Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường của người dân sống ven/ trên kênh Tân Hoá – Lò Gốm.
· Thông qua những cuộc họp tổ dân phố để trò chuyện, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, kêu gọi sự đóng góp của người dân trong việc ý thức thải bỏ rác đúng nơi quy định và có biện pháp mạnh đối với trường hợp vi phạm (đặc biệt lưu ý với những người sống ven/ trên khu vực kênh).
· Thông qua chưong trình trực tiếp trên truyền hình về tình hình kênh rạch thành phố (đặc biệt kênh Tân Hoá – Lò Gốm) để tác động đến người dân, các xí nghiệp, nhà máy ở khu vực này có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường kênh rạch.
78 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm để phục vụ công tác quản lý môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình hàng năm. Các điểm đo chất lượng không khí. Tổng lượng xả thải chất ô nhiễm vào khí quyển hàng năm (tại một số địa điểm tiêu biểu)
- Lượng mưa TB.
- Nhiệt độ TB.
- Quan trắc chất lượng không khí
- Tổng lượng xả thải chất ô nhiễm
- Vùng
- Vùng
- Điểm
- Vùng
- Giá trị lượng mưa trung bình
- Giá trị lượng mưa trung bình
- Tên trạm đo, bụi lơ lửng, SO2, NOx, CO, CO2, H2S, Pb, CFC, CH4, độ phóng xạ.
- Tên, mã vùng hành chính, Tổng lượng xả thải (theo thành phần): CO, CO2, NOx, SO2, Pb, CFC, CH4, bụi, nhiệt.
Nguồn:[16]
Thông tin về các quy hoạch trên khu vực đó: thể hiện các vị trí của các khu du lịch, khu công nghiệp, khu dân cư, các tuyến đường giao thông sẽ được mở rộng hoặc sắp xây dựng để đem vào phục vụ trong những năm sắp tới. Thông tin này sẽ giúp cho người sử dụng có thể định hướng, ra quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường.
Bảng 2.4: Các lớp dữ liệu thông tin về quy hoạch
Chuyên đề dữ liệu
Nộäi dung
Lớùp trong cơ sở dữ liệu HTTĐL
Loại đối tượng không gian
Các thông tin thuộc tính
Cớ cấu hạ tầng kỹ thuật
Tên các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư sẽ được xây dựng trong thời gian sắp tới
Vị trí các khu công nghiệp sắp xây dựng
Vùng
- Tên khu công nghiệp, địa chỉ, năm bắt đầu hoạt động; loại hình sản xuất chính
Vị trí các khu dân cư sắp xây dựng
Vùng
Diện tích khu dân cư, dân số dự kiến của khu dân cư.
Vị trí các khu du lịch, nghỉ mát, bệnh viện, trường học
Vùng
Diện tích xây dựng, vị trí, quy mô của công trình
Đường giao thông sắp xây dựng mới, hoặc các tuyến đường sẽ được mở rộng
Vị trí đường giao thông sắp được quy hoạch
Đường
Tên đường, chiều dài, cấp độ
Nguồn:[16]
2.4.3 Thông tin môi trường đối với những người ra quyết định:
Trong thời đại ngày nay, khi phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu cơ bản được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thông tin môi trường đã trở nên có một tầm quan trọng trong việc ra quyết định. Vì thông tin môi trường giúp nâng cao trách nhiệm và cho phép những người ra quyết định giảm bớt nguy cơ có các quyết định nghèo nàn khi họ xác định các chính sách hoặc định hướng của các chương trình, thiết kế dự án, thực hiện đầu tư hay đặt mục tiêu của các hành động. Thông tin môi trường tốt sẽ giúp người ra quyết định đánh giá tác động của hoạt động con người đến môi trường, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo cách bền vững, đưa các chi phí do suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên vào trong quá trình ra quyết định về kinh tế, thấy trước sự suy thoái môi trường và tránh để xảy ra những hoạt động sửa chữa tốn kém, đo lường tiến bộ của việc thực hiện phát triển bền vững, đánh giá các hậu quả dài hạn của quản lý.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thu thập dữ liệu:
Để có được thông tin không gian địa lý trước hết sinh viên phải thu thập bản đồ hành chính, bản đồ địa chất thành phố Hồ Chí Minh 1/50000 đã được số hóa. Dùng phần mềm mapinfo để cắt ra bản đồ khu vực cần nghiên cứu tạo thành lớp dữ liệu môi trường nền của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
Bên cạnh đó, sinh viên phải thu thập thêm các hình ảnh bản đồ các cơ sở công nghiệp trong khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, bản đồ các vùng ngập lụt bản đồ quy hoạch định hướng không gian đến năm 2010 của quận huyện trong khu vực nghiên cứu. Sau đó, đăng ký tọa độ địa lý cho các ảnh bản đồ này và thể hiện đối tượng cần nghiên cứu của từng bản đồ thành dạng bản đồ số rồi nhập thông tin thuộc tính của từng đối tượng tạo thành các lớp dữ liệu cơ sở sản xuất ảnh hưởng đến khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, lớp qui hoạch cơ sở hạ tầng của khu vực.
Đối với lớp quan trắc môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, sinh viên thu thập các số liệu quan trắc và địa điểm các trạm quan trắc trong các báo cáo hàng năm của Chi cục bảo vệ môi trường hoặc của Viện Tài nguyên Môi trường thực hiện. Theo mô tả địa điểm các trạm quan trắc, sinh viên sử dụng máy GPS đến từng điểm quan trắc để ghi lại tọa độ địa lý của các điểm này để thể hiện lên bản đồ tạo thành lớp dữ liệu các trạm quan trắc chất lượng nước ngầm, chất lượng nước mặt và chất lượng không khí của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
Ngoài ra, hình ảnh thực tế thể hiện sự ô nhiễm của nước kênh Tân Hóa – Lò Gốm cho thấy vấn đề hiện nay cần được quan tâm đặc biệt là chất lượng môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu.
