Hành vi, cách ứng xử theo pháp luật của
mỗi cá nhân trong đời sống hàng ngày, trình độ
vận dụng công cụ pháp luật trong thực tiễn của
các chủ thể pháp luật là một kết quả tất yếu của
quá trình hình thành ý thức pháp luật và văn
hoá pháp luật. Lênin cũng đã khẳng định:
“Ngoài đạo luật ra còn có trình độ văn hoá, cái
không lệ thuộc vào bất kỳ một đạo luật nào”.(12)
Bác Hồ đã từng dạy: nhà nước cần giáo dục cho
nhân dân biết sử dụng các quyền tự do dân chủ
của mình, dám nói, dám làm. trong khuôn khổ
pháp luật. Hiện nay trong xã hội ta ý thức pháp
luật chưa trở thành văn hoá của quản lý xã hội
và chưa được thấm sâu trong tinh thần công
dân.(14) Xây dựng tính tích cực pháp lý, thu hút
sự tham gia của các cá nhân vào ĐSPL. Chất
lượng của ĐSPL phụ thuộc vào trình độ kiến
thức pháp luật, phẩm chất đạo đức, năng lực
vận dụng pháp luật của các cá nhân, ở sự phù
hợp giữa tri thức, học vấn pháp luật và văn hoá
pháp luật của các công dân trong nhà nước
pháp quyền. Thông tin pháp luật và phổ biến,
giáo dục pháp luật là cầu nối để đưa pháp luật
vào cuộc sống. Phạm trù ĐSPL cần được quan
tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa từ các phương
diện lý luận - triết học - xã hội học pháp luật
chuyên ngành, vào từng tế bào đặc trưng của
ĐSPL. ĐSPL như một phạm trù pháp lý độc
lập, phổ quát với tất cả những hiện tượng pháp
luật đa dạng, phức tạp. Đây chính là đòi hỏi của
cuộc sống để góp phần lý giải về thực trạng của
các quy định pháp luật, đề xuất hệ thống các
giải pháp, đường lối chiến lược để đưa pháp
luật vào cuộc sống./.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đời sống pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2005 25
PGS.TS. Hoµng ThÞ Kim QuÕ *
ùng với sự đổi thay sâu sắc, nhanh chóng
của đời sống xã hội, đời sống nhà nước
và pháp luật cũng không ngừng vận động và
phát triển. Thuật ngữ, khái niệm “đời sống
pháp luật” đã dần dần được quan tâm sử dụng
trong những năm gần đây. Đời sống pháp luật
là một phạm trù pháp luật độc lập có nội dung
biểu hiện sinh động, đa dạng, thâm nhập vào
các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói
chung. Nghiên cứu, khảo sát và suy ngẫm về
đời sống pháp luật do vậy có tầm quan trọng
đặc biệt về lý luận và thực tiễn.
1. Đời sống pháp luật là gì ?
Đời sống pháp luật (ĐSPL) là một trong
những bộ phận cấu thành cơ bản của đời sống
xã hội bên cạnh những lĩnh vực đời sống xã
hội khác như đời sống kinh tế, chính trị; tài
chính; gia đình; văn hoá, nghệ thuật; khoa
học; tôn giáo; đạo đức; ngoại giao... ĐSPL có
vị trí đặc biệt bởi vì tất cả các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hoá - xã hội đều cần đến sự
điều chỉnh bằng pháp luật. Vậy ĐSPL là gì?
Là đời sống “của pháp luật” hay đời sống xã
hội từ phương diện pháp luật? Trong đời sống
pháp luật có bao gồm đời sống nhà nước hay
không và ngược lại? Đây là những câu hỏi
thường được đặt ra khi đề cập, quan sát, đánh
giá, nhận diện về ĐSPL.
