Năm 1950 tại Poza Rica, thuộc Mêxico, một thành phốcó 22000
người, cách thành phốMêxico 210 km vềphía Đông Bắc. Thời
đó Poza Rica là trung tâm sản xuất dầu lớn nhất Mêxico, là một
địa điểm đặt một sốgiàn khai thác dầu mỏvà cảmột nhà máy
sản xuất sulphur. Vào mõt buổi sáng sớm, cột lửa đốt khí thải đã
không hoạt động và dẫn tới việc một sốlượng lớn hydro sunphat
chưa được đốt cháy đã thoát ra ngoài không khí. Khí này được
trợgiúp bởi gió nhẹbuổi sáng và nhiệt độthấp đã bay tới khu
vực cưdân gần nhà máy. Trong vòng ba giờ, 320 người đã phải
vào bệnh viện và 22 người đã chết. Triệu chứng phổbiến nhất là
mất khảnăng nhận biết mùi. Hơn một nửa sốbệnh nhân cơquan
khứu giác mất hiệu lực, nều người khác mắc chứng khó thở, đau
mắt và 9 người bịbệnh phù phổi, 4 trong số320 nạn nhân đã
mắc bệnh động kinh, hỏng thính giác
161 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Độc Học Môi Trường và sức khỏe con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống quan trắc phải quan sát được những dầu hiệu lạ tác động
đến những loài cá sinh sống ở đây. Quy đó đưa ra những kiến
nghị kịp thời tiếp tục cho phép hoặc phải chấm dứt những hoạt
động gây ra những tác động nói trên. Những thử nghiệm này gọi
là những thử nghiệm quan trắc chất lượng nước chảy trên sông.
e) Nghiên cứu để thiết lập tiêu chuẩn môi trường
Có rất nhiều các độc chất xuất hiện trong môi trường nước,
đó là do hậu quả của các hoạt động công, nông nghiệp và nước
thải sinh hoạt. Những hóa chất này lưu lại trong hệ sinh thái
thủy sinh với những chu kỳ rất dài, thậm chí đôi khi tồn tại vĩnh
cửu. Đối với những chất này cần nhiều thông tin để đánh giá độ
nguy hại, để thiết lập tiêu chuẩn cho phép trong môi trường
nước. Bản chất và quy mô của những thử nghiệm kèm theo phụ
thuộc vào bản chất hóa học của tác nhân và mức độ gây rủi ro
126
của nó. Quy trình thử nghiệm phải đưa ra những thông tin có thể
được diễn tả như là phép thử nghiệm để thiết lập tiêu chuẩn chất
lượng nước. Những thử nghiệm này thường phức tạp, phai được
tiến hành trong nhiều khoảng thời gian và trên hàng loạt các loài
khác nhau v.v...
Bảng 11. Khả năng áp dụng và nội dung thông tin của các
kiểu thử nghiệm tiến hành trên các mức độ khác nhau trong
độc học
Trên
một
loài
Trên
một
quần xã
Hệ sinh
thái đối
chứng
Nghiê
n cứu
trên
thực tên
a) Sơ bộ kiểm tra
độc tính của hóa
chất;
+ ± -
-
bị Quan trắc độc
tính sự phát tán ô
nhiễm của chất thải
hay của các nơi
chôn chất thải;
+
±
-
-
c) Quan trắc chất
lượng môi trường
với các mục đích về
luật pháp;
±
-
-
+
di Đánh giá độ
nhạy của môi trường
tự nhiên đối với các
chất hóa học;
±
+
+
-
127
e) Nghiên cứu để
thiết lập tiêu chuẩn
môi trường;
± + + ±
Ký hiệu + nghĩa là tính tích cực. - nghĩa là tính tiêu cực;±
nghĩa là trung bình hoặc vấn đề đang còn được tranh cãi.
Các phương pháp và cách quản lý dữ liệu trong độc học
sinh thái
Các quy trình thử nghiệm độc chất học với cá hay với những
loài động vật thủy sinh được thiết lập rất rõ ràng, đôi khi đã
được chuẩn hóa, sau đây là những điều hướng dẫn chính:
- Làm một dãy các thử nghiệm với những chất gây độc khác
nhau
- Thí nghiệm trên từng nhóm sinh vật, thường với một si lượng
bằng nhau trong mỗi bể thí nghiệm
- Quan sát tỷ lệ chết hoặc các tác hại khác xảy ra trong quá
trình tiếp xúc với độc chất
- Kết quả cuối cùng được biểu diễn như nồng độ gây hại, gây
chết đối với sinh vật
Quy trình tương tự cũng được áp dụng cho các động vật trên
hệ sinh thái cạn.
Đồ thị độc tính đặc trưng được vẽ ở hình sau. Độ dốc của
đồ thị chỉ ra tốc độ của quá trình giải độc.
128
Hình 18. ước đoán nồng độ gây chết cho một thời gian tiếp
xúc nhất định; A. B. C là các loại hóa chất khác nhau
Nếu như việc quan sát các hiệu ứng được dựa trên mối quan
hệ với thời gian, đồ thị kết quả được chỉ ra trên hình 20 và còn
có thể xử lý bằng cách lấy thời gian có tác động đến 50% sinh
vật thí nghiệm tương quan với loa của nồng độ.
Hình 19. Ước tính thời gian trung bình gây chết tại
129
các nồng độ khác nhau đối với các loại hóa chất (l,2,3,4,5)
Các chỉ số chất lượng thường được sử dụng trong độc học
bao gồm:
LD50 (Lethal dose 50%)- Là liều lượng cửa hóa chất gây chết
50% sinh vật thí nghiệm.
LC50 (Lethal concentration 50%)- giá trị dùng khi tiếp xúc với
hóa chất của sinh vật thí nghiệm không ra' đường miệng và tiêu
hóa mà chúng được tiếp xúc qua các đường khác như nước và
không khí..
Nếu như điểm cuối của tác động không phải là các chất mà là
các tác động sinh học khác thì ta sử dụng giá trị ED50 (effective
dose) hay EC50 (effective concentration). Nếu như thời gian là
một thành phần quan trọng của tiếp xúc thì nó phải được chỉ ra
rất rõ ràng. Ví dụ như LC50 24h là nồng độ gây chết 50 % số
sinh vật thí nghiệm sau 24 giờ.
LT50 (lethal thực 50%) là một cách đề đo khoảng thời gian cần
thiết để gây chết cho 50% sinh vật thí nghiệm.
130
Chương VII
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT NGUY HẠI TỚI SỨC
KHỎE CON NGƯỜI
7.1. MỘT SỐ BỆNH DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
7.1.1. Bệnh phổi
Bệnh nhiễm bụi phổi silic
Những công việc có thể gây bệnh là tất cả mọi công việc có
tiếp xúc với bụi silic tự do như:
• Các hoạt động khai thác khoáng sản hoặc đá có
chứa silic tự do.
• Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh
bóng và các sản phẩm khác có chứa silic tự do.
• Chế biến chất carborundun, chế tạo thủy tinh, đồ
sành sứ, các đổ gốm khác, gạch chịu lửa.
• Công việc đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn
mẫu, làm sạch vật đúc )
• Các công việc mài, đánh bóng, rửa khô bằng đá
mài có chứa silic tự do.
Bệnh bụi phổi silic là bệnh không hồi phục. Bệnh bụi
phổisilic làm giảm tuổi thọ người bệnh, tử vong hay xảy ra
trong tuổi 40 - 50, sau các biến chứng như phế quản - phế
viêm, suy tim phải - lao phối hợp.
Khi tiếp xúc với bụi có nồng độ và hàm lượng silic tự do cao,
thời gian tiếp xúc liên tục kéo dài, bệnh tiến triển nhanh từ vài
tháng đến vài năm, nhất là ở người trẻ, làm nghề phun cát,
nghiền khoáng sản (thạch anh...).
131
Bệnh bụi phổi ở công nhân mỏ than
Ở các mỏ than, người thợ phải hít thở không khí có bụi than,
bụi sắt... dẫn đến bệnh bụi phổi của công nhân mỏ than. Một số
lượng lớn bụi than do công nhân bị bệnh được thở hít vào phổi,
lắng đọng xung quanh các phế quản nhỏ và các động mạch phổi
nhỏ đi kèm tạo thành những ổ bụi nhỏ.
