IPX ( Internetwork Packet Exchange: trao đổi gói tin liên lạc) là giao thức hoạt động của mạng Netware nguyên thuỷ. Nó bắt nguồn từ XNS (Xerox Network System: Hệ thống mạng Xerox) được xây dựng từ thập niên 70. Hiện nay, một số hệ đIũu hành mạng khác bao gồm Windows NT và các giao thức IPX cũng xắp xếp lại để tạo ra khả năng phối hợp hoạt động với Netware cũng như với các trình ứng dụng hay thiết bị tương thích với Netware. Giống như IP, IPX là giao thức liên mạng, cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu. Các giao thức liên mạng hoạt động trên các tầng và gồm có các dịch vụ dò đường.
Thành viên khác của bộ giao thức Novell Netware là SPX (Sequenced Packet Exchange: trao đổi gói thông tin có trình tự) cung cấp các dịch vụ tầng truyền tải tương đương TCP.
Giống như NetBEUI, IPX/SPX là giao thức tương đối nhỏ và nhanh trên mạng cục bộ. Nhưng khác với NetBEUI, IPX/SPX hỗ trợ định tuyến.
g tất cả các tài nguyên đã cấp phát cho liên kết.d
38 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổng quan về mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Đối với những nước đang phát triển, trong nhiều năm gần đây, Tin học đã dần phát triển nhanh và xâm nhập mạnh mẽ vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động Kinh tế xã hội. Với các nước có nền Kinh tế phát triển lớn mạnh thì Tin học đã đóng góp một phần quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội…
ở Việt Nam, nền Kinh tế thị trường đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh để hoà nhập với nền Kinh tế thế giới. Do vậy việc sử dụng máy tính là điều tất yếu, vì máy tính đã đẩy nhanh công việc một cách nhanh chóng, chính xác, hoàn thiện hơn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ phần mềm Tin học, công nghệ Web cũng phát triển khá mạnh mẽ để giúp cho các nhà kinh doanh có cơ hội thông thương và giao lưu với nhau thuận tiện và nhanh chóng hơn. Để hiểu rõ hơn và cũng để phát huy kiến thức đã được học trên ghế nhà trường, em cùng với các bạn nhóm thực tập tại công ty T&V đã tìm đến đề tài “tổng quan về mạng” .
Em xin trình bày về đề tài và những điều đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập qua phần báo cáo của mình. Nội dung bài báo cáo của em được chia thành phần chính như sau:
Phần I – Tổng quan về mạng máy tính
Phần II – Kỹ thuật mạng cục bộ
Trong quá trình xây dựng đề tài, nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn thực tập và các anh chị cán bộ trong công ty, cùng với sự cố gắng của bản thân nhưng đề tài hoàn thành cũng không tránh khỏi những sai xót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Phần I
Đặc điểm và tổ chức hoạt động
của cơ sở thực tập
Vài nét giới thiệu về cơ sở thực tập:
Công ty T & V (viết tắt là T & V Co.,Ltd) tiền thân là Trung tâm nghiên cứu tin học LATECIN trực thuộc Hội tin học Việt Nam, được thành lập từ năm 1990 và được UBND thành phố Hà Nội cho phép thành lập Công ty từ ngày 11/02/1993 theo Quyết định số 651/QĐUB (sau đổi thành Giấy phép thành lập số 459GP/UB) và Trọng tài kinh tế Hà nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 045737 ngày 14/02/1990.
Mã số thuế: 0100230688-1 Cục thuế Hà Nội
Mã số xuất nhập khẩu: 0100230688-1 Cục Hải quan Hà Nội
Trụ sở của Công ty đặt tại:
39 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội –Việt Nam
Điện thoại: 84 4 8241787 - Fax: 84 4 8267645
Email: tv98@hn.vnn.vn
Công ty T & V là thành viên kỹ thuật của Tổ chức mã số vạch Việt Nam (EAN-VN), thuộc Tổ chức EAN quốc tế (Hiệp hội mã vật phẩm quốc tế)
Công ty T & V có quan hệ với các Nhà sản xuất công nghệ thông tin sau:
Thiết bị tin học: INTEL; DELL; COMPAQ; IBM; HP; SAMSUNG; LG; IMV; PCOM
Thiết bị mã vạch: INTERMEC; ZEBRA
Thiết bị văn phòng: 3M; TOSHIBA; SHARP; XEROX; EIKI
Các hoạt động chính của công ty:
Công ty T&V hoạt động trên các lĩnh vực sau:
Cung cấp các chủng loại thiết bị tin học; mạng; multidia; lưu trữ số liệu .
Thiết kế; xây dựng; tư vấn và cung cấp thiết bị cho các mạng quản lý tin học viễn thông wireless từ nội bộ đến diện rộng.
Sản xuất các phần mềm chuyên dụng về quản lý, về lỹ thuật, về cơ sở dữ liệu.
Thực hiện dịch vụ khoa học kỹ thuật điện tử tin học như bảo trì; bảo dưỡng; sửa chữa; lắp đặt; thiết kế.
Thiết kế, lắp đặt, buôn bán thiết bị viễn thông như tổng đài điện thoại cỡ nhỏ đến cỡ trung; hệ thống antena thu vệ tinh .
Cung cấp các chủng loại thiết bị quản lý số hiệu tự động bằng mã vạch (bar-code), mã số, POS và các hoạt động giải pháp quản lý ứng dụng công nghệ mã vạch như: Quản lý sản xuất, vật tư, bán hàng, nhân công.
Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty:
Công ty T & V có bộ máy quản lý dựa theo mô hình tập trung để ban lãnh đạo có thể nắm bắt tình hình công ty một cách chính xác và thực tế nhất.
Sơ đồ tổ chức của công ty:
Ban giám đốc
Phòng Kinh doanh
Phòng hành chính
Phòng Kế toán
Phòng Kỹ thuật
Kho
Ngoài ra, Công ty còn có một hệ thống mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc.
Văn phòng giao dịch chính: Công ty T&V
Địa chỉ: 39 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: (04) 8241787 (3 lines) – Fax: (04) 8267645
Email: tv98@hn.vnn.vn
Giám đốc: K.S Trần Quang Vinh
Đại diện phía Nam: Công ty TNHH Tín Hoà (SINO Company Limited)
Địa chỉ: 27 Đặng Tất – Quận 1 –TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 8439734 – Fax: (08) 8437064
Email: quyetthang@hcm.vnn.vn
Đại diện: K.S Nguyễn Quyết Thắng – Giám đốc
Các Trung tâm bảo hành hệ thống thiết bị:
Miền Bắc:
Công ty T&V – 39 Lý Thường Kiệt - HK- HN
Người liên hệ: K.S Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng phòng Kỹ thuật hệ thống
Miền Trung:
Công ty TNHH Điện tử Tin học Đà Nẵng
(DANANG COMPUTER Ltd.)
Địa chỉ: 153-155 Hoàng Diệu - Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 820771 – Fax: (0511) 816328
Email: dncomputer@dn.vnn.vn
Người liên hệ: K.S Ngô Diên Thuật – Giám đốc
Miền Nam:
Công ty TNHH Tín Hoà (SINO COMPANY Ltd.)
Người liên hệ: K.S Trần Anh Đức – Trưởng phòng Kỹ thuật
Đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty:
Công ty T&V qua nhiều năm hoạt động, tới nay đã có một đội ngũ cán bộ và nhân viên trẻ với tinh thần nhiệt huyết cao cùng với trình độ kiến thức khá phù hợp với từng vị trí, nội dung công việc (90% có trình độ Đại học).
Thành phần chính của Ban giám đốc Công Ty gồm có:
Giám đốc : K.S Trần Quang Vinh.
