Kết luận
Quá trình cải cách DNNN trong thời
gian vừa qua chủ yếu tập trung vào kỳ
vọng làm cho khu vực này hiệu quả hơn,
ít chú ý tới cải cách để trở thành lực lượng
dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Toàn cầu hóa với luật chơi ở đẳng cấp cao
hơn cũng như tác động của cách mạng công
nghiệp 4.0 đòi hỏi xác lập sứ mệnh, vai trò,
chức năng của DNNN. Đó là chuyển sang
chức năng đầu tư phát triển thay cho chức
năng đầu tư kinh doanh, kiến tạo cho sự
phát triển của các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nghiệp nhà nước: Sứ mệnh, chức năng và định hướng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Doanh nghiệp nhà nước 13
Doanh nghiệp nhà nước: Sứ mệnh, chức năng
và định hướng phát triển(*)
Trần Đình Thiên(**)
Nguyễn Đình Hòa(***)
Tóm tắt: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là bộ phận cơ bản của kinh tế nhà nước. Trải qua
nhiều giai đoạn cải cách song DNNN vẫn hoạt động trong nhiều ngành và chi phối sức mạnh
thị trường trong nhiều ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể thực hiện được. Trong giai
đoạn tới, bối cảnh mới về hội nhập kinh tế quốc tế và khoa học - công nghệ đặt ra không ít vấn
đề nên cần xác định vai trò của DNNN cũng như vấn đề cải cách DNNN. Bài viết góp phần
thảo luận những vấn đề vừa đề cập nhằm đóng góp vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, Định hướng phát triển
Abstract: State-owned enterprises (SOEs) are a fundamental entity of the Vietnamese
economy. After several reforms, SOEs remain irreplaceable holding a dominant position
in the market of many sectors where private enterprises should have been empowered.
A new context of international economic integration as well as science and technology
in the coming period shall raise numerous issues. Hence, it is necessary to defi ne the
role of SOEs as well as SOEs reform. This article discusses the above-mentioned issues,
providing a reference for the economic restructuring process in Vietnam.
Key words: State-Owned Enterprises, Developmental Orientation
I. Tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà
nước ở Việt Nam
1. Tiến trình nhận thức về vai trò, vị trí
của doanh nghiệp nhà nước
Trải qua các kỳ Đại hội Đảng, vai trò
của DNNN có nhiều thay đổi, từ chỗ được
nhận thức là công cụ của Nhà nước để dẫn
dắt nền kinh tế đã chuyển sang chỉ đóng vai
trò tham gia vào những lĩnh vực mà doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
không đầu tư.
Tại Đại hội VI (năm 1986), Đảng Cộng
sản Việt Nam quan niệm vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước đồng nghĩa với các
doanh nghiệp quốc doanh “chiếm tỷ trọng
lớn trong cả sản xuất và lưu thông”. Vai trò
của DNNN còn được khẳng định chi tiết
hơn trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương
(*) Bài viết là một phần sản phẩm của đề tài “Các
thành phần kinh tế Việt Nam hiện nay: Thực trạng,
xu hướng phát triển và định hướng chính sách” (Mã
số: KX.04.09/16-20) do PGS.TS. Trần Đình Thiên
làm chủ nhiệm.
(**) PGS.TS., Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam; Email: trandinhthien09@
gmail.com
(***) TS., Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam; Email: nguyendinhhoaktpt@
gmail.com
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201814
3 khóa IX (năm 2001): “DNNN giữ vị trí
then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật
chất quan trọng để Nhà nước định hướng và
điều tiết kinh tế vĩ mô, làm lực lượng nòng
cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước
thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là
chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đại hội X (năm 2006) có sự điều chỉnh
nhất định về vị trí của DNNN, đó là “Thu
hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền
kinh doanh, xóa bỏ độc quyền doanh
nghiệp” và “tập trung chủ yếu vào một số
lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản
xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế,
vào một số lĩnh vực công ích”.
Đại hội XII (năm 2016), Đảng có bước
phá t triể n mớ i trong quan điểm về vai trò
của DNNN: “DNNN tập trung vào những
lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn
quan trọng và quốc phòng, an ninh; những
lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác không đầu tư”.
Cùng với đổi mới nhận thức về vai trò
của DNNN, khái niệm “Doanh nghiệp nhà
nước” ngày càng được làm rõ theo hướng
tăng yêu cầu về tỷ trọng vốn điều lệ nhằm
thu hẹp số lượng doanh nghiệp do Nhà nước
sở hữu và/hoặc DNNN thuộc đối tượng
được hưởng các ưu đãi. Luật Doanh nghiệp
nhà nước 1995 đánh dấu sự chuyển biến
quan trọng trong việc tạo lập khung pháp
lý cho DNNN, theo đó “Doanh nghiệp nhà
nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu
tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt
động kinh doanh hoặc hoạt động công ích,
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
do Nhà nước giao” (Điều 1). Luật Doanh
nghiệp nhà nước 2003 khẳng định “Doanh
nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà
nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có
cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức
dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (Điều
1). Khoản 22, Điều 4, Luật Doanh nghiệp
2005 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước
là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu
trên 50% vốn điều lệ”. Theo Luật Doanh
nghiệp 2014 (Khoản 8, Điều 4): “Doanh
nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
2. Đổi mới cơ chế, cách thức quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
- Tiếp tục đường lối đổi mới kinh tế,
Đại hội VII của Đảng (1991) đề ra chủ
trương sắp xếp lại và đổi m ới quản lý các
liên hiệp kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh
tế quốc doanh phát triển có hiệu quả; thực
hiện cho thuê, chuyển hình thức sở hữu
hoặc giải thể các cơ sở thua lỗ kéo dài và
không có khả năng vươn lên. Tiếp đó, Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa VIII
đã nêu: “Đối với những doanh nghiệp nhỏ
thua lỗ kéo dài mà không cần thiết duy trì
sở hữu nhà nước, cần áp dụng các hình thức
xử lý thích hợp như: sáp nhập, đấu thầu
công khai cho thuê, khoán kinh doanh hoặc
bán, giao cho tập thể cán bộ, công nhân với
điều kiện đảm bảo công ăn việc làm cho
người lao động và thực hiện pháp luật của
Nhà nước”. Việc thực hiện chủ trương giao,
bán và khoán kinh doanh, cho thuê DNNN
có ý nghĩa trong việc tách quyền sở hữu
với quyền sử dụng tài sản của Nhà nước
tại doanh nghiệp, tạo cho DNNN sản xuất
kinh doanh từng bước chuyển sang hoạt
động theo cơ chế thị trường.
