Đo lường trong nghiên cứu và thiết kế bản câu hỏi
Phân biệt giữa đo lường thông thường và đo
lường tâm lý. Đo lường tâm lý có gì khó khăn?
Phân biệt câu hỏi đóng và câu hỏi mở? Ưu
khuyết điểm của từng loại? Cho ví dụ minh họa
Hãy thiết kế một bảng câu hỏi dùng cho
nghiên cứu mô tả thị trường nước ngọt
Các nhóm thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài
nghiên cứu của nhóm
52 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đo lường trong nghiên cứu và thiết kế bản câu hỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch
ư
ơ
ng
ĐO LƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU
& THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI
6
Mục tiêu chương
Chương này giúp sinh viên:
Hiểu được các khái niệm về đo lường trong
nghiên cứu marketing
Phân biệt các loại thang đo
Hiểu được các khái niệm và nhiệm vụ của
bản câu hỏi
Biết tiến trình thiết kế bản câu hỏi
Nội dung chương
6.1. Khái niệm về đo lường trong nghiên cứu
marketing
6.2 Các loại thang đo lường
6.3 Khái niệm và nhiệm vụ của bản câu hỏi
6.4 Tiến trình thiết kế bản câu hỏi
6.1. Khái niệm về đo lường
trong nghiên cứu marketing
Đo lường?
Quá quen thuộc, quá dễ?
" Đo chiều cao,
cân nặng.
Đo huyết áp,
thử sức kéo "
Nhưng, chúng ta có biết?
Đo trạng thái
của con người
thì đo thế nào đây?
Khái niệm
Đo lường trong nghiên cứu là quá trình gắn
những con số hoặc các biểu tượng đối với những
đặc tính của các sự vật, hiện tượng
- Ví dụ:
Để đánh giá mức độ yêu thích nhãn hiệu Honda,
người ta có thể sử dụng những số 1, 2, 3, 4 và 5
để biểu thị, trong đó (1) hoàn toàn không thích,
(2) không thích, (3) bình thường, (4) thích, (5)
rất thích.
Lợi ích của việc đo lường
Giúp cung cấp thông tin cho việc ra quyết định
Biến các đặc tính của sự vật thành dạng có thể
phân tích, so sánh được
6.2. Các loại thang đo
trong nghiên cứu marketing
Các loại thang đo lường
Thang đo biểu danh
(Nominal scale)
Thang đo thứ tự
(Ordinal scale)
Thang đo khoảng
(Interval scale)
Thang đo tỷ lệ
(Ratio scale)
Các
loại
thang
đo
Thang đo định danh
Sử dụng các con số hoặc ký tự để
phân loại đối tượng
Chỉ có ý nghĩa định danh, không có ý
nghĩa định lượng
Tồn tại một quan hệ tương ứng một-
một giữa con số và đối tượng
Thang đo định danh(tt)
Có thể sử dụng câu hỏi 1 lựa chọn (SA) hoặc câu
hỏi nhiều lựa chọn (MA)
Phân loại: - Thang nhị phân (Dichotomy Scale)
- Thang điều mục (Category Scale)
Ví dụ về Thang đo định danh
1. Bạn có thích nhãn hiệu xe máy Suzuki hay
không?
1. Có 2. Không
2. Tình trạng hôn nhân của bạn là
1. Đã có gia đình 2. Chưa có gia đình
3. Bạn biết đến các nhãn hiệu nào sau đây?(MA)
1. Double Rich
2. Sunsilk
3. Rejoice
4. Pantene
Thang đo thứ tự
Dùng để xếp hạng các đặc tính của
sự vật, hiện tượng theo một thứ tự
nhất định
Cấp độ của thang đo lường này bao
gồm cả thông tin về sự biểu danh
và xếp hạng theo thứ tự
Thang đo thứ tự (tt)
Cho phép xác định một đặc tính của một sự
vật này có hơn một sự vật khác hay không,
nhưng không cho phép chỉ ra mức độ sự
khác biệt này
2 dạng: - Câu hỏi xếp hạng
- Câu hỏi so sánh cặp
Ví dụ về Thang đo thứ tự (Ordinal scale)
Bạn vui lòng sắp xếp thứ tự từ 1 đến 6 theo mức độ quan
tâm của bạn khi chọn mua một nhãn hiệu thời trang, theo
cách thức: (1)quan tâm nhất, (6) ít quan tâm nhất
1. Thương hiệu
2. Giá cả
3. Địa điểm mua hàng
4. Thái độ phục vụ của nhân viên
5. Cách trang trí cửa hàng
6. Chất lượng sản phẩm
Thang đo khoảng cách
(Interval scale)
Thang đo khoảng có tất cả các thông tin của
một thang thứ tự
Cho phép so sánh sự khác nhau giữa các
thứ tự đó
Các con số biểu thị những điểm cụ thể trên
thang đo lường
Các loại thang đo khoảng
Thang Likert: Thang đo liệt kê một chuỗi phát biểu,
nhận định và người trả lời sẽ đánh giá theo 5 mức độ.
