Đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống Tài chính – Ngân hàng
Hơn 10 năm qua, với tinh thần đổi mới kinh tế theo chiến lược phát triển đã được hoạch định trong các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII và IX, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm, nỗ lực để chuyển đổi nền kinh tế. Trong tiến trình đó, nhiều quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước được áp dụng vào thực tiễn nhằm đổi mới và lành mạnh hóa các hoạt động tài chính -tiền tệ, tạo ra sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo lập và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích tiết kiệm và định hướng đầu tư, đưa nền kinh
tế phát triển tương đối ổn định với tốc độ cao.
Bước vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, vấn đề hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang đặt ra nhiều thử thách lớn đối với hệ thống tài chính – ngân hàng. Là huyết mạch của nền kinh tế và là một bộ phận hữu cơ trong quá trình đổi mới kinh tế, việc tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính – tiền tệ trong thời gian tới không những có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực tài chính – tệ mà còn có tác dụng thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt nam.
Thực trạng chính sách tài chính – tiền tệ thời gian qua
1. Những thành quả
Thứ nhất: Chính sách tài chính - tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kềm chế lạm phát.
Thứ hai: Nâng cao hiệu suất huy động vốn của nền kinh tế
Thứ ba: Hình thành và phát triển thị trường tài chính – nét đặc trưng trong hoạt động tài chính của cơ chế kinh tế thị trường
2. Những tồn tại của chính sách tài chính - tiền tệ và trong cơ
chế điều hành.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống Tài chính – Ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống
tài chính – Ngân hàng
Hơn 10 năm qua, với tinh thần đổi mới kinh tế
theo chiến lược phát triển đã được hoạch định
trong các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII,
VIII và IX, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm, nỗ lực để chuyển
đổi nền kinh tế. Trong tiến trình đó, nhiều quyết sách quan
trọng của Đảng và Nhà nước được áp dụng vào thực tiễn
nhằm đổi mới và lành mạnh hóa các hoạt động tài chính -
tiền tệ, tạo ra sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, kiểm soát
lạm phát, tạo lập và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,
khuyến khích tiết kiệm và định hướng đầu tư, đưa nền kinh
tế phát triển tương đối ổn định với tốc độ cao.
Bước vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, vấn đề hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới đang đặt ra nhiều thử thách lớn đối với hệ thống
tài chính – ngân hàng. Là huyết mạch của nền kinh tế và là một
bộ phận hữu cơ trong quá trình đổi mới kinh tế, việc tiếp tục hoàn
thiện chính sách tài chính – tiền tệ trong thời gian tới không
những có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực tài chính – tệ mà
còn có tác dụng thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt nam.
I. Thực trạng chính sách tài chính – tiền tệ thời gian qua
1. Những thành quả
Thứ nhất: Chính sách tài chính - tiền tệ góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kềm chế lạm
phát.
- Chi ngân sách nhà nước được lành mạnh hóa và chính sách
thuế được cải cách, đổi mới phù hợp với cơ chế kinh tế thị
trường. Thực hiện phương thức cân đối ngân sách theo nguyên
tắc: chi thường xuyên trong phạm vi số thu thuế, phí và lệ phí, và
tạo nguồn vốn tiết kiệm để đầu tư phát triển, xử lý bội chi ngân
sách bằng việc áp dụng tín dụng nhà nước. Cùng với việc đổi
mới chính sách chi ngân sách nhà nước, Nhà nước đã tiến hành
cải cách triệt để chính sách thu tài chính nhà nước trong đó chính
sách thuế được cải cách qua bước 2 đã góp phần quan trọng vào
việc lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.
-Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ đúng đắn. Ngân hàng
Nhà nước đã thiết lập và vận hành các công cụ điều hành chính
sách tiền tệ, qua đó kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông,
thực hiện cơ chế cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế thông qua các
nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, do đó đã đảm bảo khối
lượng tiền tệ, tín dụng cần thiết cho nền kinh tế quốc dân; đảm
bảo hoạt động an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại, gây
tác động tích cực đến huy động vốn, góp phần thúc đẩy kinh tế
tăng trưởng. Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt phù hợp với nền
kinh tế thị trường nên đã có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế
đối ngoại, kích thích xuất khẩu, cải thiện một bước cán cân thanh
toán quốc tế, kềm chế lạm phát và kích thích đầu tư phát triển.
Thứ hai: Nâng cao hiệu suất huy động vốn của nền kinh tế
- Các công cụ tài chính nhà nước được đổi mới nhằm khai thác
nguồn nội lực. Công cuộc cải cách thuế từ năm 1990 cho đến nay
đã có tác dụng tích cực trong việc mở rộng, ổn định và tập trung
kịp thời nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Công cụ tín dụng
nhà nước được Nhà nước sử dụng mạnh mẽ nhằm huy động
nguồn vốn của các tổ chức và dân cư qua biện pháp phát hành
trái phiếu ở trong nước. Bên cạnh đó, việc thành lập hệ thống các
quỹ hỗ trợ tài chính nhằm đa dạng hóa các kênh huy động vốn
của Nhà nước đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc thực hiện
các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội .
- Nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh, đổi mới công nghệ
trong hoạt động ngân hàng để tăng cường khai thác, thu hút vốn
đầu tư của các thành phần kinh tế và dân cư. Thực hiện cạnh
tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng thương mại; duy trì
các hình thức huy động vốn truyền thống và mở rộng nhiều hình
thức huy động vốn đặc trưng của cơ chế thị trường; không
ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng đã tạo ra lực
hấp dẫn thu hút vốn tiết kiệm của các tổ chức và công chúng vào
các ngân hàng thương mại.
- Khai thác triệt để các nguồn vốn nước ngoài. Bằng những giải
pháp có tính tổng hợp, Nhà nước đã khai thông được với thị
trường tài chính thế giới, bình thường hóa quan hệ tài chính quốc
tế, nâng cao vị thế tài chính quốc tế của Việt Nam. Theo đó, các
hình thức huy động vốn nước ngoài ngày được mở rộng và đa
dạng hóa. Nhà nước đã sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính
trong việc tạo lập môi trường kinh tế có sức thu hút mạnh mẽ các
dòng vốn nước ngoài mà chủ yếu là FDI và ODA.
Thứ ba: Hình thành và phát triển thị trường tài chính – nét
đặc trưng trong hoạt động tài chính của cơ chế kinh tế thị
trường
Sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính đã khai thông và
thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu vốn. Hiện tại nền kinh tế
Việt Nam đã xuất hiện các công cụ huy động vốn của thị trường
phục vụ cho mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu đầu tư phát
triển của Nhà nước, khuyến khích tiết kiệm, đầu tư của công
chúng thông qua thu nhập, lợi tức và giá cả chứng khoán.
2. Những tồn tại của chính sách tài chính - tiền tệ và trong cơ
chế điều hành.
- Về ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nước chỉ chiếm vào khoảng hơn 50%,
còn lại dựa vào thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và bán dầu thô.
Mức đóng góp vào nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước từ
khu vực doanh nghiệp dân doanh còn thấp. Hệ thống thuế vẫn
còn phức tạp trên nhiều khía cạnh. Chi ngân sách nhà nước hiệu
quả còn thấp. Chi cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp chưa
tính hết khả năng tài chính và năng lực hoạt động của những đơn
vị này, do đó chưa khuyến khích mạnh mẽ các đơn vị sự nghiệp
có thu tăng cường khai thác nguồn thu, nâng cao thu nhập cho
người lao động và giảm bớt phần cấp phát từ ngân sách nhà
nước.
- Về tín dụng nhà nước: Nhà nước chưa xây dựng được một
chiến lược tổng thể với những kế hoạch vay nợ và trả nợ trung,
dài hạn trong mối tương quan chặt chẽ với kế hoạch chi ngân
sách nhà nước và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trung, dài
hạn. Đầu mối quản lý, theo dõi nợ quốc gia và sự phân định trách
nhiệm giữa các Bộ, ngành trong quản lý nợ chính phủ và nợ quốc
gia còn thiếu chặt chẽ. Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA chậm,
cơ chế quản lý nguồn vốn ODA còn phân tán nên việc tổng hợp
và đánh giá hiệu quả kinh tế của nguồn vốn này còn hạn chế.
- Về tài chính doanh nghiệp: Chưa có đột phá trong đổi mới cơ
chế tài chính đối với doanh nghiệp. Nhà nước còn can thiệp sâu
vào hoạt động quản trị tài chính và quan hệ tín dụng – ngân hàng
của các doanh nghiệp, quyền tự chủ thực tế của các doanh
nghiệp chưa được đảm bảo. Các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc
doanh gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
ngân hàng và thu hút vốn trên thị trường tài chính.
- Về các công cụ của chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng:
Chức năng điều phối vốn khả dụng giữa các ngân hàng thương
mại của thị trường tiền tệ thực hiện với hiệu quả còn thấp nên lãi
suất thị trường liên ngân hàng chưa phản ảnh đúng đắn cung cầu
vốn khả dụng, chưa thực sự trở thành nguồn cung cấp thông tin
hiệu quả phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước. Công cụ lãi suất tái cấp vốn tỏ ra còn mờ nhạt
trong việc tác động đến sự hình thành lãi suất kinh doanh của các
ngân hàng thương mại. Quy mô thị trường mở còn khá nhỏ bé và
hoạt động kém sôi động. Chính sách quản lý ngoại hối còn kém
hiệu quả, cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước
nhiều lúc còn chưa linh hoạt, sức mua đối ngoại của đồng tiền nội
tệ chưa ổn định bền vững, hệ thống ngân hàng thương mại với
hiệu quả kinh doanh chưa cao, nghiệp vụ thanh toán qua ngân
hàng còn nhiều tồn tại.
- Về thị trường tài chính: Quy mô thị trường tài chính còn nhỏ bé,
hoạt động yếu kém và hiệu quả thấp. Thị trường chứng khoán
còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa trở thành nơi quy tụ
để Nhà nước và các doanh nghiệp huy động vốn. Giữa thị trường
tiền tệ và thị trường chứng khoán chưa có sự liên thông, bắt nhịp
trong việc điều hòa vốn cho nền kinh tế. Hoạt động của các định
chế tài chính chuyên nghiệp để thúc đẩy sự vận hành và phát
triển thị trường tài chính có hiệu quả còn yếu mà hệ quả trực tiếp
là tính chuyên nghiệp của thị trường chưa cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_va_lanh_manh_hoa_he_thong_tai_chinh_8549.pdf