Bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận biên ngẫu
nhiên để ước lượng đóng góp của các yếu tố Vốn,
Lao động và TFP vào tăng trưởng đầu ra của 02
ngành: Sản xuất chế biến thực phẩm và Sản xuất đồ
uống. Chúng tôi ước lượng được đóng góp của vốn,
lao động và TFP lần lượt là 2,18%, 0,79% và 1,74%
đối với ngành sản xuất chế biến thực phẩm. Đối với
ngành sản xuất đồ uống các con số này lần lượt là
0,47%, 0,31% và 12,54%. Cấu trúc đóng góp của
ngành sản xuất đồ uống là tín hiệu tích cực với đóng
góp của TFP vượt trội so với vốn và lao động. Hơn
nữa, sự đóng góp với tỷ trọng của vốn lớn hơn của
lao động trong ngành cho thấy các doanh nghiệp của
hai ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất
đồ uống đã dần chuyển sang thâm dụng vốn thay vì
thâm dụng lao động như trước đây. Điều này có thể
giúp các doanh nghiệp duy trì và tăng trưởng đầu ra
khi Việt Nam phải đối mặt với thiếu hụt lao động do
già hóa dân số trong tương lai. Thông qua kết quả
ước lượng, chúng tôi nhận thấy rằng đóng góp của
TFP có sự khác biệt lớn giữa ngành sản xuất đồ
uống và ngành sản xuất chế biến thực phẩm. Trung
bình trong giai đoạn 2011-2017, đóng góp của TFP
ở mức 12,54% đối với ngành sản xuất đồ uống,
trong khi con số này của ngành sản xuất chế biến
thực phẩm là 1,74%. Điều này có thể được giải thích
là do ngành sản xuất đồ uống là ngành sản xuất có
công nghệ cao hơn ngành sản xuất chế biến thực
phẩm (ngành được xếp vào nhóm ngành thâm dụng
lao động).
Như vậy, trong thời gian tới một trong những
thách thức lớn của doanh nghiệp ngành sản xuất chế
biến thực phẩm là vấn đề thiếu hụt cung lao động do
quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành thâm
dụng vốn. Do vậy các doanh nghiệp ngành sản xuất
chế biến thực phẩm phải gia tăng khả năng hấp thu
vốn thay vì tiếp tục duy trì thâm dụng lao động như
hiện nay.
Về việc phân rã các yếu tố đóng góp vào TFP,
chúng tôi nhận thấy đóng góp của tiến bộ kỹ thuật
chiếm ưu thế và có khoảng cách lớn ở cả hai ngành
và đóng góp của thay đổi hiệu quả kỹ thuật biến
động giữa các ngành. Trong khi đó, thay đổi hiệu
quả do phân bổ và thay đổi hiệu quả do quy mô ở
mức thấp hoặc âm đối với cả hai ngành nghiên cứu.
Do vậy, có thể nhận định là đóng góp của TFP vào
tăng trưởng đầu ra chủ yếu là do tiến bộ công nghệ
và thay đổi hiệu quả kỹ thuật quyết định.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng đầu ra và phân rã đóng góp của TFP ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sè 141/2020 thương mại
khoa học
1
2
11
20
30
39
49
55
63
MỤC LỤC
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
1. Cao Hoàng Long và Hoàng Yến - Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng đầu ra và phân rã
đóng góp của TFP ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống Việt Nam. Mã số:
141. mEco.11
Contribution of factors to output growth and Contribution of TFP in Food Processing and
Beverage industry of Vietnam
2. Phan Trần Trung Dũng - Các nhân tố tác động tới ý định đầu tư chứng khoán phái sinh của nhà
đầu tư cá nhân: trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam. Mã số: 141.1TrEM.11
Factors Affecting Derivatives Investment Intention of Individual Investor: A Case Study in
Vietnam
QUẢN TRỊ KINH DOANH
3. Nguyễn Thị Thanh Phương - Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ERP và sự tác động
tới kế toán quản trị trong doanh nghiệp: khảo sát trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mã số: 141.2BAcc.21
Research Factors Affecting ERP Application and the Impact on Corporate Accounting
Management: a Survey in Hanoi City
4. Phạm Văn Tuấn - Tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng
trên nền tảng thương mại trực tuyến tại thị trường Việt Nam. Mã số: 141.2BMkt.21
Impacts of Electronic Worth of Mouth on the Purchasing Intention of Consumer on E-
Commerce Platforms in Vietnam
5. Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Hoàng - Nghiên cứu hành vi khách du lịch tại các khách sạn 4 sao trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh: phân tích dữ liệu từ trang Booking.com. Mã số: 141.2BMkt.21
A Study on Tourist Behaviour at 4-Star Hotels in Quảng Ninh Province: Data Analysis from
Booking.com
6. Trần Mai Đông và Trần Huỳnh Ngân - Một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân
viên y tế: tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Mã số: 141.2HRMg.21
Some Suggestions to Improve Job Satisfaction Among Medical Staffs: A Case Study of Dong
Nai General Hospital
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
7. Trần Thị Hồng Liên - Công viên khoa học như là trung tâm của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo: góc nhìn hệ thống và những hàm ý cho Thành phố Hồ Chí Minh. Mã số: 141.3OMIs.31
Science Park as the Central Part of a Start-up Ecosystem: A System Thinking Perspective and
Implications for Ho Chi Minh City
8. Trần Văn Trang - Ảnh hưởng của các yếu tố hỗ trợ và trở ngại cá nhân tới ý định hành vi khởi sự
kinh doanh: nhận thức của nữ sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội. Mã số: 141.3OMIs.31
Impacts of Support Factor and Personal Prevetion to Business of Fermale Students in Some
Hanoi-based Universities
ISSN 1859-3666
1
1. Giới thiệu
Tiếp theo những phát triển gần đây trong việc đo
lường tăng trưởng năng suất, hàm sản xuất biên
ngẫu nhiên được áp dụng để ước lượng tăng trưởng
năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và phân rã tăng
trưởng TFP của ngành sản xuất chế biến thực phẩm
và sản xuất đồ uống của Việt Nam thành tiến bộ
công nghệ, thay đổi hiệu quả kỹ thuật, thay đổi hiệu
quả phân bổ và thay đổi hiệu quả quy mô. Theo
phương pháp tiếp cận số dư của Solow, tiến bộ kỹ
thuật thường được coi là nguồn tăng trưởng TFP duy
nhất. Những phát triển gần đây thừa nhận rằng cùng
với tiến bộ kỹ thuật, những thay đổi về hiệu quả kỹ
thuật, khoảng cách giữa đường biên công nghệ và
sản lượng thực tế của doanh nghiệp cũng có thể
đóng góp vào tăng trưởng năng suất. Các mô hình
biên ngẫu nhiên giả định rằng các doanh nghiệp
không sử dụng đầy đủ công nghệ hiện có do các yếu
tố tổ chức và các yếu tố khác dẫn đến phi hiệu quả
kỹ thuật là điều không thể tránh khỏi trong quá trình
sản xuất. Trong trường hợp này, tăng trưởng TFP có
thể phát sinh từ những cải tiến về hiệu quả kỹ thuật
(TE), mà không có tiến bộ kỹ thuật (TP).
