Giới thiệu chung
PHẦN 1: MÔ TẢ DOANH NGHIỆP.
Tên trung tâm: Trung tâm Anh ngữ H.H.P.
Tên giao dịch: H.H.P English Center.
Hình thức sở hữu: Công ty tư nhân.
Trung tâm Anh ngữ H.H.P là trung tâm tiếng Anh lần đầu tiên ra đời ở Hải Dương, hoạt động trong lĩnh vực đào tạo với mục đích là giảng dạy và nâng cao trình độ học tập, hiểu biết về tiếng Anh của học sinh, sinh viên cũng như mọi tầng lớp dân cư khác trong thành phố Hải Dương.
Trung tâm hoạt động dưới hình thức Công ty tư nhân, do Hoàng Quốc Hùng – Sinh viên năm thứ 3, K44 C, Khoa Kinh tế Đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc Dân thành lập.
I. Mục tiêu của trung tâm.
1.Mục đích của dự án.
Trung tâm ra đời với mục đích giảng dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên và các tầng lớp dân cư khác trong thành phố Hải Dương.
Nâng cao trình độ hiểu biết và sử dụng tiếng Anh của học sinh, sinh viên cũng như của các tầng lớp dân cư khác trong thành phố.
Kinh doanh thu lợi nhuận cao trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu được học tập và tìm hiểu tiếng Anh của học viên.
2. Chiến lược phát triển của trung tâm.
Mở rộng mô hình kinh doanh sang các lĩnh vực đào tạo, phối hợp đào tạo . các chuyên ngành khác như tin học, công nghệ thông tin
Thực hiện liên kết với các trường, các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm tiến tới mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của trung tâm.
Đối tượng phục vụ của trung tâm trong tương lai không chỉ dừng lại ở các học viên trong thành phố Hải Dương mà sẽ mở rộng cho toàn tỉnh Hải Dương.
3. Ý nghĩa kinh tế xã hội.
Đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên cũng như mong muốn được tìm hiểu, học tập và được đào tạo nhằm phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của các tầng lớp dân cư khác trong thành phố Hải Dương.
Tạo ra một trường giao tiếp tiếng Anh liên tục, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh không chỉ của học sinh, sinh viên mà còn cả các tầng lớp dân cư khác.Phát huy hết kiến thức sư phạm đã được đào tạo của đội ngũ giáo viên trẻ ở thành phố, mà hiện tại đang bị hạn chế do thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, khó khăn trong bố trí và tổ chức lớp học.
Góp phần nâng cao trình độ dân trí,nâng cao hiệu quả làm việc cũng như năng lực cho lực lượng lao động hiện tại, và tương lai trong địa bàn thành phố Hải Dương nói riêng, trong toàn Tỉnh Hải Dương nói chung.
Mở rộng mối quan hệ cũng như nâng cao tính đoàn kết cho học sinh, sinh viên của các trường học trong địa bàn thành phố Hải Dương.
26 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án mở Trung tâm Anh ngữ H.H.P - Công ty tư nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MÔ TẢ DOANH NGHIỆP.
Tên trung tâm: Trung tâm Anh ngữ H.H.P.
Tên giao dịch: H.H.P English Center.
Hình thức sở hữu: Công ty tư nhân.
Trung tâm Anh ngữ H.H.P là trung tâm tiếng Anh lần đầu tiên ra đời ở Hải Dương, hoạt động trong lĩnh vực đào tạo với mục đích là giảng dạy và nâng cao trình độ học tập, hiểu biết về tiếng Anh của học sinh, sinh viên cũng như mọi tầng lớp dân cư khác trong thành phố Hải Dương.
Trung tâm hoạt động dưới hình thức Công ty tư nhân, do Hoàng Quốc Hùng – Sinh viên năm thứ 3, K44 C, Khoa Kinh tế Đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc Dân thành lập.
I. Mục tiêu của trung tâm.
1.Mục đích của dự án.
Trung tâm ra đời với mục đích giảng dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên và các tầng lớp dân cư khác trong thành phố Hải Dương.
Nâng cao trình độ hiểu biết và sử dụng tiếng Anh của học sinh, sinh viên cũng như của các tầng lớp dân cư khác trong thành phố.
Kinh doanh thu lợi nhuận cao trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu được học tập và tìm hiểu tiếng Anh của học viên.
2. Chiến lược phát triển của trung tâm.
Mở rộng mô hình kinh doanh sang các lĩnh vực đào tạo, phối hợp đào tạo... các chuyên ngành khác như tin học, công nghệ thông tin…
Thực hiện liên kết với các trường, các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm tiến tới mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của trung tâm.
Đối tượng phục vụ của trung tâm trong tương lai không chỉ dừng lại ở các học viên trong thành phố Hải Dương mà sẽ mở rộng cho toàn tỉnh Hải Dương.