Ví dụ:
Trả lời
Nội dung hỏi
Hoàn
toàn
đồng ý
Đồng
ý
Đồng ý
một
phần
Không
đồng ý
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Giá cả là yếu tố vô
cùng quan trọng khi
mua hàng
Bạn luôn là người
quyết định mua sản
phẩm
Thang Stapel: Sử dụng 1 từ/1 cụm từ
Có thang điểm với các bậc cộng(+) hoặc trừ(-)
Ví dụ : Bạn hãy đánh giá ý kiến về tính tẩy sạch của
bột giặt Omo
+3 +2 +1
Tính tẩy sạch
-1 -2 -3
Các loại thang đo khoảng (tt)
Các loại thang đo khoảng (tt)
Thang đối nghĩa: Sử dụng 2 nhóm ở 2 cực có
nghĩa trái ngược nhau
Ví dụ:
Bạn thấy bao bì của sản phẩm A thế nào?
Rất xấu Rất đẹp
1 2 3 4 5 6 7
Thang đo tỷ lệ
Có tất cả các đặc điểm của thang định danh, thang thứ
tự và thang khoảng cách
Điểm khác biệt là có điểm 0 (zero) cố định
Có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh các khoảng
cách hay những sự khác biệt
Cho phép tính toán tỷ lệ giữa các giá trị của thang đo
Người nghiên cứu có thể nói đến các khái niệm gấp đôi,
1/2.... trong thang đo này
Ví dụ về thang đo tỷ lệ
Ví dụ 1: Bạn thường chi bao nhiêu tiền vào việc
mua sắm quần áo vào mỗi tháng?_________
Ví dụ 2: Hãy chia 100 điểm theo các yếu tố sau đây
theo đánh giá của bạn về siêu thị Coopmart
- Giá cả phải chăng _____điểm
- Hàng hóa đa dạng ______điểm
- Khuyến mãi hấp dẫn _____điểm
So sánh các loại thang đo
Tính chất
Thang đo
Mô tả,
phân
loại
Xếp
hạng,
thứ tự
Khoảng
cách
Tỉ lệ so
với gốc
0
Biểu danh Có Không Không Không
Thứ tự Có Có Không Không
Khoảng Có Có Có Không
Tỉ lệ Có Có Có Có
6.3 Khái niệm và
nhiệm vụ của bản câu hỏi
Khái niệm bản câu hỏi
Là công cụ dùng để phỏng vấn, thu thập
những thông tin cần thiết.
Được thiết kế cho nghiên cứu lượng, cần
phân biệt bản câu hỏi với dàn bài thảo luận
nhóm
Bao gồm những câu hỏi được soạn sẵn
thông qua một tiến trình nghiêm ngặt
Nhiệm vụ của bản câu hỏi
Là công cụ hỗ trợ phỏng vấn viên thu thập dữ liệu
Giúp cho cả vấn viên và đáp viên hiểu rõ câu hỏi
Làm cho đáp viên cảm thấy muốn hợp tác với cuộc
nghiên cứu
Khuyến khích những câu trả lời dựa trên sự xem xét
lại nội tâm (introspection)
Khuyến khích sự nhớ lại hoặc sẵn sàng đưa ra
những chứng cứ đã ghi chép để tham khảo
Bản câu hỏi dẫn cuộc phỏng vấn đi vào đúng
trọng tâm
Dễ dàng cho việc xử lý thông tin hoặc kiểm soát
Nhiệm vụ của BCH(tt)
6.4 Tiến trình thiết kế
bản câu hỏi
4. Quyết định dạng câu hỏi và trả lời
1. Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập
3. Đánh giá nội dung câu hỏi
6. Xác định cấu trúc bản câu hỏi
5. Xác định cách dùng từ ngữ
7. Xác định hình thức bản câu hỏi
2. Xác định hình thức phỏng vấn
Tiến trình thiết kế bản câu hỏi
8. Thử nghiệm, sửa chữa và viết nháp
Tiến trình
thiết kế
bản
câu
hỏi
Bước 1
Xác định dữ liệu cần thu thập
Bảng câu hỏi là công cụ trung gian giữa dữ liệu cần thu
thập và kết quả thu thập được
