Dù các ngành sản phẩm của TP.HCM có lợi
thế cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập, tự do
hóa thương mại, nhưng tỷ trọng xuất khẩu một ngành
công nghiệp truyền thống đang giảm dần do nhiều
doanh nghiệp dệt may, giày da, giấy gỗ đang chuyển
ra các tỉnh khác do TP.HCM đang cấu trúc lại các
ngành công nghiệp chế biến, loại dần những ngành
sản phẩm gây ô nhiễm đối với thành phố đông dân
nhất cả nước. Mặt khác, bốn ngành sản phẩm trọng
yếu đều có chi phí trung gian cao và gia tăng theo thời
gian. Để cạnh tranh được hệ số chi phí trung gian phải
giảm. Nguyên nhân chi phí trung gian cao là do nhiều
ngành hàng phải nhập khẩu đầu vào với chi phí hàng
nhập khẩu cao. Muốn giảm chi phí, các doanh nghiệp
phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước đảm
bảo chất lượng cao chi phí thấp. TP.HCM cần thúc
đẩy các chương trình đầu tư phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ để hạn chế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất
khẩu, hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp trọng
yếu theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chi
phí nhập khẩu. Mặc dù TP.HCM có các chương trình
phát triển các ngành sản phẩm phụ trợ, các chương
trình thúc đẩy hội nhập., nhưng quá trình triển khai
các chương trình gặp nhiều trở ngại, đặc biệt những
chương trình muốn thành công phải liên kết với các
tỉnh trong vùng để phát huy thế mạnh của nhau.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, dẫu sao cũng có
những hạn chế nhất định, đặc biệt là số liệu sử dụng
từ bảng I-O cố định cho 5 năm. Để khắc phục hạn chế
khi sử dụng số liệu bảngI-O, có thể hàng năm cần điều
tra mẫu để điều chỉnh bảng I-O theo năm. Do thực
hiện bảng I-O đòi hỏi phải điều tra chi tết nên rất tốn
kém, vì vậy muốn điều chỉnh bảng I-O hàng năm phải
có sự đầu tư của chính phủ trung ương và địa phương.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường lợi thế cạnh tranh, sản phẩm trọng yếu (chủ lực) và một số kết quả tính toán cho các sản phẩm công nghiệp chế biến thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP.HCM giai đoạn 2002-
2005. Theo nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ
TP.HCM lần thứ IX nhiệm kỳ 2011-2015, và tiếp theo
nghị quyết đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2016 - 2020
về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, trong
đó việc tiếp tục tập trung phát triển 4 ngành công
nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá
trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử - công nghệ thông
tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực
phẩm (LTTP) là một nhiệm vụ trọng tâm. Theo quyết
định số 2631/2013/QĐ-Ttg về quy hoạch phát triển
kinh tế- xã hội TP.HCM đến năm 2020 tầm nhìn đến
2025, TP.HCM tiếp tục xác định tập trung phát triển 4
nhómngành công nghiệp trọng yếu là công nghiệp cơ
khí, điện tử- CNTT, hóa dược- cao su, chế biến tinh
LTTP và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp
sạch tiết kiệm năng lượng. Ngoài 4 nhóm ngành công
nghiệp trọng yếu thì các ngành công nghiệp khác, có
Trích dẫn bài báo này: Thị Cành N. Đo lường lợi thế cạnh tranh, sản phẩm trọng yếu (chủ lực) và
một số kết quả tính toán cho các sản phẩm công nghiệp chế biến TP.HCM. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law
Manag.; 3(3):176-189.
176
10.32508/stdjelm.v3i3.558
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
thể gọi là công nghiệp chủ lực (vì chiếm tỷ trọng cao
trong giá trị sản xuất và có giá trị xuất khẩu cao) vẫn
đóng vai trò hết sức quan trọng đối với TP.HCM và
cả nước.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
các ngành sản phẩm công nghiệp chế biến của Việt
Nam nói chung, của TP.HCM nói riêng chịu nhiều
áp lực về cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát triển trên
thị trường quốc tế và trong nước, các sản phẩm công
nghiệp chế biến của Việt Nam phải có lợi thế và khả
năng cạnh tranh. Bài nghiên cứu nàymuốn làm rõ các
tiêu chí, phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh và
khả năng cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm liên quan đến
quá trình cắt giảm thuế quan (giảm mức độ bảo hộ),
cũng như phương pháp, tiêu chí đo lường các ngành
sản phẩm chủ lực hay ngành trọng yếu, đặc biệt là
chọn phương pháp đo lường phù hợp với ngành sản
phẩm của một địa phương, cụ thể cho TP.HCM.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH
TRANH VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC
Có rất nhiều định nghĩa về cạnh tranh. Cạnh tranh
được định nghĩa chung nhất là tập hợp các thể chế,
chính sách và các yếu tố quyết định mức độ năng
suất của một nền kinh tế hoặc một doanh nghiệp 1.
Cạnh tranh doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp
sử dụng nguồn lực bên trong doanh nghiệp (lợi thế
cạnh tranh) kết hợp với các nguồn lực bên ngoài để
tạo giá trị tăng thêm cho khách hàng dưới điều kiện
cạnh tranh của thị trường2. Theo Yang (2016)2, ở
mức độ sản phẩm, khả năng cạnh tranh là khả năng
sản xuất sản phẩm, khả năng kiểm soát chất lượng và
khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.
Lợi thế so sánh có một ý nghĩa đặc biệt đối với các
nhà kinh tế. Adam Smith là người đầu tiên đưa ra
khái niệm lợi thế tuyệt đối, qua đó một quốc gia xuất
khẩu một mặt hàng nếu nước đó sản xuất được mặt
hàng này với chi phí thấp3. David Ricardo đã phát
triển lý thuyết lợi thế so sánh trên quan điểm lợi thế
tuyệt đối của Adam Smith. Theo đó, Ricardo đã nhấn
mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn
hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với
các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn
có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao
động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một
lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm
và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản
phẩm khá4.
Hai nhà kinh tế học ngườiThụyĐiển là Eli Heckscher
(vào năm 1919) và Bertil Ohlin (vào năm 1933) đã
đưa ra cách giải thích khác về lợi thế so sánh. Họ
chứng tỏ rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những sự
khác biệt trong mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất. Lý
thuyết Heckscher-Ohlin (H-O) dự báo rằng các nước
sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm
lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập
khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng
những nhân tố khan hiếm tại nước đó. Giống như lý
thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O cho rằng thương
mại tự do sẽ mang lại lợi ích. Tuy nhiên, khác với lý
thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằngmô
hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác
biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là
bởi sự khác biệt về năng suất lao động5.
TheoMichael Porter (1985)6, lợi thế cạnh tranh được
biểu hiện dưới hai dạng cơ bản sau. Thứ nhất, nếu
hai sản phẩm cùng chủng loại và có chất lượng ngang
nhau thì sản phẩmnào có chi phí sản xuất và giá thành
thấp hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn (chiến
lược cạnh tranh với chi phí thấp). Thứ hai, một sản
phẩm có tính đặc thù, độc đáo riêng biệt (về mẫu mã,
tính năng độc đáo hay giá trị sử dụng) mà không
sản phẩm cùng chủng loại nào khác có được, cho dù
giá cả có cao hơn các sản phẩmkhác thì nó vẫn cómột
lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các sản phẩm cùng
chủng loại (Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa sản
phẩm, Porter, M. E. 1980a7).
