Doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam

1. Kết luận Cũng như các DNXH khác, DNXH trong lĩnh vực DLCĐ đã góp phần mang lại những tác động nhất định về kinh tế - xã hội và môi trường cho điểm đến DLCĐ. Những tác động này không chỉ góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch mà còn góp phần bảo vệ môi trường cũng như gìn giữ và bảo tồn những di sản vãn hóa truyền thống bản địa của người dân địa phương. Với những tác động to lớn mà các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ mang lại, loại hình doanh nghiệp này rat cần sự hỗ trợ từ cả khu vực công và khu vực tư để phát huy những giá trị mà nó mang lại cho cộng đồng tại điểm đến du lịch. Đỏ là sự hỗ trợ về các chính sách thúc day DNXH nói chung và DNXH trong lĩnh vực DLCĐ nói riêng để tạo ra một khung pháp lý đầy đủ, một hệ sinh thái thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển. Những chính sách này cần mang tính thực tiễn, giúp hỗ trợ nâng cao năng lực vận hành và năng lực cạnh tranh của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ mà cụ thể là những chính sách hồ trợ thuế, chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay; tiếp cận các khoản tài trợ, viện trợ từ các tố chức khác. Và đặc biệt rất cần những chương trình hành động cụ thề giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về DNXH cũng như những chương trình đào tạo bài bản về DNXH nhằm nâng cao năng lực của các DNhXH cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Có thể nói, Việt Nam là một đất nước có nhiều tiềm năng phát triển DNXH, đặc biệt là phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Tuy nhiên, để phát triển những tiềm nãng ấy, thúc đẩy sự gia tăng các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ cả về lượng và chất thì rất cần sự plìối hợp từ nhiều phía, trong đó vai trò định hướng và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp này thông qua các chính sách của nhà nước có ý nghĩa quyết định bao trùm tới toàn bộ sự phát triên của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ.

docx16 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOANH NGHIỆP HÃ HỘI TRONG ŨNH uực DU LỊCH CỘHG ĐỒNG TẠI UIỆT NAM Đào Ngọc Tiến Trường Đại học Ngoại thương, Email: dntien@ftu.edu.vn Vũ Hương Giang Viện Nghiên cứu thương mại, Email: giangvh@hou.edu.vn Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xã hội (DNXH) trong lĩnh vực du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại Việt Nam trong những năm gần đây. Dựa trên kết quả nghiên cún khảo sát được thực hiện trên 59 tô chức hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ, bài viết đã chỉ ra được thực trạng phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam cũng như những khó khăn mà các doanh nghiệp này phải cân nhắc khi ra quyết định đãng ký/chuyểìĩ đổi thành DNXH theo đúng Luật Doanh nghiệp 2014 khi hiện tại chưa có một DNXH trong lình vực DLCĐ nào đăng ký kinh doanh là một DNXH theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014. Kết quả cho thay hầu hết các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nhưng đã mang lại những tác động to lớn tới sự phát triển kinh tê - xã hội và môi trường tại diêm đến du lịch. Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội; du lịch cộng đồng; phát triên doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng, khung pháp lý, du lịch bển vững. Mã số: 495 I Ngày nhận bài: 16/4/2018 I Ngày hoàn thành biên tập: 18/6/2018 I Ngày duyệt đãng: 29/6/2018 Abstract The paper aims at investigating the development status of community-based-tourism social enterprises in Vietnam in recent years. Based on a survey of 59 organizations operating in the field of community-based-tourism in Vietnam which have contributions to the development of tourism destinations’ society, economy and environment, information is elicited regarding their organization status as well as their opinion on the difficulties of registering as a social enterprise in Vietnam while until now there is no community-based-tourism organization registered as official social enterprise under the Enterprise Law 2014. Results indicate that most of these organizations are small and micro enterprises with main objectives of enhancing living standard for local community, preserving and promoting the value of traditional indigenous culture. Keywords: Community-based-tourism; community-based-tourism social enterprise development; legal framework; social enterprise; sustainable tourism. Paper No. 495 I Date of receipt: 18/4/2018 I Date of revision: 18/6/2018 I Date of approval: 29/6/2018 Giói thiệu Trong những năm gần đây, DNXH đã trở thành một xu hướng phát triển có quy mồ và tầm ảnh hưởng toàn cầu. DNXH có hoạt động kinh doanh như mọi doanh nghiệp khác nhưng lại đặt sứ mạng giải quyết các vấn đồ xã hội và môi trường làm trọng tâm. Chính vì vậy, các DNXH cần một hệ sinh thái đặc thù hơn để thúc đẩy sự phát triển tinh thần kinh doanh và sáng tạo xã hội. Một hệ sinh thái lý tưởng được tạo thành bởi khung pháp lý on định, chính sách phù họp cho DNXH, các chương trình đào tạo ươm mầm tinh thần doanh nhân xã hội ngay từ trong trường đại học và nhận thức đúng của công chúng về DNXH thông qua các hoạt động quảng bá và truyền thông. Trong đó, vai trò của nhà nước trong việc tạo dựng một khung pháp lý ổn định với những chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi các DNXH trong quá trình khởi nghiệp và vận hành kinh doanh là vô cùng quan trọng. Trong lĩnh vực DLCĐ, việc phát triển các DNXH có ý nghĩa rat lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương tại điểm đến. Trong đó, họ là một nhân tổ cấu thành các sản phẩm DLCĐ, được trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch trong quá trình phục vụ du khách. Và thông qua DLCĐ, thu nhập của cộng đồng gia tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện và họ trở