Đóng góp của các nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2016

Kiến nghị Để duy trì tăng trưởng kinh tế dài hạn cần nâng cao năng suất tổng hợp các yếu tố TFP: - Đầu tư vào giáo dục đào tạo: nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động; Đào tạo chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ năng quản lý. Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng khả năng và năng lực của lực lượng lao động trong việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là yếu tố rất đóng góp rất quan trọng làm tăng TFP. - Xây dựng hệ thống tài chính hiệu quả: Giảm độc quyền và tăng cạnh tranh (giảm chi phí giao dịch), thông tin cân xứng (giám sát hiệu quả), gia tăng ngoại tác tích cực (thay đổi công nghệ), giảm ngoại tác tiêu cực (giảm rủi ro). Tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ hiện đại và tự động hoá. Yếu tố này thể hiện việc đầu tư vốn vào những lĩnh vực có năng suất cao, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế. - Thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên tiến (hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến ). Yếu tố này bao hàm các hoạt động như đổi mới, nghiên cứu phát triển, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lýtác động làm nâng cao năng suất. - Phân bổ đầu tư các nguồn lực phát triển kinh tế giữa các ngành và thành phần kinh tế, các nguồn lực sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các ngành hoặc thành phần kinh tế có năng suất cao hơn, từ đó đóng góp vào việc tăng TFP

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng góp của các nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 18 * 2018 49 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2016 Nguyễn Thành Huân* Trường Đại học Phú Yên Tóm tắt Bài viết phân tích vai trò của vốn, lao động và tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2016 bằng phương pháp tiếp cận năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP). Bằng phương pháp hạch toán, kết quả đã chỉ ra vốn là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. TFP đóng góp lớn thứ hai trong tăng trưởng kinh tế, mặc dù bị sụt giảm do cuộc khủng hoảng năm 2008 và đang có xu hướng đóng góp cao nhất để trở thành nguồn lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo. Lao động cũng là yếu tố đóng một phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhưng có xu hướng giảm dần. Từ khóa: Năng suất tổng hợp các yếu tố, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ công nghệ, các yếu tố nguồn lực. Abstract Contribution of resource factors in Vietnam’s economic growth during the period 1996-2016 The paper analyzes the role of capital, labor and technological advancement in Vietnam's economic growth during the period 1996-2016 based on the Total Factor Productivity approach. By accounting method, the results show that capital is the biggest contributing factor to Vietnam’s economic growth. TFP is second largest contributor to the economic growth, despite its falling during the financial crisis 2008 and tends to be the largest contributor to Vietnam's economic growth in the coming years. Labor also plays a part in Vietnam's economic growth but it tends to decrease gradually. Keywords: Total Factor Productivity, economic growth, technological advancement, resource factors. 1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của các quốc gia và duy trì mức độ tăng trưởng cao nhiệm vụ mà các quốc gia luôn phải thực hiện. Từ sau khi bắt đầu quá trình đổi mới và mở cửa hội nhập, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện và tỷ lệ nghèo được giảm bớt. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, kinh tế Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn thách thức và các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã gây ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ phân tích vai trò các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1996-2016. Từ đó, đề xuất chính sách tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn. 2. Cơ sở lý thuyết * Email: huannguyenth@gmail.com 50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định (thường là 1 năm). Các nhà kinh tế thường sử dụng số liệu về GDP thực để phản ánh thu nhập thực của người dân trong một chuỗi thời gian dài. Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố chính là lao động, vốn, tài nguyên và công nghệ. Lao động là yếu tố chủ động của quá trình phối hợp cả nguồn lực đầu vào là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất.Vốn sản xuất là bộ phân trực tiếp dùng vào sản xuất. Các tài sản quốc gia được mở rộng (nhà máy mới, máy móc mới, cơ sở hạ tầng mới) từ quá trình mở rộng vốn hàng năm thông qua đầu tư. Vì vậy tổng giá trị đầu ra của nền kinh tế đạt được ở quy mô nào tùy thuộc vào quy mô của vốn sản xuất hay nói cách khác là quy mô vốn sản xuất tích lũy của nên kinh tế ảnh hưởng đến quy mô tổng sản lượng quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào không thể thiếu cung cấp nguyên nhiên liệu cho tất cả các ngành. Yếu tố tài nguyên thiên nhiên khi được khai thác sẽ bổ sung vào nguồn vốn tích lũy của nền kinh tế. Đóng góp của công nghệ thể hiện qua việc sử dụng các yếu tố khác để làm tăng năng suất lao động như thay đổi phương pháp sản xuất của nền kinh tế từ thủ công, cơ giới sang tự động hóa làm tăng năng suất lao động. Ngoài ra, công nghệ còn làm cho tài nguyên thiên nhiên được khai thác hiệu quả hơn làm tiết kiệm và đảm bảo khả năng tái tạo của tài nguyên. Mô hình Harrod - Domar xem vốn đầu tư là yếu tố để đảm bảo tăng trưởng. Tuy nhiên, quan điểm này không tính toán đầy đủ các yếu tố như hiệu quả đầu tư là khác nhau với mỗi mức tiết kiệm và đầu tư tùy thuộc vào khả năng quản trị, kỹ năng lao động, công nghệ và các điều kiện khác. Trong bối cảnh mở của hội nhập, mỗi nền kinh tế đều có thể thu nhận các nguồn vốn hỗ trợ và các kỹ năng, công nghệ từ bên ngoài. Mô hình tăng trưởng Solow được phát triển bởi nhà kinh tế học Robert Solow vào năm 1956 và từ đó đến nay nó được xem là mô hình nền tảng trong phân tích tăng trưởng kinh tế. Trước mô hình của Solow, hầu hết các phân tích tăng trưởng kinh tế đều dựa trên mô hình Harrod – Domar. Solow đã mở rộng mô hình Harrod – Domar bằng cách đưa lao động vào như một nhân tố sản xuất và sự gia tăng năng suất lao động thể hiện qua sự tiến bộ công nghệ. Mô hình Solow đề cao vai trò của tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế nhưng đầu tư chỉ làm tăng thu nhập bình quân đầu người trong thời kỳ chuyển tiếp do năng suất cận biên của vốn giảm dần. Tuy nhiên trong dài hạn, yếu tố duy trì tăng trưởng bền vững chính là tiến bộ công nghệ. Theo định nghĩa, TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các đầu vào, bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như quản lý, khoa học công nghệ,... Chẳng hạn, khi hàm sản xuất chỉ có hai yếu tố vốn (K) và lao động (L) theo dạng: Yt = At.f (Kt, Lt) thì At trong mô hình này chính là TFP. Chỉ tiêu TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng trong quá trình sản xuất. Có hai phương pháp để tiếp cận tính toán TFP là phân tích hồi quy kinh tế lượng và phương pháp hạch toán. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp hạch toán kinh tế. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu và phương pháp hạch toán kinh tế Theo cơ sở lý thuyết, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 3 nguồn lực chính là vốn (K), lao động (L) và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). TFP phản ánh sự thay đổi chất lượng lao động, máy móc và kỹ năng quản lý. TFP phụ thuộc vào sự tiến bộ công nghệ và hiệu TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 18 * 2018 51 quả sử dụng vốn và lao động. Mô hình bắt đầu bằng hàm sản xuất Cobb- Douglass như sau: Y = TFP. F(K, L) (1) Tăng trưởng kinh tế được phân theo hai loại: tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng phản ánh tăng thu nhập dựa trên tăng quy mô vốn, lao động và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khai thác được; tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là tăng trưởng dựa trên tác động của TFP. Vì không thể đo lường được đóng góp của TFP nên theo phương pháp hạch toán, tăng trưởng TFP (TFPG) là phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của việc tăng vốn và lao động hay còn gọi là phần dư Solow. Giả thiết hàm Cobb – Douglass là hàm liên tục theo thời gian được biểu diễn như sau: = ( ) = ( ) = ( ) (2) Chia 2 vế phương trình (2) cho Y và biến đổi, ta được: = (3) Rút gọn phương trình (3): G(Y) = TFPG +MPL G(L) +MPK G(K) Trong đó: G(Y): tốc độ tăng của GDP. TFPG: tốc độ tăng trưởng của năng suất các yếu tố tổng hợp. G(L) : tốc độ tăng của lao động. G(Y): tốc độ tăng của vốn. MPL=dY/dL và MPL = dY/dK lần lượt là năng suất biên của lao động và vốn. Mô hình được viết lại như sau: G(Y) = TFPG +αG(L) +(1-α)G(K) (4) Với α =MPL(L/Y) là tỷ lệ đóng góp của lao động trong giá trị sản xuất và 1-α = MPK(K/Y) là tỷ lệ đóng góp của vốn trong giá trị sản xuất hay còn gọi là tỷ phần thu nhập của lao động và vốn (hệ số co giãn của Y theo L và K) Từ phương trình (4) ta tính được tốc động tăng của năng suất các yếu tố tổng hợp: TFPG = G(Y) – {αG(L) +(1-α)G(K)} (5) Để tính toán đóng góp của các nguồn lực vào tốc độ tăng GDP ta có công thức: Điểm phần trăm đóng góp của vốn = (1-α)G(K)/G(Y) Điểm phần trăm đóng góp của lao động = αG(L)/G(Y) Điểm phần trăm đóng góp của TFP = TFPG/G(Y) 3.2. Dữ liệu Dữ liệu trong nghiên cứu này được thu thập từ Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong giai đoạn 1996-2016. - Tổng sản lượng (Y): được đo bằng GDP thực tế của Việt Nam tại mức giá cố định năm 2010 đơn vị tính bằng USD. 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN - Yếu tố vốn (K): K là trữ lượng vốn thực tế của Việt Nam theo mức giá cố định năm 2010 đơn vị tính bằng USD. Vì không có số liệu này nên, nghiên cứu này sử dụng GDP năm 1988 làm K thời kỳ đầu (K0). Từ mức K này, và đầu tư hàng năm It chúng ta có công thức: Kt = (1- δ) Kt-1 +It Đầu tư trong nghiên cứu này được đo bằng Tích lũy tài sản (Gross capital formation) theo số liệu của Ngân hàng thế giới. Trong đó δ = 5% là tỷ lệ khấu hao tài sản. Tỷ lệ khấu hao được lựa chọn dựa trên nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và cộng sự (2010). - Yếu tố lao động (L): Lao động được sử dụng trong nghiên cứu là tổng lực lượng lao động của nền kinh tế. - Tỷ phần thu nhập của vốn trong GDP được tính theo công thức 1-α = MPK(K/Y). Trong điều kiện thị trường cạnh tranh thì sản phẩm cận biên của vốn (MPK) được biểu thị là tỉ suất lợi nhuận của vốn. Trong nghiên cứu này, chỉ tiêu lãi suất cho vay được tính bình quân theo năm đại diện cho tỉ suất lợi nhuận. - Tỷ phần thu nhập của lao động trong GDP được tính bằng 1 trừ đi tỉ phần thu nhập của vốn trong GDP với giả định hiệu suất không đổi theo quy mô. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng tăng trưởng của Việt Nam Từ năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đánh dấu tiến trình hội nhập mở của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hình 1 cho thấy, Giai đoạn 1996-2000 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 6.36%, trong đó cao nhất đạt 9.3%/năm vào năm 1996 sau đó giảm dần và đạt thấp nhất vào năm 1999 với tỉ lệ 4.8%. Nguyên nhân chủ yếu do khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 dẫn đến sụt giảm về đầu tư và thương mại. Từ năm 2000, kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi nhờ chính sách kích cầu kịp thời. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực từ năm 2001 cũng góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Năm 2000, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ mới chỉ là 451 triệu USD, đến năm 2010 đã lên tới gần 17.9 tỷ USD, gấp tới gần 40 lần. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu 14.2 tỷ USD và nhập khẩu hơn 3.7 tỷ USD, xuất siêu tới 10,45 tỷ USD. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng ổn định và tăng dần từ 6.2% năm 2001 lên đến 7.6% vào năm 2005. Sau đó, tốc độ tăng trưởng giảm dần và chạm đáy ở mức 5.4% vào năm 2009. Nguyên nhân của đợt sụt giảm này do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Từ 2010 đến 2016, Kinh tế Việt Nam tuy có phục hồi nhưng không ổn định, từ 6.4% năm 2010 giảm xuống còn 5.3% năm 2012, 5.4% năm 2013 sau đó tăng trở lại. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 18 * 2018 53 Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1996-2016 Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) 4.2. Đóng góp của yếu tố đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Do hạn chế về dữ liệu nên số liệu tổng hợp giai đoạn 1996-2016 được từ các nguồn Ngân hàng thế giới (WB) như: GDP, Lao động, Đầu tư (Tích lũy tài sản) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) như: lãi suất. Và tỷ phần thu nhập của K (1-α) được tính toán theo công thức đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu. Tỷ phần thu nhập của L (α) không được trình bày nhưng được suy ra từ tỷ phần thu nhập của K. Kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Dữ liệu tính toán Năm GDP giá so sánh 2010 (tỷ USD) Lao động (Triệu người) Đầu tư- giá so sánh 2010 (tỷ USD) K giá so sánh 2010 ( tỷ USD) Lãi suất % Tỷ phần thu nhập của K = (dY/Y)/(dK/K) 1988 26.106 26.106 1989 28.029 2.715 27.516 1990 29.458 33.19 2.506 28.646 1991 31.214 34.06 2.745 29.959 1992 33.913 34.91 3.960 32.421 1993 36.651 35.77 5.387 36.186 1994 39.891 36.64 7.568 41.945 1995 43.696 37.52 8.860 48.707 1996 47.778 38.37 10.121 56.393 20.1 0.237 1997 51.672 39.31 11.069 64.642 14.42 0.180 1998 54.651 40.33 12.467 73.878 14.4 0.195 1999 57.260 41.35 12.617 82.801 12.7 0.184 9.30% 8.20% 5.80% 4.80% 6.80% 6.20% 6.30% 6.90% 7.50% 7.60% 7.00% 7.10% 5.70% 5.40% 6.40% 6.20% 5.30% 5.40% 6.00% 6.70% 6.20% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng GDP 54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 2000 61.146 42.31 13.893 92.553 10.55 0.160 2001 64.933 43.41 15.389 103.314 9.42 0.150 2002 69.037 44.38 17.347 115.495 9.06 0.152 2003 73.800 45.29 19.404 129.125 9.48 0.166 2004 79.362 46.21 21.450 144.118 9.72 0.177 2005 85.352 47.17 23.842 160.754 11.03 0.208 2006 91.308 48.03 26.663 179.379 11.18 0.220 2007 97.817 48.95 33.808 204.218 11.18 0.233 2008 103.356 49.93 35.931 229.938 15.78 0.351 2009 108.935 50.87 37.480 255.921 10.07 0.237 2010 115.932 51.94 41.380 284.506 13.14 0.322 2011 123.166 