Tốc độ hình thành axít peraxetic từ phản
ứng giữa axít axetic và hidro peroxit đã được
nghiên cứu trong sự có mặt của ion H+ với các
nồng độ khác nhau ở nhiệt độ 25 ± 1 oC. Các
kết quả cho thấy rằng H+ có vai trò tăng tốc
phản ứng. Phản ứng xảy ra thuận nghịch với
thời gian đạt cân bằng giảm từ 36 giờ xuống 2
giờ khi tăng nồng độ H+ từ 0,036 lên 0,72 M.
Giá trị hằng số cân bằng tính được là K = 4,04.
Trong điều kiện tiến hành thí nghiệm, tốc độ
phản ứng tuân theo quy luật động học bậc 1
theo H2O2 và H+. Các kết quả thu được trong
nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin cho
việc điều chế axít peraxetic trong thực tiễn
ứng dụng.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Động học hình thành CH3COOOH từ phản ứng CH3COOH + H2O2 trong sự có mặt của ion H+ - Nguyễn Thị Kim Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 91-95
91
Động học hình thành CH3COOOH từ phản ứng CH3COOH +
H2O2 trong sự có mặt của ion H
+
Nguyễn Thị Kim Giang1,2, Trần Thị Hải Yến1, Nguyễn Hữu Thọ1,
Nguyễn Thị Hiền1, Cao Thế Hà3, Lê Văn Chiều4, Vũ Ngọc Duy1,*
1
Khoa Hóa học, Trường Đaị hoc̣ Khoa hoc̣ Tư ̣nhiên, ĐHQGHN, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Viêṭ Nam
2
Khoa Hóa học, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Viêṭ Nam
3
Trung Tâm Nghiên Cứu Công Nghệ Môi Trường và Phát Triển Bền Vững,
Trường Đaị hoc̣ Khoa hoc̣ Tư ̣nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyêñ Trãi, Hà Nội, Viêṭ Nam
4
Ban quản lý các dự án, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Viêṭ Nam
Nhận ngày 15 tháng 5 năm 2018
Chỉnh sửa ngày 12 tháng 6 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 6 năm 2018
Tóm tắt: Động học hình thành axít peraxetic từ phản ứng giữa axít axetic và hidro peroxit đã được
khảo sát trong nghiên cứu này. Các thí nghiệm được thực hiện theo mẻ có thể tích 50 mL với nồng
độ axít axetic và hidro peroxit tương ứng là 10,5 M và 4,2 M, ở nhiệt độ 25 ± 1 oC. Ảnh hưởng của
ion H
+
đến tốc độ phản ứng được khảo sát trong khoảng nồng độ từ 0,036 đến 0,72 M. Sự hình
thành axít peraxetic được theo dõi bằng phương pháp chuẩn độ iot - thiosunphat với chỉ thị hồ tinh
bột. Các số liệu biến thiên nồng độ theo thời gian được xử lý theo mô hình động học phản ứng
thuận nghịch bậc một. Kết quả xử lý cho thấy H+ có vai trò xúc tác với bậc phản ứng riêng bằng 1.
Từ khóa: Axít peraxetic, axít axetic, hidro peroxit, động học, xúc tác.
1. Tổng quan
Axít peraxetic (PAA) là một chất có tính
ôxi hóa mạnh với thế ôxi hóa khử dương là
+1,81 (V). Nhờ có tính chất này mà PAA được
sử dụng trong sát khuẩn thực phẩm và công
nghiệp tẩy trắng [1,2]. Đến những năm 1980s,
PAA được sử dụng để sát trùng nước cấp và
nước thải [3]. Một trong những ưu điểm của
________
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-936187622.
Email: duyk44ahoahoc@yahoo.com
https://doi.org/10.25073/2588-1140/vnunst.4746
hợp chất này khi sử dụng là không tạo ra các
sản phẩm phụ độc hại như clo hay ozon [4].
