Thứ hai, quy trình một dự án luật phải
được trình tại hai kỳ họp Quốc hội. Mặc dù
Điều 73 Luật Ban hành VBQPPL quy định
rõ: Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật,
dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ họp
Quốc hội; trường hợp dự án luật lớn, nhiều
điều, khoản có tính chất phức tạp thì Quốc
hội có thể xem xét, thông qua tại ba kỳ họp.
Tuy nhiên, trên thực tế, UBTVQH ngay từ
khi ban hành Nghị quyết về triển khai Nghị
quyết của Quốc hội về Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh hằng năm đều xác định
trước là hầu hết các dự án luật đều được trình
Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại hai kỳ
họp. Tại sao hầu hết các dự án luật đều phải
trình Quốc hội tại hai kỳ họp và đều được
xác định trước như vậy ngay từ khi đưa dự
án luật vào chương trình? Nếu một dự án
luật được chuẩn bị tốt, bảo đảm chất lượng
để thông qua lại không thể thông qua tại một
kỳ họp? Vì nếu nó được thông qua thì sẽ đỡ
tốn kém tiền bạc hơn và cũng đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi của cuộc sống được sớm hơn. Có
lẽ, chúng ta không nên áp đặt một cách chủ
quan và thiếu thực tế như vậy và cũng có thể
nói là không đúng với quy định của Điều 73
nói trên. Ngoài ra, Điều 74 Luật Ban hành
VBQPPL cũng quy định: trong trường hợp
dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được
thông qua một phần thì Quốc hội xem xét,
quyết định việc trình lại hoặc xem xét, thông
qua tại kỳ họp tiếp theo theo đề nghị của
UBTVQH. Một dự án luật có thể được xem
xét, thông qua ngay trong một kỳ họp của
Quốc hội hay hai kỳ, thậm chí ba kỳ (ví dụ
như dự án Luật Phòng, chống tham nhũng
(sửa đổi) vừa qua) là quyền của Quốc hội
khi Quốc hội xem xét dự án luật được trình,
tùy theo chất lượng dự án luật và yêu cầu
đòi hỏi của thực tiễn, không chủ quan, nóng
vội nhưng cũng không nên chủ quan áp đặt.
Tất cả là ở chất lượng dự án luật và yêu cầu
đòi hỏi của thực tiễn, và hãy để điều đó cho
Quốc hội xem xét và định đoạt
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI TƯ DUY TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
Tóm tắt:
Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã tạo dựng được một hệ thống
pháp luật tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
cầu quản lý và phát triển xã hội. Tuy vậy, hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cả về hình thức, nội
dung đến quy trình làm luật; tư duy làm luật còn mang nặng yếu
tố quản lý, chưa hoàn toàn hướng đến mục tiêu kiến tạo phát triển;
tư tưởng, quan điểm trong xây dựng pháp luật còn mang tính chắp
vá, lẫn lộn giữa nhiều trường phái, hệ, họ, cũ, mới, thiếu một chủ
thuyết rõ ràng. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đổi mới tư duy
làm luật để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật
tiến bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu
thế của thời đại.
Đinh Dũng Sỹ*
* PGS. TS. Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ
Abstract
After more than 30 years of innovation, a relatively comprehensive
legal system has been created, which better adapts the requirements
of social management and developments. However, the current legal
system of Vietnam still has several limitations and shortcomings
in aspects of modality, contents and the law-making process;
thoughts of law making are closely with administration aproach,
not entirely towards the targets of tectonic development; ideology,
viewpoints in law making are still piecemeal, confused among
different directions, generations, categories, old - new concepts,
lack of a clear theory. Therefore, it is the time for us to renew
our thinking of law making to continue to develop and improve
a progressive legal system that meets the country's development
requirements, in line with the trend of the existing times.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tư duy làm luật; đổi mới tư
duy làm luật; quy trình lập pháp; đổi
mới quy trình lập pháp; hệ thống pháp
luật; xây dựng pháp luật.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 19/12/2018
Biên tập : 05/01/2019
Duyệt bài : 21/01/2019
Article Infomation:
Keywords: thinking of law making;
innovation of thinking of law making;
legislation process; innovation of
legislation process; legal system;
development of laws
Article History:
Received : 19 Dec. 2018
Edited : 05 Jan. 2019
Approved : 21 Jan. 2019
Có thể nói, tư duy xây dựng pháp luật (XDPL) của hơn 30 năm đổi mới vừa qua là quá trình chuyển đổi từ tư duy quản lý nhà nước (QLNN) bằng mệnh lệnh hành chính sang tư duy quản lý bằng
pháp luật và theo pháp luật, là bước đầu xây
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 2+3(378+379) T1/2019
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Cũng
chính vì thế, chúng tôi cho rằng, hệ thống
pháp luật Việt Nam trong ba thập kỷ qua có
thể coi là một hệ thống pháp luật mang nặng
dấu ấn chuyển đổi. Vì vậy, nét đặc trưng
trong tư duy làm luật ở Việt Nam là một tư
duy chuyển đổi, là sự đan xen giữa cái cũ và
cái mới, giữa lạc hậu và tiến bộ, giữa kìm
hãm và phát triển, giữa quá khứ và tương
lai, mặc dù xu hướng chính luôn luôn là đổi
mới, tiến bộ và ngày càng phù hợp hơn với
xu thế phát triển của thời đại.
Vậy tư duy trong XDPL của hơn 30
năm qua có còn phù hợp với điều kiện mới
của đất nước, với xu thế phát triển của thời
đại hay cần phải được đổi mới? Xét trên
khía cạnh nhận thức, để trả lời được câu hỏi
này chúng ta phải xuất phát từ chính thực
trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng
như từ chính quy trình làm luật ở Việt Nam
hiện nay.
