Đồ án Xây dựng Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày của Công ty TNHH GREEN CHEMICAL tại Khu công nghiệp Long Bình - Thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai

Sau khi xác định, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp về vị trí bố trí, các tác động môi trường, phân tích loại công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị cũng như các biện pháp khả thi khống chế các tác động xấu tới môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất Formalyn 37% của Công ty TNHH GREEN CHEMICAL, chủ đầu tư Dự án kiến nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét tính khả thi và tích cực của Dự án, xét duyệt nhanh chóng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công ty TNHH GREEN CHEMICAL sớm được phép triển khai công tác xây dựng, sản xuất, kinh doanh và thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo vệ môi trường.

doc88 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày của Công ty TNHH GREEN CHEMICAL tại Khu công nghiệp Long Bình - Thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảm bảo an toàn cho người và hạn chế tổn thất về tài sản đáng tiếc có thể xảy ra. 3.2.3.2. Tác động đến tình hình kinh tế - xã hội khu vực Cùng với những lợi ích tăng trưởng kinh tế, xã hội thì Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Formalyn 37% cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, mâu thuẫn xã hội như: làm thay đổi điều kiện sinh hoạt, việc làm, thu nhập của người dân địa phương, gia tăng dân số cơ học trong khu vực, gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong việc ổn định văn hóa trật tự an ninh tại khu vực Dự án. 3.3. Đánh giá về các phương pháp sử dụng 3.3.1. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường (1). Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế, xã hội tại khu vực xây dựng cải tạo hệ thống xử lý nước thải. (2). Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu vực Dự án và khu vực xung quanh. (3). Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế Giới thiết lập. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của hệ thống cải tạo xử lý nước thải theo các hệ số ô nhiễm của WHO. (4). Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. (5). Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận: Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của Dự án và các tác động môi trường. (6). Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án. 3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM được trình bày trong bảng sau. Bảng 21: Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM STT Phương pháp ĐTM Mức độ tin cậy 1 Phương pháp thống kê Cao 2 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm Cao 3 Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế thế giới thiết lập Trung bình 4 Phương pháp so sánh Cao 5 Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận Trung bình 6 Phương pháp tham vấn cộng đồng Cao CHƯƠNG 4 CÁC PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ HẠI Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của “Dự án nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày” là một tài liệu cần thiết làm cơ sở cho cơ quan quản lý môi trường địa phương thực hiện giám sát việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường tại khu vực nhà máy hoạt động. 4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 4.1.1. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe của người lao động và dân cư trong vùng. Chủ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất Formalyn 37% cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể như sau trong giai đoạn xây dựng. 4.1.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng 4.1.1.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng , thiết bị thi công Dùng bạt che kín các thùng xe vận chuyển vật liệu xây dựng cát, đá, khi di chuyển trên đường. Giảm thiểu ô nhiễm gây ra do khí thải của các phương tiện giao thông vận tải, thiết bị thi công cơ giới: sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ (dầu DO hàm lượng lưu huỳnh <1%, xăng không pha chì), không chở quá trọng tải cho phép. Xây dựng kế hoạch và thời gian thực hiện các hoạt động hợp lý nhằm giảm thiểu sự phân luồng giao thông và ùn tắc giao thông, hạn chế vận chuyển vào giờ có mật độ người qua lại cao. 4.1.1.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị Aùp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và rút ngắn thời gian trong quá trình thi công đến mức tối đa. Che chắn những khu vực phát sinh bụi. Kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỷ thuật. Sử dụng thiết bị phun nước giảm bụi tại công trường vào những ngày nắng nóng, gió mạnh. 4.1.1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước trong giai đoạn xây dựng Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân được quản lý chặt chẽ. Công nhân xây dựng phải sử dụng công trình vệ sinh tạm tại công trường. Nhiên liệu sử dụng cho hoạt động của các thiết bị cơ giới được đặt tại nơi an toàn, có nền cao, đê bao chống thấm, rò rỉ. Đặt các cống thoát nước chảy qua khu vực công trường nhằm tránh gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa. 4.1.1.