Nghiên cứu này cho thấy 3 loài N.
glans glans, N. conoidalis conoidalis và N.
pullus có hàm lượng độc tố, độc tính cao
vượt ngưỡng an toàn thực phẩm và độc tố
TTX là thành phần chính gây ra độc tính
cao. Do vậy, cần nghiêm cấm đánh bắt và
sử dụng các loài ốc độc này. Đặc biệt loài
N. glans glans với độc tính rất cao có thể
gây tử vong ở người chỉ với việc ăn 1 con
duy nhất. Đối với hai loài N. livescens và N.
siquijorensis (ốc hương biển), mặc dù kết
quả phân tích cho thấy chúng chứa độc tố
nhưng vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm
(dưới ngưỡng an toàn), có thể sử dụng làm
thức ăn. Riêng loài N. siquijorensis có giá
trị cao, được bán, tiêu thụ nhiều trong các
nhà hàng và chưa có ghi nhận vụ ngộ độc
nào từ loài này ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần
theo dõi sự biến động độc tố ở loài này để
đưa ra những khuyến cáo cần thiết kịp thời
cho người dân
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độc tố tetrodotoxin và saxitoxin trong một số loài ốc bùn (giống nassarius duméril, 1806) ở vùng biển Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
70
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 2: 70-79
ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN VÀ SAXITOXIN
TRONG MỘT SỐ LOÀI ỐC BÙN (GIỐNG NASSARIUS DUMÉRIL, 1806)
Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
Đặng Quốc Minh, Phạm Xuân Kỳ, Đào Việt Hà, Lê Hồ Khánh Hỷ
Nguyễn Thu Hồng, Phan Bảo Vy, Đoàn Thị Thiết
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt Độc tố trong 5 loài ốc bùn thuộc giống Nassarius ở vùng biển Khánh Hòa,
bao gồm: Nassarius siquijorensis, N. glans glans, N. livescens, N. pullus và
N. conoidalis conoidalis đã được khảo sát. Theo đó, có 3 loài có độc lực rất
cao: 431,49 ± 206,50 MU/g ở loài N. glans glans, 154,81 ± 85,02 MU/g ở
loài N. conoidalis conoidalis và 20,44 ± 9,77 MU/g ở loài N. pullus. Phân
tích bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò huỳnh quang
(HPLC-FLD) cho thấy: thành phần độc tố chính là tetrodotoxin (TTX) và các
đồng phân 4epi-TTX, 4,9-anhydroTTX. Trong khi đó, không phát hiện độc
tố saxitoxin ở bất kỳ mẫu ốc nào bằng phương pháp này.
TETRODOTOXIN AND SAXITOXIN IN SOME NASSARIUS SPECIES
(NASSARIUS DUMÉRIL, 1806) COLLECTED IN KHANH HOA WATERS
Dang Quoc Minh, Pham Xuan Ky, Dao Viet Ha, Le Ho Khanh Hy
Nguyen Thu Hong, Phan Bao Vy, Doan Thi Thiet
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology
Abstract Toxins of 5 species belonging to Nassarius collected in Khanh Hoa waters,
including Nassarius siquijorensis, N. glans glans, N. livescens, N. pullus,
and N. conoidalis conoidalis were detected. Among them, three species
contained a high amount of toxin: 431.49 ± 206.50 MU/g in N. glans glans,
154.81 ± 85.02 MU/g in N. conoidalis conoidalis and 20.44 ± 9.77 MU/g in
N. pullus. High-performance liquid chromatography with fluorometric
detector (FPLC-FLD) revealed that the major toxin component was
tetrodotoxin (TTX) 4epi-TTX, 4,9-anhydroTTX, whereas saxitoxin was not
found in any specimen by this method.
I. MỞ ĐẦU
Tetrodotoxin (TTX) là một chất độc thần
kinh cực mạnh tác động trực tiếp lên kênh
trao đổi ion Na+ của màng tế bào
(Narahashi và cs., 1967; Narahashi, 2001).
Với liều thấp 1-2 mg đã gây ra hiện tượng
tê liệt có thể dẫn đến tử vong ở người
trưởng thành có cân nặng khoảng 75-100 kg
(Noguchi và Arakawa, 2008). Khi con
người bị ngộ độc TTX sẽ có các triệu chứng
tê, ngứa môi và bên trong miệng, yếu, liệt
cơ hoành và cơ ngực, hạ huyết áp. Các triệu
chứng xảy ra sau 10 phút và dẫn đến tử
vong sau 30 phút. TTX được tìm thấy ở một
số loài sinh vật biển như cá nóc (Miyazawa
và Noguchi, 2001), một số loài động
vật thân mềm (bạch tuộc, ốc phổi -
Pleurobranchaea maculate), giun dẹp
(Noguchi và Arakawa, 2008), ếch (Hanifin,
71
2010), và động vật trên cạn như sa giông
(Chau và cs., 2011). Người ta cho rằng sự
có mặt của TTX trong sinh vật biển thông
qua chuỗi thức ăn (Matsui và cs., 1982;
Narita và cs., 1984; Noguchi và cs., 2004)
hoặc vi sinh vật cộng sinh (Yasumoto và
cs., 1986; Noguchi và cs., 1986; Kodama,
2000). Trong khi đó, saxitoxin (STX) và
hơn 30 dẫn xuất của nó thuộc nhóm độc tố
thần kinh có bản chất là các alkaloid
(Oshima, 1995; Llewellyn, 2006). STXs tan
trong nước và bền nhiệt (Carmichael,
1992). Độc tố này được cho là có nguồn
gốc từ các loài vi tảo và tích lũy trong các
loài ăn lọc và động vật bậc cao hơn qua
mạng lưới thức ăn. Độc tố này có LD50 đối
với người là 5,7 µg/kg theo đường uống, do
đó với lượng 0,57 mg saxitoxin đã có thể
gây chết người trưởng thành nếu ăn phải
(Patocka và cs., 2002). Người bị nhiễm độc
tố sẽ xuất hiện những triệu chứng như tê,
bỏng rát ở lưỡi, miệng, cảm giác nhức đầu,
chóng mặt, buồn nôn, nôn và có thể tiêu
chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, sự
liệt cơ xuất hiện, đặc biệt biểu hiện rõ nhất
là liệt cơ hô hấp gây khó khăn cho việc phát
âm và hô hấp, cuối cùng dẫn tới tử vong.