Phó giám đốc :
Cùng các trưởng phòng ban :
Cơ sở vật chất của Công ty:
Vì có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực Tin học như trên nên Công ty T&V có một hệ thống máy tính (với cấu hình cao, màn hình, bộ nhớ , và các thiết bị khác phục vụ cho việc học và tìm hiểu về công gnhệ cho anh em đang làm việc tại coong ty.) và các thiết bị tin học, văn phòng , , luôn tối ưu nhất, hiện đại nhất. Số lượng máy tính sử dụng tại công ty là 10 chiếc. Công ty có sử dụng máy in laser, máy Fax,máy scanner,máy photocopy và có một hệ thống mạng và mạng điện thoại nội bộ rất dễ liên lạc khi cần thiết .
Các phần mềm thường được sử dụng tại công ty T&V thường là bộ phần mềm Office (Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Access, Microsoft Outlook), các phần mềm phục vụ lập trình như : Pascal, Foxpro, Visual Basic, C, C++. Ngoài ra, khi dùng để cài đặt máy Công ty còn sử dụng một số phần mềm khác khi cài đặt các thiết bị hay bảo dưỡng các thiết bị tin học như Bkav (luôn được cập nhập phiên bản mới), Norton Antivius,
Để quản lý hệ thống máy tính của mình, công ty còn sử dụng hệ thống mạng LAN. Ngoài ra, Công ty cũng nối mạng Internet toàn cầu để liên kết, giao dịch và cập nhật thông tin hàng ngày.
Đơn vị được bố trí thực tập:
Là học sinh năm cuối ngành Tin học Kỹ thuật, nên công việc viết báo cáo và làm đề tài tốt nghiệp chiếm khá nhiều thời gian (đặc biệt là trong vòng 2 tháng đồng thực tập tại cơ sở). Hiểu được điều đó, Ban lãnh đạo Công ty đã tạo điều kiện tốt cho em được học tập và làm công tác thực tập đúng chuyên ngành được đào tạo. Và phòng ban mà em được bố trí thực tập là Phòng Kỹ thuật. Phòng ban này có chức năng chính :
Đảm bảo mọi vấn đề về kỹ thuật và thiết kế, trong đó bao gồm 3 mảng lớn : Công nghệ ứng dụng, hệ thống mạng, phần cứng và điều khiển. bảo hành phần cứng, bảo trì máy tính định kỳ cho các cơ sở, phòng ban nhà nước (theo hợp đồng).
Phần II
Nội dung thực tập
Chương 1:
Nội dung về nghiệp vụ thực tập
Những công việc được giao tại Công ty T & V :
Nói chung, ngay từ tuần thực tập đầu tiên, Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên của cơ sở tiếp nhận thực tập (Công ty T&V) đã tạo điều kiện để em có thể nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc mới và có thể tiếp cận ngay với những công việc cần làm. Bên cạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn em thực hiện đề tài tốt nghiệp, Ban lãnh đạo Công ty cũng sớm coi em như một nhân viên thực sự nên tín nhiệm giao phó cho em một số công việc khá quan trọng. Ban lãnh đạo và các anh, chị cán bộ, kỹ thuật viên (nơi trực tiếp quản lý và hướng dẫn em trong đợt thực tập này) đã phân công cho em một số công việc như :
Lắp đặt máy tính
Cài đặt các trương trình phần mềm ứng dụng phổ biến.
Cùng nhân viên công ty đi bảo trì máy cho các công ty, doanh ngiệp như :bệnh viện Saint-paul, Cục lãnh sự, công ty quảng cáo truyền hình BHD, Phân ban cơ sở hạ tầng.
Cài đặt và lắp đặt cho phòng GAMES, INTERNET.
Khảo sát đường đi mạng nội bộ của một số công ty.
Thanh toán các hoá đơn .
Đi giao máy mới.
Nghiên cứu và sử dụng các loại máy in chuyên dùng cho hoá đơn và mã vạch.
Đây mới chỉ là những công việc rất đơn giản của một Kỹ thuật viên Tin học, nhưng là một thực tập sinh, em nhận thấy rằng tất cả những chuyên môn mình đã học trên ghế nhà trường chỉ là những kiến thức cơ bản để giúp em có thể tiếp cận được với nền Tin học tiên tiến trên thế giới. Còn để thật vững hơn nữa khi đứng trong thời đại tin học, bản thân em sẽ còn phải nỗ lực nhiều hơn.
Tự đánh giá về kết quả thực tập tại Công ty T & V:
Tự đánh giá về chất lượng hiệu quả công tác của bản thân:
Sau thời gian thực tập, nhìn nhận lại phần việc mình đã làm được, em tự thấy mình cũng có những đóng góp nhất định cho công ty. Ví dụ như em đã hoàn thành khá tốt các công việc cơ bản của một Kỹ thuật viên tin học như: bảo dưỡng, bảo trì, bảo hành, hay lắp ráp, kết nối các thiết bị phần cứng và cài đặt các chương trình phần mềm cho máy vi tính.
Tự đánh giá về ưu, khuyết điểm của bản thân về kiến thức, về kỹ năng nghiệp vụ và về ứng xử khi làm việc, sinh hoạt trong đơn vị thực tập :
Bản thân em tự nhận thấy mình đã cố gắng hoàn thành tốt các công việc được giao theo năng lực và kiến thức đã học của mình. Và đôi khi không tránh khỏi những khó khăn vấp phải trong công việc, vì dù sao, vẫn chỉ là một thực tập sinh còn yếu về kiến thức chuyên môn và khả năng tiếp xúc với công việc. Dù vậy, qua lời nhận xét, đánh giá của các cán bộ phụ trách, em tự nhận thấy mình có những ưu, khuyết điểm sau:
Về ưu điểm, em tự thấy những kiến thức về tin học cơ bản như: cài đặt máy tính,sử dụng một số phần mềm cơ bản,bảo trì máy tính,thay thế các bộ phận của máy tính, kiểm tra và phát hiện lỗi trong case như lỗi main, lỗi Ram, lỗi CPU, nguồn, HDD, FDD, CD-ROM.
Bên cạnh những ưu điểm, em cũng nhận thấy mình vẫn còn những điều hạn chế, chưa phát huyđược trong thời gian thực tập, chẳng hạn như: một số phần mềm chưa sử dụng được như:flat, Microsoft Access, foxpro
Chương 2:
Phần mềm được học trong đợt thực tập:
Các phần mềm được sử dụng trong ứng dụng phổ thông: lạcviệt 2002, Win 2000, Win me, Win XP, Photoshop 7.0, Auto Cad, Microsoft Word, Microsoft Excel ,
Chương 3:
Chuyên đề học được trong đợt thực tập
Mạng cục bộ , sử dụng máy scan, máy in mã vạch, máy in hộ chiếu, một số tiện ích chuyên dùng cho HDD.
Chương 4:
Đề án thực hiện trong đợt thực tập
Tổng quan về mạng.
Lời kết
Những điều đã tìm hiểu và đã làm được trong suốt đợt thực tập tại Công ty T & V có thể vẫn chưa đầy đủ nhưng đã giúp em tìm hiểu và nắm bắt được nhiều điều trong thực tế công việc mà trước đây mình chưa biết như: công việc thực sự của một Kỹ thuật viên máy tính, cách tiếp xúc với môi trường, và công việc, cách xử lý các tình huống máy tính trên thực tế, và những điểm yếu của mình trong nghiệp vụ công tác. Bên cạnh đó là việc vận dụng kiến thức đã học sau hai năm học ở trường vào thực tế tại cơ quan thực tập. Tại đây, em cùng nhóm bạn của mình đã được làm quen với công việc và được học hỏi thêm nhiều điều khác. Từ đó, chúng em đã xây dựng xong đề tài “ Mạng cục bộ” và hoàn thành phần báo cáo tốt nghiệp của mình. Đề tài đã hoàn thành nhưng cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong có sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Em nhận thấy đợt thực tập này thực sự bổ ích, đây là dịp để chúng em có thể củng cố và trau dồi lại kiến thức thật vững vàng hơn cả trên lý thuyết lẫn trên thực hành. Sau khi tốt nghiệp, em sẽ cố gắng để trở thành một Kỹ thuật viên tin học giỏi nghiệp vụ trong tương lai.
