Dựa trên sự khởi đầu mới mẻ về tìm hiểu quan điểm của khách du lịch này,
những điều tra sâu hơn nên được thực hiện với một cỡ mẫu rộng hơn, toàn
diện hơn, chẳng hạn như tiếng nói của những người tham gia vào các tour du
lịch nghỉ dưỡng hoặc tour du lịch trọn gói tới Khu vực (nói cách khác, ‘khách
du lịch đại chúng), khách du lịch lớn tuổi, tiếng nói của nam giới (hoặc ít nhất
là có thêm nhiều tiếng nói của nam giới hơn) và những người không nói tiếng
Anh. Các phương pháp khác nhau như: thảo luận nhóm trọng tâm hoặc các
cuộc phỏng vấn sâu (thường nắm bắt chi tiết hơn so với các cuộc khảo sát)
cũng có thể được sử dụng với khách du lịch khi họ đang ở tại điểm đến chứ
không phải sau khi họ đã về nước. Điều này ngăn ngừa một số vấn đề liên
quan tới ký ức về sự việc. Nó cũng có thể hỗ trợ xây dựng một hình ảnh cụ thể
hơn và ngay lập tức về những gì đang xảy ra. Tương tự như vậy, các quan sát
về hành vi của khách du lịch cũng rất hữu ích trong việc cân bằng các phương
pháp nghiên cứu mà chỉ nắm bắt hành vi theo báo cáo
44 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự giám sát kỹ lưỡng của khách du lịch đối với các tác động mà họ đem lại cho
cộng đồng địa phương và trẻ em nói riêng và khách du lịch mong đợi những
người này thể hiện sự nhạy cảm văn hóa khi họ thực hiện vai trò trung gian
giữa các nhóm du lịch và người dân địa phương. Tuy nhiên cuối cùng, sự mâu
thuẫn trong tư tưởng hoặc sự không chắc chắn về cách đối xử tốt nhất với trẻ
em địa phương được đưa ra như một chủ đề,thậm chí còn mạnh mẽ hơn, trong
các cuộc thảo luận của những người tham gia khảo sát về phản ứng của họ đối
với trẻ em ăn xin hoặc bán hàng trong Khu vực.
Các cuộc gặp gỡ với trẻ em ăn xin
hoặc bán hàng
Trong số 361 người tham gia khảo sát đã trả lời câu hỏi về cuộc gặp gỡ của họ
với các trẻ em ăn xin, có 78,7% nói rằng, họ không đưa tiền cho một đứa trẻ
hoặc người chưa thành niên ăn xin khi đang ở Khu vực. Trong số những người
đã tránh cho tiền trẻ em ăn xin, nhiều người giải thích, hành động của họ liên
quan tới khái niệm về tính bền vững, cũng như mối quan tâm của họ về việc
giảm thiểu khả năng bóc lột trẻ em. Nhiều người trong số họ dường như được
giáo dục tốt về thực tế rằng, nếu trẻ em trên đường phố ăn xin thì chúng không
có khả năng đi học và có thể dễ bị bóc lột hoặc xâm hại. Nhiều người cũng nói
rằng hành vi ăn xin không phải là một hình thức trao quyền cho trẻ hoặc càng
không phải là cách để chấm dứt chu kỳ nghèo đói. Một số lượng đáng kể người
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 17
tham gia cũng đã nhắc tới điều mà họ cho là những lựa chọn thay thế tốt hơn,
chẳng hạn như thay vì cho tiền trực tiếp thì nên quyên tiền cho một tổ chức từ
thiện ở địa phương hoặc cho trẻ em thức ăn. Những nhận xét sau đây không
phải là hiếm gặp:
Tôi nghĩ rằng cho tiền người ăn xin sẽ làm vấn đề kéo dài mãi;
dù sao thì trẻ nhận tiền nhưng cũng không được giữ tiền. Thay
vào đó, nếu có thể, tôi muốn tặng cho một tổ chức từ thiện địa
phương hoặc dự án cộng đồng. (Nữ, Úc, 36 tuổi)
Tôi đã mua bữa tối cho một số trẻ em tại một quầy hàng lề
đường. Tôi muốn cho chúng ăn hơn là cho chúng tiền vì chúng
ta không biết tiền rốt cuộc sẽ tới tay ai. (Nữ, New Zealand, 46 tuổi)
Tôi đã mua khoảng 6 đôi dép quai hậu trẻ em ở một khu chợ
địa phương trên phố. Tôi nói với các em về mong ước đi đến
trường của các em. Nhiều em nói rằng các em đang đi học và
tiền của tôi cho sẽ giúp các em tiếp tục học tập nhưng tôi nghi
ngờ điều đó. (Nữ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, 27 tuổi)
[Tôi] tin rằng cho tiền một đứa trẻ ăn xin sẽ giữ chân chúng
trong một tình huống rủi ro... [Tôi] biết rằng nhiều trẻ em
và người chưa thành niên bị buôn bán để làm ăn xin. (Nữ,
Campuchia, 33 tuổi)
Mặt khác, với những người tham gia
cho biết đã cho tiền trẻ em ăn xin
(17,5% số người tham gia), nhiều
người trong số họ dường như nhận
ra rằng, có lẽ đó không phải là
hành động tốt nhất (về lâu về dài)
nhưng họ cho biết đã làm như vậy
vì sự cảm thông, bởi vì ‘quá khó’
nếu không làm như vậy, hoặc bởi vì
họ muốn giúp đỡ. Ví dụ, một người
tham gia là nữ nói rằng, cô đã cho
tiền bởi vì cô ‘không đành lòng’ và
một người khác nói rằng, cho tiền là bởi vì ‘trông bọn trẻ quá bẩn thỉu và đói ăn
tới mức tôi muốn cho chúng tiền’. Có lẽ gây ấn tượng mạnh nhất là một phụ nữ
nói rằng, cô thường cho tiền, đồng thời thừa nhận rằng ‘người ta nói cho tiền sẽ
làm cho tình hình xấu hơn, vì vậy bạn luônnghi ngại rằng, hành động cho tiền
rõ ràng không phải là ban ơn’.
Những ý kiến trên minh chứng thực tế là nhiều người tham gia muốn giúp đỡ
nhưng không rõ, hoặc chưa quyết định được, cách giúp đỡ tốt nhất là gì. Thậm
chí, mâu thuẫn hơn là những câu trả lời cho câu hỏi, liệu người tham gia đã
“Tôi nghĩ rằng cho tiền người ăn
xin sẽ làm vấn đề kéo dài mãi; dù
sao thì trẻ nhận tiền nhưng cũng
không được giữ tiền. Thay vào
đó, nếu có thể, tôi muốn tặng cho
một tổ chức từ thiện địa phương
hoặc dự án cộng đồng.”
18 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
mua gì từ trẻ em hay người chưa thành niên bán dạo hay chưa. Trong khi phần
lớn những người tham gia đều tránh tiếp xúc với trẻ em theo cách này thì nhìn
chung, họ lại ít cương quyết về việc này hơn là khi bị trẻ xin. Ở khía cạnh này,
chỉ có 53,2% người tham gia trả lời ‘không’, khi được hỏi họ có mua hàng hoá
hoặc dịch vụ từ một đứa trẻ hay không, và 34,9% trả lời ‘có’. Trong số những
người trả lời là không, phần lớn cho rằng, họ từ chối mua hàng hoá, dịch vụ của
trẻ em, vì họ nhận thức rằng, điều này có thể giảm thiểu cơ hội được đi học của
trẻ và có thể dẫn tới tình trạng các em bị bóc lột. Một lần nữa, họ cũng cho thấy
cảm giác bị giằng xé về việc này. Suy cho cùng thì những tình cảm như sau
đây không phải là hiếm gặp:
Giúp đỡ trẻ em đường phố thường đặt ra một tình thế tiến thoái
lưỡng nan về đạo đức đối với nhiều người. Bạn biết rằng trẻ em
phải ở trường và không nên bị bắt buộc ở trên đường phố ăn xin
hoặc bán hàng. Tuy nhiên, thật khó có thể bỏ đi khi biết rằng các
em có thể qua đêm mà không có gì vào bụng. (Nữ, Tây Ban Nha,
tuổi 32)
Mặt khác, những người đã mua hàng từ trẻ em hoặc người chưa thành niên
thường có nhiều lý do khác nhau để làm việc này. Thông thường thì việc mua
hàng từ trẻ em đã được giải thích như là sự đáp ứng với lòng kiên trì của trẻ em.