Hiện tượng ngộ độc này được đặt tên là
Paralytic Shellfish Poisoning (PSP) (Kao,
1993).
Khá nhiều loài ốc được ghi nhận gây ra
các vụ ngộ độc cho con người thông qua
con đường thức ăn như: ốc mặt trăng
(Turban), ốc đụn (The top of shells), ốc tù
và (Trumpet shells), ốc hương Nhật Bản
(Ivory snails), ốc trám (Oliva)... Tháng 7
năm 2008, một vụ ngộ độc N. glans glans
xảy ra ở Amakusa, tỉnh Kumamoto, Nhật
Bản. Ở Trung Quốc, Đài Loan cũng như
Việt Nam, người dân có thói quen ăn các
loài thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) có
kích thước nhỏ, và ngộ độc thực phẩm do
các sinh vật này thường xuyên xảy ra. Ít
nhất 28 vụ ngộ độc đã được ghi nhận từ
năm 1985 đến năm 2004 ở Trung Quốc, và
9 vụ trong thời gian 1994 - 2006 tại Đài
Loan, gây tử vong cho 24 người trong tổng
số 233 người bị ngộ độc (Takatani và cs.,
2005; Hwang và cs., 2007). Vào tháng 4
năm 2004, một vụ ngộ độc nghiêm trọng do
sử dụng ốc N. glans glans làm thức ăn xảy
ra ở Đài Loan, trong đó 2 trong 6 bệnh nhân
bị ngộ độc chết trong vòng 30 phút sau khi
ăn (Hwang và cs., 2005). Các loài gây độc
ở Trung Quốc đã được xác định là Zeuxis
samiplicutus (Sui và cs., 2002, 2003), trong
khi đó, 14 loài thuộc họ Nassariidae,
Naticidae, và Olividae bao gồm cả loài N.
glans glans đã được báo cáo là nguyên
nhân gây ra các vụ ngộ độc ở Đài Loan
(Hwang và cs., 1995, 2002, 2003, 2005,
2007; Shiu và cs., 2003). Tại Brunei, 5 trẻ
em đã chết sau khi ăn ốc trám (hay còn gọi
là ốc ô liu) (Meds, 2002). Tại Đài Loan, 17
nạn nhân ngộ độc (một người tử vong) sau
khi ăn ốc bùn Ca tút (N. castus) và ốc bùn
hình nón (N. conoides) (Yang và cs., 1995).
Ở nhóm này, tùy thuộc vào từng loài ốc,
độc tố có thể là STXs hoặc TTXs. Độc tố
trong các loài ốc mặt trăng (Turbinidae), ốc
đụn (Trochidae) và ốc trám (Olividae) đã
được xác định là STXs. Trong khi đó, độc
tố của ốc tù và (Charonia sauliae), ốc
hương Nhật Bản (Babylonia japonica), ốc
tù và gai miệng đỏ (Tutufa lissostoma), ốc
bùn (Niotha, Zeuxis), ốc ngọc (Natica spp.
và Polinices didyma) lại là TTX. Do tính
chất hóa học khá đặc biệt (bền nhiệt, bền
pH) nên 02 độc tố này không bị phân
hủy, biến tính trong quá trình xử lý ở nhiệt
độ cao khi chế biến, do đó chúng có thể tồn
tại trong các sản phẩm thức ăn đã được chế
biến chín như xào, luộc, hấp, thậm chí kể cả
sản phẩm cấp đông, đóng hộp. Tại Việt
Nam có nhiều vụ ngộ độc xảy ra do ăn phải
các loài ốc biển có độc và theo khảo sát sơ
bộ đa số các loài ốc gây ra các vụ ngộ độc
này đều thuộc họ Nassariidae. Mẫu vật thu
thập được từ 3 trường hợp ngộ độc ở Quảng
Ngãi (2006) và Bình Thuận (2007) đã xác
định được có chứa TTX và/hoặc STX (Dao
và Sato, 2009). Những trường hợp ngộ độc
ốc bùn khác xảy ra ở Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận từ năm 2013 đến năm 2015 gây
ra một số trường hợp tử vong. Đa số nạn
nhân trong các trường hợp có triệu chứng
của ngộ độc STX và TTX. Tuy nhiên, các
mẫu ốc có độc cũng như hàm lượng và bản
72
chất độc tố có trong ốc chưa được xác định
do không thu được mẫu từ hiện trường để
phân tích.
