Đồ án Vấn đề thu quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp

Qua việc nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động của công tác thu bảo hiểm xã hội cho thấy công tác thu bảo hiểm xã hội đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tồn tại và phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, hình thành quỹ bảo hiểm xã hội độc lập và chi trả các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy vấn đề tạo cho quỹ bảo hiểm xã hội luôn tăng trưởng, ổn định là một vấn đề được đặt lên hàng đầu trong ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể là tăng thu bảo hiểm xã hội. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và Nhà nước, sự cố gắng nỗ lực của bản thân ngầnh bảo hiểm xã hội Việt Nam.

doc47 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Vấn đề thu quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức được việc thực hiện nguyên tắc có đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội là việc làm cần thiết và hoàn toàn phù hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội. - Việc triển khai công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội đã tạo được niềm tin cho người lao động, cũng thông qua công tác này bảo hiểm xã hội của các tỉnh, thành phố đã phát hiện kịp thời các trường hợp khai giảm số lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động, tạo điều kiện truy thu một số lượng lớn tiền đóng bảo hiểm xã hội còn nợ đọng. - Chỉ thị 15/CT ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đã có tác dụng rất tích cực trong việc thúc đẩy sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo hiểm xã hội, đặc biệt là trong công tác thu. ở hầu hết các địa phương việc thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội đã được qui định là một trong các tiêu chuẩn cơ bản để xét danh hiệu chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh và các hình thức khen thưởng khác. Kết quả nổi bật về công tác thu bảo hiểm xã hội trong những năm qua là số lao động tham gai và số thu bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, mặc dù các kinh doanh trong và ngoài nước có những tác động không thuận lợi tới công tác thu. Thu bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ khi thành lập đến nay các đơn vị trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai tích cực công tác thu bảo hiểm xã hội, đạt được những thành tích rất đáng phấn khởi. Kết quả công tác thu năm sau cao hơn năm trước đã khẳng định tính tất yếu của sự ra đời và đảm bảo cho sự tồn tại của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong đó công tác thu bảo hiểm xã hội ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng đã đạt được những kết quả bước đầu. Thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn được quan tâm vì số lao động làm việc trong khu vực này chiếm tỷ trọng lớn so với tổng số lao động làm việc trong cả nước. Từ khi bắt đầu hoạt động, bảo hiểm xã hội Việt Nam .liên tục triển khai các cuộc hội thảo về thu bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh tại Trung ương và các tỉnh thành phố; phối hợp với các ban, nghành liên quan, tuyên truyền vận động các chủ sử dụng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động và người lao động nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gai bảo hiểm xã hội. Tính theo số liệu tổng hợp qua 2 năm 1997- 1998 cho thấy: 1997 1998 %1997so với tổng số cả nước 1998 Số đơn vị 2.358 triệu 3.147 triệu - - Số lao động 84.058 triệu 122.685 triệu 3,6% 3,7% Số đã thu 72.414 triệu 118.902 triệu 2,8% 3,6% Số nợ đọng 6.001 triệu 14.716 triệu - - (Nguồn tạp chí bảo hiểm xã hội số 2/2000) Như vậy, công tác thu bảo hiểm xã hội đối với khu vực ngoài quốc doanh, năm 1998 so với năm 1997 tăng 789 đơn vị, số lao động tăng 38.627 lao động, tổng số thu bảo hiểm xã hội năm 1998 so với năm 1887 tăng 46.488 triệu đồng bằng 64,2%. Song nếu so sánh với tổng số đơn vị ngoài quốc doanh thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội mới chỉ là con số rất nhỏ trên tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang hoạt động, số thu bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh so với tổng số thu bảo hiểm xã hội của toàn nghành còn thấp năm 1997 là 2,8% và năm 1998 là 3,6%. Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội còn cao so với tổng số bảo hiểm xã hội phải nộp, theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố đến quý 2/1999 tổng số DNNQD hiện đang tham gia bảo hiểm xã hội còn nợ 16.635 triệu đồng. Thu bảo hiểm xã hội ở một số tỉnh, thành phố. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội: Năm 1999 lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước không tăng do số lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nhiều, một số doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cổ phần, lao động giảm. số lao động do mở rộng sản xuất thu hút thêm không nhiều, khu vực liên doanh với nước ngoài do không tiêu thụ được sản phẩm, lao động giảm cùng với việc giảm tiền lương làm cho tổng quỹ lương của hai khu vực bị hạn chế dẫn đến hanj chế nguồn thu bảo hiểm xã hội so với tổng quỹ tiền lương. Trong khi đó khu vực doang nghiệp tư nhân tham gia đóng bảo hiểm xã hội tăng cùng với số lao động đi làm việc ở nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội và cán bộ xã phường hưởng sinh hoạt phí có đóng bảo hiểm xã hội đã làm cho số thu bảo hiểm xã hội năm 1999 đạt và vượt mức thu năm 1998. Đến cuối tháng 12/1999 Hà Nội có 381.632 người đăng ký danh sách tham gia bảo hiểm xã hội thuộc 4.126 đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn so với cuối tháng 12/1998 tăng 13.324 người. Kết quả thu cả năm đạt 456,561 tỷ đồng chia ra: Khối Số đơn vị Số người Số tiền thu được (tỷ đồng) Hành chính sự nghiệp 1.925 123.565 123,450 Doanh nghiệp Nhà nước 1.273 227.856 204,811 Văn phòng đại diện 205 1.130 22 Liên doanh 302 18.919 92,5 Tư nhân 268 6.781 7,3 Phường, xã hưởng SHP 146 1.917 1,5 Đi lao động nước ngoài 7 1.464 5 Cộng toàn thành phố 4.126 381.632 456,561 (Nguồn: báo cáo kết quả công tác năm 1999 và nhiệm vụ năm 2000 của BHXH TP Hà Nội) Nhìn chung việc đóng bảo hiểm xã hội đã được các đơn vị sử dụng lao động thực hiện khá hơn trước và trải đếu các tháng trong năm, song số đơn vị nợ hoặc đóng chậm vẫn còn nhiều. - Thu bảo hiểm xã hội doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở một số tỉnh, thành phố Qua hơn 3 năm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đói với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có chuyển biến đáng kể cả về lượng cũng như về chất. Người lao động làm việc thuộc khu vực này tham gia bảo hiểm xã hội mỗi năm một tăng. Quyền lợi và trách nhiệm