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đất, thu gom và xử lý chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng Chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình xây dựng là không nhiều (40kg/ngày). Chủ Dự án sẽ bố trí các thùng chuyên dụng chứa rác sau đó thuê đơn vị thu gom chuyển rác đến bãi rác tập trung của khu vực. Chất thải phát sinh từ xây dựng (xà bần, gạch, đá vụn) được thu gom san lấp tại các vị trí trũng thấp hoặc thuê đơn vị có chức năng vận chuyển đổ tại các vị trí quy định của khu vực. 4.1.1.4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động xã hội trong giai đoạn xây dựng Để giảm thiểu các tác động xã hội trong giai đoạn xây dựng, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp quản lý công nhân như: + Aùp dụng các biện pháp quản lý hoạt động lưu trú của công nhân + Tuyển lao động có tay nghề và có ý thức bảo vệ môi trường + Ưu tiên sử dụng lao động tại địa điểm thực hiện Dự án nhằm giảm tối đa lượng dân nhập cư tới địa phương. 4.1.1.5. Các biện pháp đảm bảo sức khỏe cho công nhân trong giai đoạn xây dựng Tại mặt bằng thi công đãm bảo: các phòng phục vụ công nhân như nhà ăn, nhà nghỉ vệ sinh bố trí hợp lý đảm bảo điều kiện vệ sinh tối thiểu. Phải lập hàng rào chắn các khu vực nguy hiễm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ. Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo, giữa các công đoạn thi công với nhau. Cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại công trường như khẩu trang, găng tay, kính hàn, giày ủng, quần áo bảo hộ lao động. 4.1.2. Khống chế, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm trong giai đoạn Nhà máy đi vào hoạt động 4.1.2.1. Biện pháp xử lý khí thải 4.1.2.1.1. Biện pháp xử lý khí thải lò hơi Khí thải từ quá trình vận hành lò hơi của nhà máy trước khi đi vào hoạt động cần phải lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi. Công nghệ xử lý: Hình 3: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò hơi Quy trình: Khí thải được thu gom và theo đường ống dẫn khí đến Cyclon. Tại Cyclon, lượng bụi trong khí thải sẽ được giữ lại ở đáy Cyclon và được tháo ra ngoài. Lượng khí thải sẽ tiếp tục cho vào tháp hấp thụ bằng dung dịch kiềm. Tháp hấp thụ thông thường là tháp phun (tháp trần) hoặc tháp đệm. Khi tiếp xúc với dung dịch kiềm, khí thải được làm nguội và các khí axít trung hòa theo phản ứng sau: SO2 + 2NaOH à Na2SO3 + H2O Kết quả là SO2 từ khí chuyển thành dạng muối trong chất lỏng, do đó dòng khí trở nên sạch hơn và được thải ra ngoài qua ống khói đường kính 240mm cao 10m. Thiết bị hấp thụ hoạt động tuần hoàn, sau một thời gian nhất định dung dịch hấp thụ sẽ được thay thế và bổ sung. Nước bẩn sau khi hấp thụ khí axít, bụi được nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. 4.1.2.1.2. Biện pháp xử lý khí thải máy phát điện Do máy phát điện chỉ hoạt động trong thời gian nhà máy bị mất điện nên khí thải từ máy phát điện là không nhiều và không thường xuyên. Do đó, lượng khí thải này được dẫn theo đường ống đến hệ thống xử lý khí thải của lò hơi và được xử lý khi máy phát điện hoạt động đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài. 4.1.2.2. Biện pháp khống chế ô nhiễm dung môi hữu cơ 4.1.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu hơi dung môi hữu cơ Để giảm thiểu ô nhiễm dung môi hữu cơ, nhà máy sẽ tiến hành thực hiện một số giải pháp như sau: + Trang bị quạt hút trong phân xưởng + Bố trí khu vực làm việc công nhân thông thoáng + Trang bị và quản lý tốt việc đeo khẩu trang của công nhân trong thời gian làm việc. + Lượng hóa chất sử dụng trong dây chuyền sản xuất được tính toán, cân đong chính xác nhằm tránh lượng dầu dư thừa ở mức thấp nhất, gây ô nhiễm hơi dung môi hữu cơ. + Nhà máy cần thiết phải thành lập một bộ phận chuyên trách về an toàn lao động và xử lý sự cố. Bộ phận này được đào tạo và luôn giám sát theo dõi các quy trình hoạt động có nguy cơ xảy ra sự cố để ứng cứu kịp thời. 4.1.2.2.2. Biện pháp ứng cứu tức thời khi xảy ra sự cố Khi xảy ra sự cố rò rỉ dung môi hữu cơ, cần thiết phải tiến hành các biện pháp sau: + Cách ly ngay lập tức khu vực bị rò rỉ. + Sơ tán công nhân ra khỏi khu vực rò rỉ. + Thông báo ngay cho bộ phận xử lý sự cố của nhà máy và của Khu công nghiệp để khống chế ô nhiễm tức thời. 4.1.2.2.3. Biện pháp sơ cứu khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ + Đối với mắt: rửa mắt với nước ít nhất là 15 phút, lâu lâu lại mở mí mắt trên và dưới. Sau đó phải được đưa ngay đến cơ sở y khoa để chữa trị. + Đối với da: xối ngoài da với nhiều xà bông và nước ít nhất là 15 phút, đồng thời cởi bỏ quần áo và giày bị nhiễm độc. + Khi nuốt phải: nếu nạn nhân còn tỉnh táo, cho uống 2 - 4 chén sữa hoặc nước. Tìm cách gây ói mửa cho nạn nhân. + Khi hít phải hơi: đem ngay nạn nhân từ nơi nhiễm độc ra nơi thoáng khí. Nếu nạn nhân không thở thì làm hô hấp nhân tạo. Nếu khó thở thì cho thở dưỡng khí. Chữa trị y học ngay. 4.1.2.3. Biện pháp khống chế tiếng ồn, rung động. Bên trong môi trường lao động, nguồn gây ồn phát sinh do sự hoạt động đồng bộ của thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất. Do hầu hết các máy móc thiết bị được trang bị cho nhà máy là hoàn toàn mới do đó đã hạn chế được một phần tiếng ồn. Tuy nhiên để giảm tối đa mức ồn trong môi trường sản xuất nhà máy sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp sau: + Bố trí thiết bị gây ồn lớn ở vị trí thích hợp cách ly với xung quanh. + Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị để chúng luôn hoạt động tốt. + Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu bôi trơn. + Trang bị các phương tiện bảo hộ như nút bịt tai, bao ốp tai cho công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn cao. Bên ngoài môi trường lao động nguồn gây ồn đáng kể nhất là máy phát điện dự phòng. Để hạn