Các ưu điểm đó là:
- DNTN có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ
bản của doanh nghiệp quy định tại điều 8, điều 9
Luật Doanh nghiệp 2005. Ngoài ra, chủ DNTN
có thể chuyển đổi thành công ty TNHH14, bán
hoặc cho thuê doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật. Trong đó cho thuê doanh nghiệp là
đặc thù chỉ có ở DNTN.
- Hoạt động và tổ chức của DNTN do chủ
doanh nghiệp quyết định và cơ cấu.
Quản lý doanh nghiệp được giao toàn
quyền cho chủ doanh nghiệp là phù hợp vì
doanh nghiệp do cá nhân đầu tư toàn bộ vốn,
chịu trách nhiệm bằng cả sự nghiệp hiện tại và
tương lai. Sự thành công hay thất bại trong kinh
doanh đều do người chủ doanh nghiệp “đứng
mũi chịu sào”. Tất yếu họ có quyền quyết định
lấy ê kíp quản lý và kinh doanh của họ.
- Tình cảm gia đình truyền thống tạo điều
kiện cho DNTN tồn tại và đứng vững trong
cộng đồng doanh nghiệp. Người Việt Nam
thích thành lập DNTN và xem đó như là một
phần của gia đình. DNTN có tính gia đình
rất lớn, nó gắn liền với đời sống gia đình và
DNTN dường như cũng là một gia đình, có
gì thì “đóng cửa bảo nhau”. Vì lý do này mà
nhiều DNTN hoạt động với phạm vi rộng,
vốn lớn nhưng vẫn không quan tâm đến
việc chuyển đổi thành các loại hình doanh
nghiệp khác.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp ngoài nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 413
2011
THỰC TIẾN PHÁP LUẬT
1. Doanh nghiệp tư nhân
Trước khi thực hiện công cuộc Đổi mới,
cộng đồng doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa
được ghi nhận về mặt pháp lý. Sau khi đổi mới,
Luật DNTN và Luật Công ty ra đời đặt cơ sở
pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và phát
triển hệ thống doanh nghiệp chính quy, hiện
đại của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, các cá nhân,
tổ chức khi có đủ các điều kiện đều có quyền
thành lập hoặc tham gia thành lập các loại hình
doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác
nhau, trong đó có DNTN.
DNTN là một loại hình doanh nghiệp được
Nhà nước định hướng phát triển nhằm phát huy
mọi tiềm năng của các cá nhân trong xã hội,
góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi
mới đất nước. Theo quy định của pháp luật qua
các thời kỳ, DNTN được hiểu như sau:
Luật DNTN 1990: DNTN là đơn vị kinh
doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp
định, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi
hoạt động của doanh nghiệp2.
Luật Doanh nghiệp 1999: DNTN là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi
hoạt động của doanh nghiệp3.
Luật Doanh nghiệp 2005: DNTN thoả mãn
3 điều kiện: (i) DNTN là doanh nghiệp do một
cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp; (ii) DNTN không được phát
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM
TRONG CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP
NGOÀI NHÀ NƯỚC
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp dân doanh, được hình thành từ khi Đảng và
Nhà nước ta thực hiện đổi mới kinh tế. Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp không chỉ gói gọn theo
quy định của Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 mà ngày càng mở rộng không ngừng khi
ban hành Luật Doanh nghiệp 1999, và Luật Doanh nghiệp 2005: công ty cổ phần, Công ty hợp danh, công ty
trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) một thành viên, công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty hợp
danh, DNTN. Cộng đồng các doanh nghiệp ngoài nhà nước1 không ngừng được thành lập và phát triển như
vũ bão, nhưng DNTN vẫn được lựa chọn đầu tư thành lập, tồn tại và phát triển. Sức sống của DNTN trong sự
phát triển của cộng đồng doanh doanh nghiệp đang được quan tâm và nghiên cứu. Bài viết thông qua tình
hình thành lập doanh nghiệp hiện nay để chỉ ra một số nhân tố làm nên sức sống của DNTN trong cộng đồng
doanh nghiệp.