Từ góc độ chính sách, các nhà nghiên cứu thừa
nhận rằng việc phân tách TFP thành thay đổi hiệu
quả và thay đổi kỹ thuật cung cấp thông tin hữu ích
trong phân tích năng suất. Các nhà hoạch định chính
sách có thể đề xuất các chính sách hiệu quả hơn
trong việc cải thiện năng suất của các doanh nghiệp
nếu họ hiểu các nguồn gốc những thay đổi trong
tăng trưởng năng suất. Ví dụ, nếu tăng trưởng năng
suất thấp dẫn đến tiến bộ công nghệ tăng trưởng
chậm, thì nên đưa ra chính sách thúc đẩy đổi mới
công nghệ để nâng cao đường biên sản xuất. Nếu tỷ
lệ tiến bộ công nghệ cao cùng với việc hiệu quả kỹ
thuật (TE) suy giảm, dẫn đến tăng trưởng năng suất
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÂN TỐ
VÀO TĂNG TRƯỞNG ĐẦU RA VÀ PHÂN RÃ ĐÓNG GÓP
CỦA TFP NGÀNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
VÀ NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG VIỆT NAM
Cao Hoàng Long
Viện Năng suất Việt Nam
Email: caohoanglong@gmail.com
Hoàng Yến
Đại học Kinh tế Quốc dân
Email hoangy@gmail.com
Ngày nhận: 17/02/2020 Ngày nhận lại: 31/03/2020 Ngày duyệt đăng: 14/04/2020
B
ài viết này áp dụng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp
(TFP) và ước lượng đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng đầu ra của ngành sản xuất
chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống Việt Nam giai đoạn 2011-2017, sau đó phân rã đóng góp
của TFP vào tăng trưởng đầu ra thành tiến bộ kỹ thuật, thay đổi hiệu quả kỹ thuật, thay đổi hiệu quả do
quy mô và thay đổi hiệu quả do phân bổ. Kết quả ước lượng dựa trên dữ liệu cấp doanh nghiệp từ 2011-
2017 cho thấy đóng góp của TFP và Vốn đến tăng trưởng đầu ra là tích cực (1,74% và 12,54%). Chúng tôi
nhận thấy rằng đóng góp của TFP đến tăng trưởng đầu ra chủ yếu do tiến bộ kỹ thuật, đóng góp của thay
đổi hiệu quả kỹ thuật âm và thay đổi hiệu quả do quy mô và do phân bổ có tác động không đáng kể. Bài
viết cũng cho thấy đóng góp của thay đổi hiệu quả do phân bổ lao động là tiêu cực đối với cả hai ngành
nghiên cứu và đóng góp của thay đổi hiệu quả do phân bổ vốn là dương đối với ngành sản xuất chế biến
thực phẩm và âm đối với ngành sản xuất đồ uống.
Từ khóa: Năng suất lao động, TFP, chế biến thực phẩm, ngành sản xuất đồ uống
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
khoa hoïc
thöông maïi2 Sè 141/2020
?
2
chậm, thì có thể đưa ra những chính sách nhằm nâng
cao hiệu quả áp dụng công nghệ, bao gồm cả việc
cải tiến quá trình học hỏi và thực hành quản lý của
doanh nghiệp.
Nishimizu và Page (1982) lần đầu tiên đề xuất
phân tách TFP thành thay đổi hiệu quả và thay đổi
kỹ thuật, các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương
pháp này với các bộ dữ liệu khác nhau để khảo sát
tăng trưởng năng suất. Bauer (1990) đã ước tính một
đường biên chi phí dạng translog sử dụng dữ liệu về
ngành hàng không của Hoa Kỳ để phân tách sự tăng
trưởng TFP thành hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật và các
thành phần quy mô. Fecher và Perelman (1992) đã
áp dụng phương pháp này đối với các ngành sản
xuất của các nước OECD. Gần đây, Granderson
(1997) đã phân tích các công ty được quy định tại
Hoa Kỳ; Kalirajan, Obwona và Zhao (1996) đã phân
tích dữ liệu nông nghiệp cấp tỉnh của Trung Quốc;
và Bayarsaihan, Battese và Coelli (1997) đã nghiên
cứu các trang trại ngũ cốc của Mông Cổ.
Ở Việt Nam, GS.TS Nguyễn Khắc Minh và
PGS.TS Giang Thanh Long (2010) đã áp dụng
phương pháp biên ngẫu nhiên để phân rã tăng
trưởng TFP của các ngành sản xuất của Việt Nam
giai đoạn 2001-2007. Các tác giả cho rằng cả tiến bộ
công nghệ và hiệu quả kỹ thuật đều có đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế, trong đó tiến bộ công nghệ đóng
vai trò then chốt. Nguyễn Thị Lê Hoa (2017) sử
dụng cách tiếp cận hàm sản xuất đường biên ngẫu
nhiên với số liệu mảng cấp doanh nghiệp để ước
lượng đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng
trưởng TFP của 82 ngành sản xuất cấp 2 của Việt
Nam, Tác giả cho rằng tiến bộ công nghệ đóng góp
tới 50,7% trong thay đổi TFP...
Ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản
xuất đồ uống là hai ngành kinh tế quan trọng và còn
nhiều tiềm năng phát triển mạnh của Việt Nam. Đây
là ngành có giá trị sản xuất và tổng doanh thu lớn
thứ hai (sau ngành bán lẻ). Mặc dù vậy, ngành này
được cho là vẫn còn nhiều điểm yếu làm hạn chế
năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững như quy
mô nhỏ hẹp, nguồn vốn hạn chế, trình độ quản lý
chưa cao, hệ thống cung cấp nguyên liệu trong nước
thô sơ,... Đó là lý do nghiên cứu này tập trung phân
tích tăng trưởng đầu ra và năng suất của hai ngành
này. Cụ thể, chúng tôi thực hiện phân tích năng suất
lao động, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và ước
lượng đóng góp của TFP và các nhân tố vào tăng
trưởng đầu ra của ngành sản xuất chế biến thực
phẩm và ngành sản xuất đồ uống đối với giai đoạn
từ năm 2010-2017, sau đó chúng tôi tiếp tục phân rã
đóng góp TFP vào tăng trưởng đầu ra thành thay đổi
hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ; hiệu quả quy
mô và hiệu quả phân bổ theo Kumbhakar (2000).
Ngoài ra chúng tôi tiếp tục phân tách thay đổi hiệu
quả phân bổ thành thay đổi hiệu quả do phân bổ vốn
và thay đổi hiệu quả do phân bổ lao động, điều mà
ít nghiên cứu trước đây thực hiện. Bài viết này được
tổ chức như sau: Mục II trình bày cơ sở lý thuyết
ước lượng TFP và các yếu tố đóng góp vào tăng
trưởng đầu ra và phân rã đóng góp của TFP và trình
bày dạng hàm của mô hình ước lượng. Mục III mô
tả số liệu sử dụng và kết quả ước lượng. Cuối cùng
mục IV là kết luận.
2. Cơ sở lý thuyết
Hiện nay trên thế giới phương pháp tiếp cận
phân tích hiệu quả biên trong việc đánh giá hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp được sử dụng khá rộng
rãi. Phương pháp này tính toán chỉ số hiệu quả
tương đối dựa trên việc so sánh với một doanh
nghiệp hoạt động tốt nhất trên đường biên hiệu quả.
Công cụ này cho phép tính được chỉ số hiệu quả
chung của từng doanh nghiệp dựa trên hoạt động
của chúng và cho phép xếp hạng hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp. Hơn nữa, cách tiếp cận này
còn cho phép các nhà quản lý xác định được việc sử
dụng các nguồn lực thực tế nhằm đánh giá hoạt động
của hệ thống doanh nghiệp đồng thời cho phép các
nhà quản lý đưa ra các quyết định nhằm mở rộng
quy mô, khả năng huy động các nguồn lực, qua đó
cải thiện được hiệu quả sử dụng nguồn lực của các
doanh nghiệp (Samisoni 2010).
Phương pháp phân tích hiệu quả biên có thể
được chia làm hai nhóm đó là cách tiếp cận tham số
và cách tiếp cận phi tham số. Cách tiếp cận phi tham
số (VD: Malmquist DEA) không đòi hỏi phải chỉ ra
các dạng hàm cụ thể hay thông tin về giá trị đầu vào
và đầu ra. Phương pháp này xây dựng đường biên
sản xuất dựa trên những kết hợp hiệu quả nhất, do
vậy nó rất nhạy với các quan sát trội. Ngoài ra,
phương pháp này cũng không tính đến ảnh hưởng
của nhiễu thống kê.
Cách tiếp cận tham số đòi hỏi phải chỉ định một
dạng hàm cụ thể đối với đường biên hiệu quả, và có
chỉ định của phân phối phi hiệu quả hoặc sai số ngẫu
nhiên. Tuy nhiên nếu việc chỉ định dạng hàm sai thì
kết quả tính toán sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến các
chỉ số hiệu quả. Farrell (1957) đã đưa ra một độ đo
hiệu quả kỹ thuật để phản ánh khả năng của một
doanh nghiệp đạt được đầu ra cực đại từ một tập hợp
đầu vào đã cho. Vì thực tế không biết được hàm sản
xuất, do vậy Farrell (1957) gợi ý ước lượng hàm này
từ số liệu mẫu sử dụng hoặc bằng công nghệ tuyến
tính từng khúc phi tham số hoặc tiếp cận theo một
3
?
Sè 141/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
?hàm số. Charnes và cộng sự (1978) đã tiếp cận theo
gợi ý thứ nhất của Farrell (1957) và phát triển thành
mô hình DEA. Dựa trên gợi thứ 2 của Farrell (1957)
thì Aigner và Chu (1968) đã tiếp cận phương pháp
tham số bằng việc ước lượng một hàm sản xuất
đường biên tham số dạng Cobb - Douglas sử dụng
số liệu trên một mẫu N đơn vị ra quyết định (hay
doanh nghiệp). Trong mô hình này Aigner và Chu
(1968) gán cho sai số ngẫu nhiên dấu âm, có nghĩa
là sản lượng thực tế không thể vượt lên trên đường
biên sản xuất ước lượng. Nguyên nhân điểm sản
xuất thực tế luôn nằm dưới đường biên là do những
cú sốc ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất1. Phương
pháp này sau đó được nhiều tác giả phát triển. Có
thể kể đến Aigner, Lovell và Schmidt (1977),
Battese và Coelli (1992)... Sau đó, Battese và Coelli
(1995) đã xây dựng một mô hình về phi hiệu quả kỹ
thuật có thể ước lượng song song với hàm sản xuất
biên ngẫu nhiên. Mô hình này được sử dụng rộng rãi
bởi các nhà nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên phương
pháp này cũng có những điểm hạn chế nhất định như
phải chỉ rõ phân phối của phần phi hiệu quả kỹ thuật
và kết quả của phương pháp này cũng rất nhạy cảm
với việc lựa chọn dạng hàm.