Hà nội,ngày 10 tháng 05 năm 2003.
nội dung Chính
Mở đầu
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng phần nào những yêu cầu giao lưu văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Việc ghép nối mạng các máy tính trở nên phổ biến nhằm phục vụ trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên sẵn có .v.v. Mạng máy tính được sử dụng rộng rãi, ngày càng có hiệu quả trong các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục cũng như trong thương mại. Nhờ có mạng máy tính, thế giới dường như ngày càng thu nhỏ lại, khoảng cách con người ngày càng gần hơn về mặt địa lý, thời gian thu lượm thông tin được rút ngắn, do đó ta có thông tin kịp thời và ngày càng chính xác. Nối mạng máy tính đã làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách suy nghĩ của con người trong thời đại ngày nay.
Mạng máy tính tuỳ theo phạm vi hoạt động mà ta có mô hình mạng cục bộ LAN (Local Area Network) và mạng diện rộng WAN (Wide Area Network). Mạng LAN là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau trong một phạm vi địa lý nhỏ (có thể là tập hợp các máy tính trong một toà nhà công sở kết nối với nhau). Mạng WAN có thể coi là tập hợp các mạng LAN kết nối với nhau trong vùng địa lý rộng lớn. Mạng INTERNET có thể coi như một mạng WAN rộng lớn nhất liên kết các mạng LAN ở các vùng địa lý khác nhau trên khắp thế giới. Mạng INTERNET phát triển trong những năm gần đây đã đáp ứng được các nhu cầu trao đổi thông tin kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chúng ta đã được tham khảo nhiều tài liệu khác nhau về mạng máy tính thì ta sẽ thấy không ít định nghĩa về LAN. Mặc dù không có định nghĩa nào thực sự nổi bật làm thoả mãn nhu cầu của chúng ta cũng dễ dàng rút ra các đặc trưng chủ chốt giữa mạng LAN và các mạng khác là:
Đặc trưng địa lý:
Mạng cục bộ thường được cài đặt trong phạm vi tương đối nhỏ, như một toà nhà, một khu trường học .v.v. với đường kính từ vài chục mét đến vài chục Km với công nghệ như hiện nay.
Đặc trưng vè tốc độ truyền:
Mạng cục bộ có tốc độ truyền cao hơn so với mạng diện rộng. Với công nghệ mạng như hiện nay thì tốc độ truyền của mạng cục bộcó thể đạ tới 100Mb/s.
Đặc trưng về độ tin cậy:
Tỷ suất lôic trên mạng cục bộthấp hơn nhiều so với mạng diện rộng có thể đạt từ 10-8 ữ10-11.
Đặc trưng quản ký:
Mạng cục bộ thường là sở hữu riêng của một tổ chức nào đó, do vậy việc quản lý khai thác mạng hoàn toàn tập trung và thống nhất.
Kết luận:
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng, sự phân biệt giữa các loại mạng chỉ là tương đối.
Chương 1. Tổng quan về mạng máy tính
Cùng với việc ghép nối các máy tính thành mạng, cần thiết phải có hệ điều hành trên phạm vi toàn mạng có chức năng quản lý dữ liệu và tính toán, xử lý một cách thống nhất. Các hệ thống như vậy gọi chung là hệ điều hành mạng( Network Operating System – NOS ) hệ điều hành mạng được chia ra làm ba loại chủ yếu:
Mạng bình đẳng ( ngang quyền) peer to peer.
Mạng có file server.
Mạng mô hình client\server
Sự phân biệt giữa các loại mạng nói trên là rất quan trọng bởi lẽ mỗi loại có những khả năng khác nhau và cũng phụ thuộc vào các yếu tố :
Qui mô của tổ chức (công ty, văn phòng.v.v.).
Mức độ bảo mật cần có.
Loại hình công việc.
Mức độ hỗ trợ có sẵn trong công tác quản trị.
Nhu cầu của người dùng mạng.
Ngân sách mạng.
I. Mạng ngang hàng :
ở hệ thống mạng ngang hàng, không tồn tại bất kỳ máy phục vụ chuyên dụng (dedicated server) hoặc cấu trúc phân cấp giữa các máy tính. Mọi máy tính đều bình đẳng và có vai trò như nhau. Vì vậy cần có hai bước để chia sẻ thông tin:
Read only.
Read write ( full computer ).
Như vậy không có máy nào được chỉ định chịu trách nhiệm quản lý toàn mạng. Người dùng ở từng máy tính tự quyết định dữ liệu nào trên máy của họ sẽ được dùng chung trên mạng hay là không
Máy khách/máy phục vụ vụ
Hình 1: Mạng ngang hàng
Mạng ngang hàng còn được gọi là nhóm làm việc (Workgroup). Thuật ngữ nhóm làm việc ngụ ý một nhóm ít người. Thông thường mỗt hệ thống mạng ngang hàng có 10 máy tính trở lại.
Mạng ngang hàng tương đối đơn giản. Vì mỗi máy tính kiêm cả hai chức năng máy phục vụ và máy khách nên không cần phải một máy phục vụ trung tâm thật mạnh và cũng không bắt buộc phải có những bộ phận cần thiết cho mạng máy tính công suất cao. Mạng ngang hàng có thể rẻ tiền hơn mạng dựa trên máy phục vụ.
Việc bảo mật và an toàn của mạng ngang hàng thể hiện qua việc định rõ mật mã cho một tài nguyên nào đó, chẳng hạn như một thư mục được dùng chung trên mạng. Vì tất cả người dùng trong mạng ngang hàng tự mình thiết lập hệ thống bảo mật mã riêng, và việc chia xẻ tài nguyên có thể xảy ra ở bất cứ máy nào chứ không xảy ra ở máy phục vụ tập trung, nên rất khó điều khiển tập trung. Điều này tác động đến sự an toàn của mạng, vì nhiều khi có một vài người dùng không hề thi hành biện pháp bảo mật nào cả. Nếu xem tính bảo mật là vấn đề quan trọng, chúng ta nên cân nhắc sử dụng mạng dựa trên máy phục vụ
Về hệ điều hành của mạng ngang hàng, phần mềm điều hành mạng không nhất thiết phải có khả năng thi hành và tính bảo mật tương xứng với phần mềm điều hành mạng được thiết kế cho máy phục vụ chuyên dụng. Máy phục vụ chuyên dụng chỉ vận hành như một máy phục vụ, chứ không được dùng làm máy khách hoặc trạm làm việc (Workstation). ở những hệ đIều hành như Microsoft Windows NT Workstation, Microsoft Windows for Workgroups, và Microsoft Windows 95, hoạt động mạng ngang hàng được tích hợp vào hệ điều hành. Không cần phải thêm phần mềm nào khác để thiết lập một mạng ngang hàng.
Ưu điểm: đơn giản, không đòi hỏi giá trị chung thích hợp cho văn phòng nhỏ.
Nhược điểm: không thích hợp cho mạng lớn nhiều người dùng.
II. Mạng có file server:
Mô hình theo đó trên mạng có ít nhất một máy có vài chương trình đặc biệt của toàn bộ mạng theo chế độ chia sẻ, được giải quyết bởi người quản trị máy. Gồm bốn bước chính để chia sẻ:
Read only
Exec only
Read write
Right control
Quyền truy nhập gồm tên người dùng, mật khẩu và vị trí truy nhập cùng với thời gian truy nhập.
Ưu điểm: tổ chớc quản trị tập trung vì thế đảm bảo an toàn cho dữ liệu và tăng hiệu suất người sử dụng, tiết kiệm được thời gian.
