‘Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010 - 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm vừa qua, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện ở nhiều chương trình, dự án đã được đầu tư và các cơ chế chính sách đã được ban hành, tạo động lực để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Chính vì vậy, 10 năm qua, diện tích rừng của cả nước đã liên tục tăng lên, từ 33,2% năm 1999, tăng lên 38,7% vào năm 2008, đặc biệt là độ che phủ của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã không ngừng tăng lên, tác dụng phòng hộ cũng như bảo tồn của rừng đã được năng cao. Trên cả nước đã hình thành nhiều vùng cây nguyên liệu công nghiệp tập trung, nguồn nguyên liệu đã đáp ứng được một phần cho nhu cầu chế biến, hàng hóa lâm sản góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Cùng với những thành tựu đạt được về tăng độ che phủ rừng, đến nay nhiều diện tích rừng đã có chủ quản lý thực sự, rừng được giao đã được quản lý bảo vệ tốt hơn, hiệu quả sử dụng rừng, đất rừng đã được nâng cao. Việc giao đất, giao rừng đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho nhiều hộ dân ở vùng nông thôn miền núi, góp phần tích cực vào Chương trình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước. Tuy nhiên, kể từ đợt Tổng kiểm kê rừng toàn quốc theo Chỉ thị 286/CT-TTg, ngày 02 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) chưa thực hiện kiểm kê rừng. Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi. Những sự thay đổi đó, đã và đang tác động trực tiếp và gián tiếp, tạo nên sự biến động về diện tích và chất lượng rừng. theo cả hai chiều hướng, tích cực và tiêu cực. Mặt khác, do đặc thù của ngành lâm nghiệp là phải quản lý, sử dụng, kinh doanh trên đối tượng sản xuất là rừng và đất rừng có diện tích rộng lớn, lại phân bố ở nơi khó khăn, nên những diễn biến về số lượng và chất lượng rừng trong thời gian qua chưa thể cập nhật được một cách trung thực, đầy đủ và chính xác. Những năm qua, việc công bố số liệu về hiện trạng rừng hàng năm cơ bản được thực hiện thông qua công tác thống kê dựa trên nền số liệu kiểm kê rừng từ những năm 1998-2000. Việc điều tra bổ sung từ thực địa theo những phương pháp tin cậy còn hạn chế. Vì vậy, những số liệu về rừng được công bố hàng năm chưa phản ánh kịp thời thực trạng và diễn biến về tài nguyên rừng. Số liệu công bố còn thiếu sự thống nhất giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tài nguyên và Môi trường, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoạch định chính sách để đầu tư phát triển. Thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và để đánh giá lại hiện trạng diện tích và chất lượng rừng cũng như đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước, làm cơ sở cho công tác qui hoạch, lập kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển rừng có hiệu quả. Đồng thời thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 80/TTg-KTN, Bộ NN & PTNT đã tổ chức xây dựng ‘Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010- 2015’. Đến nay Dự án đã hoàn thành, Bộ NN & PTNT kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt, để Dự án được thực hiện theo đúng tiến độ. Dự án được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ NN & PTNT, sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan trực thuộc Bộ như Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp, Vụ Kế hoạch, . sự giúp đỡ thiết thực của các cơ quan như Trung tâm viễn thám Quốc gia, Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT). Nội dung của Dự án gồm 3 phần chính như sau: Phần thứ nhất: Cơ sở để lập Dự án Phần thứ hai: Nội dung Dự án Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị

doc60 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu ‘Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực địa. Nội dung kiểm tra, hiệu chỉnh bao gồm việc xác định vị trí, ranh giới, tên các loại đất, loại rừng trên bản đồ ngoại nghiệp và xác định chủ quản lý sử dụng. 2.1.3. Nội nghiệp a) Chỉnh lý tài liệu và bản đồ ngoại nghiệp b) Tính toán và thống kê các phiếu, biểu thành quả Nội dung tính toán nội nghiệp, thống kê các phiếu, biểu thành quả tuân theo qui định trong Biện pháp kỹ thuật Tổng Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010-2015 do Bộ NN & PTNT qui định. c) Xây dựng bản đồ thành quả kiểm kê rừng: - Số hóa bản đồ kiểm kê rừng cấp xã. - Biên tập bản đồ kiểm kê rừng cấp xã. - Biên tập bản đồ kiểm kê rừng cấp huyện. - Biên tập bản đồ kiểm kê rừng cấp tỉnh. - Biên tập bản đồ kiểm kê rừng vùng. - Biên tập bản đồ kiểm kê rừng toàn quốc. Nội dung xây dựng bản đồ kiểm kê rừng tuân theo qui định trong bản Hướng dẫn xây dựng bản đồ kiểm kê rừng do Bộ NN & PTNT qui định. d) In ấn các loại thành quả (bản đồ và số liệu) 2.1.4. Kiểm tra nghiệm thu kết quả kiểm kê rừng - Kiểm tra nghiệm thu nội bộ (do các đơn vị thực thi thực hiện); - Kiểm tra nghiệm thu cấp cơ sở; - Kiểm tra nghiệm thu cấp huyện; - Kiểm tra nghiệm thu cấp tỉnh; - Kiểm tra nghiệm thu cấp Trung ương. Những nội dung trên sẽ được cụ thể hóa trong Biện pháp kỹ thuật Tổng Điều tra kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010 - 2015 do Bộ NN & PTNT qui định. 2.1.5. Lập báo cáo kết quả kiểm kê rừng Sau khi hoàn thành công tác kiểm kê rừng, Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh lập báo cáo lên Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương. Báo cáo gồm những nội dung cơ bản như sau: - Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của đơn vị kiểm kê; - Những thuận lợi, khó khăn trong công tác kiểm kê; - Tổ chức thực hiện kiểm kê rừng; - Kết quả kiểm kê; - Biến động diện tích, trữ lượng rừng và đất lâm nghiệp từ 1999 đến thời điểm kiểm kê và phân tích nguyên nhân biến động. - Đánh giá tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; - Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng và hoàn thiện chính sách về lâm nghiệp; Đề cương chi tiết của bản báo cáo sẽ được qui định trong Biện pháp kỹ thuật Tổng Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc do Bộ NN & PTNT qui định. 2.2. Khối lượng thực hiện kiểm kê Ghi chú: khối lượng trên bao gồm cả khối lượng của tỉnh được kiểm kê rừng thí điểm. Tổng diện tích cần kiểm kê là: 16.364.987 ha, trong đó: - Diện tích qui hoạch cho lâm nghiệp là: 16.246.418 ha, bao gồm: + Diện tích có rừng là 13.000.205 ha (rừng tự nhiên: 10.323.078 ha, rừng trồng: 2.677.127 ha); + Diện tích đất chưa có rừng là: 3.246.213 ha ; chỉ tiết xem bảng 03 dưới đây: Bảng 03: Khối lượng kiểm kê rừng phân theo 3 loại rừng Đơn vị: ha Số tt Hạng mục Tổng diện tích đất LN Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng cộng 16.246.418 2.198.744 5.512.318 8.535.356 1 Đất có rừng 13.000.205 2.061.675 4.739.236 6.199.294 1.1 Rừng tự nhiên 10.323.078 1.984.587 4.168.117 4.170.374 1.2 Rừng trồng 2.677.127 77.088 571.120 2.028.920 2 Đất chưa có rừng 3.246.213 137.069 773.082 2.336.062 - Tổng diện tích rừng nằm ngoài đất qui hoạch cho lâm