Hơn nữa khi ra môi trường, PAA dễ dàng phân
hủy để tạo ra các chất an toàn như CH3COOH,
O2 và H2O. Do đó, PAA được coi là tác nhân
rất thân thiện với môi trường và ngày càng
được ưu tiên sử dụng để thay thế các chất ôxi
hóa mạnh khác. Tuy nhiên, việc ứng dụng PAA
trong xử lý nước thải chưa có nhiều tài liệu đề
cập đến, đặc biệt ở Việt Nam.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như đã
nêu, PAA có nhược điểm là dễ bị phân hủy. Do
N.T.K. Giang và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 91-95
92
vậy, vấn đề bảo quản và vận chuyển sẽ gặp
nhiều khó khăn. Một trong những giải pháp để
khắc phục điều này là điều chế PAA tại địa
điểm sử dụng. Theo phương pháp truyền thống,
PAA được điều chế từ CH3COOH và H2O2 [2]:
CH3COOH + H2O2 CH3COOOH +
H2O (pư.1)
Các thông tin về động học cũng như cân
bằng của phản ứng này chưa được bất kì nhóm
tác giả nào ở Việt Nam nghiên cứu. Gần đây,
một số nghiên cứu trên thế giới đã công bố
hằng số động học và hiệu ứng nhiệt quá trình
hình thành PAA từ phản ứng giữa axít axetic và
hidro peroxit [5-7]. Cơ chế của phản ứng cũng
được đưa ra thảo luận nhưng chỉ là các giả thiết
chứ chưa có bằng chứng thực nghiệm. Tuy
nhiên, để tìm hằng số tốc độ phản ứng, các công
bố đều mặc định bậc riêng của từng chất là bậc
một mà không chứng minh. Nhằm khẳng định
bậc phản ứng riêng của các chất (đến nay chưa
nghiên cứu nào trên thế giới công bố), đồng
thời có các thông tin về hằng số tốc độ hình
thành PAA để sử dụng trong xử lý nước thải ở
Việt Nam, nghiên cứu này khảo sát động học
hình thành PAA trong môi trường axít.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, PAA được điều chế
từ CH3COOH (100 %) và H2O2 (30 %) với tỉ lệ
thể tích là 1,5 : 1. Sau khi trộn đều bắt đầu phản
ứng, hỗn hợp với tổng thể tích 50 mL được giữ
kín trong bóng tối ở nhiệt độ phòng 25 ± 1 oC.
Khả năng hình thành PAA được khảo sát bằng
cách lấy mẫu theo thời gian và xác định nồng
độ PAA bằng phương pháp chuẩn độ iot -
thiosunphat. Nguyên lý xác định như sau:
Bước 1 - PAA phản ứng định lượng với I-
sinh ra I2 theo phản ứng:
CH3COOOH + 2I
-
+ 2H
+
= CH3COOH + I2
+ H2O
Bước 2 - I2 sinh ra được chuẩn độ trực tiếp
bằng thiosunphat với chỉ thị là hồ tinh bột.
Để loại trừ ảnh hưởng của H2O2 đến kết
quả, quá trình chuẩn độ thực hiện ở -15 oC. Các
kết quả đánh giá cho thấy sự có mặt của H2O2
gần như không ảnh hưởng đến việc xác định
nồng độ PAA (sai số dương nhỏ hơn 2 %) ở
nhiệt độ -15 oC. Ảnh hưởng của H+ đến tốc độ
hình thành PAA được khảo sát trong khoảng
nồng độ 0,036 đến 0,72 M bằng cách sử dụng
H2SO4. Các chất sử dụng trong thí nghiệm đều
là hóa chất tinh khiết của Trung Quốc.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Sự hình thành PAA
Nghiên cứu đã đánh giá tốc độ hình thành
PAA tại 5 nồng độ H+ trong khoảng 0,036 đến
0,72 M. Nồng độ hình thành PAA theo thời
gian được biểu diễn trên hình 1.
Hình 1. Nồng độ PAA hình thành theo thời gian ở
các nồng độ axít khác nhau;
thí nghiệm với [H+] = 0,074M được lặp lại 2 lần.
Kết quả cho thấy, tốc độ hình thành PAA
trong phản ứng tăng dần khi tăng nồng độ axít.
