VQG LGXM là mẫu chuẩn sinh thái quốc gia vì nằm trong vùng chuyển
tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long. Với những đặc điểm nổi bật
của nó về sinh cảnh và ĐDSH cũng như về văn hóa, lịch sữ đã tạo thêm nét đặc sắc cho Vườn.
Nơi đây có các quần thể cây họ Dầu đặc trưng của miền Đông Nam Bộ,
rừng khộp của Tây Nguyên, quần thể tràm và sinh cảnh đất ngập nước của đồng
bằng Sông Cửu Long. Và có quần thể động, thực vật rất phong phú và đa dạng.
Trong những năm qua ban quản lý VQG LGXM đã cố gắng trong việc
quản lý, khôi phục và bảo tồn lại khu rừng nguyên sinh vừa mang yếu tố lịch sử và
đa dạng, phong phú về động, thực vật, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và hoạt
động du lịch sinh thái ở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc này.
Đến nay, các loài động thực vật ở VQG LGXM đã dần dần được khôi phục
với hàng ngàn cây cổ thụ có độ tuổi từ 50 đến 300 năm đã được phát hiện, giữ gìn
251 loài động vật có xương sống, trong đó có 26 loài bò sát, 180 loài chim và 34 loài
thú, chiếm gần 90% tổng số loài động vật có xương sống được ghi nhận trong tỉnh.
Trong đó, nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.
98 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng chương trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25 Chi, 20 Họ, 3 Bộ.
- Loài ưu thế: Trichocerea (Diurella), Tigris (Muller), Lecane
(Lecane), Luna (Muller), Lecane (Monostyla), Bulla (Gossc), Macrothix spinosa King,
Alona davidi Richard.
3.1.2.5 Các cảnh quan tự nhiên đặc biệt
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
59
Một số các cảnh quan tự nhiên đặc trưng của vùng như:
- Rừng bán thay lá và rừng rụng lá là kiểu sinh cảnh đặc trưng trên đất
xám phù sa cổ rất khô hạn trong mùa khô. Các ưu hợp cây họ Dầu là kiểu sinh cảnh đặc
trưng của đất xám vùng thấp mà các vùng khác không có. Bên cạnh đó, trảng dầu trà
beng ngập nước vùng thấp là một sinh cảnh, cho đến nay chưa được đề cập trong các
báo cáo khoa học về rừng cây họ Dầu.
Hình 18: Bàu – trảng- một dạng đất ngập nước
- Trảng và bàu là một hình thái đất ngập nước đặc trưng trên đất xám,
một loại đất dễ thoát thủy nhưng lại đọng nước trong mùa mưa. Cũng trong mùa
mưa, cảnh hoang sơ giữa đất ngập nước và rừng gỗ được thể hiện rõ nét hơn, làm cho
rừng trở nên hoang dã và vẻ đẹp thiên nhiên càng hấp dẫn.
Bảng 11: Đặc trưng của các trảng và bàu trong vùng
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
60
Kiểu đất
ngập nước
Địa điểm Đặc điểm
thảm thực vật
Ghi chú
thới gian
quan sát tháng 7/2001
Trảng Tà Nốt Một số khu vực ẩm
trong mùa khô
Trảng Tân Thanh Một số khu vực ẩm
trong mùa khô
Ngập định kỳ
Trảng Trâm
Cây gỗ lớn
trên gò và
trảng cỏ chịu khô
Khô hoàn toàn vào
mùa khô
Bàu Quang Còn ngập sâu 0,2 – 0,6m
Bàu Xúc Diện tích ngập nhỏ, sâu 0,5
Bàu Đưng lớn Diện tích ngập lớn, sâu
0,5 – 1,0m
Bàu Đưng nhỏ Đất ẩm do con người
Ngập thường
xuyên
Bàu chảo
Cây gỗ chịu ngập
chung quanh
bàu; kế đến là
trảng cỏ chịu hạn;
trấp giữa bàu
Diện tích ngập nhỏ, sâu 0,2
Ven sông, suối Sông Vàm Cỏ,
các suối
Dãy dẹp ven sông
suối nằm trong
dao động của mực
nước
(Nguồn: VQG LGXM, 2007)
3.2 Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
61
Điều kiện khí hậu và đất đai thuận tiện cho sinh trưởng của động thực vật
và đã hình thành một kiểu rừng đặc trưng cho cả nước là rừng bán thay lá trên đất xám.
Đây còn là nơi tập trung và cư ngụ của nhiều loài động thực vật chuyển tiếp giữa miền
núi (Đông Nam Bộ) và đồng bằng Tây Nam Bộ
Là điểm tập trung rừng và vốn rừng quan trọng của tỉnh, với các trạng thái
rừng còn mang tính tự nhiên của quá trình diễn thế. Ngoài ra, vùng còn là nơi lưu niệm
nhiều di tích lịch sử của thời kỳ kháng chiến.
Do vị trí địa lý nằm sát biên giới, nên các nhu cầu về bảo vệ rừng vì mục
đích quốc phòng và các mục đích kinh tế xã hội khác sẽ thúc đẩy vùng này phát triển.
VQG LGXM là nơi rất đa dạng về HST là nơi sở hữu tài nguyên động, thực
vật quí hiếm và có giá trị kinh tế cao. Vì thế, Vườn là nơi bảo tồn và phát triển các gía
trị về ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên, các HST rừng và HST đất ngập nước.
VQG LGXM là nơi bảo tồn các loài động, thực vật và đặc hữu để phục vụ
công tác bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và du lịch sinh
thái.
Tuy nhiên, do đặc điểm của VQG LGXM là được bao bọc bởi một quần thể
dân cư sinh sống ở vùng đệm nên bị tác động rất nhiều. Nên xây dựng một chương trình
bảo tồn ĐDSH sao cho hòa hợp giữa HST Vườn và đời sống của người dân địa phương
là một bài toán khó.
Đất đai trong vùng chủ yếu là loại đất xám điển hình, có nhiều tiềm năng bị
thoái hóa nếu thảm thực vật che phủ bị tác động, chặt phá hoặc biến mất.
Hạn chế lớn nhất là nguồn nước trong mùa khô, nên nguy cơ lửa rừng là rất
lớn, đòi hỏi có các biện pháp hiệu quả phòng chống cháy rừng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
62
Đa số người dân trong khu vực phần nhiều cuộc sống dựa vào thiên nhiên
nên việc quản lý tình trạng khai thác và đánh bắt trái phép động, thực vật của người dân
địa phương là rất khó.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
63
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
VÀ MÔI TRƯỜNG
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
64
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ - XA MÁT ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
VÀ MÔI TRƯỜNG
4.1 Aûnh hưởng của VQG LGXM đến sự phát triển kinh tế – xã hội, môi trường
4.1.1 Đối với kinh tế
VQG LGXM đem lại rất nhiều giá trị về kinh tế, đời sống người dân trong khu
vực VQG được cải thiện.