về bảo hiểm xã hội giữa các bên: người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội từng bước được củng cố góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật. Trong đó, một số tỉnh, thành phố có nhiều biện oháp hữu hiệu quản lí thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh như: bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh phân cấp quản lí thu bảo hiểm xã hội doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho bảo hiểm xã hội quận, huyện. Do khu vợc kinh tế ngoài quốc doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh đông về số lượng đơn vị nhưng nhỏ về quy mô hoạt động, lại gắn kết với hoạt động quản lí Nhà nước ở cấp quận huyện nên bảo hiểm xã hội Thành phố chọn đơn vị hành chính xã, phường làm điểm để điều tra, quản lí. Một mặt, xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp với các ngành lao động thương binh và xã hội , liên đoàn lao động Thành phố, phòng kinh tế, thuế… để nắm được tình hình sản xuất, sử dụng lao động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặt khác, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội đến với người lao động. Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang ngay từ thàng 08/1996 đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ra chỉ thị về việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng trên 10 lao động. Trên cơ sở đó, bảo hiểm xã hội An Giang xây dựng các kế hoạch thực hiện, đặt ra mục đích, yêu cầu và các bước thực hiện. Bảo hiểm xã hội An Giang còn chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, huyện ban hành quyết định về tổ chức kiêm tra việc chấp hành Luật lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó nội dung trọng tâm là thực hiện chính sách thu nộp bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hải Phòng tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền địa phương, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành chỉ thị đối với tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đến tháng 07/1999 phải thực hiện thu nộp bảo hiểm xã hội và giao cho các cấp, các ngành kiểm tra đôn đốc thực hiện. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố khác cũng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy việc quản lí, đôn đốc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên kết quả thu bảo hiểm xã hội khu vợc kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay vẫn còn tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố lớn, cụ thể như biểu đồ sau: 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 0 TPHCM B dương Hà nội Q ninh đồngnai BR-VT LONGAN H phòng Cần thơ A GIANG 65803 55227 6290 11147 3331 4864 2846 1774 1129 5055 4956 2261 1591 4340 931 876 1342 726 2981 1554 Tỉnh, t phố Số LĐ tham gia BHxh(người) Số người tham gia bhxh năm 1997 Số người tham gia bhxh năm 1998 Bảng1: Số người tham gia BHXH ở 10 tỉnh, thành phố năm 1997 và 1998 836.656 52743.794 67867.491 3335.883 7439.692 5198.946 5891.451 820.611 3206.011 1472.318 2373.391 2039.398 2273.719 1942.466 2247.569 892.195 1429.589 633.848 1123.587 479.298 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 tphcm b dương hà nội q ninh đồng nai br-vt long an h phòng cần thơ a giang Số thu bhxh năm 1997 Số thu bhxh năm 1998 Số thu bhxh(nghìn đồng) Bảng2: Số thu BHXH ở 10 tỉnh, thành phố năm 1997 và 1998 (Nguồn:Tạp chí BHXH tháng 4/2000) Phân tích kết quả từ hai biểu đồ trên cho thấy, chỉ tính riêng 10 tỉnh, thành phố đã thu bằng 96,06% số thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của cả nước. Tổng số lao động tham gia 100.696 người chiếm 89,72% tổng số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 1997 mới có 2305 doanh nghiệp trong tổng số 24571 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội bằng 9,4%. Năm 1998 số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội có tăng lên là 3136 doanh nghiệp nhiều hơn so với năm 1997 là 831 đơn vị tăng 36%. Số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội ở cả 10 tỉnh, thành phố năm 1998 đều tăng hơn so với năm 1997. Đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng, tỉ lệ tham gia bảo hiểm xã hội năm 1998 so với năm 1997 là 192%, tiếp đến là tỉnh Cần Thơ 185% và Bình Dương là 177%. Về số thu bảo hiểm xã hội ở các tỉnh năm 1998 so với năm 1997 cũng đều tăng lên một cách đáng kể. Trong đó dẫn đầu là tỉnh Quảng Ninh tỉ lệ thu năm 1998 so với năm 1997 là 391% tăng gần 4 lần, sau đó là tỉnh Bình Dương tăng hơn 2 lần. Đây là một kết quả rất khả quan cho thấy việc thực hiện bảo hiểm xã hội ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là hợp lí và đúng đắn. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực kinh tế có lực lượng lao động không nhỏ và còn ẩn chứa nhiều tiềm năng. Vì thế cần phải tập trung nguồn lực để tạo ra bước phát triển vượt bậc, để mọi người lao động trong khu vực này đều được đảm bảo quyền lợi về tham gia cũng như được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Đó là hành động triển khai có hiệu quả nhất chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về bảo hiểm xã hội, đó cũng là việc làm góp phần tạo nên sự công bằng và an sinh xã hội. Công tác chi trả các chế độ Cùng với công tác thu, công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng thể hiện sự phát triển độc lập của quỹ bảo hiểm xã hội. Công tác chi cũng đã đảm bảo được an toàn, kịp thời, đủ số và tận tay đối tượng, bước đầu tạo được niềm tin đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Trong gâng 3 năm qua, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã chi trả cho các đối tượng số tiền lên tới 11.616.722 triệu đồng, trong đó chi từ ngân sách Nhà nước là 10.698.994 triệu đồng, chi từ quỹ bảo hiểm xã hội là 917.727 triệu đồng. Trong đó bảo hiểm xã hội các tỉnh thành phố đã chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội: 24.427.025 triệu đồng. Chi trả từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các đối tượng về hưởng bảo hiểm xã hội trước năm 1995 là 23.643.468 triệu đồng. chi từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng về hưởng bảo hiểm xã hội sau năm 1995 là 2.697.574 triệu đồng. chia ra các năm như sau: Kết quả chi trả lương hưu và trợ cấp Chi từ quỹ BHXH Tổng chi Chi từ NSNN 383.15 4771.053 4387.903 593.525 5756.618 5128.425 751.629 5880.054 5128.425 980 6081.759 5101.759 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 1996 1998 1999 Số tiền (tỷ đồng) Năm (Nguồn:báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của BHXH Việt Nam năm 2000) Nhìn chung chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các đối tượng về hưởng bảo hiểm xã hội trước năm 1995 ngày càg có xu thế giảm do số đối