Bởi vì họ nghĩ rằng làm như vậy có nghĩa là họ đang giúp đỡ, đang cảm thông,
hoặc trong một số trường hợp đơn giản chỉ vì họ ‘cần’ sản phẩm/dịch vụ đó
hoặc sản phẩm/dịch vụ đó ngoài các em ra thì không ai cung cấp (ví dụ: người
lớn). Những nhận xét như sau đây là ví dụ tiêu biểu:
Tôi đã mua các món đồ nhỏ từ trẻ em vào các ngày cuối tuần
sau khi tôi trực tiếp hỏi các em về việc đi học. Nếu các em cần
làm việc để hỗ trợ cho khoản thu nhập ít ỏi của gia đình và để
có thể đi học những ngày trong tuần thì tôi cảm thấy chấp nhận
được. (Nữ, Australia, 35 tuổi)
Tôi cảm thấy tội nghiệp các em và muốn giúp đỡ các em. Hơn
nữa, các em thường có xu hướng rất kiên trì. (Nữ, Vương quốc
Anh, 37 tuổi)
[Tôi] muốn giúp đỡ các em bằng cách nào đó. Thay vì mua hàng
hoá tại các cửa hàng tại các điểm du lịch, vì tôi đã tiêu một ít
tiền ở đó, [tôi mua của bọn trẻ để] chia sẻ với những người xung
quanh. (Nữ, Úc, 38 tuổi)
Bọn trẻ nói rằng chúng đi học vào buổi sáng và làm việc buổi
chiều. [Tôi] quan niệm rằng giúp đỡ gia đình chúng có cái ăn là
điều tốt. (Nữ, Úc, 44 tuổi)
Rõ ràng là các người tham gia đã khá đúng đắn về sự lựa chọn tiêu dùng của
họ trong khi đi du lịch. Họ cho biết đã nỗ lực tìm hiểu thêm về cuộc sống của
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 19
những đứa trẻ mà họ tiếp xúc và rõ ràng, họ đã dành thời gian, không chỉ
để biết thêm thông tin mà còn đánh giá những hạn chế cũng như những tác
động có thể của những việc họ làm tới trẻ. Nhìn chung, những người tham gia
thường xuyên kể lại rằng, họ đã không hoàn toàn chắc chắn về cách tốt nhất
để ứng xử với một trẻ em bán hàng hoặc ăn xin. Sự không chắc chắn đó cũng
được lặp lại qua các cuộc thảo luận của những người tham gia về cách thức
họ ứng phó với những vụ, việc xâm hại và/hoặc bóc lột trẻ em mà họ đã chứng
kiến khi ở Khu vực.
Chạm trán với nạn xâm hại và
bóc lột trẻ em khi đang đi du lịch
Khi được hỏi liệu có trông thấy điều
gì làm cho họ nghĩ rằng một đứa trẻ
hoặc người chưa thành niên có thể
đang, hoặc có nguy cơ, bị xâm hại
hoặc bóc lột hay không thì 57,1%
người tham gia trả lời là có. Nhiều
người trong số họ đã kể lại sự việc
về xâm hại hoặc bóc lột liên quan tới
những trẻ em bán hàng, trẻ ăn xin
hoặc bị người lớn sử dụng (trong một
số trường hợp là cha mẹ các em) để
lợi dụng sự cảm thông của khách
du lịch. Những người khác thì nói về
hành vi vi phạm quyền được đi học
hoặc quyền có một tuổi thơ bình thường của các em. Một vài người tham gia đã
coi việc thương mại hóa trẻ em và văn hóa địa phương như là một vấn đề của
ngành công nghiệp du lịch (ví dụ: họ kể lại những trường hợp như việc bắt trẻ
em ‘mặc trang phục bản xứ để chụp ảnh’ và những trẻ em trong trung tâm nuôi
dưỡng trẻ mồ côi bị buộc ‘phải nghỉ học để biểu diễn’ phục vụ khách du lịch).
Nhiều người tham gia cũng đã đề cập tới tình trạng bóc lột tình dục trẻ em. Họ
đã kể lại những lần mà họ đã trông thấy (thường là) những bé gái (và đôi khi là
những bé trai) đi cùng với những ông ‘Tây’ lớn tuổi hơn: những tình huống mà
họ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Hơn hết, tất cả những người tham gia, mà đã chứng kiến những hình thức bóc
lột này, đều nói rằng, họ cảm thấy ghê tởm, buồn, lo lắng, bất lực, tội lỗi, tức
giận và/hoặc thất vọng, với những gì xảy ra trước mắt, ví dụ như:
“Thường thì bạn sẽ thấy một người lớn ẩn nấp [gần đó], khuyến
khích trẻ em làm phiền khách du lịch. Tôi thường muốn giữ chân
các em càng lâu càng tốt, với hy vọng sai lầm là làm như vậy sẽ
khiến các em rời xa ông/bà chủ. Trong mọi trường hợp, tôi cảm
thấy bất lực.” (giới, quốc tịch và tuổi tác không được cung cấp)
“Thường thì bạn sẽ thấy một người
lớn ẩn nấp [gần đó], khuyến khích
trẻ em làm phiền khách du lịch.
Tôi thường muốn giữ chân các em
càng lâu càng tốt, hy vọng sai lầm
rằng làm như vậy sẽ khiến các em
rời xa ông/bà chủ. Trong mọi trường
hợp, tôi cảm thấy bất lực.”
20 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
Thay vì ở trường học, có quá nhiều
trẻ em ở trên đường phố và bãi biển
để bán sách, vòng đeo tay, trái cây,
v.v. Tôi thích nói chuyện với các em
và các em thích thực hành tiếng
Anh, nhưng tôi cảm thấy tồi tệ khi
các em bị cha mẹ ép buộc làm việc và bỏ lỡ cơ hội được giáo
dục tử tế trong các trường học. (Nữ, Úc, 26 tuổi)
Số lượng những người đàn ông lớn tuổi, độc thân đi du lịch
đã làm cho tôi thực sự cảm thấy chán và làm giảm sự hứng
thú đối với chuyến đi. (Nữ, New Zealand, 45 tuổi)
[Tôi thấy một] bé gái (5-6 tuổi) bán đồ lưu niệm. [Tôi] cứ
nghĩ rằng có một người nào đó đứng đằng sau cô bé buộc cô
phải làm việc này và lạm dụng cô bé dù cho cô bé có bán đồ
lưu niệm hay không. Tôi đã chọn cách không mua bất cứ thứ
gì của cô bé nhưng tôi vẫn còn nhớ sự việc đó rất rõ ràng -
và sau đó tôi đã khóc hàng giờ vì tôi rất đau khổ. (Nữ, Mỹ, 31
tuổi)
[Tôi thấy] những phụ nữ trẻ đang bị bóc lột để phục vụ cho
ngành du lịch tình dục. [Tôi] vô cùng ghê tởm và đã rời đi
sớm hơn dự kiến vì điều này. (Nữ, Mỹ, 30 tuổi)
Một cảm giác tức giận, thất vọng và/hoặc lo lắng trước thực tế rằng, gần một nửa
(49,5%) số người trả lời cảm thấy rằng mình có trách nhiệm nào đó đối với trẻ em
và người chưa thành niên địa phương khi đi du lịch, nhưng chỉ có 19,5% cảm thấy
họ có đủ thông tin để bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên địa phương mà họ
gặp phải, ở những nơi công cộng. Điều này thể hiện rõ trong những lời nhận xét
sau của những khách du lịch được khảo sát:
Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm nhưng tôi không biết mình có
thể làm gì cho phải. (Nữ, Úc, 38 tuổi)
Vì không biết cách khôn ngoan nào để tham gia [vào vấn đề
này] nên tôi thường cảm thấy mình giống một người đứng ngoài
quan sát hơn. (Nam, Mỹ, 37 tuổi)
Tôi có một số thông tin về nơi nào có thể đưa ra sự giúp đỡ nếu
[tôi] cần, nhưng [điều đó] không bao giờ là đủ. (Nữ, Úc, 54 tuổi)
Tôi cảm thấy mình muốn làm thêm điều gì đó khi mà tôi nhận
thức đượctình hình. Chỉ là tôi không có nguồn lực, kỹ năng và
kiến thức cần thiết. (Nữ, Phần Lan, 20 tuổi)
Trong khi, một số người tham gia cho biết đã thực hiện những biện pháp rất
“Tôi cảm thấy mình có trách
nhiệm nhưng tôi không biết
mình có thể làm gì cho phải.”