Sản phẩm chủ lực
Hiện nay, tại Việt Nam khi xây dựng chiến lược phát
triển ở cấp quốc gia và cấp địa phương đều đề cập đến
ngành sản phẩm chủ lực. Trên thế giới, đã có nhiều
quốc gia xác định sản phẩm chủ lực để khuyến khích
phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số
thống nhất nào để xác định sản phẩm chủ lực giữa các
quốc gia trên thế giới. Một số nghiên cứu đưa ra tiêu
chí sản phẩm chủ lực (main products) là sản phẩm
có qui mô lớn về giá trị sản xuất, có lợi thế cạnh tranh
quốc tế, các ngành có tính hội tụ theo cụm trong vùng
-clusters8,9. Ngoài tiêu chí về quy mô giá trị sản xuất,
mức độ hội tụ theo cụm, có lợi thế cạnh tranh quốc
tế theo các tác giả trên, theo chúng tôi, có thể thêm
tiêu chí mức độ lan tỏa của ngành. Tức, ngành sản
phẩmchủ lực là nhữngngành có khả năng lôi kéo thúc
đẩy các ngành khác cùng phát triển theo hệ số lan tỏa
trongmô hình cân đối liên ngành (I-O). Có thể gọi đó
là những ngành sản phẩmhay ngành kinh tế động lực.
Ngành sản phẩmhay kinh tế động lực ở đây được hiểu
là những ngành sản phẩm có mối quan hệ liên ngành
thúc đẩy hay lôi kéo các ngành khác phát triển, chẳng
hạn một số ngành công nghiệp chế biến cung cấp đầu
vào và sử dụng đầu ra của các ngành khác
177
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG LỢI
THẾ CẠNH TRANH VÀ KHẢNĂNG
CẠNH TRANHỞ CẤP ĐỘ SẢN PHẨM
Muốn nhận biết được sản phẩm nào có lợi thế cạnh
tranh – là một trong những tiêu chí quan trọng của
ngành sản phẩm chủ lực cần phải đo lường lợi thế
cạnh tranh và khả năng cạnh tranh. Ở cấp độ sản
phẩm, một số nhà kinh tế đã đưa ra các chỉ tiêu đo
lường lợi thế cạnh tranh qua các hệ số lợi thế so sánh
trông thấy, hệ số bảo hộ hiệu dụng và hệ số chi phí
nguồn lực trong nước. Những phương pháp này đã
được nhiều sách giáo khoa và nghiên cứu đề cập10,11.
Tuy nhiên, để có tính hệ thống và xem xét khả năng
ứng dụng trong thực tế khi tính toán sản phẩm của
vùng, địa phương, trong nội dung này sẽ nêu tóm tắt
cách đo lường từng hệ số.
Hệ số lợi thế so sánh trông thấy (Revealed
Comparative Advantage - RCA)
Hệ số lợi thế so sánh trông thấy RCA (do nhà kinh tế
học Balassa đề xuất vào năm 1965) được tính theo c
ông thức sau:
RCA1 =
Xi j
Xw j
:
å
j
Xi j
å
j
Xw j
(1)
Trong đó :
i là nước i, w là tòan thế giới, với j là sản phẩm j, X là
xuất khẩu.
Trong công thức 1, nếu tỉ trọng xuất khẩu của nước
i so với thế giới về mặt hàng j (là Xi jXw j ) mà lớn hơn
tỉ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i so với
tổng xuất khẩu của toàn thế giới là
å
j
Xi j
å
j
Xw j
, tức hệ số
RCA lớn hơn 1, thì nước i được cho là có lợi thế so
sánh về sản phẩm j. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ
lợi thế so sánh của sản phẩm j càng cao. Nếu RCAmà
nhỏ hơn 1 thì nước i được cho là không có lợi thế so
sánh về sản phẩm j.
Công thức 2 dưới đây có tính đến yếu tố này, tức là vừa
có xuất khẩu và nhập khẩu trong cùngmột ngành sản
phẩm. Hệ số RCA2 có giá trị từ -1 (hoàn toàn không
có lợi thế so sánh) đến +1 (có lợi thế so sánh rõ rệt).
Nếu hệ số RCA2 có giá trị lớn hơn 0 thì nước i có lợi
thế so sánh ở sản phẩm j, còn nếu hệ số RCA2 có giá
trị nhỏ hơn 0 thì nước i có bất lợi thế so sánh ở sản
phẩm j. Giá trị RCA2 gần bằng không là tình trạng
không rõ ràng.
RCA2 = (X j M j)=(X j + M j) (2)
Trong đó,
X j là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j và M j là kim
ngạch nhập khẩu sản phẩm j của một quốc gia.
Các hệ số RCA trong công thức 1 và 2 ở trên có thể
dùng để đánh giá lợi thế so sánh của các ngành sản
phẩm khác nhau cho một nước và đồng thời có thể
dùng để so sánh giữa các nước với nhau. Một hệ số
RCA2 có giá trị lớn hơn 0 thì nước chủ nhà so với
nước i có lợi thế so sánh ở sản phẩm j, còn nếu hệ số
RCA2 có giá trị nhỏ hơn 0 thì nước chủ nhà so với
nước i không có lợi thế so sánh ở sản phẩm j.
Hai hệ số này áp dụng cho các sản phẩm ở tầm quốc
gia, khó khả thi khi áp dụng cho một địa phương vì
liên quan đến kim ngạch xuất-nhập khẩu của từng
mặt hàng và tổng kimngạch xuất-nhập khẩu của quốc
gia, sẽ khó tách bạch cho từng địa phương.
Hệ số Bảo Hộ Hiệu Dụng (Effective Rate of
Protection- ERP)
Thuế nhập khẩu là thuế gián thu đánh vào hàng nhập
khẩu. Mục đích đánh thuế có thể là để tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất trong nước,
hoặc chỉ đơn thuần là thực hiện chính sách phân biệt
đối xử với các đối tác thương mại khác nhau. Dù với
lý do gì đi nữa, thì việc đánh thuế nhập khẩu sẽ làm
gia tăng giá cả của mặt hàng đó trong nước với một
lượng bằng mức thuế. Điều này sẽ làm gia tăng sản
lượng sản xuất trong nước bởi vì giá cả tăng lên sẽ làm
lợi nhuận tăng lên. Mức thuế suất ghi trong biểu thuế
nhập khẩu còn gọi là mức bảo hộ danh nghĩa. Tác
động của bảo hộ danh nghĩa lên sản lượng sản xuất
trong nước còn tùy thuộc vào thuế nhập khẩu đánh
vào đầu vào sản xuất của hàng hóa đó. Nếu thuế đầu
vào này cao thì nó sẽ làm giảm bớt tác động gia tăng
sản lượng của bảo hộ danh nghĩa, và như vậy, mức
bảo hộ thực tế đối với hàng hóa đó là thấp hơn so với
mức bảo hộ danh nghĩa cho thấy. Hệ số bảo hộ hiệu
dụng là hệ số đo lường mức độ bảo hộ thật của quá
trình sản xuất, chứ không chỉ có sản phẩm đầu ra của
quá trình sản xuất như hệ số bảo hộ danh nghĩa.
Hệ số bảo hộ hiệu dụng củamột sản phẩm là chênh lệch
giữa giá trị gia tăng tính theo giá trong nước của ngành
sản phẩm đó và giá trị gia tăng tính theo giá thế giới rồi
chia cho giá trị gia tăng tính theo giá thế giới.
Ngành j sử dụng các đầu vào i, kết hợp với các nhân tố
sản xuất (vốn, lao động), tạo ra giá trị sản xuất và giá
trị gia tăng của ngành sản phẩm j. Mức bảo hộ hiệu
dụng e j làm tăng trị giá gia tăng trong nước, và được
định nghĩa là:
e j = (V j V j )=V j = V j =V j 1 (3)
Trong đó:
178
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
V j là trị giá gia tăng của sản phẩm j theo giá thế giới
(tức là trong trường hợp không có bất cứ loại thuế
nhập khẩu nào đối với i và j), V j là trị giá gia tăng
tính theo giá trong nước (tức là mức giá đó bao gồm
thuế nhập khẩu).
Việc tính giá trị gia tăng tính theo giá trong nước
(V* j) và giá thế giới (V j) của các ngành sản phẩm
phải được dựa vào Bảng cân đối liên ngành (I/O).
Hiện nay, chúng ta có Bảng I/O của cả nước năm
1996, 20002012 (do Tổng cục Thống kê thực hiện)
và Bảng I/O của TP.HCM năm 2000, 2007, 2012 (do
Viện Kinh tế/Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và
CụcThống Kê TP.HCM thực hiện).