Cùng với việc tách quyền sở hữu và
quyền sử dụng tài sản nhà nước tại DNNN,
Nhà nước cũng tiến hành giải thể, phá sản
những DNNN kinh doanh thua lỗ liên tiếp
trong thời gian dài và không thể khắc phục.
Thông qua biện pháp sáp nhập và giải thể
các DNNN kém hiệu quả, Nhà nước vừa
Doanh nghiệp nhà nước 15
loại bỏ các doanh nghiệp không đủ năng
lực cạnh tranh, vừa giảm bớt gánh nặng
ngân sách dùng để trợ cấp cho DNNN. Đây
là tiền đề cho việc tái phân bổ lại các nguồn
lực giành cho DNNN và tạo điều kiện cho
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác có điều kiện phát triển.
- Việc hình thành các mô hình doanh
nghiệp quy mô lớn nhằm tận dụng lợi thế
nhờ quy mô được thực hiện từ đầu những
năm 1970 với mô hình liên hiệp các xí
nghiệp quốc doanh theo Nghị định 302/CP
ngày 20/12/1978 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ). Trong cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, các liên hiệp xí nghiệp quốc
doanh vừa là đơn vị sản xuất kinh doanh,
vừa là cơ quan quản lý nhà nước. Với việc
chuyển sang cơ chế thị trường, tổ chức sản
xuất kinh doanh của DNNN được sắp xếp
theo mô hình các công ty mẹ-con.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của DNNN trong hội nhập, xu hướng sáp
nhập các DNNN thành các tổng công ty
nhà nước, tập đoàn kinh tế diễn ra mạnh
mẽ. Nghị quyết Đại hội VII xác định “Sắp
xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty
phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường”. Theo đó, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết
định 90/TTg và 91/TTg ngày 7/3/1994 về
sắp xếp lại DNNN với việc thành lập các
tập đoàn kinh tế có quy mô vừa và lớn, đó
là Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91. Hội
nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khóa IX), tháng 9/2001, đã ra Nghị
quyết về thí điểm thành lập các tập đoàn
kinh tế nhà nước (trong một số ngành, lĩnh
vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo
động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực
khác và toàn bộ nền kinh tế).
- Một trong những đổi mới đáng chú
ý trong tiến trình cải cách DNNN là, từng
bước tách chức năng quản lý nhà nước
ra khỏi chức năng kinh doanh của doanh
nghiệp và tách biệt giữa chủ sở hữu nhà
nước với quản lý nhà nước. Năm 1995
(theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995),
Nhà nước tiến hành xóa bỏ chế độ cơ
quan hành chính chủ quản (bộ, ngành và
địa phương) đối với DNNN và chuyển
sang mô hình “song trùng” (các bộ quản
lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ
Tài chính cùng thực hiện chức năng sở hữu
đối với DNNN). Với Luật Doanh nghiệp
nhà nước 2003 và Luật Doanh nghiệp
2005, mô hình thực hiện chức năng chủ sở
hữu nhà nước đối với DNNN đã có chuyển
biến tích cực hơn từ mô hình “song trùng”
sang mô hình mới tập trung. Việc tách
bạch giữa chủ sở hữu nhà nước với quản
lý nhà nước được cải cách triệt để hơn tại
Hội nghị Trung ương 6 khóa XI (tháng
10/2012), Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XII yêu cầu: “Sớm xoá bỏ chức năng đại
diện sở hữu của các bộ, Ủy ban nhân dân
đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh
nghiệp” và Nghị quyết số 05-NQ/TW của
Hội nghị Trung ương 4 khóa XII tiếp tục
khẳng định về việc khẩn trương thành lập
cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm
nhất đến năm 2018. Theo đó, các bộ, ngành
và địa phương chuyển giao quyền đại diện
chủ sở hữu vốn nhà nước tại các tập đoàn,
tổng công ty sang cho cơ quan chuyên
trách quản lý vốn nhà nước để tập trung
làm nhiệm vụ quản lý nhà nước. Những cải
cách này đã từng bước loại bỏ các cơ quan
chủ quản có thể can thiệp sâu vào hoạt
động tác nghiệp của doanh nghiệp, đồng
thời góp phần cải thiện môi trường kinh
doanh, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa
DNNN với doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác.
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201816
3. Cải cách sở hữu doanh nghiệp
nhà nước
Trong tiến trình chuyển đổi kinh tế từ
cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang
cơ chế thị trường, Đảng nhận thức sự đa
dạng hóa các hình thức sở hữu là đòi hỏi tất
yếu. Trong tiến trình này, cải cách DNNN
thông qua đa dạng hóa sở hữu DNNN, tức
là thực hiện cổ phần hóa DNNN nhằm thu
hút các nguồn vốn, phát huy quyền tự chủ
kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Việc thực hiện cổ
phần hóa DNNN cũng nhằm cải cách thể
chế kinh tế, thúc đẩy sự tham gia của thành
phần kinh tế tư nhân.
Chủ trương cải cách sở hữu DNNN từ
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa
VII (tháng 11/1991) với xuất phát điểm
là thí điểm cổ phần hóa: “Chuyển một số
doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện
thành công ty cổ phần và thành lập một
số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải
làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh
nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong
phạm vi thích hợp”. Việc thí điểm cổ phần
hóa DNNN bắt đầu từ Chỉ thị số 202/CT
ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với
việc thí điểm chuyển một số DNNN thành
công ty cổ phần. Chủ trương về cổ phần
hóa DNNN được chế định bởi văn bản có
tính pháp lý cao hơn là Nghị định số 28-CP
ngày 7/5/1996 về chuyển một số DNNN
thành công ty cổ phần. Đây là văn bản pháp
lý chính thức thực hiện chủ trương cổ phần
hóa DNNN.
