Để bảo đảm nguồn nước ngọt cho Côn Đảo, phương án mở rộng dung tích các hồ chứa nước ngọt hiện có, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nhằm tăng diện tích xây thêm các hồ, ao chứa nước mới, tận dụng các phương tiện chứa nước mưa, phân tán với quy mô khác nhau như bể chứa nổi, bể chứa ngầm, tái sử dụng nước thải để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trong quy hoạch xây dựng đô thị du lịch Côn Đảo cũng tính đến việc thích ứng với nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra. Đồng thời xúc tiến nghiên cứu dự báo các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học, tổ chức tốt các hoạt động phòng chống bão, cứu hộ, xây dựng các khu vực tránh bão an toàn cho các tàu, thuyền đánh bắt hải sản, du lịch, giao thông vận tải và dịch vụ.
Việc lồng ghép nhiệm vụ phát triển Côn Đảo trở thành đô thị du lịch, dịch vụ biển có chất lượng cao, có kết cấu hạ tầng hiện đại gắn với các yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị thiên nhiên, các di tích lịch sử là phù hợp với xu thế phát triển du lịch xanh – sạch – thân thiện với môi trường của các nước tiên tiến trên thế giới. Theo chỉ đạo của Thủ thướng Chính phủ, chậm nhất đến năm 2015 phải đưa Côn Đảo đạt chuẩn thành phố loại ba, hướng đến đặc khu kinh tế trực thuộc trung ương. Năm 2014, Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tổ chức “Ngày Côn Đảo” và sẽ duy trì thành hoạt động thường niên để quảng bá cho Côn Đảo, đồng thời qua đó huy động mọi nguồn lực từ khắp nơi đóng góp xây dựng Côn Đảo.
25 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Du Lịch Côn Đảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
PHẦN 1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA CÔN ĐẢO
Khái quát về huyện Côn Đảo.
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, tọa độ địa lý: 8o 34’-8o 4’ vĩ độBắc và 106 o31’-106o 43 kinh độ Đông. Côn Đảo cách Vũng Tàu 185km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km và cách cửa sông Hậu(Cần Thơ) khoảng 83km.
Côn Đảo cách đường hàng hải Quốc tế60 kmtheo trục Bắc-Nam.
Quần đảo Côn Đảo có diện tích tự nhiên khoảng 7.678ha bao gồm 16 hòn đảo: Côn Sơn, Hòn Bà, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bông Lan, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Trọc, Hòn Trứng, Hòn Tài Lớn, Hòn Tài Nhỏ, Hòn Trác Lớn, Hòn Trác Nhỏ, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Anh, Hòn Em.
Tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Địa hình.
Côn Đảo chủ yếu là đồi núi chiếm 6.328ha (88,4% diện tích tự nhiên). Huyện đảo có địa thế hùng vĩ, nhiều tài nguyên. Côn Đảorải rác những thung lũng đất đai bằng phẳng. Ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía Tây Nam đến Đông Bắc che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía của những luồng gió mạnh. Địa chất quần đảo có tính đa dạng cao: từ đá macma Mesozoi xâm nhập đến macma phun trào axit. Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn (577m).
Khí hậu.
Côn đảo thuộc khí hậu đại dương, mang đặc điểm á xích đạo – hải dương nóng ẩm. Khí hậu Côn Đảo chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,9oC. Tháng 5 có thời tiết oi bức. Lượng mưa trung bình là 2,200mm. Độ ẩm trung bình 80%. Nhìn chung, khí hậu Côn Đảo phù hợp với sức khỏe con người.
Sinh vật.
Hệ thống sinh vật ở Côn Đảo rất đa dạng và phong phú cả về tài nguyên sinh vật rừng và biển.
Khi đến với biển Côn Đảo du khách có thể ngắm những rạn san hô tuyệt đẹp, xen vào đó là những loài sinh vật biển như tôm, cua cá... Côn Đảo từ xa xưa đã nổi tiếng về các loại sinh vật biển như ốc vú nàng, trai tượng, cầu gai, con Dugong (bò biển).
Thú vị hơn khi đi du lịch vào khoảng tháng 5 – tháng 11 dương lịch du khách có thể đi xem rùa đẻ trứng vào ban đêm ở các đảo Hòn Bảy Cạnh, Hòn Tre.
Rừng là một phần không thể thiếu của Côn Đảo, rừng Côn Đảo đa dạng với nhiều loài cây quý hiếm và các loại thảo mộc. Vườn Quốc Gia Côn Đảo là nơi bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm, ở đây không chỉ phong phú đa dạng về hệ động thực vật trên cạn mà còn có hệ thống rừng ngập mặn nguyên sinh.
Các loài động vật quý hiếm chỉ có tại Côn Đảo: cá voi xanh, đồi mồi, sóc đen, sóc mun...
Thủy văn
Lượng mưa tại Côn Đảo trung bình 2000mm/năm. Độ dài đường bờ biển gần 200km, các bãi biển đẹp, hoang sơ. Độ mặn nước biển 30%. Có khoảng 60 con suối ngắn, nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa. Hiện nay chỉ có đảo Côn Sơn và hòn Cau có nước ngọt. Song ở đây có mạch nước ngầm và hồ chứa nước Quang Trung đủ đảm bảo cũng cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Nhân dân Việt Nam và một phần khách du lịch quốc tế biết đến Côn Đao với biệt danh là “ địa ngục trần gian ”. Côn Đảo không chỉ là một hòn đảo đẹp, bí ẩn với những cánh rừng nguyên sinh và bãi tắm đẹp, nơi đây là nơi ghi dấu bao ký ức đau thương về cuộc chiến chống quân xâm lược ở Việt Nam. Đó là những khu di tích lịch sử: Nhà tù Côn Đảo, Nghĩa trang Hàng Dương, Mộ chị Võ Thị Sáu.