Trên thế giới có hàng trăm loài ốc bùn
thuộc họ Nassariidae, chủ yếu sống ở đáy
bùn hoặc cát, phân bố rộng từ vùng triều
đến vùng dưới triều. Họ Nassariidae có đa
dạng sinh học cao nhất ở khu vực Ấn Độ -
Tây Thái Bình Dương, với các giống
Nassarius gồm 211 loài (Cernohorsky,
1984). Ở Việt Nam, hiện có 64 loài đã được
ghi nhận (Hylleberg và Kilburn, 2003),
trong đó 15 loài bước đầu đã được phát
hiện ở vùng biển Khánh Hòa (Bùi Quang
Nghị, 2005). Trong số đó có một số loài
chứa độc tố TTX như N. sufflatus (Hwang
và cs., 2004), N. papillosus (Liu và cs.,
2004; Dao và Sato, 2009), N. siquijorensis
(Narita và cs., 1984) và N. albescens
(Taniyama và cs., 2013). Tuy nhiên chưa có
thông tin đầy đủ về các loài ốc độc trong họ
này ở vùng biển Khánh Hòa. Lần đầu tiên
thành phần độc tố của 5 loài ốc bùn: N.
siquijorensis, N. glans glans, N. livescens,
N. pullus, N. conoidalis conoidalis ở vùng
biển Khánh Hòa được khảo sát và đánh giá
thông qua bài báo này.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Mẫu ốc
5 loài ốc bùn, bao gồm: Nassarius
siquijorensis, N. glans glans, N. livescens,
N. pullus, và N. conoidalis conoidalis được
thu ngoài tự nhiên tại vùng biển Khánh Hòa
vào tháng 6/2015 (Bảng 1). Mẫu sau khi thu
được rửa sạch bên ngoài và bảo quản bằng
đá lạnh, sau đó vận chuyển ngay về phòng
thí nghiệm Hóa Sinh, Viện Hải dương học.
Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ -20oC đến
khi chiết tách và phân tích độc tố.
Bảng 1. Số lượng, trọng lượng trung bình của 5 loài ốc bùn thu ở vùng biển Khánh Hòa
Table 1. The quantity and average weight of 5 species of Nassarius
collected in Khanh Hoa waters
Loài Số lượng cá thể Khối lượng cả vỏ (g) Khối lượng tươi bỏ vỏ (g)
N. siquijorensis 30 5,23 ± 1,13 1,77 ± 0,47
N. glans glans 30 5,12 ± 1,24 2,66 ± 0,68
N. livescens 30 2,97 ± 1,03 1,77 ± 0,47
N. pullus 30 3,00 ± 0,65 0,88 ± 0,27
N. conoidalis conoidalis 15 3.28 ± 0,30 1,10 ± 0,40
2. Tách chiết độc tố
Mô mềm của 3 cá thể cùng loài ốc được
đồng nhất bằng cách trộn và xay nhuyễn. 1g
mẫu mô mềm sau khi đồng nhất được chiết
với 4ml axit acetic 1%. Sau khi đun sôi
trong 15 phút, hỗn hợp được ly tâm (3000g
x 30 phút) để thu dịch chiết. Dịch chiết
được lọc qua Millipore 10k Da để xác định
độc tố bằng HPLC.
3. Phân tích độc tố bằng sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC) với đầu dò huỳnh
quang
Hệ thống HPLC: Shimadzu, cột Wakosil-II
5C18 (4,6mm x 250mm).
+ Phân tích TTXs: Dịch chiết sau lọc
được phân tích bằng HPLC theo phương
pháp của Yotsu và cs. (1989) với một số
điều chỉnh. Pha động gồm 60mM HFBA
(Aldrich 164-194-100G) trong 50mM
ammonium acetate (pH 5,0) được bơm với
tốc độ 0,5ml/phút, nhiệt độ cột là 40oC.
NaOH 4N được bơm phản ứng sau cột với
tốc độ 0,5ml/phút, nhiệt độ lò phản ứng là
100oC, đầu dò huỳnh quang được cài đặt
bước sóng kích thích và bước sóng phát xạ
lần lượt là 381nm và 505nm.
+Phân tích STX bằng HPLC theo
phương pháp của Oshima (1995). Pha
động gồm 2mM heptanesulfonate, 6%
acetonitrile trong 30mM đệm ammonium
phosphate (pH 7,1) được bơm với tốc độ
73
0,8 ml/phút, nhiệt độ cột là 40oC. 7mM
periodic trong 50mM đệm potassium
phosphate (pH = 9,0) được bơm phản ứng
sau cột với tốc độ 0,4ml/phút. 0,5M axit
acetic cũng được bơm sau cột với tốc độ
0,4ml/phút, nhiệt độ lò phản ứng là 85oC,
đầu dò huỳnh quang được cài đặt bước sóng
kích thích và bước sóng phát xạ lần lượt là
330nm và 390nm.
