Nhận xét và bàn luận: Về vị trí chúng ta thấy đa số các u lành tính nằm tại thùy nông tuyến
mang tai (11/15, 73%), đa số u ác tính (4/7, 57%), viêm tuyến mang tai (6/8, 75%) có bệnh cảnh lan
tỏa toàn tuyến. Đặc điểm này thể hiện tình trạng ngay cả bệnh lý viêm người bệnh cũng đi khám
muộn, bệnh đã lan rộng, kết quả điều trị hạn chế ít nhiều. Về kích thước, trong nhóm ung thư
chủ yếu có kích thước lớn (> 6 cm chiếm 5/7 ca, 72%). Tuy nhiên, trong nhóm cùng kích thước ví
dụ nhóm u > 6 cm thì tỷ lệ ác tính, lành tính khác nhau không có ý nghĩa. Về tỷ trọng, u ác tính
chỉ có tỷ trọng hỗn hợp, tăng tỷ trọng, trong khi đó u lành tính có tỷ trọng tăng (10/15, 67%) và tỷ
trọng hỗn hợp (3/15, 20%) là chính, viêm tuyến nước bọt có thể có bất cứ loại hình tỷ trọng nào
tùy thuộc giai đoạn của quá trình viêm. Về đặc tính chênh lệch tỷ trọng mô u pha muộn so với
pha sớm do ngấm thuốc cản quang đa số chỉ ở độ I, II là chính đối với cả u lành tính và u ác tính,
tổn thương viêm. Tuy nhiên, trong nhóm chênh tỷ trọng do ngấm thuốc độ I, chủ yếu gặp u lành
tính nhưng do mẫu nghiên cứu còn nhỏ, nhóm ác tính và nhóm viêm có số lượng rất hạn chế nên
nhận định này cần có nghiên cứu rộng lớn hơn để khẳng định. Trong khi đó, tổn thương xương
hàm dưới gặp cả ở u lành và u ác tính nhưng các u ác tính có khả năng gây tổn thương xương
sớm và nhiều hơn (43% so với 20%). Với tổn thương cơ cắn, tỷ lệ tổn thương là như nhau, vì đặc
tính dễ bị tổn thương do cả hai cơ chế xâm lấn và chèn ép nên dù tổn thương viêm, u đều có thể
gây hại đến cơ cắn. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến nước bọt mang tai sớm có thể
giảm thiểu tối đa các tổn thương cơ cắn - cơ có vai trò lớn trong động tác nhai. Với các trường
hợp hạch cổ, chúng ta thấy nếu xét riêng trong nhóm hạch thì không có sự khác biệt giữa nhóm
lành tính (4/8; 44%) và ác tính (4/9, 44%). Nhưng trong nhóm ác tính, có đến 4/7 ca đã có di căn
hạch cổ trong đó có một ca hạch 2 bên.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu lâm sàng, đặc điểm CT Scan và mô bệnh học một số u tuyến mang tai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 108
ĐỐI CHIẾU LÂM SÀNG, ĐẶC ĐIỂM CT SCAN
VÀ MÔ BỆNH HỌC MỘT SỐ U TUYẾN MANG TAI
Đoàn Trung Hiệp*, Đinh Xuân Thành*
TÓM TẮT
Mục tiêu: U tuyến mang tai là u tuyến nước bọt hay gặp nhất. Chẩn đoán hình ảnh CLVT là phương
pháp hay dùng để đánh giá u, ưu việt hơn CHT trong đánh giá xâm lấn xương, tình trạng vôi hóa. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Đối chiếu một số đặc điểm lâm sàng chính, hình ảnh CLVT và
mô bệnh học một số khối u tuyến mang tai.
Đối tượng: Là 30 bệnh nhân có bệnh lý khối u tuyến mang tai, được chụp CLVT trước mổ, có kết quả
giải phẫu bệnh sau mổ.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu, ghi nhận thông tin theo phiếu nghiên cứu, chụp CLVT ở
hai bình diện axial và coronal, chiều dày lớp cắt 5 mm, tốc độ di chuyển bàn 5 mm/giây, có tiêm thuốc cản
quang, ghi nhận các thông tin định tính, độ ngấm thuốc pha muộn qua số chênh tỷ trọng pha muộn so với
pha sớm.