ĐSPL là một trong những hình thức của đời
sống xã hội, được thể hiện trong các hiện tượng
pháp luật: các quyết định - các văn bản pháp
luật, các hành vi pháp luật; các quan hệ pháp
luật; các tư tưởng, học thuyết, tư duy, nhận
thức, quan niệm, quan điểm về pháp luật. Đây
chính là những bộ phận cấu thành - những tế
bào đặc trưng của ĐSPL. ĐSPL cũng thể hiện
trình độ và đặc trưng của sự phát triển pháp
luật, sự vận động của các quan hệ pháp luật
trong tất cả các lĩnh vực điều chỉnh của pháp
luật. Nhìn vào thực trạng của ĐSPL một quốc
gia có thể nhận biết được nền pháp luật và văn
hoá pháp luật đang ở vào trình độ nào, xu
hướng phát triển sẽ ra sao... Các hành vi xã hội
và các quan hệ xã hội của các cá nhân đều
được điều chỉnh và giải quyết bằng pháp luật
cùng với nhiều loại quy tắc xã hội khác. Các
loại quy phạm xã hội trong đó có quy phạm
pháp luật luôn luôn chi phối, ràng buộc hành
vi của con người; để tồn tại, con người buộc
phải thích nghi, phải tuân theo ở mức độ này
hay mức độ khác các loại quy phạm xã hội
khác nhau. Mọi dân tộc chưa lúc nào ngơi
nghỉ trước ý thức về phong tục, tập quán.
Triết lý sống mà ông bà ta đã dạy “nhập gia
tuỳ tục” không chỉ còn đóng khung trong lĩnh
vực của phong tục, tập quán mà ứng vào cả
lĩnh vực luật pháp trong bối cảnh hội nhập,
theo đó, khi rơi vào những hoàn cảnh, tình
huống nhất định, con người phải lựa chọn, tuỳ
theo đó mà định liệu cách xử sự phù hợp.
Các hiện tượng pháp luật ngày càng tác
động mạnh mẽ đến đời sống xã hội của các cá
C
* Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội
Nghiªn cøu - trao ®æi
26 T¹p chÝ luËt häc sè 4/2005
nhân thời hiện đại. Do vậy, phạm trù ĐSPL
được thể hiện cả trên phương diện ĐSPL của xã
hội và ĐSPL của cá nhân. Luật pháp và thực
hành luật pháp có mặt khắp mọi nơi, từ chỗ rất
xa lạ đến chỗ vô cùng gần gũi, thiết thực trong
cuộc sống của con người. ĐSPL bao gồm các
phương diện cơ bản là hoạt động xây dựng
pháp luật; thực hiện - áp dụng pháp luật; ý
thức pháp luật và rộng hơn nữa là nền văn
hoá pháp lý. ĐSPL của mỗi cá nhân cũng rất
đa dạng, phong phú tuỳ thuộc vào vị thế xã
hội, điều kiện, môi trường sống của họ. Nhiều
người có công việc hàng ngày liên quan trực
tiếp với các quy định pháp luật nội dung và
thủ tục. Có người tiếp xúc với pháp luật ở
mức độ thấp hơn, có người thận trọng không
để xảy ra vi phạm pháp luật. Lại có người
luôn tìm cách lạng lách, bẻ cong pháp luật, đi
vòng qua pháp luật...
ĐSPL có mối liên hệ mật thiết với các loại
hình đời sống xã hội khác. Không thể nghiên
cứu đời sống pháp luật một cách thuần túy. Sự
phát triển của pháp luật chỉ có thể hiểu đúng
trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế và
văn hoá - xã hội. Để tìm hiểu các quy luật vận
động của đời sống pháp luật thì phải nghiên cứu
đời sống kinh tế và xã hội. ĐSPL là tổng hợp
các hình thức của tồn tại pháp luật, thể hiện đặc
thù và trình độ phát triển của pháp luật. Không
phải ngẫu nhiên ở những nước có nền kinh tế
phát triển cao, con người thường có ý thức pháp
luật rõ hơn những dân tộc còn yếu kém về kinh
tế và xã hội. Bởi lẽ, ý thức pháp luật còn gắn
liền với sự trưởng thành của con người, của nền
văn hoá mỗi dân tộc. Trong phạm trù ĐSPL
bao hàm các khái niệm tương ứng: pháp luật, hệ
thống pháp luật, lập pháp, pháp chế, các văn
bản pháp luật, quy phạm pháp luật... ĐSPL
rộng hơn khái niệm thực tiễn pháp luật. Thực
tiễn pháp luật được hiểu là thực tiễn áp dụng
pháp luật, thực hiện pháp luật và xây dựng pháp
luật. ĐSPL không chỉ là thực tiễn pháp lý mà
còn cả thực trạng và xu thế phát triển của pháp
luật nói chung. Có thể coi ĐSPL là khái niệm
pháp lý rộng lớn nhất, bao gồm tất cả các hiện
tượng cơ bản của thực tiễn pháp luật. ĐSPL