Nhà tù Côn Đảo
Hệ thống nhà tù được người Pháp xây dựng để giam cầm những tù nhân đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như tù phạm chính trị, tử tù. Nơi đây giam giữ những nhân vật cộng sản và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa.Hơn 118 năm, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã biến Nhà tù Côn Đảo trở thành “Địa ngục trần gian”. Các nhà cách mạng đã bị tra tấn hết sức dã man,trong đó, có hơn 22000 chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ độc lập tự do của đất nước.
Nhà tù Côn Đảo có tất cả 8 trại lớn cùng hàng chục trại phụ. Mỗi trại lớn rộng từ 100000-25000m2 với 20 hầm đá, 14 xà lim, 31 gian biệt lập chuồng bò, 120 chuồng cọp Pháp, 384 chuồng cọp Mỹ và hàg chục khu biệt lập nhất thời để duy trì an ninh.
Có thể nói nhà tù Côn Đảo đã trở thành chứng nhân lịch sử cho tội ác của thực dân Pháp cùng đế quốc đã thực hiện tại Việt Nam. Khu nhà tù Côn Đảo đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Hiện nay nhà tù Côn Đảo được mở cửa và xây dựng nhiều bức tượng tái hiện lại hình thức tra tấn và thu hút được nhiều khách du lịch.
Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo và được xem là “Bàn thờ Tổ Quốc”. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đầy kéo dài từ năm 1862 đến 1975 trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc đại Pháp và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã chết dưới sự tàn ác của cai ngục và hoàn cảnh sống khắc nghiệt của nhà tù.
Cầu Tàu.
Cầu Tàu được xây dựng năm 1873 với phác thảo dài 107 m, từ mép lộ trước cổng Dinh Chúa đảo lao thẳng ra vịnh Côn Sơn. Người ta họi Cầu Tàu bằng danh số 914, 915, 871 để tưởng nhớ những người đã chết khi bị bắt xây dựng Cầu Tàu này. Nhưng những con số này ít nhiều chỉ mang tính ước lệ. Ai biết được một cách chính xác có bao nhiêu người đã núi lở, đá đè, chết khi chuyển đá để làm Cầu Tàu và kè đá con đường dọc ven biển.
Cầu Tàu là nơi ghi dấu bước chân lưu đày đầu tiên của hàng chục vạn người tù lên con đảo “địa ngục” này với bao trận đòn roi, đòn phủ đầu từ đây về tới trại giam. Không rõ bao nhiêu người cộng sản yêu nước chỉ một đặt chân lên đây rồi vĩnh viễn nằm lại Hàng Keo, Hàng Dương, Cỏ Ông, Hòn Cau...
Mộ và mộ bia anh hùng Võ Thị Sáu.
Mộ chị Võ Thị Sáu nằm ở khu B2 nghĩa trang Hàng Dương.
Miếu bà Phi Yến :
Theo truyền thuyết đây là nơi dân làng An Hải xưa phụng thờ người phụ nữ trung trinh tiết liệt, dám cản ngăn chồng bán nước cầu vinh. Người phụ nữ ấy là bà thứ phi Hoàng Phi Yến và ngôi miếu kia là An Sơn Miếu. Hàng năm, vào trung tuần tháng 10 âm lịch, nhân dân Côn Đảo lại long trọng tổ chức lễ giỗ Bà.
Lễ hội bắt đầu từ đêm 17/10 âm lịch. Có thể nói, từ nhiều năm qua, ngày giỗ Bà đã trở thành một dịp để mọi người thành tâm khấn nguyện những điều may mắn, tốt đẹp cho gia đình, người thân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đó chính là nhu cầu hướng vào tâm thánh thiện.Lễ giỗ bà Phi yến mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của nhiều người dân Côn Đảo.
PHẦN II. TÌNH HÌNH KHAI THÁC DU LỊCH HIỆN NAY Ở CÔN ĐẢO
Số lượng khách du lịch.
Côn Đảo hiện nay được xem là một thiên đường du lịch, là hòn đảo ngọc của tất cả du khách với hình ảnh nắng vàng, biển xanh và cát trắng. Mỗi năm lượng khách du lịch đến với Côn Đảo ngày càng tăng, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch tại Côn Đảo từ 2010 – 2013
Theo UBND huyện Côn Đảo cho biết, năm 2010, huyện Côn Đảo đón và phục vụ 40.323 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trong đó có gần 3.800 lượt khách quốc tế.
Năm 2011, huyện Côn Đảo đón 12.508 lượt khách quốc tế, tăng 229,7% so với năm 2010. Đặc biệt, sự kiện cặp minh tinh nổi tiếng Hollywood – Angelina Jolie và Brad Pitt chọn Côn Đảo làm điểm dừng chân cho chuyến nghỉ dưỡng càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch Côn Đảo.
Năm 2012, Côn Đảo đón hơn 82.000 lượt khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng, tăng gần 38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, khách quốc tế là hơn 13.000 lượt, chiếm gần 16% tổng số lượt khách đến Côn Đảo.
Năm 2013, Côn Đảo đón gần 90 ngàn lượt khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng, tăng 9% so với năm 2012; trong đó, hơn 19.000 lượt khách quốc tế, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm hơn 20% tổng số lượt khách đến Côn Đảo.
Doanh thu về du lịch.
Số lượng khách đến du lịch tại Côn Đảo tăng dần theo các năm, đồng thời mức chi tiêu của khách tại Côn Đảo về dịch vụ du lịch cũng tăng kéo theo doanh thu về ngành dịch vụ này tăng khá cao.
Doanh thu du lịch của Côn Đảo từ năm 2010 – 2013.
Năm
2010
2011
2012
2013
Doanh thu (tỷ đồng)
55
191,896
255
350
Biểu đồ thể hiện doanh thu trong du lịch ở Côn Đảo từ 2010 - 2013
Năm 2010, doanh thu dịch vụ du lịch hơn 55 tỷ đồng, đạt trên 222% kế hoạch năm.
