Thứ hai, khi tài sản tiêu hao đã được
người hưởng dụng sử dụng thì quan hệ giữa
chủ sở hữu và người hưởng dụng phải xử lý
như thế nào? Đây là một điểm chưa rõ trong
BLDS 2015 khi Điều 265 quy định: “Quyền
hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp sau
đây: Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết;
Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
không còn”. Quyền hưởng dụng chấm dứt
ngay sau khi người hưởng dụng sử dụng tài
sản với lý do tài sản không còn (do đã tiêu
hao) hay chỉ chấm dứt sau khi thời hạn của
quyền hưởng dụng hết? Với quy định trên,
về mặt lý luận, quyền hưởng dụng chấm dứt
khi tài sản tiêu hao được sử dụng và tài sản
phải hoàn trả trên cơ sở Điều 266 BLDS, theo
đó “Tài sản là đối tượng của quyền hưởng
dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi
chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác”. Tuy nhiên, do BLDS chỉ quy định
nghĩa vụ hoàn trả mà không ấn định cụ thể
thời điểm hoàn trả nên phải chăng chúng ta
định hướng việc hoàn trả chỉ phải tiến hành
khi thời hạn quyền hưởng dụng hết cho dù
đã có việc sử dụng tài sản tiêu hao trước thời
điểm hết thời hạn của quyền hưởng dụng
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối tượng của quyền hưởng dụng trong pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Quyền hưởng dụng là một trong ba quyền khác đối với tài sản được
quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Những công trình nghiên
cứu về quyền hưởng dụng cho thấy nhận thức về đối tượng của quyền
hưởng dụng còn chưa thống nhất. Bài viết nghiên cứu về đối tượng
của quyền hưởng dụng ở Việt Nam và cho thấy, đối tượng của quyền
hưởng dụng không chỉ giới hạn ở “vật” và còn có thể là tài sản tiêu hao.
ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Đỗ Văn Đại*
Nguyễn Nhật Thanh**
Abstract:
Usufruct right is one of three other property-related rights in the
Civil Code of 2015. Scientific studies on the usufruct right show
that awareness of subject of the Usufruct Right is not identical. This
article provides the studies on the subject of the Usufruct Right in
Vietnam, showing that the subject of the Usufruct Right concludes
not only "object" but also consumable properties.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: hưởng dụng, quyền, tài sản
tiêu hao.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 31/05/2017
Biên tập: 08/09/2017
Duyệt bài: 15/09/2017
Article Infomation:
Keywords: usufruct, right,
consumable.
Article History:
Received: 31 May 2017
Edited: 08 Sep. 2017
Appproved: 15 Sep. 2017
* PGS,TS. Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
** Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1. Dẫn nhập
Trước đây, Phần thứ hai của Bộ luật
Dân sự năm 2005 (BLDS 2015) có tiêu đề
“Tài sản và quyền sở hữu”. Hiện nay, Phần
thứ hai của BLDS 2015 có tiêu đề là “Quyền
sở hữu và quyền khác đối với tài sản”.
Với tiêu đề mới nêu trên, chúng tôi
hiểu rằng, quyền đối với tài sản bao gồm:
“quyền sở hữu và quyền khác đối với tài
sản”. “Quyền khác đối với tài sản” được
định nghĩa tại khoản 1 Điều 159 BLDS
2015, theo đó, “quyền khác đối với tài sản
là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi
phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể
khác”. Thực tế, khoản 2 Điều 159 BLDS
2015 làm rõ những “quyền khác đối với tài
sản” theo đó “Quyền khác đối với tài sản bao
gồm: a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền hưởng dụng; c) Quyền bề mặt”.
“Quyền đối với bất động sản liền kề” trong
BLDS 2015 không mới vì nội hàm của nó
được kế thừa từ “Quyền sử dụng hạn chế bất
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 23(351) T12/2017
động sản liền kề” trong BLDS năm 2005.
Tuy nhiên, “quyền bề mặt” và “quyền hưởng
dụng” là hai quyền mới được ghi nhận.