Độc tố chuẩn: Độc tố chuẩn TTXs (hỗn
hợp TTX: 12,3 µM, 4-epiTTX: 7,5 µM,
4,6-anhTTX: 13,1 µM) và STX (5µg/ml)
do trường Đại học Kitasato, Nhật Bản cung
cấp.
Hàm lượng độc tố trong mẫu được tính
toán dựa vào hàm lượng độc tố chuẩn. Từ
hàm lượng độc tố, chúng tôi chuyển đổi qua
độc tính (MU/g) theo Nakamura và
Yasumoto (1985): TTX (4500 MU/mg),
4-epiTTX (709 MU/mg), 4,6-anhTTX (92
MU/mg).
4. Xử lý số liệu
Khối lượng ốc, hàm lượng độc tố, tổng độc
tính được xử lý số liệu bằng phần mềm
Excel 2013. Số liệu được thể hiện bằng giá
trị trung bình ± SE.
III. KẾT QUẢ
1. Hàm lượng độc tố TTXs
Sắc ký đồ HPLC của TTXs chuẩn và một
số mẫu ốc được trình bày ở hình 1.
Hàm lượng độc tố TTXs của 5 loài ốc
bùn thuộc giống Nassarius được trình bày
trong bảng 2.
Hình 1. Sắc ký đồ HPLC-FLD của TTXs chuẩn và một số mẫu ốc thu
ở vùng biển Khánh Hòa, tháng 6/2015
Fig. 1. HPLC chromatograms of the TTXs standard and some samples
collected from Khanh Hoa waters, June 2015
anh
TTX
4e
TTX chuẩn
anh
TTX
4epi
anh
TTX 4epi
anh
TTX
4epi
N. glans glans
N. livescens N. siquijorensis TTX
N. conoidalis conoidalis N. pullus
74
Bảng 2. Hàm lượng độc tố TTXs và tổng độc tính quy đổi (MU/g) của các mẫu ốc bùn
thu được ở vùng biển Khánh Hòa, tháng 6-2015
Table 2. Level of TTXs and total of toxicity converted to MU/g of Nassarius species
collected from Khanh Hoa waters, June 2015
Loài N. siquijorensis N. livescens
TTX
(µg/g)
4epi
(µg/g)
Anh
(µg/g)
Tổng
(MU/g)
TTX
(µg/g)
4epi
(µg/g)
Anh
(µg/g)
Tổng
(MU/g)
1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 5,59 1,36
2 1,20 0,62 0,00 5,88 0,00 0,00 0,00 0,00
3 0,53 0,93 0,00 3,05 0,00 0,00 0,00 0,00
4 1,87 0,94 0,00 9,16 0,00 0,00 0,00 0,00
5 0,85 1,21 0,00 4,71 0,00 0,00 0,00 0,00
6 0,48 5,12 0,00 5,81 0,00 0,00 0,00 0,00
7 1,23 1,09 0,00 6,36 0,00 0,00 0,00 0,00
8 0,00 1,77 0,00 1,26 0,00 0,00 0,00 0,00
9 0,00 1,88 0,00 1,34 0,00 0,00 0,00 0,00
10 0,00 1,26 0,00 0,89 0,00 0,00 0,00 0,00
TB 0,61 1,48 0 ,00 3,85 0,00 0,12 0,56 0,14
ĐLC 0,62 1,32 0,00 2,84 0,00 0,36 1,68 0,41
Loài N. glans glans N. pullus
TTX
(µg/g)
4epi
(µg/g)
Anh
(µg/g)
Tổng
(MU/g)
TTX
(µg/g)
4epi
(µg/g)
Anh
(µg/g)
Tổng
(MU/g)
1 38,60 9,31 51,39 186,78 2,15 0,00 1,71 9,93
2 165,97 12,04 258,98 786,78 4,63 0,00 2,89 21,31
3 100,35 5,84 164,39 475,39 10,21 0,00 1,86 46,57
4 144,05 6,31 161,85 674,16 3,99 0,00 0,90 18,22
5 70,02 3,70 91,44 329,29 3,43 0,00 0,52 15,65
6 64,70 15,50 67,05 311,25 3,19 0,00 0,72 14,58
7 56,22 21,77 93,15 279,57 5,19 0,00 1,27 23,70
8 44,79 12,77 75,86 219,64 4,79 0,00 0,05 21,77
9 70,81 13,86 96,37 340,58 2,47 0,00 0,00 11,25
10 152,67 3,32 164,24 711,44 4,63 0,00 4,66 21,47
TB 90,82 10,44 122,47 431,49 4,47 0,00 1,46 20,44
ĐLC 44,67 5.56 60,41 206,50 2,14 0,00 1,36 9,77
Loài N. conoidalis conoidalis
TTX
(µg/g)
4epi
(µg/g)
Anh
(µg/g)
Tổng
(MU/g)
1 11,65 23,48 15,64 71,06
2 16,46 27,3 40,07 97,86
3 61,43 4,47 105,45 292,09
4 43,17 20,34 56,54 215,83
5 21,36 0,00 1,53 97,23
TB 30,81 15,12 43,85 154,81
ĐLC 18,72 10,84 15,81 85,02
Cả hai loài N. siquijorensis và N.
livescens đều có sự hiện diện của độc tố
TTXs: 0,61 ± 0,62 µg/g TTX, 1,48 ± 1,32
µg/g 4-epiTTX tương đương tổng độc tính
trung bình quy đổi là 3,85 ± 2,84 MU/g ở
N. siquijorensis và 0,12 ± 0,36 µg/g 4-
epiTTX, 0,56 ± 1,68 µg/g 4,6-anhTTX,
tổng độc tính là 0,14 ± 0,41 MU/g ở N.
livescens.