nghiệp là: 118.569 ha, trong đó rừng tự nhiên: 25.514 ha, rừng trồng là 93.054 ha. (Chi tiết xem Biểu 1- Phụ lục 1) 2.3. Tiến độ thực hiện Tổng Điều tra, kiểm kê rừng ở các địa phương 2.3.1. Những căn cứ để xác định tiến độ kiểm kê - Căn cứ vào khả năng cung cấp ảnh vệ tinh hàng năm của Trung tâm Viễn thám Quốc gia - Bộ TN & MT. - Căn cứ tình hình biến động diện tích và trữ lượng rừng của tỉnh, những tỉnh có biến động suy giảm nhiều sẽ được ưu tiên kiểm kê trước. - Căn cứ vào khối lượng diện tích cần phải kiểm kê rừng trong cả chu kỳ. - Căn cứ vào năng lực của các đơn vị sẽ thực thi công tác kiểm kê rừng hàng năm. 2.3.2. Dự kiến tiến độ thực hiện Từ những căn cứ nêu trên, dự kiến tiến độ thực hiện kiểm kê rừng theo từng năm ở Bảng 04 dưới đây. • Theo đó, năm 2010: Thực hiện kiểm kê thí điểm tỉnh 03 tỉnh Bắc Kạn, Hà Tĩnh và Đăk Lăk, với diện tích kiểm kê là 1.452.372 ha, chiếm 8,9% tổng diện tích cần kiểm kê trên toàn quốc, trong đó bao gồm: 1.427.260 ha đất qui hoạch cho lâm nghiệp (1.186.206 ha rừng, 241.054 đất chưa có rừng) và 25.111 ha rừng nằm ngoài đất qui hoạch cho lâm nghiệp. • Năm 2011: Thực hiện kiểm kê 3.966.581 ha, chiếm 24,2% tổng diện tích cần kiểm kê trên toàn quốc, trong đó gồm: 3.965.899 ha rừng và đất trống qui hoạch cho đất lâm nghiệp và 682 ha rừng nằm ngoài đất qui hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó, bao gồm các tỉnh, thuộc các vùng như sau: - Vùng Tây Bắc: tỉnh Sơn La; - Vùng Đông Bắc: tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng; - Vùng Bắc Trung bộ: tỉnh Thanh Hóa; - Vùng Duyên Hải Trung bộ: TP Đà Nẵng, Ninh Thuận và Bình Thuận; - Vùng Tây Nguyên: tỉnh Gia Lai; Bảng 04: Tiến độ thực hiện kiểm kê rừng Đơn vị: ha Năm kiểm kê Tổng cộng Đất lâm nghiệp Rừng ngoài LN Ghi chú Cộng Có rừng Đất trống Tổng 16.364.987 16.246.418 13.000.205 3.246.213 118.569 60 tỉnh  2010 1.452.372 1.427.260 1.186.206 241.054 25.111 KK thí điểm 2011 3.966.581 3.965.899 3.210.541 755.359 682 09 tỉnh  2012 4.749.705 4.707.138 3.581.855 1.125.283 42.567 08 tỉnh   2013 3.541.164 3.502.070 2.875.134 626.936 39.094  13 tỉnh  2014 2.655.165 2.644.050 2.146.469 497.581 11.115  27 tỉnh  2015 Tổng hợp số liệu, lập báo cáo kết quả kiểm kê rừng cho cả chu kỳ • Năm 2012: Thực hiện kiểm kê 4.749.705 ha, chiếm 29,1% tổng diện tích cần kiểm kê trên toàn quốc, trong đó gồm: 4.707.138 ha rừng và đất trống qui hoạch cho đất lâm nghiệp; 42.567 ha rừng nằm ngoài đất qui hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó, bao gồm các tỉnh, thuộc các vùng như sau: - Vùng Tây Bắc: tỉnh Điện Biên; - Vùng Đông Bắc: tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Hà Giang; - Vùng Bắc Trung bộ: tỉnh Nghệ An; - Vùng Duyên Hải Trung bộ: tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam; - Vùng Tây Nguyên: tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng. • Năm 2013: Thực hiện kiểm kê 3.541.164 ha, chiếm 21,6% tổng diện tích cần kiểm kê trên toàn quốc, trong đó gồm: 3.502.070 ha rừng và đất trống qui hoạch cho đất lâm nghiệp; 39.094 ha rừng nằm ngoài qui hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó, bao gồm các tỉnh, thuộc các vùng như sau: - Vùng Tây Bắc: tỉnh Lai Châu; - Vùng Đông Bắc: tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai; - Vùng Bắc Trung bộ: tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế; - Vùng Duyên Hải Trung bộ: tỉnh Bình Định; - Vùng Tây Nguyên: tỉnh Kon Tum; - Vùng Đông Nam bộ: tỉnh Đồng Nai; Bà Rịa-Vũng Tầu, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước và tỉnh Tây Ninh. • Năm 2014: Thực hiện kiểm kê 2.655.165 ha, chiếm 16,2% tổng diện tích cần kiểm kê trên toàn quốc, trong đó gồm: 2.644.050 ha rừng và đất trống qui hoạch cho đất lâm nghiệp và 11.115 ha rừng nằm ngoài đất qui hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó, bao gồm các tỉnh, thuộc các vùng như sau: - Vùng Tây Bắc: tỉnh Hòa Bình; - Vùng Đông Bắc: tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và tỉnh Quảng Ninh; - Vùng Đồng bằng sông Hồng; TP Hải Phòng, Hải Dương, TP Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và tỉnh Ninh Bình; - Vùng Bắc Trung bộ: tỉnh Quảng Bình; - Vùng Duyên Hải Trung bộ: tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. - Vùng Tây Nam bộ: tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và tỉnh Cà Mau; • Năm 2015: Tổng hợp số liệu cả chu kỳ, lập báo cáo kết quả kiểm rừng toàn quốc. (chi tiết xem Biểu 2.3 - Phụ lục 2) Trên đây chỉ là dự kiến tiến độ thực hiện kiểm kê rừng. Vào quí III hàng năm, kế hoạch kiểm kê chi tiết cho năm sau sẽ được xây dựng và trình duyệt dựa trên điều kiện cụ thể về khả năng cung cấp ảnh vệ tinh. 2.4. Lập Hồ sơ quản lý rừng Sau khi kết quả kiểm kê rừng được công bố, UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hoặc thuê đơn vị tư vấn để lập Hồ sơ quản lý rừng. Đây là nguồn thông tin đầu vào phục vụ cập nhật, thống kê diễn biến về rừng và đất lâm nghiệp hàng năm sau khi kiểm kê. Hồ sơ quản lý rừng gồm có: a) Hồ sơ quản lý từng tiểu khu rừng - Kết quả của kỳ kiểm kê rừng, thống kê được cập nhật vào hồ sơ quản lý rừng của từng tiểu khu. - Hồ sơ được lập cho từng từng tiểu khu, có số hiệu đến từng lô kiểm kê. b) Hồ sơ quản lý rừng cấp xã - Hồ sơ quản lý rừng cấp xã, bao gồm: Sổ quản lý rừng của xã, Sổ theo dõi, ghi chép thống kê diện tích, trữ lượng rừng hàng năm; - Toàn bộ các kết quả kiểm kê được tập hợp vào sổ quản lý rừng, cụ thể tới từng lô kiểm kê; - Trong sổ quản lý rừng ghi đầy đủ hiện trạng của lô như: Số hiệu lô, khoảnh, tiểu khu, diện tích, trữ lượng, các đặc tính về phân loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng; rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng), chủ quản lý của từng lô. c) Hồ sơ quản lý rừng cấp huyện Các biểu tổng hợp kết quả kiểm kê diện tích và trữ lượng rừng của các xã theo đơn vị hành chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng. d) Hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh Các biểu tổng hợp kết quả kiểm kê, thống kê diện tích và trữ lượng rừng của các huyện theo đơn vị hành chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng. (Trình tự và phương pháp lập Hồ sơ quản lý rừng tuân thủ theo qui định tại Thông tư số 25/2009/TT-BNN ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Bộ NN & PTNT). 