Sau khi BLDS 2015 được thông qua,
đã có những công trình và hội thảo liên quan
đến “quyền hưởng dụng” nhưng nội dung
các công trình và hội thảo này cho thấy nhận
thức về đối tượng của quyền hưởng dụng
còn được hiểu chưa thống nhất. Nghiên cứu
cho thấy, đối tượng của quyền hưởng dụng
rất rộng, nó không giới hạn ở “vật” và còn
có thể là tài sản “tiêu hao”.
2. Đối tượng của quyền hưởng dụng
không giới hạn ở “vật”
Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy
định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản”. Tuy nhiên, hiện nay có quan
điểm cho rằng, đối tượng của quyền hưởng
dụng chỉ có thể là “vật”, bởi lẽ, “khi chủ sở
hữu chuyển giao vật cho người khác thông
qua giao dịch hoặc do pháp luật quy định
để người được chuyển giao khai thác, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ vật thì người được chuyển
giao có một số quyền đối với vật” và “quyền
hưởng dụng chỉ có thể được xác lập trên vật
không tiêu hao”1.
Quan điểm trên làm cho người đọc
hiểu rằng chỉ vật (sẽ bàn về loại vật tiêu
hao ở phần sau) mới có thể là đối tượng của
quyền hưởng dụng. Ngoài vật, phải chăng
các tài sản khác như “tiền, giấy tờ có giá
và quyền tài sản” không thể là đối tượng
của quyền hưởng dụng? Nghiên cứu kinh
nghiệm nước ngoài cho thấy, tài sản khác
vật hoàn toàn có thể là đối tượng của quyền
1 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (chủ biên), Bình luận khoa học BLDS 2015, Nxb. Công an nhân dân 2017, tr.420 và 423.
2 F. Terré và Ph. Simler, Droit civil-Les biens, Nxb. Précis-Dalloz 2010, phần số 788.
3 Ph. Malaurie và L. Aynès, Les biens, Nxb. Defrénois 2013, phần số 813 và 814.
4 Xem Đỗ Văn Đại, Quyền hưởng dụng nhìn từ pháp luật về bồi thường thiệt hại, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp tháng
4/2017.
hưởng dụng trong pháp luật nước ngoài
cũng như trong pháp luật Việt Nam. Ví dụ,
BLDS Pháp (được xây dựng từ năm 1804)
ghi nhận quyền hưởng dụng ở Điều 578 và
đề cập tới đối tượng của quyền hưởng dụng
với thuật ngữ “choses” nhưng không có định
nghĩa cho thuật ngữ này.
Khi bàn về đối tượng của quyền hưởng
dụng, các chuyên gia về tài sản của Pháp
khẳng định “quyền hưởng dụng có thể được
xác lập đối với tất cả các loại tài sản, động
sản hay bất động sản. Quyền hưởng dụng
có thể có đối tượng không chỉ là vật hữu
hình mà còn cả quyền vô hình như quyền
đòi nợ, quyền tác giả, sáng chế, sản nghiệp
thương mại...”2. Ở đây, “quyền hưởng dụng
có thể liên quan đến tất cả các loại tài sản.
BLDS đặc biệt quan tâm tới bất động sản”
và “phạm vi của quyền hưởng dụng đã được
mở rộng đến tài sản vô hình như sản nghiệp
thương mại, sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ hay
một khoản tiền...”3.
Trong thực tiễn xét xử, bên cạnh việc
ghi nhận quyền hưởng dụng đối với bất động
sản là nhà đất (một dạng vật)4, Toà án Pháp
còn ghi nhận quyền hưởng dụng đối với đối
tượng khác như quyền đòi nợ, cổ phần, cổ
phiếu (một dạng tài sản ở Việt Nam) hay đối
với một khoản tiền (cũng là một dạng tài sản
ở Việt Nam).
Ở Việt Nam, theo quy định của Điều
257 BLDS 2015, “Quyền hưởng dụng là
quyền của chủ thể được khai thác công dụng
và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu của chủ thể khác trong một
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 23(351) T12/2017
thời hạn nhất định”. Ở điều luật này, chúng
ta thấy đối tượng của quyền hưởng dụng là
“tài sản” chứ không giới hạn ở “vật” nên, ở
góc độ văn bản, không có cơ sở để khẳng
định đối tượng của quyền hưởng dụng “chỉ
là vật” mà cần phải hiểu đối tượng của quyền
hưởng dụng là “tài sản” nói chung nên vật
hay loại tài sản khác hoàn toàn có thể là đối
tượng của quyền hưởng dụng.
