Đóng góp quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và chuyên ngành như Thuế, Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp FDI, tránh trốn thuế, chuyển giá, nợ đọng bảo hiểm xã hội, ô nhiễm môi trường gây thiệt hại ngân sách nhà nước và gây thiệt thòi cho người lao động; đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện nước, trường học), tỉnh tiếp tục khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP). Sáu là, sự phát triển của Tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cũng như khả năng thu hút lao động chất lượng cao từ ngoại tỉnh. Tỉnh cần xem xét và cơ cấu lại hoạt động đào tạo trên địa bàn theo hướng nhấn mạnh các kỹ năng và kiến thực thực chất, đồng thời các đơn vị đào tạo trên địa bàn tỉnh, nhất là Đại học Thái Nguyên cần nghiên cứu thị trường, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp; hướng tới trang bị cho sinh viên các nền tảng cơ bản để có thể thích ứng với mọi ngành nghề và môi trường, tác phong công nghiệp khác nhau.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng góp quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(07): 313 - 320 Email: jst@tnu.edu.vn 313 ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Xuân Quang Huyện ủy Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên TÓM TẮT Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Đối với tỉnh Thái Nguyên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp quan trọng tăng thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự lan tỏa tới các thành phần kinh tế trong nước; tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết vận dụng phương pháp thống kê mô tả đánh giá những kết quả trong thu hút FDI. Bài viết đã đánh giá những tác động tích cực của khu vực FDI mang lại cho tỉnh Thái Nguyên và các tác động tiêu cực ảnh hướng đến phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó đề xuất các giải pháp tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI để tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững. Từ khóa: FDI; Thái Nguyên; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; công nghiệp; xuất khẩu. Ngày nhận bài: 12/5/2020; Ngày hoàn thiện: 22/5/2020; Ngày đăng: 01/06/2020 THE IMPORTANT CONTRIBUTION OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT INTO SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Xuan Quang Dai Tu District Party Committee, Thai Nguyen Province ABSTRACT The foreign-invested economic sector is an important component of Vietnamese economy. For Thai Nguyen province, the foreign direct investment economic sector has made an important contribution to raising revenue in the budget, restructuring the economic structure, creating a spillover to domestic economic sectors.; increasing the economic growth rate and the growth rate of industrial production value, boosting exports, creating more jobs, which reduces hunger and poverty, ensures social security in the province and makesThai Nguyen a bright spot of the whole country in socio-economic development. In this paper, we apply the descriptive statistical method to evaluate the results of FDI. The paper assessed the positive effects of the FDI sector on Thai Nguyen province and negative impacts affecting socio-economic development. Thereby proposing solutions to continue attracting FDI capital to Thai Nguyen province to develop quickly and sustainably. Keywords: FDI; Thai Nguyen; economic restructuring; industry; exports. Received: 12/5/2020; Revised: 22/5/2020; Published: 01/06/2020 Email: quangvptutn@gmail.com Nguyễn Xuân Quang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 313 - 320 Email: jst@tnu.edu.vn 314 1. Đặt vấn đề Sau hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội. Thành công trong hoạt động xúc tiến đầu tư những năm gần đây đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính vào triển khai các dự án đầu tư. Đồng thời đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc bổ sung tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự lan tỏa tới các thành phần kinh tế trong nước; tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp; đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển công nghiệp phụ trợ, từng bước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm cho người lao động; tăng cường xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những đóng góp quan trọng, FDI cũng có những tác động tiêu cực đối với tỉnh Thái Nguyên như vấn đề môi trường, chuyển giao khoa học công nghệ, an ninh trật tự, tính bền vững của nền kinh tế khi phụ thuộc quá nhiều vào đóng góp của FDI. Tuy nhiên để có cái nhìn chính xác, khách quan và khoa học, bài viết sẽ làm rõ về vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu thông qua nguồn vốn FDI thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương [1], [2]. 