Nhằm bổ sung cho hai nguồn số liệu trên và với mục đích chuyên biệt khác, người ta tiến hành điều tra chọn mẫu về dân số, nguồn lao động, việc làm. Điều tra mẫu đỡ tốn kém hơn tổng điều tra vì đó là việc lựa chọn mẫu chỉ bao gồm những người đại diện cho toàn bộ dân số hay một nhóm dân cụ thể nào đó. Ngoài ra điều tra mẫu có thể cung cấp các thông tin chi tiết và có chất lượng cao hơn vì có thể được dành nhiều thời gian và công sức trong các cuộc phỏng vấn sâu, thẫm chí có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ chính xác của số liệu tổng điều tra dân số và thống kê hộ tịch.
27 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự báo phát triển nguồn nhân lực tới năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong sự phát triển kinh tế của loài người, không ai có thể phủ nhận yếu tố con người. Đất nước nào quan tâm và đặt đúng vị trí nhân tố con người đất nước đó sẽ thành công. Thật không phải ngẫu nhiên mà trong “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” Đảng đã khẳng định: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm của giải phóng sức sản xuất khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc”.
Nghiên cứu về nguồn nhân lực tức là nghiên cứu về yếu tố con người, những khả năng tiềm năng của con người và cách khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mồi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc để tạo nên sức mạnh tổng thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước.
Để thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực con người, tôi đã chọn đề tài: “Dự báo phát triển nguồn nhân lực tới năm 2010”.
Bài viết được chia làm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lý luận chung về nhân lực.
Phần II: Phân tích dự báo nguồn nhân lực Việt Nam tới năm 2010.
Phần III: Một số kiến nghị
Phần I: Những vấn đề lý luận chung về nhân lực.
I. Vai trò của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
1. Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực
1.1. Khái niệm và các thuật ngữ có liên quan
Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn nhân lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác ( nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ... ) ở chỗ: Nguồn nhân lực chịu tác động của các yếu tố tự nhiên ( sinh, chết... ), xã hội ( việc làm, thất nghiệp...)
Nguồn nhân lực còn được hiểu là một yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, là tổng thể những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động.
Khái niệm nguồn nhân lực là một khái niệm mới được vận dụng vào Việt Nam. Trong thực tế chúng ta thường dùng một số thuật ngữ có liên quan như:
- Nguồn lao động: Bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
- Lực lượng lao động: Là một bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp xong có nhu cầu tìm việc làm.
Nguồn lao động được nghiên cứu về số lượng và chất lượng.
Về số lượng: Nguồn nhân lực được đo lường thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng. Các chỉ tiêu này có liên quan mất thiết với các quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô và tốc độ tăng dân số càng lớn thì quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, sự tác động đó phải sau một khoảng thời gian nhất định mới thể hiện rõ ( vì con người phải phát triển đến một mức độ nhất định mới có khả năng lao động ).
Về chất lượng: Nguồn nhân lực được biểu hiện qua các mặt: Tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất...
1.2. Phân loại nguồn nhân lực
Tuỳ theo các góc độ nghiên cứu mà ngươi ta chí nguồn nhân lực theo các chỉ tiêu khác nhau.
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành người ta chia ra làm 3 loại:
Một là: Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Việc quy định giới hạn độ tuổi lao động phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của tựng quốc gia trong từng thời kỳ. ở nước ta quy định giới hạn tuổi lao động là từ 15 tuổi đến 55 tuổi ( đối với nữ) và 60 tuổi ( đối với nam ).
Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số thường chiếm tỷ lệ cao ( thương là trên 50% ).
Hai là: Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế còn gọi là dân số hoạt động kinh tế. Đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các nghành kinh tế quốc dân.
Như vậy, nguồn nhân lực này không bao gồm những người trong độ tuổi có khả năng hoạt động kinh tế nhưng thực tế không tham gia hoạt động kinh tế ( thất nghiệp, có khả năng lao động nhưng không muốn làm việc, đang học tập...)
Ba là: Nguồn nhân lực dự trữ. Nguồnnhân lực này bao gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng vì lý do khác chưa tham gia hoạt động kinh tế nhưng cần có thể huy động được như: Những người nội trợ trong gia đình, những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông trung học và chuyên nghiệp song chưa có việc làm, những người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những người này trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp.
Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực người ta chia ra 3 loại:
Nguồn nhân lực chính: Đây là bộ phận nguồn nhân lực nằm trong độ tuổi lao động và là bộ phận quan trọng nhất.
Nguồn nhân lực phụ: Đây là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi có thể và cần phải tham gia vào nền sản xuất xã hội đặc biệt là ở các nước kém phát triển.
