MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề
Chè là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời. Bộ phận sử dụng của chè là lá chè và đặc biệt là lá ở các búp non. Trong thành phần của lá chè có chứa rất nhiều các chất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là các tanin, ankaloit, cafein giúp người uống có cảm giác sảng khoái tỉnh táo hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Thói quen uống trà đã ngày càng phổ biến hơn không chỉ ở những người lớn tuổi mà ngay cả ở lớp trẻ, không chỉ ở các nước Châu Á mà ngay cả ở các nước Châu Âu (các nước phát triể ).
Ngày nay người ta quan tâm rất nhiều đến thức uống có lợi cho sức khỏe. Các loại nước uống đơn thuần chỉ để giải khát như cocacola hay pepsi đã dần dần được thay thế bằng các loại nước uống có lợi cho sức khỏe có nguồn gốc từ trà xanh như “trà xanh 0o” hay “ C2 ”. Do đó nhu cầu về chè là vô cùng lớn.
Mặc dù có đủ điều kiện cần thiết để phát triển cây chè nhưng trên thực tế tổng kết cho thấy sản lượng chè chúng ta sản xuất ra rất khiêm tốn chỉ đủ để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu một ít ra nước ngoài. Nguyên nhân đơn giản vì chúng ta chưa tâm huyết với cây chè, nhà nước chưa quan tâm đúng mức tới loại cây rất kinh tế này. Chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở phương thức sản xuất thủ công tự phát và chủ yếu vẫn đang sản xuất theo kiểu kinh tế gia đình nhỏ lẻ không tập trung, chưa ứng dụng phát triển của công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất.
Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sinh học, đặc biệt là những tiến bộ trong lĩnh vực nông nghiệp, các nhà khoa học đã nghiên cứu đã và sản xuất ra các loại phân bón tốt, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đã được tinh sạch hơn và bước đầu được áp dụng trên cây chè.
Tuy có rất nhiều các lợi thế để phát triển cây chè nhưng Việt Nam vẫn chưa được xếp vào các nước xuất khẩu chè trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ Vì vậy việc ứng dụng được những tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Để tìm hiểu về tác động của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật lên sự tạo chồi ở cây chè ngoài đồng ruộng nhằm tăng số lượng búp chè thu hoạch, chúngtôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tạo chồi cây chè ở giai đoạn sau thu hoạch”.
1.2. Mục đích của đề tài
Quá trình phát triển của cây chè trải qua rất nhiều giai đoạn, để tạo ra được một lứa chè ngon năng xuất cần đầu tư nhiều công đoạn chăm sóc. Sản phẩm thu hoạch của chè là lá đặc biệt là các búp non, do vậy để có được năng xuất cao cần phải tăng số lượng chồi non hình thành và rút ngắn thời gian tạo chồi. Do vậy, chúng tôi đã sử dụng 3 loại chất điều hòa sinh trưởng là auxin (NAA), cytokinin (BAP), gibbereline (GA3) áp dụng trên đối tượng là cây chè nhằm tăng số lượng chồi, cụ thể:
- Tìm được nồng độ tối ưu của các chất như auxin, cytokinin và gibbereline trong sự tạo chồi mới ở cây chè sau giai đoạn thu hoạch và rút ngắn thời gian thu hoạch của một lứa chè nhằm tăng số lần thu hoạch chè trong một năm.
- Tìm ra được tỉ lệ phối hợp auxin và cytokinin tối ưu trong sự tạo chồi.
1.3. Yêu cầu của đề tài
– Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phải được mua ở nơi đáng tin cậy, có độ tinh khiết cao ít chứa tạp chất.
– Quá trình pha chế, phối hợp phải đảm bảo độ chính xác đúng kĩ thuật để đảm bảo độ tin cậy của thí nghiệm.
– Các thao tác thực hiện phải đúng yêu cầu kĩ thuật, quá trình thu nhận kết quả phải tỉ mỉ cận thận đảm bảo tính khách quan, khoa học.
1.4. Giới hạn của đề tài
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn chỉ kéo dài trong khoảng 3 tháng nên đề tài này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trên cây chè Thái Nguyên, giống chè cành 777 (một giống chè ngon đặc sản có giá trị cao).
Thời gian nghi nhận số liệu sau khoảng 10 ngày kể từ khi phun các chất điều hòa.
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tạo chồi cây chè ở giai đoạn sau thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in A3 (GA3), độ tinh khiết 99%.
* Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật nói trên đều được mua từ công ty TNHH hóa sinh Á Châu.
3.2.2.3. Quá trình pha trộn
3.2.2.3.1. Công thức chất nền NPK
Để các chất điều hòa sinh trưởng thực vật dễ dàng được hấp thụ vào cây chè chúng tôi sử dụng phương pháp phân bón lá phun trực tiếp lên lá chè với nền là phân bón NPK.
Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5%N, 1,5%P2O5,1,2-2,5%K2O. Để có được 1 tấn sản phẩm chè khô cây chè phải lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng là: 120kg N, 40kg P2O5, 70kg K2O. Ngài ra cũng tiêu hao một lượng dinh dưỡng bằng với lượng trên để nuôi thân, lá chè già, cành chè đốn, rễ và khu hệ sinh vật đất…
Do vậy để tăng tính hấp thụ của chè với các chất điều hòa sinh trưởng, sử dụng nền phân bón NPK với tỉ lệ 27-10-15.
Để có được phân bón NPK với tỉ lệ như trên, tiến hành phối trộn như sau:
+ Urea : 50kg
+ KCl : 25kg
+ MAP :17kg
+ SA : 8kg
Quá trình phối trộn theo sơ đồ sau:
Cân nguyên liệu
Xay nguyên liệu
Trộn nguyên liệu
Thu nhận sản phẩm
Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: cân nguyên liệu
Bước 2: xay nguyên liệu
Đổ lần lượt từng loại nguyên liệu trên vào máy say để thu được sản phẩm mịn hơn, đánh tan nguyên liệu bị vón cục.
Bước 3: trộn nguyên liệu
Tất cả các nguyên liệu đã say ở trên cho vào máy trộn có thể tích 300 l và tiến hành quá trình đảo trộn trong vòng 30 phút để các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau.
Bước 4: thu nhận sản phẩm
Sau khi quá trình đảo trộn kết thúc, dùng bao hứng thu được hỗn hợp NPK với tỉ lệ 27-10-15 như mong muốn.
3.2.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành với 10 nghiệm thức khác nhau được tiến hành phun trên 10 luống chè sát nhau.
3.2.3.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch.
Trong thí nghiệm này chúng tôi thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 để khảo sát ảnh hưởng của việc kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật này lên sự tạo chồi chè và rút ngắn thời gian thu hoạch.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên sự tạo chồi chè.
Nghiệm thức
Nồng độ NAA
(mg/l)
Nồng độ GA3
(mg/l)
Nồng độ BAP (mg/l)
A0
1
2
0
A1
1
2
2
A2
1
2
5
A3
1
2
10
A4
1
2
20
A5
1
2
30
A6
1
2
40
A7
1
2
50
A8
1
2
60
A9
1
2
70
A10
1
2
80
3.2.3.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch.
Để các chất điều hoà sinh trưởng thực vật được hấp thụ vào cây chè dễ dàng dưới hình thức phân bón lá, chúng tôi tiến hành thí nghiệm phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng thực vật với lượng đã định (bảng 3.2.) vào chất nền NPK (tỉ lệ 27-10-15) đã tạo ra ở trên. Trong thí nghiệm này chúng tôi cố định lượng chất nền NPK, NAA và GA3, còn lượng BAP thì thay đổi. Sau khi pha trộn với tỉ lệ các chất (bảng 3.2.), chúng tôi tiến hành đóng gói sản phẩm và định lượng một gói là 10g (không tính khối lượng bao bì) pha trong 10 lít nước.
Quá trình pha trộn cụ thể như sau:
Trộn lần lượt từng nghiệm thức theo các bước như sau:
Bước 1: cho hỗn hợp vào máy trộn 3 chiều thể tích trộn là 10 lít.
Bước 2: đưa hỗn hợp thành phẩm đã trộn vào máy định lượng được điều chỉnh 10g/1gói.
Bước 3: đóng gói thành phẩm.
Bước 4: kiểm tra chất lượng, đánh dấu kí hiệu trên bao bì.
Bảng 3.2. Khối lượng các chất trong quá trình pha trộn các nghiệm thức.