Nhược điểm: File server chỉ có nhiệm vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu phần mềm. Việc tính toán và xử lý dữ liệu tại các máy khác nhau gọi là máy trạm làm việc. Khi một người có nhu cầu thực hiện một chương trình tính toán, xử lý dữ liệu thì toàn bộ chương trình và dữ liệu phải tải từ file server về trạm. Sau đó lại được cập nhật về file server dẫn đến vấn đề truyền phức tạp làm dung lượng thông tin trên đường truyền cao.
III. Mạng dựa trên máy phục vụ :
Máy khách
Máy phục vụ
Hình 2: Mạng dựa trên máy phục vụ
Nếu môi trường có hơn 10 người dùng, mạng ngang hàng chắc chắn sẽ không thoả đáng. Vì thế, hầu hết các mạng đều có máy phục vụ chuyên dụng. Máy phục vụ chuyên dụng là máy chỉ hoạt động như một máy phục vụ chứ không kiêm luôn vai trò của máy khách hay trạm làm việc. Máy phục vụ có tính chuyên dụng vì chúng được tối ưu hoá để phục vụ nhanh những yêu cầu của khách hàng trên mạng cũng như để bảo đảm an toàn cho tập tin và thư mục. Mạng dựa trên máy phục vụ đã trở thành mô hình chuẩn cho hoạt động mạng. Mạng phát triển quá nhanh cả về qui mô lẫn lưu lượng nên phảI cần đến nhiều máy phục vụ, thay vì chỉ có một. Phân phối tác vụ giữa nhiều máy phục vụ sẽ bảo đảm mỗi tác vụ sẽ được thi hành theo cách thức hiệu quả nhất có thể có.
Những tác vụ đa dạng mà máy phục vụ phải thi hành trên thực tế rất phức tạp và hay thay đổi. Máy phục vụ dành cho các mạng lớn đã được chuyên môn hoá (Specialized) nhằm đáp ứng trọn vẹn những nhu cầu ngày càng tăng của người dùng. Lấy ví dụ, trong một mạng Windows NT server, có nhiều loại máy phục vụ khác nhau như:
Máy phục vụ tập tin/in ấn (file/print server)
Máy phục vụ chương trình ứng dụng (application server)
Máy phục vụ thư tín (mail server)
Máy phục vụ fax (fax server)
Máy phục vụ truyền thông (communication server)
Máy phục vụ được thiết kế để cung cấp khả năng truy nhập nhiều tập tin và máy in, đồng thời duy trì hiệu suất thi hành và sự an toàn cho người dùng.
Có thể quản lý và điều khiển tập trung việc dùng chung dữ liệu ở mạng dựa trên máy phục vụ. Tài nguyên thường được lắp đặt tập trung nên dễ tìm thấy hơn tài nguyên nằm rải rác của các máy.
An toàn và bảo mật luôn luôn là lý do chủ yếu khiến bạn chọn giải pháp lắp đặt kiểu mạng dựa trên máy phục vụ. Trong môi trường dựa trên máy phục vụ, chẳng hạn mạng Windows NT server, chế độ bảo mật có thể do một người quản trị mạng quản lý bằng cách đặt ra chính sáchvà áp dụng chính sách đó cho từng người dùng trên mạng.
Tuy nhiên ngày nay đối với mạng máy tính hiện đại trong môi trường kinh doanh việc kết hợp các đặc tính ưu việt nhất của hai loại mạng: mạng ngang hành và mạng dựa trên máy phục vụ. Trong mạng kết hợp, hai loại hệ điều hành phải hoạt động phối hợp với nhau, nhằm tạo cảm giác về một hệ thống hoàn chỉnh nơi người quản trị.
Do đề tài của tôi là nghiên cứu lý thuyết chung về mạng máy tính và phương pháp tổ chức ứng dụng client- server nên từ các phần tiếp theo tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu mạng dựa trên máy phục vụ.
Ưu điểm: tăng hiệu suất làm việc và khắc phục được khó khăn do khâu đồng nhất cấu trúc vật lý.
Nhược điểm: giá thành khá cao, bắt buộc phải có một máy chủ và máy chủ (server) phải bật thì các máy trạm (client) mới có thể nhìn thấy nhau.
Chương 2 Kỹ thuật mạng cục bộ
I . TOPO mạng(topology).
Về nguyên tắc,mọi Topology của mạng máy tính nói chung đều có thể sử dụng cho mạng cục bộ.Song do đặc thù của mạng cục bộ nên chỉ có ba loại Topology được sử dụng đó là: loại hình sao(Star),mạng đường vòng(Ring), đường tuyến tính (Bus).
1.Loại hình sao:
ở dạng này,tất cả các trạm được nối với thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các máy trạm và chuyển đến trạm đíc của tín hiệu này.Tuỳ theo yêu cầu truyền thông trong mạng thiết bị trung tâm có thể làmột bộ chuyển mạch (switch),một bộ chọn đường (Router) hoặc đơn giản là một bộ phân kênh (hub).
Topology star với hub ở trung tâm.
Vai trò chủ yếu của thiết bị trung tâm này chính là việc bắt tay giữa các cạp trạm cần trao đổi thông tin với nhau thiết lập các liên kết điểm - điểm (Point to point).
Ưu điểm của Topology star là: lắp đặt đơn dản ,dễ dàng thay đổi lại cấu hình như thêm, bớt trạm. Dễ dàng kiểm soát và khác phục sự cố . Đặc biệt do sử dụng liên kết điểm- điểm nên lợi dụng tốt tốc độ đường truyền vật lý.
Nhược điểm: Chủ yếu của Topology này là: độ dài đường truyền với thiết bị trung tâm bị hạn chế.
2. Loại hình vòng:
ở dạng này, tín hiệu được lưu chuyển theo một chiều nhất định. Mội trạm mạng được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp ( repeater) có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển đến trạm kế tiếp trên vòng. Vì vậy, tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiíep các liên kết điểm - điểm giữa các repeater. Cần thiết phải có giao thức điều khiển việc cấp phát quyền được truyền trên vòng cho các trạm có nhu cầu.
DATA
Repeater
Cấu hình vật lý cho broadband
Để tăng độ tin cậy của mạng, tuỳ từng trường hợp người ta lắp đặt dư thừa các đường truyền trên vòng, tạo thành một dàng vòng dự phòng.Khi đường truyền trên vòng chính bị sự cố thì vòng phụ này dẽ được sử dụng, với chiều đi của tín hiệu ngược với chiều đi của mạng chính.Liên kết nối mạng điểm - với nhiều điểm quảng bá.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ dang thay đổi cấu hình,dễ kiểm soát và khắc phục sự cố.
Nhược điểm: Loại này cũng có đường truyền nối mạng máy tính với trung tâm bị hạn chế. Giao thức truy nhập đường truyền phức tạp.
3. Dạng tuyến tính (Bus) :
ở dạng này tất cả các trạm phân chia một đường truyền chính, đường truyền này được giới hạn hai đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt được gọi là terminator. Mỗi trạm được nối vào Bus qua một đầu nối chữ T ( 7 connecton) hoặc một bộ thu phát.
T - connector
Tecrminator
Bus
Dạng topology bus
Khi một tram truyền tín hiệu được quảng bá trên hai chiều của bus, có nghĩa là mọi trạm còn lại đều có thể nhận tín hiệu trực tiếp. Đối với các biến một chiều thì tín hiệu chỉ đi về một phía, lúc đó terminator phải được thiết kế sao cho các tín hiệu phải được dồn lại trên bus để có thể đến được các trạm còn lại ở phía bên kia.
Ưu điểm: Dễ dàng lắp đặt, giá thành rẻ.
Nhược điểm: có sự cố trên đường dây thì mọi máy không thể sử dụng mạng được nữa,giao thức trên đường truyền phức tạp.
Kết luận: Trong thực tế người ta thường chọn kiểu kết nối lai là tổ hợp của các kết nối trên.