Bảng 12: Thống kê lao động theo ngành nghề của các xã liên quan đến
VQG LGXM
Lao động Tổng cộng Tân Bình Hòa Hiệp Tân Lập
8129 1916 2604 3609
Nông nghiệp 6605 1628 2451 2526
Lâm nghiệp 112 33 23 56
Dịch vụ,
thương mại
520 172 130 218
Khác 892 83 0 809
(Nguồn:VQG LGXM, 2006)
Tỷ lệ lao động phân theo ngành ngề như sau:
− Lao động nông nghiệp :82,25%
− Lao động lâm ngiệp: 1,3%
− Lao động dịch vụ, thương mại: 6,4%
− Lao động khác: 10,2%
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
65
Tổng số lao động trong khu vực Vườn có 6605 lao động, nông nghiệp chiếm
82,25%. Điều này cho thấy đa số người dân trong khu vực liên quan đến VQG LGXM
sống chủ yếu là về nông nghiệp.
Bảng 13: Bảng năng suất sản xuất nông nghiệp
Cây trồng Năng suất/tấn/ha/năm
Lúa nước 1 vụ 1,5
Lúa rẫy 0,8 – 1,0
Mì 12 – 15
Mía 35 – 40
Đậu xanh 0,4
Đậu phộng 0,6
(Nguồn: VQG LGXM, 2006)
Bình quân thu nhập theo đầu người: 180 – 250 kg thóc/người/năm. Với mức
thu nhập hàng năm thấp nên người dân tiến hành khai thác thêm các nguồn lợi từ tài
nguyên thiên nhiên để tăng thu nhập.
Theo một số kết quả nghiên cứu gần đây, khu rừng LGXM có hàng trăm loài
thực vật và động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị cao, có tầm quan trọng
toàn cầu.
Các loài động vật có ở đây như: Vọoc vá, Vọoc xám, Cu li nhỏ, Gấu chó,
Công, Gà lôi hồng tía, Cá sấu nước ngọt, Ba ba, các loài chim nước. Đặc biệt là có sự
xuất hiện của Sếu đầu đỏ vì khu rừng LGXM là nơi dừng chân của loài chim này trên
đường di cư từ VQG Tràm Chim đến khu vực biên giới giữa Lào và Campuchia.
Việc săn, bẫy các động vật trong rừng là một trong những hoạt động đem lại
nguồn lương thực, thực phẩm, tăng kinh tế cho người dân trong khu vực. Lượng cá trong
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
66
các sông suối khá dồi dào vào mùa mưa nên việc đánh bắt cá trên các sông, suối trong
Vườn là hoạt động chính, là nguồn thu nhập đáng kể của người dân.
Hình 19: Đánh bắt cá trên các suối trong VQG LGXM
Thực vật tại VQG cũng khá đa dạng như các cây họ Dầu (Dầu Song Nàng,
Dầu rái, Dầu mít, Sao đen, Chai, Sến cát, Vên vên, Làu táu ), xen lẫn với Cẩm xe, Gõ
đỏ, Gõ mật, Xoay, Trắc, Giáng Hương, Huỷnh.
Khai thác gỗ, khai thác dầu chai từ những cây Dầu cũng đem lại giá trị kinh
tế cao. Chính vì thế người dân trong khu Vườn xem những công việc này cũng là một
trong những nguồn thu nhập.
Các trảng cỏ ở các khu rừng LGXM bị ngập nước định kỳ vào mùa mưa
thành các trảng ngập nước hoang sơ, chứa dựng sự phong phú và đa dạng của các loài
thủy sinh vật và rất thích hợp cho các loài chim đầm lầy đến định cư như: trảng Sim,
trảng Sến, trảng Bà Điếc, bàu Lùng Tung, trảng Tà Xia, trảng Tà Nốt..v.vkết hợp với
những cảnh đẹp tự nhiên vốn có của Vườn tạo nên cảnh quan độc đáo thu hút khách du
lịch tăng gía trị kinh tế cho các hoạt động DLST.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
67
Quy mô diện tích này rất phù hợp với VQG có chứa đựng nhiều HST, trong
đó HST tự nhiên chiếm hơn 80% diện tích và nhiều hệ động, thực vật phong phú. Thu
hút khách du lịch, đem lại giá trị kinh tế cao cho VQG LGXM cũng như ngành du lịch
của tỉnh Tây Ninh.
4.1.2 Đối với xã hội
VQG LGXM có giá trị cao về văn hóa và lịch sử. Nơi có di tích lịch sử cấp
quốc gia đã được Nhà nước công nhận “Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính
phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”. Đây là nơi không những
bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa mà còn là nơi tham quan du lịch, giáo dục truyền
thông cách mạng cho các thế hệ mai sau.
VQG LGXM là nơi tập trung các tài nguyên động, thực vật phong phú và đa
dạng. Với những đặc trưng sinh cảnh độc đáo và nhiều loài động, thực vật quý hiếm
là nơi rất thích hợp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan và du
lịch độc đáo.
Vườn còn tập trung nhiều cây thuốc quý hiếm có giá trị rất lớn trong kho
tàng cây thuốc quý của Việt Nam.
Vườn là nơi tập trung nhiều nguồn gen quý, những động, thực vật có nguy cơ
tuyệt chủng. Có giá trị rất lớn đối với sự bảo tồn và phát triển ĐDSH trong Vườn
cũng như trên thế giới.
4.1.3 Đối với môi trường
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
68
VQG LGXM là nơi tập trung một lượng lớn các loài động, thực vật quý
hiếm. Nơi có các HST đặc trưng chứa đựng nguồn thức ăn phong phú và đa dạng. Góp
phần quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của nguồn tài nguyên sinh vật.
HST VQG LGXM bao phủ trên diện tích 37,407 ha nên quy mô tác động
đến môi trường rất rộng lớn và trong thời gian lâu dài.
Mật độ sông, suối trong phạm vi VQG LGXM rất cao so với các VQG khác.
Đây cũng là một trong những điểm mạnh tác động có lợi đến môi trường. Những sông,
suối trong phạm vi Vườn chứa đựng nguồn thức ăn phong phú cung cấp cho các loài
động vật trong Vườn. Giúp duy trì hoạt động sống của sinh vật.
Ngoài ra sông suối còn cung cấp nguồn nước cho các hệ thực vật sống và
phát triển.