Trong các thí nghiệm, nồng độ PAA đều đạt
đến giá trị cân bằng là 2,6 M. Nồng độ này rất
gần với nồng độ cân bằng đạt được từ nhóm
nghiên cứu của F. Ebrahimi là 2,5 M [7]. Điều
này đã khẳng định lại phản ứng (pư.1) là phản
ứng thuận nghịch. Thời gian đạt cân bằng
khoảng 36 giờ nếu sử dụng H+ ở nồng độ 0,036
M và rút ngắn xuống còn 2 giờ khi tăng nồng
độ H+ lên 0,72 M. Đây là thông số rất quan
trọng cho quá trình điều chế PAA tại chỗ. Từ
nồng độ PAA và nồng độ các chất phản ứng cân
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
0 10 20 30 40
N
ồ
n
g
đ
ộ
P
A
A
,
M
Thời gian, giờ
0,036 M 0,074 M
0,074 M 0,29 M
0,72 M 0,51 M
N.T.K. Giang và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 91-95
93
bằng, hằng số cân bằng (K) được tính toán theo
công thức:
]][[
]][[
223
23
OHCOOHCH
OHCOOOHCH
K (pt.1)
Trong biểu thức này, nồng độ CH3COOH
và H2O2 cân bằng được tính bằng cách lấy nồng
độ ban đầu trừ nồng độ mất đi do phản ứng,
nồng độ H2O được tính từ nồng độ nước ban
đầu trong dung dịch H2O2 và nước sinh ra theo
(pư.1). Các kết quả được trình bày trong bảng 1.
Kết quả tính toán cho giá trị trung bình K =
4,04 cao hơn gần gấp đôi so với kết quả thực
nghiệm của nhóm L. V. Dul’neva (K =2,1)[5].
Sự khác biệt này có thể là do điều kiện thực
nghiệm, nghiên cứu này sử dụng nồng độ đậm
đặc hơn nhiều so với các nghiên cứu trước.
Kết quả này sẽ giúp chúng ta tính toán nồng độ
PAA cân bằng khi sử dụng các chất phản ứng
có nồng độ khác nhau.
Bảng 1. Nồng độ cân bằng của các chất và kết quả
tính K
TN 1 2 3 4 5 6
[PAA], M 2,7 2,59 2,72 2,5 2,52 2,56
[CH3COOH],
M
7,8 7,91 7,78 8 7,98 7,94
[H2O2], M 1,5 1,61 1,48 1,7 1,68 1,64
[H2O], M 19,7 19,59 19,72 19,5 19,52 19,56
K 4,5 4,0 4,7 3,6 3,7 3,8
3.2. Mô hình động học phản ứng
3.3.1. Bậc phản ứng của H2O2
Trong trường hợp tổng quát, phương trình
tốc độ ( 1v ) của phản ứng hình thành PAA từ
CH3COOH và H2O2 với sự có mặt của H
+
làm
xúc tác có thể được viết ở dạng tổng quát như
sau:
32
22
1
311 ][][][
nnn HOHCOOHCHkv (pt.2)
Trong đó: k1 là hằng số tốc độ phản ứng; n1,
n2, n3 là bậc phản ứng của CH3COOH, H2O2,
và H
+
.