Bệnh bụi phổi nhiễm bụi amiăng (abestos)
Amiăng được trộn với nhiều sản phẩm như xi măng, cao su,
chất dẻo... để làm thay đổi tính chất cơ lý của sản phẩm có lợi
cho tiêu dùng. Amiăng còn dùng để dệt vải, may áo cách nhiệt,
làm thảm chông lửa cách nhiệt, làm thùng cách nhiệt dùng cho
nồi hơi, lò nung, làm vật liệu cách âm, làm ngói amiăng - xi
măng, làm má phanh ô tô...
Atbet hay amiăng kép Ca và Mg, ở dạng sợi trong thiên
nhiên. Có hai loại amiáng chính là serpentin và amphibol. Loại
phổ biến nhất là chrysoltil (90% sản lượng trên thế giới). Còn
crocidolit là loại đặc biệt hay gây ung thư hơn cả
Nhóm amphibol
1 Crocidolit (amiăng xanh)
2. Amosit
3. Anthophylit
4. Tremolit
5. Actinolit
Nhóm serpentin
Chrysoltil (amiăng trắng)
Các thể loại bệnh
-Thể xơ hóa phổi
- Thể có tổn thương màng phổi lành tính
132
-U ác tính
- Chai da
Bệnh bụi phổi - bông (Byssinosis)
Công việc có thể gây bệnh: L ao động tiếp xúc với bụi bông,
trong việc xé bông, chải thô, làm sợi, bốc sợi, quấn sợi, dệt vải,
thu hoạch bông, tẽ hạt lấy bông
Những người tiếp xúc với bụi bông trong nhiều năm đã có
những triệu chứng bệnh đặc trưng, sự giảm dung tích hô hấp
không hồi phục được...
Trong số các chất gây co thắt phế quản có trong bụi bông
hay những chất làm co thắt các phế quản nhỏ bằng sự co cơ hay
do phù nề niêm mạc đường hô hấp...
Một số nước đề nghị lấy trị số lmg/ma làm ngưỡng tối đa cho
phép nối với bụi bông.
7.1.2. Bệnh xạm da
Những công việc có thề gây bệnh: tiếp xúc với dầu hỏa, dầu
mazut, dầu nhờn, dầu xăng, benzen, parafin, luyện cốc, nhựa
than, acridin, anthracen, nhựa đường, creosot, hơi hydrocarbon,
bạc, chì, bức xạ ton hóa hợp chất lưu huỳnh, phenol, than đen,
sa thạch, sản xuất cao su.
Bệnh thường gặp trong các ngành công' nghiệp như hóa dầu,
luyện than, tẩm gỗ, ra nhựa đường, lái tàu, luyện kim, phim ảnh,
nhựa, bụi thực vật, hóa chất, cao su,...
Bệnh xạm da tuy không gây chết người cấp tính nhưng làm
sức khoẻ suy giảm, kiệt quệ, năng suất lao đông giảm sút mặt
khác, bệnh thường phát ở các vùng da hở như tay, cổ, mặt làm
ảnh hưởng đến nhan sắc thẩm mỹ, nhất là đối với nam nữ thanh
niên. Đây không chỉ là vấn đề sức khoẻ mà còn là vấn đề xã hội
cần được quan tâm.
Biện pháp khắc phục
133
- Thay đổi nguyên liệu hoặc công việc để tránh tiếp xúc với
các yếu tố gây bệnh.
-Cải thiện điều kiện môi trường làm việc như thông gió, hút
bụi, hơi khí độc, khép kín dây chuyền sản xuất, tránh đổ vãi dây
dính, dầu mỡ, bụi than,. . .
- Trang bị đầy đủ và sử dụng có hiệu quả các phương tiện
phòng hộ lao động.
Hạn chế, tránh tiếp xúc với nắng như thay đổi giờ làm việc
hợp lý, làm lều che chắn nắng cho người lao động khi làm việc
ngoài trời.
7.1.3. Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng (Toluen, Xylen)
Những công việc có thể gây bệnh: tất cả mọi công việc có
liên quan tới benzen và đồng đẳng của benzen
• Khai thác, chế biến, tinh luyện các hợp chất
benzen và đồng đẳng của benzen.
• Điều chế dẫn suất từ các hợp chất benzen và
đồng đẳng của benzen.
• Cất các chất béo, tẩy mỡ ở xương, da, sợi, vải,
len, dạ. ljau khô, tẩy mỡ các tấm kim loại và tất cả các dụng
cụ có bám bẩn chất mỡ.
• Điều chế các dung môi hòa tan cao sút thao tác
và sử dụng các dung môi đó, tất cả mọi việc sử dụng các
dẫn suất và các chất thay thế nó làm chất hòa tan cao su
• Pha chế và sử dụng vecni, sơn, men, ma tít, mực
in, các chất bảo quản có benzen; chế tạo da mềm.
• Hổ sợi bằng sản phẩm chứa benzen.
• Sử dụng benzen làm chất hòa tan nhựa thiên
nhiên và tổng hợp.
• Dùng benzen để tách nước trong rượu cồn, trong
134
các chất lỏng và chất đặc khác.
• Dùng benzen làm chất biến dạng.
• Pha chế và sử dụng những nhiên liệu có benzen
và đồng đẳng của nó...
• Nồng độ tối đa cho phép ở môi trường lao động,
theo Việt Nam là 0,05 mg/l, theo Liên Xô cũ là 0,02 mg/l,
theo Uruguay là 1 mg/l.
Đây là một bệnh nguy hiểm vì dù ngừng tiếp xúc, bệnh vẫn
không loại trừ được do có lượng benzen tích lũy ở các tổ chức
nhiều mỡ, nhất là ở tủy xương. Ngoài ra, nhiễm độc còn có thể
xuất hiện muộn, tới 20 tháng sau, cũng do benzen tồn lưu lâu dài
ở tủy xương.
Thời kỳ toàn phát, số lượng hồng cầu dưới 1 triệu, bạch cầu
dưới 2000, bạch cầu trung tính dưới 15% và có thể dẫn tới tử
vong. Nếu điều trị khỏi, thời gian hồi phục kéo dài và bệnh cũng
có thể tái phát. Phụ nữ có thai, dễ sảy thai, đẻ non.
Đối với Việt Nam, theo văn bản 108 LB/QĐ ngày 30 tháng 3
năm 1977, cấm dùng benzen để làm dung môi pha chế sơn. Nếu
do yêu cầu công nghệ đòi hỏi phải dùng benzen thì hàm lượng
của nó chứa trong dung môi không được quá 10% chất lỏng
(chất bay hơi trong thành phần của sơn). Cá biệt cho phép tăng
hàm lượng benzen lên 20% để dùng cho việc sơn đệm nhưng
phải có sự thỏa thuận của cơ quan quản ý cấp trên.
7.1.4. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp da chì và các hợp chất
chì
Những công việc có thể gây bệnh: tất cả mọi công việc khai
thác, chế biến, điều thế, sử dụng chì, quặng chì, hợp kìm và hỗn
hợp chì, chủ yếu là:
Khai thác, chế biến quặng chì và các phế liệu có
chì.
Thu hồi chì cũ.
135
Luyện, lọc, đúc, dát mỏng chì và các hợp kim
chì.
Hàn. mạ bằng hợp kim chì.
Chế tạo, xén cắt, đánh bóng các vật liệu bằng chì
và hợp kim chì. Đúc chữ in bằng hợp kìm chì, vận hành
máy đúc chữ, sắp chữ in.
Tôi luyện chì và kẻo các sợi dây thép có tôi luyện
bằng chì.
Mạ bằng phương pháp phun xì.
Điều chế và sử dụng các oxit chì và muối cư..ì.
Pha chế và sử dụng sơn, véc ni, mực in, ma tít có
gốc là các hợp chất chì.
Chế tạo và sử dụng các loại men có chì, thủy tinh
pha chì.
Tráng men và in hoa đồ gốm bằng hợp chất chì.
Cạo, đột, cắt các vật liệu có phủ lớp sơn chì.
Pha chế và sử dụng tetraethyl chì, các nhiên liệu
có chứa chì, cọ rửa các thùng chứa các nhiên liệu này.