TRƯơNG VĩNH XUÂN *
(*) Phó trưởng khoa Nhà nước và pháp luật Học viện CT-HC Khu vực IV.
(1) Được hiểu là các doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005.
(2) Điều 2 Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990.
(3) Điều 99 Luật Doanh nghiệp 1999.
42 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011
THỰC TIẾN PHÁP LUẬT
hành bất kỳ loại chứng khoán nào; (iii) mỗi cá
nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN.
Nhìn chung, DNTN là loại hình doanh
nghiệp thoả mãn hai nội dung cơ bản: do cá
nhân thành lập và chịu trách nhiệm vô hạn
đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Đây là hai nội dung thể hiện bản chất của
DNTN và đồng thời, tạo sự khác biệt với các
loại hình doanh nghiệp khác trong cộng đồng
doanh nghiệp.
Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát
triển của loại hình doanh nghiệp này trong nền
kinh tế của nước ta. Không những thế, Nhà nước
còn quy định đây là loại hình doanh nghiệp có
địa vị pháp lý bình đẳng với các loại hình doanh
nghiệp khác trong nền kinh tế. Cụ thể, DNTN
không còn được điều chỉnh bởi Luật riêng mà
được điều chỉnh bởi một văn bản pháp luật như
các loại hình doanh nghiệp khác.
Về cơ bản, định nghĩa pháp lý về DNTN có
sự phát triển và hoàn thiện, các điều kiện và
thủ tục thành lập DNTN ngày càng đơn giản
nhằm khuyến khích thành lập loại hình doanh
nghiệp này.
2. Doanh nghiệp tư nhân là cấu thành của
cộng đồng doanh nghiệp
2.1. Về quan điểm
Từ khi thực hiện Đổi mới, nền kinh tế Việt
Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Các thành phần kinh tế cùng chung sức đóng
góp xây dựng nước nhà. Trải qua các kỳ Đại
hội Đảng toàn quốc (từ Đại hội VI đến Đại hội
IX), thành phần kinh tế tư bản tư nhân luôn
luôn được xem là yếu tố không thể thiếu trong
nền kinh tế Việt Nam.
Nội dung này tiếp tục được khẳng định tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở ba chế độ
sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành
nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần
kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh
tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân),
kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động
theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng
phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng,
là một trong những động lực của nền kinh tế4.
Như vậy, DNTN là loại hình doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế tư nhân, cấu thành
nên nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thành
phần kinh tế này không ngừng phát triển, trong
đó có DNTN.
2.2. Về pháp lý
Nhằm cụ thể hoá đường lối, chủ trương của
Đảng về các thành phần kinh tế, Nhà nước ban
hành các văn bản pháp luật như: Luật Doanh
nghiệp nhà nước (1995, 2003)5, Luật DNTN
(1990, sửa đổi bổ sung 1994), Luật Công ty
(1990), Luật Doanh nghiệp (1999, 2005), Luật
Hợp tác xã (1996, 2003), Luật Đầu tư nước
ngoài (1996), Luật Đầu tư (2005), Luật Phá sản
(1993, 2004).
Theo đó, có các loại hình doanh nghiệp
được định hình. Từ năm 1990 đến 1996 có
các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà
nước, DNTN, Công ty TNHH từ hai thành viên
trở lên, Công ty Cổ phần, Hợp tác xã, Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó, do
nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển, các
luật đã ban hành điều chỉnh các loại hình doanh
nghiệp bắt đầu có dấu hiệu lạc hậu, không còn
phù hợp với nền kinh tế ngày càng phát triển
và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Một lần
nữa, các luật này được sửa đổi, bổ sung hoặc
được ban hành mới cho phù hợp với thực tiễn.
Cùng với các loại hình doanh nghiệp cũ đã
định hình, một loạt các loại doanh nghiệp khác
không ngừng phát triển như Công ty TNHH
một thành viên là tổ chức (Luật Doanh nghiệp
(4) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X:
topic=223&id=BT2540630903
(5) Được hiểu là Doanh nghiệp nhà nước ban hành năm 1995, sau đó được sửa đổi năm 2003.
Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 433
2011
THỰC TIẾN PHÁP LUẬT
1999), Công ty TNHH một thành viên là cá
nhân (Luật Doanh nghiệp 2005), các loại hình
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được thành lập và điều chỉnh
bởi Luật Doanh nghiệp 2005.
Chúng ta thấy rằng, DNTN là loại hình
doanh nghiệp xuất hiện từ những ngày khởi đầu
của sự nghiệp đổi mới đất nước. Nó là thành
phần không thể thiếu trong nền kinh tế Việt
Nam và ngày càng có vị trí bình đẳng trong
cộng đồng các loại hình doanh nghiệp đang tồn
tại và hoạt động ở Việt Nam.
2.3. Về thực tế
Kinh tế tư nhân (trong đó có DNTN) là
thành phần quan trọng trong kết cấu thành quả
kinh tế của Việt Nam. Tính đến 31/12/2005
số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động của
cả nước là hơn 100.000 doanh nghiệp, tăng
23,54% so với 31/12/2004 và gấp gần 3 lần
so với năm 2000. Bình quân năm của thời kỳ
2001-2005, số doanh nghiệp thực tế hoạt động
tăng 28% (14.213 doanh nghiệp). Đóng góp
của doanh nghiệp vào nền kinh tế ngày càng
tăng, riêng năm 2005 đóng góp tới 53% GDP
của cả nước. Đầu tư của doanh nghiệp năm
2005 cũng chiếm tới 55% tổng số vốn đầu tư
toàn xã hội và đã góp phần tích cực giải quyết
tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề bức xúc
của xã hội.
Năm 2007, Công ty Việt Nam Report - dựa
trên mô hình Fortune 500 của Mỹ, đã bình
bầu Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
(VNR500). Trong VNR500 đã có sự hiện diện
của 103 DNTN, chiếm 21% tổng số các doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam, với các ngành nghề
sản xuất kinh doanh đa dạng. Xét trên góc độ
doanh thu, trong giai đoạn 3 năm từ 2005 -
2007, tỷ trọng doanh thu của các DNTN trong
tổng doanh thu các doanh nghiệp VNR500 đã
có chiều hướng tăng, từ 11% năm 2005 lên
13% năm 2007. Tỷ trọng lợi nhuận cũng tăng
thêm 3% trong hai năm gần đây. Trong năm
2007, các DNTN trong VNR 500 đã đóng góp
trực tiếp cho ngân sách trên 10.000 tỷ đồng và
thu hút được hơn 100.000 lao động6.
Như vậy, các DNTN nói chung, DNTN có
quy mô lớn nói riêng đang dần khẳng định vị
thế của mình trong cộng đồng các doanh nghiệp
lớn của Việt Nam. Điều này càng khẳng định
vào năm 2008, khi mà DNTN cùng với Công
ty TNHH đã chiếm khoảng 70 đến 80% tổng số
doanh nghiệp trong cả nước7.
3. Doanh nghiệp tư nhân trước cơn bão
thành lập các loại hình doanh nghiệp
khác
Từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời,
các loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà nước
được đăng ký kinh doanh không ngừng tăng
lên về số lượng. Tính đến cuối năm 2005, số
lượng doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã tăng
từ 35.004 doanh nghiệp lên 105.167 doanh
nghiệp (mức tăng 3 lần so với năm 2000).
Trong đó, DNTN tăng 1,69 lần so với năm
2000 (đạt 34.646 doanh nghiệp năm 2005)8.
Xét về cơ cấu các loại hình doanh nghiệp
trong tổng số các doanh nghiệp ngoài Nhà
nước, năm 2006 DNTN chiếm 33% (tỷ lệ
này giảm so với năm 2000, năm 2000 DNTN
chiếm 58,7% trong tổng số các loại hình
doanh nghiệp ngoài quốc doanh).