75
Ba loài N. glans glans, N. conoidalis
conoidalis và N. pullus đều chứa độc tố
TTXs với hàm lượng cao, độc tính vượt
ngưỡng an toàn (10MU/g, theo Kodama và
Sato, 2005) từ 2 cho đến 60 lần. Hàm lượng
và độc tính cao nhất được tìm thấy ở loài N.
glans glans với 90,82 ± 44,67 µg/g TTX,
10,44 ± 5,56 µg/g 4-epiTTX, 122,47 ±
60,41 µg/g 4,6-anhTTX, tổng độc tính là
431,49 ± 206,50 MU/g; tiếp đến là loài N.
conoidalis conoidalis với 30,81 ± 18,72
µg/g TTX, 15,12 ± 10,84 µg/g 4-epiTTX,
43,85 ± 15,81 µg/g 4,6-anhTTX, tổng độc
tính 154,81 ± 85,02 MU/g và loài N. pullus
với 4,47 ± 2,14 µg/g TTX, 1,46 ± 1,36 µg/g
4,6-anhTTX, tổng độc tính 20,44 ± 9,77
MU/g (Bảng 2).
Đặc biệt, trong tổng số 10 mẫu phân tích
của loài N. livescens chỉ duy nhất 1 mẫu có
chứa TTXs.
2. Hàm lượng độc tố STX
Không phát hiện độc tố STX ở các loài ốc
bùn được nghiên cứu.
IV. THẢO LUẬN
Kết quả phân tích cho thấy: 5 loài ốc thuộc
giống Nassarius, bao gồm N. siquijorensis,
N. glans glans, N. livescens, N. pullus, N.
conoidalis conoidalis đều chứa độc tố
TTXs; trong đó, 3 loài N. glans glans, N.
conoidalis conoidalis và N. pullus có hàm
lượng độc tố rất cao. Trong thành phần độc
tố các loài ốc trong nghiên cứu này, chúng
tôi không phát hiện độc tố STX. Kết quả
này là tương tự với các nghiên cứu về thành
phần độc tố ở các loài N. glans glans, N.
Siquijorensis và N. pullus trên thế giới đã
được công bố trước đây (Taniyama và cs.,
2009; Narita và cs., 1984). Trong 5 loài trên
thì N. glans glans có độc tính cao nhất
(trung bình từ 368 đến 2625 MU/cá thể),
tính độc này chủ yếu đến từ TTX chiếm đến
hơn 99% tổng độc tính. Tuy nhiên độc tính
này vẫn còn thấp so với ghi nhận của
Taniyama và cs. (2009): từ 725 đến 9860
MU/cá thể. N. glans glans là loài gây ra
nhiều vụ ngộ độc trên thế giới như Nhật
Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Ví dụ, loài ốc
N. glans glans đã gây ra cái chết của một
phụ nữ khoảng 60 tuổi vào tháng 7 năm
2007 ở Nagasaki, Nhật Bản có độc tính đạt
đến 4290 MU/g với thành phần chính là
TTX. Loài N. conoidalis conoidalis được
ghi nhận có chứa độc tố TTX (Cheng và
cs., 1995) và có độc tính biến động theo
mùa, cao hơn vào mùa xuân và mùa thu
(Hwang, 1994; Hwang và cs. 1992a,
1992b). Theo Hwang và cs. (1992c), những
mẫu thuộc loài N. conoidalis conoidalis
được phát hiện chứa độc tố TTX ở
Chiating, Kaohsiung, Đài Loan có độc tính
13,1 ± 5,9 MU/g, cao nhất là 107 MU/cá
thể. Mặt khác, 6 trên 10 mẫu thu ở
TungKang, Pingtung đều có độc, trung bình
là 7,9 ± 4 MU/g và cao nhất là 40 MU/cá
thể. Ở vùng biển Enshunada, Nhật Bản là
5,1 ± 2,2 MU/g, nhưng không phát hiện độc
tố ở các mẫu thu ở Shimizu, Shizuoka, Nhật
Bản (Jeon và cs., 1984). Độc tố trung bình
của loài N. conoidalis conoidalis ở vùng
biển Khánh Hòa cao hơn nhiều so với các
vùng biển của Đài Loan và Nhật Bản (với
độc tính trung bình 166,99 ± 146,94 MU/g),
nhưng nó thấp hơn độc tính của loài này
gây ra vụ ngộ độc ở Bắc Đài Loan năm
2001 (với 683 ± 113 MU/mẫu ở tuyến tiêu
hóa và 289 ± 169 MU/mẫu ở các phần còn
lại) (Hwang và cs., 2002 - Bảng 3).
