So sánh với những mô hình phát triển du lịch cộng
đồng, du lịch nông thôn trước đó, du lịch mô hình
canh nông “K’Ho coffee”, là một mô hình mới, khác
lạ so với những mô hình du lịch khác nhờ những các
yếu tố như xuất phát điểm là mô hình nông nghiệp
sạch, sử dụng nguồn vốn của địa phương mà không
có bất kì sự góp mặt của công ty du lịch, là sự sáng tạo
và trình diễn, khai thác bản sắc văn hóa tộc người.
Đầu tiên, mô hình du lịch canh nông của K’Ho coffee là một hình thức du lịch nông nghiệp tự phát của
cộng đồng tộc người K’Ho Cil hướng đến việc sản
xuất nông nghiệp sạch, các kỹ thuật chú trọng đến
phương pháp canh tác thủ công truyền thống, hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường. Một mô hình
du lịch canh nông là yếu tố thúc đẩy sự phát triển
kinh doanh nông sản và cũng chính quá trình sản
xuất nông sản là sản phẩm du lịch, không dừng lại
với việc thu hút khách du lịch với những trải nghiệm
nông nghiệp, những quy trình sản xuất cà phê sạch
mà còn là văn hóa, còn là bản sắc và là lối sống của
người K’Ho Cil trong cộng đồng, được lồng ghép vào
sản phẩm và không gian thưởng thức cà phê. Người
dân trưng bày những sản phẩm văn hóa của mình như
cà phê, là lối sống văn hóa đặc trưng, cái riêng trong
bản sắc văn hóa để du khách nhìn thấy và hiểu được
lối sống văn hóa của người dân địa phương một cách
chân thực. Trong đó, bản sắc văn hóa được kết hợp
cả văn hóa phương Đông (văn hóa tộc người) và văn
hóa phương Tây trong không gian thưởng thức cà phê,
trong dụng cụ pha chế và thưởng thức cà phê, trong
cả ngôn ngữ Anh, Việt, K’Ho mà những người dân sử
dụng khi phục vụ khách.
Thứ hai, không có bất kì công ty du lịch hay thông qua
hình thức môi giới nào để thực hiện du lịch đối với mô
hình K’Ho coffee.Người dân giữ vai trò kép vừa là chủ
nhà vừa là người thực hiện du lịch. Vì là dân bản địa
nên họ ý thực được việc duy trì văn hóa truyền thống
của mình, bên cạnh đó họ luôn tiếp thu và sáng tạo
những đặc điểm văn hóa mới để đáp ứng điều kiện
sống, trở nên phù hợp và dễ dàng thích nghi. Đặc
biệt, khi có sự tác động của du lịch, bản sắc văn hóa sẽ
thay đổi và kiến tạo phù hợp mà chính người sở hữu
nền văn hóa ấy mới có quyền quyết định văn hóa của
mình. Sự phát triển của du lịch canh nông trong mô
hình cà phê sạch không những không tàn phá ý nghĩa
của những sản phẩm văn hóa đối với người dân bản
địa cũng như đối với du khách mà còn có được những
ý nghĩa mới mẻ đối với người dân bản địa khi chúng
trở thành một dấu ấn quan trọng của bản sắc văn hóa
tộc người của họ, một động cơ của sự trình diễn trước
công chúng bên ngoài.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch canh nông: Bản sắc văn hóa trong mô hình cà phê sạch gắn với sự phát triển du lịch bền vững của người K’Ho Cil tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(4):172-181
Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG-HCM
Liên hệ
Đỗ Thị Ngân Thanh, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
Email: nganthanhblue97@gmail.com
Lịch sử
Ngày nhận: 07/11/2019
Ngày chấp nhận: 23/12/2019
Ngày đăng: 31/12/2019
DOI : 10.32508/stdjssh.v3i4.528
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Du lịch canh nông: bản sắc văn hóa trongmô hình cà phê sạch gắn
với sự phát triển du lịch bền vững của người K’Ho Cil tại thị trấn Lạc
Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh LâmĐồng
Đỗ Thị Ngân Thanh*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Để hướng tới sự phát triển bền vững trong nông nghiệp hay nói một cách cụ thể hơn, là các hình
thức du lịch phát triển có thể đảm bảo sự cân bằng của ba yếu tố kinh tế - môi trường và xã hội,
hình thức du lịch canh nông được xem như là một trong những lựa chọn tối ưu hiện nay đặc biệt
là ở khu vực có lợi thế về nông nghiệp – huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Dựa vào nguồn vốn
là nông trại cà phê sạch bao gồm các hoạt động nông nghiệp (quá trình trồng trọt, chăm sóc, chế
biến) cộng đồng người K'Ho Cil đã phát triển mô hình du lịch canh nông bằng cách để các hoạt
động nông nghiệp ấy trở thành một trong chuỗi hoạt động du lịch trải nghiệm, thưởng thức mà
thông qua đó họ trình diễn cả bản sắc văn hóa tộc người của mình. Trên cơ sở sử dụng phương
pháp điền dã dân tộc học để tìm hiểu cách thức người Cil tại địa bàn thị trấn Lạc Dương xây dựng
và vận hành mô hình nông trại sạch với những kỹ thuật thủ công kết hợp với hiện đại, cách tiêu
thụ được nông sản mang giá trị cao và tái tạo bản sắc văn hóa khi phát triển du lịch, bài nghiên
cứu hướng đến việc đề xuất mô hình du lịch bền vững dựa trên mô hình du lịch canh nông ở địa
bàn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Từ khoá: bản sắc văn hóa, du lịch canh nông, người K'Ho Cil, du lịch bền vững
GIỚI THIỆU
Tại vùng đất Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói
chung sản xuất cà phê được xem như một hoạt động
kinh tế mang lại lợi nhuận và thu nhập quan trọng
trong cuộc sống của người dân địa phương1–4. Tuy
nhiên, gần đâymộtmô hìnhmới xuất hiện làmô hình
sản xuất cà phê kết hợp du lịch (hay còn gọi là du lịch
canh nông) là hình thức du lịch mới bên cạnh những
hình thức du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng. Du
lịch canh nông là hoạt động kinh tế mà thể hiện tất cả
những quy tắt về chất lượng của quy trình sản xuất, sự
phát triển của địa phương hay chuỗi nông nghiệp có
quy mô nhỏ, cũng như là những điều kiện khác liên
quan đến xu hướng mới xuất hiện liên quan đến du
lịch như du lịch nông thôn hay du lịch nông nghiệp 5.