Từ đánh giá các kết quả cổ phần hóa
DNNN, Nghị quyết Hội nghị Trung ương
4 khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 3
khóa IX chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cổ phần
hóa DNNN và mở rộng diện các DNNN
cần cổ phần hóa, kể cả một số tổng công
ty và doanh nghiệp lớn. Theo đó, ngày
21/4/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị
số 20/1998/CT-TTg về đẩy mạnh sắp xếp và
đổi mới DNNN, trong đó mở rộng lĩnh vực
và quy mô cổ phần hóa. Tiếp đó, nhằm đẩy
nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN, Chính
phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP
ngày 29/6/1998 về chuyển DNNN thành
công ty cổ phần. Chủ trương về cổ phần
hóa DNNN được thể chế hóa và nâng địa
vị pháp lý cao hơn với các quy định trong
Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003. Với
chủ trương này, hàng loạt doanh nghiệp và
bộ phận DNNN không cần nắm giữ 100%
vốn được cổ phần hóa, chuyển thành các
doanh nghiệp đa sở hữu có hoặc không có
cổ phần nhà nước.
Bước phá t triể n mớ i trong quan điểm
của Đảng về cổ phần hóa DNNN được thể
hiện trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa
XI về chủ trương tái cơ cấu DNNN, trọng
tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
(đây là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm
cấp bách về tái cơ cấu nền kinh tế Việt
Nam), đặc biệt là quyết tâm chính trị cao
về nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ cổ phần
hóa các DNNN và thoái vốn đầu tư ngoài
ngành. Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày
3/6/2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa
XII đề ra mục tiêu đến năm 2020: Phấn đấu
hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp
mà Nhà nướ c không cầ n nắ m giữ , tham gia
góp vốn.
Phân tích về tiến trình cải cách sở hữu
DNNN ở Việt Nam có thể thấy, Đảng chủ
trương thực hiện theo cách tiếp cận tiện
tiến. Việc cổ phần hóa bắt đầu từ doanh
nghiệp quy mô nhỏ và vừa, các công ty
thành viên; sau đó mở rộng đối tượng là
các tổng công ty, công ty mẹ trong tập
đoàn kinh tế nhà nước, ngân hàng thương
mại nhà nước với quy mô không hạn chế.
Doanh nghiệp nhà nước 17
Trong thời kỳ đầu thực hiện cổ phần hóa,
đối tượng là các DNNN hoạt động trong
các lĩnh vực ngành nghề Nhà nước không
cần nắm giữ (những ngành mà khu vực
tư nhân có thể thực hiện được), sau đó cổ
phần hóa được mở rộng sang các doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực then
chốt của nền kinh tế, là doanh nghiệp quy
mô lớn, có khả năng sinh lời cao.
Trong 10 năm đầu, mục tiêu chủ yếu
của cổ phần hóa là đổi mới tổ chức quản
lý; tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho
người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Với việc ban hành
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, mục tiêu
cổ phần hóa được điều chỉnh nhằm bảo
đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh
nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Việc
ban hành Nghị định số 184/2004/NĐ-CP
đã xóa bỏ tình trạng cổ phần hóa “khép
kín”, đẩy mạnh thị trường hóa cổ phần
hóa, bán đấu giá công khai cổ phần. Tiếp
đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 1715/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 về
Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với
các DNNN theo hướng không phân biệt
hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý,
hoạt động, nâng cao hiệu quả DNNN khi
thực hiện cam kết gia nhập WTO. Điều này
cho thấy việc cổ phần hóa là sự đúc kết, rút
kinh nghiệm từ thực tiễn và liên tục hoàn
thiện cho phù hợp hơn.
Trong quá trình cải cách sở hữu DNNN,
Đảng và Nhà nước chủ trương khuyến
khích sự tham gia của nhà đầu tư trong và
ngoài nước thông qua việc nới lỏng các
giới hạn về đầu tư của khu vực tư nhân vào
các DNNN đã cổ phần hóa, đặc biệt là đối
với các DNNN làm ăn kém hiệu quả và nới
lỏng sở hữu nước ngoài đối với các ngân
hàng yếu kém. Tương tự là việc mở rộng
đối tượng được mua cổ phần lần đầu của
doanh nghiệp với sự tham gia của các nhà
đầu tư nước ngoài. Nghị quyết số 12-NQ/
TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII
và Quyết định 707/2017/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu
DNNN 2016-2020 tiếp tục yêu cầu giảm tỷ
lệ cổ phần nhà nước xuống mức sàn theo
quy định để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào
doanh nghiệp.
Những nhận thức trong đường lối của
Đảng, Nhà nước về thay đổi vai trò của
DNNN dẫn tới yêu cầu thay đổi cơ cấu
nguồn lực đầu tư cho DNNN, đó là thu
hẹp các ngành, lĩnh vực có các DNNN
hoặc các doanh nghiệp không cần duy trì
sở hữu nhà nước và thoái vốn ở những lĩnh
vực mà khu vực tư nhân có thể thực hiện
được. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3
khóa IX ban hành năm 2001 và Hội nghị
Trung ương 5 khóa XII yêu cầu đẩy mạnh
thoái vốn, giảm đầu tư nhà nước trong
những ngành, lĩnh vực mà khu vực tư
nhân có thể thực hiện được. Trong 15 năm
(2001-2016), Thủ tướng Chính phủ đã 6
lần ban hành các tiêu chí phân loại DNNN
theo hướng giảm số lượng ngành, lĩnh vực
duy trì doanh nghiệp 100% sở hữu nhà
nước, từ trên 60 ngành, lĩnh vực năm 2002
xuống còn 11 ngành, lĩnh vực năm 2016(*).