Tổng doanh thu du lịch tính đến hết tháng 12/2011 là 191,896 tỷ đồng, đạt 159% kế hoạch, tăng 272% so với cùng kỳ năm 2010.
Theo thống kê của Ban quản lý về các Khu du lịch Côn Đảo, trong 2 tháng đầu năm 2014 các doanh nghiệp du lịch đón tiếp và phục vụ 9.279 lượt khách, tăng 7,6 % so với cùng kỳ năm 2013, trong đó khách quốc tế chiếm gần 50% tổng lượng khách đến Côn Đảo (4.023 lượt). Tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch tại Côn Đảo trong 2 tháng đầu năm 2014 đạt 39,3 tỷ đồng. Số ngày lưu trú bình quân của du khách là 3,5 ngày/người. Mức chi tiêu bình quân lên tới 4.636.000 đồng/ngày/người.
Dịch vụ du lịch.
Ngành du lịch ở Côn Đảo ngày càng phát triển mạnh. Mỗi năm Côn Đảo thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến để nghỉ ngơi, khám phá hòn đảo bí ẩn này. Để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách các dịch vụ ở đây phát triến khá mạnh. Tuy nhiên do vị trí địa lý của Côn Đảo cách xa đất liền nên các dịch vụ ở đây vẫn có phần hạn hẹp, chưa phong phú so với dịch vụ du lịch ở trên đất liền.
Dịch vụ cho thuê xe.
Côn Đảo cung cấp dịch vụ cho thuê xe ô tô và xe máy để du khách có thể chủ động, tự mình đi tham quan khám phá những địa danh, bãi biển, con đường ở đây. Công ty du lịch Vietsense cung cấp xe du lịch từ 7 – 29 chỗ cho du khách muốn khám phá Côn Đảo.
Bảng giá cho thuê xe tại Côn Đảo
STT
Danh mục
Xe 16 chỗ (vnd/lượt)
Xe 29 chỗ (vnd/lượt)
1
Xe đưa đón sân bay
700.000
1.500.000
2
Tham quan di tích
3
Thăm quan cảng Bến Đầm
4
Pinic bãi Đầm Trầu
5
Viếng nghĩa trang Hàng Dương
6
Đưa khách đi chợ
400.000
7
Đưa khách đi ăn
300.000
Giá thuê xe máy (chưa bao gồm xăng xe): 150.000/ngày, 60.000/giờ.
Giá thuê xe có thể thay đổi tùy thuộc vào mùa du lịch.
Dịch vụ mua sắm.
Côn Đảo chưa có khu trung tâm mua sắm riêng.Hoạt động mua sắm thường diễn ra tại chợ Côn Đảo. Khách hàng có thể mua nhiều hải sản ở chợ với giá khá rẻ. Đặc sản ở đây là món hạt bàng sấy khô hoặc ướp đường, món mực một nắng được nhiều người chọn mua làm quà.
Dịch vụ giải trí.
Dịch vụ lặn ngắm san hô.
Dịch vụ được cung cấp bởi các chủ tàu, họ sẽ trang bị đầy đủ phao cứu sinh và dụng cụ cho khách lặn.Dịch vụ này nhiều và đa dạng nhất ở Hòn Tre, Hòn Tài, vịnh Côn Sơn và bãi Đầm Trầu.Du khách sẽ được hướng dẫn những thao tác lặn cơ bản và lặn cùng với người hướng dẫn.
Bên cạnh dịch vụ lặn được cung cấp bởi những chủ tàu ở những rạn san hô đã được thăm dò trước du khách có khả năng chi tiêu có thể trải nghiệm dịch vụ lặn chuyên nghiệp với Công ty lặn biển quốc tế Rainbow để lặn ngắm san hô xa bờ và khám phá được nhiều điều kỳ thú hơn trong lòng đại dương.
Dịch vụ câu cá mập.
Địa điểm lý tưởng cho khách du lịch trải nghiệm dịch vụ này là bãi Nhát nằm trên đỉnh Tình Yêu. Du khách sẽ được cung cấp một cần câu chuyên dụng dài 3m, dây dài 100m, mồi câu bằng mực tươi. Theo kinh nghiệm của người dân, thời gian thích hợp nhất để câu là buổi tối, còn câu được cá hay không còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.Trong lúc chờ cá cắn câu du khách được thưởng thức bữa tối với những món hải sản tươi ngon trên bờ biển.Đây thực sự là một trải nghiệm thú vị đối với du khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Phương tiện đi lại.
Hiện nay, để đến Côn Đảo chỉ có hai loại phương tiện là tàu thủy và máy bay.Tuy nhiên số lượng và tần suất chuyến đi chưa nhiều, chất lượng phục vụ của tàu chưa tốt.
Máy bay là phương tiện phổ biến và tiện lợi nhất khi du khách có nhu cầu đến Côn Đảo, giúp du khách có nhiều thời gian tham quan nghỉ dưỡng ở Côn Đảo.
Hãng hàng không Vietnam Airlines khai thác đường bay từ Côn Đảo – Th.phố Hồ Chí Minh và ngược lại với tần suất 6 chuyến (khứ hồi)/ngày và từ Cần Thơ đến Côn Đảo và ngược lại với tần suất 2 chuyến (khứ hồi)/ngày. Hành trình bay của hãng dao động từ 45 – 60 phút/ chặng bay tùy thuộc vào thời tiết. Máy bay được sử dụng là dòng máy bay phản lực cánh quạt ATR 72-500 từ 64 đến 66 chỗ/ chuyến với nhiều mức giá vé khác nhau tùy vào thời điểm xuất vé. Vào mùa cao điểm nhu cầu đi lại của hành khách tăng lên thì hãng sẽ sắp xếp tăng chuyến cho các đường bay đến Côn Đảo tùy thuộc vào khả năng của mình. Hãng hàng không Vietnam Airlines chưa có đường bay thẳng từ Hà Nội đến Côn Đảo nên khách hàng xuất phát từ Hà Nội sẽ phải nối chuyến tại Cần Thơ hoặc Tân Sơn Nhất.