2.1. Ước lượng đóng góp của các nhân tố vào
tăng trưởng sản lượng
Như đã đề cập ở trên, Chúng tôi sẽ phân tích
năng suất ở khu vực doanh nghiệp của ngành sản
xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống
của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 và đánh giá đóng
góp của các nhân tố vào tăng trưởng đầu ra cũng
như các yếu tố tác động đến năng suất nhân tố tổng
hợp (TFP). Năng suất nhân tố tổng hợp được ước
lượng như sau:
Trong đó:
TFPit là tăng trưởng TEP của ngành i theo thời gian
Yit là Tăng trưởng giá trị đầu ra của ngành i theo
thời gian
Xit là phần đóng góp của vốn và lao động vào
tăng trưởng giá trị đầu ra của ngành i theo thời gian
, là tỷ trọng của phần đóng góp
vốn và lao động của ngành i
trong tổng 2 ngành
Như vậy, tăng trưởng của đầu ra là:
Chúng tôi thực hiện phân tích các yếu tố đóng
góp vào tăng trưởng đầu ra theo (2) ở hai ngành sản
xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống.
Phân tích này sẽ cho chúng ta biết đóng góp tuyệt
đối cũng như tương đối của TFP vào tăng trưởng
đầu ra của từng ngành. Đây là một yếu tố quan trọng
đánh giá hiệu quả cũng như tiềm năng của nền kinh
tế trong việc tăng năng suất lao động của ngành sản
xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống
trong tương lai.
2.2. Ước lượng các yếu tố đóng góp vào TFP
Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên của một
ngành/nhóm ngành có dạng như sau:
Với:
i biểu thị doanh nghiệp trong ngành/nhóm
ngành,
t là biến thời gian,
Y - đầu ra,
X - đầu vào vốn và lao động,
ε - nhiễu ~ iid N (0,1),
f(.) - biên sản xuất,
e-u đo lường hiệu quả kỹ thuật (TE), u ≥ 0, phân
bố chuẩn (chặn), TE có giá trị trong khoảng (0.1).
Lấy log của (1) và vi phân:
Với:
j = 1, 2 - đầu vào vốn và lao động
- độ co dãn của đầu ra với đầu
vào j;
- tiến bộ công nghệ
- thay đổi hiệu quả kỹ thuật
Vì: (5)
TFP được xác định là:
(6)
Với
, witj là giá của nhân tố j ở ngành
i tại thời điểm t. sitj - tỷ trọng của
nhân tố j trong tổng chi phí2.
Từ (5) và (6) ta có:
Sè 141/20204
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
1. Hồ Đình Bảo, Phân tích hiệu quả kỹ thuật và Năng suất nhân tố tổng hợp - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2016
2. Tổng chi phí của vốn và lao động là tổng chi cho lao động và khấu hao.
(1)
(2)
(3)
(4)
.
.
(7)
Với: RTSit=∑j=1 αitj thể hiện hiệu quả kinh tế
theo quy mô ở ngành i, vì thế ρitj= αitj /RTSit là tỷ
trọng của nhân tố j hay độ co dãn của đầu ra với
nhân tố j trong trường hợp hiệu quả kinh tế không
đổi theo quy mô (constant return to scale, CRS).
Với giả thiết CRS, cấu phần thứ ba của phương
trình (7) biểu thị mức độ tăng trưởng của năng suất
do thay đổi quy mô của doanh nghiệp i, hay hiệu quả
do thay đổi quy mô (SEC)
Vì thế, từ phương trình (7), tăng trưởng TFP có
thể phân rã thành 4 cấu phần:
2.3. Chỉ định dạng hàm
Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dưới dạng
translog có thể biểu thị như sau:
Với giả thiết:
Tiến bộ công nghệ (TC) và thay đổi hiệu quả kỹ
thuật (TEC) có thể tính được như sau:
Thay đổi hiệu quả do quy mô và thay đổi hiệu
phản phân bổ có thể tính được như sau:
Với:
(i) Độ co dãn của đầu ra với vốn và lao động
có thể tính như sau:
αitK = βK + βKKlnKit + βKLlnLit + βtKt
(ii) Tính kinh tế do quy mô của ngành i, tại thời
điểm t: RTSit = αitK + αitL
(iii) Tỉ lệ vốn và lao động: ρitK = αitK/RTSit,
ρitL = αitL/RTSit
3. Mô tả số liệu và kết quả ước lượng:
3.1. Mô tả số liệu
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu cấp doanh
nghiệp của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và
sản xuất đồ uống trong giai đoạn từ 2010 đến 2017
từ điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục
thống kê để ước lượng tăng trưởng TFP, đóng góp
của TFP và các nhân tố khác vào tăng trưởng đầu ra
của từng ngành, sau đó chúng tôi tiếp tục phân rã
đóng góp của TFP thành thay đổi hiệu quả kỹ thuật,
tiến bộ công nghệ, thay đổi hiệu quả do quy mô và
thay đổi hiệu quả do phân bổ.
Nghiên cứu sử dụng mô hình
có nhiều đầu vào và nhiều đầu
ra. Đầu ra của các doanh
nghiệp được đo lường bằng tổng giá trị gia tăng
(VA). Đầu vào bao gồm Lao động và Vốn. Lao động
được đo bằng số lượng lao động trung bình của
doanh nghiệp trong năm (đầu năm+cuối năm/2).
Đầu vào Vốn (K) được đo bằng giá trị ròng của tài
sản cố định và được tính trên cơ sở lấy giá trị mua
trừ đi khấu hao. Các bảng dưới đây thống kê số
lượng một số đầu vào và đầu ra cơ bản của doanh
nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành
sản xuất đồ uống để phục vụ cho phân tích.
3.2. Kết quả ước lượng:
3.2.1. Năng suất lao động:
Ngành Sản xuất chế biến thực phẩm
Số liệu bảng 5 cho thấy Tốc độ tăng năng suất
của ngành sản xuất chế biến thực phẩm giai đoạn
2011-2017 thấp hơn tốc độ trung bình của nhóm
ngành chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, tốc độ tăng của
5
?
Sè 141/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
2
2 220 0.5 0.5 0.5
±
it t tt K it L it KK it LL it
KL it it tK it tL it it it
lnY t t lnK lnL lnK lnL
lnK lnL tlnK tlnL u e
E E E E E E E
E E E
2 2 ~ , , ~ 0,( ) ( ) (, ), 0tit i u it it itu u e N N cov u
K
HP V H V H
it t tt tK it tL itTC t lnK lnLE E E E
t
it i itTEC u e u
KK K
Bảng 1: Số lao động trung bình/doanh nghiệp
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê
Bảng 2: Số Vốn trung bình/doanh nghiệp
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê
Ngành 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sҧn xuҩt chӃ biӃn thӵc phҭm 92 89 88 82 79 75 70
Sҧn xuҩWÿӗ uӕng 24 22 23 23 22 22 21
Ngành 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sҧn xuҩt chӃ biӃn thӵc phҭm 12293 13652.4 14885 15157 16141.7 149443.7 15991/1
Sҧn xuҩWÿӗ uӕng 15082.1 13910.2 14186.5 13398.1 14833.1 15325.4 12414.7
?ngành xấp xỉ so với nhóm ngành chế biến, chế tạo
công nghệ thấp như dệt, may, da giày... Điều này
cho thấy, ngành chế biến, chế tạo công nghệ thấp nói
chung và công nghiệp thực phẩm nói riêng là ngành
thâm dụng lao động nên không có nhiều lựa chọn
thay đổi năng suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tốc độ
tăng không đều của năng suất lao động qua thời
gian, với giai đoạn 2011-2013 năng suất lao động
hầu như không thay đổi và tốc độ tăng nhanh sau
năm 2013 cho thấy điều kiện thị trường đóng vai trò
quan trọng trong việc quyết định tăng trưởng năng
suất lao động của doanh nghiệp.
Sè 141/20206
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 3: Giá trị gia tăng trung bình/doanh nghiệp
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê
Ngành 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sҧn xuҩt chӃ biӃn thӵc phҭm 14443.1 13767.7 13950.5 14555.5 14620.4 16372.5 13841.9
Sҧn xuҩWÿӗ uӕng 12677.8 16071.8 17353.5 18568.2 22015.6 25652.2 23728
Bảng 4: Số doanh nghiệp theo loại hình
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê
Ngành 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sҧn xuҩt chӃ biӃn thӵc phҭm
1KjQ˱ͣc 74 65 64 66 58 44 36
7˱QKkQ 5154 5313 5301 5915 6359 6863 7255
FDI 360 352 365 381 385 417 445
Sҧn xuҩWÿӗ uӕng
1KjQ˱ͣc 28 31 30 30 31 28 20
7˱QKkQ 1925 1967 1954 2050 2151 2254 2300
FDI 43 38 40 43 50 50 51
Bảng 5: Năng suất lao động một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo
ĐV tính: triệu đồng/năm, giá so sánh năm 2010
Nguồn: Tính toán của tác giả với số liệu từ điều tra doanh nghiệp 2011-2017 của GSO
Ngành 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
S̫n xṷt ch͇ bi͇n thc pẖm 157.5 155.7 159.4 178.8 191.5 220.8 203.5
S̫n xṷWÿ͛ u͙ng 520.3 735.5 754.4 837.3 1046.3 1220 1151.4
DӋt 105.7 120 127 129.2 151.8 174.2 190.4
May 53.8 51.1 54.5 55.7 60.7 62.8 71.2
Giҫy Da 46.3 52.8 53.4 57.6 59.8 68.7 72
Sҧn xuҩt hóa chҩt và sҧn phҭm hóa chҩt 276.9 357.9 351.2 339 375.7 406 403.6
Sҧn xuҩt sҧn phҭm tӯ cao su và plastic 110 144.1 136.5 149.9 181.3 189.7 191.5
Sҧn xuҩt kim loҥi 266.2 268.6 309.8 392.6 374.1 587.5 543.9
Sҧn xuҩt sҧn phҭm tӯ kim loҥL ÿ~F Vҹn
(trӯ máy móc, thiӃt bӏ) 116.7 133.7 141.1 184.6 178 202.9 205.4
Sҧn xuҩt sҧn phҭPÿLӋn tӱ, máy vi tính và
sҧn phҭm quang hӑc 190 212.8 331.5 288.2 336.6 379.9 434.1
Sҧn xuҩt và phân phӕLÿLӋQNKtÿӕWQѭӟc
QyQJKѫLQѭӟFYjÿLӅu 413 696 736.5 581.9 593.5 945.9 1048.1
ViӉn thông 1128.5 565.6 547.2 568 365.4 1882.1 1668.6
Lұp trình máy vi tính, dӏch vө WѭYҩn và
các hoҥWÿӝng khác liên quan 314.1 256.1 228.3 227.1 243.4 235.2 257.3
Ngành sản xuất đồ uống
Năng suất lao động của ngành đồ uống cao hơn
rất nhiều so với mức trung bình của các doanh
nghiệp nói chung và khu vưc chế biến, chế tạo nói
riêng. Mức năng suất của ngành này năm 2011 gấp
4,16 lần trung bình ngành chế biến, chế tạo và
khoảng cách này tăng lên 5,76 lần vào năm 2017.
Kết quả này cho thấy đây là ngành tiềm năng cả về
tăng năng suất trung bình cũng như tăng trưởng
năng suất theo thời gian.
3.2.2. Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng
đầu ra
Ngành Sản xuất chế biến thực phẩm
Về đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng đầu ra,
bảng 6 cho thấy đối với toàn giai đoạn 2011-2017
đóng góp của tăng trưởng vốn chiếm phần lớn đối
với tăng trưởng đầu ra của ngành sản xuất chế biến
thực phẩm (46%), mức đóng góp này là khá cao so
với các nhóm ngành chế biến, chế tạo khác, trong
khi đó tăng trưởng của lao động chỉ chiếm tỷ trọng
khiêm tốn (16,7%) và đóng góp của TFP tương tự
như các ngành chế biến, chế tạo công nghệ thấp
khác (gần 37%). Điều này hàm ý rằng ngành sản
xuất chế biến thực phẩm đã chuyển sang thâm dụng
vốn thay vì thâm dụng lao động. Hay nói cách khác,
ngành này có khả năng tiếp tục đầu tư vốn trong
tương lai để thay thế lao động.