Chương 3 Các họ giao thức
I. Họ giao thức Internet :
Với sự xuất hiện của các công nghệ mạng khác nhau, như là Ethernet, Packet Radio và Satellite, đòi hỏi một phương pháp để truyền thông tin một cách tin cậy. Vấn đề cần giải quyết là việc cho phép một tập các máy tính và các mạng không đồng nhất truyền thông. Vì vậy, họ giao thức Internet đã được sinh ra. Điều quan trọng cốt yếu của họ Internet là việc liên kết các công nghệ mạng không đồng nhất. Từ đây, thuật ngữ Internet community dùng cho tất cả các khu vực trên thế giới sủ dụng họ giao thức Internet bất kể chúng có được nối với Internet hay không.
II. Mô hình OSI :
Trong OSI người ta dùng một mô hình 7 mức để mô tả việc truyền trong máy tính.
1. Mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở :
Mô hình phân chia nhiệm vụ truyền thông máy tính thành 7 tầng chức năng. Các tầng chức năng này được đánh dấu từ dưới lên:
a. Tầng vật lý :
Bao gồm các thủ tục về điện, cơ ... để khởi động, duy trì và huỷ bỏ các liên kết vật lý (các kênh vật lý) cho phép truyền các bit thông tin trên phương tiện truyền. Physical Protocol bao gồm tất cả các quy ước để hai bên hiểu được nhau trong quá trình truyền.
b. Tầng liên kết dữ liệu :
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các thủ tục để thiết lập, duy trì và huỷ bỏ các liên kết dữ liệu (liên kết logic). Nó sẽ cấp phát cho mỗi liên kết logic này một số tài nguyên nào đó khi thiết lập liên kết. Khi không sử dụng mối liên kết logic này nữa thì thu hồi lại. Tầng liên kết dữ liệu còn kiểm soát luồng dữ liệu, phát hiện và khắc phục lỗi truyền thông tin trên các liên kết đó.
c. Tầng mạng :
Tầng mạng thực hiện các chức năng chuyển tiếp và chọn đường trong mạng. Nó điều hành các vấn đề nảy sinh trong quá trình truyền, như việc chuyển mạch, dẫn đường và điều khiển việc đụng độ cuả các gói dữ liệu truyền trên mạng. Ngoài ra có thể cài đặt thêm cơ chế kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm soát lỗi và cắt hợp dữ liệu.
d. Tầng giao vận :
Tầng giao vận cung cấp các thủ tục cho phép kiểm soát việc truyền tin từ mút tới mút (end - to - end) trong mạng. Có thể cài đặt thêm cơ chế kiểm soát luồng dữ liệu và kiểm soát lỗi.
e. Tầng phiên :
Tầng này nhằm thiết lập , duy trì, đồng bộ hoá và huỷ bỏ một kết nối logic được gọi là một phiên truyền thông. Nó cũng thiết lập việc điều khiển giữa các quá trình liên lạc như: quy định bên truyền, khi nào truyền và truyền trong bao lâu v..v..
f. Tầng trình dữ liệu :
Tầng này chuyển đổi cấu trúc thông tin giữa hệ truyền thông và người sử dụng. Nó cũng cung cấp các dịch vụ như mã hoá dữ liệu để bảo mật mạng cung cấp các tiêu chuẩn cho việc truyền dữ liệu, nén dữ liệu để giảm số các bit khi truyền.
g. Tầng ứng dụng :
Tầng ứng dụng lag giao diện giữa người sử dụng và hệ truyền thông. Nó cho phép người sủ dụng thâm nhập được vào hệ thống.
Application
Presentation
ứng dụng
Trình dữ liệu
Session
Transport
Network
Data Link
Physical
Tầng phiên
Giao vận
Lkết dữ liệu
Tầng mạng
Vật lý
7 tầng chức năng của mô hình OSI
Bốn tầng đầu của mô hình OSI tạo thành cơ sở hạ tầng các tầng dưới của mô hình OSI. Những tầng này cung cấp các dịch vụ end - to - end chịu trách nhiệm việc truyền dữ liệu. Ba tầng còn lại tạo thành cơ sở hạ tầng các tầng trên của mô hình OSI. Những tầng này cung cấp những dịch vụ ứng dụng chịu trách nhiệm với việc truyền thông tin.
2. Dịch vụ và giao thức trong mô hình OSI :
a. Hai phương pháp truyền dữ liệu :
Trong OSI , dịch vụ được yêu cầu ở một tầng có thể là hướng liên kết hoặc không liên kết.
Truyền có liên kết
Dữ liệu của người dùng được truyền theo các liên kết logic đã được thiết lập từ trước giữa trạm nguồn và trạm đích bảo toàn thứ tự đến của chúng. Với phương pháp truyền này thì trước khi truyền phải có thiết lập liên kết logic. Sau đó mới truyền dữ liệu. Vì mỗi mối liên kết logic cần được cấp phát tài nguyên nên khi truyền xong phải huỷ bỏ liên kết và thu hồi tài nguyên.
Như vậy, phương pháp truyền này gồm ba giai đoạn : thiết lập liên kết, truyền dữ liệu và huỷ bỏ liên kết.
Giai đoạn thiết lập liên kết: Những người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ thoả thuận cách thức sử dụng dịch vụ. Nếu thành công thì một mối liên kết sẽ được thiết lập. mỗi lần một mối liên kết được thiết lập là xuất hiện một mối ràng buộc giữa hai người sử dụng dịch vụ. Tất cả những dịch vụ cơ bản khác xuất hiện trong của mối ràng buộc này.
Giai đoạn truyền số liệu: Các người sử dụng dịch vụ trao đổi dữ liệu
Giai đoạn giải phóng liên kết: Mối liên kết giữa người sử dụng được huỷ bỏ.
Truyền không liên kết
Không yêu cầu ba giai đoạn như trên. Các gói thông tin được truyền độc lập với nhau theo một con đường được xác định dần bằng địa chỉ đích đặt trong các gói thông tin. Phương pháp này không quan tâm đến thứ tự truyền của các gói tin và không có các giai đoạn thiết lập liên kết và huỷ bỏ liên kết.
b. Giao thức :
Giao thức là tập hợp các quy tắc được thoả thuận giữa hai thực thể truyền thông cho phép việc trao đổi thông tin trong mạng được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả. Nó phải mô tả được các thủ tục cho phép thực hiện ba giai đoạn : thiết lập liên kết, duy trì liên kết và huỷ bỏ liên kết
Thiết lập liên kết: Hai thực thể ở hai đầu liên kết phải thương lượng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong giai đoạn truyền dữ liệu.
Truyền dữ liệu: Kiểm soát luồng dữ liệu, cắt dữ liệu thành các gói tin, hợp dữ liệu và ghép kênh, phân kênh.
Huỷ bỏ liên kết: Giải phóng
II. Mô hình kiến trúc của họ giao thức Internet :
Giống như họ giao thức OSI, họ giao thức Internet cũng có một mô hình kiến trúc cho chúng. Chúng ta xem họ giao thức Internet như là có 4 tầng:
1. Tầng giao diện (Interface layer) :
Tầng giao diện mô tả công nghệ vật lý và công nghệ liên kết dữ liệu được dùng dể truyền ở mức phần cứng ( phương tiện)
Tầng giao diện chịu trách nhiệm truyền trên mạng vật lý đơn gọi là phương tiện (medium). Vì một liên mạng thường gồm có nhiều loại phương tiện khác nhau nên tầng giao diện thực sự phải gồm nhiều phần khác nhau, mỗi phần chịu trách nhiệm cung cấp cho tầng trên tương ứng với một loại phương tiện. Để biết dữ liệu được gửi từ họ giao thức Internet qua phương tiện riêng như thế nào, chúng ta phảI quan tâm đến giao thức liên mạng: “IP”. IP là giao thức liên mạng kiểu không liên kết (CL-mode). Điều này có nghĩa nó là hướng datagram (gói dữ liệu). Khi muốn gửi dữ liệu bằng IP thì phải gửi dữ liệu này như là một dãy datagram. Mỗi datagram gồm một hay nhiều byte cuả dữ liệu người dùng (user-data). Kết hợp với mỗi datagram là một địa chỉ nơi mà datagram này cần được nhận.