Hãng hàng không tư nhân Air Mekong đã từng có tuyến bay thẳng từ Hà Nội tới Côn Đảo tuy nhiên hiện nay hãng này đã ngừng hoạt động nên hiện tại chỉ có các chuyến bay của hãng Vasco(thuộc Vietnam Airlines) khai thác đường bay tới Côn Đảo.
Giá vé máy bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Côn Đảo của Vietnam Airlines dao động từ 1.089.000 VND đến 1.584.000 vé một chiều tùy theo hạng đặt chỗ. Giá vé chưa tính thuế và một số phụ phí khác.
Lịch khởi hành của Vietnam Airlines cho du lịch Côn Đảo.
Lịch bay hàng ngày của Vietnam Airlines
Chặng bay
Số hiệu
Ngày bay
Giờ cất cánh
Giờ hạ cánh
Tp .Hồ Chí Minh – Côn Đảo
VN8051
Hàng ngày
05:55
06:55
VN8053
09:30
10:30
VN8055
10:50
11:50
Côn Đảo – Tp. Hồ Chí Minh
VN8050
07:35
08:40
VN8052
11:10
12:15
VN8054
12:20
13:35
Cần Thơ – Côn Đảo
VN8052
Thứ 2,4,6, Chủ Nhật
12:45
13:40
Côn Đảo – Cần Thơ
VN8053
11:10
12:05
Tàu là phương tiện thứ hai có thể đưa khách ra Côn Đảo, tàu biển đưa khách từ cảng Cát Lỡ - thành phố Vũng Tàu đến cảng Bến Đầm – Côn Đảo và ngược lại. Từ cảng Bến Đầm đi vào trung tâm thị trấn Côn Sơn khoảng 12 km. Hiện nay, có 2 chuyến tàu phục vụ cho khách du lịch là tàu sô 09 và tàu số 10.
Tàu Côn Đảo 09 với khoảng 238 giường là những phòng tập thể trên 30 giường/phòng
Tàu Côn Đảo 10 với khoảng 140 giường.Mỗi phòng từ 6 đến 10 giường.
Trên tàu có căng tin nhỏ phục vụ bữa tối cho hành khách, các loại nước uống đóng chai, thức ăn chủ yếu là mì tôm và các loại bánh snack.
Tàu khởi hành lúc 17:00 và khoảng 6:00 sáng hôm sau đến cảng Bến Đầm và ngược lại Tàu đi Côn Đảo thường chạy theo kế hoạch của từng tháng. Gần cuối tháng mới có kế hoạch chạy tàu của tháng tiếp theo.Giá vé tàu Côn Đảo 09 là 150.00 VND/lượt, giá vé tàu Côn Đảo 10 là 200.000VND/lượt.
Cơ sở lưu trú.
Hiện nay trên địa bàn Côn Đảo có 43 cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn kinh doanh phục vụ khách du lịch với hơn 585 buồng phòng có sức chứa khoảng 1.500 người.
Khách sạn cao cấp Six Senses Côn Đảo mang vẻ đẹp hiện đại với chất liệu và màu sắc hài hòa nhằm làm nổi bật nét hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Resort Six Senses cách Vườn Quốc Gia Côn Đảo 2 km và cách sân bay Côn Sơn 8 km. Resort có khu vực bãi biển riêng spa cho khách trị liệu và phòng tập thể dục.
Các khách sạn khác như Côn Đảo Resort, Côn Đảo Sea resort, Sài Gòn Côn Đảo resort tương đương cấp 3 sao.
Bên cạnh các khách sạn, resort cao cấp thì ở Côn Đảo còn có căn hộ du lịch và nhiều khách sạn mini khác như khách sạn Hải An, khách sạn Anh Đào, khách sạn Phi Yến... Các khách sạn đều đạt chuẩn 1* trở lên, nằm gần trung tâm Côn Đảo, gần nơi mua sắm. Các nhà nghỉ kinh doanh tư nhân nhỏ lẻ cũng chiếm số lượng lớn
Ngoài ra, một số dự án lớn đã triển khai xây dựng vào năm 2013 như khu nghỉ mát cao cấp Việt – Nga (Bến Đầm), các khách sạn do hộ gia đình đầu tư... Vì thế khi đến với Côn Đảo du khách sẽ có nhiều lựa chọn cho bản thân, phù hợp với điều kiện túi tiền của mình.
Nhà hàng, quán ăn.
Các nhà hàng, quán ăn tại Côn Đảo không nhiều, hầu hết đều nằm ở khu trung tâm của thị trấn, vì thế du khách sẽ không tốn nhiều thời gian cho việc đi bộ từ khách sạn tới các nhà hàng, quán ăn này.
Hầu hết các nhà hàng đều phục vụ món ăn hải sản được đánh bắt tại biển. Tất cả hải sản đều tươi sống. Những món ăn phổ biến như cá mú, mực, ghẹ... ngoài ra còn có món Sá sùng hay ốc vú nàng là những món ăn đặc biệt.
Một số quán ăn tiêu biểu như: Quán Thu Ba – ngay chợ Côn Đảo, quán Tri Kỷ đối diện với Côn Đảo resort, quán Côn Sơn thuộc khu của khách sạn Sài Gòn Côn Đảo.
Mạng lưới thông tin liên lạc.
Mạng lưới thông tin liên lạc của Côn Đảo đã dần được hoàn thiện.Hiện nay, Côn Đảo đã phủ sóng điện thoại di động các mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel và phát triển thêm dịch vụ cố định không dây.