V j và V j được tính như sau:
V j = GTSX j
1
n
å
i=1
ai j
!
(4)
V j = GTSX j
(
1+ t j
nå
i=1
ai j (1+ ti)
)
(5)
Trong đó:
GTSX j là giá trị sản xuất của ngành sản phẩm j tính
theo giá trong nước; t j là mức thuế nhập khẩu danh
nghĩa của j (thuế quan đầu ra); ti là mức thuế nhập
khẩu danh nghĩa của các đầu vào i (thuế quan đầu
vào), và ai j là hệ số chi phí trực tiếp của đầu vào i
trong sản xuất sản phẩm j.
Như vậy:
e j =
(
1+ t j
nå
i=1
( +aij!1 ti)
)
=
1
n
å
i=1
aij
!
1
e j =
t j
n
å
i=1
ai jti = 1
n
å
i=1
ai j
!
(6)
Trong đó:
åni=1 ai j là tổng tất cả hệ số chi phí trực tiếp của đầu
vào (1,,n) trong sản xuất sản phẩm j và åni=1 ai jti
là trung bình có trọng số của thuế nhập khẩu danh
nghĩa của tất cả các đầu vào (1,,n) với trọng số là hệ
số chi phí trực tiếp tương ứng.
Công thức 6 cho thấy rằng khi các điều kiện khác
không đổi thì:
Hệ số bảo hộ hiệu dụng sẽ cao hơn khi mức thuế
quan đầu ra t j cao hơn.
Hệ số bảo hộ hiệu dụng sẽ cao hơn khi mức thuế
quan đầu vào ti thấp hơn.
Hệ số bảo hộ hiệu dụng sẽ cao hơn khi hệ số ai j cao
hơn.
Về mặt lý thuyết thì hệ số bảo hộ hiệu dụng có thể
âm, có thể dương và có thể bằng không. Hệ số bảo
hộ hiệu dụng thường âm đối với những ngành công
nghiệp có thếmạnh xuất khẩu bởi vì khi đó thuế nhập
khẩu đối với ngành sản phẩm đó bằng không, trong
khi đó đầu vào sản xuất lại phải chịu thuế nhập khẩu.
Vì vậy những ngành có mức bảo hộ hiệu dụng âmmà
vẫn tồn tại và phát triển được là những ngành có lợi
thế cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (Domes-
tic Resource Cost - DRC)
Có hai phương pháp tính chi phí nguồn lực trong
nước. Nội dung của phương pháp thứ nhất tính hệ
số chi phí nguồn lực trong nước (Domestic Resource
Cost - DRC) củamột sản phẩm (hay ngành sản phẩm)
là tính chi phí sản xuất theo giá trị của các đầu vào
trung gian ở mức giá thế giới và các nhân tố sản xuất
theo chi phí cơ hội. Ý nghĩa của hệ số DRC là nó phản
ánh chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản
xuất ra một hàng hóa nào đó.
Thuế quan và các rào cản phi thuế quan làm tăng giá
của các đầu vào trung gian, làm cho chi phí sản xuất
đối với từng nhà sản xuất riêng rẽ khác với chi phí sản
xuất chungmà xã hội phải gánh chịu. Do đó, việc loại
bỏ các ảnh hưởng của thuế quan và phi thuế quan là
nhằm để ước lượng chi phí thật sự mà xã hội phải trả
trong việc sản xuất ra hàng hóa đó. Trong các nghiên
cứu ứng dụng, việc định lượng các ảnh hưởng của phi
thuế quan thường rất khó khăn, nên việc định lượng
chỉ dừng lại với các ảnh hưởng thuế quan.
Chi phí cơ hội của một nhân tố sản xuất được định
nghĩa là thu nhập của nhân tố đó khi thamgia vàomột
hoạt động sản xuất thay thế khác gần nhất. Chi phí cơ
hội của vốn thường bằng lãi suất trên thị trường.
Đối với các nước nông nghiệp, đông dân, thường các
nhà kinh tế tính chi phí cơ hội cho các công nhân
công nghiệp ở những ngành phổ thông, không đòi hỏi
chuyên môn cao là bằng thu nhập của lao động trong
nông nghiệp, hoặc cao hơn mức thu nhập này một ít.
Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) là tỉ lệ giữa
chi phí các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội so với
trị giá gia tăng theo giá quốc tế. Nếu hệ số DRC nhỏ
hơn 1 thì có nghĩa là cần một lượng nguồn lực trong
nước nhỏ hơn 1 để tạo ra được 1 đồng trị giá gia tăng
theo giá quốc tế. Trong trường hợp đó thì sản phẩm
hay ngành sản phẩm trên là có lợi thế cạnh tranh.
Ngược lại, nếu hệ số DRC lớn hơn 1 thì có nghĩa là
cần một lượng nguồn lực trong nước lớn hơn 1 để tạo
ra được 1 đồng trị giá gia tăng theo giá quốc tế, và như
vậy là không còn lợi thế cạnh tranh.
Công thức tính DRC như sau:
DRC j = (DC j )=IVA j (7)
Trong đó:
DC j là chi phí trong nước cho các nhân tố sản xuất
theo chi phí cơ hội để sản xuất ra sản phẩm j, IVA j là
trị giá gia tăng của sản phẩm j theo giá thế giới.
Hệ số DRC càng cao có nghĩa là càng tốn nhiều các
nhân tố sản xuất trong nước để tạo ra 1 đồng trị giá
gia tăng theo giá thế giới, nên không hiệu quả.
179
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
Giả sử thị trường các nhân tố sản xuất là cạnh tranh
hoàn hảo và không có các hàng hóa phi khả thương,
khi đó chi phí các nhân tố sản xuất hiện tại bằng với
chi phí cơ hội của chúng, tức là DC j bằng VA j , trong
đó VA j là trị giá gia tăng trong nước. Khi đó công
thức 7 trở thành:
DRC j = (DC j )=IVA j = (VA j )=IVA j
Từ công thức 6 tính hệ số bảo hộ hiệu dụng, chúng ta
có:
e j = (VA j IVA j )=IVA j
= (VA j )=IVA j 1 = DRC j 1
Như vậy:
DRC j = e j +1 (8)
Hay:
DRC j =
(
1+ t j
nå
i=1
ai j (1+ ti)
)
=
1
n
å
i=1
ai j
! (9)
Do đó, nếu tính được hệ số bảo hộ hiệu dụng, ta có
thể suy ra hệ số chi phí nguồn lực trong nước tương
ứng và ngược lại.
Phương pháp thứ hai tính chi phí nguồn lực trong
nước (DRC) như sau: Về cơ bản, phương pháp này
tính chi phí cơ hội trong việc sản xuất hàng hóa cụ
thể ở giá biên giới của cả đầu vào, đặc biệt là đầu vào
nhập khẩu và/hoặc khả thương, và đầu ra. Phương
pháp này cho thấy cần sử dụng bao nhiêu nguồn lực
trong nước, về mặt giá trị, để thu được hay tiết kiệm
được một đơn vị ngoại tệ. Một sự so sánh giữa hệ số
DRC tính được và một hệ số thích hợp về tỷ giá hối
đoái có thể cho chúng ta biết được rằng một quốc gia
có được lợi về mặt kinh tế hay không trong việc sản
xuất hàng hóa.
DRC đo lường tổng chi phí nguồn lực trong nước cần
thiết có trong một hoạt động để thu được (hay tiết
kiệm) một đơn vị ngoại tệ:
DRC j =
m
å
s=1
Fs jVs E j
U j M j R j
(10)
Trong đó:
DRC j = chi phí nguồn lực trong nước cần có trong
hoạt động j;
Fs j = số lượng đầu vào thứ s sử dụng trong hoạt động
j;
Vs = chi phí cơ hội của đầu vào s;
E j = ngoại tác của hoạt động j;
U j = tổng giá trị của hoạt động j tính ở mức giá biên
giới và tính bằng ngoại tệ;
M j = tổng giá trị của tất cả đầu vào nhập khẩu và/hoặc
khả thương tính ở mức giá CIF (C: chi phí; I: bảo
hiểm; F: vận tải) và tính bằng ngoại tệ;
R j = tổng chi phí cơ hội của tất cả các nhân tố thu
được ngoại tệ tính bằng ngoại tệ
Tử số của phương trình trên là tổng chi phí nguồn lực
trong nước được sử dụng trong hoạt động j tính bằng
nội tệ, và mẫu số là tổng ngoại tệ thu được (hay tiết
kiệm được) từ cùng hoạt động đó. Vì vậy, thương số
là tỷ giá hối đoái ngụ ý tạo ra từ việc thực hiện hoạt
động j.