2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên có lịch sử phát triển công nghiệp từ rất sớm, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, khu công nghiệp Gang Thép – cơ sở luyện kim đầu tiên của cả nước được xây dựng, đến nay tỉnh có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.420 ha, trong đó có 5 khu công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng và đã có các nhà đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 60%; đã quy hoạch 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.259 ha. Kể từ dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên có mặt trên địa bàn (năm 1993) với tổng vốn đầu tư trên 21,7 triệu USD của nhà đầu tư Singapore, đến ngày 31/3/2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 150 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư trên 8,21 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 126 dự án đang triển khai, với tổng số vốn là 8,13 tỷ USD, chiếm 99,05% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực chuyên ngành xây dựng đứng thứ 2 với 6 dự án, còn lại 19 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ và nông nghiệp (Bảng 1) [3]-[6]. Bảng 1. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép và còn hiệu lực lũy kế đến ngày 31/3/2020 TT Chỉ tiêu Số dự án được cấp phép Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) Tổng số 150 8.211,666 1 Phân theo thành phần kinh tế Công nghiệp chế biến, chế tạo 126 8.134 Nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản 1 2,30 Xây dựng 6 35,20 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3 11,061 Hoạt động kinh doanh bất động sản 2 14,45 Thông tin và truyền thông 1 1,33 Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ 3 0,59 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 3,57 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 5 2,5 Lĩnh vực khác 2 7,2 Nguyễn Xuân Quang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 313 - 320 Email: jst@tnu.edu.vn 315 TT Chỉ tiêu Số dự án được cấp phép Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) 2 Phân theo nước đầu tư chủ yếu Hàn Quốc 109 7.294 Trung Quốc 11 39,03 Đài Loan 7 18,00 Nhật Bản 4 134,30 Singapo 2 29,24 Đức 4 14,84 Malaysia 2 14,10 Brunei 2 5,20 Hồng Kông 7 657,50 Ấn Độ 1 0,15 Seychelles 1 5,00 (Nguồn: Thống kê của tác giả) Phân theo hình thức đầu tư: Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung chủ yếu vào hình thức đầu tư 100% vốn FDI, với 140/150 dự án, chiếm 99,27% tổng vốn đăng ký FDI của tỉnh, các dự án còn lại lựa chọn hình thức liên doanh. Phân theo đối tác đầu tư: Tính đến nay đã có 11 quốc gia đầu tư vào địa bàn tỉnh, đưa Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất của các tỉnh miền núi phía Bắc. Giai đoạn từ năm 1993 - 2011, thu hút FDI trên địa bàn chỉ tăng trưởng trung bình từ 02 - 03 dự án/năm và tính cả giai đoạn này chỉ thu hút được 44 dự án với tổng vốn đầu tư 106,8 triệu USD. Từ năm 2012 đến tháng 4/2020 (gần 10 năm) đã thu hút được 127 dự án, gấp gần 3 lần so với số dự án được cấp phép và tăng xấp xỉ 76 lần về giá trị so với giai đoạn 1993 – 2011 trong vòng gần 20 năm (giai đoạn 1993-2011). Số liệu chi tiết được thể hiện tại bảng 2 [7]. Bảng 2. Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI Năm Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) Tỷ lệ thực hiện 1993-2012 49 395,6 237,2 60,0% 2013 22 3.386,8 456,6 94% trong giai đoạn 2013-2019 2014 23 3.163,2 1.913,6 2015 25 200,5 3.238,2 2016 25 131,9 764,6 2017 14 16,3 484,8 2018 14 416,4 280,1 2019 20 368,02 139,22 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên) Đặc biệt là vào năm 2013, khi Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) triển khai dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung chuyên sản xuất điện thoại và các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Khu công nghiệp Yên Bình (thị xã Phổ Yên) với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD, đã đưa Thái Nguyên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 22 dự án cấp mới với tổng vốn trên 3,4 tỷ USD. Sau khi thu hút được tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm phụ trợ cho Samsung đã tạo ra một làn sóng các nhà đầu tư chọn Thái Nguyên là địa điểm đầu tư. Đến năm 2015, Tập đoàn Samsung tiếp tục đầu tư vào tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên giai đoạn 2 trên 3 tỷ USD. Với việc đầu tư thêm vào Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên đã nâng quy mô vốn đầu tư lên 5 tỷ USD, đưa Samsung Thái Nguyên trở thành dự án có quy mô vốn đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam. Các dự án của Tập đoàn Samsung góp phần Nguyễn Xuân Quang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 313 - 320 Email: jst@tnu.edu.vn 316 đưa Thái Nguyên có bước tiến vượt bậc và là điểm sáng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 2012, Thái Nguyên đứng ở vị trí 44/63 tỉnh, thành phố thu hút FDI trong cả nước, thì đến năm 2014, Thái Nguyên là tỉnh đứng đầu cả nước thu hút FDI, năm 2018 đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố có vốn FDI [3], [7]. Lũy kế đến 31/3/2020, tỉnh có khoảng trên 800 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư còn hiệu lực dự án đầu tư, trong đó có 150 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 8,2 tỷ USD. Trong đó các dự án do đối tác đầu tư từ Hàn Quốc là 109 dự án với vốn đăng ký gần 7,3 tỷ USD, chiếm 89,02%; còn lại 41 dự án nhỏ, do các đối tác đầu tư từ 10 quốc gia (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Đức, Malaysia, Brunei và Hồng Kông, Ấn Độ, Seychelles) với tổng cộng vốn đăng ký là 917 triệu USD (Trung Quốc 11 dự án, vốn đăng ký là 39,03 triệu USD; Đài Loan 07 dự án, vốn đăng ký là 18 triệu USD; Hồng Kông 07 dự án, với tổng vốn đăng ký 657,50 triệu USD; Nhật Bản 04 dự án, vốn đăng ký là 134,30 triệu USD; Singapo 02 dự án với vốn đăng ký là 29,24 triệu USD...) [7]. Năm 2018, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên với chủ đề “Thái Nguyên - Tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư”. Từ sau Hội nghị đến nay, thu hút được 64 dự án của 44 nhà đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 114.000 tỷ đồng. Bảng 3 thể hiện lũy kế thu hút FDI của các địa phương đến năm 2018. 3. Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên 3.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Có thể khẳng định FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Giai đoạn 2009 – 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì 9,4%, giai đoạn 2012-2013, tốc độ tăng trưởng giảm. Đầu năm 2014, khi Công ty Samsung Việt Nam Thái Nguyên đi vào hoạt động đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng, giai đoạn 2014-2018, tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 10%, thậm chí năm 2014 và 2015 lên đến khoảng 30%. Giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng bình quân ước 11,1%, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng đóng góp lớn nhất (8,6 điểm phần trăm), tiến đến là khu vực dịch vụ (2,1 điểm phần trăm), khu vực nông, lâm, thủy sản (0,4 điểm phần trăm) vào tốc độ tăng trưởng chung [3], [4]. Số liệu chi tiết được thể hiện ở hình 1. Bảng 3. Lũy kế thu hút FDI của các địa phương đến năm 2018 TT Tỉnh/TP Số dự án Tổng VĐK (Triệu USD) Số dự án 2018 VĐK 2018 (Triệu USD) 1 TP. HCM 7.333 45.194 963 6.745 2 Hà Nội 4.500 33.134 640 7.547 3 Bình Dương 3.305 31.758 226 2.395 4 BR-VT 363 29.882 48 2.300 5 Đồng Nai 1.472 28.658 130 1.418 6 Hải Phòng 606 17.672 116 3.135 7 Bắc Ninh 1.138 17.289 175 1.150 8 Thanh Hoá 102 13.855 16 364 9 Hà Tĩnh 62 11.714 8 133 10 Hải Dương 385 7.758 45 639 11 Thái Nguyên 130 7.736 14 417 Cả nước 27.454 340.849 3.147 36.368 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nguyễn Xuân Quang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 313 - 320 Email: jst@tnu.edu.vn 317 Hình 1. Tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Nguyên qua các năm (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) Bên cạnh đó, lực lượng lao động có sự dịch chuyển mạnh về tỉnh Thái Nguyên khoảng gần 100.000 người dẫn đến nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ nhà ở, lưu trú, ăn uống tăng lên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ giai đoạn 2014-2019. Trong khi đó, tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2019 đạt 83,5 triệu đồng, tương đương 3.583 USD vượt so với bình quân chung của cả nước, tăng 32,2 triệu đồng/người/năm, gấp 2,6 lần so với năm 2010 (Hình 2). Hình 2. Giá trị và cơ cấu GRDP theo giá hiện hành (nghìn tỷ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng GRDP của tỉnh. Tỷ trọng khu vực CN – XD đã tăng từ 38% vào năm 2005 lên 58% vào cuối năm 2019. Chính sự gia tăng đột biến của khu vực CN – XD làm cho khu vực TM – DV thực tế vẫn đang tăng trưởng nhưng tỷ trọng lại giảm từ 42,2% vào năm 2013 xuống còn 31,7% vào năm 2019. Trong khi đó, khu vực nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần (từ khoảng 26,2% vào năm 2005, hiên nay chỉ còn chiếm khoảng 10,3%). Sự thu hẹp của khu vực nông nghiệp là do tốc độ tăng năng suất chậm hơn so với sự vươn lên của khu vực công nghiệp và dịch vụ, diện tích canh tác bị thu hẹp để sử dụng cho công nghiệp, lao động dịch chuyển sang lĩnh vực CN – XD và TM – DV. Đến năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ chiếm 90%, chuyển dịch tăng cơ cấu lên 5,1 điểm phần trăm so với năm 2015; khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 15,1 xuống còn 10% [3], [5], [7], [8]. 