Nhiễm độc chì vô cơ
Độc tính của chì
Chì là kim loại mềm, màu xám nhạt, có trong thiên nhiên
dưới dạng quặng như sulphur chì (ga len). Chì nóng chảy ở
3270c, Sôi ở 1,5150c nhưng từ khoảng 550 - 6000c Chì đã bay
hơi và khi tiếp xúc với không khí, hơi chì biến thành oxyt chì rất
độc.
Chì và các hợp chất của chì đều độc. Các hợp chất này càng
dễ hoà tan bao nhiêu, chì càng độc bấy nhiêu.
Một gam chì tương đương với 5% acetat chì hấp thụ vào cơ
thể một lần, thường là liều gây tử vong.
136
- Một liều hàng ngày là 10 mà có thể dẫn đến nhiễm độc
nặng sau vài tuần.
- Hàng ngày hấp thụ 1mg chì, sau nhiều ngày có thể xuất
hiện nhiễm độc mãn tính ở người bình thường.
Các triệu chứng
- Màu da tái: da mặt có thể tái xám thường do sự co mạch
nhiều hơn là do thiếu máu.
-Đường viền chì Burton: màu xám sẫm, ở chân răng nơi tiếp
xúc với lợi, đo đọng sulphur chì ở lợi. Đường viền chì thực ra
chỉ là triệu chứng tiếp xúc, do hấp thu nhiều chì chứ không phải
là triệu chứng nhiễm độc.
- Cơn đau bụng chì: đây là một dấu hiệu khi tình trạng nhiễm
độc nghiêm trọng.
Các bệnh
Liệt chì
Liệt chì là đặc trưng trong số các tổn thương thần kinh ngoại
biên, bao gồm liệt thần kinh quay, thể hiện ở liệt các cơ
duỗi.Lúc đầu, liệt tập trung vào các ngón giữa và ngón đeo nhẫn
rồi sau đó lan ra các ngón tay. Lúc này, có thể gặp hình ảnh “
bàn tay ra”.
Chi dưới rất ít khi gặp liệt chì, các cơ có thể bị tổn thương là
cơ mác, cơ duỗi chung và cơ duỗi riêng các ngón.
Liệt chì là liệt vận động đơn thuần do tổn thương thần kinh
và mất phản xạ gân.
Tai biến não
và một biểu hiện đặc biệt nghiêm trọng, bệnh nhân nhức đầu
dữ dội, co giật, động kinh, mê sảng, hôn mê, dễ tử vong. Hiện
nay, tai biến não rất hiếm thấy.
Viêm thận
137
Viêm thận phát triển chậm, protein niệu nhẹ, đạm huyết tăng
nhẹ, lên trên 0,5 g/l. Nước tiểu có thể có hồng cầu, bạch cầu.
Huyết áp cao
Lúc đầu có thể huyết áp cao đơn thuần, sau đó trở thành vĩnh
viễn và phối hợp với viêm thận. Pb gây tác hại đến mạch và nhu
mô thận. Huyết áp cao có thể gây tai biến tim mạch trong nhiễm
độc chì: xuất huyết, tim to, suy tim.
Thấp khớp do chì
Xuất hiện từng cơn, đau các khớp lan toả, nhưng không tập
trung ở cột sống. Cơn đau kéo dài vài ngày. Còn có thể đau cơ,
đau xung quanh khớp, nhưng không sưng, không đỏ.
Nhiễm độc chì hữu cơ
Chì hữu cơ thường gặp là te tra ethyl chì Pb(C2H5)4. Hợp chất
này được sử dụng ngày càng nhiều để pha vào xăng - xăng pha
chì có nguy cơ gây nhiễm độc cho công nhân tiếp xúc.
Tại Việt Nam, số công nhân tiếp xúc với xăng pha chì ngày
càng nhiều: thợ máy, công nhân kho xăng dầu phải cọ rửa các bể
xăng dầu, các xitec,... những người vận chuyển, bảo quản, phân
phá và sử dụng xăng dầu...
Theo quy định của nhiều nước, lượng tetraethyl chì tối đa
được phép pha vào xăng không quá 0,5 phần nghìn (hay o,5 g/l).
Tetraethyl chì vào cơ thể dễ dàng qua da, vì nó hoà tan được
qua lớp mỡ bảo vệ. Nhiễm độc chì hữu cơ cũng rất dễ dàng qua
đường hô hấp. Do đó, nhiễm độc hay gặp ở những người làm
việc cọ rửa, sửa chữa các bể chứa xăng hay các thùng xitec vì
tetraethyl chì vào cơ thể qua cả đường da và đường hô hấp. Đối
với người, chì hữu cơ gây nhiễm độc kiểu viêm não. Vì có ái lực
với tổ chức mỡ, chì cố định ở tổ chức mỡ của não. Do tác dụng
chọn lọc này, biểu hiện của nhiễm độc tetraethyl chì rất khác với
nhiễm độc chì vô cơ. Các kết quả nghiên cứu về độc chất học
138
cho thấy chì hữu cơ tích đọng nhiều ở não rồi ở gan, thận.
Ở gan, tetratethyl chì có thể chuyển thành tri ethyl chì và chì
vô cơ, chì vô cơ này sau khi được giải phóng, lại tích đọng vào
xương.
Triệu chứng nhiễm độc chì hữu cơ rất khác với nhiễm độc chì
thông thường. Dấu hiệu nổi bật là thần kinh.
Biện pháp khắc phục
Cho đến nay, người ta thấy chưa có chất nào pha vào xăng tốt
hơn chì hữu cơ (tetratehtyl chì) với tác dụng chống nổ. Do đó
khó có thể thay thế chất nào khác để sử dụng. Vì vậy, quy trình
sản xuất chì hữu cơ phải tiến hành trong hệ thống thật kín. Khi
pha chì hữu cơ vào xăng phải ở ngoài trời, hoặc ở nơi thông gió
tốt..
Công nhân tiếp xúc với xăng pha chì như cọ rửa, sửa chữa
các bể chứa... phải có quần áo bảo vệ đặc biệt là khi nào hầm
chứa có nồng độ chì hữu cơ cao phải đeo mặt nạ. Để tránh sự
tiếp xúc nguy hiểm, đối vớiemột số công việc, cần phải trung
hòa độc chất trước bằng một số chất oxy hóa (như KMnO4).
Các loại xăng pha chì, trong bất kỳ trường hợp nào cũng
không được dùng làm dung môi hoặc để tẩy sạch dầu mỡ dính
vào quần áo hoặc các việc khác trong gia đình. Để tránh sự
nhầm lẫn, người ta thường pha thêm chất màu. Biện pháp này
chưa đầy đủ, mà còn phải nhắc nhở những người sử dụng về hậu
quả nguy hiểm của xăng pha tetraethyl chì.
7.1.5. Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi vẫn là một vãn đề sức khoẻ cộng đồng có quy
mô toàn cầu với khoảng 8 - 10 triệu ca mới và 3 triệu ca tử vong
mỗi năm. Tình trạng trầm trọng đến mức mà WHO phải công bố
lệnh báo động trên toàn cầu vào năm 1993.
Lao phổi còn là bệnh mang tính xã hội hơn là một bệnh
truyền nhiễm vì nó thường xuất hiện ở những người nghèo, sống
139
trong điều kiện đông đúc chật chột và bị suy dinh dưỡng. Bệnh
lao phổi lại "bắt tay" đồng hành với độ dịch HIV/AIDS. Virus
HIV/AIDS phá hủy hệ thống phòng vệ của cơ thể - gọi là hệ
thống miễn dịch - góp phần tạo điều kiện cho quá trình lao phát
triển nhanh từ giai đoạn lây nhiễm đến giai đoạn trầm trọng.
Lao phổi là loại bệnh cơ hội đa phần giết chết những người
HIV dương tính. Cứ khoảng 1 triệu người chết vì AIDS năm
1995 thì khoảng 1/3 bị nhiễm lao. Trong khi đó có 90% những
người chết vì lao phổi năm 1985 là liên quan tới AIDS. Tỷ lệ
này sẽ đạt khoảng 17% vào khoảng năm 2000.