Đất ngập nước tại VQG rất phong phú và đa dạng tác động rất nhiều đến
môi trường. Kiểu thảm thực vật này đóng góp đáng kể vào sự đa dạng về hệ sinh thái
của khu vực, đa dạng về các loài động thực vật thuỷ sinh, và là sinh cảnh quan trọng
quyết định đến sự hiện diện của các loài thú lớn ăn cỏ và các loài chim nước thông qua
việc cung cấp thức ăn và nước uống.
Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu
nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì
chất lượng nước.
Quần xã thực vật vườn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa
phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: Tạo bóng mát, khuếch tán hơi nước, giảm
nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá,
điều hoà nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
69
Tuy nhiên, do việc khai thác, đánh bắt trái phép các nguồn tài nguyên của
Vườn đã phần nào tác động đến môi trường sinh thái.
VQG LGXM là nơi tác động rất nhiều đến sự phát triển kinh tế – xã hội và
môi trường. Và nguồn tài nguyên của tỉnh Tây Ninh ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát
triển bền vững.
4.2 Nguyên nhân làm suy giảm ĐDSH ở VQG LGXM
4.2.1 Hoạt động chăn thả gia súc
Dù chăn nuôi bò, dêø là nghề truyền thống của người dân địa phương nhưng
hiện nay tình trạng chăn thả bừa bãi làm cạnh tranh với nguồn thức ăn của động vật rừng
đã bị cấm, cộng với địa phương không có quy hoạch vùng cỏ chăn nuôi gia súc do đó sắp
tới người chăn nuôi sẽ gặp khó khăn.
Hình 20: Chăn nuơi dê tại VQG LGXM
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
70
Việc chăn thả gia súc trong các trảng cỏ trong rừng hiện đang còn xảy ra khá
phổ biến nhất là đối với người dân Campuchia. Khu vực dọc biên giới cũng xảy ra tình
trạng tương tự như trên do người dân Campuchia thường lùa bò sang VQG để chăn thả.
4.2.2 Săn, bẫy bắt động vật hoang dã trái phép
Việc săn bắn chim, thú làm ảnh hưởng đến sự tồn vông của nhiều loài, bên
cạnh đó việc tận diệt cá và các thủy sinh vật khác bằng xung điện cũng làm ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các loài chim nước vẫn còn xảy ra.
Theo người dân cho biết, hiện nay tình trạng săn bắt, đặt bẫy thú vẫn diễn ra
tại các khu vực xã Tân Bình, Hòa Hiệp và Tân Lập. Theo số liệu của Hạt Kiểm Lâm
VQG LGXM năm 2005 đã lập biên bản 16 vụ săn, bẫy động vật hoang dã trái phép
chiếm 32,6% trong tổng những vụ vi phạm hành chính về quản lý và bảo vệ rừng. Thu
giữ 3 lưới bắt chim, 1057 cần bẫy các loại, xử lý và thả về rừng 204 con bọ cạp, 17
chim cu, 01 cu li, 3 rắn, 3 rùa, 2 chồn, 3 kỳ đà.
Con số động vật tịch thu thả về rừng thì nhỏ, nhưng số lượng bẫy rất lớn cho
thấy tình trạng săn, bẫy động vật hoang dã trái phép diễn ra khá nghiêm trọng ở khu
vực này. Ngoài ra, năm 2005 hạt kiểm lâm VQG còn tiếp nhận từ Chi cục kiểm lâm
Tây Ninh 175,4 kg rắn các loại, 257,5 kg rùa các loại, 7,6 kg trăn, 162 kg Trút, 125
con khỉ và 14 con le le để thả về rừng. Số lượng động vật hoang dã này chủ yếu từ
Campuchia đưa sang nhưng cũng có thể một phần số động vật hoang dã này từ VQG
LGXM.
Trong 5 tháng đầu năm 2006 đã gỡ được 887 cần bẫy các loại, lập biên bản
5 trường hợp bắt, bẫy động vật hoang dã. Có thể thấy tình trạng săn bẫy động vật
hoang dã có chiều hướng tăng so với năm 2005.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
71
Những ghi nhận trên đây có thể là nhỏ so với thực tế diễn ra, có thể nhiều vụ
diễn ra trót lọt mà lực lượng kiểm lâm không phát hiện được.
Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
• Rừng LGXM dễ tiếp cận, người dân sống ngay sát rừng
• Lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng còn mỏng
• Do nguồn lợi lớn từ việc săn, bắt động vật hoang dã
• Hình phạt đối với những đối tượng săn, bẫy trái phép còn
nhẹ, chỉ mang tính răn đe
• Đời sống người dân còn khó khăn, còn nhiều hộ phải sống
dựa vào rừng để tăng thu nhập.
Hình 21: Bẫy thú trong rừng
Về phía người dân Campuchia cũng thường lén lút sang rừng phía Việt Nam
để săn bắt, bẫy thú. Có thể trong số những động vật hoang dã được thả lại về rừng như
đã nói ở trên có cả động vật hoang dã mà người dân Campuchia đã bắt tại đây.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
72
Vào mùa khô trong rừng chỉ còn sót lại những vũng nước nhỏ, thú vật thường
tụ tập ở đây để uống nước. Lợi dụng điều này người dân đã bỏ thuốc vào đây để khi thú
đến uống nước sẽ bị ngộ độc để dễ bắt. Cũng vào mùa khô dân Campuchia hay sang đốt
cỏ để cho cỏ non lên cho bò ăn và cũng là để bắt thú ẩn nấp dưới tầng cỏ này, chủ yếu
là rắn và các loài bò sát. Khu vực thường bị tác động là những trảng và rừng gần biên
giới.
4.2.3 Chích xung điện và dùng chất nổ để bắt cá
Lượng cá trong các sông suối khá dồi dào vào mùa mưa, đánh bắt cá có thể
tạo ra một phần nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên trong các hình
thức đánh bắt cá hiện nay như thả lưới, câu, đóng đáy, đánh cá bằng thuốc nổ và chích
xung điện thì cần ngăn cấm. Đây là một hình thức khai thác hủy diệt rất nghiêm trọng.
Chính phủ đã có quy định nghiêm cấm hình thức khai thác này ở tất cả các thủy vực.
Hình 22: Bắt cá bằng chích xung điện trên các bàu- trảng tại VQG LGXM
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
73
4.2.4 Khai thác gỗ, đào mai
Hiện nay tình trạng khai thác gỗ trái phép của người dân phía Việt Nam vẫn
diễn ra. Chủ yếu là những cây gỗ tái sinh, những cây gỗ nhỏ. Những điểm nóng về khai
thác lâm sản bao gồm khu vực xã Hòa Hiệp và Tân Lâp.