Do vậy, nếu giá mờ của tỷ giá hối đoái được ký hiệu là
V, thì chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:
1. Nếu DRC j = V, thì hoạt động j ở điểm cân bằng;
2. Nếu DRC j < V, thì hoạt động j có lợi thế so sánh;
3. Nếu DRC j > V, thì hoạt động j không có lợi thế so
sánh.
Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRCC) được
định nghĩa bằng DRC chia cho giá mờ (shadow price)
của ngoại hối V:
DRCC j =
DRC j
V
(11)
Chúng ta cũng có thể rút ra các kết luận sau:
1. Nếu DRCC j = 1, hoạt động j là cân bằng giữa giá
và chi phí ;
2. Nếu DRCC j < 1, hoạt động j có lợi thế so sánh;
3. Nếu DRCC j > 1, hoạt động j không có lợi thế so
sánh.
Trong hai phương pháp, phương pháp thứ nhất tính
hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) của sản
phẩm là dễ sử dụng hơn, vì chỉ cần biết các thuế suất
nhập khẩu và các loại chi phí đầu vào của sản phẩm sẽ
tính được hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC).
Đặc biệt phương pháp này có thể tính cho sản phẩm
của một địa phương bất kỳ nào, cụ thể có thể áp dụng
tính toán khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của
TP. Hồ Chí Minh.
Qua trình bày các chỉ tiêu đo lường lợi thế cạnh tranh
và khả năng cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm nêu trên
cho thấy, hệ số bảo hộ hiệu dụng (ERP) là cơ sở để tính
hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC). Từ công
thức 6 và 8 có thể nhận thấy, hệ số chi phí nguồn lực
trong nước (DRC) phụ thuộc vào (1) thuế suất thuế
nhập khẩu danh nghĩa của tất cả các đầu vào t j ; (2)
hệ số chi phí trực tiếp của đầu vào (1,,n) trong sản
xuất sản phẩm j là ai j . Các thông tin về thuế suất nhập
khẩu hàng hóa có thể lấy từ nguồn hải quan, Tổng cục
Thuế; riêng thông tin các chi phí đầu vào phải dựa vào
180
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
số liệu điều tra doanh nghiệp có sản phẩm xem xét để
đo lường khả năng cạnh tranh.
Khi thực hiện tự do hóa thương mại hoàn toàn, tức
thuế suất thuế nhập khẩu các loại hàng hóa có thể
bằng 0, khi đó công thức tính hệ số chi phí nguồn lực
trong nước (DRC) chỉ còn phụ thuộc vào hệ số chi phí
trực tiếp của các đầu vào (1,,n) trong sản xuất sản
phẩm j là ai j .
Vì vậy, ngoài các phương pháp đo lường khả năng
cạnh tranh sản phẩm nêu trên, trong phân tích tính
cạnh tranh sản phẩm có thể xem xét đến sự tăng
(giảm) của chi phí đầu vào ảnh hưởng đến tăng (giảm)
chi phí chung và năng lực cạnh tranh cũng như tác
động của nó đến tăng (giảm) sản lượng sản xuất.
Có lẽ do khó khăn về thu thập số liệu chi phí đầu vào
của sản phẩm nên rất ít nghiên cứu tại Việt Nam đi
theo cách tiếp cận đo lường lợi thế cạnh tranh và khả
năng cạnh tranh sản phẩm qua hệ số chi phí nguồn
lực trong nước (DRC). Trên thực tế cũng đã có một
số nghiên cứu cạnh tranh sản phẩm sử dụng hệ số chi
phí nguồn lực trong nước (DRC), nhưng các tác giả
này chỉ dựa vào số liệu khảo sát theo các thông tin để
ước tính tỷ lệ tăng/giảm chi phí đầu vào tổng hợp hay
tổng chi phí đầu vào, mà không tách biệt loại đầu vào
thuộc ngành nào, hoặc có nghiên cứu chỉ dừng ở quan
điểm tính toán12–14.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, nghiên cứu
của chúng tôi sử dụng hệ số chi phí trực tiếp của các
đầu vào (1,,n) trong sản xuất sản phẩm j là ai j trong
bảng cân đối liên ngành I-O (Input-Output) để tính
toán hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) của
sản phẩm nghiên cứu.
Hệ số lan toả của các ngành sản phẩm qua
Bảng I/O đo lường sản phẩm động lực
Các ngành sản phẩm chủ lực đôi khi cũng thể hiện là
những ngành sản phẩm động lực. Những ngành sản
phẩm động lực là những ngành có hệ số lan tỏa cao
lôi kéo hay thúc đẩy các ngành khác phát triển được
tính theo bảng I/O qua hệ số liên kết ngược (backward
linkages) và liên kết xuôi (forward linkages). Trong
nền kinh tế, sự thay đổi cấu trúc của các ngành cómối
liên quan chặt chẽ với nhau. Một số ngành phụ thuộc
nhiều vào các ngành khác trong khi đó một số ngành
khác chỉ phụ thuộc vào một số ít ngành còn lại. Kết
quả là sự thay đổi của một số ngành nào đó sẽ có ảnh
hưởng nhiều đến nền kinh tế hơn những ngành khác.
Các phân tích I/O thường dựa trên các liên kết ngược
(backward linkages) và liên kết xuôi (forward link-
ages) coi đó là các công cụ đo lường mối liên hệ của
một ngành với các ngành khác, với vai trò một ngành
sử dụng đầu vào hay một ngành cung cấp đầu vào.
Liên kết ngược (Backward linkages)
Liên kết ngược dùng để đo mức độ quan trọng của
một ngành với tư cách là bên sử dụng các sản phẩm
vật chất và dịch vụ làm đầu vào từ toàn bộ nền kinh tế.
Liên kết ngược được xác định bằng tỷ lệ của tổng các
phần tử theo cột của ma trận Leontief so mức trung
bình của toàn bộ hệ thống sản xuất. Tỷ lệ này gọi là hệ
số lan tỏa (Index of the power of dispersion) và được
xác định như sau:
BLi = å ri j (Cộng theo cột của ma trận nghịch đảo
Leontief, ( I -A ) 1 ) ;
Trong đó A là ma trận hệ số ai j , I là ma trận đơn vị
trong bảng I-O
Hệ số lan tỏa (liên kết ngược) = n.BLi / åBLi
Trong đó: ri j là các phần tử của ma trận Leontief
n là số ngành trong mô hình
Tỷ lệ này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa là liên kết
ngược của ngành đó càng lớn, khi ngành đó phát triển
sẽ kéo theo sự tăng trưởng của toàn bộ các ngành
cung ứng sản phẩm vật chất và dịch vụ của toàn bộ
hệ thống.
Liên kết xuôi (Forward linkages)
Liên kết xuôi hàm ý mức độ quan trọng của một
ngành như là nguồn cung cấp sản phẩm vật chất và
dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế. Mối liên kết này được
xem như độ nhậy của nền kinh tế và được đo lường
bằng tổng các phần tử theo hàng của ma trận nghịch
đảo Leontief so với mức trung bình của toàn bộ hệ
thống sản xuất. Hệ số liên kết xuôi của một ngành
được tính như sau:
FLi = å ri j (Cộng theo hàng của ma trận nghịch đảo
Leontief)
Hệ số độ nhậy (liên kết xuôi) = n: FLiåFLi
Trong đó: ri j là các phần tử của một ma trận Leontief
n là số ngành trong mô hình
Tỷ lệ này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa liên kết xuôi
của ngành đó càng lớn, càng thể hiện sự cần thiết của
ngành đó đối với các ngành còn lại.