Trong một thời kỳ dài hơn 30 năm
qua, quy trình XDPL của nước ta có nhiều
đổi mới, từ những quy định của văn bản
dưới luật, chúng ta đã xây dựng được một
đạo luật xác định rõ về hình thức, thẩm
quyền ban hành và đặc biệt là về quy trình
xây dựng và ban hành pháp luật - đó là sự ra
đời của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL) năm 1998, sau đó là
Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và mới
đây nhất là Luật Ban hành VBQPPL năm
2015. Tuy nhiên, mặc dù đạo luật này đã
được sửa đổi và thậm chí mới được thay thế
chưa lâu, nhưng quy trình làm luật theo quy
định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015
còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Còn nhiều
điều bất hợp lý từ quy trình, thủ tục, hình
thức văn bản đến thẩm quyền ban hành cũng
như vai trò của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức và người dân trong việc tham gia vào
quy trình làm luật.
1. Có cần một chủ thuyết trong nghiên
cứu khoa học pháp lý cũng như trong xây
dựng pháp luật?
Có ý kiến cho rằng, trong nghiên cứu
khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn
XDPL ở Việt Nam hiện nay không có một
chủ thuyết, một trường phái pháp luật nào
thật sự rõ nét. Trong nghiên cứu pháp luật
(khoa học pháp lý) chúng ta gần như đang
đứng trước ngã ba đường của các trường
phái khoa học luật học. Còn trong XDPL,
chúng ta cũng không đi theo một trường
phái, một mô hình hệ thống pháp luật nào.
Thời kỳ trước đổi mới, khoa học pháp lý
cũng như tư duy pháp luật của Việt Nam gần
như hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng của trường
phái pháp luật Xô viết. Đó là một mô hình
nặng về nghiên cứu lý thuyết, coi trọng tính
hàn lâm mà thiếu tính thực tiễn. Cái thời mà
trong nghiên cứu cũng như trong đào tạo
chúng ta thường chỉ chú trọng đến các vấn
đề lý luận pháp luật, đó là các ngành luật,
là đối tượng, phạm vi điều chỉnh của từng
ngành luật, là quan hệ pháp luật, là phương
pháp, cơ chế điều chỉnh của mỗi ngành luật
và đi sâu nghiên cứu các điều khoản của
pháp luật thực định, ít ai đề cập đến thực
tiễn pháp luật và ứng dụng pháp luật trong
đời sống xã hội.
Theo quan sát của chúng tôi, khi mô
hình Xô viết sụp đổ, và sau đó là sự du nhập
của các trường phái pháp luật mới đến từ
các khu vực kinh tế thịnh vượng hơn, có
bề dày xây dựng nhà nước pháp quyền lâu
hơn thì nghiên cứu lý luận pháp lý của Việt
Nam trong 30 năm qua có thể nói là gần như
thiếu một chủ thuyết! Người ta có thể tìm
thấy một vài nét chấm phá hay độc đáo trong
nghiên cứu nhưng không tìm thấy một mô
hình lý thuyết pháp luật nào thật sự rõ nét
trong khoa học pháp lý. Có nhiều người vẫn
hoài niệm và đi theo trường phái Xô viết cổ,
vẫn là ngành luật, vẫn là đối tượng, phạm
vi và phương pháp điều chỉnh và tư duy lý
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 2+3(378+379) T1/2019
thuyết. Nhưng cũng có những người thực tế
hơn, họ tiếp cận hệ thống pháp luật, ngành
luật, hay nói đúng hơn là lĩnh vực pháp luật
theo trường phái của các nước phát triển mà
ở đó, người ta ít quan tâm đến khía cạnh hàn
lâm của pháp luật. Nói đúng hơn là nghiên
cứu hàn lâm thì dành cho những nhà nghiên
cứu chuyên sâu; trong đào tạo thì coi trọng
tính ứng dụng, đào tạo luật trong những tình
huống của thực tiễn và hướng về thực tiễn,
còn trong XDPL thì coi trọng yếu tố thực
tiễn và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật
trên cơ sở của lý thuyết bằng chứng.
Trong XDPL, cũng có thể nói rằng
trong hơn ba thập kỷ qua, chúng ta cũng
không đi theo một trường phái pháp luật nào
thực sự rõ ràng. Đối với lĩnh vực hình sự và
tổ chức bộ máy nhà nước, vẫn còn đó sự ảnh
hưởng rất lớn của mô hình pháp luật thời
Xô viết. Trong lĩnh vực pháp luật về dân
sự và thương mại thì chịu ảnh hưởng nhiều
của trường phái pháp luật châu Âu lục địa
(civil law) của Pháp, Đức, Nhật, nhưng cũng
phảng phất những hương vị của trường phái
pháp luật Anh - Mỹ (common law). Thậm
chí, trong một đạo luật được ban hành, cũng
có sự pha trộn của các trường phái, các quan
điểm pháp luật khác nhau. Vì lẽ đó mà các
đạo luật, các VBQPPL thường có những nét
đặc biệt mà nhiều người cho là đặc thù của
Việt Nam, là sự vận dụng sáng tạo các kinh
nghiệm quốc tế vào điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể của Việt Nam. Trở lại với ý kiến cho rằng,
trong hơn ba thập kỷ đổi mới vừa qua, chúng
ta chưa có một chủ thuyết rõ ràng, một mô
hình lý thuyết được định hình và theo đuổi
trong nghiên cứu khoa học pháp lý cũng như
trong thực tiễn XDPL. Vậy chúng ta cần đi
theo mô hình nào hay cần xây dựng một mô
hình, một trường phái riêng cho chúng ta?
Có lẽ đây là một câu hỏi quá lớn và quá sức
trả lời đối với chúng tôi! Xin được để mở
câu hỏi này cho các nhà nghiên cứu khoa
học pháp lý bình và định.
2. Chuyển đổi từ tư duy quản lý sang tư
duy kiến tạo phát triển
Hiện nay theo chúng tôi, vấn đề trước
nhất trong đổi mới tư duy làm luật là cần
chuyển đổi từ tư duy quản lý sang tư duy
kiến tạo phát triển. Những năm gần đây,
Chính phủ cũng như Thủ tướng có nói nhiều
đến việc xây dựng một Chính phủ kiến tạo
phát triển. Nội hàm của khái niệm “kiến tạo
phát triển” là gì đã được nhiều chuyên gia
phân tích, trao đổi. Ở đây, chúng tôi chỉ xin
đề cập đến một nhân tố, một cấu thành mà
chúng tôi cho là cơ bản nhất, cốt yếu nhất
của khái niệm kiến tạo phát triển, đó là nhân
tố pháp luật. Và trên thực tế, Chính phủ cũng
lựa chọn và đặt công tác xây dựng và hoàn
thiện thể chế, pháp luật làm trung tâm của
việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển.