Nguồn lao đọng bổ xung: Là bộ phận nguồn nhân lực được bổ xung từ các nguồn khác ( Hết hạn nghĩa vụ quân sự, số người trong độ tuổi lao động thôi học ra trường...).
2. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển xã hội
Nguồn nhân lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội, vai trò đó được bắt nguồn từ yếu tố con người.
2.1. Con người là động lưc của sự phát triển
Bất cứ một sự phát triển nào cũng có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nguồn lực: nhân lực ( nguồn lực con người ), vật lực ( nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên...), tài lực ( nguồn lực về tài chính...). Song chỉ có nguồn lực con người mới tao ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muồn phát huy tác dụng chỉ thông qua nguồn lực con người.
2.2. Con người là mục tiêu của sự phát triển
Phát triển kinh tế xã hội suy cho cùng là nhằm mục đích phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh.Nói cách khác, cong người là lực lượng tiêu dùng của cải,vật chất và tinh thần của xã hội. Như vậy nó thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
2.3. Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội
Con người không chỉ làmục tiêu động lực của sự phát triển thể hiện mức độ chế ngự thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ của con người mà còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người. Điều đó giải thích vì sao con người được coi là năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển.
3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Xã hội ngày một phát triển, cùng với sự phát triển của xã hội là một nền sản xuất phát triển sản xuất ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng cao hơn, tinh vi hơn, đòi hỏi con người chúng ta phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ, của mình đáp ứng với sự phát triển của sản xuất.
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một xu hướng tất yêu của lịch sử, là qúa trình trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đạicho nền kinh tế. Trong lĩnh vực nguồn nhân lự đã tạo ra sự chuyển biến về chất: Từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, lao đông trí tuệ.
II. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và xu hướng biến động
1. Thực trạng của nguồn nhân lực Việt Nam
Nguồn nhân lực nước ta dồi dào. Theo số liệu điều tra lao động việc làm 1/ 7 / 2000: ở nước ta có khoảng hơn 39 triệu lao động và có lực lượng lao động trẻ, mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 triệu người bướcvào tuổi lao động. Tốc độ tăng dân số và nguồn nhân lực nước ta từ thập niên 95 trở về trước khá cao ( nguồn nhân lực 2,8% / năm ), tạo ra “ sự sẵn có” của nguồn nhân lực. Với giá nhân công Việt Nam có lợi thế trong viêc khuyến khích đầu tư phát triển kinh doanh và dịch vụ, trong đó có đầu tư nước ngoài. Đồng thời cũng là điều kiện thuần lợi cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay. Mặt khác chính nguồn nhân lực Việt Nam sẽ tạo ra sức ép đối với vấn đề tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triênr nguồn nhân lực xã hội.
Mặc dù, trong thời gian qua sự nghiệp đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho nguồn nhân lực đã đạt được những thành tựu đáng kể, song nền kinh tế chưa phát triển, năng suất đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực còn hạn hẹp, nên tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn thấp, cơ cấu lao động được đào tạo theo trình độ chuyên môn còn bất hợp lý. Theo số liệu điều tra của bộ lao động thương binh và xã hội: Tính đến năm 1998 nước ta có 38 triệu lao động, trên 85% trong số đó tham gia hoạt động kinh tế, nhưng chỉ có 17,8% lao động được qua đào tạo. Trong khi đó ở các nước trong khu vực có tới 40 – 50% lao đông được qua đào tạo. Co cấu lao động qua đào tạo giữa Đại học – Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn bất hợp lý, lạc hậu. Theo kinh nghiệm của một số nước thì tỷ lệ hợp lý là: Đại học : Trung học chuyên nghiệp : Công nhân kỹ thuật = 1 : 4 : 10. Còn ở nước ta năm 1996 tỷ lệ đó mới đạt khoảng: 1 : 1,5 : 3,5.
Như vậy nước ta đang thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Qua số liệu trên cũng cho thấy tình trạng “ thầy nhiều hơn thợ” ở nước ta. Điều đó dẫn tới khó khăn trong việc đầu tư, chuyển giao công nghệ, trong đó có khuyền khích đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu nguồn nhân lực theo 3 khu vực kinh tế cư bản còn lạc hậu. Các nước có nền kinh tế phát triển có lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ thường chiếm trên 50%, trong khi đó lao động trong nông nghiệp khá thấp, thường chiếm dưới 10%. Theo số liệu điều tra của Học viện hành chính quốc gia voà thập niên 90:
- ở Anh quốc chỉ có 2% tổng số lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp; 30% trong khu vực công nghiệp; 68% trong khu vực dịch vụ.
