Đóng góp của năng suất ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng năng suất giai đoạn 2005-2014

Một số khuyến nghị (1) Chính phủ nên xem xét để có những kế hoạch để điều tiết dịch chuyển lao động, vốn cũng như đầu tư vào các ngành nghề có năng suất lao động cao nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, tập trung vào những ngành có khả năng tăng trưởng cao, hạn chế dàn trải việc đầu tư. (2) Chính phủ cũng có thể tận dụng những nguồn lực từ nước ngoài để kêu gọi đầu tư vào những ngành mà chúng ta muốn tăng trưởng cao hoặc có thể tận dụng được công nghệ của các nước thông qua việc chuyển giao công nghệ cho Việt Nam (3) Đặc biệt đối với Việt Nam là nước nông nghiệp, theo kinh nghiệm của Malaysia thì Việt Nam không nên quá chú trọng vào thu hút đầu tư nước ngoài FDI mà bỏ quên lĩnh vực nông nghiệp và thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Trong giai đoạn 2005-2014, đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào tăng trưởng năng suất lao động nói chung là thấp chưa tương xứng với khả năng của ngành này. Chính vì thế, Chính phủ nên có những chính sách hữu hiệu với lĩnh vực này đặc biệt đi theo hướng đầu tư nông nghiệp sạch, nông nghiệp hiện đại./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng góp của năng suất ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng năng suất giai đoạn 2005-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016 78 ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG SUẤT NGÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT GIAI ĐOẠN 2005-2014 Phạm Huy Tú Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt: Từ góc độ phân tích thì sự tăng trưởng năng suất lao động là do đóng góp từ các ngành và sự dịch chuyển lao động. Phân tích mối quan hệ này chúng ta có thể thấy các yếu tố tác động vào năng suất lao động, đồng thời biết được ngành nào có thể tạo được động lực tăng trưởng năng suất cho nền kinh tế. Năng suất lao động tăng nhanh hơn và hiệu quả hơn với một cơ cấu lao động hợp lý. Từ khóa: năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động Abstract: From the analyzes, it is recognized that the growth of labor productivity come from the contributions of the industries and labor mobility. Analyze this relation we can see the factors impact on labor productivity and can recognize the industries that can create engine for productivity growth of the economy. The labour productivity grows faster and more efficient with a reasonable labour structure. Keywords: labor productivity, labor restructuring 1. Bối cảnh Trong giai đoạn 2005-2014, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,05 %/năm. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm từ 55 % năm 2005 xuống còn khoảng 46,28 % năm 2014 và tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên còn tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm đi. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các ngành hợp thành nền kinh tế. Cùng với quá trình hoạt động kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra thường xuyên, liên tục. Đó là kết quả của sự di chuyển hay phân bổ nguồn lực như vốn, lao động, công nghệ v.v. giữa các ngành. Khi nguồn lực di chuyển đến một ngành sẽ có thể tác động đến đầu ra của ngành (như sản lượng, năng suất lao động) dẫn đến thay đổi tỷ trọng của ngành so với trước, đồng thời tác động tới tăng trưởng năng suất của tổng thể nền