tượng giảm bình quân 2% hàng năm (khoảng 30.000 người). Ngoài ra, việc tăng giảm kinh phí chi trả bị phụ thuộc vào việc ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội như tăng tiền lương tối thiểu, giải quyết các trường hợp tồn đọng về chính sách bảo hiểm xã hội, tăng mức được hưởng của đối tượng… còn kinh phí chi từ quỹ bảo hiểm xã hội sẽ tăng dần qua từng năm do số đối tượng duyệt mới ngày càng tăng (năm 1997 số duyệt mới tăng so với 1996 là 111,3%, năm 1998 so với 1997 tăng 60,8% và năm 1999 so với 1998 tăng 71%) . Bên cạnh đó, tình hình chi trả chế độ ốm đau thai sản đến nay cũng tạo được những thành tựu bước đầu. Hầu hết các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đã nhận thức được và thích ứng được với cơ chế này. Ngoài ra, cơ quan bảo hiểm xã hội đã tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương để có những cải biến phù hợp, nhằm giúp cho việc thanh toán chế độ ốm đau, thai sản được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Cụ thể là: Tháng 10/1996, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ứng trước 22 tỷ đồng làm quỹ luân chuyển thanh toán 2 chế độ ốm đau, thai sản. Trên cơ sở đó, những đơn vị sử dụng lao động thực hiện tốt nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội được phép ứng trước kinh phí để chủ động chi trả sau đó mới quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội. Thường xuyên đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động khi có phát sinh các trường hợp ốm đau, thai sản cần chủ động thanh toán ngay với cơ quan bảo hiểm xã hội, không để tồn lại theo quý làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động. Việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo cơ chế mới dựa trên nguyên tắc có đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội đã làm thay đổi một cách cơ bản nhận thức của hàng triệu người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, làm cho chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, thực hiện đầy đủ trách nhiệm cơ sở và đảm bảo được sự công bằng giữa những người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ bảo hiểm xã hội. Như vậy, cần khẳng định rằng: đây là lần đầu tiên việc thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội cho người lao động đã được tập trung vào một đầu mối là cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam, chính thức hình thành được quỹ bảo hiểm xã hội tập trung, hoạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước, thực hiện theo nguyên tắc có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ mới được hưởng các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, góp phần làm giảm gánh nặng bọi chi cho ngân sách Nhà nước. Phạm vị và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã được mở rộng so với trước đây là không chỉ dừng ở số cán bộ công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước và các lực lượng vũ trang mà còn được áp dụng bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Đây chính là một trong những vấn đề tiên quyết trong sự hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. II. Một số hạn chế và khó khăn trong công tác thu bảo hiểm xã hội Bên cạnh những kết quả đã đạt được nói trên, hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam trong 5 năm qua cũng còn một số mặt hạn chế đó là: 1. Hạn chế về nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động Trong qúa trình hoạt động, do cơ chế quản lí bảo hiểm xã hội còn hết sức mới mẻ, khác với cơ chế bao cấp trước đây, nên bên cạnh những việc làm được, sau gần 3 năm hoạt động, việc tổ chức và thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội cũng nổi lên một số tồn tại, còn lúng túng cần sớm được khắc phục cả về nhận thức của xã hội cũng như quá trình tổ chức thực hiện. Hầu hết các ý kiến phát biểu tại Hội nghị liên ngành toàn quốc về công tác bảo hiểm xã hội đêù cho rằng: hiện nay, nhận thức của một số đông người lao động về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo cơ chế mới chưa được quán triệt đầy đủ ở các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Nguyên nhân chính của việc tồn tại này là do từ năm 1995 trở về trước, việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội diễn ra trong cơ chế bao cấp, người lao động thuộc biên chế Nhà nước mặc dù không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc có đóng nhưng mức đóng rất thấp vẫn được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội. Nay chuyển sang cơ chế mới theo luật định mọi người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội mới được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội như một lẽ đương nhiên. Bên cạnh đó thì công tác thông tin tuyên truyền còn quá hạn hẹp, quá ít ỏi, cán bộ làm công tác tuyên truyền còn yếu cả về số lượng và chất lượng. Điều này đã làm hạn chế một cách đáng kể sự hiểu biết và nhận thức của người lao động cũng như của toàn xã hội trong việc tự giác chấp hành các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, sự chủ động phối hợp của bảo hiểm xã hội với các ngành, các chưa đủ mạn. Bảo hiểm xã hội là một ngành mới thành lập hơn nữa về chính sách bảo hiểm xã hội liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và tất cả mọi người lao động rtong các thành phần kinh tế, do đó cần phải có sự quản lí hỗ trợ của các Bộ, ngành ở trung ương, sự phối hợp công tác giữa các ngành chức năng ở địa phương là rất cần thiết, đặc biệt là các ngành lao động thươn binh và xã hội, liên đoàn lao động, tài chính và kho bạc… 2. Tình trạng thất thu bảo hiểm xã hội Số thất thu bảo hiểm xã hội trên toàn quốc rất lớn, hàng năm số thất thu đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định ước tới gần 3000 tỷ đồng (cả khối kinh tế Nhà nước và tư nhâ), trong đó một số không ít các doanh nghiệp Nhà nước nợ đọng bảo hiểm xã hội lên tới 408 tỷ đồng. Nhu cầu chi bảo hiểm xã hội ngày càng lớn, số chi trả bảo hiểm xã hội dài hạn cho các đối tượng đến tuổi nghí hưu năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó, thu chi bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa có kế hoạch dài hạn, vẫn chỉ thực hiện thu đến đâu chi đến đó cho cả đối tượng bảo hiểm xã hội ngắn hạn lẫn dài hạn. Điều này dẫn đến thiếu hụt tiền chi bảo hiểm xã hội, không đảm bảo đời sống cho người lao động, nếu chúng ta không sớm có biện pháp để bảo toàn và phát triển vốn. Với tỉ lệ đóng góp như hiện nay, chắc chắn quỹ bảo hiểm xã hội không đảm bảo được về lâu dài. Theo kết quả tính toán của các chuyên gia ILO về tài chính nếu chúng ta vẫn giữ nguyên chính sách bảo hiểm xã hội như hiện nay (tỉ lệ đóng góp là 20%) thì chỉ đến năm 2030 là quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bị