- ở Australia có 5% tổng số lao động làm trong việc khu vực nông nghiệp; 24% trong khu vực công nghiệp; 71% trong khu vực dịch vụ.
- ở Nhật Bản có 6% tổng số lao dộng làm việc trong khu vực nông nghiệp; 34% trong khu vực công nghiệp; 60% trong kh vực dịch vụ.
Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay có gần 70% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó chỉ có 0,44% được qua đào tạo Nông – Lâm nghiệp ( Nguồn: TS. Nguyễn Lương Tào - Đào tạo nghề – Thách thức và giải pháp / Đặc san đào tạo nghề Xuân Kỷ Mão). Do tỷ trọgn lao động trong nôn gnghiệp cao, nhưng tỷ lệ qua đào tạo thấp nên Việt Nam là nước có năng suất lao động xã hội thấp nhất thế giới. Theo số liệu niên gián thống kê năm 1997: Thu nhập bình quân đầu người ở ViệtNam chỉ khoảng 250 USD và nước ta là một nước nghèo.
Nguồn nhân lực nước ta phân bố không đều giữa các vùng. Có những vùng có mật độ dân số rất cao ( Ví dụ: ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 là 2375 người / km2), có những vùng có mật độ dân số rấ thấp ( ở Kon Tum 27 người / km2). Những lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, còn ở các vùng tỉnh lẻ lao động được đào tạo Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ còn rất thấp.
2. Xu hướng vận động
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nên trong những năm tới số lượng nguồn nhân lực nước ta sẽ càng dồi dào, với sự quan tâm của Đảng và nhà nước sẽ không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp sẽ giảm và chuyển sang hai nghành công nghiệp và dịch vụ.
Phần II: Phân tích và dự báo nguồn nhân lực
I. Đối tượng và nhiệm vụ dự báo nguồn nhân lực
1. Khái niệm đối tượng và nhiệm vụ dự báo nguồn nhân lực.
Như ta đã biết nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số. Do vây, quy mô và cơ cấu dân số là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để hoạch định chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.
ở nhiều nước, việc tiến hành ttổng điếu tra dân số thường được tiến hành định kỳ 10 năm một lần và có thể kâu hơn tuỳ thuộc vào nguồn tài chính. Chính vì vậy nà hầu hết các số liệu về dân số và nguồn lao động chỉ có thể dự báo được nhờ dự báo dân số và nguồn nhân lực.
Dự báo dân số và nguồn nhân lực là xác định dân số và nguồn nhân lực trong tương lai thông qua phân tích xu hướng biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến số sinh, số chết và các luồng di dân.
Dự báo dân số và nguốn lực có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhiệm vụ quản lý kinh tế – xã hội của một đất nước. Những kết quả dự báo trong tương lai sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách, kế hoạch phân bổ, sử dụng hợp lý lao động, giải quyết việc làm đẩy mạnh sản xuất nâng cao đời sống xã hội...
Dự báo dân số và nguồn nhân lực là một bộ phận lớn trong dự báo kinh tế xã hội. Đối tượng trực tiếp của nguồn nhân lực là số lượng, cơ cấu theo tuổi, trình độ học vấn, cơ cấu nghề nghiệp cũng như sự thay đổi trong phân bố và sử dụng nguồn lao động trong tương lai trong phạm vi nền kinh tế cũng như các vùng lãnh thổ.
2. Nhiệm vụ của dự báo nguồn nhân lực
- Dự báo nguồn nhân lực cónhiệm vụ vạch ra bức tranh tương lai của quá trình tái sản suất dân số và nguồn lao động trên phạm vi quốc gia, vùng lãn thổ. Vì vậy, nhiệm vụ chính của dự báo nguồn nhân lực là:
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của hệ số sinh, hệ số chết, sự thay đổi cơ cấu kinh tế và nguồn lao động, cũng như quá trình di dân trong thời kỳ dự báo.
* Phát hiện các xu hướng vận động của các chỉ tiêu tái sản xuất dân số và nguồn lao động và từ đó cso phương án cụ thể.
* Quá trình phát triển dâ số và nguồn lao động trong điều kiện hiện nay phải đặt trong một chu trình quản lý và điều khiển, gắn liền vớ hệ thống kinh tế xã hội nhất định.
* Trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới cần đăc biệt chú ý tới các luồng di dân trong nước cũng như trên phạm vi quốc tế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước .
II. Dự báo nguồn nhân lực.
1. Một số phương pháp dự báo nguồn nhân lực
1.1. Phương pháp dự báo dân số
Các chỉ tiêu nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ với các chỉ tiêu dân số. Vì vậy mà ta có thể dự báo nguồn nhân lực thông qua các việc dự báo dân số.