Tên nghiệm thức
Khối lượng chất nền NPK (kg)
Khối lượng NAA (g)
Khối lượng GA3(g)
Khối lượng BAP (g)
B0
5
5
10
0
B1
5
5
10
10
B2
5
5
10
25
B3
5
5
10
50
B4
5
5
10
100
B5
5
5
10
150
B6
5
5
10
200
B7
5
5
10
250
B8
5
5
10
300
B9
5
5
10
350
B10
5
5
10
400
3.2.3.3. Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của sự thay đổi tỉ lệ auxin/cytokinin (NAA/ BAP) lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch.
Tỉ lệ giữa auxin/cytokinin là nhân tố quyết định khả năng phát sinh chồi của thực vật. Do vậy cần tìm ra tỉ lệ auxin/cytokinin tối ưu để ứng dụng vào việc tạo chồi chè và rút ngắn thời gian thu hoạch tăng số lứa chè thu hoạch trong một năm.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ auxin/cytokinin lên quá trình tạo chồi chè.
Tên nghiệm thức
Tỉ lệ auxin/cytokinin
C0
0
C1
1:2
C2
1:5
C3
1:10
C4
1:20
C5
1:30
C6
1:40
C7
1:50
C8
1:60
C9
1:70
C10
1:80
3.2.3.4. Quá trình thực hiện thí nghiệm trên cây chè.
Sau khi thực hiện các thao tác chọn lọc, phân khu và đánh số kí hiệu trên từng cây chè để tạo các lô thí nghiệm, chúng tôi tiến hành thí nghiệm.
Một gói chế phẩm (liều lượng xem bảng 3.2.) pha loãng với 10 lít nước đến khi tan hoàn toàn rồi tiến hành phun đều lên mặt lá (phun 2 mặt lá hiệu quả càng cao). Thời điểm phun là chiều mát lặng gió và đảm bảo 3 giờ sau khi phun trời không mưa.
Hình 3.2. Cây chè sau khi thu hoạch dùng để tiến hành thí nghiệm.
3.2.3.5. Thu thập số liệu và xử lý thống kê
- Tiến hành bố trí các nghiệm thức thí nghiệm theo lô, theo dõi thí nghiệm, thu kết quả, nhận xét.
- Ghi nhận kết quả và xử lý số liệu bằng chương trình excel 2003Ò.
- Đưa ra kết luận và các hướng giải quyết theo từng nội dung công việc đã liệt kê.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tiến hành quan sát và ghi nhận kết quả sau khi thực hiện thí nghiệm từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20.
4.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch.
4.1.1. Thí nghiệm 1.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên thời gian hình thành chồi.
- Kết quả về thời gian tạo mới chồi non:
Trong thí nghiệm này chúng tôi thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 phun lên các luống chè thí nghiệm (các luống chè đã thu hoạch xong) để khảo sát ảnh hưởng của việc kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật này lên sự tạo mới chồi chè để rút ngắn thời gian thu hoạch và tăng số lứa chè thu hoạch trong một năm.
Trong thời gian từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 trên mỗi luống chè thí nghiệm, chọn ngẫu nhiên 10 cây quan sát, nhận xét về khả năng hình thành chồi, các đặc điểm sinh trưởng của chồi và ghi nhận thời gian hình thành chồi (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên thời gian tạo mới chồi chè.
Nghiệm thức
Nồng độ NAA
(mg/l)
Nồng độ GA3
(mg/l)
Nồng độ BAP (mg/l)
Thời gian hình thành chồi (ngày)
A0
0
0
0
16,33± 0,60
A1
1
2
2
15,33 ± 0,50
A2
1
2
5
14,67± 0,50
A3
1
2
10
12,33 ± 0,48
A4
1
2
20
13,67 ± 0,52
A5
1
2
30
15,33± 0,55
A6
1
2
40
16,33± 0,53
A7
1
2
50
17.33± 0,54
A8
1
2
60
19,33± 0,56
A9
1
2
70
20± 0,00
A10
1
2
80
20± 0,00
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên thời gian tạo mới chồi chè.
Nhận xét và thảo luận về thời gian hình thành chồi non:
Dựa vào bảng 4.1. và biểu đồ 4.1. về ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên thời gian hình thành chồi non ở các nghiệm thức từ A0 (nghiệm thức đối chứng) đến nghiệm thức A10, chúng tôi thấy:
Ở các nghiệm thức A2, A3, A4 thời gian phát sinh và phát triển của chồi non là sớm hơn các nghiệm thức còn lại, cụ thể là nghiệm thức A2 hình thành chồi sau 14,67 ngày; nghiệm thức A3 hình thành chồi sau 12,33 ngày; nghiệm thức A4 hình thành chồi sau 13,67 ngày; nhìn chung ở các nghiệm thức này các búp non được hình thành rất rõ ràng bóng mượt, đẹp, kích thước lớn và đồng đều.
Trong đó, nghiệm thức A3 thì thời gian hình thành chồi non là sớm nhất (sau 12,33 ngày), các chồi non hình thành nhiều và rất đồng đều.
Hình 4.1. Các chồi non hình thành ở nghiệm thức A3
Do vậy, nghiệm thức A3 là nghiệm thức cho thời gian hình thành chồi non là tối ưu hơn các nghiệm thức còn lại và tỉ lệ tối ưu của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật trong quá trình hình thành chồi non là: BAP 10 mg/l , NAA 1mg/l, GA3 2mg/l (nghiệm thức A3). Tỉ lệ auxin/cytokinin (NAA/ BAP) tối ưu cho quá trình tạo chồi là: 1/10.
Ở nghiệm thức đối chứng (BAP 0mg/l), chồi non hình thành sau 16,33 ngày, nghiệm thức A1 (BAP 2 mg/l) chồi non hình thành sau 15,33 ngày (rút ngắn 1 ngày so với đối chứng).
Như vậy, khi bổ sung NAA (1mg/l), GA3 (2mg/l) kết hợp BAP ở nồng độ thích hợp (5mg/l nghiệm thức A2, 10mg/l nghiệm thức A3 và 20 mg/l nghiệm thức A4), thì thời gian hình thành chồi non được rút ngắn 2 ngày (nghiệm thức A2 so với đối chứng), 4 ngày (nghiệm thức A3 so với đối chứng) và 3 ngày (nghiệm thức A4 so với đối chứng).
Mặc dù các chất điều hòa sinh trưởng này có tác dụng rút ngắn thời gian hình thành chồi, nhưng chỉ ở các nồng độ phù hợp chúng mới thể hiện tác dụng kích thích. Khi tăng dần nồng độ BAP thì tác dụng làm rút ngắn thời gian hình thành chồi giảm dần, cụ thể:
Ở nghiệm thức A5 (BAP 30 mg/l), thời gian hình thành chồi là 15,33 ngày (chỉ rút ngắn được 1 ngày so với ở nghiệm thức đối chứng A0).
Ở nghiệm thức A6 (BAP 40 mg/l), thời gian hình thành chồi là 16,33 ngày (bằng thời gian hình thành chồi ở nghiệm thức đối chứng A0).
Khi tiếp tục tăng nồng độ BAP từ 50 đến 80 mg/l (các nghiệm thức từ A7 đến A10), thì hiệu quả ngược lại thay vì làm rút ngắn thời gian hình thành chồi, thì ở các nghiệm thức này chồi hình thành chậm hơn rất nhiều so với nghiệm thức đối chứng, cụ thể:
Ở nghiệm thức A7 (BAP 50 mg/l), thời gian hình thành chồi là 17,33 ngày (chậm hơn 1 ngày so với nghiệm thức đối chứng A0).
Ở nghiệm thức A8 (BAP 60 mg/l), thời gian hình thành chồi là 19,33 ngày (chậm hơn 3 ngày so với nghiệm thức đối chứng A0).
Ở nghiệm thức A9 (BAP 70 mg/l) và nghiệm thức A10 (BAP 80 mg/l) thời gian hình thành chồi là 20 ngày (chậm hơn 4 ngày so với nghiệm thức đối chứng A0).