3. Cập nhật diễn biến và thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp hàng năm sau kiểm kê Để phục vụ cho công tác thống kê rừng hàng năm sau kiểm kê và tổng hợp số liệu kiểm kê rừng cuối chu kỳ, thì những diến biến về diện tích rừng và đất lâm nghiệp sẽ được cập nhật vào kết quả kiểm kê. - Trên cơ sở Hồ sơ quản lý rừng của từng tiểu khu đã được lập ở trên, cán bộ Lâm nghiệp xã hoặc Kiểm lâm địa bàn sẽ theo dõi những diễn biến hàng năm của từng lô và ghi chép, cập nhật thường xuyên những biến động trạng thái rừng theo các nguyên nhân vào Hồ sơ quản lý rừng. - Nội dung và phương pháp thực hiện cập nhật kết quả hàng năm: + Hàng năm tiến hành thu thập tất cả các tài liệu (gồm số liệu và bản đồ) có liên quan đến diễn biến rừng và đất lâm nghiệp ở từng xã, như: Trồng rừng mới; Rừng hình thành sau khoanh nuôi tái sinh; Mất rừng do cháy rừng; Mất rừng do sâu bệnh hại rừng; Mất rừng do bị phá (phá rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc, nuôi tôm,...); Do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Rừng được khai thác trắng; Rừng khai thác chọn; Rừng mới được giao..v.v.v. + Các tài liệu trên sẽ được tổng hợp và cập nhật vào bản đồ kiểm kê rừng, sau đó phải tiến hành kiểm chứng tại thực địa. Ngoài việc kiểm chứng những số liệu về diễn biến rừng và đất lâm nghiệp nêu trên, cần phải phúc tra lại hiện trạng ở một số vùng nhạy cảm mà dự báo khả năng biến động tài nguyên rừng lớn. + Sau khi đã kiểm chứng tại thực địa và phúc tra bổ sung, số liệu diễn biến về diện tích, trữ lượng rừng sẽ được cập nhật chính thức vào Hồ sơ quản lý rừng của từng tiểu khu. - Sau khi đã cập nhật đầy đủ, chính xác những diễn biến về diện tích, trữ lượng và đất lâm nghiệp vào Hồ sơ quản lý của từng tiểu khu và Hồ sơ quản lý rừng của các cấp xã, huyện, tỉnh. Số liệu cập nhật sẽ được tổng hợp lập báo cáo gửi Bộ NN & PTNT, Bộ NN & PTNT tổng hợp và công bố số liệu thống kê rừng và đất lâm nghiệp hàng năm vào quí I của năm sau. Việc cập nhật diễn biến và thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp hàng năm sau kiểm kê sẽ được thực hiện thống nhất trong toàn quốc theo Hướng dẫn do Bộ NN & PTNT qui định. 4. Điều tra, đánh giá và theo dõi diến biến chất lượng rừng toàn quốc 4.1. Mục đích - Cung cấp số liệu về chỉ tiêu trữ lượng bình quân của các trạng thái rừng tự nhiên và rừng trồng theo từng tỉnh phục vụ cho kiểm kê rừng. - Thông qua các công tác điều tra rừng toàn diện, liên tục trên qui mô toàn quốc để cung cấp đầy đủ các thông tin về số lượng, chất lượng cũng như đánh giá xu hướng diến biến tài nguyên rừng trong mối quan hệ với các hoạt động kinh tế xã hội, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch sử dụng rừng hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi toàn quốc. - Cung cấp các số liệu về diễn biến tài nguyên động vật rừng; côn trùng rừng và sâu hại rừng trồng; diễn biến tài nguyên lâm sản ngoài gỗ. Tổng hợp phân tích đánh giá thực trạng và diến biến tài nguyên rừng qua thời kỳ 5 năm, tìm hiểu các nguyên nhân gây biến động liên quan đến kinh tế xã hội. 4.2. Nhiệm vụ a) Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến các chỉ tiêu về chất lượng rừng: - Điều tra thu thập số liệu từ các ô sơ cấp: 2.100 ô và 100 ô định vị nghiên cứu sinh thái (NCST). - Điều tra đánh giá chất lượng rừng trồng trên 60 tỉnh, thành phố thực hiện kiểm kê rừng. - Xử lý, tính toán số liệu điều tra. b) Điều tra xây dựng các báo cáo chuyên đề cho 8 vùng sinh thái và toàn quốc: - Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên động vật rừng. - Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng trồng. - Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên lâm sản ngoài gỗ. - Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng duới tác động tổng hợp các nhân tố kinh tế xã hội. 4.3. Thành quả - Số liệu về chỉ tiêu trữ lượng bình quân của các trạng thái rừng tự nhiên, rừng trồng của 60 tỉnh cần kiểm kê rừng. - Báo cáo tăng trưởng rừng tự nhiên cấp vùng và toàn quốc. - Các báo cáo chuyên đề cấp vùng và báo cáo tổng hợp toàn quốc. - Báo cáo Kết quả Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến các chỉ tiêu về chất lượng rừng, giai đoạn 2010 – 2015. 4.4. Tiến độ thực hiện từ 2010-2015: - Năm 2010: Xây dựng đề cương kỹ thuật, dự toán và Điều tra trữ lượng đánh giá chất lượng rừng trồng tại các tỉnh kiểm kê thí điểm. - Từ năm 2011-2014: + Bình quân hàng năm điều tra thu thập số liệu của 420 ô sơ cấp và 20 ô định vị NCST. + Đối với điều tra đánh giá chất lượng rừng trồng: Thực hiện đồng thời theo tiến độ kiểm kê rừng của các tỉnh. + Điều tra xây dựng các báo cáo chuyên đề. - Năm 2015: Tổng hợp xây dựng Báo cáo Kết quả Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến các chỉ tiêu về chất lượng rừng, giai đoạn 2010-2015. 5. Công bố kết quả kiểm kê 5.1. Công bố kết quả hàng năm - Đối với các tỉnh, sau khi kết quả kiểm kê rừng được thẩm định và được UBND tỉnh phê duyệt, UBND tỉnh công bố vào quí II của năm tiếp theo. - Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương có trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm kê rừng của các tỉnh được kiểm kê trong năm để báo cáo Thủ tướng chính phủ vào quí II của năm tiếp theo. 5.2. Công bố kết quả cuối chu kỳ Vào năm cuối chu kỳ kiểm kê, năm 2015, Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương có trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm kê rừng của các tỉnh. Đối với các tỉnh đã kiểm kê xong những năm trước, số liệu diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp hàng năm phải được cập nhật vào kết quả kiểm kê rừng (số liệu và bản đồ) và gửi cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương tổng hợp, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc cuối chu kỳ sẽ được Bộ NN & PTNT công bố vào quí II năm 2015. VII. THÀNH QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ RỪNG 1. Hệ thống phiểu, biểu kiểm kê rừng a) Phiếu 1- Mô tả lô kiểm kê ; Số lượng sản phẩm được in trên giấy 03 bộ lưu trên đĩa CD. b) Phiếu 2 - Tính diện tích và trữ lượng rừng theo các trạng thái rừng; Số lượng sản phẩm được in trên giấy 03 bộ lưu trên đĩa CD. c) Biểu 1/KKR - Kiểm kê diện tích rừng theo 3 loại rừng; Số lượng sản phẩm như sau: - Cấp xã: In trên giấy 03 bộ và lưu trên đĩa CD. - Cấp huyện: In trên giấy 04 bộ và lưu trên đĩa CD. - Cấp tỉnh: In trên giấy 05 bộ và lưu trên đĩa CD. - Cấp vùng: In trên giấy 02 bộ và lưu trên đĩa CD. - Cấp toàn quốc: In trên giấy 02 bộ và lưu trên đĩa CD. d) Biểu 2/KKR - Kiểm kê diện tích rừng theo chủ quản lý; Số lượng sản phẩm như qui định với Biểu 1/KKR. e) Biểu 3/KKR - Kiểm kê trữ lượng rừng theo 3 loại rừng; Số lượng sản phẩm như qui định với Biểu 1/KKR. f) Biểu 4/KKR- Kiểm kê trữ lượng rừng theo chủ quản lý; Số lượng sản phẩm như qui định với Biểu 1/KKR. g) Biểu 5/KKR- Tổng hợp độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính; Số lượng sản phẩm như qui định với Biểu 1/KKR. 2. Bản đồ kiểm kê rừng Bản đồ kiểm kê rừng các cấp được xây dựng là bản đồ dạng số trên nền bản đồ địa hình lưới chiếu VN2000, theo tỷ lệ như sau: - Bản đồ kiểm kê rừng cấp xã: tỷ lệ 1/10.000. hoặc 1/5.000; Số lượng sản phẩm: in trên giấy 03 bộ và lưu trên đĩa CD. - Bản đồ kiểm kê rừng cấp huyện: tỷ lệ 1/50.000 hoặc tỷ lệ 1/25.000 (nếu diện tích huyện dưới 20.000 ha); Số lượng sản phẩm ; in trên giấy 04 bộ và lưu trên đĩa CD. - Bản đồ kiểm kê rừng cấp tỉnh: tỷ lệ 1/100.000. Số lượng sản phẩm ; in trên giấy 05 bộ và lưu trên đĩa CD. - Bản đồ kiểm kê rừng cấp vùng: tỷ lệ 1/250.000. Số lượng sản phẩm ; in trên giấy 02 bộ và lưu trên đĩa CD. - Bản đồ kiểm kê rừng toàn quốc: tỷ lệ 1/1.000.000. Số lượng sản phẩm ; in