Ở giai đoạn, 2011-2014, đóng góp của vốn đặc
biệt cao (57,2%), trong khi đóng góp của TFP là
34% và đóng góp của lao động chỉ ở mức 8,7%. Ở
giai đoạn 2015-2017, đóng góp của vốn vào tăng
trưởng đầu ra giảm xuống còn 36,1% trong khi đóng
góp của lao động tăng lên 24,3% và đóng góp của
TFP tăng đến 39,4% (chiếm tỷ phần cao nhất trong
3 yếu tố là vốn, lao động và TFP). Như vậy có thể
thấy tăng trưởng đầu ra của ngành sản xuất chế biến
thực phẩm có xu hướng dần chuyển sang dựa vào
TFP thay vì dựa vào vốn và lao động.
Ngành sản xuất đồ uống
Kết quả ước lượng (bảng 2) cho thấy con số khá
thú vị và khác hẳn so với ngành sản xuất chế biến
thực phẩm. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng đầu
ra của cả giai đoạn ở mức 94,1% trong khi đóng góp
của vốn và lao động lần lượt là 3,5% và 2,3%. Đặc
biệt trong giai đoạn 2011-2014, cả tăng trưởng vốn
và lao động đều âm (-6% và -2,4%) và tăng trưởng
đầu ra trung bình 14.78% một năm của ngành sản
xuất đồ uống trong giai đoạn này đều do đóng góp
của TFP (8,5%). Đây là kết quả khác biệt hoàn toàn
với các ngành chế biến chế tạo khác.
Giai đoạn 2015-2017 đóng góp của vốn và lao
động đã tăng tương ứng là 15,4% và 8,2% trong khi
đóng góp của TFP ở mức rất cao (76,3%) so với
đóng góp của vốn và lao động.
3.2.3. Phân rã đóng góp của TFP vào tăng
trưởng đầu ra
Ngành Sản xuất chế biến thực phẩm
Về đóng góp của các nhân tố vào TFP (xem bảng
7), tuy tiến bộ công nghệ của ngành ở mức tương
đối cao (7,35) nhưng do thay đổi âm của hiệu quả kỹ
thuật (-8,15), nên mặc dù đóng góp của thay đổi
hiệu quả quy mô và hiệu quả phân bổ là dương (0,59
và 1,95) dẫn đến đóng góp dương của TFP đến tăng
trưởng đầu ra nhưng ở mức thấp (1,74). Dường như
có sự cạnh tranh mạnh ở ngành này cũng như yêu
cầu thị trường dẫn đến thay đổi phương thức sản
xuất và sự khác biệt về năng suất ở các doanh
nghiệp. Thực tế, trong giai đoạn này chứng kiến một
sự thay đổi trong ngành ở Việt Nam, một số doanh
nghiệp đã đầu tư mạnh để sản xuất với quy mô công
nghiệp các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là chế biến
sẵn. Các doanh nghiệp này đã làm thu hẹp sản xuất
của các doanh nghiệp sản xuất theo phương thức
truyền thống. Điều này dẫn đến tiến bộ công nghệ ở
mức cao và song hành là thay đổi hiệu quả kỹ thuật
âm của các doanh nghiệp truyền thống. Điều này
cũng giải thích cho thực tế là đóng góp của vốn
7
?
Sè 141/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 6: Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng đầu ra
Nguồn: theo tính toán của tác giả với số liệu từ điều tra doanh nghiệp 2011-2017
7ӯ9ӕQ
7ӯODR
ÿӝQJ
7ӯ7)3 7ӯ9ӕQ 7ӯODRÿӝQJ 7ӯ7)3 7ӯ9ӕQ
7ӯODR
ÿӝQJ
7ӯ7)3
6ҧQ[XҩWFKӃ
ELӃQWKӵF
SKҭP
4.71 2.18 0.79 1.74 4.58 2.62 0.4 1.56 4.84 1.75 1.18 1.91
6ҧQ[XҩWÿӗ
XӕQJ
13.32 0.47 0.31 12.54 14.78 -0.9 -0.36 16.04 11.86 1.83 0.98 9.05
*LDLÿRҥQ7ăQJ
WUѭӣQJ
ÿҫXUD
NGÀNH
7ăQJ
WUѭӣQJ
ÿҫXUD
*LDLÿRҥQ 7ăQJ
WUѭӣQJ
ÿҫXUD
*LDLÿRҥQ
?chiếm ưu thế trong ngành và đóng góp của lao động
ở mức hạn chế.
Bức tranh về đóng góp của các nhân tố vào TFP
có sự khác biệt nhất định giữa hai giai đoạn 2011-
2014 và 2015-2017. Mặc dù đóng góp của TFP vào
tăng trưởng đầu ra đều ở mức thấp ở cả hai giai
đoạn, nhưng độ lớn của các cấu phần tiến bộ công
nghệ và thay đổi hiệu quả kỹ thuật khác nhau. Ở giai
đoạn đầu, tiến bộ công nghệ âm (-2,19) và thay đổi
hiệu quả kỹ thuật dương và ở mức thấp (0,9). Hiệu
quả phân bổ dương (2.23) nhưng chủ yếu là do thay
đổi hiệu quả phân bổ vốn (2,32), thay đổi hiệu quả
do phân bổ lao động âm (-0.09). Trong khi đó, tiến
bộ công nghệ dương (16,89) và thay đổi hiệu quả kỹ
thuật âm (-17,21) đều ở mức cao ở giai đoạn sau,
thay đổi do hiệu quả phân bổ không thay đổi nhiều
(1,67) trong đó thay đổi hiệu quả do phân bổ vốn
vẫn dương (2) và thay đổi hiệu quả do phân bổ lao
động vẫn âm (-0,33).