3. Ý nghĩa kinh tế xã hội.
Đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên cũng như mong muốn được tìm hiểu, học tập và được đào tạo nhằm phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của các tầng lớp dân cư khác trong thành phố Hải Dương.
Tạo ra một trường giao tiếp tiếng Anh liên tục, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh không chỉ của học sinh, sinh viên mà còn cả các tầng lớp dân cư khác.Phát huy hết kiến thức sư phạm đã được đào tạo của đội ngũ giáo viên trẻ ở thành phố, mà hiện tại đang bị hạn chế do thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, khó khăn trong bố trí và tổ chức lớp học.
Góp phần nâng cao trình độ dân trí,nâng cao hiệu quả làm việc cũng như năng lực cho lực lượng lao động hiện tại, và tương lai trong địa bàn thành phố Hải Dương nói riêng, trong toàn Tỉnh Hải Dương nói chung.
Mở rộng mối quan hệ cũng như nâng cao tính đoàn kết cho học sinh, sinh viên của các trường học trong địa bàn thành phố Hải Dương.
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG
Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội của tỉnh Hải Dương, nhu nhập bình quân đầu người trên 1,5 triệu đồng một tháng, quy mô hộ gia đình nhỏ, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con.Với mức giá sinh hoạt tương đối thấp, thì nhu cầu được tìm tòi và học tập đã trở thành không thể thiếu đối với các tầng lớp dân cư trong thành phố.
Với sự phát triển của hệ thống truyền hình Cáp, Internet, sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp nước ngoài...vì vậy, được tìm hiểu cũng như được học tập tiếng Anh đã trở thành nhu cầu không chỉ của học sinh, sinh viên mà còn ở cả các tầng lớp dân cư khác trong thành phố.
Hiện tại trong địa bàn thành phố có số lượng học sinh cấp 1 khoảng 7000 học sinh, số học sinh cấp 2 là 7000, số học sinh cấp 3 là 9000, bên cạnh đó là số lượng sinh viên cao đẳng, trung học, trung tâm giáo dục lên tới trên 20.000 người. Song, ngoài một số ít các lò luyện thi tiếng Anh có số lượng lớp ít ( lò luyện thi Thành Đông, Cao Đẳng… ) với số lượng học viên mỗi lớp lên tới hơn trăm người, thì hiện tại trên địa bàn thành phố chưa có một trung tâm tiếng Anh nào với quy mô lớp học nhỏ, chương trình học hiện đại, đáp ứng được tiêu chuẩn đào tạo những kỹ năng tiếng Anh tối thiểu cho học viên. Với một số các lò luyện thi tiếng Anh với số lượng học viên quá lớn như vậy thì không thể đảm bảo được chất lượng đào tạo các kỹ năng tiếng Anh tối thiểu cho học viên cũng như khó có thể đảm bảo chất lượng cho việc giảng dạy cũng như học tập của học viên. Đồng thời cũng không thể đáp ứng được hết nhu cầu được luyện thi tiếng Anh tốt nghiệp phổ thông trung học cho hơn 3000 học sinh cấp 3 trong địa bàn Thành phố, chứ chưa nói đến nhu cầu được luyện thi đại học của học sinh trong Tỉnh, hay như nhu cầu được thi vào chuyên Anh của các học sinh cáp 2. Bên cạnh đó, nhu cầu được luyện thi tiếng Anh tốt nghiệp phổ thông, ôn thi đại học của hơn 15 nghìn học sinh phổ thông trung học trong thành phố, nhu cầu được tìm hiểu và học tập tiếng Anh của các tầng lớp dân cư khác không được đáp ứng, một nhu cầu lớn trong đó là của các bậc phụ huynh muốn con em mình được học tập và giao tiếp tiếng Anh ngay từ bé.
Việc không có được một môi trường học tập tiếng Anh tốt là minh chứng cho thấy số lượng học sinh đăng ký thi khối D trong toàn Tỉnh chỉ khoảng 300 học sinh, đây là một con số quá khiêm tốn trước đòi hỏi phải phát triển kỹ năng tiếng Anh cho công việc trong tương lai.Việc không được đào tạo tiếng Anh nghiêm túc từ bậc phổ thông nên lên bậc đại học đã làm giảm phần nào khả năng của sinh viên trong Thành phố Hải Dương cũng như trong toàn Tỉnh Hải Dương.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở Hải Dương có trình độ tương đối cao, nhất là các giáo viên trẻ mới ra trường được đào tạo chính quy ở các trường Đại Học chuyên ngữ trên Hà Nội, thậm chí từ chính khoa tiếng Anh của trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương…song đa số họ chưa có điều kiện để truyền đạt được hết những kiến thức sư phạm của mình cho học sinh.Vì với thời lượng học tiếng Anh trên lớp là quá ít( từ 2, 3 tiết cho 1 tuần), trong khi đó việc thiếu phòng học, không tổ chức được địa điểm học thêm… là một trong những nguyên nhân mà nhu cầu được học tập và giảng dạy thêm tiếng Anh của học sinh, sinh viên trong địa bàn thành phố chưa được đáp ứng.