Côn Đảo có một đài viễn thông, một Bưu điện trung tâm, hai Bưu cục. Côn Đảo cũng có dịch vụ Internet tốc độ cao đường truyền băng rộng ADSL, ở các nhà nghỉ, khách sạn, resort cũng cung cấp đầy dủ mạng lưới thông tin với internet và wifi miễn phí cho khách hàng.
Chính sách định hướng và biện pháp hỗ trợ của địa phương.
Côn Đảo được đánh giá là “Top 10 hòn đảo bí ẩn nhất trên Thế giới”, hàng năm có hàng ngàn lượt khách đến du lịch tại đây. Tuy nhiên, do cách trở về địa lý nên một số dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ cho du lịch còn đang hạn chế. Để nâng cao chất lượng phục vụ du lịch tỉnh Vũng Tàu cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dịch vụ du lịch ở đây.
“Năm 2014, tỉnh tập trung nguồn lực mọi mặt phát triển Côn Đảo, ông Hồ Văn Niên yêu cầu Ban QLPT Côn Đảo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thành các quy hoạch đang thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đồng thời xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, cắm mốc, đo vẽ, triển khai các nhiệm vụ liên quan ngay khi quy hoạch được phê quyệt; tiếp tục tham gia xây dựng mô hình nhà nước Côn Đảo; lên danh mục dự án, cơ chế chính sách thu hút đầu tư, quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư; tổ chức giao ban chuyền đề và định kỳ về Côn Đảo với lãnh đạo UBND tỉnh để kịp thời nắm bắt, đôn đốc các công việc đang thực hiện.”
(Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)
Những dự án được đầu tư và thực hiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ du lịch tại Côn Đảo.
Dự án đóng tàu mới cao tốc đi Côn Đảo.
Tăng số lượng tàu vận chuyển đáp ứng nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân dân, chiến sĩ tại Côn Đảo đặc biệt là hành khách đến Côn Đảo và vận chuyển hàng hóa ngày một tăng cao từ Vũng Tàu ra Côn Đảo. Yêu cầu đối với tàu mới: phải vận chuyển an toàn đối với hành khách, hàng hóa trong điều kiện thời tiết xấu, gió mạnh đến cấp 8 tránh sự ách tắc khi vận chuyển đến Côn Đảo.
Xây dựng nhà máy xử lý rác tại Côn Đảo.
Xây dựng nhà máy sản xuất điện sinh hoạt từ năng lượng tự nhiên.
Năm 2014, đầu tư mọi mặt cho phát triển Côn Đảo. Thực hiện lập quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Côn Đảo đến năm 2030: quy hoạch các phân khu trung tâm Bến Đầm, Cỏ Ống - Đầm Tre, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch.
Chính sách của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và huyện Côn Đảo.
Đề ra các tiêu chuẩn, nguyên tắc hoạt động du lịch đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chung của môi trường.
Có kế hoạch tổng thể và chi tiết đánh giá đúng mức tiềm năng du lịch, xác định rõ các khu vực ưu tiên phát triển, loại hình hoạt động và sản phẩm ưu tiên phù hợp.
Cần thực hiện tốt việc giữ gìn an ninh trật tự các bãi tắm, các điểm du lịch, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Kiên quyết xử lý nạn phá rừng, săn bắt buôn bán động vật, lấn chiếm đất và xây dựng trái phép để đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Huyện Côn Đảo đang thúc đẩy phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết các phân khu chức năng Cỏ Ống, Bến Đầm và khu trung tâm; quy hoạch vườn quốc gia Côn Đảo; điều chỉnh quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử cách mạng; khuyến khích nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư các sản phẩm cao cấp.
Đề ra các tiêu chuẩn và phân loại công ty lữ hành.
PHẦN III. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
Kinh nghiệm phát triển du lịch Côn Đảo.
Cải tạo cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư
Côn Đảo đang được đầu tư nhiều hạ tầng như nâng cấp đường và hệ thống thoát nước nội thị Côn Đảo; đóng mới tàu cao tốc tuyến Vũng Tàu-Côn Đảo; xây dựng chợ Côn Đảo Việc nghiên cứu lập quy hoạch phân khu trung tâm Côn Sơn; khu Bến Đầm; phân khu Cỏ Ống-Đầm Tre cũng đang được tiến hành gấp rút.
Để tạo sức thu hút các nhà đầu tư lớn, Chính phủ đã cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng thêm một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của Nhà nước đối với các dự án đầu tư vào Côn Đảo như: Giải quyết nhanh gọn thủ tục đầu tư, kinh doanh; ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất giảm còn 10% và thời gian ưu đãi có thể lên tới 30 năm); giảm 50% thuế thu nhập cá nhân...
Năm 2014, Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tổ chức “Ngày Côn Đảo” và sẽ duy trì thành hoạt động thường niên để quảng bá cho Côn Đảo, đồng thời qua đó huy động mọi nguồn lực từ khắp nơi đóng góp xây dựng Côn Đảo.
Phát triển các sản phẩm mang dấu ấn Côn Đảo
Chính quyền đã khuyến khích phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, tạo nhiều sản phẩm mang dấu ấn Côn Đảo và các cơ sở sản xuất còn là điểm tham quan thú vị cho du khách. Xây dựng Côn Đảo với những nét ẩm thực như Đặc sản Vú Nàng, Mắm Nhum Côn Đảo, Mứt Hạt Bàng, Mắm hàu Côn Đảo.
Côn Đảo đã phát triển du lịch bền vững, thân thiện với môi trường.
Hướng ưu tiên phát triển công nghiệp trên đảo là cung cấp nước sạch, sản xuất điện và xử lý chất thải cũng phải theo hướng bảo vệ môi trường. Cụ thể, sẽ khuyến khích việc ứng dụng công nghệ sản xuất điện bằng năng lượng gió và mặt trời để thay thế dần điện từ diezen.