Đây là một công việc khó khăn, mặc dù tất cả các lực lượng kiểm lâm và
bảo vệ rừng đã làm việc hết khả năng nhưng do địa bàn còn quá rộng và dễ tiếp cận,
cộng thêm nữa là đời sống của người dân còn khó khăn, việc khai thác này lại mang lại
lợi nhuận lớn nên nhiều người vẫn bất chấp luật pháp để vào rừng khai thác.
Đối với người dân tộc Khơme, đặc biệt là khi có lễ hội, họ vẫn vào rừng
chặt cây để sử dụng cho những hoạt động chung như đốt lửa. Để giải quyết tình trạng
khai thác gỗ trái phép bên cạnh việc tuyên truyền nên có những chương trình xóa đói
giảm nghèo làm cho người dân không còn phải sống lệ thuộc vào rừng nữa.
Hình 23: Cây Dầu bị gãy do khai thác dầu trái phép tại VQG LGXM
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
74
Hoạt động khai thác gỗ rừng của người dân Campuchia diễn ra rất mạnh mẽ,
do địa bàn rừng rộng có đường biên giới giáp Campuchia hơn 40 km nên rất thuận lợi
cho dân Campuchia lén lút qua biên giới để khai thác lâm sản. Lâm sản bị lấy cắp chủ
yếu là gỗ tròn có đường kính nhỏ.
Vào những ngày giáp tết nguyên đán là hoạt động đào mai lại diễn ra ở đây,
người dân vào tìm những gốc mai đẹp mang lên Thị Xã bán. Trong rừng LGXM có rất
nhiều gốc mai đẹp, việc giữ gìn những gốc mai này không những có ý nghĩa bảo tồn
ĐDSH mà nó còn giúp thu hút khách du lịch tới với khu rừng này.
4.2.5 Lấn chiếm đất rừng làm nơi canh tác nông nghiệp
Hình 24: Phá rừng làm nông nghiệp
Tình trạng này còn diễn ra khá phổ biến ở khu vực xã Hòa Hiệp và Tân Lập
do danh giới phân chia còn chưa rõ ràng. VQG đang gặp một số khó khăn trong việc di
chuyển một số hộ dân có đất canh tác nằm trong ranh giới của VQG vì những hộ này đã
canh tác tại đây từ rất lâu (trước khi thành lập VQG).
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
75
Những hộ này thường xuyên tiến hành lấn chiếm rừng dần dần để mở rộng
diện tích canh tác của họ. Hoặc có những hộ đã được đền bù di chuyển ra khỏi VQG
nhưng họ đã tự ý quay lại canh tác trái phép. Năm 2005 lực lượng kiểm lâm đã phát hiện
5 vụ phát rẫy lấn chiếm đất lâm nghiệp.
4.2.6 Đốt rừng và buôn lậu động, thực vật
Phòng chống cháy rừng là một hoạt động vất vả và tốn nhiều công sức nhất
tại VQG LGXM. Do đặc trưng của rừng là rừng bán khô hạn với nhiều trảng cỏ, nên vào
mùa khô chỉ cần một mồi lửa là có thể gây cháy trên diện rộng.
Nguyên nhân gây ra cháy rừng khu vực này chủ yếu là do con người. Có thể
kể một số nguyên nhân chính sau đây
• Do người Campuchia đốt cỏ để kích thích cỏ non phát triển, tạo nguồn thức
ăn cho bò.
• Đốt cỏ để bắt thú, bò sát
• Những người buôn lậu, săn bắt thú trái phép khi bị kiểm lâm bắt hay có
hành động phá hoại để trả thù.
Trong mùa khô 2004-2005, trên địa bàn của VQG đã xảy ra 7 vụ cháy với
diện tích 69,3 ha, trong đó 23 ha trảng cỏ, 1,8 ha rừng trồng, 42 ha rừng khộp non và 2,5
ha rừng non.
Hoạt động buôn lậu qua biên giới Campuchia chủ yếu dân địa phương tiến
hành, họ biết khá rõ những lối mòn trong rừng, họ chở xăng dầu qua biên giới và trở về
Việt Nam là hạt điều và cao su. Vào mùa khô, các trảng đều cạn nước nên hầu như mọi
khu vực trong rừng đều có thể đi được bằng xe Honda. Hoạt động này làm khuấy động
bầu không khí yên tĩnh trong rừng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
76
Trước tình trạng ĐDSH tại VQG LGXM đang bị đe dọa nghiêm trọng thì
Ban quản lý đã có những chương trình bảo vệ và khôi phục lại rừng, tạo cân bằng sinh
thái.
Hình 25: Gỗ lậu bị phát hiện và lưu giữ trong kho
Từ các nguyên nhân kể trên thì số lượng động, thực vật tại VQG LGXM
đang suy giảm trong tình trạng báo động. Năm 2005 đã có tới 11,5 ha rừng trồng bị phá
trái phép. Và hàng năm số lượng các loài động thực vật trong Vườn bị đánh bắt ngày
càng tăng lên. Điển hình là số vụ xử phạt đối với những hành vi vi phạm càng nhiều.
Cần có những chương trình cụ thể để bảo tồn ĐDSH của Vườn tránh nguy cơ tuyệt
chủng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
77
CHƯƠNG V: XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
78
CHƯƠNG V: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
5.1 Khung chương trình quản lý tại VQG LGXM
VQG LGXM là mẫu chuẩn sinh thái quốc gia vì nằm trong vùng chuyển
tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long và với những đặc điểm nổi bật về
sinh cảnh tạo nên sự ĐDSH có giá trị cho Vườn.
Kế hoạch quản lý do Birdlife International phối hợp cùng Ban quản lý
VQG xây dựng 8/2003 với sự hổ trợ dự án của Dự án bảo tồn Cát Tiên.
1. Duy trì sự toàn vẹn của tất cả các vùng đất ngập nước theo mùa
2. Bảo vệ tất cả các diện tích rừng trên đất thấp khỏi tình trạng
chuyển đổi thành các mục đích sử dụng đất khác.
3. Xác định lại chính xác ranh giới VQG
4. Kiểm soát tình trạng khai thác gỗ lậu
5. Kiểm soát săn bắn, bẫy các loài động vật
6. Kiểm soát khai thác quá mức
7. Kiểm soát cháy rừng
8. Tổ chức điều tra, nghiên cứu ĐDSH
9. Nâng cao năng lực cho cán bộ VQG
10. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Ban quản lý
11. Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức
có liên quan
12. Tiến hành, tổ chức các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
79
13. Phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư vùng đệm
5.2 Xây dựng chương trình
Với 13 chương trình nêu trên, em đã lựa chọn và xây dựng thứ tự chương
trình như sau:
1. Xác định lại chính xác ranh giới VQG
2. Tổ chức điều tra, nghiên cứu ĐDSH
3. Duy trì sự toàn vẹn của tất cả các vùng đất ngập nước theo mùa
4. Kiểm soát săn bắn, bẫy các loài động vật
5. Kiểm soát khai thác quá mức
6. Kiểm soát cháy rừng
7. Kiểm soát tình trạng khai thác gỗ lậu
8. Bảo vệ tất cả các diện tích rừng trên đất thấp khỏi tình trạng
chuyển đổi thành các mục đích sử dụng đất khác.