Một số quốc gia đã ứng dụng bảng I/O để lựa chọn
ngành kinh tế được ưu tiên đầu tư, các ngành này sẽ
phát triển trong trung hạn và đóng vai trò ngành kinh
tế động lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy
việc tái cấu trúc các ngành kinh tế, bên cạnh xem xét
tỷ trọng của các ngành trong GDP; vai trò của ngành
đối với lao động, việc làm, an sinh xã hội, đối với vấn
đềmôi trường.Các nhà hoạch định chính sách kinh
tế có thể dựa vào hệ số lan tỏa và độ nhậy kinh tế
nhưmột thamkhảo quan trọng trong việc chọnngành
kinh tế trọng điểm. Quan điểm của các nhà kinh tế
học Hirschman (1958)15 và Ramusse (1956) 16 cho
rằng, ngành kinh tế trọng điểm là những ngành kinh
181
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
tế có khả năng là động lực thúc đẩy đến sự phát triển
của các ngành khác và quá trình phát triển bền vững
của quốc gia trong những khoảng thời gian xác định.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
NGUỒN SỐ LIỆU
Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
Để kiểm tra giả thuyết rằng khi bỏ hàng rào thuế
quan, tự do hóa thương mại, liệu có làm tăng khả
năng cạnh tranh của hàng hóa TP.HCM hay không,
chúng tôi thử nghiệm áp dụng tính toán hệ số bảo
hộ hiệu dụng (Effective Rate of Protection- ERP) và
hệ số chi phí nguồn lực trong nước (Domestic Re-
source Cost - DRC) qua các giai đoạn thực hiện lộ
trình cắt giảm thuế quan. Chẳng hạn, trước và sau
thời điểm thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo
qui định Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực
ChungAFTA-CEPT (ASEANFree TradeArea - Com-
mon Effective Preferential Tariff ), theo đó, tiến trình
cắt giảm bình thường của các sản phẩm thuộc danh
mục cắt giảm các thuế suất trên 20% sẽ được giảm
xuống còn 20% vào 1/1/1998 và tiếp tục giảm xuống
0-5% vào 1/1/2003), cũng như qua các giai đoạn thực
hiện các cam kết hội nhập quốc tế (sau khi gia nhập
WTO, năm 2007). Vì vậy các mốc thời gian tính DRC
để so sánh thay đổi thuế suất nhập khẩu là trước và sau
năm 2003; sau năm 2007.
Ngoài ra, sử dụng các hệ số liên kết của Bảng I-O để
xác định các ngành chủ lực (trọng yếu) của TP.HCM,
cũng như xem xét các thay đổi hệ số chi phí trung gian
trong bảng I-O của các ngành, nhóm ngành để xem
xét khả năng cạnh tranh của các ngành trong dài hạn.
Bảng I-O cho địa phương một tỉnh được thể hiện qua
bảng 1.
Trong bảng I/O, khối sản xuất có n ngành kinh tế hay
ngành sản phẩm. Thường ở các nước đang phát triển,
mô hình I/O có thể được xây dựng với 100 đến 200
ngành, nhóm ngành sản phẩm. Còn ở các nước phát
triển, mô hình I/O có thể được xây dựng với 200 đến
400 ngành kinh tế hay ngành sản phẩm. Nhiều nước
có bảng I-O quốc gia và bảng I-O khu vực (Nhật bản,
Úc, Mỹ.).
Sự khác biệt giữa bảng I-O quốc gia và bảng I-O cho
địa phương là trong cột chênh lệch xuất-nhập hàng
hóa ra khỏi biên giới bảng I-O địa phương có thêm
cột chênh lệch xuất nhập hàng hóa ra khỏi địa bàn.
Ngoài ra bảng I-O quốc gia tổng giá trị gia tăng của
các ngành là tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross
Domestic Product ), còn tổng giá trị gia tăng của các
ngành trong bảng I-O địa phương là GRDP ( regional
(provincial) gross domestic product).
Khối sản xuất trong bảng I-O bảng 1 được biểu thị
bằng ma trận A’ = [Xi j ], i = 1,...,nj = 1,...,n.
Gọi ai j là hệ số biểu diễn giá trị sản phẩm (tính bằng
đồng) của ngành i cần thiết để sản xuất ra một đồng
giá trị sản phẩm của ngành j. Ta có: ai j = Xi j /X j. Hệ
số ai j còn gọi là hệ số chi phí đầu vào trung gian, có
thể sử dụng tính hệ số bảo hộ hiệu dụng (ERP) và hệ
số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) nêu ở mục
trên.
Trong phân tích I/O việc chuyển bảng I/O về dạng
phi cạnh tranh là rất quan trọng, mô hình I/O dạng
phi cạnh tranh được bóc tách ma trận chi phẩn trung
gian và ma trận sử dụng cuối cùng của hàng hóa sản
xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Các doanh
nghiệp TP.HCM có thể sử dụng các đầu vào là
nguyên liệu thô từ các tỉnh khác (như gạo, thủy sản
đông lạnh, nguyên liệu thô lấy từ các tỉnh Tây Nam
Bộ), khi đó trong bảng I/O vẫn thể hiện chi phí
nguyên vật liệu thô cho sản phẩm đầu ra của gạo,
thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Vì vậy khi sử dụng
bảng I/O để tính hệ số chi phí : ai j = Xi j /X j phải tính
hết các loại chi phí đầu vào, bất kể các đầu vào đến từ
đâu. Chỉ khi tính hệ số lan tỏa phải sử dụng mô hình
I/O dạng phi cạnh tranh được bóc tách hàng hóa
nhập khẩu ra khỏi ma trận chi phí trung gian. Riêng
hàng hóa sử dụng nguyên liệu trong nước nhưng đầu
vào lấy từ địa phương khác, ngoài tính hệ số lan tỏa
theo ngành của địa phương, hiện nay các nhà khoa
học đã bắt đầu sử dụng các mô hình nghiên cứu về
hệ số lan tỏa theo vùng, địa phương (Mô hình kinh
tế lượng không gian-Spatial Econometrics).
Dữ liệu sử dụng
Để tính ERP (e j ) theo công thức 6 cần các thông tin
về giá trị sản xuất của ngành sản phẩm j tính theo giá
trong nước; t j mức thuế nhập khẩu danh nghĩa của
j (thuế quan đầu ra); ti là mức thuế nhập khẩu danh
nghĩa của các đầu vào i (thuế quan đầu vào), và ai j là
hệ số chi phí trực tiếp của đầu vào i trong sản xuất sản
phẩm j. Các sản phẩm mà chúng tôi chọn khảo sát
tính toán gồm một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu
cao tại TP.HCM như gạo, mì ăn liền, tôm đông lạnh
và dầu thực vật. Năm2002 với sự tài trợ củaQuỹChâu
Á (Mỹ), chúng tôi đã tiến hành khảo sát chi tiết các chi
phí đầu vào của các sản phẩmnày, từ đó xác định thuế
nhập khẩu đầu vào có trung bình trọng số chi phí các
đầu vào. Dựa vào số liệu khảo sát sẽ biết được các
loại chi phí đầu vào, dựa vào số liệu khảo sát và bảng
I-O tính các hệ số chi phí trực tiếp ai j . Dựa vào số
liệu khảo sát cùng số liệu thống kê sẽ tính được giá
trị sản xuất của ngành sản phẩm. Từ khi TP.HCM có
bảng I-O năm 2007, 2012 có thể dựa vào bảng I-O để
tính hệ số chi phí trực tiếp ai j và giá trị sản xuất cho
182
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
Bảng 1: Bảng I/O lý thuyết cho địa phương (năm 2aaa)
Các ngành kinh tế/sản phẩm Tiêu dùng
cuối cùng
Tích
lũy
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
(-)
Chênh
lệch HH
ra vào TP
Tổng
cộng
1 2 .... n Hộ
GĐ
NN
Các 1 X11 X12 .... X1n C1 G1 I1 X1 M1 Xd1 -Md1
ngành 2 X21 X22 .... X2n C2 G2 I2 X2 M2 Xd2 -Md2
kinh
tế/
sản
phẩm
...... ........ ........ .... ........ ........ ........ ........