Việc giảm số lượng ngành, lĩnh vực có
DNNN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ là sự rút lui của khu vực kinh tế nhà
nước để dành chỗ cho sự tham gia của khu
vực tư nhân.
(*) Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg: 60 ngành, lĩnh
vực; Quyết định số 155/2005/QĐ-TTg: 30 ngành,
lĩnh vực; Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg và
Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg: 19 ngành, lĩnh
vực; Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg: 16 ngành,
lĩnh vực; Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg: còn 11
ngành, lĩnh vực.
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201818
II. Những vấn đề đặt ra với khu vực doanh
nghiệp nhà nước(*)
1. Việc cải cách doanh nghiệp nhà
nước chủ yếu giảm số lượng, chưa làm thay
đổi đáng kể việc phân bổ nguồn lực và đổi
mới mô hình tăng trưởng kinh tế
Thông qua các chương trình cải cách,
số lượng DNNN giảm mạnh từ 12.084
doanh nghiệp cuối năm 1989 xuống còn
5.759 doanh nghiệp vào năm 2000 và đến
năm 2015 chỉ còn 3.048 doanh nghiệp(**).
Tỷ trọng DNNN trong tổng số doanh
nghiệp trong nền kinh tế cũng giảm đáng
kể từ 13,62% (năm 2000) xuống còn 0,76%
(năm 2014).
Xét theo quy mô, quá trình cải cách
DNNN tác động mạnh nhất vào nhóm các
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Số
lượng các DNNN quy mô nhỏ giảm từ 8.656
doanh nghiệp (năm 1991) xuống 504 doanh
nghiệp (năm 2014). Kết quả này cho thấy,
việc thực thi cải cách DNNN đã đúng theo
các chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt
Nam trong suốt 30 năm đổi mới vừa qua.
Đó là quá trình thay đổi nhận thức và định
hướng, từ việc hình thành và phát triển các
Tổng công ty 90, Tổng công ty 91, đến việc
thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Xét theo loại hình doanh nghiệp, số
lượng DNNN (100% vốn chủ sở hữu nhà
nước) đã giảm đáng kể, từ 1.723 doanh
nghiệp (năm 2011) xuống 1.524 doanh
nghiệp (năm 2014). Số lượng DNNN (Nhà
nước nắm giữ cổ phần chi phối) giảm rất ít,
từ 1.547 doanh nghiệp (năm 2011) xuống
còn 1.524 doanh nghiệp (năm 2014). Số
lượng DNNN (dạng cổ phần, vốn góp)
giảm từ 3.170 doanh nghiệp (năm 2011)
xuống 2.426 doanh nghiệp (năm 2014).
Việc cải cách sở hữu đã góp phần giảm số
lượng DNNN nhưng tỷ lệ vốn sở hữu nhà
nước trong doanh nghiệp (nhất là trong
loại hình nhà nước không cần nắm giữ vốn
chi phối) vẫn còn lớn, các DNNN đã cổ
phần hóa chậm triển khai niêm yết trên sàn
chứng khoán và khối lượng cổ phần niêm
yết ở mức thấp so với quy mô vốn điều lệ
(CIEM, 2016). Điều này hàm ý rằng, việc
cổ phần hóa chưa thay đổi đáng kể cơ cấu sở
hữu, thay đổi cơ cấu quản trị trong DNNN.
Mặc dù DNNN giảm về số lượng nhưng
quy mô của các DNNN lại tăng mạnh, nói
cách khác, sự giảm sút về số lượng DNNN
không đồng nghĩa với việc thu hẹp phạm
vi hoạt động của khu vực này. Quy mô của
DNNN có sự tăng lên đáng kể nếu nhìn
vào một số chỉ số tài chính doanh nghiệp.
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của DNNN
(100% vốn sở hữu của Nhà nước) tăng lần
lượt từ 3.892,65 nghìn tỷ đồng và 851,01
nghìn tỷ đồng (năm 2011) lên 4.264,57
nghìn tỷ đồng và 1.145,97 nghìn tỷ đồng
(năm 2014). Tổng tài sản và vốn chủ sở
hữu của nhóm DNNN (Nhà nước chiếm
cổ phần chi phối) cũng có cùng xu hướng
tăng, lần lượt từ 1.245,04 nghìn tỷ đồng
và 303,32 nghìn tỷ đồng (năm 2011) lên
2.336,31 nghìn tỷ đồng và 538,53 nghìn
tỷ đồng. Nhóm DNNN (Nhà nước không
chiếm cổ phần chi phối) có sự giảm xuống
của tổng tài sản, từ mức 1.296,55 nghìn tỷ
đồng (năm 2011) xuống còn 1.126,17 nghìn
tỷ đồng (năm 2014), tuy nhiên vốn chủ sở
hữu của Nhà nước trong nhóm này tiếp tục
tăng theo xu hướng chung, từ 268,47 nghìn
tỷ đồng lên 316,22 nghìn tỷ đồng.
So sánh theo quy mô vốn, năm 2015,
vốn chủ sở hữu của 10 doanh nghiệp dân
doanh (DNDD) trong nước lớn nhất chỉ
khoảng 15.300 tỷ đồng, rất nhỏ so với
(*) Số liệu mục này từ Tổng cục Thống kê nếu như
không có chú thích gì thêm.
(**) Số DNNN nắm giữ trên 51% sở hữu.
Doanh nghiệp nhà nước 19
95.200 tỷ đồng của 10 DNNN lớn nhất.
Tương tự như vậy, doanh thu của 10 DNDD
cũng vào khoảng 33.300 tỷ đồng, nhỏ hơn
nhiều lần so với 135.400 tỷ đồng của 10
DNNN lớn nhất.
So sánh về cơ cấu doanh nghiệp giữa
các loại hình sở hữu (Hình 1) cũng cho
thấy sự khác biệt lớn giữa nhóm DNNN và
DNDD. Phần lớn các DNNN có quy mô lớn
(54%), trong khi đa số các doanh nghiệp
tư nhân trong nước có quy mô nhỏ (83%).