9. Nâng cao năng lực cho cán bộ VQG
10. Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức
có liên quan
11. Tiến hành, tổ chức các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức
12. Phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư vùng đệm
Do giới hạn về thời gian làm bài nên chương trình được xây dựng chỉ chú trọng
trong những nội dung sau:
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
80
Hình 26: Sơ đồ chương trình bảo tồn ĐDSH
VQG LGXM tập trung nhiều loài động thực vật quý hiếm được đưa vào
sách đỏ Việt Nam và có giá trị bảo tồn như Rùa núi vàng (Indotestudo elongate), Voọc
vá chân đen (Pygathrix nemaeus nigripes), Voọc xám (Semnopithecus critatus), Khỉ
đuôi dài (Macara fascicularis), Mèo rừng (Prioailarus bengalensis)
Giáo dục cộng đồng
Chương trình
Nâng cao năng lực quản
lý cho cán bộ VQG
Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
Thống kê số lượng loài và số cá thể của loài trong
khu vực VQG
Nội dung chính
Bảo tồn khu rừng và khu
đất ngập nước
Bảo tồn các loài thực vật
nguy cấp
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
81
Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác trái phép tại VQG LGXM đang làm
giảm số lượng loài và dẫn đến cản kiệt tài nguyên sinh vật. Vì thế cần có những biện
pháp bảo tồn thích hợp để tránh nguy cơ tuyệt chủng ĐDSH.
Bảng 15: Thống kê các loài nguy cấp tại VQG LGXM
STT Tên thông thường Tên khoa học Mức độ
đe dọa
Chương trình áp dụng
1 Pơ Mu Fokienia hodginsii T Bảo tồn các loài thực vật
nguy cấp
2 Cẩm lai Dalbergia bariensis V Bảo tồn các loài thực vật
nguy cấp
3 Gõ đỏ Pahudia
cochichinensis
V Bảo tồn các loài thực vật
nguy cấp
4 Giáng hương Pterocarpus pdatus V Bảo tồn các loài thực vật
nguy cấp
5 Mun Diospyros mun V Bảo tồn các loài thực vật
nguy cấp
6 Gõ mật Sindora coc V Bảo tồn các loài thực vật
nguy cấp
7 Voọc vá chân đen Pygathrix nemaeus
nigripes
V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
8 Voọc xám Semnopithecus
critatus
V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
9 Khỉ đuôi dài Macara fascicularis V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
10 Mèo rừng Prioailarus
bengalensis
V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
11 Gấu chó Ursus malayanus E Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
12 Sóc bay đen Ratufa bicolor V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
13 Sóc bay đen trắng Hylopetes albonniger R Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
14 Quắm lớn Pseudilis gigantean E Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
15 Quắm cánh xanh Pseudilis davisoni V Bảo tồn các loài động vật
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
82
nguy cấp
16 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
17 Cao cát bụng trắng Anthracoceros
Albirostris
T Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
18 Hồng hoàng Buceros bicornis T Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
19 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron
germain
T Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
20 Gà lôi hồng tía Lophura diardi T Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
21 Ưng xám Accipiter badius K Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
22 Vẹc ngực đỏ Psittacula alexandri V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
23 Vẹc má vàng Psittacula eupatria T Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
24 Gầm gì lưng xanh Ducula aenea V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
25 Cu xanh bụng trắng Treron spp K Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
26 Rùa núi vàng
Indotestudo Elongata
Blyth
V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
27 Rắn hổ mang Naja naja Linnaeus T Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
28 Cá sấu nước ngọt Crocodylus
siamensis
V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
29 Kỳ đà hoa Varanus salvator
Laurenti
V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
30 Culi nhỏ Nycticebus pygmaeus V Bảo tồn các loài động vật
nguy cấp
Các cấp bậc đe doạ theo Sách Đỏ Việt Nam:
- E (Endangered): Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng)
- V (Vulnerable): Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng)
- R (Rare): Hiếm (có thể sẽ nguy cấp)
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
83
- T (Threatened): Bị đe doạ
- K (Insuficiently known): Biết không chính xác
5.2.1 Thống kê số lượng loài và số cá thể của loài trong khu vực Vườn
Cần thống kê chính xác số lượng loài khu vực VQG. Thống kê để nắm
được hiện trạng loài, số cá thể của loài để có kế hoạch kiểm tra giám sát việc bảo tồn,
tình hình phát triển và tình hình săn bắt các loài trong phạm vi khu vực.
Các cán bộ quản lý Vườn kết hợp với các chuyên gia và nhân dân địa
phương tìm và đánh số cho từng cá thể. Lập hồ sơ lưu giữ về tình trạng phát triển của
từng cá thể.
Bảng 16: Hồ sơ loài
STT Nơi sống Ngày thả Tình trạng sức khoẻ
1 Trảng Tà Nốt
2 Bàu Quang
3
Việc điều tra và lập bảng thống kê về loài nhằm theo dõi sự tăng trưởng và
giảm sút về số lượng loài. Đồng thời kịp thời phát hiện các cá thể bị bệnh để nhanh
chóng cách ly tránh sự lây lan qua các cá thể và các loài khác.
5.2.2 Chương trình cụ thể
Với số lượng các loài động, thực vật trong Vườn là 105 loài. Tuy nhiên số
lượng cá thể trong các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng rất ít. Vì thế cần được
bảo tồn các loài quý hiếm này.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
84
Em tiến hành xây dựng chương trình bảo tồn cụ thể cho loài Rùa núi vàng,
loài Gấu chó, loài Cò Quắm lớn, cây gỗ Cẩm lai, khu rừng khộp vì:
Các loài động vật này là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và có bậc
tuyệt chủng là bậc E (loài Gấu chó, Cò quắm lớn), bậc V (loài Rùa núi vàng).
VQG LGXM là nơi có nhiều bàu – trảng, các khu rừng là nơi có điều kiện
thuận lợi để các loài này sống và phát triển.
Đối với thực vật, lựa chọn xây dựng cây gỗ Cẩm lai vì: đây là cây gỗ quý
hiếm với mức độ đe dọa bậc V. Và do tình hình khai thác trái phép các cây gỗ của
người dân địa phương đang gia tăng làm suy giảm số cá thể.
