Đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta

Những điều trình bày nêu trên đối với Việt Nam cũng phù hợp với kinh nghiệm thế giới. Mục tiêu trong chiến lược phát triển KH&CN của các nước vốn rất phong phú đa dạng. Bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản như mức đầu tư cho NC&PT, số lượng nhà nghiên cứu, số lượng cấp bằng độc quyền sáng chế, số bài báo khoa học quốc tế, còn có những chỉ tiêu riêng phản ánh nét đặc thù về trọng điểm được tập trung và giá trị cốt lõi hướng tới. Các mục tiêu gắn với trình độ phát triển, đặc điểm về tiềm lực, toan tính về tương lai,. Ở đây, người ta không chỉ nhận ra nét riêng của mỗi nước mà còn thấy rõ cơ hội phát triển KH&CN vốn rất mở rộng. Như vậy, để phát triển KH&CN một cách thực chất và có chiều sâu, trước hết cần có mục tiêu phát triển KH&CN thực chất và có chiều sâu. Hy vọng chúng ta có thêm những điểm mới về nhận thức và hành động so với nhận định từng được rút ra cách đây 20 năm: “Thực tiễn của 50 năm cho thấy, khi nào mục tiêu hoạt động KH&CN và mục tiêu phát triển tiềm lực KH&CN được xác định rõ ràng và cụ thể theo nhiệm vụ cách mạng, phù hợp với khả năng phát triển của tiềm lực KH&CN, thì lực lượng KH&CN phát huy được tốt nhất vai trò của mình và cống hiến được nhiều nhất cho đất nước”

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 29 ĐỔI MỚI MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA Hoàng Xuân Long1 Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Nguyễn Thị Phượng Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia Tóm tắt: Trải qua các thời k khác nhau, các mục tiêu, nhiệm vụ phát trin khoa học và công nghệ (KH&CN) ở nước ta đã có thay đổi về cách thức xác định. Đó là sự thay đổi th hiện r trên các mặt: phục vụ kinh tế-xã hội; phát trin nền KH&CN nói chung; phát trin từng lĩnh vực KH&CN. Cũng đã có những thay đổi theo hướng cụ th hoá, trọng tâm hóa, giới hạn về mốc thời gian. Giữa các mục tiêu, nhiệm vụ phát trin KH&CN cũng có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, song hành và là tiền đề cho nhau. Những thay đổi đã qua rất đáng được ghi nhận. Đồng thời, thực tiễn cũng đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát trin KH&CN ở nước ta. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến việc xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ phản ánh sự phát trin của nền KH&CN và phản ánh được đim mốc phát trin KH&CN của đất nước; chuyn từ mục tiêu theo phát trin tuần tự sang mục tiêu theo phát trin đột phá; tăng sự thống nhất giữa mục tiêu và giải pháp thực hiện. Những đổi mới này có ý nghĩa góp phần phát trin KH&CN một cách thực chất và có chiều sâu. Từ khóa: Mục tiêu phát trin KH&CN; Nhiệm vụ phát trin KH&CN. Mã số: 18031401 1. Nhìn lại quá trình đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ đã diễn ra ở nước ta 1.1. Quá trnh đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ đã diễn ra ở nước ta Mục tiêu, nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định trong định hướng các chính sách KH&CN. Ở nước ta, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN đã được Đảng và Nhà nước chú trọng xác định trong nhiều văn bản. Điển hình là: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (năm 1958), Nghị quyết Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III - năm 1 Liên hệ tác giả: hoangxuan_long@yahoo.com 30 Đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát trin KH&CN ở nước ta 1960; Nghị quyết của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng số 157 - NQ/TW (năm 1967); Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (năm 1981); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (năm 1996); Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992); Luật KH&CN (năm 2000); Quyết định số 272/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 2003); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 2012);... Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN ở nước ta đã có thay đổi về cách thức xác định. Đó là sự thay đổi thể hiện rõ trên các mặt: phục vụ kinh tế-xã hội, phát triển nền KH&CN nói chung, phát triển từng lĩnh vực KH&CN. - Về mục tiêu, nhiệm vụ phục vụ phát trin kinh tế-xã hội, ban đầu phạm vi hướng tới phục vụ của KH&CN được xác định khá rộng và chưa cụ thể. Đó là: “đưa công tác khoa học, kỹ thuật của ta tiến nhanh và mạnh để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa và củng cố quốc phòng, nhất là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản”2; “khoa học và kỹ thuật phải gắn liền với sản xuất, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng”3; Tiếp theo, KH&CN hướng vào những mục tiêu nền tảng trong phát triển kinh tế như: “nhằm phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế” (Điều 37, Hiến pháp năm 1992); “để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức” (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012). Thêm một bước cụ thể nữa, mục tiêu đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế-xã hội còn được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể: “Đến năm 2020, thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) hoạt động KH&CN đóng góp khoảng 35% tăng trưởng kinh tế. Xây dựng được một số sản phẩm quốc gia mang thương hiệu Việt Nam. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp” (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012); “ KH&CN góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP” (Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012). 2 Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 ngày 27/11/1958. 3 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III ngày 10/9/1960 của Đảng Lao động Việt Nam. JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 31 - Về mục tiêu, nhiệm vụ phát trin nền KH&CN nói chung, mốc đạt tới trình độ tiên tiến của thế giới được nêu ra khá sớm và duy trì trong một thời gian dài: từ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959, với xây dựng “khoa học và kỹ thuật tiên tiến” đến Luật KH&CN năm 2000 với xây dựng “nền KH&CN tiên tiến, hiện đại”4. Cũng là chung cho cả nền KH&CN, nhưng lấy mốc so sánh với khu vực đã được thể hiện trong mục tiêu phát triển KH&CN ở những văn bản sau này như: “Phát triển tiềm lực KH&CN đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực” (Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003), “Đến năm 2020, KH&CN Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN” (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012). Tại đây đã định rõ mốc thời gian cụ thể là đến năm 2010, năm 2020. Bên cạnh mục tiêu phát triển chung của cả nền KH&CN, đã chú ý đến mục tiêu của một số lĩnh vực chọn lọc. Đó là những công nghệ trong ngành kinh tế trọng điểm, lĩnh vực KH&CN Việt Nam có thế mạnh, lĩnh vực công nghệ cao. Cụ thể: “Đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở các ngành kinh tế trọng điểm như công nghệ sinh học, sản xuất lương thực, chế biến nông-lâm-hải sản, cơ khí điện tử, CNTT, bưu chính-viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu cơ bản, sản xuất và sử dụng năng lượng, y dược” (Nghị quyết số 02- NQ/HNTW ngày 24/12/1996), “tiếp cận trình độ thế giới trong một số lĩnh vực khoa học Việt Nam có thế mạnh” (Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003), “Đến năm 2020, có một số lĩnh vực KH&CN đạt trình độ tiên tiến, hiện đại”5, “Đến năm 2020, KH&CN Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới” (Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012), “Đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới” và “Tiếp tục đẩy mạnh phát triển CNTT và truyền thông đạt trình độ quốc tế trong một số lĩnh vực” (Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 01/11/2012). 4 Xen giữa là: Nghị quyết số 157-NQ/TW ngày 22/02/1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng với “khoa học và kỹ thuật tiên tiến”, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976 với “khoa học - kỹ thuật tiên tiến”, Hiến pháp năm 1980 với “nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến”, Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 20/4/1981 của Bộ Chính trị với “Phấn đấu xây dựng thành công nền khoa học và kỹ thuật tiên tiến của nước CHXHCN Việt Nam, có trình độ hiện đại”, Nghị quyết số 26-NQ/TW năm 1991 của Bộ Chính trị với “nền khoa học tiên tiến”. 5 Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI. (Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020). 