thâm hụt Chỉ tiêu/năm 1997 2000 2010 2020 2030 Số người đóng BHXH(ngàn người) 3110 3271 4406 5233 5897 Số người hưởng BHXH(ngàn người) 1790 1502 1739 1808 1867 -Hưởng trước 1995(ngàn người) -Hưởng sau 1995(ngàn người) -Thu BHXH (ngàn tỷ) -Chi BHXH (ngàn tỷ) -Chênh lệch thu-chi 1732 60 7,9 5,9 2,0 1635 167 11,6 8,7 2,9 1195 544 23,4 17,9 5,5 706 1102 35,1 33,4 1,7 290 1577 49,6 63,0 -13,4 (Nguồn: dự báo của chuyên gia ILO) Gánh nặng tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội ngày càng lớn bởi số người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ tăng chậm hơn so với tốc độ số người hưởng. Hơn nữa do tuổi thọ của dân số tăng lên, nên thời gian hưởng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ hưu của người thụ hưởng cũng sẽ dài hơn và làm cho chi phí của quỹ ngày càng lớn. Nếu như hiện nay tuôỉ thọ bình quân của nam giới ở nước ta là 63 tuổi và nữ là 67,5 tuổi thì đến năm 2020 tuổi thọ tương ứng là 70,4 và 75,4 và đến năm 2030 là 72,4 và 77,4. Điều này cho thấy nếu không có sự điều chỉnh lại chính sách thì quỹ bảo hiểm xã hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai. Mặt khác, tỷ lệ đóng góp và cơ cấu đóng góp hiện nay cũng có điều không hợp lí và không thể đảm bảo được lâu dài. Từ trước năm 1995, bảo hiểm xã hội vẫn được coi là một khoản thu chi theo cơ chế bao cấp của ngân sách Nhà nước, chỉ mấy năm gần đây, khi bảo hiểm xã hội được hình thành và được tổ chức dưới hình thức qũy bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách Nhà nước hoạt động theo nguyên tắchoạch toán kinh tế thì ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, trên thực tế bao cấp của Nhà nước vẫn còn rất lớn chiếm tới 3/4 tỷ lệ đóng góp của người lao động, trong khi bản thân người lao động chỉ đóng có 1/4 khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc. Điều này gây khó khăn cho việc cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trái với thông lệ chung của quốc tế là: bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động đóng một phần nhỏ, người lao động đóng một phần lớn, ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ thêm một tỷ lệ nhỏ. Điều này được thực tế biểu hiện bằng tổng chi đến 30/6/1998 là 14548,2 tỷ đồng thì ngân sách Nhà nước chi 13189,3 tỷ đồng chiếm 90,7% tổng chi còn quỹ bảo hiểm xã hội chỉ có 1358,7 tỷ đồng chiếm 9,3% quỹ BHXH Ngân sách NN Quỹ BHXH 1358,9tỷ Nsnn 13189,3Tỷ 90,7% 9,3% Trong đó ở Hà Nội, chi cho người hưu trí và trợ cấp thường xuyên trong 3 năm 1996-1998 lên đến 2218 tỷ đồng, trong khi các khoản thu bảo hiểm xã hội mới chỉ có 1080 tỷ đồng. ở Hải Phòng, số chi ra trong cùng thời kì là 809,3 tỷ đồng mà các khoản thu bảo hiểm xã hội chỉ có hơn 288 tỷ đồng. Như vậy, khoản trợ cấp của Nhà nước cho các khoản chi trước mắt là rất lớn, đó là chưa kể một bộ phận lớn người lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, Nhà nước cũng phải có trách nhiệm về đời sống của họ vì họ cũng là những tế bào trong xã hội, đảm bảo đời sống cho chính họ chính là bảo đảm cho một xã hội công bằng phát triển. 3. Hạn chế của công tác thu ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho các đối tượng bảo hiểm xã hội theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội trong đó có người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở các địa phương. Nhưng đến nay, chỉ tiêu thu bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp quốc phòng vẫn chưa được giao thành chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh. Vì không là chỉ tiêu pháp lệnh nên các địa phương có thể triển khai hoặc không triển khai công tác thu bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là đơn vị kinh tế nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa ổn định số đầu doanh nghiệp thì nhiều nhưng các yếu tố như: người lao động, địa bàn hoạt động… lại thường xuyên thay đổi, đó cũng là yếu tố gây tâm lý né tránh nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội của giới chủ lao động thuộc khu vực này. Người lao động ở đây lại ít hiểu biết về Luật lao động, chưa có khái niệm về bảo hiểm xã hội nên cũng không dám yêu cầu chủ thực hiện bảo hiểm xã hội cho mình. Mặt khác, Nhà nước, địa phương còn chưa quan tâm đúng mức đến khu vực này, chưa có chế độ kiểm tra, quản lí, xử lí cũng như những chế tài thoả đáng để đảm bảo nghĩa vụ cũng như quyền lợi của người lao động. Cho đến nay, bảo hiểm xã hội trên toàn quốc mới thực hiện được trên 10% đối tượng doanh nghiệp ở khu vực này, số lao động còn chưa được tham gia bảo hiểm xã hội lên tới hơn 86%, trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển, mở rộng cả về số đơn vị cũng như số người lao động trong một đơn vị. Kể từ năm 1993 thực hiện Nghị quyết 43/CP ngày 22/06/1993 của Chính phủ quy định tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội theo hướng tập trung, thực hiện về nhiệm vụ và quyền lợi cho mọi thành phần kinh tế, một số địa phương được giao thí điểm thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động khu vực ngoài quốc doanh. Nhất là từ khi có hướng dẫn thu ngoài quốc doanh số 729/BHXH của bảo hiểm xã hội Việt Nam, các tỉnh, thành phố càng tích cực đôn đốc hoạt động thu chi BHXH hơn. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn rất hạn chế. Một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… có số đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh cũng như các xí nghiệp liên doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài tương đối lớn (nếu chỉ kể các doanh nghiệp chính thức hoạt động thì ở Thành phố Hồ Chí Minh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 580 đơn vị-75000 lao động, cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh là 4700 đơn vị với hơn 100000 lao động. Thành phố Hải Phòng có hơn 450 đơn vị ngoài quốc doanh với hơn 46000 lao động. Hà Nội có hơn 1600 cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh…) nhưng công tác bảo hiểm xã hội quá yếu, còn nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa đăng kí danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thu bảo hiểm khu vực xã hội ngoài quốc doanh Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh ă Số người tham gia BHXH (nghìn người) ă Số tiền thu được (tỷ đồng) Nhìn vào số ở bảng liệu trên ta thấy: số thu bảo hiểm xã hội ở khu vực ngoài quốc doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng thực tế, tính đến tháng 12/1998, Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 2346 đơn vị ngoài quốc doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện tham gia đóng bảo hiểm xã hội chiếm gần 50% số đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh. Hải Phòng mới chỉ có95 đơn vị tham gia chiếm 