cũng rộng hơn khái niệm “môi trường pháp
luật” - những điều kiện về pháp luật hay là hành
lang pháp luật cho các hoạt động xã hội. ĐSPL
cũng không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm
“cơ chế điều chỉnh pháp luật”. Cơ chế điều
chỉnh pháp luật là quá trình tác động của pháp
luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện
thông qua các giai đoạn tiếp nối nhau một cách
logic dưới sự trợ giúp của các phương tiện pháp
lý đặc thù. Còn ĐSPL rộng hơn, nó bao hàm cả
bản thân pháp luật, sự phát triển pháp luật, văn
hoá pháp luật, đa dạng hành vi pháp luật, tích
cực và tiêu cực... tức là tất cả những yếu tố
thuộc tồn tại pháp luật. Pháp luật có quy luật
nội tại riêng trong đời sống vô cùng sinh động,
đa dạng của mình. Cùng vấn đề, cùng một điều
luật của nhà nước khi đi vào cuộc sống lại được
hiểu, nhận thức không giống nhau và vận dụng,
giải thích cũng vậy kể cả do vô tình hay cố ý.
Con người ta đâu chỉ sống bằng pháp luật mà
còn chịu sự tác động khách quan của vô vàn các
quy tắc xã hội khác, thậm chí có khi một người
nào đấy lâm vào tình huống bắt buộc phải có sự
lựa chọn giữa hành vi phù hợp đạo đức nhưng
có thể trái pháp luật hoặc ngược lại. ĐSPL
không chỉ là sự vận hành của các quy định, các
quan hệ pháp luật mà còn là tổng thể phức hợp
của các mối quan hệ đa dạng, sự tương tác lẫn
Nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2005 27
nhau của “các nhân tố kinh tế, văn hoá và các
nhân tố phi kinh tế khác”.(1)
Như vậy, ĐSPL là phạm trù pháp lý rộng
lớn, đa nghĩa, cho phép nhận biết được thực
trạng; quá khứ và tương lai của sự phát triển
pháp luật nước nhà, hoạt động xây dựng pháp
luật; quá trình tác động của các quy định pháp
luật lên các quan hệ xã hội; chân dung của các
hành vi pháp luật dưới các hình thức phù hợp
hay là trái pháp luật. ĐSPL còn thể hiện một
cách sâu sắc, toàn diện về thực tiễn pháp lý
không chỉ trong các văn bản pháp luật khách
quan mà trong cả các hành vi vi phạm pháp
luật, các dạng khác nhau của hành vi lạm dụng,
xác định giới hạn của điều chỉnh pháp luật; các
hậu quả pháp lý; nguyên tắc của các quan hệ
pháp luật giữa cá nhân và nhà nước...
2. Đời sống pháp luật - những vùng sáng, tối
ĐSPL bao hàm các hiện tượng pháp lý tích
cực và tiêu cực. Nói theo ngôn ngữ phổ thông,
trong ĐSPL có cả những hành vi hợp pháp và
hành vi không hợp pháp - vi phạm pháp luật -
tức là những vùng sáng, tối trong ĐSPL. Hành
vi hợp pháp là hành vi được thực hiện trên cơ
sở ý thức về các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu
của đạo đức, biểu hiện của văn hoá và kinh
nghiệm cuộc sống của con người. Có những
hành vi về hình thức là hợp pháp nhưng về ý
thức của cá nhân không tự nguyện mà là kết
quả của sự miễn cưỡng hay do bị cưỡng chế từ
phía nhà nước. Xét về nguyên tắc, các yếu tố
pháp lý tích cực bao gồm: bản thân các quy
định pháp luật, các hành vi hợp pháp luật; các
quan hệ pháp luật và thực tiễn pháp lý, ý thức
pháp luật và văn hoá pháp luật, pháp chế và trật
tự pháp luật, khoa học pháp lý và đào tạo luật
học. Hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp
luật là hai mặt của khái niệm chung hơn là hành
vi pháp luật. Hành vi hợp pháp bao gồm
những hành vi tích cực, tuân thủ pháp luật,
chấp hành pháp luật và nói chung là không vi
phạm pháp luật. Những hành vi vi phạm pháp
luật đủ mọi mức độ: từ tội phạm hình sự đến
các loại hình vi phạm pháp luật khác. Thuộc
nhóm các hiện tượng tiêu cực pháp luật còn
bao gồm những hiện tượng khác có thể chưa
đến mức cấu thành các vi phạm pháp luật
tương ứng nhưng lại gây ra những lực cản đối
với pháp luật như tâm lý, thái độ thờ ơ, lãnh
đạm, lợi dụng các quy định pháp luật về thủ
tục; mất niềm tin với pháp luật v.v..
