tập dựa trên LMS trao đổi thông tin về mọi vấn đề liên quan đến học tập và những vấn đề khác nữa.
Liên kết tới các nguồn tài nguyên : Internet là môi trường mở và đã trở thành một kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Chính vì vậy việc hỗ trợ khai thác thông tin trên internet cũng là một tron những đặc điểm quan trọng của hệ thống LMS. Với chức năng này , học viên có thể liên kết tới các tài nguyên bổ ích trên internet. Học viên không chỉ học tập theo các bài giảng soạn sẵn đưa ra bởi giáo viên mà họ cồn có thể được biết tới các kiến thức khác, cách tiếp cận khác, các thông tin mới có liên quan tới các vấn đề của bài học.
Theo dõi tình hình học tập : học viên có thể kết quả học tập của mình trong một khoảng thời gian nhất định như trong một tuần, một tháng. Qua kết quả học tập học viên sẽ biết được mình quá trình học của mình như thế nào để có hướng phấn đấu.
Sửa đổi thông tin cá nhân : học viên có thể sửa đổi thông tin cá nhân cũng như là đổi password truy cập của mình.
Tự ra khỏi khoá học : khi học viên không muốn tham gia khoá học nữa , họ có thể tự thoát ra khỏi khoá học đó.
Sơ đồ phân rã chức năng Hỗ trợ giảng viên.
Sơ đồ phân cấp chức năng Hỗ Trợ Giảng Viên
Mô tả các chức năng :
Quản lý học viên : giảng viên có thể thêm , loại một sinh viên ra khỏi khoá học mà mình quản lý, đồng thời cũng có thể xem các thông tin cá nhân của sinh viên này.
Quản lý bài giảng : giảng viên có thể thêm, sửa , xóa các bài học trong các cua học
Quản lý câu hỏi kiểm tra : giảng viên có thể tạo ra bộ các câu hỏi cho học viên làm bài kiểm tra. Có 2 dạng câu hỏi là : câu hỏi điền và câu hỏi chọn.
Quản lý các files của khoá học : Giảng viên có thể thêm, sửa , xoá, xem các tệp tin thuộc về khoá học mà mình quản lý.
Quản lý tài nguyên khoá học : giảng viên có thể tạo ra các liên kết đến tài nguyên khác mà họ cho là bổ ích cho Học viên.
Quản lý forum : giảng viên có thể tạo ra các forum với nhiều chủ đề khác nhau cho học viên trong khoá học thảo luận
Theo dõi học viên : xem các hoạt động của học viên, cũng như kết quả học tập của học viên, từ đó có kế hoạch điều chỉnh bài giảng của mình cho phù hợp.
Sửa đổi thông tin cá nhân : giảng viên cũng có thể sửa đổi thông tin về mình.
Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý học viên.
Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý bài giảng
Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý câu hỏi kiểm tra
Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý files của khoá học.
Sơ đồ phân rã Quản lý tài nguyên khoá học
Sơ đồ phân rã mức 3 : Quản lý Forum
Sơ đồ phân rã chức năng Thống kê, tìm kiếm.
Mô tả chức năng : người quản trị hệ thống, giảng viên, học viên có thể tìm kiếm, thống kê những thông tin cần thiết trong quá trình quản lý, dạy , học.
Sơ đồ phân rã chức năng Quản trị.
Mô tả các chức năng :
Quản lý User : người quản trị hệ thống có thể thêm, sửa, xoá tài khoản của user. Đồng thời phân quyền user vào các cua học khác nhau. Chức năng này cũng xử lý quá trình đăng ký, đăng nhập của user
Quản lý khoá học : người quản trị có thể thêm, sửa, xoá một khoá học.
Quản lý files của trang web : có thể thêm , đổi tên, xoá , xem các file của trang web
Theo dõi các hoạt động của User : xem các user đã làm gì, vào các trang gì …Từ đó nắm được thị hiếu của họ để điều chỉnh trang web, và các cua học của mình.
Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý User
Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý khóa học
Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý files của trang web
2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu.
2.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu khung cảnh.
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.
Biểu đồ luồng dữ liệu mức 2.
Biểu đồ luồng dữ liệu Hỗ trợ học viên.
Biểu đồ luồng dữ liệu Hỗ trợ giáo viên.