Trước hết ta thấy rằng IP không có mạng liên kết với nó mà phải dựa vào dịch vụ của tầng giao diện phía dưới để nhận datagram. Như vậy, IP nhận dữ liệu người dùng và đóng gói nó thành một datagram chứa tất cả các thông tin cần thiết để nhận đối với thực thể IP ở nơi đến. Thực thể IP từ xa sẽ phân tích các datagram IP nó nhận được và sau đó tách dữ liệu rồi chuyển nó lên giao thức tầng trên tương ứng.
Thứ hai vì IP độc lập với mạng nên nó phải sử dụng địa chỉ độc lập với địa chỉ phần cứng vật lý. Nghĩa là : mặc dù có một địa chỉ IP có thể chỉ ra nơi mà thiết bị mạng cư trú trong liên mạng nhưng địa chỉ IP không cần phải có mối quan hệ nào đó với địa chỉ phương tiện tương ứng cuả mạng nơi thiết bị này được liên kết vật lý. Điều này là quan trọng vì hai lý do:
Địa chỉ phương tiện thông thường là được ký hiệu bởi nhà sản xuất. Vì vậy có thể không có sự tương ứng giữa địa chỉ vùng với địa chỉ phương tiện.
Địa chỉ phương tiện có thể thay đổi khi phần cứng giao diện thay đổi. Điều này không dẫn đến sự thay đổi trong địa chỉ IP.
2. Tầng mạng (Internet layer) :
Tầng mạng mô tả công nghệ liên mạng được dùng để thực hiện truyền liên mạng. Nó có nhiệm vụ cung cấp một cách trong suốt đối với cả địa hình của liên mạng và phương tiện truyền được sử dụng trong mỗi mạng vật lý hình thành liên mạng. Để thực hiện nhiệm vụ này, dịch vụ mạng phải cung cấp : mức chung của dịch vụ phân phối ( dịch vụ phân phối này độc lập với khả năng của phương tiện), một cơ cấu địa chỉ hoá địa phương và một lược đồ chỉ đường truyền dữ liệu qua một chuỗi các mạng vật lý.
3. Tầng truyền số liệu (Transport layer) :
Tầng truyền số liệu mô tả công nghệ end-to-end được dùng để thực hiện truyền thông máy chủ. Nó chịu trách nhiệm cung cấp việc truyền dữ liệu giữa các hệ thống đầu cuối theo yêu cầu của tầng ứng dụng. Nghĩa là, tầng truyền số liệu cung cấp dịch vụ end-to-end.
Về lý thuyết, các nhu cầu end-to-end của các ứng dụng khác nhau có thể thay đổi nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có hai mẫu dịch vụ được sử dụng rộng rãi là reliable và unreliaable.
Reliable: Trong đó dịch vụ được yêu cầu là một virtual piperline (đường ống ảo)
Unreliable: Trong đó dịch vụ được yêu cầu là gần giống với dịch vụ datagram liên mạng, chỉ thêm các đặc trưng sau: Địa chỉ tầng ứng dụng và hợp nhất dữ liệu người dùng.
Trong đó mẫu dịch vụ reliable gần gũi với dịch vụ truyền hướng liên kết, còn mẫu dịch vụ unreliable tương tự như dịch vụ truyền kiểu không liên kết.
Họ giao thức Internet cung cấp hai giao thức truyền số liệu khác nhau phù hợp với nhu cầu khác nhau này. Cả hai giao thức sử dụng các cơ cấu nhận dạng để thực hiện địa chỉ hoá tầng ứng dụng và hợp nhất dữ liệu người dùng.
4. Tầng ứng dụng ( Application layer) :
Tầng ứng dụng mô tả những công nghệ được dùng để cung cấp các dịch vụ end-user
III. Một số giao thức chính :
Thế hệ hiện tại của giao thức chủ yếu dựa trên dịch vụ truyền số liệu hướng liên kết do Transmission Control Protocol (TCP) cung cấp và dịch vụ mạng mô hình không liên kết do Internet protocol (IP) cung cấp.
Sau đây là một số giao thức sử dụng trong họ Internet :
The Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) cung cấp dịch vụ store-and-forward cho các bản tin thư điện tử.
The File Transfer Protocol (FTP) cung cấp dịch vụ truyền file
TELNET cung cấp dịch vụ đầu cuối ảo
The Domain Name System (DNS) chủ yếu cung cấp ánh xạ giữa các tên máy chủ và các địa chỉ mạng.'
Mối quan hệ giữa các giao thức ứng dụng và các dịch vụ end-to-end đã được chỉ ra ở mô hình tổng quát cuả các giao thức Internet dưới đây. Trên hình vẽ giới thiệu giao thức User Datagram Protocol (UDP), một giao thức truyền số liệu kiểu không liên kết, và giao thức Internet Control Message Protocol (ICMP) được dùng để báo cáo " sức khoẻ" của tầng mạng. Trong thực tế có nhiều dịch nhưng ảnh hưởng lớn nhất là hai dịch vụ sau:
NFS, hệ thống file phân tán do Sun Microsystems phát triển
The X Window System do Project Athena ở trường Đại học Bách Khoa Massachusett phát triển.
Cả hai giao thức ứng dụng này được thiết kế độc lập với các dịch vụ end-to-end dùng để truyền số liệu. Chúng có triển vọng triển khai rộng rãi trên họ giao thức Internet đối với cả hai lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế.
TCP
UDP
SMTP
FTP
TELNET
DNS
IP/ICMP
medium N
medium 1
....
Hình 3: Mối liên hệ của các giao thức
1. Giao thức TCP/IP :
a. Giao thức IP :
Khái quát về giao thức IP :
Giao thức Internet protocol (IP) là giao thức đầu tiên của mô hình OSI nó cũng là một phần của TCP/IP. Mặc dù trong giao thức có từ Internet nhưng không có nghĩa là IP chỉ có thể dùng trên Internet. Một điều đương nhiên là tất cả các máy trên Internet đều có thể hiểu và dùng được IP, nhưng IP cũng có thể được sử dụng ở các mạng chuyên dụng riêng biệt không hề liên quan tới Internet. IP định nghĩa một giao thức, mà không phải là sự kết nối. IP thực sự là một lựa chọng rất tốt cho việc truyền thông theo kiểu máy - tới - máy, tuy rằng IP cũng phải cạnh tranh với các giao thức khác như IPX của Novell Netware trên các mạng cục bộ nhỏ và trung bình sử dụng Netware như 1 hệ điều hành cho PC server.
Nhiệm vụ chính của IP là đánh địa chỉ các gói dữ liệu của thông tin giữa các máy tính và quản lý các quá trình xử lý các gói dữ liệu này. Giao thức IP có một định nghĩa hình thức về cách bố trí các gói dữ liệu và khuôn dạng của phần header chứa đựng các thông tin về gói dữ liệu đó. IP đảm nhiệm việc định đường truyền để xác định gói dữ liệu phải đi đến đâu và có khả năng điều chỉnh đường truyền trong trường hợp có trục trặc. Một mục đích quan trọng nữa của IP là làm việc phân phối không tin cậy gói dữ liệu. Sự không tin cậy trong trường hợp này có nghĩa là việc phân phối gói dữ liệu không được bảo đảm, có thể là do trễ trên đường truyền, mất đường truyền hoặc bị sai, hỏng trong quá trình phân chia hay lắp ráp lại các mảnh của thông báo. Nếu giao thức IP không có chức năng điều khiển truyền dữ liệu đáng tin cậy thì không thể nào đảm bảo được gói dữ liệu truyền đến nơi nhận một cách chính xác. IP không có phần kiểm tra (checksum) cho nội dung dữ liệu, mà chỉ có checksum cho phần thông tin header. Việc kiểm tra và điều khiển truyền được mô hình lớp đảm nhiệm.