Hành vi vi phạm pháp luật cũng vô cùng đa
dạng, ngoài các lỗi cố ý, vô ý thông thường,
nhiều khi các hành vi đó còn bắt đầu từ việc lợi
dụng sơ hở của pháp luật, của cơ chế quản lý để
lách luật, làm những việc phương hại đến người
khác nhưng nhiều khi lại không trái luật (nhất là
các luật thủ tục), người bị thiệt hại về mặt pháp
lý nhiều khi không thể chứng minh là mình bị
oan được. Đó là phương diện đạo đức của hành
vi, có thể không trái điều, khoản nào cụ thể
nhưng đã trái điều luật là lẽ công bằng, lương
tâm, đạo đức. Các yếu tố tiêu cực sẽ làm cho xã
hội suy thoái, pháp luật kém hiệu quả và hiệu
lực thực tế như: bệnh vô chính phủ; bảo thủ,
độc đoán; lệ làng, bệnh gia đình chủ nghĩa, địa
phương chủ nghĩa; bệnh tuỳ tiện; lối sống thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ; lối sống lạnh
lùng(2)... Sự thờ ơ trước pháp luật tuy không
phải là hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại rất
dễ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật một cách
vô tình hoặc cố ý, làm điều trái pháp luật mà
vẫn tưởng mình không vi phạm. Ngược lại với
hiện tượng thờ ơ trước pháp luật có người lợi
Nghiªn cøu - trao ®æi
28 T¹p chÝ luËt häc sè 4/2005
dụng những sơ hở của pháp luật để vi phạm
pháp luật, ở đây không còn ranh giới giữa đạo
đức và pháp luật mà bộc lộ một nhân cách thiếu
văn hoá hoặc phản văn hoá.
ĐSPL là bức tranh sinh động, khách quan,
chân thật về toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp
luật, từ hoạt động xây dựng, ban hành; giải
thích; áp dụng, thực thi pháp luật; ý thức và văn
hoá pháp luật. ĐSPL cũng là sự phác hoạ chân
dung của các nhân tố kinh tế và phi kinh tế
thường xuyên tác động, chi phối pháp luật.
Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động xã hội nào
cũng song song diễn ra những hành vi hợp
pháp, hợp đạo đức và ngược lại ở những mức
độ khác nhau. Nhìn chung, vùng sáng là chủ
yếu, phản ánh sự đi lên của văn hoá pháp luật
của các cá nhân và toàn xã hội. Tuy vậy, trong
thực tiễn, những vùng sáng tối ấy không tách
biệt nhau mà đan xen, trộn lẫn trong nhau, đôi
khi đã tạo nên những sự nhầm lẫn không đáng
có. Nhu cầu giao dịch dân sự của các cá nhân
ngày càng gia tăng, sôi động, cần đến sự đảm
bảo an toàn pháp lý mỗi khi họ tham gia quan
hệ pháp luật dân sự. Trước đây, người ta tin
nhau là chính, "người là vàng, của là ngãi",
không cần ký giấy tờ mỗi khi thực hiện giao
dịch. Ngày nay ý thức được tính phức tạp của
các quan hệ xã hội thời thị trường nên con
người đã thận trọng hơn trước mỗi hành vi
dân sự của mình. Quan sát cuộc sống làng
quê thời hiện đại, chúng ta đã thấy phần nào
tính phức tạp của các quan hệ pháp luật dân
sự, đất đai; hôn nhân và gia đình, trong đó
đan xen cả hành vi tích cực pháp luật và tích
cực đạo đức, những hành vi vi phạm pháp
luật, vi phạm đạo đức. Nhiều quy định pháp
luật về hộ tịch không thực hiện được vì sự tác
động mạnh mẽ của các phong tục, tập quán.(3)
ĐSPL những năm qua ở nước ta đã có
nhiều khởi sắc, nhiều thành tựu, tín hiệu đáng
mừng. Sự nghiệp đổi mới đất nước, phát triển
kinh tế thị trường, hội nhập, dân chủ hoá đã và
đang tác động mạnh mẽ đến ý thức và hành vi
đạo đức, ý thức và hành vi pháp luật. Số đông
dân cư đã được nâng cao về ý thức pháp luật,
quan tâm, tôn trọng và tuân thủ pháp luật tốt
hơn, mạnh dạn sử dụng pháp luật... Gắn lợi ích
cá nhân với lợi ích xã hội, khuyến khích lợi ích
vật chất, bảo vệ sự hưởng thụ chính đáng,
phong cách làm việc có kỷ cương, tuân theo
pháp luật... đang là những phẩm chất, giá trị đạo
đức, giá trị và nguyên tắc pháp luật ở nước ta
hiện nay. Nhu cầu về pháp luật, công lý, công
bằng, dân chủ, đạo đức ngày càng gia tăng.
Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, chúng ta đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, công tác pháp
điển hoá đã được tăng cường, đáp ứng cơ bản
được những đòi hỏi của công cuộc đổi mới.
Luật đã phổ thông, dễ hiểu hơn, mang tính khả
thi hơn so với trước đây. Các quy định pháp
luật đã thể hiện nhiều hơn các quyền và lợi ích
chính đáng của con người với tư cách là một
thực thể sinh học và thực thể xã hội.
Tuy vậy, trong hoạt động xây dựng và thực
thi pháp luật vẫn còn nhiều yếu kém, hiệu lực
và hiệu quả pháp luật còn thấp. Công tác thi
hành án còn nhiều hạn chế. Hiện tượng "hình
sự hoá" xảy ra nhiều, gây nên những tác hại tiêu
cực trong đời sống kinh tế, tâm lý, pháp lý và
đạo đức xã hội. Tuy đã có nhiều đổi mới, song
nền tư pháp của ta còn nhiều bất cập, chưa đủ
sức để bênh vực quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng cho người dân, các nhà doanh
nghiệp.(4) Trong nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội
Nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2005 29
đã hình thành những thói quen pháp lý như con
đường đi vòng qua pháp luật; thói quen trong
soạn thảo văn bản: dễ cho quản lý nhà nước,
khó cho người phải chấp hành; hay phàm
những gì cơ quan quản lý thấy khó quản lý
được thì quy định cấm; thói quen chờ văn bản
hướng dẫn....(5) Xu hướng phục hồi lại các giấy
phép đã được bãi bỏ,(6) tình trạng có quá nhiều
văn bản hướng dẫn thi hành văn bản pháp luật
mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản gốc đã dẫn
đến khó khăn, cản trở cho việc thực thi pháp
luật, dẫn đến tâm lý coi thường, mất niềm tin
vào các quy định pháp luật, tạo điều kiện cho
những chuỗi vi phạm pháp luật ngoài vòng xử
lý.(7) ĐSPL nhìn từ phương diện pháp luật nội
dung và thủ tục. Sự quan tâm chủ yếu đến các
hành vi phạm pháp luật về nội dung mà ít quan
tâm đến vi phạm về thủ tục. Nhiều khi người ta
bị oan sai là do các vi phạm từ phía các cơ quan
công quyền mà xem ra, một số người có thẩm
quyền đã “hành dân” thì cũng chính là hành về
thủ tục, chứ mấy ai dám hành dân về luật nội
dung đâu. Luật thủ tục phải phù hợp với luật
nội dung thì mới có thể đưa luật nội dung vào
cuộc sống, mới hạn chế đến mức thấp nhất sự
ách tắc của các quy định pháp luật nội dung...
