Thứ sáu, khó khăn, hạn chế trong
hoạt động điều tra tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản
+ Lực lượng làm công tác điều tra tội
phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều tra
về trật tự xã hội và điều tra tham nhũng,
kinh tế, chức vụ) chưa chủ động trong việc
phát hiện nguồn tin về tội phạm Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản mà chủ yếu phụ thuộc
vào tố giác, tin báo về tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản từ phía công dân. Việc
thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm
đạt hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp
phải gia hạn hoặc tạm dừng, dẫn tới bỏ lọt
tội phạm.
+ Kết quả một số hoạt động điều tra
còn hạn chế, hiệu quả thấp. Nhiều Điều
tra viên áp dụng các hình thức gọi hỏi,
triệu tập đối tượng đang bị tố giác, thiếu
các biện pháp nghiệp vụ, dẫn đến đánh
động đối tượng nên đối tượng đã có hành
động đối phó lại Cơ quan điều tra như tẩu
tán, tiêu hủy vật chứng, xóa dấu vết
+ Công tác phối hợp giữa các lực
lượng Cảnh sát điều tra với các ngân hàng
còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc không kịp
thời phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn
tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong
lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự báo và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng từ thực tiễn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28
DỰ BÁO VÀ NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020
1. Khái quát thực trạng Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân
hàng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Theo số liệu thống kê của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, tội phạm Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản phát sinh trong lĩnh vực
ngân hàng từ 2013 đến 2019 là 112 vụ với
231 bị can. Trong số 231 bị can đã khởi tố,
có 127 bị can là lãnh đạo, nhân viên các tổ
chức tín dụng. Hành vi phạm tội của các
bị can đã xâm hại đến tài sản của 75 lượt
ngân hàng, 21 công ty và một số cá nhân,
với tổng số tiền thiệt hại là 49.640 tỷ đồng1.
Theo báo cáo của Công an Thành
phố Hà Nội, từ năm 2013 đến năm 2019,
Cơ quan Cảnh sát điều tra Thành phố
1 Viên kiểm sát nhân dân tối cao,
gov.vn
Hà Nội đã phát hiện 213 vụ việc về lừa
đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực
ngân hàng, trong đó có 112/213 vụ đã ra
Quyết định khởi tố vụ án hình sự (chiếm
52,58%), còn lại 101 vụ (chiếm 47,42%)
ra Quyết định không khởi tố vụ án hình
sự hoặc chưa có căn cứ xử lý. Trong đó,
ra Quyết định không khởi tố 54 trường
hợp (chiếm 25,35%), chưa có cơ sở xử lý
47 trường hợp (chiếm 22,06%)2. Nguyên
nhân chủ yếu là do nhận thức của người
dân về tội phạm. Khi bị mất tài sản, họ
đã làm đơn tố cáo đến Cơ quan công an,
tuy nhiên nhiều sự việc chỉ là quan hệ dân
2 Công an Thành phố Hà Nội, “Báo cáo tổng kết
kết quả công tác năm” (từ năm 2015 đến năm 2019)
DỰ BÁO VÀ NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ
PHÒNG NGỪA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC
NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGUYỄN ANH TUẤN*
* Trung tâm phê duyệt Tín dụng và Đầu tư, Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Thời gian qua, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng
diễn ra ngày càng nhiều hơn về số vụ, đặc biệt trên địa bàn các thành phố lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả khái quát
về tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa
bàn Thành phố Hà Nội, đưa ra một số dự báo và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng
đến phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Từ khóa: Phòng ngừa tội phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm công
nghệ cao.
Ngày nhận bài: 12/3/2020; Ngày biên tập xong: 25/3/2020; Ngày duyệt đăng:
15/4/2020.
Recently, there are more and more fraudulent appropriation of
property in banking sector has been taking place, especially in big cities
like Ho Chi Minh City or Hanoi City. In this article, the author generalizes
the situations of that offense in Hanoi City, presents some forecasts and
analyses factors affecting the efficiency of preventing that offense in Hanoi
City in coming time.
Keywords: Crime prevention, fraudulent appropriation of property,
high-tech crime.
29Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020
NGUYỄN ANH TUẤN
sự, hoặc sau khi tiếp nhận tin báo tố giác,
qua xác minh sơ bộ ban đầu, đối tượng
cam kết trả lại tài sản cho người bị hại, vì
vậy Cơ quan điều tra kết thúc hồ sơ và
tạo điều kiện cho người bị hại nhận lại tài
sản. Thời gian qua, hoạt động điều tra các
vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Cơ
quan Cảnh sát điều tra Thành phố Hà Nội
gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc
biệt là sự không thống nhất quan điểm
xử lý giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều
tra, làm ảnh hưởng đến thời hạn điều tra,
hoặc đôi khi là bỏ lọt tội phạm.
