5.1.2. Các khoản chi phí
Chi phí thức ăn: 753.331.272 VNĐ.
Chí phí nái giống: 116.570.760 VNĐ.
Chi phí đực giống: 8.400.000 VNĐ.
Chi phí công lao động: 83.543.760 VNĐ.
Chi phí thú y: 85.883.000 VNĐ.
Chi phí sản xuất chung: 6.160.000 VNĐ.
Chi phí điện nước: 24.000.000 VNĐ.
Tổng chi phí trong năm 2008 là: 1.077.888.792 VNĐ.
5.1.3. Các khoản thu nhập
Thu từ lợn nái bán giống: 1.033.600.000 VNĐ.
Thu từ lợn đực bán giông: 34.200.000 VNĐ.
Thu từ lợn đực bán xuất khẩu: 244.902.000 VNĐ.
Thu từ lợn loại thải: 33.930.000 VNĐ.
Thu từ phân lợn: 7.200.000 VNĐ.
Tổng thu nhập trong năm 2008 là: 1.353.832.000 VNĐ.
5.1.4. Hiệu quả kinh tế
Như vậy trai kinh doanh có lãi: 275.943.208 VNĐ.
56 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại, nuôi đến 6 - 7 tháng tuổi phải cho ăn hạn chế để đến khi phối giống: khoảng 7,5 đến 8 tháng tuổi lợn đạt từ 100 - 110kg là vừa.
2.3.1.6. Thứ tự các lứa đẻ
Khả năng sản xuất của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau.
Lợn cái hậu bị ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ ổ thấp. Sau đó từ lứa thứ hai trở đi, số lợn con/ổ sẽ tăng dần cho đến lứa đẻ thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong sản xuất,người ta thường giữ vững số lượng con/ ổ các lứa từ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi, quản lý, chăm sóc sao cho đàn lợn mẹ không tăng cân quá mà cũng không gầy sút quá.
Giữ vững năng suất bằng cách kéo dài thành tích sinh sản của các lứa đẻ từ lứa thứ 6 cho đến lứa 10 sẽ có lợi nhiều là loại thải chúng đi để thay thế bằng đàn nái hậu bị. Nếu tăng số lợn nái hậu bị đẻ lứa 1 vào đàn nái sinh sản sẽ làm tăng giá thành 1kg lợn con cai sữa, làm giảm lợi nhuận của cơ sở chăn nuôi.
2.3.1.7. Kỹ thuật phối giống
Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng tới số lượng con/lứa. Chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Nên chú ý rằng, nếu lợn nái động dục kéo dài 48h, thì trứng sẽ tác dụng vào 8 - 12h trước khi kết thúc chịu đực. Tức là 38 - 40h sau khi bắt đầu chịu đực.
Cho phối giống quá sớm, hoặc quá muộn thì tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra trên ổ sẽ giảm sút nhanh chóng.
Đối với đàn lợn hạt nhân thì chỉ nên cho giao phối theo lối ghép đôi. Một lợn nái chỉ cho giao phối một lợn đực. Nhưng để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao và số lượng con trên ổ cao thì nên phối lặp. Đối với đàn lợn lai, sinh con thương phẩm thì có thể phối kép, tức là phối hai lần với hai đực giống khác nhau.
Khoảng cách thời gian giữa hai lần phối lặp và phối kép: từ 12 đến 14h cho lợn nái cơ bản. Đối với lợn cái hậu bị thời gian này khoảng 10 - 12h. Trong các kỹ thuật phối, ngoài các thao tác nghề nghiệp ra, điều cốt yếu là phải xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời điểm phối giống thích hợp có sự khác nhau giữa lợn nội và lợn ngoại, giữa nái cơ bản và nái hậu bị.
2.3.2. Nhân tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh có 2 loại:
Nhân tố tác động do tự nhiên thời tiết, khí hậu.
Nhân tố tác động do con người: chăm sóc, thụ tinh nhân tạo, cai sữa sớm, bổ sung các thức ăn cho lợn con
Nhân tố tác động do tự nhiên khí hậu: Yếu tố thời tiết tác động rất lớn đến khả năng sản xuất của lợn.
Nếu thời tiết bất lợi, quá nóng lực, quá lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe (bệnh tật) của nái do vậy làm tỉ lệ thụ thai không được tốt làm ảnh hưởng đến số con/ lứa, hoặc thai phát triển không tốt, lợn con sinh trưởng kém.
Đặc biệt với những giống lợn ngoại yếu tố ngoại cảnh tác động có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn.
2.3.2.1. Thức ăn
Thức ăn là yếu tố quyết định đến sự phát triển của lợn.Đặc biệt với lợn nái nó còn quyết định đến khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái quá béo thì làm giảm số trứng rụng, tỷ lệ thụ thai giảm, lượng sữa tiết ra ít. Nhưng nếu lợn quá gầy thì cũng ảnh hưởng đến số trứng rụng, khả năng nuôi thai và nuôi con.
Do vậy phải cho nái ăn, uống hợp lý trong từng thời kỳ.
* Lợn nái hậu bị
Kỹ thuật nuôi dưỡng cái hậu bị rất quan trọng để đưa lợn cái vào phối giống sớm đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con/ lứa nhiều.
Giai đoạn từ sau cai sữa cho đến 5 tháng tuổi cho ăn tự do để lợn phát triển hết mức. Từ tháng thứ 6 (Đối với lợn ngoại và lợn lai) phải cho tiếp xúc lợn đực vài ngày 1 lần để kích thích cho lợn cái động dục sớm.
Trước khi cho giao phối giống lứa đầu 1 tháng, cần phải cho lợn hậu bị ăn hạn chế để lợn không béo ảnh hưởng đến sinh sản.
Lợn hậu bị ngoại khi phối giống 7,5 - 8 tháng tuổi đạt trọng lượng 100 - 110kg là vừa, lợn nội khoảng 60kg còn lợn lai khoảng 80 - 90kg là vừa.
Từ cho ăn hỗn hợp thức ăn có chứa 18% protein thô và 3000Kcal ME/1kg thức ăn.
Từ 60 - 70kg, protein 15 - 16%, 2900 - 3000Kcal ME/1kg thức ăn trở lên cho đến khi phối giống lứa đầu, cho loại thức ăn hỗn hợp có chứa 14% protein thô và năng lượng trao đổi là 2900 Kcal ME/1kg thức ăn hỗn hợp (Theo Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt: Chăn nuôi lợn - 1996).
* Lợn chờ phối
Lợn cái chờ phối là lợn sau khi cai sữa lợn con. Nếu lợn mẹ hao hụt nhiều cân để phục hồi sức khỏe thì cho ăn theo tiêu chuẩn lợn hậu bị trước khi phối và lên cho ăn thức ăn xanh: các loại rau xanh, cho lợn ăn tự do để lợn phục hồi sức khỏe nhanh và sớm động dục lại.
* Lợn nái chửa
Lợn nái chửa trung bình là 114 ngày.
Quá trình phát triển của bào thai được chia ra như sau:
+ Thời kỳ phôi thai: Từ 1 - 22 ngày. Đây là thời kỳ phát dục mạnh.
Khi lợn động dục chỉ 1 bên buồng trứng có rụng trứng, và tinh trùng đi vào được thụ tinh ở 1/3 trên ống dẫn trứng.
Sau khi thụ thai 1 - 3 ngày, hợp tử sẽ chuyển vào bám ở 2 bên sừng tử cung:
Hợp tử lấy chất dinh dưỡng từ tế bào trứng và tinh trùng.
Mầm thai được hình thành sau 3 - 4 ngày. Lúc đầu mầm thai lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàn và tinh trùng. Sau đó hình thành màng, mầm thai lấy chất dinh dưỡng qua màng bằng thẩm thấu.
Túi phôi được hình thành sau 5 - 6 ngày, túi phôi chứa chất lỏng.