Giao thức IP cho phép một gói dữ liệu có kích thước tối đa là 65535 byte, kích thước này là quá lớn để các mạng có thể xử lý được, vì vậy phải có quá trình phân mảnh và lắp ráp lại thông tin (framentation and resembly Process): Phân mảnh để truyền đi và lắp ráp lại ở nơi nhận.
IP có khả năng tự động tách các gói dữ liệu lớn thành các gói dữ liệu nhỏ hơn nếu cần thiết. Khi một gói dữ liệu đầu tiên được tách ra từ một thông báo lớn đến được đích thì bộ đếm thời gian cho việc sắp xếp các gói dữ liệu thành thông báo ban đầu được khởi động tại lớp IP của máy nhận. Nếu bộ đếm thời gian này đã đạt đến giá trị định trước mà vẫn chưa nhận hết các gói dữ liệu cần thiết thì tất cả các gói dữ liệu đã nhận sẽ bị huỷ bỏ toàn bộ. Nhờ những thông tin là các gói được phân mảnh đến chậm hơn một thông báo không bị phân mảnh, vì vậy phần lớn các ứng dụng thường tránh sử dụng kỹ thuật phân mảnh thông tin nếu có thể.
IP là giao thức phi kết nối, nghĩa là nó không quan tâm đến việc gói dữ liệu được chuyển qua nút nào trên đường truyền, thậm chí nó cũng không quan tâm đến cả các máy gửi hoặc nhận các gói dữ liệu. Các thông tin này được chứa trong phần header, do đó quá trình phân tích và chuyển gói dữ liệu không phải phân tích địa chỉ IP của nơi gửi và địa chỉ IP của nơi nhận.
Các loại địa chỉ IP
IPv4 sử dụng ba loại địa chỉ trong các trường nguồn và đích:
- Unicast: Để thực hiện một giao diện riêng lẻ từ một hệ thống riêng lẻ. Gói dữ liệu IP gửi tới một địa chỉ đích Unicast sẽ được gửi tới một giao diện riêng lẻ trên một IP host riêng lẻ.
- Multicast: Để thực hiện một hoặc nhiều hơn các giao diện, nhưng đặc biệt không phải là tất cả. Gói dữ liệu IP gửi tới một địa chỉ multicast sẽ được gửi tới tất cả các host tham dự trong nhóm multicast này.
- Broadcast: Thể hiện tất cả các giao diện trên tất cả các host. Thông thường, điều đó giới hạn ở tất cả các host trên mạng con địa phương.
Hầu hết các host ứng dụng IP sẽ có một card hoặc một modem mạng riêng lẻ, và giao diện này sẽ phải có một địa chỉ IP riêng lẻ - địa chỉ unicast. Khi có sự liên lạc giữa các host, hầu hết các tải đường truyền IP (IP traffic) sẽ có các địa chỉ unicast trong cả địa chỉ nguồn và đích.
Địa chỉ multicast được dùng để cho phép một host nối (joint) vào nhóm multicast và để nhận tất cả các gói dữ liệu xác định cho nhóm multicast này. Multicasting không được sử dụng nhiều trong hầu hết các installation (thiết bị), dù rằng ứng dụng của nó đang phát triểu. Địa chỉ multicast nói chung chỉ đặc biệt dùng trong địa chỉ đích.
Địa chỉ IP Brocast là 255.255.255.255 và biểu diễn tất cả các IP host trên mạng con (subnet). Brocast được sử dụng vì sự đa dạng của mục đích , thông thường để tìm một trạm (station) hoặc các trạm. Một vài IP stack cũ dùng địa chỉ 0.0.0.0 cho Brocast.
b. Giao thức TCP - Giao thức điều khiển truyền :
Khái quát về giao thức điều khiển truyền :
Giao thức điều khiển truyền Transmission Control Protocol (TCP) là giao thức lớp giao vận có liên quan với IP. Nó cung cấp một số lượng đáng kể các dịch vụ cho lớp IP và các lớp cao hơn. Quan trọng nhất là nó cung cấp một giao thức có hướng kết nối cho các lớp cao hơn, cho phép các ứng dụng có thể đảm bảo một gói dữ liệu gửi ra mạng đã đến được nơi nhận một cách chính xác. Về mặt này, TCP đóng vai trò là giao thức cung cấp các cuộc truyền thông tin cậy. Nếu có một gói dữ liệu bị hư hỏng (hoặc bị mất) thì TCP sẽ giải quyết vấn đề theo hướng truyền lại gói dữ liệu đó.
TCP quản lý việc truyền các gói dữ liệu từ các lớp cao hơn xuống lớp IP, hoặc từ lớp IP lên các lớp giao thức cao hơn. TCP đảm bảo độ ưu tiên và tính bảo mật của các gói dữ liệu một cách chính xác. TCP có chức năng quản lý việc kết thúc của một ứng dụng cũng như các sai hỏng của các lớp dưới. TCP cũng có một bảng trạng thái của các dòng dữ liệu (data stream) vào và ra khỏi lớp TCP. Sự cách ly của tất cả các thiết bị trong các lớp tách biệt cho phép các ứng dụng có thể thiết kế mà không cần quan tâm đến vấn đề điều khiển luồng hoặc độ tin cậy của thông báo. Nếu như không có giao thức TCP thì bản thân mỗi ứng dụng phải thực hiện các dịch vụ chính nó, điều này sẽ rất lãng phí tài nguyên.
TCP chỉ có trong các thiết bị thực sự xử lý các gói dữ liệu để đảm bảo rằng các gói dữ liệu được chuyển từ máy gửi đến máy nhận. TCP không có trong các thiết bị chỉ đơn thuần là chọn đường cho các gói dữ liệu, vì vậy thường không có lớp TCP trong gateway. Điều này là tất nhiên vì ở mỗi gateway, gói dữ liệu không cần phải chuyển lên lớp cao hơn lớp IP.
Vì TCP là giao thức hướng kết nối, đảm nhiệm chức năng truyền một gói dữ liệu từ máy gửi đến máy nhận ( gọi là truyền thông đầu cuối- đầu cuối), TCP phải nhận các thông báo truyền thông từ máy nhận để xác nhận, việc nhận gói dữ liệu.
ứng dụng
Trình diễn
Phiên
IP
TCP
LK dữ liệu
Vật lý
IP
LK dữ liệu
Vật lý
Gateway
IP
LK dữ liệu
Vật lý
Gateway
ứng dụng
Trình diễn
Phiên
IP
TCP
LK dữ liệu
Vật lý
Mạng con
Mạng con
TCP : Truyền thông end-to-end
Hình 4: Truyền TCP giữa các mạng
Các khái niệm cơ bản của TCP :
Giống như các giao thức lớp giao vận, TCP nhận thông tin của thông báo từ các chương trình ứng dụng, phân chia nó thành nhiều đoạn (segment) nếu cần thiết, và đóng gói mỗi đoạn thành một gói dữ liệu (datagram). Mỗi gói dữ liệu được chuyển tới giao thức lớp mạng (thường là IP) để truyền và định đường. Bộ xử lý TCP của nơi nhận thông báo đã nhận từng gói, nếu nó nhận thành công, các gói dữ liệu không có thông báo đã nhận sẽ được truyền lại. TCP của nơi nhận lắp ráp lại thông tin của thông báo và chuyển nó tới chương trình ứng dụng thích hợp khi nó được nhận toàn bộ.
Trước khi các gói dữ liệu được gửi tới máy đích, nơi gửi và nơi nhận phải thương lượng để thiết lập một kết nối logic tạm thời. Kết nối này về đặc trưng sẽ ở trạng thái mở trong suốt phiên mở rộng, tương ứng với chu kỳ mà trong đó người sử dụng tác động với phần mềm ứng dụng.