3.2. Xây dựng CSDL GIS đặc điểm môi trường khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
3.2.1. Lớp dữ liệu môi trường nền:
a) Ranh giới hành chính:
Hình 3.1: Lớp dữ liệu môi trường nền của khu vực kênhTân Hóa – Lò Gốm
Lớp quận huyện:
Tên file: QuanHuyenTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Tên quận
Character
25
Tên quận huyện
Mã quận huyện
Demical
11
Mã quận huyện
Dân số
Demical
11
Dân số trong quận huyện
Diện tích
Demical
20
Tính bằng Km2
Lớp phường xã:
Tên file: PhuongXaTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Mã quận huyện
Demical
11
Mã quận huyện
Tên quận
Character
25
Tên quận huyện
Tên phường xã
Character
25
Tên phường xã
Dân số
Demical
11
Dân số trong quận huyện
Diện tích
Demical
20
Tính bằng Km2
Lớp sông ngòi:
Tên file: river_regionTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Mã sông
Character
12
Mã của từng đoạn kênh rạch, sông
Tên quận
Character
25
Tên quận quản lý
Tên phường
Character
25
Tên phường quản lý
Tên sông
Character
25
Tên sông, kênh rạch
Phân cấp
Demical
12
Phân cấp sông chính và các kênh rạch nhỏ
Chiều dài
Float
Tính bằng Km
Ranh giới hành chính thể hiện vị trí không gian của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Thể hiện các Điều này giúp cho người quản lý có thể dễ dàng xác định rõ vị trí của khu vực nghiên cứu, cũng như dễ dàng xác định quyền hạn nhiệm vụ thuộc cơ quan địa phương nào quản lý khi cho triển khai một quyết định hay dự án nào đó.
b)Địa chất:
Hình 3.2: Lớp dữ liệu địa chất, khoáng sản của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Hình 3.3: Dữ liệu thuộc tính lớp dữ liệu địa chất
Lớp địa chất:
Tên file: Dia_chat_THLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
ID
Interger
Mã của đối tượng
Tuổi địa chất
Character
12
Tuổi của từng loại địa chất
Diện tích
Float
Tính bằng Km2
Mã số
Float
Mã của từng loại địa chất
Lớp khoáng sản:
Tên file: Khoang_san_THLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Longitude
Float
Kinh độ của điểm thăm dò khoáng sản
Latitude
Float
Vĩ độ của điểm thăm dò khoáng sản
Số hiệu
Character
11
Số hiệu của điểm thăm dò
Tên khoáng sản
Character
2
Tên khoáng sản
Lớp vùng ngập lụt:
Dữ liệu hình ảnh bản đồ vùng ngập lụt của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm [12] được đăng ký tọa độ địa lý UTM và được số hóa thành lớp dữ liệu vùng ngập lụt.
Hình 3.4: Bản đồ các vùng ngập lụt trong khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Hình 3.5: Bảng thuộc tính của lớp dữ liệu vùng ngập lụt
Tên file: lopngaplutTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Mã vùng
Demical
12
Mã vùng ngập
Tên quận
Character
25
Tên quận quản lý
Tên phường
Character
25
Tên phường quản lý
Diện tích
Float
Tính bằng Km2
Nguyên nhân ngập
Character
50
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngập thường xuyên ở khu vực
Lớp dữ liệu địa hình thể hiện các yếu tố địa hình tự nhiên của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Giúp người quản lý sẽ có những quyết định phát triển phù hợp đối với từng loại địa hình của khu vực này.
c)Cơ sở hạ tầng:
Lớp giao thông:
Tên file: DuonglonTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Mã đường
Character
12
Mã đường
Tên quận
Character
25
Tên quận quản lý
Tên phường
Character
25
Tên phường quản lý
Tên con đường
Character
25
Tên đường
Chiều dài đường
Float
Tính bằng Km
Phân cấp
Demical
12
Phân cấp đường quốc lộ, tỉnh lộ, nội bộ
Lớp cơ sở sản xuất ảnh hưởng đến khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm:
Hình 3.6: Lớp dữ liệu các cơ sở sản xuất ảnh hường đến chất lượng nước kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
Hình 3.7: Dữ liệu thuộc tính lớp dữ liệu các cơ sở sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng nước kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Tên file: cosogayonhiemTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Tên cơ sở
Character
50
Tên các cơ sở sản xuất
Địa chỉ
Character
90
Địa chỉ của các cơ sở
Ngành sản xuất
Character
50
Tên ngành sản xuất
Chất thải độc hại
Character
100
Những chất thải độc hại đặc trưng thải ra trong quá trình sản xuất
Lưu lượng nước thải
Float
Lượng nước thải ước tính của các cơ sở sản xuất đổ vào kênh
Lớp dữ liệu cơ sở hạ tầng giúp cho người sử dụng thấy rõ những tác động của con người lên môi trường khu vực nghiên cứu.
Bảng 3.1: Những Ngành Công Nghiệp Phát Sinh Chất Thải Chủ Yếu
Quận/Ngành
Phường
Số
Quận 6
Nhuộm và tẩy/ Mạ kim loại/ Giấy
Thuộc da
Chế biến thực phẩm
Quận 11
Nhuộm và tẩy
Thuộc da
Sản xuất nhựa tái sinh
Quận Tân Bình
Nhuộm và tẩy/Giấy/Hóa chất/Sản xuất thực phẩm
Chế biến thực phẩm/hải sản, Phân bón, Chất tẩy rửa
Sản xuất nhựa tái sinh
Thuộc da
4, 6, 8
9
6, 7
5
14
15, 16
5, 14, 15
19, 20
16
9
Nguồn: [4]
Bảng 3.2: Ước Tính Lưu Lượng Nước Thải Vào Kênh THLG
Theo Ngành Nghề Công Nghiệp
Ngành nghề
Thề tích nước thải (m3/ngày)
% tổng lưu lượng công nghiệp theo ngày
Dệt-tẩy và nhuộm
2.930
27 %
Chế biến thực phẩm
1.180
10 %
Chế biến nhựa
930
8 %
Chế biến hải sản
880
8 %
Hoàn thiện kim loại (mạ và đánh bóng)
810
7 %
Sản xuất giấy
790
7 %
Nước uống
720
6 %
Da/thuộc da
580
5 %
Thiết bị cơ khí
330
3 %
Sản phẩm sơn
250
2 %
Chế biến cao su
240
2 %
Khác
1.710
15 %
Tổng
11.312
100%
Nguồn: [4]
Những doanh nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực THLG, đặc biệt là trong ngành tẩy nhuộm, thuộc da, mạ kim loại, nhựa, hóa chất là những nguồn độc hại chủ yếu hòa vào các dòng xả thải vào kênh THLG. Những hoạt động công nghiệp khác bao gồm chế biến thực phẩm và hải sản, nhà máy nước giải khát và lò mổ là những nguồn ô nhiễm hữu cơ chủ yếu. Trong trường hợp giá trị BOD được ghi nhận trong kênh là quá cao, điều này là do có mật độ cao những doanh nghiệp chế biến thực phẩm và hải sản, rượu và nước giải khát, sản xuất giấy, thực phẩm và giết mổ gia súc.