32 Đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát trin KH&CN ở nước ta Nỗ lực mô tả hình ảnh của nền KH&CN tương lai còn thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể: tốc độ đổi mới công nghệ, mức tăng về giá trị giao dịch của thị trường KH&CN, số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ, mức tăng tổng đầu tư xã hội cho KH&CN, mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH&CN, số cán bộ KH&CN, số tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, số doanh nghiệp KH&CN, số cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Các chỉ tiêu này có mặt ở Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ), Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và các kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 5 năm. - Về mục tiêu, nhiệm vụ phát trin lĩnh vực KH&CN. Trong Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 khóa II (năm 1958) đã nêu trọng tâm của khoa học xã hội: “về mặt khoa học xã hội, chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu về kinh tế, lịch sử, ngôn ngữ, giúp thiết thực cho công cuộc phát triển, cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa”. Từ chỗ trọng tâm khá chung và mới có trong lĩnh vực khoa học xã hội, tiếp theo xác định ưu tiên đã ngày càng cụ thể và ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ. Đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (năm 1996) đã nêu các nhiệm vụ cần tập trung của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nhiệm vụ của các lĩnh vực KH&CN tiếp tục được cụ thể hơn nữa ở Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 và Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Nhấn mạnh nghiên cứu ứng dụng được bắt đầu từ phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1976-1980 (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV). Điều này được nhắc lại trong một số văn bản khác như Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,... Ở nước ta, quá trình đẩy mạnh cụ thể hóa trong mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN được diễn ra theo đường dích dắc. Trước tiên là cụ thể về đối tượng mà KH&CN hướng vào phục vụ, trong khi bản thân KH&CN vẫn còn chung chung (KH&CN nói chung phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội ưu tiên). Ví dụ: “khoa học, kỹ thuật phải bảo đảm sự phát triển vượt bậc của nông nghiệp. Khoa học, kỹ thuật phải góp phần quan trọng đẩy mạnh JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 33 lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp cơ khí, công nghiệp hàng tiêu dùng”6; “khoa học và kỹ thuật cần hướng vào nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp quan trọng: năng lượng và nhiên liệu, nguyên liệu và vật liệu, cơ khí và luyện kim, hóa chất, giao thông vận tải, và các ngành công nghiệp khác có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta”. Tiếp theo là cụ thể hóa về lĩnh vực KH&CN (KH&CN cụ thể phục vụ kinh tế-xã hội nói chung). Điển hình như Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (năm 1996) nêu chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ cao như CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,... Tới gần đây, nhiệm vụ KH&CN được cụ thể cả về lĩnh vực KH&CN và về đối tượng kinh tế-xã hội mà KH&CN phục vụ trong Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 và Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 1.2. Đánh giá đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ đã diễn ra ở nước ta Có thể nhận thấy những thay đổi diễn ra đồng thời trong xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN: cụ thể hóa, trọng tâm hóa, giới hạn về mốc thời gian. Giữa chúng cũng có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, song hành và là tiền đề cho nhau. Mục tiêu, nhiệm vụ phản ánh mối quan hệ tổng hợp: giữa KH&CN và kinh tế-xã hội, quan hệ trong nước và thế giới, giai đoạn ngắn và dài, tổng thể và trọng tâm. Thông thường mục tiêu, nhiệm vụ thay đổi do các yếu tố cơ bản là: thay đổi về nhận thức, biến đổi của bối cảnh, thay đổi của bản thân KH&CN. Khác biệt giữa các mục tiêu, nhiệm vụ qua những giai đoạn là đánh dấu bước phát triển về nhận thức, biến đổi của bối cảnh và bước phát triển của KH&CN. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN ở nước ta ngày càng được cụ thể hóa (bao gồm cả trọng tâm hóa) có phần do phát triển về nhận thức, nhưng đó không phải là chủ yếu. Thực ra mong muốn và ý đồ cụ thể hóa, trọng điểm hóa đã có từ khá sớm. Chủ trương, ý đồ về phát triển trọng tâm, trọng điểm là dứt khoát và kiên quyết như: “ phải xây dựng và phát triển khoa học và kỹ thuật của nước ta một cách có trọng điểm, theo từng bước vững 6 Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (14-20/12/1976) về Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976-1980). 