Du lịch có trách nhiệm - Hướng đi bền vững các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam

KẾT LUẬN Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia, du lịch Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với không ít vấn đề về tăng trưởng, cạnh tranh và cả những tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội. Trong bối cảnh đó, triển khai du lịch có trách nhiệm là một định hướng thiết thực đảm bảo phát triển bền vững. Những lợi ích ban đầu từ việc thực hiện các hoạt động du lịch có trách nhiệm đã bắt đầu hé lộ khi có sự vào cuộc của các doanh nghiệp lữ hành lớn. Các công cụ thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện du lịch có trách nhiệm đang từng bước được xây dựng. Tuy nhiên, phát triển du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam mới đang ở những bước đầu tiên. Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn tới, rất cần sự hợp tác, phát huy tối vai trò, trách nhiệm của tất cả các thành viên cũng như sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch có trách nhiệm - Hướng đi bền vững các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 TRNG I H C TH  H NI DU LZCH C TRCH NHIOM - H 1NG I B2N V[NG CA CC DOANH NGHIOP L[ H,NH VIOT NAM Mai Hiên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Du lịch có trách nhiệm là phương thức tiếp cận tích hợp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều chủ thể tham gia, nhằm mục tiêu gia tăng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường du lịch, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực. Doanh nghiệp lữ hành là đối tượng trực tiếp và có khả năng ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác trong thực thi du lịch có trách nhiệm. Ngành lữ hành Việt Nam những năm gần đây đã triển khai một số hoạt động thúc đẩy du lịch có trách nhiệm, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở một vài doanh nghiệp lớn và việc thực hiện trách nhiệm dừng lại ở những hoạt động gắn liền với lợi ích doanh nghiệp. Để phát triển du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam, cần một quá trình thay đổi từ nhận thức cho đến cách thức tổ chức kinh doanh với bốn nhóm giải pháp trọng tâm: phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; tạo ra chuỗi cung ứng dịch vụ có trách nhiệm; tiếp thị và truyền thông có trách nhiệm; cung cấp hỗ trợ có trách nhiệm cho các điểm đến du lịch. Từ khóa: Du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam Nhận bài ngày 10.9.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.10.2017 Liên hệ tác giả: Mai Hiên; Emai: mhien@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Nhiều năm qua, với sự nỗ lực của toàn ngành và của các doanh nghiệp du lịch trong cả nước, du lịch Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Các kết quả thống kê về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định sự đóng góp quan trọng của ngành du lịch vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ngành du lịch mới chủ yếu tăng trưởng về lượng mà chưa phát huy được tối đa tiềm năng về tài nguyên du lịch; mới bước đầu định vị điểm đến Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp; đồng thời đã xuất hiện những yếu tố đi ngược với phát triển bền vững như cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường, suy thoái, tha hóa yếu tố truyền thống Bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa với rất nhiều xu hướng, yếu tố tác động đã và đang đặt du lịch Việt Nam trước những cơ hội và thách thức thực sự trong tiến trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Do đó, việc phát triển du lịch có trách nhiệm được coi là nguyên tắc mang tính chiến lược và là con đường dẫn tới thành công. TP CH KHOA H C − S 19/2017 65 Trên thế giới, du lịch có trách nhiệm bắt đầu hình thành từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX khi các tác động tiêu cực của phát triển du lịch đại chúng khiến con người lo ngại. Tại Việt Nam, du lịch có trách nhiệm được đề cập và quan tâm từ cuối những năm 2000. Các công cụ thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện du lịch có trách nhiệm đang từng bước được xây dựng. Nhưng phát triển du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam mới chỉ ở những bước đầu tiên. Cần nhiều hơn nữa những