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 21
tích cực để hỗ trợ trẻ em có nhu cầu (trong nhiều trường hợp là trình báo cảnh
sát và thông thường hơn là trình báo với các nhân viên làm việc cho các tổ
chức phi chính phủ hoặc các tổ chức từ thiện20) thì khi đề cập tới vấn đề bóc lột
tình dục trẻ em nói riêng, những người tham gia khảo sát thường cho biết rằng,
họ cảm thấy không có đủ thông tin về tình hình, không được trang bị để hỗ trợ
hoặc rằng, các sự việc họ trình báo không nhận được phản hồi. Những câu
chuyện sau đây minh chứng cho xu hướng này:
Tôi đã nhìn thấy hai đứa trẻ tại một quán cà phê với những người
đàn ông. Những người đàn ông này đã nói với tôi rằng hai đứa trẻ
đó là con của bạn gái họ. Những đứa trẻ này rõ ràng rất không
vui và khi đó, tôi đã không tin câu chuyện này. Tôi đã không có
cơ hội nói chuyện riêng với chúng và không quyết tâm tiếp tục tìm
hiểu. Tôi cảm thấy không thể trình báo sự việc này với cảnh sát.
Tôi vẫn tự hỏi bản thân về hai đứa trẻ đó và hy vọng chúng vẫn
ổn. (Nữ, Úc, 35 tuổi)
... chúng tôi gặp một cô gái trẻ
địa phương trong công ty của
một người đàn ông da trắng lớn
tuổi. Chúng tôi lo ngại rằng cô
có nguy cơ bị xâm hại/bóc lột
và trình báo sự việc với cảnh
sát. Trong chừng mực nào
đó, chúng tôi cảm thấy bất lực
vì không chắc rằng cảnh sát
có hết mình xử lý vụ việc mà
chúng tôi trình báo hay không. (Nữ, Australia, 24 tuổi)
Tôi trông thấy một người đàn ông phương Tây lớn tuổi đang ở
cùng với một vài cô gái trẻ trên bãi biển. Tình hình trông rất đáng
ngờ và tôi cảm thấy kinh tởm. Tôi đã cố gắng gọi điện cho một
đường dây nóng vì sự an toàn của trẻ em nhưng không liên lạc
được, vì vậy tôi chỉ chỗ của anh ta cho cảnh sát địa phương (họ
đã nói rằng không thể làm gì được trừ khi người đàn ông này
chứa gái trong phòng khách sạn của mình). Tôi cảm thấy tức
giận và rất bất bình vì không biết phải làm gì để giúp đỡ. [Tôi đã
trải nghiệm] sự việc tương tự tại điểm đến tiếp theo. Nơi nào cũng
có đàn ông phương Tây lớn tuổi cùng với những cô gái rất trẻ,
trong các quán bar và uống rượu, v.v. nhưng tôi cảm thấy không
thể làm gì để có thể giúp đỡ. Sự việc này gây buồn phiền cho tôi
20 Ví dụ: một người tham gia nghiên cứu đã ‘tìm thấy một cậu bé vô gia cư đang bị ốm và sốt trên một
bãi biển’. Người này đã đợi ở đó cùng cậu bé và sau đó ‘gọi điện tới Tổ chức vì sự an toàn của trẻ em
(Childsafe) để họ tới và đưa cậu bé đi khám’.
“Tôi cảm thấy mình muốn
làm thêm điều gì đó nhiều
hơn nữa khi mà tôi nhận thức
đượctình hình. Chỉ là tôi
không có nguồn lực, kỹ năng
và kiến thức cần thiết.”
22 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
nhiều đến nỗi tôi nghĩ mình sẽ không quay trở lại nơi đó nữa. (Nữ,
Úc, 36 tuổi)
Cũng giống như những người này, một số người tham gia trả lời khác cũng cho
rằng, việc gặp những sự việc mà họ tin rằng có liên quan đến việc bóc lột hoặc
xâm hại trẻ em và người chưa thành niên đã gây tác động tiêu cực đến kỳ nghỉ
của họ. Trên thực tế, họ đã rút ngắn chuyến đi tới các địa phương cụ thể hoặc
sẽ không quay trở lại những điểm đến đó. Tuy nhiên, nhiều người tham gia
cũng tuyên bố rằng họ đã không tường thuật lại những mối lo lắng của mình
(22,2%) hoặc khi họ tường thuật lại sự việc
chủ yếu bằng cách chia sẻ với những khách
lữ hành khác (61,3%). Trong khi, việc không
trình báo, đôi khi, một phần là do sự thiếu tin
tưởng vào chính quyền địa phương nhưng
chủ yếu là bắt nguồn từ thực tế rằng họ
không biết ai (khác) để trình báo sự việc. Lý
do thứ hai phù hợp với phát hiện rằng 48,2%
người tham gia cho biết, họ đã không nhận
được hoặc tiếp cận bất cứ thông tin nào về
cách thức để bảo vệ trẻ em và người chưa
thành niên trong Khu vực khỏi bị xâm hại/
bóc lột trước hoặc trong chuyến đi của họ.
Trong số những người đã nhận được những
thông tin này, chỉ có 15,6% nhận được trước
khi tới điểm đến của họ. Những người khác
nhận được tại điểm đến (27,1%) hoặc sau
khi họ đã rời khỏi điểm đến (4,4%).
Ngoài ra, một vài trong số những người
không trình báo những trường hợp bóc lột
hoặc xâm hại chỉ ra rằng, họ cảm thấy
không có trách nhiệm phải làm điều này.
Ví dụ như họ lập luận rằng, trách nhiệm
trông nom trẻ em/người chưa thành niên
địa phương là của chính quyền địa phương/
những nhà hoạch định chính sách, các cán bộ hành pháp và/hoặc cha mẹ.
Ngoài ra, một số người tham gia cảm thấy việc chỉ trích/phán xét một nền văn
hóa khác, can thiệp vào chuyện của địa phương là không phù hợp hoặc làm
như vậy có thể gặp nguy hiểm. Những người tham gia thường nói rằng họ đã
kiềm chế không đề cập tới những mối lo lắng của mình. Bởi vì, họ không chắc
chắn về những gì đang xảy ra lúc đó và một vài người cho rằng việc trình báo
tình hình sẽ không đem lại kết quả gì. Đó đơn giản chỉ là một ‘thực tế cuộc
sống’ mà thôi. Chắc chắn rằng trong một số trường hợp, việc không trình báo là
do nhận thức rằng phần lớn hành vi này là không thể tránh khỏi.
Ví dụ, 37,4% người trả lời nghĩ rằng việc trẻ em hoặc người chưa thành niên
bán quà lưu niệm được cộng đồng địa phương dung túng và chấp nhận. Một số
“Tôi trông thấy một người
đàn ông phương Tây lớn tuổi
đang ở cùng với một vài cô
gái trẻ trên bãi biển. Tình hình
trông rất đáng ngờ và tôi cảm
thấy kinh tởm. Tôi đã cố gắng
gọi điện cho một đường dây
nóng vì sự an toàn của trẻ em
nhưng không liên lạc được,
vì vậy tôi chỉ chỗ của anh ta
cho cảnh sát địa phương (họ
đã nói rằng không thể làm gì
được trừ khi người đàn ông
này chứa gái trong phòng
khách sạn của mình). Tôi
cảm thấy tức giận và rất bất
bình vì không biết phải làm gì
để giúp đỡ.”