kinh tế. Một kết quả nữa của quá trình di chuyển nguồn lực đó là làm thay đổi cơ cấu của chính bản thân nó (vốn, lao động) giữa các ngành. Sự di chuyển nguồn lực xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể theo tín hiệu của thị trường, nhưng phần lớn là phản ứng trước chính sách ngành trong mỗi giai đoạn phát triển. Khi một chính sách ngành có hiệu lực sẽ kéo theo sự di chuyển lao động giữa các ngành kinh tế nhằm mục đích tạo ra sự di chuyển nguồn lực hợp lý, góp phần làm tăng Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016 79 hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó hay thúc đẩy làm tăng năng suất lao động. Theo phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (Shift-Share Analysis – SSA) để đo lường tác động từ chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng năng suất trong nội bộ các ngành đến NSLĐ chung. Từ phương pháp này, chúng ta có thể tính toán được các yếu tố đóng góp tới tăng trưởng năng suất lao động chung. 2.Phương pháp luận và số liệu sử dụng Số liệu sử dụng Số liệu sử dụng để tính toán là GDP các năm 2005 tới 2014 theo giá so sánh với năm 2010, lao động có việc làm năm 2005-2014 chia theo các ngành, tỷ trọng lao động có việc làm trong các ngành so với toàn nền kinh tế. Phương pháp SSA (Shift-Share Analysis) Nghiên cứu tiến hành phân tích sự thay đổi năng suất lao động cho toàn nền kinh tế thông qua sự thay đổi năng suất trong các ngành và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Gọi P và Pi là mức năng suất của nền kinh tế và của ngành i. Y và Yi là đầu ra của nền kinh tế và của ngành i. Tỷ trọng lao động của ngành I trong tổng lao động của nền kinh tế là Si P i = 𝑌𝑖 𝐿𝑖 và P = ∑ ( 𝑌𝑖 𝐿𝑖 𝑛 𝑖=1 )( 𝐿𝑖 𝐿 ) = ∑ (𝑃𝑖 𝑛 𝑖=1 𝑆𝑖 ) n: số ngành trong nền kinh tế. Sự thay đổi năng suất lao động giữa năm t và năm gốc 0 là: 𝑃𝑡- 𝑃0 = ∑ 𝑆𝑖 0𝑛 𝑖=1 (𝑃𝑖 𝑡 − 𝑃𝑖 0) + ∑ 𝑃𝑖 0𝑛 𝑖=1 (𝑆𝑖 𝑡 − 𝑆𝑖 0 ) + ∑ (𝑃𝑖 𝑡𝑛 𝑖=1 − 𝑃𝑖 0)(𝑆𝑖 𝑡 − 𝑆𝑖 0) - Tác động trong nội bộ ngành (intra effect), thành phần đầu tiên bên tay phải, cho biết phần thay đổi của toàn bộ năng suất lao động là do thay đổi năng suất giữa các ngành. Nó cho thấy sự tăng trưởng năng suất lao động có thể xảy ra ngay cả khi không có sự thay đổi cơ cấu, đó là do việc tăng năng suất tổng hợp thu được từ sự thay đổi năng suất của nội bộ các ngành. - Tác động “tĩnh” (thành phần thứ 2 bên tay phải của biểu thức) được tạo ra do sự di chuyển cơ cấu lao động từ ngành, nó phản ánh việc thay đổi năng suất lao động có thể xảy ra do chuyển dịch cơ cấu lao động, sử dụng trọng số là năng suất những năm đầu tiên của kỳ nghiên cứu - Ảnh hưởng “động” (thành phần thứ 3 bên tay phải của biểu thức trên) được tạo ra khi một ngành vừa có mức thay đổi năng suất lao động và vừa có sự thay đổi về cơ cấu lao động trong ngành. Một ngành nếu vừa có mức tăng năng suất lao động và vừa tăng tỷ trọng lao động thì giá trị gia tăng trong ngành này tăng nhanh hơn (ngành năng động). Trường hợp này gọi là ngành kinh tế phát triển theo chiều sâu. Nếu một ngành có năng suất lao động giảm nhưng có tỷ trọng lao động tăng thì tăng trưởng kinh tế được gọi là phát triển theo chiều rộng. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016 80 Bảng 1: Cơ cấu lao động và năng suất lao động, tăng năng suât lao động bình quân hàng năm Cơ cấu lao động (%) Năng suất lao động (triệu đồng/lao động) Tăng NSLĐ bình quân Ngành 2005 2010 2014 2005 2010 2014 2005- 2010 2010- 2014 2005- 2014 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 55.09 49.50 46.28 14.55 16.79 18.95 2.91 3.07 2.98 Khai khoáng 0.60 0.56 0.48 828.00 780.44 931.88 (1.18) 4.53 1.32 Công nghiệp chế biến, chế tạo 11.76 13.55 14.06 49.43 58.29 71.49 3.35 5.24 4.18 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 0.32 0.27 0.26 330.83 550.76 774.87 10.73 8.91 9.92 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0.28 0.24 0.21 67.01 98.48 145.88 8.00 10.32 9.03 Xây dựng 4.63 6.34 6.28 46.23 44.78 48.85 (0.64) 2.20 0.62 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 10.74 11.31 12.61 42.11 51.16 55.89 3.97 2.24 3.20 Vận tải, kho bãi 3.02 2.89 2.91 31.25 46.10 53.64 8.09 3.86 6.19 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1.93 3.49 4.36 63.90 47.22 46.46 (5.87) (0.40) -3.48 Thông tin và truyền thông 0.35 0.52 0.60 96.59 88.31 99.17 (1.78) 2.94 0.29 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0.43 0.52 0.67 417.99 466.36 431.54 2.21 (1.92) 0.36 Hoạt động khác 10.85 10.81 11.28 56.34 66.72 73.55 3.44 2.47 3.01 Tổng 100.00 100.00 100.00 37.14 43.99 51.11 3.45 3.82 3.61 Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016 81 Bảng 2: Đóng góp của các ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng năng suất lao động Thời kỳ Thay đổi NSLĐ Đóng góp tới thay đổi NSLĐ Tốc độ tăng NSLĐ Đóng góp tới tăng NSLĐ (điểm %) Tốc độ tăng năng suất lao động tổng thể (%) Đóng góp của nội bộ các ngành Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động Tăng NSLĐ trong nội bộ ngành Chuyển dịch cơ cấu lao động Tăng NSLĐ trong nội bộ ngành Chuyển dịch cơ cấu lao động Phần tĩnh Phần động Phần tĩnh Phần động (triệu) (triệu) (triệu) (triệu) (điểm %) (điểm %) (điểm %) (điểm %) % % % 2008 1.13 1.02 0.15 -0.03 2.81 2.52 0.37 -0.08 100.00 89.73 10.27 2009 1.06 0.77 0.38 -0.09 2.57 1.86 0.92 -0.22 100.00 72.56 27.44 2010 1.53 1.04 0.59 -0.10 3.59 2.44 1.39 -0.24 100.00 67.97 32.03 2011 1.54 0.87 0.71 -0.05 3.49 1.99 1.62 -0.12 100.00 56.91 43.09 2012 1.39 1.16 0.27 -0.04 3.06 2.56 0.59 -0.09 100.00 83.63 16.37 2013 1.80 1.72 0.09 -0.01 3.84 3.67 0.19 -0.02 100.00 95.79 4.21 2014 2.39 2.30 0.11 -0.01 4.91 4.71 0.22 -0.02 100.00 96.08 3.92 2005- 2010 6.85 5.11 2.04 -0.30 3.69 2.75 1.10 -0.16 100.00 74.62 25.38 2010- 2014 7.12 6.02 1.20 -0.11 4.04 3.42 0.68 -0.06 100.00 84.54 15.46 2005- 2014 13.97 11.15 3.16 -0.34 4.18 3.33 0.95 -0.10 100.00 79.79 20.21 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê Năm 2008, coi tốc độ tăng NSLĐ là 100 % thì bản thân các ngành đóng góp 89,73 % và thay đổi này, còn chuyển dịch cơ cấu chỉ đóng góp 10,27 %. Xu hướng giảm dần đóng góp của các ngành tới tăng trưởng NSLĐ cho đến năm 2011, sau đó từ năm 2012 đến 2014 đóng góp của các ngành vào tăng trưởng năng suất lao động tăng nhanh, đến 2013 là 95,79 % và năm 2014 là 96,08 %, tương ứng là giảm dần tỷ trọng đóng góp của dịch chuyển lao động; điều này cho thấy nội bộ các ngành trong 3 năm từ 2012-2014 đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ có nghĩa là các ngành đã tự cải thiện công nghệ, chất lượng lao động, quản lý để tăng NSLĐ. Giai đoạn 2005-2010: năng suất lao động tăng 6,85 triệu đồng trong đó nội bộ các ngành đóng góp 5,11 triệu đồng, chuyển dịch cơ cấu phần động đóng góp 2,04 triệu còn phần động làm giảm 0,3 triệu. Tốc độ tăng NSLĐ bình quân giai đoạn này là 3,69 % trong đó tăng NSLĐ nội ngành đóng góp 2,75 điểm phần trăm, phần