Khu rừng khộp giáp biên giới nên mức độ bị khai thác trái phép cao. Và
khu rừng này có giá trị phòng hộ cao. Cần có những biện pháp bảo tồn.
5.2.2.1 Bảo tồn các loài động vật nguy cấp
5.2.2.1.1 Bảo tồn loài Rùa núi vàng
Rùa núi vàng – Indotestudo elongate - thuộc họ rùa cạn Testudinidea, thuộc
Bộ Rùa Testudinata. Mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai rùa núi vàng không phẳng
như lưng rùa núi viền cũng không phồng cao như rùa núi nâu. Phía trước yếm phẳng,
còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa
núi có má vàng, ở giữa mỗi tấm vảy có đóm đen. Chiều dài mai khoảng 27,5cm.
Rùa núi vàng ăn thực vật và quả rụng. Chúng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc
tháng 11 hàng năm, đẻ 4- 5 trứng, kích thước 40/50mm và có tập tính vùi trứng vào
đất.
Rùa núi vàng có giá trị kinh tế và y học rất lớn. Người Trung Quốc tin
rằng, Rùa núi vàng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh ung thư, máu của chúng giúp
tăng cường sinh lực và sự dẻo dai của con người.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
85
Hình 27: Rùa núi vàng – Indotestudo elongate
Vì thế chúng đang bị con người săn tìm và bán lậu qua biên giới phía Bắc.
Các chuyên gia về bò sát tính toán rằng bình quân cứ 150 cá thể rùa sinh ra thì chỉ có
một cá thể sống sót đến lúc trưởng thành trong môi trường tự nhiên. (Nguồn:
www.vncreatures.net).
Tại VQG LGXM là nơi có các trảng cỏ ngập nước, các bàu là nơi tập trung
loài Rùa núi vàng có giá trị kinh tế và môi trường cao. Tuy nhiên, loài Rùa núi vàng
này đang bị săn tìm và đánh bắt trái phép.
Loài rùa vàng được xếp vào mức độ đe doạ bậc V, theo sách đỏ Việt Nam
là loài nguy cấp; theo IUCN loài Rùa núi vàng được xếp vào hạng đang nguy cấp, cần
có biện pháp bảo tồn.
È Phân vùng
Tiến hành phân vùng các nơi tập trung sinh sống của loài Rùa núi vàng do
VQG LGXM có HST rừng thường xanh trên đất thấp (Tropical rainforest on
slowlands), thích hợp với tập tính và nhu cầu sinh thái của loài động vật hoang dã này.
Đặc biệt là tại các khu đất ngập nước, các trảng và bàu.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
86
Các cán bộ quản lý vườn kết hợp với cán bộ kiểm lâm và dân địa phương
tiến hành kiểm tra giám sát tại các khu vực đã được phân vùng bảo tồn để quản lý dể
dàng và hiệu quả hơn.
È Quản lý loài
- Trong giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn phát triển của loài rùa cần tập trung quan sát và tiến
hành quản lý loài về số lượng. Ngăn ngừa kịp thời những hành vi săn bắt trái phép của
người dân tránh nguy cơ cạn kiệt.
Cần tiến hành chăm sóc và có những biện pháp giải quyết kịp thời đối với
những cá thể đang mang mầm bệnh để đảm bảo cho sức khoẻ và khả năng sống sót
của cá thể đó cũng như của quần thể loài.
- Quản lý loài rùa trong quá trình sinh sản
Kiểm tra, giám sát loài rùa từ lúc mang thai cho đến khi sinh sản (tháng 10
hoặc tháng 11). Do lượng trứng sinh sản hàng năm của loài rùa này rất ít từ 4- 5 trứng,
kích thước 40 -50 mm và có tập tính vùi trứng vào đất. Cần tiến hành quản lý và bảo
vệ nơi ấp trứng tránh nguy cơ bị mất đi do người dân địa phương hay do sự tấn công ổ
trứng của loài thù địch.
Hình 28: Rùa núi vàng mới nở
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
87
5.2.2.1.2 Bảo tồn loài Gấu chó
Gấu chó Ursus malayanus thuộc họ Gấu Ursidae; thuộc bộ ăn thịt Carnivora
Gấu chó có cỡ nhỏ hơn Gấu ngựa. Dài thân: 1130mm, dài đuôi: 89mm, dài
bàn chân sau 172mm, trọng lượng khoảng 39 kg. Mõm vàng hoe hoặc trắng ngà có thể
lan đến mắt. Gấu chó có tai tròn, ngắn. Trán và sau tai có xoáy. Bô lông nâu đen tuyền,
ngắn hơn lông gấu ngựa. Yếm ngực hình chữ U bán nguyệt màu vàng nhạt hoặc trắng
ngà. Chân của Gấu chó vòng kiềng. Gấu chó có đuôi ngắn.
Hình 29: Gấu chó Ursus malayanus
Thức ăn của loài Gấu chó là các loại quả chin như sung, vả, chuối, hạt dẽ,
ngô, mầm cây, măng, củ; thức ăn động vật như: mật ong, ong non, chim, trứng chim. Vì
vậy VQG LGXM là môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển của loài này. Nên cần
tiến hành phân vùng sinh sống của loài Gấu chó này tại các khu rừng.
Gấu chó là loài có giá trị kinh tế cao. Mật gấu và xương gấu là dược liệu quí
hiếm. Da gấu là mặt hàng mỹ nghệ rất có giá trị. Vi thế mà việc săn bắt loài Gấu này
trở nên gia tăng và làm giảm số lượng loài.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
88
Gấu chó là loài động vật quí hiếm, và đang trong tình trạng tuyệt chủng. Với
mức độ de dọa bậc E.
Cần tiến hành thống kê số lượng loài Gấu chó tại VQG LGXM. Do số lượng
loài thú này xuất hiện rất hiếm tại Việt Nam cũng như tại VQG LGXM nên việc thống
kê số lượng loài cụ thể là cần thiết. Thống kê số cá thể để từ đó có những biện pháp
quản lý sự tăng, giảm số lượng loài.
Mùa sinh sản của Gấu chó không rỏ rệt trong năm. Thời gian Gấu mang thai
từ 95 – 96 ngày. Mỗi lứa chỉ sanh 2 con. Do số gấu con được sanh trong năm ít nên cần
tiến hành bảo vệ sự sống và phát triển của loài này thật chặt chẻ.
Cần tiến hành theo dõi và ngăn chặn kịp thời việc khai thác và săn bắt gấu
trái phép của người dân địa phương để tránh nguy cơ tuyệt chủng.