Kết quả: Độ tuổi 12 - 81, tuổi trung bình 49,3; u lành tính nằm trong độ tuổi 15 - 50 tuổi chiếm
18/25 (72%), trong khi đó nhóm ác tính chủ yếu bệnh nhân 30 - 50 và > 50 tuổi (chiếm 6/7 ca; 86%). Viêm
tuyến nước bọt có thể gặp mọi lứa tuổi, đỉnh cao nhất là nhóm thanh niên và trung niên (chiếm 6/8 trường
hợp; 76%). Tỷ lệ nam/nữ là 17/13. 80% bệnh nhân đi khám khi bệnh đã có triệu chứng > 12 tháng, khít
hàm, đau thần kinh mặt nhiều trong u ác tính (đau thần kinh mặt 100%, khít hàm 86%). Đặc điểm CLVT
nổi bật: U lành tính nằm tại thùy nông tuyến mang tai (11/15, 73%), đa số u ác tính (4/7, 57%), viêm
tuyến mang tai (6/8, 75%) có bệnh cảnh lan tỏa toàn tuyến. U ác tính chỉ có tỷ trọng hỗn hợp, tăng tỷ
trọng, trong khi đó u lành tính có tỷ trọng tăng (10/15, 67%) và tỷ trọng hỗn hợp (3/15, 20%) là chính,
trong nhóm ác tính, có đến 4/7 ca đã có di căn hạch cổ trong đó có một ca hạch 2 bên.
Kết luận: U tuyến nước bọt mang tai gồm 73% tổn thương u thực sự, trong số này u ác tính chiếm
32%. Đa số u ác tính có u lớn > 6 cm, xâm lấn rộng sớm, di căn hạch cổ, khít hàm khi u lan rộng, đau tê
thần kinh mặt. Hình ảnh CLVT, các u tuyến nước bọt thực sự có hình ranh giới tương đối rõ, khi u lớn đè
đẩy và có thể xâm lấn cơ cắn, xương hàm dưới. Các u ác tính có đặc điểm: Kích thước lớn, bờ kém rõ ràng,
tỷ trọng tăng và tỷ trọng hỗn hợp, xâm nhiễm vào các cơ quan lân cận. Tổn thương viêm đa số là lan tỏa
toàn tuyến, giảm hoặc đồng tỷ trọng. Mức độ chính xác chẩn đoán bệnh lý u tuyến mang tai của CLVT
cao, u lành 93%, u ác 100%, viêm tuyến là 87,5%.
Từ khóa: CLVT- chụp cắt lớp vi tính, CHT- chụp cộng hưởng từ, tuyến nước bọt, tuyến mang tai.
ABSTRACT
COMPARING CLINICAL AND CT SCAN IMAGING FEATURES WITH
HISTOPATHOLOGICAL FEATURES OF THE PAROTID TUMORS
Doan Trung Hiep, Dinh Xuan Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010 : 108 - 114
Purpose: The parotid tumors is the most common salivary tuomors. CT scan imaging is the useful
approach in order to evaluate the parotid tumors by the evaluative superiorities of mandibular invasion and
expression of calcification over MR imaging. The analysis of enhancement patterns by using two-phase
helical CT will be helpful in the differential diagnosis of salivary gland tumors. Purpose of this study is
comparing clinical and CT scan imaging features with histopathological features of the parotid tumors.
Object: 30 parotid tumor patients taken history and physical examination, pre-operative CT scan
* Bệnh viện Hữu Nghị
Địa chỉ liên lạc: BS. Đoàn Trung Hiệp. ĐT: 0936681399. Email: ro.dthiep2009@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 109
imaging included in this study, all patients taken post- surgery histopathological confirmation.