ĐSPL từ phương diện tư tưởng, lý luận,
triết lý pháp luật. Trong bối cảnh hội nhập, việc
nghiên cứu, áp dụng các trường phái lý luận
pháp luật nước ngoài là một tất yếu và giờ đây
phải biết thông minh mà chọn lọc, tích hợp
những cái ưu việt, thích hợp với điều kiện nước
nhà từ nhiều dòng lý luận pháp luật Đông - Tây.
ĐSPL từ góc nhìn của thị trường sách báo pháp
luật cũng vô cùng sinh động, phong phú với
nhiều tín hiệu khả quan của một xã hội tri thức,
trí tuệ và đạo đức là phẩm chất để tôn vinh con
người hiện đại. ĐSPL trên lĩnh vực giáo dục
pháp luật và đào tạo luật học. Thời gian qua,
giáo dục và đào tạo luật học đã đạt nhiều thành
tựu đáng trân trọng, tự hào. Không có nền giáo
dục nào có thể có hiệu qủa nếu không giải
quyết đúng mối quan hệ giữa biết và làm.(8)
Thời cuộc mới đặt ra việc đổi mới sự học và
cách học, sự tương đồng và khác biệt giữa tri
thức, học vấn và văn hoá pháp luật... Trong việc
giáo dục, phổ biến pháp luật, để có hiệu quả thì
cần phải kết hợp với giáo dục đạo đức và kiểm
xoát, xử lý những hành vi trái đạo đức, vô trách
nhiệm với danh dự, thậm chí sức khỏe, tính
mạng của con người.
3. Đời sống pháp luật nhìn từ phương
diện đạo đức và mối quan hệ giữa pháp luật
và đạo đức
Nếu như trước đây đứng trước một hành vi,
một nhận thức của cá nhân thì người dân chủ
yếu là quan tâm, bình luận về phương diện đạo
đức thì nay dư luận xã hội quan tâm cả hai
phương diện pháp lý và đạo đức. Sự quan tâm
đến đạo đức hiện nay không chỉ thuần tuý vì
đạo đức đang bị xuống cấp mà còn là vì để khai
thác sức mạnh, ưu thế của đạo đức, bổ sung, hỗ
trợ cho pháp luật, hạn chế những nhược điểm
vốn có của pháp luật và đạo đức nếu như tách
rời nhau trong quản lý xã hội. Lĩnh vực ý thức
pháp luật cũng đang diễn ra quá trình biến đổi
to lớn, có cả các hướng tích cực và tiêu cực. Sự
quan tâm, đan xen sự thờ ơ, lãnh đạm, sự tích
cục sử dụng pháp luật đúng pháp luật chen lẫn
với sự ngại ngùng vì sợ va chạm; sự lạm dụng
pháp luật để làm điều sai trái... Tư duy pháp lý
mới, tiến bộ chen lẫn với sự dẫm chân, trì néo,
nuối tiếc của tư duy pháp lý cũ chưa chịu rút ra
khỏi đời sống xã hội, tạo nên những lực cản đối
Nghiªn cøu - trao ®æi
30 T¹p chÝ luËt häc sè 4/2005
với việc thực hiện, xây dựng ban hành pháp
luật. Hiện nay, ý thức pháp luật chưa trở thành
văn hoá của quản lý và chưa được thấm sâu
trong tinh thần công dân. Nhiều giá trị đạo đức
truyền thống bị xói mòn. Xây dựng nhà nước
pháp quyền, xã hội công dân, các quan hệ pháp
lý sẽ đẩy quan hệ tình cảm xuống hàng thứ yếu.
Thay vì ý thức bổn phận đạo đức như trước
đây, con người ý thức về quyền pháp lý nhiều
hơn và nhiều khi đi đến chỗ thái quá, cực đoan,
cá nhân chủ nghĩa.(9) Khi có những mâu thuẫn,
tranh chấp phát sinh, nhiều người đã ráo hoảnh,
vội vã sử dụng lối hành xử mất hết tình người.