Đề án “Nói không với túi ni-lon” được thực hiện tốt góp phần giữ gìn môi trường tự nhiên của đảo để phát triển du lịch bền vững.
Các tấm áp phích như “Vì một Việt Nam xanh hơn hãy bắt đầu từ nhà bạn”, “Thay đổi thói quen vì môi trường xanh – sạch – đẹp”...
Trong các trang web về du lịch của Côn Đảo, có dòng chữ tiêu đề:
“Để bảo vệ môi trường thiên nhiên Côn Đảo.
Khuyến khích quý khách không mang túi nilon trong chuyến du lịch”
Một số điểm yếu
Côn Đảo có quá trình phát triển du lịch chỉ trong vài năm trở lại đây trình độ tổ chức kinh doanh tại địa phương chưa phát triển nên các loại hình giải trí dành cho khách du lịch đến Côn Đảo chưa được đáp ứng nhiều. Trên toàn đảo chỉ có vài điểm hát Karaoke và các quán Cafe nằm dọc bãi biển hoặc tại khu vực trung tâm.
Tiếp đến là về phương tiện giao thông. Phương tiện chủ yếu đưa du khách đến với Côn Đảo là Tàu thuyền và máy bay. Tuy nhiên, tàu thuyền ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nhiều như mưa, bão... Máy bay có giá thành khá đắt và mật độ bay còn chưa lớn.
Cuối cùng, Côn Đảo tuy có tài nguyên du lịch và đang được tập trung khai thác nhưng lực lượng lao động có chuyên môn trong ngành du lịch là chưa cao.
PHẦN IV: CÁC QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
Quy định tại Vườn quốc gia Côn Đảo.
Luôn bỏ rác vào thùng khi tham quan trong rừng để giữ gìn vệ sinh môi trường.
Luôn đi theo đường mòn có chỉ dẫn trong rừng.
Không hút thuốc hoặc đốt lửa trong rừng.
Quy định khi xem rùa, vích đẻ trứng.
Du khách phải nói chuyện khẽ, di chuyển trong bóng đêm nhẹ nhàng.
Không được bật đèn bởi rùa rất nhạy cảm với tiếng động, ánh sáng và những vật cản.
Huyện Côn Đảo phổ biến cho cư dân các quy định của Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường rừng, biển tại Côn Đảo.
Quy định của Chính phủ về môi trường huyện Côn Đảo
Theo Quyết định số: 1518/QĐ-TTg về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm soát môi trường tại Côn Đảo của Thủ tướng chính phủ:
Phân vùng nguy cơ chịu tác động và vùng chức năng bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm soát môi trường phù hợp với chức năng từng vùng.
Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh: Khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên, thảm xanh hiện hữu, đặc biệt là khu vực rừng nguyên sinh tập trung phía Bắc đảo; ổn định vùng trồng cây nông nghiệp.
Khai thác và sử dụng nguồn nước: Sử dụng đúng mục đích nguồn nước mặt hồ An Hải và Quang Trung; tuân thủ theo quy hoạch cân bằng nguồn nước; đánh giá trữ lượng để quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật nước ngầm.
Có các giải pháp thu gom hiệu quả nước mưa trữ tại các hồ lớn và tổ chức thu gom nước mưa tại từng công trình.
Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kiểm soát trong hoạt động sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật.
Hạn chế dùng ô tô, xe máy. Khuyến khích dân và du khách dùng xe đạp, xe điện Thi công các tuyến đường gần mặt nước cần có các giải pháp kè, taluy, cầu cạn để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sinh thái.
Tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng sạch (phong điện, điện mặt trời).
Kiểm soát môi trường các hoạt động cảng cá, cơ sở chế biến hải sản. Tàu thuyền phải chứa và đưa lên bờ xử lý nước thải, chất thải rắn, cặn dầu máy
Thu gom và xử lý tập trung nước thải đạt các tiêu chuẩn môi trường. Phân loại chất thải rắn từ nguồn thải, thu gom xử lý triệt để tại khu xử lý chất thải rắn tập trung trên đảo.
Trồng cây xung quanh các trạm xử lý nước thải, khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang.
Xây dựng hệ thống quan trắc, phân tích, đánh giá khách quan hiệu quả môi trường khu vực.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 200/2001/QĐ-TTG ngày 28/12/2001 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Côn Đảo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Khôi phục, bảo tồn, tôn tạo một số hạng mục tiêu biểu, quan trọng liên quan chặt chẽ đến mục tiêu của quy hoạch.
Sưu tầm, bảo vệ tư liệu về toàn bộ Khu di tích và các di sản văn hoá phi vật thể khác.
Xây dựng Nhà bảo tàng riêng về Côn Đảo tương xứng với ý nghĩa đặc biệt, tầm quan trọng và lịch sử oanh liệt của Khu di tích Côn Đảo.
Quy hoạch khu vực bảo tồn theo đúng qui định đã được phê duyệt.
Quán triệt những quan điểm của Đảng về giữ gìn bản sắc dân tộc, tuân thủ những quy định hiện hành về bảo vệ di sản văn hoá.
Tác dụng của quy định đối với hoạt động bảo tồn tại Côn Đảo
Khách du lịch
Quy định về môi trường của huyện Côn Đảo đã đem đến nhiều hiệu quả tích cực:
Lồng ghép được nhiệm vụ phát triển Côn Đảo trở thành đô thị du lịch, dịch vụ biển với xu thế phát triển du lịch xanh - sạch - thân thiện với môi trường trên thế giới hiện nay. Quy định bảo vệ môi trường đã tự quảng bá cũng như khẳng định hình ảnh của Côn Đảo với khách du lịch.