tĩnh là 1,1 điểm phần trăm, phần động làm giảm 0,16 điểm phần trăm. Giai đoạn 2010-2014, ta thấy tốc độ tăng NSLĐ bình quân là 4,04 % trong đó nội bộ các ngành đóng góp 3,42 điểm Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016 82 phần trăm, phần tĩnh giảm chỉ còn 0,68 điểm %. Giai đoạn này ta thấy nội bộ các ngành đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ tốt hơn cho thấy sự cải thiện về chất lượng các yếu tố trong ngành như chất lượng lao động, khoa học công nghệ; đồng thời gian đoạn này chuyển dịch cơ cấu lao động giảm dần sự đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ. So sánh 2 giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2010-2014, rõ ràng ta thấy đónggóp của nội bộ các ngành vào tăngtrưởng NSLĐ có tiến bộ đó là giai đoạn đầu đóng góp này là 74,62 % và giai đoạn sau là 84,54 % cho thấy sự cải thiện về chất lượng lao động, công nghệ trong toàn nền kinh tế. Giai đoạn 2005-2014, thay đổi năng suất là 13,97 triệu đồng trong đó nội bộ các ngành đóng góp vào sự thay đổi 11,15 triệu đồng. Tốc độ tăng NSLĐ bình quân giai đoạn này là 4,18 %, nội bộ các ngành đóng góp 3,33 điểm % vào tăng NSLĐ bình quân; tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động theo phần động vẫn mang dấu ấm (-0,1%) cho thấy nhiều ngành vẫn chưa phát triển theo chiều sâu. Bảng 3: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ giai đoạn 2005-2014 Ngành Đóng góp của ngành tới thay đổi NSLĐ Chuyển dịch cơ cấu lao động Tỷ lệ đóng góp của ngành tới thay đổi NSLĐ Thay đổi nội bộ ngành Static (Tĩnh) Dynamic (Động) Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0.75 2.42 -1.28 -0.39 5.40 Khai khoáng -0.49 0.62 -0.99 -0.12 -3.52 Công nghiệp chế biến, chế tạo 4.24 2.59 1.13 0.51 30.32 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 0.99 1.41 -0.18 -0.24 7.08 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0.11 0.22 -0.05 -0.06 0.80 Xây dựng 0.93 0.12 0.76 0.04 6.65 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 2.53 1.48 0.79 0.26 18.09 Vận tải, kho bãi 0.62 0.68 -0.03 -0.02 4.43 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 0.80 -0.34 1.56 -0.42 5.69 Thông tin và truyền thông 0.26 0.01 0.24 0.01 1.83 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1.06 0.06 0.97 0.03 7.62 Hoạt động khác 2.18 1.87 0.24 0.07 15.61 Tổng 13.97 11.15 3.16 -0.34 100.00 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016 83 Theo bảng 3, thay đổi về năng suất lao động từ năm 2005-2014 là 13,97 triệu đồng tương ứng là 100 %. Trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạ đóng góp 30,52 % vào sự thay đổi năng suất lao động; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy đóng góp 18,09 %. Trong khi đó ngành khai khoáng làm giảm năng suất chung với con số là 3,52 %. Bảng 4: Đóng góp của các thành phần của từng ngành tới thay đổi NSLĐ chung giai đoạn 2005-2014 Thay đổi NSLĐ trong nội bộ ngành (%) Chuyển dịch cơ cấu Tỷ lệ đóng góp của ngành tới tăng trưởng NSLĐ %) Phần tĩnh (%) Phần động (%) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 17.35 -9.17 -2.77 5.40 Khai khoáng 4.46 -7.09 -0.89 -3.52 Công nghiệp chế biến, chế tạo 18.57 8.12 3.62 30.32 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 10.06 -1.27 -1.71 7.08 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 1.60 -0.36 -0.43 0.80 Xây dựng 0.87 5.47 0.31 6.65 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 10.59 