Những năm gần đây, có sự chuyển hoá của quy
phạm đạo đức vào nội dung pháp luật, vào hoạt
động áp dụng pháp luật và lĩnh vực ý thức pháp
luật. Đồng thời các yêu cầu của pháp luật cũng
được chuyển tải vào các quan niệm, chuẩn mực
đạo đức, ý thức và hành vi đạo đức của con
người. Xã hội ngày càng quan tâm hơn đến vấn
đề đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là những lĩnh
vực như đạo đức tư pháp và đạo đức thầy thuốc
(y đức và pháp đức). Các phạm trù của đạo đức,
như: lẽ sống, hạnh phúc, nghĩa vụ đạo đức,
lương tâm, thiện và ác, trung thành, nhân đạo,
công bằng... có ý nghĩa quan trọng trong hoạt
động xét xử, sự công minh và tình người sẽ
giúp cho thẩm phán hành động đúng.(10)
4. Nâng cao chất lượng đời sống pháp
luật của các cá nhân và toàn xã hội
Nội hàm khái niệm “chất lượng ĐSPL” rất
rộng lớn, hiểu theo nghĩa tích cực và phù hợp
với xu thế nâng cao chất lượng cuộc sống vật
chất và tinh thần của con người trong xã hội
hiện đại. Có rất nhiều công việc phải làm để
xây dựng, nâng cao chất lượng ĐSPL cho cá
nhân và toàn xã hội. Điều này có nghĩa là cần
tăng cường các hành vi hợp pháp, nâng cao chất
lượng, hiệu quả của pháp luật và giảm thiểu các
hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi lãnh
đạm, thiếu hay mất niềm tin vào pháp luật. Xét
một cách toàn diện, cần xây dựng nền văn hoá
pháp luật bao gồm: Tri thức pháp lý, nền pháp
luật tốt, tình cảm, đạo đức, kỹ năng vận dụng,
thực hành pháp luật. Văn hoá pháp luật mới sẽ
là hướng quy tâm của mọi cái lợi, cái tốt, cái
đẹp trên nền tảng cái đúng.(11) Trong nhà nước
pháp quyền, mọi hoạt động của nhà nước, cá
nhân, xã hội phải trong giới hạn của pháp luật
nhưng mà là một nền pháp luật phù hợp với
các nguyên tắc và giá trị của công bằng, nhân
đạo, dân chủ và tất cả vì lợi ích chính đáng của
con người. Nhưng có được những “giới hạn”
cho quyền lực nhà nước, cho hành vi xã hội
của cá nhân, tổ chức trong các quy định của
ngôn ngữ pháp luật đó rồi, mọi việc không thể
tự động hoá diễn ra được mà phải cần đến con
người có phẩm chất đạo đức và trí tuệ, năng
lực để thực thi pháp luật.
Trong lý luận và thực tiễn cần quan tâm
đến các hành vi hợp pháp và những điều kiện,
tiền đề cho việc thực hiện những hành vi hợp
pháp luật và hợp đạo đức. Hiệu quả đấu tranh
phòng và chống các vi phạm pháp luật sẽ được
nâng cao nếu như hai công việc nghiên cứu
hành vi vi phạm pháp luật và hành vi phù hợp
pháp luật được tiến hành song song. Bên cạnh
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cần
nghiên cứu, tìm hiểu trong thực tiễn những
nguyên nhân làm cho pháp luật chưa được thực
thi nghiêm chỉnh. Nếu như chỉ dừng lại ở
nguyên nhân “hạn chế về nhận thức, ý thức
pháp luật của người dân còn yếu kém...” thì quả
là thiếu sót. Phải đi tìm nguyên nhân, lực cản
Nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2005 31
trong việc thực thi pháp luật ngay chính trong
pháp luật và nhà nước, đây cũng là những việc
không thể trì hoãn được nữa. Hành vi pháp luật
là thể hiện sự hài hoà ở những mức độ nhất
định giữa lợi ích xã hội mà pháp luật phản ánh
và lợi ích cá nhân, giữa yêu cầu của nhà nước
với nhu cầu của công dân.