Ngành sản xuất đồ uống
Về kết quả đóng góp vào TFP, tương tự ngành
sản xuất chế biến thực phẩm, tiến bộ công nghệ và
thay đổi về hiệu quả kỹ thuật là các cấu phần chính
của tỷ phần đóng góp của TFP vào tăng trưởng đầu
ra, trong đó tiến bộ công nghệ là dương (21,44) và
thay đổi hiệu quả kỹ thuật là âm (-8,67) và đều ở
mức cao. Tuy nhiên, tiến bộ công nghệ, ở mức
21.4% chiếm ưu thế so với thay đổi hiệu quả kỹ
thuật dẫn đến tỷ phần đóng góp của TFP vào tăng
trưởng đầu ra là dương. Trong khi đó đóng góp của
thay đổi do hiệu quả quy mô ở mức thấp (0,32) và
đóng góp bởi thay đổi hiệu quả phân bổ là âm (-
0,55). Trong đó cả thay đổi hiệu quả do phân bổ vốn
và lao động đều âm (0,54 và 0,01). Mức tiến bộ
công nghệ cao phản ánh sự biến động công nghệ
nhanh trong ngành, dẫn đến một phần các doanh
nghiệp không thay đổi kịp và thay đổi hiệu quả kỹ
thuật âm.
Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng đầu ra
do TFP cũng có sự khác biệt lớn giữa hai giai đoạn
của ngành sản xuất đồ uống. Giai đoạn 2011-2014
ghi nhận đóng góp của tiến bộ công nghệ ở mức rất
cao (16,37) trong khi đóng góp của tiến bộ công
nghệ ngành sản xuất chế biến thực phẩm giai đoạn
này là âm (-2,19). Đóng góp của thay đổi hiệu quả kỹ
thuật giai đoạn này ở mức thấp (1,1), đóng góp của
thay đổi hiệu quả do quy mô ở mức âm (-1,55) và
đóng góp của thay đổi hiệu quả do phân bổ dương ở
mức thấp (0,12), trong đó thay đổi hiệu quả do phân
bổ lao động âm (-0,31). Như vậy, ở giai đoạn này
đóng góp vào tăng trưởng đầu ra do TFP chủ yếu nhờ
tiến bộ công nghệ nên TFP đạt mức 16.04.
Giai đoạn 2015-2017 đóng góp của TFP vào tăng
trưởng đầu ra của ngành chỉ ở mức 9.05 do đóng
góp của các yếu tố ở mức âm và thấp, ngoại trừ tiến
bộ công nghệ (26,51). Thay đổi hiệu quả kỹ thuật ở
giai đoạn này ở mức rất thấp (-18.44). Đóng góp của
thay đổi hiệu quả do quy mô dương (2,2) và thay đổi
hiệu quả do phân bổ âm (-1,22), trong đó thay đổi
hiệu quả do phân bổ vốn âm (-1,52).
Như vậy, ngành sản xuất đồ uống có nhiều yếu tố
tích cực như đóng góp của TFP vào tăng trưởng đầu
ra ở mức cao, trong đó tiến bộ công nghệ luôn có
đóng góp cao vào TFP. Do vậy ngành này cần được
nghiên cứu chuyên sâu hơn để làm rõ các các yếu tố
tích cực như đã phân tích ở trên.
Sè 141/20208
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 7: Đóng góp của các nhân tố vào TFP giai đoạn 2011-2017
Nguồn: Tính toán của tác giả với số liệu từ điều tra doanh nghiệp 2011-2017
Ngành
7ăQJWUѭӣQJ
ÿҫXUDWӯ
TFP
7LӃQEӝ
F{QJQJKӋ
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧNӻ
WKXұW
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧGR
quy mô
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧGR
SKkQEә
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧGR
SKkQEәYӕQ
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧGR
SKkQEәODR
ÿӝQJ
6ҧQ[XҩWFKӃELӃQ
WKӵFSKҭP
1.74 7.35 -8.15 0.59 1.95 2.16 -0.21
6ҧQ[XҩWÿӗXӕQJ 12.54 21.44 -8.67 0.32 -0.55 -0.54 -0.01
4. Kết luận
Bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận biên ngẫu
nhiên để ước lượng đóng góp của các yếu tố Vốn,
Lao động và TFP vào tăng trưởng đầu ra của 02
ngành: Sản xuất chế biến thực phẩm và Sản xuất đồ
uống. Chúng tôi ước lượng được đóng góp của vốn,
lao động và TFP lần lượt là 2,18%, 0,79% và 1,74%
đối với ngành sản xuất chế biến thực phẩm. Đối với
ngành sản xuất đồ uống các con số này lần lượt là
0,47%, 0,31% và 12,54%. Cấu trúc đóng góp của
ngành sản xuất đồ uống là tín hiệu tích cực với đóng
góp của TFP vượt trội so với vốn và lao động. Hơn
nữa, sự đóng góp với tỷ trọng của vốn lớn hơn của
lao động trong ngành cho thấy các doanh nghiệp của
hai ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất
đồ uống đã dần chuyển sang thâm dụng vốn thay vì
thâm dụng lao động như trước đây. Điều này có thể
giúp các doanh nghiệp duy trì và tăng trưởng đầu ra
khi Việt Nam phải đối mặt với thiếu hụt lao động do
già hóa dân số trong tương lai. Thông qua kết quả
ước lượng, chúng tôi nhận thấy rằng đóng góp của
TFP có sự khác biệt lớn giữa ngành sản xuất đồ
uống và ngành sản xuất chế biến thực phẩm. Trung
bình trong giai đoạn 2011-2017, đóng góp của TFP
ở mức 12,54% đối với ngành sản xuất đồ uống,
trong khi con số này của ngành sản xuất chế biến
thực phẩm là 1,74%. Điều này có thể được giải thích
là do ngành sản xuất đồ uống là ngành sản xuất có
công nghệ cao hơn ngành sản xuất chế biến thực
phẩm (ngành được xếp vào nhóm ngành thâm dụng
lao động).
Như vậy, trong thời gian tới một trong những
thách thức lớn của doanh nghiệp ngành sản xuất chế
biến thực phẩm là vấn đề thiếu hụt cung lao động do
quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành thâm
dụng vốn. Do vậy các doanh nghiệp ngành sản xuất
chế biến thực phẩm phải gia tăng khả năng hấp thu
vốn thay vì tiếp tục duy trì thâm dụng lao động như
hiện nay.