Trong bối cảnh du lịch hướng đến sự phát triển bền
vững, theo định nghĩa của tố chức World Conserva-
tionUnion (1996), “Du lịch bền vững là việc di chuyển
và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có
trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá
cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm
theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách
khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách
và mang lại những những lợi ích cho sự tham gia chủ
động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương”,
hình thức du lịch canh nông được chú trọng, bởi có
thể được xem giống như du lịch sinh thái ở chỗ nó
có quy mô nhỏ, các tác động của con người vào tự
nhiên thường với mức độ thấp nhất có thể, như sự
sinh sản và phát triển của cây hoặc các loại động thực
vật trong tự nhiên 6.” Du lịch canh nông làmột nhánh
của du lịch nông nghiệp, hoạt động chính của du lịch
canh nông là hoạt động trồng trọt và để phục vụ du
lịch là sản phẩm chủ yếu từ canh tác nông nghiệp,
tuy nhiên, du lịch nông nghiệp không chỉ là nông sản
mà còn hoạt động chăn nuôi cũng được khai thành
chuỗi hoạt động du lịch. Sự khác biệt trong hình thức
du lịch canh nông và du lịch nông thôn đó chính là
phạm vi hoạt động, hình thức du lịch nông thôn diễn
ra ở nông thôn nhưng ngược lại, hoạt động du lịch
canh nông có phạm vi hoạt động lớn hơn, không chỉ
ở nông thôn mà còn ở thành thị hay thị trấn, trong
đó, mô hình K’Ho coffee là mô hình canh nông tại
thị trấn - Lạc Dương5,7. Nghiên cứu của chúng tôi từ
năm 2016 đến 2018 về hoạt động du lịch gắn với sản
xuất cà phê tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương,
tỉnh LâmĐồng của đồng bàongườiK’HoCil ghi nhận
được rằng, đối với người dân nghề trồng cà phê, vườn
cà phê và việc chế biến cà phê chứa đựng bản sắc văn
hoá của tộc người và vì vậy khi đưa vào giới thiệu cho
Trích dẫn bài báo này: Ngân Thanh D T. Du lịch canh nông: bản sắc văn hóa trong mô hình cà phê
sạch gắn với sự phát triển du lịch bền vững của người K’Ho Cil tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 3(4):172-181.
172
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(4):172-181
khách tham quan, người dân vừa mở rộng hoạt động
sinh kế vừa đồng thời tái khẳng định hồn văn hoá của
mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày kết
quả nghiên cứu của chúng tôi về nghề trồng cà phê
và hoạt động du lịch canh nông của đồng bào người
K’Ho Cil tại địa bàn thị trấn Lạc Dương (tỉnh Lâm
Đồng), và trên cơ sở đó chúng tôi phân tích quá trình
trưng bày và tái tạo bản sắc văn hoá tộc người của
người địa phương khi tham gia vào hoạt động kinh tế
mới này. Quan điểm của chúng tôi là du lịch không
chỉ là một hoạt động sinh kế của người dân mà còn
là không gian trong đó chủ nhân văn hoá tái khẳng
định và tái kiến tạo bản sắc văn hoá của chính mình
và vì vậy cần xem xét đặc điểm này khi xây dựng dự
án phát triển du lịch để hướng đến tính bền vững, bởi
các có 3 yếu tố cấu thành nên tính bền vững là thân
thiện với môi trường, gần gũi với xã hội và văn hóa và
có kinh tế đôi khi được ví như “ba chân” của du lịch
bền vững8.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiêncứuvềnghề trồngcàphêvàvănhoá
tộc người ở Tây Nguyên
Trên bình diện khoa học, nghiên cứu về văn hóa của
cộng đồng dân tộc ít người ở Tây Nguyên trong đó có
người K’Ho Cil tại Lâm Đồng là một trong những đề
tài được khai thác trong bối cảnh du lịch hiện nay. Các
chủ đề thường được quan tâm là lịch sử hình thành
tộc người, những đặc trưng văn hóa, khái quát về đời
sống, địa bàn cư trú, sinh hoạt kinh tế9–11 những
thay đổi trong chân dung đời sống từ truyền thống
đến hiện đại và dưới tác động của tự nhiên và dân
cư mới bao gồm môi trường cư trú, tộc danh, dân số,
phân bố đặc biệt hình thành nhân chủng, lịch sử tộc
người, các hoạt động kinh tế, các thiết chế xã hội, các
dạng thức văn hóa 12. Mối tương quan giữa văn hóa
và bản sắc văn hóa dân tộc cũng là một vấn đề được
nghiên cứu sâu trong ngành Nhân học, với những lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu
thư tịch, điền dã về bản sắc và thành phần dân tộc như
tác phẩm của Phan Ngọc Chiến 13. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này chỉ tập trung mô tả về cuộc sống của
người K’Ho Cil mà chưa đi sâu phân tích và lí giải
về những đặc trưng trong bản sắc văn hóa của cộng
đồng này và chúng xuất hiện khá xa so với thời điểm
hiện tại, khi mà du lịch đang được hình thành và phát
triển. Ngoài ra, những nét đặc trưng trong văn hóa
trồng cà phê như nguồn gốc tiên phong của sự xuất
hiện cà phê1 tính địa phương và toàn cầu trong đời
sống gắn với mô hình cà phê, cách chăm sóc cà phê
và mối quan hệ trong mạng lưới tiêu cũng được thể
hiện chi tiết trong từng nghiên cứu nhưng lại không
gắn kết với những hoạt động văn hóa thường nhật và
các hoạt động sinh kế khác của người dân.
Trong đề tài tìm hiểu hình thức du lịch canh nông của
người dân K’Ho Cil tại thị trấn Lạc Dương, chúng tôi
xem xét yếu tố bản sắc văn hoá tộc người đã được khai
thác như thế nào trong quá trình người dân thực hành
hình thức du lịch này. Chúng tôi tiếp cận từ góc độ
nguồn vốn, đặt hoạt động trồng trọt và phục vụ du lịch
củangười dân trong bối cảnh sinhhoạt vănhóa xã hội.
Hay nói một cách cụ thể hơn, chúng tôi muốn phân
tích các nguồn vốn có sẵn của người dân địa phương
như nông trại cà phê, nhà cửa, hay vốn văn hóa, lối
sống, từ đó, chúng tôi đi sâu phân tích cách người dân
sử dụng nguồn vốn để phục vụ cho du lịch, đặc biệt
là sự gắn kết với văn hóa xã hội, cái bản sắc tộc người
riêng biệt.
Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu điền dã dân tộc học không
liên tục trong 3 đợt chính từ tháng 12 năm 2016 đến
tháng 12 năm 2018, trong đó chuyến tiền trạm đầu
tiên 7 ngày (12/2016), đợt 2 diễn ra 15 ngày (1/2018),
đợt 3 diễn ra 20 ngày (3/2018) và 2 đợt cuối cùng 5
ngày (8/2018) và 7 ngày (12/2018). Đối với phương
pháp này, chúng tôi lấy tư liệu bằng cách quan sát
tham dự và phỏng vấn sâu người K’Ho Cil có sinh kế
chính là cà phê tại thôn B’Nor C, thị trấn Lạc Dương.
Chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp quả bóng
tuyết (snowball), từ mẫu đầu tiên là người sáng lập
ra mô hình K’Ho coffeea và những mẫu tiếp theo bao
gồm 30 hộ tham gia vào mô hình, các hộ gia đình
đều có quan hệ họ hàng với nhau và có truyền thống
trồng cà phê từ hai thế hệ trở lên, có tôn giáo chính
là tin lành và ở nhóm tuổi từ 30 đến 55 tuổi, trong đó
chiếmhơnmột nửa người thamgia phỏng vấn là nam.
Các cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành bằng tiếng
Việt, đối với những hộ gia đình ít thông thạo tiếng
Việt chúng tôi dùng phương pháp quan sát, tham dự
và ghi chép điền dã. Chúng tôi cũng tiến hành các
cuộc phỏng vấn sâu phi cấu trúc với cán bộ quản lý
văn hóa địa phương, các thành viên tham gia trực
tiếp hướng dẫn du khách tại điểm và quan sát một
số du khách đến tham quan và trải nghiệm, Ngoài ra,
chúng tôi vừa làm vừa trò chuyện với người nông dân
trong từng giai đoạn từ ươm mầm tại vườn đến công
đoạn đóng gói sản phẩm tại điểm thưởng thức cà phê.
aK’Ho coffee là tên riêng của thương hiệu mô hình cà phê mà đề
tài đang nghiên cứu đồng thời, K’Ho còn là tộc danh của tộc người
đặc trưng tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh LâmĐồng.
Vì vậy bài viết giữ nguyên và in nghiêng tên riêng của mô hình K’Ho
coffee
173
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(4):172-181
Trong những đợt có khách đến trải nghiệm, chúng tôi
tiến hành quan sát người dân khi đảm nhận vai trò
làm hướng dẫn viên, và trò chuyện với du khách về
trải nghiệm mà họ đang và vừa trải qua.
Tổng kết lại, bên cạnh các cuộc chuyện trò phi chính
thức, chúng tôi đã thực hiện 7 cuộc phỏng vấn sâu
chính thức phi cấu trúc trong đó có 2 cuộc phỏng vấn
sâu người sáng lập mô hình vào năm 2017 và năm
2018 và 5 cuộc phỏng vấn sâu các hộ gia đình có tham
gia mô hình K’Ho coffee (3 hộ tham gia trực tiếp và 2
hộ tham gia bán trực tiếp theo mô hình). Ngoài ra,
chúng tôi cònphỏng vấn sâuMục Sư tại thôn và phỏng
vấn hồi cố với một người là cựu cán bộ văn hóa của
thị trấn có hiểu biết sâu về văn hóa và sự hình thành
cộng đồng tộc người và di cư của người dân bản địa
tại đây.
KẾT QUẢ
Người K’ho Cil tại thị trấn Lạc Dương huyện
Lạc Dương, tỉnh LâmĐồng
Thị trấn Lạc Dương là một vùng phụ cận của thành
phố Đà Lạt và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
của huyện Lạc Dương. Tổng diện tích đất tự nhiên
của thị trấn là 7.061ha nằm về phía Bắc của tỉnh Lâm
Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 12km. Thị trấn
Lạc Dương thành lập năm 2004, có 8 tổ dân phố đến
năm 2014 có 12 tổ dân phố. Trong đó người K’Ho Cil
tập trung chủ yếu ở các thôn B’Nơr C, Đăng Gia Rit
B, Đan Kia. Đề tài tập trung chủ yếu khảo sát tại thôn
B’Nơr C vìmô hìnhK’Ho coffee nằm trên địa bàn thôn
B’Nơr C và đây cũng là thôn tập trung người K’Ho Cil
nhất của thị trấn Lạc Dươngb.
Người K’Ho thuộc chủng Indonesien là loại hình
nhân chủng hình thành do kết quả của quá trình hòa
huyết giữa hai chủng Ôxtralôit và Môngôlôit phương
Nam cách ngày nay khoảngmột vạn năm12. Theo các
nhà dân tộc học, người K’Ho gồm nhiều nhóm địa
phương: K’Ho Srê, K’Ho K’Yon (Cờ dòn), K’Ho Nộp,
K’Ho Cil và K’Ho Lạch. Mỗi tên gọi của các nhóm địa
phương thường gắn với ý nghĩa nhất định. Ví dụ, theo
tiếng địa phương nhóm K’Ho Srê là “làm ruộng” “ăn
ruộng”, nhóm Lạch là “rừng thưa”, nhóm Cil là “làm
rẫy”10.
Về mặt sinh kế, các hoạt động chủ yếu tại địa bàn bao
gồm nông nghiệp và thủ công. Trong đó, trồng cà phê
được xem như là nguồn thu nhập chính của các hộ
người Cil, với mỗi gia đình có ít nhất 1 sào cà phê.
Tuy nhiên giá cà phê không cao được mùa thì mất
giá, được giá mất mùa, và sản lượng cà phê ít nên thu
b Ủy Ban Nhân dânThị trấn Lạc Dương. Báo cáo Tình hình thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và phương hướng
nhiệm vụ 2018.
nhập của người dân ở mức hạn hẹp. Cà phê sau khi
thu hoạch có giá 8.000 ngàn đồng/kg (giá vào tháng
1 năm 2017). Người Cil còn làm thuê và dệt vải, bán
thổ cẩm. Nghề làm thuê chủ yếu của người Cil ở địa
bàn là làm cho các vườn hoa hồng hoặc vườn rau với
tiền công 1 ngày đối với nữ là 250.000 ngàn đồng và
nam là 300.000 ngàn đồng (năm 2018). Ngoài ra, phụ
nữ Cil còn làm nghề dệt vải như dệt băng rôn đội đầu,
vòng tay và cái ui (một tấm vải dài dùng để làm váy –
trang phục truyền thống của người Cil).