Thông qua các quy định về môi trường tại Côn Đảo, nơi đây đã hoàn thành được mục tiêu phát triển du lịch bền vững, thân thiện với môi trường. Do đó, Côn Đảo ngày càng thu hút khách du lịch.
Tạo được ấn tượng cho khách về một Côn Đảo xanh – sạch – đẹp.
Cơ sở phục vụ
Vườn quốc gia Côn Đảo được nằm thứ 2 trong danh sách “những khu vực được ưu tiên cao nhất” trong hệ thống khu bảo tồn biển trên thế giới. Là nơi lý tưởng dành cho du lịch và nghiên cứu khoa học. Vừa phát triển được du lịch, vừa bảo tồn được tài nguyên trong vườn quốc gia.
Thu hút được nguồn vốn đầu tư. Năm 2004 - 2005 được sự tài trợ của Quỹ môi trường Sida SEF Thụy Điển cho Dự án nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho ngư dân và lực lượng vũ trang tại Côn Đảo đã đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng của Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Bảo tồn, giữ gìn được các tài nguyên nhân văn mang ý nghĩa lịch sử song hành với phát triển du lịch.
Xây dựng được hệ thống kè biển, đê chắn sóng dài 2,3m. Xây dựng bằng bê-tông ba cạnh và đá lót ở dưới.
Dân cư địa phương
Các quy đinh về môi trường, đặc biệt là các chương trình tuyên truyền, vận động bảo vệ một trường đã đem lại hiệu quả cao. Dân cư địa phương cũng đã tích cực tham gia vào công tác giữ gìn môi trường chung. Đặc biệt là học sinh.
Dân cư tham gia vào các tổ bảo vệ môi trường tại Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
Mặt hạn chế
Một số quy định chưa được thực hiện hiệu quả như hiện nay Côn Đảo vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Nước thải, rác thải đều được xử lý tập trung, lộ thiên hoặc xả ra biển ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tại đây.
Các doanh nghiệp địa phương chưa có khả năng xây dựng các phương tiện xử lý nước thải của riêng họ. Có đến 2700 chất thải rắn được thu gom hàng năm từ sinh hoạt cũng như sản xuất công nghiệp và chưa được phân loại xử lý. Những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như môi trường tại huyện đảo Côn Đảo.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔN ĐẢO
Dugong
San hô
Nhà tù Côn Đảo
Nghĩa trang Hàng Dương
Trại giam Phú Tường
Cầu Tàu 914
Vườn Quốc gia Côn Đảo
Xem Vích đẻ trứng
PHỤ LỤC
Cần hướng đến bảo vệ môi trường bền vững
Nằm trong dự án hỗ trợ phát triển du lịch Côn Đảo với tên gọi “Côn Đảo – huyền thoại và tương lai”, ngày 28-12-2013, tại Khu tưởng niệm Liệt sĩ Võ Thị Sáu đã diễn ra lễ khởi công tôn tạo di tích này do Công ty cổ phần Smartcomm kết hợp với UBND huyện Côn Đảo làm chủ đầu tư.
Ngoài công trình trên sẽ hoàn thành vào dịp 27-7-2014, dự án còn triển khai chương trình “Bốn lợi ích cho Côn Đảo” bao gồm Quỹ phát triển tài năng Côn Đảo, Phát triển và nâng cấp Thư viện Tổng hợp Côn Đảo, Chương trình Đại sứ du lịch Côn Đảo nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong cộng đồng để mỗi người dân đều có thể trở thành đại sứ du lịch và chương trình phúc lợi xã hội cho trẻ em và người cao tuổi. Côn Đảo huyền thoại gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, lại còn có nhiều bãi biển đẹp, nước biển trong xanh và bờ cát dài, vườn Quốc gia Côn Đảo với rừng nguyên sinh và thảm động thực vật phong phú, đa dạng Với những tiềm năng du lịch được đánh thức, trong tương lai, Côn Đảo ngày càng gần hơn với đất liền và sẽ hóa thân thành vùng đất hứa.Những hoạt động trên nhằm tôn tạo và khai thác hiệu quả các di tích gắn liền với việc đào tạo nguồn nhân lực địa phương từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, điều nhiều người quan tâm là việc phát triển viên ngọc xanh Côn Đảo cần phải gắn với bảo vệ môi trường theo hướng bền vững để tránh việc môi trường bị xâm hại như bài học từ những địa phương khác đã phải gánh chịu.
Tiềm năng phát triển du lịch
Trước năm 2010, khách du lịch đến Côn Đảo chỉ dao động trong khoảng 20.000 lượt người mỗi năm, từ đó đến nay, con số này đã tăng lên đáng kể. Theo thống kê của Ban quản lý các khu du lịch huyện Côn Đảo, năm 2013 Côn Đảo đón gần 90.000 lượt khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng (tăng 9% so với năm 2012), trong đó có hơn 19.000 lượt khách quốc tế (tăng 49% so với cùng kỳ năm 2012) chiếm hơn 20% tổng số lượt khách. Hệ thống cơ sở lưu trú đạt chuẩn cũng đang được đầu tư để đáp ứng mục tiêu tiếp nhận từ 3.000-3.500 lượt khách mỗi ngày.Hiện nay có khu nghỉ dưỡng Việt Nga (150 phòng) và Cam Ly (60 phòng) đang xây dựng, sẽ đi vào hoạt động trong năm tới. Có thể nói chính vẻ đẹp thiên nhiên và hệ thống di tích, lịch sử trên địa bàn huyện Côn Đảo đã phát huy giá trị trong việc thu hút dòng đầu tư vào lĩnh vực du lịch, làm thay đổi diện mạo, nâng cao mức sống, thu nhập cho người dân.