Loài N. siquijorensis ở vùng biển Khánh
Hòa mặc dù cũng phát hiện chứa độc tố
TTXs nhưng dưới ngưỡng an toàn (10
MU/g, theo Kodama và Sato, 2005), thấp
hơn nhiều so với những mẫu thu được ở
Nhật Bản. Theo Narita và cs. (1984) những
mẫu thuộc loài N. siquijorensis có độc tính
còn cao hơn cá nóc. Mẫu N. livescens ở
Nam Đài Loan chứa độc tố TTX với hàm
lượng cao nhất là 10 µg/g tương đương 4,54
MU/g (Chen và cs., 2002). Ở Bắc Trung
Quốc, loài này cũng mang độc tố TTX
(Nong và cs., 2009). Tuy nhiên các mẫu thu
được ở vùng biển Khánh Hòa có đến hơn
90% mẫu không phát hiện độc tố TTX, thử
nghiệm trên chuột cũng cho thấy chất chiết
không gây chết chuột trong thời gian thử
nghiệm. Đối với loài N. pullus thì chưa phát
76
hiện độc tố hay trường hợp ngộ độc nào
trên thế giới. Trái với điều đó, những mẫu
N. pullus thu ở vùng biển Khánh Hòa trong
báo cáo này lại cho thấy chúng mang độc tố
TTX vượt ngưỡng an toàn thực phẩm với
độc tính 20,44 ± 9,77 MU/g, tương tự thử
nghiệm sinh học trên chuột. Có thể nói đây
là lần đầu tiên độc tố TTX được phát hiện ở
loài ốc này. Những kết quả thu được cho
thấy rằng độc tính ở các loài ốc có thể biến
động mang tính cá thể và thay đổi theo
vùng địa lý. Những nghiên cứu chuyên sâu
tiếp theo cần được tiến hành để làm sáng tỏ
hơn về nguồn gốc các loài độc tố này.
Bảng 3. Độc tính của N. glans glans, N. conoidalis conoidalis, N. livescens
tại Khánh Hòa, Việt Nam và ở một số nơi khác trên thế giới
Table 3. Toxicity of N. glans glans, N. conoidalis conoidalis, N. livescens
in Khanh Hoa, Vietnam and other places
Loài Địa điểm Độc tính Tài liệu tham khảo
N. glans glans Khánh Hòa, Việt Nam 421 - 2415 MU/cá thể Nghiên cứu này
Nhật Bản 725 - 9860 MU/cá thể Taniyama và cs. (2009)
N.conoidalis
conoidalis
Khánh Hòa, Việt Nam 166,99 ± 146,94 MU/g
183,69 ± 58,78 MU/cá thể
Nghiên cứu này
Chiating, Kaohsiung, Đài Loan 13,1 ± 5,9 MU/g Hwang và cs., 1992c
Bắc Đài Loan 190 - 643 MU/ cá thể Hwang và cs., 2002
Enshunada, Nhật Bản 5,1 ± 2,2 MU/g Jeon và cs., 1984
Shimizu, Shizuoka, Nhật Bản Không phát hiện độc tố Jeon và cs., 1984
N. livescens Khánh Hòa, Việt Nam 0,14 ± 0,41 MU/g Nghiên cứu này
Nam Đài Loan 4,54 MU/g Chen và cs., 2002
Nghiên cứu này cho thấy 3 loài N.
glans glans, N. conoidalis conoidalis và N.
pullus có hàm lượng độc tố, độc tính cao
vượt ngưỡng an toàn thực phẩm và độc tố
TTX là thành phần chính gây ra độc tính
cao. Do vậy, cần nghiêm cấm đánh bắt và
sử dụng các loài ốc độc này. Đặc biệt loài
N. glans glans với độc tính rất cao có thể
gây tử vong ở người chỉ với việc ăn 1 con
duy nhất. Đối với hai loài N. livescens và N.
siquijorensis (ốc hương biển), mặc dù kết
quả phân tích cho thấy chúng chứa độc tố
nhưng vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm
(dưới ngưỡng an toàn), có thể sử dụng làm
thức ăn. Riêng loài N. siquijorensis có giá
trị cao, được bán, tiêu thụ nhiều trong các
nhà hàng và chưa có ghi nhận vụ ngộ độc
nào từ loài này ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần
theo dõi sự biến động độc tố ở loài này để
đưa ra những khuyến cáo cần thiết kịp thời
cho người dân.
Lời cảm ơn. Bài báo này là sản phẩm của
đề tài cơ sở năm 2015, phòng Hóa Sinh
biển, Viện Hải dương học. Chúng tôi xin
gửi lời cảm ơn đến ThS. Bùi Quang Nghị,
phòng Quản lý Chuyên môn Bảo tàng, Viện
Hải dương học đã định danh các loài ốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Quang Nghị, 2005. Thành phần loài
động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng
(Gastropoda) ở vùng biển tỉnh Khánh
Hòa. Báo cáo khoa học về Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật. Hội thảo Quốc gia
lần thứ nhất. NXB Nông Nghiệp, tr. 172-
185.
Carmichael W. W., 1992. Cyanobacteria
secondary metabolites-the cyanotoxins.
Journal of Applied Microbiology, 72:
445-459.
Cernohorsky W. O., 1984. Systematics
of the family Nassariidae (Mollusca:
Gastropoda). Bulletin of the Auckland
Institute and Museum, 14: 1-356.