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 23
đáng kể những người trả lời cũng cho rằng, trẻ em hoặc người chưa thành niên
làm ăn xin, trẻ em biểu diễn phục vụ khách du lịch hoặc làm việc trong khách
sạn hoặc nhà hàng cũng được dung túng và chấp nhận. Trong khi chỉ có 1,2%
trẻ em hoặc người chưa thành niên làm việc trong ngành công nghiệp tình dục
được người dân địa phương chấp nhận thì 28,8% người trả lời nghĩ rằng, sự kết
hợp của tất cả những hành vi bóc lột này là được chấp nhận hoặc bị người dân
địa phương làm ngơ (xem hình 6).
0306090120150
Tất cả các hành vi trên
Không hành vi nào nêu trên
Trẻ em hoặc thanh thiếu
niên làm việc trong nhà
hàng hoặc khách sạn
Trẻ em hoặc thanh thiếu
niên biểu diễn phục vụ
khách du lịch
Trẻ em hoặc thanh thiếu
niên ăn mày
Trẻ em hoặc thanh thiếu
niên làm hướng dẫn viên
du lịch
Trẻ em hoặc thanh thiếu
niên nhặt rác
Trẻ em hoặc thanh thiếu
niên làm việc trong ngành
công nghiệp tình dục
Trẻ em hoặc thanh thiếu
niên bán đồ lưu niệm
25 (7.4%)
98 (28.8%)
26 (7.6%)
16 (4.7%)
18 (5.3%)
18 (5.3%)
127 (37.4%)
4 (1.2%)
8 (2.4%)
Hình 6: Trả lời câu hỏi ‘Theo bạn thì hành vi nào sau đây được cộng đồng địa phương
dung túng hoặc chấp nhận tại những điểm đến du lịch trong Khu vực?’
Trẻ em hoặc ngườI chưa thành niên
bán đồ lưu niệm.
Trẻ em hoặc người chưa thành niên
làm việc trong ngành công nghiệp
tình dục
Trẻ em hoặc người chưa thành niên
nhặt rác
Trẻ em hoặc người chưa thành niên
làm hướng dẫn viên du lịch
Trẻ em hoặc người chưa thành niên
ă xi
Trẻ em hoặc người chưa thành niên
biểu diễn phục vụ khách du lịch
Trẻ em hoặc người chưa thành niên làm
việc trong nhà hàng hoặc khách sạn
Không hành vi nào tr
Tất cả các hành vi tr
Trong nhiều trường hợp, những người phân biệt được giữa sự dung túng và sự
chấp nhận những hành vi này nghĩ rằng, những hành vi này có thể đã được
bình thường hóa hoặc được coi là bình thường theo thời gian. Cụ thể là họ
dường như nghĩ rằng sự bình thường hóa này đã xảy ra vì vấn đề kinh tế và đôi
khi sự sống còn của gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào khoản thu nhập mà
trẻ em kiếm được thông qua du lịch. Nhìn chung, những người tham gia đều
nhận thức rõ ràng rằng, phần lớn những hành vi này đã được các cộng đồng
địa phương bỏ qua (nếu chỉ thông qua sự im lặng của họ). Những nhận thức
như vậy chắc chắn đã gây cảm giác bất lực xen lẫn bất bình cho khách du lịch
và có khả năng ảnh hưởng đến việc họ sẵn sàng tham gia/can thiệp khi gặp
các trường hợp bóc lột và xâm hại đáng ngờ. Do đó, việc cung cấp thêm thông
tin về nhận thức của người dân địa phương đối với những vấn đề như thế này
cho du khách sẽ rất có lợi.
24 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
Quan niệm của khách du lịch về
‘du lịch an toàn với trẻ em’ và
những lợi ích của ‘du lịch an toàn
với trẻ em’
Dựa trên những kết quả khảo sát đã được thảo luận, không có gì đáng ngạc
nhiên khi biết rằng, trong khi một số người có thể có kiến thức hạn chế về
các tác động của du lịch đối với trẻ em trước khi tới thăm Khu vực thì có nhiều
người (84,8%) cho biết, họ muốn biết thêm thông tin về vấn đề này trước khi họ
đi du lịch trong tương lai. Chắc chắn rằng, một số ý kiến của những người tham
gia cũng cho thấy, có lẽ, họ thiếu hiểu biết về các vấn đề đạo đức trong lĩnh
vực du lịch, liên quan tới trẻ em (chẳng hạn như nhiều người đã đến thăm trung
tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi). Tương tự như vậy, quan niệm của khách du lịch về
bóc lột tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch dường như chỉ giới hạn ở hình
ảnh điển hình là một người đàn ông phương Tây, da trắng, lớn tuổi hành động
theo kiểu lợi dụng/dụ dỗ. Điều này chắc chắn sẽ che mắt các khách du lịch để
họ không nhận ra rằng, kể cả những người không phải người phương Tây cũng
tham gia thực hiện những hành vi như vậy và thực tế, kể cả phụ nữ cũng có thể
bị lôi kéo vào hoạt động này. Ở mức độ nhẹ hơn, cảm giác là những điều này
chỉ xảy ra ở những khu vực du lịch đang xuống cấp hoặc đang “suy tàn” như lời
của một người tham gia điều tra.
Tuy nhiên, nhìn chung, thái độ của những người tham gia điều tra dường như
cho thấy mức độ nhận thức hợp lý về việc ra quyết định một cách có trách
nhiệm và đạo đức trong hoạt động du lịch. Ví dụ, một số người tham gia điều
tra đã đề cập tới các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong Khu vực, chịu trách
nhiệm thực hiện các quy tắc ứng xử và vì mục đích bảo vệ quyền trẻ em.21 Thật
phấn khởi khi biết rằng, nhiều người tham gia điều tra cũng đã xem các tài liệu
tuyên truyền, được các tổ chức này phân phát để quảng bá du lịch an toàn với
trẻ em. Ví dụ, đa số người tham gia cho biết đã nhận hoặc được tiếp cận thông
tin về bảo vệ trẻ em hoặc người chưa thành niên trước hoặc trong chuyến đi.
Họ cho biết đã nhận được những thông tin này từ một tổ chức phi chính phủ
hoạt động trong Khu vực và nhiều người nói rằng, họ đã xem những áp phích,
biển quảng cáo, biển hiệu (cả sau các xe tuk tuk), sách nhỏ và bưu thiếp
quảng bá cho những hoạt động của họ. Những thông tin quảng bá này bao
gồm: khuyến khích khách du lịch không nên tới thăm các trung tâm nuôi dưỡng
trẻ mồ côi (kết quả là một nhóm khách đã yêu cầu hướng dẫn viên du lịch
bỏ chuyến thăm trung tâm ra khỏi lịch trình của họ), khách du lịch cũng được
khuyến khích trình báo các trường hợp mại dâm trẻ em và không chụp ảnh trẻ
em hoặc đối xử với các em như là những đối tượng để thu hút khách du lịch.
Có lẽ do những chiến dịch hiệu quả này, và những trải nghiệm của bản thân
(và thường là những trải nghiệm về cảm xúc) trong Khu vực mà nhiều người
21 Những tổ chức được đề cập cụ thể bao gồm: Dự án tranh vẽ của trẻ em Campuchia, Mith Samlanh, Những
người bạn, An toàn trẻ em, Tầm nhìn Thế giới, Bong Pa’Oun, Chab Dai, Hagar.
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 25
tham gia điều tra cũng đã bày tỏ mong muốn được học hỏi nhiều hơn về
những tác động của ngành du lịch và thể hiện sự sẵn lòng gắn bó (khi có
bằng chứng) với các doanh nghiệp du lịch áp dụng những chính sách du lịch
an toàn với trẻ em. Ví dụ: trong số 323 người tham gia điều tra trả lời câu hỏi
về loại thông tin nào họ muốn nhận được trước khi đi du lịch thì có 84,8% nói
rằng, họ muốn biết nhiều hơn về làm thế nào để bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa
tình trạng bóc lột khi đang đi du lịch (xem Hình 7). Một số, gần bằng như vậy,
những người tham gia điều tra cho biết, họ muốn biết thêm về phong tục địa
phương, cách ăn mặc và hành vi sao cho phù hợp (83,3%) và về các cách mà
khách du lịch có thể hỗ trợ nền kinh tế địa phương (83%). Cũng tương tự, khi
được hỏi liệu chính sách bảo vệ trẻ em của một doanh nghiệp có ảnh hưởng
đến thói quen mua sắm của họ hay không thì 94,8% người tham gia nói rằng
có ảnh hưởng. Trong khi chỉ có một vài người (12,4%) trong số những người
tham gia cho biết giá cả cũng góp phần vào việc họ ra quyết định thì phần lớn
những câu trả lời thu được cho câu hỏi này là tích cực. Nhiều người cho biết
họ đã thường xuyên tới mua sắm ở một số cơ sở/cửa hàng dành cho khách du
lịch hơn là ở những cửa hàng khác chính bởi điều này.
Ví dụ như một người tham gia đã nói rằng anh ấy ‘chỉ ăn ở những nhà hàng
nào mà có các chính sách bảo vệ/hỗ trợ trẻ em [và] ở tại những khách sạn an
toàn với trẻ em’. Một phụ nữ khác cho biết, chị đã mua ‘một ít đồ, với giá cao
hơn, ở những cửa hàng hỗ trợ người dân địa phương và tạo công ăn việc làm
cho cha mẹ và môi trường học hành an toàn cho trẻ em’. Mặc dù vậy, điều
quan tâm chính mà người tham gia điều tra nhấn mạnh khi đưa ra những quyết
định như vậy là liệu có bằng chứng nào cho thấy chính sách đó có thực sự
đang được thực hiện hay không. Cuối cùng, dường như phần lớn người tham
gia đều quan tâm và ủng hộ các sáng kiến đó nhưng họ cũng muốn biết liệu
các sáng kiến đó có được kiểm tra và xem xét cẩn thận bởi các cơ quan chức
năng hay không.
050100150200250300
Không có thông tin nào trong số này
Lương và điều kiện làm việc của
người dân địa phương trong ngành
du lịch
Làm thế nào để bảo vệ trẻ em và
ngăn ngừa bóc lột khi đi du lịch
Làm thế nào để bảo vệ môi trường
địa phương và giảm tác hại khi
đi du lịch
Bối cảnh chính trị của đất nước
và khu vực
Các cách thức mà khách du lịch có
thể hỗ trợ nền kinh tế địa phương
Phong tục địa phương và trang phục,
hành vi phù hợp269 (83.3%)
268 (83.0%)
210 (65.0%)
247 (76.5%)
274 (84.8%)
199 (61.6%)
2 (0.6%)
Hình 7: Trả lời câu hỏi ‘Loại thông tin nào bạn muốn nhận
được trước khi du lịch?’
26 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
Trong khi, những phát hiện của dự án còn bị giới hạn thì lại nổi lên một số điểm
quan trọng khi đề cập tới việc lập kế hoạch xung quanh vấn đề du lịch an toàn
với trẻ em. Nhiều khách du lịch (mặc dù không phải tất cả) đang ngày càng
nhận thức rõ về các hoạt động du lịch và họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho
các sản phẩm/dịch vụ độc đáo, xác thực và/hoặc chứng minh được lợi ích đối
với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, ngay cả những khách du lịch cởi mở với
quan điểm này cũng khó có thể tìm thấy đầy đủ thông tin về những sản phẩm/
dịch vụ đó - có nghĩa là, để xác định xem những gì thực sự có lợi. Họ cũng nghi
ngờ về những lợi ích chưa được chứng minh, vì vậy điều họ cần không chỉ là
thông tin về các sản phẩm thay thế mà còn cần có những bằng chứng cho thấy
những việc mà ngành du lịch làm như đã hứa hẹn.
Kết luận
Khảo sát này đã được thực hiện với hơn 300 du khách từ khắp nơi trên thế giới,
nhằm nỗ lực tìm hiểu thêm về những người đi du lịch tới Campuchia, Lào, Thái
Lan và Việt Nam, các loại hình du lịch mà họ tham gia cũng như thái độ, những
lần tiếp xúc và kiến thức của họ về những vấn đề mà trẻ em địa phương đang
phải đối mặt tại các điểm đến này. Cuộc khảo sát đã cung cấp một lượng thông
tin đáng kể, đặc biệt là các chủ đề đã được nhắc tới mặc dù bị giới hạn về khả
năng làm rõ thông tin về nhân khẩu học của khách du lịch tới Khu vực.22
Mặc dù, kết quả khảo sát chỉ là một sự khởi đầu thuận lợi cho việc xây dựng
các chiến lược về du lịch an toàn với trẻ em nhưng quan trọng nhất là những
kết quả này đã cho thấy rõ ràng rằng, khách du lịch (không phân biệt giới tính,
tuổi tác hay quốc tịch) thường xuyên tiếp xúc với trẻ em trong Khu vực. Trong
nhiều trường hợp, những cuộc tiếp xúc như vậy là kỷ niệm thú vị và đáng nhớ
đối với chuyến đi (thực tế rằng, nhiều khách du lịch có thể kể lại chi tiết các
cuộc tiếp xúc cụ thể với trẻ em, ngay cả đối với một số trường hợp đã kết thúc
chuyến đi 5 năm trước đây, đã minh chứng cho điều này). Tuy nhiên, trong khi
các hoạt động với trẻ em - nói chuyện với trẻ, dạy trẻ tiếng Anh, nghe trẻ kể về
cuộc sống địa phương và chơi với trẻ - thường được đánh giá cao thì khá nhiều
khách du lịch được khảo sát trong nghiên cứu này dường như cũng có những
ký ức tiêu cực rõ rệt về trẻ em ăn xin, trẻ em bán hàng hoặc các hình thức lao
động khác và là nạn nhân của tình trạng bóc lột.
Những người tham gia trong nghiên cứu này cho biết đã từng có những phản
ứng khá tiêu cực về mặt cảm xúc (buồn bã, mặc cảm tội lỗi, giận dữ, thất vọng,
ghê tởm) khi nhìn thấy những cảnh như: trẻ em sống trong điều kiện nghèo
khổ, bị buộc phải làm việc, phải ở trên đường phố (thường không có người lớn
giám sát), bị tước quyền được giáo dục, và cuối cùng là bị xâm hại theo một
cách nào đó. Như vậy, các quan chức ngành công nghiệp du lịch và các công
ty du lịch cần phải nhận thức được rằng đây là những vấn đề có ảnh hưởng đến
những trải nghiệm của du khách và là những vấn đề mà khách du lịch sẽ thảo
22 Như đã đề cập, mẫu điều tra này có hạn chế về các thông tin liên quan tới độ tuổi, giới tính, quốc tịnh và có
lẽ quan trọng hơn là các thông tin về loại hình du lịch.
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 27
luận với bạn bè và gia đình của họ khi trở về nhà. Như vậy, những vấn đề này
có tiềm năng gây tác động đáng kể tới hình ảnh của điểm đến.
Như đã đề cập, bất chấp những phản ứng tiêu cực về mặt tình cảm đối với các
cuộc gặp gỡ với trẻ em đang bị xâm hại/bóc lột và thực tế là các cuộc gặp gỡ
như vậy, trong một số trường hợp, sẽ làm cho khách du lịch rút ngắn cuộc hành
trình hoặc suy nghĩ lại trước khi trở lại một điểm đến. Rất ít người trong số họ
đã có những biện pháp trực tiếp để ứng phó với những trường hợp nghi ngờ là
bóc lột hoặc xâm hại. Phần lớn trong số họ đã thảo luận vấn đề bóc lột/xâm hại
đó với bạn bè nhưng hầu như không mấy ai cảm thấy thoải mái để trình báo
với chính quyền hoặc thậm chí với những nhân viên ngành du lịch. Căn cứ vào
thực tế rằng, các khách du lịch tham gia vào khảo sát này dường như có nhận
thức hợp lý (ít nhất là tổng thể) về một vài trong số những vấn đề mà trẻ em địa
phương đang phải đối mặt thì việc không trình báo sự việc có vẻ là kết quả của
ba yếu tố chính:
1. Thiếu thông tin chi tiết về mối quan hệ giữa bóc lột trẻ em và du lịch
2. Không chắc chắn/mâu thuẫn về những gì họ có thể làm với tư
cách là khách du lịch.