định hướng và chính sách của nhà nước, những nỗ lực của các bên liên quan và nhất là nâng cao nhận thức và tầm nhìn của các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Du lịch có trách nhiệm trong mối quan hệ với du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững từ lâu đã là một định hướng quan trọng, được quan tâm và thúc đẩy trên phạm vi toàn thế giới. Mục tiêu phát triển du lịch bền vững khá rõ ràng: đáp ứng các nhu cầu hiện tại trong khi vẫn duy trì và tăng cường cơ hội cho tương lai. Ba trục cân bằng trong phát triển du lịch bền vững bao gồm: kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Du lịch có trách nhiệm theo Tuyên bố Cape Town 2002 được hiểu thống nhất là hoạt động có trách nhiệm của các bên tham gia (nhà nước, doanh nghiệp, du khách, người dân và các tổ chức xã hội) nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực, chi phí trong quá trình thực hiện du lịch. Kết quả của du lịch có trách nhiệm là tạo ra những địa điểm tốt hơn cho mọi người sinh sống và tham quan. Cùng chung mục đích như du lịch bền vững và cũng xoay quanh ba trục cân bằng kinh tế - văn hóa, xã hội - môi trường, nhưng du lịch có trách nhiệm chỉ rõ phương thức tiến hành để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Du lịch bền vững sẽ được tạo lập chính từ những hành động có trách nhiệm của tất cả các bên tham gia trong phát triển du lịch. Như vậy, du lịch có trách nhiệm là khái niệm được ra đời để giải quyết tiếp các vấn đề lý luận của du lịch bền vững khi triển khai trong thực tế. Các hình thức của định hướng du lịch có trách nhiệm như du lịch bền vững, du lịch với mục đích xã hội, du lịch hướng đến sự công bằng, du lịch sinh thái và sự kết hợp của các hình thức trên là công cụ phát triển đầy tiềm năng đối với các nước đang phát triển. 2.2. Vai trò và lợi ích của khối doanh nghiệp lữ hành khi triển khai du lịch có trách nhiệm Doanh nghiệp lữ hành là loại hình doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Thành phần tham gia lĩnh vực lữ hành bao gồm các hãng lữ hành, đại lý lữ hành, hướng 66 TRNG I H C TH  H NI dẫn viên du lịch - các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia và các tổ chức, cá nhân gián tiếp cung ứng các dịch vụ như lưu trú, vận chuyển, nhà hàng, điểm tham quan Doanh nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, quảng bá và là “nhà cung ứng” sản phẩm du lịch có trách nhiệm đến với người tiêu dùng. Là đơn vị tổ chức trực tiếp và có mối liên hệ chặt chẽ với du khách trong toàn bộ hành trình, cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ảnh hưởng đến cách thức trải nghiệm của du khách. Bằng những hình thức quảng cáo, tổ chức, hướng dẫn của mình, doanh nghiệp có khả năng thay đổi nhận thức, hành vi của các nhóm đối tượng khách và tạo ra tính lan tỏa, nhân rộng. Doanh nghiệp lữ hành có thể gây ảnh hưởng đến một tỉ lệ lớn lượng khách du lịch quốc tế về việc lựa chọn cơ sở lưu trú, điểm tham quan, phương tiện đi lại, mức độ và hình thức tương tác với cư dân địa phương và môi trường tự nhiên. Doanh nghiệp lữ hành còn tác động tới các đối tượng khác trong việc thực hiện du lịch có trách nhiệm tại một điểm đến, yêu cầu các đơn vị cung ứng dịch vụ phải nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia vào chuỗi giá trị du lịch. Cách thức khai thác và tham gia quản lý tài nguyên của doanh nghiệp lữ hành ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương. Thực tế đã chứng minh, tiếp cận và thực hiện du lịch có trách nhiệm mang lại lợi ích nhiều mặt cho các doanh nghiệp lữ hành: − Tăng doanh thu: Tăng thu nhập của doanh nghiệp một cách hợp lí thông qua việc cam kết trách nhiệm với khách hàng hiện tại, thu hút được khách hàng mới, từ đó gia tăng thị phần du lịch. − Tiết kiệm chi phí: Thông qua việc giảm sử dụng tài nguyên, giảm lượng rác thải và tránh thực hiện các hành động không phù hợp với nguyên tắc bền vững và có trách nhiệm sẽ làm giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh. − Tiếp cận nguồn lực tài chính: Các tiêu chí xã hội và môi trường là các yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro khi cho vay. Vì thế, các doanh nghiệp lữ hành thực hiện du lịch có trách nhiệm có thể tiếp cận được nguồn vay từ ngân hàng và các nhà đầu tư dễ dàng. − Nâng cao cam kết và