Tất nhiên, đây là ở góc độ của Chính phủ,
còn nếu nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn thì
cần nói là Nhà nước kiến tạo phát triển. Một
nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước cần
phải tạo lập cho được hai hệ thống hạ tầng
thiết yếu: “hạ tầng mềm” - hệ thống thể chế,
pháp luật; “hạ tầng cứng” - là hệ thống cơ sở
vật chất nền tảng cho phát triển kinh tế - xã
hội (hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng,
thông tin truyền thông, quy hoạch không
gian phát triển, sử dụng nguồn lực).
Ở góc độ tạo lập hạ tầng mềm, một
nhà nước kiến tạo phát triển là một nhà nước
pháp quyền, quản trị đất nước bằng pháp luật
và theo pháp luật, bảo đảm các quyền con
người và quyền công dân, hạn chế can thiệp
hành chính vào đời sống xã hội. Nói cách
khác, muốn xây dựng một nhà nước kiến tạo
phát triển thì việc trước nhất và cơ bản nhất
mà nhà nước cần làm là phải xây dựng được
một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, đáp
ứng yêu cầu phát triển của hiện tại cũng như
phải phù hợp với xu thế phát triển của tương
lai. Hệ thống pháp luật đó cần phải được xây
dựng và hoàn thiện bằng một tư duy mới,
đó là làm luật vì mục tiêu tạo dựng cho phát
triển chứ không phải là để quản lý, giám sát
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 2+3(378+379) T1/2019
theo nghĩa cai trị. Nói đúng hơn, làm luật
không phải chỉ để quản lý, để bảo đảm an
toàn xã hội một cách thuần túy và cứng nhắc
theo kiểu tư duy cũ mà phải hướng đến việc
tạo dựng một môi trường, một hành lang
pháp lý an toàn, thuận lợi cho sự phát triển
của xã hội.
Trong những năm chiến tranh, do
bị chi phối bởi điều kiện và hoàn cảnh
nhất định, với những khẩu hiệu đã đi vào
lịch sử như: “tất cả cho tiền tuyến”, “thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một
người”, Nhà nước quản lý đất nước, quản lý
xã hội chủ yếu bằng biện pháp hành chính,
hệ thống pháp luật phát triển ở trình độ thấp
và chủ yếu nhằm mục tiêu quản lý, an toàn
cho xã hội chứ chưa phải là tạo dựng cho
phát triển. Trong hơn 30 năm đổi mới vừa
qua, chúng ta đã không ngừng đổi mới tư
duy làm luật, với mục tiêu xây dựng một hệ
thống pháp luật định hướng cho phát triển,
nhưng do ảnh hưởng của tư duy cũ, trong
XDPL vẫn còn tồn tại đâu đó tư duy làm
luật là để quản lý, là để bảo đảm sự an toàn,
thậm chí là để bảo đảm sự kiểm soát chặt
chẽ của Nhà nước hơn là tạo dựng một môi
trường, một hành lang pháp lý thuận lợi cho
phát triển. Đây là vấn đề không dễ xóa bỏ
trong một sớm một chiều, nhất là trong cơ
chế và quy trình làm luật hiện nay, ở cả giai
đoạn đề xuất chính sách đến giai đoạn soạn
thảo vẫn chủ yếu được thực hiện bởi các cơ
quan quản lý lĩnh vực chuyên ngành. Thực
tiễn cho thấy, đôi khi công tác XDPL bị chi
phối khá nhiều bởi lợi ích cục bộ, bởi tâm lý
muốn có quyền và không loại trừ khả năng
muốn có quyền để có cơ hội lợi dụng để trục
lợi. Và nếu không được kiểm soát chặt chẽ
thì rất có thể các đạo luật được ban hành
không đáp ứng được yêu cầu kiến tạo hành
lang phát triển mà chỉ nhằm mục đích kiểm
soát, quản lý thuần túy, trở nên kìm hãm sự
phát triển.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên,
chúng tôi cho rằng, cần tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ tư duy pháp luật theo quan điểm:
pháp luật không chỉ thiết lập sự an toàn cho
quản lý mà điều quan trọng hơn là kiến tạo
một môi trường, một hành lang thuận lợi,
dẫn dắt và thúc đẩy phát triển. Mục tiêu của
QLNN cuối cùng phải là phục vụ nhân dân
và kiến tạo phát triển, không phải chỉ đơn
thuần là sự an toàn cứng nhắc của xã hội. Để
chuyển đổi được từ tư duy quản lý sang tư
duy phục vụ và kiến tạo phát triển, cũng cần
phải thay đổi nhiều nhận thức và cách làm
trong quy trình XDPL hiện hành.
3. Xây dựng hệ thống pháp luật dựa trên
cơ sở bằng chứng
Tư duy XDPL phải dựa trên cơ sở bằng
chứng, đó chính là tư duy thực tiễn, thực tiễn
có kiểm chứng. Đây là một quan điểm vô
cùng quan trọng trong đổi mới tư duy pháp
luật hiện nay. Theo đó, cần phải nhất quán
quan điểm: mọi đề xuất xây dựng luật phải
xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu đòi hỏi của
thực tiễn và đến lượt nó - luật phải đáp ứng
được những đòi hỏi của thực tiễn. Điều này
đúng và cũng không phải là vấn đề hoàn toàn
mới. Tuy nhiên, trong thực tiễn XDPL, một
đạo luật được thông qua, một nghị định được
ban hành có giải quyết được vấn đề của thực
tiễn hay không, có đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn hay không lại là một vấn đề không
đơn giản. Chúng ta thường nói là “cần đưa
pháp luật vào cuộc sống” nhưng ít ai để ý đến
việc “cần đưa cuộc sống vào luật”. Chúng
tôi quan niệm rằng, muốn đưa luật vào cuộc
sống thì trước hết cần phải đưa cuộc sống
vào luật. Và nếu một đạo luật không được
xây dựng dựa trên những đòi hỏi của thực
tiễn, không phúc đáp được các yêu cầu của
thực tiễn với những bằng chứng thuyết phục,
nói một cách hình tượng là không đưa được
cuộc sống vào luật thì đạo luật đó sẽ trở nên
không khả thi và lẽ tất nhiên, nó cũng khó có
thể đi vào cuộc sống.