trên giấy 02 bộ và lưu trên đĩa CD. 3. Báo cáo kết quả kiểm kê rừng  - Báo cáo kết quả kiểm kê rừng cấp tỉnh: Số lượng sản phẩm:in trên giấy 05 bộ và lưu trên đĩa CD. - Báo cáo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc: Số lượng sản phẩm sẽ được xác định sau. 4. Lưu trữ kết quả kiểm kê rừng Kết quả kiểm kê rừng gồm Phiếu, Biểu, Bản đồ và Báo cáo đã xây dựng ở trên được lưu trữ ở các cấp như sau: 4.1. Cấp xã Hệ thống Phiếu ; Biểu ; Bản đồ kiểm kê rừng: Được lưu trên đĩa CD và được in trên giấy làm 02 bộ, trong đó: một bộ lưu tại UBND xã và 01 bộ do cán bộ kiểm lâm địa bàn quản lý và lưu trên đĩa CD. 4.2. Cấp huyện - Hệ thống Phiếu ; Biểu ; Bản đồ kiểm kê rừng của cấp xã: Được lưu trên đĩa CD và được in trên giấy mỗi loại 01 bộ, lưu tại Hạt Kiểm lâm. - Hệ thống Biểu ; Bản đồ kiểm kê rừng cấp huyện: Được lưu trên đĩa CD và được in trên giấy mỗi loại 02 bộ, trong đó lưu tại UBND huyện 01 bộ ; Hạt Kiểm lâm 01 bộ. 4.3. Cấp tỉnh - Hệ thống Biểu ; Bản đồ kiểm kê rừng của cấp huyện: Được lưu trên đĩa CD và được in trên giấy mỗi loại 02 bộ, lưu tại Sở NN & PTNT (Chi cục Kiểm lâm 01 bộ và 01 bộ tại Chi cục Lâm nghiệp). - Hệ thống biểu ; Bản đồ và Báo cáo kết quả kiểm kê rừng cấp tỉnh: Được lưu trên đĩa CD và được in trên giấy mỗi loại 03 bộ, trong đó lưu tại UBND tỉnh 01 bộ ; Sở NN & PTNT 02 bộ (01 lưu tại Chi cục Kiểm lâm, 01 bộ ở Chi cục Lâm nghiệp).. 4.4. Ở Bộ NN & PTNT - Hệ thống Biểu ; Bản đồ và Báo cáo kết quả kiểm kê rừng của cấp tỉnh: Được lưu trên đĩa CD và được in trên giấy mỗi loại 02 bộ, trong đó, 01 bộ lưu tại Cục Kiểm lâm, 01 bộ ở Cục Lâm nghiệp. - Hệ thống Biểu ; Bản đồ kiểm kê rừng của vùng: Được lưu trên đĩa CD và được in trên giấy mỗi loại 02 bộ, trong đó, 01 bộ lưu tại Cục Kiểm lâm, 01 bộ ở Cục Lâm nghiệp. - Hệ thống Biểu; Bản đồ và Báo cáo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc: Được lưu trên đĩa CD và được in trên giấy mỗi loại 02 bộ, trong đó lưu tại Bộ NN & PTNT 02 bộ (01 tại Cục Kiểm lâm, 01 bộ ở Cục Lâm nghiệp). VIII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Giải pháp về khoa học công nghệ và trang thiết bị - Đặc thù của ngành lâm nghiệp là phải quản lý và sử dụng trên đối tượng rừng và đất lâm nghiệp có diện tích rộng lớn, hơn nữa phân bố ở điều kiện địa hình cao dốc, ở các vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy việc áp dụng khoa học công nghệ mới và các trang thiết bị hiện đại vào việc kiểm kê rừng và quản lý, lưu trữ dữ liệu kiểm kê là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật tốt nhất. - Trong đợt kiểm kê này, phải sử dụng ảnh vệ tinh chất lượng cao có độ phân giải 2,5m x 2,5m (hoặc 5m x 5m) để phục vụ việc điều tra, kiểm kê diện tích rừng ở thực địa. Đồng thời cần ứng dụng các phần mềm chuyên dụng (Microstation, Mapinfo, Arcview....) phục vụ giải đoán ảnh vệ tinh và xây dựng bản đồ thành quả kiểm kê rừng là điều kiện không thể thiếu được. - Trung tâm Viễn thám Quốc gia (Bộ TN & MT) sẽ là đơn vị cung cấp ảnh Spot5 cho Dự án. Theo kế hoạch từ năm 2010-2012, Trung tâm sẽ Hợp đồng mua tín hiệu ảnh vệ tinh Spot5 của Pháp. Từ năm 2013 trở đi, khi vệ tinh VNREDSAT-1 của Việt Nam đưa vào hoạt động, sẽ cung cấp ảnh cho kế hoạch kiểm kê rừng những năm còn lại. - Để đáp ứng được yêu cầu của lần kiểm kê này, các đơn vị thực hiện kiểm kê cần phải tăng cường các trang thiết bị hiện đại sử dụng cho công tác điều tra ngoại nghiệp và xây dựng thành quả: Máy định vị GPS có độ chính xác cao: GPSMap 60 CSx, GPSMap 76 CSx, Máy định vị Finder H20; Máy ảnh kỹ thuật số. Máy tính có cấu hình mạnh; máy quét (Scanner) có độ phân giải cao; Máy in mầu các loại..v.v.v và các phần mềm chuyên dụng có liên quan khác. 2. Giải pháp về nguồn nhân lực Như đã nêu ở trên, Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc được tiến hành trong 5 năm, trên một diện tích là 16,36 triệu ha, bình quân mỗi năm phải thực hiện một khối lượng kiểm kê có diện tích xấp xỉ 4 triệu ha. Khối lượng công việc đó đòi hỏi phải có một lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ lớn, có trình độ chuyên môn cao và với một hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến thì mới hoàn thành được tiến độ đề ra. • Các đơn vị điều tra quy hoạch rừng cấp tỉnh: - Theo số liệu thống kê hiện nay tại các địa phương, có 25 đơn vị (tại 25 tỉnh) làm công tác điều tra qui hoạch rừng. Với tổng số 641 người có nghiệp vụ điều tra qui hoạch rừng, trong đó có 385 người có trình độ từ cao đẳng trở lên. Qua điều tra cho thấy thực trạng về lực lượng làm công tác điều tra qui hoạch rừng hiện nay ở các địa phương trong toàn ngành còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là chuyên môn về sử dụng ảnh viễn thám trong điều tra rừng và sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xây dựng bản đồ số. Thêm vào đó là hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ cho kiểm kê rừng như máy vi tính, máy in mầu khổ lớn, máy định vị GPS, các phần mềm ứng dụng còn thiếu và lạc hậu. - Trong số 25 đơn vị làm công tác điều tra qui hoạch rừng, chỉ có 03 đơn vị thuộc các tỉnh Thừa Thiên Huế, Khành Hòa và Lâm Đồng là có đội ngũ cán bộ chuyên môn khá và trang thiết bị hiện đại có khả năng thực hiện tốt việc xây dựng và sử lý bản đồ số; 18 đơn vị có trình độ ở mức độ trung bình và 04 đơn vị ở mức độ yếu. - Về khả năng sử dụng ảnh viễn thám trong điều tra rừng, trong số 25 đơn vị chỉ có 02 đơn vị có khả năng sử dụng ảnh viễn thám ở mức độ trung bình, 05 đơn vị ở mức độ yếu và 18 đơn vị không có chuyên môn về ảnh viễn thám - Ngoài các đơn vị làm công tác điều tra qui hoạch rừng thuộc các sở NN & PTNT, hiện nay đã có một số công ty tư nhân được thành lập và cũng được cấp giấy phép hành nghề tư vấn lâm nghiệp, trong đó có làm công tác điều tra qui hoạch rừng. Tuy nhiên, hầu như tất cả các Công ty này có năng lực rất hạn chế, cả về con người lẫn trang thiết bị. vì vậy họ chỉ có khả năng thực hiện được các dự án có qui mô nhỏ. (Chi tiết xem Biểu 3.1 - Phụ lục 3) • Đơn vị điều tra quy hoạch rừng Trung ương: - Viện Điều tra Qui hoạch rừng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ NN & PTNT. Với bề dầy gần 50 năm, Viện là đơn vị đầu ngành về lĩnh vực điều tra hoạch rừng. Tổng số cán bộ công nhân viên toàn viện là 585 người, trong đó có 374 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học; 214 người có trình độ cao đẳng và công nhân kỹ thuật. Cơ cấu của Viện bao gồm khối Văn phòng và 09 Đơn vị trực thuộc (06 Phân viện và 03 Trung tâm), phân bố ở tất cả các vùng miền trên cả nước. - Viện Điều tra Qui hoạch rừng có đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật có bề dày kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu để làm công tác điều tra qui hoạch rừng, như điều tra tài nguyên rừng, giải đoán ảnh viễn thám, ảnh máy bay, xây dựng bản đồ số, xử lý số liệu, cập nhật và lưu trữ số liệu tài nguyên rừng. Ngoài ra đội ngũ còn thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn, được tiếp cận với công nghệ mới và các trang