Thành phố Hải Dương đang trong quá trình xây dựng để trở thành một đô thị xứng tầm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ).Trên trục quốc lộ 5 qua thành phố, hành trăm doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, thu hút một lực lượng lao động khổng lồ trong và ngoài tỉnh, đóng góp một lượng lớn vào GDP của toàn tỉnh Hải Dương.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như của mỗi doanh nghiệp.Trước đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp trong địa bàn thành phố nói riêng phải liên tục đổi mới, cập nhật thông tin, giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài….Vì vậy, yêu cầu tiếng Anh cho công việc hiện tại và tương lai của cán bộ công nhân viên của mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết
Trước nhu cầu lớn được tìm hiểu và học hỏi tiếng Anh của học sinh, sinh viên, của các tầng lớp dân cư cũng như mong muốn được truyền đạt kiến thức sư phạm đã được đào tạo của các giáo viên trong Tỉnh, tôi quyết định thành lập Trung tâm tiếng Anh H.H.P, với các phòng học tiêu chuẩn, quy mô lớp học ít từ 20-30 học viên, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, các giáo trình và tài liệu phụ trợ học tập được cập nhật liên tục…lần đầu tiên ra đời ở Hải Dương.Trung tâm lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu số 1 và cao nhất.
Với khẩu hiệu “Best service, best quality, best price”.Trung tâm ra đời sẽ phần nào khác phục những khó khăn về điều kiện giảng dạy, học tập cũng như phần nào đáp ứng được nhu cầu được tìm hiểu và học tập tiếng Anh của học sinh, sinh viên cũng như của các tầng lớp dân cư trong toàn thành phố.
Đây là trung tâm đào tạo tiếng Anh đầu tiên ra đời trên địa bàn thành phố Hải Dương, vì vậy trong giai đoạn đầu sẽ không thể tránh khỏi sự hoài nghi của học viên và của các bậc phụ huynh về chất lượng đào tạo của trung tâm.
Buổi đầu mới hình thành nên việc mời các giáo viên có uy tín trong tỉnh, các giáo viên từ thành phố Hà Nội và các giáo viên nước ngoài… bước đầu sẽ có nhiều hạn chế và khó khăn.
Do đó, trung tâm rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của Sở Giáo Dục và Đào tạo, các ban ngành, trường học trong tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng… trong việc giới thiệu cho hoạt động giảng dạy của trung tâm. Giới thiệu, cung cấp các giáo viên có uy tín phục vụ cho hoạt động giảng dạy của trung tâm.Đảm bảo cho chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng học tập của học viên ở trung tâm.
PHẦN 3: KẾ HOẠCH MARKETING.
A. Các hình thức đào tạo:
+Tiếng Anh tổng quát:
Khóa học mở đầu cho người lớn - Adult Bridging Course.
Sơ cấp – Elementary.
Sơ trung cấp – Pre-Intermediate
Trung cấp – Intermediate.
Cao trung cấp – Upper-Intermediate.
+Tiếng Anh nghe nói:
- Elementary.
Pre-Intermediate
Intermediate
Upper-Intermediate.
+Tiếng Anh cho trẻ em.(English for children)
+Tiếng Anh luyện thi (Vào các lớp chuyên Anh trong Tỉnh, thi Tốt nghiệp PTCS, PTTH, luyện thi Đại học ).
+Hợp đồng đào tạo tiếng Anh cho các doanh nghiệp trong thành phố khi có yêu cầu.
Với các chương trình học bao quát, nhiều mức độ, trung tâm có thể đáp ứng đủ mọi trình độ tiếng Anh của học viên.
Hàng tuần trung tâm có các buổi kiểm tra trình độ đầu vào miễn phí cũng như các lớp học thử cho học viên. Kết quả kiểm tra này sẽ một phần đánh giá trình độ của học viên, để dễ dàng cho học viên lựa chọn mức trình độ ở trung tâm sao cho phù hợp và hiệu quả nhất cho mục đích học tập của mình.Cũng qua đó, nâng cao được hiệu quả của công tác đào tạo ở trung tâm.
Bước đầu, trung tâm dự định sẽ chính thức làm lễ khai trương vào đầu tháng 6 (bắt đầu nghỉ hè), Trung tâm xác định học viên chính trong 7 tháng đầu sẽ chủ yếu học tập ở các lớp tiếng Anh trẻ em và tiếng Anh tổng quát ( thời gian này gộp tiếng Anh luyện thi và tiếng Anh tổng quát vào thành tiếng Anh tổng quát ).