Hiện nay trong khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm chưa có khu công nghiệp nào. Chỉ có ở quận Tân Bình có khu công nghiệp Tân Bình nhưng nó không nằm trong khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm mà ảnh hưởng trực tiếp đến kênh Tham Lương.
Cơ sở dữ liệu nền GIS bao gồm những dữ liệu mà các hệ thống thông tin địa lý trong cùng một địa bàn (vùng quản lý) đều cần đến và có thể sử dụng chung. Như vậy, tập dữ liệu nền GIS của hệ thống thông tin địa lý là phần giao của các tập dữ liệu chuyên ngành trong cùng hệ thống.
Trong hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý địa phương, cơ sở dữ liệu nền GIS còn là môi trường trao đổi dữ liệu, tạo điều kiện chia sẻ tài nguyên dữ liệu giữa các chuyên ngành. Mặc khác, việc thành lập cơ sở dữ liệu nền GIS còn góp phần tiết kiệm ngân sách một cách đáng kể vì các ngành, các cấp có thể sử dụng chung một nguồn tài nguyên dữ liệu của cơ sở dữ liệu nền.
Sau khi cơ sở dữ liệu nền GIS được xây dựng một cách chuẩn mực, các hệ cơ sở dữ liệu GIS chuyên ngành có thể phát triển độc lập
3.2.2 Lớp quan trắc môi trường:
Hình 3.8: Lớp quan trắc chất lượng môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Hình 3.9: Dữ liệu thuộc tính của lớp quan trắc
a) Chất lượng không khí:
Tên file: quan_trac_khong_khiTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Tọa độ X
Demical
20
Tọa độ X của điểm quan trắc chất lượng không khí
Tọa độ Y
Demical
20
Tọa độ Y của điểm quan trắc chất lượng không khí
Tên điểm quan trắc
Character
50
Tên địa điểm quan trắc chất lượng không khí
Năm
Character
12
Năm lấy mẫu
CO
Float
Nồng độ CO trung bình tính bằng mg/l
Bụi
Float
Nồng độ bụi trung bình tính bằng mg/l
Pb
Float
Nồng độ chì trung bình tính bằng mg/l
NO2
Float
Nồng độ NO2 trung bình tính bằng mg/l
Độ ồn
Character
25
Khoảng giá trị dao động độ ồn đo được ở điểm quan trắc không khí tính bằng dBA
Lượng mưa trung bình
Float
Lượng mưa trung bình trong năm của khu vực nghiên cứu tính bằng mm
Nhiệt độ trung bình
Float
Nhiệt độ trung bình của khu vực nghiên cứu tính bằng 0C
Độ ẩm không khí
Float
Độ ẩm không khí trung bình trong năm của khu vực nghiên cứu tính bằng %
Chỉ tiêu CO rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng không khí. CO được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ như than, xăng, dầu, gỗ và một số chất hữu cơ khác. Nồng độ CO trung bình ở tại điểm vịng xoay Phú Lâm là 9,15mg/l nhỏ hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép là 40mg/l.
Chỉ tiêu bụi là một thông số rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng không khí. Bụi là những hạt rắn có đường kính từ vài micromet đến nửa milimet. Bụi tập hợp dưới nhiều dạng vật chất vô cơ và hữu cơ có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí dưới dạng hạt bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói mù. Bụi được phát sinh từ các nguồn: đất mịn bị gió cuốn lên, do ô nhiễm không khí thải ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn, sản xuất công nghiệp. Nồng độ bụi trong môi trường lớn sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nồng độ bụi trung bình hiện nay ở khu vực này là 0,37mg/l cao gấp 1,23 lần so với tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/l).
Chỉ tiêu Pb là thông số biểu thị sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường không khí. Pb được xuất phát chủ yếu khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da,. Nhưng hiện nay nước ta đã có qui định hạn chế việc pha chì vào các nhiên liệu dùng cho phương tiện vận chuyển. Vì thế nồng độ chì ở khu vực này có giá trị 0,111mg/m3 dưới tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/m3.
Chỉ tiêu NO2 biểu thị sự ô nhiễm không khí gây ra chủ yếu bởi các động cơ đốt trong của phương tiện giao thông. Nồng độ NO2 ở tại điểm quan trắc là 0,064mg/l nhỏ hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép 0,4mg/l.