Bảng 1: Tình hình khởi tố vụ án hình sự đối
với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh
vực ngân hàng từ thực tiễn Thành phố Hà Nội
Năm
Tổng số vụ
việc Lừa
đảo chiếm
đoạt tài sản
Số vụ
đã khởi
tố vụ án
hình sự
Số
bị
can
Số đối
tượng
không
bị
khởi tố
2013 19 11 19 5
2014 21 14 20 9
2015 25 16 25 18
2016 22 13 17 11
2017 31 15 36 20
2018 40 20 51 70
2019 55 23 63 93
Tổng
cộng 213 112 231 226
Nguồn: Công an Thành phố Hà Nội
Như vậy, từ năm 2013 đến năm 2019,
trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 112/213
vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh
vực ngân hàng được khởi tố vụ án (chiếm
52,58%), 231/457 đối tượng bị khởi tố
bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(chiếm 50,55%), còn lại 226/457 đối tượng
không bị khởi tố hoặc chỉ là hành vi dân
sự (chiếm 49,45%).
2. Dự báo tình hình có liên quan đến
phòng ngừa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội với vị trí địa
lý thuận lợi, vị thế là trung tâm kinh tế
- chính trị của đất nước cùng với định
hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng
không ít thách thức cho nền kinh tế nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Việc tăng trưởng tín dụng nhanh, mở
rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch,
trong khi các ngân hàng còn nhiều hạn chế
về năng lực quản lý, điều hành; điều kiện
cấp tín dụng lỏng lẻo và quy trình kinh
doanh quản lý tín dụng chưa chặt chẽ; hệ
thống quản trị, nhất là quản trị rủi ro, hệ
thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội
bộ của các ngân hàng hoạt động chưa hiệu
quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn
mực quốc tế có thể dẫn đến rủi ro cao, khó
kiểm soát. Bên cạnh đó, các chủ trương,
chính sách về kinh tế, pháp luật của nhà
nước còn nhiều hạn chế, kẽ hở, chưa đáp
ứng kịp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội hiện nay. Chính những điều này đã
và đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trong lĩnh vực ngân hàng với nhiều
thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn.
Hơn nữa, cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 tác động sâu rộng đến tất cả
các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân
hàng. Điều này cũng tạo ra nhiều thách
thức và rủi ro. Trong tương lai, ngân hàng
số sẽ là mục tiêu phát triển của ngành
Ngân hàng, nhưng đây cũng là mảnh đất
màu mỡ để tội phạm công nghệ cao khai
thác để chiếm đoạt tài sản một cách phi
pháp. Tội phạm công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng đang có xu hướng gia tăng
nhanh chóng cả về số lượng lẫn mức độ
30
DỰ BÁO VÀ NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020
tinh vi, diễn biến phức tạp và gây ra nhiều
hậu quả nghiêm trọng.
Mặt khác, đối tượng đấu tranh của tội
phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh
vực ngân hàng thường là những người có
chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng, thủ
đoạn phạm tội ngày càng phức tạp, mức độ
ngụy trang, che giấu tội phạm hết sức tinh
vi. Nhiều đối tượng có hiểu biết về pháp
luật, có trình độ và thường có sự móc nối,
liên kết giữa các đối tượng trong và ngoài
ngân hàng nhằm đối phó với Cơ quan
Cảnh sát điều tra. Trong khi đó, lực lượng
trực tiếp tham gia đấu tranh với tội phạm
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn thiếu, trình
độ và kinh nghiệm điều tra trong lĩnh vực
ngân hàng còn hạn chế, chưa đủ sức để giải
quyết những vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản có tính chất phức tạp trong lĩnh vực
ngân hàng đã và đang xảy ra trên địa bàn
Thành phố Hà Nội. Cơ quan Cảnh sát điều
tra và các ngân hàng chưa có sự phối hợp
hiệu quả, chặt chẽ trong quá trình điều tra
vụ án dẫn đến công tác phòng, chống tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn Thành phố còn tốn nhiều thời gian và
chưa đạt hiệu quả cao.