chế nguồn ồn này biện pháp kỹ thuật được kiến nghị áp dụng là cách ly cụm máy trong buồng máy với vật liệu cách âm và tiêu âm. Hình 4: Sơ đồ nguyên lý tiêu âm cho máy phát điện + Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng ra ngoài khu vực. Diện tích trồng cây xanh tối thiểu chiếm 15% tổng diện tích của khu đất. + Xây kín khu vực gây ồn bằng tường gạch 100mm có thể giảm được tiếng ồn từ 6 - 8 dBA. Khống chế độ rung cho máy móc, các thiết bị công nghệ bằng các biện pháp sau: + Đúc móng máy đủ khối lượng, bê tông mác cao và đủ chiều sâu móng. + Lắp đặt, cân chỉnh máy đúng làm giảm được độ rung. + Máy vận hành đúng theo công suất thiết kế. 4.1.2.4. Biện pháp hạn chế ô nhiễm nhiệt Biện pháp chống nóng và giải quyết nước thừa trong nhà xưởng: + Khi thiết kế nhà xưởng cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp thông gió tự nhiên, triệt để lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí hướng nhà hợp lý tăng cường diện tích của mái, cửa chớp và cửa sổ. + Cách ly cụm lò hơi với khu vực sản xuất để tránh sự lan truyền nhiệt đối lưu và bảo đảm tốt hơn nữa vấn đề an toàn lao động trong phân xưởng sản xuất. + Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những chỗ rò rỉ trên hệ thống đường ống dẫn hơi, khí nóng. + Bố trí quạt thổi mát cục bộ cho những nơi phát sinh nhiều nhiệt và công nhân làm việc tập trung. + Bố trí các chụp hút trên trần mái và quạt để hút hơi ẩm, nhiệt thừa, kết hợp hút các hơi khí độc hại khác và bụi ra khỏi khu vực sản xuất. Ngoài ra nhà máy sẽ đầu tư lắp đặt hệ thống ống dẫn hơi, khí nóng bằng cách sử dụng vật liệu cách nhiệt bọc bên ngoài thành ống dẫn, một mặt là để hạn chế sự lan truyền nhiệt ra bên ngoài, một mặt là nhằm hạn chế tổn thất nhiệt cho toàn bộ hệ thống cấp hơi. 4.1.2.5. Biện pháp xử lý chất thải rắn 4.1.2.5.1. Chất thải rắn sinh hoạt Với lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày, Công ty sẽ hợp đồng với Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa để thu gom, vận chuyển tới bãi rác tập trung. 4.1.2.5.2. Chất thải rắn nguy hại Cặn dầu, nhớt thải của lò hơi, máy phát điện dự phòng, máy móc, cặn xử lý vệ sinh công nghiệp lò hơi theo định kỳ, thùng đựng hóa chất, bao bì đựng hóa chất, các loại giẻ lau dính mỡ, cặn hóa chất, bóng đèn được tập trung về một nơi chứa chất thải. Hiện nay Công ty đang thương thảo hợp đồng với Công ty TNHH Tân Đức Thảo có chức năng xử lý chất thải nguy hại để đem đi xử lý theo quy định. 4.1.2.6. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải 4.1.2.6.1. Nước thải sinh hoạt Nguồn nước của nhà máy được cung cấp từ hệ thống cấp nước của KCN đảm bảo chất lượng và sự ổn định cho toàn bộ hoạt đôïng sinh hoạt, sản xuất của Nhà máy. Nước thải sinh ra từ nhà ăn, nhà vệ sinh của cán bộ công nhân viên nhà máy có khối lượng khoảng 6m3/ngày được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại sau đó dẫn vào hệ thống xử lý chung của KCN Long Bình bằng một đường dẫn tách riêng với tuyến dẫn nước mưa. Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hình 5: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có lọc Tính toán thể tích bể tự hoại: Thể tích phần nước: WN = K x Q = 2,5 x 6,0 = 15 m3 Trong đó: K: hệ số lưu lượng, K = 2,5 Q: lưu lượng trung bình ngày đêm Q = 6,0 m3 Thể tích phần bùn: Wb = a x N x t x (100 - P1) x 0,7x 1,2 x (100 – P2)/100.000 Trong đó: a: tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 – 0,5 l/người.ngàyđêm N: số công nhân viên, N = 100 người t: thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 – 365 ngàyđêm 0,7: hệ số tín đến 30% cặn đã được phân giải 1,2: hệ số tính đến 20% cặn được giữ lại trong bể tự hoại (lượng vi khuẩn cần thiết xử lý cặn tươi) P1: độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95% P2: độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90% Wb = 0,4 x 100 x 180 x (100 - 95) x 0,7 x 1,2 x (100- 90) / 100.000 = 3 m3 Thể tích tổng cộng của bể tự hoại sẽ là: W = WN + Wb = 15 + 3 = 18 m3 Toàn bộ nước thải sinh hoạt của Nhà máy khi đi vào hoạt động sau khi qua bể tự hoại sẽ được đấu nối chung vào hệ thống xử lý nước thải của KCN Long Bình. 4.1.2.6.2. Nước thải sản xuất Quy trình sản xuất Formalyn 37% là một quy trình khép kín và tận dụng hết lượng nước cung cấp cho quy trình. Vì vậy không phát sinh nước thải sản xuất khi Nhà máy đi vào hoạt động, chỉ có nước rửa thùng hóa chất với khối lượng rất ít nên có thể chứa trong thùng và hợp đồng với Công ty TNHH Tân Đức Thảo có chức năng đem đi xử lý như chất thải nguy hại. 4.1.2.7. Các yếu tố vi khí hậu Để môi trường khu vực sản xuất đảm bảo theo tiêu chuẩn làm việc được quy định theo pháp lệnh về an toàn lao động đảm bảo sức khỏe cho công nhân nhà máy phải có các giải pháp sau: + Thiết kế chiếu sáng đủ tiêu chuẩn để cho khi cần làm việc tăng ca, hệ thống thông gió cần phải tốt và cung cấp không khí đầy đủ cho công nhân làm việc trong nhà máy. + Trong thiết kế nhà xưởng quan tâm đến giải pháp thông gió tự nhiên, triệt để lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí nhà xưởng hợp lý, tăng cường diện tích cửa mái. + Đảm bảo lượng cây xanh trồng trong khuôn viên nhà máy đạt tỷ lệ 15% tổng diện tích mặt bằng nhằm tạo cảnh quan môi trường. 4.2. ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.2.1. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng 4.2.1.1. Các biện pháp an toàn lao động trên công trường + Thực hiện các biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị nâng cần cẩu + Các biện pháp an toàn khi dùng điện trang bị bảo hộ lao động: nón ủng, găng tay, kính + Lập trạm y tế, sơ cứu tại công trường + Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại công trường 4.2.1.