n Xn1 Xn2 .... Xnn Cn Gn In Xn Mn Xdn -Mdn
Thù lao
lao động
CE1 CE2 .... CEn
Thặng dư
sản xuất
PS1 PS2 .... PSn
Khấu hao d1 d2 .... dn
Thuế sản
xuất
T1 T2 .... Tn
GTSX GO1 GO2 .... GOn
Giá trị
GT- VA
VA1 VA2 . VAn GRDP
Nguồn: Institute for Development Studies of HCMC (2015 ), I/O Tables in 2007 and 2012 17
các năm sau này. Kết quả tính toán lợi thế cạnh tranh
của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm
TP.HCM thông qua hệ số bảo hộ hiệu dụng (Effec-
tive Rate of Protection- ERP) và hệ số chi phí nguồn
lực trong nước (Domestic ResourceCost -DRC). Việc
tínhDRC cho các giai đoạn theomột sốmốc thời gian
thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo hai hiệp
định với mục đích kiểm chứng giả thuyết rằng khi bỏ
hàng rào thuế quan, tự do hóa thương mại, có làm
tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa TP.HCM hay
không. Để tính hệ số chi phí và hệ số lan tỏa các các
ngành sản phẩm, nghiên cứu này sử dụng các bảng
I/O năm 2007 và năm 2012 của TP.HCM. Ở các quốc
gia nói chung, ở Việt Nam nói riêng, bảng I-O chỉ
được xây dựng 5 năm một lần, và mỗi bảng I-O đại
diện cho 5 năm. Bảng I-O năm 2007 đại diện cho giai
đoạn (2007-2012), bảng I-O năm 2012, đại diện cho
giai đoạn (2012-2017). TP.HCM là địa phương tiên
phong trong cả nước đã xây dựng bảng I-O cho địa
phương từ năm 2000-2002.
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Kết quả tính toán ERP và DRC theo một số mốc thời
gian được thể hiện qua các Bảng 2, 3 và 4. Bảng 2
cho thấy, các hệ số ERP và DRC tính được đều quá
cao (đồng nghĩa với sản phẩm nghiên cứu không có
lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh). Nguyên nhân
là do các sản phẩm này trước năm 2003 được bảo hộ
quámức (biểu hiện qua cácmức thuế nhập khẩu danh
nghĩa đều rất cao, từ 35% đến 50% (chỉ trừ gạo 10%).
Việt Nam đã gia nhập Khu vực Thương mại Tự do
ASEAN (AFTA) và thực hiện Hiệp định Thuế quan
Ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT), với yêu cầu cắt
giảm thuế suất của các sản phẩm thuộc danh mục cắt
giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003, khi đó thuế nhập
khẩu của các sản phẩm trên đều phải hạ xuống đến
mức từ 0 - 5%. Kết quả tính ERP vàDRCkhi thuế suất
nhập khẩu thay đổi theo CEPT được thể hiện trong
Bảng 3. Theo đó khi thuế suất nhập khẩu giảm xuống
dưới 5% thì các sản phẩm nghiên cứu đều có lợi thế
cạnh tranh.
Sau khi Việt Nam gia nhậpWTO, thuế suất của 2 trên
4 mặt hàng nhập khẩu đầu ra giảm bằng không, thuế
183
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
Bảng 2: ERP và DRC củamột số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm trước năm 2003
Sản phẩm Thuế NK
đầu vào ti
Thuế nhập
khẩu đầu ra
t j
Kết luận
1. Gạo 0,100 1,100 10,0% 10,0% Không LTCT
2. Mì ăn liền 1,744 2,744 19,5% 50,0% Không LTCT
3. Tôm đông
lạnh
2,969 3,969 13,6% 41,7% Không LTCT
4. Dầu thực vật 3,772 4,772 11,4% 35,0% Không LTCT
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra năm 2002 và bảng thuế suất thuế nhập khẩu
Bảng 3: ERP và DRC củamột số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm sau năm 2003 (Theo CEPT thì ERP=0,
DRC=1)
Sản phẩm Kết luận
1. Gạo 0,000 1,000 5,0% 4,4% Có LTCT
2. Mì ăn liền 0,000 1,000 4,1% 3,3% Có LTCT
3. Tôm đông
lạnh
0,000 1,000 2,6% 2,3% Có LTCT
4. Dầu thực vật 0,000 1,000 4,6% 4,3% Có LTCT
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra năm2002 và bảng thuế suất thuế nhập khẩu thay đổi sau năm 2003; Institute for Economic Research-HCMC
(2002), “Input costs and competitiveness of some foodstuff processing products in HCM city” 18
suất của 2 trên 4 mặt hàng nhập khẩu đầu ra bằng 5%
dù thuế suất nhập khẩu đầu vào không giảm so với
thực hiện quy định AFTA-CEPT, vì vậy kết quả tính
ERP và DRC trong Bảng 4 cũng khác so với kết quả
Bảng 3.
Bảng 4 cho thấy, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải
gỡ bỏ hàng rào bảo hộ, giảm thuế nhập khẩu đối hàng
hóa nhập khẩu theo lộ trình, hai mặt hàng ít bảo hộ
là gạo và tôm đông lạnh có lợi thế cạnh tranh cao
(DRC<1). Đối với mì ăn liền và dầu thực vật, do phần
nguyên vật liệu chính của hai sản phẩm này chủ yếu
phải nhập khẩu, và mức thuế nhập khẩu đầu ra còn
cao (5%) nên lợi thế cạnh tranh không cao.
Kết quả tính toán hệ số chi phí nguồn lực trong nước
(DRC) qua một số mốc thời gian thay đổi thuế suất
của 4 mặt hàng nghiên cứu trong các Bảng 2, 3 và 4
nêu trên có thể đi đến kết luận rằng, khi giảmmức độ
bảo hộ qua giảm thuế suất nhập khẩu đầu vào và đầu
ra của sản phẩm, đã làm tăng lợi thế cạnh tranh của
sản phẩm, ngược lại những sản phẩm dù có giảm thuế
suất nhập khẩu, nhưng mức bảo hộ còn cao so với
sản phẩm khác (mì ăn liền và dầu thực vật so với gạo
và tôm), thì lợi thế cạnh tranh dù được cải thiện (hệ
số DRC giảm gần về 1), nhưng vẫn kém cạnh tranh
hơn so với sản phẩm ít hoặc không còn được bảo hộ
(thuế suất nhập khẩu giảm nhiều hơn). Riêng sản
phẩm gạo, tôm đông lạnh, TP.HCM sử dụng đầu vào
nguyên liệu thô từ các tỉnh Tây Nam Bộ và TP.HCM
cũng có các xưởng chế biến (hạch toán nội bộ) đóng
tại các địa phương vùng nguyên liệu. Theo Luật thống
kê hiện hành, thì sản lượng của các nhà máy, xưởng
chế biến dù đóng tại địa phương khác, nhưng hạch
toán nội bộ sẽ được tính sản lượng chung của tổng
công ty mẹ đóng tại TP.HCM. Vì vậy, dù TP.HCM
không phải vùng nguyên liệu nhưng kim ngạch xuất
khẩu gạo của TP.HCMnăm 2018 đạt 834,1 triệu USD,
kimngạch xuất khẩu hàng thủy sản tômđông lạnh đạt
983,5 triệu USD19, đứng đầu xuất khẩu trong nhóm
ngành chế biến lương thực thực phẩm.