CH3COOH trong hỗn hợp có nồng độ 10,5
M nên rất dư so với lượng PAA tạo thành (hay
lượng H2O2 chuyển hóa). Vì vậy, nồng độ
CH3COOH trong biểu thức tốc độ không đổi
trong quá trình phản ứng và (pt.2) có thể được
viết thành:
2
22
'
11 ][
nOHkv (pt.3a)
với:
31
3
'
1 ][][
nn HCOOHCHkk (pt.3b)
Ngoài phản ứng hình thành còn có phản
ứng phân hủy PAA theo chiều nghịch của phản
ứng (pư.1). Tốc độ của phản ứng nghịch ( 1v )
chỉ phụ thuộc vào nồng độ PAA do nồng độ
nước không đổi:
4
3
'
11 ][
nCOOOHCHkv (pt.4)
hay
4
2222
'
11 ])[]([
n
o OHOHkv (pt.5)
Giả thiết, phản ứng thuận là bậc 1 theo
H2O2 (n3 = 1) và phản ứng nghịch là bậc 1 theo
PAA (n4 = 1), Khi đó tốc độ biến thiên nồng độ
của H2O2 (bao gồm mất đi và hình thành) là
hiệu của phương trình (pt.3a) và (pt.5):
])[]([][ 2222
'
122
'
111 OHOHkOHkvvv o
dt
OHd ][ 22 (pt.6)
Kí hiệu [H2O2] là C, lấy tích phân và biểu
diễn theo nồng độ H2O2 cân bằng (Ccb) thu
được:
tkk
cbocb eCCCC
)( ' 1
'
1)(
(pt.7)
hay tkk
CC
CC
cb
cbo )()ln( ' 1
'
1
(pt.8)
Từ phương trình (pt.8) thấy rằng nếu sự phụ
thuộc của ))/()ln( cbcbo CCCC theo thời
gian (t) là tuyến tính thì giả thiết bậc n3 = n4 =
1 là đúng.
Các kết quả xử lý số liệu và vẽ đồ thị cho
thấy các đồ thị biểu diễn
N.T.K. Giang và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 91-95
94
))/()ln( cbcbo CCCC theo t đều cho đường
thẳng và như vậy n3 = n4 = 1, đồng thời từ độ
dốc của các đường thẳng này, ta xác định được
tổng ( )' 1
'
1 kk cho từng nồng độ axít (bảng 1).
Hình 2 trình bày đường biểu diễn
))/()ln( cbcbo CCCC theo thời gian (t) cho
trường hợp có mặt của [H+] = 0,036 M.
Hình 2. Sự phụ thuộc ))/()ln( cbcbo CCCC
theo t với [H+] = 0,036 M
Bảng 2. Giá trị tính toán các hằng số động học
'
1
'
1 kk
TN [H+], M '
1
'
1 kk , giờ-1
'
1k , giờ-1
1 0,036 0,05 0,04
2 0,074 0,13 0,10
3* 0,074 0,10 0,08
4 0,292 0,26 0,21
5 0,508 1,08 0,87
6 0,722 2,15 1,72
* thí nghiệm với [H+] = 0,074M được lặp lại
Hằng số cân bằng K (tính được ở 3.1) chính
là tỉ lệ
'
1
'
1 kk , trên cơ sở đó ta tính được hằng
số tốc độ của phản ứng thuận
'
1k ứng với nồng
độ H2O2 là 4,2 M ở nhiệt độ 25 ± 1
o
C. Các giá
trị tính toán được liệt kê trong cột 4 bảng 2. Các
giá trị k1' này rất phù hợp với các giá trị mà
Xuebing Zhao và cộng sự [6] thu được khi quy
về cùng đơn vị.
3.2.2. Bậc phản ứng của H+
Khi tiến hành phản ứng ở nồng độ
CH3COOH không đổi, phương trình (pt.3a)
được biến đổi thành:
])ln([3)][ln()ln( 13
'
1
HnCOOHCHkk n
])ln([3 HnA
(pt.9)
với A là hằng số.
n3 chính là độ dốc của phương trình đường
thẳng biểu diễn sự phụ thuộc ln(k1') theo
ln([H
+
]).
Hình 3. Sự phụ thuộc ln(k1') theo ln([H
+
])
Kết quả từ hình 3 cho thấy n3 = 1,135 nên
có thể kết luận bậc phản ứng của ion H+ là 1.
Trong nghiên cứu này chúng tôi không tìm
bậc phản ứng riêng của CH3COOH vì hóa chất
này thường được cung cấp ở dạng tinh khiết
gần 100 % nên tốc độ phản ứng chỉ còn phụ
thuộc vào nồng độ H2O2 và axít làm xúc tác.