hiệu suất làm việc của nhân viên: Nhân viên thường tự hào khi làm việc cho một doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm, điều này làm tăng khả năng lưu giữ và thu hút đội ngũ nhân sự có năng lực, giảm các chi phí tuyển dụng và đào tạo mới, nâng cao năng lực làm việc và sáng tạo. − Tăng uy tín và giá trị của thương hiệu: Danh tiếng về có trách nhiệm sẽ làm tăng giá trị thương hiệu của công ty, hiệp hội, nghiệp đoàn... và chỗ đứng trên thị trường, đồng thời giảm rủi ro khi có những sự thay đổi về kinh tế và thị trường. TP CH KHOA H C − S 19/2017 67 − Bảo vệ điểm đến: Thực hiện du lịch có trách nhiệm góp phần làm cho điểm đến du lịch trở nên hấp dẫn và thú vị hơn, đảm bảo chất lượng của điểm đến và tính bền vững trong hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp. − Nâng cao chất lượng dịch vụ: Quản lý có trách nhiệm các dịch vụ và chuỗi cung ứng đảm bảo tính an toàn và chất lượng của cơ sở vật chất phục vụ và chất lượng dịch vụ, đồng thời hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển kinh tế qua đó phát huy hiệu quả đạo đức kinh doanh, cải thiện dịch vụ và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. − Quản lý rủi ro tốt và phù hợp với quy định: Thông qua việc quản lý hoạt động kinh doanh bền vững, phù hợp với luật pháp và các quy định liên quan, các doanh nghiệp thực hiện du lịch có trách nhiệm sẽ giảm bớt các nguy cơ gặp rắc rối về mặt pháp lý. − Hỗ trợ chính quyền trong việc xây dựng các quy định: Nhà nước đang dần hoàn thiện khung chính sách và điều luật chỉnh đốn hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp, đặc biệt là kiềm chế các thực hành xấu. Các doanh nghiệp lữ hành có kinh nghiệm xây dựng các chính sách và quy định về du lịch có trách nhiệm và thực hiện tốt sẽ có cơ hội ảnh hưởng, tác động trở lại đến việc hình thành, điều chỉnh các chính sách của Nhà nước. 2.3. Thực trạng triển khai kinh doanh du lịch lữ hành có trách nhiệm tại Việt Nam Trên thế giới, du lịch có trách nhiệm đang là xu hướng mà cả du khách, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng cư dân địa phương cùng quan tâm hướng đến để phát triển du lịch bền vững. Tổ chức “Sáng kiến của các hãng lữ hành về phát triển du lịch bền vững” ước tính 12% tổng lượng khách quốc tế đi du lịch thông qua các công ty kinh doanh đưa khách ra nước ngoài. Trong số đó, lượng khách có nhu cầu trải nghiệm du lịch và lữ hành có trách nhiệm ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) năm 2010, 70% khách du lịch đến từ Hoa Kỳ, Anh, Úc sẵn sàng trả thêm 150 đôla cho kỳ nghỉ 2 tuần ở một khách sạn có trách nhiệm với môi trường. Hơn 66% du khách Hoa Kỳ, Úc; 90% du khách Anh cho rằng bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng địa phương là trách nhiệm của khách sạn. Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, đã xuất hiện các nhu cầu đi du lịch có trách nhiệm từ nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) nên một số doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt trào lưu này. Công ty du thuyền Đông Dương ở Hạ Long khai thác tuyến mới Bái Tử Long giúp giảm tải cho khu vực trung tâm vịnh Hạ Long và đề xuất thực hiện chương trình “Vì một Hạ Long xanh” làm sạch khu vực di sản. Vitours cũng lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường trong các chương 68 TRNG I H C TH  H NI trình teambuilding với các trò chơi như nhặt rác ở bãi biển, làng nghề tạo hiệu ứng rất tốt cho mỗi thành viên đoàn. Qua các hành động thiết thực như đạp xe, quét, thu gom rác tại những điểm du lịch nổi tiếng, tập trung đông khách thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Huế, Hà Nội, Lào Cai chương trình của Vietravel đã góp phần làm tăng sức hấp dẫn của điểm đến đồng thời tuyên truyền, vận động người dân, du khách nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan, không gian du lịch. LeNguyen Travel đón khách đến phố cổ Hội An lưu trú và sinh hoạt hàng tháng tại những ngôi nhà của cư dân địa phương, tham gia các hoạt động phụ giúp nấu ăn, lau nhà cho người già, tàn tật, trẻ em tại Trung tâm xã hội Quảng Nam và Trung tâm trẻ mồ côi Hội An. HoiAn Travel tổ chức cho khách nước ngoài học tiếng Việt, phụ giảng trẻ em học tiếng Anh, học nấu ăn, học làm gốm ở làng gốm Thanh Hà, học làm nông ở làng rau Trà Quế. Trong suốt thời gian lưu trú tại Quảng Nam, du khách không sử dụng máy điều hòa để tiết kiệm điện và lưu trú trong thời gian dài tại một địa điểm để hạn chế sử dụng các phương tiện đi lại ảnh hưởng đến môi trường. Doanh nghiệp sử dụng một phần lợi nhuận từ hoạt động du lịch để hỗ trợ làng rau quảng bá thương hiệu và xây dựng các sản phẩm mới Dự án EU – ESRT có tổng giá trị 12,1 triệu Euro, được triển khai dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch từ năm 2011 đến tháng 11/2016. Qua 6 năm triển khai, các hoạt động của Dự án EU - ESRT về thực hành du lịch có trách nhiệm đã có tác động đến nhận thức của các cấp, các ngành đối với yêu cầu về sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Đặc biệt, dự án đã thành công trong việc đưa du lịch có trách nhiệm từ một khái niệm mới lại trở thành một thuật ngữ quen thuộc; một phần tất yếu trong nhiều chính sách, kế hoạch và hành động thực tế của du lịch Việt Nam. Mặt khác, nhận thức về phát triển du lịch có trách nhiệm được lan tỏa rộng rãi đến các khu vực trên toàn quốc nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các điểm đến và cộng đồng. Ngày càng có nhiều công ty du lịch cam kết điều hành kinh doanh một cách bền vững và có trách nhiệm về xã hội, xây dựng các chính sách du lịch có trách nhiệm cho hoạt động của mình. Các diễn đàn truyền thông xã hội cũng đưa ra ngày càng nhiều tin về du lịch có trách nhiệm, chia sẻ thông tin giữa khách du lịch, các cơ quan phát triển và các công ty du lịch. Tính đến hết năm 2016, cả nước có 1.590 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Đa số các doanh nghiệp có nhận thức tích cực và những hoạt động thúc đẩy du lịch có trách nhiệm, tuy nhiên, số lượng còn hạn chế, chỉ tập trung ở khối các doanh nghiệp lớn và không đồng đều trong việc thực hiện các mục tiêu. Việc bảo vệ môi trường đã được các doanh nghiệp thực hiện tương đối, đặc biệt đối với việc tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên vì gắn liền với chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Việc đảm bảo các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội cho cộng đồng chưa được thỏa đáng. TP CH KHOA H C − S 19/2017 69 Doanh nghiệp lớn thường có chính sách kinh tế xã hội đối với địa phương rõ ràng hơn trong điều kiện vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này nhận thức rõ ràng rằng chính sách bền vững về kinh tế xã hội môi trường sẽ giúp nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp đối với cộng đồng và khách du lịch. Tuy nhiên, các chính sách chỉ được thực hiện trong chừng mực lợi ích kinh tế của doanh nghiệp được đảm bảo tối đa. Nói cách khác, doanh nghiệp có xu hướng hạn chế hoạt động có trách nhiệm nếu lợi ích kinh tế không được đảm bảo. Mô hình doanh nghiệp xã hội bước đầu hình thành và phát huy hiệu quả, tuy nhiên sức lan tỏa về kinh tế và văn hóa và xã hội vẫn rất hạn chế nên khó có thể được nhân rộng. Lao động du lịch có trình độ kỹ năng chuyên nghiệp hầu hết tập trung ở các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Còn ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo lao động du lịch rất thiếu. Lao động địa phương tham gia trực tiếp vào du lịch còn tương đối ít hoặc nhiều nơi không có. Với những người đã tham gia thì cơ bản là thực hiện các công việc lao động đơn giản (lao động phổ thông) hoặc gián tiếp tới du lịch và có thu nhập tương đối thấp. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp không có hoặc có chính sách không rõ ràng về nhân sự địa phương hoặc trình độ của lao động địa phương còn hạn chế nên doanh nghiệp phải sử dụng người ngoài. Hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế và nội địa trong xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh tạo ra sức ép đối với các nhà cung cấp dịch vụ có thiên hướng giảm chi phí, hạ giá thành làm cho mất đi tính nguyên vẹn, giá trị độc đáo của chiều sâu văn hóa, chất lượng và trải nghiệm du lịch giảm sút. Hoạt động kinh doanh thiếu trách nhiệm do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, chạy theo lợi nhuận ngắn hạn dẫn tới mất an toàn, không đảm bảo yêu cầu về chuẩn chất lượng dịch vụ trong hoạt động du lịch như xe chạy quá tải, ngộ độc thực phẩm, hướng dẫn viên chạy sô theo thời vụ 2.4. Yêu cầu về nhận thức và hành động của doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm Việt Nam Việc thực hiện du lịch có trách nhiệm của doanh nghiệp không phải là một hoạt động nhất thời mà là cả một quá trình thay đổi từ nhận thức cho tới cách thức tổ chức kinh doanh. Quá trình này cũng không chỉ gắn với một giai đoạn, một chu kỳ kinh doanh mà gắn với doanh nghiệp trong dài hạn. Muốn vậy, doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm Việt Nam phải xác định rõ các yêu cầu sau đây: Thứ nhất, nhận thức đúng và đủ sẽ quyết định trách nhiệm cao. Du lịch có trách nhiệm không phải là một chiến thuật kinh doanh, một công cụ nhất thời, một biện pháp tuyên truyền mà là một phương thức tiếp cận, tầm nhìn của doanh nghiêp. Từ tầm nhìn của doanh 70 TRNG I H C TH  H NI nghiệp, hệ thống các chính sách được đưa ra thể hiện cam kết thực hiện du lịch có trách nhiệm. Quá trình thực hiện du lịch có trách nhiệm tại doanh nghiệp bắt đầu từ nhận thức của cấp quản lý cao nhất. Nhà quản lý phải nắm được các quy định của Nhà nước về phát triển du lịch, đánh giá được tác động đến đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội - môi trường của du lịch. Người lao động trong ngành/lĩnh vực du lịch có trách nhiệm cần xác định được trách nhiệm của mình trong từng vị trí công việc đảm nhận. Thứ hai, hành động là biểu hiện của trách nhiệm. Thực hiện hoạt động du lịch có trách nhiệm phải thông qua các hoạt động, sản phẩm cụ thể, trong đó bao gồm: − Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm cần kết hợp quy trình phát triển sản phẩm du lịch thông thường với các nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch bền vững. Điểm khởi đầu của quy trình này là thị trường. Bằng cách nắm bắt và dự đoán trước nhu cầu của các phân đoạn thị trường chính, sản phẩm du lịch có thể được thiết kế và phát triển với khả năng thành công thương mại cao. Xác định các lĩnh vực phải cải thiện, điều chỉnh, thay đổi để tạo ra sự quan tâm lớn hơn của người tiêu dùng có trách nhiệm, bao gồm: điểm đến có trách nhiệm, điểm du lịch có trách nhiệm, cơ sở lưu trú theo xu hướng du lịch có trách nhiệm, vận chuyển du lịch có trách nhiệm (phương tiện đi lại sử dụng năng lượng xanh, các tuyến du lịch xe đạp, máy bay giảm lượng carbon...). Khai thác tối đa khả năng của điểm đến nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đặc thù của vùng và khu vực. Ưu tiên nguyên liệu địa phương, sản vật địa phương, phong cách địa phương để tạo dựng hình ảnh địa phương trong tất cả các hoạt động du lịch tại điểm đến. Trong trường hợp bắt buộc phải du nhập hàng hóa, phương tiện, công cụ từ nơi khác thì nhất thiết phải nội địa hóa, địa phương hóa bằng hình ảnh, ngôn ngữ gần gũi với văn hóa bản địa. − Tạo ra chuỗi cung ứng dịch vụ có trách nhiệm: Chuỗi cung ứng là hệ thống vận chuyển của một sản phẩm hoặc dịch vụ từ người cung cấp tới khách hàng. Chuỗi cung ứng du lịch bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ du lịch cốt lõi và phụ trợ. Để trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng có trách nhiệm, công ty lữ hành phải sử dụng hướng dẫn viên bản địa, lao động địa phương, tái chế nguyên liệu địa phương, thông tin cho khách về các vấn đề bền vững. Các nhà hàng sử dụng lao động địa phương, tìm những nguồn thực phẩm bền vững, thực hiện thương vụ công bằng, chi trả lương công bằng. Các nhà cung cấp phát triển thực phẩm hữu cơ, không buôn bán hoặc tiêu thụ các loại động vật, thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng... Tất cả các đối tác tham gia chuỗi cung ứng phải công nhận và cam kết hỗ trợ việc phát triển du lịch có trách nhiệm vì lợi ích riêng của cá nhân và vì lợi ích chung của tập thể trong các hoạt động của mình. TP CH KHOA H C − S 19/2017 71 − Tiếp thị và truyền thông có trách nhiệm: Tuyệt đối không quảng bá quá mức về điểm đến mà làm rõ giá trị của điểm đến vào những thời điểm khác nhau trong năm làm cho khách biết được những khoảnh khắc trải nghiệm thú vị nhất. Quảng bá về những giá trị tinh thần trong quá trình thụ hưởng dịch vụ du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng tại điểm đến thông qua hình ảnh về kỳ nghỉ của những nhân vật có phong cách tiên phong mà ở đó họ thể hiện sự tôn trọng những giá trị thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa. − Cung