Một khóa học ở trung tâm sẽ kéo dài trong 3 tháng, một tuần ba buổi(Thứ 2, 4, 6 hoặc thứ 3, 5, 7) với thời gian như sau:
Ca 1:7h30-9h
Ca 2:9h30-11h
Ca 3:14h-15h30
Ca 4:16h-17h30,
Ca 5: 19h30-21h.
Học phí quy định chung của trung tâm trong thời gian này là 450.000 đồng một khóa học 3 tháng cho tất cả các trình độ ở trung tâm.
Tiếng Anh hợp đồng, thì học phí do sự thỏa thuận giữa bên công ty, doanh nghiệp cần đào tạo và trung tâm, tùy thuộc vào yêu cầu của phía đối tác mà trung tâm sẽ đưa ra mức học phí được sự chấp thuận từ cả 2 phía. Song tiếng Anh hợp đồng chưa phải là mục tiêu hàng đầu của trung tâm trong giai đoạn này, vì vậy giả định trung tâm chưa nhận được hợp đồng giảng dạy nào trong giai đoạn đầu thành lập.
B. Địa điểm.
Phương án 1:
Nhà nghỉ Hòa An (Hòa Hưng) nằm trên đường Chương Mỹ, thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.
Phương án 2:
Ngôi nhà số 25 Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Cả 2 địa điểm này đều là nhà cho thuê, 4 tầng, mỗi tầng 2 phòng (trừ tầng 1) với diện tích mỗi phòng nằm trong khoảng 20 đến 25 mét vuông, rất phù hợp với quy mô lớp học nhỏ của trung tâm.
Với số phòng như vậy, mỗi ca học trung tâm có thế tổ chức tối đa là 6 lớp, nên trong một ngày (5 ca), trung tâm có thể tổ chức ra tối đa 30 lớp học với số học viên tối đa là 900 người (tối đa với 30 người một lớp).
Cả 2 địa điểm này đều nằm trong phạm vi trung tâm thành phố, nơi tập trung đông dân cư, vì thế rất tiện lợi cho việc đi lại của học viên.Với giá thuê là 36 triệu đổng 1 năm trả từng năm.
Với phương án 1:
Ưu điểm: Nằm ở phố phụ vì vậy rất yên tĩnh,thuận tiện cho việc học tập, chỗ đi lại, để xe… an ninh đảm bảo.
Nhược điểm : Mật độ xe cộ đi lại qua phố này ít, sẽ giảm thiểu phần nào sự nhận biết của mọi người về trung tâm.
Với phương án 2:
Ưu điểm: Nằm chính giữa trung tâm thành phố, mật độ xe cộ đi lai qua đây sẽ lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho mọi người dễ dàng nhận biết được về trung tâm.
Nhược điểm: Tiếng ồn của phố xá, sự tấp nập… sẽ không phải là điều kiện tốt cho hoạt động giảng dạy và học tập tại trung tâm.
Với mục đích của trung tâm là đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập, vì vậy những người thành lập trung tâm rất ưu ái cho việc lựa chọn phương án địa điểm thứ nhất.
C. Phát triển đội ngũ công tác viên.(CTV)
Trung tâm đánh giá, CTV sẽ là đội ngũ đem lại doanh thu cao cho trung tâm, vì thế trong bước đầu thành lập, đội ngũ này sẽ được trung tâm xây dựng ngay từ đầu và không ngừng mở rộng nó.
Chính sách:
Để có thể trở thành CTV của trung tâm, thì mỗi người phải qua một số bài kiểm tra, và phỏng vấn của trung tâm song không phải mất bất cứ một khoản lệ phí nào. Đối với các học viên đã tham gia bất cứ khóa học nào ở trung tâm thì đương nhiên sẽ trở thành CTV của trung tâm mà không cần phải qua đợt tuyển chọn trên.
Khi là CTV của trung tâm, các CTV này sẽ được trung tâm cấp cho một mã số riêng và một tài khoản riêng tại trung tâm, và mã số và tài khoản này sẽ được phần mềm máy tính của trung tâm quản lý.
Nếu 1 CTV đến học ở trung tâm, sẽ được giảm 10% học phí khóa học mình sẽ theo học.
Nếu học viên mới đem mã số của 1 CTV của trung tâm đến trung tâm theo học thì họ sẽ được giảm 5% học phí cho khóa học đó, và người CTV có mã số được đem đến đó sẽ được tặng 5% học phí của học viên đem mã số đó đến đăng ký học ở trung tâm. Lợi ích này sẽ được nhập vào tài khoản của CTV đó ở trung tâm, và người CTV đó có thể đến trung tâm nhận số tiền đó bất cứ lúc nào (trong giờ làm việc).
Vì vậy, trung tâm luôn trích 10% doanh thu từ học phí hàng tháng để trả cho đội ngũ CTV của mình.