5.2.2.1.3 Bảo tồn loài Cò Quắm lớn
Cò Quắm lớn Pseudibis gigantean thuộc họ Hạc Ciconiidae; thuộc bộ hạc
Ciconniiformes
Hình 30: Cò Quắm lớn Pseudibis gigantean
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
89
Loài chim này khi trưởng thành có bộ lông nâu, mỗi lông đều có vệt thẫm
hơn ở giữa. Lông đuôi và cánh hơi phớt xanh. Mỏ nâu sừng phớt lục. Cò Quắm lớn có
chân đỏ tím. Chim non ở phía sau đầu và cổ phủ lông đen, mỏ hơi ngắn.
Là loài sống ở đầm lầy, hồ, rừng thưa dọc châu thổ sông Cửu Long, vùng
Đông Nam Á. Cò Quắm lớn là nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Hiện
nay hầu như đã bị tiêu diệt ở Thái Lan và Lào.
Đây là loài chim hiếm, là loài có mức độ đe dọa bậc E và bị nghiêm cấm
săn bắt dưới mọi hình thức.
VQG LGXM là nơi phát hiện có sự tồn tại của loài động vật quý hiếm này.
Do Vườn có các bàu – trảng cỏ ngập nước là nơi rất thích hợp cho loài sinh vật này sinh
sống và phát triển.
Quản lý việc đánh bắt cá trên các hệ thống sông suối của Vườn tránh nguy
cơ làm cạn kiệt nguồn thức ăn của loài này.
Cần tiến hành quản lý nghiêm ngặt tránh những hành vi sắn bắt trái phép.
Quản lý nguồn thức ăn tránh nguy cơ cạn kiệt để duy trì sự sống của loài.
5.2.2.2 Bảo tồn các loài thực vật nguy cấp
Ø Bảo tồn cây gỗ Cẩm Lai
Cẩm lai Dalbergia bariaensis thuộc họ Dậu Fabaceae; thuộc bộ Đậu
Fabales. Cây gỗ to, có tán hình ô, thường xanh, cao đến 20 – 25 m, chiều cao dưới cành
5 – 10 m. Đường kính thân 0,5 – 0,6 m. Vỏ màu xám, điểm đốm trắng hay vàng, không
nứt nẻ; thịt vỏ có mùi sắn dây, lá kép lông chim một lần, dài 15 – 18 cm; có 11 – 13 lá
chét, hình mác thuôn tù ở 2 đầu, nhẵn, dài 3 – 5 cm; rộng 1,5 – 2,5 cm. Cụm hoa chùy ở
nách lá và đầu cành, không lông. Hoa nhỏ, màu lam nhạt, quả đậu dẹt, dài 12 cm hay
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
90
hơn, rộng 2,5 cm hơi thắt eo ở chỗ có hạt. Hạt hình thận, dẹt, dài 9mm, rộng 6mm, màu
đen nhạt. Mùa hoa tháng 12 – 1, mùa quả chín tháng 2 -4.
Hình 31: Cẩm lai Dalbergia bariaensis
Cây mọc rải rác hoặc thành từng đám 5 – 10 cây trong rừng rậm nhiệt đới
thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa với các loài cây như Bằng lăng, chiếm ưu
thế ở độ cao dưới 800 – 900 m. Thường mọc chổ ẩm, ven sông, suối đất bằng hoặc có độ
dốc nhỏ, cùng với Sao đen, Vên vên, Dầu đồng Cây ưa đất feralit nâu đỏ hay nâu vàng
phát triển trên đá bazan và feralit xám trên cát kết hay phù sa cổ có tầng dày, thoát
nước.
Là loại cây gỗ quý, cứng, thớ mịn, khá dòn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ
đánh bóng, ăn vecni, đựơc dùng để đóng đồ đạc cao cấp như giường, tủ, bàn ghế, làm đồ
mỹ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm. Do gỗ quý, ngoại hạng, nên Cẩm lai đang bị khai
thác triệt để. Mức độ đe dọa của loại cây gỗ này là bậc V – sẽ rất nguy cấp.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
91
Cần tiến hành bảo vệ, ngăn ngừa việc đốn chặt cây trái phép của người dân
địa phương. Do cây sinh trưởng rất chậm đến trung bình, tái sinh rải rác do hạt khó nẩy
mầm nên việc bảo vệ cần tiến hành nghiêm ngặt.
Tổ chức trồng thêm cây Cẩm lai để bảo vệ nguồn gen của loại gỗ quý hiếm
này.
5.2.2.3 Bảo tồn các khu rừng và khu đất ngập nước
Ù Bảo tồn rừng thay lá trên đất thấp (rừng khộp)
Là dạng rừng tự nhiên non, phục hồi mật độ thưa, diện tích 611 ha, chiếm
3,2% diện tích tự nhiên, thường tập trung ở các trảng ngập nước theo mùa.
Tuy giá trị kinh tế của rừng không cao nhưng có giá trị phòng hộ môi trường
và cảønh quan rất lớn. Bên cạnh đó do vị trí rừng giáp biên giới Campuchia nên các cây
nơi đây thường bị chặt phá, cần có các biện pháp bảo tồn thích hợp
Hình 32: Rừng khộp
Bảo vệ rừng
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
92
Giao khoán bảo vệ rừng cho từng nhóm hộ dân. Tổ chức giáo dục cho từng
các nhân trong các hộ những kiến thức chuyên môn về tầm quan trọng và lợi ích của khu
rừng. Giáo dục họ các phương pháp trồng và bảo vệ rừng.
Lập các trạm kiểm soát tại khu vực rừng khộp. Các lực lượng kiểm lâm và
bảo vệ rừng chuyên trách không ngừng quản lý và bảo vệ rừng, giám sát quá trình bảo
vệ rừng của từng hộ dân. Quản lý tình trạng cháy rừng vào mùa khô cũng như tình trạng
đốt rừng của người dân. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác trái phép và
phá hoại rừng.
Hình 32: Cây Dầu bị chặt tại khu rừng khộp
Phục hồi rừng
Thu thập và trồng bổ sung các loại cây nhằm tăng cường tính đa dạng.
Tổ chức cho người dân trồng thêm rừng nhằm nhân giống và bảo tồn nguồn
gen của rừng.
Tiến hành khoanh vùng nững khu vực bị cháy để tiến hành cải tạo và khôi
phục lại rừng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
93
5.2.3 Nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộâ VQG
Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các cán bộ VQG nâng cao hiểu biết
và giá trị của các cá thể loài trong Vườn. Cán bộâ Vườn phải hiểu và nắm được công tác
quản lý đối với từng loài.
Hỗ trợ công tác quản lý về trang thiếp bị cho lực lượng bảo vệ rừng. Đào tạo
về chuyên môn nghiệp vụ, về trang bị kỹ thuật.