Về sinh hoạt văn hóa và tôn giáo, thị trấn Lạc Dương
có tất cả 6 cơ sở Tin Lành với 2.096 tín đồ, đặc biệt là
tại thôn B’Nơr C có một nhà thờ được thành lập năm
2012. Người K’HoCil theo chế độmẫu hệ - người phụ
nữ trong gia đình là người có quyền quản lý và thừa
kế toàn bộ tài sản của cha mẹ để lại. Con cái sinh ra
đều theo họmẹ, quyền kế thừa tài sản thuộc về những
người con gái. Chế độ hôn nhânmột vợmột chồng và
cư trú bên nhà vợ đã được xác lập và duy trì một cách
khá chặt chẽ trong xã hội. Trước đây, người K’Ho Cil
tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu
nhiên quyết định. Tín ngưỡng của người K’HoCil tập
trung vào ý niệm đa thần. Tuy nhiên hiện nay, “ phần
lớn người Cil theo đạo Tin Lành, họ không còn tin vào
những ý niệm đa thần hay bất kì một đấng siêu nhiên
nào khác” [Trích BBPV, Ta, nam, 42 tuổi, 16.01.2019]c
Hình thức du lịch canh nông và vai trò kép
của người nông dân K’Ho Cil tại địa bàn
Năm 1920 hạt giống cây cà phê Arabica đầu tiên được
du khách Pháp giới thiệu đến Việt Nam. Chúng được
người K’Ho Cil trồng và chăm sóc trên các sườn núi
màu mỡ quanh núi LangBiang. Sau đó, mô hình cà
phê sạch K’Ho coffee được hai vợ chồng Rolan Col-
ieng (người K’Ho Cil) và Joshua Guikema (ngườiMỹ)
thành lập vào năm 2010, tại thôn B’Nơr C, thị trấn
LạcDương, huyện LạcDương, tỉnh LâmĐồng. Rolan
Colieng sinh năm 1987, là người dân tộc K’Ho nhóm
K’Ho Cil, là thành viên của gia đình Rolan có truyền
thống bốn đời trồng cà phê tại vùng đất Lạc Dương,
Lâm Đồng. Joshua Guikema sinh năm 1983 là người
Mỹ, gia đình anh sống tại bangMichigan, Hoa Kỳ làm
nghề trồng hoa, Josh là một kỹ sư nông nghiệp và
tốt nghiệp Đại học Michigan. Năm 2008 Joshua làm
việc tại một công ty du lịch tại Việt Nam. Vào năm
2010 trong một chuyến tham quan du lịch tại Đà Lạt,
Joshua đã gặp Rolan trong lúc tham gia giao lưu cồng
chiêng tại trung tâm văn hóa của thị trấn. Sau khi gặp
c Tên của các cá nhân người cung cấp tin trong bài viết này đã
được mã hóa theo nguyên tắc bảo mật trong nghiên cứu điền dã dân
tộc học, trừ Rolan Colieng và Joshua Guikema do tên của hai người
có thể nhận diện do thông tin về cá nhân đã phổ biến trên truyền
thông đại chúng
174
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(4):172-181
Rolan, Joshua đã quyết định chuyển đến thôn B’Nor
C, ‘ở rể’ tại nhà RoLan và đến tháng 1/2014, Joshua
kết hôn với Rolan.
Năm 2012 Rolan và Josh thử nghiệm hình thức rang
cà phê để bán cho du khách. Những năm đầu, mô
hình chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, tự canh tác
và sản xuất cà phê là chủ yếu. Vớimục tiêu hướng đến
việc bảo vệ môi trường, Rolan và Joshua chủ trương
không sử dụng thuốc hóa học, không chất bảo quản,
tất cả các quy trình sản xuất và chế biến cà phê đều
theo hướng thủ công và green (sạch) kết hợp với bảo
vệ môi trường. Cho đến nay, mô hình cà phê sạch
K’Ho coffee đã được nhân rộng, liên kết được hơn 50
hộ trong cộng đồng cùng tham gia.
Ban đầu nhà RoLan làm trước,
nhưng chỉ bán cà phê bán trực tiếp
chứ không có rang, nhưng sau đó
thì mới rang với số lượng nhỏ. Mô
hình trồng thì bắt đầu từ gia đình
của mình, sau đó đến họ hàng
và đến mọi người sống trong làng.
Khi mà Rolan làm cái gì người ta
cũng tò mò hết, khi mà người ta
nghĩ đến Rolan là nghĩ đến thành
công, là phải làm bằng được, nên
ai cũng vào xem. Nên khi mình
trồng thì người ta có vô xem và tò
mò muốn làm theo giống như
mình làm, người ta làm theo []
[Trích BBPV, RoLan, nữ, 32 tuổi,
25.08.2018]
Mô hình du lịch canh nôngK’Ho coffee xuất phát điểm
là quầy bar thưởng thức cà phê cho du khách, tuy
nhiên, với nhu cầu được trải nghiệm và tham quan
cũng như mong muốn của chính chủ nhà du lịch có
thể trưng bày bản sắc văn hóa mà Rolan mở rộng mô
hình du lịch tham quan và trải nghiệm tại vườn cà
phê.
Khoảng cách đây 4 năm (2014),
Rolan mở một cái quầy để trưng
bày cách pha cà phê để mọi người
đến tham quan, Joshua là người
thiết kế website, Rolan nghĩ ra làm
sao để thiết kế một nơi tham quan
phù hợp với chỗ ở của mình. Ban
đầu, chỉ mở ra để tham quan thôi,
cũng chưa có bán cà phê. Lúc đó
chỉ bán và chủ yếu là giới thiệu cà
phê”. [Trích BBPV, Rolan, nữ, 32
tuổi, 25.08.2018]
Hình thức du lịch canh nông củamôhìnhK’HoCoffee
bao gồm2hoạt động chính bao gồmdukhách đến cửa
hàng để thưởng thức cà phê và tham quan không gian
trưng bày văn hóa, hai là du khách chọn tour du lịch
trải nghiệm như ươmmầm cà phê, làm cỏ, thu hoạch,
phân loại hạt, phơi, rang xay và hoạt động pha chế cà
phê thưởng thức tại chỗ. Tùy theo thángmà du khách
đăng kí mà hoạt động trải nghiệm dành cho tour thứ
hai sẽ khác nhau, phụ thuộc vào lịch canh nông của
mô hình.
Trải nghiệm quy trình canh tác, thu hoạch
và chếbiến càphê theomôhìnhK’Hocoffee
Hoạt động đầu tiên trong quá trình trồng trọt bao gồm
ươmmầm, chọn giống, lai ghép cây con. Ở hoạt động
này, du khách quan sát các sản phẩm cây con cà phê
mô hình trưng bày tại vườn ươm. Người nông dân
thuyết trình và giải thích nguồn gốc của giống cây cà
phê Aribica và ươm giống phù hợp với thổ nhưỡngvà
khí hậu của vùng đến du khách.