Màng ối hình thành sau 7 - 8 ngày. Màng ối chứa một lượng dung dịch lỏng lớn giúp cho phôi nằm thoải mái bên trong, dễ xê dịch, không va chạm với các cơ quan xung quanh. Thời kỳ này màng ối cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi: Protein, đường, mỡ, muối, caroren và là nguồn cung cấp nước quan trọng cho phôi. Vào cuối thời kỳ chửa màng ối giúp sinh đẻ dễ dàng.
Màng đệm hình thành sau 10 ngày. Mặt màng đệm có nhiều lông nhung để lấy chất dinh dưỡng từ mẹ truyền cho phôi.
Màng niệu: Hình thành sau 12 ngày chửa, chứa nhiều nước tiểu của phôi thai.
Thời kỳ này trọng lượng của phôi thai đạt từ 1 - 2g. Thời kỳ này dễ bị tiêu thai. Thức ăn hôi mốc, các hóa chất cũng dễ làm hỏng thai. Lợn mẹ cần yên tĩnh không đuổi đi lại xáo động mạnh.
Do vậy ở thời kỳ này cần phải đặc biệt chăm sóc cho lợn nái.
+ Thời kỳ tiền thai: từ 23 - 29 ngày.
Thời kỳ này bắt đầu hình thành nhau thai. Sự kết hợp giữa mẹ và con chắc chắn hơn. Đến ngày thứ 30 trọng lượng đã đạt 3g. Ngày thứ 39 đạt 6 - 7g chất dinh dưỡng chủ yếu lấy từ cơ thể mẹ.
+ Thời kỳ bào thai: 40 - 114 ngày.
Thời kỳ này trao đổi chất mãnh liệt, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ phận như lông, dạ dày, ruột, răng. . . hình thành đầy đủ các đặc điểm giống.
Bào thai phát triển rất nhanh nhất là 30 ngày trước khi sinh, đến cuối thời kỳ bào thai trọng lượng bào thai tăng gấp 600 đến 1300 lần.
Vì vậy nuôi dưỡng lợn nái ở thời kỳ cuối rất quan trọng. Nó quyết định trọng lượng sơ sinh.
Trong thực tế sản xuất để thuận tiện người ta chia ra làm 2 thời kỳ: chửa kỳ I từ khi thụ thai đến trước khi đẻ.
Chửa kỳ II: 1 tháng trước khi đẻ, 3/4 trọng lượng sơ sinh là phát triển ở chửa kỳ II.
Nhu cầu dinh dưỡng.
Protein chửa kỳ I: 90 - 100 protein/đơn vị thức ăn.
Protein chửa kỳ II: 100 - 110 protein/đơn vị thức ăn.
Hoặc hỗn hợp thức ăn có 13 - 14% protein thô, cân đối năng lượng cũng như axit amin, các loại vitamin: A, B1, . . và các nguyên tố khoáng như Ca, P và muối ăn.
2.3.2.2. Chăm sóc
Trong chăn nuôi thì việc chăm sóc quản lý rất quan trọng, đặc biệt là thời gian chửa.
Lợn nái chửa kỳ I phải cho vận động mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 giờ. Lợn vừa phối giống tuần đầu không cho vận động (sau giai đoạn phôi thai 1 - 22 ngày mới cho vận động).
Lợn chửa kỳ II cũng cho vận động nhưng thời gian vận động giảm đi 1 nửa.
Lợn nái sắp đến ngày đẻ không cho vận động 3 - 4 ngày trước khi đẻ. Cần phải đặt việc trợ sản lên hàng đầu.
2.3.2.3. Các bệnh thường gặp trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái
Trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nói riêng thì dịch bệnh là vấn đề quan tâm nhiều nhất. dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy việc phòng chống dịch bệnh là một vấn đề hết sức quan trọng, quyết định đến thành công của chăn nuôi.
Hiện nay có rât nhiều các nghiên cứu,các tài liệu về dịch bệnh xảy ra ở lợn. các tài liệu này không chỉ có ích cho các bác sĩ thú y mà nó còn có ích cho các nhà chăn nuôi, nó giúp cho các nhà chăn nuôi có thể chủ động phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần vào thành công trong chăn nuôi.
* Bệnh ỉa phân trắng
- Nguyên nhân:
+ Do gia súc non: sự phát dục của bào thai kém, do đặc tính sinh lí của bộ máy tiêu hóa gia súc non, trong 3 tuần đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, trong dịch vị chưa có HCL, hàm lượng hoạt tính của men Pepsin ít. Hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, tốc độ phát triển nhanh, sữa mẹ ngày càng giảm về chất lượng và số lượng.
+ Do gia súc mẹ: trong thời gian mang thai thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị bệnh, trong thời gian nuôi con không đủ chất dinh dưỡng, thay đổi khẩu phần ăn đột ngột... làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Con mẹ bị bệnh hoặc cho bú không điều độ.
+ Do ngoại cảnh: thời tiết thay đổi đột ngột, ẩm độ, nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp, gia súc bị cảm lạnh. Chuồng trại không hợp vệ sinh, máng ăn để thức ăn chua. Do mắc bệnh kí sinh trùng, do vi sinh vật gây bệnh đường ruột.
- Cơ chế sinh bệnh:
+ Các nguyên nhân gây bệnh tác động vào cơ thể làm ảnh hưởng tới nhu động tiết dịch của dạ dày: giảm nhu động và tiết dịch.
+ Trong dịch vị thiếu axit HCL, men Pepsin, Bimozin, làm cho vừa không tiêu tích lại dạ dày xuống ruột làm thay đổi độ pH ở ruột non. Vì vậy làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, hệ vi sinh vật ở ruột già lên ruột non làm thối rữa Protein ở đường ruột dẫn đến con vật đi ỉa chảy phân có màu trắng và mùi rất tanh thối.
+ Do cơ chế mất nước làm cho máu cô đặc lại, niệu lọc ở thận giảm dẫn đến bị nhiễm độc.
- Triệu chứng:
+ Lợn con hay mắc vào ngày thứ 5 - 25 ngày tuổi.
+ Trong 1 - 2 ngày đầu mắc bệnh lợn con vẫn bú và đi lại bình thường, phân táo bằng hạt đậu xanh nhạt màu sau đó giảm dần từ màu vàng sang màu trắng. Phân có bọt và chất nhờn mùi tanh khắm. Bệnh nặng lợn con bú ít và bỏ bú, ủ rũ, lông xù dựng lên, da nhăn nheo nhợt nhạt, đứng co ro một chỗ.
+ Sau 5 - 7 ngày kiệt sức, nhiệt độ thấp, nằm xuống co giật, đường huyết hạ thấp rồi chết. Nếu chữa khỏi thì chậm lớn, còi cọc.
* Bệnh ỉa chảy
- Nguyên nhân:
+ Do thức ăn: thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn giàu chất đạm, chất béo làm bộ mày tiêu hóa của lợn chưa thích ứng va chuyển hóa ngay được. Thức ăn bị nấm mốc, nhiều độc tố Alfflatosin. Thức ăn kém vệ sinh nhiều tạp khuẩn.
+ Do thời tiết: thay đổi đột ngột, trời quá nóng hặc quá lạnh do nền chuồng ẩm ướt.
+ Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng.
- Cơ chế sinh bệnh
+ Các nguyên nhân gây bệnh tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây xung huyết từng đoạn ruột, dịch viêm tiết ra đọng lại gây phản xạ, giảm nhu động ruột và giảm tiết dịch ruột, làm thức ăn không tiêu hóa được dẫn đến lên men làm tăng nhu động ruột gây ỉa chảy, cơ thể bị mất nước. Khi ỉa chảy lâu dân đến nhiễm trùng đường ruột gây viêm ruột.
+ Do ỉa chảy nặng làm trở ngại oxi hoá ở mô bào, máu đặc lại làm giảm niệu lọc ở thận gây nhiễm độc cùng với các sản phẩm thối rữa protein vào máu gây trúng độc.
- Triệu chứng:
+ Lợn không sốt hoặc sốt nhẹ, giảm ăn, đi ra phân ở trạng thái lỏng, phân có mùi thối, tanh và khắm. Con vật ủ rũ mệt mỏi, biếng ăn, lông xù, thường nằm lì một chỗ.