Các Công ty ngoài Nhà nước đã tăng tốc
thành lập kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999
được ban hành và có hiệu lực. So với Luật
Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 1999 phát
triển một loại hình mới - Công ty TNHH một
thành viên là tổ chức. Kết quả số lượng công
ty TNHH tăng vọt từ 10.454 công ty năm 2000
lên 53.505 công ty năm 2005 (tăng gấp 5 lần).
Như vậy, từ năm 2000 đến cuối năm 2005,
DNTN tăng nhưng tốc độ tăng của DNTN có
phần hạn chế hơn so với các loại hình công ty,
đặc biệt là công ty TNHH. Nhất là từ khi công
ty TNHH một thành viên do tổ chức thành lập
trở thành sự ưa chuộng của các doanh nghiệp
nhà nước chuyển đổi sang. Ngoài ra, các loại
(6)
(7) Tính đến tháng 4/2008. Nguồn tại
(8)
44 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011
THỰC TIẾN PHÁP LUẬT
hình doanh nghiệp khác cũng được các cá nhân,
tổ chức quan tâm và thành lập nhằm thích ứng
với nền kinh tế nước ta hiện nay (Bảng 1).
Các thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh đối
với thành lập các loại hình doanh nghiệp theo
quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 cũng
được rút ngắn. Trước hết, rút ngắn một bước
trong quá trình thành lập doanh nghiệp, chỉ còn
thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục xin phép
thành lập doanh nghiệp đã được lược bỏ. Thứ
đến, các điều kiện đăng ký kinh doanh được đơn
giản hóa hoặc bãi bỏ, như mức vốn pháp định,
làm cho các cá nhân mạnh dạn đầu tư thành
lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do vậy,
việc thành lập các loại hình doanh nghiệp đã
có sự gia tăng vượt bậc so với trước đó, tăng
3 lần so với tổng số doanh nghiệp được thành
lập trong cả thập kỷ trước (1990-1999). Tuy
nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng, sự tăng
lên của các loại hình doanh nghiệp là không
đồng đều.
Tính đến tháng 1/2005 một nhà đầu tư vẫn
mất 50 ngày và qua 11 thủ tục để thành lập
doanh nghiệp ở Việt Nam9 tuỳ từng loại hình
doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký kinh doanh vẫn
là rào cản để phát triển số lượng doanh nghiệp.
Năm 2005, Luật Doanh nghiệp 2005 được ban
hành thay thế Luật Doanh nghiệp 1999, và có
hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Theo số liệu thống
kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng
9/2008, cả nước có 350.000 doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh. Riêng trong 9 tháng đầu năm
2009, cả nước có khoảng 49.300 doanh nghiệp
được thành lập và đăng ký kinh doanh với số
vốn đăng ký khoảng 377.100 tỷ đồng, tăng
27,4% về số lượng và 28% về vốn đăng ký so
với cùng kỳ năm 200810.
Bắt đầu từ năm 2005, các nhà đầu tư lựa
chọn thành lập loại hình DNTN đã có chiều
hướng giảm dần, nhường thị phần cho công ty
TNHH trong cơ cấu chung các loại hình doanh
nghiệp. Và xu hướng này càng thể hiện rõ nét
Bảng 1
Nguồn:
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Năm
Loại hình
DN ngoài nhà nước
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tập thể 3.237 3.646 4.104 4.150 5.349 6.334
Tư nhân 20.548 22.777 24.794 25.653 29.980 34.646
Cty hợp danh 4 5 24 18 21 37
Cty TNHH 10.458 16.291 23.485 30.164 40.918 52.505
Cty cổ phần có vốn Nhà
nước 305 470 558 669 815 1096
Cty cổ phần không có vốn
Nhà nước 452 1.125 2.272 3.872 6.920 10.549
Tổng số 35.004 44.314 55.237 64.526 84.003 105.167
(9) Cũng có ý kiến cho rằng thống kê này là chưa chính xác, vì tuỳ thuộc vào lại hình doanh nghiệp được thành lập và ngành nghề kinh
doanh mà có thời gian đăng ký kinh doanh khác nhau.