Hiện nay, đang lai lại giống cây
cà phê Arabica ngày xưa mà nhà
nước cho, cây cà phê này sức đề
kháng tốt hơn, cho năng suất cao
hơn, và chất lượng tốt hơn. Giờ
còn một số cây còn lại trồng vườn”
[Trích BBPV, Lyse, nam,38 tuổi,
10.12.2018]
Trong quá trình chăm sóc, du khách có thể trải
nghiệm công đoạn làm cỏ cho cây, các hoạt động bón
phân, phòng bệnh và tỉa cành, du khách chủ yếu được
nghe trao đổi từ người nông dân bản địa. Với số lượng
cà phê ít khoảng 1 sào cà phê (0,1 ha) được trồng phía
sau mỗi căn nhà, người dân trồng theo mô hình K’Ho
Coffee nhổ cỏ bằng tay hoặc liềm. Dùng cuốc để làm
cỏ cà phê thường được sử dụng ở những nông trại với
quy mô lớn hơn, khoảng trên 2 sào (0,2 ha) cà phê.
Thay vào việc dùng thuốc trừ sâu tiết kiệm thời gian
nhưng với mục tiêu dài hạn đối với mô hình K’Ho
Coffee đầu tư thuê nhân công vì việc dùng thuốc diệt
cỏ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đối với việc
bón phân, người dân dựa trên kinh nghiệm từ các thế
hệ đi trước để kể lại cho dukháchnghemìnhquá trình
thực hiện.
Ban đầu sử dụng phân của con
heo của nhà để bón cho cây cà
phê thì cây cà phê rất ngọt, sau
đó Rolan chia cho mọi người vỏ cà
phê để mọi người làm phân bón,
mỗi ngày một hộ gia đình. Mình
175
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(4):172-181
chia lại cho người dân để mọi
người làm theo cách của mình.
Người ta biết đến Rolan là làm
cho thật là sạch, có nghĩa là bón
phân không sử dụng hóa học, bất
cứ chất hóa học. [Trích BBPV,
Rolan, nữ, 32 tuổi, 25.08.2018]
Khi cây bị nhiễm bệnh, người dân sử dụng một chai
nhựa đã qua sử dụng có màu đỏ để giống với màu
cà phê, người dân cho methanol và ethanol vào trong
chai nước đã được thiết kế nhưmột cái bẫy, bên trong
còn chứa nước và xà phòng hai loại chất này thoát ra
khí để thu hút côn trùng. Vì vậy, du khách có thể quan
sát và được nghe lại những thông tin từ cách chăm
sóc cà phê theo mô hình sạch. Phương pháp phòng
ngừa bệnh cho cây được người nông dân học hỏi từ
kinh nghiệm của những nước khác trong quá trình
trao đổi và thực tập của sinh viên nước ngoài khoa
nông nghiệp với người dân địa phương
Thu hoạch cà phê là công đoạn mà du khách có thể
trực tiếp tham gia trải nghiệm nhiều nhất trong các
công đoạn củamô hình bởi tháng thu hoạch kéo dài 3
đợt từ đầu tháng 10 đến đợt cuối cùng là tháng 1, đây
cũng là thời gian mà có lượng khách đến đông nhất
trong năm. Người dân hướng dẫn khách du lịch thu
hoạch bằng cách hái lựa, hái từng trái một, trái nào
chín mới hái và không làm tổn thương đến cuống và
vì chính trái chín mới dễ rời khỏi cuống như vậy mới
giữ được trái chomùa sau thu hoạch và cây được tăng
trưởng một cách tốt nhất, không gây thiệt hại nhiều
đến cây.
Tuốt phải theo kỹ thuật nữa, còn
tuốt không có kỹ thuật thì xong, cà
phê đó là đi đời, vừa tuốt vừa hái,
chứ tuốt thẳng thì hư cây luôn,
tuốt vậy ngay cái mầm của nó, lá
không ra được nữa [Trích BBPV,
Hada, nam, 28 tuổi, 24.08.2018]
Đặc điểm của cây cà phê Arabica thấp nên người dân
chủ yếu dùng gùi, sàn và rổ để hái trực tiếp, không
trải bạt để hái như cà phê Robusta. Người dân dùng
những cái sàn, gùi và rổ được đan bằng mây tre mang
đậmdấu ấn đặc điểm cộng đồng tộc người để sử dụng.
Sau khi thu hoạch là quá trình chế biến hạt cà phê,
quá trình này du khách tham gia vào công đoạn lựa
và phân loại hạt cà phê, những công đoạn chế biến
khô và chế biến ướt cũng như phơi cà phê có thời gian
khá dài nên du khách quan sát, nghe thuyết mình và
chia sẻ từ người nông dân. Chế biến khô là cà phê sau
khi hái xong đem về phơi nắng thật khô, để nguyên
vỏ. Sau đó đem xay xát tách vỏ ra ngoài và lấy nhân
thành phẩm bên trong. Cách chế biến này giữ lại độ
chua của vị cà phê hơn so với chế biến ướt. Phương
pháp chế biến ướt là trái cà phê được chọn thật kỹ, sau
đó loại bỏ phần vỏ thịt, ủ trong suốt 12 giờ rồi dùng
nước đãi cho sạch nhớt và phơi nắng. Trong quá trình
rửa nhân cà phê, những hạt cà phê chưa đủ độ chín
cũng sẽ nổi lên mặt nước, người dân sẽ vớt bỏ các hạt
cà phê nổi để xử lý riêng, chỉ ủ những hạt cà phê đủ độ
chín lặn dưới mặt nước khi rửa. Vì vậy mà chất lượng
cà phê khi sử dụng phương pháp chế biến ướt mang
lại hiệu quả và chất lượng cao cho hạt cà phê khi rang
thành phẩm.