52.96 38.551 308.831 16.95 0.425 2012 129.629 53.98 39.466 332.856 13.47 0.346 2013 136.658 54.96 41.617 357.830 9.63 0.252 2014 144.835 55.9 45.321 385.259 8.16 0.217 2015 154.509 56.49 49.418 415.414 6.96 0.187 2016 164.105 56.89 54.216 448.859 6.96 0.190 Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Theo phương pháp hạch toán đã trình bày ở trên, bảng 2 cho thấy đóng góp của các yếu tố trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2016.Năm 1997-1998, vốn là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, lao động cũng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GDP giai đoạn này và TFP chỉ chiếm một phần nhỏ trong tăng trưởng. Tuy nhiên giai đoạn 2000-2006, TFP là nguồn lực chính cho tăng trưởng, đóng góp của lao động trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần. Giai đoạn 2007-2012, vốn trở thành nguồn lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn này. Và từ 2013 đến 2016, TFP là nguồn lực chính cho tăng trưởng. Nguồn lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam tùy giai đoạn là vốn (đầu tư tăng trưởng theo chiều rộng) hay TFP (đầu tư tăng trưởng theo chiều sâu). Kết quả cho thấy vốn có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong cả giai đoạn 1996-2016 nhưng có xu hướng giảm dần. Giai đoạn 1996-1999 đóng góp 41.9% trong tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, giai đoạn tiếp theo 2000-2005, đóng góp của vốn trong tăng trưởng chỉ chiếm 28.6%. Và tăng mạnh lên 53.6% trong giai đoạn 2006-2012, giai đoạn này Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vì vậy mở ra cơ hội thu hút được các nguồn đầu tư nước ngoài và cả trong nước. Trong giai đoạn 2013-2016, vai trò của vốn giảm dần chỉ còn đóng góp 24.7% vào năm 2016. Yếu tố thứ hai đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam là TFP. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng tuy cao nhưng thiếu ổn định trong giai đoạn 1996-2000, từ đóng góp 41.3% sau đó giảm xuống 15.6% vào năm 1998 và 10% vào năm 1999 sau đó tăng trở lại 43.6% vào năm 2000. Giai đoạn tiếp theo TFP đóng góp vào tăng trưởng trên 34% giai đoạn 2001-2007 và đạt cao nhất 50.7% vào năm 2004. Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nên tăng trưởng TFP và đóng góp của TFP đều mang dấu âm. Từ năm 2009 đến 2016, đóng góp của TFP tăng lên đáng kể từ 23.7% năm 2009 tăng dần lên 66.1% năm 2016. Điều này cho thấy hiệu quả lao động được tăng lên nhờ kỹ năng quản lý, kiến thức, TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 18 * 2018 55 năng suất lao động, tiến bộ công nghệ. Cùng với vốn và TFP, lao động cũng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Giai đoạn 1996-2002, vai trò của lao động ngày càng tăng dần từ 18.6% lên đến cao nhất 43.5% vào năm 1999 và giảm trở lại 30.2% năm 2002. Từ năm 2003 đến năm 2016, đóng góp của lao động trong tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần và luôn ở mức dưới 25%. Bảng 2. Đóng góp của vốn, lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp trong tăng trưởng GDP của Việt Nam Năm Tốc độ tăng GDP Tốc độ tăng của K Tỷ phần thu nhập của K Tỷ phần thu nhập của L Tốc độ tăng của L Tốc độ tăng của TFP Đóng góp của K Đóng góp của L Đóng góp của TFP 1996 0.093 0.158 0.237 0.763 0.023 0.039 0.401 0.186 0.413 1997 0.082 0.146 0.180 0.820 0.024 0.035 0.324 0.246 0.430 1998 0.058 0.143 0.195 0.805 0.026 0.009 0.482 0.361 0.156 1999 0.048 0.121 0.184 0.816 0.025 0.005 0.465 0.435 0.100 2000 0.068 0.118 0.160 0.840 0.023 0.030 0.277 0.287 0.436 2001 0.062 0.116 0.150 0.850 0.026 0.023 0.281 0.355 0.363 2002 0.063 0.118 0.152 0.848 0.022 