Chỉ tiêu về độ ồn là một trong những chỉ thị quan trọng trong việc đánh giá chất lượng không khí. Độ ồn được sinh ra từ họat động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe, loa phát thanh,.. Tại điểm quan trắc, độ ồn dao động từ 73 – 81 dBA.
b) Quan trắc chất lượng nước mặt:
Tên file: quan_trac_nuoc_matTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Tọa độ X
Demical
20
Tọa độ X của điểm quan trắc chất lượng không khí
Tọa độ Y
Demical
20
Tọa độ Y của điểm quan trắc chất lượng không khí
Năm
Float
Năm lấy mẫu
pH
Float
Giá trị độ pH của nước
TSS
Float
Tổng chất rắn hòa tan trong nước tính bằng mg/l
TUR
Float
Độ đục tính bằng N.T.U
Tổng N
Float
Tổng Nitơ tính bằng mg/l
Tổng phospho
Float
Tổng photpho tính bằng mg/l
DO
Float
Hàm lượng DO trong nước tính bằng mg/l
BOD5
Float
Hàm lượng BOD5 trong nước tính bằng mg/l
COD
Float
Hàm lượng COD trong nước tính bằng mg/l
Coliform
Float
Hàm lượng Coliform trong nước tính bằng MPN/100ml
pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO-24, NO-3, v.v....pH ở 2 trạm quan trắc (Hòa Bình: 6,47; Oâng Buông: 7,14)[3] nằm trong ngưỡng cho phép (TCVN 5942:1995: 5,5 – 9).
TSS tổng chất rắn lơ lửng trong nước là do các chất không tan như đất đá ở dạng huyền phù. Các chất hữu cơ khác như vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh,) và các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, chất thải công nghiệp,.
Chất rắn ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt, cho sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý. Tại 2 điểm quan trắc chất lượng nước của kênh thì hàm lượng chất rắn lơ lửng (Hòa Bình: 72,50mg/l; Oâng Buông: 37,50mg/l)[3] nhỏ hơn so với tiêu chuẩn (5942:1995 loại B là: 80mg/l).
TUR hay còn gọi là độ đục. Độ đục trong nước là do các hạt rắn lơ lửng, các chất hữu cơ phân rã hoặc do các động thực vật sống trong nước gây nên. Độ đục làm giảm khả năng truyền tải ánh sáng trong nước, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước, gây mất thẩm mỹ khi sử dụng nước, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào các hạt rắn, sẽ không được khử trùng và có thể thành vi khuẩn gây bệnh trong nước.
Hợp chất Nitơ trong nước tự nhiên là nguồn dinh dưỡng cho các loài thực vật. Trong nước nitơ có thể tồn tại ở các dạng sau:
Các hợp chất nitơ dạng protêin hay các sản phẩm phân rã
Amôniắc và các muối amoni như: NH4OH, NH4NO3, (NH4)2SO4
Các hợp chất dưới dạng nitrit NO2-, nitrat NO3-.
Nitơ tự do.
Hàm lượng nitơ quá cao trong nước sẽ gây ô nhiễm, gây độc cho động vật và vi sinh vật và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng hóa ở các ao hồ. Tổng nitơ trong nước ở 2 trạm quan trắc (Hòa Bình: 22,52mg/l, Oâng Buông: 21,77mg/l) khá cao.
Phospho được xem là sản phẩm của quá trình lân hóa, thường gặp ở dạng vết đối với nước thiên nhiên. Phospho có thể tồn tại trong nước dưới dạng H2PO4-, HPO4-, PO42-, các polyphospho như Na3(PO3)6 và phospho hữu cơ. Phospho là một trong những nguồn dinh dưỡng cho các thực vật dưới nước, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng hóa. Hàm lượng phospho trong nước của 2 trạm quan trắc là: Hòa Bình: 2,39mg/l; Oâng Buông: 4,47mg/l.[3]
DO (dissolved Oxygen) là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Lượng oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: sự khuếch tán oxy từ không khí vào nước, sự tiêu hao oxy do quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ do vi khuẩn háo khí, sự bổ sung oxy do quá trình quang hợp và sự hao hụt oxy hòa tan do hô hấp của động và thực vật trong nước.Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực. DO ở trạm quan trắc trên khu vực ênh Tân Hóa – Lò Gốm đều bằng 0mg/l[3] (rất thấp so với tiêu chuẩn 5942 -1995 loại B: ≥ 2mg/l) vì thế người ta gọi đây là một trong những dòng kênh chết của thành phố Hồ Chí Minh.
BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ.
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. Nồng độ BOD5 ở cả hai trạm quan trắc (Hòa Bình: 172,20mg/l; Oâng Buông: 54,95mg/l)[3] đều rất cao so với tiêu chuẩn(5942:1995 loại B: <25mg/l)
COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Trong thực tế chỉ số COD được dùng rộng rãi để đặc trưng cho mức độ chất hữu cơ trong nước ô nhiễm. Chỉ số COD càng cao thì lượng chất hữu cơ gây ô nhiễm nước càng cao. Nồng độ COD ở cả hai trạm quan trắc (Hòa Bình: 359,40mg/l; Oâng Buông: 191,90mg/l)[3] đều rất cao so với tiêu chuẩn(5942:1995 loại B: <35mg/l)
Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v...
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học.
c)Chất lượng nước ngầm:
Tên file: chat_luong_nuoc_ngamTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Tọa độ X
Demical
20
Tọa độ X của điểm quan trắc chất lượng không khí
Tọa độ Y
Demical
20
Tọa độ Y của điểm quan trắc chất lượng không khí
Địa điểm lấy mẫu
Character
90
Địa chỉ lấy mẫu
Tên quận
Character
25
Tên quận quản lý
Tên phường
Character
25
Tên phường quản lý
Năm
Interger
Năm lấy mẫu
Độ sâu giếng
Interger
Độ sâu của giếng lấy mẫu
pH
Float
Giá trị độ pH
TDS
Float
Tổng lượng chất rắn lơ lửng tính bằng mg/l
Hard
Float
Độ cứng của nước tính bằng mg/l
Sat
Float
Nồng độ của ion Fe2+ tính bằng mg/l
Mn
Float
Nồng độ Mn2+ tính bằng mg/l
Cl
Float
Nồng độ Cl- tính bằng mg/l
Nitrat
Float
Nồng độ NO32- tính bằng mg/l
NH3
Float
Nồng độ NH3 tính bằng mg/l
Sulfat
Float
Nồng độ ion SO42- tính bằng mg/l
E.Coli
Float
Nồng độ vi khuẩn E.Coli tính bằng MPN/100ml
Coliform
Float
Nồng độ Coliform tính bằng MPN/100ml
Bảng 3.3: Quan trắc chất lượng nước ngầm năm 2002
TT
Địa điểm lấy mẫu
Độ sâu giếng (m)
pH
TDS
Hard
SO42- (mg/l)
Fe2+ (mg/l)
Mn (mg/l)
Cl- (mg/l)
NO3- (mg/l)
NH3 (mg/l)
Coliform
Quận 6
1
124/1 Bà Hom F.13
5,39
413
5
19,12
49
0,8
2
Xí nghiệp pin Con Ó
120
5,64
486
98
9,75
348
3,06
3
129 Lý Chiêu Hoàng
18,85
4
78/13F Bà Hom
7,29
0,07
Quận 11
5
5D cư xá Phú Hòa p.5
6,38
39
0,05
5,4
6
Đầm Sen
40
4,60
62
0,38
31
0,96
0,18
Quận Tân Bình
1
C45 Nguyễn Hồng Đào, Bàu Cát
6,18
30
8
0,17
3,63
2
2/28 Bàu Bàng, p.13
4,43
0,49
26,8
0,26
3
S100 Bàu Cát p.13
6,25
31
220
0,85
4
2/20 Bàu Bàng P.13
4,77
54
1,31
1,02
5
53/20 Phạm Phú Thứ p.11
6,52
0,04
6
14/22A Bàu Bàng P.13
38
5,48
112
4,56
21,04
7
14 Ấp Bắc P.13
5,24
1,59
5,76
Nguồn:[8]
pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH 10. Độ pH trong nước ngầm của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm năm 2002 có 4 điểm nồng độ pH thấp (4,43 – 5,24) so với tiêu chuẩn TCVN 5944:1995 là: 6,5 – 8,5.
Tổng chất rắn hòa tan trong nước chủ yếu là các chất vô cơ ở dạng hòa tan (các muối) và các chất hữu cơ tổng hợp khác.Hàm lượng tổng chất rắn hóa tan cao thì gây ảnh hưởng tới chất lượng nước cho sinh hoạt, cho sản xuất và gây rất nhiều tốn kém trong việc xử lý nước. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng ở các điểm quan trắc thấp so với tiêu chuẩn (TCVN 5944:1995: 750 – 1500mg/l).
Độ cứng trong nước là biểu thị hàm lượng muối Canxi và Magiê trong nước vì các ion này sẽ kết tủa với một số khoáng trong nước sẽ tạo thành cặn trong nồi hơi, bình đun nước hoặc hệ thống dẫn nước. Nước cứng là do trong nước có các cation Ca2+, Mg2+. Các cation này thường có trong nước ngầm. Tại những điểm quan trắc độ cứng thấp, có nơi rất nhỏ (5 – 8mg/l).
Sulfat thường có mặt trong nước tự nhiên và nước thải với hàm lượng vài miligam đến hàng ngàn mg/l. Hàm lượng sulfat trong nước cao sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành H2S gây mùi khó chịu, nhiễm độc với cá, ngoài ra còn gây nên hiện tượng đóng cặn cứng trong nồi đun, gây hiện tượng xâm thực và ăn mòn ống dẫn. Ở hầu hết các điểm quan trắc không xác định nồng độ SO42- . Chỉ có tại điểm S100 Bàu Cát phường 13 quận Tân Bình có khảo sát chỉ tiêu SO42- . Kết quả là 220mg/l đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm TCVN 5944 – 1995(200 – 400mg/l).
Oxy hóa
Khi trong nước có chứa ion sắt sẽ gây ra độ đục và màu trong nước do:
Fe2+ Fe3+ (màu nâu đỏ)
Ion sắt ảnh hưởng đến độ cứng, duy trì một số vi sinh vật gây thối rửa trong nước. Hàm lượng sắt có thể xuất hiện trong nước do chúng hòa tan trong nước ngầm và trong nước thải công nghiệp. Nước có hàm lượng sắt > 0,3mg/l sẽ gây mùi tanh khó chịu và làm nước có màu. Khi bị oxy hóa chúng chuyển thành các hợp chất hóa trị cao gây keo hoặc kết tủa làm tắc đường ống. Hàm lượng sắt ở hầu hết các điểm quan trắc đều nằm trong ngưỡng cho phép (1 – 5mg/l) chỉ có tại 2 điểm ở khu vực quận 6 hàm lượng Fe trong nước rất cao vượt tiêu chuẩn cho phép.
Oxy hóa
Khi trong nước có chứa ion mangan sẽ gây ra độ đục và màu trong nước do:
Mn2+ Mn4+ (màu đen)
Ion mangan ảnh hưởng đến độ cứng, duy trì một số vi sinh vật gây thối rửa trong nước. Hàm lượng mangan có thể xuất hiện trong nước do chúng hòa tan trong nước ngầm và trong nước thải công nghiệp. Nước có hàm lượng mangan > 0,05mg/l sẽ gây mùi tanh khó chịu và làm nước có màu. Khi bị oxy hóa chúng chuyển thành các hợp chất hóa trị cao gây keo hoặc kết tủa làm tắc đường ống. Hiện tại trong bảng quan trắc chất lượng nước ngầm 2002 chưa khảo sát hàm lượng mangan trong nước ngầm tại tất cả các điểm quan trắc.
Clorua là anion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Vị mặn của clorua thay đổi tùy theo hàm lượng và thành phần hóa học của nước. Với mẫu nước 250mg Cl/l người ta có thể nhận ra vị mặn. Tuy nhiên nước có độ cứng cao, vị mặn lại khó nhận biết cho dù nước có chứa tới 1000mg Cl/l.
Hàm lượng clorua cao sẽ gây tai hại cho kết cấu các ống kim loại, đồng thời hàm lượng clorua cao cũng tạo ảnh hưởng xấu đến sản lượng và chất lượng nông sản. Hàm lượng Clorua tại các điểm quan trắc (31 – 348mg/l) thấp hơn so với tiêu chuẩn (TCVN 5944 – 1995: 200 – 600mg/l).