3.2. Thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngân sách Có thể khẳng định FDI là nhân tố quan trọng Nguyễn Xuân Quang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 313 - 320 Email: jst@tnu.edu.vn 318 đóng góp rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa ở tỉnh Thái Nguyên và tỷ trọng công nghiệp ngày càng tăng, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 là 24.902 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), trong đó khu vực FDI là 2.172 tỷ đồng, chiếm 8,7%; năm 2015 là 376.864 tỷ đồng, trong đó khu vực FDI là 347.254 tỷ đồng, chiếm 92,1%; đến năm 2019 là 743.800 tỷ đồng, trong đó khu vực FDI là 690.820 tỷ đồng, chiếm 92,9%, gấp 318 lần so với năm 2010. Nhìn chung FDI đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo mà sản phẩm chủ lực tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất là điện thoại thông minh, máy tính bảng và linh kiện điện tử, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu tăng vượt bậc, năm 2010 đạt 98,9 triệu USD; năm 2015 là 15.951,7 triệu USD, trong đó xuất khẩu khu vực FDI là 15.672,8 triệu USD; năm 2018 là 24.835,2 triệu USD, trong đó xuất khẩu khu vực FDI là 24.405,2 triệu USD đến năm 2019 là 28.636,8 triệu USD, trong đó xuất khẩu khu vực FDI là 28.068 triệu USD, gấp 1,78 lần năm 2015 [4], [5], [8]. Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thái Nguyên đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Năm 2010 tổng thu ngân sách của tỉnh đạt 2.725 tỷ đồng, trong đó khu vực FDI là 31,6 tỷ đồng, chiếm 1,2%; năm 2015 là 7.484,9 tỷ đồng, trong đó khu vực FDI là 1.397,9 tỷ đồng, chiếm 18,7%; năm 2018 thu ngân sách đạt 15.022,8 tỷ đồng, trong đó khu vực FDI là 3.411,1 tỷ đồng, chiếm 22,7%; năm 2019 thu ngân sách đạt 15.632 tỷ đồng, trong đó khu vực FDI là 4.280 tỷ đồng, chiếm 27,4% [3], [6], [7], [9]. 3.3. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể năm 2010, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 67,2 nghìn lao động, trong đó lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI là 2 nghìn lao động, chiếm 3% tổng số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn. Sau gần 10 năm, tổng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 197,8 nghìn lao động, tăng gấp 2,9 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,7%/năm. Trong đó số lao động thuộc khu vực FDI là 99,34 nghìn lao động, chiếm 50,22% tổng số lao động, tăng gấp gần 50 lần so với năm 2010 và gấp 11,9 lần so với năm 2014. Số lao động làm việc trong khu vực FDI tăng đột biến từ năm 2014, khi nhà máy Samsung Thái Nguyên đi vào hoạt động. Như vậy, tác động mạnh mẽ nhất của khu vực FDI góp phần quan trọng tạo việc làm cho người lao động, đồng thời, khu vực FDI đã kéo theo sự xuất hiện và phát triển mạnh các ngành khác như kết cấu hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhận dân từ đó tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, qua đó tạo cơ hội và điều kiện cho hình thành và phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh [3], [7], [9]. Khu vực FDI còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Năm 2010, lao động nông nghiệp chiếm 66,72%, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 15,61%, dịch vụ chiếm 17,67%, đến năm 2014, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm còn 55,34%, công nghiệp-xây dựng tăng lên 23,26%, dịch vụ là 21,39%, đến năm 2017 lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống còn 43,81%, công nghiệp xây dựng tăng lên 30,94% và dịch vụ tăng lên 25,25%. Năm 2010, lao động làm việc trong khu vực FDI chỉ chiếm 0,8%, trong khi đó lao động ở khu vực Nhà nước là 10,5% và ngoài Nhà nước là 88,7% thì đến năm 2014 con số này tăng mạnh lên tới 8%, khu vực Nhà nước là 10,1%, ngoài Nhà nước giảm còn 81,8%. Đến năm 2017, lao động khu vực FDI chiếm 13,4%, khu vực Nhà nước chiếm 9,6%, ngoài Nhà nước giảm còn 77% [3], [6], [7], [9]. 