7.1.6. Bệnh da nghề nghiệp do crome (loét da, loét vách ngăn
mũi, viêm da, chăm tiếp xúc)
Những công việc có thể gây bệnh
Chế tạo ắc quy, luyện kim, sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm,
chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo, diêm, keo dán, xi măng, đồ gốm,
muối crôm, bột màu, men sứ, thủy tinh, bản kẽm, cao su, gạch
chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm, thợ xây dựng, mạ điện, mạ
crome.
Tất cả những ngành nghề trên mà các công việc trong quá
trình người lao động phải tiếp xúc, hít thở, dây dính... với crome
hoặc hợp chất crome thì các loại bệnh như loét da, loét, thủng
vách ngăn mũi, viêm da tiếp xúc, chăm tiếp xúc... đều có thể
xuất hiện.
7.1.7. Bệnh nhiễm độc ma ngan và các hợp chất của ma ngan
Những công việc có thể gây bệnh:
Khai thác, tán, nghiền, sàng, đóng bao và trộn khô
bioxyt ma ngan (MnO2) nhất là trong việc chế tạo các phi
điện, que hàn.
Dùng bioxyt ma ngan trong việc làm già ngói, chế tạo
thủy tinh, thuốc màu, kỹ nghệ luyện thép.
Nghiền và đóng bao ở lò luyện kim có bioxyt ma ngan.
140
Hội chứng bệnh Thời
gian bảo
đảm
Tỷ lệ mất
khả năng
lao động
Hội chứng thần kinh kiểu
Parkinson Run nhẹ còn làm được
việc Run nặng không làm được
việc - Bệnh rất nặng không lao
động và tự phục vụ được
1 năm
3 %
60%-61%
80%
81-100%
7.1.8. Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp
Phóng xạ đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành: mỏ,
địa chất, thăm dò dầu khí, y tế,...
Ung thư xương nghề nghiệp cũng đã được biết rõ. Bệnh xảy
ra do nhiễm xạ nội chiếu radi (α) plutoni (α), stronti (β).
Biện pháp khẳc phục
Một trong những biện pháp Phòng chống nhiễm xạ là: sử
dụng nhừng tấm che chắn bằng chì, bằng bê tông đối với tia X,
tia gamma; bằng chất dẻo đối với tia β bằng Bo, Cadimi đối với
các hạt notron. Nên thường xuyên đo kiểm tra tình hình nhiễm
xạ tại nơi làm việc. Công nhân viên khi làm việc được mang
một chiếc máy đo liều phóng xạ, dưới hình thức bút, phim...
Để tránh ăn hoặc thở hít phải, người ta thường để các chất
phóng xạ cách biệt một nơi, đeo găng tay cao su pha chì khi thao
tác, mặc quần áo không thấm nước và giặt giũ được sau khi lao
động và tắm rửa trước khi về nhà.
Về phòng bệnh, người ta chú ý các biện pháp bảo vệ, để ngăn
ngừa tình trạng chiếu xạ, bằng khoảng cách, ngăn chặn bằng
màng che chắn, thời gian và cách ly.
7.1.9. Bệnh sết do Leptospira nghề nghiệp
141
Bệnh sốt do Leptospira hay gặp ở Việt Nam, ở các vùng rừng
núi, các khu vực khai hoang phát triển nông nghiệp, khu xây
đựng công nghiệp. Đây còn là bệnh gia súc truyền sang người.
Người mắc bệnh do tiếp xúc với súc vật hoang dại hay gia súc
và còn do tiếp xúc nghề nghiệp trong quá trình chăn nuôi hoặc
phải tiếp xúc với nước Ô nhiễm.
Đường lây thông thường là do tiếp xúc với đất hoặc nước Ô
nhiễm nước tiểu súc vật bị bệnh, trong khi lao động phải ngâm
mình đưới nước, bơi hay lội nước hoặc bùn lầy. Cũng có thể lây
trực tiếp kht tiếp xúc với vật, mầm bệnh vào cơ thể qua đa sây
xát hoặc qua niêm mạc. Bệnh còn có thể lây qua thực phẩm,
nước uống Ô nhiễm. Rất hiếm gặp trường hợp lây bệnh tử người
sang người.
Các triệu chứng sớm xuất hiện là ăn không ngon, đau cơ,
nhức đầu dữ dội, liên tục, người lả vì đau vùng sau nhãn cầu, mồ
hôi vã ra nhiều. Bệnh nhân thường buồn nôn, có thể ỉa chảy
hoặc táo bón. Trong thời kỳ đầu sốt, vỉêm thần kinh mất và đôi
khi liệt nhẹ thần kinh vận động nhãn cầu. Viêm màng mạch nhỏ
ở mắt (uveitis) là biến chứng muộn, xuất hiện từ hai tuần sau
cơn bệnh phát cho đến một năm sau.
Màng não bị tơn thương cũng là phổ biến nên có biểu hiện cổ
cứng, tăng áp lực dịch não tủy, bạch cầu đơn nhân tăng lên
50/mm3 hay hơn.
Trong những ngày đầu, có tình trạng xuất huyết. Gan và lách to,
nhưng không thường xuyên. Thận thường tổn thương dẫn đến
đái ra mủ, ra máu.
Bệnh do Leptospira nặng thường do Lipterohaemorrhagiae.
Các triệu chứng cũng như vậy nhưng nặng hơn, có buồn nôn,
nôn, đặc biệt tiêu chảy nặng. Rất hay có biểu hiện xuất huyết,
viêm phổi, viêm cơ tim, trụy mạch ngoại biên xuất hiện. Gan to
vàng đa, chức năng gan bị ảnh hưởng, các triệu chứng ảnh
hưởng về hệ thần kinh trung ương, bạch cầu tăng, chủ yếu bạch
cầu đa nhân. Thận bị suy, protein niệu tăng đái ít hoặc vô niệu.
142
Tử vong thường do thận.
Ổ bệnh thông thường gặp ở loại gặm nhấm, nên đòi hỏi phải
diệt loài này, đây là một công việc rất khó khăn. Người ta đã
dùng thuốc diệt như dicumarol hay các mồi độc tương tự. Gia
súc như lợn, trâu bò, ngựa, chó cũng là ổ bệnh nhưng ít hơn so
với loài gậm nhấm. Đối với việc diệt Leptospira ở môi trường Ô
nhiễm có thể tiến hành bằng cách dùng clo để vô khuẩn nước.
Đất bị Ô nhiễm có thể xử lý bằng muối đồng sulphate, cyanamit
canxi.
7.1.10. Bệnh ỉa chảy
Bệnh ỉa chảy là bệnh lây lan rất rộng tại các nước đang phát
triển, ở đó nó gây tình trạng ốm yếu, bệnh tật và chết đáng kể,
đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung. Bệnh lây nhiễm chủ
yếu bởi phân người nhiễm bẩn trong thức ăn và nước.
7.1.11. Ung thư
Ung thư gan
Men aflatoxin từ nấm Aspergillus có tron.g thức ăn thực vật
(gạo, mì, vừng, đậu,...) bị mốc có tác dụng gây ung thư mạnh.
Nghiện rượu hoặc thức ăn thiếu methionin, cystin, đạm cũng có
thể phát sinh bệnh ung thư gan.
Ung thư phế quản - phổi
-Cũng như các ung thư khác, người ta chưa rõ nguyên nhân
thực sự của ung thư phế quản - phổi mà chỉ có thể nêu lên các
yếu tố thuận lợi làm bệnh phát sinh như nghề nghiệp, môi
trường sống, hút thuốc.
-Ung thư nghề nghiệp xảy ra sau một thời gian làm việc
khoảng 15 - 20 năm trong các xí nghiệp có nhiều độc chất ở
nồng độ cao (các chất phóng xạ, niken, crômat, amiăng, hắc ín,
các hóa chất...) nhất là khi điều kiện bảo hộ không tốt.
- Môi trường sống bị Ô nhiễm: ở các thành phố công nghiệp
không khí bị Ô nhiễm do khói từ các nhà máy, khí thải từ các xe
143
có động cơ, các nhà máy đốt rác...
- Tệ nạn hút thuốc lá: Các nghiên cứu thống kê ở Mỹ theo dõi
trong 20 năm thì thấy nhừng người nghiện thuốc lá nặng (trên
20 điếu/ngày) bị ung thư phổi nhiều hơn các người khác (hơn
75%). Tác dụng ung thư chỉ xuất hiện khoảng 1 năm sau khi bắt
đầu hút.