Cũng có ý kiến cho rằng, các đạo luật
của chúng ta hình như được tạo ra trong
“phòng lạnh”. Một cách nói châm biếm có
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 2+3(378+379) T1/2019
phần thái quá nhưng cũng không phải là
không có cơ sở khi những nhà làm luật hầu
như ít được va đập, ít đi hay nói đúng hơn là
ít có điều kiện đi tìm hiểu, khảo sát đời sống
thực; chưa hiểu hết, hiểu rõ bản chất bên
trong cũng như sự biểu hiện đa dạng trong
vận động và phát triển không ngừng của các
mối quan hệ xã hội, các sự vật, hiện tượng. Vì
vậy thiếu thông tin, xa rời thực tiễn, dẫn đến
các ý tưởng chính sách được sáng tạo một
cách chủ quan, không được kiểm chứng hay
nói cách khác là không có đủ bằng chứng,
một thứ “chính sách phòng lạnh”. Một ví dụ
điển hình theo kiểu “chính sách phòng lạnh”
đó là quy định của các Điều 18, 23, 25 Luật
Bảo vệ môi trường, khi yêu cầu các nhà đầu
tư phải có Báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) được phê duyệt, làm căn cứ
cho cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư dự án! Khi thông qua quy định
này, người làm luật đã không hình dung hết
được nội hàm của Báo cáo ĐTM và cũng
không hình dung được rằng, để xây dựng
được Báo cáo ĐTM, nhà đầu tư cần phải
tiến hành những hoạt động gì? chi phí hết
bao nhiêu tiền bạc, tốn kém bao nhiêu thời
gian? mà rất có thể, dự án sẽ không được
chấp nhận bởi đây mới chỉ là giai đoạn xem
xét phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư
dự án, chưa phải là phê duyệt quyết định đầu
tư. Và nếu dự án không được phê duyệt thì
ai sẽ bù đắp cho nhà đầu tư những chi phí
cho Báo cáo ĐTM đó? Đây chỉ là một ví
dụ cho rất nhiều những quy định thiếu bằng
chứng, xa rời thực tiễn, dẫn đến không khả
thi, không đi vào cuộc sống. Những quy
định kiểu như vậy gây ra sự lãng phí xã hội
và hơn nữa là cản trở phát triển. Vì vậy, cần
phải XDPL trên cơ sở bằng chứng, phải xuất
phát từ thực tiễn được kiểm chứng và phúc
đáp được những đòi hỏi của thực tiễn.
Với quan điểm nói trên, việc xem xét,
thông qua một đề nghị xây dựng luật và sau
nữa là thông qua một dự án luật cần phải hết
sức chú ý đến các hoạt động, các báo cáo,
tài liệu của cả quá trình chuẩn bị đề nghị xây
dựng luật cũng như soạn thảo luật theo quy
định của Luật Ban hành VBQPPL. Đó là:
- Hoạt động tổng kết, đánh giá thực
tiễn thi hành luật phải thực chất và sát đúng
với thực tiễn, tránh tình trạng các báo cáo
tổng kết thực tiễn mang tính đối phó, hình
thức, thiếu số liệu thực tế được kiểm chứng;
hiện nay việc tổng kết, đánh giá thường được
làm ở cấp vĩ mô cả về khía cạnh tổ chức lẫn
tầm nhìn (ở các cơ quan trung ương), chưa
chú ý hoặc chưa được làm từ cấp vi mô, cấp
cơ sở, thiếu bằng chứng thuyết phục.
- Việc đề ra các giải pháp, các định
hướng chính sách để khắc phục các vấn đề
đặt ra của thực tiễn cần phải được phân tích,
đánh giá một cách thấu đáo trên mọi phương
diện để đưa ra những lựa chọn đúng. Việc
phân tích, đánh giá tác động của chính sách
phải thực chất, nhiều chiều, tránh tình trạng
đối phó, hình thức. Lâu nay chúng ta phân
tích, đánh giá tác động của chính sách mang
nặng tính một chiều. Mọi giả thiết cũng như
giải pháp đưa ra đều nhằm đến mục tiêu là
ban hành hay sửa đổi, bổ sung đạo luật cụ
thể đã được dự kiến. Nói cách khác là cơ
quan đề xuất chính sách đều tìm kiếm bằng
chứng để thuyết minh cho sự cần thiết phải
xây dựng luật mà hầu như chưa ai đưa ra
kết luận rằng cần lựa chọn giải pháp khác
tốt hơn, hiệu quả hơn là ban hành hay sửa
đổi, bổ sung đạo luật đó. Chúng ta đã nhận
thức sai về Báo cáo đánh giá tác động chính
sách. Để khắc phục tình trạng này, Báo cáo
đánh giá tác động của chính sách phải được
xây dựng một cách thực chất, bài bản, khách
quan hoặc song song với đánh giá tác động
chính sách của cơ quan đề xuất chính sách,
có thể cần một báo cáo độc lập với cơ quan
đề xuất chính sách, tương tự như báo cáo
RIA (Regulatory Impact Assessment) ở các
nước phát triển. Kết quả của RIA cần phải
đưa ra một trong hai sự lựa chọn: hoặc là
cần phải xây dựng mới hay sửa đổi, bổ sung
một đạo luật như đã dự kiến hoặc là lựa chọn
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 2+3(378+379) T1/2019
một giải pháp khác ít tốn kém hơn, hiệu quả
cao hơn. Đó mới đích thực là đánh giá tác
động chính sách.