Ngược lại, chỉ còn 16,9% số DNNN có quy
mô nhỏ, trong khi số DNDD có quy mô lớn
chỉ là 6,9%. Đối với khu vực doanh nghiệp
FDI, cơ cấu theo quy mô tương đối đồng
đều.
Mặt khác, khoảng cách quy mô vốn
giữa DNNN và DNDD ngày càng được nới
rộng. Điều này đặc biệt đúng đối với nhóm
doanh nghiệp lớn (Hình 2).
Sự gia tăng về quy mô của DNNN
đồng nghĩa với việc cạnh tranh nguồn lực
Ngu͛n: 7tQKWRiQFӫDQKyPWiFJLҧWUrQFѫVӣVӕOLӋXFӫD7әQJFөF7KӕQJNr
ϱϴ͕ϰ
ϲ͕ϵ
ϯϰ͕ϭ
Ϯϰ͕ϳ
ϵ͕ϲ
Ϯϲ͕ϵ
ϭϲ͕ϵ
ϴϯ͕ϱ
ϯϵ
'111 '1'' )',
+uQK&ѫFҩXYӅTX\P{YӕQWKHRORҥLKuQKGRDQKQJKLӋS
QăP
'1TX\P{QKӓ '1TX\P{YӯD '1TX\P{OӟQ
+uQK4X\P{YӕQWUXQJEuQKFӫDGRDQKQJKLӋSSKkQWKHR
ORҥLKuQKGRDQKQJKLӋS
Ĉ˯n v͓: tͽ ÿ͛ng
Ngu͛n: 7tQKWRiQFӫDQKyPWiFJLҧWUrQFѫVӣVӕOLӋXFӫD7әQJFөF7KӕQJNr
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201820
với các doanh nghiệp ở các thành phần
kinh tế khác. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng rất
nhỏ về số lượng (bình quân trong các năm
2000-2014 chỉ chiếm 4,04% tổng số doanh
nghiệp, từ năm 2008 trở lại đây khoảng
1%) nhưng DNNN hiện đang giữ khối
lượng lớn tài sản, vốn và nguồn lực khổng
lồ của đất nước. Giá trị tài sản cố định và
đầu tư tài chính dài hạn của các DNNN đã
tăng từ 229,9 nghìn tỷ đồng (tương đương
52,0% GDP cùng kỳ) năm 2000 lên mức
3.358,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 85,3%
GDP cùng kỳ) năm 2014.
Các so sánh trên đây hàm ý rằng việc
cổ phần hóa hàng trăm DNNN hầu như
không ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn lực của
DNNN. Nói cách khác, tái cơ cấu DNNN
nói chung, cổ phần hóa và thoái vốn nhà
nước nói riêng chưa làm thay đổi phân bổ
nguồn lực của nền kinh tế. Việc DNNN
nắm giữ nhiều nguồn lực ảnh hưởng đến
môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
tư nhân trong nước, các doanh nghiệp
vốn chịu sự bất bình đẳng (so với DNNN)
không chỉ trong tiếp cận với các nguồn lực
sản xuất (vốn, lao động, công nghệ) mà còn
cả trong tiếp cận với các cơ hội kinh doanh.
2. Cơ cấu ngành sản xuất và sức mạnh
thị trường của doanh nghiệp nhà nước
Nhiều văn kiện chính thức của Đảng,
Nhà nước khẳng định “Nhà nước chỉ tham
gia vào những lĩnh vực chủ chốt mà tư nhân
không làm hoặc chưa làm được”. Tuy nhiên
trên thực tế, vốn và tài sản nhà nước vẫn
dàn trải ở hầu hết các ngành, lĩnh vực của
nền kinh tế. DNNN đang kinh doanh trong
nhiều ngành nghề, lĩnh vực mà khu vực tư
nhân có thể thực hiện được. Các DNNN
chiếm vị trí thống lĩnh trong nhiều ngành
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế như
ngành tiêu dùng thiết yếu, khai khoáng, hay
ngành dịch vụ. Trong các lĩnh vực này, mặc
dù DNNN có ít về số lượng nhưng lại chiếm
tỷ trọng lớn về doanh thu. Trong lĩnh vực
tiêu dùng thiết yếu, các DNNN chỉ chiếm
1,1% về số lượng nhưng chiếm tới 62,6% về
doanh thu (2014). Tình trạng tương tự ở các
ngành khai khoáng, bưu chính viễn thông
và một số ngành công nghiệp chế biến chế
tạo. Sức mạnh thị trường của DNNN trong
một số ngành như: ngành sản xuất và cung
cấp nước, tài chính ngân hàng và phần lớn
các ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã
giảm đáng kể trong giai đoạn 2001-2014.
Tuy nhiên, sức mạnh độc quyền của DNNN
vẫn tồn tại trong một số ngành như công
nghiệp hóa chất (Bảng 1).
Các DNNN, nhất là các tập đoàn dù
nhiều hay ít đều có đầu tư ra ngoài ngành
nghề kinh doanh chính trong khi thiếu
nguồn lực để đầu tư phát triển và nâng cao
chất lượng các sản phẩm, dịch vụ thuộc
ngành nghề kinh doanh chính. Năm 2006,
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành nghề
kinh doanh chính mới chỉ đạt 6.114 tỷ đồng
thì đến năm 2010 đã tăng lên tới 21.814 tỷ
đồng (gấp 3,6 lần). Trong giai đoạn 2011-
2015, thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN
(theo Quyết định số 929/2012/QĐ-TTg),
quy mô đầu tư ngoài ngành không những
không giảm mà còn tăng thêm (năm 2011:
23.325 tỷ đồng; năm 2012: 24.521 tỷ đồng;
năm 2013: 25.219 tỷ đồng) (Xem: Bộ Tài
chính, 2016). Nhiều nghiên cứu và nội
dung nhiều bài báo đã chỉ ra những khó
khăn vướng mắc trong việc thoái vốn ngoài
ngành do kết quả kinh doanh ngoài ngành
không tốt, không đảm bảo yêu cầu bảo
toàn vốn. Cải cách DNNN mới chỉ thành
công trong việc giảm số lượng các DNNN,
nhiệm vụ thoái vốn đầu tư khỏi các doanh
nghiệp chưa thực hiện được trong giai đoạn
2011-2015.