Với quy định hiện nay trong BLDS
2015, ngoài vật như nhà hay xe, quyền
hưởng dụng hoàn toàn có thể được xác lập
đối với tài sản khác “vật”. Chẳng hạn, trên
cơ sở Điều 258 BLDS 2015, chủ sử dụng
đất hoàn toàn có thể tạo lập cho người khác
quyền hưởng dụng đối với quyền sử dụng
đất của mình thông qua di chúc5 trong khi
đó quyền sử dụng đất là tài sản trên cơ sở
Điều 105 và 115 BLDS 20156 nhưng không
phải là “vật”.
3. Đối tượng của quyền hưởng dụng bao
gồm cả tài sản “tiêu hao”
Điều 112 BLDS 2015 quy định về
“vật tiêu hao” và “vật không tiêu hao”. Theo
đó, “vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần
sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính
chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban
đầu” và “vật không tiêu hao là vật khi đã qua
sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được
tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng
ban đầu”. Như vậy, tính chất “tiêu hao”
hay “không tiêu hao” chỉ được đề cập đến
đối với “vật”. Tuy nhiên, trong phần sau,
BLDS 2015 còn đề cập tới tính “không tiêu
5 Kinh nghiệm ở nước ngoài cho thấy, việc lập di chúc xác lập quyền hưởng dụng là rất phổ biến. Trước đây, dưới sự ảnh
hưởng của pháp luật Pháp, nhiều người dân ở Việt Nam cũng đã lập di chúc tạo lập quyền hưởng dụng. Hiện nay, với
BLDS 2015, chủ sở hữu hoàn toàn có thể lập di chúc tạo quyền hưởng dụng mà không chuyển quyền sở hữu tài sản.
6 Theo khoản 1 Điều 105 và Điều 115 BLDS 2015, “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” và “Quyền tài
sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và
các quyền tài sản khác”.
7 Bản án số 23/2012/DSPT ngày 10/1/2012 của Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
hao” cho “tài sản” nói chung. Cụ thể, theo
quy định của Điều 495 BLDS 2015, “tất cả
những tài sản không tiêu hao đều có thể là
đối tượng của hợp đồng mượn tài sản”. Như
vậy, tính “không tiêu hao” được đề cập tới
“tài sản” nói chung chứ không chỉ cho “vật”.
Sự không thống nhất này đã dẫn đến những
cách hiểu khác nhau của Tòa án trong thực
tiễn giải quyết các quan hệ dân sự. Ví dụ,
trong một vụ án giải quyết tranh chấp vay
tiền của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh,
Toà sơ thẩm xác định đây là tranh chấp hợp
đồng “mượn tài sản”, tuy nhiên, Toà án phúc
thẩm quyết định: “Xác định quan hệ pháp
luật dân sự tranh chấp giữa hai bên đương
sự là tranh chấp về hợp đồng vay tài sản”
với lập luận: Đối tượng của hợp đồng mượn
tài sản là những vật không tiêu hao; “Bên
mượn” chỉ được “Bên cho mượn” giao tài
sản để sử dụng (giao quyền sử dụng tài sản),
và khi kết thúc hợp đồng, “Bên mượn” phải
trả lại tài sản đó cho “Bên cho mượn”; Đối
tượng của hợp đồng vay tài sản là những vật
tiêu hao, vật cùng loại và “Bên vay” sẽ trở
thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm
nhận được tài sản đó; khi kết thúc hợp đồng,
nếu tài sản vay là tiền thì “Bên vay” sẽ phải
trả lại cho “Bên cho vay” bằng tiền, nếu tài
sản vay là vật thì phải trả lại bằng vật cùng
loại đúng số lượng, chất lượng. Vì những lý
do nêu trên, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ sửa
lại bản án sơ thẩm về việc xác định quan
hệ pháp luật tranh chấp và về việc áp dụng
điều luật cụ thể giải quyết vụ án7. Ở đây,
Toà án coi đối tượng của vay - “tiền” - là
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 23(351) T12/2017
“tiêu hao” và áp dụng theo hướng hợp đồng
cho vay “tiền”, trong khi đó “tiền” không là
“vật”.