- Việc dự báo tính khả thi của chính
sách phải dựa trên cơ sở của sự bảo đảm
chắc chắn các nguồn lực cho thực thi chính
sách khi luật được ban hành, tránh tình trạng
chính sách nhiều, luật nhiều nhưng không
có điều kiện nguồn lực, nhất là nguồn lực về
tài chính để thực hiện hoặc thiếu sự đồng bộ
trong chính sách nên tính khả thi không cao,
luật không đi vào cuộc sống.
4. Chuyển trọng tâm vào giai đoạn đề
xuất các định hướng chính sách
Trước khi có Luật Ban hành VBQPPL
năm 2015, quy trình làm luật của chúng ta
hầu như ít quan tâm đến vấn đề nghiên cứu
chính sách. Nói đúng hơn là chúng ta chưa
rõ những định hướng chính sách, thậm chí
chưa có những đánh giá tác động của chính
sách đã bắt tay vào làm luật. Vì vậy, hoạt
động làm luật luôn là câu chuyện “vừa chạy
vừa xếp hàng” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng. Khi chúng ta vừa phải tổng kết, đánh
giá thực tiễn thi hành, vừa phải nghiên cứu
định hình chính sách; vừa đồng thời phải
đánh giá tác động chính sách cũng đồng
thời phải xây dựng dự thảo luật, phải chạy
đua theo thời gian cho kịp tiến độ đã định.
Một cách làm thiếu tính chuyên nghiệp và
cũng thiếu tính bằng chứng như nói trên, dẫn
đến nhiều quy định không khả thi, pháp luật
không đi vào cuộc sống.
Năm 2006, khi tham gia một nhánh
nghiên cứu của Chương trình 909 (viết tắt
của Quyết định 909 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án đổi mới trong xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật),
lần đầu tiên chúng tôi đề cập đến việc cần
phải xây dựng đề án chính sách, đánh giá
tác động chính sách trước khi hình thành ý
tưởng xây dựng luật và đưa dự án luật vào
1 Xem: “Quan niệm về một hệ thống pháp luật hoàn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 tháng 9/2010.
chương trình xây dựng luật của Quốc hội.
Sau đó, năm 2010 chúng tôi đề xuất một quy
trình làm luật ba giai đoạn: Giai đoạn 1: đề
án hóa chính sách; giai đoạn 2: quy phạm
hóa chính sách và giai đoạn 3: hiện thực hóa
chính sách1. Tại thời điểm đó, chúng tôi cho
rằng, quy trình làm luật của chúng ta mới chỉ
nhấn mạnh và làm được ở khâu giữa, tức là
soạn thảo và ban hành luật (quy phạm hóa
chính sách); khâu nghiên cứu định ra chính
sách, đánh giá chính sách, thậm chí là phải
xây dựng thành các đề án chính sách một
cách bài bản (đề án hóa chính sách) chúng
ta chưa làm được; khâu tổ chức thi hành luật
(hiện thực hóa chính sách) thì bị coi nhẹ.
Trong Luật Ban hành VBQPPL năm
2015, giai đoạn nghiên cứu, đưa ra các định
hướng chính sách, có dự báo, đánh giá tác
động của chính sách đã được thể chế bằng
quy định về đề nghị xây dựng luật, pháp
lệnh, đề nghị xây dựng nghị định. Khi có
hồ sơ đề nghị xây dựng luật với những
định hướng chính sách được Chính phủ phê
duyệt, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(UBTVQH) thông qua thì mới đưa dự án
luật vào chương trình, mới tiến hành soạn
thảo luật. Như vậy, hoạt động nghiên cứu,
xây dựng luật của chúng ta hiện nay đã thực
hiện theo quy trình hai giai đoạn: đề án hóa
chính sách và quy phạm hóa chính sách.
Còn giai đoạn hiện thực hóa chính sách, tức
là tổ chức thi hành pháp luật (theo đề xuất
của chúng tôi là cần phải ban hành một đạo
luật về tổ chức thi hành pháp luật, bên cạnh
đạo luật về ban hành VBQPPL) đến nay vẫn
chưa được chấp nhận. Một câu hỏi đặt ra, có
phải do chúng ta thiếu đạo luật này nên thực
thi pháp luật của chúng ta còn quá yếu kém
hay không? Chúng tôi luôn hy vọng về sự
ra đời của một đạo luật - “Luật Tổ chức thi
hành VBQPPL”, để có thể hoàn tất quy trình
ba giai đoạn như nói trên.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 2+3(378+379) T1/2019
Việc đổi mới tư duy làm luật theo
hướng tập trung sự quan tâm vào việc xây
dựng các định hướng chính sách đòi hỏi tất
cả các hoạt động như: tổng kết, khảo sát
thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm, thu thập
thông tin, phân tích và lựa chọn chính sách,
đánh giá tác động của chính sách cần phải
làm kỹ lưỡng. Đề án chính sách cần phải
được xây dựng và thông qua một cách bài
bản và nghiêm túc mới đưa dự án luật vào
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của
Quốc hội hằng năm. Khi đó, việc soạn thảo
luật (quy phạm hóa chính sách) không còn
là vấn đề khó, không còn bị áp lực về mặt
thời gian, phải vừa chạy vừa xếp hàng; việc
soạn thảo luật không nhất thiết phải giao cho
cơ quan đã đề xuất chính sách (thường là
cơ quan QLNN) mà có thể có một Ban soạn
thảo độc lập, gồm những chuyên gia XDPL
chuyên nghiệp đảm nhiệm, thậm chí có thể
thuê một công ty luật soạn thảo, tránh được
những tư tưởng cục bộ, lợi ích ngành, lĩnh
vực từng tồn tại.