Doanh nghiệp nhà nước 21
%ҧQJ0ӝWVӕWLrXFKtÿiQKJLiVӵWKDPJLDFӫD'111
7ӹWUӑQJ'111
WURQJWәQJVӕ
GRDQKQJKLӋS
7ӹWUӑQJGRDQKWKX
FӫD'111WURQJ
WәQJGRDQKWKX
2001 2014 2001 2014
1KyPQJjQKWLrXGQJWKLӃW\ӃX
6ҧQ[XҩWYjFXQJFҩSÿLӋQNKtJDV
6ҧQ[XҩWYjFXQJFҩSQѭӟF
1KyPQJjQKNKDLNKRiQJ
7KDQ
'ҫXWK{
4XһQJNLPORҥL
.KDLNKRiQJNKiF
1KyPQJjQKF{QJQJKLӋSFKӃELӃQFKӃWҥR
'ӋWPD\
'DJLҫ\
;XҩWEҧQ
&{QJQJKLӋSKyDFKҩW
.KRiQJVҧQSKLNLP
6ҧQ[XҩWNLPORҥL
6ҧQ[XҩWWKLӃWEӏÿLӋQ
1KyPQJjQKGӏFKYө
%ѭXFKtQKYLӉQWK{QJ
7jLFKtQK
%ҧRKLӇP
Ngu͛n: 7tQKWRiQFӫDQKyPWiFJLҧWUrQFѫVӣVӕOLӋXFӫD7әQJFөF7KӕQJNr
3. Những tồn tại yếu kém của doanh
nghiệp nhà nước
DNNN sử dụng nhiều nguồn lực quốc
gia, hoạt động trong nhiều lĩnh vực quan
trọng và cốt yếu của nền kinh tế, nhận được
nhiều ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, hiệu
quả hoạt động của khu vực này chưa tương
xứng với những nguồn lực được ưu tiên,
chưa thể hiện được đầy đủ vai trò nòng cốt.
- Các DNNN dù nắm giữ nhiều nguồn
lực sản xuất của nền kinh tế và được hưởng
nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả sản xuất kinh
doanh còn thấp và có xu hướng giảm xuống
so với các loại hình doanh nghiệp khác
(ngày càng kém hơn so với chính nó, hay
so với các loại hình doanh nghiệp khác) và
không ít DNNN rơi vào tình trạng thua lỗ
kéo dài. Đóng góp về giải quyết việc làm và
thu ngân sách của khu vực này chưa tương
xứng với vốn đầu tư (Bảng 2).
- Vai trò của DNNN thể hiện ở chất
lượng, chứ không phải số lượng. Tuy
nhiên, công nghệ sản xuất của DNNN
vẫn chậm được đổi mới nếu nhìn vào mức
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201822
%ҧQJ0ӝWVӕVRViQKJLӳDFiFORҥLKuQKGRDQKQJKLӋSWӹWUӑQJ
'111 '1'' )',
S͵ dͭng ngu͛n lc
*LiWUӏWjLVҧQ
Ĉóng góp cho n͉n kinh t͇
/DRÿӝQJ
1ӝSQJkQViFK
Ngu͛n:7tQKWRiQFӫDQKyPWiFJLҧWUrQFѫVӣVӕOLӋXFӫD7әQJFөF7KӕQJNr
Ngu͛n:3KzQJ7KѭѫQJPҥLYj&{QJQJKLӋS9LӋW1DP
ϮϬ ϭϮ ϭϯ
ϭϯ
ϭϯ ϭϮ
ϱϴ
ϲϬ
ϰϬ
ϰ ϳ
ϭϭ
ϱ ϴ
Ϯϰ
'1TX\P{QKӓ '1TX\P{YӯD '1TX\P{OӟQ
+uQK&ѫFҩXNKiFKKjQJFӫDGRDQKQJKLӋSGkQGRDQK
WURQJQăP
&ѫTXDQQKjQѭӟF '111 &iQKkQ'1'' )', ;XҩWNKҭX
trang bị tài sản cố định cho mỗi lao động,
tỷ lệ doanh nghiệp có đầu tư cho công tác
nghiên cứu và triển khai (R&D) và mức
đầu tư cho đổi mới công nghệ trong tổng
doanh thu ở các DNNN. Mức trang bị tài
sản cố định cho một lao động sản xuất ở
DNNN vẫn còn khiêm tốn và tăng chậm
(năm 2010: 530 triệu đồng/lao động; năm
2014: 680,3 triệu đồng/lao động). Tính
toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp
năm 2014 (Tổng cục Thống kê) cho thấy,
trong tổng số 3.048 DNNN chỉ có 0,2%
doanh nghiệp có hoạt động R&D. DNNN
có tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ chỉ
chiếm khoảng 4,3% tổng doanh thu, quy
mô đầu tư cho hoạt động này khoảng 655
triệu đồng/năm cho đổi mới công nghệ,
máy móc thiết bị. Với quy mô đầu tư như
vậy, khó có khả năng để đổi mới, nâng cấp
công nghệ, nhất là các công nghệ hiện đại,
thân thiện với môi trường.