Tại sao hút thuôc lá lại có hại?
Khói 1 điếu thuốc lá có khoảng 0,1 mg nicotin hay 1-metyl- 2
- (3-pyridyl) pyrolidin là một ancaloit bay hơi, độc, khuếch tán
nhanh, vì vậy 90% nicotin có thể thâm nhập vào cơ thể.
Đầu tiên nicotin với liều lượng nhỏ kích thích hạch thần kinh
tự động của dây thần kinh phó giao cảm rồi đến dây thần kinh
giao cảm, tủy thượng thận, gây mạch nhanh, huyết áp tăng, kích
thích sự tiết các chất catecolamin, do đó làm tăng sụ tiêu thụ
oxy ở cơ tim cũng như tăng lưu lượng máu ở động mạch vành,
làm thở nhanh, giãn đồng tử, tăng nhu động ruột. Với liều lượng
cao nó làm liệt các xinap thần kinh và chỗ giao tiếp cơ - thần
kinh.
Trong khói thuốc lá bao giờ cũng có các hydrocacbua thơm
nhiều vòng, trong đó độc nhất là 3,4 - benzopyren với hàm
lượng 0,5µg/điếu. Nghiện thuốc lá lâu năm sẽ gây nhiễm độc cơ
thể, làm giảm tuổi thọ (trung bình 4 năm), viêm phế quản mãn
tính, bệnh tim mạch, ung thư phế quản – phổi. Trong khóa họp
tháng 11 năm 1982 ở Giơnevơ các chuyên gia về ung thư phế
quản- phổi đều nhất trí kết luận rằng 80- 90% trường hợp bệnh
đều bắt nguồn từ hút thuốc lá.
Ung thư vòm họng
Nguyên nhân ung thư vòm họng rất đa dạng, trong đó có
thể có: Viêm mạn tính vùng tai mũi họng, các hóa chất dỉệt cỏ,
hút thuốc. Ung thư vòm họng có yếu tố di truyền. Ung thư vòm
họng phát triển theo 3 thể: Thể loét, thể tiểu thùy và thể sùi.
Ung thư đại trà
144
Y học ngày nay đã thống kê được 200 loại ung thư, có
những loại rất phổ biến như đã nói ở trên, song có những loại rất
hiếm thấy. Dù sao thì chúng vẫn có những nét chung đó là: Một
tế bào không tuân theo quy luật phát triển tự nhiên. Nó phân ra
một cách trái quy luật, quá trình đó tạo ra khối u. Khoí u xuất
phát từ tế bào phát triển không bình thường đó đôi khi còn được
gọì là "tế bào điên". Tiếp đó chúng dần dần lan ra khắp cơ thể.
Mỗi tế bào hàng ngày phải tự chỉnh 10.000 chỗ suy yếu trong
gen của nó. Nếu ngừng cuộc chỉnh đơn ấy không thực hiện được
thì tế bào có nguy cơ trở thành ung thư. Tuy nhiên, nhờ có
những enzym là chất chuyên trị chỗ suy yếu ấy, nên thông
thường nó vẫn hoàn thành được nhiệm vụ. Chỉ khi enzym yếu
đi, mỗi tế bào phạm từ 5 đến 10 lỗi thì sự cân bằng giữa gen
sinh trưởng và gen ổn định bị phá vỡ.
Thường thì hệ miễn dịch của cơ thể phát hiện ngay hiện
tượng đó và tấn công tiêu diệt tế bào ác, nhưng có trường hợp
bản thân hệ miễn dịch có sự cố, gặp trục trặc, thế là tế bào ung
thư được dịp hoành hành.
Ngày nay người ta nhận thấy một loạt yếu tố gây ung thư
xuất phát từ môi trường như Ô nhiễm không khí, các hóa chất
công nông nghiệp phóng xạ, tia tử ngoại và lối sống mà quan
trọng nhất là án uống, rượu chè. thuốc lá, tiêm chích và có cả
yếu tố di truyều... ở trên đã đề cập đến.
7.1.12. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
Tại Việt Nam, bệnh điếc nghề nghiệp đả được phát hiện ở các
ngành đường sắt, GTVT, năng lượng, xây dựng, công nghiệp
nặng và nhẹ...
Đối với các giác quan khác, tiếng ồn quá giới hạn cho phép
gây chóng mặt, buồn nôn, ngất. Tiếng ồn có thể tác động đến tận
cùng thần kinh, duy trì thăng bằng ở tiền đình.Về sinh lý, tiếng
ồn gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn mất ngon,
gầy yếu, thiếu máu.
145
Tại Việt Nam, giới hạn tối đa cho phép đối với tiềng ồn ở
môi trường lao động là 90 dBA.
Người ta đã định nghĩa tổn thương sức nghe là mức ngưỡng
nghe trung bình vượt quá 25 dBA ở tần số 500Hz, 1000Hz và
2000Hz. Trị số này được sử dụng để giám sát sự tiếp xúc với
tiếng ồn.
Giới hạn tiếng ồn tối đa cho phép có thể thay đổi theo thời
gian: t
iếp xúc hàng ngày. Cường độ ồn càng cao, thời gian tiếp xúc
phải càng ngắn.
146
Bảng 12. Sự tiếp xúc với tiếng ốn
Thời gian trong
ngày, giờ
Độ ồn, dB
8
6
4
3
2
1 + 1/2
1
3/4
1/2
1/4
90
92
95
97
100
102
105
107
110
115 (+)
(+) Trị số ngưỡng tối đa (ceiling value), không thể tiếp xúc
nghề nghiệp quá 115 dBA.
7.1.13. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
147
Rung chuyển là một trong những yếu tố tiếp xúc có hại trong
lao động hay gặp ở một số ngành nghề và ngày càng phát triển
theo nhịp điệu cơ giới hóa trong công nghiệp (như khoan
đường, khoan đá, khoan bê tông, sàng truyền,cưa cắt...)
Những công việc có thể gây bệnh:
Thao tác với các loại dụng cụ hơí nén cầm tay
như búa dũi, búa tán rivê, phá đúc khuôn, máy khoan
đá...
Sử dụng các máy chạy bằng động cơ nổ, loại cầm
tay, như: máy cưa. máv cắt cỏ...
Tiếp xúc với các vật rung truyền theo đưởng tay khác
như tời khoan dầu khí, mài nhẵn các vật kim loại (tì vật mài
lên đá mài quay tròn...)
Các máy móc gây rung đang hoạt động ở nước ta có khá
nhiều loại. Mỗi loại máy gây rung với các kiểu khác nhau, với
các tần số cao thấp khác nhau; ở mỗi loại tần số lại có biên độ,
vận tốc hoặc gia tốc không giống nhau. Mặt khác, rung còn tác
động tới cơ thể theo cách khác nhau: tác động toàn thân hay tác
động cục bộ.
Rung chuyển tác động toàn thân hay rung toàn thân thường ở
tần số thấp, còn gọi là rung xóc (tần số 2 - 20 Hz hoặc rất thấp,
< 2 Hz). Thực tế, phần lớn rung tần số cao là rung chuyển cục
bộ, truyền theo đường tay, gặp ở công nhân thao tác với dụng cụ
rung cầm tay. Bệnh do rung chuyển cục bộ, truyền theo đường
tay, có tần số cao, là bệnh nghề nghiệp và ở nhiều nước trong đó
có nước ta, đã được xếp vào loại bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm.
Các tác giả Liên Xô cũ E.A. Drogicina và l.K. Razumov,
1974 đã chia rung chuyển tần sốcao ra ba 1oại:
- Tần số dưới 40 Hz: biên độ lớn hàng xăngtimét, gây tổn
thương xương và khớp.
148
- Tần số từ 40-300 Hz: biên độ ở hàng milimét, gây rối loạn
vận mạch, đặc biệt gặp ở bàn tay, đó là hiện tượng Raynaud.
Tần số trên 300 Hz: biên độ khoảng 0,01 mm, gây tổn
thương cân, cơ thần kinh, gặp ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và
vai.