Cảnh quan, đường phố Côn Đảo sạch đẹp, nhiều cây xanh, mang đến cho du khách cảm giác thoải mái
Tuy nhiên, lượng khách du lịch gia tăng trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đồng bộ dẫn đến những thách thức trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường cho Côn Đảo. Dù thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng ý thức chung tay bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên bằng hình thức lồng ghép qua các đề án bảo vệ môi trường như “Nói không với túi nylon”, “Nhân dân Côn Đảo tham gia phát triển du lịch” nhưng vẫn chưa thay đổi được thói quen của người dân do ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của du khách và cư dân chưa cao. Trong khi đó, lượng rác thải và nước thải sinh hoạt ngày càng nhiều nhưng hệ thống xử lý nước thải và chất thải có công suất thấp, công nghệ lạc hậu là những nguy cơ đe dọa môi trường Côn Đảo. Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải đã quy hoạch và giao cho Sở Xây dựng thực hiện nhưng tiến độ chậm do thiếu vốn.
Côn Đảo đã được Nhà nước công nhận là một trong 13 khu di tích quốc gia cấp đặc biệt trên cả nước. Chính vì vậy, trong đề án tổng thể bảo vệ môi trường huyện Côn Đảo đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt, việc bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài trên nguyên tắc phòng ngừa là chính, kết hợp với kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái và coi trọng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào bảo vệ môi trường. Đặc biệt Côn Đảo có cả hệ sinh thái rừng và biển đa dạng. Rừng nguyên sinh được Chính phủ ra quyết định thành lập Vườn quốc gia Côn Đảo có diện tích 5.952ha, trước nay chỉ bảo tồn rừng nhưng kế hoạch sắp tới sẽ tiến hành khai thác phục vụ du lịch để tái đầu tư bảo vệ rừng. Theo đó, huyện đã đầu tư 30 tỉ đồng để làm những con đường nội bộ cho du khách đi tham quan, ngoạn cảnh, nghiên cứu về rừng.Nơi đây còn có khoảng 800 loài dược liệu quý, nên sẽ được quy hoạch thành vùng nguyên liệu 50ha tại Dốc 48.
Đầu tư đồng bộ cả con người và công nghệ
Ông Lê Xá, Chủ tịch huyện Côn Đảo cho biết, để Côn Đảo trở thành một địa điểm thu hút du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Côn Đảo đang có nhiều kế hoạch, từ nhân sự “mỗi người dân Côn Đảo là một đại sứ du lịch” cho đến việc triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng như nâng cấp đường và hệ thống thoát nước nội thị; xây dựng chợ Côn Đảo Trong đó, việc đóng mới tàu cao tốc có 250 chỗ ngồi tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo (tốc độ 27 hải lý/giờ) là một giải pháp rút ngắn thời gian ra Côn Đảo còn 6 giờ. Điều ông chủ tịch huyện băn khoăn là đường bay Côn Đảo có giá vé cao, dù đường bay từ TP.HCM đi Côn Đảo ngắn hơn đi Phú Quốc nhưng giá vé luôn đắt hơn. Trong khi đó, Côn Đảo là tuyến bay vàng trong 38 tuyến bay của Vasco khai thác. “Hướng về Côn Đảo, xin hãy chia sẻ bằng những việc làm thiết thực” – ông Lê Xá nói.
Việc nghiên cứu lập quy hoạch phân khu trung tâm Côn Sơn, quy hoạch phân khu Bến Đầm, quy hoạch phân khu CỏỐng – Đầm Tre cũng đang được tiến hành gấp rút. Đối với các dự án đầu tư du lịch đã thỏa thuận địa điểm, Côn Đảo đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào khai trương đón khách du lịch. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ưu tiên trồng hoa, cây cảnh và các loại rau sạch. Tập trung các cơ sở sản xuất nước đá, chế biến hải sản và các cơ sở công nghiệp khác vào cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp Bến Đầm. Trạm phát điện diezel tại chợ Côn Đảo sẽ di chuyển ra khỏi khu dân cư và tập trung kêu gọi đầu tư vào ngành điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường khác.
Lễ khởi công tôn tạo Khu tưởng niệm Liệt sĩ Võ Thị Sáu – một trong những địa điểm tham quan của du khách khi đến Côn Đảo.
Để bảo đảm nguồn nước ngọt cho Côn Đảo, phương án mở rộng dung tích các hồ chứa nước ngọt hiện có, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nhằm tăng diện tích xây thêm các hồ, ao chứa nước mới, tận dụng các phương tiện chứa nước mưa, phân tán với quy mô khác nhau như bể chứa nổi, bể chứa ngầm, tái sử dụng nước thải để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trong quy hoạch xây dựng đô thị du lịch Côn Đảo cũng tính đến việc thích ứng với nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra. Đồng thời xúc tiến nghiên cứu dự báo các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học, tổ chức tốt các hoạt động phòng chống bão, cứu hộ, xây dựng các khu vực tránh bão an toàn cho các tàu, thuyền đánh bắt hải sản, du lịch, giao thông vận tải và dịch vụ.
Việc lồng ghép nhiệm vụ phát triển Côn Đảo trở thành đô thị du lịch, dịch vụ biển có chất lượng cao, có kết cấu hạ tầng hiện đại gắn với các yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị thiên nhiên, các di tích lịch sử là phù hợp với xu thế phát triển du lịch xanh – sạch – thân thiện với môi trường của các nước tiên tiến trên thế giới. Theo chỉ đạo của Thủ thướng Chính phủ, chậm nhất đến năm 2015 phải đưa Côn Đảo đạt chuẩn thành phố loại ba, hướng đến đặc khu kinh tế trực thuộc trung ương. Năm 2014, Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tổ chức “Ngày Côn Đảo” và sẽ duy trì thành hoạt động thường niên để quảng bá cho Côn Đảo, đồng thời qua đó huy động mọi nguồn lực từ khắp nơi đóng góp xây dựng Côn Đảo.
Ngân An
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://sites.google.com/site/chuyentourcondao/home
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- con_do_4687.docx