- Với mục tiêu đặt ra là, xây dựng những
tập đoàn kinh tế lớn - “những cú đấm thép”
của nền kinh tế nhằm cạnh tranh với những
Doanh nghiệp nhà nước 23
tập đoàn kinh tế lớn, những ngành công
nghiệp lớn trên thế giới, nhưng trên thực tế
khả năng hội nhập và sức cạnh tranh của
DNNN vẫn còn thấp. Điều này thể hiện rõ
ở việc doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào
mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn
hạn chế. Theo số liệu của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ
có 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia
vào mạng lưới sản xuất chuỗi cung ứng
toàn cầu, bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp
và gián tiếp. Thực trạng này cũng phản ánh
các DNNN - những doanh nghiệp có quy
mô lớn (các tập đoàn kinh tế, tổng công
ty nhà nước) vẫn còn yếu kém trong việc
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế,
tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, được
đầu tư và ưu đãi tuyệt đối về chính sách
(kinh doanh độc quyền) song việc thể hiện
được vai trò nòng cốt vẫn đang là vấn đề
bỏ ngõ.
Một trong những tiêu chí để xem xét
vai trò của DNNN là việc dẫn dắt về thị
trường, hỗ trợ các điều kiện đầu vào cho
các DNDD trong nước nhưng vai trò này
vẫn còn mờ nhạt. Các số liệu từ Hình 3 cho
thấy, các DNNN đóng góp khoảng 13% số
tiêu thụ đầu ra của các DNDD trong nước,
con số này thấp hơn so với khối DNDD.
- Trong khi chưa thể hiện rõ ràng về vai
trò dẫn dắt khu vực tư nhân, sự lớn mạnh
của DNNN (về quy mô vốn đầu tư, lĩnh vực
hoạt động) dẫn tới thu hút, cạnh tranh các
nguồn lực với khu vực tư nhân, hay nói cách
khác là chèn lấn sự phát triển của khu vực
tư nhân. DNNN vay mượn trên thị trường
tài chính trong nước đã xảy ra tình trạng các
doanh nghiệp tư nhân gặp phải khó khăn
nhất định khi tiếp cận nguồn vốn. Nghiên
cứu của Trần Minh Đạo (2014) chỉ ra, trong
giai đoạn 2005-2011, số lượng DNNN
giảm khoảng một nửa (từ hơn 4.000 xuống
còn hơn 2.000) diễn ra tương ứng với sự
tăng lên hơn 10 lần vốn đầu tư của khu vực
tư nhân trong nước, kết quả này phản ánh
các nguồn lực từ DNNN dường như dịch
chuyển sang khu vực tư nhân. Bằng việc sử
dụng mô hình định lượng, nghiên cứu của
Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền
(2011) cho thấy việc tăng vốn đầu tư của
DNNN sẽ làm giảm khả năng tăng vốn đầu
tư từ bên ngoài cho nền kinh tế.
III. Bối cảnh, quan điểm và định hướng
phát triển doanh nghiệp nhà nước
1. Bối cảnh mới
i) Các DNNN trước áp lực chơi theo
luật chơi toàn cầu
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng
với các tiêu chuẩn ngày càng cao (nhất là
các FTA thế hệ mới, Hiệp định CPTPP,),
điều đó đặt DNNN hoạt động theo luật lệ
đẳng cấp quốc tế. Theo đó, các ưu đãi giành
cho DNNN hầu như không còn, thay vào
đó là cạnh tranh bình đẳng và minh bạch
giữa khu vực này với khu vực tư nhân.
Việc hội nhập ở đẳng cấp cao hơn đặt
doanh nghiệp Việt Nam trước các hàng
rào phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật với số
lượng ngày càng tăng và ở cấp độ cao hơn.
Cạnh tranh được dự báo sẽ gay gắt hơn trên
cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
Trong khi lợi thế lao động giá rẻ của nền
kinh tế bắt đầu giảm dần, doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và DNNN nói riêng tiếp tục
tham gia và duy trì sự có mặt trong các công
đoạn có giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá
trị toàn cầu sẽ là thách thức phát triển mới.
ii) Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ
thay đổi cơ cấu ngành nghề của nền kinh
tế, một số ngành nghề mới ra đời, trong khi
đó, một số ngành từng bước thoái trào và
sẽ thay đổi vai trò của một số ngành công
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201824
nghiệp. Điều này có thể dẫn đến thay đổi vai
trò, vị trí của DNNN trong một số ngành,
lĩnh vực. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng
đặt ra yêu cầu DNNN phải thay đổi phương
thức sản xuất và năng lực cạnh tranh để có
thể cạnh tranh với các doanh nghiệp, tập
đoàn xuyên quốc gia trên thị trường trong
và ngoài nước.
iii) Bối cảnh trong nước
Chính phủ Việt Nam cam kết cải cách
mạnh mẽ môi trường kinh doanh, với khẩu
hiệu xây dựng một chính phủ “kiến tạo”
cho doanh nghiệp phát triển. Chính phủ đã
và đang có nhiều động thái đẩy nhanh tiến
trình cổ phần hóa DNNN, đưa DNNN lên
thị trường chứng khoán nhằm đẩy nhanh
việc thoái vốn nhà nước.
2. Đề xuất quan điểm và định hướng
phát triển doanh nghiệp nhà nước
i) Về vai trò của DNNN
Trước các bối cảnh và yêu cầu mới,
nhằm nâng cao lợi ích cho nền kinh tế nói
chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng,
sự phát triển của DNNN không đơn thuần
vì bản thân nó mà quan trọng hơn là tạo
điều kiện phát triển toàn bộ nền kinh tế, thúc
đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
Theo đó, vai trò của DNNN được thực hiện
thông qua chức năng đầu tư phát triển thay
cho chức năng đầu tư kinh doanh. Chức
năng đầu tư phát triển hàm ý DNNN đóng
vai trò kiến tạo cho doanh nghiệp tư nhân
phát triển, trên cơ sở tham gia vào những
giai đoạn đầu tư có rủi ro cao, cần tập
trung nhiều nguồn lực mà khu vực tư nhân
không thể đáp ứng/huy động được. DNNN
có vai trò mở đường, khai phá các hướng
phát triển mới, hỗ trợ các thành phần kinh
tế khác cùng phát triển. Với cách tiếp cận
như vậy, Nhà nước hỗ trợ theo chức năng
chứ không hỗ trợ theo thành phần kinh tế.