Chúng tôi chia sẻ với quyết định
phúc thẩm của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí
Minh coi tính chất tiêu hao hay không tiêu
hao không chỉ giới hạn ở “vật” vì có tài sản
không tiêu hao mà không là vật như trường
hợp của quyền sử dụng đất (là tài sản không
tiêu hao nhưng không là vật). Tương tự, tính
tiêu hao không chỉ dành riêng cho “vật” và
tài sản khác “vật” hoàn toàn cũng có tính
tiêu hao như “tiền” (không là “vật” theo quy
định trên nhưng vẫn là tài sản).
Nghiên cứu pháp luật nước ngoài
cho thấy tài sản tiêu hao hoàn toàn có thể
là đối tượng của quyền hưởng dụng. Ví dụ,
Điều 587 BLDS Pháp quy định: “nếu quyền
hưởng dụng từ tài sản tiêu hao như tiền, ngũ
cốc, rượu, người hưởng dụng có quyền dùng
tài sản đó, nhưng khi quyền hưởng dụng
kết thúc thì phải hoàn trả tài sản bằng hiện
vật theo cùng số lượng và chất lượng hoặc
bằng tiền tương ứng với giá trị vào thời điểm
hoàn trả”. Thực tế, tài sản tiêu hao được sử
dụng nhiều trong hưởng dụng ở Pháp là một
khoản tiền, tức “tài sản tiêu hao tiêu biểu
nhất”8. Trong trường hợp người hưởng dụng
một khoản tiền (tài sản tiêu hao) chết, “chủ
sở hữu là người có quyền đòi hoàn trả đối
với thừa kế. Yêu cầu này chỉ được tiến hành
đối với người hưởng dụng hoặc thừa kế của
họ. Do đó, yêu cầu đối với người ngoài thừa
kế không được chấp nhận”9.
8 Ph. Malaurie và L. Aynès, Les biens, Nxb. Defrénois 2013, phần số 813.
9 CA de Besancon du 3 novembre 2015, Numéro de rôle: 14/00743.
10 Nguyên gốc: “If consumable things are the subject of the usufruct, then the usufructuary becomes the owner of the
things; after the usufruct ends, he must reimburse the grantor the value that the things had at the time of the creation of
usufruct”.
11 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (chủ biên), Tlđd, tr.423.
BLDS Đức cũng theo hướng ghi nhận
quyền hưởng dụng đối với tài sản tiêu hao.
Điều 1067 BLDS Đức quy định: “Sau khi
sử dụng hết, người hưởng dụng phải hoàn
trả cho người cấp khoản giá trị mà mọi thứ
đã có trong thời điểm tạo ra lợi ích” và thậm
chí điều luật này còn quy định rõ “nếu vật
dụng tiêu hao là đối tượng hưởng dụng, thì
người hưởng dụng lại trở thành chủ sở hữu
của vật”10.
Ở Việt Nam, có quan điểm cho rằng
quyền hưởng dụng chỉ áp dụng cho đối tượng
là tài sản không tiêu hao, theo đó: (i) Vật
không tiêu hao là tài sản có thể qua nhiều lần
sử dụng mà không mất đi trạng thái vật chất
ban đầu. Tuy nhiên, nó có thể bị giảm chất
lượng hoặc bị hư hỏng một cách tự nhiên
qua nhiều lần sử dụng theo thời gian, như
nhà cửa, các phương tiện giao thông, các đồ
gia dụng khác; (ii) Vật tiêu hao là tài sản qua
một vài lần sử dụng sẽ làm mất đi trạng thái
vật chất ban đầu, bị hao mòn hoặc thay đổi
chất, như các loại tài sản tồn tại dưới dạng
chất lỏng, tiền, lương thực, thực phẩm...