Công đoạn tiếp theo trong chuỗi cà phê trồng theo
mô hình K’Ho coffee đó là phơi và tách vỏ. Du khách
trải nghiệm công đoạn tách vỏ bằng chày và cối mà
người nông dân sử dụng trong giai đoạn sơ khởi của
nông nghiệp trồng cà phê còn lưu giữ lại cho đến ngày
nay. Loại bỏ vỏ trấu bằng cối gỗ và chày, việc giã cà
phê cũng cần có kỹ thuật nhất định, giã đều tay, theo
nhịp, không quá mạnh và không quá nhẹ để hạt cà
phê có thể tách vỏ, không bị rơi ra khỏi cối và không
bị nát nhân cà phê. Người dân nhờ sức gió để tách vỏ
trấu khỏi hạt. Du khách tham quan nhà kính dùng để
phơi cà phê, công đoạn này giúp cà phê không bị ảnh
hưởng và phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết như trời
mưa và trời buổi chiều tối và sáng sớm sương mù dày
đặc ở tại địa bàn này (hình 1). Ngoài ra, phơi trong
nhà kính còn hạn chế được côn trùng, sâu bọ, khói
bụi có thể ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng
cà phê đối với mô hình. Áp dụng kỹ thuật phơi mới,
cà phê phơi theo mô hình cà phê sạch được phơi trên
giàn và rải đều cà phê trên cùng một diện tích phẳng,
không để hạt cà phê chồng lên nhau, giàn phơi cà phê
được chia thành hai tầng, tầng thứ nhất cách mặt đất
khoảng 0,5m tầng thứ hai cáchmặt đất khoảng chừng
1m. Công đoạn cuối cùng chính là rang cà phê, công
đoạn này chỉ thực hiện khi khách có nhu cầu đặt hàng
sản phẩm. Du khách thường quan sát tham gia các
công đoạn đơn giản của quá trình rang vì thiết bị rang
cà phê được dùngmáymóc hiện đại của châu Âu. Tùy
vào yêu cầu của khách, người dân địa phương sẽ chỉnh
nhiệt độ thích hợp như là Light Roast, MediumRoast,
Dark Roast.
Mô hình K’Ho coffee,văn hóa được thể hiện ở những
hình thức canh tác của người nông dân, hình thức
canh tác được truyền từ thế hệ trước đến nay, hay
chính quan điểm của người dân đối với cây cà phê,
đối với nông trại của mình như một người bạn, xem
không gian làm việc là nơi có thể tạo niềm vui, tạo
ra phong cách sống của họ. Cũng chính bản sắc là
một trong những điều trọng yếu nhất để hấp dẫn du
khách. Như vậy, người dân địa phương vừa đóng vai
trò là người nông dân, vừa là người chủ nhà trong du
176
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(4):172-181
Hình 1: Mô hình phơi cà phê trong nhà kính theo 2 tầng và khách được tham quan, trải nghiệm Ngày chụp:
10/12/2018; Người chụp: tác giả
lịch. Có thể thấy vai trò của người nông dân thay đổi
từ một người sản xuất nông nghiệp đơn thuần, dựa
trên tri thức bản địa và kinh nghiệm tích lũy từ những
thế hệ đi trước, họ sản xuất sản phẩmmang lại giá trị
duy nhất về mặt kinh tế đến vai trò là chủ nhà khi họ
thuyết minh, hướng dẫn và trao đổi hiểu biết, thông
tin cho du khách trải nghiệm trực tiếp, quan sát, lắng
nghe và tiếp thu tri thức đó chính là lúc người dân địa
phương đang trình diễn văn hóa của mình thông qua
mô hình trồng cà phê. Với vai trò đơn thuần là người
nông dân, người dân địa phương đang tích lũy và thực
hành văn hóa của mình, nhưng khi chuyển đổi vai trò
là chủ thể văn hóa hướng dẫn du khách là cách để tái
khẳng định tri thức bản địa đồng thời kiến tạo bản sắc
văn hóa để làm cho du khách đón nhận bản sắc văn
hóa của họ trở nên dễ dàng và mang đậm dấu ấn khác
biệt.
Thưởng thức cà phê – sự tái tạo bản sắc văn
hóa
Bên cạnh sự trải nghiệm, quan sát từng giai đoạn của
quá trình trồng cà phê. Khách du lịch trải nghiệm
hình thức thưởng thức cà phê và bản sắc văn hóa
được kết hợp Âu – Á tại quầy pha chế của mô hình
K’Ho Coffee như đèn được làm từ trái bầu hồ lô, chiếc
khăn trải bàn là những tấm dệt thổ cẩm được ráp lại
với nhau, những kiểu ly uống và thiết bị pha cà phê
chủ yếu là các thiết bị hiện đại dùng phổ biến của
phương Tây (hình 2). Cà phê được pha chủ yếu là pha
máy từ văn hóa cà phê của châu Âu như Capuchino,
Latte, Pour Over, bên cạnh những ly cà phê sữa đá, cà
phê đen. Tại quầy bar, khách thưởng thức âm nhạc
trực tiếp từ tiếng đàn T’rưng, do người dân bản địa
trình diễn. Người dân địa phương tận dụng tối đa
lợi thế mà họ đang có nhưng không quá lạm dụng
những hình thức văn hóa nước ngoài vào trong sự
phát triển du lịch cộng đồng củamình chẳng hạn như
chơi đàn T’rưng bởi tiếng đàn được ví như tiếng suối
nước chảy như tiếng chim. Tiếng đàn T’rưng còn là
một loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của người các
cư dân bản địa sống ở vùng đồi núi cao, nó là một loại
hình văn hóa phi vật thể thể hiện rõ nét bản sắc văn
hóa tộc người. Đặc biệt, yếu tố văn hóa tộc người ở
đây là tộc danh cũng được trình diễn thông qua logo
thương hiệu, tính cố kết cộng đồng được thể hiện rõ
nét trong mục tiêu dài hạn của mô hình K’Ho coffee.
Mô hình lấy tên tộc danh và những biểu tượng hoa
văn thổ cẩm là cách trưng bày văn hóa thông qua sản
phẩmđể không chỉ du khách trong nướcmà du khách
177
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(4):172-180
nước ngoài biết đến văn hóa tộc người - cư dân sống
trên cao nguyên. Người dân ý thức được những giá
trị bản sắc văn hóa của mình thông qua du lịch canh
nông, người dânmặc trang phục truyền thống khi đón
khách đến tham quan, từ một tấm vải thổ cẩm truyền
thống kết hợp với mẫu mã cắt may và thiết kế như
những chiếc váy hiện đại.
Theo Pierre Bourdieu, vốn được chia thành 3 loại vốn
văn hóa, vốn xã hội và vốn kinh tế, ba nguồn vốn này
có khả năng chuyển đổi thành những loại vốn khác
nhau để sản sinh nguồn vốnmới14. Có thể thấy rằng,
văn hóa của người dân địa phương không đơn thuần
là những vốn văn hóa sẵn có là nông nghiệp, là lối
sống là sinh hoạt hàng ngày mà là sự kết hợp những
yếu tốmới, yếu tố toàn cầu để tạo nênmột bản sắc văn
hóa người K’Ho Cil thông qua mô hình cà phê sạch.
Đó lại chính là sự kiến tạo và tái tạo bản sắc văn hóa
sao cho phùhợp với bối cảnh xã hội và thu hút được sự
tò mò của du khách. Người dân bản địa là người nắm
giữ vốn văn hóa của mình, đó cũng là lí do mà chính
họmới biết điều chỉnh vănhóa củamình trở nên thích
ứng với xã hội hơn. Tác giả nhận thấy rằng, người dân
bản địa không loại bỏ những đặc điểm của bản sắc văn
hóa vốn có đồng thời cũng không loại trừ hết các yếu
tố văn hóa ngoại nhập, mà họ kết hợp nhuần nhuyễn
và đa chiều giữa văn hóa tộc người và văn hóa mới
(văn hóa phương Tây).
THẢO LUẬN
So sánh với những mô hình phát triển du lịch cộng
đồng, du lịch nông thôn trước đó, du lịch mô hình
canh nông “K’Ho coffee”, là một mô hình mới, khác
lạ so với những mô hình du lịch khác nhờ những các
yếu tố như xuất phát điểm là mô hình nông nghiệp
sạch, sử dụng nguồn vốn của địa phương mà không
có bất kì sự gópmặt của công ty du lịch, là sự sáng tạo
và trình diễn, khai thác bản sắc văn hóa tộc người.
Đầu tiên, mô hình du lịch canh nông của K’Ho cof-
fee là một hình thức du lịch nông nghiệp tự phát của
cộng đồng tộc người K’Ho Cil hướng đến việc sản
xuất nông nghiệp sạch, các kỹ thuật chú trọng đến
phương pháp canh tác thủ công truyền thống, hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường. Một mô hình
du lịch canh nông là yếu tố thúc đẩy sự phát triển
kinh doanh nông sản và cũng chính quá trình sản
xuất nông sản là sản phẩm du lịch, không dừng lại
với việc thu hút khách du lịch với những trải nghiệm
nông nghiệp, những quy trình sản xuất cà phê sạch
mà còn là văn hóa, còn là bản sắc và là lối sống của
người K’Ho Cil trong cộng đồng, được lồng ghép vào
sản phẩm và không gian thưởng thức cà phê. Người
dân trưng bày những sản phẩmvăn hóa củamình như
cà phê, là lối sống văn hóa đặc trưng, cái riêng trong
bản sắc văn hóa để du khách nhìn thấy và hiểu được
lối sống văn hóa của người dân địa phương một cách
chân thực. Trong đó, bản sắc văn hóa được kết hợp
cả văn hóa phương Đông (văn hóa tộc người) và văn
hóa phươngTây trong không gian thưởng thức cà phê,
trong dụng cụ pha chế và thưởng thức cà phê, trong
cả ngôn ngữ Anh, Việt, K’Homà những người dân sử
dụng khi phục vụ khách.
Thứ hai, không có bất kì công ty du lịch hay thông qua
hình thứcmôi giới nào để thực hiện du lịch đối vớimô
hình K’Ho coffee.Người dân giữ vai trò kép vừa là chủ
nhà vừa là người thực hiện du lịch. Vì là dân bản địa
nên họ ý thực được việc duy trì văn hóa truyền thống
của mình, bên cạnh đó họ luôn tiếp thu và sáng tạo
những đặc điểm văn hóa mới để đáp ứng điều kiện
sống, trở nên phù hợp và dễ dàng thích nghi. Đặc
biệt, khi có sự tác động của du lịch, bản sắc văn hóa sẽ
thay đổi và kiến tạo phù hợp mà chính người sở hữu
nền văn hóa ấy mới có quyền quyết định văn hóa của
mình. Sự phát triển của du lịch canh nông trong mô
hình cà phê sạch không những không tàn phá ý nghĩa
của những sản phẩm văn hóa đối với người dân bản
địa cũng như đối với du kháchmà còn có được những
ý nghĩa mới mẻ đối với người dân bản địa khi chúng
trở thành một dấu ấn quan trọng của bản sắc văn hóa
tộc người của họ, một động cơ của sự trình diễn trước
công chúng bên ngoài.
Cuối cùng, những nghiên cứu gần đây cho rằng văn
hóa liên tục được sáng tạo nên và có tính thích ứng,
rằng việc xây dựng bản sắc là một quá trình liên tục,
người dân là những người chiến lược gia về mặt văn
hóa. Cộng đồng địa phương là một phần quan trọng
của cảnh quan của du lịch nông trại và chắc chắn là
phần không thể tách rời tổng thể bởi vẻ hấp dẫn của
nó– là vẻ đẹp của vănhóa tộc ngườiK’Ho. Có thể thấy
rằng chính cộng đồng sẽ góp phần tích cực và chủ yếu
trong việc hình thành và bảo vệ bản sắc văn hóa tộc
người vì họ hiểu về môi trường họ đang sống hơn bất
kểmột ai. Bản sắc văn hóa trong du lịch theomô hình
K’Ho coffee nói riêng và bản sắc văn hóa trong du lịch
canh nông nói chung đều được kiến tạo và sáng tạo
bởi chính chủ nhân hình thành nền văn hóa đó mới
phù hợp với điều kiện sống. Bản sắc văn hóa là một
sản phẩm nhưng nó bao gồm cả quá trình kiến tạo
bản sắc văn hóa, bởi lẽ văn hóa không đứng yên, văn
hóa luôn thay đổi, văn hóa là một quá trình, là một lối
sống. Bản sắc văn hóa của người K’Ho Cil không chỉ
là hạt cà phê, là những tấm vải thổ cẩmmà còn là quá
trình làm ra sản phẩm, còn là quan niệm và lối sống
của con người đối với cà phê, đối với môi trường và
đối với văn hóa của cộng đồng. Ý thức về môi trường,
về những kỹ thuật canh tác, cách lựa chọn phương
pháp sản xuất là yếu tố của bản sắc văn hóa. Trên cơ sở
178
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(4):172-181
Hình 2: Không gian quầy bar, nơi thưởng thức cà phê của mô hình K’Ho Coffee Ngày chụp: 24/8/2018; Người chụp:
tác giả
đó du lịch là một chất xúc tác trong quá trình thay đổi
và kiến tạo văn hóa15. Hơn nữa, qua việc khai thác
hoạt động sản xuất cà phê qua mô hình K’Ho coffee
trong du lịch, bản sắc văn hóa được tô đậm khi người
nông dân trồng cà phê sạch làmdu lịch canh nông cho
thấy khả năng đạt được các mục tiêu mà phát triển du
lịch bền vững hướng đến.
KẾT LUẬN
Như vậy, hình thức du lịch canh công theo mô hình
nông nghiệp sạch đã đẩy mạnh sức mạnh cộng đồng
tạo nên du lịch phát triển bền vững và khi đó, du lịch
canh nông có thể làm tăng tiềm năng dài hạn cho
doanh thu cao hơn các sản phẩm và dịch vụ giá trị
gia tăng, đặc biệt là cho các trang trại nhỏ đang gặp
khủng hoảng16. Du lịch canh nông là một chiến lược
phát triển kinh tế quan trọng nhằm mục đích mang
lại lợi ích cho cả nông nghiệp, du lịch và ít nhất là
trong trường hợp các nước đang phát triển, đóng góp
cho sinh kế nông thôn bền vững. Thúc đẩy các hoạt
động kinh tế ở quy mô địa phương và khu vực, xem
xét toàn diện sức khỏe môi trường, xã hội và văn hóa
có thể giúp xây dựng khả năng phục hồi và giảm tính
dễ bị tổn thương của cộng đồng17.
DANHMỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BBPV: Biên bản phỏng vấn
Nxb: Nhà xuất bản
Tp: Thành phố
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Bài viết không có xung đột lợi ích.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Bài viết hoàn toàn là nội dung nghiên cứu của tác giả.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Bùi Bùi Việt Thành, Cây cà phê Việt Nam và Khe Sanh – Quảng
Trị lịch sử về quá trình phát triển.
2. Stan B-H Tan. Coffee frontiers in the Central Highlands of
Vietnam: networks of connectivity. Asia Pacific Viewpoint.
2000;41.
3. Doutriaux, Sylvie, Geisler C. Rural Sociology:. Competing
for Coffee Space: Development-Induced Displacement in the
Central Highlands of Vietnam. 2008;73(4):528–55.
4. Thong HQ. Eco-efficiency analysis of sustainability-certified
coffee production in Vietnam. Journal of Cleaner Production.
2018;.
5. Ammirato Salvatore and Alberto Michele Felicetti. The Agri-
tourism as a Means of Sustainable development for Commu-
nities: A Research from the field, the international journal of
interdisciplinary environmental studies. International Journal
of Interdisciplinary Environmental Studies. 2014;p. 17–29.
6. Copenhagen D. Global–local interactions: socioeconomic
and spatial dynamics in Vietnam’s coffee frontier. The Geo-
graphical Journal. 2009;175(2):133–145.
7. Bùi Thị Lan Hương, Du lịch nông nghiệp và du lịch nông
nghiệp, Nội san Nghiên cứu khoa học, Trường Cán bộ quản
lý nông nghiệp và phát triển nông nghiệp 2 - Tp. Hồ Chí Minh,
2010.
8. AmosB. The simpleuser’s guide to certification for sustainable
tourism and ecotourism; 2004. The International Ecotourism
Society.
9. MạcĐường, Vấn đề dân tộc ở LâmĐồng, Nxb: Sở Văn hóa tỉnh
Lâm Đồng, Lâm Đồng,; 1983.
10. Trần Sỹ Thứ, Dân tộc. dân cư LâmĐồng, Nxb: Thống kê, Tp. Hồ
Chí Minh; 1999.
11. Diệu TV. Ít ghi chép về người Chill ở Lâm Đồng. Tạp chí Dân
tộc học. 1978;(3):49–54.
12. Bùi Minh Đạo, Dân tộc KoHo ở Việt Nam, Nxb: Khoa học Xã
hội, Hà Nội; 2003.
13. Phan Ngọc Chiến, Người KơHo ở Lâm Đồng nghiên cứu nhân
học về dân tộc và văn hóa. Nxb: Trẻ, Hà Nội; 2005.
14. Bourdieu Pierre, The forms of capital. In J. Richardson (Ed.)
Handbook of Theory and Research for the Sociology of Edu-
cation (New York, Greenwood), 241-258.; 1986.
179
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(4):172-181
15. Colton John W; Glyn Bissix. Developing Agritourism in Nova
Scotia: Issues and Challemges. Journal of Sustainable Agricu-
ture. 2008;p. 91–112. Available from: 10.1300/J064v27n01_06.
16. Dogan H. Forms of Adjustment: Socio cultural Impacts of
Tourism. Annals of TourismResearch. 1989;p. 216–236.
17. Anderson T, Land M. Melanesian land: The impact of markets
and modernisation. Journal ofAustralian Political Economy.
2011;68:85–107.
180
Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 3(4):172-180
Open Access Full Text Article Research Article
The University of Social Sciences and
Humanities, VNU-HCM
Correspondence
Do Thi Ngan Thanh, The University of
Social Sciences and Humanities,
VNU-HCM
Email: nganthanhblue97@gmail.com
History
Received: 07/11/2019
Accepted: 23/12/2019
Published: 31/12/2019
DOI : 10.32508/stdjssh.v3i4.528
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Agritourism: cultural identity of the K’Ho Cil in their exploitation
of green coffee cultivation off tourism development in Lac Duong
town, Lac Duong district, LamDong province
Do Thi Ngan Thanh*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
These days, with the aspiration of proceeding the sustainable development in the agriculture sector
or balance among three main factors consisting economy, environment and society in the growth
of tourism, ``agritourism'' has been considered an optimal choice to such an area with advanta-
geous geological features as Lac Duong town, LamDong province. Possessing a green coffee farm,
the K'Ho Cil community has not only developed ``agritourism'' model based on agricultural activ-
ities (the process of cultivation, supervising, manufacturing), turning it into a part of experience
tourism, but also expressed their cultural identity. Relying on conducting a research on how K'Ho
Cil people, living in Lac Duong town, have been establishing and operating green farm model
and green coffee which are supported by bothmodern and traditional techniques, thus effectively
sold high- value agricultural products and re-created identity culture during the period of tourism's
development, the aim of this article is to propose a sustainable tourism structure based on ``agri-
tourism'' model particularly in ethnic areas and generally in the whole country.
Key words: cultural identity, agritourism, K'Ho Cil people, sustainable tourism
Cite this article : Thi Ngan Thanh D. Agritourism: cultural identity of the K’Ho Cil in their exploitation
of green coffee cultivation off tourism development in Lac Duong town, Lac Duong district, Lam
Dong province. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 3(4):172-181.
181
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_lich_canh_nong_ban_sac_van_hoa_trong_mo_hinh_ca_phe_sach.pdf