Methods: The design of the study was the perspective and descriptive investigation. The clinical, CT
scan imaging features recognized with designed-paper. all patients underwent two phase axial and coronal
CT scan imaging (early and delayed phases- 30 and 120 second after venous injection of Ultravist) with
helical CT scan machine, thickness of slice and table speed was 5mm, 5mm per second.
Results: Mean of age: 49.3 (12 - 81 year old in range), 72% benign tumors presented in under 50 age
group, 86% malignancies showed in un over 30 age group. 80% of patients presented their doctor when
they had had symptom 12 months before. The facial nervous pain showed in 100% patients with parotid
cancer and 86% ones had trismus. CT scan features revealed 73% benign tumors located superficial lobe,
57% parotid cancers and 75% parotid inflammations spreaded whole-gland. 100% malignant tumors had
mixed and enhancement densities which showed in 87% benign tuomors.
Conclusion: Parotid mass contained 73% true neoplasm which had 32 malignant tumors. The most of
malignant tumors showed early locoregional invasion, trismus, persistent facial pain. The CT scan imaging
features of true neoplasms revealed well – defined margin predominantly. CT findings of irregular tumor
margin and infiltration into adjacent structures, mixed and enhancement paterns, large size suggest
malignancy. The most of the inflammations were spreaded whole - gland with hypodensity and no change
in density. Accuracy of CT scan imaging were 93% in diagnosis of benign tumors, 100% in diagosis of
malignancies, 87.5% in diagnosis of parotid inflammations.
Key words: CT scan- computed tomography scan, MR imaging- Magnetic Resonance Imaging,
parotid gland, salivary glands, parotid tumors.
U tuyến mang tai là khối u tuyến nước bọt hay gặp nhất. Chúng ta có thể theo “luật 80” trong
bệnh lý u tuyến nước bọt. Trong đó, u tuyến mang tai chiếm 80% tổng số u tuyến nước bọt. Bệnh
lý dạng u tuyến mang tai có 80% là tổn thương u thực sự, còn lại là các tổn thương giả u. 80%
trong số u thực sự này là u lành tính. U tuyến mang tai chiếm 5 - 7% các u đầu cổ, đa số u lành
tuyến mang tai là u tuyến đa hình (u hỗn hợp lành tính), u Warthin(1,4,5). Ở giai đoạn sớm, triệu
chứng lâm sàng của u tuyến mang tai thường mờ nhạt, khi bệnh có triệu chứng rõ ràng thường
đã ở giai đoạn muộn, chức năng và thẩm mỹ của vùng mặt đã bị ảnh hưởng ít nhiều do u xâm
lấn, chèn ép tổ chức gây khó khăn cho phẫu thuật điều trị và tạo hình - thẩm mỹ(5). Để chẩn đoán
sự xâm lấn của u tuyến mang tai, chúng ta thường hay dùng phương pháp chụp CLVT, hay
CHT(4). Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ khó đánh giá sự vôi hóa tuyến, ống tuyến - một biểu hiện
của nhiều bệnh lý tuyến mang tai. CLVT là phương pháp rất tốt, đánh giá được cả sự xâm lấn u,
tổn thương xương phối hợp, đánh giá vôi hóa tuyến mang tai rất tốt(4). Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này với mục tiêu: Đối chiếu đặc điểm lâm sàng chính, CLVT và giải phẫu bệnh một số
u tuyến mang tai.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Là những bệnh nhân được chẩn đoán u tuyến mang tai, có
chụp CLVT trước mổ, đã được phẫu thuật và có kết quả chẩn đoán giải phẫu bệnh sau mổ.
Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân không chụp CLVT, không phẫu thuật, không có kết
quả chẩn đoán giải phẫu bệnh sau mổ sẽ bị loại trừ ra khỏi nghiên cứu.