+ Lợn gầy đi nhanh chóng, đi xiêu vẹo, dựa tường, mắt lờ đờ. Nếu lợn khỏi thì còi cọc chậm lớn.
* Bệnh dịch tả lợn
- Đặc điểm của bệnh: là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và mạnh, gây nên nhiều vết loét đường tiêu hóa, xung huyết và xuất huyết các khí quản nội tạng.
- Mầm bệnh: do một loại virut gây lên, có hình cầu, kích thước từ 25 - 30mmm. Nếu virut ở trong máu gây ra bệnh thì thường bám vào hồng cầu. Virut có sức đè kháng cao, sống trong phủ tạng thối được 3 - 4 ngày, trong tủy sống được 15 ngày. Nhiệt độ 70 - 750C sau 1 giờ chết, 1000C sau 5 phút mới chết. Nhỏ hơn 00C sống được 3 - 6 tháng, ở nơi khô ráo sống được 3 năm.
- Dịch tễ học:
+ Loài mắc bệnh: lợn các giống và các lứa tuổi đều mắc.
+ Chất chứa mầm bệnh: trong máu, các tổ chức, phủ tạng, chất bài tiết (phân, nước tiểu...)
+ Đường xâm nhập: đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường niêm mạc (mắt, mũi, sinh dục...), qua vết thương ở ngoài da.
- Triệu chứng:
+ Thể quá cấp tính: bệnh xảy ra ở thời kì đầu của dịch, con vật sốt cao 41 - 420C da đỏ ửng lên, chết nhanh từ 1 - 2 ngày.
+ Thể cấp tính: con vật sốt cao 41 - 410C, sốt kéo dài, chỉ hạ xuống trước khi chết. Sau từ 1 - 5 ngày xuất hiện triệu chứng: con vật ủ rũ, kém ăn, viêm kết mạc mắt nặng, mắt sưng, chảy nước mắt đặc làm dính 2 mi mắt. Ở niêm mạc miệng: môi, lợi có nhiều vết loét phủ bựa vàng xám. Con vật có triệu chứng thần kinh đi lại siêu vẹo, bại liệt nửa thân sau, vẹo đàu, cử động hỗn loạn.
Hô hấp: con vật ho, khó thở, ngồi như chó để thở.
Tiêu hóa: lúc đầu đi táo sau chuyển ỉa chảy, phân thối màu xám hôi khó chịu. Sau 4 - 5 ngày, da xuất hiện những điểm xuất huyết lấm tấm bằng hạt đậu ở những chỗ da mỏng. Bệnh tiến triển 10 - 15 ngày, tỉ lệ chết rất cao, có trường hợp lợn đang trong giai đoạn táo đã chết.
+ Thể mãn tính: con vật ăn uống thất thường, gầy dần, con vật ỉa chảy liên miên, lúc táo lúc đi ỉa chảy. Da có vết đỏ hoặc hoại tử ở da vành tai, bệnh kéo dài 2 - 3 tháng, suy kiệt rồi chết.
- Bệnh tích: phủ tạng xuất huyết (ruột già, manh tràng, phổi, thận, thanh khí quản...). Thận xuất huyết ở lớp vỏ, hạch lâm ba sưng đỏ hoặc tím. Lách nhồi huyết ở phần rìa có hình răng cưa, phổi tụ máu, niêm mạc miệng có những nốt loét phủ bựa vàng. Niêm mạc ruột non, van hồi manh tràng có nốt loét hình cúc áo, não và màng não bị xuất huyết, bạch cầu giảm.
* Bệnh viêm phổi
Theo Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (Bệnh ngoại khoa gia súc - 1997) cho biết: bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh đối với gia súc non và gia súc già yếu. Khi mắc con vật có hiện tượng ho, khó thở, có thể sốt hoặc không sốt, trường hợp bệnh nặng con vật có thể chết.
-Nguyên nhân:
+ Do chấn thương cơ giới, do tác động cơ học, nhiệt độ tạo điều kiện cho vi trùng dễ xâm nhập.
+ Do gia súc bị nhiễm lạnh, gia súc được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém gặp điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột, gia súc bị hít phải một số khí độc với lượng lớn.
+ Do viêm lan từ một số khí quản bên cạnh: viêm thanh quản, viêm ngoại tâm mạc, thùy phế viêm.
+ Do kí sinh trùng ở phổi (giun phổi) hoặc do ấu trùng giun đũa di hành.
+ Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm: cúm, viêm hạch truyền nhiễm, lao, tụ huyết trùng, viêm họng truyền nhiễm.
-Triệu chứng:
+ Con vật mêt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao nhiệt độ lên đến 40 - 41,50C. Sốt lên xuống không theo quy luật, nếu viêm hóa mủ sốt rất cao.
+ Có hiện tượng đau ngực, thở nông, thở thể bụng, khi sờ nắn vào bụng gia súc tránh né.
+ Khi mới viêm gia súc thường nằm để bụng viêm lên phía trên, khi dịch viêm tiết ra nhiều gia súc thích nằm về phía bị viêm.
+ Gõ vùng ngực con vật có phản ứng đau.
+ Nghe vùng phổi: nếu viêm dính có tiếng phế mạc (tiếng cọ màng phổi). Nghe tim thấy tim đập nhanh và yếu.
+ Xét nghiệm nước tiểu: bệnh nặng có albunin liệu.
2.4. Các khoản thu chi trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn Móng Cái ngoài các yếu tố kinh tế về sinh sản còn có những yếu tố kinh tế khác như:
Các khoản chi phí cho chăn nuôi.
Các khoản thu được từ các sản phẩm trong chăn nuôi.
2.4.1. Các khoản chi phí phải trả trong chăn nuôi
2.4.1.1. Chi phí mua con giống
Là khoản chi phí ban đầu để làm nền tảng cho quá trình chăn nuôi, cũng như các ngành sản xuất khác chi phí cho con giống cũng chính là sự đầu tư vốn ban đầu, đây là khoản chi phí không thể thiếu đối với bất kỳ hình thức sản xuất nào, và trong chăn nuôi cũng không thể đi ngoài quy luật chung này.
2.4.1.2. Bố trí lao động
Để có thể chăn nuôi có hiệu quả chúng ta phải tiến hành bố chí phân công lao động sao cho hợp lý để công việc luôn được thực hiện có hiệu quả nhất.
Bố trí lao động là sự sắp xếp phân công từng công việc cụ thể với từng cán bộ công nhân viên cụ thể. Chính nhờ sự phân công từng công việc cụ thể cho từng người mà chúng ta dễ dàng quản lý và mỗi cán bộ công nhân viên sẽ làm tốt công việc được giao thay vì phải làm một lúc nhiều công việc mà hiệu quả mang lại không cao.
+ Chi phí tiền lương:
Là sự trả công lao động cho cán bộ công nhân viên trong thời gian họ lao động để làm lên sản phẩm trong chăn nuôi.
Tùy theo bản chất công việc của từng cán bộ công nhân viên mà chúng ta có mức tiền lương khác nhau.
+ Bảo hiểm xã hội:
Đây là hình thức phòng tránh rủi ro của cơ sở sản xuất đối với cán bộ công nhân viên, phòng trừ những lúc đau ốm. Đây là khoản bắt buộc đối với mỗi cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc tại cơ sở.
+ Trực ca 3 bảo vệ:
Đây là tiền trả cho thời gian làm việc thêm giờ của bảo vệ, hình thức này khuyến khích người công nhân làm công tác trông coi cở sở vào những ngày nghỉ.
+ Trực lợn đẻ:
Đây là khoản chi không thể thiếu đối với chăn nuôi lợn, vì công nhân viên ngoài giờ làm việc chính hàng ngày như cho ăn, uống, chăm sóc hàng ngày, chúng ta còn phải quan tâm tới thời gian lợn đẻ, trong thời gian này chúng ta cần phải tổ chức trực lợn đẻ để có thể giúp đỡ lợn nái trong thời gian lợn đẻ, tránh được lợn mẹ đè chết lợn con, và chúng ta có thể can thiệp khi lợn đẻ khó tránh hiện tượng nghẹt thai và chết lợn con ngay trong bụng mẹ.