Chau R., J. A. Kalaitzis, B. A. Neilan,
2011. On the origins and biosynthesis
of tetrodotoxin. Aquatic Toxicology,
volume 104, issues 1-2, p. 61-72.
77
Chen C. Y., H. N. Chou, Y. M. Chen, T. H.
J. Lee, 2002. Detection of tetrodotoxin
by HPLC in shellfishes and goby from
South Taiwan. Nat. Toxins, 11(1): 63-
68.
Cheng C., D. Hwang, Y. Tsai, H. Chen, S.
Jeng, T. Noguchi, K. Ohwada and K.
Hasimoto, 1995. Microflora and
tetrodotoxin-producing bacteria in a
gastropod, Niotha clathrata. Food Chem.
Toxicol., 33: 929-934.
Dao V. H., S. Sato, 2010. Toxicity of some
marine snails responsible for recent food
poisonings in Vietnam. Tạp chí Khoa
học và Công nghệ Biển, 10(3): 89-95.
Hanifin C. T., 2010. The chemical and
evolutionary ecology of tetrodotoxin
(TTX) toxicity in terrestrial vertebrates.
Mar. Drugs, 8(3): 577-593.
Hwang D. F., 1994. Marine toxins in
marine food. Journal of China Nutri.
Soc., 19(1): 85-99.
Hwang D. F., C. A. Cheng, H. T. Tsai, D.
Y. C Shih, H. C. Ko, R. Z. Yang and
S. S. Jeng, 1995. Identification of
tetrodotoxin and paralytic shellfish
toxins in marine gastropods implicated
in food poisoning. Fisheries Science, 61:
657-679.
Hwang D. F., C. L. Lin, S. S. Jeng, 1992a.
Occurrence of a new toxin and
tetrodotoxin in two species of the
gastropod mollusk Nassariidae. Toxicon,
30(1): 41-46.
Hwang D. F., C. L. Lin, S. S. Jeng, 1992b.
Variation and secretion of toxin in
gastropod mollusk Niotha clathrata.
Toxicon., 30(10): 1189-1194.
Hwang D. F., Y. C. Shiu, P. A. Hwang, Y.
H. Lu, 2002. Tetrodotoxin in gastropods
(snails) implicated in food poisoning in
Northern Taiwan. Journal of Food
Protection, 65: 1341-1344.
Hwang P. A., T. Noguchi and D. F. Hwang,
2004. Neurotoxin tetrodotoxin as
attractant for toxic snails. Fisheries
Science, 70: 1106-1112.
Hwang P. A., Y. H. Tsai, J. F. Deng, C. A.
Cheng, P. H. Ho and D. F. Hwang, 2005.
Identification of tetrodotoxin in a marine
gastropod (Nassarius glans) responsible
for human morbidity and mortality in
Taiwan. Journal of Food Protection, 68:
1696-1701.
Hwang P. A., Y. H. Tsai, S. J. Lin and D. F.
Hwang, 2007. The gastropod possessing
TTX and/or PSP. Food Reviews
International, 23: 321-340.
Hwang P. A., Y. H. Tsai, Y. H. Lu and D.
F. Hwang, 2003. Paralytic toxins in
three new gastropod (Olividae) species
implicated in food poisoning in Southern
Taiwan. Toxicon, 41: 529-533.
Hwang Lin L. C. and S. S. Jeng, 1992c.
Occurrence of Tetrodotoxin - related
toxins in the Gastropod mollusk Niotha
clathrata from Taiwan Deng-Fwu.
Nippon Suisan Gakkaishi, 58(1): 63-67.
Hylleberg J. and R. N. Kilburn, 2003.
Marine molluscs of Vietnam, Polypla-
cophora, Gastropoda, Cephalopoda,
Bivalvia, Scaphopoda. Annotations,
voucher material, and species in need of
verification. Phuket Marine Biological
Center Special Publication, 28: 5-300.
Jeon J. K., H. Narita, M. Nara, T. Noguchi,
J. Maruyama, and K. Hashimoto, 1984.
Occurrence of tetrodotoxin in a
gastropod mollusk, "Araregai" Niotha
clathrata. Nippon Suisan Gakkaishi, 50:
2099-2102.
Kao C. Y., 1993. Paralytic shellfish
poisoning. In: Algal Toxins in Seafood
and Drinking Water. Falconer E. R.
(Ed.), Academic: London, UK. p. 75.
Kodama M., 2000. Ecology, classification,
and origin. In: Seafood and Freshwater
Toxins: Pharmacology, Physiology, and
Detection (Ed: Botana L. M.). Marcel
Dekkel, Inc., 125-149.
Kodama M. and S. Sato, 2005. Puffer toxin.
Manual for food safety (Shyokuhin
Eiseikensasisin): 661-666.
Liu F. M., Y. M. Fu and D. Y. C. Shih,
2004. Occurrence of Tetrodotoxin
poisoning in Nassarius Papillosus
Alectrion and Nassarius Gruneri Niotha.
78
Journal of Food and Drug Analysis,
12(2): 189-192.
Llewellyn L. E., 2006. Saxitoxin, a toxic
marine natural product that targets a
multitude of receptors. Natural Product
Reports, 23: 200-202.
Matsui T., H. Sato, S. Hamada, C. Shimizu,
1982. Comparison of toxicity of the
cultured and wild puffer fish Fugu
niphobles. Bulletin of the Japanese
Society for the Science of Fish, 48: 253.