Đối tượng: 30 bệnh nhân được phẫu thuật u tuyến mang tai có chẩn đoán CLVT thực hiện
tại Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt trung ương và khoa Răng – Hàm – Mặt Bệnh viện Hữu Nghị từ
năm tháng 09 - 2008 đến tháng 08 – 2010.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 110
Kỹ thuật chụp CLVT: Tiến hành chụp CLVT cho bệnh nhân trên máy Asteion (TOSHIBA)
của Viện Răng Hàm Mặt và máy Light Speed (GE) của Bệnh viện Hữu Nghị. Tất cả bệnh nhân
nằm ngửa, được tiêm thuốc cản quang loại Ultravist 90 ml, tốc độ tiêm 3ml/giây. Chụp CLVT tại
hai pha sớm (30 giây sau tiêm) và pha muộn (120 giây sau tiêm), diện quét Axial từ nền sọ đi qua
lỗ ống tai ngoài đến ngang mực lỗ trên lồng ngực, diện quét theo mặt phẳng coronal (mặt phẳng
trán) tại vùng tuyến mang tai, độ dày lát cắt 5 mm, tốc độ di chuyển bàn máy 5 mm/giây. Cửa sổ
nhu mô: mức 45HU, độ rộng 200HU, trên cửa sổ xương: Mức 200 HU với độ rộng 700HU.
Phim chụp CLVT được đánh giá bởi thầy thuốc điện quang có kinh nghiệm, không biết kết
quả tế bào hay mô bệnh học tổn thương. Đánh giá hình ảnh CLVT: Hình dạng, kích thước, tỷ
trọng, ngấm thuốc pha muộn theo 3 thang: Giảm, không thay đổi và tăng tỷ trọng so với pha
sớm. Khi khối u chứa 2 dạng ngấm thuốc thì gọi là hỗn hợp. Tỷ trọng u tại mỗi pha được chia ra:
Đồng tỷ trọng, tỷ trọng không đồng nhất, nhiều nốt. Mức độ ngấm thuốc cản quang tính theo 3
độ tùy theo tỷ trọng mô u pha muộn chênh so với pha sớm tính theo đơn vị Hounsfield (HU): Độ
I chênh 10HU.
Thu thập thông tin theo phiếu nghiên cứu:
- Thu thập thông tin về đặc điểm lâm sàng chính gồm: Tuổi, giới, u mặt, đau, khô miệng, ăn
khó, thời gian từ khi có triệu chứng đến khi được chẩn đoán.
- Thu thập thông tin CLVT: Đặc điểm định tính và bán định lượng như trên.
Tính độ chính xác của chụp CLVT trong chẩn đoán: Độ chính xác = (số ca phù hợp chẩn
đoán)/tổng số ca được chụp CLVT.
Định típ mô bệnh học theo phân loại mới của WHO(1): U lành gồm: U tuyến đa hình, u cơ
biểu bì, u tuyến đơn hình, u Warthin u ác tính gồm: UTBM tuyến tế bào nang, UTBM tuyến
nang, UTBM tuyến đa hình độ thấp, UTBM biểu bì nhày.
Xử lý số liệu bằng toán thống kê y học, phần mềm epi-info 6.04. kiểm định trung bình dùng
t- test, so sánh tỷ lệ dùng ÷ 2- test, với độ tin cậy 95% (á= 0,05).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc ñiểm lâm sàng, mô bệnh học nhóm nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng chính
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng chính
Tuổi 12-81; 49,3
Giới nam/nữ 17 nam/13 nữ; 55%: 45%.