Ở các nghiệm thức từ A5 đến A10, nhìn chung hình dạng chồi có biểu hiện bất thường, đặc biệt là ở nghiệm thức A9 và nghiệm thức A10 các chồi non hình thành không rõ ràng, chúng mới chỉ đạt đến hình dạng giống như hạt thóc, chưa có sự phân hoá lá. Một điều đáng chú ý ở đây là ở các nghiệm thức A9 và nghiệm thức A10 số lượng chồi non phát sinh rất thưa thớt, một số chồi được hình thành nhưng sau đó chúng không phát triển và nhanh chóng bị héo úa, hoại tử, nâu đen dần và chết. Điều này có khả năng là do việc sử dụng chất BAP một cytokinin ở nồng độ cao (70 và 80mg/l), chúng không còn thể hiện tác dụng kích thích mà trái lại ức chế quá trình sinh trưởng thậm chí gây hại cho cây.
Mặt khác ở nghiệm thức A9 và nghiệm thức A10 số lượng chồi biến dị (hình dạng chồi bất thường, kích thước nhỏ chỉ như hạt thóc, lá không phân hóa rõ ràng dính chặt vào phần ngọn, màu sắc bất thường, không có biểu hiện xanh tốt, sau một thời gian thường có biểu hiện sinh trưởng kém, hóa nâu, hoại tử rồi chết) hình thành khá nhiều, điều đó cho thấy rằng ở nồng độ cao BAP làm tăng khả năng biến dị của chồi; khi nồng độ BAP tăng dần qua các nghiệm thức thì số lượng các chồi biến dị bất thường lại được tạo ra nhiều hơn, chứng tỏ nồng độ BAP tăng tỉ lệ thuận với việc sinh chồi biến dị.
Hình 4.2. Chồi non biến dị hình thành ở nghiệm thức A9 và nghiệm thức A10.
Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi ảnh hưởng của BAP trên cây chè cũng có được những kết quả tương tự ảnh hưởng của BAP trên một số đối tượng cây trồng khác trong các công trình nghiên cứu của các tác giả khác như công trình nghiên cưu “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường nuôi cấy lên tỉ lệ biến dị của cây dứa Cayen trong quá trình nhân giống in vitro” (Hoàng Thị Kim Hoa và Nguyễn Văn Dân, năm 2005), nhưng nồng độ BAP các tác giả khác sử dụng thấp hơn nghiên cứu này. Điều này có thể giải thích như sau: ở các công trình nghiên cứu khác, các tác giả sử dụng BAP trong quá trình nuôi cấy mô thực hiện trong phòng thí nghiệm với điều kiện vô trùng cao (in vitro), các cây con được cấy vào các môi trường có kiểm soát, do đó các chất kích thích được sử cây sử dụng gần như tuyệt đối và không có hiện tượng bị thất thoát như khi tiến hành các thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Cụ thể trong nghiên cứu trên, các tác giả chỉ ra rằng những chồi dứa cấy trên môi trường MS không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng (0 mg/l BAP) chồi to khoẻ, trọng lượng của chồi cao (1,73 g/chồi) và hầu như không phát sinh chồi mới. Tỷ lệ phát sinh biến dị rất thấp 1,2%. Khi bổ sung BAP vào môi trường nuôi cấy hệ số nhân chồi tăng từ 1,3 lần (ở công thức đối chứng) lên 3,7 lần ở công thức có bổ sung BAP 3 mg/l. Kết quả cho thấy, nồng độ BAP trong môi trường nuôi cấy càng cao, số lượng chồi thu được càng lớn thì kích thước và trọng lượng của chồi càng giảm (trọng lượng từ 1,73 g/chồi giảm xuống còn 0,58 g/chồi; chiều cao chồi giảm từ 6,7 cm xuống còn 1,9 cm). Tỉ lệ chồi biến dị cũng tăng tỉ lệ thuận với việc tăng nồng độ BAP: từ 1,2% (ở công thức đối chứng) tăng lên 3,5% (ở công thức môi trường có bổ sung 3 mg/l BAP).
Từ thí nghiệm này, chúng tôi đưa ra kết luận:
Việc sử dụng BAP ở nồng độ thích hợp có tác dụng kích thích quá trình tạo mới chồi và rút ngắn thời gian hình thành chồi, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp và đồng đều.
Nghiệm thức A3 (BAP 10 mg/l + NAA 1mg/l + GA3 2mg/l), cho khả năng hình thành chồi non tối ưu nhất trên cây chè sau thu hoạch.
Ngưỡng gây ức chế của cytokinin BAP đối với cây chè là khoảng từ 70 mg/l trở lên.
4.1.2. Thí nghiệm 1.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch.
Sau 20 ngày, các búp chè lớn dần, chúng tôi tiếp tục theo dõi sự sinh trưởng của các búp chè. Đến thời điểm ngày thứ 35 kể từ khi tiến hành thí nghiệm này các búp chè phát triển đạt kích thước tối đa, có thể thu hái được; chúng tôi tiến hành thu hoạch chè và đếm số lượng các búp chè được hình thành ở các nghiệm thức.
Trong mỗi nghiệm thức, chúng tôi tiến hành chọn ra ngẫu nhiên 10 cây chè thu hoạch riêng và đếm số búp thu hoạch được, sau đó ghi nhận kết quả ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày.
Nghiệm thức
Nồng độ NAA
(mg/l)
Nồng độ GA3
(mg/l)
Nồng độ BAP (mg/l)
Số lượng chồi thu hoạch (chồi/cây)
A0
0
0
0
170,9± 2,25
A1
1
2
2
172,1± 1,35
A2
1
2
5
180,7± 1,52
A3
1
2
10
203,1± 4,31
A4
1
2
20
190,3± 3,39
A5
1
2
30
173,8 ± 2,87
A6
1
2
40
171,0± 4,23
A7
1
2
50
11,4± 1,21
A8
1
2
60
3,6± 0,78
A9
1
2
70
0
A10
1
2
80
0
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày.
Nhận xét và thảo luận về số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày:
Dựa vào bảng 4.2. và biểu đồ 4.2. về ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày ở các nghiệm thức từ A0 (nghiệm thức đối chứng) đến nghiệm thức A10, chúng tôi thấy:
Ở các nghiệm thức A2, A3, A4 số lượng chồi hình thành nhiều hơn các nghiệm thức còn lại, cụ thể là nghiệm thức A2 số lượng chồi sau 35 ngày thí nghiệm là 180,7 chồi/cây; nghiệm thức A3 là 203,1 chồi/cây; nghiệm thức A4 là 190,3 chồi/cây; nhìn chung ở các nghiệm thức này, các chồi phát triển rất đồng đều, lá xanh non, chồi có kích thước lớn biểu hiện phát triển tươi tốt, cọng mập, mềm dễ hái, bóng mượt, đẹp và đồng đều.
Trong đó, nghiệm thức A3 cho số lượng chồi thu hoạch là nhiều nhất (203,1 chồi/cây), các chồi thu hoạch to, đẹp và rất đồng đều.
Do vậy, nghiệm thức A3 là nghiệm thức cho số lượng chồi thu hoạch là tối ưu hơn các nghiệm thức còn lại và tỉ lệ thích hợp của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật trong quá trình hình thành, phát triển và cho số chồi thu hoạch cao nhất là: BAP 10 mg/l, NAA 1mg/l, GA3 2mg/l (nghiệm thức A3). Tỉ lệ auxin/cytokinin (NAA/ BAP) tối ưu cho quá trình tạo chồi, phát triển chồi và số chồi phát triển đến lúc thu hoạch là: 1/10.
Hình 4.3. Cây chè ở giai đoạn thu hoạch ở nghiệm thức A3.
Ở nghiệm thức đối chứng (BAP 0mg/l), số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày là 170,9 chồi/cây.
Như vậy, khi bổ sung NAA (1mg/l), GA3 (2mg/l) kết hợp BAP ở nồng độ thích hợp (5mg/l nghiệm thức A2, 10mg/l nghiệm thức A3 và 20 mg/l nghiệm thức A4), thì số lượng chồi thu hoạch tăng 10 chồi/cây (nghiệm thức A2 so với đối chứng), 33 chồi/cây (nghiệm thức A3 so với đối chứng) và 20 chồi/cây (nghiệm thức A4 so với đối chứng).
Mặc dù các chất điều hòa sinh trưởng này có tác dụng rút ngắn thời gian hình thành chồi, cho số lượng chồi thu hoạch tăng nhưng chỉ ở các nồng độ phù hợp chúng mới thể hiện tác dụng kích thích. Khi tăng dần nồng độ BAP thì tác dụng làm rút ngắn thời gian hình thành chồi giảm dần và số lượng chồi thu hoạch được cũng tụt giảm đáng kể, thậm chí ở nồng độ quá cao (nghiệm thức A9 và A10) không có chồi ở giai đoạn thu hoạch, cụ thể:
Ở nghiệm thức A5 (BAP 30 mg/l), số lượng chồi thu hoạch được là 173,8 chồi/cây (chỉ tăng khoảng gần 4 chồi/cây so với ở nghiệm thức đối chứng A0).