thành đoi tượng hưởng lợi chính từ các hoạt động du lịch ẩy. Trên thực tế, nếu chỉ xét về phương diện sản phấm du lịch thì DLCĐ chỉ là một yếu tố cấu thành sản phấm du lịch nhằm mang lại những trải nghiệm cho du khách về truyền thống văn hóa, tập tục và lễ nghi sinh hoạt của dân cư địa phương trong quá trình tham gia vào các hoạt động du lịch. Đó cũng là vai trò của cộng đồng địa phương trong các chương trình DLCĐ đơn thuần của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch truyền thống. Tuy nhiên, DNXH sẽ không chỉ mang lại những lợi ích cho dân cư địa phương trong ngắn hạn mà họ còn sử dụng một phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch đó cung cấp cho cộng đồng địa phương sinh kế đê tự họ chủ động tham gia và tiến dần tới quản lý hoạt động du lịch tại địa phương mình. Điều này khiến cộng đồng địa phương có thể làm chủ dần cuộc sống cũng như hoạt động du lịch trong dài hạn. Vì thể, những tác động tích cực về lâu dài mà các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ mang lại cho dân cư địa phương tại điếm đến sẽ mang lại những hiệu quả bền vững trên cả ba trụ cột về kinh tế, xã hội và môi trường tại điểm đến du lịch. Tuy nhiên, để có thể đề xuất xây dựng những chính sách họp lý và hiệu quả thì việc xác định rõ những DNXH là cần thiết. Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp đã có quy định về việc đăng ký DNXH đã được thể che hóa nhưng trên thực tế, chưa có một doanh nghiệp du lịch nào đăng ký DNXH theo quy định này, mặc dù có khá nhiều các doanh nghiệp du lịch hoạt động với những đặc điểm tương tự và phần nào phù họp với DNXH. Việc tìm hiểu những khó khăn, lý do của vấn đề này sẽ là cơ sở để thực hiện quy định đăng ký DNXH cũng như hướng tới thúc đẩy sự phát triển của DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Khái niệm doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng Khái niệm Doanh nghiệp xã hội Mặc dù xuất hiện từ rất lâu nhưng khái niệm về DNXH vẫn đang là đề tài bàn cãi tại nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới, một số quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm tới lình vực này đã đưa ra những khái niệm khác nhau về DNXH: Khái niệm của Chính phủ Anh về DNXH; “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội và sử dụng lợi nhuận đế tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Khái niệm này khá toàn diện, bao quát được những đặc diêm cơ bản nhất của DNXH. Theo đó, các DNXH phải có những đặc điếm cơ bản sau: DNXH phải có hoạt động kinh doanh. Cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp nào, đã là doanh nghiệp là phải có hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. Vì thế, DNXH cũng phải có mô hình kinh doanh, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh cũng như những giải pháp kinh doanh cự thê. Và tất yếu, cũng như bao doanh nghiệp khác, DNXH cũng bị chi phối bởi các quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu của thị trường. DNXH luôn đặt mục tiêu xã hội làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp mình. Mục tiêu xã hội này được coi là một sứ mệnh quan trọng và trước tiên trong quá trình hình thành và phát triên của DNXH. Có thể nói, DNXH được thành lập trước tiên vì mục tiêu xã hội. Chính mục tiêu này chi phối hoạt động cũng như cách phân bô lợi nhuận của doanh nghiệp sau này. Lợi nhuận của DNXH được phân phối chủ yếu cho cộng đồng theo những mục tiêu xã hội mà doanh nghiệp đã theo đuổi thay vì phân phối lợi nhuận chủ yếu cho cổ đông. • Theo Tô chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD: “DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nham theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, vănhoá, môi trường”. Với cách hiếu này, DNXH hoạt động trên nhiều lĩnh vực không phân biệt khu vực địa lý và ngành nghề mà quan trọng là vì mục tiêu xã hội, vì sự phát triến bền vững của xã hội, hướng tới giúp đỡ nghề nghiệp, cuộc song, sự chủ động cuộc sống cho tầng lớp đáy của xã hội. Ở Việt Nam, mặc dù đã có rất nhiều tổ chức hoạt động theo mô hình DNXH và đạt được nhiều thành tựu, mang lại lợi ích không nhỏ cho cộng đồng nhưng đến năm 2014, loại hình doanh nghiệp này mới được luật hóa trong Luật Doanh nghiệp 2014. Theo điểu 10 của Luật này, DNXH phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây: + Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; + Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; + Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp đề tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Như vậy, với khái niệm này, DNXH trước hết là một doanh nghiệp. Đó là một tô chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. DNXH ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật còn có quyền và nghĩa vụ khác thê hiện những quy định chặt chẽ hơn so với doanh nghiệp thông thường, đó là: - Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điếm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trưòưg hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyến thành DNXH hoặc DNXH muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật; Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý DNXH được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật; Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tô chức phi chính phủ và các tô chức khác của Việt Nam và nước ngoài đẻ bù đắp chi phí quàn lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp; Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký; Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, DNXH phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thấm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, theo những quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì DNXH được hiểu là một định chế có nhiều điều kiện ràng buộc nhất định. Nhưng nhìn chung, DNXH được hiểu trước hết là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh như các doanh nghiệp thông thường nhằm thu được lợi nhuận. Doanh nghiệp này có mục đích và tôn chỉ cho hoạt động kinh doanh của mình, đó là thực hiện các mục tiêu xã hội/ môi trường, vì lợi ích cộng đồng. Sự phân phối lợi nhuận được quy định rõ trong đó 51% sẽ được tái đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã theo đuối và đăng ký ngay từ đầu thành lập doanh nghiệp. Qua đây, có thể dề dàng nhận thấy những sự khác biệt giữa khái niệm về DNXH ở Việt Nam và các nước khác. Điều này thể hiện sự khác biệt trong lối tư duy, quản lý cũng như điều chỉnh hoạt động của DNXH ở Việt Nam và các quốc gia khác. Khái niệm Doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng Với cách tiếp cận trên đây, DNXH được hiếu là một loại hình kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, trong đó thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông hoặc chủ đầu tư thì lợi nhuận sẽ được tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh và thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng. Trong khi đó, DLCĐ mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, ở đó các cộng đồng địa phương tham gia tạrc tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa bản địa. Như vậy, DNXH trong lĩnh vực DLCĐ trước hết là một DNXH. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ. Vì thế, DNXH trong lĩnh vực DLCĐ mang đầy đủ bản chất của một DNXH, trong đó hoạt động kinh doanh của nó xoay quanh các sản phẩm DLCĐ với chủ thể và đối tượng hưởng lợi từ hoạt động du lịch đó là cộng đồng địa phương tại điếm đến du lịch. Từ đây, xin được đưa ra khái niệm về DNXH trong lĩnh vực DLCĐ như sau: “Doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng là một loại hình kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cộng đồng, trong đó mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp là nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội và sử dụng lợi nhuận đê tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng địa phương tại điểm đến, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sớ hữu Với khái niệm này, nội hàm của khái niệm DNXH trong lĩnh vực DLCĐ bao gồm các tồ chức có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch nhằm mang lại những trải nghiệm về cuộc sống địa phương hoặc bán các sản phẩm DLCĐ cho du khách nhằm thu lợi nhuận. Trong đó, thay vì tói đa hóa lợi nhuận cho các cố đông hoặc chủ sở hữu, một phần lợi nhuận được tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh, phần còn lại phục vụ lợi ích của cộng đồng địa phương và việc bảo tồn tự nhiên môi trường tại điểm đến. Nội hàm trên cho ta xác định được ngoại diên của khái niệm này trong phạm vị lãnh thô Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp 2014, đó là: các tố chức (bao gồm cá doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh) có các sản phấm DLCĐ hoặc du lịch thiện nguyện, du lịch tình nguyện, du lịch từ thiện; các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ; các hộ kinh doanh cá thể cung cấp dịch vụ lưu trú địa phương, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn du lịch địa phương, dịch vụ tham quan trải nghiệm cuộc Sống của cộng đồng bản địa.. .chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phàm cung cấp cho du khách, trong đó cam kết đóng góp ít nhất 51% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh DLCĐ của tố chức/ doanh nghiệp/ cơ sở kinh doanh cho việc thực hiện các mục tiêu xã hội, nhằm củng cố chất lượng cuộc song cho cộng đồng địa phương và bảo vệ môi trường tự nhiên tại điếm đến du lịch. Phuong pháp nghiên cứu Bên cạnh việc khai thác, sử dụng các tài liệu và kế thừa các thành quả sẵn có của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, các tác giả đã có công trình nghiên cứu từ trước đến nay liên quan,tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát và xin ý kiến chuyên gia, đồng thời thực hiện khảo sát đối với hai nhóm đối tượng có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm DNXH, DLCĐ và DNXH hoạt động trong lĩnh vực du lịch đe phân tích đoi tượng nghiên cứu theo chiều sâu. Từ đó, tổng hợp lại các phân tích đế rát ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc hơn về Thực trạng hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Việc điều tra bằng phiếu được thực hiện với 59 doanh nghiệp/ tổ chức có kinh doanh sản phẩm DLCĐ (bao gồm kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn du lịch địa phương...) tại 3 tỉnh thành có các điếm DLCĐ tại Việt Nam là Sapa (Lào Cai), Mai Hịch (Hòa Bình), Bản Lác (Hòa Bình) nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh DLCĐ tại các doanh nghiệp/ tổ chức này để tìm hiểu quy mô, cơ cấu của loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam; những đánh giá của họ về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ cũng như những khó khăn trong việc đăng ký/ chuyển đổi thành DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam. Mầu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên. Danh sách các đối tượng điều tra được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và việc tiếp cận chủ yếu dựa trên moi quan hệ của tác giả trong giai đoạn 9/2016- 6/2017. Dữ liệu điều tra được thu thập dưới hai hình thức: i) gửi phiếu điều tra qua đường thư điện tử; ii) gặp gỡ để phỏng vấn trực tiếp. Các tác giả đã tiến hành phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia (bao gồm: 05 nhà khoa học và quản lý ở Trung ương và địa phương, 03 ban quản lý các điểm DLCĐ tại các điểm DLCĐ (Sapa (Lào Cai), Mai Hịch (Hòa Bình), Bân Lác (Hòa Bình)), 05 chuyên gia nghiên cứu về DNXH, DLCĐ) về việc phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng hoạt động các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam Hình 1: Quy mô các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ • Doanh nghiêp có quy mô siêu nhõ (dưới 10 lao động) <* Doanh nghiệp có quy mô nhò