20% số đơn vị khu vực này. còn ở đại đa số các tỉnh khác, hoạt động bảo hiểm xã hội gần như không đáng kể và chưa vươn tới được nhiều vùng nông thôn rộng lớn trên phạm vi cả nước. Tóm lại, bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh chưa đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Bảo hiểm xã hội mới chỉ đến với một nhóm đối tượng hạn hẹp và hoạt động bảo hiểm xã hội chủ yêú mới làm tốt ở một số tỉnh, thành phố lớn trong khi đó người lao động ở nông thôn, làm việc ở các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì hình thức thu hút chủ yếu vẫn chỉ là một số loại bảo hiểm thương mại, chưa có chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp (cả về phương thức thu-chi), để đảm bảo đời sống lâu dài của họ. Một bộ phận người lao động ở các liên doanh nước ngoài và hợp tác lao động ở nước ngoài có thu nhập cao cần có cơ chế thu chi bảo hiểm xã hội phù hợp. III. Nguyên nhân của việc thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội kém hiệu quả Bảo hiểm xã hội đã và đang được phát triển ở hầu khắp các nước trên thế giới vì mục đích cao cả là đảm bảo an sinh xã hội. ở Việt Nam sau gần 5 năm hoạt động, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được thì vẫn còn những tồn tại, khó khăn trong quá trình triển khai chính sách bảo hiểm xã hội. cụ thể là trong việc thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội, những tồn tại và khó khăn này là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: từ phía các doanh nghiệp -Trình độ hiểu biết pháp luật về chính sách bảo hiểm xã hội của chủ sử dụng lao động và lao động còn bị hạn chế. Mặc dù chính sách bảo hiểm xã hội theo cơ chế mới đã được thực hiện, nhưng mọi người lao động vẫn nghĩ mình được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội như một lẽ đương nhiên theo chính sách bảo hiểm xã hội cũ (trước 1995) mà không cần biết đến quy chế mới là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội (có đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội) mới được hưởng quyền lợi vè bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho công tác thông tin tuyên truyền chưa sâu, chưa rộng nên cả chủ sử dụng lao động và người lao động chưa hiểu rõ về nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó nhiều người cho rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội giống như mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm nhân thọ… Đây là một nhận thức sai lệch, chính từ nhận thức sai lệch đó, nhiều đơn vị đã thiếu quan tâm đến việc trích nộp bảo hiểm xã hội mặc dù khả năng của đơn vị này đủ sức thực hiện việc trích nộp đúng quy định, điều này dẫn đến nợ giả tạo. Những đơn vị thuộc dạng này tập trung ở các ngành điện, nước, hàng không, bưu chính viễn thông… -Việc trích nộp 20% bảo hiểm xã hội hàng tháng (trong đó doanh nghiệp 15%, người lao động 5%) nhiều doanh nghiệp cho là quá lớn, do đó đã trốn nộp bảo hiểm xã hội hoặc cố tình chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội để sử dụng trong sản xuất kinh doanh mà không chịu một biện pháp xử lý đáng kể nào. Nhiều doanh nghiệp từ chỗ ban đầu có ý định chiếm dụng một thời gian, nhưng rồi nợ luỹ kế tăng dần đến thời điểm số nợ quá lớn không còn khả năng thanh toán, đây là nguyên nhân khá phổ biến các doanh nghiệp thuộc dạng này tập trung ở các ngành giao thông và xây dựng. -Khủng hoảng tài chính ở các nước trong khu vực cũng là nguyên nhân khách quan đáng kể, nó trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Do sản xuất không ổn định, nhiều doanh nghiệp thiếu việc làm cho người lao động dẫn đến thua lỗ, thậm chí còn nợ cả tiền lương của người lao động thì việc nợ bảo hiểm xã hội cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên dạng doanh nghiệp này không có nhiều và chỉ có ở trong một số ngành như: du lịch, thương mại, dịch vụ… Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thu bảo hiểm xã hội là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp, vì đây là công việc hết sức mới mẻ, không những mớivề ngành bảo hiểm xã hội mà cả với mọi người khác, không những cả với người chủ sử dụng lao động mà còn đối với người lao động. Bên cạnh đó nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, của chủ sử dụng lao động còn mơ hồ. Lâu nay, suy nghĩ chỉ có những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh, trong các cơ quan đoàn thể… thuộc khu vực Nhà nước mới phải tham gia và hưởng thụ chế độ bảo hiểm xã hội, còn những người lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh thì không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội vốn đã ăn sâu trong cách nghĩ của người lao động khiến họ ít quan tâm đến quyềnlợi này. Do đó, khôbng dám đấu rteanh đòi người chủ sử dụng lao động phải đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội cho mình. Cá biệt còn có hiện tượng người lao động đã đóng dầy đủ 5% tiềnlương thàng của mình cho người chủ sử dụng lao động, nhưng họ không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà chiếm dụng làm vốn kinh doanh, gây nhiều vướng mắc cho việc xét hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chi họ. Còn nhiều chủ sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh néa tránh nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, hoặc cố tình đay dưa nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội, gay nhiều khó khăn cho công tác thu bảo hiểm xã hội. Hơn nữa chưa có một hành lang pháp lí đảm bảo cho thực hiện nghiêm túc việc thu nộp bảo hiểm xã hội của các đơn vị kinh doanh, khiến cho công tác thu bảo hiểm xã hội còn hết sức khó khăn. Bên cạnh đó việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng như việc hứng dẫn, giải đáp những thắc mắc của người lao động ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nhất là việc tình thời gian công tác có tam gia bảo hiểm xã hội chậm, không cụ thể, thủ tục hồ sơ nhiều… dẫn đến người lao động hoài nghi về chế độ bảo hiểm xã hội, thậm chí có tư tưởng cho rằng “Nộp bảo hiểm xã hội thì dễ, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của Nhà nước thì rất khó”, ảnh hưởng đến kết quả thu nộp bảo hiểm xã hội). 