Ở nghiệm thức A6 (BAP 40 mg/l), số lượng chồi thu hoạch được là 171,0 (xấp xỉ số lượng chồi thu hoạch được ở nghiệm thức đối chứng A0).
Khi nồng độ chất điều hỏa sinh trưởng BAP tiếp tục tăng từ 50 đến 80 mg/l (các nghiệm thức từ A7 đến A10), thì hiệu quả tạo chồi ngược lại thay vì tăng số lượng chồi ở giai đoạn thu hoạch, thì ở các nghiệm thức này số lượng chồi ở giai đoạn thu hoạch sụt giảm đáng kể và thấp hơn rất nhiều so với nghiệm thức đối chứng, cụ thể:
Ở nghiệm thức A7 (BAP 50 mg/l), số lượng chồi thu hoạch được chỉ là 11,4 chồi/cây (số lượng chồi ít hơn là 159,5 chồi/cây; giảm xấp xỉ 15 lần so với nghiệm thức đối chứng A0).
Ở nghiệm thức A8 (BAP 60 mg/l), số lượng chồi thu hoạch được chỉ là 3,8 chồi/cây (số lượng chồi ít hơn là 167,1 chồi/cây; giảm xấp xỉ 45 lần so với nghiệm thức đối chứng A0).
Ở hai nghiệm thức A7 và A8, các chồi có biểu hiện bất thường (cọng chè thường ngắn, sần sùi, lá nhăn nheo, đọt thui chột, cứng và có màu xanh đậm).
Ở nghiệm thức A9 (BAP 70 mg/l) và nghiệm thức A10 (BAP 80 mg/l), không có chồi thu hoạch. Ở hai nghiệm thức này, ngay ở giai đoạn chồi hình thành (ngày thứ 10 đến ngày thứ 20) số chồi bị biến dị hình thành rất nhiều, các chồi non bình thường rất ít. Các chồi này sau đó không tăng trưởng được, chúng có biểu hiện sinh trưởng rất kém, úa vàng, nâu đen, hoại tử rồi chết.
Việc sử dụng chất BAP một cytokinin ở nồng độ cao (70 và 80mg/l), chúng không còn thể hiện tác dụng kích thích mà trái lại ức chế quá trình sinh trưởng, làm chậm thời gian hình thành chồi, tạo chồi bất thường thậm chí gây hại cho cây dẫn đến ở giai đoạn thu hoạch không có chồi.
Khi nồng độ BAP tăng dần qua các nghiệm thức thì số lượng các chồi biến dị bất thường lại được tạo ra nhiều hơn, tỉ lệ chồi chết cũng tăng đột biến, chứng tỏ nồng độ BAP tăng tỉ lệ thuận với việc sinh chồi biến dị và tỉ lệ nghịch với số chồi thu hoạch.
Kết luận:
Việc sử dụng BAP ở nồng độ thích hợp có tác dụng kích thích quá trình tạo mới chồi, rút ngắn thời gian tạo chồi và tăng số lượng chồi thu hoạch, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp, đồng đều và dễ thu hái.
Nghiệm thức A3 (BAP 10 mg/l + NAA 1mg/l + GA3 2mg/l), cho số lượng chồi lúc thu hoạch là tối ưu nhất trên cây chè.
Khi tăng nồng độ BAP lên khoảng 50 mg/l đến 60 mg/l thì số lượng chồi ở giai đoạn thu hoạch sụt giảm nghiêm trọng, các chồi có biểu hiện bất thường (cọng chè thường ngắn, sần sùi, lá nhăn nheo, đọt thui chột, cứng và có màu xanh đậm).
Khi tăng nồng độ BAP lên khoảng 70 mg/l trở lên, thì ức chế quá trình hình thành và tăng trưởng của chồi làm chết chồi dẫn đến ở giai đoạn thu hoạch số lượng chồi bằng 0.
Kết luận chung:
Ä Khi bổ sung kết hợp BAP ở nồng độ thích hợp (từ 5 đến 20 mg/l) với nồng độ NAA (1 mg/l), GA3 (2 mg/l), làm rút ngắn thời gian hình thành chồi và gia tăng số lượng chồi ở giai đoạn thu hoạch.
Ä Ở các nghiệm thức hình thành chồi sớm (A2, A3 và A4), thì các chồi phát triển rất nhanh chóng và tạo ra số lượng chồi nhiều, giúp rút ngắn thời gian thu hoạch và tăng sản lượng chè thu hoạch.
Ä Khi bổ sung kết hợp BAP (từ 5 đến 20 mg/l) với nồng độ NAA (1 mg/l), GA3 (2 mg/l), thì năng suất chè thu hoạch tăng từ 5,7 đến 18,8% so với các vườn chè không xử lý các chất điều hòa sinh trưởng thực vật.
4.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch.
4.2.1. Thí nghiệm 2.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè.
Để các chất điều hoà sinh trưởng thực vật được hấp thụ vào cây chè dễ dàng dưới hình thức phân bón lá, chúng tôi tiến hành thí nghiệm phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng thực vật với lượng đã định (bảng 3.2. – chương 3. Vật liệu và phương pháp) vào chất nền NPK (tỉ lệ 27-10-15).
Trong thí nghiệm này chúng tôi cố định lượng chất nền NPK, NAA và GA3, còn lượng BAP thì thay đổi, để khảo sát ảnh hưởng của việc kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chất nền NPK lên thời gian tạo mới chồi chè nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thu hoạch và tăng số lứa chè thu hoạch trong một năm.
Trong thời gian từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 trên mỗi luống chè thí nghiệm, chọn ngẫu nhiên 10 cây chè quan sát, nhận xét về khả năng sinh trưởng của cây, ghi nhận thời gian hình thành chồi (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè.
Nghiệm thức
Khối lượng chất nền NPK (kg)
Khối lượng NAA (g)
Khối lượng GA3(g)
Khối lượng BAP (g)
Thời gian hình thành chồi (ngày)
B0
0
0
0
0
16,28± 0,70
B1
5
5
10
10
14,87 ± 0,59
B2
5
5
10
25
12,92± 0,51
B3
5
5
10
50
10,33 ± 0,45
B4
5
5
10
100
11,53 ± 0,54
B5
5
5
10
150
12,37± 0,85
B6
5
5
10
200
15,33± 0,73
B7
5
5
10
250
16,43± 0,54
B8
5
5
10
300
17,83± 0,56
B9
5
5
10
350
18,33± 0,69
B10
5
5
10
400
18,56± 0,78
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè sau 35 ngày.
Biểu đồ 4.3. Thời gian hình thành chồi chè sau 35 ngày phun thí nghiệm chế phẩm phối trộn chất điều hòa sinh trưởng thực vật với chất nền NPK.
Nhận xét và thảo luận về thời gian hình thành chồi non:
Dựa vào bảng 4.3., biểu đồ 4.3. và biểu đồ 4.4. về ảnh hưởng của việc thay đổi BAP kết hợp với lượng chất nền NPK, NAA và GA3 cố định lên thời gian hình thành chồi non ở các nghiệm thức từ B0 (nghiệm thức đối chứng) đến nghiệm thức B10, chúng tôi thấy:
Ở các nghiệm thức B2, B3, B4 và B5 thời gian phát sinh và phát triển của chồi non là sớm hơn các nghiệm thức còn lại, cụ thể là nghiệm thức B2 hình thành chồi sau 12,92 ngày; nghiệm thức B3 hình thành chồi sau 10,33 ngày; nghiệm thức B4 hình thành chồi sau 11,53 ngày; nghiệm thức B4 hình thành chồi sau 12,37 ngày; nhìn chung ở các nghiệm thức này các búp non được hình thành rất rõ ràng bóng mượt, đẹp, kích thước lớn và đồng đều.
Trong đó, nghiệm thức B3 thì thời gian hình thành chồi non là sớm nhất (sau 10,33 ngày), các chồi non hình thành nhiều, bóng đẹp, xanh mướt và rất đồng đều.