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ + Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định về PCCC trong quá trình xây dựng mới nhà xưởng và lắp đặt thiết bị từ khâu thiết kế, thi công và nghiệm thu đưa vào sử dụng. + Giám sát thường xuyên khu vực cung ứng nhiên liệu nhằm tránh hiện tượng rò rỉ, có thể phát sinh cháy nổ. + Nhà thầu thi công sẽ có đội PCCC đảm bảo phản ứng kịp thời khi có tình huống cháy nổ xảy ra. 4.2.2. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn hoạt động. 4.2.2.1. Các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động Ngoài phương pháp khống chế ô nhiễm nêu trên, các phương án nhằm giảm thiểu các tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe cán bộ công nhân viên như sau: + Kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên. + Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. + Khống chế tiếng ồn đạt tiêu chuẩn quy định để tránh các bệnh nghề nghiệp. + Đào tạo và cung cấp thông tin về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên. 4.2.2.2. Các biện pháp ngăn ngừa và ứng cứu sự cố 4.2.2.2.1. Biện pháp phòng chống các sự cố Để phòng chống các sự cố cháy nổ nhà máy sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức tập huấn tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động. Các biện pháp áp dụng bao gồm: + Đối với nhà xưởng, đảm bảo khâu thiết kế phù hợp với phòng cháy, chữa cháy, xe cứu hỏa có thể đến được các nhà xưởng của Nhà máy để thực hiện công tác chữa cháy + Các loại nguyên liệu nhiên liệu dễ cháy (hóa chất, dầu FO) sẽ được bảo quản, cất chứa xa nơi có thể là nguồn gây cháy nổ như nhà bếp, trạm phát điện + Hỗn hợp hơi hóa chất có khả năng gây cháy nổ khi đạt đến nồng độ nhất định nếu có tác nhân gây cháy hoặc nguồn nhiệt phát ra do ma sát, do động cơ điện, hồ quang từ các điểm tiếp điện, moteur Chính vì vậy, khi xây dựng và lắp đặt thiết bị Dự án sẽ thực hiện nghiêm túc việc thông gió để giảm nồng độ chất gây cháy, giảm nhiệt độ không khí. Đồng thời trong quá trình sản xuất, Dự án cũng sẽ lưu ý tiếp đất cho các thiết bị để tránh hiện tượng phát sinh tia lửa gây cháy. + Bố trí thiết bị phòng cháy tại những vị trí cần thiết để có thể đảm bảo chữa cháy ngay từ đầu nguồn nếu có sự cố. Khu vực làm việc của công nhân gọn gàng và tạo khoảng cách an toàn cho công nhân khi có sự cố cháy nổ. + Trong các khu sản xuất lắp đặt hệ thống báo cháy, thiết bị báo động. + Nhà máy sẽ tập huấn phòng cháy chữa cháy cho toàn thể cán bộ công nhân trước khi đi vào sản xuất và tổ chức thao diễn mỗi năm một lần nhằm nâng cao ý thức, trình độ công nhân trong việc chữa cháy khi có sự cố. 4.2.2.2.2. Quy trình hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn lao động Trong quá trình hoạt động sản xuất, nhà máy phải tuyệt đối tuân theo nghị định số 68/2005/NĐ- CP ngày 20/05/2005 của Chính phủ về việc Quy định an toàn hóa chất (Điều 15, 16, 17, 18 Chương 2). Điều 15: Bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm: Bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải tuân theo qui định của các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế được Việt Nam công nhận. Bao bì, thùng, bồn chứa hóa chất nguy hiểm phải kín, lành lặn, phải ghi đầy đủ tên và biển báo nguy hiểm của hóa chất chứa trong đó. Bao bì, thùng, bồn chứa hóa chất nguy hiểm phải được các doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất và được cơ quan do Bộ Công nghiệp chỉ định kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu về chất lượng. Đối với các loại thùng, bồn chứa hóa chất nguy hiểm được chế tạo tại nước ngoài phải được kiểm định về chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam. Bao bì, thùng, bồn chứa khi được sử dụng lại để chứa hóa chất nguy hiểm phải được kiểm tra, xử lý và phải có phiếu kiểm tra lưu lại trong thời gian ít nhất 2 năm tại cơ sở. Bộ công nghiệp chủ trì với các cơ quan liên quan có trách nhiệm kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất đối với chất lượng bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm tại cơ sở sản xuất, cất giữ và sử dụng. Quy định tại khoản 3 điều này không áp dụng đối với các trường hợp vì lý do bí mật về an ninh quốc phòng. Điều 16: Cất giữ hóa chất nguy hiểm: Hóa chất nguy hiểm phải được bảo quản trong kho, thiết bị chứa chuyên dụng, do nhân viên có đủ trình độ được chỉ định quản lý. Hình thức, phương pháp cất giữ, số lượng cất giữ phải tuân theo các quy phạm an toàn và các văn bản pháp luật có liên quan. Theo định kỳ, phải kiểm tra tình trạng hóa chất bảo quản trong kho. Kho bảo quản, thiết bị chứa hóa chất nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của quy phạm pháp luật về an toàn, phòng chống cháy, nổ. Phải có bảng ghi những quy định và hướng dẫn biện pháp an toàn cho người làm việc trong kho, phải có biển báo nguy hiễm treo ở nơi dễ nhận thấy. Trang thiết bị chữa cháy và khắc phục các sự cố khác phải phù hợp với quy mô kho và tính chất của hóa chất, được để nơi thuận tiện và cố định, các trang thiết bị của kho phải được định kỳ kiểm tra đảm bảo an toàn. Người ra vào kho chứa hóa chất nguy hiểm phải được kiểm tra và đăng ký vào sổ. Các loại hóa chất có tính độc mạnh và các hóa chất có tính nguy hiểm khác nếu cùng được bảo quản chung mà có thể trở thành nguồn gây nguy hiểm mới hoặc làm tăng mức độ nguy hiểm