Hành vi, cách ứng xử theo pháp luật của
mỗi cá nhân trong đời sống hàng ngày, trình độ
vận dụng công cụ pháp luật trong thực tiễn của
các chủ thể pháp luật là một kết quả tất yếu của
quá trình hình thành ý thức pháp luật và văn
hoá pháp luật. Lênin cũng đã khẳng định:
“Ngoài đạo luật ra còn có trình độ văn hoá, cái
không lệ thuộc vào bất kỳ một đạo luật nào”.(12)
Bác Hồ đã từng dạy: nhà nước cần giáo dục cho
nhân dân biết sử dụng các quyền tự do dân chủ
của mình, dám nói, dám làm... trong khuôn khổ
pháp luật. Hiện nay trong xã hội ta ý thức pháp
luật chưa trở thành văn hoá của quản lý xã hội
và chưa được thấm sâu trong tinh thần công
dân.(14) Xây dựng tính tích cực pháp lý, thu hút
sự tham gia của các cá nhân vào ĐSPL. Chất
lượng của ĐSPL phụ thuộc vào trình độ kiến
thức pháp luật, phẩm chất đạo đức, năng lực
vận dụng pháp luật của các cá nhân, ở sự phù
hợp giữa tri thức, học vấn pháp luật và văn hoá
pháp luật của các công dân trong nhà nước
pháp quyền. Thông tin pháp luật và phổ biến,
giáo dục pháp luật là cầu nối để đưa pháp luật
vào cuộc sống. Phạm trù ĐSPL cần được quan
tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa từ các phương
diện lý luận - triết học - xã hội học pháp luật
chuyên ngành, vào từng tế bào đặc trưng của
ĐSPL. ĐSPL như một phạm trù pháp lý độc
lập, phổ quát với tất cả những hiện tượng pháp
luật đa dạng, phức tạp. Đây chính là đòi hỏi của
cuộc sống để góp phần lý giải về thực trạng của
các quy định pháp luật, đề xuất hệ thống các
giải pháp, đường lối chiến lược để đưa pháp
luật vào cuộc sống./.
(1).Xem: Đặng Cảnh Khanh, “Các nhân tố phi kinh tế
xã hội học về sự phát triển”, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1999, tr. 23 - 24.
(2).Xem: Huỳnh Khái Vinh, “Những vấn đề văn hoá
Việt Nam đương đại”, Nxb. Khoa học xã hội, 2000,
tr. 420 - 421.
(3).Xem: Phạm Trọng Cường, “Ảnh hưởng của
phong tục, tập quán tới hiệu quả đăng ký khai sinh”,
Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 1/2005, tr. 17 - 19.
(4) . Thông tin khoa học pháp lý, “chuyên đề về các
giải pháp chống hình sự hoá các giao dịch dân sự,
kinh tế”, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ tư
pháp, số 9/2001, tr. 17.
(5) .Xem: Nguyễn Chí Dũng, “Thực thi pháp luật:
nhìn từ góc độ nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 9/2004, tr. 20 - 21.
(6) .Xem: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,
“Doanh nghiệp và việc hoàn thiện môi trường pháp lý
kinh doanh”, Kỷ yếu dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện
pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, Hà Nội 2003.
(7) .Xem: Vũ Anh, “Một số vấn đề pháp luật về thị
trường bất động sản ở Việt Nam”, Tạp chí nhà nước
và pháp luật số 2/2004, tr. 21.
(8) .Xem: Hà Thúc Minh, “Đạo nho và văn hoá
phương Đông”, Nxb. Giáo dục , Hà Nội 2001, tr. 97.
(9) .Xem: Huỳnh Khái Vinh (chủ biên), “Một số vấn
đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001;
Nguyễn Chí Mỳ, Nguyễn Thế Kiệt, “Sự biến
đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội ta hiện nay
và việc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ”,
Tạp chí Cộng sản số 15/8/1998.
(10) .Xem: Phan Hữu Thư, “Văn hoá tư pháp và đạo
đức người thẩm phán”, Tạp chí nhà nước và pháp
luật số 2/1996, tr. 6.
(11), (13).Xem: Trường Lưu, (chủ biên ) sđd, tr. 373, 368.
(12) .Xem: Lênin toàn tập, tập 38, tr. 170 (tiếng Nga).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_song_phap_luat.pdf