Sự phân biệt này có ý nghĩa về hệ quả của
việc thoả thuận cấp cho quyền hưởng dụng
và thời hạn hưởng quyền hết. Nếu quyền
hưởng dụng được xác lập trên vật tiêu hao
thì tài sản có được từ quyền hưởng dụng này
người hưởng dụng có thể tiêu dùng, chuyển
quyền sở hữu tài sản đó hoặc dùng tài sản đó
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu
tài sản bị hưởng dụng (đối tượng của quyền
hưởng dụng) là vật tiêu hao thì người hưởng
dụng không thể trả lại vật đó”11.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 23(351) T12/2017
Thực ra, trước khi có BLDS 2015, có
quan điểm khẳng định: “quyền hưởng dụng
được thiết lập trên cả tài sản tiêu hao và tài
sản không tiêu hao”12. Bản thân BLDS 2015
cũng chỉ sử dụng thuật ngữ “tài sản” mà
không có bất kỳ khẳng định nào theo hướng
chỉ vật, tài sản không tiêu hao mới có thể là
đối tượng của quyền hưởng dụng. Điều 266
BLDS 2015 quy định: “Tài sản là đối tượng
của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả
cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng
dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật có quy định khác”. Tuy nhiên, điều
luật này không đòi hỏi phải hoàn trả đúng tài
sản đã giao nhận khi xác lập quyền hưởng
dụng như trường hợp của hợp đồng thuê13,
hợp đồng mượn tài sản14 nên việc hoàn trả
tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
hoàn toàn có thể được tiến hành bằng hiện
vật bằng cách giao tài sản cùng loại tương
đương15 hay được tiến hành bằng cách thanh
toán giá trị của tài sản hưởng dụng.
Tóm lại, có thể nói rằng, theo quy định
của pháp luật dân sự, ở Việt Nam, tài sản
tiêu hao hay tài sản không tiêu hao đều có
12 Ngô Huy Cương, Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong BLDS tương lai của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, tháng 9/2010.
13 Khoản 1 Điều 482 BLDS 2015 quy định: “Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn
tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận
thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên”.
14 Điều 498 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài
sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời
hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
15 Lưu ý là hay có nhầm lẫn giữa tài sản tiêu hao và tài sản cùng loại. Thực tế, hai tài sản này không luôn đồng nhất với
nhau. Ví dụ, một cuốn sách được phát hành nhiều bản là tài sản cùng loại nhưng không là tài sản tiêu hao. Ngược lại,
một chai rượu đặc biệt là tài sản tiêu hao nhưng lại không là tài sản cùng loại (vì nó đặc biệt nên không có chai thứ hai).
16 Ở Pháp, khi một người cản trở người hưởng dụng được sử dụng một khoản tiền là đối tượng của quyền hưởng dụng,
Toà án đã theo hướng người xâm phạm phải để cho người hưởng dụng được nhận khoản tiền này và phải chịu lãi cho
đến khi chuyển tiền cho người hưởng dụng. Chẳng hạn, bà M đã để lại cho chồng mình (ông L) quyền hưởng dụng khi
bà M chết. Sau khi bà M chết, ông L đã chấp nhận hưởng thừa kế nhưng ông G (công chứng viên) đang giữ tiền có từ
việc thừa kế mà không giao cho ông L xuất phát từ người con gái của bà M (cô C). Khi có tranh chấp, Toà án Pháp đã
xét rằng “công chứng viên phụ trách phân chia di sản phải khoản tiền cho ông L” và “ông L có quyền yêu cầu buộc cô
C bồi thường thiệt hại do không hưởng dụng được khoản tiền trên và xuất phát từ việc từ chối của cô này, khoản bồi
thường được Toà án xác định hàng tháng là 227,47 euros cho giai đoạn từ ngày 9/12/2014 cho đến khi tiền được giao
cho ông L hay đưa vào một tổ chức tín dụng” (CA de Paris du 13/01/2016, n° 14/25292).
thể là đối tượng của quyền hưởng dụng.