+ Độc hại:
Là khoản tiền phụ cấp thêm cho cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc tại trại, khoản chi phí này được trả cho công nhân viên vì họ thường phải tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc khử trùng và các loại thuốc có hại cho sức khỏe khác.
+ Bảo hộ lao động:
Để đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên làm việc tại trại chăn nuôi chúng ta nên có các biện pháp phòng chống những độc hại cho người công nhân và cán bộ kỹ thuật, mặt khác đây cũng là biện pháp phòng bệnh cho lợn trong chăn nuôi tránh hiện tượng mang bệnh từ nơi này sang nơi khác. Do đó chúng ta phải chi một khoản tiền dành cho bảo hộ lao động.
Ngoài các khoản chi phí như trên trong chăn nuôi chúng ta còn phải chi cho những khoản khác như: Chi cho quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ khuyến học. v.v . . đây là hình thức khuyến khích đối với cán bộ công nhân viên làm việc trong trại.
2.4.1.3. Chi phí cho thức ăn
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, thức ăn là khoản không thể thiếu, lợn có phải ăn thì mới tồn tại được, đây là môt đặc điểm sinh lý không thể thiếu của động vật nói chung và của lợn nói riêng. Do đó chi phí cho thức ăn là điều không thể thiếu đối với mỗi cơ sở chăn nuôi.
Đối với trại chăn nuôi lợn Móng Cái các loại thức ăn được dùng cho các nhóm lợn như sau:
+ Cám 18A - Dùng cho lợn chờ phối + nái chửa kì I, kì II
+ Cám 18B - Dùng cho lợn nái nuôi con
+ Cám 18C - Dùng cho lợn đực giống, đực làm việc
+ Cám Pre - Dùng cho lợn con tập ăn, lợn cai sữa
+ Cám Starter - Dùng cho cái bán và lợn hậu bị từ 80 ngày đến chờ phối
Từ giá mua vào của những loại cám trên chúng ta xác định được chi phí cho các loại lợn theo các nhóm lợn được chia như sau:
Chi phí thức ăn cho lợn hậu bị:
Chi phí thức ăn cho lợn chửa: - Chửa kỳ 1
- Chửa kỳ 2
Chi phí thức ăn cho lợn nái nuôi con.
Chi phí thức ăn cho lợn nái chờ phối
Chi phí thức ăn cho lợn con từ khi cai sữa cho đến khi bán
2.4.1.4. Các khoản chi phí khác
+ Thuốc thú y:
Chi phí cho thuốc thú y là các khoản chi phí cho việc phòng và trị bệnh đối với công tác chăn nuôi, đây là yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc chăn nuôi, công tác thú y được làm tốt thì sẽ hạn chế được rất nhiều thiệt hại trong chăn nuôi, như vậy thì hiệu quả chăn nuôi sẽ cao hơn.
+ Chi phí cho phối giống
Bên cạnh những chi phí cho thú y ngành chăn nuôi còn phải chi phí cho các đợt phối giống cho các lợn nái tới thời kỳ phối giống, cũng như chi phí cho mua giống đây là chi phí không thể thiếu đối với ngành chăn nuôi.
+ Chi phí cho điện, nước phục vụ
Nhu cầu về điện nước là nhu cầu thiết yếu đối với chăn nuôi, lợn phải có điện để thắp sáng và sưởi ấm vào mùa đông và công tác làm mát vào mùa hè, nhu cầu về nước uống cũng là một nhu cầu rất lớn đối với chăn nuôi, nước cho vật nuôi uống, tắm mát.
+ Chi phí cho vật rẻ tiền:
Là các khoản chi phí cho các khoản sửa chữa nhỏ, những vật dụng thông thường trong chăn nuôi.
+ Khấu hao tài sản cố định.
+ Phân bố quản lý chi phí
Từ đó chúng ta tính được tổng cộng các chi phí phải trả cho chăn nuôi.
Công thức tính như sau:
Tổng chi phí = Chi phí mua giống + bố chí lao động + định mức thức ăn + các khoản chi phí khác.
2.4.2. Các nguồn thu chính trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái
+ Lợn cái hậu bị bán:
Đây là nguồn thu chính trong chăn nuôi, nhất là đối với trại chăn nuôi lợn Móng Cái
Lợn cái hậu bị thay thế:
Đây là những con lợn được chọn làm giống, thay vì phải nhập mua giống từ các cơ sở chăn nuôi khác trại đã tự chọn ra cho mình những con lợn con tốt nhất làm giống, biện pháp này vừa tiết kiệm lại vừa giúp cho cơ sở chăn nuôi nắm rõ được lý lịch đàn lợn nái một cách chính xác nhất, từ đó biết được thế hệ ông bà bố mẹ có tốt hay không thay vì phải nhập từ nơi khác mà không yên tâm về lai lịch của con giống.
+ Lợn thịt:
Đây là những con lợn đã hết thời gian sử dụng hoặc hiệu quae sử dụng không cao, như nuôi con hay chết hay bị bệnh, đẻ con không sai.
+ Lợn đực:
Đây là sản phẩm đi kèm đối với trại chăn nuôi lợn nái Móng Cái vì mục đích chính của cơ sở là sản xuất lợn nái giống do đó việc để lại nuôi dưỡng con cái là yêu cầu hàng đầu. Những con đực chỉ được nuôi khi lợn mẹ ít lợn nái mà không có lợn ghép đàn, những lợn đực này thường được nuôi rồi bán xuất khẩu, do đó đây cũng là một nguồn thu trong chăn nuôi lợn Móng Cái.
+Thu từ phân bón:
Phân bón là sản phẩm thu được từ quá trình đào thải trong chăn nuôi, hàng năm trại chăn nuôi cũng thu được một khoản tiền nhất định từ việc bán phân. Điều này cũng đóng góp thêm một phần vào thu nhập chính trong chăn nuôi.
+ Thu từ bao bì:
Bao bì là những sản phẩm còn thừa khi mua thức ăn cho gia súc, mặc dù không phải là sản phẩm mà cơ sở chăn nuôi sản xuất ra nhưng để hạch toán kinh tế một cách chính xác nhất chúng ta nên tính thêm vào đây khoản thu nhập này.
Từ đó chúng ta tính được các khoản thu chính từ chăn nuôi lợn Móng Cái
Thu nhập = Tổng các nguồn thu nhập từ chăn nuôi
Căn cứ vào các khoản thu và chi trong chăn nuôi chúng ta tính được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi.
Hiệu quả = Tổng thu nhập - tổng chi
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn Móng Cái.
Chăn nuôi lợn thì các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản chi phí nói chung là phụ thuộc phần lớn vào giá cả của thức ăn, tình hình dịch bệnh và phương pháp phòng ngừa dịch bệnh của cơ sở chăn nuôi, giá thuốc thú y. Còn các yếu tố khác cũng tác động đến nhưng mức độ tác động là không rõ rệt vì khả năng biến động về những chỉ tiêu này là hầu như không có, nếu có thì theo chu kỳ.
Ví dụ: Tiền lương chi trả cho cán bộ công nhân viên là hầu như không thay đổi, vả lại có thay đổi thì cũng theo chu kỳ vài năm mới tăng lương một lần. Do đó mức độ tác động là không đáng kể.
Bên cạnh đó các yếu tố ảnh hưởng tác động đến các khoản thu của chăn nuôi là tương đối rõ rệt, vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang có rất nhiều biến động, nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao, cho nên với việc chăn nuôi thường hay phải chụi ảnh hưởng tương đối lớn với sự biến động đó, mặt khác có rất nhiều giống lợn ngoại chất lượng cao đang dần chiếm lĩnh thị trường thịt lợn trong nước nên lợn nội sẽ gặp khó khăn hơn trong vấn đề đầu ra.
Do đó yếu tố tác động cơ bản đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi là yếu tố giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đàn lợn Móng Cái thuộc 2 nhóm giống MC3000 và MC15 được nuôi tại trại chăn nuôi lợn Móng Cái thuộc công ty chăn nuôi Hải Phòng.