Hợp chất Nitơ trong nước tự nhiên là nguồn dinh dưỡng cho các loài thực vật. Hàm lượng nitơ quá cao trong nước sẽ gây ô nhiễm, gây độc cho động vật và vi sinh vật và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng hóa ở các ao hồ. Lượng nitrat đo được ở các điểm quan trắc (0,47 – 26,8mg/l) đều thấp hơn so với tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995: 45mg/l. Lượng amôniắc ở các điểm quan trắc dao động trong khoảng 0,07 – 11,69mg/l.
Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Tại các điểm quan trắc nước ngầm torng khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm thì chưa có thông tin về chỉ tiêu coliform.
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh chưa có trạm quan trắc môi trường đất. Nên lớp dữ liệu thông tin này chưa xây dựng được.
Các dữ liệu trong lớp quan trắc thể hiện cho ta thấy hiện trạng môi trường nào đang cần được quan tâm chú ý, cải thiện từ đó ta có thể tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm để có biện pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời. Qua đó người sử dụng có thể dùng những thông tin môi trường này để làm đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại môi trường.
3.2.3 Lớp quy hoạch cơ sở hạ tầng:
a) Lớp qui hoạch cơ sở sản xuất công nghiệp:
Dữ liệu lớp qui hoạch cơ sở sản xuất công nghiệp được xây dựng thành lớp bản đồ số dựa vào hình ảnh bản đồ quy hoạch tổng thể 3 quận: 6,8, và 11.
Hình 3.10: Lớp dữ liệu quy hoạch cơ sở công nghiệp
Hình 3.11: Dữ liệu thuộc tính của lớp quy hoạch cơ sở công nghiệp
Tên file: QHcosoCNTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Tên cơ sở công nghiệp
Character
50
Tên cơ sở sản xuất công nghiệp sắp xây dựng
Địa điểm
Character
70
Địa điểm cơ sở công nghiệp sắp xây dựng
Tên quận
Character
12
Tên quận quản lý
Tên phường
Character
12
Tên phường quản lý
Năm bắt đầu
Float
Năm bắt đầu đi vào hoạt động
Loại hình sản xuất
Character
90
Tên các loại hình sản xuất chính của cơ sở công nghiệp
Diện tích
Float
Diện tích dự kiến của cơ sở công nghiệp tính bằng m2
Các cơ sở công nghiệp ở trong khu vực này dần dần được di dời ra các khu công nghiệp tập trung hoặc các quận huyện ngoại thành vì thế theo quy hoạch các quận huyện thuộc khu vực chỉ còn tồn tại rất ít các cơ sở công nghiệp không gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của khu vực.
b)Lớp qui hoạch khu dân cư:
Dữ liệu lớp khu dân cư được xây dựng thành lớp bản đồ số dựa vào hình ảnh bản đồ quy hoạch tổng thể 3 quận: 6, 8, và 11.
Hình 3.12: Lớp dữ liệu quy hoạch khu dân cư của khu vực kên Tân Hóa – Lò Gốm
Hình 3.13: Dữ liệu thuộc tính của lớp quy hoạch dân cư của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Tên file: QHkhudancuTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Tên khu dân cư
Character
50
Tên khu dân cư sắp xây dựng
Địa điểm
Character
70
Địa điểm khu dân cư sắp xây dựng
Tên quận
Character
12
Tên quận quản lý
Tên phường
Character
12
Tên phường quản lý
Diện tích
Float
Diện tích dự kiến của khu dân cư tính bằng m2
Dân số
Float
Dân số dự kiến của khu dân cư
Từ thông tin lớp quy hoạch khu dân cư này ta thấy hiện nay định hướng cải thiện chất lượng môi trường ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm này là xây dựng nhiều khu dân cư dành cho những người có thu nhập thấp, những gia đình có nhà bị giải tỏa ở ven kênh được tái định cư.
c)Lớp qui hoạch công trình, dịch vụ:
Dữ liệu lớp công trình, dịch vụ được xây dựng thành lớp bản đồ số dựa vào hình ảnh bản đồ quy hoạch tổng thể 3 quận: 6,8, và 11.
Hình 3.14: Lớp dữ liệu quy hoạch công trình, dịch vụ ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Hình 3.15: Dữ liệu thuộc tính lớp dữ liệu quy hoạch công trình, dịch vụ ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Tên file: congtrinhcc.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Tên công trình
Character
50
Tên khu du lịch, bệnh viện hay trường học
Địa điểm
Character
70
Địa điểm khu du lịch, bệnh viện hay trường học sắp xây dựng
Tên quận
Character
12
Tên quận quản lý
Tên phường
Character
12
Tên phường quản lý
Diện tích
Float
Diện tích dự kiến của khu du lịch, bệnh viện hay trường học tính bằng m2
Quy mô
Character
25
Quy mô công trình
d) Lớp qui hoạch đường giao thông:
Dữ liệu lớp quy hoạch giao thông được số hóa từ hình ảnh bản đồ quy hoạch tổng thể đến năm 2010 của 2 quận: 8, và 11[15].
Hình 3.16: Lớp dữ liệu quy hoạch đường giao thông ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Hình 3.17: Dữ liệu thuộc tính lớp quy hoạch giao thông ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Tên file: QHgiaothongTHLG.tab
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính:
Tên Field
Loại
Chiều dài
Mô tả
Tên đường
Character
25
Tên đường giao thông sắp mở rộng
Chiều dài
Float
Chiều rộng con đường sắp mở rộng tính bằng m
Chiều rộng
Float
Chiều rộng của con đường sắp mở
Phân cấp
Interger
Cấp độ của đường
Lớp qui hoạch cho người sử dụng biết những thông tin về các dự án phát triển của khu vực trong thời gian sắp tới. Thể hiện được vị trí, tầm ảnh hưởng của các dự án sắp xảy ra lên môi trường của khu vực đó. Giúp người quản lý cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định tiến hành các dự án.