thiết bị tiến tiến ứng dụng trong điều tra rừng. - Viện Điều tra Qui hoạch rừng có hệ thống trang thiết bị hoàn chỉnh và khá hiện đại phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm của Viện là điều tra tài nguyên rừng và qui hoạch rừng. Viện cũng là đơn vị đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám, ảnh máy bay để điều tra diện tích rừng (từ những năm 70 của thế kỷ 20) và sử dụng công nghệ GIS trong việc xây dựng bản đồ số, quản lý, lưu trữ và sử dụng số liệu tài nguyên rừng. + Gần 50 năm qua, Viện Điều tra Qui hoạch rừng đã thực hiện hàng ngàn công trình điều tra tài nguyên rừng ở các qui mô khác nhau theo đơn đặt hàng của Nhà nước và ở các địa phương. Hiện nay, Viện đang tiếp tục thực hiện Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc chu kỳ IV do Thủ tướng Chính phủ giao. + Trong hai đợt kiểm kê rừng trước đây, năm 1990 và 1999, Viện Điều tra Qui hoạch rừng là lực lượng chủ lực thực hiện kiểm kê rừng cho hầu hết các địa phương trên cả nước. Và trước đó năm 1979, Viện đã thực hiện Chương trình Điều tra tài nguyên rừng toàn quốc do Liên hợp quốc tài trợ. + Hiện nay, lực lượng chuyên môn của tất cả 9 đơn vị cơ sở và Văn phòng Viện đều đủ năng lực để thực hiện tốt việc xây dựng và sử lý bản đồ số; Về sử dụng ảnh viễn thám, 02 đơn vị có năng lực thực hiện tốt việc sử dụng ảnh viễn thám trong điều tra rừng, 07 đơn vị có năng lực trung bình (Chi tiết xem Biểu 02 - Phụ lục 3 kèm theo). • Cục Kiểm lâm là một đơn vị quản lý nhà nước về thực thi pháp luật bảo vệ và phát triển rừng. Trong những năm qua, ngoài nhiệm vụ thực thi công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, Cục Kiểm lâm còn trực tiếp thực hiện Dự án theo dõi diẽn biến rừng và đất lâm nghiệp. - Với đội ngũ cán bộ gồm 4.294 cán bộ kiểm lâm địa bàn, trong đó có 2.015 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên được biên chế ở 428 hạt kiểm lâm thuộc 56 tỉnh trong tổng số 60 tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp. Đây là đội ngũ cán bộ cơ sở nắm khá vững địa bàn quản lý, phần lớn trong số đó đã được đào tạo chuyên môn để thực hiện Dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong 3 năm qua, nên đây cũng sẽ là lực lượng thực hiện việc cập nhật diễn biến rừng sau kiểm kê. (Chi tiết xem Biểu 01 - Phụ lục 3 kèm theo). • Từ thực trạng về đội ngũ, năng lực chuyên môn và trang thiết bị của các đơn vị làm công tác điều tra qui hoạch đã nêu ở trên, thì giải pháp về nguồn lực cho thực thi Dự án là lấy các đơn vị làm công tác điều tra qui hoạch rừng ở Trung ương làm lượng lực nòng cốt; các đơn vị làm công tác điều tra qui hoạch rừng và lực lượng kiểm lâm ở các địa phương phối hợp để thực thi Dự án Tổng Điều tra, kiểm kê toàn quốc giai đoạn 2010-2015. 3. Giải pháp về kinh phí kiểm kê rừng - Theo qui định tại Khoản đ, Mục 3, Điều 9 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, thì Ngân sách Nhà nước đảm bảo cho việc kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng. - Kinh phí ngân sách cấp cho kiểm kê rừng được chi cho các nội dung sau đây: + Chi cho công tác hoạt động của Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng; + Chi công tác in ấn tất cả các tài liệu hướng dẫn, mẫu biểu kiểm kê, tổng hợp kết quả, lập ngân hàng dữ liệu kiểm kê rừng (hồ sơ quản lý rừng); Phí mua ảnh viễn thám; Phí mua bản đồ nền địa hình số; Chi cho xây dựng các văn bản hướng dẫn; Chi cho Hội thảo, tập huấn; chi kiểm tra nghiệm thu.... + Chi cho kiểm kê rừng của các tỉnh thành phố và các Bộ, ngành có quản lý rừng. IX. TỔNG HỢP TIẾN ĐỘ TỔNG ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ RỪNG Bảng 05: Tổng hợp tiến độ thực Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc Năm Nội dung công việc thực hiện Khối lượng thực hiện 2009 - Xây dựng Dự án - Xây dựng các văn bản pháp lý có liên quan đến kiểm kê rừng. - Hoàn thành khâu chuẩn bị cho kiểm kê rừng thí điểm. 01 Dự án 07 văn bản 03 tỉnh 2010 - Tập huấn đợt 1 - Kiểm kê thí điểm, rút kinh nghiệm và hoàn thiện các văn bản có liên quan. - Tập huấn đợt 2: Cho các tỉnh kiểm kê năm 2011 - Thời gian 14 ngày - 03 tỉnh: - Thời gian 14 ngày 2011 - Tổng điều tra, kiểm kê rừng ở các tỉnh - Tập huấn đợt 3: Cho các tỉnh kiểm kê năm 2012 - Kiểm kê 09 tỉnh - Thời gian 14 ngày 2012 - Tổng điều tra, kiểm kê rừng ở các tỉnh - Tập huấn đợt 4: Cho các tỉnh kiểm kê năm 2013 - Kiểm kê 08 tỉnh - Thời gian 14 ngày 2013 - Tổng điều tra, kiểm kê rừng ở các tỉnh - Tập huấn đợt 5: Cho các tỉnh kiểm kê năm 2014 - Kiểm kê 14 tỉnh - Thời gian 14 ngày 2014 - Tổng điều tra, kiểm kê rừng ở các tỉnh - Kiểm kê 27 tỉnh 2015 - Tổng hợp và công bố số liệu kiểm kê rừng toàn quốc - Tổng hợp 60 tỉnh X. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN Tổng kinh phí dự toán để thực hiện Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010 - 2015 là: 607.409.119 ngàn đồng. 1. Tổng kinh phí thực hiện Dự án phân theo hạng mục công việc a) Chi phí trực tỉếp: Chi phí trực tiếp bao gồm: Chi cho xây dựng các Biện pháp kỹ thuật, các hướng dẫn kỹ thuật; Chi cho thu thập tài liệu, bản đồ có liên quan đến kiểm kê rừng ở các cơ quan ban ngành; Chi cho việc xử lí ảnh; Tiếp nhận và xử lí bản đồ nền phục vụ kiểm kê rừng; Chi cho việc giải đoán ảnh, chuẩn bị bản đồ ngoại nghiệp; Chi cho kiểm kê rừng ở thực địa; Chi cho tính toán nội nghiệp, xây dựng và in ấn thành quả kiểm kê rừng; Chi cho cập nhật diến biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp; Chi cho điều tra, đánh giá và theo dõi diẽn biến chất lượng rừng. Tổng chi phí trực tiếp là: 529.484.253 ngàn đồng, chiếm 87,2% tổng kinh phí của Dự án, trong đó: - Kinh phí cho giai đoạn chuẩn bị: 56.293.513 ngàn đồng, chiếm 9,2% tổng kinh phí của Dự án. - Kinh phí cho giai đoạn thực hiện: 473.190.740 ngàn đồng, chiếm 78% tổng kinh phí của Dự án. Bảng 06: Tổng kinh phí thực hiện Dự án Đơn vị: ngàn đồng TT Hạng mục công việc Tổng cộng Giai đoạn chuẩn bị (2009; 2010) Giai đoạn thực hiện 2011-2015 TỔNG DỰ ÁN 607.409.119 64.698.420 542.710.699 A CHI PHÍ TRỰC TIẾP 529.484.253 56.293.513 473.190.740 I Giai đoạn chuẩn bị 56.053.513 56.053.513 1 Chuẩn bị cho công tác kiểm kê rừng 54.749.513 54.749.513 - 2 Chuẩn bị cho công tác cập nhật, thông kê rừng sau kiểm kê 400.000 400.000 - 3 Chuẩn bị cho công tác Điều tra, đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc 904.000 904.000 - II Giai đoạn thực hiện 473.430.740 240.000 473.190.740 1 Kiểm kê rừng 358.462.391 120.000 358.342.391 2 Cập nhật, thông kê rừng sau khi kiểm kê 66.346.349 120.000 66.226.349 3 Thực hiện Điều tra, đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng 48.622.000 48.622.000 B QUẢN LÝ 24.976.440 2.775.556 22.200.884 I Kiểm kê rừng 20.654.596 2.737.476 17.917.120 1 Cấp trung ương (2% chi phí trực tiếp) 8.261.839 1.094.991 7.166.848 2 Cấp tỉnh (3% chi phí trực tiếp) 12.392.757 1.642.485 10.750.272 II Cập nhật, thông kê rừng sau khi kiểm kê 3.331.324 20.000 3.311.324 1 Cấp trung ương (2% chi phí trực tiếp) 1.332.533 8.000 