Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Xây dựng Cầu Đường - Thiết kế đường qua hai điểm C - B

Ở khu vực này chỉ có nước mặt, hầu như không thấy nước ngầm. Dọc theo khu vực mà tuyến đi qua có một vài nhánh sông, kênh, suối có nước theo mùa. Vào mùa khô thì tương đối ít nước, nhưng vào mùa mưa thì nước ở các suối tương đối lớn có thể gây ra lũ nhỏ. Tại các khu vực suối nhỏ (suối cạn) ta có thể đặt cống hoặc làm cầu nhỏ, với những suối lớn hoặc sông để vượt qua cần phải làm cầu. Địa chất ở hai bên các nhánh sông, kênh này ít bị xói lở, tương đối thuận lợi cho việc thi công công trình thoát nước và cho toàn bộ công trình. Ở khu vực này không có khe xói.

doc6 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Xây dựng Cầu Đường - Thiết kế đường qua hai điểm C - B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I THIẾT KẾ CƠ SỞ CHƯƠNG I TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC XÂY DỰNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG 1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Giao thông là ngành giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì đó là “mạch máu” của đất nước. Với vai trò quan trọng như vậy nhưng mạng lưới giao thông ớ nước ta hiện nay nhìn chung còn hạn chế. Phần lớn chúng ta sử dụng những tuyến đường cũ, mà những tuyến đường này không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa lớn như hiện nay. Vì vậy trong thời gian vừa qua cũng như trong tương lai, giao thông vận tải đã và sẽ được Đảng và Nhà nước quan tâm để phát triển mạng lươí giao thông vận tải rộng khắp, nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cũng như việc phát triển vùng kinh tế mới phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho sự giao lưu kinh tế giữa nước ta cùng các nước trên thế giới, đã làm cho mạng lưới giao thông hiện có của nước ta lâm vào tình trạng quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu lưu thông ngày càng cao của xã hội. Nên việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường sẳn có và xây dựng mới các tuyến đường ôtô ngày càng trở nên cần thiết. Đó là tình hình giao thông ở các đô thị lớn, còn ở nông thôn và các vùng kinh tế mới, mạng lưới giao thông còn mỏng, chưa phát triển điều khắp, chính điều này đã làm cho sự phát triển kinh tế văn hoá giữa các vùng là khác nhau rõ rệt. Hiện nay khi đất nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Chính điều này đã làm cho tình hình giao thông vốn đã ách tắc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Dự án thiết kế mới tuyến đường C - B, đây là tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương nói riêng và cả nước nói chung, dự án nhằm khai thác khả năng của khu vực. Tuyến được xây dựng trên cơ sở những đòi hỏi và yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng dân cư mà tuyến đi qua. Sau khi tuyến được xây dựng sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân, cũng cố và đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuyến được xây dựng ngoài công việc chính yếu là vận chuyển hàng hoá phục vụ đi lại của người dân mà còn nâng cao trình độ dân trí của người dân khu vực lân cận tuyến. Sự phối hợp này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình đầu tư xây dựng tuyến đường. Tóm lại, cơ sở hạ tầng của nước ta chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Do vậy, ngay bây giờ, việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải trong cả nước là điều hết sức quan trọng và vô cùng cấp bách. 1.2.TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TUYẾN ĐƯỜNG 1.2.1.Tình hình văn hoá, chính trị Về chính trị thì trật tự ổn định, ở đây có nhiều dân sinh sống, mức sống và văn hoá vùng này tương đối thấp, đời sống văn hóa, sinh hoạt giải trí chưa cao. Việc học của người dân đi lại thật khó khăn vào những mùa mưa,việc vận chuyển nông sản,hàng hóa còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dùng gia súc để kéo.Vì vậy khi tuyến đường được xây dựng sẽ tạo điều kiện phát triển hơn nửa bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trítrình độ dân trí càng được gia tăng. 1.2.2.Tình hình kinh tế dân sinh Tuyến đi qua có dân số đang gia tăng là địa hình đồi núi, nghề nghiệp chính của họ là làm rẫy và chăn nuôi việc hoàn thành tuyến đường này sẽ giúp cho đời sống và kinh tế vùng này được cải thiện đáng kể. 1.2.3.