Dữ liệu cần thu thập là cơ sở để thiết lập bản câu hỏi
Có 3 bản văn phải được viết ra, cụ thể là:
Mục tiêu nghiên cứu
Danh sách các dữ liệu cần thu thập
Bản nháp kế hoạch phân tích dữ liệu thu thập được
Dự án nghiên cứu
Thông tin
cần thu thập
Bản câu hỏi
Các câu hỏi
sẽ được hỏi
Đối tượng
nghiên cứu
Dữ liệu
cần thu thập
Quan hệ giữa thông tin thu thập,
bảng câu hỏi và dữ liệu
Bước 2
Xác định hình thức phỏng vấn
Nhà nghiên cứu cần quyết định chọn phương pháp phỏng
vấn:
- Phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn qua điện thoại
- Phỏng vấn qua thư
- Phỏng vấn qua mail (Internet)
Mỗi phương pháp sẽ ảnh hưởng đến cách thức trình bày
và nội dung bảng câu hỏi
Vấn viên hỏi và ghi chép
Đáp viên luôn trong tầm quan sát và kiểm soát
Vấn viên có thể trình bày các sản phẩm, vật mẫu hay
hình ảnh cho đáp viên
Giao bản câu hỏi cho đáp viên tự ghi câu trả lời
Các câu hỏi rất dễ bị hiểu lầm dẫn tới việc lời đáp sai
hoặc không đúng vào trọng tâm ta muốn hỏi..
Phỏng vấn trực tiếp
Bảng câu hỏi được thiết kế đơn giản, ngắn gọn
Không thể sử dụng các hình ảnh hay bảng biểu
hoặc thang điểm phức tạp
Phỏng vấn viên truyền đạt phải dễ hiểu, rành mạch
Yêu cầu người nghe hiểu nhanh, đồng thời có thái
độ chuẩn bị trước để nghe và trả lời
Phỏng vấn qua điện thoại
Bản câu hỏi phải kèm theo thư giới thiệu
đơn vị phỏng vấn, mục đích phỏng vấn, lời
động viên và cảm ơn người đáp
Bản câu hỏi phải được hướng dẫn kỹ nhất
và có tính thuyết phục cao
Phỏng vấn qua thư tín
Bảng so sánh các
hình thức phỏng vấn
Hình thức PV Trực tiếp Qua thư
Qua điện
thoại
Qua
email
Tính linh động Rất tốt Kém Tốt Hơi kém
Lượng thông tin
thu được
Rất nhiều Khá nhiều Ít Vừa
Kiểm soát
ảnh hưởng vấn
viên
Kém Tốt Trung bình Rất tốt
Hình thức Trực tiếp Qua thư
Qua điện
thoại
Qua email
Thời gian
phỏng vấn
Trung bình Rất chậm Nhanh Rất nhanh
Kiểm soát mẫu Rất tốt Rất kém Hơi kém Hơi kém
Tỉ lệ trả lời PV Cao Rất ít Khá cao Khá cao
Chi phí Rất cao Thấp Khá cao Rất rẻ
Bước 3
Đánh giá nội dung câu hỏi
Khi viết bản câu hỏi, người viết phải đặt địa vị của
mình là người đáp để xem xét :
Người được hỏi có hiểu được câu hỏi không?
Đáp viên có nắm được thông tin cần trả lời hay
không?
Đáp viên có sẵn sàng trả lời
Có lý do gì khiến họ ngần ngại nói ra hay sẽ buộc
phải nói không đúng sự thật
Bước 4
Xác định dạng câu hỏi và câu trả lời
Câu hỏi mở(Open - Ended Question)
Là câu hỏi không dự liệu sẵn những câu trả lời
Có 3 loại câu hỏi mở:
- Câu hỏi mở -Trả lời tự do
- Câu hỏi mở có tính cách thăm dò
- Câu hỏi mở áp dụng kỹ thuật phỏng chiếu
Bia Tiger đem lại cho
bạn________________
____________________
__
Là câu hỏi có đưa ra câu trả lời sẵn
Thường sử dụng các thang điểm hay hình thức sau:
Có 2 câu trả lời trái nghịch
Có nhiều câu trả lời
- Thí dụ chọn 1 trong 4 câu A, B, C, hoặc D.