Hai nhóm huyết thống lợn MC là MC3000 và MC15 thuần chủng được bộ môn di truyền - Giống vật nuôi, Viện Chăn Nuôi lựa chọn từ năm 1997 dựa trên tổng số 7 nhóm huyết thống của giống Móng Cái hiện có với đầy đủ thông tin (Công ty chăn nuôi Hải Phòng trại lợn giống Tràng Dụê có 4 nhóm). Mỗi nhóm có một đực đầu nhóm, tên của con đực được đặt tên cho nhóm. Sau khi phân tích số liệu, sử dụng chương trình PROC GLM (SAS, 1993) và DEREML (Meyer K., 1993) để xác định giá trị di truyền. Năm 1999 Bộ môn Di Truyền Giống vật nuôi đã chọn được 2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC3000 và MC15 là 2 nhóm tốt hơn hẳn 5 nhóm còn lại. Các kết quả nghiên cứu bước đầu đã được đánh giá xuất sắc tại Hội đồng khoa học Viện Chăn Nuôi năm 2000 và hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2001. Hai nhóm lợn MC3000 và MC15 này đã được chọn đẻ chọn lọc nghiên cứu nâng cao chất lượng. Với những kết quả đạt được trong quá trình chọn lọc, năm 2003, hai nhóm lợn MC3000 và MC15 đã đươc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá là một trong những giống cây con đạt chuẩn quốc gia .
3.2. Thời gian nghiên cứu: 02/2009 - 07/2009
3.3. Địa điểm nghiên cứu: trại chăn nuôi lợn Móng Cái thuộc thuộc công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp Hải Phòng.
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế sinh sản của đàn lợn Móng Cái tại Công ty
Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi phối giống lứa đầu
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Số con sơ sinh sống
Số con đẻ nuôi/ổ
Số con cai sữa/ổ
Khối lượng cai sữa/con
Khối lượng sơ sinh
3.4.2. Đánh giá các khoản chi phí từ chăn nuôi lợn nái Móng Cái
- Đầu tư mua giống
-Chi phí công lao động
-Chi phí cho thức ăn
+ Thời kì hậu bị
+ Thời kì chửa kì 1
+ Thời kì chửa kì 2
+ Thời kì nuôi con
+ Thời kì chờ phối
+ Lợn con tập ăn
-Các khoản chi phí khác
+ Chi phí cho phối giống
+ Thuốc thú y và nước uống
+ Công cụ, dụng cụ
+ Chi phí sửa chữa cơ sở vật chất chuồng trại
+ Điện thắp sáng, bơm nước
3.4.3. Đánh giá các khoản thu từ chăn nuôi lợn nái Móng Cái
+ Thu từ lợn giống
+ Thu từ lợn nái loại thải
+ Thu từ lợn con xuất khẩu
+ Thu từ phân bón
- Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản
Hiệu quả = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
Theo dõi và thu thập số liệu về các chỉ tiêu kinh tế trong năm 2008 và các chỉ tiêu về sinh sản của lợn Móng Cái từ năm 2005 - 2008.
Thu thập các hóa đơn chứng từ của trại trong năm 2008.
Tất cả các số liệu thu thập và theo dõi hàng ngày được ghi chép đầy đủ và được sử lý bằng chương trình EXCEL.
PHẦN 4
KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN
4.1. Xác định năng suất sinh sản của đàn lợn Móng Cái tại cơ sở
4.1.1. Năng suất sinh sản của đàn lợn Móng Cái tại cơ sở
Nhìn chung nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái thì tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa sống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con được coi là những tính trạng quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi lợn nái. Vì vậy các tính trạng được chúng tôi chọn làm mục tiêu nghiên cứu trong đề tài này. Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất và sai số chuẩn tương ứng của chúng đối với tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái được trình bày ở bảng 1.
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của lợn Móng Cái
Tính trạng
Đơn vị tính
n
LSM
SELSM
Tuổi phối lứa đầu
ngày
85
245,06
5,38
Tuổi đẻ lứa đầu
ngày
85
358,45
5,32
Khoảng cách lứa đẻ
ngày
476
171,30
1,73
Thời gian mang thai
ngày
561
113,92
0,07
Số con sơ sinh sống/ổ
con
556
11,82
0,12
Số con cai sữa
con
531
9,17
0,07
Trọng lượng cai sữa/con
kg
531
5.89
0,03
Trọng lượng sơ sinh/con
kg
556
0,53
0,04
Tuổi phối lứa đầu
Tuổi phối lứa đầu đây là một chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái hậu bị, chỉ tiêu này giúp cho việc đề ra lịch khai thác đúng tiềm năng sinh sản của lợn nái trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao sức sản xuất của lợn nái trong một đời sinh sản.
Tuổi phối giống lần đầu sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Theo bảng 4.1 thì ta thấy lợn nái Móng Cái có tuổi phối lần đầu 245,06 ngày. Các giá trị tính toán này của lợn nái Móng Cái cao hơn kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) 238,12 ngày. Nó cũng tương đương kết quả 6 - 8 tháng tuổi tại nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999); Jang-Hyunglee (1993) đã thông báo kết quả nghiên cứu các tính trạng sinh sản của lợn lái hậu bị cho thấy lợn có thể động dục sớm từ lúc 4 - 5 tháng tuổi nhưng tuổi phối giống thích hợp vẫn là 7 - 8 tháng tuổi. Đây là thời kì mà lợn nái đạt tới độ thành thục về tính, đảm bảo thể trạng và các yếu tố cần thiết để nuôi con.
Tuổi đẻ lứa đầu
Cũng tương tự như tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của lợn Móng Cái là (358,45 ngày). Kết quả nghiên cứu này cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của lợn Móng Cái thấp hơn nhiều so với kết quả nghỉên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) là (365,93 ngày), kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên cùng lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) (388,10 ngày), Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) (374,06 ngày).
Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu này có giá trị nhỏ hơn là do trong những năm gần đây nhà nước đã đưa giống lợn Móng Cái là một trong những giống cây con chuẩn quốc gia, cùng chủ trương Móng Cái hoá đàn lợn lợn Móng Cái được quan tâm nhiều hơn, được chọn lọc cùng chế độ chăm sóc tốt hơn nhằm bảo tồn và phát triển những tính trạng quý của giống lợn truyền thống này.
Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Móng Cái là rất tốt 171,3 ngày. Các giá trị này cho thấy tương đương kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999) 5,5 - 6 tháng và cao hơn kết quả 169,02 ngày tìm được của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000); Giang Hồng Tuyến (2003) nghiên cứu trên lợn Móng Cái là 171,46 ngày. Trong các công trình nghiên cứu cùng giống lợn Móng Cái các kết quả này cao hơn 170,06 ngày trên nái ngoại của Phùng Thị Vân và cộng sự (1999) 153,3 ngày trên đàn lợn nuôi ở Pháp của Perrro Cheau (1994) Nguyên nhân khoảng cách lứa đẻ của lợn Móng Cái cao hơn lợn ngoại là do khối lượng sơ sinh/con nhỏ hơn lợn ngoại nên thời gian cai sữa kéo dài hơn (45 ngày).
Từ kết quả về khoảng cách lứa đẻ cho thấy lợn nái Móng Cái có số lứa đẻ/nái/năm là 2,1 lứa. Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999); Giang Hồng Tuyến (2003) 2,13 lứa nhưng tương đương kết quả 1,5 - 2 lứa của Lê Viết Ly (1999) và 1,75 lứa của Lê Hồng Minh (2000) cùng nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái.
Số con sơ sinh sống/ổ
Đối với chăn nuôi lợn nái, số con sơ sinh sống trên ổ là tính trạng quan trọng nhất là chìa khoá quyết định năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái( Giang Hồng Tuyến 2008).
Kết quả phân tích cho thấy số con sơ sinh sống trên ổ của lợn Móng Cái là 11,82 con/ổ.
Điều này chứng tỏ số con sơ sinh sống trên ổ là cao, điều này cho biết mục tiêu chọn lọc của lợn Móng Cái qua các năm đạt kết quả tốt.