Nguồn tại:
(10)
Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 453
2011
THỰC TIẾN PHÁP LUẬT
ở những năm sau. Qua cơ cấu chung của các
loại hình doanh nghiệp, công ty TNHH có
chiều hướng gia tăng và là sự lựa chọn của
nhiều người. Ví dụ tỉnh Bình Thuận, loại hình
DNTN giảm (từ 32% năm 2007 còn 25%),
công ty TNHH hai thành viên giảm (từ 39,6 %
năm 2007 còn 33,2%), công ty cổ phần tăng (từ
9,8% năm 2007 lên 11,9%) và công ty TNHH
một thành viên tăng (từ 18,6 % năm 2007 lên
29,8%)11. Tình hình cũng xảy ra tương tự đối
với một số tỉnh khác như Bắc Ninh, Thành phố
Hồ Chí Minh, Huế, Kiên Giang...
DNTN không còn là sự lựa chọn tối ưu cho
các nhà đầu tư. Trong cộng đồng doanh nghiệp
ngoài Nhà nước đang hoạt động hiện nay, sự
lựa chọn loại hình doanh nghiệp có những biến
động theo chu kỳ. Những năm 90 của thế kỷ
trước, DNTN như là hiện tượng trong thời kỳ
này. Sau năm 2000, loại hình Công ty TNHH
bắt đầu có sự quan tâm của các nhà đầu tư và
được lựa chọn cho kế hoạch kinh doanh. Công
ty TNHH cùng với DNTN đã chiếm một tỷ lệ
khá lớn trong cộng đồng doanh nghiệp ngoài
nhà nước (82,6%).
Khi nhu cầu cần có Luật Doanh nghiệp
chung điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp
với thủ tục thành lập đơn giản, nhanh gọn và
đáp ứng nhu cầu của thị trường, Luật Doanh
nghiệp 2005 được ban hành và tạo thành một
bước tiến lớn trong sự phát triển các loại hình
doanh nghiệp trong nền kinh tế, ngày càng
hướng đến mục tiêu mà Chính phủ đề ra là
đến năm 2010, cả nước thành lập 500.000
doanh nghiệp.
Năm 2007, Luật Chứng khoán ra đời đã tạo
điều kiện cho nhu cầu huy động vốn của các
nhà đầu tư. Công ty cổ phần đang ngày càng
phát triển để đáp ứng nhu cầu đó. DNTN giờ
đây không còn là sự lựa chọn của các nhà đầu
tư. Cộng đồng doanh nghiệp ngoài Nhà nước
bắt đầu có cuộc đua tam mã giữa DNTN, Công
ty TNHH và Công ty cổ phần. Mỗi loại hình
có những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình
thành lập và hoạt động. Nếu xét dưới góc độ cá
nhân đầu tư thành lập doanh nghiệp thì DNTN
và Công ty TNHH một thành viên là cá nhân sẽ
được xem xét lựa chọn.
Công ty TNHH một thành viên là cá nhân
có rất nhiều ưu điểm. Đây là loại hình doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ, công ty có tư
cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Đặc
điểm chịu trách nhiệm hữu hạn là một lợi thế
cạnh tranh của Công ty so với DNTN. Cá nhân
chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi
số vốn điều lệ về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
chính khác của công ty. Chính vì lý do đó, đã
có quan điểm cho rằng, việc cho phép thành
lập công ty TNHH một thành viên là cá nhân sẽ
vô hiệu hoá hình thức DNTN. Vì DNTN không
có tư cách pháp nhân, và chịu trách nhiệm vô
hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính
của doanh nghiệp.
Tuy vậy, trong cuộc đua tam mã, mặc dù
có nhiều hạn chế nhưng DNTN vẫn còn được
nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Chắc chắn rằng,
DNTN vẫn có những ưu điểm riêng có của nó
để có thể thu hút sự lựa chọn.