Đặc điểm về địa hình, địa mạo Độ chênh cao giữa hai đường đồng mức kề nhau là Dh = 5m. Vùng tuyến đi qua và khu vực lân cận tuyến là vùng đồi núi có cao độ tương đối cao, cho nên khi mưa nước nhanh chống tập trung về những chổ thấp và tạo thành những con suối nhỏ, tạo nên những chỗ đất đai màu mở. Dòng chảy tập trung tương đối lớn, lưu vực xung quanh ít ao hồ nên việc thiết kế các công trình thoát nước đều tính lưu lượng vào mùa mưa là chủ yếu. Với địa hình tuyến như vậy thì tuyến phải đi vòng. Phần lớn tuyến đi men theo sườn dốc và ven sông, có những chỗ tuyến phải ôm sát vực, có những chỗ tuyến phải làm cầu vượt qua suối. Nói chung khi thiết kế tuyến thì độ dóc có những chỗ rất lớn, trên tuyến cần phải đặt nhiều đường cong. Địa mạo tuyến men theo triền đồi, xung quanh chủ yếu rừng cây nhỏ và đồi cỏ, cây xanh dân cư sống thưa thớt. Có những chổ tuyến đi qua rừng, không qua vườn cây ăn trái nhưng có thể qua vùng nương rẫy (ít). Như vậy khi xây dựng tuyến giảm được chi phí đền bù giải toả cho việc triển khai dự án sau này, qua khảo sát thực tế ta có thể lấy đất từ nền đào gần đó hoặc đất từ thùng đấu ngay bên cạnh đường để xây dựng nền đất đấp rất tốt. 1.2.4.Đặc điểm về địa chất thuỷ văn Ở khu vực này chỉ có nước mặt, hầu như không thấy nước ngầm. Dọc theo khu vực mà tuyến đi qua có một vài nhánh sông, kênh, suối có nước theo mùa. Vào mùa khô thì tương đối ít nước, nhưng vào mùa mưa thì nước ở các suối tương đối lớn có thể gây ra lũ nhỏ. Tại các khu vực suối nhỏ (suối cạn) ta có thể đặt cống hoặc làm cầu nhỏ, với những suối lớn hoặc sông để vượt qua cần phải làm cầu. Địa chất ở hai bên các nhánh sông, kênh này ít bị xói lở, tương đối thuận lợi cho việc thi công công trình thoát nước và cho toàn bộ công trình. Ở khu vực này không có khe xói. 1.2.5.Vật liệu xây dựng Trong công tác xây dựng, các vật liệu xây dựng đường như đá, cát, đất chiếm một số lượng và khối lượng tương đối lớn. Để làm giảm giá thành khai thác và vận chuyển vật liệu cần phải cố gắng tận dụng vật liệu có tại địa phương đến mức cao nhất. Khi xây dựng nền đường có thể lấy đá tại các mỏ đá đã thăm dò có mặt tại địa phương (với điều kiện các mỏ đá này đã được thí nghiệm để xác định phù hợp với khả năng xây dựng công trình). Nói chung, vật liệu xây dựng cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến thi công. Ngoài ra còn có những vật liệu phục vụ cho việc làm láng trại như tre, nứa, gỗvv. Nói chung là sẵn có nên thuận lợi cho việc xây dựng nhà cửa, láng trại cho công nhân. Đất để xây dựng nền đường có thể lấy ở nền đường đào hoặc lấy ở mỏ đất gần vị trí tuyến (với điều kiện đất phải được kiểm tra xem có phù hợp với công trình), cát có thể khai thác ở những bãi dọc theo suối. 1.2.6.Đăïc điểm địa chất Địa chất ở vùng tuyến đi qua rất ổn định. Dọc theo các con suối có nhiều bãi cát, sỏi có thể dùng làm mặt đường và các công trình trên đường, ở vùng này hầu như không có hiện tượng đá lăn, không có những hang động cát-tơ và không có hiện tượng sụt lở. Địa chất vùng này rất tốt thuận lợi cho việc xây dựng tuyến. 1.2.7.Tình hình khí hậu trong khu vực Khu vực tuyến C - B đi qua là vùng đồi núi, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nhiều mưa ít. Khu vực tuyến chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc phân biệt thành 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. - Mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 3. Vùng này thuộc khu vực mưa rào, chịu ảnh hưởng của gió mùa khô. Vì vậy phải chú ý chọn thời điểm xây dựng vào mùa nắng . Theo số liệu khí tượng thủy văn nhiều năm quan trắc có thể lập bảng, và đồ thị các yếu tố khí tượng thuỷ văn của khu vực mà tuyến đi qua như sau: Hướng gió - Ngày gió -Tần suất Hướng gió B BĐB ĐB ĐĐB Đ ĐĐN ĐN NĐN N Số ngày gió 18 13 41 24 15 16 24 34 24 Tần suất 4.9 3.6 11.2 6.6 4.1 4.4 6.6 9.3 6.6 Hướng gió NTN TN TTN T TTB TB BTB Lặng Tổng Số ngày gió 22 25 37 18 13 14 27 0 365 Tần suất 6.1 6.8 10.1 4.9 3.6 3.8 7.4 0 100 Độ ẩm – Nhiệt độ – Lượng bốc hơi – Lượng mưa Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ(oC) 19 21 22 24 26 26.5 25 24.5 23 22.5 20 18 Lượng bốc hơi (mm) 50 58 63 97 110 115 130 170 165 90 87 83 Lượng mưa (mm) 19 24 32 47 150 190 210 197 163 140 100 44 Số ngày mưa 2 3 5 6 13 15 16 14 13 12 8 4 Độ ẩm (%) 74 75 77 79 82 83 84 82 80 79 77 76

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 1.doc
  • dwg1.GIOI THIEU.dwg
  • dwg5-TracngangKTdienhinhT.dwg
  • dwgBAN VE CONG 1.5.dwg
  • docBIA.doc
  • dwgBIEU DO VAN TOC 2PA.dwg
  • docCHUONG 2.doc
  • docCHUONG 3.doc
  • docCHUONG 4.doc
  • docCHUONG 5.doc
  • docCHUONG 6.doc
  • docCHUONG 7.doc
  • docCHUONG 8.DOC
  • docCHUONG 9 B.doc
  • dwgCONG NAM.dwg
  • dwgdieu phoi31.dwg
  • docLICMON~1.DOC
  • docMUC LUC.doc
  • dwgsodolu.dwg
  • dwgTIEN DO THI CONG TONG THESUA12.dwg
  • dwgTIEN DO THI CONG TONG THESUA112.dwg
  • dwgTRAC DOC KI THUAT..dwg
  • dwgTUYEN12ghep04.dwg
Tài liệu liên quan