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý học viên.
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý bài giảng
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý câu hỏi kiểm tra
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý Files của khoá học
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản tài nguyên khóa học
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý forum
Biểu đồ luồng dữ liệu Thống kê tìm kiếm.
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Thống kê
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Tìm kiếm
Biểu đồ luồng dữ liệu Quản trị
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý User
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý khóa học
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý các files của trang web
2.3 Mô hình dữ liệu thực thể ERD(Entity Relationship Diagram)
2.3.1 Xác định thực thể.
Dựa vào những thông tin ở trên ta có thể xác định được các thực thể sau :
+ EL_USER : Thông tin về các thành viên tham gia hệ thống như : Người quản trị, giảng viên, học viên.
+ EL_KHOA_HOC : Chứa thông tin về các khoá học
+ EL_LOAI_KHOA_HOC : Thông tin về các loại khoá học
+ EL_CHUONG_HỌC : Thông tin về một chương học trong khoá học nào đó.
+ EL_LESSION : Thông tin về bài giảng
+ EL_CAU_HOI_DIEN : Thông tin về câu hỏi điền.
+ EL_CAU_HOI_CHON: Thông tin về câu hỏi chọn.
+ EL_CSDL_KHOA_HOC: Chứa thông tin về các tài liệu trong khoá học.
+ EL_DIEN_DAN : chứa thông tin về diễn đàn
+ EL_KET_QUA_HOC: Lưu kết quả học của học viên theo từng cua học.
+ EL_LOGS : Ghi lại các hoạt động của user.
+ EL_RESOURCE : Thông tin về các tài nguyên dùng trong một cua học.
+ EL_SETTINGS : Thông tin cài đặt chung cho toàn trang web.
+ EL_USER_KHOA_HOC: Thông tin liên kết giữa user và khoá học. Chỉ ra user tham gia những cua học nào.
+ MESSAGE : Chứa các bài được post lên trên diễn đàn.
+ SMILEYS : Chứa đường dẫn tới các icon dùng để post cùng với message trong forum.
+ Diễn đàn : Các thông tin về diễn đàn
Sơ đồ thực thể liên kết
Căn cứ vào yêu cầu của bài toán, ta xác định được liên kết giữa các thực thể, từ đó có được sơ đồ thực thể liên kết E-R như sau:
Sơ đồ thực thể liên kết
3. Thiết kế hệ thống
3.1 Thiết kế dữ liệu
Có 3 kiểu thuộc tính là thuộc tính khoá, thuộc tính mô tả và thuộc tính kết nối. Cụ thể với bài toán này ta có các thuộc tính tương ứng với các thực thể như sau:
+ Bảng EL_USER:
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác User duy nhất
2
USER_NAME
Text
30
Tên tài khoản
3
PASS
Text
30
Mật khẩu truy cập
4
FIRST_NAME
Text
30
Tên họ
5
LAST_NAME
Text
30
Tên gọi thường
6
ADDRESS
Text
50
địa chỉ
7
PHONE
Text
12
Điện thoại
8
E_MAIL
Text
50
Thư điện tử
9
SECURITY_LEVEL
Number
Byte
Mức bảo mật
10
LAST_LOGIN_DATE
DateTime
Thời gian đăng nhập gần nhất
Khoá chính : ID
+ Bảng EL_CAU_HOI_CHON
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác câu hỏi chọn duy nhất
2
NOI_DUNG
Memo
Nội dung của câu hỏi chọn
3
TRA_LOI_1
Text
20
Phương án trả lời 1
4
TRA_LOI_2
Text
20
Phương án trả lời 2
5
TRA_LOI_3
Text
20
Phương án trả lời 3
6
TRA_LOI_4
Text
20
Phương án trả lời 4
7
DAP_AN
Text
20
Đáp án của câu hỏi
8
EL_CHUONG_HOC_ID
Number
Long integer
ID chương học
Khoá chính : ID
+ Bảng : EL_CAU_HOI_DIEN
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác câu điền duy nhất
2
NOI_DUNG
Memo
Nội dung câu hỏi điền
3
DAP_AN
Text
50
Đáp án câu hỏi
4
EL_CHUONG_HOC_ID
Number
Long integer
ID chương học
Khoá chính : ID
+ Bảng : EL_CHUONG_HOC :
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác chương học duy nhất
2
TEN_CHUONG_HOC
Text
30
Tên của chương học
3
GHI_CHU
Text
100
Ghi chú cho chương học này
4
EL_KHOA_HOC_ID
Number
Long integer
ID của khoá học
5
STT
Number
Integer
Xác định thứ tự của chương học .