3.3. Khả năng phục vụ cho quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
· Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
· Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
· Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
3.3.1. Khả năng giúp đưa ra những biện pháp cải tạo môi trường:
Dựa vào lớp cơ sở dữ liệu thông tin môi trường cung cấp cho ta thông tin đầy đủ về các thông số cơ bản của chất lượng môi trường này. Từ đó ta có thể tìm ra những biện pháp xử lý hiệu quả như nạo vét, cải tạo lòng kênh, vớt rác trên dòng kênh. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ các cơ sở công nghiệp thải ra nhất là các cơ sở dệt nhuộm và chế biến thực phẩm là nguồn gây ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng của chất lượng nước trong kênh. Đối với nước ngầm thì cần có những biện pháp xử lý Fe, Mn hay nâng độ pH của nước ngầm tại một số điểm đã quan trắc trước khi sử dụng. Đối với môi trường không khí cần có biện pháp xử lý, kiểm soát nồng độ bụi trong môi trường không khí.
3.3.2. Khả năng giúp đưa ra các luật pháp, chính sách kinh tế – xã hội phù hợp với khu vực nghiên cứu:
Dựa vào lớp cơ sở dữ liệu thông tin môi trường ta thấy rõ hiện nay mặc dù đã có tiêu chuẩn xả nước thải vào hệ thống kênh rạch sông ngòi. Nhưng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm vẫn chưa tuân thủ các điều khoản qui định trong luật bảo vệ môi trường. Vì thế cần có những chính sách, luật định chế tài buộc các cơ sở sản xuất này phải tuân thủ xả thải nguồn nước ra môi trường đạt tiêu chuẩn loại B TCVN 5942 – 1995.
Điểm quan trắc chất lượng nước ngầm cho ta biết rõ trữ lượng nước ngầm của khu vực đó, các tầng chứa nước để từ đó người quản lý ra quyết định lượng khai thác nước ngầm hợp lý cho từng địa phương.
Đối với môi trường không khí hiện nay có quá ít trạm quan trắc để theo dõi chất lượng của môi trường này cần có những dự án đầu tư trạm quan trắc khảo sát chất lượng không khí môi trường ở nơi này. Và có những qui định hạn chế giờ cho các xe lớn đi vào khu vực này tránh gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn của khu vực này.
Dựa vào chức năng chồng lớp của cơ sở dữ liệu môi trường ta thấy các dự án quy hoạch sắp tới và hiện trạng môi trường của khu vực có hợp lý với nhau không. Để từ đó người quản lý có thể điều chỉnh ra quyết định thay đổi để phát triển bền vững.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận:
Qua kết quả cung cấp thông tin đặc điểm về môi trường ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm ta thấy khu vực này có địa hình trũng chủ yếu nằm ở quận 6 nên thường xảy ra tình trạng ngập vào thời gian triều cường dâng cao hay do mưa lớn. Khu vực Tân Hóa – Lò Gốm được bao phủ bởi lớp trầm tích pleistocen. Thành phần chính là đất sét và cát. Ngoài ra trong khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm tập trung rất nhiều các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ với các loại hình sản xuất đa dạng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước của kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Môi trường nước ở khu vực này so với TCVN 5942 – 1995 loại B thì tại các điểm quan trắc cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng của kênh rất cao. Nồng độ DO luôn bằng 0, BOD5 cao gấp 2 – 6 lần so với tiêu chuẩn, nồng độ COD cao từ 5 – 10 lần so với tiêu chuẩn. Nồng độ tổng ni tơ và phospho có trong nước cũng tương đối cao. Vì thế vấn đề môi trường của khu vực này cần cải tạo và có biện pháp quản lý phù hợp là giảm bớt việc ô nhiễm môi trường nước của kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
Hiện nay mạng lưới cấp nước ở khu vực này chưa hoàn chỉnh nên người dân còn sử dụng nước ngầm làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng nước ngầm ở một số khu vực cần phải được thông qua quá trình xử lý mới có thể dùng vào sản xuất và sinh hoạt. Chất lượng không khí ở khu vực này cần quản lý chặt chẽ vì môi trường không khí ở đây chưa bị ô nhiễm nhiều. Chỉ có nồng độ bụi là khá cao so với tiêu chuẩn. Hiện nay ở khu vực này đang có rất nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Vì thế dựa vào những thông tin môi trường đã được xây dựng, người sử dụng đặc biệt là người quản lý môi trường có thể ra quyết định cho những dự án nào phù hợp với môi trường của khu vực đó. Và kêu gọi đầu tư thu hút các dự án cải tạo chất lượng môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra thông tin môi trường này có thể được cập nhật dễ dàng nếu thông tin môi trường của nước ta được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Và hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin nói chung va hệ thống GIS cung cấp thông tin môi trường nói riêng đang là giải pháp ưu tiên trong việc quản lý môi trường của cả nước. Vì thế việc tìm hiểu đặc điểm môi trường của khu vực cần quản lý để xây dựng nên các cơ sở dữ liệu GIS cung cấp thông tin môi trường sẽ là phục vụ tốt cho công tác quản lý môi trường khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
Cơ sở dữ liệu địa lý cung cấp thông tin môi trường khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm phục vụ cho công tác quản lý môi trường đã được thực hiện bao gồm những lớp dữ liệu sau:
Lớp dữ liệu nền: ranh giới hành chính, địa hình và cơ sở hạ tầng khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
Lớp dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường: quan trắc chất lượng môi trường không khí, quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm.
Lớp dữ liệu về các thông tin quy hoạch: qui hoạch khu công nghiệp, qui hoạch khu dân cư, quy hoạch các khu thương mại dịch vụ, công trình công cộng và quy hoạch các tuyến đường giao thông torng khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
Tuy nhiên, trong thời gian làm đề tài chỉ có 3 tháng cuối mùa mưa nên sinh viên không thể thực hiện việc lấy mẫu đối chứng để xác định hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm cũng như quan trắc chất lượng nước ngầm ở các hộ dân cư.