1.324.533 2 Cấp tỉnh (3% chi phí trực tiếp) 1.998.791 12.000 1.986.791 III Điều tra, đánh giá theo dõi diễn biến chất lượng rừng 990.520 18.080 972.440 1 Cấp trung ương (2% chi phí trực tiếp) 990.520 18.080 972.440 C DỰ PHÒNG (10% chi phí trực tiếp) 52.948.426 5.629.351 47.319.075 b) Kinh phí quản lý: Kinh phí quản lý bao gồm: Chi cho công tác hoạt động của Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng; Chi công tác in ấn tất cả các tài liệu hướng dẫn, mẫu biểu kiểm kê, tổng hợp kết quả; Chi cho hội thảo; tập huấn; kiểm tra nghiệm thu; Thuê tưa vấn độc lấp giám sát Dự án. Tổng kinh phí quản lý Dự án là: 24.976.440 ngàn đồng, chiếm 4,1% tổng kinh phí của Dự án, trong đó: - Kinh phí quản lý kiểm kê rừng: 20.654.596 ngàn đồng, chiếm 3,4% tổng kinh phí của Dự án, - Kinh phí quản lý cập nhật, thống kê rừng sau khi kiểm kê: 3.331.324 ngàn đồng, chiếm 0,5% tổng kinh phí của Dự án, - Kinh phí quản lý Điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: 990.520 ngàn đồng. chiếm 0,2% tổng kinh phí của Dự án. c) Kinh phí dự phòng: 52.948.426 ngàn đồng, chiếm 8,7% tổng kinh phí. 2. Tổng kinh phí thực hiện Dự án phân theo tiến độ hàng năm Trong tổng kinh phí Dự án được phân theo từng năm như sau: - Năm 2009 và 2010: 64.698.420 ngàn đồng, chiếm 10,7% tổng kinh phí. - Năm 2011: 132.535.336 ngàn đồng, chiếm 21,8% tổng kinh phí. - Năm 2012: 157.899.853 ngàn đồng, chiếm 26,0% tổng kinh phí. - Năm 2013: 133.541.677 ngàn đồng, chiếm 22,0% tổng kinh phí. - Năm 2014: 117.891.533 ngàn đồng, chiếm 19,4% tổng kinh phí. - Năm 2015: 842.300 ngàn đồng, chiếm 0,1% tổng kinh phí. (chi tiết xem Phụ lục 4) XI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cơ cấu tổ chức 1.1. Cấp quốc gia a) Thành lập Ban chỉ đạo Tổng Điều tra, kiểm kê rừng Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương), thành phần bao gồm: - Lãnh đạo Bộ NN & PTNT: Trưởng ban. - Đại diện Bộ TN & MT: ủy viên. - Đại diện Bộ Tài chính: ủy viên. - Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư: ủy viên. - Đại diện Bộ Quốc phòng: ủy viên. - Đại diện Bộ Công an: ủy viên. - Đại diện Tổng cục Thống kê: ủy viên. b) Thành lập Ban điều hành Dự án Tổng Điều tra, kiểm kê rừng Trung ương để giúp cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương, bao gồm một số lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện và chuyên viên các ngành có liên quan. 1.2. Cấp tỉnh a) Thành lập Ban chỉ đạo Tổng Điều tra, kiểm kê rừng cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng cấp tỉnh), thành phần bao gồm: - Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Trưởng ban. - Lãnh đạo Sở NN & PTNT: Phó Trưởng ban. - Đại diện Sở Tài chính: ủy viên. - Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư: ủy viên. - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường: ủy viên. b) Thành lập Ban điều hành Dự án Tổng Điều tra, kiểm kê rừng cấp tỉnh để giúp cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh, bao gồm một số lãnh đạo các Chi cục, Phòng, ban thuộc Sở NN & PTNT và chuyên viên các ngành có liên quan. 1.3. Cấp huyện a) Thành lập Ban chỉ đạo Tổng Điều tra, kiểm kê rừng cấp huyện (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng cấp huyện), thành phần bao gồm: - Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện: Trưởng ban. - Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm: Phó Trưởng ban. - Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường: ủy viên. - Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: ủy viên. - Đại diện Phòng Tài chính: ủy viên. - Đại diện Phòng Kế hoạch và Đầu tư: ủy viên. - Đại diện UBND các xã trong huyện: ủy viên. b) Thành lập: Tổ giúp việc Ban chỉ đạo kiểm kê rừng huyện, bao gồm một số chuyên viên các ngành có liên quan. 1.4. Cấp xã Thành lập Tổ giúp việc UBND xã, bao gồm cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ phụ trách lâm nghiệp và cán bộ phụ trách địa chính xã. 2. Trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành và UBND cấp tỉnh 2.1. Trách nhiệm của Bộ NN & PTNT và Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương Bộ NN & PTNT và Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện Dự án Tổng Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010-2015, cụ thể là: - Chỉ đạo soạn thảo và ban hành các văn bản, biện pháp kỹ thuật, các qui định có liên quan theo thẩm quyền để thực thi Dự án. - Phối hợp với Bộ TN & MT để thống nhất các nội dung sau đây: + Làm rõ các qui định và các tiêu chí kiểm kê, thống kê xác định đất lâm nghiệp trong các văn bản do Bộ NN & PTNT đã ban hành với Bộ TN & MT. + Thống nhất về phạm vi ranh giới đất lâm nghiệp sẽ lấy kết quả rà soát qui hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg đã được các UBND tỉnh phê duyệt (trên cơ sở các loại đất đã được Quốc hội thông qua) để làm cơ sở cho kiểm kê rừng ở các địa phương. + Thống nhất sử dụng bản đồ nền địa hình, hệ tọa độ VN 2000, sử dụng ảnh viễn thám trong kiểm kê rừng và yêu cầu Bộ TN & MT cung cấp bản đồ nền địa hình VN 2000, ảnh viễn thám để phục vụ cho kiểm kê rừng trên toàn quốc. - Chịu trách nhiệm tiếp nhận ảnh viễn thám và bản đồ nền địa hình hệ tọa độ VN 2000 của tất cả 60 tỉnh thành có kiểm kê rừng từ Bộ TN & MT để xử lý và giao cho các địa phương thực hiện kiểm kê rừng. - Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN & PTNT giải đoán ảnh viễn thám cho tất cả 60 tỉnh thành có thực hiện kiểm kê rừng và chịu trách nhiệm chuyển giao bản đồ hiện trạng đã được giải đoán từ ảnh viễn thám cho các địa phương thực hiện kiểm kê rừng theo tiến độ của Dự án. - Chủ trì, phối hợp với UBND ba tỉnh: Bắc Cạn, Hà Tĩnh và Đăk Lăk để tổ chức thực hiện kiểm kê rừng thí điểm đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. - Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn quốc, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ, nội dung và chất lượng công tác kiểm kê của các ngành, các cấp. - Hàng năm, Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương căn cứ vào diện tích cần kiểm kê của từng tỉnh theo tiến độ của Dự án để lập kế hoạch chi tiết và kinh phí thực hiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. - Tổng hợp kết quả kiểm kê rừng theo từng năm và tổng hợp, phân tích, lập báo cáo kết quả kiểm kê rừng vào cuối kỳ kiểm kê trên phạm vi toàn quốc báo cáo Thủ tướng Chính phủ. - Công bố kết quả kiểm kê rừng hàng năm của các tỉnh đã hoàn thành kiểm kê rừng và công bố kết quả kiểm kê rừng trên toàn quốc vào cuối kỳ kiểm kê. - Tổng hợp và lập ngân hàng dữ liệu kết quả kiểm kê rừng theo tỉnh, vùng và toàn quốc. - Tổng hợp và lập bản đồ kiểm kê rừng toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 và theo vùng tỷ lệ 1/250.000. - In, xuất bản kết quả kiểm kê rừng toàn quốc và phát hành để các cơ quan có liên quan sử dụng. - Chỉ đạo các địa phương thực hiện cập nhật diễn biến và thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp hàng năm sau kiểm kê. - Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục thực hiện Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến chất lượng rừng trên toàn quốc giai đoạn 2011-2015. 