Xét về chi phí trung gian
Như đã nêu, khi thực hiện tự do hóa thươngmại hoàn
toàn, tức thuế suất thuế nhập khẩu các loại hàng hóa
có thể bằng 0, công thức tính hệ số chi phí nguồn lực
trong nước (DRC) chỉ còn phụ thuộc vào hệ số chi
phí trực tiếp của các đầu vào (1,,n) trong sản xuất
sản phẩm j là ai j . Vì vậy, trong trường hợp này khi
xem xét khả năng cạnh tranh sản phẩm chỉ cần xem
xét thay đổi các hệ số chi phí ai j qua thời gian. Các
hệ số chi phí đầu vào ai j của các ngành kinh tế, nhóm
ngành sản phẩm TP.HCM, có thể lấy từ các bảng I-O
năm năm 2007 và bảng I-O năm 2012 dựa vào số liệu
điều tra năm 2014). Kết quả tính toán các hệ số chi
184
DRC=
ERP + 1
ERP=
(tj - Σaijti)/
(1 - Σaij)
ERP=
(tj - Σaijti)/
(1 - Σaij)
DRC=
ERP + 1
Thuế NK
đầu vào ti
Thuế nhập
khẩu đầu ra
t j
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
Bảng 4: ERP và DRC củamột số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm sau khi gia nhậpWTO ( dựa vào hệ số
chi phí bảng I-O năm 2007 và các thuế suất đầu vào bình quân trọng số từ 0 đến 5% và thuế đầu ra bằng 0 hoặc
5%)
Sản phẩm Kết luận
1. Gạo -0,392 0,608 5,0% 0% Có LTCT
2. Mì ăn liền 0,087 1,087 4,1% 5% Kg LTCT
3. Tôm đông
lạnh
-0,233 0,767 2,6% 0% Có LTCT
4. Dầu thực vật 0,112 1,112 4,6% 5% Kg LTCT
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, bảng I-O năm 2007 và bảng thuế suất thuế nhập khẩu cắt giảm của các hàng hóa theo quy định cam
kết WTO
phí đầu vào hay chi phí trung gian so với giá trị sản
xuất sau 5 năm được thể hiện qua Hình 1 (bảng I-O
năm 2012 so với bảng I-O năm 2007).
Kết quảHình 1 cho thấy, điểm hạn chế của các ngành
kinh tế TP. HCM nói chung, các ngành công nghiệp
chế biến nói riêng là tỷ trọng chi phí trung gian trong
giá trị sản xuất tăng dần sau 5 năm. Tìm hiểu nguyên
nhân tăng chi phí trung gian của các ngành sản phẩm
qua thảo luận với hiệp hội doanh nghiệp TP.HCMcho
biết, nguyên nhân chủ yếu là do chí phí hàng nhập
khẩu các sản phẩmphù trợ tăng cao trong những năm
qua.
Hệ số lan tỏa
Sử dụng bảng I/O 2007 đại diện cho cấu trúc kinh tế
của TP.HCM trong giai đoan 2006 – 2010 và bảng I/
O 2012 đại diện cho giai đoạn 2011 – 2015 để tính hệ
số lan tỏa cho các ngành, nhóm ngành sản phẩm tại
TP.HCM. Kết quả cho thấy, một số ngành có sự thay
đổi khá nhiều về mức độ lan tỏa (hệ số liên kết
ngược BL). Hình 2 mô tả xếp hạng các ngành sản
phẩm của TP.HCM theo hệ số lan tỏa (BL) từ Bảng
I-O năm 2007 và Bảng I-O năm 2012. Theo Hình 2,
những ngành có hệ số lan tỏa cao cho cả hai giai
đoạn là những ngành xuất khẩu cao của TP.HCM, và
cũng có lợi thế cạnh tranh cao khi đã vượt qua các
giai đoạn tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường.
Theo nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM
lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 và lần thứ X, nhiệm
kỳ 2016-2020, có bốn nhóm ngành sản phẩm mà
TP.HCM xây dựng thành bốn ngành trọng yếu, chủ
lực là (1) Công nghệ thông tin, điện tử; (2) Hóa chất
và sản phẩm từ hóa chất, nhựa, cao su; (3) Chế biến
lương thực, thực phẩm; (4) Cơ khí chế tạo. Cả bốn
ngành đều có quy mô lớn, trong đó ba nhóm sản
phẩm đầu đều có tỷ trọng xuất khẩu cao (chiếm từ
15%-19% tổng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM),
đồng thời có hệ số lan tỏa – liên kết ngược (BL) cao
nhất (trên dưới 1,3) trong các ngành kinh tế của TP.
HCM.Nhómngànhhóa chất và sản phẩm từ hóa chất,
nhựa, cao su vừa có hệ số lan tỏa liên kết ngược cao,
đồng thời có hệ số liên kết xuôi (FL) cao nhất (trên 4),
ba ngành công nghiệp trọng yếu còn lại có hệ số liên
kết xuôi (FL) ở mức tương đối cao (gần bằng 1 - xem
Hình 2 ). Như vậy, bốn nhóm ngành mà TP.HCM
đưa thành ngành trọng yếu chủ lực, đều thỏamãn các
tiêu chí của ngành chủ lực (quy mô lớn, cạnh tranh
quốc tế qua xuất khẩu, có hệ số lan tỏa cao, tập trung
trong các cụm công nghiệp).
Tách riêng từng sản phẩm, trong giai đoạn tự do hóa
thương mại, thuế nhập khẩu giảm và bằng không
nhiều sản phẩm trong bốn nhómngành trọng yếu nêu
trên cũng có hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC
<1).
Ngoài ra, một số ngành công nghiệp truyền thống tuy
không phải là trọng yếu nhưng lại có tỷ trọng xuất
khẩu cao và hệ số lan tỏa cao bao gồm dệt may, giày
gia, chế biến đồ gỗ, giấy (tỷ trọng xuất khẩu chiếm
từ 15% đến 20% giá trị xuất khẩu cùng ngành của cả
nước). Lý do TP.HCM không xếp các nhóm ngành
này vào công nghiệp trọng yếu, chủ lực là vì, các
ngành này là những ngành thâm dụng lao động, gây
ô nhiễm môi trường cao, trong khi TP.HCM có định
hướng xây dựng thành trung tâm dịch vụ, và phát
triển các ngành công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi
trường.
KẾT LUẬN VÀHÀMÝ CHÍNH SÁCH
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác động của tự
do hóa thương mại đã làm tăng khả năng cạnh tranh
của các sản phẩm công nghiệp chế biến tại TP.HCM.
Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm
trọng yếu của TP.HCM thấp như sản phẩm cơ khí (tỷ
trọng xuất khẩu thấp); Các ngành công nghiệp trọng
yếu của TP.HCM đều có hệ số lan tỏa lớn hơn 1- thể
hiện tính chất đúng của ngành là thúc đẩy các ngành
185
ERP=
(tj - Σaijti)/
(1 - Σaij)
DRC=
ERP + 1
Thuế NK
đầu vào ti
Thuế nhập
khẩu đầu ra
t j
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
Hình1: Tỷ trọng chi phí trunggian theongành trongGTSXqua5năm (tính theobảng I-Onăm2007vàbảng
I-O năm 2012) (Phụ lục 1)
Nguồn:Tính toán của nhóm tác giả từ các bảng I/O
Ghi chú: ANQP-An Ninh Quốc Phòng; SP-Sản phẩm; TV- Tư vấn; KL-Kim loại
Hình 2: Xếp hạng các ngành sản phẩm của TP.HCM theo hệ số lan tỏa tính toán từ
Bảng I-O năm năm 2012 ( Phụ lục 2)
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ bảng I/O 2007 và bảng I/O 2012
186
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
khác phát triển, tuy nhiên hệ số lan tỏa bình quân của
giai đoạn (2012-2017) theo bảng I-O năm 2012 thấp
hơn giai đoạn (2007-2012) theo bảng I-O năm 2007.