4. Kết luận
Tốc độ hình thành axít peraxetic từ phản
ứng giữa axít axetic và hidro peroxit đã được
nghiên cứu trong sự có mặt của ion H+ với các
nồng độ khác nhau ở nhiệt độ 25 ± 1 oC. Các
kết quả cho thấy rằng H+ có vai trò tăng tốc
phản ứng. Phản ứng xảy ra thuận nghịch với
thời gian đạt cân bằng giảm từ 36 giờ xuống 2
y = 0,052x - 0,007
R² = 0,998
0,0
0,2
0,4
0,6
0,8
1,0
1,2
1,4
1,6
1,8
0 10 20 30 40
ln
((
C
0
-C
cb
)/
(C
-C
cb
))
Thời gian, giờ
y = 1,135x + 0,500
R² = 0,940
-5
-4
-3
-2
-1
0
1
2
-4 -3 -2 -1 0 1
ln
(k
1
’)
ln([H+])
N.T.K. Giang và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 91-95
95
giờ khi tăng nồng độ H+ từ 0,036 lên 0,72 M.
Giá trị hằng số cân bằng tính được là K = 4,04.
Trong điều kiện tiến hành thí nghiệm, tốc độ
phản ứng tuân theo quy luật động học bậc 1
theo H2O2 và H
+. Các kết quả thu được trong
nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin cho
việc điều chế axít peraxetic trong thực tiễn
ứng dụng.
Tài liệu tham khảo
[1] Mehmet Kitis, Disinfection of wastewater with
peracetic acid: a review, Environment
International, 30 (2004) 47.
[2] Polonca Preša and Petra Forte Tavčer, Low Water
and Energy Saving Process for Cotton
Pretreatment, Textile Research Journal, 79 (1)
(2009) 76.
[3] V, Lazarova, M, L, Janex, L, Fiksdal, C, Oberg, I,
Barcina, M, Pommepuy, Disinfection
technologies: short and long term efficiency, Wat,
Sci, Tech, 38 (12) (1998) 109.
[4] Silvano Monarca, Donatella Feretti, Carlo
Collivignarelli, Licia Guzzella, Ilaria Zerbini,
Giorgio Bertanza, Roberta Pedrazzani, The
influence of different disinfectants on
mutagenicity and toxicity of urban wastewater,
Wat, Res, 34 (17) (2000) 4261.
[5] L. V. Dul’neva, A. V. Moskvin, Kinetics of
Formation of Peroxyacetic Acid, Russian Journal
of General Chemistry, 75 (7) (2005) 1125.
[6] Xuebing Zhao, Ting Zhang, Yujie Zhou, Dehua
Liu, Preparation of peracetic acid from hydrogen
peroxide Part I: Kinetics for peracetic acid
synthesis and hydrolysis, Journal of Molecular
Catalysis A: Chemical 271 (2007) 246.
[7] F. Ebrahimi, E. Kolehmainen, P. Oinas, V.
Hietapelto, I. Turunen, Production of unstable
percarboxylic acids in a microstructured reactor,
Chemical Engineering Journal 167 (2011) 713.
Kinetics of CH3COOOH Formation from CH3COOH + H2O2
Reaction in the Presence of H+ Ion
Nguyen Thi Kim Giang1,2, Tran Thi Hai Yen1, Nguyen Huu Tho1,
Nguyen Thi Hien1, Cao The Ha3, Le Van Chieu4, Vu Ngoc Duy1
1
Faculty of Chemistry, VNU University of Science, 19 Le Thanh Tong, Hanoi, Vietnam
2
Faculty of Chemistry, Hanoi University of Education, 136 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
3
Research Center for Environmental Technology and Sustainable Development,
VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
4
VNU Project Management Department, 114 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: Kinetics of peracetic acid formation in the reaction between acetic acid and hydro
peroxide was investigated in this study. Experiments were conducted in a batch-reactor with a solution
volume of 50 mL at 25 ± 1
o
C. Concentrations of acetic acid and hydro peroxide are 10.5 M and 4.2
M, respectively. The effect of H
+
ion on the reaction was evaluated in the range from 0.036 to 0.72
M. The formation of peracetic acid was followed by iod - thiosulfate titration with starch indicator.
Experimental data were analyzed using reversible first - order rate law to get reaction orders of H
+
and
H2O2 to be 1.
Keywords: Peracetic acid, acetic acid, hydro peroxide, kinetics, catalyst.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4746_121_10174_2_10_20180821_3189_2114433.pdf