Căn cứ vào tình hình tội phạm và hoạt
động điều tra tội phạm Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản của Cơ quan Cảnh sát điều
tra hai cấp ở Công an Thành phố Hà Nội
trong giai đoạn 2013 - 2019, tác giả đưa
ra một số dự báo về tình hình hoạt động
của tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian
tới như sau:
Về tình hình tội phạm: Diễn biến của
tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn
Thành phố Hà Nội sẽ ngày càng phức tạp,
có tính chất nguy hiểm và có chiều hướng
tăng cả về số lượng vụ án, số người phạm
tội và diễn biến tỷ lệ thuận với diễn biến
của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên cả
nước. Số vụ tăng giảm mỗi năm sẽ không
theo quy luật nhất định, nhưng hậu quả
của tội phạm, giá trị tài sản bị chiếm đoạt sẽ
nghiêm trọng hơn. Tội phạm có tổ chức
và sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng
trong và ngoài ngành ngân hàng sẽ ngày
càng tăng với công cụ phạm tội ngày càng
đa dạng.
Về phương thức, thủ đoạn: Đối tượng
phạm tội sẽ tìm và sử dụng những phương
thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn để
thực hiện hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trong lĩnh vực ngân hàng như: sử dụng
công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm
tội; sử dụng các phương tiện hiện đại để làm
giả các loại giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản, hợp đồng mua bán...,
thông qua đó thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản của mình. Thực tế ở Thành phố Hà
Nội, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người
dân và sự yếu kém của ngân hàng trong
quản lý, giám sát đối với giao dịch ngân
hàng trực tuyến, ngân hàng điện tử, bảo mật
thông tin cá nhân, đối tượng sẽ thực hiện
các hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản
của người dân và ngân hàng. Sau khi chiếm
đoạt được, chúng nhanh chóng thay đổi,
che giấu hành vi phạm tội, tiêu huỷ chứng
cứ, dùng nhiều thủ đoạn để đối phó với cơ
quan quản lý, cơ quan tiến hành tố tụng,
đồng thời lợi dụng các mối quan hệ “phức
tạp” để tác động, chạy tội, gây khó khăn cho
hoạt động tiến hành tố tụng. Đặc biệt, khi
có dấu hiệu bị phát hiện, chúng sẽ chuyển
quyền sở hữu tài sản cho người khác nhằm
tránh bị kê biên, tịch thu tài sản.
Về đối tượng phạm tội: Tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực
ngân hàng có thể chia thành hai nhóm: (i)
đối tượng phạm tội là cán bộ ngân hàng;
và (ii) đối tượng phạm tội là người làm
việc ngoài ngân hàng, trong đó nhóm đối
31Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020
NGUYỄN ANH TUẤN
tượng là cán bộ ngân hàng có vai trò chủ
chốt thực hiện hành vi phạm tội.
Trong thời gian tới, tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân
hàng sẽ ngày càng đa dạng và chuyên
nghiệp hơn. Người phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân
hàng là những người có kiến thức chuyên
sâu về lĩnh vực ngân hàng, nhất là về các
dịch vụ mới phát triển như ví điện tử,
internet banking, mobile banking và các
hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt khác. Các đối tượng phạm tội có
thể là người Việt Nam hoặc người nước
ngoài, hoạt động riêng lẻ hoặc theo tổ
chức/đường dây xuyên quốc qua.
Về hậu quả: Tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng
thường sẽ nhắm vào các chủ thể là các
ngân hàng thương mại; và các khách hàng
có tài sản có giá trị gửi tại các ngân hàng,
nhẹ dạ, cả tin, vì vậy, thiệt hại về tài sản
sẽ rất lớn. Loại tài sản bị chiếm đoạt trong
các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong
lĩnh vực ngân hàng chủ yếu là tiền. Hiện
nay, ở Thành phố Hà Nội, đây được xem
là loại tài sản dễ tẩu tán nhất đối với các
đối tượng phạm tội nhưng lại khó điều tra
nhất đối với Cơ quan điều tra do những
khó khăn trong việc thu thập và chứng
minh chứng cứ.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến
phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn
Thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Ngành ngân hàng trên địa bàn Thành
phố Hà Nội chiếm khoảng 28% cả nước
đã góp phần đắc lực cho phát triển kinh tế
xã hội, góp phần thực hiện vai trò đầu tàu
kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, căn cứ vào
những dự báo nêu trên, tác giả nhận định
những yếu tố sau đây ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động điều tra vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân
hàng trên địa bàn Thành phố Hà Nội:
Thứ nhất, những bất cập của cơ chế,
chính sách và pháp luật
Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trong lĩnh vực ngân hàng có những đặc
trưng riêng so với tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản nói chung và hiện nay ngày
càng có xu hướng phát triển, diễn biến
phức tạp, tinh vi, xảo quyệt, nhưng Bộ
luật hình sự chỉ mới có một điều luật quy
định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói
chung, bên cạnh đó cũng chưa có các văn
bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
Về vấn đề định tội danh, chưa có các
hướng dẫn cụ thể về các căn cứ để phân
biệt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội
phạm có hành vi khách quan tương tự
như tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản. Trên thực tế, có rất nhiều vụ án
về hành vi kêu gọi đầu tư góp vốn vào
các dự án về bất động sản. Ở giai đoạn
đầu, đây đơn thuần chỉ là các mối quan
hệ dân sự. Sau khi đầu tư thua lỗ, đối
tượng lại tiếp tục đưa ra những thông tin
sai lệch về dự án, dụ dỗ các nhà đầu tư
tiếp tục góp vốn. Mục đích chính của việc
này là để lấy số tiền đã kêu gọi được chi
trả cho những nhà đầu tư trước. Đến khi
không còn khả năng chi trả, đối tượng bỏ
trốn hoặc chây ỳ không chịu trả. Khi giải
quyết các vụ án này, các cơ quan tư pháp
cần phải xác định các giai đoạn và thời
gian cụ thể để đánh giá ở thời điểm nào
chỉ là tranh chấp dân sự, thời điểm nào
là phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
và thời điểm nào thì coi là phạm tội Lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu
không làm rõ được vấn đề này thì có thể
dẫn đến tình trạng hình sự hóa các tranh
chấp dân sự hoặc ngược lại, gây ra việc bỏ
lọt tội phạm. Do đó, trong một số vụ án,
việc xác định một tội phạm là tội Lừa đảo
32
DỰ BÁO VÀ NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020
chiếm đoạt tài sản hay tội phạm có tính
chất chiếm đoạt khác là khó khăn. Vì vậy,
đứng trước một hành vi phạm tội, mỗi cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng lại có những nhận thức khác nhau
xung quanh việc định tội danh.
Trong hoạt động điều tra tội phạm
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực
ngân hàng, đặc biệt là tội phạm sử dụng
công nghệ cao, biện pháp tối ưu là truy tìm
dấu vết tội phạm bằng các thiết bị công
nghệ tin học qua Internet Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 đã luật hóa dữ liệu điện
tử là một nguồn chứng cứ và quy định cụ
thể các biện pháp thu thập phương tiện
điện tử, dữ liệu điện tử tại Điều 107. Tuy
nhiên, thực tiễn hoạt động thu thập, kiểm
tra, đánh giá chứng cứ điện tử còn gặp
rất nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu
các văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề
này. Điều kiện cơ sở vật chất, năng lực của
lực lượng Cảnh sát điều tra chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tế và sự phối kết hợp
với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động
kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử còn
lỏng lẻo. Điều này dẫn đến việc giải quyết
vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong
lĩnh vực ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao.
Hiện nay, nước ta chưa có bộ phận
chuyên trách làm công việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực
ngân hàng. Một số cán bộ tiến hành điều
tra, giải quyết các vụ án về tội phạm trong
lĩnh vực ngân hàng có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ chưa cao, không đáp ứng
được yêu cầu thực tế. Hệ thống cơ quan, tổ
chức, đơn vị chuyên trách về phòng chống
tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm
trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng chưa
ổn định, không đủ mạnh về thẩm quyền,
hiệu quả trong hoạt động. Sự phối hợp
trong phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử
lý các vi phạm, thực hiện các quy định của
pháp luật giữa các tổ chức tín dụng, ngân
hàng với các cơ quan chức năng (Thanh
tra, Kiểm toán, Điều tra, Kiểm sát, Toà án)
không chặt chẽ, thiếu đồng bộ nên chưa
phát huy được hiệu quả trong việc phòng,
chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ hai, những bất cập trong nội bộ
hệ thống ngân hàng
Đạo đức nghề nghiệp và trình độ
nghiệp vụ của một số cán bộ ngân hàng
hiện đang xuống cấp trầm trọng. Không ít
người không chỉ lợ i dụng chức vụ, quyền
hạn khi thi hành công vụ, lợi dụng các
hoạt động nghiệp vụ được giao, thiếu tinh
thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng, tham ô, nhận hối lộ, đòi hối lộ, mà
còn cấu kết, móc nối với những người làm
việc ngoài ngân hàng để lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Trong hoạt động thẩm định cho vay,
cách thu thập thông tin của một số ngân
hàng còn thiếu chặt chẽ, chấm điểm tín
dụng vẫn dựa vào nhiều thông tin về
tài sản thế chấp do khách hàng cung cấp
hoặc dựa vào sự tin tưởng trong một số
giao dịch ban đầu, thiếu kiểm chứng.