Trung tâm coi trọng mạng lưới CTV của mình vì lý do sau:
Luôn gắn lợi ích của học viên với lợi ích của trung tâm.
Tận dụng tối đa các mối quan hộ của đội ngũ CTV đông đảo để một mặt quảng bá hình ảnh của trung tâm, mặt khác tăng thêm số học viên cho trung tâm.
Giúp đỡ một phần chi phí học tập cho CTV cũng như cho học viên của mình.
Cơ sở đảm bảo cho chất lượng hoạt động có hiệu quả của đội ngũ CTV chính là chất lượng giảng dạy và học tập ở trung tâm, đây cũng chính là yếu tố sống còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của trung tâm trong hiện tại và tương lai.
D. Xúc tiến và quảng cáo.
Phát phiếu hỏi cho học sinh, sinh viên, phụ huynh… trong thành phố.Một mặt xác định được nhu cầu và yêu cầu của học sinh, sinh viên,của các bậc phụ huynh… với 1 trung tâm tiếng Anh. Mặt khác qua đó quảng cáo sự ra đời của trung tâm trong thời gian tới.(Nhân lực cho công việc này chính từ bạn bè, người thân của những người sáng lập ra công ty thực hiện)
Tổ chức buổi lễ khai trương quy mô với sự góp mặt của các lãnh đạo sở, ban, ngành…, các giáo viên tiếng Anh có uy tín, đại diện của các trường trong địa bàn Thành phố.Buổi lễ khai trương này sẽ được tổ chức ngay tại trung tâm.Có mời đài truyền hình địa phương, báo chí đến làm phóng sự, đưa tin và phát trên truyền hình Tỉnh.
Lập website riêng của trung tâm, qua đó tạo nên một diễn đàn để giúp mọi người có thêm cơ hội để cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm học tập của mình, cũng như các vần đề khác như tình yêu, tình báo… trên cơ sở đó tăng thêm tinh thần đoàn kết cho học viên trong trung tâm nói riêng cũng như học sinh, sinh viên trong toàn Tỉnh nói chung.
Chí phí cho Marketing của trung tâm dự tính như bảng 1.
Bảng 1: Chi phí Marketing
Đơn vị tính:1000 đồng
STT
Khoản mục
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
1
Điều tra thị trường
1000
200
200
200
200
200
200
2
Tờ rơi
300
100
100
100
100
100
100
3
Biển hiệu
1000
0
0
0
0
0
0
4
Băng rôn
200
0
0
0
0
0
0
5
Lập và điều hành Website
3000
150
150
150
150
150
150
6
Tài trợ
5000
5000
5000
5000
5000
5000
5000
7
Lễ khai trương
Tổ chức
30000
0
0
0
0
0
0
Báo chí và truyền hình
10000
0
0
0
0
0
0
8
Tổng chi phí
50350
5500
5500
5500
5500
5500
5500
Tổng chi phí Marketing cho buổi đầu khai trương và tháng đầu hoạt động là 50.350.000 đồng.
PHẦN 4: TỔ CHỨC KINH DOANH
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Giám đốc
P.GĐ Marketing
P.GĐ chuyên môn
P.GĐ kế toán, tổng hợp
Bảo vệ
Ban.T.A trẻ em
Ban.T.A tổng quát
Ban.T.A luyện thi
Ban.T.A nghe nói
Lương danh nghĩa cho bộ máy điều hành (BMĐH)
Giám đốc: 2 triệu một tháng.
Phó giám đốc: 1,5 triệu một tháng.
Nhân viên các ban: 1 triệu một tháng.
Bảo vệ: 0,5 triệu một tháng.
BHXH :
Trung tâm đóng: 15% tổng lương BMĐH
BMĐH đóng: 5% lương.
BHYT:
Trung tâm đóng: 2% tổng lương BMĐH
BMĐH đóng: 1% lương.
Trung tâm sẽ trích trực tiếp từ lương của thành viên của bộ máy điều hành trong trung tâm để nộp BHXH , BHYT.
Do yêu cầu của công việc trong thời gian đầu, trung tâm sẽ cần 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc, 3 nhân viên các ban tiếng Anh, và 1 bảo vệ.
Vậy lương mà trung tâm trả cho BMĐH của mình như sau:
Bảng 2: Tính lương thực tế của BMĐH.
Đơn vị tính:1000 đồng
STT
Khoản mục
Lương danh nghĩa
Tiền lương (94% lương danh nghĩa)
BHXH (20% lương danh nghĩa)
BHYT (3% lương danh nghĩa)
1
Giám đốc
2000
1880
400
60
2
3 P. giám đốc
4500
4230
900
135
3
3.Nhân viên ban
3000
2820
600
90
4
Bảo vệ
500
470
100
15
5
Tổng
10000
9400
2000
300
Trung tâm sẽ đăng ký dưới hình thức Công ty tư nhân với vốn của thành viên sáng lập Hoàng Quốc Hùng là 25 triệu đồng.