Khoá chính : ID
+ Bảng EL_CSDL_KHOA_HOC
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác các file duy nhất đi kèm theo mỗi bài giảng.
2
TEN_FILE
Text
50
Tên file
3
EL_LESSION_ID
Number
Long Integer
ID của bài giảng
4
TEXT
Text
50
File dạng Text
5
AM_THANH
Text
50
File dạng âm thanh
6
PHIM
Text
50
File dạng video
7
ANH
Text
50
File dạng ảnh.
8
EL_USER_ID
Number
Long integer
ID của user upload file lên
9
DATE_UPLOADED
DateTime
Thời gian upload file lên.
Khoá chính : ID
+ Bảng : EL_DIEN_DAN:
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác diễn đàn duy nhất
2
TEN_DIEN_DAN
Text
50
Tên diễn đàn
3
EL_USER_ID
Number
Long integer
ID của user. Xác định ai đã tạo ra diễn đàn này.
4
EL_KHOA_HOC_ID
Number
Long integer
ID của khoá học. Xác định diễn đàn này thuộc khoá học nào.
5
GIOI_THIEU
Text
50
giới thiệu về diễn đàn
Khoá chính : ID
+ Bảng : EL_KET_QUA_HOC:
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác kết quả học duy nhất
2
TONG_SO_CAU
Number
Long integer
Tổng số câu đã làm
3
SO_CAU_DUNG
Number
Long integer
Xác định số câu đã làm đúng
4
THOI_DIEM_LAM_BAI
DateTime
Thời điểm làm bài
5
DINH_THOI_GIAN
Text
1
Xác định xem làm bài có tính thời gian hay không.
6
EL_KHOA_HOC_ID
Number
Long integer
ID của khoá học.
7
EL_USER_ID
Number
Long integer
ID của user đã làm bài.
Khoá chính là : ID
+ Bảng : EL_KHOA_HOC
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác khoá học duy nhất
2
EL_LOAI_KHOA_HOC_ID
Number
Long integer
ID của loại khoá học
3
TEN_KHOA_HOC
Text
30
Tên của khoá học
4
TEN_TAT
Text
10
Tên tắt của khoá học
5
GHI_CHU
Text
255
Ghi chú về khoá học
Khoá chính : ID
+ Bảng : EL_LESSION
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác lession duy nhất
2
TEN_LESSION
Text
50
Tên của bài giảng
3
NOI_DUNG
Memo
Nội dung của bài giảng
4
EL_CHUONG_HOC_ID
Number
Long integer
ID của chương học
5
STT
Number
Integer
Số thứ tự của bài giảng.
Khoá chính : ID
+Bảng EL_LOAI_KHOA_HOC
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác loại khoá học duy nhất
2
TEN_LOAI_KHOA_HOC
Text
50
Tên loại khoá học
3
GHI_CHU
Text
255
Ghi chú về loại khoá học
Khoá chính : ID
+ Bảng : EL_LOGS
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác log
duy nhất
2
TIME
DateTime
Thời gian của hành động
3
EL_USER_ID
Number
Long integer
ID của User.
4
EL_KHOA_HOC_ID
Number
Long integer
ID của khoá học
5
ACTION
Text
50
Hành động của user
6
URL
Text
50
User đã vào trang nào
7
ACTIVITY
Text
50
Hành vi
Khoá chính : ID
+ Bảng EL_RESOURCE
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
Xác resource
duy nhất
2
EL_KHOA_HOC_ID
Number
Long Integer
ID của khoá học
3
NAME
Text
50
Tên tài nguyên
4
TYPE
Text
50
Kiểu tài nguyên
5
REFERENCE
Text
50
Trỏ đến tài nguyên ở đâ
6
CHU_THICH
Text
50
Chú thích cho tài nguyên
7
TIME_MODIFIED
DateTime
Thời gian thay đổi
Khoá chính : ID
+ Bảng EL_SETTINGS
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
2
FILE_EXTENSIONS
Memo
Đuôi mở rộng của file trong hệ thống.