3. Không chắc chắn liệu việc trình báo những mối lo lắng/quan tâm
của họ có tạo nên sự khác biệt hay không.
4. Không chắc chắn về những gì đang thực sự diễn ra.
Trong khi yếu tố cuối cùng có lẽ là khó giải quyết (đặc biệt khi xem xét đến rào
cản ngôn ngữ) thì yếu tố đầu tiên, thứ hai và thứ ba ít khó khăn hơn. Rõ ràng
là nhiều người tham gia điều tra đã thu thập được ít nhất một số thông tin về
việc trẻ em dễ bị bóc lột và xâm hại tại các điểm đến du lịch.23 Chắc chắn rằng,
nhiều khách du lịch có ý thức về vấn đề bóc lột tình dục trẻ em trong hoạt động
du lịch. Ví dụ, nhiều người dường như biết rằng, việc hỗ trợ trẻ em bán hàng
hoặc ăn xin là rất có vấn đề. Tuy nhiên, ngay cả khi đã hoàn thành cuộc khảo
sát về du lịch an toàn với trẻ em thì những người tham gia điều tra vẫn có xu
hướng nhấn mạnh các tác động về mặt môi trường của ngành du lịch hơn là
các tác động về mặt văn hóa xã hội, với 44% người tham gia nhận xét rằng tác
động đối với môi trường địa phương chủ yếu là tiêu cực và chỉ có 32,5% người
tham gia có cùng nhận xét như vậy về tác động của du lịch đối với trẻ em và
người chưa thành niên. Đỉnh điểm của mâu thuẫn này - thường xoay quanh ý
kiến cho rằng du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho những trẻ em này và gia đình
các em - nhiều người tham gia điều tra dường như nhận thức hoặc lo lắng ít
hơn về các hành vi bóc lột khác như: cho trẻ thức ăn hoặc quà, chụp ảnh cho
trẻ em, hoặc đi thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi (trên thực tế, đôi khi
23 Phần lớn những thông tin này là từ các tổ chức phi chính phủ và các áp phích/bảng hiệu/sách quảng cáo
tại điểm đến. Các nguồn thông tin khác bao gồm: các hướng dẫn viên du lịch và các chuyên gia du lịch,
các nguồn trực tuyến và các phương tiện truyền thông nói chung (như sách, tường thuật tin tức, phim
tài liệu). Đôi khi, khách du lịch cũng cho biết đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này và một số
cũng đã đề cập tới việc phát hiện ra vấn đề về bóc lột trẻ em và làm thế nào để giải quyết vấn đề này
thông qua các khách du lịch khác, bạn bè và các thành viên trong gia đình.
28 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
những hành vi này được đưa ra như là những chiến lược để giải quyết vấn đề
trẻ em bán hàng và ăn xin).
Như vậy, bất kỳ chiến dịch nào xung quanh du lịch an toàn với trẻ em cũng cần
phải đảm bảo rằng, khách du lịch tiềm năng cần được cung cấp thông tin chi
tiết về tất cả các hành vi có thể tác động tới trẻ em, không chỉ những hành vi đã
được công bố rộng rãi và/hoặc những hành vi gây sốc nhất/gây tranh cãi nhất.
Từ cuộc khảo sát này có thể thấy, dường như là một số khách du lịch có xu
hướng chỉ đánh đồng hành vi bóc lột tình dục với xâm hại trẻ em. Vì vậy, bằng
cách không tham gia vào hành vi này thì họ cho rằng, họ đang du lịch có trách
nhiệm. Tương tự như vậy, nhiều người cho rằng, thủ phạm bóc lột tình dục trẻ
em trong du lịch chỉ có thể là người phương Tây, đàn ông da trắng trong khi tình
hình còn phức tạp/đa chiều hơn thế.
Khách du lịch cũng cần có thông tin chính xác về những gì họ có thể làm để
giúp đỡ. Phần lớn khách du lịch được khảo sát cảm thấy rằng, để có thể giúp
cho trẻ em và người chưa thành niên được an toàn hơn thì khách du lịch cần
được giáo dục nhiều hơn nữa, để họ biết những ai mà họ có thể nhờ hỗ trợ,
những quy trình và thủ tục trình báo về xâm hại/bóc lột ở địa phương ra sao, và
cơ hội để khẳng định khả năng chi tiêu của họ một cách hiệu quả. Nhiều người
ủng hộ ý tưởng về các chính sách du lịch an toàn với trẻ em và muốn biết tiêu
tiền thế nào để hỗ trợ trẻ em/người chưa thành niên/cộng đồng địa phương
tốt hơn, nhưng lại cảm thấy không phải lúc nào cũng dễ tìm ra câu trả lời. Để
đạt được mục tiêu này, một số người tham gia đã bày tỏ mong muốn có những
hướng dẫn/chiến lược rõ ràng để giúp họ quản lý được những vấn đề này trong
khi đi du lịch. Họ cũng cho biết sẽ sẵn sàng chi thêm một ít tiền cho những sản
phẩm/dịch vụ được sản xuất và cung cấp trong một môi trường an toàn với trẻ
em. Điều này phù hợp với mong muốn được giúp đỡ của rất nhiều người tham
gia. Nó cũng nói lên rằng, một trong những câu trả lời thú vị nhất cho câu hỏi
về nơi mà những người tham gia điều tra muốn nhận được hoặc tiếp cận thông
tin về du lịch có trách nhiệm và/hoặc văn hóa/cộng đồng địa phương, như sau:
Tôi cho rằng điều thực sự quan trọng là cần ghi nhớ thái độ
tiến bộ nói chung về du lịch để mọi người có thể đưa ra các
quyết định cá nhân. [Điều quan trọng là] giúp mọi người có
được thông tin để họ có thể đưa quyết định đúng đắn hơn là
đưa ra một danh mục các ‘tùy chọn về đạo đức’. Mặc dù cái đó
[danh sách liệt kê những tùy chọn về đạo đức] cũng có thể có
ích nhưng mọi người lại ít thấy được những sự lựa chọn khác.
[Điều đó] giống như tác động của sách hướng dẫn Lonely
Planet (Hành tinh cô đơn), làm cho mọi người vì cố gắng tới
được một nơi liệt kê trong ‘sách’ mà bỏ lỡ mất tất cả các lựa
chọn tuyệt vời khác. Thực tế thường thay đổi nhanh hơn khả
năng điều chỉnh nó. (Nam, Cam-pu-chia, 30 tuổi)
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 29
Chắc chắn rằng, các hướng dẫn là rất có ích đối với khách du lịch và nhiều
khách du lịch được khảo sát trong nghiên cứu này cũng có suy nghĩ như vậy.
Tuy nhiên, như những người tham gia đã ngụ ý thì có lẽ việc giáo dục khách
du lịch và trao quyền cho họ tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình và
hành động một cách có đạo đức có thể tạo ra tác động lâu dài nhất, khi đề cập
tới vấn đề du lịch có trách nhiệm và an toàn với trẻ em. Tất nhiên là một số
khách du lịch sẽ cởi mở đối với vấn đề giáo dục hơn là những người khác (và
những người trong cuộc khảo sát này có lẽ cởi mở hơn đối với những ý tưởng
như vậy so với nhiều người khác). Vì vậy, bất cứ chiến lược nào cũng cần xem
xét nhiều mặt: chi tiết hơn đối với những người muốn biết và ít chi tiết hơn đối
với những người không muốn biết. Để đạt được mục tiêu này, rõ ràng là bất
cứ chiến dịch nào có mục tiêu nâng cao nhận thức về du lịch an toàn với trẻ
em cũng cần được tiến hành tại các quốc gia là điểm đến du lịch, cũng như ở
tại quốc gia của chính khách du lịch. Do đó, cần phải sử dụng mạng lưới rộng
rãi, gồm các quan chức ngành công nghiệp du lịch, các doanh nghiệp vận
hành trong ngành du lịch, và các phương tiện truyền thông liên quan tới du
lịch, nhằm phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức về bất cứ chiến dịch du
lịch an toàn với trẻ em nào khi được xây dựng. Một số người tham gia cho biết
rằng, khi phát hiện ra vấn đề bóc lột trẻ em tại quốc gia họ đến thì đã là quá
muộn (tức là họ đã tham gia vào các hành vi có vấn đề). Căn cứ vào sự đa
dạng của các loại khách du lịch hiện nay (và không phải tất cả đều đọc nghiên
cứu này) và các nguồn thông tin đa dạng mà khách du lịch sử dụng, thông tin
về du lịch an toàn với trẻ em cần phải được cung cấp thông qua một loạt các
phương tiện truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến, bao gồm các mạng xã
hội, các trang web, áp phích, tờ rơi, sách hướng dẫn, biển hiệu và sách giới
thiệu (một số người tham gia thậm chí còn đề nghị là một số tài liệu như đã
nêu cần được gửi tới tay khách du lịch cùng với thị thực).