Tổng số vốn tự có của những người thành lập trung tâm là 25 triệu đồng.
Phí đăng ký kinh doanh là 200.000 đồng.
Thuế môn bài: 850.000 đồng (đóng cho 7 tháng cuối năm).
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% một tháng.
PHẦN 5:ƯỚC TÍNH VỐN ĐỂ KHỞI SỰ.
I. Tổng vốn đầu tư ban đầu.
Bảng 3:Vốn đầu tư ban đầu.
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT
Khoản mục (1)
Đơn giá (2)
Số lượng (3)
Thành tiền (4)=(2)x(3)
1
Thuê địa điểm(mét vuông/năm)(a1)
36000
2
Phòng học
Bàn ghế(bộ)
130
186
24180
Bảng viết(chiếc)
50
6
300
Bút viết bảng(chiếc)
4
100
400
Quạt(chiếc)
200
12
2400
Tổng(a2)
27280
2
Văn phòng
Bàn ghế(bộ)
700
3
2100
Bàn phục vụ học viên
100
3
300
Ghế
21
20
420
Tủ hồ sơ
1000
1
1000
Điện thoại
150
4
600
Két sắt
1000
1
1000
Máy vi tính
5000
2
10000
Quạt
200
4
800
Tổng (a3)
16220
3
Khác
Bình cứu hỏa
150
4
600
Phí đăng ký
200
Khác
1000
Tổng (a4)
1800
Tổng (a5)=(a1)+(a2)+(a3)+(a4)
81300
.
Vậy tổng vốn đầu tư ban đầu cho việc mua sắm trang thiết bị và thuê địa điểm của dự án là 81.300.000 đồng.
Bảng tính khấu hao cho thiết bị văn phòng và phòng học của trung tâm như sau:
Bảng 5:Tính khấu hao
Đơn vị tính là 1000 đồng.
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
Thời hạn tính khấu hao (năm)
Khấu hao đều mỗi tháng
1
Phòng học
27.280
5
455
2
Văn phòng
16.220
10
135
Tổng khấu hao
590
Bên cạnh việc thành lập trung tâm, trung tâm còn thành lập ra câu lạc bộ tiếng Anh (E Club).
Đây là nơi giao lưu, sinh hoạt của các học viên trong trung tâm, tạo một môi trường sinh hoạt thân thiện và cởi mở, với tiêu chí “Học để mà chơi, chơi để mà học”
Đây là nơi để giao lưu các kinh nghiệm học tập tiếng Anh giữa các học viên của trung tâm với các câu lạc bộ tiếng Anh của các trường trong tỉnh, tăng cường giao lưu đoàn kết giữa học sinh, sinh viên của các trường.
Tạo ra một môi trường cho mọi người thường xuyên được tiếp xúc và giao tiếp bằng tiếng Anh.Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho học viên
Chi phí tổ chức và sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh hàng tháng có số liệu như bảng 5.
Bảng 5:Chi phí hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT
Khoản mục
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
1
Sinh hoạt câu lạc bộ
Xem phim
200
200
200
200
200
200
200
Party
300
300
300
300
300
300
300
Giao lưu
300
300
300
300
300
300
300
2
Khác
200
200
200
200
200
200
200
3
Tổng
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
II. Vốn lưu động trong tháng đầu.
Bảng 6: Vốn lưu động cho tháng đầu( bắt đầu hoạt động từ tháng 6)
Đơn vị: 1000 đồng.
STT
Khoản mục
Tháng 6
1
Tiền điện
1000
2
Tiền điện thoại
1000
3
BHHH (trả theo năm)
300
4
Lương BMĐH
9400
5
BHXH
2000
6
BHYT
300
7
Marketing
50350
8
E.Club
1000
9
Tổ chức thi(kiểm tra trình độ…)
1000
10
Chi phí khác.
1000
Tổng
67.350
Tổng vốn lưu động mà doanh nghiệp cần cho tháng đầu tiên là 67.350.000 đồng.