Bên cạnh đó, những thông tin về các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của khu vực là vấn đề nhạy cảm nên thông tin về tên cơ sở, địa chỉ, lưu lượng xả thải của các cơ sở sản xuất này còn thiếu.
Trạm quan trắc môi trường ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm rất ít vì thế thông tin về chất lượng không khí và chất lượng nước mặt chưa thể đánh giá chính xác hiện trạng môi trường ở đây.
Thông tin quy hoạch các khu dân cư, các cơ sở công nghiệp, các công trình dịch vụ, tuyến đường giao thông cho đến năm 2010 vẫn còn đang được sửa đổi và chưa được công bố rộng rãi ở hầu hết các địa phương. Nên trong đề tài chỉ xây dựng được các lớp quy hoạch tổng thể định hướng đến 2010 của 3 quận 6,8 và 11. Lớp dữ liệu quy hoạch tổng thể này chỉ thể hiện được vị trí không gian, diện tích của đối tượng nghiên cứu.
Những định hướng để hoàn thiện đề tài là:
Lấy mẫu quan trắc chất lượng nước mặt, nước ngầm ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm ở cả 2 mùa mưa và nắng.
Thông tin về các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cần được cập nhật thường xuyên.
Cập nhật những thông tin quy hoạch tổng thể của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm đến năm 2020.
4.2. Kiến nghị:
Hỗ trợ các dịch vụ ủng hộ và cố vấn cho việc nâng cao năng lực trong cải cách chính quyền, phân bổ phát triển kinh tế, quyền sử dụng đất và càc dịch vụ cơ bản cho người nghèo thành thị, và cải thiện chiến lược quy hoạch và quản lý liên quan đến kiểm soát việc sử dụng đất, qũy đất, các nội quy linh hoạt và liên tục và phương án hệ thống các kiểu nhà như các phương án thấp tầng/ mật độ cao.
Tăng cường các liên kết với các trường đại học và các học viện và tập trung vào nâng cao năng lực đa ngành học và đa ngành nghề.
Xây dựng và thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường nước, môi trường không khí.
Nâng cao năng lực quản lý môi trường và giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường khu vực kênh.
Quy hoạch quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại trong khu vực kênh rạch nội thành.
Quy hoạch bảo vệ chất lượng nước mặt và nước ngầm của khu vực.
Quy hoạch việc cải tạo (nạo vét, mở rộng lòng kênh và nâng cao bờ kênh để tăng khả năng chuyển tải nước của dòng kênh) kênh kết hợp với việc chỉnh trang đô thị.
Đưa ra những biện pháp thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường hiệu quả (thu phí, phạt). Xử lý mạnh mẽ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quanh khu vực kênh, cần có những qui định khắt khe đối với nhà máy xí nghiệp trong việc thải bỏ chất thải rắn nguy hại và xả thải nguồn nước. Đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm không có khả năng khắc phục tại chỗ được thì phải di dời vào các khu công nghiệp tập trung hoặc buộc phải đóng cửa.
Quy hoạch khu dân cư đô thị đồng thời quy hoạch việc di dời, tái định cư cho người dân sống ven và trên kênh.
Thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý chất lượng môi trường kênh Tân Hoá – Lò Gốm:
Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực hiện việc thu thập, xử ly,ù lưu trữ và công bố, cập nhật số liệu thông tin về chất lượng môi trường của khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm rộng rãi. Nguồn dữ liệu chính xác này sẽ giúp quy hoạch cải tạo môi trường, kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống luật pháp và công nghệ xử lý, quản lý môi trường.
Cần xây dựng hệ thống các bản đồ để quản lý chất lượng môi trường khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm. (dựa vào kỹ thuật GIS và viễn thám)
Hưóng dẫn thống nhất việc sử dụng GIS cho các viện, trung tâm nghiên cứu, Sở khoa học công nghệ thành phố để đồng bộ hoá nhằm phục vụ mục tiêu quản lý tổng hợp môi trường kênh Tân Hoá – Lò Gốm.
Triển khai phân loại và phân vùng ô nhiễm môi trường để quản lý và phòng chống ô nhiễm kênh Tân Hoá – Lò Gốm.
Phát triển mô hình hoá trong quản lý tổng hợp môi trường kênh Tân Hoá – Lò Gốm:
Dự báo định lượng các tác động môi trường do các phương án phát triển đặc biệt là chất lượng môi trường nước .
Đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trưòng khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm của các phương án hoặc kỹ thuật giảm thiểu tác động.
Thiết lập và hoạt động hệ thống trạm quan trắc chất lưọng môi trường khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm để nhằm mục đích:
Quan trắc (định kỳ hay thường kỳ) diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí bao gồm các yếu tố vật lý, hoá học, vi sinh, độc chấttrong phạm vi kênh Tân Hoá – Lò Gốm đặc biệt là trong khu vực có mật độ công nghiệp và dân cư tập trung cao.
Đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ ô nhiễm ở kênh Tân Hoá – Lò Gốm.
Thu thập lưu trữ số liệu về diễn biến chất lượng môi trường phục vụ công tác quản lý, đánh giá chất lượng môi trường của khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm.
Quy hoạch phát triển mảng xanh ở khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm
Quy hoạch thoát và xử lý nước thải (của các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, sinh hoạt từ các hộ gia đình) tập trung dọc kênh Tân Hoá – Lò Gốm.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường của người dân sống ven/ trên kênh Tân Hoá – Lò Gốm.
Thông qua những cuộc họp tổ dân phố để trò chuyện, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, kêu gọi sự đóng góp của người dân trong việc ý thức thải bỏ rác đúng nơi quy định và có biện pháp mạnh đối với trường hợp vi phạm (đặc biệt lưu ý với những người sống ven/ trên khu vực kênh).
Thông qua chưong trình trực tiếp trên truyền hình về tình hình kênh rạch thành phố (đặc biệt kênh Tân Hoá – Lò Gốm) để tác động đến người dân, các xí nghiệp, nhà máy ở khu vực này có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường kênh rạch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT3757.doc