Nói tóm lại, cuộc khảo sát này cho thấy rõ rằng, nhiều khách du lịch muốn
đi du lịch một cách tích cực và thực sự mong muốn góp phần xóa đói giảm
nghèo và các vấn đề xã hội khác (ví dụ: vấn đề không được học hành, thiếu
nhà ở hoặc việc làm đầy đủ) ở các nước mà họ đến thăm. Nhiều khách du lịch
tham gia khảo sát đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi các cuộc gặp gỡ của họ với trẻ
em trong Khu vực và đặc biệt bởi những tình huống mà họ cảm thấy có liên
quan tới hành vi bóc lột và xâm hại. Tuy nhiên, kiến thức của khách du lịch về
những cách tốt nhất để ứng phó với tình huống như vậy còn hạn chế. Nhiều
người bày tỏ nghi ngờ rằng, liệu cộng đồng địa phương có quan tâm giải quyết
các vấn đề về bóc lột và xâm hại trẻ em hay không. Để giải quyết những mối
nghi ngờ này, cũng như những hình ảnh tiêu cực về cộng đồng địa phương
và cùng với đó là chính quyền địa phương, nên có một sự ưu tiên, không chỉ
đối với những cán bộ tham gia Dự án Tuổi thơ mà còn đối với các công ty du
lịch, các thành viên cộng đồng du lịch toàn cầu và chính quyền địa phương,
cũng như những quốc gia là điểm đến du lịch. Hơn nữa, các chiến lược về du
lịch an toàn với trẻ em có thể là một cách đóng góp của chính phủ và ngành
công nghiệp du lịch đối với việc xây dựng những hình ảnh và văn hóa về điểm
đến du lịch tích cực hơn, và nói rộng ra, là một ngành công nghiệp du lịch bền
vững hơn về kinh tế và văn hóa xã hội.
30 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
Khuyến nghị cho các nghiên cứu
tương lai
Dựa trên sự khởi đầu mới mẻ về tìm hiểu quan điểm của khách du lịch này,
những điều tra sâu hơn nên được thực hiện với một cỡ mẫu rộng hơn, toàn
diện hơn, chẳng hạn như tiếng nói của những người tham gia vào các tour du
lịch nghỉ dưỡng hoặc tour du lịch trọn gói tới Khu vực (nói cách khác, ‘khách
du lịch đại chúng), khách du lịch lớn tuổi, tiếng nói của nam giới (hoặc ít nhất
là có thêm nhiều tiếng nói của nam giới hơn) và những người không nói tiếng
Anh. Các phương pháp khác nhau như: thảo luận nhóm trọng tâm hoặc các
cuộc phỏng vấn sâu (thường nắm bắt chi tiết hơn so với các cuộc khảo sát)
cũng có thể được sử dụng với khách du lịch khi họ đang ở tại điểm đến chứ
không phải sau khi họ đã về nước. Điều này ngăn ngừa một số vấn đề liên
quan tới ký ức về sự việc. Nó cũng có thể hỗ trợ xây dựng một hình ảnh cụ thể
hơn và ngay lập tức về những gì đang xảy ra. Tương tự như vậy, các quan sát
về hành vi của khách du lịch cũng rất hữu ích trong việc cân bằng các phương
pháp nghiên cứu mà chỉ nắm bắt hành vi theo báo cáo.
“Tôi cho rằng, điều thực sự quan trọng là
cần ghi nhớ thái độ tiến bộ nói chung về du
lịch để mọi người có thể đưa ra các quyết
định cá nhân. [Điều quan trọng là] giúp mọi
người có được thông tin để họ có thể đưa
ra quyết định đúng đắn hơn là đưa ra một
danh mục các ‘tùy chọn về đạo đức’.”
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 31
Phụ lục: Bảng hỏi
34 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
1. Trong 5 năm qua, bạn có từng đến
Campuchia, Lào, Thái Lan hay Việt Nam
không?
{ } Có { } Không
2. Trong 5 năm qua, bạn đã đến những
nước nào? (Hãy đánh dấu vào tất cả các
nước bạn đến)
{ } Campuchia { } Lào
{ } Thái Lan { } Việt Nam
3. Lý do chính bạn đến những nước này là gì?
{ } Đi công tác
( ) Đi nghỉ
{ } Thăm gia đình hoặc bạn bè
{ } Lý do tôn giáo
{ } Các lý do khác (vui lòng ghi rõ)
4. Bạn đã đến các nước này chủ yếu dưới hình
thức nào? (khách đi độc lập, khách ba lô, đi
theo tua, đi cùng gia đình)
5. Những phương tiện nào bạn đã sử dụng
để đặt kế hoạch cho chuyến đi của mình đến
Khu vực. (Hãy chọn tất cả các phương tiện
bạn đã sử dụng)
{ } Mạng xã hội (Twitter, Facebook,)
{ } Sách hướng dẫn (Lonely Planet,
Rough Guides, Time Out,)
{ } Các trang web điện tử về du lịch
(TripAdvisor)
{ } Các blog về du lịch
{ } Các phương tiện khác:
Nếu bạn biết một blog hay một nguồn
thông tin hữu ích cho các chuyến đi, hãy
vui lòng chia sẻ tại đây:
6. Trung bình, bạn đã ở mỗi quốc gia sau
trong bao lâu? (Vui lòng lựa chọn N/A nếu bạn
không đến các nước này trong 5 năm qua)
Campuchia:
{ } Dưới 1 tuần
{ } Từ 1 đến 4 tuần
{ } Từ một đến 3 tháng
{ } Từ 3 đến 6 tháng
{ } Từ 6 tháng trở lên
Lào:
{ } Dưới 1 tuần
{ } Từ 1 đến 4 tuần
{ } Từ một đến 3 tháng
{ } Từ 3 đến 6 tháng
{ } Từ 6 tháng trở lên
Thái Lan:
{ } Dưới 1 tuần
{ } Từ 1 đến 4 tuần
{ } Từ một đến 3 tháng
{ } Từ 3 đến 6 tháng
{ } Từ 6 tháng trở lên
Việt Nam:
{ } Dưới 1 tuần
{ } Từ 1 đến 4 tuần
{ } Từ một đến 3 tháng
{ } Từ 3 đến 6 tháng
{ } Từ 6 tháng trở lên
7. Bạn đã làm những gì trong thời gian ở Khu
vực này? (Select all that apply)
{ } Thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi
{ } Dạy tiếng Anh cho người lớn
{ } Làm tình nguyện viên cho một dự án
bảo vệ môi trường
{ } Tìm hiểu cuộc sống của những người
dân nghèo
{ } Dạy tiếng Anh cho trẻ em hoặc người
chưa thành niên
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 35
{ } Mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một cơ
sở kinh doanh mà có đóng góp cho cộng
đồng địa phương
{ } Làm tình nguyện viên ở một tổ chức
liên quan tới trẻ em
{ } Tặng tiền cho tổ chức từ thiện mà hỗ
trợ trẻ em hoặc người chưa thành niên
{ } Không làm những việc trên
8. Bạn đã chứng kiến trẻ em hoặc người chưa
thành niên (dưới 18 tuổi) đang làm những
công việc sau ở trong Khu vực không? (Đánh
dấu vào tất cả những gì bạn chứng kiến)
{ } Biểu diễn trên đường phố
{ } Làm việc trong nhà hàng, khánh sạn
{ } Nhặt rác
{ } Làm việc trong ngành công nghiệp
tình dục
{ } Làm hướng dẫn viên du lịch
{ } Bán đồ lưu niệm
{ } Ăn xin
{ } Không chứng kiến những việc trên
Những công việc khác bạn đã chứng kiến:
9. Trong khi đi du lịch trong Khu vực, bạn có
mua gì từ trẻ hoặc người chưa thành niên bán
dạo không?