2. Từ phía ngành bảo hiểm xã hội và các cơ chế quản lí -Bảo hiểm xã hội là một ngành độc lập trực thuộc Chính phủ, có đủu thẩm quyền trong việc thực hiện cônbg tác thu, chi bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nhưng trong cơ chế quản lí còn thiếu một hành lang pháp lí cần thiết, không có một biện pháp chế tài nào để duy trì và thực hiện quá trình thu bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy mà niều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội một cách trái phép vẫn không hề bị xử lí. Nghị định 38/CP của Chính phủ quy định: “xử phạt hành vi trốn tránh trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội hoặc chậm nộp bảo hiểm xã hội” song thẩm quền xử lý thuộc về: thanh tra Nhà nước về lao động và UBND các cấp. Thực tế trong những năm qua, các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội hàng năm rấtphổ biến, nhưng việc kiểm tra xwr lý theo quy định tại Nghị định 38/CP của Chính phủ lại rất hạn chế. Điều này đã dẫn đến việc các doanh nghiệp trích nộp bảo hiểm xã hội chậm hoặc chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội. -Trong chức năng quản lí và giám sát hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội, một số ban, ngành có liên quan ở địa phương chưa có sự hỗ trợ cần thiết cho ngành bảo hiểm xã hội. Nhiều vần đề đặt ra trên cơ sở phối hợp thực hiện chưa thể hiện tính thống nhất cao và đồng bộ. Do đó không tạo được sức mạnh chung trong công tác quản lí của các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước đối với sự nghiệp bảo hiểm xã hội. -Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP Chính phủ mang đầy đủ tính nhân đạo và ưu việt, nhưng vẫn còn có những điều chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và người sử dụng lao động. Bên cạnh đó cơ chế thu , chi bảo hiểm xã hội cũng còn nhiều điều bất cập, chưa khoa học, chưa đáp ứng nhu cầu cải cách thủ tục hành chính, hiện nay ngành bảo hiểm xã hội đang từng bước khắc phục những hạn chế này. Tuy nhiên điều dó cũng làm cho người lao động và người sử dụng lao động thiếu tích cực chấp hành về quy định thu nộp bảo hiểm xã hội . Phần III Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và phương hướng trong thời gian tới I. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam 1. Đối cới chính sách và cơ ché tài chính - Lấy nguyên tắc hoạch toán độc lập với ngân sách, cân đối thu, chi làm căn bản trong các chính sách về bảo hiểm xã hội. Trên nguyên tắc này, cần xác định mức thu chi hợp lý trong từng giai đoạn, trên cơ sở dự báo và các yếu tố tác động như giá cả, khả năng đầu tư tài chính, xác định mức chi quản lí bộ máy tiết kiệm có hiệu quả. CHẳng hạn từ nay đến hết năm 2000 có thể duy trì tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 20%, đến năm 2005 có thể tăng lên 30%-35% quỹ lương (trong đó người lao động 40% người sử dụng lao động đóng 60%) và đến năm 2010 là 45%-50% (trong đó người lao động 50% người sử dụng lao động đóng 50%). Kiểm soát chặt chẽ thu, chi là hai khâu quan trọng nhất của hệ thống bảo hiểm xã hội. Công tác thu phải được hoàn chỉnh từng bước bằng việc theo dõi danh sách đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, biến động của đối tượng và mức đóng góp. Cần có ấac biện pháp đóng góp để khai thác nguồn thu, thu đủ và tập trung kịp thời số thu vào quỹ bảo hiểm xã hội, không để đọng lại ở các địa phương. Cần sớm ban hành bộ Luật về bảo hiểm xã hội quy định bắt buộc các bên tham gia phải đóng bảo hiểm xã hội đúng kì hạn và quy định chế tài phạt nếu chậm nộp theo quy định. -Bảo hiểm xã hội là một tổ chức thống nhất, nhưng quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ được quản lí theo cơ chế phân loại quỹ cho đúng tính chất của nó như quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sở dĩ như vậy là để chúng ta dễ quản lí dễ hoạch định các biện pháp đầu tư tăng trưởng cũng như xác định mức thu, chi hợp lý cho từng chế độ. Về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc chúng ta đã rõ, còn quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu xét về mặt tài chính, thì đó là cơ chế tự cân đối thu chi có nghĩa là người lao động đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao thì sẽ được hưởng lợi cao và ngược lại. Hiện nay bảo hiểm xã hội theo cơ chế tự nguyện còn rất khiêm tốn, nhưng về lâu dài vẫn có chính sách phát triển mạnh loại hình này. Nói cách khác, phải đa dạng hoá quỹ bảo hiểm xã hội với sự tham gia của nhiều quỹ bảo hiểm xã hội Nhà nước, bảo hiểm xã hội cổ phần và bảo hiểm xã hội tư nhân để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của bảo hiểm xã hội theo nhu cầu của người lao động trong điều kiện có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, ưu đãi về thuế và môi trường hoạt động bình đẳng. Do cơ chế tài chính khác nhau nên đói với từng chế độ bảo hiểm nên cần có tài khoản theo dõi riêng cho từng chế độ bảo hiểm . Không được sử dụng lẫn lộn quỹ này để bù đắp sự thiếu hụt của quỹ khác. Tăng cường công tác kiểm soát tài chính đối với quỹ bảo hiểm xã hội để đảm bảo an toàn tài chính, tiết kiệm chi tiêu và có hiệu quả kinh tế xã hội cao. 2. ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí nghiệp vụ bảo hiểm xã hội Công nghệ thông tin là một lĩnh vực đang phát triển rực rỡ trên thế giới hiện nay. Nó được áp dụng vào hầu hết trong các lĩnh vực kinh tế và đời sống. ở Việt Nam chúng tôi cũng đã phát triển nhưng chưa được phổ biến. Do đó áp dụng rộng rãi máy vi tính vào việc quản lí các hoạt động sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi vô cùng cần thiết đói với tất cả các công tai nạn, doanh nghiệp trong đó có ngành bảo hiểm . Bảo hiểm xã hội, mặc dù không phải là một ngành kinh doanh dịch vụ, nhưng việc quản lí các hoạt động cũng vô cùng phức tạp, bao gồm rất nhiều thông tin về người lao động: năm sinh, giới tính, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, mức lương… và về các đơn vị sử dụng lao động như: tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm xã hội, số tiền nợ đọng hoặc số nộp thừa bảo hiểm xã hội kỳ trước chuyển sang, số tiền nộp bảo hiểm xã hội kỳ này, số tiền bảo hiểm xã hội nợ hoặc thừa chuyển sang kỳ sau… đều được quản lí chặt chẽ trên máy vi tính. Vì vậy, bất cứ lúc nào cơ quan bảo hiểm xã hội cũng có thể tra cứu trên máy kiểm tra thông tin liên quan đến việc tham bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động.nhờ ứng dụng khả năng của máy vi tính, khai thác các chỉ tiêu cơ bản phục vụ quản lí thu đã làm giảm nhẹ gắng nặng đáng kể sức lao động thủ công trong hoạt động thống kê, báo cáo thu và nâng cao độ chính xác, kịp thời của công tác thống kê, báo cáo thu. Do có danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội danh sách tăng, giảm các quí, tình hình thu nộp bảo hiểm xã hội được nhập thường xuyên vào máy vi tính. ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí bảo hiểm xã hội đã thúc đẩy các đơn vị sử dụng lao động quan tâm đến việc báo tăng, giảm, điều chỉnh số người, mức lương tham gia bảo hiểm xã hội trong quý để các báo biểu cơ quan bảo hiểm xã hội in ra phản ánh kịp thời, chính xác tình hình thu nộp bảo hiểm xã hội của đơn vị. Nhờ quản lí chi trên máy vi tính, khi có sự biến động về chế độ bảo hiểm xã hội, việc tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo mức mới cho đối tượng được nhanh chóng, chính xác. Tuy còn có những hạn chế, nhưng do yêu cầu bức xúc của cộg việc đòi hỏi phải sớm đưa công nghệ thông tin vào quản lí bảo hiểm xã hội, từng bước hoàn thiện công tác quản lí nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trên máy đối với cả hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. 