U vùng mặt 27/30; 90%
Đau do tổn thương thần kinh mặt 15/30; 50%
Khít hàm 12/30; 40%
Hạch cổ 9/30; 30%
Nhận xét và bàn luận: Trong nghiên cứu này, độ tuổi chúng tôi gặp các tổn thương u tuyến
mang tai rất rộng, trẻ nhất là 12 tuổi, cao nhất là bệnh nhân 81 tuổi. Tuổi trung bình nhóm nghiên
cứu là 49,3. Về các triệu chứng lâm sàng: đa số các trường hợp (chiếm 90%) đến khám do thấy có
u vùng mặt, đây là hoàn cảnh chung của tất cả các bệnh lý ở Việt Nam chúng ta, bệnh nhân
thường có triệu chứng ảnh hưởng nhiều đến đời sống, thẩm mỹ mới chịu đến khám bác sĩ. Hạch
cổ cũng là triệu chứng hay gặp với tỷ lệ 30%, các triệu chứng khác như tê thần kinh mặt (50%),
khít hàm (40%) cũng là các triệu chứng hay gặp. B Lawder(3) cũng gặp chủ yếu là bệnh nhân có u
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 111
mặt (75%), khít hàm gặp với tỷ lệ thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi 22%, đau do thần kinh mặt
tương đương nghiên cứu của chúng tôi 39%.
Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi có chẩn đoán ban đầu
Bảng 2. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi có chẩn đoán ban đầu
60 tháng Tổng
N 1 5 15 9 30
% 3 17 50 30 100
Nhận xét và bàn luận: Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các đặc điểm lâm sàng chính đã
nêu ở trên. Trong đó, đa số bệnh nhân (80%) số bệnh nhân từ khi có triệu chứng đến khi có chẩn
đoán ban đầu là > 12 tháng, đặc biệt có đến 30% số bệnh nhân chịu đựng triệu chứng đến hơn 5
năm, khi mà khối u choán toàn bộ nửa mặt, biến dạng bộ mặt họ mới chịu đi khám bệnh và được
chẩn đoán. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với các nghiên cứu của tác giả B Lawder(1) khi ông
gặp 85% bệnh nhân đến khám khi có triệu chứng < 12 tháng.
Đặc điểm mô bệnh học nhóm nghiên cứu
Bảng 3. Phân bố típ mô bệnh học nhóm nghiên cứu
U lành tính Ung thư Viêm Tổng
U ña hình U limpho U tuyến
ñơn hình
UTBMT
10/30 (33%) 2/30 (7%) 3/30 (10%) 7/30 (23%) 8 (27%) 30/30 (100%)
Nhận xét và bàn luận: Chúng tôi thấy tỷ lệ u tuyến đa hình trong nghiên cứu là 10/30 ca
(33%), tỷ lệ u ác tính là 7/30 ca (23 %) cả hai tỷ lệ này thấp hơn đáng kể khi so sánh với nghiên
cứu của Choi và CS(2) (u tuyến đa hình 54%; ung thư 31%), nhưng tỷ u lim phô và u tuyến trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (7% so với 4%).
Đặc ñiểm CLVT nhóm nghiên cứu
Bảng 4. Đặc điểm hình ảnh CLVT
Thùy
nông
Thùy sâu
Ranh giới
2 thùy
Choán hết tuyến
và vượt ngoài
tuyến
Lan
tỏa
Vị trí khối u
12/30
(40%)
1/30 (3%) 1 (3%) 14/30 (47%) 2/30
(7%)
6cm
Kích thước khối u 5/30
(17%)
10/30
(33%)
15/30
(50%)
Tổn thương cơ quan lân
cận
Cơ cắn
10/30
(33%)
Xương
hàm dưới .
