Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trên đường phát triển bền vững

Phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bền vững là một trong những nội dung quản lý nhà nước về du lịch, bao gồm những định hướng phát triển ngành, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh, được nghiên cứu trên cơ sở đánh giá tổng hợp những lợi thế về tài nguyên du lịch của tỉnh. Các khả năng khai thác tiềm năng phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu được lồng ghép phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của địa phương gắn với thị trường du lịch trong vùng , khu vực, cả nước trong thời hội nhập kinh tế quốc tế. Bà Rịa - Vũng Tàu đang trên đà phát triển mạnh mẽ từng ngày trong công cuộc đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy quá trình khai thác và phát triển các tiềm năng du lịch cần có sự kết hợp của chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp để huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng vùng, tăng cường liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

doc15 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trên đường phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DU LỊCH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Tấn Hồng Thịnh TÓM TẮT Phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng tàu nhanh và bền vững có vị trí then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì vậy việc phân tích những thành tựu, những tồn tại của ngành trong thời gian qua; xác định mục tiêu, phương hướng, cơ hội, thách thức nhằm đề ra giải pháp phù hợp với lợi thế và năng lực cạnh tranh của ngành là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Các giải pháp phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội, tài nguyên môi trường được đề xuất nhằm giúp du lịch Bà Rịa -Vũng Tàu phát triển mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. Từ khóa: phát triển bền vững, du lịch, Bà Rịa –Vũng tàu , hội nhập, môi trường... ABSTRACT The rapid and sustainable development of Ba Ria - Vung Tau Tourism plays a key role in the process of socio-economic development of Ba Ria-Vung Tau province. So the analysis of the achievements and shortcomings of the sector in recent years; defining goals, orrientation, opportunities and challenges to propose appropriate solutions are necessary and urgent. The solutions on sustainable economic, socio-cultural and environmental resources development are proposed to help Ba Ria-Vung Tau tourism development without compromising the ability to meet the needs of future tourism. Keywords: sustainable development, Ba Ria-Vung Tau Tourism, integration, environment... Giới thiệu Bà Rịa – Vũng Tàu là một trung tâm du lịch nghỉ mát, tắm biển nổi tiếng của Việt Nam. Trong tổng số 305,4km chiều dài bờ biển của tỉnh, có khoảng 156km bờ biển đẹp, với những bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh, ấm áp quanh năm lúc nào cũng có thể tắm biển được. Ngoài những bãi tắm đẹp đã được biết đến ở TP. Vũng Tàu như Bãi Sau, Bãi Dứa..., tại Long Hải có bãi tắm Thùy Dương, huyện Xuyên Mộc có các bãi tắm Hồ Tràm, Hồ Cốc gắn với khu rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu rộng khoảng 11.290ha. Không chỉ có tắm biển, du khách còn được tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử khá nổi tiếng... Vũng Tàu có Đền Cá Ông, Long Hải có Khu căn cứ cách mạng Minh Đạm, đình cổ Long Phượng, chùa Long Bàn được xây dựng từ đầu thế kỷ 19. TP. Bà Rịa có Nhà tròn lịch sử và địa đạo Long Phước. Xuyên Mộc có khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu và thắng cảnh Hồ Linh. Một sản phẩm du lịch cũng nổi tiếng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thu hút khá nhiều du khách, đó là du lịch tắm suối nước nóng, nghỉ ngơi, chữa bệnh tại Bình Châu – Xuyên Mộc. Suối nước nóng ở đây là suối nước nóng tự nhiên, chảy từ lòng đất lên có nhiệt độ tới 82,0 C với nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Tới đây du khách có thể ngâm chân, tắm nước nóng trong bồn hoặc tắm bùn, sau đó dạo chơi trong rừng cây để thư giãn cơ thể Mặc dù tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi với bãi biển dài, đẹp, rất nhiều danh lam, thắng cảnh và ở rất gần Tp.HCM, nhưng công tác xây dựng và quản lý du lịch tại đây vẫn chưa hiệu quả. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch nhằm đề ra môt số giải pháp thu hút khách du lịch và phát triển du lịch tỉnh theo hướng bền vững, trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới là một yêu cầu cấp thiết. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát thực tiễn, điều tra điển hình, nghiên cứu tài liệu, các số liệu thống kê được sử dụng để thu thập thông tin về thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phương pháp hệ thống hoá và khái quát hoá, tổng hợp, phân tích, chứng minh, thống kê, so sánh để tiến hành đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3.1. Phát triển du lịch bền vững là xu thế của thời đại, của thế giới và của Việt Nam 3.1.1. Khái niệm “Du lịch bền vững” Khái niệm “Du lịch bền vững” đã được nhiều học giả nêu lên, nhưng có thể tóm tắt như sau: Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa- xã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào. 3.1.2. Phát triển du lịch bền vững là xu thế của thời đại và của thế giới Du lịch đã và đang là một ngành công nghiệp không khói, phát triển nhanh và mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Trên đà hội nhập kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam đã có quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Viêt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, xác định quan điểm phát triển bền vững du lịch Việt Nam “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn”. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu cũng có nghị quyết “phấn đấu đến năm 2015, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước”. Như vậy việc phát triển du lịch bền vững không những là xu thế của thời đại, mà còn là mục tiêu đặt ra cho sự phát triển của quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môi trường (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn) trên phạm vi toàn cầu. 3.2. Các yếu tố để phát triển du lịch bền vững Du lịch bền vững cần: Sử dụng tài nguyên mội trường một cách tối ưu để những tài nguyên này hình thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tôn trọng bản sắc văn hóa - xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến, bảo tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp nhận các nền văn hóa khác. Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu nhập cao hay những người có thu nhập thấp và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo. Du lịch bền vững có các đặc điểm: Kế hoạch được lập với 3 mục đích: kinh tế, môi trường và cộng đồng (3 chân). Thường được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan. Định hướng đến địa phương. Do địa phương điều khiển, ít nhất là một phần. Tập trung vào các kinh nghiệm giáo dục. Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên. Đánh giá văn hoá địa phương là ưu tiên. Có nhiều lợi tức được để lại cho cộng đồng địa phương và khu bảo tồn biển (KBTB) 3.3. Phát triển du lịch bền vững trong môi trường hội nhập Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.), nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau. Những tác động tích cực của hội nhập Quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến Việt Nam và hiểu biết về Việt Nam. Điều này giúp thúc đẩy du lịch, thương mại phát triển và tăng cường các mối quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển du lịch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và khoa học công nghệ phục vụ du lịch phát triển, nhờ hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến. Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng phục vụ du lịch và mở rộng các đối tác quốc tế. Qua đó tăng khả năng huy động vốn cho hoạt động du lịch thông qua thị trường và doanh nghiệp nước ngoài. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để các cá nhân người du lịch được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và tiến bộ xã hội. Qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển bền vững. Những tác động tiêu cực của hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế du lịch gặp khó khăn. Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do xu hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đối với việc duy trì an ninh và ổn định và trật tự xã hội ở những nơi đang phát triển du lịch. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. 4. Thực trạng của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trên đường phát triển bền vững 4.1. Thuận lợi Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông nam bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông thuận lợi. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đường địa giới chung với Tp.HCM ở phía Tây, với Đồng Nai ở phía Bắc, với Bình Thuận ở phía Đông: khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng. 27oC, lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600mm) và phân bố không đồng đều, gần 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm. Hệ sinh thái biển và ven biển khá độc đáo, đa dạng ở Bà Rịa - Vũng Tàu thích hợp cho nhiều loại hình du lịch khám phá đại dương, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh của du khách, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, hội họp kết hợp du lịch (MICE) Meeting Incentive Convention Exhibition. , du lịch sinh thái..., và thuận lợi trong việc hình thành các khu du lịch phức hợp qui mô quốc tế. Hiện nay, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 159 dự án đầu tư du lịch được thỏa thuận địa điểm, với tổng diện tích 6.042ha, tổng vốn đăng ký 35.592 tỷ đồng và 11,548 tỷ USD. Cụm du lịch Bà Rịa- Long Hải, Bình Châu có khoảng 80 khách sạn với 3.050 phòng, trong đó có 15 khách sạn, cơ sở lưu trú được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn đến 5 sao, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của mọi đối tượng khách. Các món ăn đặc sản biển của Bà Rịa - Vũng Tàu khá phong phú, đặc sắc, được chế biến tinh tế như Bánh khọt Vũng Tàu, Bánh hỏi An Nhất, Bánh canh Long Hương, Cá Mú đỏ Côn sơn cá thu một nắng, mực một nắng đáp ứng nhu cầu thưởng thức cho mọi đối tượng khách du lịch. 4.2. Thành quả du lịch 4.2.1. Về cơ sở hạ tầng, kinh tế Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hai thành phố loại 1 và loại 2 vừa được nhà nước công nhận, đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, làm cho bộ mặt đô thị thay đổi tích cực. Hình ảnh một đô thị du lịch khang trang, hiện đại dần định hình, trở nên hấp dẫn hơn trong mắt du khách. Nhiều dự án du lịch quy mô lớn, có tính đột phá trên địa bàn đã được cấp phép đầu tư như: Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlantis Hotel, Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Dragon Sea, One Opera Complex, khu du lịch phức hợp The Grand Hồ Tràm Một số dự án đang được xây dựng như Trung tâm Hội nghị triển lãm quốc tế - khách sạn 5 sao Pullman hoặc đã đi vào hoạt động và đang tiếp tục đầu tư mở rộng như: Tổ hợp khách sạn - trung tâm thương mại - căn hộ cao cấp Imperial Complex, khu du lịch phức hợp gồm resort, khách sạn 5 sao, nhà hàng, spa, sòng bài, sân Golf dần tạo nên diện mạo mới cho ngành du lịch Vũng Tàu. Khi hoàn thành và đưa vào hoạt động, các dự án du lịch này sẽ góp phần để Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí lớn và hiện đại của khu vực Nam bộ, hàng năm sẽ thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. Có thể nói giao thông là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là ngành kinh tế du lịch. Trong những năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu với sự đầu tư phát triển triển đồng bộ hệ thống mạng lưới giao thông bao gồm giao thông đường hàng không, đường bộ và đường thủy tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển của du khách từ khắp Việt Nam và trên thế giới đến với Bà Rịa - Vũng Tàu. Điển hình, đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây mới khai thông giai đoạn 1, đoạn Tp.HCM - Long Thành dài 20 km nối vào QL51 từ đầu năm 2014 mới đây đã rút ngắn thời gian từ Tp.HCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu và tăng số lượng du khách đáng kể đến địa phương này. Giai đoạn 2, đường cao tốc này sẽ thông xe vào cuối năm 2014 tiếp tục thu hút khách du lịch từ khu vực trung trung bộ, Lâm Đồng và Tây nguyên. Sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai sẽ là một nhân tố quan trọng nữa thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng cho Bà Rịa - Vũng Tàu. Vấn đề là Bà Rịa - Vũng Tàu cần chuẩn bị gì để đón nhận những cơ hội này. Tuy nhiên, đường vào những điểm du lịch chưa được đầu tư triệt để: đường nhỏ, hẹp, có những nơi còn đường đất vào mùa mưa gây ngập, lầy lội khiến việc tham quan gặp khó khăn. Hệ thống tuyến xe buýt chưa đáp ứng được nhu cầu của của khách du lịch, mặc dù trong tỉnh đã có một số tuyến xe buýt, nhưng không đi ngang các điểm du lịch như Hồ Tràm, Long Hải, Hồ Cốc khiến khách du lịch gặp khó khăn trong việc tìm cho mình một phương tiện vận chuyển thích hợp. Dịch vụ vận tải và dịch vụ du lịch hoạt động rời rạc thiếu sự liên kết một cách chặt chẽ. Hệ thống bến bãi chưa được đầu tư đúng mức. Về Hệ thống điện, nước Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc Nam. Nguồn nước chủ yếu do Công ty CP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO) cung cấp với tổng công suất thiết kế 50.000m3/ngày đêm, đang khai thác 105.000m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, khối lượng nước dự trữ trong các hồ chứa cung cấp nước thô cho các nhà máy như hồ Đá Đen, hồ Suối Cát, hồ Kim Long đã tích đủ nước, đạt khoảng 40 triệu m3, đủ đáp ứng nhu cầu nước sạch trong mùa khô... Hệ thống điện trên các tuyến đường hầu như chưa được đầu tư, chỗ có, chỗ không. Vào ban đêm, nhất là vào mùa mưa có rất nhiều vụ tai nạn do hệ thống chiếu sáng không đảm bảo. Về Hệ thống thông tin truyền thông Có thể nói hệ thống thông tin truyền thông đã được hiện đại hóa và phát triển mạnh, đảm bảo nhu cầu trong nước và quốc tế, các mạng lưới thông tin truyền thông: loa, đài, Intrenet... hầu như đã đến với mọi người dễ dàng hơn trong năm năm trở lại đây. Nhưng hệ thống truyền hình cáp hiện vẫn chưa đến được với nhiều khu du lịch, gây khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin truyền thông. Nếu muốn xem, người dân phải lắp Angten chảo, tốn kém nhiều chi phí và bất tiện. Doanh thu du lịch Doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2001-2005 tăng chậm, bình quân hàng năm đạt 8,8%. Từ 290,2 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 406 tỷ đồng năm 2005 (tăng 1,4 lần). Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2012, doanh thu chuyên ngành du lịch đã tăng đáng kể. Đến năm 2012 doanh thu ngành du lịch ước tính đạt 1.500 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân hàng năm lên đến 35%. Bên cạnh đó, ngành du lịch Thành phố đã mang lại doanh thu xã hội khá lớn. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2006 đạt 958,562 tỷ đồng và năm 2010 đạt 3.097 tỷ đồng, tăng gấp 3,23 lần năm 2006 (với tốc độ tăng bình quân 34,1%/năm). Số doanh nghiệp lữ hành tại Bà Rịa giai đoạn 2001-2010 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) Riêng 9 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đón và phục vụ 11.228.934 triệu lượt khách, tăng 26,83% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 92,6% kế hoạch. Trong đó có 423.596 lượt khách quốc tế, đạt 94,13% kế hoạch năm. Tổng doanh thu du lịch ước thực hiện khoảng 2.533 tỷ đồng, tăng 27,69% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 90,99% kế hoạch. Riêng doanh thu du lịch lữ hành ước thực hiện 431.039 tỷ đồng, đạt 93,5% kế hoạch Những hạn chế còn tồn tại trong những năm qua 4.3.1.Hạn chế Hiện nay, ngành du lịch BR-VT vẫn chưa xây dựng được thương hiệu. Hầu như khách du lịch trong nước, đặc biệt là khách du lịch quốc tế vẫn ít biết đến. Công tác quảng bá du lịch chưa theo kịp tốc độ và nhu cầu phát triển Sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch. Sự liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ; lượng khách cao cấp, khách quốc tế còn thấp. Chưa chú trọng khai thác, bảo vệ, đầu tư cho du lịch lịch sử, tôn giáo. Việc khai thác tài nguyên biển phuc vụ cho du lịch thiếu quy hoạch đồng bộ, thiếu chính sách cải tạo, bảo vệ môi trường. Giá cả các dịch vụ du lịch còn cao so với các nước trong khu vực trong khi chất lượng phục vụ, những giá trị mà du khách nhận được lại thấp hơn những gì họ bỏ ra. Vấn đề xử lý nước thải từ hoạt động du lịch còn chưa được quan tâm. Nước thải từ các doanh nghiệp du lịch, khách sạn được xả trực tiếp ra biển mà không qua xử lý. Sự thiếu “tôn trọng và quan tâm đúng mức” đến các khách du lịch trong nước khiến cho du khách trong nước ít mặn mà với điểm đến này. Tình trạng các cá nhân, tổ chức lấn chiếm bãi bồi ven biển dựng các chòi lá tạm bợ làm nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống, giữ xe hoặc xây nhà vệ sinh, nhà tắm nước ngọt theo kiểu tự phát đã “băm” nát bãi biển. Các đối tượng buôn bán hàng rong, chụp hình dạo, vé số dạo, xe ôm, ăn xin, nạn trộm cắp xuất hiện ngày càng nhiều. Tình trạng tự ý đưa các loại xe lưu thông dọc theo bãi biển; đánh bắt bải sản ngay tại bãi tắm, nạn cào nghêu, đào đãi vàng, chăn thả gia súc trên bãi tắm chưa được ngăn chặn, xử lý. Các dịch vụ vận tải và dịch vụ du lịch hoạt động rời rạc thiếu sự liên kết một cách chặt chẽ. Hệ thống bến bãi chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Việc quy hoạch bãi tắm chưa quan tâm đến cộng đồng. Nhiều nơi chưa có bãi tắm công cộng được quy hoạch ( Bãi tắm do nhà nước quản lý, có quy hoạch chỗ tắm, bãi đậu xe có thu phí, phòng tắm nước ngọt, thay đồ, nhà hàng, ghế bố, gian bán hàng lưu niệm, nhân viên cứu hộ và quản lý bãi biển.) mà thường giao khu vực bờ biển cho các công ty tư nhân khai thác ( resort cao cấp, chỉ những người vào nghỉ qua đêm tại đó với giá cao mới được tắm biển) Điều này làm hạn chế số đông khách du lịch từ các vùng lân cận ( Tp.HCM, Bình Dương , Bình Phước, Long Khánh, Biên Hòa - Đồng Nai ) và khách du lịch nước ngoài đi tự túc “Tây ba lô” 4.3.2. Nguyên nhân tồn tại Du lịch Bà rịa-Vũng tàu có xuất phát điểm còn thấp; nhận thức của các cấp các ngành về vị trí, vai trò của du lịch có mặt hạn chế, chưa đồng bộ; thiếu chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư và vận động người dân tại chỗ cùng làm du lịch, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cả về quản lý và kinh doanh du lịch còn nhiều bất cập; công tác phối kết hợp trên một số hoạt động cụ thể vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn; chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc phát triển những địa điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch đa dạng cho ngành du lịch của Tỉnh nhà. Trình độ ngoại ngữ, kiến thức tổng hợp về địa phương của các hướng dẫn viên du lịch còn hạn chế. Việc triển khai quy hoạch phát triển du lịch gắn kết với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành khác còn chậm. Mặt khác, Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế thế giới suy thoái làm nhiều người thắt chặt hầu bao, giảm chi tiêu, những hậu quả do những diễn biến xấu của hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng là một rào cản lớn cho ngành du lịch của tỉnh. 5. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển nhanh và bền vững 5.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 Chính phủ đã có quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong các vùng trọng điểm du lịch của cả nước. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch xác định quan điểm, mục tiêu, đề ra các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể, khẳng định rõ quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, môi trường du lịch văn minh, thân thiện. 5.2. Giải pháp chủ yếu để thúc đẩy du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển nhanh và bền vững 5.2.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế: 5.2.1.1. Xây dựng quy hoạch ngành một cách toàn diện, thiết lập cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực phát triển du lịch gồm Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, điều tiết các nguồn thu từ hoạt động du lịch, Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp và tổ chức khác. Đồng thời có chính sách phân chia lợi ích một cách phù hợp và công bằng. 5.2.1.2. Đầu tư, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch Xây dựng cảng du lịch, sân bay, bến xe, các tuyến xe nối liền các khu du lịch và các điểm bán hàng lưu niệm, ẩm thực vệ sinh, văn minh gắn liền với các bến bãi đó nhằm phục vụ du khách một cách đầy đủ nhất. Xây dựng, mở rộng, nâng cấp đường sá của toàn tỉnh, khẩn trương hoàn thiện hệ thống đường, đèn chiếu sáng, cáp truyền hình.. cho các khu du lịch. Hoàn chỉnh hệ thống viễn thông - công nghệ thông tin; xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông và du lịch; xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp điện, nước cho các khu đô thị và du lịch. Xây dựng các bãi tắm cộng đồng có sự quản lý của nhà nước, các khu vui chơi giải trí cộng đồng (bên ngoài các resort), các khu mua sắm lớn, hiện đại và đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa, chú ý các đặc sản và các mặt hàng lưu niệm truyền thống của địa phương, các khu thể thao phù hợp với điều kiện địa hình của mỗi khu du lịch. Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ kèm theo như dịch vụ vận chuyển, viễn thông, y tế, ngân hàng và đầu tư nâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng, văn hóa, sinh thái. 5.2.1.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch và xây dựng thương hiệu cho Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch về điểm đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Xây dựng các sản phẩm khác biệt của Bà Rịa - Vũng tàu so với các điểm đến khác như các Sản phẩm ẩm thực, các sản phẩm quà lưu niệm, các sản phẩm du lịch đăc thù. Nâng cấp website du lịch Bà Rịa - Vũng tàu, liên kết với các website của các doanh nghiệp du lịch trong, ngoài tỉnh và quốc tế. Thường xuyên phát hành các ấn phẩm về du lịch như sách cẩm nang du lịch; bản đồ du lịch; bưu ảnh; tập gấp Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Xây dựng thương hiệu cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu gồm Tên, Biểu tượng, Khẩu hiệu (Slogan) nhằm tạo ấn tượng, dễ nhận biết, dễ nhớ. 5.2.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về văn hóa xã hội 5.2.2.1. Phổ cập và nâng cao kiến thức về phát triển du lịch bền vững, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch 5.2.2.2. Gia tăng lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương Ưu tiên thu hút nguồn lao động tại chỗ, đào tạo các kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ du lịch, ngoai ngữ cho các lao động địa phương nhằm giúp họ tham gia vào chuỗi du lịch sinh thái, làng nghề Có biện pháp tăng cường sử dụng hàng hoá dịch vụ của nhân dân quanh các khu du lịch sản xuất. 5.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động Đào tạo, bồi dưỡng lao động cho ngành du lịch Ban hành và hướng dẫn chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần cho lao động Chuyên nghiệp hóa công tác quản trị nhân sự trong tất cả các khâu Khai thác các hình thức liên doanh, liên kết hiệu quả trong đào tạo nhân lực du lịch, nhất là hợp tác đào tạo quốc tế. Thay đổi nhận thức về thang bậc giá trị xã hội và định hướng nghề nghiệp để lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp năng lực bản thân và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; Xây dựng ý thức đạo đức, thái độ, tác phong phù hợp với yêu cầu ngành nghề. Phát huy vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp ở các mảng công tác như bảo vệ quyền lợi thành viên, hổ trợ bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao tay nghề; Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để khuyến khích, động viên tinh thần người lao động. 5.2.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về tài nguyên môi trường 5.2.3.1. Bảo vệ môi trường - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường biển dưới nhiều hình thức cho những người làm du lịch và du khách tham quan. Nâng cao trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ban hành các văn bản, qui định quy chế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động du lịch, tại các điểm du lịch cụ thể. Tăng cường trồng cây xanh tại các cơ sở kinh doanh du lịch. Có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các dự án du lịch sinh thái, du lịch biển và các đơn vị áp dụng công nghệ môi trường. Quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch.          Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương, chủ các cơ sở kinh doanh du lịch... Tiếp thu các công nghệ mới về quản lí và bảo vệ môi trường du lịch, nhanh chóng áp dụng vào thực tế. Có quy định bắt buộc về mức phần trăm trích lại từ doanh thu thu được của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cho công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào những loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Có chính sách hỗ trợ ngân sách cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, cảnh quan môi trường biển. Chú trọng đến khâu xử lí chất thải bằng các hệ thống tiên tiến chống nhiễm bẩn nguồn nước 5.2.3.2. Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch Kiểm kê đa dạng sinh học Thiết lập mạng lưới quản lý thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu về đa dạng sinh học một cách khoa học và Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây dựng hệ thống pháp lý, chế tài nghiêm minh đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành ở khu bảo tồn; Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Xây dựng chính sách và mạng lưới sản xuất - tiêu thụ xanh có ý nghĩa với môi trường, quản lý tốt nguồn năng lượng, tiết kiệm nước và quản lý chất thải. Xây dựng chương trình về nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Giải pháp phối hợp hoạt động của các chủ thể trong mô hình phát triển du lịch bền vững Phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch trên địa bàn Bà Rịa - Vũng tàu Phối hợp giữa các Cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội du lịch trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu và các đơn vị kinh doanh trên toàn tỉnh Hợp tác liên kết vùng và liên kết quốc tế trong phát triển du lịch Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Nhà nước cần có chính sách: Hỗ trợ về vốn và tiếp cận tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hỗ trợ về tăng cường năng lực khoa học - công nghệ cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi tối đa cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhà nước tạo môi trường khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phát triển các liên kết doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích việc tăng cường liên kết, hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng và quan hệ đối tác chiến lược nhằm phát triển du lịch về lâu dài Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể: Tăng cường năng lực của chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược, quản trị rủi ro... Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ , kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ , công nghệ thông tin... cho cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp Chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, trong khu vực, trong nước và cả các doanh nghiệp các quốc gia khác, để nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác doanh nghiệp cần được thực hiện thông qua các biện pháp và hình thức phù hợp, giải quyết hài hòa lợi ích của các bên tham gia liên kết, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn bộ doanh nghiệp trong phát triển kinh tế. Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực, chuyên nghiệp luôn là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kết luận Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu. Việc phát triển nhanh và bền vững du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội trong thời hội nhập và thực hiện đúng quy hoạch của chính phủ về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bền vững là một trong những nội dung quản lý nhà nước về du lịch, bao gồm những định hướng phát triển ngành, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh, được nghiên cứu trên cơ sở đánh giá tổng hợp những lợi thế về tài nguyên du lịch của tỉnh. Các khả năng khai thác tiềm năng phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu được lồng ghép phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của địa phương gắn với thị trường du lịch trong vùng , khu vực, cả nước trong thời hội nhập kinh tế quốc tế. Bà Rịa - Vũng Tàu đang trên đà phát triển mạnh mẽ từng ngày trong công cuộc đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy quá trình khai thác và phát triển các tiềm năng du lịch cần có sự kết hợp của chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp để huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng vùng, tăng cường liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển nhanh và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ Tướng Chính phủ, ngày 22 tháng 01 năm 2013. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thương hiệu du lịch Việt Nam - Ấn tượng đất nước con người ( 2011. Butler Richard, Du lịch, Môi trường và Phát triển bền vững. Elizabeth Ann Poser (2009), Setting standards for sustainable tourism: An analysis of US tourism certification programs. John Davenport, Julia Davenport, “Tác động của du lịch và giao thông cá nhân đối với môi trường ven biển”, Tạp chí Estuarine, Coastal and Shelf Science, 2006. UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới), Sustainable Development of Tourism, 2004. Wolff, F., Schmitt, K. and Hochfeld, C. (2007); Competitiveness, innovation and sustainability – clarifying the concepts and their interrelations; Institute for Applied Ecology. World Economic Forum (WEF) (2009). The Travel and Tourism Competitiveness Report 2009: Managing in a Time of Turbulence. World Tourism Organization (WTO) (1998). Guide for local authorities on developing sustainable tourism. Madrid: World Tourism Organization.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdu_lich_ba_ria_vung_tau_972.doc
Tài liệu liên quan