Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ địa phương thời gian qua và những kiến nghị cho thời gian tới

Tăng cường phối kết hợp trong công tác phát triển khoa học và công nghệ Các địa phương cần khẩn trương trong việc xây dựng kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, cần quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung và phát triển lý luận trong sự nghiệp đổi mới; dự báo kịp thời tình hình và xu thế phát triển của khu vực và trong nước; lý giải những vấn đề thực tiễn đặt ra và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới cơ chế tài chính của hoạt động KH&CN theo hướng thay cơ chế tài chính hành chính hiện nay bằng cơ chế tài chính sự nghiệp. Lồng ghép những nội dung KH&CN, nhất là những nội dung đổi mới công nghệ vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố. Tăng cường mối liên kết, phối hợp liên sở giữa các ngành: KH&CN, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương. Mối liên kết, phối hợp này nhằm hiện thực hóa việc lồng ghép các nội dung KH&CN vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; hiện thực hóa và nâng cao hiệu quả việc huy động các nguồn lực cho phát triển KH&CN. Sở KH&CN cần phối hợp với Bộ KH&CN và liên kết với các địa phương khác để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý KH&CN. Ban hành các quyết định, các quy chế, hướng dẫn công tác quản lý KH&CN địa phương. Phối hợp trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quản lý KH&CN địa phương, nhất là trong việc xây dựng hệ thống giữ chuẩn đo lường, các trung tâm kiểm nghiệm, phân tích, kiểm đị

pdf15 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ địa phương thời gian qua và những kiến nghị cho thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 37 ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO THỜI GIAN TỚI TS. Hồ Ngọc Luật Vụ trưởng, Trưởng Ban, Ban KH&CN địa phương, Bộ KH&CN Tóm tắt: Quá trình đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN, trong đó có cơ chế chính sách phát triển KH&CN địa phương, được tiến hành thông qua nghiên cứu quá trình đổi mới đất nước, trong đó nổi bật lên những đổi mới tư duy lý luận của Đảng về vai trò của KH&CN, những chính sách của Nhà nước nhằm cụ thể hóa, hiện thực hóa chủ trương đường lối vào cuộc sống và ảnh hưởng của những cơ chế chính sách đó đối với hoạt động KH&CN địa phương. Qua đó có thể nhận dạng được mức độ tác động của quá trình đổi mới cơ chế, chính sách KH&CN đối với hoạt động KH&CN tại các địa phương và cho phép chúng ta có những đề xuất, khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động KH&CN địa phương thời gian tới một cách hiệu quả hơn, đáp ứng tốt vai trò động lực then chốt đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các tỉnh, thành phố. 1. Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ địa phương trong thời gian qua 1.1. Những cơ chế, chính sách của Nhà nước có tác động đến sự phát triển khoa học và công nghệ địa phương trong thời gian qua Trong thời gian qua, ở nước ta, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách có tác động đến phát triển KH&CN địa phương. Điển hình như: Quyết định số 175/CP ngày 29/04/1981 cho phép các viện, trung tâm R&D, các trường đại học được ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học và áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống. Nghị quyết số 51/HĐBT ngày 17/5/1983 đã cho phép các cơ quan R&D tổ chức sản xuất các kết quả nghiên cứu của mình, mà chưa có cơ sở sản xuất nào đảm nhiệm. Quyết định số 161-CT ngày 13/6/1983 cho phép cán bộ khoa học và kỹ thuật được kiêm nhiệm thêm công tác tại cơ quan khác; Quyết định số 134/HĐBT ngày 31/8/1987 khuyến khích mọi hình thức liên kết giữa các nhà nghiên cứu trong khuôn khổ một tập thể tự nguyện, cho phép các đối tác được định giá sản phẩm khoa học theo một số phương thức thích hợp - kể cả việc chấp nhận giá thỏa thuận với nhau cho phép các cơ sở 38 Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương sản xuất và kinh doanh sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư cho hoạt động KH&CN; Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/01/1992 nêu lên tinh thần của một thiết chế dân chủ, là công nhận mọi cá nhân và tổ chức xã hội “có quyền” tiến hành các hoạt động KH&CN. Quyết định số 419/TTg ngày 21/7/ nêu rõ hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH&CN, đầu tư cho phát triển KH&CN là nhiệm vụ của các cơ quan KH&CN, của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương, của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và tư nhân. Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 18/9/1999 ban hành một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động KH&CN để đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh; Luật KH&CN và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP của chính phủ Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN đã góp phần giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo và tạo tiền đề cho việc xã hội hóa hoạt động KH&CN. Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 16/12/2002 đã chủ trương quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước; Nghị định số 122/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/10/2003 về thành lập Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, Quyết định số 117/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/5/2005 về Điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập quỹ phát triển KH&CN; Đề án đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN (2004), Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 (2003), Nghị định số 201/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/12/2004 về Quy chế quản lý hoạt động khoa học xã hội nhân văn, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2007 về Doanh nghiệp KH&CN ban hành các quy định về đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động KH&CN nhằm giải phóng tối đa năng lực nghiên cứu, sáng tạo của mọi tổ chức và cá nhân trong hoạt động KH&CN; Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/9/1999, Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/4/2005, Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 30/8/2005 khuyến khích hoạt động KH&CN gắn với thị trường và doanh nghiệp...; Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Chuyển giao JSTPM Vol 1, No 1, 2012 39 công nghệ (2006), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007), Luật Năng lượng nguyên tử (2008), Luật CNC (2008) đã góp phần tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động KH&CN đã được tạo lập một cách bền vững, ổn định với rất nhiều tư tưởng đổi mới và tiến bộ mang tính dẫn đường, đã và đang phát huy tác dụng tích cực đối với sự nghiệp phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập. Trước những đổi mới chung, một số vấn đề đặt ra cho đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương là: - Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất đặt ra là đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương gắn liền với quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước; - Chuyển đổi cơ chế quản lý là giảm bớt mức độ tập trung trong quản lý của Nhà nước Trung ương và mở rộng quyền cho các cấp bên dưới. Như vậy vai trò của quản lý KH&CN cấp địa phương sẽ tăng lên. Trước đây quản lý hoạt động R&D ở nước ta được thực hiện theo Nghị định số 263/CP ngày 26/7/1981 của Chính phủ về chế độ kế hoạch hóa khoa học và kỹ thuật: mọi nhiệm vụ đều được quyết định theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và chỉ giao cho các cơ quan khoa học của Nhà nước thực hiện; - Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các yêu cầu và điều kiện của hoạt động R&D đã có những thay đổi lớn. Bối cảnh mới đòi hỏi cơ chế quản lý các hoạt động KH&CN phải thay đổi. Ngày 21/7/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 419/TTg về cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: nhấn mạnh tới yêu cầu gắn hoạt động R&D với thực tiễn kinh tế - xã hội; bảo đảm và tăng cường tính chủ động của các ngành, các địa phương trong việc quyết định nhiệm vụ KH&CN; - Quản lý KH&CN trong cơ chế mới đòi hỏi phải kết hợp giữa kế hoạch và thị trường. Thị trường KH&CN sẽ là một căn cứ quan trọng để lập kế hoạch hoạt động KH&CN. Nhiều vấn đề được đặt thành mục tiêu của chương trình nghiên cứu là nhờ nắm bắt từ nhu cầu cuộc sống, và chỉ trên cơ sở nhu cầu cuộc sống thì kết quả nghiên cứu sau này mới có khả năng ứng dụng và mang lại ích lợi thiết thực cho xã hội; - Thị trường KH&CN ở nước ta hiện còn khá sơ khai và đang trong quá trình xây dựng. Ở đây, quản lý KH&CN địa phương phải tích cực đóng góp vào việc thúc đẩy tạo lập thể chế thị trường: tạo môi trường pháp lý, khuyến khích hình thành và phát triển các cơ quan môi giới thị trường, khuyến khích phát triển cung, cầu về hàng hóa công nghệ,... 40 Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương 1.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách khoa học và công nghệ Hiện nay, công tác xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách KH&CN các địa phương đã và đang từng bước có những tiến bộ rõ rệt: đã cố gắng thực hiện gần sát với quy trình lập dự toán ngân sách theo tiến độ yêu cầu. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các địa phương đã có nhiều đổi mới. Nhất là khâu quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của từng địa phương. Đồng thời, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp thiết, khai thác thế mạnh, tiềm năng và nghiên cứu các giải pháp KH&CN hạn chế các điều kiện bất lợi, thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh. Gần đây, mỗi năm, có khoảng 1.300 đề tài, dự án trên tất cả các lĩnh vực KH&CN đã được triển khai. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng thành công, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống đưa nhanh các kỹ thuật tiến bộ vào trồng trọt, chăn nuôi; tập trung nghiên cứu giống cây trồng, con nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương; nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng năm ở các địa phương đã xuất phát từ phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN của địa phương, phù hợp với hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN hàng năm của Bộ KH&CN. Có nhiều địa phương đã xây dựng các chương trình mục tiêu KH&CN đáp ứng các định hướng phát triển KH&CN đặt ra tại các chủ trương, kế hoạch của tỉnh, thành phố. Đây cũng là một cách làm tốt, nhưng kế hoạch các nhiệm vụ R&D chỉ thực sự hiệu quả nếu mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu đặt ra “trúng” và sát thực tiễn. Nhiều tỉnh /thành phố đã thực hiện việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan. Phương thức đặt hàng trong quá trình xác định nhiệm vụ được chú trọng. Qua cách làm này, nhiều tổ chức KH&CN Trung ương có điều kiện tham gia các hoạt động KH&CN địa phương hơn. Tuy mức độ hoàn chỉnh khác nhau, song tất cả các tỉnh/thành phố đều đã xây dựng và ban hành được hệ thống các văn bản quản lý các nhiệm vụ KH&CN theo tinh thần của Luật KH&CN. Để bảo đảm sự thống nhất trong quản lý các nhiệm vụ KH&CN ở địa phương rất cần có sự hướng dẫn thống nhất của Trung ương. Và thực trạng công tác xây dựng kế hoạch thể hiện rõ qua hệ thống các văn bản này. JSTPM Vol 1, No 1, 2012 41 Hiện nay các tỉnh/thành phố đều có Hội đồng KH&CN cấp tỉnh, một số sở/ngành có nhiều hoạt động KH&CN đã thành lập Hội đồng KH&CN cấp ngành. Hội đồng đã có những đổi mới về cơ cấu thành phần, cách thức làm việc theo hướng có các cán bộ, chuyên gia am hiểu sâu về chuyên môn và quản lý, do đó việc xác định nhiệm vụ và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN tại địa phương chất lượng ngày càng được nâng cao. 1.3. Đổi mới về cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ địa phương trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tài chính cho hoạt động KH&CN địa phương bao gồm nhiều nguồn. Nguồn cơ bản nhất được cân đối từ ngân sách Nhà nước Trung ương theo Luật Ngân sách. Trước năm 1996, kinh phí cho hoạt động KH&CN của các địa phương được phân bổ trên cơ sở kế hoạch hoạt động KH&CN của các tỉnh, thành phố đã thống nhất với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Kế hoạch này, trong quá trình thực hiện có thể tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng các yêu cầu về KH&CN đặt ra tại các địa phương. Thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước năm 1996, kinh phí cho hoạt động KH&CN địa phương được Bộ KH&CN thống nhất với Bộ Tài chính với các Ủy ban nhân dân về con số phân bổ, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết (Điều 25, Luật Ngân sách nhà nước năm 1996). Bên cạnh đó, Luật Ngân sách nhà nước năm 1996 còn quy định: Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới; Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó (Khoản 2, 3 Điều 4). Thực hiện Nghị quyết Trung ương II, Luật KH&CN, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 đã được sửa đổi, về cơ bản giữ nguyên như Luật Ngân sách nhà nước năm 1996, phần bổ sung quan trọng là trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, KH&CN (Điểm b, Khoản 3, Điều 15); và Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên,... Trong chi 42 Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, KH&CN (Điểm c, Khoản 1, Điều 25). Tuy nhiên, Điều 4, về cơ bản được sửa đổi theo tinh thần: không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ (Điểm h, Khoản 2, Điều 4). Như vậy, từ năm 2004 trở đi không còn khả năng bổ sung, hoặc cân đối bổ sung kinh phí từ nguồn Trung ương cho các nhiệm vụ KH&CN của các địa phương. Cho đến nay, ngoài nguồn từ Ngân sách Nhà nước, các địa phương gần như chưa tổng hợp được thực trạng đầu tư, hỗ trợ của các nguồn tài chính khác cho hoạt động KH&CN địa phương. Cơ cấu phân bổ trong 2% chi ngân sách nhà nước cho KH&CN địa phương, hiện nay, như sau: Ngoài nguồn ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp KH&CN, các địa phương còn có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN. Theo Khoản 1 và 2 Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008: “Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển KH&CN không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70%, hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng, hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó”. Ngày 27/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 117/2005/QĐ-TTg về “Điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển Bộ, ngành = 23% Tỉnh, thành = 20% Bộ, ngành = 27% Tỉnh, thành = 20% = 10% CT cấp NN, NCCB, NTMN, 119 Chi ngân sách nhà nước cho KH&CN = 100% Chi Đầu tư phát triển = 43% Chi Sự nghiệp khoa học = 57% JSTPM Vol 1, No 1, 2012 43 KH&CN của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Thực hiện Luật KH&CN, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2002 Hướng dẫn việc thi hành Luật KH&CN các tỉnh, thành phố đã từng đặt vấn đề về tổ chức Quỹ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội, do trình độ sản xuất, do nhu cầu về hoạt động KH&CN, nhất là do thói quen tư duy theo lối hành chính, bao cấp; do trình độ nhận thức về mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của quỹ phát triển KH&CN nước ta, cho nên cho đến nay mới chỉ khoảng 20 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ (thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bình Dương, Nghệ An, Bình Định, Tiền Giang, Thái Bình, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Bạc Liêu, Đồng Nai, Kiên Giang, An Giang, Thanh Hóa, Bình Thuận). Quan điểm đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho KH&CN được coi là một trong những giải pháp tài chính quan trọng nhằm giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN. Đến nay, kinh phí từ ngân sách không còn là kênh duy nhất đầu tư cho KH&CN bởi việc huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và toàn xã hội đầu tư cho KH&CN đã đạt được kết quả bước đầu. Tỷ trọng đầu tư cho KH&CN của khu vực tư nhân đã tăng đáng kể1. Các cơ quan nghiên cứu đã có thể tận dụng các nguồn vốn do thực hiện hợp đồng, do liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế. Các doanh nghiệp được trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển KH&CN2; các bộ, ngành, địa phương cũng được phép lập quỹ phát triển KH&CN để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Sự đổi mới về cơ chế tài chính còn được định hướng vào việc cải tiến chế độ phân bổ, cấp phát và quản lý ở tầm vĩ mô cũng như đổi mới chế độ tài chính của các cơ sở nghiên cứu khoa học theo nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Đặc biệt, trong năm 2008, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đã chính thức đi vào hoạt động, song song với hệ thống các quỹ của Nhà nước sẽ được thành lập (Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia, Quỹ Đầu tư Mạo hiểm), đây sẽ là các kênh tài chính quan trọng hỗ trợ cho hoạt động KH&CN bên cạnh hệ thống các chương trình, đề tài được hưởng kinh phí sự nghiệp KH&CN truyền thống, góp phần đa dạng hóa các phương thức quản lý tài chính trong KH&CN, tạo cơ hội rộng mở cho mọi thành phần trong xã hội được tiếp cận với các nguồn tài chính của Chính phủ khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 1 Theo số liệu thống kê mới nhất, tỷ lệ huy động các nguồn vốn đóng góp trong xã hội cho hoạt động KH&CN đạt xấp xỉ 43% tổng chi từ ngân sách nhà nước cho KH&CN. 2 Riêng hệ thống các Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp được hình thành từ 10% lợi nhuận trước thuế trong thời gian tới sẽ đem lại nguồn kinh phí ước đạt 12,5 nghìn tỷ đồng/năm từ xã hội cho KH&CN. 44 Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương 1.4. Đổi mới cơ chế, chính sách về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KH&CN địa phương hiện nay là 4.140 người. Trong đó, số biên chế là 3.138 người, số có trình độ đại học, cao đẳng là 2.627 người (chiếm 63,5%), số có trình độ trên đại học là 269 người (chiếm 6,5%). Bình quân số cán bộ của các sở KH&CN khu vực miền núi phía Bắc là thấp nhất, chỉ có 46,6 người, trong khi đó các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ là 102,3, cao nhất; và vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ có số bình quân cao thứ hai: 71 - 72 người. Nguồn nhân lực KH&CN ở các địa phương được tập hợp từ nhiều nguồn đào tạo, hình thành trên cơ cấu ngành nghề không đồng bộ, số lượng cán bộ làm công tác R&D quá mỏng, trình độ chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Theo số liệu điều tra, trong số 366 tổ chức KH&CN ở địa phương có tới 9.616 người, trong đó chính nhiệm là 4.890 người (chiếm 50,85%), số người kiêm nhiệm là 4.726 người (chiếm 49,15%). Số GS và PGS chính nhiệm là 25, kiêm nhiệm là 78; số TS và TSKH chính nhiệm là 85, kiêm nhiệm là 108; số thạc sỹ chính nhiệm là 286, kiêm nhiệm là 193; số đại học chính nhiệm là 2.834, kiêm nhiệm là 1.699; số cao đẳng chính nhiệm là 179, kiêm nhiệm là 247; số trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật chính nhiệm là 1.190, kiêm nhiệm là 1.739; số còn lại chính nhiệm là 391, kiêm nhiệm là 662. Đội ngũ R&D của các địa phương còn nhiều hạn chế về: năng lực xác định nhiệm vụ nghiên cứu triển khai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN địa phương; năng lực xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch KH&CN; năng lực tham mưu và tổ chức, giám sát thực hiện các cơ chế, chính sách,... Cơ cấu của lực lượng lao động kỹ thuật còn bất hợp lý, tạo nên tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Tỷ lệ cán bộ KH&CN/nhân viên kỹ thuật/công nhân kỹ thuật hoặc nhân viên nghiệp vụ có bằng và chứng chỉ là 1/1,04/0,86. Năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đặc biệt là nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp địa phương hiện nay còn yếu. Đội ngũ cán bộ của hệ thống khuyến nông quá mỏng, trình độ về kỹ thuật nông nghiệp lại hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN được quan tâm ngày càng đúng mức, đặc biệt là sau khi Luật KH&CN được ban hành. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ KH&CN nói riêng được xây dựng và củng cố; tính quy hoạch của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được nâng cao và đi vào nền nếp; chương trình, giáo trình thường JSTPM Vol 1, No 1, 2012 45 xuyên được cải tiến, nội dung đào tạo, bồi dưỡng bước đầu đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và người học, từng bước khắc phục tình trạng bất hợp lý về cơ cấu, trình độ của nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng tốt hơn các hoạt động KH&CN ở địa phương. Mối liên kết, phối hợp giữa các cơ quan KH&CN Trung ương và địa phương trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KH&CN bước đầu đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. 1.5. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ Một trong những giải pháp đổi mới mạnh dạn và mang tính đột phá trong những năm gần đây trong việc cải tổ hệ thống các tổ chức KH&CN Việt Nam là việc triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hình thành doanh nghiệp KH&CN, đánh dấu bằng sự ra đời của hai văn bản quan trọng: Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP. Giải pháp này cho phép giải phóng tối đa năng lực nghiên cứu, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN, xóa bỏ tư tưởng bao cấp của các nhà khoa học, các tổ chức khoa học, đặt họ trước những cơ hội và thách thức mới, từ đó, tạo thêm động lực, môi trường thuận lợi để có thể tự do sáng tạo, nâng cao trình độ và năng lực công nghệ, nâng cao tiềm lực và hiệu quả đầu tư cho KH&CN. Bản chất của việc hình thành doanh nghiệp KH&CN chính là hình thành một lực lượng sản xuất mới tiên tiến, trong đó, tập trung đưa hầu hết các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ mới cho cộng đồng doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa quá trình thương mại hóa sản phẩm công nghệ, tạo cơ hội hình thành và phát triển các ngành nghề trình độ cao. Bên cạnh đó, với việc cho phép các tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, được cấp đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp, được chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN, giúp các nhà khoa học Việt Nam có thể đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất, được góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ và hưởng lợi nhuận trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm KH&CN của mình. Đây là một tư duy đổi mới đã được thực tiễn kiểm nghiệm, được cộng đồng KH&CN và doanh nghiệp trong nước đánh giá cao3. Cùng với hệ thống các viện nghiên cứu, các trường đại học cũng được tăng cường đầu tư theo hướng thúc đẩy gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu, hỗ 3 Thời gian gần đây, đã xuất hiện các đơn vị điển hình phát triển rất mạnh theo mô hình tự chủ như BKIS, BKMech, Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, Trung tâm Kỹ thuật 3, Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung... 46 Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương trợ hợp tác trực tiếp giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Thực hiện đầu tư đồng bộ để tạo dựng các tập thể, tổ chức KH&CN đủ mạnh, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN quan trọng, có trình độ quốc tế, tạo nên những đột phá trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn; đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ cao, các tổng công trình sư, các nhà khoa học đầu ngành có trình độ quốc tế. 1.6. Đổi mới phát triển thị trường công nghệ, chuyển giao công nghệ Đề án Phát triển thị trường công nghệ được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 đã hoàn thiện các thể chế cơ bản của thị trường công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời góp phần thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, tăng nhanh số lượng và chất lượng các giao dịch mua bán công nghệ, phấn đấu mức tăng trưởng giá trị giao dịch mua bán công nghệ tăng bình quân 10% năm, giai đoạn 2006 - 2010. Các chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) đã được tổ chức trong những năm qua gồm: chợ công nghệ và thiết bị, với ba phiên quốc gia tại Hà Nội năm 2003 (giá trị giao dịch gần 1.200 tỷ đồng), thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 (giá trị giao dịch gần 1.700 tỷ đồng) và Đà Nẵng năm 2007; sáu phiên khu vực (giá trị giao dịch đạt gần 1.000 tỷ đồng) và trên 20 phiên ở các tỉnh, thành trong cả nước (giá trị giao dịch ước khoảng vài chục tỷ đồng/phiên). Trong năm 2006, các sàn giao dịch điện tử (hỗ trợ giới thiệu, tìm kiếm, thương thảo, thỏa thuận công nghệ) đã được đưa vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư công nghệ trong nước và nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Israel...). Hoạt động giao dịch mua bán công nghệ ngày càng phổ biến với giá trị ngày càng tăng tại các Techmart. Trung tâm Giao dịch Công nghệ được triển khai ngày 15/6/2006 là địa điểm giao dịch công nghệ tập trung và thường xuyên đặt tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia và Sàn giao dịch điện tử - Techmart ảo. Tuy nhiên, nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ còn rất thấp so với đòi hỏi bức bách của kinh thế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Nhiều nhãn hàng của ta bị chiếm đoạt trên thị trường quốc tế, do chúng ta không kịp thời đăng ký, như nhãn Vinataba, Cà phê Trung Nguyên, PetroVietnam Việc thực thi pháp chế về sở hữu trí tuệ chưa nghiêm minh, xử lý hành chính chưa kịp thời, chưa đúng mức; đội ngũ thực thi các nhiệm vụ này quá yếu. JSTPM Vol 1, No 1, 2012 47 Chưa có cơ chế gắn kết, ràng buộc lợi ích của người sáng tạo, lợi ích người áp dụng thành quả sáng tạo và lợi ích toàn xã hội. Trong 5 năm qua cả nước chỉ có khoảng 200 sáng chế được đăng ký (năm 1996 chiếm 2,5%, năm 2000 chiếm 7,2% trong tổng số đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu công nghiệp), thua xa các nước trong khu vực. Một khía cạnh quan trọng trong thực thi pháp chế sở hữu trí tuệ là quyền tài sản trí tuệ không có trong truyền thống ở Việt Nam. Đây thực sự là một nét thiếu trong văn hóa chúng ta. Người Nhật, người Hoa và hầu hết xứ sở chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã lần lượt biến xứ sở của họ thành xứ sở công nghệ. Người Việt Nam chưa quen tiếp nhận tài sản trí tuệ, chưa biết giữ gìn khai thác và làm giàu bởi thứ tài sản này. Việc cung cấp tài sản trí tuệ phần lớn do Nhà nước đảm nhiệm. Thực sự đã đến lúc hình thành thị trường và xúc tiến các tư duy phát triển thị trường tài sản trí tuệ, và tiến tới để thị trường đó điều tiết hướng phát triển của trí tuệ Việt Nam. Làm ra tài sản trí tuệ trước hết là công việc của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng, chủ chốt trong bảo hộ quyền về tài sản trí tuệ. Đây là chìa khóa tạo lập điều kiện cơ bản, cần thiết cho thị trường KH&CN phát triển. 2. Kiến nghị đổi mới cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ địa phương trong thời gian tới 2.1. Đổi mới cơ chế và chính sách tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ địa phương Trước hết, Chính quyền địa phương nên chú trọng việc chỉ đạo cho thử nghiệm đổi mới cơ chế tài chính của hoạt động KH&CN theo hướng thay cơ chế tài chính hành chính hiện nay bằng cơ chế tài chính sự nghiệp để tạo động lực cho các tổ chức sự nghiệp KH&CN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cần sớm tháo gỡ những khó khăn về huy động các nguồn lực cho phát triển KH&CN các tỉnh, thành phố như: triệt để dành ít nhất mức chi ngân sách hàng năm cho KH&CN được cân đối từ Trung ương theo Luật Ngân sách (bao gồm Ngân sách sự nghiệp khoa học và Vốn đầu tư phát triển); thành lập, tạo điều kiện thực sự để Quỹ phát triển KH&CN hoạt động, vận hành có hiệu quả; có cơ chế để khuyến khích, ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện tốt Điều 17, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (Trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp). Ở cấp địa phương cũng cần tăng cường vai trò chủ động của sở KH&CN, xây dựng cơ cấu hợp lý và xác định các loại hình nhiệm vụ KH&CN phù hợp với các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ở Trung ương, Nhà nước cần sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách nhằm tăng cường đầu tư, tập trung quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý 48 Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương nhà nước về KH&CN trong đầu tư phát triển các ngành khoa học, các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, các nhiệm vụ KH&CN có tính liên vùng, liên lĩnh vực, có ảnh hưởng đột phá đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2. Chính sách phát triển nhân lực, tổ chức khoa học và công nghệ Các địa phương cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW về phát triển đội ngũ trí thức. Cụ thể hóa và hiện thực hóa các chính sách sử dụng, trọng dụng cán bộ KH&CN, trước hết là cán bộ KH&CN địa phương; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN Đổi mới phương thức huy động, thu hút lực lượng nghiên cứu vào việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, nhất là những người có năng lực nghiên cứu khoa học tại địa phương, đồng thời chú trọng sự phối hợp giữa các nhà nghiên cứu của Trung ương với đội ngũ cán bộ địa phương trong hoạt động R&D ở địa phương, đặc biệt cần tranh thủ lực lượng nghiên cứu trong các tổ chức KH&CN thuộc Trung ương đóng trên địa bàn địa phương. Phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương trong việc tự quyết định xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN địa phương. Tăng cường phát triển tiềm lực KH&CN của địa phương thông qua các biện pháp: quy hoạch hệ thống các tổ chức KH&CN; chỉ đạo xây dựng các dự án đầu tư tiềm lực, nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ của các tổ chức KH&CN; có cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các trung tâm ứng dụng KH&CN với các trung tâm khuyến nông, khuyến công...; đổi mới chức năng, nhiệm vụ để khuyến khích các tổ chức KH&CN sát cánh cùng doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh trong đổi mới công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. 2.3. Chính sách phát triển thị trường công nghệ Sớm xây dựng hệ thống tiêu chí thống nhất (trong toàn quốc) và hệ phương pháp để đánh giá trình độ công nghệ. Cung cấp các thông tin về công nghệ để giúp cán bộ quản lý công nghệ ở địa phương nắm bắt được tình hình đổi mới công nghệ diễn ra ở trong nước và trên thế giới. Các địa phương chủ động ban hành chính sách riêng phục vụ cho công tác quản lý công nghệ trên địa bàn. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý công nghệ địa phương. Thành lập một số tổ chức trung gian KH&CN nòng cốt hoặc củng cố những tổ chức đã có theo hướng chuyên môn hóa, thị trường hóa, xã hội hóa và quy phạm hóa. Đảm bảo các ưu đãi về tài chính và hỗ trợ về thủ tục nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian KH&CN, nhất là các dịch vụ đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ. Xây dựng một bộ máy quản lý thị trường công nghệ phù hợp. JSTPM Vol 1, No 1, 2012 49 Có những cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần lấy doanh nghiệp là đối tượng trọng tâm của việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tăng cường ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống. Có chính sách tập trung hỗ trợ, tài trợ để khuyến khích liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ với trường đại học trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hình thành doanh nghiệp KH&CN mới... 2.4. Tăng cường phối kết hợp trong công tác phát triển khoa học và công nghệ Các địa phương cần khẩn trương trong việc xây dựng kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, cần quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung và phát triển lý luận trong sự nghiệp đổi mới; dự báo kịp thời tình hình và xu thế phát triển của khu vực và trong nước; lý giải những vấn đề thực tiễn đặt ra và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới cơ chế tài chính của hoạt động KH&CN theo hướng thay cơ chế tài chính hành chính hiện nay bằng cơ chế tài chính sự nghiệp. Lồng ghép những nội dung KH&CN, nhất là những nội dung đổi mới công nghệ vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố. Tăng cường mối liên kết, phối hợp liên sở giữa các ngành: KH&CN, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương... Mối liên kết, phối hợp này nhằm hiện thực hóa việc lồng ghép các nội dung KH&CN vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; hiện thực hóa và nâng cao hiệu quả việc huy động các nguồn lực cho phát triển KH&CN. Sở KH&CN cần phối hợp với Bộ KH&CN và liên kết với các địa phương khác để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý KH&CN. Ban hành các quyết định, các quy chế, hướng dẫn công tác quản lý KH&CN địa phương. Phối hợp trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quản lý KH&CN địa phương, nhất là trong việc xây dựng hệ thống giữ chuẩn đo lường, các trung tâm kiểm nghiệm, phân tích, kiểm định. Bộ KH&CN tăng cường phối hợp với các Ủy ban nhân dân chỉ đạo hoạt động KH&CN ở các địa phương; tăng cường kiểm tra giám sát tình hình phân bổ, sử dụng các nguồn kinh phí cho KH&CN; tăng cường chỉ đạo các Sở KH&CN để tổng kết những kinh nghiệm tốt trong quản lý KH&CN địa phương và thông qua các hội nghị giao ban vùng giữa Bộ trưởng Bộ 50 Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương KH&CN và Giám đốc Sở KH&CN hoặc giữa các Sở KH&CN, thường xuyên tổ chức giao lưu để trao đổi, học tập và nhân rộng các điển hình làm tốt công tác quản lý KH&CN địa phương./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định số 263/CP ngày 26/7/1981 của Chính phủ về chế độ kế hoạch hóa khoa học và kỹ thuật. 2. Nghị quyết số 51/HĐBT ngày 17/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về một số vấn đề trong công tác khoa học và kỹ thuật. 3. Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác quản lý KH&CN. 4. Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN. 5. Nghị định số 81/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN. 6. Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia. 7. Nghị định số 201/2004/NĐ-CP về Quy chế quản lý hoạt động khoa học xã hội nhân văn. 8. Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập. 9. Nghị định số 117/2005/NĐ-CP về Điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 10. Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Doanh nghiệp KH&CN. 11. Quyết định số 175/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 29/4/1981 Về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật. 12. Quyết định số 161-CT ngày 13/6/1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chế độ công tác kiêm nhiệm của cán bộ khoa học và kỹ thuật. 13. Quyết định số 134/HĐBT ngày 31/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kỹ thuật. 14. Quyết định số 419/TTg ngày 21/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 15. Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ. 16. Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ. 17. Luật KH&CN, số 21/2000/QH10. 18. Luật Ngân sách Nhà nước, số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. JSTPM Vol 1, No 1, 2012 51 19. Đề án đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN (2004), ban hành kèm theo Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ. 20. Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 (2003), Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ. 21. Bộ KH&CN. (2009) Kỷ yếu Hội nghị 50 năm ngành KH&CN Việt Nam. 22. Bộ KH&CN. (2010) Báo cáo hoạt động KH&CN địa phương 2006 - 2010. 23. Vũ Cao Đàm. (2008) Quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự trong Luật KH&CN. Tạp chí hoạt động khoa học, số 8. 24. Hồ Ngọc Luật. (2006) Phát triển thị trường KH&CN. Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, số 5. 25. Hồ Ngọc Luật. (2009) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN địa phương. Báo cáo đề án cấp Bộ KH&CN. 26. Hồ Ngọc Luật. (2009) Tình hình quản lý KH&CN địa phương và một số đề xuất. Tạp chí Hoạt động khoa học, số 3. 27. Hồ Ngọc Luật. (2009) 50 năm KH&CN địa phương. Tạp chí Tuyên giáo, số 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_co_che_chinh_sach_phat_trien_khoa_hoc_va_cong_nghe_d.pdf
Tài liệu liên quan