Từ đó, chúng tôi nhận thấy nghiệm thức B3 là nghiệm thức cho thời gian hình thành chồi non tối ưu hơn nhất. Tỉ lệ tối ưu của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật khi phun ở dạng phân bón lá có chất nền NPK trong quá trình hình thành chồi non là: khối lượng chất nền NPK 5 kg, NAA 5 g, GA3 10 g, BAP 50 g (nghiệm thức B3).
Ở nghiệm thức đối chứng B0 (BAP 0 g), chồi non hình thành sau 16,28 ngày.
Như vậy, khi bổ sung chất nền NPK 5 kg, NAA 5 g, GA3 10 g kết hợp với lượng BAP thích hợp (25 g ở nghiệm thức B2, 50 g ở nghiệm thức B3, 100 g nghiệm thức B4 và 150 g ở nghiệm thức B5), thì thời gian hình thành chồi non được rút ngắn gần 4 ngày (nghiệm thức B2 so với đối chứng), gần 6 ngày (nghiệm thức B3 so với đối chứng), gần 5 ngày (nghiệm thức B4 so với đối chứng) và gần 4 ngày (nghiệm thức B5 so với đối chứng) .
Tương tự như thí nghiệm 1.1. chúng tôi thấy các chất điều hòa sinh trưởng này có tác dụng rút ngắn thời gian hình thành chồi nhưng chỉ ở các nồng độ phù hợp (thường là nồng độ thấp) chúng mới thể hiện tác dụng kích thích sự tạo chồi. Khi tăng dần lượng BAP thì tác dụng làm rút ngắn thời gian hình thành chồi giảm dần, thậm chí kéo dài quá trình hình thành chồi, cụ thể:
Ở nghiệm thức B6 (BAP 200 g), thời gian hình thành chồi là 15,33 ngày (chỉ rút ngắn được gần 1 ngày so với ở nghiệm thức đối chứng B0).
Ở nghiệm thức B7 (BAP 250 g), thời gian hình thành chồi là 16,43 ngày (xấp xỉ bằng thời gian hình thành chồi ở nghiệm thức đối chứng B0).
Khi tiếp tục tăng lượng BAP bổ vào chế phẩm phân bón lá từ 300 đến 400 g (các nghiệm thức từ B8 đến B10), thì hiệu quả ngược lại thay vì làm rút ngắn thời gian hình thành chồi, thì ở các nghiệm thức này chồi hình thành chậm hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng, cụ thể:
Ở nghiệm thức B8 (BAP 300 g), thời gian hình thành chồi là 17,83 ngày (chậm hơn gần 2 ngày so với nghiệm thức đối chứng B0).
Ở nghiệm thức B9 (BAP 350 g), thời gian hình thành chồi là 18,33 ngày và nghiệm thức B10 (BAP 400 g) thời gian hình thành chồi là 18,56 ngày (chậm hơn khoảng 2 ngày so với nghiệm thức đối chứng B0).
Nhìn chung, ở các nghiệm thức từ B8 đến B10, các chồi hình thành chậm hơn các nghiệm thức còn lại, đa số các chồi ở các nghiệm thức này vẫn phát triển bình thường, chỉ một số ít có hình dạng bất thường (búp non hơi ngắn, cọng mảnh, lá hơi nhăn), tuy nhiên về mặt cảm quan chúng phát triển không tốt bằng các chồi ở các nghiệm thức B2, B3, B4, B5 và số chồi hình thành cũng ít hơn.
Điều đó cũng cho thấy rằng ở nồng độ cao BAP làm tăng khả năng biến dị của chồi, tác động xấu đến sự phát triển của chồi và làm giảm số lượng chồi hình thành.
Qua thí nghiệm này, chúng tôi nhận thấy chất nền NPK đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho các chất điều hòa sinh trưởng được hấp thu vào mô lá cây chè. Việc phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng và chất nền với liều lượng phù hợp giúp hấp thu dễ dàng vào mô lá và hạn chế khả năng thất thoát các chất này khi sử dụng ngoài đồng ruộng.
Ngoài ra, việc phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng thực vật với chất nền NPK cũng làm hạn chế tác động xấu của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến cây chè.
Từ thí nghiệm này, chúng tôi đưa ra kết luận như sau:
Việc sử dụng BAP với liều lượng thích hợp khi bổ sung vào chế phẩm phân bón lá có chứa chất nền NPK thích hợp có tác dụng tăng cường quá trình tạo mới chồi và rút ngắn thời gian hình thành chồi, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp và đồng đều do chất nền NPK giúp cho các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được hấp thu vào lá tốt hơn dạng phun trực tiếp chất điều hòa sinh trưởng không phối trộn với chất nền. Hơn nữa, việc phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng với chất nền còn hạn chế tác động xấu của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến cây chè.
Nghiệm thức B3 (khối lượng chất nền NPK 5 kg + NAA 5 g + GA3 10 g + BAP 50 g) cho khả năng hình thành chồi non tối ưu nhất trên cây chè sau thu hoạch.
Ngưỡng BAP gây kéo dài thời gian hình thành chồi trên cây chè là khoảng từ 300 g trở lên.
4.2.2. Thí nghiệm 2.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên số lượng chồi chè thu hoạch.
Sau thời gian 35 ngày kể từ khi tiến hành thí nghiệm này các búp chè phát triển đến kích thước tối đa, chúng tôi tiến hành thu hoạch chè và đếm số lượng các búp chè hình thành ở các nghiệm thức.
Trong mỗi nghiệm thức, chúng tôi tiến hành chọn ra ngẫu nhiên 10 cây chè thu hoạch riêng và đếm số búp thu hoạch được, sau đó ghi nhận kết quả ở bảng 4.4.
Hình 4.3. Các búp chè ở giai đoạn thu hoạch, sau 35 ngày tiến hành thí nghiệm.
Bảng 4.4. Số lượng búp chè thu hoạch ở các ngiệm thức thí nghiệm sau 35 ngày tiến hành thí nghiệm (ở giai đoạn thu hoạch).
Nghiệm thức
Khối lượng chất nền NPK (kg)
Khối lượng NAA (g)
Khối lượng GA3(g)
Khối lượng BAP (g)
Số lượng chồi thu hoạch (chồi/cây)
B0
0
0
0
0
172,4± 1,28
B1
5
5
10
10
175,0± 1,23
B2
5
5
10
25
186,4± 3,12
B3
5
5
10
50
215,4± 5,18
B4
5
5
10
100
206,6± 2,38
B5
5
5
10
150
188,8 ± 1,47
B6
5
5
10
200
173,8± 2,28
B7
5
5
10
250
151,4± 3,28
B8
5
5
10
300
151,6± 4,28
B9
5
5
10
350
147,4± 2,48
B10
5
5
10
400
149,4± 2,25
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày tiến hành thí nghiệm.
Nhận xét và thảo luận về số lượng búp hình thành sau 35 ngày:
Từ bảng 4.4. và biểu đồ 4.4. về ảnh hưởng của việc thay đổi BAP kết hợp với lượng chất nền NPK, NAA và GA3 cố định lên số lượng chồi thu hoạch ở các nghiệm thức từ B0 (nghiệm thức đối chứng) đến nghiệm thức B10, chúng tôi nhận thấy:
Các nghiệm thức B2 (25g BAP), B3(50g BAP), B4(100g BAP) và B5 (150 g BAP) cho số lượng búp thu hoạch nhiều hơn tất cả các nghiệm thức còn lại, đặc biệt ở nghiệm thức B3(50g BAP) cho số lượng chồi thu hoạch được là nhiều nhất. Ở các nghiệm thức này, các búp phát triển rất đồng đều, lá xanh non, búp có kích thước lớn biểu hiện phát triển tươi tốt, cọng mập, mềm dễ hái. Cụ thể là: nghiệm thức B2 (25g BAP) số lượng chồi thu hoạch được là 186,4 chồi/cây; nghiệm thức B3 (50g BAP) số lượng chồi thu hoạch được là 215,4 chồi/cây; nghiệm thức B4(100g BAP) số lượng chồi thu hoạch được là 206,6 chồi/cây; nghiệm thức B5 (150 g BAP) số lượng chồi thu hoạch được là 188,8 chồi/cây.
Trong đó, nghiệm thức B3 cho số lượng chồi cho số lượng chồi thu hoạch nhiều nhất (215,4 chồi/cây), các chồi non hình thành nhiều, bóng đẹp, xanh mướt và rất đồng đều.