Trong các chức năng: một số công đoạn
không ưu đãi, một số công đoạn cần ưu đãi
(chẳng hạn theo công nghệ, theo hội nhập).
Đối với các ngành, lĩnh vực mà Nhà
nước nắm giữ cổ phần chi phối, việc cải
cách DNNN không chỉ tập trung vào cải
cách sở hữu mà cần cả cải cách chức năng
dựa trên cách tiếp cận chuỗi để đáp ứng các
yêu cầu hội nhập. Các ngành nếu duy trì cổ
phần nhà nước thì cần tập trung vào những
công đoạn có tính hỗ trợ để các doanh
nghiệp trong ngành tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu, chẳng hạn: phát triển công
nghiệp hỗ trợ, dẫn dắt về công nghệ, xâm
nhập thị trường nước ngoài.
ii) Cơ chế hoạt động của DNNN
Cải cách DNNN không chỉ để đảm bảo
cho khu vực này tự nâng cao hiệu quả kinh
doanh mà cần hướng đến sự lan tỏa cho
sự phát triển của khu vực dân doanh trong
nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các yêu cầu thay đổi chính sách cải cách
DNNN, không chỉ hướng tới việc nâng cao
hiệu quả của bản thân số ít các DNNN, mà
còn hướng tới việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp Việt Nam (cải cách
DNNN không chỉ cho DNNN mà cả cho
nền kinh tế).
Cải cách DNNN thúc đẩy cơ chế thị
trường vận hành tốt trên thị trường các yếu
tố sản xuất cũng như thị trường hàng hóa và
dịch vụ. Vấn đề cải cách DNNN chính là “tái
cấu trúc” lực lượng này để làm tốt vai trò
tham gia bổ khuyết và trên một số ngành và
ở thời điểm nhất định để dẫn dắt thị trường,
cung cấp tốt hơn các loại “hàng hóa và dịch
vụ công cộng” phục vụ mục tiêu công nghiệp
hóa và phát triển bền vững. Áp đặt kỷ luật thị
trường lên Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng
công ty nhà nước tạo dựng môi trường cạnh
tranh ở những lĩnh vực ngành nghề mà các
đơn vị này đang độc quyền kinh doanh hoặc
chiếm vị thế thống lĩnh.
Doanh nghiệp nhà nước 25
iii) Cải cách quản trị DNNN
Ban hành các cơ chế thực thi nhằm
đảm bảo hiệu quả của việc tham gia góp
vốn Nhà nước vào doanh nghiệp ở các lĩnh
vực (hiệu quả này không nhất thiết chỉ là
hiệu quả kinh tế thuần túy mà lệ thuộc vào
mục tiêu tham gia góp vốn của Nhà nước ở
từng lĩnh vực).
Đẩy mạnh thực hiện các mô hình “đầu
tư công, quản trị tư” như thuê mướn tư
nhân, nhất là có thể thuê các nhà quản lý từ
nước ngoài, quản lý DNNN. Kinh nghiệm
từ Indonesia và Hàn Quốc cho thấy đây
là một kênh hữu hiệu để cải cách DNNN
(Nguyễn Quang Thuấn, 2014).
Thực hiện các nguyên tắc chuẩn về
quản trị doanh nghiệp của OECD (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế). Nguyên tắc
này đề ra các yêu cầu: triển khai các biện
pháp kiểm toán nội bộ và được kiểm toán
độc lập hàng năm theo tiêu chuẩn quốc tế;
công khai thông tin về tình hình hoạt động
của doanh nghiệp; về cơ cấu sở hữu và cơ
chế bỏ phiếu (bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ) của
doanh nghiệp; trách nhiệm của ban điều
hành (OECD, 2015). Theo đó, cải cách
DNNN không chỉ tập trung vào rút vốn
nhà nước ra khỏi doanh nghiệp mà thay đổi
quản trị doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ
và các chuẩn mực quốc tế. Nhà đầu tư nước
ngoài và nhà đầu tư trong nước tham gia cải
cách DNNN, đặc biệt là các DNNN làm ăn
kém hiệu quả thông qua việc nới lỏng các
giới hạn về tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước, tham
gia của tư nhân trong việc giám sát quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết luận
Quá trình cải cách DNNN trong thời
gian vừa qua chủ yếu tập trung vào kỳ
vọng làm cho khu vực này hiệu quả hơn,
ít chú ý tới cải cách để trở thành lực lượng
dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Toàn cầu hóa với luật chơi ở đẳng cấp cao
hơn cũng như tác động của cách mạng công
nghiệp 4.0 đòi hỏi xác lập sứ mệnh, vai trò,
chức năng của DNNN. Đó là chuyển sang
chức năng đầu tư phát triển thay cho chức
năng đầu tư kinh doanh, kiến tạo cho sự
phát triển của các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác
Tài liệu tham khảo
1. Trần Minh Đạo (2014), “Phát triển các
thành phần kinh tế và loại hình doanh
nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường của Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 204, tr.
2-11.
2. Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh
Điền (2011), “Tái cấu trúc khu vực kinh
tế nhà nước tiếp cận nâng cao khả năng
điều tiết vĩ mô và tác động hỗ trợ”, Tạp
chí Phát triển kinh tế, số 252, tr. 22-30.
3. OECD (2015), OECD Principles
of Corporate Governance, OECD
Report to G20 Finance Ministers and
Central Bank Governors Meeting, 4-5
September 2015, Ankara, Turkey.
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam - VCCI (2015), Nhận diện rủi
ro về chính sách đối với ngành bán lẻ
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP
và EVFTA, Báo cáo nghiên cứu.
5. Nguyễn Quang Thuấn (2014), Cải cách
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
sau gần 30 năm Đổi mới: Thực trạng
và giải pháp, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
6. Viện Quản lý kinh tế Trung ương -
CIEM (2016), Tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nước: Thực trạng và giải pháp,
Báo cáo nghiên cứu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doanh_nghiep_nha_nuoc_su_menh_chuc_nang_va_dinh_huong_phat_t.pdf