1.1.1. Phương pháp ngoại suy theo xu thế.
+ Hàm xu thế dạng tuyến tính
Nếu dân số của một địa phượng nào đó hàng năm tăng đều với một đại lượng không đổi, thì ta có thể áp dụng hànm xu thế tuyến tính để dự báo dân số cho các năm trong tương lai.
Dạng hàm Pt = P0 ( 1+r.t )
Trong đó: Pt: Dân số năm dự báo
P0: Dân số năm gốc
r: Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm
t: Số thời kỳ nghiên cứu
+Dạng hàm cấp số nhân
Pt = P 0 ( 1 + r)
Trong đó: r là tốc độ tăng dân số
+ Dạng hàm mũ
Pt = P0 . e
Tóm lại: Ưu điểm của các phương pháp xu thế là đơn giản, yêu cầu về số liệu thông tin không lớn, có thể cho kết quả dự báo khái quát. Tuy nhiên nó có nhược điểm là chưa xét đến cơ chế hình thành quá trình dân số, kết quả dự báo mang tính tổng thể, không cho thấy sự thay đổi trong cơ ấu dân số.
1.1.2. Phương pháp thành phần dự báo dân số ( Chuyển tuổi )
Sử dụng phương pháp này chúng ta có thể biết được cơ cấu dân số trong tương lai: Tỷ lệ sinh, tựng nhóm tuổi, tái sản xuất dân số, nguồn lao động cơ cấu giới. Dựa trên sự phân tích trực tiếp từng bộ phậncấu thàh gia tăng dân số như: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và di cư.
Điều kiện áp dụng phương pháp này là quá trình tái sản xuất phải khá ổn định, chế độ tái sản xuất dân số coi nhu không đổi. Trong dự báo mức sinh, mứuc chết được cố định.
Phương pháp này đòi hỏi phải có số liệu dân số một cách chi tiết: Giới, trình độ, độ tuổi của từng nhóm. Phương pháp này dự báo thông qua các bước:
Bước 1: Thu thập số liệu ( trong tổng điều tra dân số ). Tuy nhiên thông thường thời điểm các cuộc điều tra dân số thường cách xa thời điểm dự báo, nên để đưa dân số về gần thời điểm dự báo hơn ta có thể sử dụng phương pháp ngoại suy theo hàm cấp số nhân: Pt = P0 ( 1+ r )t . Sau đó tính chuyển dân số ở các tuổi theo hệ số chung được xác định trên tổng dân số.
Các tham số cần xác định:
+ Hệ số sống qua n nhóm tuổi (P)
P=
Trong đó: Lx+nt và Lxt - số người sống được trong n tuổi tính từ tuổi X và x tính từ tuổi x+n có trong bảng sống
+ Tỷ xuất sinh theo từng nhóm tuổi (ASFR)
ASFRx, X+n = (0/00)
Trong đó: Bx, x+n : Số trẻ em do phụ nữ lứa tuổi ( x, x+n ) sinh ra sống được
F: Số phụ nữ trung bình tuổi ( x, x+n)
F=
Bước 2: Tính chuyển dân số năm gốc ra năm dự báo.
L= Lx P
Ví dụ: Theo nhóm 5 độ tuổi ta có:
Dân số nhóm Số dân nhóm Hệ số sống sau 5 năm
5-9 độ tuổi có = 0 – 4 dộ tuổi có x của nhóm 0-4 tuổi
vào ngày 1/1/1995 vào ngày 1/1/1990 thời kỳ 1990- 1995
Lưu ý: Đối với nhóm tuổi mở sẽ là tổng dân số các nhóm còn lại.
Chẳng hạn với số nhóm 5 đọ tuổi của nhóm 80+
L
Ta sẽ có:
Bước 3: Xác định số trẻ em sinh ra trong kỳ dự báo và còn sống đến cuối kỳ dự báo
Trong đó: là số trẻ em sống ở n độ tuổi đầu tiên có tại thời điểm dự báo t+n
Plà xác suất sống của trẻ em
Như vậy, dân số dự báo sẽ là:
1.2. Dự báo trực tiếp nguồn nhân lực
1.2.1. Dự báo theo phương pháp ngoại suy lịch sử:
Về nguyên tắc có thể dự báo nguồn nhân lực và nguồn lao độngtheo phương pháp ngoại suy dựa trên cơ sở các số liệu thống kê tình hinhf lao động trong quá khứ. Tức là ta phải tiến hành thu thấp số liệu về nguồn lao động trong quá khứ. Từ đó có thể phản ánh sự biến động nguồn nhân lực trong thời kỳ đã qua.
1.2.2. Dự báo bằng phương pháp chuyển tuổi.
Kết quả dự báo dân số bằng phương pháp chuyển tuổi là cơ sở đáng tin cậy cho dự báo nguồn nhân lực và nguồn lao động được tiến hành như sau:
Bước 1: Dự báo dân số bằng phương pháp chuyển tuổi
Bước 2: Căn cứ vào giới hạn tuổi lao động của năm giới và nữ giới dựac vào kết quả dự báo của bước 1 để xác định bộ phận dân số trong tuổi lao động.
Bước 3: Xác định số lượng nguồn nhân lựuc trên cơ sở kết quả ở bước 2 và hệ số có khả năng lao động theo từng giới tính.
Bước 4: Xác định nguồn lao động trong tương lai trên cơ sở nguồn nhân lực ở bước 3.
Bước 5: Phân tích kết quả dự báo và điều chỉnh kết quả cho phù hợp
2. Dự báo nguồn nhân lực
2.1. Thu thập số liệu
Số liệu thống kê của cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 của Việt Nam và số liệu dân số qua các năm.
Bảng 1: Dân số Việt Nam qua cuộc tổng điều tra dân số năm 1999
(Đơn vị tính: Người)
Toàn quốc
Nhóm tuổi
Chung
Toàn quốc
Nhóm tuổi
Chung
Tổng số
Nam
Nữ
Tổng số
Nam
Nữ
Cả nước
76323173
37469117
38854056
40-44
4550060
2180363
236997
0-4
7172242
3682743
3489499
45-49
3137258
1465289
1671969
5-9
9033162
4634400
4389762
50-54
2104316
964240
1440076
10-14
9066562
4634315
4412247
55-59
1787007
782143
1004864
15-19
8222280
4141058
4081222
60-64
1747308
759708
987600
20-24
6925387
3420084
3945303
65-69
1646775
500522
921175
25-29
6568174
3281300
3286874
70-74
1211104
307069
710582
30-34
6033706
3003421
3030285
75-79
821799
144203
514680
35-39
5585620
2726540
2860080
80+
709463
230402
479141
Bảng 2: Dân số Việt Nam qua con số thống kê các năm
Năm
Dân số trung bình (nghìn người)
Tốc độ tăng (%)
Năm
Dân số trung bình năm(nghìn người)
Tốc độ tăng(%)
1990
66016.7
1.92
1997
74306,9
1,57
1991
67242,4
1,86
1998
75456,3
1,55
1992
68450,1
1,80
1999
76596.7
1,51
1993
69644,5
1,74
2000
77635,4
1,36
1994
70824,5
1,69
2001
78685,8
1,50
1995
71995,5
1,65
2002
79715,4
1,31
1996
73156,7
1,61
2003
3. Xử lý số liệu
Từ bảng số liệu dân số năm 1999, tiến hành dự báo dân số trong tương lai bằng cách chuyển dân số theo từng nhóm tuổi từ năm 1999 sang năm 2000, bằng phương pháo ngoại suy xu thế ( Dạng hàm cấp số nhân) từ đó lấy cơ cấu dân số năm 2000 làm dân số gốc để dự báo cơo cấu dân số năm 2005, bằng phương pháp chuyển tuổi.
3.1. Xác định cơ cấu dân số năm 2000
Từ bảng số liệu 1 và 2 ta tính tốc độ tăng dân số trung bình qua các năm 1999 – 2000.
áp dụng công thức :
Thay số liệu dân số từ Bảng 2 vào ta được :
Vì cơ cấu dân số không thay đổi nên ta có thể xác định cơ cấu dân số năm 2000 dựa vào cơ cấu dân số năm 1999 bằng cách nhân từng nhóm tuổi của năm 1999 với hệ số điều chỉnh k với k = 1 + r = 1,0136 từ đó ta có kết quả dân số năm 2000
Bảng 3: Dân số năm 2000
ĐVT : Người
Nhóm tuổi
Tổng
Chia ra
Nam
Nữ
Cả nước
77.635.932
38.114.556
39.521.376
0-4
7.259.605
3732828
3536956
5-9
9.188.533
4697427
4458585
10-14
9.222.507
4717614
4472253
15-19
8.363.703
4197376
4136727
20-24
7.044.503
3476733
3998959
25-29
6.680.144
3325925
3331575
30-34
6.137.486
3044268
3071497
35-39
5.682.709
2763621
2889977
40-44
4.628.321
2210016
2401925
45-49
3.191.219
1485217
1694708
50-54
2.140.501
977354
1459661
55-59
1.817.744
792780
1018530
60-64
1.777.252
770040
1001031
65-69
1.675.099
735468
933703
70-74
1.321.935
507329
720254
75-79
836.883
311245
521680
80+
721.747
233454
485687
Từ bảng cơ cấu dân số năm 2000 sẽ được lấy làm dân số gốc để dự báo dân số cho năm 2005 bằng phương pháp chuyển tuổi ( như cách đã được trinh bầy trong phần giới thiệu các một số phương pháp dư báo )
Bảng 4: Kết quả dự báo dân số năm 2005
Đơn vị tính: Người
Nhóm tuổi
Năm 2000
Hệ số sống (Px)
Năm 2005
Nam
Nữ
Nam
Nữ
0-4
3732828
3536956
0,837
5-9
4697427
4458585
0,978
3124377
2960432
10-14
4717614
4472253
0,994
4594085
4360496
15-19
4197376
4136727
0,994
4686308
444542
20-24
3476733
3998959
0,992
4172192
4111907
25-29
3325925
3331575
0,989
3448919
3514486
30-34
3044268
3071497
0,99
3289376
3294928
35-39
2763621
2889977
0,985
3013825
3040782
40-44
2210016
2401925
0,985
2722167
2855492
45-49
1485217
1694708
0,979
2176866
2365896
50-54
977354
1459661
0,952
1454027
1659119
55-59
792780
1018530
0,930
930441
1100113
60-64
770040
1001031
0,889
737285
947233
65-69
735468
933703
0,825
648566
889917
70-74
507329
720254
0,740
606761
770327
75-79
311245
521680
0,640
375423
532983
80+
233454
485687
0,530
322927
591273
Để dự báo dân số năm 2010 ta lấy dân số năm 2005 làm dân số gốc bằng phương pháp chuyển tuổi
Bảng 5: Kết quả dự báo dân số năm 2010
ĐVT: người
Nhóm tuổi
Năm 2005
Hệ số sống(Px)
Năm 2010
Nam
Nữ
Nam
Nữ
0-4
0,837
5-9
3124377
2960432
0,978
10-14
4594085
4360496
0,994
3055641
2895302
15-19
4686308
444542
0,994
4566520
4334332
20-24
4172192
4111907
0,992
4658190
4418147
25-29
3448919
3514486
0,989
4138814
4079009
30-34
3289376
3294928
0,99
3410981
3475827
35-39
3013825
3040782
0,985
3256485
3261979
40-44
2722167
2855492
0,985
2968618
2995170
45-49
2176866
2365896
0,979
2681343
2812660
50-54
1454027
1659119
0,952
2131152
2316212
55-59
930441
1100113
0,930
1384234
1579481
60-64
737285
947233
0,889
865310
1023105
65-69
648566
889917
0,825
665446
840090
70-74
606761
770327
0,740
535067
734182
75-79
375423
532983
0,640
449003
570042
80+
322927
591273
0,530
411422
654484
Lưu ý : - Đối với nhóm tuổi mở ( 80+) được tính bằng dân số được tính bằng dân số còn sống ở nhóm 75 – 79 chuyển sang cộng với số dân ở nhóm 80+ tuổi còn sống.
- Để dự báo nguồn nhân lực năm 2010 ta có thể không cần phải tính số trẻ em sinh ra ở các thời kỳ 2001 – 2005; 2006 – 2010 vì phải mất một thời gian nữa số dân ở nhóm tuổi này mới tới độ tuổi lao động.
3.2. Kết quả dự báo nguồn nhân lực 2010
- Từ kết quả dự báo dân số trên ( Bảng 4) tính được :
Số dân trong độ tuổi lao động :
* Nam: 29196334 người
* Nữ : 27693639 người
Tổng : 56890027 người
- Nguồn nhân lực năm 2010
Để xác định nguồn nhân lực dựa vào hệ số có khả năng lao động theo giới, để kiểm định độ tin cậy của kết quả dự báo có 3 phương án :
Phương án 1 : Giả thiết hệ số có khả năng lao động của nam giới là 94% và của nữ giới là 95% cho cả kỳ dự báo thì nguồn nhân lực năm 2010 sẽ là :
* Nam : 2744454 người
* Nữ : 26257939 người
Tổng : 53702943 người
Phương án 2 : Giả thiết hệ số có khả năng lao động của nam giới là 96% và của nữ giới là 97% cho cả kỳ dự báo thì nguồn nhân lực năm 2010 sẽ là :
* Nam : 28028480 người
* Nữ : 26863118 người
Tổng : 51891598 người
Phương án 3 : Giả thiết hệ số có khả năng lao động của nam giới là 97% và của nữ giới là 98% cho cả kỳ dự báo thì nguồn nhân lực năm 2010 sẽ là :
* Nam : 28320445 người
* Nữ : 27140057 người
Tổng : 55460502 người
Qua số liệu thông kê năm 2004 tại thoi điểm 1/7/2004 lực lượng lao động nước ta la 43.225,3 nghin người, lục lượng lao động trong độ tuổi la 40.805,3 nghìn người. Theo một số kết quả về dự báo nguồn nhân lực mư tăng dân số thời kỳ 2001- 2005 la 7 triệu người, bình quân la 1,4 triệu ngưồithi kỳ năm 2006 – 2010 là 5,5 triệu người. Như vậy tư năm 2004 đến năm 2010 dân số trong độ tuổi tăng nên khoảng trên 7 triệu người và như vậy thì phương án 1 là co độ tin cậy cao nhất.
Nguồn nhân lực năm 2010 là:
* Nam : 27.444.554 người
* Nữ : 26.257.939 người
Tổng : 53.702.943 người
Phần III : một số kiến nghị
I. Những điều kiện để tăng cường độ tin cậy của dự báo
1. Thu thập số liệu
Công việc thu thập số liệu dân số và nguồn nhân lực bao gồm :
- Tổng điều tra dân số lao động, việc làm
- Thống kê hộ tịch
- Điều tra chọn mẫu về dân số, lao động, việc làm trong đó tổng điều tra dân số là nguồn số liệu quan trọng nhất về quy mô và cơ cấu dân số tại một thời điểm xác định.
1.1. Tổng điều tra dân số
Tổng điều tra dân số là toàn bộ quá trình thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và xuất bản các số liệu dân số học, các số liệu kinh tế xã hội cần thiết có liên quan tại một thời điểm xác định, đối với toàn bộ dân số của một nước hoặc mộ vùng lãnh thổ nhất định của một nước. Số liệu tổng điều tra dân số có đọ tin cậy cao là cơ sở cho phép các nhà hoạch định chính sách trong các lĩnh vực kinh tế giáo dục và y tế .... ngoài ra trong nhiều trường hợp còn phục vụ cho các vấn đề chính trị nhưu bầu cử, lực lượng vũ trang...
Tổng điều tra dân số thường rất tốn kém nên người ta phải cân nhắc các nội dung điều tra. Các chỉ tiêu quy định cho một cuộc điều tra phải được thiết kế một cách cân đối giữa nhu cầu số liệu và nguồn lực dành cho cuộc điều tra. Nhu cầu cả nước và địa phương là quan trọng song cũng phải tính đến yêu cầu so sánh quốc tế. Ngoài ra việc lựa chọn chỉ tiêu cho cuộc điều tra cũng phải dụa vào nội dung đã thu thập được trong các cuộc điều tra trước và đưa ra những thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới. Khi lựa chọn nội dung điều tra cũng cần phải tính đến khả năng đáp ứng của mỗi người đối với các câu hỏi phức tạp, không phù hợp với phong tục tập quán . Song những câu hỏi cơ bản như độ tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp là không thể thiếu được trong các cuộc điều tra dân số. ở những nơi có nhiều người không biết đọc, viết các cán bộ điều tra phải điền vào phiếu điều tra dân số cho họ. Do vậy ta thấy việc thiết kế hệ thống câu hỏi điều tra là cực kỳ quan trọng, phải thiết kế sao cho đơn giản, dễ hiểu mà vẫn đủ thông tin cần thiết. và hơn thế nữa các cán bộ điều tra. những cán bộ làm công tác điều tra cần phải có sự hiểu biết về chuyên môn cũng như năng lực làm việc vì cuộc tỏng điều tra cần phải huy động một số lượng lớn những người làm công tác điều tra. Nên cần có những cuộc tập huấn cho các cán bộ làm công tác điều tra để có được các thông tin xác thực, đủ độ tin cậy cho các dự báo kinh tế – xã hội lớn quan trọng của đất nước.
1.2. Thống kê hộ tịch
Dân số và nguồn nhân lực thường biến động trong khi số liệu tổng điều tra dân số chỉ được thu thập theo chu kỳ thông thường 10 năm một lần, do tính chất phức tạp cũng như do vấn đề tài chính bởi vậy để đáp ứng nhu cầu thường niên của các công tác nghiên cứu cũng như lập kế hoạch, người ta tiến hành thống kê hộ tịch, trước hết bằng cách thực hiện việc đăng ký hộ tịch. Các sự kiện hộ tịch ở đây bao gồm : Sinh, chết, kết hôn, ly hôn và ghi nhận tính pháp lý của các sự kiện này.