Mặc dù Luật Ban hành VBQPPL 2015
đã quy định, nhưng việc hình thành các đề
nghị xây dựng luật hiện nay vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu và mong muốn của nhà
làm luật. Nhiều đề nghị xây dựng luật được
làm một cách hình thức, đối phó, đánh giá
tác động hời hợt, một chiều (như phân tích
thực trạng của RIA nói trên). Nếu chúng ta
làm tốt được khâu đề nghị xây dựng luật (đề
án hóa chính sách) thì áp lực về mặt thời gian
trong xây dựng dự án luật (quy phạm hóa
chính sách) sẽ giảm thiểu rất nhiều, sẽ không
còn tình trạng “bắc nước chờ gạo” trong hoạt
động XDPL như lâu nay thường gặp.
5. Tăng cường tính chuyên nghiệp, tìm
kiếm sự đồng thuận trong đề xuất và xây
dựng luật
Để tiến đến một sự chuyên nghiệp
trong XDPL, theo chúng tôi, cần có nhiều
giải pháp đồng bộ cả về thể chế, về nguồn
lực và về cách thức tổ chức thực hiện, trong
đó, mấu chốt là sự phân công hợp lý trong
từng giai đoạn của quy trình làm luật hiện
nay. Ở khía cạnh này, chúng tôi đề xuất một
số giải pháp sau:
- Trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất
chính sách, tức là giai đoạn lập đề nghị xây
dựng luật, các đơn vị chuyên môn của bộ
QLNN là người chủ trì chính, đơn vị pháp
chế là người phối hợp. Các đơn vị chuyên
môn, nghiệp vụ về QLNN đối với ngành,
lĩnh vực hơn ai hết là người hiểu rõ về thực
trạng và kết quả tổ chức thi hành pháp luật,
am hiểu thực tiễn, biết được những hạn chế,
bất cập của các quy định pháp luật cũng như
những giải pháp có thể để khắc phục những
nhược điểm đó. Do vậy, giai đoạn đề nghị
xây dựng luật cần phải giao cho các đơn vị
này chủ trì nghiên cứu và đề xuất chính sách.
- Sau khi đề nghị xây dựng luật đã được
phê duyệt, giai đoạn soạn thảo luật cần phải
được giao cho đơn vị pháp chế chủ trì, các
đơn vị chuyên môn là người phối hợp; bởi ưu
thế trong xây dựng văn bản, thiết kế các điều
luật chắc chắn thuộc về những người chuyên
làm công tác pháp chế, pháp luật.
- Một vấn đề hết sức quan trọng trong
XDPL là phải tìm kiếm sự đồng thuận. Một
sự đồng thuận “bằng mọi giá”. Trong XDPL
không thể không có những ý kiến trái chiều,
thậm chí là những mâu thuẫn về quan điểm,
về lợi ích, nhưng cần xây dựng một nguyên
tắc là: không có mâu thuẫn nào lại không
thể được giải quyết. Và khi mâu thuẫn xuất
hiện, các bên phải cùng nhau thảo luận, tranh
luận, thậm chí là đấu tranh gay gắt nhưng
với một tinh thần trách nhiệm, khách quan
và công tâm, vì lợi ích quốc gia là trên hết
để tìm kiếm sự đồng thuận - đó là yêu cầu
bắt buộc. Chúng ta không cần một Ban soạn
thảo, một Tổ biên tập gồm các thành viên
đến từ đủ các cơ quan khác nhau nhưng làm
việc hình thức và không rõ người chịu trách
nhiệm, mà cần là một cơ chế tham vấn, tìm
kiếm sự đồng thuận một cách trách nhiệm.
Tham vấn ý kiến và tiếp thu ý kiến, tìm kiếm
sự đồng thuận trong quá trình soạn thảo luật
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 2+3(378+379) T1/2019
cần trở thành một quy trình bắt buộc của cơ
quan chủ trì soạn thảo đối với các cơ quan
có liên quan. Ở nhiều nước phát triển như
Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, người
ta không thành lập các ban bệ gồm đại diện
của đủ các bộ, ngành để soạn thảo luật mà
giao nhiệm vụ soạn thảo cho một cơ quan
chịu trách nhiệm soạn thảo; cơ quan này
phải có trách nhiệm tham vấn để tham khảo
và tìm kiếm sự đồng thuận của những cơ
quan có liên quan đến chính sách được đề
xuất; nếu như cơ quan được giao soạn thảo
luật là một Bộ trong Chính phủ thì trong quá
trình soạn thảo phải tham vấn các cơ quan
liên quan khác để tìm kiếm sự đồng thuận;
và nếu không tìm kiếm được sự đồng thuận
thì tốt nhất là không nên trình dự án luật lên
Nội các, vì gần như luật bất thành văn là Văn
phòng Nội các sẽ trả lại (đúng hơn là Văn
phòng Nội các sẽ khuyên không nên trình
luật ra Nội các để xem xét). Vì vậy, trên thực
tế cũng gần như không có ai trình dự án luật
ra Nội các để xem xét nếu chưa tìm kiếm
được sự đồng thuận đối với dự thảo luật.
Ngoài ra, cũng cần cân nhắc học tập
các mô hình tham vấn chính sách một cách
độc lập từ các nhà chuyên môn, giới khoa
học bằng nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ,
mô hình “thinktank” (tạm gọi là các viện
chính sách) như ở các nước phát triển, vừa
để tham vấn, vừa tạo nên sự đồng thuận xã
hội. Nên chăng, nếu một dự án luật còn có
những bất đồng lớn về quan điểm, về những
chính sách cơ bản thì không nên trình ra các
cơ quan có thẩm quyền (như Chính phủ hay
Quốc hội) để thông qua hoặc ban hành, vì
như vậy là làm khó cho các cơ quan này!
Vậy nên, cần phải tìm kiếm sự đồng thuận
của các cơ quan chuyên môn có liên quan
trong xây dựng luật, dựa trên nguyên tắc là:
không có sự khác biệt nào lại không có giải
pháp để xử lý. Cần phải biết dung hòa các
quan điểm, các lợi ích, vì ai cũng biết rằng,
bản thân một dự án luật khi vừa được thông
qua cũng đâu phải là một sự hoàn hảo!