4. Nhân tố khẳng định sự tồn tại của doanh
nghiệp tư nhân trong cộng đồng doanh
nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định loại hình
công ty TNHH một thành viên là cá nhân là
phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Loại hình
công ty TNHH một thành viên là cá nhân cần
thiết trong nền kinh tế thể hiện quyền tự do lựa
chọn hình thức kinh doanh, tạo sự bình đẳng
về quyền thành lập doanh nghiệp giữa nhà đầu
tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Trên
thực tế đã có công ty TNHH một thành viên
là cá nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;
làm đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp,
tạo thêm kênh huy động vốn trong nhân dân;
và góp phần xoá bỏ tính hình thức của công
ty TNHH nhiều thành viên, nhưng thực chất
chỉ có một thành viên làm chủ sở hữu12. Tuy
vậy, sự ra đời của loại hình Công ty TNHH một
(11)
(12) Báo cáo số 457/UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ban hành ngày 28/11/2005 về giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự án Luật
Doanh nghiệp trình Quốc hội thông qua.
46 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011
THỰC TIẾN PHÁP LUẬT
thành viên là cá nhân không thể vô hiệu hoá
hình thức DNTN bởi DNTN cũng có sức sống
trong nền kinh tế, cũng có những ưu điểm thu
hút các nhà đầu tư trong nước lựa chọn thành
lập loại hình doanh nghiệp dưới hình thức
DNTN. Các ưu điểm đó là:
- DNTN có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ
bản của doanh nghiệp quy định tại điều 8, điều 9
Luật Doanh nghiệp 2005. Ngoài ra, chủ DNTN
có thể chuyển đổi thành công ty TNHH14, bán
hoặc cho thuê doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật. Trong đó cho thuê doanh nghiệp là
đặc thù chỉ có ở DNTN.
- Hoạt động và tổ chức của DNTN do chủ
doanh nghiệp quyết định và cơ cấu.
Quản lý doanh nghiệp được giao toàn
quyền cho chủ doanh nghiệp là phù hợp vì
doanh nghiệp do cá nhân đầu tư toàn bộ vốn,
chịu trách nhiệm bằng cả sự nghiệp hiện tại và
tương lai. Sự thành công hay thất bại trong kinh
doanh đều do người chủ doanh nghiệp “đứng
mũi chịu sào”. Tất yếu họ có quyền quyết định
lấy ê kíp quản lý và kinh doanh của họ.
- Tình cảm gia đình truyền thống tạo điều
kiện cho DNTN tồn tại và đứng vững trong
cộng đồng doanh nghiệp. Người Việt Nam
thích thành lập DNTN và xem đó như là một
phần của gia đình. DNTN có tính gia đình
rất lớn, nó gắn liền với đời sống gia đình và
DNTN dường như cũng là một gia đình, có
gì thì “đóng cửa bảo nhau”. Vì lý do này mà
nhiều DNTN hoạt động với phạm vi rộng,
vốn lớn nhưng vẫn không quan tâm đến
việc chuyển đổi thành các loại hình doanh
nghiệp khác.
- Uy tín tài chính của DNTN lớn hơn rất
nhiều so với Công ty TNHH một thành viên.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, uy tín của
doanh nghiệp rất được đối tác quan tâm. Hiện
nay uy tín tài chính của doanh nghiệp được
chuyển từ cơ quan quản lý nhà nước sang các
doanh nghiệp đối tác15 trong quá trình hợp tác
kinh doanh. Các đối tác muốn yên tâm đầu tư,
muốn quan hệ hợp tác kinh doanh phải tự thân
kiểm tra các thông tin liên quan, còn cơ quan
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp chỉ
tạo điều kiện để họ có được những thông tin
pháp lý cần thiết. Công ty TNHH một thành
viên được đảm bảo nghĩa vụ tài chính trong
(13) Luật Doanh nghiệp 2005
(14) Điều 24 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp
(15) Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tính hợp pháp của vồn điều lệ, trừ một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có vốn pháp định.
Điều 143. Quản lý doanh nghiệp
1. Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và
thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý
doanh nghiệp thì chủ DNTN phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và
vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến
doanh nghiệp.
4. Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.13
(Xem tiếp trang 60)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doanh_nghiep_tu_nhan_viet_nam_trong_cong_dong_doanh_nghiep_n.pdf