2.2. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Phối hợp với Bộ NN & PTNT để làm rõ các qui định và các tiêu chí kiểm kê, thống kê xác định đất lâm nghiệp; Thống nhất lấy số liệu rà soát qui hoạch ba loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg đã được UBND các tỉnh phê duyệt làm căn cứ để kiểm kê rừng. - Cung cấp ảnh vệ tinh có chất lượng cao cho Bộ NN & PTNT theo tiến độ kiểm kê rừng giai đoạn 2010-2015 đã được Chính phủ phê duyêt. - Cung cấp bản đồ nền địa hình số VN 2000, tỷ lệ 1/10.000 để phục vụ xây dựng bản đồ kiểm kê rừng cho tất cả 60 tỉnh thành trên toàn quốc. - Cập nhật số liệu kiểm kê rừng giai đoạn 2010-2015 có liên quan vào hồ sơ quan lý đất đai do Bộ quản lý. 2.3. Trách nhiệm của các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an - Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, chủ trì phối hợp với Bộ NN & PTNT và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm kê rừng trên địa bàn do Bộ quản lý và phải chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ kiểm kê. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, đơn vị thực hiện kiểm kê rừng ở những vùng biên giới không thuộc phạm vi hai Bộ quản lý. - Tổng hợp Báo cáo kết quả kiểm kê rừng trên địa phận do Bộ quản lý cho địa phương tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm kê lên Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương. 2.4. Trách nhiệm của Bộ tài chính - Chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện công tác kiểm kê rừng của các địa phương và của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. - Chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho hoạt động kiểm kê rừng đối với các Bộ, cơ quan Trung ương, các đơn vị và các địa phương. - Đảm bảo kinh phí kiểm kê rừng được cấp đủ và đúng tiến độ. - Hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương và các đơn vị thanh quyết toán kinh phí kiểm kê. 2.5. Trách nhiệm của UBND và Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng cấp tỉnh UBND cấp tỉnh và Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương và Thủ tướng Chính phủ thực hiện Dự án Tổng Điều tra, kiểm kê rừng của tỉnh mình, cụ thể là: - Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền để thực hiện Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ Kiểm kê rừng cho các đơn vị, các chủ rừng trên địa bàn tỉnh. - Tiếp nhận bản đồ hiện trạng (được giải đoán từ ảnh viễn thám) và bản đồ nền địa hình hệ tọa độ VN 2000 từ Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương để phục vụ kiểm kê rừng. - Tổ chức thực hiện kiểm kê rừng theo kế hoạch của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương và phải chịu trách nhiệm về chất lượng kiểm kê và tiến độ kiểm kê. Để đảm bảo tính khách quan, trung thực về số liệu kiểm kê rừng, các địa phương nếu không tự tổ chức được việc kiểm kê rừng cần hợp đồng thuê các đơn vị chuyên môn làm công tác điều tra qui hoạch rừng ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện. - Chỉ đạo các sở, ngành có liên quan trong việc giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ, nội dung và chất lượng công tác kiểm kê trên địa bàn tỉnh. - Phối hợp với Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương và Đơn vị tư vấn giám sát để kiểm tra nghiệm thu đánh giá chất lượng kiểm kê. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo qui định lên Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương. - Tổng hợp kết quả kiểm kê của tỉnh để báo cáo Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương và công bố kết quả kiểm kê rừng của tỉnh. - Chỉ đạo sở NN & PTNT tổ chức lập Hồ sơ quản lý rừng và cập nhật diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp hàng năm sau kiểm kê vào Hồ sơ quản lý. UBND tỉnh phê duyệt số liệu thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp hàng năm và gửi báo cáo cho Bộ NN & PTNT tổng hợp toàn quốc. 3. Kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu - Để đảm bảo tính khách quan và độ chính xác của số liệu, Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương sẽ lập các đoàn và tổ chức các đợt kiểm tra chặt chẽ kết quả kiểm kê rừng của các đơn vị địa phương và các Bộ, Ngành. Đồng thời thuê đơn vị tư vấn độc lập để giám sát trong suốt quá trình thực hiện Dự án ở Trung ương và ở các địa phương. - Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng các tỉnh cũng phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ kết quả kiểm kê các đơn vị do cấp mình quản lý. - Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm kê rừng sẽ phải được tiến hành kịp thời ngay trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc từng công đoạn, theo hình thức ”cuốn chiếu”. - Để kiểm tra nghiệm thu kịp thời, các tỉnh xây dựng kế hoạch và báo cáo cho Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương biết để phối hợp thực hiện. - Việc đánh giá nghiệm thu kết quả trên hiện trường nhất thiết phải có đại diện có đủ thẩm quyền của địa phương, đơn vị chủ rừng và đơn vị tư vấn kiểm kê rừng. Nội dung, phương pháp và đánh giá chất lượng tài liệu kiểm kê rừng sẽ được thực hiện thống nhất theo Biện pháp kỹ thuật kiểm tra nghiệm thu do Bộ NN & PTNT qui định. 4. Quy định chế độ báo cáo Để đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, kịp thời trong quá trình thực hiện Dự án ở Trung ương và địa phương, sau khi kết thúc mỗi công đoạn kiểm kê ở ngoại nghiệp và nội nghiệp, các đơn vị thực hiện kiểm kê phải báo cáo kết quả kiểm kê lên cấp trên trực tiếp. 4.1. Các đơn vị cơ sở Sau khi kết quả kiểm kê rừng của các xã đã được các cấp kiểm tra nghiệm thu, Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp huyện lập báo cáo kết quả kiểm kê gửi cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh tổng hợp. 4.2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Sau khi nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp huyện, Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng cấp tỉnh tiến hành kiểm tra tổng hợp số liệu theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương và gửi về Ban điều hành Dự án Tổng Điều tra, kiểm kê rừng Trung ương. 4.3. Đối với việc kiểm kê rừng của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Từng đơn vị cơ sở tiến hành kiểm kê rừng của đơn vị minh theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương và báo cáo lên cấp trên trực tiếp quản lý, đồng thời gửi báo cáo cho UBND xã nơi sở tại để tổng hợp. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, tổng hợp kết quả kiểm kê rừng của Bộ mình và báo cáo về Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương. 4.4. Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương - Kiểm tra xử lý, tổng hợp kết quả kiểm kê theo tỉnh, vùng và toàn quốc theo nội dung mẫu biểu đã qui định tại Thông tư số 25/2009/TT-BNN, ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Bộ NN & PTNT. - Hàng năm, tổng hợp kết quả kiểm kê rừng của các tỉnh kiểm kê trong năm, lập báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào quí I năm tiếp theo. - Năm cuối của chu kỳ kiểm kê, tổng hợp kết quả kiểm kê của tất các tỉnh thành trong cả nước, lập báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào quí II năm 2015. 5. Giám sát Dự án Để đánh giá chất lượng kiểm kê rừng một cách khác quan, Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương chịu trách nhiệm thuê đơn vị tư vấn độc lập để giám sát chất lượng và tiến độ thực hiện kiểm kê của các chủ rừng, các đơn vị tư vấn kiểm kê. • Nhiệm vụ của Đơn vị Tư vấn độc lập: - Hàng năm căn cứ vào tiến độ thực hiện kiểm kê rừng do Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung uơng cung cấp để lập kế hoạch giám sát kiểm kê của từng tỉnh. Kế hoạch giám sát phải được thông qua Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương và thông báo cho các địa phương, đơn vị tư vấn kiểm kê biết. - Các nội dung giám sát bao gồm: + Giám sát về tiến độ thực hiện của các địa phương, đơn vị tư vấn thực hiện kiểm kê. + Giám sát chất lượng kiểm kê, căn cứ vào Biện pháp kỹ thuật Tổng điều tra, kiểm kê rừng và các hướng dẫn có liên quan để giám sát chất lượng kiểm kê. Trong đó, chất lượng kiểm kê rừng ở thực địa là chỉ tiêu giám sát quan trọng nhất. - Khối lượng giám sát: Giám sát toàn bộ khối lượng kiểm kê rừng của 60 tỉnh thành có kiểm kê rừng trong cả nước. - Tiến độ giám sát: Thực hiện theo tiến độ kiểm kê rừng. XII. NHỮNG GIẢ ĐỊNH, RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 1. Những giả định - Trong giai đoạn thực hiện Dự án 2010-2015, chế độ tiền lương của Nhà nước và giá cả trên thị trường tăng mạnh. - Theo kế hoạch từ năm 2010-2012, Trung tâm Viễn thám Quốc gia (Bộ TN & MT) sẽ Hợp đồng mua tín hiệu ảnh vệ tinh của Pháp và từ năm 2013 trở đi, vệ tinh VNREDSAT-1 của Việt Nam đưa vào hoạt động sẽ cung cấp ảnh vệ tinh cho kế hoạch Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc. Nếu Hợp đồng nêu trên không được thực hiện và vệ tinh VNREDSAT-1 chưa thể vận hành theo kế hoạch, điều đó có nghĩa là sẽ không có ảnh vệ tinh phục vụ cho kiểm kê. - Số lượng ảnh vệ tinh không đủ để đáp ứng đúng tiến độ kiểm kê rừng của các tỉnh như đã định. - Số lượng ảnh vệ tinh đáp ứng được tiến độ kiểm kê rừng, nhưng chất lượng ảnh không tốt do thời tiết hoặc các yếu tố kỹ thuật gây nên. 2. Những rủi ro - Về kỹ thuật: Giải pháp đặt ra trong Dự án là sử dụng ảnh vệ tinh (Spot 5) có độ phân giải cao để thực hiện kiểm kê rừng trên phạm vi toàn quốc. Nhưng nếu tình huống như các giả định nêu trên xảy ra thì: + Dự án sẽ không thể thực hiện được nếu không có ảnh vệ tinh dùng để kiểm kê. + Nếu số lượng ảnh không đáp ứng đủ sẽ làm tiến độ kiểm kê phải chậm lại và nếu chất lượng ảnh không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu, tiến độ và chi phí kiểm kê. - Về tài chính: Dự toán kinh phí cho Dự án là dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ tiền lương và giá cả tại thời điểm quí IV năm 2009, khi giá cả biến động theo chiều hướng tăng, chế độ tiền lương, tiền công của Nhà nước tăng lên, cùng với sự rủi ro về kỹ thuật như đã nêu ở trên sẽ làm cho chi phí kiểm kê rừng tăng lên. 3. Giải pháp khắc phục Nếu những rủi ro nêu trên xảy ra trong quá trình thực hiện Dự án, thì giải pháp khắc phục là: - Nếu khả năng cung cấp ảnh vệ tinh Spot5 không được thực hiện hoặc tỷ lệ ảnh chất lượng xấu lớn hoặc số lượng ảnh không đáp ứng được tiến độ kiểm kê thì giải pháp khắc phục là đặt mua ảnh vệ tinh chất lượng cao từ các nhà cung cấp dịch vụ khác trên thế giới. - Nguồn kinh phí để khắc phục những rủi ro nêu trên được trích từ nguồn kinh phí dự phòng như đã tính toán trong Dự án. Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Việc xây dựng ‘Dự án Tổng Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010 - 2015’ là phù hợp với những qui định đã được ghi trong văn bản Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và cũng là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 80/TTg-KTN, ngày 15 tháng 01 năm 2009 về việc ‘Báo cáo kết quả rà soát qui hoạch ba loại rừng’. Dự án Tổng Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010 - 2015 được xây dựng dựa trên các số liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách trung thực về thực trạng của công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác điều tra cơ bản và quản lý thông tin lâm nghiệp trong 10 năm qua và phù hợp với các văn bản hiện hành có liên quan của Nhà nước. Đồng thời việc tính toán các chi phí đầu tư cũng dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Dự án được phê duyệt và thực thi sẽ là một bước tiến mới của ngành lâm nghiệp trong quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về rừng và đất rừng trên toàn quốc. Dự án được thực thi cũng góp phần vào việc thực hiện “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 02 năm 2007. II. KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ - Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2010-2015 được coi là Dự án cấp bách. Công tác điều tra, kiểm kê rừng mang tính đặc thù và đòi hỏi tính chuyên ngành. Do vậy, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Cục Kiểm lâm - Bộ NN & PTNT làm chủ Dự án. - Thủ tướng Chỉnh phủ chỉ đạo Bộ TN & MT cung cấp kịp thời ảnh vệ tinh chất lượng cao theo tiến độ Dự án và bản đồ nền địa hình hệ tọa độ VN 2000 để xây dựng bản đồ thành quả kiểm kê rừng thống nhất trong toàn quốc. - Cho phép Dự án được trích kinh phí từ nguồn dự phòng như đã tính toán trong Dự án để khắc phục những rủi ro trong việc cung cấp ảnh vệ tinh, bù đắp chi phí do những biến động về giá cả, điều chỉnh lương cơ bản trong quá trình thực hiện Dự án. - Để Dự án được thực thi đúng tiến độ, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và sớm phê duyệt Dự án. 2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sau khi Dự án được Chính phủ phê duyệt, kiến nghị với Bộ NN & PTNT một số nội dung như sau: - Thống nhất bằng văn bản (hoặc Hợp đồng) với Bộ TN & MT về việc cung cấp ảnh vệ tinh, bản đồ địa hình hệ tọa độ VN 2000 (ở dạng số) và các số liệu có liên quan phục vụ cho kiểm kê rừng. - Bộ sớm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các văn bản để thực thi Dự án như: Biện pháp kỹ thuật Tổng điều tra, kiểm kê rừng; Hướng dẫn giải đoán ảnh viễn thám; Hướng dẫn xây dựng bản đồ kiểm kê rừng; Xây dựng phần mềm biên tập bản đồ kiểm kê rừng; phần mềm tập hợp kết quả kiểm kê rừng; Biện pháp kỹ thuật kiểm tra nghiệm thu kết quả kiểm kê rừng; Định mức kinh tế kỹ thuật kiểm kê rừng và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng. - Triển khai các bước công việc chuẩn bị và sớm hoàn thành kiểm kê rừng thí điểm tại 03 tỉnh Bắc Kạn, Hà Tĩnh và Đăk Lăk trong năm 2010. Hà nội, ngày tháng 10 năm 2009 ĐƠN VỊ TƯ VẤN XÂY DỰNG DỰ ÁN VIỆN ĐIỀU TRA QUI HOẠCH RỪNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH106.doc
Tài liệu liên quan