3
NOTIFY_REG_FROM
Text
50
E-mail của người gửi
4
NOTIFY_REG_SUBJECT
Memo
Chủ đề của thư
5
NOTIFY_REG_BODY
MEMO
Nội dung thư
6
TIME_A_QUESION
Number
Integer
Thời gian làm một câu hỏi
7
DATE_START_ELEARNING
DateTime
Ngày hệ thống Elearning bắt đầu hoạt động.
Khoá chính : ID
+ Bảng : EL_USER_KHOA_HOC.
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
ID
Auto number
Long integer
2
EL_USER_ID
Number
Long integer
ID của user
3
EL_KHOA_HOC_ID
Number
Long integer
ID của khoá học
Khoá chính : ID
+ Bảng : MESSAGES
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
Message_id
Auto number
Long integer
2
message_parent_id
Number
Long integer
Message cha
3
smiley_id
Number
Long integer
ID của smiley
4
Topic
Text
50
Chủ đề thảo luận
5
Author
Text
50
Tác giả của message
6
date_entered
DateTime
Ngày post message
7
last_modified
DateTime
Ngày thay đổi gần nhất
8
Message
Memo
Nội dung message
9
EL_DIEN_DAN_ID
Number
Long integer
ID của diễn đàn
Khoá chính : message_id
+ Bảng :miley
STT
Tên
Kiểu
Kích thước
Diễn giải
1
smiley_id
Auto number
Long integer
2
smiley_name
Text
50
Tên của icon
3
smiley_url
Text
200
đường dẫn tới icon
3.2 Các qui tắc cài đặt
a) Mức bảo mật ( SECURITY_LEVEL):
+ 1: Cho Guest.
+ 2: Cho Học viên
+ 3: Giảng viên
+ 4: Admin
b) Thời gian làm bài = Tổng số câu hỏi * Thời gian cho mỗi câu hỏi ( Lưu trong bảng EL_SETTINGS)
c) Khi xem lại kết quả đã làm của Học viên :
Nếu học viên làm có định thời gian thì trường DINH_THOI_GIAN trong bảng EL_KET_QUA_HOC sẽ đặt là ‘Y’, nếu không thì sẽ đặt là ‘N’.
d) Các hình thức sử dụng tài liệu, bài học :
+ Xem qua mạng,
+ Download về xem.
e) Điểm của học viên = (Số câu đúng / Tổng số câu đã làm )* 100%
Hệ thống bảo mật và cấp quyền sử dụng.
Việc bảo mật hệ thống, bảo vệ dữ liệu cũng là một vấn đề hàng đầu khi chương trình đưa vào sử dụng. Do hệ thống được cài đặt cho nhiều người sử dụng, đòi hỏi hệ thống phải được bảo vệ một cách chắc chắn, tránh sai sót có thể gây tác hại trầm trọng cho hệ thống trong quá trình sử dụng và khai thác. Chỉ có người có đủ thẩm quyền mới có thể cập nhật và thay đổi chương trình, cũng như dữ liệu hệ thống.
Hệ thống quản lý dạy học LMS được cài đặt bảo mật với 3 cấp : cấp mạng , cấp cơ sở dữ liệu, và cấp chương trình.
+ Hệ thống được bảo mật ở cấp độ mạng trên môi trường Windows NT. Mọi người sử dụng khi truy cập trên môi trường mạng Windows NT đề phải được cấp quyền sử dụng nhất định, mà dựa trên quyền đó, người sử dụng có thể thấy được những gì họ có thể được đọc, ghi.
+ Quyền cao nhất Administrator có thể cấp , sửa đổi quyền sử dụng.
Windows NT có hai cơ chế giúp bảo toàn tài nguyên trên Windows NT Server là user account và NTFS.
Mọi người muốn thâm nhập vào Server phải có một account và password do administrator cung cấp.
Cơ chế giúp NTFS giúp bảo về tài nguyên của hệ thống chặt chẽ hơn. Các tệp tin cần bảo vệ phải được đặt vào partition NTFS, tài nguyên trong partition này sẽ chịu ảnh hưởng cảu cơ chế Access Control list, cho phép qui định tập tin hoặc thư mục nào được nhìn thấy bởi user, group nào và kiểu thâm nhập (Read, Write, Execute..)