Meds D., 2002. Venomous and poisonous
animals. Medpharm Scientific Publishers
Stuttgard. CRC Press, Germany, 1-339.
Miyazawa K., T. Noguchi, 2001.
Distribution and origin of tetrodotoxin.
Toxin Rev., 20: 11-33.
Nakamura M. and T. Yasumoto, 1985.
Tetrodotoxin derivatives in puffer fish.
Toxicon, 23: 271-276.
Narahashi T., 2001. Pharmacology of
tetrodotoxin. J. Toxicol.-Toxin Reviews
20: 67-84.
Narahashi T., J. W. Moore and R. N.
Poston, 1967. Tetrodotoxin derivatives:
chemical structure and blockage of nerve
membrane conductance. Science, 156:
976.
Narita H., T. Noguchi, J. Maruyama, M.
Nara, K. Hashimoto, 1984. Occurrence
of tetrodotoxin-associated substance in
a gastropod, ‘hanamushirogai’ Zeuxis
siquijorensis. Bull. Japan Soc. Sci. Fish,
50: 85-89.
Noguchi T., O. Arakawa, 2008. Tetrodo-
toxin - distribution and accumulation in
aquatic organisms, and cases of human
intoxication. Mar. Drugs, 6, 220-242.
Noguchi T., J. K. Jeon, O. Arakawa, H.
Sugita, Y. Deguchi, Y. Shida, K.
Hashimoto, 1986. Occurrence of tetrodo-
toxin and anhydrotetrodotoxin in Vibrio
sp. isolated from the intestines of
a xanthid crab, Atergatis floridus. J.
Biochem. (Tokyo), 99, 311-314.
Noguchi T., T. Takatani and O. Arakawa,
2004. Toxicity of puffer fish cultured in
net cages. Journal of the Food Hygienic
Society of Japan, 45: 146-149.
Nong Z., S. Jie, L. Hai-xin, Y. Sun-zhong,
L. Lu-feng, C. Li-zhe, 2009. The species
and toxicities of Nassariidae collected
from the coast of Southeast China
Sea. Asian Journal of Ecotoxicology, 02:
289-294.
Oshima Y., 1995. Postcolumn derivati-
zation liquid chromatographic method
for paralytic shellfish toxins. Journal of
AOAC International, 78: 528-532.
Patocka J., L. Stredav, 2002. Price, Richard,
ed. "Brief Review of Natural Nonprotein
Neurotoxins". ASA Newsletter (Applied
Science and Analysis inc.), 89: 16-23.
Shiu Y. C., Y. H. Lu, Y. Tsai, S. K. Chen
and D. F. Hwang, 2003. Occurrence of
tetrodotoxin in the causative gastropod
Polinices didyma and another gastropod
Natica lineate collected from western
Taiwan. Journal of Food and Drug
Analysis, 11: 159-163.
Sui L. M., K. Chen, P. A. Hwang and D.
F. Hwang, 2002. Identification of
tetrodotoxin in marine gastropods
implicated in food poisoning. Journal of
Natural Toxins, 11: 213-220.
Sui L. M., K. Chen, J. Y. Wang, H. Z. Mei,
A. Z. Wang, Y. H. Lu and D. F. Hwang,
2003. Tetrodotoxin associated snail
poisoning in Zhoushan: A 25-year
retrospective analysis. Journal of Food
Protection, 66: 110-114.
Takatani T., O. Arakawa and T. Noguchi,
2005. Food poisonings due to small
gastropods occurring in China. Journal
of the Food Hygienic Society of Japan,
46: J-208–J-209.
Taniyama S., Y. Isami, T. Matsumoto, Y.
Nagashima, T. Takatani, O. Arakawa,
2009. Toxicity and toxin profile of
tetrodotoxin detected in the scavenging
gastropod Nassarius (Alectrion) glans
"Kinshibai". Journal of the Food
Hygienic Society of Japan (Shokuhin
Eiseigaku Zasshi), 50(1): 22-28.
Taniyama S., T. Takatani, T. Sorimachi, T.
Sagara, H. Kubo, N. Oshiro, K. Ono, N.
Xiao, K. Tachibana, O. Arakawa, 2013.
Toxicity and toxin profile of scavenging
79
and carnivorous Gastropods from the
coastal waters of Okinawa Prefecture,
Japan. Food Hygiene and Safety Science
(Shokuhin Eiseigaku Zasshi), 54(1): 49-
55.
Yang C. C., K. C. Han, T. J. Lin, W. J.
Tsai, J. F. Deng, 1995. An outbreak
of tetrodotoxin poisoning following
mollusk consumption. Hum. Exp.
Toxicol., 14: 446.
Yasumoto T., D. Yasumura, M. Yotsu,
T. Michishita, A. Endo and Y.
Kotaki, 1986. Bacterial production of
tetrodotoxin and anhydrotetrodotoxin.
Agricultural and Biological Chemistry,
50: 793-795.
Yotsu M., A. Endo, T. Yasurnoto, 1989. An
improved tetrodotoxin analyzer. Agri.
Biol. Chem., 53: 893-895.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09_dangquocminh_70_79_6384_2070862.pdf