0.026 0.283 0.302 0.415 2003 0.069 0.118 0.166 0.834 0.02 0.032 0.284 0.247 0.469 2004 0.075 0.116 0.177 0.823 0.02 0.038 0.272 0.221 0.507 2005 0.076 0.115 0.208 0.792 0.021 0.035 0.318 0.219 0.463 2006 0.070 0.116 0.220 0.780 0.018 0.030 0.365 0.205 0.431 2007 0.071 0.138 0.233 0.767 0.019 0.024 0.453 0.206 0.341 2008 0.057 0.126 0.351 0.649 0.02 -0.001 0.781 0.228 -0.009 2009 0.054 0.113 0.237 0.763 0.019 0.013 0.495 0.267 0.237 2010 0.064 0.112 0.322 0.678 0.021 0.014 0.561 0.222 0.217 2011 0.062 0.086 0.425 0.575 0.02 0.015 0.582 0.181 0.236 2012 0.053 0.078 0.346 0.654 0.019 0.013 0.513 0.239 0.248 2013 0.054 0.075 0.252 0.748 0.018 0.022 0.349 0.252 0.399 2014 0.060 0.077 0.217 0.783 0.017 0.030 0.278 0.224 0.498 2015 0.067 0.078 0.187 0.813 0.011 0.044 0.219 0.128 0.653 2016 0.062 0.081 0.190 0.810 0.007 0.041 0.247 0.092 0.661 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Bài viết phân tích đóng góp của của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa vào tỷ phần thu nhập của các yếu tố trong hàm sản xuất Cobb – Douglas dựa trên lý thuyết của mô hình Solow. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2016 tuy nhiên đóng góp của vốn có xu hướng giảm dần. Tiếp đó, 56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN TFP là yếu tố đóng góp lớn thứ hai vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam và có xu hướng tăng dần để trở thành nguồn tăng trưởng lớn nhất. Lao động cũng đóng góp một phần vào tăng trưởng kinh tế nhưng đang có xu hướng giảm dần. 5.2. Kiến nghị Để duy trì tăng trưởng kinh tế dài hạn cần nâng cao năng suất tổng hợp các yếu tố TFP: - Đầu tư vào giáo dục đào tạo: nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động; Đào tạo chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ năng quản lý. Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng khả năng và năng lực của lực lượng lao động trong việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là yếu tố rất đóng góp rất quan trọng làm tăng TFP. - Xây dựng hệ thống tài chính hiệu quả: Giảm độc quyền và tăng cạnh tranh (giảm chi phí giao dịch), thông tin cân xứng (giám sát hiệu quả), gia tăng ngoại tác tích cực (thay đổi công nghệ), giảm ngoại tác tiêu cực (giảm rủi ro). Tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ hiện đại và tự động hoá. Yếu tố này thể hiện việc đầu tư vốn vào những lĩnh vực có năng suất cao, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế. - Thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên tiến (hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến). Yếu tố này bao hàm các hoạt động như đổi mới, nghiên cứu phát triển, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lýtác động làm nâng cao năng suất. - Phân bổ đầu tư các nguồn lực phát triển kinh tế giữa các ngành và thành phần kinh tế, các nguồn lực sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các ngành hoặc thành phần kinh tế có năng suất cao hơn, từ đó đóng góp vào việc tăng TFP TÀI LIỆU THAM KHảO [1] Trần Thọ Đạt,(2010) Giáo Trình Mô hình tăng trưởng kinh tế, Nxb Đại Học Kinh tế quốc dân. [2] Robert M. Solow, (1956),"A contribution to the Theory of economic growth" The Quarterly Journal of Economic, tập 70, số 1, trang 65-94. [3] World Bank,(2018) Cơ sở dữ liệu mở, từ https://data.worldbank.org/ [4] IMF,(2018) Cơ sở dữ liệu, từ 6D7FE04D0930&sId=1390030341854 (Ngày nhận bài: 21/05/2018; ngày phản biện: 30/05/2018; ngày nhận đăng: 07/06/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdong_gop_cua_cac_nguon_luc_trong_tang_truong_kinh_te_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan