Du lịch biển, đảo Quảng Bình được
đánh giá là một ngành kinh tế năng động,
có ảnh hưởng tích cực đến đời sống KTXH của Tỉnh như nâng cao đời sống
người dân, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, phát triển môi trường thân thiện,
bền vững cũng như quảng bá hình ảnh,
con người Quảng Bình đến với bạn bè
trên khắp thế giới. Tuy nhiên, quá trình
khai thác các tiềm năng du lịch biển, đảo
vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi,
chưa tương xứng với lợi thế mà thiên
nhiên đã ưu ái, ban tặng cho đất và người
Quảng Bình. Vì vậy, việc nhận diện
những tiềm năng để phát huy và thấy
được những yếu tố khó khăn tác động
đến sự phát triển du lịch biển, đảo nơi
đây để khắc phục và hạn chế nó là một
vấn đề cấp bách hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch biển đảo Quảng Bình - Những cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lương Thị Lan Huệ
____________________________________________________________________________________________________________
185
DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG BÌNH - NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
LƯƠNG THỊ LAN HUỆ*
TÓM TẮT
Quảng Bình là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), trong đó
du lịch biển đảo được đánh giá là một tiềm năng to lớn. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và
những yếu tố hạn chế của du lịch biển, đảo Quảng Bình, bài viết đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần phát triển các tiềm năng du lịch biển, đảo ở Quảng Bình hiện nay.
Từ khóa: biển đảo, du lịch, du lịch biển, đảo Quảng Bình, du lịch Quảng Bình.
ABSTRACT
Islandic and coastal tourism of Quang Binh – opportunities and challenges
Quang Binh is a province with many advantages for socio-economic development,
among which islandic and coastal tourism is regarded to have a huge potentials. Based on
the analysis of potentials and limitations of islandic and coastal tourism of Quang Binh,
the article suggests some solutions to developing the potentials of islandic and coastal
tourism in Quang Binh nowadays
Keywords: sea and island, tourism, islandic and coastal tourism of Quang Binh,
Quang Binh tourism.
* ThS, Trường Đại học Quảng Bình; Email: lanhue.qbu@gmail.com
1. Đặt vấn đề
Với xu hướng dịch chuyển văn hóa
du lịch, “du lịch tiến ra biển” hiện nay,
du lịch biển, đảo là một trong những thế
mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển
kinh tế của các tỉnh ven biển. Du lịch
biển, đảo đóng góp to lớn vào sự phát
triển KT-XH, quảng bá hình ảnh đất
nước và con người sở tại đến với các
nước trên thế giới. Vì vậy, phát triển du
lịch biển, đảo là chiến lược của bất kì địa
phương, quốc gia nào có vị trí gắn liền
với biển.
Quảng Bình là tỉnh có nhiều lợi thế
để phát triển KT-XH, trong đó du lịch
biển, đảo được đánh giá là một tiềm năng
to lớn. Được thiên nhiên ban tặng cho bờ
biển dài, thoai thoải, nước biển xanh
trong, nguồn tài nguyên du lịch phong
phú, đa dạng cả về tự nhiên lẫn nhân văn,
hệ thống giao thông thuận tiện. Quảng
Bình ngày càng thu hút nhiều du khách
gần, xa tới tham quan và nghỉ dưỡng.
Cùng với các tỉnh ven biển khác, Quảng
Bình hiện nay có rất nhiều giải pháp để
khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch
biển, đảo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan, du lịch
biển, đảo Quảng Bình vẫn chưa đạt được
kết quả như mong đợi. Việc nhận diện
những tiềm năng du lịch biển, đảo Quảng
Bình có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to
lớn, từ đó vạch ra các giải pháp góp phần
đưa du lịch biển, đảo Quảng Bình sớm
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh.
2. Nội dung
2.1. Những cơ hội phát triển du lịch
biển, đảo Quảng Bình
Cơ hội để phát triển du lịch biển,
Tư liệu tham khảo Số 5(83) năm 2016
____________________________________________________________________________________________________________
186
đảo Quảng Bình được hiểu là những nhân
tố thuận lợi thúc đẩy du lịch biển, đảo
phát triển, làm tăng nguồn thu nhập cho
người dân và cho Tỉnh. Những cơ hội này
có thể đã được khai thác hoặc còn tiềm
ẩn. Nhiệm vụ quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế biển, đảo của tỉnh
Quảng Bình là cần phải nhận biết và nắm
bắt các cơ hội, khai thác có hiệu quả các
tiềm năng. Có thể dẫn chứng một số tiềm
năng, động lực thúc đẩy du lịch biển, đảo
ở Quảng Bình phát triển như sau:
(i) Xu hướng du lịch biển, đảo ngày
càng tăng
Nhu cầu du lịch nói chung và du
lịch biển, đảo nói riêng ngày càng tăng
cao, trở thành xu hướng du lịch của thế
giới đương đại. Nhu cầu này bắt nguồn từ
điều kiện kinh tế gia đình và xã hội ngày
càng phát triển, từ đó con người nảy sinh
nhu cầu vui chơi, giải trí. Khách du lịch
thường muốn tìm cho mình một nơi để
thư giãn, nghỉ ngơi, theo đó nhu cầu tắm
biển, nghỉ dưỡng có xu hướng tăng cao
nhất là vào mùa hè nắng nóng. Trong
những năm gần đây quá trình hội nhập,
hợp tác đầu tư với nước ngoài ngày càng
được mở rộng đã thu hút một lượng lớn
khách quốc tế đến Việt Nam nghỉ dưỡng.
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế
giới (UNWTO), lượng khách du lịch
quốc tế sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt vào
khoảng 1.600 triệu lượt khách vào năm
2020 với thu nhập du lịch đạt 1.800 tỉ
USD. [1, tr.65]
Ở Quảng Bình, hầu hết các vùng
ven biển đều là những nơi yên tĩnh, khí
hậu trong lành, bãi biển đẹp và nông,
thích hợp cho việc tắm biển và nghỉ
dưỡng. Với xu hướng du lịch tiến ra biển,
du lịch ở những nơi có di sản thế giới và
những nơi có bãi biển đẹp, du lịch Quảng
Bình đang là điểm đến thu hút khách du
lịch. Bởi vì, nơi đây không chỉ sở hữu hệ
thống hang động đẹp, kì vĩ vào loại bậc
nhất thế giới mà ở Quảng Bình còn có hệ
thống tài nguyên du lịch biển, đảo mang
vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, an toàn cho du
khách. Đây là một trong những yếu tố
thuận lợi thúc đẩy du lịch biển, đảo phát
triển nhất là vào thời điểm mùa hè, nắng
nóng. Theo “Báo cáo tình hình KT-XH
năm 2014, kế hoạch phát triển KT-XH
năm 2015” của Tỉnh cho thấy hoạt động
du lịch đang trên đà phát triển có bước
đột phá. Năm 2014, số lượt khách du lịch
đến Quảng Bình đạt 2,716 triệu lượt, tăng
97,5% so với cùng kì, doanh thu du lịch
đạt 1.622 tỉ đồng, tăng 23,5% so với năm
2013. [2, tr.6]
Với những lợi thế riêng có, hấp dẫn
đối với khách du lịch trong nước và quốc
tế nên trong những năm qua, du lịch nói
chung và du lịch biển, đảo Quảng Bình
nói riêng đã gặt hái được nhiều thành
công, tạo bước đột phá về việc quảng bá,
xúc tiến mở rộng và khai thác các tour du
lịch để thu hút thêm lượng khách đến
tham quan, nghỉ dưỡng.
(ii) Lợi thế về vị trí địa lí đối với việc
phát triển du lịch nói chung và du lịch
biển đảo nói riêng
Quảng Bình nằm ở vùng du lịch
Bắc Trung Bộ, là tỉnh có vị trí chiến lược
quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc
phòng, nằm trên hành lang kinh tế Đông
Tây của Việt Nam, có vị trí tiếp giáp với
hành lang phát triển kinh tế của tiểu vùng
sông Mê-kông mở rộng nối liền ba nước
Việt Nam, Lào và Thái Lan. Nét đặc thù
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lương Thị Lan Huệ
____________________________________________________________________________________________________________
187
của du lịch Quảng Bình là nguồn tài
nguyên du lịch đa dạng và phong phú cả
tự nhiên lẫn nhân văn, vừa có biển, đảo
vừa có rừng, vừa có nhiều địa điểm du
lịch sinh thái, tâm linh. Địa hình tương
đối hẹp nên trong một ngày du khách có
thể kết hợp tham quan Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng vừa được đắm
mình trong bãi biển Đồng Hới xanh
trong, thơ mộng. Quảng Bình đang sở
hữu nhiều lợi thế về du lịch biển, đảo
nhất là du lịch thám hiểm hang động kết
hợp với du lịch tắm biển và du lịch tâm
linh. Có thể nói, địa hình phong phú và
đa dạng vừa có biển, vừa có rừng với
nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp là điều
kiện để tỉnh Quảng Bình phát triển kinh
tế theo hướng kết hợp giữa biển và đất
liền.
(iii) Quảng Bình sở hữu hệ thống tài
nguyên du lịch biển đẹp, đặc sắc
Quảng Bình có bờ biển dài 116.04
km và có diện tích 20.000 km² thềm lục
địa, 2 cửa sông lớn có khả năng phát triển
thành cảng biển với quy mô lớn như cảng
biển Nhật Lệ, cảng Gianh. Tương lai
không xa, các cảng biển này sẽ là nơi
giao thương, nối kết các trung tâm du lịch
lớn trong vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam
và khu vực Asean. Nơi đây, còn có vùng
thềm lục địa rộng lớn với một hệ sinh
thái phong phú, đa dạng trên 1.000 loài,
trong đó có những loài quý hiếm như tôm
hùm, tôm sú, mực ống, cá mú, hải sâm...
tạo nên nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực
Quảng Bình. Phía Bắc có bãi san hô trắng
tạo thành những khu vực lặn biển và
nghiên cứu sinh thái hấp dẫn khách du
lịch. Dọc bờ biển từ Đèo Ngang giáp Hà
Tĩnh đến Ngư Thủy nam giáp Quảng Trị
có 9 bãi tắm đẹp và hấp dẫn du khách
như bãi tắm Nhật Lệ, bãi tắm Bảo Ninh,
bãi tắm Đá Nhảy... Hầu hết các khu danh
thắng nổi tiếng như Đèo Ngang, đèo Lý
Hòa, cửa biển Nhật Lệ và các quần thể di
tích lịch sử danh thắng của thành phố
Đồng Hới đều thuộc vùng ven biển. Nét
đặc trưng tạo thành tiềm năng du lịch
biển, đảo của Quảng Bình là các bãi tắm
biển đều nằm sát các khu dân cư đô thị
nên rất thuận lợi cho du khách kết hợp
tham quan, nghỉ dưỡng. Quảng Bình có
tới 5 cửa sông đó là sông Roòn, sông
Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông
Nhật Lệ, từ đó hình thành các khu đô thị
ven biển với nhiều trung tâm văn hóa,
nhiều làng nghề gắn bó với biển, đảo.
Biển Quảng Bình gắn liền với những bãi
cát trắng, thoai thoải, bờ biển cạn, nước
biển xanh trong rất thuận lợi cho du lịch
tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao
biển.
Trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ,
Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch
đa dạng, đặc sắc, đặc biệt là Vườn Quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được
Unesco công nhận là di sản thiên nhiên
thế giới và một hệ thống các bãi tắm đẹp
như bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, bãi tắm
Bảo Ninh, các địa điểm du lịch tâm linh
như Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi yên nghỉ
của đại tướng huyền thoại Võ Nguyên
Giáp, hang Tám cô... Với hệ thống giao
thông thuận lợi, người dân thật thà, mến
khách, giá cả phải chăng... Quảng Bình
ngày càng thu hút nhiều du khách đến
tham quan và nghỉ dưỡng.
(iv) Thành phố Đồng Hới - trung tâm
du lịch của tỉnh là thành phố trẻ, năng
động đang trên đà phát triển
Tư liệu tham khảo Số 5(83) năm 2016
____________________________________________________________________________________________________________
188
Quảng Bình, nơi có thành phố biển
Đồng Hới được công nhận đô thị loại II
đang từng bước phát triển là lợi thế mà
không phải địa phương nào cũng có. Xác
định vị trí quan trọng của du lịch biển,
đảo, hiện nay tỉnh Quảng Bình đã và
đang đầu tư xây dựng thành phố Đồng
Hới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
du khách. Cụ thể, Tỉnh đã tập trung các
nguồn lực xây dựng sân bay, bến cảng,
đào tạo phát triển nguồn nhân lực, ban
hành các chính sách thông thoáng. Đặc
biệt chú trọng quy hoạch tổng thể, quy
hoạch chi tiết, trong đó xây dựng bán đảo
Bảo Ninh bên bờ sông Nhật Lệ trở thành
nơi tắm biển nghỉ dưỡng cao cấp với các
khu resort, nhà thi đấu đa chức năng,
quảng trường biển, khu vui chơi giải trí,
làng chài đánh bắt, chế biến hải sản, các
nhà nghỉ đạt chất lượng quốc tế khác.
Theo số liệu thống kê, hiện nay Quảng
Bình có khoảng 50 khách sạn với gần
1.000 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách,
trong đó, khu nghỉ dưỡng cao cấp Sun
Spa Resort Mĩ Cảnh - Bảo Ninh đang là
điểm đến lí tưởng của du khách đến miền
Trung. Để đảm bảo an toàn cho du khách
tắm biển và nghỉ ngơi, thành phố Đồng
Hới đã thành lập ban quản lí các bãi tắm
biển, chú trọng công tác vệ sinh môi
trường biển, phát triển văn hóa ẩm thực
biển. Hiện nay, thành phố biển Đồng Hới
đã và đang huy động khá hiệu quả các
nguồn lực để từng bước xây dựng thành
phố hiện đại, xứng đáng là trung tâm du
lịch của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.
2.2. Một số khó khăn đối với sự phát
triển du lịch biển đảo Quảng Bình
Ngoài những yếu tố thuận lợi để
phát triển du lịch biển, đảo, hiện nay
tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều khó
khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc
khai thác, phát triển du lịch biển, đảo.
2.2.1. Cạnh tranh từ các điểm đến giữa
các tỉnh vùng ven biển diễn ra ngày càng
tăng, trong khi đó năng lực cạnh tranh
của Quảng Bình còn thấp, nội lực của
ngành du lịch còn yếu
Trong những năm qua, du lịch biển,
đảo Quảng Bình đã có tăng trưởng vượt
bậc, thu hút được nhiều du khách trong
và ngoài nước đến tham quan và nghỉ
dưỡng, tạo thêm nguồn thu ngân sách và
giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao
động địa phương, tuy nhiên, du lịch biển,
đảo Quảng Bình vẫn chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng vốn có, tài
nguyên du lịch biển, đảo tuy giàu có
nhưng vẫn chưa khai thác có hiệu quả.
Đa số du khách đến Quảng Bình chỉ lưu
lại trong khoảng thời gian ngắn, lượng
khách du lịch đến biển, đảo Quảng Bình
chủ yếu ở Hà Nội và các thành phố lân
cận. Điều này không chỉ gây lãng phí
nguồn tài nguyên mà còn khiến tỉnh mất
đi nguồn thu đáng kể từ du lịch biển, đảo.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến
thực trạng này là do năng lực cạnh tranh
còn hạn chế. Ví dụ, trong khi các tỉnh ven
biển khác như Quảng Ninh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Nha Trang đã xác lập được
thương hiệu du lịch biển, đảo nhờ năng
lực cạnh tranh (như xúc tiến quảng bá du
lịch, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư phát
triển du lịch, sản phẩm du lịch) thì ở
Quảng Bình vẫn chưa có bước đột phá.
Mô hình phát triển du lịch biển, đảo ở
Quảng Bình vẫn còn mang tính tự phát
chứ chưa có tính chiến lược lâu dài, đầu
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lương Thị Lan Huệ
____________________________________________________________________________________________________________
189
tư manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng thiếu
đồng bộ, sản phẩm du lịch còn nghèo
nàn, đơn điệu, nhất là thiếu các dịch vụ
bổ trợ vui chơi, giải trí. Có thể nói, du
lịch biển đảo Quảng Bình vẫn còn nhiều
tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả.
2.2.2. Cơ sở vật chất, kĩ thuật chưa đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch biển, đảo
Mặc dù nguồn tài nguyên du lịch
biển, đảo Quảng Bình rất đa dạng và
phong phú nhưng chưa được khai thác
tốt. Tốc độ phát triển các loại hình du lịch
biển cũng như đầu tư xây dựng nâng cấp
cơ sở vật chất kĩ thuật còn chậm, nhất là
các khu lưu trú (hệ thống các nhà nghỉ,
khách sạn, nhà hàng) chưa đáp ứng được
nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao của
du khách trong và ngoài nước. Các cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch biển, đảo của
Tỉnh thiếu đồng bộ, chưa có quy hoạch
mang tính hệ thống, nhất là thiếu các khu
vui chơi, giải trí như các trung tâm mua
sắm, các hoạt động thể thao biển, các khu
phố ẩm thực đặc sắc. Đặc biệt, Tỉnh chưa
có đầu tư đủ mạnh để xây dựng cơ sở hạ
tầng đạt chất lượng cao. Ngoài khu nghỉ
dưỡng cao cấp được xếp hạng 5 sao Sun
spa Resort Mĩ Cảnh của tập đoàn Trường
Thịnh tại khu vực biển Bảo Ninh thì cho
đến nay vẫn chưa có một khu du lịch nào
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là lí do cơ
bản dẫn đến chưa thu hút được du khách
nghỉ dưỡng dài ngày, nhất là khách du
lịch có khả năng chi trả cao.
2.2.3. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn
Sản phẩm du lịch cũng là một cách
thức để quảng bá du lịch. Nhưng thực tế
hiện nay, sản phẩm du lịch biển, đảo
Quảng Bình còn nghèo nàn, đơn điệu,
chưa đa dạng và chưa mang tính đặc sắc
địa phương. Nguyên nhân cơ bản là hoạt
động của các làng nghề chế biến sản
phẩm hải sản còn mang tính tự phát, chưa
có chiến lược, chưa có nhà máy chế biến
hải sản có quy mô lớn, hiện đại. Các sản
phẩm chủ yếu mang tính thủ công, sơ
chế, chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng cũng như chưa tạo ra
nét đặc sắc văn hóa ẩm thực địa phương.
Điều này đòi hỏi Tỉnh cần có chính sách
ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm chất
lượng cao, mang tính đặc trưng đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
2.2.4. Do thiếu sự phối kết hợp trong
hoạt động phát triển du lịch biển, đảo
của ngành và các địa phương ven biển
Đây là một nguyên nhân quan trọng
ảnh hưởng đến chất lượng phát triển du
lịch biển, đảo của Tỉnh thời gian qua.
Mặc dù lãnh đạo ngành đã có kế hoạch
làm việc với các địa phương ven biển,
tuy nhiên việc phối hợp còn mang tính
hạn chế. Chính vì vậy, các bãi biển đẹp ở
Hải Ninh, Ngư Thủy, các bãi tắm ở khu
vực nam Lệ Thủy... còn ở dạng hoang sơ
chưa được khai thác. Ngoài ra do mức
sống của người dân vùng ven biển còn
thấp, trình độ dân trí còn hạn chế nên khó
khăn trong việc sử dụng lợi thế để phát
triển du lịch biển, đảo. Bên cạnh đó, sự
phối hợp để phát triển du lịch biển, đảo
với các tỉnh lân cận chưa đạt được kết
quả tốt. Đây là yếu tố bất lợi cho mục
tiêu phát triển du lịch bền vững của Tỉnh.
2.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy sức mạnh, tiềm năng du lịch
biển, đảo Quảng Bình hiện nay
Trên cơ sở phân tích tiềm năng, lợi
thế và khó khăn của du lịch biển, đảo
Quảng Bình, chúng tôi đề xuất một số
Tư liệu tham khảo Số 5(83) năm 2016
____________________________________________________________________________________________________________
190
giải pháp nhằm phát huy sức mạnh, tiềm
năng du lịch biển, đảo như sau:
(i) Thực hiện chương trình dự án đầu
tư trọng điểm
Tỉnh Quảng Bình cần sớm xây
dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách
cũng như các quy định pháp luật nhằm
thúc đẩy sự phát triển du lịch biển, đảo
chất lượng cao, tạo cơ chế chính sách
thuận lợi cho đầu tư du lịch, đầu tư có
trọng điểm và có quy hoạch, đặc biệt nên
khuyến khích đầu tư vào các vùng đất
còn hoang sơ, khuyến khích phát triển
các loại hình du lịch gắn với bảo tồn tự
nhiên và văn hóa, khuyến khích sự tham
gia của cộng đồng vào phát triển du lịch
biển, đảo. Đặc biệt tập trung vào các
chương trình đầu tư phát triển hệ thống
cơ sở vật chất kĩ thuật quan trọng như
giao thông, các khu lưu trú đạt chuẩn
quốc tế, các dịch vụ vui chơi giải trí...
Bên cạnh đó, tỉnh cần tạo điều kiện thuận
lợi về môi trường đầu tư, góp phần thu
hút các nhà đầu tư phát triển du lịch nói
chung và du lịch biển, đảo nói riêng.
(ii) Xúc tiến quảng bá du lịch biển,
đảo
Tỉnh cần tập trung xây dựng và
thực hiện các chủ đề về biển, đảo, quảng
bá các hoạt động du lịch biển, đảo bằng
lễ hội đặc sắc, giới thiệu văn hóa ẩm
thực, tài nguyên du lịch biển, đảo trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Chiến
lược phát triển du lịch biển, đảo Quảng
Bình không chỉ hướng đến thị trường
trong nước và khu vực mà còn hướng đến
thị trường quốc tế. Cùng với hoạt động
quảng bá du lịch là xây dựng một số thị
trường trọng điểm về du lịch biển, đảo.
Điều này đòi hỏi Tỉnh cần có chính sách
ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo chất
lượng cao, theo đó cần tập trung nguồn
lực để vận hành các khu du lịch trọng
điểm của Tỉnh.
(iii) Phát triển đào tạo nguồn nhân lực
làm việc trong hệ thống du lịch biển, đảo
Nguồn nhân lực du lịch là một
trong những yếu tố quan trọng nhất của
hoạt động du lịch. Thực tiễn cho thấy, để
phát triển kinh tế theo hướng hiện đại
phải coi trọng và dựa vào yếu tố tri thức.
Do đó, Tỉnh cần có chiến lược phát triển
nguồn nhân lực du lịch có trình độ, tay
nghề cao; chú trọng bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ và kĩ năng cho đội ngũ
cán bộ quản lí và nhân viên phục vụ du
lịch cũng như có chính sách thu hút
nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ,
cống hiến cho ngành du lịch của Tỉnh;
tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ hỗ trợ cho sự phát triển du
lịch biển, đảo bền vững.
(iv) Chú trọng xây dựng các sản phẩm
du lịch biển, đảo đặc thù đủ sức cạnh
tranh du lịch trong nước và quốc tế
Để xây dựng thương hiệu du lịch
biển, đảo, tỉnh Quảng Bình cần có các
sản phẩm đặc trưng và đủ sức cạnh tranh
trên thị trường. Vì vậy, Tỉnh cần chú
trọng xây dựng các sản phẩm du lịch biển
đặc thù địa phương, hấp dẫn và có sức
cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Phối
hợp chặt chẽ với ngành quốc phòng địa
phương ven biển nhằm phát triển du lịch
biển, đảo gắn liền với đảm bảo an ninh,
quốc phòng và xóa đói giảm nghèo.
2.3.5. Có sự phối hợp với các cơ quan,
lực lượng liên quan trong quản lí và khai
thác tiềm năng du lịch biển, đảo
Để hoạt động du lịch biển, đảo của
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lương Thị Lan Huệ
____________________________________________________________________________________________________________
191
Tỉnh có hiệu quả, cần đảm bảo tính phối
hợp, thống nhất trong quản lí và khai thác
tiềm năng du lịch biển, đảo. Cụ thể, Tỉnh
cần phối hợp với Bộ, ngành và các địa
phương ven biển tiến hành rà soát, điều
chỉnh quy hoạch đảm bảo tính hệ thống,
tính hiện đại, huy động và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng
du lịch biển, đảo. Phát huy vai trò ban chỉ
đạo phát triển du lịch của các địa phương
ven biển nhằm nâng cao hiệu quả quản lí
và phối hợp liên ngành.
3. Kết luận
Du lịch biển, đảo Quảng Bình được
đánh giá là một ngành kinh tế năng động,
có ảnh hưởng tích cực đến đời sống KT-
XH của Tỉnh như nâng cao đời sống
người dân, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, phát triển môi trường thân thiện,
bền vững cũng như quảng bá hình ảnh,
con người Quảng Bình đến với bạn bè
trên khắp thế giới. Tuy nhiên, quá trình
khai thác các tiềm năng du lịch biển, đảo
vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi,
chưa tương xứng với lợi thế mà thiên
nhiên đã ưu ái, ban tặng cho đất và người
Quảng Bình. Vì vậy, việc nhận diện
những tiềm năng để phát huy và thấy
được những yếu tố khó khăn tác động
đến sự phát triển du lịch biển, đảo nơi
đây để khắc phục và hạn chế nó là một
vấn đề cấp bách hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Một trăm câu hỏi, đáp về biển, đảo dành cho
tuổi trẻ Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch (2013), Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng
ven biển Việt Nam đến năm 2020.
3. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa
XV (nhiệm kì 2010-2015).
4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Quảng Bình đến nămm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình (2014), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội
năm 2014, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình năm 2015.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 06-8-2015; ngày phản biện đánh giá: 15-01-2016;
ngày chấp nhận đăng: 21-5-2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_5_01_19_2989.pdf