34 Đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát trin KH&CN ở nước ta chắc”7, “Phát triển khoa học và kỹ thuật nhằm phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng. Tập trung lực lượng và phương tiện để giải quyết dứt điểm những vấn đề quan trọng nhất”8, “Kiên quyết tập trung lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật, hoàn thành dứt điểm một số công trình nghiên cứu có tính chất liên ngành, đem lại giải đáp khoa học, kỹ thuật cho những bài toán kinh tế lớn đang đặt ra theo đúng nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm”9; Thậm chí có cả khái niệm “phát triển các ngành khoa học và kỹ thuật trọng điểm của nước ta” (Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 20/4/1981). Mặc dù vậy, các trọng tâm vẫn chưa được thể hiện rõ trong các văn bản. Một phần cơ bản thúc đẩy cụ thể hóa trong thời gian vừa qua là tác động từ bối cảnh trong và ngoài nước. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội là cơ sở cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN. Cũng có dẫn chứng cho thấy tồn tại quan hệ tương thích giữa không đều về mức độ cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN và mức độ cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế-xã hội. Chẳng hạn mục tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học xã hội được cụ thể sớm hơn so với các lĩnh vực khác (từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II - năm 1958) là do yêu cầu rõ ràng đặt ra từ phát triển kinh tế-xã hội. Về bối cảnh bên ngoài, phát triển của KH&CN trên thế giới tạo điều kiện định rõ các hướng KH&CN cần tập trung ưu tiên. Tốc độ phát triển KH&CN vượt bậc ở nhiều nước làm thay đổi tương quan so sánh giữa Việt Nam với thế giới và khu vực. So với yếu tố nhận thức và bối cảnh, sự phát triển của nền KH&CN được phản ánh rất ít trong những thay đổi của mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN. Kết nối các mục tiêu, nhiệm vụ trong các văn bản qua các thời kỳ có thể thấy những bước thụt lùi. Mục tiêu có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới (Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012), tiềm lực KH&CN đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực” (Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003), đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN” (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012) rõ ràng là thấp hơn so với mục tiêu đạt tới nền khoa học và kỹ 7 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III ngày 10/9/1960 của Đảng Lao động Việt Nam. 8 Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 20/12/1976. 9 Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (14-20/12/1976) về Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976-1980). JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 35 thuật tiên tiến (so chung với thế giới)10. Việc vắng bóng một số mục tiêu, nhiệm vụ ở thời kỳ sau so với thời kỳ trước11 sẽ được hiểu là vấn đề đặt ra đã được hoàn thành và cần chuyển vấn đề mới. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy. 2. Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta 2.1. Những hạn chế của đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ đã diễn ra ở nước ta Mặc dù có được bước tiến đáng ghi nhận về cụ thể hóa nhưng việc vẫn chưa có được các mục tiêu, nhiệm vụ phản ánh sự phát triển của nền KH&CN là một điều đáng suy nghĩ. Thậm chí, cụ thể hóa chỉ là bước tiến mang tính hình thức, trong khi sát với phát triển KH&CN mới là thay đổi thực chất. Cụ thể hóa không thể tự mình làm cho mục tiêu gần với hiện thực mà chỉ bộc lộ rõ hơn sự phù hợp hay không phù hợp của mục tiêu với phát triển KH&CN. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN vốn có các ý nghĩa cơ bản như: định hướng cho sự phấn đấu mang tính tổng lực của nền KH&CN; căn cứ xây dựng các quan hệ cân đối giữa KH&CN với các lĩnh vực khác; phân chia bước đi hợp lý giữa các giai đoạn phát triển. Những ý nghĩa này thường đòi hỏi mục tiêu phản ánh sát các mốc trong phát triển KH&CN. Những gì diễn ra ở nước ta đã cho thấy, khi đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ quá xa vời và thoát ly thực tế, không chỉ các nội dung khác trong chính sách kèm theo cũng bị ảnh hưởng và chính sách nói chung bị mất đi độ tin cậy trước công chúng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ ở giai đoạn sau. Trong trường hợp không dũng cảm thừa nhận sai lầm trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ không bám sát thực tế (dù đã được thực tiễn khẳng định), thường sẽ dùng giải pháp là cố gắng “tránh trùng lặp” với mục tiêu giai đoạn trước thông qua những đối phó mang tính biến báo, 10 Nghị quyết số 157-NQ/TW ngày 22/02/1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác khoa học và kỹ thuật trong tình hình và nhiệm vụ mới. 11 Chẳng hạn, mục tiêu KH&CN nước ta đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài và có khả năng nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ hiện đại nêu trong Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ) không còn trong Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ),... 36 Đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát trin KH&CN ở nước ta Như vậy, chúng ta cần tập trung khắc phục tình trạng mục tiêu, nhiệm vụ không phản ánh được điểm mốc phát triển KH&CN của đất nước. Thực chất ở đây là các mục tiêu, nhiệm vụ phải sát với khả năng thực tế. Các mục tiêu, nhiệm vụ mang tính hình thức thực sự là những tấm biển chỉ đường lệch lạc và tai hại. Nhìn chung, không thể xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN một cách trực tiếp và chính xác với những gì sẽ diễn ra trên thực tế. Mục tiêu sát với khả năng thực tế dựa trên dự báo một cách khoa học về khả năng và yêu cầu trong tương lai. Cần nâng cao năng lực dự báo và tiến hành một cách công phu các hoạt động dự báo nhằm xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN. Cụ thể là: tăng cường hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ và chính xác cần thiết để sử dụng trong các phương pháp dự báo; cải biến, điều chỉnh các phương pháp dự báo để phù hợp với hoàn cảnh đất nước; nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác dự báo; tăng khả năng tổ chức thực hiện các phương pháp dự báo; đảm bảo kinh phí thực hiện các hoạt động dự báo. Một phần yêu cầu này sẽ được đáp ứng thông qua thực hiện tốt Đề án Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo vĩ mô (Quyết định số 674/QĐ-TTg ngày 10/5/2011) trong lĩnh vực KH&CN. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa ý chí và luận cứ khoa học trong xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN và định kỳ điều chỉnh mục tiêu đã được xác định. 2.2. Hướng đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta Trên cơ sở dự báo khoa học, có thể thay đổi phương thức xác định mục tiêu cho phép chuyển từ mục tiêu theo phát triển tuần tự (đến năm nào thì đạt được gì? khi cần thì điều chỉnh mục tiêu theo thời điểm) sang mục tiêu theo phát triển đột phá (đạt được cái gì vào thời điểm nào? sau khi xác định mục tiêu thì mới tính đến thời điểm, khi cần thì điều chỉnh thời điểm theo mục tiêu). Mục tiêu được xác định trước là cố định, nhưng có những yếu tố khác làm cho mục tiêu trở thành di động - tức là có thể thực hiện ở những thời điểm khác nhau, với nguồn lực khác nhau. Yếu tố làm cho mục tiêu trở thành di động là bối cảnh (thời cơ và thách thức) liên quan tới mục tiêu. Có hai dạng bối cảnh ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu đề ra. Dạng thứ nhất là nguồn lực đòi hỏi thực hiện mục tiêu ngày càng giảm. Dạng thứ hai là nguồn lực đòi hỏi thực hiện mục tiêu ngày càng tăng. Có thể đạt được mục tiêu ở những điểm khác nhau trên đường quỹ đạo thay đổi của bối cảnh liên quan tới mục tiêu đề ra. JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 37 Chú thích: M: Mức độ nguồn lực cần đ thực hiện mục tiêu đề ra; T: thời gian; I: Sự thay đổi của bối cảnh (thời cơ và thách thức) liên quan tới thực hiện mục tiêu đề ra; II và II’: các nỗ lực phát trin khác nhau; A và A’ các đim đạt được mục tiêu khác nhau. Với dạng thứ nhất (Hình 1), điểm đạt được mục tiêu A và A’ khác nhau là A đòi hỏi nguồn lực lớn hơn A’ (M2 - M1), nhưng thời gian lại ngắn hơn (T2 - T1). Ở đây sẽ cần có sự phân tích so sánh về hai giá trị: thời gian và nguồn lực. Với dạng thứ hai (Hình 2), A đòi hỏi nguồn lực ít hơn và thời gian ngắn hơn. Cách tiếp cận ở đây sẽ đặt ra các vấn đề để dự báo tập trung giải quyết: - Cần phân tích về thời cơ và thách thức để dự báo về đường quỹ đạo thay đổi của bối cảnh (thời cơ và thách thức) liên quan tới thực hiện mục tiêu đề ra; - Cần xác định được điểm tối ưu để đạt được mục tiêu trên đường thay đổi của bối cảnh (thời cơ và thách thức) liên quan tới thực hiện mục tiêu đề ra. Đối với dạng thứ nhất, cần xác định rõ quan hệ bù trừ giữa nguồn lực bỏ ra và thời gian được rút ngắn; - Tìm xem các giải pháp để tăng độ dốc của đường nỗ lực phát triển. Đó không phải chỉ là nỗ lực phát triển nhiều hay ít mà là nỗ lực nhiều hay ít tính theo đơn vị thời gian; - Gắn với điểm tối ưu đạt được mục tiêu trên đường thay đổi của bối cảnh (thời cơ và thách thức) liên quan tới thực hiện mục tiêu đề ra cho phép và đòi hỏi tính toán nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu, và tính toán thời điểm cần chuẩn bị nguồn lực để tiết kiệm nguồn lực... M2 M1 T1 T2 Hình 2 II M T I II’ A A’ T2 M2 M1 T1 Hình 1 II M T I II’I’ A A’ 38 Đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát trin KH&CN ở nước ta 2.3. Xây dựng mục tiêu phải tính đến giải pháp thực hiện. Coi nhẹ giải pháp cũng chính là một nguyên nhân làm cho mục tiêu phát triển KH&CN ở nước ta thời gian vừa qua thoát ly thực tế. Dường như đã có sự nhầm lẫn giữa đặc điểm sứ mệnh, vai trò của KH&CN nói chung với mục tiêu phấn đấu. Nhấn mạnh ý nghĩa hiển nhiên của KH&CN hơn là một mục tiêu phải phấn đấu hết sức mới đạt được. Các mục tiêu thường dựa trên những phân tích về lý luận, kinh nghiệm thế giới và coi nhẹ tính toán về phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó Mục tiêu A B Giải pháp A Tình huống 1 Tình huống 2 B Tình huống 4 Tình huống 3 Chú thích: A: Tương lai - Cao - Chung; B: Hiện tại - Thấp - Cụ th Hình 3. Các tình huống quan hệ giữa Mục tiêu và Giải pháp Về quan hệ giữa mục tiêu và giải pháp, có thể khái quát ở 4 tình huống như Hình 3. Có thể có những tình huống khác nhau, tuy nhiên, chỉ một trong số đó là có ý nghĩa: tình huống 1 là thiếu hợp lý bởi không thể có được giải pháp như vậy ở bối cảnh hiện tại; tình huống 2 là thiếu hợp lý bởi mục tiêu thấp và cũng không thể có được giải pháp như vậy ở bối cảnh hiện tại; tình huống 3 là thiếu hợp lý bởi mục tiêu thấp; tình huống 4 là hợp lý và phải chấp nhận sự cách biệt giữa mục tiêu và giải pháp, đồng thời, sự cách biệt này được khắc phục bằng mục tiêu phương tiện. Mục tiêu phương tiện nằm giữa mục tiêu và phương tiện, thống nhất giữa mục tiêu và giải pháp. Ý nghĩa của nó là, mục tiêu quá cao sẽ không có giải pháp nào thực hiện được, do đó, phải thông qua mục tiêu trung gian, tầm thấp; mục tiêu quá xa thì giải pháp không định hướng tới được, cần cụ thể hóa ở những mục tiêu gần hơn; mục tiêu quá trừu tượng, chung chung thì không có giải pháp nào thực hiện được, do đó, phải qua bước cụ thể hóa cho rõ hơn. Những điều trình bày nêu trên đối với Việt Nam cũng phù hợp với kinh nghiệm thế giới. Mục tiêu trong chiến lược phát triển KH&CN của các nước vốn rất phong phú đa dạng. Bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản như mức đầu tư cho NC&PT, số lượng nhà nghiên cứu, số lượng cấp bằng độc quyền JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 39 sáng chế, số bài báo khoa học quốc tế, còn có những chỉ tiêu riêng phản ánh nét đặc thù về trọng điểm được tập trung và giá trị cốt lõi hướng tới. Các mục tiêu gắn với trình độ phát triển, đặc điểm về tiềm lực, toan tính về tương lai,... Ở đây, người ta không chỉ nhận ra nét riêng của mỗi nước mà còn thấy rõ cơ hội phát triển KH&CN vốn rất mở rộng. Như vậy, để phát triển KH&CN một cách thực chất và có chiều sâu, trước hết cần có mục tiêu phát triển KH&CN thực chất và có chiều sâu. Hy vọng chúng ta có thêm những điểm mới về nhận thức và hành động so với nhận định từng được rút ra cách đây 20 năm: “Thực tiễn của 50 năm cho thấy, khi nào mục tiêu hoạt động KH&CN và mục tiêu phát triển tiềm lực KH&CN được xác định rõ ràng và cụ thể theo nhiệm vụ cách mạng, phù hợp với khả năng phát triển của tiềm lực KH&CN, thì lực lượng KH&CN phát huy được tốt nhất vai trò của mình và cống hiến được nhiều nhất cho đất nước” (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 1995)./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. 2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 ngày 27/11/1958, về kiện toàn tổ chức Ban Bí thư và cải tiến lề lối làm việc của Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. 3. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III ngày 10/9/1960 của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới. 4. Nghị quyết số 157-NQ/TW ngày 22/02/1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác khoa học và kỹ thuật trong tình hình và nhiệm vụ mới. 5. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 20/4/1981 của Bộ Chính trị về Chính sách khoa học và kỹ thuật. 6. Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. 7. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 8. Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010. 9. Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020. 40 Đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát trin KH&CN ở nước ta 10. Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 11. Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010. 12. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1995. 50 năm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (1945-1995). Hà Nội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_muc_tieu_nhiem_vu_phat_trien_khoa_hoc_va_cong_nghe_o.pdf
Tài liệu liên quan