Về việc phân rã các yếu tố đóng góp vào TFP,
chúng tôi nhận thấy đóng góp của tiến bộ kỹ thuật
chiếm ưu thế và có khoảng cách lớn ở cả hai ngành
và đóng góp của thay đổi hiệu quả kỹ thuật biến
động giữa các ngành. Trong khi đó, thay đổi hiệu
quả do phân bổ và thay đổi hiệu quả do quy mô ở
mức thấp hoặc âm đối với cả hai ngành nghiên cứu.
Do vậy, có thể nhận định là đóng góp của TFP vào
tăng trưởng đầu ra chủ yếu là do tiến bộ công nghệ
và thay đổi hiệu quả kỹ thuật quyết định.u
9
?
Sè 141/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 8: Đóng góp của các nhân tố vào TFP
Nguồn: Tính toán của tác giả với số liệu từ điều tra doanh nghiệp 2011-2017
Ngành
7ăQJWUѭӣQJ
ÿҫXUDGR
TFP
7LӃQEӝ
F{QJQJKӋ
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧNӻ
WKXұW
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧGR
quy mô
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧGR
SKkQEә
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧGR
SKkQEәYӕQ
7KD\ÿәL
KLӋXTXҧGR
SKkQEәODR
ÿӝQJ
6ҧQ[XҩWFKӃELӃQ
WKӵFSKҭP
1.56 -2.19 0.9 0.62 2.23 2.32 -0.09
6ҧQ[XҩWÿӗXӕQJ 16.04 16.37 1.1 -1.55 0.12 0.43 -0.31
'//KѴEϮϬϭϭͲϮϬϭϰ
Ngành
2015-17:
7ăQJWUѭӣQJ
ÿҫXUDGRWăQJ
WUѭӣQJ7)3
7LӃQEӝF{QJ
QJKӋ
7KD\ÿәLKLӋX
TXҧNӻWKXұW
7KD\ÿәLKLӋX
TXҧGRTX\
mô
7KD\ÿәLKLӋX
TXҧGRSKkQ
Eә
7KD\ÿәLKLӋX
TXҧGRSKkQ
EәYӕQ
7KD\ÿәLKLӋX
TXҧGRSKkQ
EәODRÿӝQJ
6ҧQ[XҩWFKӃELӃQWKӵF 1.91 16.89 -17.21 0.55 1.67 2 -0.33
6ҧQ[XҩWÿӗXӕQJ 9.05 26.51 -18.44 2.2 -1.22 -1.52 0.3
'//KѴEϮϬϭϱͲϮϬϭϳ
Tài liệu tham khảo:
1. Aigner, D., K. Lovell, and P. Schmidt (1977),
Formulation and Estimation of Stochastic Frontier
Production Function Models, Journal of
Econometrics, 6, 21-37.
2. Aigner, D. J., and S. F. Chu (1968), On
Estimating the Industry Production Function,
American Economic Review, 58, 826-39.
3. Battese, G. E., and T. Coelli (1995), A model
for technical inefficiency effects in a stochastic fron-
tier production function for panel data, Empirical
Economics, 20, 325-332.
4. Breu, M., Dobbs, R., Remes, J., Skilling, D. và
Kim, J. (2012), Sustaining Vietnam’s growth: The
productivity challenge, McKinsey Global Institute.
5. Coelli, T. (1995), Estimators and Hypothesis
Tests for a Stochastic Frontier Function: A Monte
Carlo Analysis, Journal of Productivity Analysis, 6,
247-268.
6. Coelli, T. J., D. S. P. Rao, C. J. O’Donnell, and
G. E. Battese (2005), An Introduction to Efficiency
and Productivity Analysis, Springer, New York, NY,
2. ed. edn.
7. Dương Như Hùng, Lại Huy Hùng, Nguyễn
Hải Ngân Hà, Lê Thị Hằng Giang, Hứa Hải Yến
(2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tổng
hợp TFP: khảo sát trong 6 ngành công nghiệp tại
TP.HCM, Science & technology development, Vol
16, No.Q2- 2013.
8. Hồ Đình Bảo (2010), Phân tích khoảng cách
trong công nghệ sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kỹ
thuật và năng suất nhân tố tổng hợp của sáu vùng
trong cả nước.
9. Nguyễn Khắc Minh (2005), Phương pháp phi
tham số ước lượng TFP, tiến bộ công nghệ và hiệu
quả kỹ thuật của nền kinh tế giai đoạn 1986-2002,
Trang 33-37, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 99,
tháng 09/2005.
10. Nguyen Khac Minh, Giang Thanh Long
(2010), A decomposition of TFP growth in
Vietnamese manufacturing industries: A Stochastic
Frontier Approach, Economics and Development
Journal, volum 38, June 2010.
11. Viet Nam Academy of Social Sciences
(VASS), Ministry of Planning and Investment
(MPI) United Nations Development Programme
(UNDP) (2019), Productivity and Competitiveness
of Viet Nam Enterprises, Volume 1: Manufacturing.
Hà Nội.
12. Vũ, Hoàng Đạt (2018), Trade Liberalization,
Labor Allocation and Income Dynamics in Vietnam,
Luận văn Tiến sĩ, Đại học Paris Dauphine, PSL
Research University Paris.
Summary
The study adopts the random margin production
model to estimate TFP (Total factory productivity)
and the contribution of the production elements in
the output growth of Vietnam’s food and beverages
production and processing in the period 2011-2017,
then separates the contribution of TFP in the output
growth into technical advancement, economies of
scale adjustments, and economies of allocation
adjustments. The estimations based on secondary
data collected from enterprises in the period 2011-
2017 show that the contribution of TFP and capital
to the output growth is positive (1.74% and 12.54%,
respectively). It is noticed that TFP’s contribution to
the output growth is primarily made by technical
advancement while the contribution of negative
economies of technique adjustments , economies of
scale adjustments, and economies of allocation
adjustments is not remarkable. The research also
reflects the fact that the contribution of economies
of labor allocation adjustments is negative in both
business areas, and that of economies of capital allo-
cation is positive in food production and processing
and negative in beverages industry.
Sè 141/202010
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dong_gop_cua_cac_nhan_to_vao_tang_truong_dau_ra_va_phan_ra_d.pdf