Hậu quả điển hình nhất của rung toàn thân này là rối loạn
thần kinh trung ương và đặc biệt là rối loạn chức năng với các
triệu chứng về tim, não, rối loạn trương lực mạch, cơ thể suy
nhược. Người bệnh có cảm giác nặng nhức đầu, kèm theo buồn
nôn và nôn. Vì rung toàn thân có tác động đến chức năng tiền
đình, có nghĩa là thường xuyên bị các cơn cho(íng váng, chóng
mặt, tương tự hội chứng Menia. Ngất có thể xuất hiện, không có
lý do rõ ràng, với cảm giác đau ở vùng tim và tim đập mạnh.
Còn có thể có rối loạn thị giác, người bệnh nhìn mọi vật như
trong sương mù, hoặc nhìn thấy những điểmlấp lánh hay ruồi
bay trước mắt. Ngoài ra, có triệu chứng yếu toàn thân, dễ mệt
mỏi, ăn kém ngon, dễ cáu giận, kém ngủ và bất lực.
7.1.14. Bệnh AIDS
Tên gọi
Phát hiện năm 1981 tại Hoa Kỳ (USA).
AIDS - Tiếng Anh: Acquiređ Immuno-Deficiency Syndrom
SIDA - Tiếng Pháp: Syndrom Immuno Deficence Acquise
Bệnh C - Tiếng Nga
ViệtNam gọi sử dụng tất cả các tên trên và còn gọi là: GMD
(Hội chứng bệnh Giảm Miễn Dịch)
Bệnh AIDS lây truyền qua 3 cách:
1 Quan hệ tình dục với người có bệnh
2. Tiếp xúc trực tiếp với máu và sản phẩm của máu, dụng cụ
y tế có nhiễm HIV.
149
3. Từ mẹ sang con ở thời kì bào thai hoặc khi sinh đẻ.
Vậy muốn phòng bệnh phải tránh hoặc chống lại 3 cách lây lan
trên đây, cụ thể:
1. Để tránh lây nhiễm qua đường sinh dục thì phải.
không quan hệ tình dục với nhiều người - tốt
nhất là "thủy chung" một vợ, một chồng.
không quan hệ với người thuộc nhóm nguy cơ
cao.
Không có quan hệ luyến ái đồng giới.
Sử dụng bao cao su (comdom).
2. Để tránh 1ây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp vớí máu và sản
phẩm của máu bị nhiễm HIV thì phải:
Chỉ tiêm và truyền máu khi thật cần thiết.
Kiểm tra máu và các sản phẩm máu trước khi dùng.
Kiểm tra cẩn thận thường kì máu của người cho máu
trước khi quyết định lấy máu.
Kiểm tra máu và sản phẩm máu nhập nội.
Bảo đảm bơm tiêm, kim tiêm, kim lấy máu, kim xăm
chàm, kim xâu tai được tiệt trùng đúng quy cách và
không có mầm bệnh HIV.
3. Để tránh 1ây từ mẹ sang con cần:
Giáo dục, khám nghiệm các thai phụ để phát hiện virus
HIV.
Thông báo trước cho các sản phụ về nguy cơ có thể có
của thời kì có thai và khi sinh nở đối với cháu bé.
7.2. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HẬU QUẢ CỦA CHẤT GÂY
NGUY HẠI XẨY RA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
150
7.2.1. Các ví dụ về hậv quả của chất gây nguy hại xảy ra
trên thế giới
Bệnh Minamatta
Rủi ro xảy ra 1956 ở Nhật do Ô nhiễm thủy ngân gây bệnh
Cho khoảng 14.000 người. Nguyên nhân do vương vãì thủy
ngân của một công ty tại đây khi dùng thủy ngân để tổng hợp
acetaldehyde. Hậu quả làm cho nồng độ thủỵ ngân có trong thịt
cá cao hơn mức an toàn 10 lần, từ đó gây bệnh cho người qua
chuỗi thửc ản. Kinh phí đã chi phí khoảng 150 tỷ yên để xử lý
lấp đi một phần của hồ để tránh tiếp xúc trầm tíđl. Ngoài ra còn
xây dựng trạm xử lý 40 triệu yên. Công ty Chisso (Công ty gây
ra sự cố) còn phải chi khoảng 90,8 triệu yên để đền bù thiệt hại
về sức khoẻ cho cộng đồng ở đây.
Amiăng
Tại Mỹ 2,5 tỷ USD đã được chi để bồi thường cho các bệnh
nhân bị bệnh phổi do amiăng gây ra.
H2S
Năm 1950 tại Poza Rica, thuộc Mêxico, một thành phố có 22000
người, cách thành phố Mêxico 210 km về phía Đông Bắc. Thời
đó Poza Rica là trung tâm sản xuất dầu lớn nhất Mêxico, là một
địa điểm đặt một số giàn khai thác dầu mỏ và cả một nhà máy
sản xuất sulphur. Vào mõt buổi sáng sớm, cột lửa đốt khí thải đã
không hoạt động và dẫn tới việc một số lượng lớn hydro sunphat
chưa được đốt cháy đã thoát ra ngoài không khí. Khí này được
trợ giúp bởi gió nhẹ buổi sáng và nhiệt độ thấp đã bay tới khu
vực cư dân gần nhà máy. Trong vòng ba giờ, 320 người đã phải
vào bệnh viện và 22 người đã chết. Triệu chứng phổ biến nhất là
mất khả năng nhận biết mùi. Hơn một nửa số bệnh nhân cơ quan
khứu giác mất hiệu lực, nều người khác mắc chứng khó thở, đau
mắt và 9 người bị bệnh phù phổi, 4 trong số 320 nạn nhân đã
mắc bệnh động kinh, hỏng thính giác.
151
Thuốc bảo vệ thực vật
Tại ấn độ, năm 1984 công ty sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật Union carbide đã phải bồi thường do để xẩy
ra sự cố rò rỉ hóa chất. Hậu quả có khoảng 10.000
người bị chết.
Tại Thụy Sỹ công ty Sandoz đã để trôi 30 tấn thuốc
trừ sâu vàò sông Ranh, nguyên nhân do mất điện.
Hậu quả làm khoảng 1 triệu con cá bị chết. Công ty
phải bồi thường 15 triệu bảng Anh để xử lý.
Hợp chất Chlorothalonil được chế tạo ở Mỹ xuất
khẩu để chống sâu bệnh với các loại phụ gia khác
nhau để chống sâu ở cây chuối. Có 150 người đã bị
nhiễm chất này: Trạng thái bồn chồn, đau khớp, phụ
nừ mất khả năng rụng trứng. Kinh phí đầu tư để xử lý
rất lớn (người ta phải tạo hồ bê tông chứa nước thải
dưới lòng đất)
Dioxin
7/1996 có vụ nổ máy bay ở phía bắc Phi lăng. Máy bay này
chở triclophenol. Hậu quả kéo theo các phản ứng trung gian và
tạo ra dioxin. Người dân ở đây đã di chuyển sang vùng khác. Tại
vùng bị Ô nhiễm, nguồn kinh phí khổng lồ đã phải chi ra để xử
lý đất. Biện pháp xử lý ở đây là đào hào cách ly với các vật liệu
cát, đất sét, vải nhựa. Trên lớp nhựa đổ bê tông, trên bê tông đổ
đất và trồng cỏ.
Tổng hợp hóa chất
Trong những năm 1890, William Love đã đào một con kênh
cho một phần dự án thủy điện ở vùng Niagara Fall thuộc bang
New York. Năm 1940 tập đoàn nhựa và hóa chất Hooker bắt
đầu đổ các chất thải hóa học từ các hoạt động chế tạo tại nhà
máy bằng cách chôn chúng xuống kênh này. Hóa chất thường
được chôn xuống trong nhừng thùng kim loại cũ kỹ, gỉ. Đôi khi
chúng bị vỡ ra khi đổ và thậm chí các hóa chất độc được đổ trực
152
tiếp ra kênh. Người ta đánh giá khoảng 22.000 tấn các chất thải
hóa học đã được chôn xuống kênh. Khoảng 248 loại hóa chất đã
được xác định trong các chất thải này.
Vào năm 1952, hội đồng trường học muốn mua một phần
kênh Love để xây dựng một ngôi trường mới. Lúc đầu hãng
Hoocker không đồng ý, vì việê này có liên quan tới việc đổ rác
thải. Nhưng chỉ trong 1 tháng vấn đề này đã được xem xét lại và
hãng đồng ý biếu phần đất này chỉ với giá l USD. Điều kiện
hãng Hoocker đưa ra là Hội đồng nhà trường sẽ sở hữu toàn bộ
vùng đó nhưng phải đáp ứng yêu cầu nào đó của họ và phải cho
phép tiếp tục đổ rác thải cho đến khi ngôi nhà được xây dựng
xong. Vấn đề mùi và dư lượng của hóa chất đã được báo cáo đầu
tiên vào những năm 1960 và tăng lên trong suốt những năm
1970 khi mức nước dâng lên mang theo nước ngầm ô nhiễm lên
bề mặt.
Vào giữa năm 1970, các váng ô nhiễm đã di chuyển tới bề
mặt của kênh, tới một số tầng hầm của các kênh và qua các cống
thải đi vào các dòng suối. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra
rằng một lượng lớn các độc chất hóa học đã di chuyển lên bề
mặt và trong các khu vực xung quanh gần trực tiếp với các vị trí
đổ chất thải. Nước thải đã được tháo ra theo các kênh dẫn ra
sông Niagara, xấp xỉ 3 dặm về phía trên so với các đường nưởc
vào của nhà máy xử lý nước. Dioxin và các chất ô nhiễm khác
đã di chuyển từ bãi chôn rác ở kênh tới các cống thải dẫn ra
nhánh sông.
Vào năm 1977 đã phát hiện các độc chất hóa học thấm vào các
ống dẫn nước, bề mặt đất. 248 chất hóa học khác nhau đã tìm
thấy, trong đó 30 loại rất độc đối với bào thai hoặc thai nhi, 18
1oại chất gây quái thai và khoảng trên 30 1oại bị nghi ngờ là
chất gây ung thư, tỷ lệ các vụ xẩy thai trong các gia đình cư trú
gần kênh rất cao. Ngay sau đó 235 gia đình đã phải sơ tán. Vào
năm sau đó đã di chuyển tiếp các gia đình có phụ nữ mang thai
và các gia đình có trẻ em dưới 2 tuổl. Năm 1980 ngôi trường tại
đây bị đóng cửa, và các gia đình phải tiếp tục di chuyển, đưa số
153
hộ di chuyển lên tới 950 hộ.
Kế hoạch nạo vét kênh được bắt đầu từ cuốí năm 1978.
Đến nay toàn bộ chi phí cho đự án cải tạo kênh Love khoảng
250 triệu USD. Rất nhiều cá nhân và chính quyền đã kiện hãng
Hooker và công ty hóa chất Âu Mỹ (Công ty mẹ của hãng) đã
làm con kênh bị ô nhiêm nặng nề bởi việc đổ phế thải. Tháng
6/1994 chính quyền bang đã mở phiên toà xét xử và phạt công ty
này 120 triệu USD bằng tiền mặt và cải tạo lại môi trường.
Ngộ độc lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Năm 1998 mới đây, báo "Frankfurt toàn cảnh" CHLB Đức đã
đưa tin về vụ ngộ độc lớn nhất trong lịch sử nhân loại ở miền
đông ấn Độ và Bănglađét. Dấu hiệu đầu tiên là da chân, da tay
bị nứt nẻ, sau đó nổi mụn, u, một số người bì ho, mắt đỏ, cuối
cùng là ung thư đường ruột, dạ dày, gan và thận.
Đã có thời gian, những nạn nhân này bị coi là mắc bệnh hủi
nên bị xã hội xa lánh. Hàng triệu người ở miền đông ấn Độ,
miền tây Bănggan và Bănglađét đã bị nhiễm căn bệnh này suốt
trong khoảng hơn 10 năm qua. Nguyên nhân của căn bệnh làm
hơn một triệu người chết và số người nhiễm bệnh lên tới 50 triệu
(theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới) là do chất Arsen ở trong
nước ăn. Hàm lượng Arsen trong nước ăn ở đây theo các nhà
chuyên môn cho biết: cao gấp 20 đến 300 lần nồng độ cho phép
của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO). Vùng nhiễm độc rộng
bằng diện tích của Vương quốc Bỉ và Hà Lan cộng lại.
Những năm trước đây, dân cư ở nhừng vùng trên dùng
nước ao, chuôm, giếng đất... để làm nước ăn, nến dịch bệnh
như: tả, lỵ, các bệnh đường ruột hoành hành. Sau đó Tổ chức
UNICEF (Qũy nhi đồng của LHQ) và WB (Ngân hàng Thế
giới) đã đầu tư nhiều tiền của, công sức cho chương trình nước
sạch ở vùng này.
Kết quả trong hơn 10 năm qua đã khoan được 3 triệu giếng
khoan.
154
Sử dụng quá nhiều nước ngầm, nên mực nước ngầm giảm
sút nghiêm trọng tạo điều kiện cho chất Arsen trong pyrit ở
trong những lớp trầm tích tan trong nước án với liều lượng gây
chết người. Arsen lại không có mùi, vị, mầu sắc nên không ai
nghi ngờ đến sự hiện diện của chúng; sau khoảng 10 đến 20 năm
khi ngấm vào cơ thể và tích đọng lại dần trong cơ thể, Arsen
mới phát huy độc tính và tình trạng như nêu ở trên đã xẩy ra.
Ngày nay người ta được biết Arsen không chỉ có ở ấn Độ,
Bănglađét mà còn có nhiều ở lnđônexia và Mông Cổ. Đối với
những người đã nhiễm bệnh ngoài việc phải cho người bệnh ăn
đầy đủ hợp vệ sinh và uống vitamin C ra, hiện nay vẫn chưa có
thuốc đặc trị.
7.2.2. Một số ví dụ về hậu quả và sự cố môi trường do chất
gây nguy hại gây ra ở Việt Nam
Bệnh nghề nghiệp
Theo viện Y học lao động:
-1984 trong số 174 trường hợp công nhân 1àm việc trong
điều kiện rung chuyển được chụp X quang xương và khớp
xương, 46 trường hợp có tổn thương, chiếm tỷ lệ 26,7 % với các
loại tổn thương xương. Trong số 289 công nhân tiếp xúc rung
chuyển được soi mao mạch, 84 trường hợp có biến đổí mao
mạch, tỷ lệ 29%.
-1989 trên 408 công nhân dệt sợi bông và phát hiện được
8,4% số người mắc bệnh bụi phổi - bông.
Sự cố môi trường
-Sự cố tràn dầu tại thành phố Hồ Chí Minh.
13 giờ 35 phút ngày 3 tháng 10 năm 1994, tàu chở dầu
Neptune Aries của Singapor chở 22.000 tấn dầu DO trong lúc
cập cảng nhà máy lọc dầu Cát Lái đã đâm vào cầu cảng. Tàu
thủng nhiều lỗ lớn và gây ra sự cố tràn dầu trên phạm vi rộng
lớn (trên 1.528 tấn dầu DO và hơn 100 tấn xăng dầu các loại).
155
Sự cố đã gây thiệt hại lớn dối với nông nghiệp, ngư nghiệp và
làm biến dạng hệ sinh thái thủy khu vực sông Sài gòn - Đồng
Nai, rừng ngập mặn, thảm thực vật ven sông.
Chủ tàu đã phải trả 4,2 triệu USD để bổi thường thiệt hại.
Ngoài ra ông đại sứ Singapor còn thay mặt chính phủ có thư
cam kết xem xét giúp đỡ thành phố Hồ Chí Minh xử lý các hậu
quả lâu dài về môi trường.
Tháng 1/1999 tại mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh đã xảy ra
sự cố nổ khí metan (CH4) (trong hầm mỏ). Hậu quả làm gần 20
người chết và hơn 10 người bị thương.
156
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[l] Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường.
[2] Bộ môn Phân tích và Độc chất, trường Đại học Dược
Khoa. Bài giảng kiểm nghiệm độc chất. Nhà xuất bản Y học,
1984.
[3] Đào Ngọc Phong. Bài giảng độc chất học. Trường Đại học
Y Hà Nội, 1996
[4] Đinh Văn Sâm, Trần Văn Nhân, 1997. Ô nhiễm các chất
nguy hại mộ~ số ngành công nghiệp Việt Nam. ĐHBKHN.