Giá trị số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái trong nghiên cứu này phù hợp với giá trị công bố của Lê Viết Ly (1999) nghiên cứu trên lợn Móng Cái là 10 - 14 con. Kết quả này cao hơn so kết quả trên giống của các tác giả trong nước; cao hơn từ 0,7 - ,88 con so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (1997) (10,94) con, cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến(2000) (11,31 con); cao hơn khoảng 0,72 con so kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Minh (2000) (11,10 con) cao hơn từ 1,77 - 2,34 con so với kết quả nghiên cứu của NguyễnVăn Nhiệm và cộng sự (2002) (9,48 - 10,05 con) và cũng cao hơn khoảng 0,97 con so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) trên lợn nái Móng cái phối đực Pietrain(10,85 con).
Kết quả này thấp hơn 0,4 con so kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003).
Kết quả nghiên cứu này cao hơn trên các giống lợn ngoại của tác giả Nguyễn Văn Thiện và cộng sự(1995) (9,38 con); Trần Thế Thông và cộng sự (1995) (9,0 - 9,8 con); Đoàn Xuân trúc và cộng sự (2000) (9,76 con); Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (10,04 con); Tạ Thị Bích Duyên (2003) (9,49 - 9,9 con).
Năng suất sinh sản của lợn nái Móng cái cao hơn năng suất sinh sản của lợn nái ngoại bản chất di truyền của lợn Móng Cái có năng suất sinh sản cao hơn đặc biệt là số con sơ sinh sống/ ổ.
Số con cai sữa/ổ
Đối với giống lợn Móng Cái do khối lượng sơ sinh nhỏ nên thời gian nuôi con dài (45 ngày) cao hơn lợn ngoại (28 ngày). Kết quả cho thấy số con cai sữa/ổ của lợn Móng Cái là 9,17 con/ổ. Mặc dù số con sơ sinh sống /ổ cao nhưng để tăng số lượng lợn cái làm nái. Vì vậy, đây là mục tiêu chính của sử dụng nguồn gene Móng Cái; khai thác năng suất sinh sản cao đồng thời vẫn bảo đảm nuôi con của lợn mẹ cho nên chúng tôi giữ lại trung bình 10 lợn con sơ sinh sống /ổ với sự ưu tiên cho lợn cái. Tính trạng số lợn con cai sữa phụ thuộc vào số lợn con để lại nuôi.
Các giá trị xác định về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái phù hợp với kết quả thông báo của Nguyễn Văn Đức (1997) (9,26 con) Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) (9,15 con). Cao hơn kết quả nghiên cứu trên lợn ngoại của Ham mon (1994); Haley và cộng sự (1995); Hung ghens (1995); Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000); Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (8,11 - 9,2 con); Tạ Thị Bích Duyên (2003) (8,32 - 9,07 con).
Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy số lợn con cai sữa của một nái/ năm của nái Móng Cái là 19,257 con/năm. Như vậy ta có thể kết luận rằng lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt.
Khối lượng sơ sinh
Khối lượng sơ sinh của lợn Móng Cái là (0,53 kg/con). Giá trị này của chúng tôi tương đương với kết quả 0,49 - 0,53 kg của Nguyễn Quế Côi (1996) nhưng cao hơn 0,51 kg của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) và kết quả 0,45 - 0,5kg của Lê Viết Ly (1999) và 0,47kg của Nguyễn VănThiện và cộng sự (1999).
Khối lượng cai sữa
Chỉ tiêu khối lượng cai sữa ở nghiên cứu này cho thấy lợn Móng Cái (5,89 kg). Kết quả của chúng tôi phù hợp với các kết quả đã công bố trước đây như 6 - 7 kg của Lê Viết Ly (1999); 5,31 - 6,72kg của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002), nhưng thấp hơn kết quả 5,93 kg của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000); tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2003).
Hầu hết, các hệ số biến dị (SE) của các tính trạng sinh sản cơ bản này thấp, chứng tỏ mức độ ổn định của mỗi tính trạng này ở lợn Móng Cái nuôi tại Hải Phòng là khá cao.
Từ các kết quả trên cho phép chúng tôi rút ra các kết luận rằng khả năng sinh sản của lợn Móng Cái là rất tốt, đặc biệt đối với các tính trạng số con sơ sinh sống/lứa, tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ.
4.1.2. Số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái qua các lứa đẻ
Xu hướng chung về khả năng sinh sản của lợn nái ở lứa đẻ thứ nhất thường có số con sơ sinh sống/ổ thấp nhất, sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 4 - 5 và sau đó giảm dần ở các lứa sau. Điều đó phụ thuộc vào bản chất di truyền và môi trường, xong yếu tố di truyền vẫn là quan trọng. Những giống lợn có khả năng đẻ nhiều con thường đạt giá trị cao nhất chậm hơn so với giống có số con sơ sinh sống/ổ thấp hơn.
Các kết quả về khả năng sinh sản của lợn Móng Cái từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 8 được trình bày ở bảng 2
Bảng 4.2. Số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái qua các lứa đẻ.
Lứa đẻ
n
LSM
SE
1
85
11,32
0,13
2
78
11,86
0,13
3
75
12,33
0,13
4
70
12,62
0,13
5
70
12,8
0,14
6
63
12,75
0,15
7
58
12,47
0,15
8
57
12,11
0,16
Qua các lứa đẻ cho thấy số con sơ sinh/ổ của 8 lứa đẻ đều tăng dần. Số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái đều tăng từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 và giảm dần đến lứa thứ 8. Lứa thứ 5 đạt giá trị cao nhất, thấp nhất ở lứa 1.
Các kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) khi phân tích bộ số liệu tổng hợp của lợn Móng Cái nuôi trên cả nước và Tạ Thị Bích Duyên (2003) nghiên cứu qua 8 lứa đẻ của giống lợn Yorkshire (số con sơ sinh sống/ổ của lợn Yorkshire tăng từ lứa 1 đến lứa 5). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) và Giang Hồng Tuyến (2008) nghiên cứu chọn lọc số con sơ sinh sống/ổ ở lợn Móng Cái.
Số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ 8 của lợn Móng Cái trong mỗi thế hệ vẫn cao hơn số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất (11,32 con/ổ và 12,11con/ổ). Điều đó có thể giải thích rằng bản chất của lợn Móng Cái có khả năng sinh sản kéo dài và chúng đã được cải thiện nhiều nên sức khoẻ của lợn nái sau 4 - 5 năm vẫn mạnh khoẻ và năng suất sinh sản vẫn tốt.
4.2. Các khoản chi phí trong chăn nuôi lợn Móng Cái
Cũng như bao ngành sản xuất khác, ngành chăn nuôi lợn Móng Cái cũng có những khoản chi phí cần thiết và chủ yếu sau
4.2.1. Chi phí về con giống
4.2.1.1. Chi phí về nái giống
Theo số liệu thu thập thì đầu năm 2008 tại trại có 107 nái giống. 1 đời nái giống là 5 năm vậy ta sẽ khấu hao 1 năm sử dụng là 1/5 vốn đầu tư. Nái giống được mua về sau khi cai sữa lúc này cân nặng trung bình khoảng 12kg/con. Sau 3 tháng nuôi dưỡng nái đã có thể cho phối lần đầu.
* Chi phí mua giống
Trong năm 2008 giá con giống trung bình vào khoảng 80.000 VNĐ/1kg con giống. Vậy số tiền đầu tư nái giống năm 2008 là:
(107 * 12 * 80.000)/5 =20.544.000 VNĐ
* Thức ăn cho nái giống trong 3 tháng:
Trong thời kì này nái giống được cho ăn cám C18A với định mức là 1,3kg/con/ngày. Giá cám C18A trong năm 2008 có giá trung bình là 7.676 VNĐ/1kg. Vậy chi phí thức ăn là:
1,3 * 107 * 90 * 7.676 = 96.026.760 VNĐ
Vậy tổng chi phí cho nái giống là: 116.570.760 VNĐ.