cấp hỗ trợ có trách nhiệm cho các điểm đến du lịch: Luôn tôn trọng và coi những giá trị văn hóa bản địa (di sản, lối sống, tập tục, lễ hội, trang phục, trò chơi dân gian) là nguồn tài nguyên vô giá để hấp dẫn thu hút khách và tạo ra trải nghiệm độc đáo cho du khách. Không phô diễn, sân khấu hóa nội dung văn hóa, nghệ thuật. Không sao chép rập khuôn những giá trị văn hóa bản địa của nơi này để trình diễn ở nơi khác. Định kỳ tại những khu vực tập trung đông du khách, tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, biểu diễn các trò chơi để duy trì nét văn hóa truyền thống. Trích phần lợi nhuận của doanh nghiệp, phần đóng góp tự nguyện của khách để hỗ trợ, duy trì, gìn giữ, lưu trữ, trưng bày những giá trị văn hóa bản địa quý báu. Hỗ trợ về thông tin, năng lực, kinh nghiệm để cộng đồng tham gia phần việc trong chuỗi cung ứng. Phát triển mô hình mỗi làng một sản phẩm, tập trung vào nghề thủ công truyền thống, ẩm thực truyền thống, nghệ thuật dân gian để tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển kinh tế hộ gia đình. Các tổ, đội, hội, câu lạc bộ trong cộng đồng thực hiện các phần việc quản lý điểm đến, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng theo chương trình du lịch mà doanh nghiệp lữ hành thiết kế. Nhìn chung, để khẳng định thương hiệu, từng bước chiếm lĩnh và nắm giữ thị phần, các doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm, ngoài việc nhận thức và thực hiện các hoạt động cụ thể, tích cực trên, còn cần phối hợp hài hòa, đồng bộ với các loại hình khác như du lịch bền vững, du lịch sinh thái... Có như thế, du lịch có trách nhiệm mới thực sự nâng cao được uy tín, sức cạnh tranh trong môi trường phát triển du lịch sôi động hiện nay, tạo được chuỗi cung ứng giá trị đáp ứng các mục tiêu phát triển và hội nhập. 3. KẾT LUẬN Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia, du lịch Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với không ít vấn đề về tăng trưởng, cạnh tranh và cả những tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội. Trong bối cảnh đó, triển khai du lịch có trách nhiệm là một định hướng thiết thực đảm bảo phát triển bền vững. Những lợi ích ban đầu từ việc thực hiện các hoạt động du lịch có trách nhiệm đã bắt đầu hé lộ khi có sự vào cuộc của các doanh nghiệp lữ hành lớn. Các công cụ thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện du lịch có trách nhiệm đang từng bước được xây dựng. Tuy nhiên, phát triển du lịch có trách 72 TRNG I H C TH  H NI nhiệm tại Việt Nam mới đang ở những bước đầu tiên. Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn tới, rất cần sự hợp tác, phát huy tối vai trò, trách nhiệm của tất cả các thành viên cũng như sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính phủ (2011), “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011. 2. Đỗ Cẩm Thơ (2012), “Bàn về bản chất của du lịch có trách nhiệm”, Tạp chí Du lịch tháng 11, 12. 3. Hà Văn Siêu (2015), “Nghiên cứu du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ, Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, RESPONSIBE TOURISM- SUSTAINABLE DIRECTION FOR VIETNAMESE TOURISM ENTERPRISES Abstract: Responsible tourism is an integrated approach, involving the responsibility of many subjects to increase the economic, social and environmental benefits of tourism, simultaneously mitigating the negative impacts. A tourism enterprise is a direct and potentially influential entity in responsible tourism practice. Vietnam's travel industry has implemented a number of responsible tourism promotion activities in recent years, but mainly concentrated in a few large enterprises and the implementation of the responsibility is limited by the activities associated with its business interests. Development of responsible tourism in Vietnam requires a changing process from awareness to the way of doing business with four focus groups: development of responsible tourism products, responsible supplying chain of services, responsible marketing and communications and supply of responsible support to destinations. Keywords: responsible tourism, sustainable tourism, Vietnamese tourism enterprise

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_lich_co_trach_nhiem_huong_di_ben_vung_cac_doanh_nghiep_lu.pdf