8/30 (27%)
Rõ ràng Kém rõ Lan tỏa
Ranh giới 18/30
(61%)
10/30
(33%)
2/30 (6%)
Tăng Đồng Giảm Hỗn hợp
Tỷ trọng 14/30
(47%)
4/30 (13%) 4/30 (13%) 8/30 (27%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 112
Hạch cổ
Cùng bên
8/30
(27%)
Đối bên
1/30 (3%)
Độ I (tăng
<5HU)
Độ II (tăng
5-10HU)
Độ III (tăng
>10 HU)
Tính chất ngấm thuốc
chênh pha muộn so với
pha sớm 15/30 (50) 10/30 (33) 5/30 (17)
Nhận xét và bàn luận: Chúng tôi gặp chủ yếu khối u lớn, choán hết tuyến và vượt ra khỏi phạm
vi tuyến (15/30, chiếm 50% khối u > 6 cm), về kích thước này các tác giả nước ngoài rất ít gặp, nếu
gộp nhóm u kích thước > 4 cm thì có đến 83% bệnh nhân thuộc nhóm này. Xét theo thùy, đa số u
gặp ở thùy nông (12/30 so với 1/30) hoặc u lớn khó phân biệt thuộc thùy nào (47%), 2 ca là tổn
thương lan tỏa với chẩn đoán mô học là tổn thương viêm. Đa số các khối u có ranh giới rõ ràng,
điều này hoàn toàn hợp lý vì đa số u tuyến đa hình, ung thư các thể mô học hay gặp của tuyến
mang tai cũng có hình ảnh bờ khối rõ ràng. Đa số khối u tăng hoặc đồng tỷ trọng sau tiêm thuốc so với
trước khi tiêm (14/30 tăng, 4/30 đồng tỷ trọng), tỷ lệ này của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của
Choi và cs với tỷ lệ tăng tỷ trọng 67% (u đa hình 47%, u ác tính 20%), nhưng số ca có tỷ trọng hỗn
hợp của chúng tôi cao hơn hẳn nghiên cứu của Choi (8/30; 27% so với 3/64; 5%). Điều này có thể
giải thích bằng việc đa số các khối u trong nghiên cứu của chúng tôi đều có kích thước lớn, do
vậy tỷ lệ hoại tử, tưới máu u cũng không đồng đều trong bản thân mô u tạo nên hình ảnh tỷ
trọng không đồng nhất sau tiêm thuốc. Cũng tương tự như vậy, tỷ lệ ngấm thuốc pha muộn so
với pha sớm chủ yếu là độ I và độ II (15/30; 50% độ I, 10/30; 33% độ II). Trong số 9 bệnh nhân có
hạch cổ, có một người hạch cổ đối bên. Tính chất hạch đa số là có vỏ bọc rõ.
Đối chiếu ñặc ñiểm lâm sàng và mô bệnh học
Bảng 5. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng chính và mô bệnh học
U lành U ác tính Viêm
Tuổi : < 15 tuổi 0 0 01/8 (12%)
15-30 tuổi 8/25 (32%) 1/7 (14%) 03/8 (38%)
30 - 50 tuổi 10/25 (40%) 2/7(28%) 03/8 (38%)
> 50 tuổi 7/25 (28%) 4/7 (58%) 01/8 (12%)
Giới: Nam 14/25 (56%) 5/7 (72%) 5/8 (62%)
Nữ 11/25 (44%) 2/7 (28%) 3/8 (38%)
Khít hàm 6/25 (24%) 6/7 (86%) 0
Đau thần kinh mặt 8/25 (32%) 7/7 (100%) 0
Hạch cổ 3/25 (12%) 4/7 (57%) 2/8 (25%)
U vùng mặt 19/25 (88%) 6/7 (86%) 2/8 (25%)
Nhận xét và bàn luận: Về độ tuổi chúng ta thấy đa số bệnh nhân u lành tính nằm trong độ
tuổi 15 - 50 tuổi chiếm 18/25 (72%), trong khi đó nhóm ác tính chủ yếu bệnh nhân 30 - 50 và > 50
tuổi (chiếm 6/7 ca; 86%). Viêm tuyến nước bọt có thể gặp mọi lứa tuổi, đỉnh cao nhất là nhóm
thanh niên và trung niên (chiếm 6/8 trường hợp; 76%). Về giới tính, chúng ta thấy chỉ có u ác tính
có sự chênh lệnh đáng kể về giới, có lẽ do nam giới hút thuốc lá và uống rượu nhiều nên tỷ lệ
mắc ung thư tuyến mang tai cao hơn (72% so với 28%). Chúng ta cũng gặp khít hàm, đau thần
kinh mặt nhiều trong u ác tính (đau thần kinh mặt 100%, khít hàm 86%), kết quả này hoàn toàn
dễ giải thích do bệnh nhân ung thư thường đến khám khi đã có triệu chứng đáng kể, ảnh hưởng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 113
lớn đến cuộc sống, các hậu quả cơ năng đã nặng nề. Khối u vùng mặt, đa số gặp trong bệnh lý
khối u thực sự (u lành và u ác tính lần lượt là 88% và 86%), đối với bệnh lý viêm gặp ít hơn (25%).