Từ đó, chúng tôi nhận thấy nghiệm thức B3 là nghiệm thức cho số lượng chồi thu hoạch tối ưu nhất. Tỉ lệ tối ưu của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật khi phun ở dạng phân bón lá có chất nền NPK cho quá trình hình thành và phát triển chồi là: khối lượng chất nền NPK 5 kg, NAA 5 g, GA3 10 g, BAP 50 g (nghiệm thức B3).
Hình 4.4. Cây chè đến giai đoạn thu hoạch ở nghiệm thức B3.
Ở nghiệm thức đối chứng B0 (BAP 0 g), số lượng chồi thu hoạch là 172,4 chồi/cây, nghiệm thức B1 (BAP 10 g), số lượng chồi thu hoạch là 175,0 chồi/cây, có tăng (2,6 cây so với đối chứng).
Như vậy, khi bổ sung chất nền NPK 5 kg, NAA 5 g, GA3 10 g kết hợp với lượng BAP thích hợp (25 g ở nghiệm thức B2, 50 g ở nghiệm thức B3, 100 g nghiệm thức B4 và 150 g ở nghiệm thức B5), số lượng chồi thu hoạch tăng 14 chồi/cây (nghiệm thức B2 so với đối chứng), tăng 43 chồi/cây (nghiệm thức B3 so với đối chứng), tăng 34,2 chồi/cây (nghiệm thức B4 so với đối chứng) và tăng 16,4 chồi/cây (nghiệm thức B5 so với đối chứng) .
Tương tự như thí nghiệm 1.2. chúng tôi nhận thấy các chất điều hòa sinh trưởng này có tác dụng làm tăng số chồi thu hoạch nhưng chỉ ở các liều lượng phù hợp (từ 25 đến 150 g) chúng mới thể hiện tác dụng kích thích sự tạo chồi. Khi tăng dần lượng BAP thì tác dụng làm tăng số lượng chồi giảm dần, thậm chí làm giảm số lượng chồi so với đối chứng, cụ thể:
Ở nghiệm thức B6 (BAP 200 g), số lượng chồi thu hoạch là 173,8 chồi/cây (chỉ nhiều hơn 1,4 chồi/cây so với ở nghiệm thức đối chứng B0).
Ở nghiệm thức B7 (BAP 250 g), số lượng chồi thu hoạch là 151,4 chồi/cây (ít hơn 21 chồi/cây so với nghiệm thức đối chứng B0).
Ở nghiệm thức B8 (BAP 300 g), số lượng chồi thu hoạch là 151,8 chồi/cây (ít hơn 20,6 chồi/cây so với nghiệm thức đối chứng B0).
Ở nghiệm thức B9 (BAP 350 g), số lượng chồi thu hoạch là 147,4 chồi/cây (ít hơn 25 chồi/cây so với nghiệm thức đối chứng B0).
Ở nghiệm thức B10 (BAP 400 g) số lượng chồi thu hoạch là 149,4 chồi/cây (ít hơn 23 chồi/cây so với nghiệm thức đối chứng B0).
Nhìn chung, ở các nghiệm thức từ B8 đến B10, số lượng chồi thu hoạch được ít hơn so với các nghiệm thức còn lại. Ở các nghiệm thức này búp chè thu hoạch không đồng đều, có búp phát triển rất mạnh nhưng một số búp lại rất còi cọc, khó hái, chất lượng chè thu hoặch không đồng đều.
Hình 4.5. Các búp chè ở giai đoạn thu hoạch của nghiệm thức B10.
Như vậy, tuy có mặt chất nền NPK nhưng ở liều lượng cao, BAP vẫn gây ức chế sự hình thành chồi, gây hiện tượng sinh trưởng không đồng đều và làm giảm đáng kể số lượng chồi chè thu hoạch.
Tỉ lệ auxin/cytokinin tối ưu cho quá trình hình thành chồi là: 1/10
Ở một số các công trình nghiên cứu khác, trên đối tượng khác như cây bông vải (Gossypium hirsutum) như nghiên cứu “Xây dựng quy trình tái sinh cây bông (Gossypium hirsutum) bằng cách tạo đa chồi” (Trương Thu Thủy và cộng sự., tháng2 năm 2003) các tác giả cũng thu được tỉ lệ auxin/cytokinin trong sự tạo chồi tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được sử dụng trên từng đối tượng thực vật là khác nhau nhưng nhìn chung tỉ lệ auxin/cytokinin thường xấp xỉ: 1/10.
Kết luận:
Việc sử dụng BAP ở các liều lượng thích hợp khi bổ sung vào chế phẩm phân bón lá có chứa chất nền NPK có tác dụng gia tăng số lượng chồi thu hoạch.
Nghiệm thức B3 (khối lượng chất nền NPK 5 kg + NAA 5 g + GA3 10 g + BAP 50 g) cho số lượng chồi thu chè thu hoạch là nhiều nhất (215,4 chồi/cây).
Với liều lượng từ 250 đến 400 g BAP làm sụt giảm số lượng chồi chè thu hoạch.
Cùng một chế độ dinh dưỡng, nếu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng với liều lượng thích hợp thì năng xuất thu hoạch chè tăng từ 20-30%.
Kết luận chung:
Ä Khi bổ sung kết hợp BAP ở liều lượng thích hợp (từ 25đến 150 g) với NAA (5 g), GA3 (10 g) và phối trộn với chất nền NPK (5 kg), làm rút ngắn thời gian hình thành chồi đáng kể so với trường hợp không phối trộn chất nền, làm gia tăng số lượng chồi ở giai đoạn thu hoạch.
Ä Việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật có phối trộn chất nền NPK làm tăng cường khả năng hấp thu, các tác động tích cực của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên cây chè và hạn chế các ảnh hưởng xấu (gây biến dị và làm chết chồi).
Ä Ở các nghiệm thức (B2, B3, B4 và B4), thì các chồi hình thành sớm hơn và số lượng chồi nhiều hơn, do đó có thể rút ngắn thời gian thu hoạch và tăng sản lượng chè thu hoạch đáng kể so với đối chứng và so với thí nghiệm sử dụng trực tiếp chất điều hòa sinh trưởng phun lên cây chè.
Ä Khi bổ sung kết hợp BAP (từ 25 đến 150 g) với nồng độ NAA (5 g), GA3 (10 g) và chất nền NPK (5 kg) thì năng suất chè thu hoạch tăng từ 8,1 đến 25% so với các vườn chè xử lý các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp lên cây chè không phối trộn với chất nền.
4.3. So sánh ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp với việc phối trộn chất điều hòa với chất nền NPK lên thời gian hình thành chồi và số lượng chồi chè thu hoạch.
4.3.1. So sánh ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp với việc phối trộn chất điều hòa với chất nền NPK lên thời gian hình thành chồi.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng phun trực tiếp lên cây chè đến thời gian hình thành chồi.
Nghiệm thức
Thời gian hình thành chồi (ngày)
A0
16,33± 0,60
A1
15,33 ± 0,50
A2
14,67± 0,50
A3
12,33 ± 0,48
A4
13,67 ± 0,52
A5
15,33± 0,55
A6
16,33± 0,53
A7
17.33± 0,54
A8
19,33± 0,56
A9
20± 0,00
A10
20± 0,00
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng có phối trộn chất nền NPK dưới dạng phân bón lá phun lên cây chè đến thời gian hình thành chồi.
Nghiệm thức
Thời gian hình thành chồi (ngày)
B0
16,28± 0,70
B1
14,87 ± 0,59
B2
12,92± 0,51
B3
10,33 ± 0,45
B4
11,53 ± 0,54
B5
12,37± 0,85
B6
15,33± 0,73
B7
16,43± 0,54
B8
17,83± 0,56
B9
18,33± 0,69
B10
18,56± 0,78
Biểu đồ 4.5. So sánh thời gian hình thành chồi ở thí nghiệm phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật trực tiếp lên cây chè với thí nghiệm phun chất điều hòa dưới dạng phân bón lá phối trộn chất nền NPK.
Trong đó:
Thí nghiệm A: các nghiệm thức thí nghiệm phun trực tiếp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên cây chè.
Thí nghiệm B: các nghiệm thức thí nghiệm phun các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên cây chè dưới dạng chế phẩm phân bón lá có phối trộn chất nền NPK.
Nhận xét:
Từ bảng 4.5, 4.6 và biểu đồ 4.5 cho thấy, nhìn chung ở các nghiệm thức thí nghiệm sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật dưới dạng phân bón lá có phối trộn chất nền NPK, thời gian hình thành chồi rút ngắn hơn so với các nghiệm thức thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trực tiếp, cụ thể:
Nghiệm thức B1 thời gian hình thành chồi là 14,87 ngày (rút ngắn nửa ngày so với A1).
Nghiệm thức B2 thời gian hình thành chồi là 12,92 ngày (rút ngắn gần 2 ngày so với A2).
Nghiệm thức B3 thời gian hình thành chồi là 10,33 ngày (rút ngắn 2 ngày so với A3).
Nghiệm thức B4 thời gian hình thành chồi là 11,53 ngày (rút ngắn hơn 2 ngày so với A4).
Nghiệm thức B5 thời gian hình thành chồi là 12,37 ngày (rút ngắn gần 3 ngày so với A5).
Nghiệm thức B6 thời gian hình thành chồi là 15,33 ngày (rút ngắn 1 ngày so với A6).
Các nghiệm thức B7, B8, B9 và B10 nhìn chung thời gian hình thành chồi đều sớm hơn các nghiệm thức A7, A8, A9 và A10 từ 1 đến 2 ngày.
Như vật, các chồi trong thí nghiệm B sinh trưởng và phát triển nhanh hơn các chồi trong thí nghiệm A.
Kết quả này cho thấy việc sử dụng phối trộn chất nền với các chất điều hòa sinh trưởng thực vật làm tăng khả năng hấp thu qua mô lá cây chè, tăng tác dụng kích thích đối với khả năng hình thành chồi chè. Trong khi đó việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp lên cây chè có thể gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chồi chè. Đặc biệt ở nồng độ cao, việc sử dụng các chất điều hòa trực tiếp còn gây hại đến cây, chúng làm kéo dài thời gian hình thành chồi (chậm hơn khoảng 4 ngày so với đối chứng), các chồi thường bị biến dị, hình dạng bất thường, không có khả năng sinh trưởng và nhanh chóng chết đi không cho thu hoạch.
Trong khi đó, ở các nghiệm thức thí nghiệm B, các chồi ở các nghiệm thức sử dụng BAP với liều lượng cao, thời gian hình thành chồi có chậm hơn (khoảng 2 ngày so với đối chứng), nhưng số chồi biến dị, bất thường ít hơn so với thí nghiệm A. Các chồi này thường phát triển không đồng đều, có những chồi phát triển nhanh hơn các chồi còn lại, có những chồi còi cọc. Tuy nhiên, chúng không bị chết và vẫn tăng trưởng và cho thu hoạch (tuy nhiên sản lượng và chất lượng giảm sút).
Điều này cho thấy việc sừ dụng chất nền NPK phần nào hạn chế tác động bất lợi của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật ở liều cao lên mô chè.
4.3.2. So sánh ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp với việc phối trộn chất điều hòa với chất nền NPK lên số lượng chồi thu hoạch.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng phun trực tiếp lên cây chè đến thời gian hình thành chồi.
Nghiệm thức
Số lượng chồi thu hoạch (chồi/cây)
A0
170,9± 2,25
A1
172,1± 1,35
A2
180,7± 1,52
A3
203,1± 4,31
A4
190,3± 3,39
A5
173,8 ± 2,87
A6
171,0± 4,23
A7
11,4± 1,21
A8
3,6± 0,78
A9
0
A10
0
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng có phối trộn chất nền NPK dưới dạng phân bón lá phun lên cây chè đến số lượng chồi thu hoạch.
Nghiệm thức
Số lượng chồi thu hoạch (chồi/cây)
B0
172,4± 1,28
B1
175,0± 1,23
B2
186,4± 3,12
B3
215,4± 5,18
B4
206,6± 2,38
B5
188,8 ± 1,47
B6
173,8± 2,28
B7
151,4± 3,28
B8
151,6± 4,28
B9
147,4± 2,48
B10
149,4± 2,25
Biểu đồ 4.6. So sánh số lượng chồi thu hoạch ở thí nghiệm phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật trực tiếp lên cây chè với thí nghiệm phun chất điều hòa dưới dạng phân bón lá phối trộn chất nền NPK.
Nhận xét:
Từ bảng 4.7, 4.8 và biểu đồ 4.6 chúng tôi nhận thấy, nhìn chung ở các nghiệm thức thí nghiệm sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật dưới dạng phân bón lá có phối trộn chất nền NPK, số lượng chồi thu hoạch tăng đáng kể so với các nghiệm thức thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trực tiếp, cụ thể:
Nghiệm thức B1 số lượng chồi thu hoạch là 175,0 chồi/cây (tăng 2,9 chồi/cây so với A1).
Nghiệm thức B2 số lượng chồi thu hoạch là 186,4 chồi/cây (tăng 5,7 chồi/cây so với A2).
Nghiệm thức B3 số lượng chồi thu hoạch là 215,4 chồi/cây (tăng 12,3 chồi/cây so với A3).
Nghiệm thức B4 số lượng chồi thu hoạch là 206,6 chồi/cây (tăng 16,3 chồi/cây so với A4).
Nghiệm thức B5 số lượng chồi thu hoạch là 188,8 chồi/cây (tăng 15 chồi/cây so với A4).
Nghiệm thức B6 số lượng chồi thu hoạch là 173,8 chồi/cây (tăng 2,8 chồi/cây so với A6).
Các nghiệm thức B7, B8, B9 và B10 có số lượng chồi tăng đột biến so với A7, A8, A9 và A10 từ 140 đến149,4 chồi/cây. Điều này là do trong các nghiệm thức của thí nghiệm A (từ A7 đến A10), các chồi trong quá trình hình thành hầu hết đều bị biến dị, hình dạng chồi bất thường, khả năng sinh trưởng và phát triển rất kém và thường chết đi, cho nên không cho thu hoạch.
Như vật, các chồi trong thí nghiệm B có sức sống tốt hơn các chồi trong thí nghiệm A.
4.4. Kết luận
Tóm lại, khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để xử lý rút ngắn thời gian hình thành chồi và tăng sản lượng chồi thu hoạch chúng ta nên sử dụng dưới dạng phối trộn với chất nền NPK để tăng khả năng hấp thu các chất này vào mô chè, hạn chế tác dụng bất lợi của các chất này đến mô.
Qua quá trình thực nghiệm và chăm sóc trên cây chè, chúng tôi thấy rằng đặc tính sinh trưởng của cây chè rất khác so với các loại cây rau ăn lá khác. Các loại cây rau màu đặc biệt là các loại cây lấy thân và lá như rau muống, mồng tơi, rau dền, rau cần… đều rất nhạy cảm với các chất điều hoà sinh trưởng thực vật. Chúng thường có phản ứng rất nhanh và rất nhạy cảm với các chất điều hòa sinh trưởng ngay cả với những nồng độ rất thấp từ 1-5 mg/l chúng đã có những biểu hiện rất rõ ràng như hơi héo rũ, lá cụp lại hay vươn lên rất nhanh chỉ sau khoảng 24h. Nhưng đối với cây chè, mặc dù số lượng lá rất lớn, bề mặt tiếp xúc lớn nhưng chúng lại phản ứng chậm với các chất điều hòa sinh trưởng, chúng gần như không có biểu hiện gì bên ngoài sau 24h sử dụng thuốc. Khác với rau màu, cây chè cần thời gian khá dài có khi phải 3-5 ngày mới có biểu hiện rõ nét mà ta có thể quan sát được. Cây chè có khả năng chịu được chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ cao có thể lên đến hàng trăm mg/l dung dịch.
Hình 4.6. Rau cháy lá do chất điều hòa Hình4.7. Cây chè sau khi xử lý chất điều hòa
sinh trưởng thực vật ở nồng độ cao sinh trưởng ở nồng độ cao vẫn bình thường
Thời gian phát sinh và phát triển của chồi non khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật có thể được rút ngắn rất nhiều. Một lứa chè trung bình kéo dài 35 ngày kể từ khi thu hái (lần trước), nhưng nếu có sự can thiệp của chất điều hòa sinh trưởng cộng với chế độ chăm sóc, canh tác hợp lí, có thể rút ngắn lại còn 27-30 ngày. Năng suất thu hoạch tăng từ 20-30%. Việc này rất có ý nghĩa đối với người sản xuất, nếu chăm sóc tốt mỗi năm có thể tăng thêm một vụ thu hoạch.
Các chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ quá thấp 100 mg/l thì chúng lại gây độc, thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển, làm cho cây bị héo úa, cháy lá và thậm chí còn có thể chết cây.