Hệ số lan tỏa của một số ngành sản phẩm giảm trọng
yếu giảm sau 5 năm như điện tử, công nghệ thông
tin, hóa chất, cao su nhựa. Dù hệ số lan tỏa không
đo lường đóng góp trực tiếp của từng ngành vào tăng
trưởng kinh tế, nhưng các ngành kinh tế có hệ số lan
tỏa cao sẽ có đóng góp gián tiếp vào tăng trưởng các
ngành kinh tế khác và tăng trưởng kinh tế chung do
thúc đẩy và lôi kéo các ngành khác phát triển. Tức
những ngành có hệ số lan tỏa cao cung cấp đầu vào
và sử dụng đầu ra cao từ các ngành khác sẽ thúc đẩy
các ngành khác phát triển, làm tăng trưởng kinh tế
chung. Dù các ngành sản phẩm của TP.HCM có lợi
thế cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập, tự do
hóa thươngmại, nhưng tỷ trọng xuất khẩumột ngành
công nghiệp truyền thống đang giảm dần do nhiều
doanh nghiệp dệt may, giày da, giấy gỗ đang chuyển
ra các tỉnh khác do TP.HCM đang cấu trúc lại các
ngành công nghiệp chế biến, loại dần những ngành
sản phẩm gây ô nhiễm đối với thành phố đông dân
nhất cả nước. Mặt khác, bốn ngành sản phẩm trọng
yếu đều có chi phí trung gian cao và gia tăng theo thời
gian. Để cạnh tranhđược hệ số chi phí trung gian phải
giảm. Nguyên nhân chi phí trung gian cao là do nhiều
ngành hàng phải nhập khẩu đầu vào với chi phí hàng
nhập khẩu cao. Muốn giảm chi phí, các doanh nghiệp
phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước đảm
bảo chất lượng cao chi phí thấp. TP.HCM cần thúc
đẩy các chương trình đầu tư phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ để hạn chế nhập khẩu và đẩymạnh xuất
khẩu, hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp trọng
yếu theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chi
phí nhập khẩu. Mặc dù TP.HCM có các chương trình
phát triển các ngành sản phẩm phụ trợ, các chương
trình thúc đẩy hội nhập...., nhưng quá trình triển khai
các chương trình gặp nhiều trở ngại, đặc biệt những
chương trình muốn thành công phải liên kết với các
tỉnh trong vùng để phát huy thế mạnh của nhau.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, dẫu sao cũng có
những hạn chế nhất định, đặc biệt là số liệu sử dụng
từ bảng I-O cố định cho 5 năm. Để khắc phục hạn chế
khi sử dụng số liệu bảng I-O, có thể hàngnămcầnđiều
tra mẫu để điều chỉnh bảng I-O theo năm. Do thực
hiện bảng I-O đòi hỏi phải điều tra chi tết nên rất tốn
kém, vì vậymuốn điều chỉnh bảng I-O hàng năm phải
có sự đầu tư của chính phủ trung ương và địa phương.
DANHMỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP: Gross Domestic Product
GRDP: Gross Regional Domestic Product
WTO: Worrld Trade Organnization
AFTA: ASEAN Free Trade Area
CEPT: Common Effective Preferential Tariff
ERP: Effective Rate of Protection
DRC: Domestic Resource Cost
RCA: Revealed Comparative Advantage
BL: Backward linkage
FL: Forward linkage
I-O: Input-Ouput
LTTP: Lương thực thực phẩm
CNTT: Công nghệThông tin
GTSX: Giá trị sản xuất
LỜI CẢMƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong
khuôn khổ Đề tài Mã số B2018-34-01.
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT
Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột
lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Schwab K. World Economic Forum. The Global Competitive-
ness 2016-2017 Switzerland. 2017;.
2. Yang X. Research on the Improvement of Competitiveness of
Chain Business Enterpriseswith the SystemTheory. Journal of
Business and Management. 2016;4:489–493.
3. ĐỗĐức Bình vàNguyễn Thường Lạng. Giáo trình Kinh tế quốc
tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 2008.
4. Samuel H. The Economics of David Ricardo. Toronto: The Uni-
versity of Toronto Press. 1979.
5. Benedict J, Clements. The Heckscher-Ohlin TheoremOf Inter-
national Trade Theory: New Empirical Tests For Brazil. Jour-
nal of Applied Business Research. November 2011;3(1). 854
Reads. Available from: DOI:10.19030/jabr.v3i1.6543.
6. Porter M. Competitive advantage : creating and sustaining
superior performance. New York Press. 1985;1985.
7. Porter M. Competitive strategy: techniques for analyzing in-
dustries and competitors. Free Press. 1980.
8. Porter M. The economic performance of regions. Regional
Studies. 2003;37(6-7):549–578.
9. Mercedes D, E M, Porter, Stern S. Clusters, convergence, and
economic performance. National Bureau of Economic Re-
search. 2012;(18250). working paper.
10. GreenawayD, et al. EconomicDevelopment and International
Trade. Macmillan Publishers Limited. 1988.
11. Frohberg K, Hartmann,Monika. ComparingMeasures of Com-
petitiveness, Working paper. Institute of Agricultural Devel-
opment in Central and Eastern Europe. 1997;(2). Available
from:
12. Keyser J, Jaffee S, Nguyen TDA. Khả năng cạnh tranh kinh tế
và tài chính của lúa gạo và một số cây hoa màu làm thức ăn
gia súc ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Báo cáo nghiên
cứu của Ngân hàng Thế giới. 2013;2013.
13. Nguyễn Trung Kiên, Phan Văn Hòa. Lợi thế so sánh và năng
lực cạnh tranh của tôm nuôi ở Tuy phước, Bình định trên thị
trường thế giới. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3.
2012.
187
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3):176- 189
14. Sang VM, Xê ĐV. Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so
sánh trong sản xuất - xuất khẩu hàng hóa quốc gia. Tạp chí
khoa học Trường Đai học Cần Thơ. 2016;44(2016):114–126.
15. Hirschman AO. The Strategy of Economic Development.
1958;New York: Yale University Press.
16. Rasmussen P. Studies in Intersectoral Relations. Amsterdam:
North Holland. 1956.
17. Institute for Development Studies of HCMC. 2015;I/O Tables
in 2007 and 2012.
18. Institute for Economic Research-HCMC. Input costs and com-
petitiveness of some foodstuff processing products in HCM
city. Statistical Publishing House. 2002;2002.
19. Cục Thống kê TP HCM. Số liệu Thống kê TPHCM. 2018;2018.
188
Science & Technology Development Journal – Economics - Law andManagement, 3(3):176- 189
Open Access Full Text Article Research Article
University of Economics and Law,
VNU-HCM
Correspondence
Nguyen Thi Canh, University of
Economics and Law, VNU-HCM
Email: canhnt@uel.edu.vn
History
Received: 15-4-2019
Accepted: 15-5-2019
Published: 25-9-2019
DOI : 10.32508/stdjelm.v3i3.558
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Measure competitive advantages, critical product industry and
some results of calculation for industrial processing products of
Ho Chi Minh City
Nguyen Thi Canh*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
The paper presents the criteria for measuring competitive advantages of products and measur-
ing main or key products according to methods of measuring domestic resource costs, calculating
industial linkage coefficients based on the input-output table I-O. The study is to apply the calcula-
tion of domestic resource cost coefficients for a number of products of Ho Chi Minh City through
timelines according to the roadmap to reduce import tax rates. The research results have shown
that the product is highly protected (high import tax), the competitive advantage will be low and
vice versa. In addition, the calculation results of the industial linkage coefficients of industries and
group of products show that the industries, products with high linkage coefficients attracting and
promoting other products to develop are the same industries, products so-called the key or main
industries in the development plan of Ho Chi Minh City. However, over time the input costs ofmost
of Ho Chi Minh City's industries tend to increase. Based on this result, the study also provides some
policy implications for reducing input costs, to improve the competitiveness of Ho Chi Minh City's
industry products. The new contribution of the study is to calculate domestic resource costs based
on the input cost coefficients (cost coefficient matrix) in the I-O table and supplement the criteria
of linkage coefficient (index of the power of dispersion) for the product industry which is called key.
Key words: Competitive advantages of products, main products, Ho Chi Minh City
Cite this article : Canh N T. Measure competitive advantages, critical product industry and some
results of calculation for industrial processing products of Ho Chi Minh City. Sci. Tech. Dev. J. - Eco.
LawManag.; 3(3):176-189.
189
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_loi_the_canh_tranh_san_pham_trong_yeu_chu_luc_va_mo.pdf