Đào tạo cho các cán bộ kiểm lâm về lĩnh vực sinh học bảo tồn và kỹ thuật
nghiên cứu.
Tập huấn cho các cán bộ về cơ chế xử phạt đối với những hành vi khai thác
động, thực vật trái phép.
Tập huấn các chương trình phòng chống cháy rừng để có những biện pháp
hạn chế các thiệt hại đối với hệ động, thực vật trong Vườn.
Đánh giá và tập huấn trên thực địa cho lực lượng kiểm lâm tại tất cả các
điểm hiện trường của dự án đã tăng cường nhận thức của họ về mục đích của công tác
tuần tra và nâng cao kỹ năng để thực hiện công việc hàng ngày hiệu quả hơn.
5.2.4 Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
Một trong những biện pháp quan trọng bảo vệ ĐDSH là tính xã hội hóa, là
nhiệm vụ của toàn dân, của cộng đồng dân cư lân cận các khu bảo tồn thiên nhiên.
Nếu không có hỗ trợ và tham gia của người dân sống trong vùng đệm thì công tác bảo
vệ các ĐDSH không thể đạt kết quả.
Do đó việc giáo dục nhận thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi và nâng
cao cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm có thể là yếu tố then chốt để bảo đảm
thành công bảo tồn các khu rừng đặc dụng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
94
Tổ chức giáo dục cho cộng đồng dân cư sống xung quanh vùng đệm với nội
dung phổ biến kiến thức và các quy định về bảo tồn và phát triển ĐDSH.
Người dân địa phương ở khu vực bên trong và cả bên ngoài VQG cần hiểu
và nắm được gía trị kinh tế cũng như gía trị về môi trường của loài. Cần tổ chức các
hoạt động tuyên truyền, giáo dục người dân hiểu và nắm rõ quy trình quản lý đất rừng
và bảo tồn ĐDSH.
Tuyên truyền các kiến thức về rừng và đảm bảo lợi ích khi họ tham gia vào
các công tác trồng rừng.
Khuyến khích người dân tham gia tích cực vào công tác bảo tồn loài sinh
vật quý hiếm này.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
95
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
96
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
VQG LGXM là mẫu chuẩn sinh thái quốc gia vì nằm trong vùng chuyển
tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long. Với những đặc điểm nổi bật
của nó về sinh cảnh và ĐDSH cũng như về văn hóa, lịch sữ đã tạo thêm nét đặc sắc
cho Vườn.
Nơi đây có các quần thể cây họ Dầu đặc trưng của miền Đông Nam Bộ,
rừng khộp của Tây Nguyên, quần thể tràm và sinh cảnh đất ngập nước của đồng
bằng Sông Cửu Long. Và có quần thể động, thực vật rất phong phú và đa dạng.
Trong những năm qua ban quản lý VQG LGXM đã cố gắng trong việc
quản lý, khôi phục và bảo tồn lại khu rừng nguyên sinh vừa mang yếu tố lịch sử và
đa dạng, phong phú về động, thực vật, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và hoạt
động du lịch sinh thái ở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc này.
Đến nay, các loài động thực vật ở VQG LGXM đã dần dần được khôi phục
với hàng ngàn cây cổ thụ có độ tuổi từ 50 đến 300 năm đã được phát hiện, giữ gìn
251 loài động vật có xương sống, trong đó có 26 loài bò sát, 180 loài chim và 34 loài
thú, chiếm gần 90% tổng số loài động vật có xương sống được ghi nhận trong tỉnh.
Trong đó, nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.
VQG LGXM là nơi có đủ điều kiện cần thiết có thể áp dụng các chương
trình bảo tồn ĐDSH. Nơi có nhiều động, thực vật quí hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng
do tốc độ khai thác và tàn phá nặng nề của người dân trong khu vực.
Do khâu quản lý bảo vệ còn lỏng lẻo, phân giao trách nhiệm không rõ ràng
nên hầu hết các khu rừng này hiện nay đều bị tàn phá và lấn chiếm nghiêm trọng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
97
Nổi bật nhất là vụ xóa trắng hai cánh rừng nguyên sinh tại suối Thị Hằng thuộc ấp
Hòa Bình, xã Hòa Hiệp, Tân Biên
Bảo tồn loài động, thực vật nguy cấp là việc làm quan trọng và có ý nghĩa
không chỉ đối với VQG LGXM mà còn đối với ĐDSH của Việt Nam và cả Thế giới.
Bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật này góp phần duy trì nguồn gen quý hiếm,
duy trì cân bằng sinh thái tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài sinh vật này.
Ở rừng khộp, cây rừng phát triển mạnh vào mùa mưa và rụng lá vào mùa
khô. Vì cây lá rụng nhiều, ở mặt đất lại thường là các loại cỏ và cây con mọc dày đặc
nên loại rừng này rất dễ cháy vào mùa khô. Cần quản lý tình trạng cháy rừng để
không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài khác.
Bảo tồn khu rừng khộp tuy không đem lại giá trị cao về kinh tế nhưng
đây lại là khu rừng có gía trị rất lớn trong vấn đề phòng hộ, cảnh quan, gia tăng độ
che phủ rừng.
6.2 Kiến Nghị:
Cần điều tra đánh giá hiện trạng các sinh cảnh tự nhiên, đặc biệt là rừng,
đất ngập nước, và các trảng cỏ cũng như tài nguyên động vật nhằm đánh giá đúng
đắn về ĐDSH của Vườn.
Trước khi đưa các dự án, chương trình vào thực hiện phải đánh giá sự ảnh
hưởng đến môi trường để hạn chế tác hại đến nguồn tài nguyên đa dạng của Vườn
VQG LGXM cần cải thiện quy hoạch sử dụng đất vùng đệm, kết hợp với
quản lý bền vững sẽ tăng cường bảo vệ nguồn tài nguyên ĐDSH.
Tổ chức các hoạt động cho người dân địa phương trồng rừng ở phân khu
phục hồi sinh thái theo các kế hoạch đã được đặt ra của Vườn.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Dương Yến Trinh
98
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
cũng như công tác quản lý cho các cán bộ phụ trách Vườn.
Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ VQG, tổ chức các lớp giáo dục
cộng đồng nhằm đảm bảo nâng cao ý thức của nguời dân trong công tác bảo tồn
ĐDSH.
Tổ chức tham vấn ý kiến, thái độ và mối quan tâm của cộng đồng về một
kế hoạch phát triển, hay một quy hoạch, kế hoạch bảo tồn ĐDSH.
Ngoài ra cần phải tổ chức những diễn đàn, những buổi hội thảo nhằm thu
hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào các dự án bảo tồn của
VQG nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác bảo tồn.