4.2.1.2. Chi phí về đực giống
Trại có 6 đực giống làm việc với giá khoảng 7.000.000 VNĐ/1 con. 1 đời đực giống là 5 năm như vậy ta cũng sẽ tính khấu hao 1 năm là 1/5 giá trị đực giống. Vậy chi phí cho đực giống trong năm là:
(7.000.000 * 6)/5 = 8.400.000 VNĐ.
4.2.2. Chi phí về thức ăn
-Ta có bảng số liệu 4.3 về mức độ tiêu thụ và giá của từng loại cám trong 12 tháng năm 2008 với tổng số tiền là 751.643.272 VNĐ
-Chi phí thức ăn bổ sung cho lợn đực trong năm 2008: 1.688.000 VNĐ
-Vậy tổng chi cho thức ăn là: 753.331.272 VNĐ
Bảng 4.3 Mức độ tiêu thụ và giá của từng loại cám trong 12 tháng năm 2008
Loại cám
Tháng
18A
18B
18C
Pre
Starter
Tổng
1
Khối lượng (kg)
2.637,6
1.855,2
365,2
855,3
880,3
6.593,6
Đơn giá (đ)
7.200
7.065
6.686
10.084
7.311
49.600.153,7
2
Khối lượng (kg)
2.674,3
1.920
324,8
786
510,2
6215,3
Đơn giá (đ)
7.623
7.382
6.686
10.692
7.762
49.095.326,1
3
Khối lượng (kg)
2.807
1.945
345,2
810,4
642,7
6.550,3
Đơn giá (đ)
7.782
7.542
6.686
11.170
8.044
53.043.318
4
Khối lượng (kg)
2.701
2.246
259,9
1.066,2
266
6.539,1
Đơn giá (đ)
7.706
7.582
7.980
11.430
8.163
54.275.104
5
Khối lượng (kg)
3.325
1.666,3
297,6
1.515,7
358
7.162,6
Đơn giá (đ)
7.822
7.582
7.980
11.536
8.361
61.495.237,8
6
Khối lượng (kg)
3.240,4
1.663,2
288
1.930,8
554
7.676,4
Đơn giá (đ)
7.851
7.582
8.479
12.234
8.680
68.922.842
7
Khối lượng (kg)
3.425,8
1.806,5
300,1
1.291,7
774,4
7.598,5
Đơn giá(đ)
8.114
7.856
8.679
12.884
9.454
68.556.813,5
8
Khối lượng (kg)
3.345
2.362,4
354,6
1.395
737,8
8.194,8
Đơn giá (đ)
8.022
7.781
8.639
12.729
9.279
72.881.815
9
Khối lượng (kg)
3.535,4
2.348,5
403
1.719,3
484
8.490,2
Đơn giá (đ)
7.822
7.582
8.499
12.629
9.180
75.041.482,5
10
Khối lượng (kg)
3.725,6
1.857,4
301,5
1.632,4
424
7.940,9
Đơn giá (đ)
7.731
7.502
8.220
12.509
9.020
69.459.330
11
Khối lượng (kg)
3.671
1.521
288
1.395
804
7.679
Đơn giá (đ)
7.363
7.173
8.040
12.130
8.721
64.188.260
12
Khối lượng (kg)
3.398
2.251,2
301,2
1.164
1.345,7
8.460,1
Đơn giá (đ)
7.076
6.784
7.701
11.811
8.461
66.769.901,7
4.2.3. Chi phí nhân công lao động
Tham gia trực tiếp vào quá trình chăn nuôi gồm 3 công nhân và 1 kĩ thuật viên
Lương của công nhân là: 1.200.000 VNĐ/ 1 người/ 1 tháng
1.200.000 * 3 * 12 = 43.200.000 VNĐ
Lương của kĩ thuật viên là: 1.500.000 VNĐ/ tháng
1.500.000 * 12 = 18.000.000 VNĐ
Ngoài ra còn có tiền phụ cấp ăn trưa 5.000 VNĐ/1 người/1 ngày và tiền bảo hiểm:
Tiền phụ cấp: 5.000 * 4 * 30 * 12 = 7.200.000 VND
Tiền bảo hiểm của công nhân và kĩ thuật viên: tiền bảo hiểm phụ thuộc vào thời gian công tác của mỗi cá nhân nên được tính như sau
+ 2 người được tính 4,2: 4,2 * 540.000 * 19% * 2 = 861.840 VNĐ
+1 người được tính 2,1: 2,1 * 540.000 * 19% = 215.460 VNĐ
+1 người được tính 1,8: 1,8 * 540.000 * 19% = 184.680 VNĐ
Tổng tiền bảo hiểm: 1.261.980 * 12 = 15.143.760 VNĐ
Vậy tổng chi phí công lao động: 83.543.760 VNĐ.
4.2.4. Chi phí thuốc thú y
Trong năm 2008 chi phí cho công tác phòng và điều trị bệnh cho lợn Móng Cái hết tất cả 85.883.000 VNĐ.
4.2.5. Chi phí sản xuất chung
Đây là khoản chi phí không thể thiếu trong chăn nuôi nó bao gồm chi phí sửa chữa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi (xô, xẻng, chổi...). Ngoài ra còn có rơm để lót sàn cho lợn đẻ tránh lợn mẹ gặm chuồng và giữ ấm cho lợn con, vôi để làm công tác khử trùng. Tổng chi phí này trong năm 2008 là 6.160.000 VNĐ.
4.2.6. Chi phí điện nước
Nước dùng tại trại là nước giếng khoan nên bớt đi được một khoản chi phí khá lớn trong chăn nuôi vì trong chăn nuôi nước là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Điện được dùng để thắp sáng bóng đèn sưởi ấm cho lợn vào những ngày giá rét, dùng để bơm nước tạo sương làm mát chuồng trại trong những ngày hè nhiệt độ cao. Ngoài ra còn bơm để phun rửa chuồng trại, tắm cho lợn. Một tháng trung bình trại chi phí khoảng 2.000.000 VNĐ cho điện phục vụ chăn nuôi. Vậy chi phí cả năm là 24.000.000 VNĐ.
Bảng 4.4 thống kê tổng chi phí chăn nuôi lợn nái Móng Cái trong năm 2008
Các khoản chi phí
Tổng giá thành
Chi phí thức ăn
753.331.272 VNĐ
Chi phí nái giống
116.570.760 VNĐ
Chi phí đực giống
8.400.000 VNĐ
Chi phí công lao động
83.543.760 VNĐ
Chi phí thú y
85.883.000 VNĐ
Chi phí sản xuất chung
6.160.000
Chi phí điện nước
24.000.000
Tổng chi phí
1.077.888.792 VNĐ
4.3. Các khoản thu trong chăn nuôi lợn Móng Cái
Căn cứ vào số liệu theo dõi sổ sách của trại trong năm ta có các nguồn thu như sau
4.3.1. Thu từ lợn nái bán làm giống
Tổng nái giống bán trong năm là 760 con với cân nặng 17 kg/con và có giá là 80.000 VNĐ/1 kg.
760 * 17 * 80.000 = 1.033.600.000 VNĐ
4.3.2. Thu từ lợn đực bán giống
Tổng đực hậu bị bán trong năm là 15 con với cân nặng 30 kg/con và có giá là 76.000 VNĐ/1 kg.
15 * 30 * 76.000 = 34.200.000 VNĐ
4.3.3. Thu từ lợn đực bán xuất khẩu
Tổng đực bán xuất khẩu là 890 con với trung bình cân nặng 5,4 kg/con và có giá là 51.000 VNĐ/1 kg.
890 * 5,4 * 51.000 = 244.902.000 VNĐ
4.3.4. Thu từ lợn loại thải là
Hàng năm trại đều có lợn nái tới kì loại thải. Trong năm 2008 trại có 15 con nái loại thải có khối lượng trung bình 107 kg/con và 2 con đực giống loại thải có khối lượng vào khoảng 140 kg/1 con và đều có giá 18.000 VNĐ/1 kg
(140 * 2 * 18.000) + (15 * 107 * 18.000) = 33.930.000 VNĐ.
4.3.5. Thu từ phân lợn
Phân lợn thải ra hàng ngày được gom gọn đổ vào các bể chứa, đều đặn định kì có người đến thu mua. Trung bình 1 tháng được khoảng 3 m3 với giá là 200.000/1 m3.