[5] Lê Thạc Cán, Trịnh Thị Thanh và nnk. Hiện trạng và ôự
b.áo Ô nhiễm các chất nguy hại Công nghiệp ở Hà Nội, 1997.
[6] Mai Đình Yên. Sinh thái cơ sở. Bài giảng. Đại học Khoa học
Tự nhiên, ĐHQGHN, 1992.
[7] Hoàng Như Tô. Độc chất học.Nhà xuất bảnY học vàTDTT.
[8] Phạm Ngọc Đăng, Trần Hiêu Nhuệ. Hiện trạng Ô nhiễm
môi trường Việt Nam, 1998. Bộ KHCN-MT, Cục MT, 1998.
[9] Tố chức Y tế Thế giới. Hướng dẫn về chất lượng nước uống.
Viện Pasteur Nha Trang,1998.
[l0] Trịnh Thị Thanh. Quản lý chất thải nguy hại. Bài giảng Đại
học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
[ 1 l] Lê Trình. Quan trắc và kiểm soát Ô nhễm môi trường
nước. NXB Khoa học và kỹ thuật, 1997.
[12] Chulabhorn Research lnstitute. Environment roxicology
volume 1,2,3, 1996.
[13] Hammer Mark.J. - water and wastewaer Technology 2nd
edition, John Wiley & Sons, N.Y,1986.
[14] Miljokonsulterna. Sebra Envotec. Hazardous wastes
157
management.
Nykoping, Sweden, 1996.
[15] Would Health Organisation (WHO). Principle of
Toxicology, 1995.
[16] Would Health Organisation (WHO). Assessment of
sources of Air, Water and Land Pollution, 1997.
158
MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................. 8
CHƯƠNG I:MỘT SỐ KHÁI NIỆM, CƠ BẢN VỀ ĐỘC HỌC,
MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI...................... 10
1.1. ĐỊNH NGHĨA ĐỘC HỌC, ĐỘC HỌC, MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI ............................................ 10
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN. 11
1.3. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI ....................... 17
CHƯƠNG II:CÁC CHẤT ĐỘC HẠI....................................... 23
2.1. ĐỘC CHẤT LÝ, HÓA .................................................. 23
2.1.1. Nhiệt độ................................................................... 23
2.1.2. Asen ........................................................................ 23
2.1.3. Crom. ...................................................................... 24
2.1.4. Niken....................................................................... 24
2.1.5. Cadimi..................................................................... 25
2.1.6. Thủy ngân ............................................................... 26
2.1.7. Đồng........................................................................ 27
2.1.8. Kẽm......................................................................... 27
2.1.9. Sắt ........................................................................... 28
2.1.10. Mangan ................................................................. 28
2.1.11. Chì......................................................................... 28
2.1.12. Chất tẩy rửa bề mặt ............................................... 30
2.1.13. Amiăng.................................................................. 30
2.1.14. Ammonia (amoniac) ............................................. 31
2.1.15. Carbon monocide .................................................. 32
2.1.16. Khí cacbonic CO2................................................. 33
2.1.17. NOX ....................................................................... 33
2.1.18. Sulphur .................................................................. 34
2.1.19. Hidro Sulphur........................................................ 34
2.1.20. Các chất hữu cơ bay hơi (VOC)............................ 36
2.1.21. Hóa chất bảo vệ thực vật....................................... 41
2.2. ĐỘC CHẤT SINH HỌC .............................................. 46
CHƯƠNG III: SỰ HẤP THỤ PHÂN BỐ VÀ ĐÀO THẢI ..... 51
159
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG................................................... 51
3.2. MÀNG TẾ BÀO ............................................................ 54
3.3. HẤP THỤ ĐỘC CHẤT QUA DA................................. 57
3.4. HẤP THỤ ĐỘC CHẤT QUA PHỔI ............................. 59
3.5. HẤP THỤ ĐỘC CHẤT QUA MÀNG RUỘT .............. 61
3.6. CHUYỂN HÓA ĐỘC CHẤT........................................ 62
3.7. CÁC ĐỘC CHẤT KẾT HỢP VỚI PROTEIN .............. 64
3.8. ĐÀO THẢI CÁC CHẤT ĐỘC...................................... 65
CHƯƠNG IV: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘC
TÍNH ......................................................................................... 68
4.1. BẢN CHẤT HÓA HỌC VÀ BẢN CHẤT LÝ HÓA
CỦA CHÚNG....................................................................... 68
4. 2. ĐIỀU KIỆN TIẾP XÚC................................................ 70
4.3. LOÀI, GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ DI
TRUYỀN TẠI THỜI ĐIỂM TIẾP XÚC. ............................. 73
4.4. TÌNH TRẠNG CỦA SINH VẬT TẠI THỜI ĐIỂM TIẾP
XÚC ...................................................................................... 75
4.5. SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC HÓA CHẤT TRONG CƠ
THỂ SINH VẬT,TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ TRONG
THỜI GIAN TIẾP XÚC ....................................................... 75
4.6. CHẤP NHẬN HAY THÍCH ỨNG................................ 82
4.7. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐÁP ỨNG ĐỐI VỚI MỘT HÓA CHẤT.................... 82
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN............................. 83
5.1. GIỚI THIỆU CHUNG................................................... 83
5.2. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM ............................................. 84
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỦA CHẤT ĐỘC... 92
6.1. XÁC ĐỊNH MỐI NGUY CƠ VÀ CÁC HÌNH THỨC
TÁC DỤNG CỦA ĐỘC CHẤT ........................................... 92
6.2. CÁC NGHIÊN CỨU ĐỘC HỌC TRÊN CƠ THỂ ĐỘNG
VẬT ...................................................................................... 96
6.3. BỆNH HỌC, TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN NHIỄM ĐỘC NGHỀ NGHIỆP....... 97
6.4. KHẢ NĂNG GÂY UNG THƯ.................................... 101
6.5. ĐÁNH GIÁ VỀ LIỀU LƯỢNG - ĐÁP ỨNG ............. 103
160
6.5.1. Giới thiệu chung.................................................... 103
6.5.2. Đánh giá liều lượng - đáp ứng cho các độc chất nội
hấp................................................................................... 110
6.5.3. Cách tính giá trị hướng dẫn từ lượng tiếp nhận có thể
chịu được......................................................................... 116
6.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
GÂY HẠI ĐẾN CƠ THỂ SỐNG ....................................... 120
6.6.1. Cách đánh giá những tác động có hại trong độc học
......................................................................................... 120
6.6.2. Các loại thử nghiệm trong đốc học ....................... 124
CHƯƠNG VII: ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT NGUY
HẠI TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI ..................................... 130
7.1. MỘT SỐ BỆNH DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ....... 130
7.1.1. Bệnh phổi .................................................................. 130
7.1.2. Bệnh xạm da.......................................................... 132
7.1.4. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp da chì và các hợp chất
chì.................................................................................... 134
7.1.5. Bệnh lao phổi ........................................................ 138
7.1.6. Bệnh da nghề nghiệp do crome (loét da, loét vách
ngăn mũi, viêm da, chăm tiếp xúc) ................................. 139
7.1.7. Bệnh nhiễm độc ma ngan và các hợp chất của ma
ngan................................................................................. 139
7.1.8. Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp.................................. 140
7.1.9. Bệnh sết do Leptospira nghề nghiệp..................... 140
7.1.10. Bệnh ỉa chảy........................................................ 142
7.1.11. Ung thư ............................................................... 142
7.1.12. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn..................... 144
7.1.13. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp........................... 146
7.1.14. Bệnh AIDS.......................................................... 148
7.2. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HẬU QUả CỦA CHẤT GÂY
NGUY HẠI XẨY RA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 149
7.2.1. Các ví dụ về hậv quả của chất gây nguy hại xảy ra
trên thế giới ……………………………………………150
7.2.2. Một số ví dụ về hậu quả và sự cố môi trường do chất
gây nguy hại gây ra ở Việt Nam ..................................... 154
161
dụ về hậu quả và sự cố môi trường do chất gây nguy hại
gây ra ở Việt Nam........................................................... 154
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Doc hoc moi truong va suc khoe con nguoi.pdf