Thứ ba, quy mô phát triển của ngành
ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 450
tổ chức tín dụng (tính đến chi nhánh cấp
I) với đủ các loại hình: ngân hàng thương
mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ
phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100%
vốn nước ngoài, công ty tài chính, công ty
cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân,
ngân hàng chính sách xã hội. Thành phố
Hà Nội là nơi đặt trụ sở chính của nhiều
ngân hàng thương mại và là địa bàn có tiềm
năng về phát triển tài chính ngân hàng.
Điều này đã khiến Thành phố Hà Nội trở
thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển
của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói
chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài
33Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020
NGUYỄN ANH TUẤN
sản trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
Thứ tư, chiến lược phát triển ngành
ngân hàng trong thời đại 4.0
Ngành ngân hàng được coi là lĩnh vực
đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông
tin, do đó ít nhiều sẽ chịu sự ảnh hưởng
từ sự phát triển liên tục của thời đại cách
mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đã mở ra dự đoán rằng,
ngân hàng số sẽ là tương lai của ngành
ngân hàng và là mảnh đất màu mỡ để tội
phạm công nghệ cao thực hiện các hành
vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phương
thức và công cụ ngày càng tinh vi hơn. Tại
Việt Nam, năm 2019 có hơn 47 ngân hàng
cung cấp dịch vụ internet banking, 27 tổ
chức cung cấp hơn 3,5 triệu tài khoản ví
điện tử nhưng đến năm 2020, Việt Nam
sẽ có 95% ngân hàng triển khai dịch vụ
internet banking, mobile banking và 30%
ngân hàng triển khai ngân hàng số3.
Thứ năm, phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt
Theo Đề án phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 2545/
QĐ-TTg ngày 30/12/2016, Việt Nam đặt
mục tiêu đến năm 2020 có 100% các siêu
thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân
phối hiện đại có POS4; 50% cá nhân, hộ
gia đình ở các thành phố lớn sử dụng
phương tiện thanh toán không dùng tiền
3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
sbv.gov.vn
4 Thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán bao gồm
Point of Sale (POS), Mobile Point of Sale (mPOS)
và các loại thiết bị chấp nhận thẻ khác là các loại
thiết bị đọc thẻ, thiết bị đầu cuối được cài đặt và sử
dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ mà chủ thẻ có
thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch
vụ. POS có thể được lắp đặt tại chi nhánh, phòng
giao dịch của tổ chức thanh toán thẻ để cung ứng
tiền mặt cho chủ thẻ theo thỏa thuận giữa tổ chức
thanh toán thẻ và tổ chức phát hành thẻ.
mặt; toàn thị trường có trên 300.000 thiết
bị chấp nhận thẻ POS. Tuy nhiên, sự tiện
lợi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn
cho chủ thẻ, trong đó phổ biến nhất là thủ
đoạn lắp đặt thiết bị tại ATM5/POS để sao
chép trộm cắp sự liệu, làm giả thẻ ngân
hàng và các hành vi lừa đảo để chiếm
đoạt tài sản khác.
Thứ sáu, khó khăn, hạn chế trong
hoạt động điều tra tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản
+ Lực lượng làm công tác điều tra tội
phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều tra
về trật tự xã hội và điều tra tham nhũng,
kinh tế, chức vụ) chưa chủ động trong việc
phát hiện nguồn tin về tội phạm Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản mà chủ yếu phụ thuộc
vào tố giác, tin báo về tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản từ phía công dân. Việc
thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm
đạt hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp
phải gia hạn hoặc tạm dừng, dẫn tới bỏ lọt
tội phạm.
+ Kết quả một số hoạt động điều tra
còn hạn chế, hiệu quả thấp. Nhiều Điều
tra viên áp dụng các hình thức gọi hỏi,
triệu tập đối tượng đang bị tố giác, thiếu
các biện pháp nghiệp vụ, dẫn đến đánh
động đối tượng nên đối tượng đã có hành
động đối phó lại Cơ quan điều tra như tẩu
tán, tiêu hủy vật chứng, xóa dấu vết
+ Công tác phối hợp giữa các lực
lượng Cảnh sát điều tra với các ngân hàng
còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc không kịp
thời phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn
tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong
lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành
phố Hà Nội./.
5 Máy giao dịch tự động (Automated Teller
Machine - viết tắt là ATM) là thiết bị mà chủ thẻ có
thể sử dụng để thực hiện các giao dịch như: gửi,
nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa
đơn hàng hóa, dịch vụ, vấn tin tài khoản, đổi PIN,
tra cứu thông tin thẻ hoặc các giao dịch khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_bao_va_nhan_dien_cac_yeu_to_anh_huong_toi_hieu_qua_phong.pdf