3 * 12 * 200.000 = 7.200.000 VNĐ.
Bảng 4.5 thống kê tổng thu từ chăn nuôi lợn Móng Cái trong năm 2008
Các khoản thu nhập
Tổng giá thành
Thu từ lợn nái bán giống
1.033.600.000 VNĐ
Thu từ lợn đực bán giống
34.200.000 VNĐ
Thu từ lợn đực bán xuất khẩu
244.902.000 VNĐ
Thu từ lợn loại thải
33.930.000 VNĐ
Thu từ phân lợn
7.200.000 VNĐ
Tổng thu
1.353.832.000 VNĐ
4.4. Xác định hiệu quả kinh tế
Từ 4.2 và 4.3 ta có kết quả chăn nuôi trong năm 2008 như sau:
Kết quả chăn nuôi = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
= 1.353.832.000 - 1.077.888.792
= 275.943.208 VNĐ
Nghiên cứu cho thấy kết quả kinh doanh trong năm 2008 rất khả quan, lợi nhuận cả năm đạt 275.943.208 VNĐ. Mặc dù cuối năm 2008 suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra nhưng vượt lên trên những khó khăn cán bộ công nhân viên của trại đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2008 cũng là một năm xảy ra rất nhiều dịch bệnh về lợn trên khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng nhờ hệ thống thú y, kiểm dịch, chăm sóc và đặc biệt là công tác quản lý mà trại không để một dịch bệnh nào xảy ra. Góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của trại trong con mắt các đối tác làm ăn.
4.5. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái.
Sau đây là một số đề xuất của cá nhân tôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái:
- Tự động hóa hơn nữa các công đoạn trong chăn nuôi (cho ăn,nước uống,vệ sinh chuồng trại) để giảm bớt gánh nặng cho công nhân
- Nâng cao khả năng dự báo và phòng chống dịch bệnh để giảm tối đa rủi ro do bệnh dịch mang lại.
- Nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề của công nhân.
- Công tác thú y và vệ sinh phải luôn được đặc biệt quan tâm để tránh bùng phát các dịch bệnh.
- Đầu tư thêm các trang thiết bị chăn nuôi hiện đại để góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của công nhân từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
- Nâng cao uy tín của trại với các đối tác làm ăn và với bà con nông dân.
- Ổn định đầu ra của sản phẩm, đây là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu qủa kinh tế.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế về sinh sản của lợn nái Móng Cái
Tuổi phối giống lứa đầu: 245,06 ngày.
Tuổi đẻ lứa đầu: 358,45 ngày.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: 171,3 ngày.
Thời gian mang thai: 113,92 ngày.
Số con sơ sinh sống sau 24h/ổ: 11,82 con.
Khối lượng sơ sinh/con: 0,53kg.
Số con cai sữa: 9,17 con.
Khối lượng cai sữa/con: 5,89 kg.
Thời gian sử dụng nái: 5 năm.
5.1.2. Các khoản chi phí
Chi phí thức ăn: 753.331.272 VNĐ.
Chí phí nái giống: 116.570.760 VNĐ.
Chi phí đực giống: 8.400.000 VNĐ.
Chi phí công lao động: 83.543.760 VNĐ.
Chi phí thú y: 85.883.000 VNĐ.
Chi phí sản xuất chung: 6.160.000 VNĐ.
Chi phí điện nước: 24.000.000 VNĐ.
Tổng chi phí trong năm 2008 là: 1.077.888.792 VNĐ.
5.1.3. Các khoản thu nhập
Thu từ lợn nái bán giống: 1.033.600.000 VNĐ.
Thu từ lợn đực bán giông: 34.200.000 VNĐ.
Thu từ lợn đực bán xuất khẩu: 244.902.000 VNĐ.
Thu từ lợn loại thải: 33.930.000 VNĐ.
Thu từ phân lợn: 7.200.000 VNĐ.
Tổng thu nhập trong năm 2008 là: 1.353.832.000 VNĐ.
5.1.4. Hiệu quả kinh tế
Như vậy trai kinh doanh có lãi: 275.943.208 VNĐ.
5.2. Đề nghị
Cho tiếp tục chọn lọc và tạo các giống lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt nhằm xây dựng hệ thống đàn hạt nhân.
Cho phép sử dụng kết quả này như là một cơ sở thực tiễn để đánh giá, phân tích và đúc rút kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi lợn nái Móng Cái nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại", Kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi - Thú Y(1996 - 1998), NXB Nông nghiệp.
Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002), "Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của nhóm lợn nái được phối với lợn đực giống Pietrain", Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.
Bộ NN&PTNT (2003), "Một số loại cây, con đạt chuẩn quốc gia", Báo Tiền phong.
Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002), " Hiệu quả chọn lọc về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace, Lage White", Tạp chí Chăn nuôi.
Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên và Giang Hồng Tuyến (2002), “Kết quả chọc lọc lợn Móng Cái sinh sản tốt và nhóm Móng Cái tăng trọng và tỷ lệ nạc cao", Báo cáo KH Bộ NN&PTNT, Phần nghiên cứu giống gia súc.
Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Tám, Trần Thị Minh Hoàng, Giang Hồng Tuyến và Nguyễn Hữu Cường (2002), "Một số tính trạng sinh sản của tổ hợp lợn nái Móng Cái và nái Giữa Pietrain và Móng Cái nuôi trong nông hộ tại huyện Đông Anh - Hà Nội", TT KH - KT Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi.
Hamon M (1994), “Trình tự nuôi lợn tại Pháp”, Hội thảo Hợp tác nông nghiệp Việt – Pháp năm 1994, Hà Nội
Lê Viết Ly (1999), Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997). Bệnh ngoại khoa gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Đức (2002) "Một số nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái", Tạp chí Chăn nuôi.
Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức, và Tạ Thị Bích Duyên (1999), “Sức sinh sản cao của lợn Móng Cái nuôi tại nông trường Thành Tô", Tạp chí Chăn nuôi.
Đoàn Xuân Trúc, Tăng Vĩnh Linh, Nguyễn Thái Hoà và Nguyễn Thị Hường (2000), "Nguyên cứu chọn lọc nái York shire và Landrace có năng suất sinh sản cao tai xí nghiệp giống Mỹ Văn", Báo cáo Khoa học Bộ NN&PTNT, phần chăn nuôi gia súc 1999 - 2000.
Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phi Phượng, Lê Thế Tuấn (2000), "Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái York shire và Landrace nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương ", Báo cáo Khoa học Bộ NN&PTNT, phần chăn nuôi gia súc 1999 - 2000.
Tài liệu tiếng nước ngoài
Adamec V. and Johnson R.K.(1997), "Genetic analysis of rebreeding interval, titter traits and production in sow of the national Czech nuclus", Livestock Production Science 48.
Alder D. Estimasion des volumes accroissement des peulement foresties vol 2. FAO. Rom 1980.
Dan T.T. and Summer P.M.(1995), "Factors effecting farrowing rate and birth litter size in pigeries in Southern Vietnam and Queensland", Exploring approaches to research in the animal science in VietNam, pp.76-81.
Jang-Hyung Lee(1993), "Genetic Paramaters and their user in Swine Breeding", Korea Swine Genetic, Fact sheet 3,pp.1-3.
Johansson K., and Kennedy B.W. (1985), Estimation of Genetic Parameters for reproductive traits in pigs, Acta Agri. Scand. 35, pp. 421-431.
Kerr J.C., and Cameron N.D.(1996), "Genetic and phenotype relationships between perfomamce test and reproduction traits in Large white", Animal Science Journal 62,pp. 531-540.
Koketso J.D. and Annor S.Y.(1997), "Factor in fluencing the postweaning reproductive performamce of sow on commercial farm", Animal Breeding Abstracts, 65.
Legault C. (1990). Genetics and reproduction in the pig, september 1990
Shull G. H. Beginning of the heterosis concept lowa state collegeprees, 1952.
P. Mc donal D. R. A. Edwards, J. F. D. Grennhalgh Animal nutrion.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5.NguyenManhDuc.doc