Phân theo thứ tự cấp bậc (Ranking)
- Sử dụng các loại thang như Likert, Stapel, thang
hình ảnh, thang có tổng không đổi...
Câu hỏi đóng (Closed- End Question)
Bước 5:
Xác định cách dùng từ ngữ
Yêu cầu đối với việc sử dụng từ ngữ trong câu hỏi:
Dùng từ ngữ và cách hành văn đơn giản, dễ hiểu
Dùng từ thông dụng, tránh từ ngữ địa phương.
Thí dụ như “hết sẩy”
Tránh câu quá dài
Xác định cách dùng từ ngữ(tt)
Tránh câu dịch nghĩa quá xa lạ, có thể hiểu lầm
Tránh những từ kỹ thuật quá sâu đối với những
đối tượng là đại chúng hoặc những thuật ngữ
mang tính hàn lâm
- Thí dụ: bạn có biết phân biệt cấp độ nhớt theo
API không?
- Hay: Bạn phân khúc thị trường ra sao
Xác định cách dùng từ
trong câu hỏi(tt)
Từ ngữ càng rõ ràng và cụ thể càng tốt, không
quá chung chung
- Ví dụ câu hỏi: Bạn đang sử dụng xe gì
Tránh câu hỏi điệp ý hoặc ghép 2 ý khác nhau
vào một câu
- Ví dụ: “Bạn có đồng ý rằng kem Walls thơm ngon
không?”
Tránh câu hỏi “mớm ý” (leading question) làm
người đáp bị thiên lệch
- Ví dụ: “Bạn có thấy kem Wall rất ngon không?”
Tránh sự ước lượng hay phỏng đoán quá co giãn
- Ví dụ: Bạn có nhớ thời lượng xem TV trong năm
qua?
Xác định cách dùng từ
trong câu hỏi(tt)
Bước 6
Xác định cấu trúc câu hỏi
Nhà nghiên cứu cần sắp xếp thứ tự
các câu hỏi cho hợp lý, nhằm tạo
hứng thú cho đáp viên trả lời và
thu thập được thông tin tốt nhất
Xác định cấu trúc câu hỏi(tt)
Cấu trúc của bản câu hỏi thông thường gồm:
Các câu hỏi mở đầu (Lead-in questions)
Các câu hỏi định tính (Quanlifying questions)
Các câu hâm nóng (Warm-up questions)
Các câu hỏi đặc thù (Specific questions)
Các câu hỏi về nhân khẩu học (Demographic
questions)
Xác định cấu trúc câu hỏi(tt)
Nguyên tắc bình cắm hoa
1-Các câu hỏi mở đầu
2-Các câu hỏi định tính
3-Các câu hỏi hâm nóng
4-Các câu hỏi đặc thù
5-Các câu hỏi về nhân khẩu học
Bước 7
Xác định hình thức bản câu hỏi
Nhà nghiên cứu cần chú trọng hình thức bên
ngoài của bản câu hỏi:
- Chất lượng giấy, chất lượng in
- Cách trình bày, tính mỹ thuật, màu sắc
- Chừa đủ khoảng trống để trả lời
- Ngắn gọn, có đầy đủ hướng dẫn, chỉ dẫn cần
thiết (Ví dụ: showcard)
Bước 8: Thử nghiệm trước,
sửa sai và viết nháp
- Thử nghiệm trước bằng cách phỏng vấn thử hoặc
cho người khác làm thử để xem họ có hiểu không,
có thắc mắc gì không?
- Cần xem lại (Revise), sửa chữa, thêm bớt câu chữ
- Viết nháp lần cuối (Final draft)
Thử nghiệm trước,
sửa sai và viết nháp (tt)
- Ngoài ra, cần soạn thảo
một biểu mẫu quan sát
(The observation form) để
phỏng vấn viên thuận tiện
cho việc ghi chép
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ
BÀI TẬP NHÓM
Phân biệt giữa đo lường thông thường và đo
lường tâm lý. Đo lường tâm lý có gì khó khăn?
Phân biệt câu hỏi đóng và câu hỏi mở? Ưu
khuyết điểm của từng loại? Cho ví dụ minh họa
Hãy thiết kế một bảng câu hỏi dùng cho
nghiên cứu mô tả thị trường nước ngọt
Các nhóm thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài
nghiên cứu của nhóm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_trong_nghien_cuu_va_thiet_ke_ban_cau_hoi.pdf