Đối chiếu ñặc ñiểm CLVT và mô bệnh học
Bảng 6. đối chiếu đặc điểm CLVT chính và mô bệnh học
U lành tính Ung thư Viêm tuyến mang tai
Vị trí: Thùy nông 11/15 (73%) 1/7 (14%)
Thùy sâu 0 1/7 (14%)
Ranh giới 0 1/7 (14%)
Choán hết cả tuyến 4/15 (27%) 4/7 (56%) 6/8 (75%)
Lan tỏa 0 0 2/8 (25%)
Kích thước: < 4cm 3/15 (20%) 1/7 (14%) 1/8 (12,5%)
4-6cm 8/15 (53%) 1/7 (14%) 1/8 (12,5%)
> 6cm 4/15 (27%) 5/7 (72%) 6/8 (75%)
Ranh giới: rõ ràng 10/15 (67%) 4/7 (57%) 4/8 (50%)
Kém rõ 5/15 (33%) 3/7 (43%) 2/8 (25%)
Lan tỏa 0 0 2/8 (25%)
Tỷ trọng: Tăng 10/15 (67%) 4/7 (57%) 0
Đồng 2/15 (13%) 0 2/8 (25%)
Giảm 0 0 4/8 (50%)
Hỗn hợp 3/15 (20%) 3/7 (43%) 2/8 (25%)
Ngấm thuốc: Độ I 10/15 (67%) 3/7 (43%) 2/8 (25%)
Độ II 2/15 (13%) 3/7 (43%) 5/8 (62,5%)
Độ III 3/15 (20%) 1/7 (14%) 1/8 (12,5%)
Tổn thương xương hàm dưới 5/15 (20%) 3/7 (43%)
Tổn thương Cơ cắn 6/15 (40%) 4/7 (57%)
Hạch cổ 4/15 (27%) 4/7 (57%) 1/8 (12,5%)
Nhận xét và bàn luận: Về vị trí chúng ta thấy đa số các u lành tính nằm tại thùy nông tuyến
mang tai (11/15, 73%), đa số u ác tính (4/7, 57%), viêm tuyến mang tai (6/8, 75%) có bệnh cảnh lan
tỏa toàn tuyến. Đặc điểm này thể hiện tình trạng ngay cả bệnh lý viêm người bệnh cũng đi khám
muộn, bệnh đã lan rộng, kết quả điều trị hạn chế ít nhiều. Về kích thước, trong nhóm ung thư
chủ yếu có kích thước lớn (> 6 cm chiếm 5/7 ca, 72%). Tuy nhiên, trong nhóm cùng kích thước ví
dụ nhóm u > 6 cm thì tỷ lệ ác tính, lành tính khác nhau không có ý nghĩa. Về tỷ trọng, u ác tính
chỉ có tỷ trọng hỗn hợp, tăng tỷ trọng, trong khi đó u lành tính có tỷ trọng tăng (10/15, 67%) và tỷ
trọng hỗn hợp (3/15, 20%) là chính, viêm tuyến nước bọt có thể có bất cứ loại hình tỷ trọng nào
tùy thuộc giai đoạn của quá trình viêm. Về đặc tính chênh lệch tỷ trọng mô u pha muộn so với
pha sớm do ngấm thuốc cản quang đa số chỉ ở độ I, II là chính đối với cả u lành tính và u ác tính,
tổn thương viêm. Tuy nhiên, trong nhóm chênh tỷ trọng do ngấm thuốc độ I, chủ yếu gặp u lành
tính nhưng do mẫu nghiên cứu còn nhỏ, nhóm ác tính và nhóm viêm có số lượng rất hạn chế nên
nhận định này cần có nghiên cứu rộng lớn hơn để khẳng định. Trong khi đó, tổn thương xương
hàm dưới gặp cả ở u lành và u ác tính nhưng các u ác tính có khả năng gây tổn thương xương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 114
sớm và nhiều hơn (43% so với 20%). Với tổn thương cơ cắn, tỷ lệ tổn thương là như nhau, vì đặc
tính dễ bị tổn thương do cả hai cơ chế xâm lấn và chèn ép nên dù tổn thương viêm, u đều có thể
gây hại đến cơ cắn. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến nước bọt mang tai sớm có thể
giảm thiểu tối đa các tổn thương cơ cắn - cơ có vai trò lớn trong động tác nhai. Với các trường
hợp hạch cổ, chúng ta thấy nếu xét riêng trong nhóm hạch thì không có sự khác biệt giữa nhóm
lành tính (4/8; 44%) và ác tính (4/9, 44%). Nhưng trong nhóm ác tính, có đến 4/7 ca đã có di căn
hạch cổ trong đó có một ca hạch 2 bên.