3.Thực hiện công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội. Đây là công việc nhằm nâng cao nhận thức về bảo hiểm xã hội của người lao động và chủ sử dụng lao động. Cụ thể: trước hết phải xác định rõ nội dung tuyên truyền. Phải tuyên truyền giải thích về bản chất, nội dung của chính sách bảo hiểm xã hội. Cần làm cho mọi người hiểu được bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi mất sức lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn để góp phần ổn định hoạt động đời sống cảu gia đình và bản thân, an toàn xã hội. từ đó, người lao động hiểu được bản chất nhân văn, nhân đạo của bảo hiểm xã hội họ có thể phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và các loại hình bảo hiểm thương mại khác. Mặt khác, cũng phải tuyên truyền giới thiệucho họ về nội dung các chế độ bảo hiểm xã hội khác mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh nội dung “Tham gia bảo hiểm xã hội vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của người lao động”. Trên cơ sở đó, họ nhận thức được việc tham gia bảo hiểm xã hội trước hết là vì quyền lợi của bản thân mình và cũng là nghĩa vụ việc mỗi người đã được pháp luật quy định. Do đói tượng tuyên truyền về bảo hiểm xã hội là người lao động và chủ sử dụng lao động nên phải sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau mới có thể phù hợp với nhận thức, tâm lí và trình đọ của họ. Việc nhận thức đúng đắn của n lao động và chủ sử dụng lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội đòi hỏi phaỉe tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội cả bề rộng lẫn chiều sâu của hoạt động này. Trước hết nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả trong công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội giữa bảo hiểm xã hội Việt Nam với các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống tổ chức công đoàn và các cơ quan có liên quan trong xã hội. Có như vậy, chúng ta mới có thể đạt được hệu quả như mong muốn. 4.Đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội -Việc dùng quỹ bảo hiểm xã hội tạm thời nhàn rỗi để tham gia đầu tư tăng trưởng cần phải đảm bảo được nguyên tắc an toàn, ghạn chế rủi ro đến mức thấp nhất và bảo toàn được quỹ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Không lấy mục tiêu lợi nhuận làm hàng đầu -Phải có quy hoạch và cân đối quỹ để tham gia đầu tư trong một khoảng thời gian hợp lí phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kì. Xác định tỷ lệ đầu tư vào mỗi lĩnh vực hợp lý để đảm bảo nguyên tắc an toàn và tránh rủi ro -Đa dạng hoá các loại hình đầu tư và công cụ đầu tư, kinh nghiệm cho thấy việc tham gia đầu tư bằng nhiều hình thức và vào nhiều đối tượng đầu tư sẽ góp phần giảm bớt rủi ro . -Chính sách đầu tư linh hoạt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong phân bổ quỹ đầu tư trong từng thời kì và cho pơhép đảm bảo mức thu nhập tương đối cũng như mức rủi ro chấp nhận đối với danh mục đầu tư trong từng thời kì xác định -Tỷ suất hay mức sinh lời dự kiến của các danh mục đầu tư và mức sinh lời làm cơ sở so sánh phải được tính toán và phân định ràng. Có thể chọn tỷ lệ lạm phát là mức tối thiểu dề so sánh mức bảo toàn vốn. 5.Giải pháp tăng thu đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh Để đảm bảo v thu nộp bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện tốt, phải thường xuyên đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ với các ba, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và các cấp uỷ Đảng, cũng như tuyên truyền sâu rộng về thu bảo hiểm xã hội và quyền lợi của người lao động khi thâm gia bảo hiểm xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho người lao động hiểu được Điều lệ bảo hiểm xã hội là một chính sách ưu việt của Nhà nước ta. Song song với công tác đó, cần tiến hành rà soát kiểm tra xác định chính xác số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số lao động, quỹ lương của những người lao động thuộc địa bàn mà họ quản lí. Trên cơ sở đó xác định chính xác số đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội để chuẩn bị tốt cho việc tiến hành thu bảo hiểm xã hội đối với họ. Nắm chắc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đăng kí tham gia bảo hiểm xã hội không những về số lao động, về sự biến động quỹ lương mà còn phải quan tâm đến cả tình hình hoạt động sản xuất của họ để có những đổi sách kịp thời giúp cho họ có thu nhập để đống đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Đây là một việc làm hết sức mới mẻ, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới tư duy trong việc “tiếp thị” bảo hiểm xã hội. Đẩy mạnh công tác thu bảo hiểm xã hội nghĩalà góp phần thực hiện quyền bình dẳng cho tất cả mọi người lao động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay đang thu hút rất nhiều lao động vào làm việc tại đó. II. Phương hướng đặt ra đối với công tác thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới Trên cơ sở, những định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước tới nawm 2010, bảo hiểm xã hội Việt Nam khâne trương trình Chính phủ thông qua chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2010 trong đó phải cụ thể từng mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình, theo hướng: 1.Mở rộng đối tượng tham gia Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc bảo đảm an toàn xã hội và tăng nguồn đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến các giải pháp để tăg số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội. ở nước ta, để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào thực tiễn và khả năng quản lí của ngành, phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 mõi năm tăng bình quân khoảng 1,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Đưa số người tham gia bảo hiểm xã hội ở diện bắt buộc từ 3,9 triệu người năm 1999 lên 6,5 triệu người năm 2005 và 9 triệu người vào năm 2010. Cùng với các biện pháp tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buọc, phải mở rộng thêm loại hình bảo hiểm xã hội tự nguện. Mục tiêu đến năm 2010 có số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 8 triệu người. Đưa tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (cả bắt buộc và tự nguyện) bằng 30% tổng số lao động của cả nước (hiện nay là 10%). 