Để đảm bảo tính chính xác của số liệu và so sánh giữa các nước với nhau cần thống nhất các khái niện hộ tịch như sinh sống, chết ( loại trừ chết lưu thai), kết hôn, ly hôn. Các tài liệu thống kê hộ tịch được thu thập qua việc tổ chức đăng ký. Hầu hết các nước đều có các tổ chức đăng ký quốc gia, có thể là cơ quan đăng ký quân sự, cơ quan thống kê hoặc y tế. Tuỳ thuộc hệ thống đăng ký của mỗi nước mà người ta quy định người có trách nhiệm khai báo nơi đăng ký, thời hạn đăng ký, nội dung đăng ký và các biểu mẫu thống kê ... vì vậy cần tổ chức tốt các khâu về hệ thống đăng ký hộ tịch có quy định rõ ràng về các công việc cần khai báo .
1.3. điều tra mẫu về dân số, lao động, việc làm
Nhằm bổ sung cho hai nguồn số liệu trên và với mục đích chuyên biệt khác, người ta tiến hành điều tra chọn mẫu về dân số, nguồn lao động, việc làm. Điều tra mẫu đỡ tốn kém hơn tổng điều tra vì đó là việc lựa chọn mẫu chỉ bao gồm những người đại diện cho toàn bộ dân số hay một nhóm dân cụ thể nào đó. Ngoài ra điều tra mẫu có thể cung cấp các thông tin chi tiết và có chất lượng cao hơn vì có thể được dành nhiều thời gian và công sức trong các cuộc phỏng vấn sâu, thẫm chí có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ chính xác của số liệu tổng điều tra dân số và thống kê hộ tịch.
2. Xử lý số liệu
Vấn đề xử lý số liệu có liên quan đến đào tạo và sử dụng nguồn lực cho dự báo. Việc nhận thức vai trò của dự báo như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dự báo và sự vận dụng vào việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy kết quả dự báo phải co độ tin cậy cao
II. Một số giải pháp
1. Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn – kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực nước ta được coi là dồi dào nhưng có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải có những thay đổi trong vẫn đề giáo dục và đào tạo.
- Phát triển giáo dục và đào tạo một cách chủ động đa dạng để đảm bảo các loại hình nhân lực cần thiết, thực hiện giáo dục cơ bản vững chắc cho mọi người. Để phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước chúng ta cần chú trọng phát triển các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực quả lý, kinh doanh, công nghệ, cùng với đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao làm việc trong các trung tâm, viện nghiên cứu đầu nghành thuộc lĩnh vực quả lý và công nghệ. Đào tạo các kỹ sư nắm bắt và điều khiển công nghệ hiện đại, đặc biệ trong các ngành mũi nhọn và trọng điểm của nền kinh tế quốc dân, các nhà quản lý có năng lực kinh doanh, quản lý doanh nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài những đòi hỏi cao về nguồn nhân lực có trình độ cao. Chúng ta phải chú trọng đào tạo một đội ngũ công nhân có chất lượng, tay nghề cao. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển các khu công nghiệp hiện nay thì vấn đề đào tạo đội ngũ công nhân có kỹ thuật, tay nghề cao càng trở nên quan trọng.
Kết luận
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam trong 10 năm tới là đẩy mạnh CNH – HĐH theo định hướng XHCN , xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó phải chú ý tập trung phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó, trong đó có nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ cần được quan tâm thích đáng.
Như vậy để tiến hành CNH – HĐH đất nước đòi hỏi phải có sự nhận thức thống nhất giữa các thành tựu khoa học – công nghệ, vận dụng các thành tựu đó vào phát triển kinh tế, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước cần phải tiến hành dự báo nguồn nhân lực để có kế hoạch cụ thể trong việc hoạch định các chính sách, giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, các tệ nạn, cơ bản xoá đói giảm nghèo... ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên việc dự báo nguồn nhân lực cũng gặp phải khó khăn nếu không được quan tâm đúng mức và kết quả dự báo sẽ không sát với thực tế, không thể sử dụng trong công tác lập kế hoạch, dự đoán trước yêu cầu của thị trường. Vậy, để có kết quả dự báo chính xác cần có hệ thống, số liệu đầy đủ, đủ độ tin cậy và xử lý số liệu phù hợp với yêu cầu của dự báo. Muốn vậy phải có được đội ngũ các càn bộ làm công tác dự báo và xử lý số liệu lại liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực đặc biệt là đào tạo như thế nào
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Dự báo phát triển kinh tế – xã hội
2. Giáo trình Kinh tế lao động
3. Giáo trình nguồn nhân lực
4. Tổng điều tra dân số năm 1999
5. Các niên giám thống kê năm 1996 - 2002
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5951.doc