Lưu ý khi hưởng dụng tài sản tiêu
hao. Những phân tích nêu trên cho thấy
quyền hưởng dụng hoàn toàn có thể được
xác lập ngay cả đối với tài sản tiêu hao và
lúc này người có quyền hưởng dụng được
bảo vệ trên cơ sở quy định “chủ sở hữu
không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm
hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với
tài sản đó” (khoản 2 Điều 166 BLDS 2015)
hay trên cơ sở quy định “chủ thể có quyền
khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
buộc người có hành vi xâm phạm quyền
phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở
trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi
thường thiệt hại” (khoản 2 Điều 164 BLDS
2015)16. Trong trường hợp xác lập quyền
hưởng dụng đối với tài sản tiêu hao, chúng
tôi lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, quyền hưởng dụng không
là quyền sở hữu mà chỉ là “quyền khác đối
với tài sản” nên tài sản vẫn thuộc quyền sở
hữu của người khác người hưởng dụng và
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 23(351) T12/2017
người có quyền hưởng dụng chỉ được trao
một số quyền năng giống như một số quyền
năng của chủ sở hữu. Ở đây, người có quyền
hưởng dụng tiêu huỷ tài sản thông qua sử
dụng do đối tượng của quyền hưởng dụng
là tài sản tiêu hao (vì tính chất tiêu hao, tài
sản sẽ mất đi trong quá trình khai thác công
dụng, lúc này tiêu huỷ và sử dụng tài sản
không tách rời nhau) nên quyền của người
hưởng dụng có phần nào quyền giống chủ
sở hữu17 và đây chỉ là một quyền trong các
quyền của quyền sở hữu được chuyển sang
cho người hưởng dụng (quyền của người
hưởng dụng tài sản tiêu hao đã “tiệm cận”
quyền của chủ sở hữu hơn so với quyền của
người hưởng dụng tài sản không tiêu hao)
còn các quyền khác của quyền sở hữu không
được chuyển cho người hưởng dụng. Cụ thể,
người có quyền hưởng dụng không thể bán
hay chuyển nhượng tài sản là đối tượng của
quyền hưởng dụng cho người khác. Người
hưởng dụng cũng không thể sử dụng tài sản
là đối tượng của quyền hưởng dụng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ18 (tuy nhiên, bản
thân quyền hưởng dụng có thể được sử dụng
để bảo đảm hay không thì chúng ta vẫn chưa
có câu trả lời rõ ràng). Do đó, người hưởng
dụng tài sản tiêu hao chưa được coi là chủ sở
hữu đối với tài sản hưởng dụng mà họ chỉ là
người có “quyền khác đối với tài sản” (nên
nếu tài sản bị rủi ro trước khi được sử dụng
thì chủ sở hữu chịu rủi ro nếu không có quy
định khác19).
17 Điều 158 và 192 BLDS 2015 quy định “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật” và “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ
quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”.
18 Bởi lẽ khoản 1 Điều 295 BLDS quy định: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp
cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”; Điều 309 BLDS quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên
cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ”; khoản 1 Điều 317 BLDS quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài
sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận
thế chấp)”.
19 Theo khoản 1 Điều 162 BLDS 2015, “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Thứ hai, khi tài sản tiêu hao đã được
người hưởng dụng sử dụng thì quan hệ giữa
chủ sở hữu và người hưởng dụng phải xử lý
như thế nào? Đây là một điểm chưa rõ trong
BLDS 2015 khi Điều 265 quy định: “Quyền
hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp sau
đây: Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết;
Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
không còn”. Quyền hưởng dụng chấm dứt
ngay sau khi người hưởng dụng sử dụng tài
sản với lý do tài sản không còn (do đã tiêu
hao) hay chỉ chấm dứt sau khi thời hạn của
quyền hưởng dụng hết? Với quy định trên,
về mặt lý luận, quyền hưởng dụng chấm dứt
khi tài sản tiêu hao được sử dụng và tài sản
phải hoàn trả trên cơ sở Điều 266 BLDS, theo
đó “Tài sản là đối tượng của quyền hưởng
dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi
chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác”. Tuy nhiên, do BLDS chỉ quy định
nghĩa vụ hoàn trả mà không ấn định cụ thể
thời điểm hoàn trả nên phải chăng chúng ta
định hướng việc hoàn trả chỉ phải tiến hành
khi thời hạn quyền hưởng dụng hết cho dù
đã có việc sử dụng tài sản tiêu hao trước thời
điểm hết thời hạn của quyền hưởng dụng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 23(351) T12/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_tuong_cua_quyen_huong_dung_trong_phap_luat_viet_nam.pdf