{ } Có { } Không
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do:
10. Khi ở trong Khu vực, bạn có cho tiền
trẻ hoặc người chưa thành niên làm ăn xin
không?
{ } Có { } Không
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do:
11. Khi ở trong Khu vực, bạn có sự tiếp xúc
nào với trẻ em hoặc người chưa thành niên ở
nơi bạn đến không?
{ } Có { } Không
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do:
12. Khi ở trong Khu vực, bạn có chứng kiến
điều gì khiến bạn nghĩ rằng một trẻ em hoặc
người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có nguy
cơ bị xâm hại hoặc bóc lột không?
{ } Có { } Không
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do:
13. Bạn đã trao đổi với ai điều quan ngại
của mình?
{ } Không ai cả
{ } Những khách du lịch khác
{ } Nhân viên khách sạn
{ } Công an
{ } Người khác (Vui lòng ghi rõ)
14. Vì sao bạn không trao đổi điều bạn
quan ngại?
{ } Đó không phải việc của tôi
{ } Tôi sợ sẽ làm mọi chuyện trở lên tồi tệ
hơn với trẻ em và người chưa thành niên
{ } Tôi nghĩ rằng việc báo cáo sẽ không
giúp thay đổi tình hình
{ } Tôi lo lắng cho sự an toàn của chính
mình
{ } Tôi thấy không đủ chắc chắn để đưa
ra hành động
{ } Tôi không biết ai để chia sẻ
{ } Lý do khác (Vui lòng ghi rõ)
36 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
15. Bạn đã trao đổi điều bạn quan ngại như thế nào?
{ } Nói chuyện trực tiếp
{ } Qua thư điện tử
{ } Qua điện thoại
{ } Qua mạng xã hội (Twitter, Facebook etc)
{ } Những hình thức khác (Vui lòng ghi rõ)
16. Bạn có nhận được phản hồi nào từ những
người bạn trao đổi cùng không?
{ } Có { } Không
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do:
17. Bạn có nhận hay được tiếp cận thông tin gì về
bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên (dưới 18
tuổi) khỏi xâm hại và bóc lột tình dục trong du lịch
không? (Bạn có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
{ } Có trước khi đến Khu vực
{ } Có trong khi ở Khu vực
{ } Có sau khi rời khỏi Khu vực
{ } Không
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu bạn đã nhận hoặc tiếp cận thông tin, vui
lòng ghi rõ phương tiện, nguồn thông tin và
nội dung tại đây:
18. Trong những việc sau đây, việc gì bạn nghĩ
là có thể bỏ qua hoặc chấp nhận được với cộng
đồng địa phương ở những điểm du lịch trong Khu
vực (Người chưa thành niên = dưới 18 tuổi) (Nếu
bạn có nhiều câu trả lời, vui lòng ghi rõ)
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên bán đồ
lưu niệm
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên làm
việc trong ngành công nghiệp tình dục
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên làm ăn xin
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên biểu
diễn cho khách du lịch
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên nhặt
rác
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên làm
việc trong nhà hàng, khách sạn
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên làm
hướng dẫn viên du lịch
{ } Tất cả những việc nêu trên
{ } Không việc gì trong những điều trên
Những việc khác:
19. Bạn nghĩ là du lịch đã ảnh hưởng như thế
nào tới môi trường, cộng đồng và trẻ em và người
chưa thành niên (dưới 18 tuổi) ở địa phương?
Môi trường địa phương:
{ } Hầu như là tiêu cực
{ } Bình thường
{ } Hầu như là tích cực
Cộng đồng địa phương:
{ } Hầu như là tiêu cực
{ } Bình thường
{ } Hầu như là tích cực
Trẻ em và người chưa thành niên địa phương:
{ } Hầu như là tiêu cực
{ } Bình thường
{ } Hầu như là tích cực
20. “Khi đi du lịch, tôi cảm thấy mình có trách
nhiệm với trẻ em và người chưa thành niên ở
những nơi công cộng.”
{ } Rất không đồng ý { } Không đồng ý
{ } Bình thường { } Đồng ý
{ } Rất đồng ý
Ý kiến khác (nếu có):
21. “Khi đi du lịch, tôi thấy mình có đủ thông tin
để bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên địa
phương ở những nơi công cộng.”
{ } Rất không đồng ý { } Không đồng ý
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 37
{ } Bình thường { } Đồng ý
{ } Rất đồng ý
Ý kiến khác (nếu có):
22. Theo bạn, khách du lịch có thể làm gì để
giúp bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên
được an toàn khỏi xâm hại và bóc lột?
23. Nếu một cơ sở kinh doanh có chính sách
bảo vệ trẻ em thì điều đó có ảnh hưởng tích
cực tới quyết định của bạn trong việc mua
hàng hóa hay dịch vụ của cơ sở đó không?
(Bạn có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
{ } Có nhưng chỉ khi giá cả là vẫn cạnh tranh
{ } Có thậm chí ngay cả khi giá là đắt hơn
{ } Có nhưng chỉ khi nhìn thấy những
hành động cụ thể của cơ sở kinh doanh
đó trong việc thực thi chính sách.
{ } Không ảnh hưởng tới quyết định của tôi
{ } Không biết
Ý kiến khác (nếu có):
24. Những thông tin gì bạn muốn nhận được
trước khi đi du lịch? (Bạn có thể chọn nhiều
câu trả lời)
{ } Tiền lương và điều kiện làm việc của
người địa phương nơi bạn đi du lịch
{ } Những cách mà khách du lịch có thể
hỗ trợ cho kinh tế địa phương
{ } Bối cảnh chính trị của các quốc gia và
Khu vực.
{ } Phong tục, trang phục và hành vi phù hợp
{ } Cách thức để bảo vệ trẻ em và phòng
ngừa xâm hại khi đi du lịch
{ } Cách thức để bảo vệ môi trường
địa phương và giảm tác hại đối với môi
trường khi đi du lịch
{ } Không phải những thông tin trên
25. Bạn muốn nhận hay tiếp cận thông tin này
từ đâu? (Bạn hãy chọn tất cả các phương án
phù hợp)
{ } Các trang blog và web về du lịch
{ } Sách nhỏ ở nơi bạn du lịch
{ } Thông tin trên các chuyến bay (tạp chí,
video,)
{ } Sách hướng dẫn
{ } Sân bay nơi bạn đến và những trạm
giao thông (ví dụ: ga tầu, bến xe bus)
{ } Hướng dẫn viên du lịch ở nơi bạn đến
{ } Các công ty du lịch ở nước bạn
{ } Nguồn khác (Vui lòng ghi rõ):
26. Bạn thuộc về quốc gia nào?
27. Hiện nay, bạn đang ở nước nào?
28. Giới tính của bạn là gì?
{ } Nữ { } Nam
{ } Không muốn trả lời
Vui lòng cho biết lý do:
29. Bạn sinh năm nào? (Viết đầy đủ năm, ví dụ:
1976): ____________
30. Bạn biết đến cuộc điều tra này bằng cách
nào?
{ } Qua mạng xã hội (Twitter, Facebook,)
{ } Qua thư điện tử từ bạn bè hoặc đồng
nghiệp
{ } Qua trang thông tin điện tử (Website)
{ } Qua ấn phẩm được phát hành bởi
Intrepid
{ } Những cách khác (Vui lòng ghi rõ):
38 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 39
www.childsafetourism.org
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
ISBN: 978-0-9874441-2-7
Bản quyền © 2013, Tầm nhìn thế giới Việt Nam
childsafetourism@wvi.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dulichantoanvoitreemquandiemcuakhachdulich_1715.pdf