thì phải bảo quản riêng rẽ các loại hóa chất này. Vào giữa quý IV hàng năm, cơ sở cất giữ hóa chất phải lập báo cáo về số lượng hóa chất được bảo quản, địa điểm bảo quản, nhân viên quản lý và các vấn đề có liên quan đến quản lý an toàn hóa chất, gửi sở quản lý chuyên ngành tại địa phương. Điều 17: Tiêu hủy và thải bỏ hóa chất nguy hiểm Việc tiêu hủy, thải bỏ, xử lý hóa chất nguy hiểm, bao bì chứa hóa chất nguy hiểm, hóa chất tồn đọng quá hạn sử dụng, chất độc hóa học do chiến tranh để lại phải thực hiện theo đúng các qui định về bảo quản chất thải nguy hại và các qui định tại các văn bản qui phạm pháp luật. Trường hợp có thay đổi lĩnh lực hoạt động hoặc ngừng hoạt động, cơ sở sản xuất, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm phải lập phương pháp và triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý các trang thiết bị sản xuất , thiết bị bảo quản, các sản phẩm được cất giữ, nguyên liệu thô và phải có báo cáo chi tiết về quá trình xử lý gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở quản lý chuyên ngành theo nhóm hóa chất tại địa phương. Báo cáo phải xác định rõ các nguy cơ tiềm tàng có thể dẫn đến sự cố hóa chất. Điều 18: Xếp dỡ và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, phòng chống ứng cứu sự cố: Việc xếp dỡ và vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật an toàn trong xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không. Khi thuê vận chuyển hóa chất nguy hiểm, chủ hàng phải thông báo rõ cho cơ quan sở vận tải biết về tên, số lượng, tính độc hại của hóa chất, các biện pháp khẩn cấp nếu xảy ra sự cố và các thông tin cần thiết có liên quan khác. Trường hợp phải có các chất hạn chế hoạt tính hay chất làm ổn định trong quá trình vận chuyển, chủ hàng phải cấp đầy đủ các chất đó và phải thông báo cho cơ sở vận chuyển biết rõ về yêu cầu đó. Chủ hàng không được bí mật gửi hóa chất nguy hiểm vận chuyển kèm với các loại hàng thông dụng khác hoặc cố tình thông báo sai lệch, khai báo hóa chất nguy hiểm dưới dạng một loại hàng hóa thông dụng khác. Khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm, chủ hàng phải có nhân viên áp tải. Nhân viên áp tải có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát hàng trong suốt quá trình vận chuyển. Người điều khiển phương tiện vận chuyển, nhân viên xếp dỡ, nhân viên áp tải phải biết rõ tính chất nguy hiểm của hóa chất được vận chuyển, đặc tính sử dụng của bao bì và thùng chứa, biện pháp an toàn đề phòng và giải quyết sự cố. Nhân viên vận chuyển và áp tải phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và xử lý sự cố. Hóa chất nguy hiểm khi chuyên chở phải được bao gói theo đúng yêu cầu kỹ thuật an toàn. Thùng, bồn chứa phải có khả năng chịu đựng sức ép bên ngoài và áp suất bên trong tạo ra trong điều kiện vận tải bình thường, đảm bảo cho hóa chất không bị rò rỉ, không bị tràn ra ngoài hoặc gây ra các rủi ro khác do thay đổi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, áp suất trong khi vận chuyển. Bình chứa hóa chất bằng thủy tinh hoặc các bình chịu áp lực phải có biện pháp chống xô đẩy, va đập. Cấm vận chuyển hóa chất nguy hiểm chung với người, gia súc và các loại hàng hóa khác, trừ nhân viên vận chuyển, nhân viên áp tải. Trường hợp xảy ra mất mát, bị tràn hay rò rỉ hóa chất có tính độc mạnh trong quá trình vận chuyển hoặc tại nơi xếp dỡ, nhân viên vận chuyển và áp tải hàng hoặc cơ sở nơi xẩy ra sự cố phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra các rủi ro hóa chất, đồng thời phải báo ngay cho Sở Tài Nguyên và Môi Trường và công an tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương nơi xảy ra sự cố biết và phải tổ chức cách ly hiện trường. Sở Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm phối hợp với các sở quản lý chuyên ngành liên quan, cử cán bộ chuyên môn đến xem xét, xử lý triệt để các tác hại do sự cố gây ra tại hiện trường. Cơ sở hoạt động hóa chất để xảy ra sự cố có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nêu trên để xử lý triệt để các hậu quả do sự cố gây ra, đồng thời phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Cấm mọi tổ chức, cá nhân gửi hóa chất nguy hiểm bằng đường bưu điện. Cấm các hành vi giấu giếm, không khai báo hóa chất nguy hiểm có trong các bưu phẩm hoặc khai báo sai, khai báo hóa chất nguy hiểm dưới dạng một số vật phẩm bình thường gửi bưu điện. 4.2.2.2.3. Yêu cầu vệ sinh an toàn và bảo hộ lao động Kiểm tra an toàn bảo dưỡng định kỳ đối với các hạng mục thiết bị sản xuất như hệ thống khí nén, lò hơi nhằm hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra sự cố. Thực hiện nghiêm chỉnh các phương án kỹ thuật xử lý khí thải, nước thải cũng như các chất thải rắn trước khi đưa ra môi trường xung quanh. Có kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hoạt động của các thiết bị xử lý khí thải để có các biện pháp kỹ thuật kịp thời khi có sự cố xảy ra. Trang phục bảo hộ lao động cho công nhân gọn nhẹ, đúng theo tiêu chuẩn đặt ra đối với trang phục lao động của công nhân viên làm việc trong dây chuyền sản xuất. Xây dựng nội quy sử dụng máy móc, thiết bị, nội quy ra vào nhà máy. Bố trí kho tàng hợp lý, chú ý cách xa đường điện và các nguồn dễ gây cháy nổ khác. Trang bị thiết bị chống cháy nổ, thiết bị cứu hỏa, bình chữa cháy, vòi nước kịp thời ngăn chặn khi xảy ra cháy nổ 4.2.2.2.4. Các biện pháp giáo dục, quản lý Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ có tính chất quyết định để làm giảm nhẹ các ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh công nghiệp cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tiến chất lượng môi trường cho khu vực sản xuất và khu vực xung quanh. Các biện pháp được sử dụng như sau: + Tổ chức giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy trước khi đi vào sản xuất. + Đôn đốc quán triệt mọi công nhân viên trong nhà máy thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. + Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế định kỳ 1 lần/1 năm cho cán bộ nhân viên nhà máy. + Mở các lớp tập huấn về môi trường để mọi người từ lãnh đạo đến công nhân nắm được nội dung cơ bản của luật môi trường và tự giác chấp hành. + Giáo dục ý thức tiết kiệm sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguyên vật liệu, nhiên liệu, nước, năng lượng CHƯƠNG 5 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Công ty TNHH GREEN CHEMICAL cam kết tuân thủ: Nghị định 68/2005/NĐ-CP ngày 20/05/02005 của Chính phủ Việt Nam về việc Quy định về an toàn hóa chất. Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07/04/2006 của Bộ Công nghiệp về việc Công bố danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ về việc Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Quyết định số 23/2006QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. Công ty cam kết đảm bảo đạt các Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoạt động sản xuất của Công ty theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc và áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Khí thải: Công ty cam kết sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cho lò hơi và máy phát điện như đã trình bày ở chương IV. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của Công ty sau khi xử lý sẽ đạt Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5937, 5939 -2005) – Tiêu chuẩn khí thải đối với bụi và các chất vô cơ, cột B áp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý quy định. Môi trường không khí xung quanh: Tỉ lệ cây cảnh trồng trong khuôn viên nhà máy đạt 15% diện tích theo quy định. Độ ồn: độ ồn sinh ra từ quá trình hoạt động của Công ty sẽ đạt tiêu chuẩn về độ ồn trong khu vực sản xuất (TCVN 3985-1995); Nước thải sinh hoạt: sau khi qua bể tự hoại sẽ được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung của KCN Long Bình. Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại: được thu gom, xử lý theo đúng yêu cầu vệ sinh cho phép. Thực hiện công tác báo cáo giám sát môi trường định lỳ 2 lần/năm theo quy định. Công ty cam kết sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố và giảm thiểu ô nhiễm như đã trình bày trong báo cáo, đồng thời tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ trong Công ty, đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, không gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện đầy đủ và đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy tại Công ty, thường xuyên huấn luyện công nhân tham gia PCCC. Công ty cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và Công ước Quốc tế nếu để gây ra ô nhiễm môi trường. Trong quá trình hoạt động có yếu tố môi trường nào phát sinh chủ đầu tư sẽ báo ngay với các cớ quan quản lý môi trường địa phương để xử lý ngay nguồn ô nhiễm này. CHƯƠNG 6 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 6.1. Danh mục các công trình xử lý 6.1.1. Nước thải Tiến hành xây dựng bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Tiến độ thi công thực hiện cùng với thời gian xây dựng nhà máy. 6.1.2. Khí thải Khi Dự án đi vào hoạt động, sẽ phát sinh lượng khí thải từ lò hơi. Lượng khí thải náy cần phải xử lý. Nhà máy sẽ tiến hành xây dựng hệ thống xử lý khí thải khi đi vào hoạt động trên cơ sở quá trình hoạt động của lò hơi nhằm đảm bảo cho hệ thống xử lý đạt hiệu quả nhất. 6.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường 6.2.1. Chương trình quản lý môi trường Trong quá trình thi công xây dựng nhà máy Các biện pháp để quản lý và bảo vệ môi trường có thể thực hiện như sau: + Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công với nhau. + Aùp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và rút ngắn thời gian thi công đến mức tối đa. + Trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết, cũng như các phương án kỹ thuật phòng chống cháy, nổ. + Hạn chế tiếng ồn và chấn động rung trong quá trình thi công và lắp đặt thiết bị . + Che chắn những khu vực phát sinh bụi. + Tại mặt bằng thi công đảm bảo: các phòng phục vụ công nhân như nhà ăn, nhà nghỉ, vệ sinh, bố trí hợp lý bảo đảm điều kiện vệ sinh tối thiểu. Phải lập hàng rào chắn các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liêu dễ cháy, nổ. Khi nhà máy đi vào hoạt động Ngoài các biện pháp đã trình bày trong chương IV, nhà máy cần phải tiến hành: + Tổ chức một bộ phận chuyên về quản lý và giám sát chất lượng môi trường, đó là những người am hiểu về lĩnh vực môi trường, có khả năng giải quyết những vấn đề về môi trường trong nhà máy. + Bộ phận này phải hợp tác chặt chẽ với bộ phận chuyên trách về ứng cứu sự cố môi trường để giải quyết công việc có hiệu quả. 6.2.2. Chương trình giám sát môi trường Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và là một trong những phần rất quan trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Việc giám sát có thể được định nghĩa như một quá trình để lập lại các công tác quan trắc và đo đạc. Từ đó xác định lại các dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường có đúng hay không hoặc mức độ sai khác giữa tính toán và thực tế. Để đảm