2. Giảm dần nguồn chi từ ngân sách Nhà nước, tăng nhanh tích luỹ của quỹ bảo hiểm xã hội để tiến tới quỹ bảo hiểm xã hội tự cân đối thu chi Do kế thừa việc thực hiện bảo hiểm xã hội trước đây nên hiện nay kinh phí chi bảo hiểm xã hội từ nguồn ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn so với số chi bảo hiểm xã hội, năm 1995 là 96,19% ,năm 1996 là 93,05% ,năm 1997 là 91,08%, năm 1998 là 88,13%. Bình quân mỗi năm giảm 3% nhưng vẫn còn rất cao. Từ nay đến năm 2010 nguồn chi từ ngân sách Nhà nước ngày càng giảm, vì đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng trước năm 1995 (hưu trí, mất sức lao động, tử tuất) mất dần. Dự báo đến năm 2010 kinh phí chi từ ngân sách Nhà nước còn lại 40% so với hiện nay. 3.Thực hiện các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội Thực hiện thêm các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội là thực hiện mục đích của an sinh xã hội , là tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền lợi cho người lao động Hiện nay có 5 chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội do bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lí, dự kiến trong giai đoạn 2000 đến 2010 mở rộng thêm chế độ trợ cấp thất nghiệp và thực hiện các chế độ trợ cấp khám chữa bệnh (bảo hiểm y tế) để quản lí được thống nhất có hiệu quả. 4.Xây dựng được một quỹ bảo hiểm xã hội ngày càng tăng Để thực hiện được mục tiêu tự cân đối thu chi quỹ bảo hiểm xã hội phải có nhiều biện pháp tăng nhanh nguồn thu của quỹ. Thu của quỹ trong giai đoạn 2000-2010 vừa phải đủ trang trải nguồn chi ngày càng tăng, nhưng đồng thời cũng phải có tích luỹ lớn. Căn cứ vào: -Số người dự kiến tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2000-2010 -Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bình quân một người của năm 1998, từ năm 2000 trở đi tính bù giá vào lương (tính bình quân tỷ lệ trượt giá 5%/năm) -Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội: chủ sử dụng lao động đóng 20%, người lao động đóng 6% (5% hiện hành +1% cho chế độ thất nghiệp) Dự báo tổng số thu và chi từ năm 2001-2010 là đơn vị:triệu đồng Năm Tổng số thu BHXH Tổng số chi BHXH Số dư 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 7.257.668 8.623.973 10.108.765 11.720.476 13.468.087 15.361.161 17.409.874 19.625.052 22.018.219 24.601.640 2.703.150 3.448.827 4.262.231 5.148.354 6.112.434 7.161.690 8.300.592 9.535.487 10.873.101 12.320.648 4.554.518 5.175.146 5.846.534 6.572.122 7.355.653 8.199.471 9.109.282 10.089.574 11.145.118 12.280.992 (Nguồn: chiến lược phát triển ngành BHXHVN đến năm 2010-BHXHVN) III. Một số kiến nghị Để hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản trong năm và chiến lược phát triển của ngành trong thời gian tới, bảo hiểm xã hội Việt Nam có một số kiến nghị sau: 1.Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đến sự nghiệp bảo hiểm xã hội Các hoạt động của bảo hiểm xã hội luôn luôn phải cần có sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Vì mục tiêu hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội là mục tiêu phục vụ con người vì lợ ích vật chất và tinh thần của mọi người. Mục tiêu đó suy cho cùng cũng chính là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và góp phần giữ vững thể chế chính trị của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt bảo hiểm xã hội Việt Nam là một ngành mới được thành lập, các chế độ chính sách chưa được hoàn chỉnh, cơ chế quản lí tài chính bảo hiểm xã hội cũng còn những vẫn đề chưa hợp lý, đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn và nghiệp vụ… tất cả những vấn đề đó bảo hiểm xã hội Việt Nam cần phải có sự chỉ đạo thường xuyên của Đảng và Nhà nước. 2.Sớm sửa đổi bổ sung một chế độ bảo hiểm xã hội Thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi điều kiện nghỉ hưu đặc biệt là độ tuổi nghỉ hưu biùnh quân hiện nay còn thấp. Vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách sử dụng lao động và chi phí từ qũy bảo hiểm xã hội. 3.Dành một khoản chi phí cho công tác thu bảo hiểm xã hội Công tác thu bảo hiểm xã hội co một ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành quỹ bảo hiểm xã hội, từng bước giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước để thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội. Việc thu bảo hiểm xã hội được thực hiện theo một quy trình từ việc lập danh sách số người và số tiền phải nộp bảo hiểm xã hội đến việc tuyên truyền, vận động, đôn đốc người sử dụng lao động và người lao động nộp tiền bảo hiểm xã hội theo luật định. Vì vâỵ, cần phải có khoản kinh phí để chi phí cho việc tổ chức thu nộp bảo hiểm xã hội và động viên, khuyến khích những cá nhân đơn vị thực hiện thu nộp bảo hiểm xã hội tốt. 4.Đầu tư phương tiện tin học, nối mạng trong tòan ngành bảo hiểm xã hội để quản lí các hoạt động bảo hiểm xã hội. Quản lí thu bảo hiểm xã hội, chi bảo hiểm xã hội, quản lí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, phục vụ công tác kế toán thống kê 5.Thành lập riêng công ty đầu tư tài chính bảo hiểm xã hội: có trách nhiệm chuyên trách giủp Tổng giám đốc công tác đầu tư tăng trưởng nguồn tích luỹ cho quỹ. Kết luận Qua việc nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động của công tác thu bảo hiểm xã hội cho thấy công tác thu bảo hiểm xã hội đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tồn tại và phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, hình thành quỹ bảo hiểm xã hội độc lập và chi trả các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy vấn đề tạo cho quỹ bảo hiểm xã hội luôn tăng trưởng, ổn định là một vấn đề được đặt lên hàng đầu trong ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể là tăng thu bảo hiểm xã hội. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và Nhà nước, sự cố gắng nỗ lực của bản thân ngầnh bảo hiểm xã hội Việt Nam. Danh mục tài liệu tham khảo [1] Giáo trình bảo hiểm – trường ĐHKTQD, nxb thống kê 2000 [2] Giáo trình bảo hiểm – trường ĐHTCKTHN, nxb tài chính 1999 [3] Hỏi đáp vè bảo hiểm xã hội- BHXH Thành phố Hà Nội 1999 [4] Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội –BHXH thành phố Hà Nội 1999 [5] Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2010-BHXH Việt Nam 1999 [6] Điều lệ bảo hiểm xã hội Việt Nam [7] Công ước 102 [8] Báo cáo và dự báo của chuyên gia ILO [9] Các báo cáo, tóm tắt, tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và bảo hiểm xã hội Việt Nam năm1999 và 2000 [10] Tạp chí Tài chính số tháng 3/1999 [11] Tạp chí BHXH tháng 3/1998, tháng3,4,5/1999, tháng 1,2,3,4,5,7/2000 [12] Tạp chí thông tin BHXH tháng 3/1998 [13] Nghị định số 12/CP ngày 26/05/1995 [14] Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35012.doc
Tài liệu liên quan