Tổng số tiền cần để khởi sự là 148.650.000 đồng.(Bằng tổng vốn cố định ban đầu cộng với vốn lưu động cần thiết cho tháng đầu tiên)
Là trung tâm tiếng Anh, với đối tượng học viên chính là các học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 trong toàn thành phố. Giáo viên của trung tâm chính là các giáo viên tiếng Anh cấp 2, cấp 3 có uy tín trong Tỉnh, Vì vậy triển vọng mở rộng mối quan hệ của trung tâm với các trường học trong địa bàn thành phố là rất cao.Đây là cơ hội cho các công ty trong Tỉnh như công ty may, máy tính… trong việc ký kết được các hợp đồng may đồng phục cho các trường học, nâng cấp hệ thống máy tính của nhà trường… qua sự giới thiệu của Trung tâm.Nhận thức được điều đó, ngay từ ngày đầu thành lập, trung tâm đã được các công ty trong Tỉnh động viên và giúp đỡ với số tiền tài trợ ban đầu là 20 triệu đồng (Giả sử số tiền này trung tâm nhận được ngay từ đầu tháng bằng tiền mặt)
Bảng 7: Số tiền có các doanh nghiệp trong tỉnh nhận tài trợ cho trung tâm:
Đơn vị tính 1000 đồng
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Số tiền
20.000
0
0
0
0
0
0
Bằng mối quan hệ họ hàng, bạn bè, trung tâm đã được mọi người cho vay tổng số tiền là 100.000.000 đồng với lãi suất ưu đãi là 5% một tháng trả vào đầu tháng sau (tức trả toàn bộ nợ gốc trong tháng 7).
Số tiền trung tâm phải trả lãi vay là 5 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư của trung tâm ngày đầu thành lập như sau:
Vốn tự có : 25.000.000 đồng
Vốn tài trợ : 20.000.000 đồng
Vốn vay :100.000.000 đồng.
Tổng vốn đầu tư ban đầu: 125.000.000 đồng
PHẨN 6. ƯỚC TÍNH DOANH THU HÀNG THÁNG.
I.Ước tính số học sinh mới trong tháng và doanh thu hàng tháng.
Mỗi lớp học trung bình phải có từ 22 đến 25 học viên.
Bảng 8:Dự kiến số học sinh mới hàng tháng.
T.A trẻ em
T.A Tổng quát
T.A Nghe nói
Tổng
Doanh thu
Học viên(người)
Số lớp
Học viên(người)
Số lớp
Học viên(người)
Số lớp
Học viên(1) (người)
Số lớp
(1)x450 (đv1000 đồng)
Tháng 6
80
3
120
5
200
8
90000
Tháng 7
160
7
230
10
390
17
175500
Tháng 8
160
7
230
10
390
17
175500
Tháng 9
100
4
200
8
300
12
135000
Tháng 10
100
4
200
8
300
12
135000
Tháng 11
100
4
200
8
300
12
135000
Tháng 12
100
4
200
8
300
12
135000
II.Ước tính lương giáo viên mỗi tháng.
Quy định tính lương và bố trí giáo viên cho các lớp của trung tâm như sau:
Tiếng Anh trẻ em do sinh viên dạy toàn bộ, chi phí mỗi buổi học là 25000 đồng.
Tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh luyện thi trong thời gian đầu hoạt động ghép thành lớp tiếng Anh tổng quát. 30% buổi giảng do giáo viên có kinh nghiệm trong tỉnh (CG) đảm nhiệm với chi phí cho giáo viên à 100.000 đồng một buổi, còn 70% số buổi học còn lại do đối tượng khác giảng (GV) với chi phí cho giáo viên là 50.000 đồng một buổi.
Bảng 9: Số lớp trung tâm tổ chức học và tiền trả lương giáo viên hàng tháng.
Số lớp
Số ca giảng
Tiền trả(đv 1000 đồng)
Tổng tiền trả(đv 1000 đồng
T.A trẻ em
T.A Tổng quát
Sinh viên
Giáo viên
Chuyên gia
Sinh viên
Giáo viên
Chuyên gia
Tháng 6
3
5
39
46
19
975
2300
1900
5175
Tháng 7
10
14
130
128
54
3250
6400
5400
15050
Tháng 8
17
23
221
210
89
5525
10500
8900
24925
Tháng 9
18
28
234
255
109
5850
12750
10900
29500
Tháng 10
15
26
195
234
104
4875
11700
10400
26975
Tháng 11
12
24
156
219
93
3900
10950
9300
24150
Tháng 12
12
24
156
219
93
3900
10950
9300
24150
Giả định tất cả các lớp đều bắt đầu học từ đầu tháng và mỗi tháng học liên tục được 13 buổi.
III.Chí phí cho CTV.
Bảng 10: Chi phí cho cộng tác viên.(Chi phí tính bằng 10% doanh thu)
Đơn vị:1000 đồng.
Chỉ tiêu
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Doanh thu
90000
175500
175500
135000
135000
135000
135000
Chi phí
9000
17550
17550
13500
13500
13500
13500
PHẨN 7. KẾ HOẠCH DOANH THU VÀ CHI PHÍ
Bảng 11: tính doanh thu và chi phí.
Đơn vị tính 1000 đồng.