6. Làm luật không nên quá xúc động, quá
nóng vội
Không phải đạo luật nào cũng hoàn
hảo, những khiếm khuyết trong mỗi đạo luật
là một sự tất nhiên cũng giống như sự thiếu
hoàn thiện của muôn loài, muôn vật trong
thế giới này vậy. Thực tiễn cho thấy, “nhân
vô thập toàn”, “ngọc còn có vết” và cũng có
một triết gia đã từng nói “không có ai quá tốt
như ta tưởng và cũng không có ai quá xấu
như ta nghĩ”. Quan điểm của vị triết gia này
là hãy bằng tình thương và sự khoan dung để
cảm hóa những con người lầm lỗi - thật đáng
trân trọng. Mọi hiện tượng, sự vật trên đời
này đều hàm chứa trong nó những điều tốt
đẹp, thậm chí là những tinh hoa của tạo hóa,
song nó cũng khó có thể tránh khỏi những
khiếm khuyết.
Mặt khác, chính phương thức thông
qua một dự án luật của Quốc hội theo nguyên
tắc đa số đã cho thấy rõ ràng là, một đạo
luật vừa được thông qua đã có những nghị
sĩ không ủng hộ nó - dù là thiểu số. Và trên
thực tế, chưa một đạo luật nào được thông
qua với sự đồng thuận tuyệt đối của cả 100%
số đại biểu Quốc hội. Cũng như vậy, trong
xã hội cũng còn có những người không đồng
tình với nó. Vì đạo luật đó không xử lý hết
được những vấn đề cụ thể trong xã hội, cũng
tức là không thể thỏa mãn được lợi ích của
tất cả mọi người. Trách nhiệm của nhà nước,
của những người làm luật là phải biết lắng
nghe những phản ứng trái chiều, những ý
kiến đóng góp của người dân, nhất là những
đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của luật
về những bất cập, hạn chế của luật hay của
các VBQPPL nói chung. Nhà nước có trách
nhiệm phải nghiên cứu, phải có giải pháp
khắc phục trong tổ chức thi hành hoặc cần
phải sửa đổi, bổ sung luật nhưng đừng quá
xúc động, vội vàng thay đổi, tạo nên sự giật
cục trong điều hành và sự mất ổn định của
chính sách, pháp luật - điều mà các nhà đầu
tư, các doanh nghiệp vẫn thường phàn nàn.
Cần phải bình tĩnh và bản lĩnh để lắng nghe
và lựa chọn giải pháp phù hợp. Kinh nghiệm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 2+3(378+379) T1/2019
Cần phải bình tĩnh và bản lĩnh để lắng nghe
và lựa chọn giải pháp phù hợp. Kinh nghiệm
XDPL của hơn 30 năm qua cho thấy, ý kiến
về những quy định chưa hợp lý của một đạo
luật nhiều khi lại chính là những vấn đề đã
được trao đi đổi lại rất nhiều trong quá trình
soạn thảo đạo luật đó. Vì vậy, chúng ta phải
bình tĩnh, cần phân tích và lựa chọn chính
sách một cách hợp lý khi quyết định sửa đổi,
bổ sung hay làm mới một đạo luật nào đó,
nhất là những đạo luật có tuổi đời còn quá trẻ.
Quá xúc động dẫn đến nóng vội trong
sửa đổi, bổ sung luật như đề cập ở trên là
một khía cạnh. Ở một góc nhìn khác, chúng
ta thường hay nôn nóng trong xây dựng và
ban hành luật. Chúng ta thường tạo ra sức ép
trong xây dựng và ban hành luật, vì chúng ta
luôn ấn định thời gian cho nó trong khi chưa
nghiên cứu và lựa chọn chính sách một cách
kỹ lưỡng (đặc biệt là trước khi có Luật Ban
hành VBQPPL năm 2015). Thường là khi
bắt tay vào xây dựng luật, chúng ta còn thiếu
rất nhiều điều: thiếu thực tiễn (thiếu bằng
chứng), thiếu định hướng chính sách một
cách rõ ràng, thiếu nguồn lực về con người
cũng như tài chính, thiếu một quy trình
làm luật hợp lý, thiếu cả kỷ cương, kỷ luật
trong tổ chức và phối hợp công việc Tất
cả những sự thiếu đó đã dẫn đến thực trạng
nhiều khi phải xin lùi, xin rút hoặc buộc
phải trình xem xét, thông qua những đạo
luật chưa bảo đảm chất lượng. Tất nhiên, ở
đây chúng tôi hoàn toàn không bao biện cho
những trường hợp chậm trễ do lỗi chủ quan
của cơ quan soạn thảo mà muốn nói đến thời
gian vật chất cần thiết cho việc nghiên cứu
và xây dựng một dự án luật.
Một vấn đề cần phải nghiên cứu và cân
nhắc lại là từ trước đến nay, chúng ta thường
quá nặng nề về chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh hằng năm (thậm chí trước đây là 5
năm). Một dự án luật, pháp lệnh đã được đưa
vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
của Quốc hội thì “đến hẹn là phải lên”, phải
được soạn thảo xong và đệ trình để xem xét,
cho ý kiến hoặc ban hành. Và nếu cơ quan
trình luật xin hoãn hoặc xin rút thì sẽ bị phê
bình. Có thể nói, một dự án luật được thông
qua có tác động chính trị, kinh tế cũng như
xã hội to lớn và lâu dài. Vì vậy, nó cần phải
được xây dựng một cách bài bản, chắc chắn
và không được phép nóng vội. Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm không
nên quan niệm như những chỉ tiêu pháp
lệnh mà là một kế hoạch để chúng ta phấn
đấu thực hiện. Một dự án luật trong chương
trình nhưng nếu chưa được chuẩn bị tốt, chất
lượng chưa bảo đảm thì tốt nhất là chưa nên
trình và nếu có tình trạng xin lùi, xin rút vì
dự án chưa bảo đảm chất lượng thì cũng
không nên coi đó là vấn đề đáng để bức xúc,
mà nên chờ đến khi nào bảo đảm chất lượng
thì mới trình ban hành. Đối với cơ quan soạn
thảo, vì lý do nào đó mà không thể trình dự
án luật đúng thời hạn theo chương trình lại
là vấn đề khác, nếu là lỗi chủ quan, trách
nhiệm đó tất nhiên sẽ phải được giải trình,
xem xét và xử lý. Tuy nhiên, không nên vì
tiến độ mà thúc ép phải trình những dự luật
chưa đủ độ chín, cần phải bình tĩnh và chắc
chắn trong XDPL.