Tiến trình TCP của nơi gửi nhận toàn bộ thông báo thông tin từ ứng dụng và sẽ ngắt nó thành các gói dữ liệu ở lúc nhàn rỗi của nó, đóng gói chúng, và tách chúng khỏi các giao thức lớp mạng (IP) và giao thức mức thấp hơn để phân phối. Kết quả tiến trình TCP nơi gửi it nhất hoặc không cần quan tâm tới tốc độ truyền thông tin. Tuy nhiên, nơi nhận phải đảm bảo một vùng đệm tương ứng cho các gói dữ liệu đến và cho việc lắp ráp lại thông báo ứng dụng. Do đó TCP cung cấp cho nơi nhận một cơ chế điều khiển luồng trên kết nối. Điều khiển luồng được hoàn thành một cách cơ động nhờ vào một tham số cửa sổ, được trở lại cùng với mỗi thông báo nhận cuả một gói dữ liệu nhận. Tham số cửa sổ chỉ rõ số byte mà nơi gửi so sánh tham số này với số byte gưỉ sau khi gói dữ liêụ được thông báo nhận và quyết định thông tin thêm vào là bao nhiêu , để có thể gửi vào thời điểm này. Nếu kích thước cửa sổ nơi nhận đã bị đầy bởi các gói dữ liệu quá cảnh, nơi gửi phải đợi cho tới khi nơi nhận thông báo một kích thước cửa sổ khác không trước khi gửi tiếp các gói dữ liệu.
TCP không giả thiết rằng các giao thức nằm dưới đảm bảo việc phân phối gói dữ liệu. Các thông báo xác nhận rõ ràng phải được nhận đối với các gói dữ liệu đã vận chuyển không được xác nhận kịp thời , tiến trình TCP gửi sẽ vận chuyển lại các gói dữ liệu và đợi một xác nhận mới tới.
Máy A
Máy A
Máy B
Máy B
Thông tin về trạng thái cuả máy A. Xác nhận cái mà máy B gửi. (có thể là) Dữ liệu
Thông tin về trạng thái cuả máy B. Xác nhận cái mà máy A gửi. (có thể là) Dữ liệu
Để giảm thông lượng mạng, đặc biệt cùng với sự chú ý tới các header định đường và các dữ liệu phí tổn khác, TCP gắn thông tin đIều khiển như thông báo xác nhận gói dữ liệu và các giá trị tham số cửa sổ với các header hiện tại để phân phối gói dữ liệu .
Một mẫu quan niệm về cách mà trong đó TCP kết hợp các gói dữ liệu ứng dụng với thông tin điều khiển mức giao vận để dùnghiệu quả các tài nguyên truyền.
TCP không tác động trực tiếp với người sử dụng máy tính . Đó là vai trò của các chương trình ứng dụng trong stack giao thức.
Các ứng dụng có thể phát sinh thông tin thông báo trong các khuôn dạng và kích thước rất khác nhau để đáp ứng tính đa dạng của các mục đích.
Như vậy, phần mềm TCP trên mỗi máy phải có năng lực hoàn thành nội dung thông báo rất đa dạng và ở hiệu quả có thể. Bước đầu tiên trong tiến trình này là phân chia các thông báo lớn thành nhiều đoạn có kích thước quản lý được, sau đó đóng gói mỗi đoạn cùng với một header. Điều này cho phép nơi nhận xây dựng lại thông báo gốc từ một dãy các gói dữ liệu nhỏ.
2. Một số họ giao thức khác :
a. NetBEUI :
NetBEUI là giao diện người dùng mở rộng (NetBIOS Extended User Interface) của NetBIOS (Network Basic Input Output System – Hệ thống xuất nhập chuẩn trên mạng). Ban đầu NetBIOS và NetBEUI gắn bó chặt chẽ với nhau và được xem là một giao thức. NetBIOS là giao diện tầng Session trong mạng cục bộ của IBM, đóng vai trò như giao diện ứng dụng cho mạng. NetBIOS cung cấp các công cụ cho một chương tình nhằm thiết lập phiên làm việc với chương trình khác trên mạng. NetBIOS rất phổ biến vì được nhiều chương trình ứng dụng chấp nhận. NetBEUI là giao thức nhỏ, nhanh, và rất hiệu quả cuả tầng Transport, được cung cấp kèm theo mọi sản phẩm mạng của IBM. NetBEUI đã có từ giữa thập niên 80 và được cung cấp kèm theo sản phẩm mạng đầu tiên của Microsoft, MS-NET.
Bất lợi chính của NetBEUI là nó không hỗ trợ định tuyến. Nó cũng bị giới hạn ở mạng dựa trên Microsoft.
b. IPX/SPX :
IPX ( Internetwork Packet Exchange: trao đổi gói tin liên lạc) là giao thức hoạt động của mạng Netware nguyên thuỷ. Nó bắt nguồn từ XNS (Xerox Network System: Hệ thống mạng Xerox) được xây dựng từ thập niên 70. Hiện nay, một số hệ đIũu hành mạng khác bao gồm Windows NT và các giao thức IPX cũng xắp xếp lại để tạo ra khả năng phối hợp hoạt động với Netware cũng như với các trình ứng dụng hay thiết bị tương thích với Netware. Giống như IP, IPX là giao thức liên mạng, cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu. Các giao thức liên mạng hoạt động trên các tầng và gồm có các dịch vụ dò đường.
Thành viên khác của bộ giao thức Novell Netware là SPX (Sequenced Packet Exchange: trao đổi gói thông tin có trình tự) cung cấp các dịch vụ tầng truyền tải tương đương TCP.
Giống như NetBEUI, IPX/SPX là giao thức tương đối nhỏ và nhanh trên mạng cục bộ. Nhưng khác với NetBEUI, IPX/SPX hỗ trợ định tuyến.
g tất cả các tài nguyên đã cấp phát cho liên kết.d
Mục lục
Tiêu đề
Trang
Phần I. Đặc điểm và tổ chức hoạt động của cơ sở thực tập …………….
II
Phần II. Nội dung thực tập ……………………………………………..
VII
Chương 1. Nội dung về nghiệp vụ thực tập …………………………….
VII
Chương 2. Phần mềm được học trong đợt thực tập …………………….
IX
Chương 3. Chuyên đề được học trong đợt thực tập ……………………..
IX
Chương 4. Đề án thực hiện trong đợt thực tập ………………………….
IX
Lời kết ……………………………………………………………………
X
Mục lục ………………………………………………………………….
XII
Nội dung chính
Mở đầu …………………………………………………………………..
4
Chương 1. Tổng quan về mạng máy tính ………………………………
6
I. Mạng ngang hàng …………………………………………………….
6
II. Mạng có file server …………………………………………………..
8
III. Mạng dựa trên máy phục vụ ………………………………………..
9
Chương 2. Kỹ thuật mạng cục bộ ……………………………………….
11
I. TOPO mạng …………………………………………………………..
11
1. Mạng hình sao ……………………………………………………….
11
2. Mạng hình vòng ……………………………………………………..
12
3. Dạng định tuyến ( BUS ) …………………………………………….
13
Chương 3. Các họ giao thức …………………………………………….
14
I. Họ giao thức Internet …………………………………………………
14
II. Mô hình OSI …………………………………………………………
14
1. Mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở ………………
14
2. Dịch vụ và giao thức trong mô hình OSI ……………………………..
16
II. Mô hình kiến trúc của họ giao thức Internet …………………………
18
1. Tầng giao diện (Interface layer) ……………………………………..
18
2. Tầng mạng (Internet layer) …………………………………………..
19
3. Tầng truyền số liệu (Transport layer) ………………………………...
19
4. Tầng ứng dụng ( Application layer) ………………………………….
20
III. Một số giao thức chính ………………………………………………
20
1. Giao thức TCP/IP ……………………………………………………..
22
2. Một số họ giao thức khác …………………………………………….
28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0007.doc