STT
Chỉ tiêu
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
1
Doanh thu
90000
175500
175500
135000
135000
135000
135000
Chi phí
2
Trả lương GV
5175
15050
24925
29500
26975
24150
24150
3
Lương BMĐH
9400
9400
9400
9400
9400
9400
9400
4
BHXH
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
5
BHYT
300
300
300
300
300
300
300
6
BHHH
300
7
Tiền điện
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
8
Tiền điện thoại
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
9
Marketing
50350
5500
5500
5500
5500
5500
5500
10
E.Club
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
11
C.T.V
9000
17550
17550
13500
13500
13500
13500
12
Tổ chức thi và cấp chứng chỉ
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
13
Trả lãi vay
5000
14
Thuế môn bài
850
15
Khấu hao
590
590
590
590
590
590
590
16
Chi phí khác
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
Tổng chi
87965
55390
65265
65790
63265
60440
60440
Lợi nhuận trước thuế
2035
120110
110235
69210
71735
74560
74560
Thuế thu nhập doanh nghiệp(28%)
569,8
33630,8
30865,8
19378,8
20085,8
20876,8
20876,8
Lợi nhuận sau thuế
1465,2
86479,2
79369,2
49831.2
51649,2
53683,2
53683,2
PHẦN 8: BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN MẶT.
Bảng 12: Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt
Đơn vị tính là 1000 đồng.
STT
Chỉ tiêu
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
THU
1
Dư tiền mặt đầu tháng
43000
65625
86325
139150
208950
281275
356425
2
Doanh thu bằng tiền mặt
90000
175500
175500
135000
135000
135000
135000
3
Tài trợ bằng tiền mặt
20000
4
Thu khác
Tổng thu
153000
264875
379325
324650
394450
466775
541925
CHI
5
Trả lương GV
5175
15050
24925
29500
26975
24150
24150
6
Lương BMĐH
9400
9400
9400
9400
9400
9400
9400
7
BHXH
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
8
BHYT
300
300
300
300
300
300
300
9
BHHH
300
10
Tiền điện
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
11
Tiền điện thoại
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
12
Marketing
50350
5500
5500
5500
5500
5500
5500
13
E.Club
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
14
C.T.V
9000
17550
17550
13500
13500
13500
13500
15
Tổ chức thi và cấp chứng chỉ
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
16
Trả lãi vay
5000
`17
Thuế môn bài
850
18
Trả tiền vay
100000
19
Chi phí khác
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
Tổng chi
87375
154800
64675
65200
62675
59850
59850
Dư tiền mặt cuối tháng
65625
86325
139150
208950
281275
356425
431575
Tổng số tiền mặt mà thành viên có để mở trung tâm là 125 triệu (tự có 25 triệu và đi vay bạn bè, người thân 100 triệu).Để trang bị cho cơ sở hạ tầng ban đầu, thuế địa điểm.. thì tổng số tiền mà trung tâm phải bỏ ra là 82 triệu, nên dư tiền mặt đầu tháng của trung tâm là 43 triệu.
PHẦN 9:TÍNH CÁC CHỈ TIÊU CỦA DỰ ÁN
Bảng 13:Xác định dòng tiền của dự án.
Đơn vị tính: 1000 đồng.
Khoản mục
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Doanh thu thuần
90000
175500
175500
135000
135000
135000
135000
Thu khác
Vốn đầu tư
125000
Chi phí vận hành
82375
54800
64675
65200
62675
59850
59850
Khấu hao
590
590
590
590
590
590
590
Lãi vay
5000
Thu nhập chịu thuế
2035
120110
110235
69210
71735
74560
74560
Thuế thu nhập doanh nghiệp
569,8
33630,8
30865,8
19378,8
20085,8
20876,8
20876,8
Thu nhập sau thuế
1465,2
86479,2
79369,2
49831,2
51649,2
53683,2
53683,2
Tăng giảm vốn lưu động
Dòng tiền của dự án
-122944,8
87069,2
79959,2
50421,2
52239,2
54273,2
54273,2
Với giả định lãi suất chiết khấu là 1% 1 tháng thì:
NPV của dự án là:243.552.078 đồng > 0, dự án hoàn toàn khả thi.
PHẨN 10: KẾT LUẬN
Theo kết quả của bảng lưu chuyển tiền mặt, bảng dòng tiền của dự án cho NPV của dự án dương, thì đây có thể coi là một dự án vô cùng khả thi trong điều kiện kinh tế, xã hội của địa điểm thực hiện dự án.
Dự án có thời hạn thu hồi vốn nhanh (sau 2 tháng hoạt động), cho lợi nhuận cao trong những tháng sau, vì vậy nên tiến hành ngay để tranh thủ lợi thế của người đầu tiên,của một trung tâm mới lần đầu tiên được thành lập.
Trên đây chỉ là kết quả tính toán mà dự án được giả định ở trạnh thái lý tưởng, vì vậy chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu xót và sai lầm so với thực tế. Kính mong cô giáo và các bạn cho ý kiến đóng góp và sửa chữa để khi ý tưởng này thành hiện thực sẽ giảm thiểu nhiều sai số so với dự tính.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74398.DOC