bảo cho các hoạt động của Dự án không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm đối với Dự án Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, chương trình giám sát chất lượng môi trường được đề xuất sau đây sẽ được áp dụng khi Dự án đi vào thực hiện và trong suốt thời gian hoạt động. 6.2.2.1. Giám sát chất thải Đối với khí thải lò hơi + Giám sát các tiêu chuẩn sau: Bụi, NO2, SO2, CO + Tần suất giám sát: 03 tháng 1 lần + Chi phí giám sát: ước tính khoảng 3.000.000 - 5.000.000 đồng/lần 6.2.2.2. Giám sát môi trường xung quanh Các chỉ tiêu giám sát như sau: + Chất lượng môi trường không khí: SO2, NO2, CO, bụi, các chất hữu cơ bay hơi khác. + Chất lượng môi trường nước (cụ thể là nước thải sinh hoạt): pH, COD, BOD, SS, dầu mỡ, tổng Colifom. + Tình trạng vi khí hậu, mức ồn, nhiệt độ và độ ẩm trong và ngoài xưởng sản xuất của Dự án. + Tần suất giám sát: 06 tháng 1 lần + Kinh phí ước tính cho một lần giám sát chất lượng môi trường: 10.000.000 đồng/lần. Vị trí lấy mẫu giám sát chất lượng môi trường: + Khu vực ra vào nhà máy (cách cổng bảo vệ khoảng 15m). + Khu vực sản xuất nhà máy. + Khu vực thùng chứa Methanol. + Khu vực nhà kho. + Khu vực phát sinh nước thải sinh hoạt CHƯƠNG 7 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 7.1 Kinh phí xây dựng hệ thống xử lý khí thải Khi Dự án đi vào hoạt động, trong quá trình sản xuất có sử dụng lò hơi để phục vụ việc sản xuất. Khí thải lò hơi phải được xử lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Bảng 22: Kinh phí cho việc xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi dự tính như sau: STT Nội dung Đơn vị Mô tả Số lượng Đơn giá (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Tháp hấp thụ và phụ kiện Bộ Thép dày 5mm, sơn chống rỉ Epoxy, D= 1m, H = 2.5m và phụ kiện bên trong 1 73,000,000 2 Cyclon Bộ Thép dày 5mm, sơn chống rỉ Epoxy, D=0.4mm, H= 1.8m 1 30,000,000 3 Hệ thống đường ống Bộ Thép dày 4mm, sơn chống rỉ Epoxy, o = 350mm 1 25,000,000 4 Quạt hút ly tâm cấp cao Bộ Q = 8000 m3/h, N = 8-10HP, 380V, 3pha 1 32,000,000 5 Bơm li tâm Inox chống ăn mòn axid Cái Q = 8-10 m3/h, H = 5m, P = 15kg/cm2, N = 2-3 HP 1 9,000,000 6 Hệ thống điện điều khiển Hệ thống CB, panel, và mạch linh kiện Hàn Quốc 1 11,000,000 7 Bơm định lượng hóa chất của Mỹ Blue White Cái Q = 151/h, P = 2bar, 45W, 220V, 1 pha 1 5,500,000 8 Bồn chứa hóa chất Cái PCV 500l 1 1,000,000 9 Bể chứa nước tuần hoàn 10m3 Bể Bê tông cốt thép dày 20cm, chống thấm 1 20,000,000 10 Ống khói Ống = 350mm, h = 20m 1 26,000,000 Kinh phí xây dựng ước tính khoảng 232,500,000 Tiến độ thi công công trình Xây bể chứa nước: 10 ngày Gia công thiết bị: 20 ngày Vận chuyển thiết bị: 1 ngày Lắp dặt thiết bị: 7 ngày Vận hành thử nghiệm: 5 ngày Tiến hành làm thủ tục nghiệm thu công trình: 7 ngày Thời gian bắt đầu thi công: cùng với lúc xây dựng nhà máy Thời gian hoàn thành công trình dự kiến: 50 ngày 7.2. Kinh phí xây dựng hệ thống chống ồn cho máy phát điện Dự tính khoảng: 170.000.000 đồng Thời gian bắt đầu thi công: cùng với lúc xây dựng nhà máy CHƯƠNG 8 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Do Dự án nằm trong Khu công nghiệp nên ý kiến cộng đồng được thông qua. Chỉ tham khảo ý kiến của UBND Phường Long Bình và UBMTTQ Phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Cả 2 ý kiến này đều hoàn toàn ủng hộ việc thành lập Dự án. Ý kiến của UBND và UBMTTQ phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai: CHƯƠNG 9 CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 9.1. Nguồn cung cấp dữ liệu, số liệu 9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Trong báo cáo này đã sữ dụng những tài liệu sau đây để phục vụ cho quá trình xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Alan Gifpin – 1995 – Đánh giá tác động môi trường – Cục Môi Trường tổ chức dịch và xuất bản. Alexander P. Economopolulos – 1993 - Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution – Part One – World Health Organization, Geneva. Báo cáo khảo sát địa chất công trình của Đoàn Địa Chất 801 thuộc Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn - Địa Chất Công Trình Miền Nam. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả – 1994 – Đánh giá tác động môi trường. Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn - NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trần Ngọc Chấn – 2001, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Tập 1, NXB Khoa Học và Kỹ thuật. Luật bảo vệ môi trường, 2005. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu Chuẩn Việt Nam về môi trường 2005. Phan Thị Thanh Thúy – 2005 - Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư mớiù và di dời Nhà máy dầu Tường An về khu công nghiệp Phú Mỹ Bà Rịa – Vũng Tàu - Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM. Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Các tài liệu trên hoàn toàn có thể tin cậy cho việc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện báo cáo. 9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, Công suất 120 tấn/ngày - Công ty TNHH GREEN CHEMICAL Vì đây là báo cáo nghiên cứu khả thi để đầu tư thành lập dự án, cho nên mức độ tin cậy là hoàn toàn chính xác để có thể làm tài liệu tham khảo cho quá trình thực hiện báo cáo. 9.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong báo cáo này bao gồm: Phương pháp liệt kê số liệu môi trường Phương pháp thống kê: phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng, thủy văn, kinh tế, xã hội tại khu vực thực hiện Dự án. Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường khu vực dự định xây dựng Dự án và phân tích số liệu trong phòng thí ngiệm: xác định các thông số về hiện trạng môi trường không khí, môi trường nước, đất, độ ồn tại khu vực. Phương pháp liệt kê mô tả và đánh giá mức tác động nhằm liệt kê các tác động đến môi trường do các hoạt động của Dự án gây ra. Các tác động như: nước thải, bụi, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp Đây là phương pháp đơn giản và nhanh chống, cho phép phân tích nhiều tác động trên một yếu tố. Phương pháp so sánh: đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn do nhà nước ban hành. 9.3. Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá Các phương pháp đánh giá trên là có thể tin cậy được. Nó theo sát các vấn đề khi Dự án đang xây dựng cũng như khi đi vào hoạt động. Các rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai Dự án đều có thể khắc phục được dựa vào các đề xuất khắc phục và giảm thiểu tác động đã được trình bày trong báo cáo. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động của Dự án Nhà máy sản xuất Formalyn 37%, công suất 120 tấn/ngày của Công ty TNHH GREEN CHEMICAL tại Khu công nghiệp Long Bình – Thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai đến môi trường có thể rút ra một số kết luận: Vị trí của Dự án nằm trong Khu công nghiệp Lonh Bình là hoàn toàn phù hợp với mục đích phát triển ngành hóa chất trong khu vực Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ đem lại một nguồn lợi kinh tế đáng kể cho tỉnh Đồng Nai, thúc đẩy ngành hóa chất trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung phát triển mạnh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy vậy, việc triển khai thi công và vận hành hoạt động của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường nếu không có các biện pháp khống chế khắc phục. Các nguồn gây ô nhiễm có thể bao gồm: Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt + Ô nhiễm do bụi và khí thải của lò hơi đốt dầu FO + Ô nhiễm do dung môi hữu cơ + Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại + Ô nhiễm do tiếng ồn và nhiệt dư trong công đoạn sản xuất + Ô nhiễm không khí do xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình Các nguồn gây ô nhiễm trên hoàn toàn có thể khắc phục được bằng các thiết kế trên cơ sở khoa học và lựa chọn công nghệ hợp lý, lắp đặt hệ thống xử lý và vận hành đúng kỹ thuật. Kết hợp khâu xử lý ô nhiễm, nhà máy sẽ có các biện pháp quản lý chặt chẽ về vấn đề vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa các chất thải, đồng thời có các biện pháp tốt về vấn đề an toàn lao động, an toàn cháy nổ và sự cố ô nhiễm môi trường. 2. Kiến nghị Sau khi xác định, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp về vị trí bố trí, các tác động môi trường, phân tích loại công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị cũng như các biện pháp khả thi khống chế các tác động xấu tới môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất Formalyn 37% của Công ty TNHH GREEN CHEMICAL, chủ đầu tư Dự án kiến nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét tính khả thi và tích cực của Dự án, xét duyệt nhanh chóng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công ty TNHH GREEN CHEMICAL sớm được phép triển khai công tác xây dựng, sản xuất, kinh doanh và thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo vệ môi trường. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất Formalyn 37% 11 Hình 2: Sơ đồ tổ chức nhà máy 19 Hình 3: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò hơi 55 Hình 4: Sơ đồ nguyên lý tiêu âm cho máy phát điện 58 Hình 5: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có lọc 60 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bố trí các hạng mục công trình 9 Bảng 2: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu 10 Bảng 3: Trang thiết bị máy móc của Dự án 16 Bảng 4: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường tại khu vực Dự án dự định thực hiện 27 Bảng 5: Chất lượng không khí tại khu vực Dự án 27 Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng nước cấp 28 Bảng 7: Các tác động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đọan xây dựng 32 Bảng 8: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 33 Bảng 9: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 33 Bảng 10: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường 35 Bảng 11: Tóm tắt các tác động môi trường trong quá trình xây dựng Dự án 39 Bảng 12: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động 41 Bảng 13: Tải lượng chất ô nhiễm nước sinh hoạt 42 Bảng 14: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 43 Bảng 15: Hệ số ô nhiễm của các khí thải đặc trưng do đốt dầu FO (3%S) 45 Bảng 16: Tải lượng các chất ô nhiễm khi sử dụng dầu FO 45 Bảng 17: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi 46 Bảng 18.: Hệ số ô nhiễm của một số khí khi dùng dầu DO (1%S) 46 Bảng 19: Tải lượng các chất ô nhiễm khi dùng dầu DO 47 Bảng 20: Nồng độ các chất ô nhiễm khi dùng dầu DO 47 Bảng 21: Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 51 Bảng 22: Kinh phí cho việc xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi dự tính 75

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan1.doc
  • bakbanvesuaCTN.bak
  • dwgbanvesuaCTN.dwg
  • docBIA HANH.doc
  • docDANH MUC TU VIET TAT.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docnhiem vu DA va nhan xet.doc
  • docphu luc 1.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan