Đổi mới phương pháp phân tích lợi nhuận trong các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam

Thực hiện các cam kết song phương và đa phương trong tiến trình Hội nhập kinh tế Quốc tế, Việt Nam đang cắt giảm thuế suất hàng nhập khẩu và dỡ bở hàng rào phi thuế quan. Thực tế đó đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may nhiều thách thức, phải đương đầu với hàng dệt may của các nước trong khi vực. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may phải sử dụng nhiều công cụ quản lý kinh tế khác nhau, trong đó phân tích lợi nhuận được coi là một công cụ quản lí kinh tế hữu hiệu. Kết quả nghiên cứu thực trạng phân tích lợi nhuận trong các doanh nghiệp dệt may cho thấy phương pháp phân tích lợi nhuận trong các doanh nghiệp này còn khá đơn giản nên việc xác định các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để tìm ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận còn hạn chế. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào kinh tế khu vực và thế giới. Thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương; APEC, AFTA, BTA, WTO, trong lộ trình cắt giảm thuế quan và xóa bỏ dần hàng rào phi thuế quan đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức, buộc phải đương đầu cạnh tranh với các nước trong khu vực. Để tồn tại và phát triển, các DN nói chung và các DN dệt may nói riêng phải áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau trong đó phân tích lợi nhuận (PTLN) được coi là một trong những công cụ quản lý kinh tế đắc lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho DN. Qua khảo sát thực trạng PTLN tại các DN dệt may cho thấy các phương pháp PTLN trong các DN này còn đơn giản nên việc xác định các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để tìm ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận còn hạn chế. Vì vậy, các DN dệt may Việt Nam cần sớm đổi mới phương pháp PTLN, để giúp các DN dệt may đánh giá chính xác kết quả hoạt động, xác định đúng đắn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, tìm ra các nguyên nhân làm tăng giảm LN, để từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh hoạt động của DN như các biện pháp điều chỉnh về giá bán, khối lượng và cơ cấu sản phẩm (SP) tiêu thụ, giá thành, cơ cấu chi phí, mặt hàng kinh doanh . nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận cho DN. Việc đổi mới phương pháp PTLN trong các doanh nghiệp dệt may cần được tiến hành theo 2 hướng là hoàn thiện các phương pháp đang sử dụng và bổ sung thêm một số phương pháp mới cho phù hợp.

pdf18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp phân tích lợi nhuận trong các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới phương pháp phân tích lợi nhuận TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở VIỆT NAM Thực hiện các cam kết song phương và đa phương trong tiến trình Hội nhập kinh tế Quốc tế, Việt Nam đang cắt giảm thuế suất hàng nhập khẩu và dỡ bở hàng rào phi thuế quan. Thực tế đó đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may nhiều thách thức, phải đương đầu với hàng dệt may của các nước trong khi vực. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may phải sử dụng nhiều công cụ quản lý kinh tế khác nhau, trong đó phân tích lợi nhuận được coi là một công cụ quản lí kinh tế hữu hiệu. Kết quả nghiên cứu thực trạng phân tích lợi nhuận trong các doanh nghiệp dệt may cho thấy phương pháp phân tích lợi nhuận trong các doanh nghiệp này còn khá đơn giản nên việc xác định các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để tìm ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận còn hạn chế. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào kinh tế khu vực và thế giới. Thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương; APEC, AFTA, BTA, WTO, trong lộ trình cắt giảm thuế quan và xóa bỏ dần hàng rào phi thuế quan đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức, buộc phải đương đầu cạnh tranh với các nước trong khu vực. Để tồn tại và phát triển, các DN nói chung và các DN dệt may nói riêng phải áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau trong đó phân tích lợi nhuận (PTLN) được coi là một trong những công cụ quản lý kinh tế đắc lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho DN. Qua khảo sát thực trạng PTLN tại các DN dệt may cho thấy các phương pháp PTLN trong các DN này còn đơn giản nên việc xác định các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để tìm ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận còn hạn chế. Vì vậy, các DN dệt may Việt Nam cần sớm đổi mới phương pháp PTLN, để giúp các DN dệt may đánh giá chính xác kết quả hoạt động, xác định đúng đắn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, tìm ra các nguyên nhân làm tăng giảm LN, để từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh hoạt động của DN như các biện pháp điều chỉnh về giá bán, khối lượng và cơ cấu sản phẩm (SP) tiêu thụ, giá thành, cơ cấu chi phí, mặt hàng kinh doanh... nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận cho DN. Việc đổi mới phương pháp PTLN trong các doanh nghiệp dệt may cần được tiến hành theo 2 hướng là hoàn thiện các phương pháp đang sử dụng và bổ sung thêm một số phương pháp mới cho phù hợp. Hoàn thiện phương pháp đang sử dụng Phương pháp đang sử dụng là phương pháp so sánh, chủ yếu mới so sánh các số liệu tài chính năm báo cáo với năm trước đó nên chưa phản ánh được chính xác được xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Vì vậy, khi phân tích, các DN cần phải phân tích số liệu trong một thời gian dài tối thiểu là 3 năm cho đến 5, 10 năm. Về kỹ thuật so sánh, các DN mới dừng ở kỹ thuật so sánh tuyệt đối, và kỹ thuật so sánh tương đối trên cùng một hàng ngang. Sự phân tích bằng kỹ thuật so sánh này chỉ mới đánh giá được sự biến động và tốc độ phát triển của chỉ tiêu cần phân tích. Vì vây, các DN dệt may cần kết hợp kỹ thuật so sánh tuyệt đối trên cùng một hàng dọc để đánh giá được tầm quan trọng hay vị trí, sức mạnh của chỉ tiêu cần phân tích. Bổ sung phương pháp thay thế liên hoàn Lợi nhuận của DN phụ thuộc vào khối lượng SP tiêu thụ, kết cấu SP, giá bán, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN). Vì vây, bên cạnh việc sử dụng phương pháp so sánh để PTLN các DN dệt may cần phải sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để PTLN. Trình tự phân tích như sau Lợi nhuận từ hoạt động SXKD = Doanh thu từ hoạt động SXKD - Chi phí hoạt động Hay: Trong đó: LNHDSXKD: lợi nhuận từ hoạt động SXKD Qi : khối lượng sản phẩm tiêu thụ loại i Pi : giá bán đơn vị SP loại i Cktmi : chiết khấu thương mại đơn vị SP loại i Ghbi : giảm giá hàng bán đơn vị SP loại i HBtli : doanh thu hàng bán bị trả lại đơn vị SP loại i Txki : thuế xuất khảu đơn vị mặt hàng i TttĐbi : thuế tiêu thụ đặc biệt đơn vị mặt hàng i Tgtgti : thuế GTGT đơn vị tính theo phương pháp trực tiếp của mặt hàng i Zi : giá thành sản xuất đơn vị SP loại i (giá vốn SP tiêu thụ) Cql : chi phí QLDN Cbh : chi phí bán hàng Như vậy đối tượng phân tích được xác định như sau: Trong đó: LNHDSXKD(1) : lợi nhuận từ hoạt động SXKD kỳ phân tích (kỳ thực tế) LNHDSXKD(0) : lợi nhuận từ hoạt động SXKD kỳ gốc (chỉ số l là kỳ phân tích, chữ số 0 là kỳ gốc) Từ đó, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận SXKD của DN như sau: - Nhân tố khối lượng SP tiêu thụ (Q): Xét về mức độ ảnh hưởng, có thể thấy, nếu khi giá bán, giá thành SP, chi phí bán hàng và chi phí QLDN không thay đổi thì nhân tố này ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến lợi nhuận bán hàng. Từ đó có thể rút ra kết luận, biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận là tăng khối lượng SP hàng hóa bán ra. - Nhân tố cơ cấu SP tiêu thụ (k): Việc thay đổi cơ cấu SP bán ra có thể làm tăng hoặc làm giảm lợi nhuận từ hoạt động SXKD. Cụ thể trong thực tế DN tăng tỷ trọng bán ra những SP có mức lợi nhuận cao, giảm tỷ trọng bán ra những SP bị lỗ hoặc có mức lợi nhuận thấp thì tổng lợi nhuận sẽ tăng lên hoặc ngược lại. Xét về tính chất, việc thay đổi cơ cấu SP bán ra trước hết là do tác động của nhu cầu thị trường, tức là tác động của nhân tố khách quan. Mặt khác, để thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu củ thị trường thường xuyên biến động, các DN phải tự điều chỉnh hoạt động SXKD, do đó nó lại là tác động của nhân tố chủ quan trong công tác quản lý DN. - Nhân tố giá bán của SP tiêu thụ (P): Giá bán SP là nhân tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của DN. Trong điều kiện khối lượng SP bán ra không đổi, giá bán thay đổi sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, giá bán lại không phải chỉ do DN quyết định, mà còn do quan hệ cung cầu về SP, hoàng hóa quyết định. Vì vậy, giá bán SP sẽ thay dổi theo su hướng thuận chiều với lợi nhuận nhưng lại nghịch chiều với khối lượng SP bán ra. - Nhân tố chiết khấu thương mại (CKtm0i): Nếu thuần túy xét theo phương pháp xác định, chiết khấu thương mại có ảnh hưởng nghịch chiều đến lợi nhuận của DN. Tuy nhiên, chiết khấu thương mại lại là khoản khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn làm tăng khối lượng hàng bán của DN và do đó lại làm tăng lợi nhuận của DN. - Nhân tố giảm giá hàng bán (Ghb): - Nhân tố doanh thu hoàng hóa bị trả lại (HBtl): Giảm giá hàng bán và háng bán bị trả lại có ảnh hưởng nghịch chiều đến lợi nhuận của DN: giảm giá hàng bán phát sinh càng lớn thì lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Hai khoản này phát sinh là do công tác quản lý chất lượng SP của DN chưa được tốt, nên để tránh tổn thất trong khâu bán hàng làm giảm lợi nhuận, các DN cần phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng SP, không ngừng áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ làm tăng chất lượng SP hay thay đổi mẫu mã SP để SP không bị lạc hậu thị hiếu. - Nhân tố thuế xuất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: Sự ảnh hưởng của các nhân tố trên là nghịch chiều đến LN của DN: các loại thuế trên càng lớn thì LN của DN càng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, các loại thuế trên là do Nhà nước quy định, DN không thể tác động đến chúng. - Nhân tố giá thành So tiêu thụ (Z): DSXKD(k) + LNHDSXKD(P) + LNHDSXKD(CKtm) + LNHDSXKD(Ghb) + LNHDSXKD(HBtl) + LNHDSXKD(Txk) + LNHDSXKD(Tttdb) + LNHDSXKD(Tgtgt) + LNHDSXKD(Z) + LNHDSXKD(Cbh) + LNHDSXKD(Cql) Bổ sung phương pháp phân tích tài chính Dupont Các DN dệt may có thể sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont để phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính để tìm ra các biện pháp tăng LN. Ví dụ: Có thể phân tích chỉ tiêu tỷ suất LN trên vốn CSH theo phương pháp Dupont: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận doanh thu x Số vòng quay tổng tài sản x Tổng tài sản VCSH Cách xác định tỷ suất LN trên vốn CSH theo phương pháp Dupont cho thấy được các hệ số tài chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn CSH, từ đó tìm ra các biện pháp tăng LN của DN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_phuong_phap_phan_tich_loi_nhuan_trong_cac_doanh_nghiep_det_may_o_viet_nam_1467.pdf
Tài liệu liên quan