7. Đổi mới quy trình xây dựng luật
Có nhiều điều bất hợp lý trong quy
trình XDPL hiện hành. Chúng tôi xin đề cập
hai điểm quan trọng nhất và cũng là hai vấn
đề bất hợp lý nhất của quy trình làm luật theo
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 sau đây:
Thứ nhất, quy trình cắt khúc trong quá
trình soạn thảo và trình luật. Đó là quy trình
mà cơ quan soạn thảo và trình luật chỉ có
trách nhiệm soạn thảo và trình dự án luật ra
Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại một kỳ
họp, sau đó UBTVQH sẽ là cơ quan chủ trì
tiếp thu, chỉnh lý và báo cáo Quốc hội tại kỳ
họp thứ hai để xem xét, thông qua.
Luật quy định là như vậy nhưng trên
thực tế, một Ủy ban của Quốc hội sẽ lĩnh
trách nhiệm tiếp quản dự án luật đó để chủ
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 2+3(378+379) T1/2019
trì nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý, đó chính
là Ủy ban được phân công và có báo cáo
thẩm tra dự án luật ra Quốc hội trước đó.
Trong trường hợp này, cơ quan thẩm tra trở
thành cơ quan chủ trì tiếp thu, trình luật.
Chúng tôi cho rằng, sự bất hợp lý về
quy trình như trên là ở chỗ, cơ quan chủ trì
soạn thảo và trình luật sau khi đệ trình Quốc
hội cho ý kiến lần đầu thì gần như không còn
tiếng nói có trọng lượng nữa trong quá trình
tiếp thu, chỉnh lý và trình lại Quốc hội dự án
luật mà chính họ là người thai nghén nó. Họ
bị mất vai trò và không còn tiếng nói mạnh
mẽ để bảo vệ quan điểm cũng như các định
hướng chính sách đã được lựa chọn và cân
nhắc, không thể bảo vệ và chịu trách nhiệm
đến cùng về đứa con tinh thần của mình.
Điều chúng tôi đề cập là vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan trong chủ trì soạn
thảo, trình dự án luật và tiếp thu, chỉnh lý,
trình lại dự án luật, còn đương nhiên quyền
lập pháp là quyền của Quốc hội. Bất cứ một
cơ quan nào trình dự án luật thì việc quyết
định có thông qua hay không là quyền của
Quốc hội. Nhưng các cơ quan trình dự án
luật phải được quyền chủ trì và bảo vệ quan
điểm của mình trong toàn bộ quá trình soạn
thảo và trình thông qua dự án luật, còn cơ
quan thẩm tra, dù đó là các Ủy ban của Quốc
hội hay UBTVQH thì cũng chỉ làm đúng
chức năng của cơ quan thẩm tra, giúp Quốc
hội xem xét, thậm chí có thể đề nghị Quốc
hội không thông qua một dự án luật, nhưng
không nên làm thay và tước đi quyền của cơ
quan trình luật. Thực tiễn trong những năm
qua chúng ta cũng đã phải trả giá cho sự bất
hợp lý của quy trình mà chúng tôi tạm gọi là
cắt khúc như nói trên, và bài học về những
sai sót của Bộ luật Hình sự năm 2015 dù có
hi hữu cũng chính là bắt nguồn từ quy trình
cắt khúc này.
Thứ hai, quy trình một dự án luật phải
được trình tại hai kỳ họp Quốc hội. Mặc dù
Điều 73 Luật Ban hành VBQPPL quy định
rõ: Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật,
dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ họp
Quốc hội; trường hợp dự án luật lớn, nhiều
điều, khoản có tính chất phức tạp thì Quốc
hội có thể xem xét, thông qua tại ba kỳ họp.
Tuy nhiên, trên thực tế, UBTVQH ngay từ
khi ban hành Nghị quyết về triển khai Nghị
quyết của Quốc hội về Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh hằng năm đều xác định
trước là hầu hết các dự án luật đều được trình
Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại hai kỳ
họp. Tại sao hầu hết các dự án luật đều phải
trình Quốc hội tại hai kỳ họp và đều được
xác định trước như vậy ngay từ khi đưa dự
án luật vào chương trình? Nếu một dự án
luật được chuẩn bị tốt, bảo đảm chất lượng
để thông qua lại không thể thông qua tại một
kỳ họp? Vì nếu nó được thông qua thì sẽ đỡ
tốn kém tiền bạc hơn và cũng đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi của cuộc sống được sớm hơn. Có
lẽ, chúng ta không nên áp đặt một cách chủ
quan và thiếu thực tế như vậy và cũng có thể
nói là không đúng với quy định của Điều 73
nói trên. Ngoài ra, Điều 74 Luật Ban hành
VBQPPL cũng quy định: trong trường hợp
dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được
thông qua một phần thì Quốc hội xem xét,
quyết định việc trình lại hoặc xem xét, thông
qua tại kỳ họp tiếp theo theo đề nghị của
UBTVQH. Một dự án luật có thể được xem
xét, thông qua ngay trong một kỳ họp của
Quốc hội hay hai kỳ, thậm chí ba kỳ (ví dụ
như dự án Luật Phòng, chống tham nhũng
(sửa đổi) vừa qua) là quyền của Quốc hội
khi Quốc hội xem xét dự án luật được trình,
tùy theo chất lượng dự án luật và yêu cầu
đòi hỏi của thực tiễn, không chủ quan, nóng
vội nhưng cũng không nên chủ quan áp đặt.
Tất cả là ở chất lượng dự án luật và yêu cầu
đòi hỏi của thực tiễn, và hãy để điều đó cho
Quốc hội xem xét và định đoạt■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 2+3(378+379) T1/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_tu_duy_trong_xay_dung_phap_luat.pdf