và vừa (từ 10 dến 300 lao động j Doanh nghiệp Cũ quy mô lớn (trên 300 lao động) Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giá Tìm hiểu về quy mô các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ hiện nay, số liệu khảo sát đã cho thấy, trong số 59 tô chức được khảo sát, hầu hết các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ hiện nay là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (64%) và doanh nghiệp có quy mô siêu nhở (30.5%) với thời gian hoạt động nhiều nhất trong khoảng từ 5 đến dưới 10 năm (33.9%) và từ 3 đến dưới 5 năm (30.5%), một số lượng tương đói các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 10 năm (16.9%). Tổng số vón kinh doanh của các doanh nghiệp khi này mới thành lập nhìn chung rất thấp. Trong đó có tới 42.4% doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh dưới 0.5 tỷ đồng vào thời điếm thành lập. Tuy nhiên, số liệu thống kê nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vào thời diêm năm 2015 đã có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ các doanh nghiệp có vốn kinh doanh từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng đã gia tăng đáng kế. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đặc biệt có tổng số vốn kinh doanh lên tới hơn 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh cao như vậy không nhiều (chỉ chiếm khoảng 3,3%). Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, tỷ lệ các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ lệ nhiều nhất (30.8%). Sau đó là các công ty TNHH từ hai thành viên trở lên (23.7%), công ty TNHH một thành viên (18.6%), công ty cổ phần (16.9%). Còn lại là đăng ký kinh doanh dưới loại hình doanh nghiệp nhà nước (1.7%), doanh nghiệp tư nhân (3.4%), trung tâm (3.2%), họp tác xã (1.7%). Một điếm đáng chú ý là trong câu hởi về dự định chuyển đổi thành DNXH thì hầu hết các tô chức kinh doanh là các hộ kinh doanh cá thể có tỷ lệ trả lời với dự định chuyển đổi thành DNXH là cao nhất. Điều này cho thấy đây là một trong số những nhóm đối tượng rất Hình 2: Co’ cấu các D1NXH trong lĩnh vực DLCĐ Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty cổ phần Hộ kinh doanh cá thế Hợp tác xã Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả có tiềm năng chuyển đổi thành DNXH trong lĩnh vục DLCĐ. Bên cạnh đó, các tô chức kinh doanh đang hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH từ hai thành viên trở lên cũng là đối tượng có nhiều dự định chuyển đổi thành DNXH. Vì vậy, trong thời gian tới, việc nghiên cứu và định hướng thúc đây cá tô chức này chuyên đôi thành những DNXH thực thụ sẽ có thê mang lại những kết quả tốt. Tác động xã hội, kỉnh tế và môi trường của DNXH trong lĩnh vực DLCĐ Những đóng góp mà các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ mang lại cho diem đến đã tạo ra những tác động lớn tói sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tại điểm đến du lịch. Dựa trên những hoạt động định hướng xã hội mà các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ đã thực hiện, kết quả khảo sát đã chỉ ra những tác động mà các tô chức này mang lại cho địa phương tại diêm đến du lịch. - Tăng so lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp về du lịch: do các hoạt động du lịch ngày càng phát triến nên nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ du lịch ngày càng cao tại các điểm DLCĐ. Đối với DLCĐ thì nguồn nhân lực chính đến từ chính cộng đồng địa phương. Bởi vậy, trong quá trình triền khai hoạt động kinh doanh, các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ đã cung cấp nhiều hơn các cơ hội việc làm cho người dân địa phương bao gồm cả việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp về du lịch. Việc làm trực tiếp là những công việc như hướng dẫn du lịch địa phương, kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ vận chuyển, kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống, kinh doanh quà lưu niệm, đặc sản địa phương... Trong khi đó, việc làm gián tiếp có thê là những công việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch hoặc những công việc gián tiếp phục vụ khách du lịch như sản xuất các sản phẩm thú công mỹ nghệ truyên thông đê bán cho du khách. Sô lượng việc làm cho cộng đồng địa phương tăng cao là một minh chứng rõ ràng cho những tác động mà các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tạo ra cho cộng đông địa phương vê mặt kinh tế. - Tăng tỷ lệ việc làm truyền thống của địa phương và việc làm về du lịch: tại các điểm DLCĐ, tỷ lệ có việc làm của cộng đồng địa phương đã tăng lên nhờ vào việc phát triển các hoạt động du lịch tại địa phương. Tuy nhiên, ở hầu hết các điểm DLCĐ, do có sự Hình 3. Tác động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bản địa Hỗ trợ và tạo điều kiện để trẻ em tại điểm DLCĐ được đến trường Hỗ trợ cộng đồng địa phương quản lý hoạt động DLCĐ Kết nối và hỗ trợ mở rộng thị trường khách DLCĐ Hỗ trợ xây dựng và vận hành các dịch vụ phục vụ KDL TỔ chức các khóa đào tạo nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho CĐĐP Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng phục vụ KDL cho CĐĐP Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức cho CĐĐP Cung cấp cơ hội việc làm cho phụ nữ trong CĐĐP Cung cấp cơ hội việc làm cho CĐĐP ■ Rất quan trọng ■ Quan trọng ■ Trung bình ■ Không quan trọng ■ Rất không quan trọng Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả hướng dân từ chính quyên địa phương và các tổ chức trung gian hỗ trợ về việc sử dụng tài nguyên du lịch địa phương làm chất liệu xây dựng các sản phẩm DLCĐ nên những nghề truyền thống cũng được phục hồi, bảo tồn và tạo điều kiện phát triển. Vì thế, số lượng việc làm truyền thống của người dân cũng tăng lên, trở thành một dạng tài nguyên để thúc đẩy phát triển các hoạt động DLCĐ. Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ việc làm truyền thống của địa phương so với việc làm về du lịch thì vẫn còn rất hạn chế. Điều này cho thấy, các nghề truyền thống của địa phưoưg có nhiều cơ hội được phục hồi và phát triển nhưng hiệu quả thu hút người dân tham gia vào các công việc truyền thống chưa cao. Vì thể, có thề số lượng việc làm truyền thống có sự tăng trưởng nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả lớn. Việc thúc đây cộng đồng địa phương tham gia vào các nghề truyền thống là một phương thức vừa tạo việc làm vừa nỗ lực vực dậy các ngành nghề truyền thống với những giá trị đặc sắc đóng vai trò lớn trong việc xây dựng các sản phấm DLCĐ Tăng thu nhập trực tiếp và gián tiếp từ DLCĐ: vì tỷ lệ việc làm trực tiếp và gián tiếp về du lịch tăng cao nên thu nhập của cộng đồng địa phương cũng có những chuyển biến rõ nét. Chất lượng cuộc sống của những địa phương có hoạt động DLCĐ cũng được tăng cao. Theo một số báo cáo tác động xã hội của một số DNXH trong lĩnh vực DLCĐ thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng tại điếm đến du lịch nâng cao được thể hiện trong chính chất lượng bừa ăn, trong chính ngôi nhà của họ. Đây là điều rất dễ quan sát tại hầu hết tất cả các điểm đến DLCĐ tại Việt Nam. Sự nâng cao về thu nhập không chỉ thể hiện trong những điều kiện vật chất mà còn thể hiện trong những mặt khác của đời sóng, đặc biệt là tỷ lệ trẻ em được đen trường tại những địa phương này cũng được gia tăng. Chính điều này sẽ có tác động rất lớn trong thời gian tới có thể giúp thay đồi diện mạo và năng lực của những địa phương có hoạt động DLCĐ. Sự tăng trưởng trong tiêu dùng cho các hoạt động phát triển cộng đồng từ các quỹ phát sinh từ du lịch cộng đồng: Các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ cam kết chia sẻ những lợi ích có được tù’ hoạt động kinh doanh cho sự phát triển của cộng đồng. Vì thế, tại rất nhiều địa phương có hoạt động DLCĐ, các DNXH thường trích lại một phần lợi nhuận về các Quỹ cộng đồng tại địa phương. Các quỹ này sẽ được sử dụng để chi cho các hoạt động phát triên DLCĐ, có thê là các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch, là các hoạt động giúp bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nghề và các giá trị văn hóa truyền thống, là các hoạt động hỗ trợ các hộ gia đình yểu thế trong cộng đồng tiếp cận với hoạt động kinh doanh du lịch, hoặc là để triển khai các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực phục vụ khách du lịch của cộng đồng địa phương về cả kỹ năng, kiến thức hay khả năng giao tiếp tiếng Anh. Có thể thấy tiêu dùng cho các hoạt động phát triên DLCĐ tại các địa phương ở Việt Nam ngày càng tăng qua các năm. Kết quả của việc sử dụng các quỹ phát triển cộng đồng là việc ngày càng hoàn thiện trong chất lượng cuộc sống, là sự tăng trưởng trong nhận thức của người dân địa phương cũng như trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sự phát triển của DLCĐ. - Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phưomg: thông qua các khóa đào tạo dành cho cộng đồng địa phương để nâng cao năng lực phục vụ khách du lịch (bao gồm các khóa đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ du khách và nâng cao khả năng tiếng Anh), cộng đồng địa phương ngày một nâng cao nhận thức về thể giới khách quan nói chung và về hoạt động du lịch nói riêng. Cộng đồng ngày càng ý thức được vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển cúa địa phương cũng như sự phát triển của từng cá nhân trong cộng đồng, từ đó họ có những chuyển biến tích cực trong việc tham gia vào các hoạt động phục vụ du khách, từ việc bảo vệ môi trường đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống làm cơ sở để phát triển hoạt động DLCĐ. Tăng tỷ ỉệ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực về du lịch ở địa phương, góp phần vào công tác bĩnh đẳng giới tại địa phương: hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại điểm đến du lịch đã đặt ra một nhu cầu lớn về nhân lực phục vụ DLCĐ tại địa phương. Điều này đã thúc đẩy người dân địa phương, bao gồm cả nam và nữ giới đều tích cực tham gia vào hoạt động du lịch nhằm mang lại những lợi ích về kinh te ngay tức thì. Người phụ nữ khi tham gia vào các hoạt động DLCĐ sẽ tự chủ hơn về kinh tế và các mối quan hệ giao lưu xã hội. Điều này gián tiếp đã tác động tới việc nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình, góp phần lớn vào công tác bình đắng giới vốn mất khá nhiều công sức và thời gian đê thực hiện, đặc biệt là tại các vùng xa xôi hẻo lánh, trình độ dân trí của người dân địa phương còn chưa cao. Góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa truyền thông bản địa: chât liệu chính xây dựng nên các sản phẩm DLCĐ đỏ là các di sản vãn hóa truyền thống bản địa. Vì thế, để phát triển hoạt động DLCĐ, cộng địa phương phải có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đó. Do đó, thông qua các khóa đào tạo về nâng cao nhận thức và năng lực phục vụ hoạt động DLCĐ dành cho cộng đồng địa phương, ý thức của người dân về vấn đề này ngày càng được nâng cao. Chưa có số liệu thống kê cụ thế tại tất cả các điểm DLCĐ nhưng minh chứng cho tác động này báo cáo về hoạt động DLCĐ tại một số địa phương riêng lẻ đã chỉ ra số lượng và loại hình các sự kiện văn hóa truyền thóng được hỗ trợ, các điếm di sản văn hóa được báo vệ và nâng cấp ngày càng tăng . Nâng cao nhận thức về vai trò của việc bảo vệ môi trường đối với hoạt động phát triển du lịch: tác động lớn nhất về mặt môi trường mà các hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ đem lại đó là việc nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường đói với hoạt động phát triển du lịch tại địa phương. Cũng như việc nâng cao nhận thức về du lịch và năng lực phục vụ du lịch, thông qua các khóa học đào tạo người dân địa phương cũng đã ý thức hơn về vấn đề môi trường. Rất dễ có thể quan sát và đối sánh môi trường tại các điếm đón khách DLCĐ sạch sẽ hơn rất nhiều so với những khu vực cộng đồng xung quanh. Mức độ ỏ nhiễm trong cộng đồng và môi trường: nhận thức về bảo vệ môi trường ngày càng tăng nhưng mức độ ô nhiễm trong cộng đồng và môi trường tại các điểm DLCĐ chưa chắc đã giảm. Điều này đến từ việc triển khai xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ khách du lịch cũng như đến từ việc xả thải trong quá trình phục vụ khách du lịch tại địa phương. Vì thế, trong rất nhiều những tác động tích cực thì chính hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ cỏ thê mang lại những tác động nhất định gây ra sự ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, sự ô nhiễm này không nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các bên liên quan tới hoạt động DLCĐ tại địa phương. Những tác động này đã giúp nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh doanh DLCĐ, từ đó mang lại những thay đổi đáng kể về thu nhập, về trình độ nhận thức của người dân bản địa, góp phần phát triển hài hòa các yếu tố kinh tế - văn hóa và môi trường tại điếmđến DLCĐ, hướng tới sự phát triển dư lịch một cách bền vững. Các nhân to ảnh hưởng tới sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống khác, DNXH nói chung và DNXH trong lĩnh vực DLCĐ nói riêng cũng chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố khác nhau tới sự vận hành và phát triển doanh nghiệp. Có thể phân loại các nhân tố này thành hai nhóm: nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân tó thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp. ♦♦♦ Các nhãn tố thuộc môi trường vĩ mô: Hình 4: Mức độ ảnh hương của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô tới sự phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ Theo đánh giá của các doanh nghiệp được khảo sát và ý kiến của các chuyên gia về DNXH và DLCĐ thì trong sổ 4 yếu tó thuộc môi trường vĩ mô (văn hóa - xã hội, kinh tế, công nghệ, chính trị - luật pháp) thì nhân tố chính trị - luật pháp được đánh giá là nhân tố cỏ ảnh hưởng quyết định tới hoạt động kinh doanh và sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Tiếp đó là các nhân tố kinh tế, vãn hóa - xã hội cũng được coi là những nhân tố có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Yếu tó công nghệ được coi là không có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ được giải thích là do hoạt động DLCĐ là hoạt động du lịch dựa vào các giá trị văn hóa và truyền thống bản địa của cộng đồng địa phương nên yếu tố công nghệ không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng dịch vụ và sản phẩm DLCĐ cung cấp cho du khách. ♦♦♦ Các nhãn tổ thuộc môi trường ngành kinh doanh: Ngoài các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, các nhân tố thuộc môi trường ngành kinh doanh (bao gồm các nhân tố đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng) cũng có ành hưởng lớn tới sự phát triển của các DNXH trong lình vực DLCĐ. Trong đó, đối thử cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh là một thách thức lớn đối với việc vận hành và phát triến các doanh nghiệp này bởi trong khi các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống chỉ phải phát triển hoạt động kinh doanh đế thu về lợi nhuận thì với DNXH không chỉkinh doanh đê thu lợi nhuận mà còn phải phân phối ít nhất 51 % lợi nhuận đó để thực hiện các mục tiêu xã hội. Bên cạnh nguồn lực về kinh tế, các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ còn phải đối mặt với khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực lao động khi 70-100% lao động trong các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ là người dân địa phương với trình độ và kỹ năng phục vụ du lịch không cao. Trong khi đây lại là yếu tố quyết định tới chất lượng các dịch vụ DLCĐ cưng cấp cho du khách. Vì thế, để mang lại sự hài lòng cao nhất cho các du khách tham gia vào hoạt động DLCĐ, cấc DNXH trong lĩnh vực DLCĐ cần nghiên cứu kỹ những yểu tố này để đưa ra những chiến lược phù hợp, mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. ❖ Các nhân tổ thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp Hình 5: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp tói sự phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Bên cạnh những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường ngành kinh doanh) thì những nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp cùng có mức độ ảnh hưởng khá quan trọng tới hiệu quả hoạt động cũng như sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, cụ thể là những nhân tố như nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất và một số những yếu tố khác, Trong đó, nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng bậc nhất từ nội tại doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Bởi du lịch là một ngành dịch vụ, chất lượng của dịch vụ du lịch nói chung và dịch vụ DLCĐ nói riêng phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Trong khi đó, phần lớn các điểm DLCĐ ở những vị trí nơi có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đậm đà bản sắc văn hóa bản địa nhưng khá xa trung tâm, nên trình độ dân trí và kỹ năng phục vụ khách du lịch của lao động DLCĐ tại đây không cao. Điều này là một thách thức lớn đoi với các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ khi phải vừa cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh khác trong cùng phân khúc sản phẩm DLCĐ để thu lợi nhuận vừa phải thực hiện các mục tiêu xã hội đã cam kết. Các nhãn tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp/ to chức/ cơ sở kinh doanh có đầy đủ các thành tố cấu thành các DNXH. Tuy nhiên, trên thực tể chưa có doanh nghiệp nào đăng ký trở thành DNXH trong lĩnh vực DLCĐ theo đủng quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Kết quả khảo sát đã chì ra rằng có hai nhóm khó khăn mà các doanh nghiệp/ tổ chức/ cơ sở kinh doanh phái cân nhắc khi đưa ra quyết định đăng ký/ chuyển đói thành DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, đó là nhóm