Hệ thống bảo mật ở cấp cơ sở dữ liệu của Microsoft Access. Trong MS Access qui định cụ thể quyền sử dụng của từng người sử dụng, của từng bảng dữ liệu đối với từng người sử dụng. Người quản trị cơ sở dữ liệu sẽ cấp quyền cho từng người sử dụng và quyền này sẽ xác định quyền hạn của người sử dụng với cơ sở dữ liệu.
Hệ thống cũng được cài đặt bảo mật ở cấp chương trình. Từng người sử dụng có sẽ có quyền cụ thể với từng màn hình làm việc, từng nhóm màn hình cũng như quyền đối với toàn bộ hệ thống chương trình.
Quyền cao nhất Administrator sẽ có cho từng người sử dụng hoặc một nhóm người sử dụng điều hành hệ thống. Ở quyền này, mới có thể cấp quyền sử dụng cho từng người sử dụng , hoặc nhóm những người khác.
III. Cài đặt chương trình
Yêu cầu về máy chủ
a) Phân cứng
+ Một máy chủ mạnh PC chuyên dụng.
+ Các thiết bị kèm theo để nối mạng cục bộ
b) Phần mềm hệ thống.
+ Hệ điều hành WINDOWS NT Server 4.0 hay Windows 2000 server.
+ Phần mềm hệ quản trị CSDL: Microsoft Access 2000 hoặc cao hơn.
Yêu cầu về máy trạm.
a) Phần cứng
+ Máy tình PC/AT có cấu hình tối thiểu là CPU 486, 8MB Ram, 512 MB ổ cứng.
+ Màn hình Super VGA.
+ Bàn phím, chuột.
b) Phần mềm
+ Window98, Window NT, Window XP, Window 2000.
+ Giao thức TCP/IP.
+ Bộ gõ VietKey2000.
+ Internet Explorer 5.0 trở lên,
Phần mềm kết nối với máy chủ.
+ Trên mạng cục bộ (Lan): yêu cầu vỉ mạng, cáp nối.
+ Nối từ xa: Yêu cầu modem, đường điện thoại.
IV. Khái quát về chương trình :
Giao diện mới đầu khi vào chương trình như sau :
Hình trên mô tả trang chủ
Với tư cách là guest, người dùng có thể tham quan qua hệ thống, có khoá học có trong hệ thống. Đồng thời guest cũng có thể tham gia một vài khoá học thử nghiệm.
Sau khi đã được biết về các cua học, guest có thể tham gia vào khoá học mình thích bằng cách đăng kí với hệ thống (nếu chưa có tài khoản) hoặc đăng nhập vào hệ thống nếu đã có tài khoản rồi:
Hình trên mô tả trang đăng nhập
Đăng ký một tài khoản :
Hình trên mô tả trang đăng ký
Bạn có thể đăng ký là học viên, hay giảng viên.
+ Nếu đăng ký là học viên :
Sau khi đăng ký. Nếu e-mail bạn điền vào đúng. Bạn sẽ được gửi một password của tài khoản vừa đăng ký qua e-mail.
+ Nếu đăng ký là giảng viên :
Bạn cũng được gửi một password của tài khoản mình vừa đăng ký. Nhưng bạn chưa có quyền giảng viên thực sự. Bạn phải chờ admin cấp quyền cho mình.
Khi đã có tài khoản rồi bạn hãy quay trở lại màn hình Đăng nhập để đăng nhập vào hệ thống .
Với vai trò học viên, bạn có có các quyền sau :
+ Vào khoá học mình đang tham gia học, hoặc có thể tham gia vào khoá học khác.
Hình trên mô tả các chức năng chính của khóa học
+ Học tập Online , hoặc download bài học về dùng :
Hình trên mô tả bài học
+ Xem các nguồn tài nguyên khác :
Hình trên mô tả tài nguyên khóa học
+ Trao đổi qua Forum:
Hình trên mô tả forum trao đổi thông tin
+ Làm bài thi :
Làm bài kiểm tra
Sau khi bạn chọn số câu hỏi để làm bài kiểm tra, và chọn tuỳ chọn có định thời gian hay không, bạn hãy kích vào nút Làm bài để bắt đầu làm bài kiểm tra :
Khi làm xong bài , hoặc không muốn làm bài nữa , bạn hãy kích vào nút Kết thúc :
Kết quả kiểm tra
Tại đây bạn sẽ biết được kết quả bài làm của mình. Đồng thời có thể :
Xem các kết quả thi lần trước , để biết được quá trình học của mình tiến triển như thế nào.
Làm lại bài vừa rồi.
Hay quay lại khoá học.
+ Sửa thông tin cá nhân :
Với vai trò giảng viên bạn có các quyền sau :
+ Soạn bài giảng :
Hình này mô tả trang soạn bài giảng
+ Upload các file bài giảng :
+ Soạn câu hỏi thi :
+ Bạn có thể thêm câu hỏi chọn hay câu hỏi điền:
Hình trên mô tả trang xây dựng câu hỏi
+ Cập nhật nguồn tài nguyên :
Hình trên mô tả trang quản lý tài nguyên
+ Quản lý các sinh viên :
+ Quản lý các tệp tin của khoá học :
+ Theo dõi các hoạt động của học viên ....
Với vai trò admin bạn có các quyền sau :
+ Quản lý User :
Hình trên mô tả trang quản trị trang web
+ Quản lý khoá học :
Các khóa học
+ Theo dõi hoạt động của các User :
+ Quản lý các files của trang web...
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN
VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Kết quả đạt được
Sau thời gian thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tại Trung tâm máy tính, khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, em đã đạt được một số kết quả quan trọng sau:
Về lý thuyết:
+ Đã tìm hiểu tổng quan về e-Learning.
+ Đã tìm hiểu được về công nghệ web và multimedia trên web, đặc biệt là nguyên tắc hoạt động của World Wide Web và ngôn ngữ asp.net, đã tìm hiểu về mô hình ứng dụng Web Database.
+ Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của công nghệ Active Server Pages để thiết kế các trang web động, tương tác với người sử dụng và cách thao tác dữ liệu trong một CSDL từ xa với asp.net.
Về sản phẩm:
Đã xây dựng được tương đối hoàn thiện chương trình quản lý dạy học (LMS) trên Web
+ Sinh viên có thể truy cập vào Web site này để tham gia học tập và kiểm tra kiến thức của mình.
+ Chương trình hỗ trợ giáo viên soạn thảo các bài giảng, và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu, cho phép sau này có thể sửa chữa lại cho phù hợp.
+ Các đề thi tạo ra có thể bao gồm nhiều loại câu hỏi như: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết.
+ Chương trình cũng tự đánh giá và thông báo kết quả cho thí sinh biết, giúp sinh viên có thể tự đánh giá khả năng của mình.
+ Ngoài ra chương trình còn quản lý thông tin về các giáo viên, về sinh viên và về các bài học, bài tập.
Do thời gian có hạn nên chương trình không thể tránh khỏi các sai sót và cần có thời gian để kiểm nghiệm. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy và sự góp ý của các bạn để chương trình được hoàn thiện hơn.
Hướng phát triển
Trên cơ sở những gì đã xây dựng được, có thể mở rộng, phát triển đồ án theo các hướng như sau:
+ Xây dựng hệ thống LMS tuân theo chuẩn SCORM.
+ Cung cấp thêm các phương tiện để các sinh viên có thể trao đổi với nhau, hoặc với giáo viên một cách dễ dàng, thuận tiện, giúp ích cho quá trình học tập.
+ Có thể mở rộng thành chương trình đào tạo từ xa qua mạng máy tính
Các tài liệu tham khảo
Trong quá trinh làm đồ án em đã tham khảo các tài liệu sau :
“Phân tích và Thiết kế hệ thống thông tin”; Nguyễn văn Ba, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2003.
“Phân tích thiết kế hệ thống trong lập trình”; Ks.Đinh Xuân Lâm, VN-GUIDE, Nhà xuất bản Thống Kê.
Các trang Web đã tham khảo :
www.adlnet.org
www.lsal.cmu.edu
www.w3c.org
www.e-learningsite.com
www.elearningguru.com
www.asia-elearning.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN066.doc