4. Một số hạn chế, tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên Bên cạnh những thành tựu đạt được, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những hạn chế, thách thức đối với tỉnh Thái Nguyên đó là: Một là, chất lượng dòng vốn đầu vào tỉnh chưa cao, vẫn nặng về sử dụng nhân công giá rẻ để sinh lời, kể cả như tập đoàn Samsung đa số các dự án FDI thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh đều phải nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài, điều này cho thấy phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ của tỉnh còn ở mức rất thấp chưa đáp ứng được cho doanh nghiệp FDI. Hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ diễn ra chậm, tỷ lệ nội địa hóa không đáng kể. Nguyễn Xuân Quang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 313 - 320 Email: jst@tnu.edu.vn 319 Hai là, thu nhập của người lao động thấp hơn rất nhiều lãnh đạo quản lý đã tạo ra sự phân hóa ngày càng rõ giữa các tầng lớp lao động trong doanh nghiệp, bên cạnh đó việc sử dụng nhiều lao động và thu nhập của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI cao hơn dẫn tới sự cạnh tranh, mất cân đối giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp khác. Đồng thời, do yêu cầu không cao về trình độ lao động, nên đã thu hút nhiều lao động ở khu vực nông thôn, lao động phổ thông, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động của tỉnh, gây khó khăn, lãng phí cơ sở vật chất đối với các nhà trường đào tạo nguồn nhân lực (tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là Đại học Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn của cả nước, nhưng những cơ sở này không tham gia nhiều trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI), bên cạnh đó do chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn lớn gây mất cân đối giữa lao động ở khu vực nông thôn. Mặt khác, lao động làm cho các doanh nghiệp FDI đến một độ tuổi nhất định sẽ không còn khả năng để tương thích với yêu cầu của công việc (sức trẻ và sự tinh nhanh), đồng thời lao động được tuyển dụng ồ ạt, sau một thời gian nếu tự nguyện nghỉ, hết hợp đồng lao động sẽ khó bố trí công việc cho các đối tượng này. Ba là, do các khu công nghiệp ngày càng phát triển, các doanh nghiệp FDI sử dụng nhiều lao động lớn, dẫn tới lực lượng lao động trên cả nước chuyển dịch về tỉnh Thái Nguyên ngày càng lớn (gần 100 nghìn lao động), dẫn tới áp lực về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, điện, nước; nhà ở xã hội, nhà trọ; ô nhiễm môi trường; tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, cơ sở y tế, giáo dục gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Bốn là, công tác giải phóng mặt bằng khu công nghiệp và khu tái định cư vẫn còn gặp khó khăn và chưa đáp ứng ngay được yêu cầu về mặt bằng sạch của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng chưa đáp ứng ngay được yêu cầu tái định cư của người dân có đất bị thu hồi do ngân sách giải phóng mặt bằng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguồn tiền ứng trước, tiền thuê đất có hạ tầng nộp một lần của các doanh nghiệp thứ cấp vào khu công nghiệp. 5. Đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới Một là, các cấp ủy, chính quyền thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 29/3/2019 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tăng cường đối thoại để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; thường xuyên tổ chức các hội nghị xúc tiển đầu tư với các nhà đầu tư và đại diện các tổ chức quốc tế đang hoạt động trong nước, chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả; có các hạng mục các dự án, các chính sách ưu đãi, công khai các quy hoạch thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đặc biệt là có lực lượng lao động chất lượng cao của tỉnh để các nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; đảm bảo an ninh trật tự; sớm đưa trung tâm hành chính công của tỉnh vào hoạt động Hai là, tập trung phát triển vùng phía Nam Thái Nguyên trở thành một trung tâm công nghiệp nhờ vào lợi thế kết nối giao thông thuận lợi với vùng Hà Nội và sân bay Nội Bài, cũng như lợi thế hiện hữu với sự hiện diện của Samsung Thái Nguyên, các nhà cung cấp (vendor) và các doanh nghiệp FDI khác. Đồng thời, tạo ra thêm nhiều cơ hội rõ ràng hơn để kích thích nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân, trong đó ưu tiên lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vùng phía Nam tỉnh Thái Nguyên [5]. Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách có giới hạn, sự huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với danh nghiệp FDI. Đồng thời, cần tận dụng triệt để những cơ hội mà các dự án đầu tư FDI mang lại, đặc biệt là Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên, qua đó tận dụng được “Samsung” để “Samsung” trở thành đòn bẩy phát triển, đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển ngành công nghiệp phụ trợ; tạo ra sự lan tỏa tích cực và bền vững để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bốn là, mặc dù khu vực FDI có sự đóng góp Nguyễn Xuân Quang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 313 - 320 Email: jst@tnu.edu.vn 320 rất lớn vào kinh tế xã hội của tỉnh, nhưng hiện nay số doanh nghiệp trong nước chiếm tới 97% về tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và có số lao động chiếm gần 50% tổng số lao động; bên cạnh đó khu vực sản xuất công nghiệp địa phương (doanh nghiệp FDI chiếm trên 92%) không đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất công nghiệp nhưng có tác động lớn đến đời sống của người lao động. Do đó bên cạnh việc quan tâm ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI cũng cần quan tâm ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong nước có sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các nhóm ngành nông nghiệp công nghệ cao, ngành chế biến thực phẩm sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương. Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và chuyên ngành như Thuế, Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp FDI, tránh trốn thuế, chuyển giá, nợ đọng bảo hiểm xã hội, ô nhiễm môi trường gây thiệt hại ngân sách nhà nước và gây thiệt thòi cho người lao động; đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện nước, trường học), tỉnh tiếp tục khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP). Sáu là, sự phát triển của Tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cũng như khả năng thu hút lao động chất lượng cao từ ngoại tỉnh. Tỉnh cần xem xét và cơ cấu lại hoạt động đào tạo trên địa bàn theo hướng nhấn mạnh các kỹ năng và kiến thực thực chất, đồng thời các đơn vị đào tạo trên địa bàn tỉnh, nhất là Đại học Thái Nguyên cần nghiên cứu thị trường, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp; hướng tới trang bị cho sinh viên các nền tảng cơ bản để có thể thích ứng với mọi ngành nghề và môi trường, tác phong công nghiệp khác nhau. 6. Kết luận Qua nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển của tỉnh góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngân sách cho địa phương, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh tác động tích cực, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng còn những hạn chế và thách thức đã đề cập tới. Do vậy để khai thác tận dụng các dòng vốn FDI đóng góp vào phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm đến hoàn thiện công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tập trung thu hút, chọn lọc các dự án có chất lượng, áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, để sớm đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. M. T. Nguyen, “The impact of FDI on the Vietnamese economy in recent years,” Journal of Economic Management, vol. 35, pp. 47-52, 2010. [2]. Thai Nguyen provincial Party Committee, Draft Political Report of Thai Nguyen provincial Party Executive Committee term XIX (the 2020-2025 Tenure), 2020. [3]. Thai Nguyen provincial People's Committee, Report on the project "Enhancing the competitiveness of Thai Nguyen province and the role of Samsung," 2019. [4]. The Union of Science Associations of Thai Nguyen Province, Identify and provide solutions to promote Thai Nguyen's economy in order to develop sustainably until 2025, with a vision to 2030, 2019. [5]. C. T. Tran, and X. Q. Nguyen, Solutions for sustainable development of industrial parks in Song Cong town, Thai Nguyen province, Thai Nguyen University of Economics and Business Administration, 2012. [6]. Thai Nguyen provincial People's Committee, Report on evaluation of the performance of political missions in the period of 2015-2020, objectives, tasks and solutions in the period 2020-2025, 2019. [7]. Thai Nguyen Statistics office, Thai Nguyen Statistical Yearbook 2018, 2019. [8]. Thai Nguyen provincial Party Executive Committee, Political Report at 19th provincial Party Congress, term 2015-2020, 2015. [9]. T. H. Nguyen, “Foreign direct investment and its impacts on the economy of Thai Nguyen province,” Journal of Financial, vol. 715, no. 2, pp. 100-105, October 2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdong_gop_quan_trong_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_den_phat.pdf
Tài liệu liên quan