những khó khăn về thê chế - luật pháp và nhóm những khó khăn về năng lực quản trị và vận hành doanh nghiệp. ♦ỉ* Những khó khăn về thế chế - luật pháp Nhóm những khó khăn vê thê chê - luật pháp mà các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ phải đối mặt bao gồm những khó khăn sau: - Chưa có khung pháp ỉỷ đầy đủ và thuận lợi cho các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ phát triên Hiện tại, mặc dù DNXH đã được công nhận về mặt pháp lý là một loại hình doanh nghiệp chính thức trong hệ thong doanh nghiệp quốc gia nhưng đến thời điểm này, ngoài những quy định về các điều kiện đãng ký DNXH thì có đầy đủ quy định về các vấn đề liên quan tới việc vận hành doanh nghiệp, việc nhận viện trợ, tài trợ, các chính sách quy định về thuế và quản lý tài chính, khả năng tiếp cận các ưu đãi và các quy định quản lý nhà nước đối với các đối tượng đặc biệt trong xã hội... Có thể thấy, hiện nay mặc dù việc đăng ký kinh doanh cho các DNXH là tương đối đơn giản nhưng kéo theo đó là vấn đề DNXH phải làm sao đê thống nhất và đáp ứng quyền lợi cho các nhà đầu tư khác nhau tham gia vào DNXH với các mục tiêu đa dạng. Trên thực tế, không ít DNXH gặp trường hợp các cổ đông không nhất quán về việc tái đầu tư lợi nhuận cho mục đích xã hội và phát triển tổ chức. Ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, do thiếu vốn các DNXH thường phải vay gia đình, bạn bè; họ có thế là những nhà đầu tư “có tâm”, nhưng phần lớn chưa hiểu sâu sắc về mô hình DNXH, do đó khỏ có thế gắn kết với sứ mệnh xã hội một cách lâu dài. Nói cách khác, ve bản chất họ vẫn là nhà đầu tư truyền thống, không phải là những nhà đầu tư xã hội, nên nguy cơ gây tác động làm chệch hướng DNXH ở các giai đoạn sau này là rất cao. Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra là nhánh kinh doanh trong tổ chức DNXH vẫn phải chịu thuế như các doanh nghiệp bình thường, kể cả khi lợi nhuận của họ được tái phân bố hoàn toàn sang cho nhánh xã hội trong cùng tố chức đó. Vì vậy, cần có sự xem xét thấu đáo trong việc xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế cho hoạt động kinh doanh đối với các DNXH. Việc thiêu một khuôn khô pháp lý thực sự đã và đang gây ra hiệu ứng tâm lý chờ đợi, dò xét của các tô chức/ doanh nghiệp muon chuyển đổi hoặc đãng ký kinh doanh theo hình thức DNXH. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi hoạt động kinh doanh không chỉ còn mang ý nghĩa về mặt kinh tế, khi mục tiêu xã hội được đẩy lên hàng đầu thì việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh này càng trở nên khó khăn. Neu không thực sự chắc chắn về những quy định và lợi ích có được từ các quy định pháp lý, từ các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước thì một giải pháp an toàn cho các tô chức/ doanh nghiệp hoạt động theo mô hình DNXH trong giai đoạn hiện nay là chờ đợi một khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và thuận lợi hơn. Chưa có hệ sinh thái thuận lợi cho các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ phát trỉến Sự kết nối trong nước và quốc tế chưa đủ mạnh để giúp DNXH Việt Nam phát triển, và nhận thức về khả năng hợp tác giữa các DNXH khác nhau, cũng như khả năng khai thác cơ hội hợp tác giữa DNXH với khối doanh nghiệp thông thường hoặc khối các tô chức xã hội còn hạn che. DNXH hiện nay cũng khó có khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại do thiếu các đầu tư tài chính cũng như hỗ trợ từ nhà nước. DNXH vẫn phải vẫn phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trên thị trường và tuân thủ theo các quy định của pháp luật, trong khi đó, họ lại thường phải đối mặt với nhiều thách thức vì hoạt động trong những lĩnh vực khó khăn, lợi nhuận thấp, làm việc với các đối tượng yếu thế, chi phí cao và rủi ro cao. Hạn chế trong khá năng tiếp cận các nguồn tài chính Các nguồn tài chính, ở đây đề cập tới cả nguồn vốn khởi sự doanh nghiệp và cả nguồn von phát triển doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng cơ bản đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh và phát triển tổ chức nào. Đối với một số DNXH nhu cầu về vốn càng cấp thiết hơn nữa, bởi họ là người đi tiên phong, khai mở thị trường trong một lĩnh vực hoàn toàn mới đoi với xã hội. Trong khi đó, các DNhXN thường xuất phát từ tầng lớp trí thức, trung lưu, nên thiếu vốn và yếu về khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính là những thách thức lớn mà các DNXH đều phải đối mặt. Hạn chế trong khá năng tiếp cận các nguồn tài trợ/ viện trợ Một trong những đặc diêm khác biệt giữa DNXH và các tô chức từ thiện, các tố chức thiện nguyện đó là việc tự vận hành hoạt động kinh doanh để mang lại lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận đó cho các hoạt động thực hiện mục tiêu xã hội. Chính vì tự chủ hoạt động kinh doanh nên các DNXH bị hạn chế trong khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ/ viện trợ. Hiện nay, pháp luật có quy định các DNXH được phép nhận các nguồn tài trợ/ viện trợ nhưng phải có báo cáo cụ thể về việc sử dụng các nguồn tài trợ/ viện trợ đó. Tuy nhiên, khi đã có hoạt động kinh doanh để sinh lời thì các tố chức tài trợ, viện trợ thường có xu hướng dè dặt hơn trong việc ra quyết định tài trợ/ viện trợ. Vì thế, hoạt động của các DNXH lúc này sẽ phải chủ động hơn rất nhiều. Neu Nhà nước có những quy định phù họp hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho các DNXH kêu gọi và nhận tài trợ/ viện trợ thì chắc chắn các DNXH nói chung và DNXH trong lĩnh vực DLCĐ nói riêng sẽ tự tin hơn trong việc theo đuôi hoạt động kinh doanh để thực hiện các mục tiêu xã hội mà mình đã cam kết. ❖ Những khó khán ve năng lực quản trị, vận hành DNXH trong lĩnh vực DLCĐ Hạn chế về năng lực quản lý của DNhXH trong lĩnh vực DLCĐ Các DNhXH được đánh giá là những người có quyết tâm và hoài bão lớn trong việc mang lại những lợi ích cho cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, DNXH là một loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp truyền thống. Mục tiêu tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của các DNXH đó là việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Vì thế, vận hành hoạt động kinh doanh chính là công cụ đế các doanh nghiệp này thực hiện sứ mệnh xã hội mà mình đã định hướng. Do đó, các DNhXH cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng đặc thù đê có thê vận hành hoạt động kinh doanh của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ một cách hiệu quả, để có thê thực hiện được mục tiêu kinh tế, làm nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu xã hội đã theo đuổi. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, mặc dù tinh thần kinh doanh xã hội rất cao với rất nhiều các tổ chức có đầy đủ các yểu tố cấu thành DNXH nhưng hầu hết các DNhXH nói chung và DNhXH trong lĩnh vực DLCĐ đều không được đào tạo một cách bài bản về việc quản trị DNXH với những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các DNhXH có thế quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, năng lực vận hành của các DNhXH là một trở ngại lớn trong việc nâng cao hiệu quà kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. - 7/ạư chế về dịch vụ nâng cao năng lực vận hành và năng lực cạnh tranh cho các DNXH Tuy dịch vụ đào tạo, hỗ trợ, tư vấn đã được hình thành ở Việt Nam từ khá lâu, phục vụ cả lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân và tổ chức NGO nhưng lại rất khan hiếm các nhà cung cấp cỏ thế mang lại dịch vụ thiết kế riêng cho nhu cầu của DNXH. Trong khi ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp đang có tiềm năng phát triến hoặc có nhu cầu chuyến đoi sang mô hình DNXH thì hệ thống các đơn vị có khả năng cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo còn rất mỏng, chưa phát triển. Hiện nay, chỉ có CSIP, CSIE là đơn vị cung cấp một số khóa đào tạo tập huấn dành riêng cho các DNXH bao gồm các khóa tập huấn đào tạo về phát triển DNXH tông quan, kỹ năng lập kê hoạch kinh doanh, lãnh đạo DNXH, chương trình cố vấn cá nhân và tư vấn phát trien DNXH... Số lượng các khóa tập huấn, đào tạo so với nhu cầu còn rất hạn chế, chưa thê đáp ứng được một phần nhu cầu ngày càng tăng của các cá nhân, tổ chức đang quan tâm hoặc có mong muốn chuyến đổi sang loại hình doanh nghiệp này. Kết luận Cũng như các DNXH khác, DNXH trong lĩnh vực DLCĐ đã góp phần mang lại những tác động nhất định về kinh tế - xã hội và môi trường cho điểm đến DLCĐ. Những tác động này không chỉ góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch mà còn góp phần bảo vệ môi trường cũng như gìn giữ và bảo tồn những di sản vãn hóa truyền thống bản địa của người dân địa phương. Với những tác động to lớn mà các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ mang lại, loại hình doanh nghiệp này rat cần sự hỗ trợ từ cả khu vực công và khu vực tư để phát huy những giá trị mà nó mang lại cho cộng đồng tại điểm đến du lịch. Đỏ là sự hỗ trợ về các chính sách thúc day DNXH nói chung và DNXH trong lĩnh vực DLCĐ nói riêng để tạo ra một khung pháp lý đầy đủ, một hệ sinh thái thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển. Những chính sách này cần mang tính thực tiễn, giúp hỗ trợ nâng cao năng lực vận hành và năng lực cạnh tranh của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ mà cụ thể là những chính sách hồ trợ thuế, chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay; tiếp cận các khoản tài trợ, viện trợ từ các tố chức khác... Và đặc biệt rất cần những chương trình hành động cụ thề giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về DNXH cũng như những chương trình đào tạo bài bản về DNXH nhằm nâng cao năng lực của các DNhXH cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Có thể nói, Việt Nam là một đất nước có nhiều tiềm năng phát triển DNXH, đặc biệt là phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Tuy nhiên, để phát triển những tiềm nãng ấy, thúc đẩy sự gia tăng các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ cả về lượng và chất thì rất cần sự plìối hợp từ nhiều phía, trong đó vai trò định hướng và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp này thông qua các chính sách của nhà nước có ý nghĩa quyết định bao trùm tới toàn bộ sự phát triên của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ.. Tài liệu tham khảo Đại học Kinh tế quốc dân, Hội đồng Anh tại Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triên doanh nghiệp xã hội thông qua các trường Đại học tại Việt Nam ”, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trung tâm hỗ trợ sảng kiến phục vụ cộng đồng (CS1P) (2015), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Doanh nghiệp xã hội - Cách tiếp cận sáng tạo hướng tới bền vững cho các Tố chức Xã hội ”, Đà Nang. Nguyễn Thường Lạng (2012), Tiềm năng phát triển Doanh nghiệp xã hội ờ Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Adeagbo, A., (2008) Social enterprise and social entrepreneurship in practice, Doctorate Thesis, Bournemouth University. Laura Scheiber (2012), Social Entrepreneurs in Rio De Janeiro: Learning Experiences and Social Capital, Columbia University. Melody Lee (2012), The Value Creation of Social Enterprise in Tourism Industry, Bachelor Thesis, Imatra Faculty of Tourism and Hospitality Degree Programme in Tourism, Saimaa University of Applied Sciences Business and Culture. Murphy, Peter E. (1985), Tourism: A Community Approach, Metheun, New York. w. Legrand, p. Sloan, c. Simons-Kaufmann (25-27th October 2012), Social entrpreneurship in the hospitality and tourism industries as a business model for bringing about social improvement in developing economies.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdoanh_nghiep_xa_hoi_trong_linh_vuc_du_lich_cong_dong_tai_vie.docx
  • pdf704_article_text_2192_1_10_20191129_1094 (1)_2329472.pdf
Tài liệu liên quan