Độ chính xác của chụp CLVT
Bảng 7. Xác định mức phù hợp chẩn đoán của CLVT so với chẩn đoán sau mổ
n Phù hợp chẩn ñoán Không phù hợp Độ chính xác
U lành tính 15 14 1 93%
U ác tính 7 7 0 100%
Viêm 8 7 1 87,5%
Nhận xét và bàn luận: Đối với các u lành tính, có 14 ca phù hợp chẩn đoán, độ chính xác 93%,
01 ca không phù hợp do u to có kèm theo tổn thương cơ cắn, ranh giới u không rõ ràng nên đặt
chẩn đoán nhầm sang u ác tính. Kết quả mô bệnh học sau mổ là u tuyến đa hình. Đối với u ác
tính, độ chính xác đạt 100% trong 7 ca được chẩn đoán. Trong các tổn thương viêm, có 01 ca
không phù hợp.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra kết luận sau:
- U tuyến nước bọt mang tai gồm 73% tổn thương u thực sự, trong số này u ác tính chiếm
32%. Đa số u ác tính có u lớn > 6 cm, xâm lấn rộng sớm, di căn hạch cổ, khít hàm khi u lan rộng,
đau tê thần kinh mặt.
- Trên hình ảnh CLVT, các u tuyến nước bọt thực sự có hình ranh giới tương đối rõ, khi u
lớn đè đẩy và có thể xâm lấn cơ cắn, xương hàm dưới. Các u ác tính có đặc điểm: Kích thước lớn,
bờ kém rõ ràng, tỷ trọng tăng và tỷ trọng hỗn hợp, xâm nhiễm vào các cơ quan lân cận. Tổn
thương viêm đa số là lan tỏa toàn tuyến, giảm hoặc đồng tỷ trọng.
- Mức độ chính xác chẩn đoán bệnh lý u tuyến mang tai của CLVT cao, u lành 93%, u ác
100%, viêm tuyến là 87,5%.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barnes L et al (2005): Pathology and Genetics of Head and Neck Tumours, chapter 5
Tumours of the Salivary Glands. P 212 IARC press, Lyon.
2. Choi DS et al (2000): salivary Gland Tumors: Evaluation with Two-Phase Helical CT.
Radiology, 214,231-236.
3. Lawler B et al (2004): The diagnosis and surgical management of major salivary gland
pathology. Australian Dental Journal 2004;49:(1):9-15.
4. Mahmood F. Mafee et al (2005): the imaging of the head and neck, the second edition.
Chapter 09 salivary glands. P 634-640. The thieme, Newyork.
5. Neal D. Futran et al (2009): Head and Neck Cancer: A Multidisciplinary Approach, 3rd
Edition. Chapter 23 Malignant Salivary Gland Tumors. Lippincott Williams & Wilkins.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_chieu_lam_sang_dac_diem_ct_scan_va_mo_benh_hoc_mot_so_u.pdf