5.65 1.85 18.09 Vận tải, kho bãi 4.84 -0.24 -0.17 4.43 Dịch vụ lưu trú và ăn uống -2.41 11.14 -3.04 5.69 Thông tin và truyền thông 0.07 1.72 0.05 1.83 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0.42 6.97 0.23 7.62 Hoạt động khác 13.37 1.71 0.52 15.61 Tổng 79.79 22.65 -2.43 100.00 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy: Thứ nhất, trong giai đoạn 2008-2011, đóng góp của nội bộ các ngành vào tăng trưởng NSLĐ giảm dần từ 89,73 % xuống còn 56,91 % tương ứng với đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động (bao gồm cả hiệu ứng tĩnh và động) tăng lên. Theo tác giả, có sự thay đổi như vậy là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế từ giai đoạn 2008 thúc đẩy các doanh nghiệp phải thay đổi, tái cơ cấu, tạo điều kiện cho lao Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016 84 động di chuyển đến các ngành có năng suất cao hơn. Thứ hai, giai đoạn 2011-2014, đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ có xu hướng tăng cao và đóng góp của chuyển dịch lao động đi xuống được giải thích là do khi cơ cấu lao động đã ổn định hơn, nền kinh tế không thể tận dụng tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động thì bắt buộc các ngành phải tự thay đổi về quản lý, công nghệ để tăng NSLĐ. Thứ ba, xu hướng đến 2014 cũng có thể cho thấy hiện nay các ngành phải tự năng cao năng suất trong ngành để cạnh tranh nhiều hơn vì hiệu ứng chuyển dịch cơ cấu lao động càng ngày càng có ít đóng góp. Thứ tư, giai đoạn 2005-2014, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành được coi là “năng động” vì có đóng góp nội ngành, đóng góp của hiệu ứng tĩnh và động đều mang dấu dương. Ngành này cũng đóng góp 30,32 % vào tăng trưởng NSLĐ toàn nền kinh tế trong giai đoạn trên. Tương ứng, ngành Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác là 18,09 %. 3. Một số khuyến nghị (1) Chính phủ nên xem xét để có những kế hoạch để điều tiết dịch chuyển lao động, vốn cũng như đầu tư vào các ngành nghề có năng suất lao động cao nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, tập trung vào những ngành có khả năng tăng trưởng cao, hạn chế dàn trải việc đầu tư. (2) Chính phủ cũng có thể tận dụng những nguồn lực từ nước ngoài để kêu gọi đầu tư vào những ngành mà chúng ta muốn tăng trưởng cao hoặc có thể tận dụng được công nghệ của các nước thông qua việc chuyển giao công nghệ cho Việt Nam (3) Đặc biệt đối với Việt Nam là nước nông nghiệp, theo kinh nghiệm của Malaysia thì Việt Nam không nên quá chú trọng vào thu hút đầu tư nước ngoài FDI mà bỏ quên lĩnh vực nông nghiệp và thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Trong giai đoạn 2005-2014, đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào tăng trưởng năng suất lao động nói chung là thấp chưa tương xứng với khả năng của ngành này. Chính vì thế, Chính phủ nên có những chính sách hữu hiệu với lĩnh vực này đặc biệt đi theo hướng đầu tư nông nghiệp sạch, nông nghiệp hiện đại./. Tài liệu tham khảo 1. Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất ở Việt Nam, Ts. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007) 2. Năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2001-2012: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu lao động và năng suất ngành, Th.S. Phạm Ngọc Toàn (2012)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdong_gop_cua_nang_suat_nganh_va_chuyen_dich_co_cau_lao_dong.pdf
Tài liệu liên quan