Auxin và cytokinin khi sử dụng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tính toán cẩn thận, chỉ sử dụng ở nồng độ rất phù hợp (phải nghiên cứu thực nghiệm cho từng đối tượng cụ thề), vì các đáp ứng của cây trồng đối với các chất điều hòa sinh trưởng là rất khác nhau, thậm chí trên từng bộ phận mô của cùng một loài cũng đã khác nhau và cách thức xử lý khác nhau cũng mang lại hiệu quả khác nhau. Ngược lại các chất gibbereline (GA3) lại tỏ ra rất dễ chịu đối với cây trồng ở ngoài đồng ruộng, phần lớn các loại cây đều có khả năng sử dụng GA3 tốt.
Ví dụ: người ta sử dụng GA3 với nồng độ 100-200 mg/l để kích thích tạo hoa đực, với nồng độ 200-300 mg/l để kích thích tạo hoa cái.
Tỉ lệ tối ưu auxin/cytokinin trong quá trình phát sinh và phát triển của chồi non giao động trong khoảng 1/5- 1/20. Thông thường đối với cây chè là 1/10.
Quá trình phát sinh chồi non chỉ thể hiện mạnh mẽ nhất sau 10 ngày kể từ ngày thu hoạch lần trước, giai đoạn trước đó gần như cây rơi vào tình trạng ngủ, các quá trình sinh lý và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra rất chậm. Ở giai đoạn này khả năng kháng sâu bệnh của cây kém, dễ bị sâu bệnh xâm nhập và đẻ trứng.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.1.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch.
5.1.1.1. Thí nghiệm 1.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên thời gian hình thành chồi.
Việc sử dụng BAP ở nồng độ thích hợp có tác dụng kích thích quá trình tạo mới chồi và rút ngắn thời gian hình thành chồi, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp và đồng đều.
Nghiệm thức A3 (BAP 10 mg/l + NAA 1mg/l + GA3 2mg/l) cho thời gian hình thành chồi non tối ưu nhất trên cây chè sau thu hoạch.
Ngưỡng gây ức chế của cytokinin BAP đối với cây chè là khoảng từ 70 mg/l trở lên.
Tỉ lệ auxin/cytokinin (NAA/ BAP) tối ưu cho quá trình tạo chồi là: 1/10.
5.1.1.2. Thí nghiệm 1.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch.
Việc sử dụng BAP ở nồng độ thích hợp có tác dụng kích thích quá trình tạo mới chồi, rút ngắn thời gian tạo chồi và tăng số lượng chồi thu hoạch, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp, đồng đều và dễ thu hái.
Nghiệm thức A3 (BAP 10 mg/l + NAA 1mg/l + GA3 2mg/l), cho số lượng chồi lúc thu hoạch là tối ưu nhất trên cây chè.
Khi tăng nồng độ BAP lên khoảng 50 mg/l đến 60 mg/l thì số lượng chồi ở giai đoạn thu hoạch sụt giảm nghiêm trọng, các chồi có biểu hiện bất thường (cọng chè thường ngắn, sần sùi, lá nhăn nheo, đọt thui chột, cứng và có màu xanh đậm).
Khi tăng nồng độ BAP lên khoảng 70 mg/l trở lên, thì ức chế quá trình hình thành và tăng trưởng của chồi làm chết chồi dẫn đến ở giai đoạn thu hoạch số lượng chồi bằng 0.
5.1.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch.
5.1.2.1. Thí nghiệm 2.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè.
Việc sử dụng BAP với liều lượng thích hợp khi bổ sung vào chế phẩm phân bón lá có chứa chất nền NPK thích hợp có tác dụng tăng cường quá trình tạo mới chồi và rút ngắn thời gian hình thành chồi, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp và đồng đều do chất nền NPK giúp cho các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được hấp thu vào lá tốt hơn dạng phun trực tiếp chất điều hòa sinh trưởng không phối trộn với chất nền. Hơn nữa, việc phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng với chất nền còn hạn chế tác động xấu của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến cây chè.
Nghiệm thức B3 (khối lượng chất nền NPK 5 kg + NAA 5 g + GA3 10 g + BAP 50 g) cho khả năng hình thành chồi non tối ưu nhất trên cây chè sau thu hoạch.
Ngưỡng BAP gây kéo dài thời gian hình thành chồi trên cây chè là khoảng từ 300 g trở lên.
5.1.2.2. Thí nghiệm 2.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên số lượng chồi chè thu hoạch.
Việc sử dụng BAP ở các liều lượng thích hợp khi bổ sung vào chế phẩm phân bón lá có chứa chất nền NPK có tác dụng gia tăng số lượng chồi thu hoạch.
Nghiệm thức B3 (khối lượng chất nền NPK 5 kg + NAA 5 g + GA3 10 g + BAP 50 g) cho số lượng chồi thu chè thu hoạch là nhiều nhất (215,4 chồi/cây).
Với liều lượng từ 250 đến 400 g BAP làm sụt giảm số lượng chồi chè thu hoạch.
Cùng một chế độ dinh dưỡng, nếu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng với liều lượng thích hợp thì năng xuất thu hoạch chè tăng từ 20-30%.
5.2. Kiến nghị
– Vì quá trình thực hiện đồ án trong khoảng thời gian ngắn, các điều kiện thiết bị thực nghiệm chưa thật sự đầy đủ nên còn nhiều vấn đề liên quan vẫn chưa giải quyết hết được.
– Cũng chính vì thời gian và điều kiện thực hiện đề tài còn hạn chế nên chưa khảo sát được trên diện rộng, do vậy cần khảo sát nghiên cứu trên nhiều giống chè cành ở các vùng khác nhau trước khi đưa ra ứng dụng rộng rãi trên đối tượng cây chè.
– Cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của tuổi các vườn chè đến khả năng phản ứng với các chất điều hòa sinh trưởng thực vật.
– Để có được một kết quả đáng tin cậy hơn, ta cần chọn được một địa điểm thực thực hiện thuận lợi hơn: thổ nhưỡng tốt, đồng nhất, cây chè phát triển đồng đều khoảng cách giữa các cây đồng đều.
– Cần tiến hành thu thêm số liệu về chiều dài chồi (cm), đường kính lá (cm), số lá trên một cọng chè, giải phẫu lát cắt dọc thân chồi, trọng lượng tươi (g/chồi), trọng lượng khô (g/chồi), ... để đi đến những kết luận chính xác, khoa học và thuyết phục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Dương Công Kiên (2003), Nuôi cấy mô thực vật II, NXB Đại học quốc gia TP. HCM
2. Đặng Xuyến Như, Hoàng Thị Kim Hoa và cộng sự (1997).Nghiên cứu nhân nhanh giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào (Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ)
3. Đỗ Ngọc Quý (2003), Cây Chè: Sản Xuất - Chế Biến - Tiêu Thụ, NXB Nghệ An.
4. Giáo trình sinh lý thực vật – GS.TS Hoàng Minh Tấn, GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, PGS.TS Vũ Quang Sáng –NXBNN 2006
5.Nguyễn Thị Kim Linh, 2005. Đề cương thực hành môn Sinh lý thực vật. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Hữu Bình. Kế hoạch phát triển bông đến 2005-2010 và những giải pháp chủ yếu. 2001. Công ty Bông Việt Nam. Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam
7. Trần Văn Minh (1999), Giáo trình Công nghệ sinh học Thực vật, Viện sinh học nhiệt đới
TÀI LIỆU TIẾNG NƯỢC NGOÀI
8. Edwin F. George (1993), Plant Propagation by Tissue Culture, part 1, Exegetics Ltd., Edington, Wilts. BA13 4QG, England
9. Sether, D. M., and Hu, J. S., 2002. Closterovirus infection and mealybug exposure are necessary for the development of mealybug wilt of pineapple disease. Phytopathology, 92: 928-935.
10.Sether D. M., Melzer M. J., Busto J., Zee F., HU J. S., 2004. Diversity of Pineapple mealybug wilt associated viruses in pineapple. Phytopathology 94: 1031. Publication no. P-2004-0803-Ama.
11.Sether D. M., Melzer M. J., Busto J., 2005. Diversity and Mealybug Transmissibility of Ampeloviruses in pineapple. Plant Dis. 89:450-456.
12. Umbeck P. 1985. Genetically transformed cotton (Gossypium hirsutum L.) plants. Biotechnology 5: 263-266.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- OK.doc